Pages

Monday, January 30, 2012

TÀI LIỆU SƯU TẬP * CHỢ TRỜI


Chợ trời
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chợ trời ở Đức
Chợ trời hay chợ giời là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời thường không có các gian hàng cố định mà hàng hóa thường được bày trên bàn, trải dưới đất, treo trên giá ở ngoài trời.

Hàng tại chợ trời thường rẻ và có chất lượng đa dạng, thường là đồ cũ, đồ cổ, hoặc hàng mới nhưng rẻ tiền. Một số chợ trời còn là nơi bán phim/đĩa nhạc lậu, hàng nhái đủ loại từ quần áo, giầy dép, túi xách, nước hoa, v.v.. Một số chợ còn tổ chức các hoạt động hội hè, âm nhạc để thu hút khách đến chợ. Tại nhiều nước phương Tây, chợ trời chỉ mở vào thứ bảy, đi chợ trời là một trong các thú tiêu khiển ngày cuối tuần tại những nước này. Ở Việt Nam, thuật ngữ dân chợ trời dùng để chỉ một cách coi thường và kinh bạc đối với những người lưu manh, lang thang, côn đồ hoặc làm các nghề bị chê trách như bảo kê, dâm thuê, chém mướn..


Chợ Giời (Hà Nội)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chợ Giời, hay chợ Trời, là tên gọi dân dã của chợ Hoà Bình, Hà Nội. Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái nhỏ nhất như cái đinh, cục pin đồng hồ đến cái lớn như xe máy, hàng điện tử, điện lạnh...
chotroi1
Theo một số tài liệu thì chợ Giời được hình thành vào khoảng những năm 1954, 1955. Đó là khi một số người di tản vào miền Nam cần phải bán tài sản đã sử dụng của gia đình. Cũng theo một số người dân sống lâu năm ở đây, tên gọi "chợ Giời" đã có từ thời bao cấp (1975 - 1986). Khi muốn mua hàng hoá "tem phiếu" người ta vào cửa hàng mậu dịch quốc doanh, còn hàng ngoài luồng, "phe phẩy", thậm chí hàng ăn cắp, thì ra vỉa hè, ra chỗ chợ không cần mái, tức là chợ Giời.

Vị trí Chợ Giời bao gồm phố Hàng Bài và một phần các phố Đồng Nhân, Trần Cao Vân, Chùa Vua và các ngõ hình thành nên. Các sạp hàng bày san sát và người mua có thể đi xe máy đến tận từng sạp hàng để mua bán. Đặc điểm Có thể nói chợ Giời là một khu vực khá rộng, vì vậy vào đây ta thấy trụ sở công an phường Phố Huế nằm gọn trong chợ. Một số di tích khá nổi tiếng cũng nằm tại đây như Chùa Vua.

Các khu vực chợ Phố Thịnh Yên (tên thời Pháp thuộc là rue Dumoutier, một trong những cửa ngõ vào chợ, là nơi bày bán rất nhiều đĩa nhạc các loại: CD, VCD, DVD. ngoài ra mặt hàng điện tử cũ mới: ti vi, máy tăng âm, dàn nghe nhạc cũng rất phổ biến ở đây Tiếp đến chỗ lối vào Chùa Vua là nơi bán linh kiện điện tử, đồ vi tính. Khu vực cuối chợ được coi như là nơi bán đủ các thể loại hàng hoá, tại đây bán cả các đồ có thể coi là vứt đi.


CHỢ TRỜI MIỀN NAM
Gia Hội

Sau 1975, tuyệt đại đa số nhân dân Miền Nam thất nghiệp, thêm vào đó gần hàng triệu người bị giết, bị đi tù, và bị chết trên con đường đi tìm tự do. Đa số phải bán xe cộ, tủ lạnh, máy may,TV, radio, bàn ghế, quần áo .. . để lấy tiền sinh sống. Khách hàng của chúng ta là những người anh em XHCN từ miền Bắc nhẫn nại và ồ ạt mua hàng từ miền Nam ra Bắc. Nếu không có họ thì chúng ta bán bàn ghế, TV, tủ lạnh,TV cho ai? Chính những người anh em này đã cứu chúng ta. Và chính chúng ta cũng đã làm cho đời sống anh em XHCN có thêm niềm vui trong cuộc sống, khỏi cần phải đi Liên Xô, Đông Đức mà vẫn có thể mua được xe đạp, nồi áp suất, TV, tủ lạnh, máy may.. .

Hai chú bộ đội hóng chuyện dân chợ trời

Những người Sàigon đã tự động đem bàn ghế, giường , nồi niêu ra bán trước cửa và họ cũng đã mở quán cà phê ở đầu đường, hoặc gánh những gánh xôi, chè , bánh, trái cây đi bán rong trong thành phố.
Chợ trời mọc khắp nơi . Nó ở bên cạnh chợ Tân Định. Nó triển khai ở khu lăng cha Cả, Hàm Nghi, Trần Quốc Toản, Lăng Ông Bà Chiểu.. Chợ Huỳnh Thúc Kháng bán hàng cao cấp như TV, quạt máy. máy ảnh.. .


Bộ đội bên xe đạp thồ trước dinh Độc Lập

Những ngày tháng đó chúng ta rất tự do. Mặc công an theo dõi, chúng ta vẫn đ xe đạp lang thang đi đến nhà bạn bè và bà con để thăm hỏi để tâm tình. Chúng ta có thể kéo nhau vào một quán cà phê hoặc một tiệm nhậu để uống vài ly bia hơi, hay bia tươi... Chúng ta không phân biệt. Bạn bè của chúng ta có thể là một luật sư, một nhà báo, một anh hạ sĩ, một anh lính dù, hay một anh thương binh đã xuất ngũ từ lâu.

