Pages

Wednesday, January 11, 2012

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH * HỒ XUÂN HƯƠNG

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

1. Nước mắt trên hoa là lối cũ,
Mùi hương trong nệm cả đêm thâu


Câu thơ của một nữ thi sĩ thế kỷ 20, 21 chăng ? Không đó là thơ Hồ Xuân Hương viết vào cuối thế kỷ 18. viết cho người tình Mai Sơn Phủ. Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca Việt Nam, một phụ nữ đã để lại một tập thơ tình, kể lại chuyện tình của mình, trang tình sử nào cũng đầy đau thương và nước mắt cho những mối tình dang dỡ. Phải đặt vào hoàn cảnh xã hội ngày xưa, phụ nữ biết đọc chữ Hán, chữ Nôm có thể đếm trên đầu ngón tay, văn chương chỉ để chở đạo lý Khổng Mạnh.

Thế mà có một Xuân Hương làu thông kinh sách chẳng kém gì nam giới, làm thơ đi ba bước đã nên câu. Ấy thế mà còn chép lại những bài thơ tình nồng nàn thắm thiết của mình thành nguyên tập thơ thì quả thật có một không hai. Làu thông nhuần nhuyễn cả hai ngôn ngữ Việt – Hán .

Ngày nay có thi sĩ nào làm thơ giỏi cả hai ngôn ngữ Việt – Pháp hay Việt – Anh không nhỉ. ? Hồng nhan đa truân, không đợi Nguyễn Du trong một nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân mà bắt đầu bằng người yêu mối tình đầu tiên: Xuân Hương Hồ Phi Mai. Cái chết trẻ, bất ngờ của Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, tưởng nàng đã thoát, nào ngờ đâu: Ma dẫn lối quỷ đưa đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi.


Xuân Hương quen biết Mai Sơn Phủ trong những năm 1799 -1801., lúc ấy Xuân Hương 27, 29 tuổi, mối tình đã để lại những bài thơ tình nồng nàn thắm thiết. Mai họ Mai lấy hiệu là Mai Sơn, Phủ theo Đào Duy Anh trong Tự điển Hán Việt là tiếng sang trọng để xưng người đàn ông. Nguyễn Án người đời xưng là Nguyễn Kính Phủ. Phạm Đình Hổ hiệu là Tùng Niên nên còn có tên là Tùng Niên Phủ. Qua thơ Lưu Hương Ký ta đoán biết quê chàng ở Hoan Châu vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay..

Mai Sơn Phủ có lẽ chỉ là một thư sinh chưa đỗ đạt gì, nên không thấy tên tuổi đỗ đạt trong các khoa thi. Trong thơ chữ Hán của Phạm Đình Hổ, tôi tìm ra bài: Tống Liên Cừ Mai Công phó Vị Hoàng.Tôi cho đó là Mai Sơn Phủ. Bài thơ có Hoàng giang mưa điểm hương mai nở. Cuộc tiễn đưa vào mùa hè: Gậy trúc ngày hè xa cố đô..

Mùa hè làm gì có mai nở, tôi cho rằng : chỉ có giọt nước mắt của Phi Mai tiễn đưa người tình trên sông Hoàng Giang. Phạm Đình Hổ tiễn đưa một người bạn, và Xuân Hương Hồ Phi Mai tiễn đưa một người tình.. Do đó Mai Sơn Phủ và Mai Công chỉ là một.. Mai Sơn Phủ, người làng Liên Cừ ở Vinh, làng Sen, Ngày xưa gọi là Vịnh Phố.

Sau mối tình Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du để lại mối hận một đời. Không thấy trong Lưu Hương Ký nhắc đến anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm dù trong thơ truyền khẩu có bài Bà Lang khóc chồng. Anh Lang mất sớm, mẹ và mai mối ép gả, có lẽ Xuân Hương không xem đó là một mối tình, nên đù bởn: thương chàng nên khóc tỉ tì ti. Mai Sơn Phủ yêu nàng, ngõ ý cưới nàng, hai người cắt tóc, trích máu ngón tay hòa vào rượu thề nguyền., thề nếu phụ tình nhau sẽ bị thần linh trừng phạt: dao búa nguyền xin lụy đến mình. Hồ Xuân Hương đã trao cả tâm hồn lẫn thể xác cho Mai Sơn Phủ. Năm 1801 Mai Sơn Phủ rời Thăng Long về quê để xin cha mẹ cưới nàng. Cuộc chia tay thắm thiết nơi bến sông Vị Hoàng, nhưng rồi Mai không về Thăng Long nữa.