Chợ trời Saigon
Gặp nhau, nếu có ai hỏi hiện nay anh làm gì? thì câu trả lời là " bán đồ ăn" ( bán đồ đạc trong nhà mà sống) hoặc cà đồ nhôm" (chôm đồ nhà, nghĩa là lấy đồ trong nhà đ bán). Cả một xã hội ta thê thảm là thế, kéo dài 20, 30 năm. và công cuộc mua bán của anh em XHCN từ Bắc vào Nam kéo dài cũng tên mười năm mới hết. Gớm thiệt cái kho tàng miền Nam quà là phong phú!


Lúc đầu, tàu Thống Nhất và xe đó Bắc Nam đi nườm nượp hai chiều, sau thì tàu vào Nam và ra Bắc it đi . Phải nói rằng giai đoạn hai thì cuộc thương mại biến đổi. Miền Băc mang vào Nam thuốc tây, và bạn hàng miền Bắc vào Nam mua vải vóc ở các chợ Bến Thành, chợ Lớn mới, chợ Tân Định. Những người Bắc vào Nam được hưởng quy chế gối đầu nghĩa là bán hàng trước, lấy tiền sau. Nhưng sau đó, hàng Trung Quốc tràn sang thì các bạn hàng miền Băc không vào Nam nữa. Người không trở lại mà tiền cũng không trả! Các bạn hàng miền Nam phải một vố đau! Nhưng biết sao!

Khoảng vài tháng sau 1975, một số bác sĩ, y tá, giáo viên . công nhân được tiếp tục làm việc. Và cộng sản cũng phải bán gạo cho dân. Nhưng gạo mục, gạo xấu một số người không muốn ăn, còn những hàng xa xỉ như sữa hộp, thuốc lá, vải vóc cũng phải đem bán. Bán ở đâu? Tất nhiên là chợ Trời. Chỉ cần một chiếc xe đạp để đi lại, một tấm ny lon trải ra bên vĩa hè, bày thuốc tây, thuốc hút, vài cây bút máy... Khi công an tới thì cuộn tất cả vào tấm nylon và đạp xe đi chỗ khác...Chợ Trời cũng hình thành do cửa hàng mậu dịch thuồn hàng ra ngoài cho con "phe".


Nhưng sau 1986, Việt Nam đổi mới thì công cuộc kinh doanh đã tiến bộ. Hàng ngoại quốc tràn ngập thì chợ Trời không còn tồn tại. Hơn nữa, chương trình HO, chương trình đoàn tụ gia đình mở ra khiến cho hàng trăm ngàn người đã ra khỏi điạ ngục. Thêm vào đó nửa triệu người vưựt biên đã đến Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Nhật Bản. Người vượt biên cũng đã lần lượt gửi tiền về. Từ đó chợ Trời đã khép lại trang sử bi đát về kinh tế của miền Nam.

Chợ Trời
Huyền Băng
,
Đó là cái chợ đầu đội trời chân đạp đất ? Chắc có lẻ đúng như vậy, vì mọi người trong chợ đều ngồi giang đầu ra nắng, ngồi bẹp dưới lòng, lề đường. Cái danh từ chợ trời này xuất phát ở Việt Nam từ sau 1975.

Dạo chợ đồ cũ Sài GònDạo chợ đồ cũ Sài Gòn

Chính quyền cũ ra đi, chính quyền mới đến. Mọi việc như xáo trộn. Một số cơ quan nhà nước thì vẫn duy trì họat động, nhưng một số công thương nghiệp tư nhân thì hình như chẳng còn ai? Và bao nhiêu con người không còn biết phải làm gì đã phải ra đứng ở chợ trời để kiếm sống. Họ trãi một tấm nilon nhỏ khỏang 1mét vuông. Ban đầu là lụm đồ nhà ra bán, cái gì thấy bán được là cứ bày ra : một cái muổng inox, một cái mâm, mấy con ốc vít, một đọan dây xích, mấy cái bạc đạn cũ đã dùng qua, thậm chí cái bugi cũ cũng được đem bán. Ai cần đến mua thì tùy theo lúc đó cần tiền như thế nào mà bán . . .

cho_troi2
Mua bán ở chợ trời

Nếu đã có tiền đi chợ rồi thì bán cao giá một chút, nếu từ sáng đến trưa mà chưa có bán thì giá nào cũng bán để có tiền đong gạo vì giá cả hàng hóa lúc đó không tính theo giá trị thành phẩm. Người nào mặt hơi lì một chút thì ra ngồi đó, người nào không được lì thì đem ra bán rẻ cho người lì. Nói chung là tương trợ lẫn nhau . . . để ai cũng có cái sống qua ngày. Đấy là buổi sơ khai của chợ trời . . .

Lên Chợ Trời tìm giá ở 9 tầng mây


Khi đã đối mặt với nhu cầu của khách, họ bắt đầu đi săn tìm những gì mà mọi người thiếu và thị trường bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Cơ sở tiểu thủ công bắt đầu sống lại, họ đi tìm mua những moteur, cánh quạt, những bánh răng, những phôi sắt cũ để về chế biến. Và thế là một số công nhân len lõi vào những kho phế liệu tháo từng bù lon, con tán, từng sợi dây curoix , và những bãi xe phế thải khổng lồ được tháo gở, xắp xếp phân lọai từng món nhỏ một cách từ từ cho đến khi chấm hết.

Lên Chợ Trời tìm giá ở 9 tầng mây



Có một lần đi ngang An Phú, thuộc tỉnh Bình Dương, tôi thấy giữa nơi đồng không mông quạnh, lại có một đám đông người ở đó, đi vào mới biết trong bãi đất trống mênh mông đó họ đang tụ tập đào một cái hố rất to, trên hố là những kẻ thâu hàng, dưới hố là hàng trăm người tìm hàng. Hố sâu chắc cũng phải 3m và rộng hàng 50 – 70 mét. Họ làm gì ở đó? Đến gần mới thấy; họ gồm những người dân quanh vùng đến đó, ai cũng có trên tay cuốc xẻng và một cái bao. Họ cứ đào bới, cái gì coi được thì bỏ vào bao. Hỏi ra tôi mới bíết nơi đây chôn một số quân dụng của lính Mỹ.



Họ lấy gì trong đống mục nát đó? Những người hiểu biết về máy móc, thì luợm những vật máy móc, những người hiểu biết về vàng bạc thì tìm kiếm những thứ liên quan đến vàng bạc. Và những người không hiểu biết gì thì lượm bao nilon.


Quà từ Sàigòn mới "giải phóng"

Tất cả rồi cũng được đem về vựa ve chai, nơi có đủ mối lái đến thâu. Ban đầu họ đi đào bới vì sự tình cờ, nhưng đến khi quen thì họ lại tìm kiếm coi như là sự sống. Đứng nhìn họ đào bới và lượm lặt mà tôi hồ như bãi đất đó sẽ trở thành một mãnh đất vô cùng sạch sẽ với tay người là những lưỡi cày, một lưỡi cày rất sâu. Hồi ấy cái gì cũng quí, cái gì cũng cần vì không có sản xuất, cũng chẳng có nhập. Nhưng chính những lưỡi cày sâu này đã góp phần làm nhịp sống không dừng lại. Máy móc vẫn có thể chạy, xe cộ vẫn lưu thông, con người vẫn có cái sống qua ngày.

Ngòai những người dùng sức người để bới tìm sự sống, cũng có người đi trộm cắp của người khác rồi đem ra chợ bán. Và nhà nước phải ra tay. Thế là có chiến dịch gom những thanh niên vô công rỗi nghề đi lao động, Và người bán chợ trời bớt người trẻ, chỉ còn những người già, người trung niên.
Năm tháng trôi qua, đâu rồi cũng vào đó, chợ trời rồi cũng phải có nóc. Con người rồi cũng có cuộc sống ổn định. . .

Huyền Băng

CHỢ TRỜI TÂY LỘC- HUẾ

Không cần phải mất nhiều tiền như đi shop, siêu thị hay bất cứ hàng quán nào mà vẫn có thể sở hữu được những món đồ ưng ý. Đó là “chợ trời” bình dân trước cổng chợ Tây Lộc (TP Huế).

Không khí ở khu “chợ trời” Tây Lộc nhộn nhịp chẳng kém gì với những chợ lớn ở Huế. Càng về chiều tối thì chợ lại càng đông người lên do giờ tan công sở hay các em HS, SV hết giờ học đều đổ vào đây chọn đồ. Những shop hàng “bẹt” bày ra ngay dưới đất trên một tấm bạt, người mua có thể tha hồ lựa chọn. Người bán thì thu hút người mua bằng những câu rao : “Mua đi mua đi, hàng thanh lý giá cả phải chăng”; “Mười ngàn một chiếc dây thắt”, hay “Áo da thật một giá, ba trăm ngàn chất lượng cao”….

Gọi là “chợ trời” vì đây là nơi họp chợ ngay ngoài trời. Chợ họp tấp nập vào mỗi buổi chiều, đông người đến mua nhất là thời gian từ 15h chiều đến khi trời tối khuya. “Khách hàng đến đây có đủ khắp nơi chứ không riêng trong thành phố Huế. Ai đến đây cũng mong muốn tìm cho mình một món hàng ưng ý giá rẻ” – anh Trần Duy một người buôn quần áo ở đây nói.

198050749_121216_4b2b3
"Chợ trời" Tây Lộc bán rất nhiều mặt hàng rẻ phù hợp với người thu nhập thấp

Đông nhất vẫn là các chị em phụ nữ rồi đến các em học sinh, sinh viên. “Giá cả ở đây phải chăng, lại có đủ rất nhiều các mặt hàng từ quần áo ấm, khăn, dây thắt lưng… hàng giá vừa đến giá rẻ hay rất rẻ” - Chị Trương Thị Bé, phường An Cựu đến mua đồ tâm sự.

Những ngày đông rét cuối năm, món hàng được bày bán nhiều nhất là quần áo ấm, khăn len, mũ len… Giới phụ nữ tấp nập đến mua sắm quần áo ấm cho gia đình. Có người còn đưa theo cả con đi để lựa đồ. Bên cạnh đó, cánh đàn ông cũng ghé thăm chợ với sự chú ý dồn về gian hàng áo da, quần jean. Nhiều quý ông cũng “nhanh tay” không kém phụ nữ, đôi tay lựa hàng thoăn thoắt, chỉ loáng một cái đã lôi ra từ trong đống quần áo mới xổ ra của chủ quán 2-3 bộ áo quần đẹp.

Anh Thành Trung, một người làm công sở sau khi tan ca chiều đang đến đến đây tìm cho mình một bộ áo quần, chia sẻ: “Tôi thấy các mặt hàng ở đây không phải là chất lượng kém hoàn toàn. Có những đồ cũ nhưng chất lượng lại rất tốt. Hay những hàng thanh lý giảm giá đều có chất lượng. Rất thoải mái khi mỗi người đều có thể chọn cho mình món hàng ưng ý”.

“Chợ trời” Tây Lộc không chỉ bán mình đồ cũ, mà còn bán những hàng thanh lý, có cả những đồ mới giá rẻ. Trong thời kỳ bão giá, thứ gì cũng đắt đỏ. Cùng một số tiền cỡ hơn 100 ngàn, đi shop hay siêu thị chỉ mua được 1-2 món đồ. Còn đến với chợ đồ cũ, có thể mua 3-4 món.