Chàng đã mất trong chiến tranh, vì một cơn bạo bệnh, hay mối tình cha mẹ chàng không đồng ý ? Mai Sơn Phủ chỉ còn để lại dấu vết trên đời qua những vần thơ yêu đương nồng nàn thắm thiết của Xuân Hương.. Tôi dịch các thơ chữ Hán và sắp xếp thứ tự theo diễn biến tình tiết.
Thuật ý khiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ.
Xuân ca Đình Lan điệu,
Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ
Thệ viết hữu cảm
Thu tứ ca
Hoạ sơn phủ chi tac.
Nguyệt dạ ca,
Tự Thán I, II

Bài Thuật ý khiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ , viết theo điệu Giang Nam, Hồ Xuân Hương viết trong đêm xuân 1799, nàng nhớ lại buổi hẹn cùng Mai Sơn trên bờ sông Hồng, sông bát ngát nước chảy xiết, chàng và nàng khăng khít, nàng cảm động lệ rơi ướt áo, nàng yêu thương thắm thiết và mong người yêu cùng viết thành thơ để trao nhau những nỗi lòng yêu đương, mà lời không nói được hết ý.

Đêm trăng thanh, gió mát nhớ thương chàng đứt ruột, đâu là gác Đằng Vương, nhìn mây xanh xanh, nước trôi một hướng, mang bao niềm thương nhớ. Hẹn chàng lần gặp mặt tới, chàng ơi đừng quên ngày hẹn, sao em thấy ngày qua thật chậm. Đêm cũng qua thật chậm ri rì., từ sáng đến tối em nhớ chàng lòng buồn lắm.

Trong mưa bay, gió bay, em cất bút viết thơ gửi đến chàng. Đôi ta cùng ngâm thơ, cùng uống rượu dưới trăng, từ lúc chàng về nửa lòng chàng có ấm gối, chăn. Nếu chàng có đem đàn ra gảy, chớ gảy bài buồn xa nhau oán người tri âm, non cao nước chảy biết đâu tìm, đừng đàn bài hận chuyện xưa nay. Chàng ơi, đôi ta hò hẹn, ước mơ nhiều, nhưng sao gặp nhau quên tuốt luốt, không biết nói nắng câu gì ?

Trà thường pha, bút vẫn viết, em và chàng cùng giống nhau, cùng uống trà , cùng ngâm thơ, mà chàng đâu có ở xa em lắm đâu, chàng đã hiểu lòng em, hãy về thưa cha mẹ cậy mai mối cưới em, cho tình ta không phụ lời hẹn hò. Kể ý mình trình bạn Thuật ý khiêm trình hữu nhân

Mai Sơn Phủ Mai Sơn Phủ Hoa bay bay, Hoa phiêu phiêu,
Cây thầm thì, Mộc tiêu tiêu
Vắng lặng hồn ta mộng tình si, Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Đêm xuân nhớ lắm khi. Khả cảm thị xuân tiêu. Nai xôn xao, Lộc ao ao,
Nhạn lao chao, Nhạn ngao ngao,
Vui sướng hẹn nhau một sáng nào, Hoan hảo tương kỳ tài nhất triêu.
Tả hết được tình sao ? Bất tận ngã tâm miêu. ? Sông bát ngát, Giang bát bát,
Nước chảy xiết Thủy hoạt hoạt,
Lòng em cùng lòng chàng khắn khít Ngã tương quân hoài tương khế khoát.
Lệ rơi trên áo thấm ướt ! Lệ ngân chiêm hạ sát ! Thơ tha thiết, Thi tiết tiết,
Lòng da diết, Tâm thiết thiết,
Nồng nhạt lòng em, chàng đã biết. Nồng đạm thốn tình tư lưỡng đạt.
Chàng ơi cất bút viết ! Dã ưng quân bút phát ! Gió thênh thang, Phong ngang ngang,
Trăng mênh mang, Nguyệt mang mang ,
Trăng gió xui ai luống đoạn trường, Phong nguyệt phong linh khách đoạn trường.
Nào đâu gác Đằng Vương. ? Hà xứ thị Đằng Vương ? Mây thương thương, Vân thương thương,
Nước vương vương, Thủy ương ương.
Mây nước trôi đâu chỉ một đường, Vân thủy na kham vọng nhất trường,
Một đường xa khuất vọng hoài thương. Nhất trường dao vọng xúc hoài mang. Ngày rì rì, Nhật kì kì,
Đêm trì trì, Dạ trì trì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si, Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi.
Nhớ thương đừng lỡ hẹn sai kỳ. Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.. Gió bay bay Phong phi phi
Mưa bay bay, Vũ phi phi,
Mưa gió dục lòng cất bút say, Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút say gửi đến khách tình nhi. Bút huy đô thị phó tình nhi. Chàng có lòng, Quân hữu tâm,
Thiếp có lòng, Ngã hữu tâm,
Mộng hồn lưu luyến bóng hoa lồng. Mộng hồn lưu luyến liễu hoa âm. Thơ cùng ngâm, Thi đồng ngâm,
Rượu cùng châm Tửu đồng châm,
Tự lúc buồn ly biệt, Nhất tự sầu phân duệ,
Nửa lòng ai ấm chăn. Hà nhân noãn bán khâm. Chớ đàn ly khúc oán tri âm Mạc đàn ly khúc oán tri âm.
Đành xem như hết tiếng dao cầm. Trực tu khí tri dao cầm
Cao sơn lưu thủy biết đâu tìm Cao sơn lưu thủy vãn tương tầm,
Chớ có buồn than hận cổ kim. Ưng bất hận ngâm thán cổ kim Chàng hẹn chi, Quân hà kỳ,
Thiếp hẹn chi Ngã hà kỳ.
Đôi ta sao nỡ nói năng gì ,? Lữ đình lai đắclưỡng lai tri. ? Trà thường pha, Minh tần phi,
Bút nở hoa. Bút tần huy
Đâu chẳng ngâm chẳng uống, Nhất trường đô bút thiệt,
Mà chàng ở đâu xa ? Hà xứ thị tình nhi ?
Nay chi chàng vẫn biết tình ta.? Hảo bằng tâm thượng khách tương tri. ?
Thì trao chỉ thắm cậy trăng già, Dã ưng giao thac thử duyên đề.
Lòng thơm không phụ hẹn hò xưa. Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ..


Giang Nam điệu
Thơ chữ Hán Lưu Hương ký, Hồ Xuân Hưong ,Nhất Uyên dịch thơ,
Điển tích:
Đằng Vưong Các: Vương Bột sang thăm cha làm Thứ sử Giao Châu. Đến Mã Dương, trong bữa tiệc do Đô đóc Diêm Bá Dư trấn nhiệm Hồng Châu khoản đãi tân khách và mở hội thơ thử tài nhân sĩ bốn phương. Vưong Bột viết bài Đằng Vương Các, chiếm giải quán quân vượt hẳn bài của Ngô Tử Chương con rễ Diêm Đô đốc, bài phú có hai câu tuyệt bút:Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Dịch; Rán chiều cò lẽ bay cùng. Nước thu nối với trời xanh một màu.Vương Bột thăm cha trở về thì bị đắm thuyền trên biển Nam Hải chết năm 21 tuổi.

Dao cầm: đàn quý;
Cao sơn lưu thủy: khúc nhạc diễn tả núi cao nước chảy trên sông Lý Giang vùng Quế Lâm,tỉnh Quảng Tây, tranh thủy mặc non nước vẽ vùng này: Quế lâm cảnh đẹp nhất trần gian, theo người Trung Quốc, tôi có đi qua vùng này năm 2009 nhưng thấy non núi không đẹp bằng Chùa Hương, hay Hoa Lư, Bích Động, Hạ Long.

Bài Xuân Đình Lan điệu viết: Trăng tà in bóng người lặng lẽ trên lầu canh thành Thăng Long. Nằm lắng nghe tiếng chuông đồng chùa Trấn Quốc vào khuya. Dậy sớm lắng nghe tiếng chuông đồng công phu buổi sớm.

Nửa đêm ai hát bên kia sông Tô Lịch. Chàng và em hợp nhau quá, thanh khí tương đồng, em tương tư nhớ chàng suốt năm canh. Hồn và tâm em mơ cùng chàng cuộc ân ái như Vua Sở Tương Vương cùng Thần nữ núi Vu Sơn. Gặp nhau ta sẽ cùng ân ái nhàn như gió đông, mỏi như gió đông, niềm hạnh phúc như một vườn hồng hạnh (cây mận) xanh biếc.

Giấc mơ hoa đêm qua đã tàn, sáng nay còn thấy, mấy nụ hoa hồng vừa nở. Chim hoàng oanh ơi, đừng rũ xuân đi nhé! Ta sợ hoa đào không đủ sức cười với gió đông! Gió trong đêm trăng sáng hãy đem hương tới gửi thi nhân.

Điệu ca Xuân Đình Lan Xuân đình lan điệu. Trăng tà người lặng lẽ lầu không ! Nguyệt tà nhân tỉnh thú lâu trung!
Nằm lắng chuông đồng, Ngoạ thỉnh đồng long,
Dậy lắng chuông đồng Khởi thỉnh đồng long,
Nửa đêm ai hát nửa kia sông ? Dạ bán ai giang hưởng bán không ? Tiếng đã tương đồng, Thanh đã tương đồng,
Khí đã tương đồng. Khí đã tương đồng.
Tương tư không dứt suốt năm canh. Tương tư vô tận ngũ canh cùng. Tâm ở Vu Phong Tâm tại Vu phong
Hồn ở Vu phong? Hồn tại Vu phong .
Ân ái cuộc tao phùng Ân ái thử tao phùng,
Nhàn tựa gió đông Nhàn ỷ đông phong,
Mỏi tựa gió đông, Quyện ỷ đông phong,
Một vườn hồng hạnh biếc xanh xanh, Nhất viên hồng hạnh bích thanh song, Mơ hoa tỉnh giấc nồng, Phồn hoa tích dĩ không,
Sáng nay cành nở mấy hoa hồng. Kim trêu hựu kiến sổ chi hồng.
Oanh ơi đừng rủ xuân đi nhé ! Oanh nhi mạc đái xuân phong khứ !
Ta sợ đào hoa không đủ sức cười với gió đông! Chỉ khủng đào yêu vô lực tiếu đông phong.!
Gió trong trăng sáng Phong thanh nguyệt,
Hãy đem hương tới gửi thi nhân. Bạch bả kỳ hương nhập khách ngâm trung. Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký. Nhất Uyên dịch thơ. Và đêm trăng thu Hồ Xuân Hương nhớ Mai Sơn Phủ viết bài thơ nôm:

Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ- Đêm trăng thu nhớ Mai Sơn Phủ. Bài thơ viết năm 1799 trong đêm thu trăng sáng nhớ lại buổi chiều cùng đi dạo với Mai Sơn Phủ, trong lá bay. Đêm nay chùa Một Cột vẫn còn đấy, lòng Xuân Hương vẫn mênh mang như ba con sông Nghĩa Trụ, Kim Ngưu và Đại Bi hợp thành sông Nhĩ Hà chảy lại đâu ? Em gặp chàng rồi sẽ đi về đâu ? Phận gái mừng thầm duyên nợ với chàng, đừng như bèo mây hợp rồi tan mà tủi phận về sau. Trăm năm dù là vợ cả hay thứ thiếp của chàng, ông tơ bà nguyệt cũng xe đỏ tay tơ cho đến khi đầu bạc. Người Lào, người Mường khi chia tay nhau có phong tục cột chỉ màu đỏ vào tay nhau, nước ta thời Xuân Hương còn phong tục ấy chằng ? Đêm trăng thu nhớ Mai Sơn Phủ

Lá ngọc chiều thu giận hẵn du,
Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu.
Bên am Nhất Trụ trông còn đấy,
Ngọn nước Tam Kỳ chảy lại đâu ?
Son phấn trộm mừng duyên để lại,
Bèo mây thêm tủi phận về sau,
Trăm năm biết có duyên thừa nữa,
Cũng đỏ tay tơ cũng trắng đầu.

Thơ chữ nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký Rồi một đêm trăng Hồ Phi Mai và Mai Sơn Phủ đã cắt tóc, mỗi người một mãnh gọp lại và chia làm hai, trích máu nhỏ vào hai chén chung rượu, chén tử và chén sinh cùng uống thề trọn đời yêu nhau. Bài Thệ viết hữu cảm. Xuân Hương ghi lại cảm nghĩ khi thề:

Mười mấy năm trời một chữ tình, kể từ khi gặp Nguyễn Du mùa hạ năm 1790, mười năm sau 1800 mới gặp được người ngỏ ý yêu mình, muốn kết duyên với mình hẵn là duyên nợ ông tơ bà nguyệt đã dành. Cùng cắt tóc mây góp lại, (xưa các chàng cũng để tóc dài búi lên cột dây, nên tha hồ mà cắt) dao vàng cắt chia làm hai, mỗi người giữ một bó làm kỷ niệm..Lấy kim trích máu nhỏ đầy hai chén rượu, chén tử và chén sinh.

Thề sống và chết trọn kiếp với nhau, thề không phản bội nhau từ đầu xanh đến bạc tóc. Nếu mai sau, ai chẳng giữ lời thì chết dữ vì dao búa.( Trước với Nguyễn Du không có thề nguyền với Xuân Hương, nên chàng lừng khừng: tròn trặn gương tình cũng có khi, nên ở biệt mãi Hồng Lĩnh)
Cảm nghĩ khi thề
Mười mấy năm trời một chữ tình;
Duyên tơ này đã sẵn đâu dành.
Mái mây cắt nửa nguyền phu phát,
Giọt máu đầy hai chén tử sinh,
Một kiếp đã thề cùng dạ thắm,
Trăm năm đừng phụ với đầu xanh,
Mai sau lòng chẳng như lời nữa,
Dao búa nguyền xin lụy đến mình.
Thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký


Trong văn học Việt Nam, chúng ta biết đến việc cắt tóc, trích máu thề nguyền qua Thúy Kiều và Kim Trọng. Tóc mây một mái dao vàng chia hai.
Trong nguyên tác Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân do ông Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch. Ông Phạm Đan, Quế có in lại trong Truyện Kiều đối chiếu nxb Hà Nội 1991 tr 100, có ghi bài văn thề của Kim Trọng Thúy Kiều.( Tôi xin trích sẵn sau đây để các bạn trẻ ngày nay chỉ việc couper, imprimer và điền tên họ vào, nhớ phải sắm sẵn thuốc sát trùng và xài kim mới, người viết không chịu trách nhiệm về vấn đề y tế. và về thẩm mỹ đầu tóc)