Bên cạnh dòng người sang, nghèo đổ về “chợ trời” có khá nhiều du khách du lịch đi ngang thấy tò mò vào xem. Một phần để thưởng thức không khí mua bán nhộn nhịp của chợ. Không ít người cũng đã chọn được cho mình một số hàng lưu niệm giá rẻ về làm quà ở quê.

1882023792_121213_695f8
"Chợ trời" Tây Lộc ở thành phố Huế

386791099_121214_0c1d5
Không là chợ lớn nhưng không khí mua sắm ở đây nhộn nhịp chẳng kém các chợ lớn trên địa bàn

1841465566_121217_8ffb8
Không chỉ có các chị em phụ nữ đến chợ mua sắm
719358100_121218_ad58e
Và nhiều đàn ông cũng đến chợ tìm mua cho mình một món đồ, hay bộ quần áo ấm mùa đông
124687816_121219_2df33
Áo ấm là mặt hàng được bày bán nhiều nhất tại khu "chợ trời" Tây Lộc

987325226_121223_b6a19
Vui vẻ trả tiền sau một hồi lựa đồ "mệt nghỉ".

CHỢ TRỜI HÀ NỘI


Chợ Hòa Bình là khu chợ tạm lâu năm nhất và có quy mô lớn nhất Hà Nội.


Chợ trời là nơi tiêu thụ những mặt hàng “vỉa hè”, vốn không được tiêu thụ hợp pháp bằng tem phiếu tại các cửa hàng mậu dịch, thậm chí là cả đồ ăn cắp.




Chợ trời ngày nay buôn bán đủ thứ, từ cái đinh ốc cho đến động cơ ô tô.



Các linh kiện máy tính như ram, chip, ổ cứng, card mạng... được bày bán như đồ đồng nát tại ngõ Trần Cao Vân.



Có cả những mặt hàng "độc" mà chỉ dân trong ngành mới biết công dụng. Trong ảnh là quầy bán đi-ốt công suất.


Các chủng loại hàng hóa được phân theo từng tuyến phố. Phố Thịnh Yên là nơi bán loa đài và các chủng loại đồ điện tử. Phố Chùa Vua chuyên bán phụ tùng xe máy. Phố Lê Gia Định là phụ tùng ô tô. Ngõ Trần Cao Vân bán các loại linh kiện điện tử. Ngõ Yên Bái bán đồ điện…



Những sạp hàng thô sơ...




Những hộp đựng đèn led đủ màu sắc ở ngõ Trần Cao Vân.




Chợ Trời Ở Pháp
Bích Xuân Paris

Một buổi sáng nắng vàng rực rỡ, tôi chuẩn bị đi một vòng ngoài Chợ Trời cách nhà tôi hơn cây số rưỡi. Đi Chợ Trời cũng có cái thú, đến đó mua thứ gì cũng có, như cái áo thun mới mua ở ngoài Chợ Trời rẽ hơn phân nửa ở tiệm. Nói chung món nào bán ở Chợ Trời cũng rẻ hơn là mua ở tiệm nhất là áo quần, giày dép, mũ, xách cho đến những hàng trái cây, hàng thịt, hàng cá, gà quay và dụng cụ cho phòng tắm, nhà bếp ... Hàng bán áo quần là đông khách nhất vì 2, 3 euro một cái nên người mua mặc sức chọn lựa. Những biển hiệu trên áo quần mới này đều bị cắt bỏ hết. Áo quần này những tiệm bán không chạy, cuối cùng bán cho những người chuyên thầu những mặc hàng bị ứ đọng để thẩy ra Chợ Trời.

Ở Pháp, thị xã nào cũng có những khu Chợ Trời, 3 ngày mỗi tuần, có nơi 2 ngày. Chợ Trời có nơi vào ngày thứ ba, thứ sáu. Nơi khác, thứ bảy, chủ nhật ... Người bán ở chợ bán đủ 3 ngày, có người bán năm, hoặc bảy ngày một tuần, nếu họ có sức khỏe và những khu Chợ Trời khác còn chỗ. Những người buôn bán này không cố định phải bán một chợ mà họ được quyền bán nhiều khu Chợ Trời khác nhau. Chợ Trời có đủ 4 mùa, có điều lạ, dầu cho trời lạnh dưới không độ âm, khách cũng trùm khăn, đội mũ, mang bao tay, áo ấm đi ra Chợ Trời coi hôm nay có thứ gì mới lạ không ?

Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung, chủ chợ chỉ chỗ nào thì lấy chỗ đó, bán buổi nào chủ chợ thâu tiền buổi đó. Chợ đông nhất vào lúc 10 giờ 30 sáng và tan vào lúc 1 giờ chiều. Trong thị xã tôi ở có 3 khu vực tổ chức Chợ Trời. Khu Chợ Trời tôi đến hôm nay có hai ngày chợ trong tuần, thứ ba và thứ sáu. Khu Chợ Trời này ngay nơi toà đô chính của thị xã. Trong chợ có 8 gian hàng bán trái cây, 9 hàng thịt đủ loại như : dê, thỏ, gà, ngựa ... xúc xích khô. 4 hàng cá, 2 gian hàng bánh, hàng thức ăn tươi. Gian hàng trái cây khô, của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, ngoài ra có hơn 50 gian hàng như : hoa tươi, đồ trang sức, vòng vàng giả, mỹ phẩm, kính mắt, áo quần, hàng vải, rideaux .
.
.

Có những khu Chợ Trời, đậu xe nơi công cộng phải trả tiền dầu là ngày chủ nhật (thứ bảy thì đưọc free, một tuần được đậu xe miễn phí một ngày và lễ). Hầu hết người ta đến Chợ Trời ngày chủ nhật nên không ai để ý, khi ra về mới thấy hàng xe đậu hai bên lề đường đều dính phạt « bươm bướm » xanh trên xe.