THỀ RẰNG
Chúng tôi hai kẻ đồng tâm là Kim Trọng và Vương Thúy Kiều
Trọng sinh năm…… tháng……ngày……giờ
Kiều sinh năm………tháng……ngày……giờ.
Nay xin kính cẩn đốt nén hương lòng, dâng ly rượu tịnh, thề trước hoàng thiên hậu thổ linh thiêng.
Chúng tôi trộm nghĩ:
Vợ chồng trọng nghĩa, nghĩa phải thủy chung không rời. Nhi nữ đa tình, tình dẫu tử sinh không phụ.
Trước đây : Kiều muốn lấy chồng, Trọng mong có vợ, thương mộ tài sắc đã nguyền đôi chữ đồng tâm.
Ngày nay: Trọng lo buổi mới, Kiều sợ về sau, tạc dạ ghi lòng, cùng thề đến khi mãn kiếp.
Sau giờ minh thệ, ví thử chẳng may, gặp cảnh bất thường, quyết không thay đổi.
Ai mà phản bội lời ước. Cứu xin thần thánh xét soi. Ký tên (hai bản)

Kim Trọng và Thúy Kiều
(bảnThúy Kiều trao lại cho Thúy Vân, thay thế chị tiếp nối lời thề, tình chị duyên em, quy luật bất thành văn, vì trong lời thề không có khoản nào thay thế. Thúy Vân chỉ ung dung ngồi yên cho chị lạy, rồi hưởng hạnh phúc, mặc chị mười lăm năm phong trần gió bụi) Chàng Kim viết và đọc xong văn tế, hai người quỳ lạy thiên địa, đoạn quay vào chén thù chén tạc.


Nghi lễ thường cử hành lúc canh khuya có ba sao Tam Tinh (Sam Sung, của Đại Hàn lấy từ tích này đây) chứng giám, lấy tích trong Kinh Thi thuộc Đường Phong có câu Tam Tinh tại thiên, ba sao giữa trời, ý nói vợ chồng gặp nhau lúc canh khuya. Thời Hồ Xuân Hương sống trong chiến tranh Tây Sơn và chúa Nguyễn Ánh đang hồi quyết liệt, lời thề chết vì dao búa trong chiến tranh là lời thề kiếp sợ nhất.

Rồi một ngày Mai Sơn Phủ, từ giả Hồ Phi Mai để về Hoan Châu, nhờ cậy cha mẹ mai mối hỏi cưới nàng. Cũng có thể nhờ vợ cả cưới thứ thiếp giùm cho chồng. Câu « trăm năm biết có duyên thừa nữa » bài Đêm trăng nhớ Mai Sơn Phủ, chứng tỏ rằng Hồ Xuân Hương đang hồi họp không biết số phận mình là vợ cả hay thứ thiếp. Ngày xưa thanh niên lấy vợ rất sớm, để vợ phụng dưỡng cha mẹ già, bán mấy sào đất ra kinh đô Thăng Long du học, đã là con nhà khá giả, nay cưới thêm thứ thiếp để nâng khăn sửa túi nơi du học hẳn phải là con nhà đại điền chủ .

Từ biệt Hồ Xuân Hương, Mai Sơn Phủ bắt đầu bằng bốn câu thơ cổ Trung Quốc để lấy đà. Tương truyền rằng bốn câu thơ này của vua Hán Vũ Đế: Gió thu nổi chừ mây trắng bay, Cây cỏ vàng rơi chừ nhạn nam quy. Lan có đẹp chừ cúc có hương. Nhớ giai nhân chừ lòng không quên. Mai Sơn Phủ ca tiếp theo: Ta có rượu chừ không bạn uống, Ta có đàn chừ chẳng tri âm Vì thế xa nàng ta sẽ không uống rượu cũng không gảy đàn, chỉ uống trà xanh thôi để nhớ nàng, đã mượn bốn câu ăn gian để đẩy hứng thơ thế mà không lên nổi, cũng chỉ thốt lên được những lời thơ tầm thường chẳng có gì xuất sắc, Mai Sơn Phủ chẳng phải là tay đối thủ xướng họa với Phi Mai..