Vì có ba ngày Chợ Trời nên số người đi làm cho công sở có quyền phụ bán hàng với vợ ngày cuối tuần, nhưng họ không được cấp giấy phép để hành nghề buôn bán vì đã có công việc làm rồi. Sau khi có giấy phép, người bán nộp đơn xin chủ Chợ Trời, chủ chợ sẽ sắp chỗ cho mình, (người buôn không có quyền chọn lựa). Chủ chợ cũng có quyền từ chối món hàng mình muốn đặt bán với lý do trong chợ đã có người bán món hàng đó rồi. Nhưng cũng có nhiều chợ có đến 5,7 gian hàng bán cùng một món. Chủ chợ sắp mỗi gian hàng này ở mỗi góc xa xa. Những người bán kiểu này là bán hàng rong họ đến bán thử, nếu được, lần sau đến bán tiếp, nếu thấy ế họ « chuồn » luôn ... Mỗi tuần có 3 ngày chợ, con buôn phải có mặt bán đủ 3 ngày, luật như vậy là để lúc nào chợ cũng có đông người bán.

Người bán ở Chợ Trời khi về hưu, không được quyền sang nhượng chỗ bán của mình lại cho ai, nếu có, 2 bên thương lượng với nhau rồi người mua cứ đưa tiền khơi khơi cho người sang lại chỗ. Nhưng người sang chỗ phải xin phép người chủ chợ và đưa bao thư thật đầy cho chủ chợ, lúc đó chủ chợ mới nhắm ... mắt để cho người mới này vào chợ tiếp tục bán món hàng vừa được sang lại. Chủ chợ là người làm việc cho nhóm người thầu, họ có nhiệm vụ trông coi, và sắp xếp chỗ cho giới buôn bán, phần đông chủ chợ là người trong gia đình hoặc bà con với người thầu. Chợ Trời ai muốn bán gì thì bán, ví dụ : một chợ ba, bốn tiệm gà quay, nhưng có chợ chỉ một người bán gà quay thôi, bởi chủ chợ đã bị người bán gà này đã mua đứt bằng cách hối lộ tiền, nên chủ chợ không cho người khác đến bán món gà nướng nữa. Mỗi lần thâu tiền chợ, lúc nào chủ chợ cũng có tiền « típ » và lúc nào những người bán trong chợ cũng làm chủ chợ vui lòng, chủ chợ mua gì không ai tính tiền.

Một người Việt Nam tên Nam Gà, vì cách ướp gà sả tiêu của ông rất mặn mà thơm, ngon. Tôi tìm ông đến ông. Ông bán 2 loại gà nướng lớn và nhỏ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Mỗi ngày ông bán được 200 con. Loại gà nhỏ ông mua vào 2 euro, bán ra 7 euro. Gà lớn nuôi ở nông trại, ông mua một con giá 3,50 euro, bán 13 euro. Ông cho biết cách đây 10 năm chỉ việc xin vào bán gà nướng ở Chợ Trời thôi mà ông phải đưa bao thơ cho chủ chợ trong đó có 2500 euro, một thời gian bán gà quay, ông mua được căn Appartement 40000 euro. Thấy bán gà nướng tiền vào túi dễ dàng, ông xin thêm 4 m² trong một khu Chợ Trời khác để bán gà, và bao thơ lần này nặng ký đến 7000 euro, nhưng chủ chợ từ chối vì trước ông Nam đã có người khác tặng chiếc xe hơi mới keng cho chủ chợ rồi.

Tôi hỏi :
- Chợ Trời có gì đặc biệt mà người ta phải mất tiền để được vào đó, mùa hè thì không sao đến mùa đông lạnh từng khía da ... Ông Nam nói :
- Ừ, vậy đó ! Xin vào bán ở chợ rất khó, mà muốn bán gà nướng còn khó hơn, có nhiều Chợ Trời nằm trong khu giàu, nhất là Paris ở quận 8, 15, và 16 bán cái gì cũng gấp hai, ba lần ở chợ khác, nên phải có bao thư cho chủ chợ ...

- Chợ Trời thường xẩy ra những chuyện gì ?
- Thỉnh thoảng cảnh sát vào thình lình để xét giấy tờ, người bán không khai báo sẽ bị phạt ngay như trường hợp của tôi, vợ bị cảm tôi mướn tạm người đứng bán, cảnh sát đến hỏi và tôi bị phạt 1500 euro vì mướn người trái phép. Ông Nam ngưng nói, móc trong áo ra bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hít một hơi rồi nói :
- Gà quay là món dễ bán nhất ở Chợ Trời, các món khác khuất lại để mua lần sau chứ đói là phải ăn. Gần trưa nghe thơm phức mùi gà nướng nên ai cũng muốn mua ... Ông Nam phì phà khói thuốc vừa nói với lời hằn hộc :

- Chủ Chợ Trời ở đây là thằng mị dân ăn hối lộ đủ mọi cách. Trong chợ trước kia chỉ mình tôi bán gà nướng thôi, tôi đã bao thư cho nó để độc quyền bán gà nướng, nó gật đầu hứa, nhưng lại cho người thứ hai vào chợ bán gà nướng, rồi đến người thứ ba ... Bây giờ số gà nướng của tôi bán ra mỗi ngày chỉ được 30, con thôi.

- Ở Pháp mà cũng hối lộ cho chủ chợ vậy sao ! Gà bán ra ít hơn so với lần trước thì có đủ chi phí không ? Ông Nam gà nói :
- Giới bán buôn ai cũng biết chủ chợ hối lộ mà không dám làm gì, mình thưa nó thì mình cũng mất chỗ để bán. Chủ chợ có đủ quyền hành ở trong tay, vào đây thì phải chịu thôi ... Gà bán ít tôi phải xin bán thêm các món khác như : Cơm chiên, chả giò, gỏi cuốn, gà xào với rau cải ... Tôi lại tò mò :
- Gà nướng bán không hết thì làm sao ?