Khúc hát mùa thu Thu tứ ca Gió thu nổi chừ mây trắng bay, Thu phong khởi hề bạch vân phi;
Cây cỏ vàng rơi chừ nhạn nam quy, Thảo mộc hoàng lạc hề nhạn nam quy.
Lan có đẹp chừ cúc có hương, Lan hữu tú hề cúc hữu phương,
Nhớ giai nhân chừ lòng không quên. Hoài giai nhân hề bất năng vương.
Ta có rượu chừ không bạn uống, Ngã hữu tửu hề vô đối ẩm.
Ta có đàn chừ chẳng tri âm, Ngã hữu cầm hề vô tri âm.
Không chuốc rượu chừ không gảy đàn, Bất chước tửu hề bất minh cầm,
Mấy chén trà xanh chừ lòng cố nhân. Sổ bôi thanh đính hề cố nhân tâm
Thơ Mai Sơn Phủ trong Lưu Hương ký; Nhất Uyên dịch thơ Hồ Xuân Hương đáp lời Mai Sơn Phủ bằng bài Họa Sơn Phủ chi tác.. Gọi là họa chứ không thấy bài thơ nôm của Mai Sơn Phủ đâu cả. Xuân Hương tiếp ý bài Khúc hát mùa thu chăng ? Tôi cho rằng đây là bài thơ tình hay nhất của Văn chương Việt Nam thế kỷ 18, 19.
Bài thơ này, Xuân Hương giữ ý tứ, chỉ có đôi ta tình chung biết với nhau. Lòng nàng cảm xúc lai láng, bước đi ba bước đã nên câu thơ. Nàng tưởng tượng cảnh cô đơn sau đó sẽ vắng tin chàng. Thời gian sẽ qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Ban ngày đi trên lối cùng nhau bước đi ngày trước nước mắt ướt cả hoa. Ban đêm nằm một mình trằn trọc trên nệm nhớ mùi hương ngày nọ . Có xa nhau mới biết yêu nhau nhiều. Hỡi người tình chung chỉ đôi ta biết với nhau.
Biệt ly Mai Sơn Phủ
Này đoạn chung tình biết với nhau,

Tiễn đưa ba bước cũng nên câu.
Trên tay khép mở tanh chiều nhạn,
Trước mắt đi về gấp bóng câu.
Nước mắt trên hoa là lối cũ,
Mùi hương trong nệm cả đêm thâu.
Vắng nhau mới biết tình nhau lắm,
Này đoạn chung tình biết với nhau.

Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Huơng trong Lưu Hương Ký Chú thích:
Tanh chiều nhạn: vắng tanh không thấy bóng chim nhạn. Sách Hán Thư chép chuyện Tô Vũ đời Hán đi sứ Hung Nô, bị chúa Hung Nô bắt giữ đày lên vùng Bắc Hải chăn dê. Sau Hung Nô hoà thân với nhà Hán, nhà Hán đòi trả Tô Vũ, nhưng Hung Nô không trả. Sứ Hán bịa chuyện Vua nhà Hán bắn được ở vườn Thượng Lâm có một chim nhạn, buộc ở chân lá thư Tô Vũ bằng lụa. Chúa Hung Nô tưởng chuyện thật mới thả Tô Vũ. Do tích này chim nhạn, hay hồng nhạn (ngỗng trời) được xem như việc chuyễn tin tức.
Gấp bóng câu: Câu là con ngựa non sung sức. Sách Trang Tử có câu: Con người sống giữa trời đất giống như bóng ngựa bạch câu, lướt qua khe cừa.. Chỉ thời gian đi nhanh. Trong thơ chữ Hán của Phạm Đình Hổ, trong Tuyển tập thơ văn. NxbKHXH 1998 có bài Tống Liên Cừ Mai Công phó Vị Hoàng. Tiễn ông Mai người Liên Cừ từ Vị Hoàng. Tôi cho rằng đó là bài thơ Phạm Đình Hổ cùng Hồ Xuân Hương tiễn Mai Sơn Phủ từ bến sông Vị Hoàng đi về Vịnh Phố (Vinh ngày nay). Đó là thời kỳ Phạm Đình Hổ và Xuân Hương thân tình. Mai Sơn Phủ là bạn của cả hai người. Câu Sơ mai hương đậu Hoàng giang vũ. Hoàng giang mưa điểm hương mai nở, có ý trêu Hồ Xuân Hương đang khóc vì xa người tình vì câu đầu Hạ nhật huề cùng xuất cố đô. Gậy trúc mùa hè xa cố đô. Mùa hè đi ra khỏi Thăng Long làm gì có hoa mai nở, chỉ có nước mắt Hồ Phi Mai long lanh khóc tiễn đưa người tình, trong mưa bụi bay phơ phất. Bài thơ viết: Ngày hè chống gậy trúc cùng rời cố đô Thăng Long, đưa người bạn về quê hương từ phía Nam (thành Thăng Long)