- Gà còn lại thì đem cho bạn bè, cho người bán cá trong chợ, hàng cá bán không hết họ cũng cho tôi. Gà đem về làm gà xào chua ngọt, gà làm cơm chiên để chủ nhật bán tiếp, gà làm thứ khác không xuể thì đem vất đi. Tôi đã biết số khách của mình có bao nhiêu rồi nên gà nướng vừa đủ để bán. Gà dư, gà thiếu có ngày không chênh lệch bao nhiêu.
- Ông có thấy người giàu sang đi Chợ Trời không ?
- Sao lại không, mấy bà nhà giàu cứ đi loanh quanh trong Chợ Trời mua ba các thứ để chùi chân ở trong xe hơi, khăn để chùi nhà, để rửa chén, giày, dép đi trong nhà ... Giàu nghèo chi cũng thích ra Chợ Trời ráo !

- Có khi nào con buôn ở trong chợ đánh nhau không ? - Có chớ. - Tại sao ? - Thì bên này lấn qua chổ bên bia vài ba phân là có chuyện ... -

Lúc đó thì cảnh sát đến ? - Không, chủ chợ đến dàn sếp. - Ngoài mấy chuyện này ra ở Chợ Trời có chuyện gì lạ nữa không ? - Thỉnh thoảng có khách bị ngất xỉu, có người bị móc túi vậy thôi ... - Mùa đông đứng bán ngoài trời mấy tiếng đồng hồ lạnh buốt chịu sao nổi, và lạnh nhất là ở đâu ? - Thường thì lạnh nhất là hai lòng bàn chân đến đầu gối, tồi vùng thắc lưng rồi đến hai bàn tay. Phải có máy sưởi để bên cạnh chứ không thì ... chết cứng. Thình lình trời bỗng kéo mây đen, gió thổi ù ù rồi sấm chớp ầm ầm.

Cơn mưa to lớn đổ xuống thật nhanh, khách vội vã chạy tránh mưa dưới những cây dù của người chủ hàng trong chợ. Cơn mưa kéo dài 15 phút, tôi đứng tránh mưa dưới cây dù của người bán trái cây nhìn sang bên gian hàng phía trước gian hàng bán áo quần trưng bày trêm sạp. Người đàn ông mặc quần jean, áo jacket hối hả trải tấm dãi dầu trên đống áo quần để tránh những gịot mưa bắn vào.

Tôi đứng nép người vào bên trong, nhưng nước mưa bắn vào hai ống quần bị ướt đẫm. Tôi đưa mắt người bán hàng phía trước, rồi nhìn mặt đường ướt sũng những cơn mưa nặng hạt mà tôi không trù tính là sẽ có mưa. Trời hết mưa, tôi cảm ơn người bán hàng để tôi tránh cơn mưa. Trên suốt con đường trở về nhà, tôi cứ suy nghĩ hoài về những người bán hàng ở ngoài Chợ Trời hôm nay ...

Những khu chợ trời ở Mỹ

Người dân Mỹ dễ tìm thấy bất cứ thứ gì tại khu chợ bán đồ second hand (đồ cũ), còn gọi là "chợ trời", với giá có thể chỉ bằng một nửa nơi khác.





Mở cửa ba lần trong năm, từ rạng sáng đến tối vào các ngày từ 12 đến 17/5, 14 đến 19/7 và 8 đến 13/9, khu chợ này trải rộng trên 23 cánh đồng khác nhau trong thị trấn. Vào thế kỷ thứ XVIII, ngôi làng Brimfield bày bán tràn ngập những món đồ cũ. Nhưng khoảng 10 năm lại đây, những người bán hàng từ nhiều nơi kéo đến làm cho diện tích khu chợ này ngày càng mở rộng với khoảng 6.000 gian hàng.

Chợ Manhattan ở New York

Khu chợ là một bãi đậu xe bằng bê tông, khá khiêm tốn, chỉ mở vào thứ bảy và chủ nhật. Tuy nhiên, những người sưu tập đồ cổ rất thích nơi này. Họ ra sức tìm kiếm các món đồ và quyết định mua khi đã “dự báo” được giá trị của nó trong tương lai. Vào những ngày họp chợ, khoảng hơn 100 người bán hàng ở đây ra sức chào mời những món hàng mà họ có.



Chợ trời ở Manhattan - West 25th Street, New York
Mở cửa vào chủ nhật hàng tuần, khu chợ này được người dân gọi một cách tự hào là “trung tâm văn hoá cổ”. Ra đời từ thế kỷ IXX, Maxwell Street là nơi tập trung những nhạc cụ cổ nổi tiếng thế giới. Người dân đến đây không chỉ để mua sắm mà còn “phô diễn” khả năng âm nhạc của mình.

Chợ Rose Bowl ở California



Mở cửa vào chủ nhật tuần thứ 2 mỗi tháng, chợ này tồn tại gần 40 năm qua và được rất nhiều người yêu thích. 2.500 người bán hàng ở đây sắp xếp hàng hóa sẵn sàng từ trước khi trời sáng. Chính vì vậy, nếu đi chợ thật sớm (trước khi mặt trời mọc), người dân có đủ thời gian lựa chọn thoải mái các món đồ trong khu chợ kéo dài 5 dặm này.Chợ San Jose ở CaliforniaMở cửa vào chủ nhật thứ ba của tháng 8, khu chợ trời này trải rộng trên khu đất rộng 40 ha với 2.000 gian hàng. San Jose chuyên bán những đồ trang sức cổ, giày dép, truyện tranh và đồ chơi dành cho trẻ em.




Chợ Maxwell Street ở bang Illinois

Vào những ngày cuối tuần bạn có thể dành một buổi lang thang đi bộ
vừa thể dục vừa đi mua sắm.

Đôi khi bạn có thể mua những vật dụng đang cần, thậm chí cả đồ cổ, với giá thật hời.
Văn hóa chợ trời cũng xuất xứ từ những người nghèo khó...

Họ đi lượm lặt tất cả những món thừa mứa của người giàu có bỏ đi để bán lại


Chợ trời ở Manhattan - West 25th Street, New York



Họp trên một bãi đậu xe có diện tích khá khiêm tốn vào hai ngày cuối tuần, khu chợ này rất được các nhà sưu tập đồ cổ ưa thích. Họ đến đây để tìm kiếm các món đồ cổ được “dự báo” có thể đem lại giá trị cao trong tương lai. Khu chợ có khoảng hơn 100 người bán, họ ra sức chào mời những món hàng mà họ có.

Chợ trời ở Brimfield, Massachusetts

Chỉ mở cửa 3 lần trong một năm, từ rạng sáng đến tối các ngày từ 12 đến 17/5, từ 14 đến 19/7, từ 8 đến 13/9, khu chợ này nằm trên 23 cánh đồng trong thị trấn. Khu chợ đồ cũ ở ngôi làng này đã tồn tại từ thế kỉ 18 nhưng chỉ khoảng 10 năm trở lại đây mới thực sự mở rộng với khoảng 6.000 gian hàng.


 Văn hóa chợ trời ở Mỹ</span><strong><em><br><br><img src=


CHỢ TRỜI TÂY BAN NHA

Tưởng rằng tới Tây Ba Nha mùa này chỉ để ngắm lá đỏ và xem đấu bò tót. Nhưng mấy anh bạn quen lại rủ đi chợ trời Madrid.Anh chàng này dụ dỗ, chợ trời mà bán nhiều thứ lắm, nhất là đồng hồ cổ. Bây giờ, chỉ còn Bỉ, Tây Ba Nha và Pháp là có thể tìm được mấy món này. Nghe cũng bùi tai, vậy là, 9h30 sáng chủ nhật, cả đoàn đã có mặt tại khu Puerta de Toledo dạo chợ trời xứ bò tót.

Mới 9h30 ‘ mà khu chợ đã khá đông người
Mới 9h30 mà khu chợ đã khá đông người.
Chợ họp trải dài trên các con phố đẹp và khá cổ của khu Puerta de Toledo
Chợ họp trải dài trên các con phố đẹp của khu Puerta de Toledo
Ai cũng muốn đến đây tìm mua một cái gì đó thuộc về quá khứ, bởi vậy khách hang chủ yếu là những người lớn tuổi.
Khách hàng chủ yếu là những người lớn tuổi. Dường như ai đến đây cũng muốn tìm mua một cái gì đó thuộc về quá khứ.
Nhưng thỉnh thoảng cũng gặp một vài người trẻ tuổi, là những người có đam mê sưu tập đồ cổ hoặc là những sinh viên học những ngành liên quan đến lịch sử
Thỉnh thoảng cũng gặp một vài người trẻ tuổi. Thường đó là những người có đam mê sưu tập đồ cổ hoặc sinh viên học những ngành liên quan đến lịch sử
Chợ bán đủ các thứ chủ yếu là đồ dùng trong gia đình và đồ lưu niệm
Chợ bán đủ các thứ nhưng chủ yếu là đồ dùng trong gia đình và đồ lưu niệm
Thật bất ngờ ở chợ còn bán những đồ dùng của những người nông dân Châu Âu thế kỷ trước như lưỡi cày và tấm gỗ dùng để giặt
Thật bất ngờ ở chợ còn bán những đồ dùng của những người nông dân Châu Âu thế kỷ trước như lưỡi cày và tấm gỗ dùng để giặt
Có những vật dụng gợi nhớ đến thời bao cấp khốn khó của Việt Nam như cái bàn là dụng than này
Có những vật dụng gợi nhớ đến thời bao cấp khốn khó của Việt Nam như cái bàn là dùng than này.
Tất nhiên là không thể thiếu những kỷ vật chiến tranh. Trên ảnh là mũ sắt từ thời thế chiến lần thứ 2
Tất nhiên là không thể thiếu những kỷ vật chiến tranh. Trên ảnh là mũ sắt từ thời thế chiến lần thứ 2

Có cả những bức ảnh chụp thế chiến thứ 2 và có cả những tờ hướng dẫn tập điều lệnh của quân đội phát xít Đức
Có thể tìm thấy những bức ảnh chụp thế chiến thứ 2 và cả những tờ hướng dẫn tập điều lệnh của phát xít Đức
Nhưng những thứ đẹp nhất và sang trọng nhất chỉ được bán tại các cửa hàng dọc hai bên chợ.Cũng như các đồ vật khác, những chiếc đồng hồ bán trong các cửa hiệu là đẹp nhất với kỹ thuật mạ vàng bằng thủy ngân hiện nay không còn sử dụng.
Trên vỉa hè cũng bán những đồ trang trí của nhà thờ hoặc các gia đình giàu có, rất đẹp và tinh xảo.
Trên vỉa hè bày bán những đồ trang trí của nhà thờ hoặc các gia đình giàu có, rất đẹp và tinh xảo.
Nhưng những thứ đẹp và sang trọng nhất chỉ được bán tại các cửa hàng dọc hai bên chợ.Và tất nhiên không thể thiếu những chiếc đồng hồ cũ với tuổi đời hàng trăm năm" src="http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images792156_image012.jpg" height="413" width="550" />
Và tất nhiên không thể thiếu những chiếc đồng hồ cũ với tuổi đời hàng trăm năm
Cũng như các đồ vật khác, những chiếc đồng hồ bán trong các cửa hiệu là đẹp nhất với kỹ thuật mạ vàng bằng thủy ngân hiện nay không còn được sử dụngỞ đây cũng có bán những quyển sách cũ được giải Nobel và Pulizer
Ai mê sách có thể tìm thấy những quyển sách cũ được giải Nobel và Pulizer
Tiến sỹ Lương, người chuyên sưu tập đồ cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất hào hứng khi thấy những bức ttranh cổ ưng ý được bán với giá khá rẻ.
Tiến sỹ Lương, người chuyên sưu tập đồ cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh rất hào hứng khi mua được bức tranh cổ ưng ý với giá khá rẻ.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi lấy một số đồ gửi lại tại một cửa hiệu quen tại khu chợ thấy phố xá sạch sẽ và tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện sự ồn ào náo nhiệt ngày hôm qua.
Sáng hôm sau, quay lại lấy một số đồ gửi ở một cửa hiệu quen tại khu chợ, phố xá sạch sẽ và tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện sự ồn ào náo nhiệt ngày hôm qua.