Mưa phùn trên sông Hoàng Giang (Nam Định) lất phất đậu trên cánh hoa mai.. Về đến Vịnh phố sắp đến mùa lúa thơm rực vàng cánh đồng mùa thu. Vời ngóng trên non núi Hồng Sơn cây cao lớp lớp. Thi hứng về trên biển thẳm cánh buồm mơ bạn ra đi. Thôi bạn đi, hẹn bạn ngày quay trở lại, cùng rong chơi, hứng gió mát hồ Hoàn Kiếm trên tay áo rộng. Tiễn ông họ Mai người Liên Cừ từ Vị Hoàng Tống Liên Cừ Mai Công phó Vị Hoàng Gậy trúc ngày hè xa cố đô, Hạ nhật huề cùng xuất cố đô,
Giang Nam thương nhớ bóng xa mờ. Giang Nam nam hạ tứ du du.
Hoàng giang mưa điểm hương mai nở, Sơ mai hương đậu Hoàng giang vũ,
Vịnh phố rục vàng thơ lúa thu. Dã mạch tình thâm Vịnh phố thu.
Vời ngóng non cao cây lớp lớp, Vọng nhập tiền sơn khan võng thu,
Hứng về biển thẳm cánh buồm mơ, Hứng tùy thương hải phiềm hư chu.
Người đi hẹn ước ngày quay lại, Lâm ký ước lược quy lai nhật;
Tay áo thung thăng gió Kiếm Hồ. Mãn thụ thanh phong phản Kiếm Hồ. Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ. Nhất Uyên dịch thơ. Giang Nam: do bài Giang Nam Ai Phú của Dữu Tín người Nam Bắc Triều, tỏ lòng nhớ quê, làm quan xa nhà lâu ngày không về quê hương. Từ đó chữ Giang Nam có nghỉa là lòng nhớ quê hương. Mai Sơn Phủ đi xa, trên đường đi gửi về bài thơ Nguyệt Dạ Ca I , Bài Ca Đêm Trăng.I
Trên đường đi nhìn sương móc trắng xóa, trăng sáng chiếu lấp lánh như hạt châu. Sáng lấp lánh chiếu lại hồn ai , Người yêu dịu dàng ơi, giờ nơi phương trời, yêu nhau chẳng gặp lòng bồi hồi. Miếu Thần Nữ Vu Sơn rêu phủ, Đài Sở Vương mây trôi. Anh nhớ những giây phút ân ái nồng nàn như Thần Nữ Vu Sơn và Sở Tương Vương, giờ không còn nữa, rêu phủ, mây trôi.. Đêm trăng thu sáng như thế, như những ngày ta gặp nhau dưới trăng nơi Hồ Tây, nơi Cổ Nguyệt Đường, Người yêu anh ơi, giờ em ở xa xôi. (ngày xưa thích nói chuyện Thần Nữ Vu Sơn với Sở Tương Vương, trong thơ văn, tương tự như ngày nay thích coi phim X) Ca đêm trăng I Nguyệt dạ ca I

Sương như châu, kìa trăng sáng ngời,
Lộ như châu hề nguyệt như sai,
Sáng lấp lánh kìa chiếu hồn ai,
Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài.
Người yêu ơi! giờ nơi phương trời !
Uyển cố nhân hề thiên nhai !
Yêu chẳng gặp lòng bồi hồi.!
Ai bất kiến hề tâm bồi hồi !
Miếu Thần Nữ rêu phủ, Đài hoang Thần Nữ miếu,
Đài Sở Vương mây trôi.
Vân tán Sở Vương đài.

Trang trong sáng như thế !
Minh nguyệt quang như thử

Người ta mơ tưởng giờ nơi đâu rồi.
Ngã tư chi nhân hề, yên tại tai.


Thơ Mai Sơn Phủ, trong Lưu Hương Ký, Nhất Uyên dịch thơ Chú thích:
Thần Nữ miếu: Thần nữ núi Vu Sơn
Đài Sở Vương: nơi Sở Tương Vương nằm mộng thấy giao hoan cùng thần nữ núi Vu Sơn. Nhận được thơ, Hồ Phi Mai họa ngay. Hoa là chữ, nhụy là thơ. Ráng hồng buổi hoàng hôn là xiêm, mây là áo. Nơi nào cùng có hoa có nhụy, có ráng chiều, có mây là nơi ta gặp nhau, cùng gặp nhau lòng ta phơi phới. Nhưng giờ đây thư chàng sao chậm tới. Lòng em, lòng chàng như kẻ đầu sông Tương, cuối sông Tương không gặp nhau nhưng cùng uống nước sông Tương.. Nỗi buồn em chất ngất như Lý Bạch đứng dưới chân núi Thục. Đường qua Ba Thục khó hơn lên trời xanh. Vách núi dựng đá tai mèo lởm chởm..Ngày tháng này lòng em như không gốc rễ, lênh đênh như ngọn cỏ bồng. Mình sẽ gặp lại nhau nơi nào, bao giờ ?