CHỢ TRỜI VÀI NƠI TRÊN THẾ GIỚI

Nếu mua sắm là sở thích của bạn thì đây là những thiên đường mà bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ “thượng vàng” cho tới “hạ cám”.

Chợ trời ở Porte de Clignancourt , Paris



Đây là khu chợ trời rộng lớn với khoảng hơn 2.500 người bán lẻ. Các cửa hàng thường mở cửa vào thứ bảy, chủ nhật. Bạn có thể tìm thấy ở khu chợ này rất nhiều món đồ cổ thú vị, từ những chiếc hộp tráng men dùng trong nhà bếp cho tới những chiếc bưu thiếp có từ thời kì đầu của Paris. Những người bán hàng ở đây rất thân thiện, còn không gian thì thực sự ấm cúng và thoải mái với những quán rượu bên đường.Chợ trời ở Buenos Aires, Argentina.

Mặc dù khu chợ này rất nổi tiếng về lĩnh vực thiết kế đồ đạc và phụ tùng, nhưng người ta vẫn kéo tới đây với hi vọng tìm được những món đồ cũ độc đáo. Chợ chỉ mở cửa vào ngày chủ nhật. Nếu đến chợ, bạn đừng quên ghé qua khu bán quần áo cũ ở Gil Antiguedades. Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy những bộ đồ của Eva Peron — phu nhân của vị tổng thống đầu tiên của Argentina.

Chợ trời ở Portobello Road, London

Đến đây, bạn có cơ hội tìm được những món đồ cổ rất đẹp, có món đồ còn lên tới cả 300 tuổi. Khu chợ này chỉ mở cửa vào thứ bảy và các hoạt động buôn bán thường bắt đầu vào lúc 9h sáng. Với gần 1.500 người bán lẻ, bạn sẽ tha hồ chọn lựa và mặc cả để chọn cho mình món đồ ưng ý nhất.

Chợ trời ở Porte de Vanves, Rive Gauche, Paris

Được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến trong chuyến du lịch Paris, khu chợ này bán đủ mọi loại hàng hoá, từ những chiếc hộp cũ, những đồ thuỷ tinh cho tới các tấm poster, đồ lưu niệm... với giá tương đối rẻ. Chợ chỉ họp vào trước 1h chiều các ngày thứ bảy và chủ nhật.

Chợ trời Togo Shrine, Tokyo

Khu chợ này chỉ họp 2 lần trong tháng, vào ngày chủ nhật đầu và chủ nhật cuối. Đến chợ, bạn sẽ choáng ngợp trước những mặt hàng thủ công mĩ nghệ tinh xảo được bày bán rất nhiều ở đây. Bạn có thể tìm thấy những bộ đồ kimono rất đẹp có từ đầu thế kỉ 20 hoặc những món đồ dệt thủ công khác. Ngoài ra, chợ còn có những con búp bê Nhật xinh xắn, những chiếc tủ nhỏ với hoa văn, hoạ tiết tinh tế, những bức thư pháp và nhiều thứ khác nữa.

Casabarata trên đường đến Rabat, Tangier, Morocco

Giống như lạc vào một mê hồn trận đồ cũ, bạn sẽ phải có một con mắt thật tinh tường để chọn được món đồ ưng ý. Khu chợ mở cửa mọi ngày trong tuần và bày bán đủ thể loại, từ đệm cao su, bồn rửa bát cũ hay những chiếc lồng đèn bằng thiếc tinh xảo. Nếu kiên nhẫn, bạn có thể tìm được những thứ “không thể tin được” giữa một biển đồ cũ.

Chợ The Rose Bowl, Pasadena, California, Mỹ

Bạn sẽ phải đi thật sớm thì mới có đủ thời gian để thoải mái lựa chọn các món đồ từ khu chợ rộng tới 5 dặm này. Chợ mở cửa vào ngày chủ nhật tuần thứ 2 mỗi tháng và đã tồn tại được 40 năm. Với 2.500 người bán hàng và đủ các loại hàng hoá, khu chợ này quả là một thiên đường cho những người mê mua sắm.

Chợ trời ở Plaça de la Seu, Barcelona

Chỉ mở cửa vào thứ năm hàng tuần, khu chợ này sẽ quyến rũ bạn với những món đồ trang sức tinh xảo, những bức tranh hay những con búp bê xinh xắn... Tuy chợ không lớn lắm nhưng cũng đủ để bạn phải mất cả buổi sáng. Chất lượng hàng hoá ở chợ khá tốt nên thu hút được rất nhiều người mua.

Chợ trời bên kia cửa kính, Bombay, 1989
Raghubir Singh (Ấn-độ, 1942–1999)
Bản in chromogenic; 25.3x37.8 cm
Trưng bày tại The Metropolitan Museum of Art, New York, USA.

No comments:

Post a Comment