Ca đêm trăng II. Nguyệt dạ ca II Hoa là chữ, này nhụy là thơ, Hoa kỳ tự hề ba kỳ thi,
Ráng là xiêm, này mây làm áo, Hà vi thường, hề vân vi y,
Cùng gặp nhau, chừ lòng ta phơi phới. Diệc ký câu chỉ, hề ngã tâm tắc di.
Lời thư sao chậm tới, Ngữ hạt ký hề thê trì.
Nghe sầu trôi sông Tương, Sầu lưu Tương thủy thích,
Nỗi buồn chân núi Thục. Muộn áp Thục Sơn đê,
Ngày tháng bật rễ lòng, Nhật nguyệt vô căn hề,
Nơi nào gặp lại, ? Tình chi sở chung ?
Biêt hẹn khi nào ? Bất tri kỳ kỳ.? Thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký, Nhất Uyên dịch thơ.
Chú thích:
Tương Giang: bắt nguồn từ núi Duyên, huyện Hưng Yên tỉnh Quảng Tây. Kinh thi có bài thơ: Chảng ở đầu sông Tương, Thiếp ở cuối sông Tương. Cùng sông không gâp mặt, Cùng uiống nước sông Tương.
Núi Thục. Thục Sơn ở phía Đông Nam huyện Tuyên Hưng Tỉnh Giang Tô.. Nhưng trong bài này Xuân Hương nói đến núi Thục trên đường đi qua Ba Thục của Lý Bạch. Nhưng rồi thời gian chờ đợi Mai Sơn Phủ ngày càng dài, Xuân Hương sót ruột viết lên hai bài Tự Thán.

Bài I. Chàng mới đi chưa bao lâu, xa chàng mới thấy rằng chữ duyên, những lời thề hẹn chưa chắc sẽ thành như nắm chắc trong tay. Tình hình thế sự lòng dạ như lửa đốt: Tình hình chiến tranh đang tiếp diễn, tháng ba năm 1801 Nguyễn Ánh đánh chiếm toàn doanh Quãng Nam. Sau đó thừa thắng tiến đánh Đà Nẵng.

Đến tháng 5, Nguyễn Ánh cho thủy quân tiến đánh cửa bể Tư Dung, rồi thừa thắng kéo vào Phú Xuân. Vua Quang Toản bỏ kinh thành chạy ra Bắc, trận chiến tiếp diễn tại Nghệ An, Quận Công Nguyễn Thận, Trấn thủ Tây Sơn tại Hà Tĩnh thua chạy vào Thanh Hóa và bị bắt giết.

Tháng 5 năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lập đàn ở đồng An Ninh, Phú Xuân tế trời đất, lên ngôi đặt niên hiệu Gia Long và tiến quân ra Bắc. Thăng Long sẽ là nơi trận đánh cuối cùng của Triều Tây Sơn trước khi suy tàn, hứa hẹn một cuộc giao tranh khốc liệt..Làng Nghi Tàm có thể là nơi đóng quân, sẽ là một phen lửa khói tơi bời.

Tình hình thế sự như thế, như lửa đốt mà tiếng đồn đại, người đời lòng dạ đổi thay, Xuân Hương muốn say để quên đi.. Tình duyên có được trọn vẹn chăng trong muôn kiếp. Một đời nàng chịu đựng quá nhiều tiếng chua cay của miệng đời.Nỗi mình như thế, nỗi bạn Mai Sơn Phù ra sao ? Vì sao vắng bặt tin, biết hỏi han cùng ai ?

Tự thán I
Con bóng đi về chốc bấy nay,
Chữ duyên nào đã chắc trong tay.
Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt,
Trông suốt nhân tình dạ muốn say.
Muôn kiếp biết là duyên trọn vẹn,
Một đời riêng mấy tiếng chua cay,
Nỗi mình nỗi bạn dường bao nả,
Dám hỏi han đâu những cớ này.

Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký. Bài Tự Thán II cho thấy tâm trạng buồn thảm của nàng: Mấy độ nay, Hồ Xuân Hương như cái xác không hồn, đi về lẩn thẩn. Vì đâu ta phải đeo đẳng ở cái làng Nghi Tàm này. Uống chén trà, nàng cứ nghe khát hoài, nàng cứ uống để còn nghe giọng mình có còn không, vì chẳng nói chuyện được với ai..

Uống chén rượu mừng xuân năm Nhâm Tuất, lòng dạ muốn say.. Nơi quán trà quán sách của nàng, khách xưa đến nồng ấm nay lạnh nhạt ! Tình người như nước mùa thu, đã đầy rồi vơi đi.. Càng thương chàng càng thương thân phận minh. Vì đâu mà duyên nợ phải ra thế này. ?
Tự thán II.
Lẩn thẩn đi về độ mấy nay,
Vì đâu đeo dẳng với nơi này,
Ấm trà tiêu khát còn nghe giọng,
Chén rượu mừng xuân dạ thấy say,
Điếm lữ trông chừng mây đậm nhạt,
Dòng thu xem cở nước vơi đầy,
Thương ai hẳn lại thương lòng lắm,
Này nợ này duyên những thế này.

Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký.


Mối tình Mai Sơn Phủ chấm dứt nơi đây. Ta không biết Mai Sơn Phủ ra sao ? Có ai lục trong gia phả họ Mai làng Liên Cừ ở Vinh, để biết cuộc đời chàng Mai chấm dứt ra sao ? Hoặc phản bội lời thề với Xuân Hương Hồ Phi Mai nên bị chết vì dao búa trong chiến tranh. Hoặc bị cha mẹ hay vợ cả cấm cửa, bắt ra đồng cày ruộng nên không thể nào trở lại Thăng Long học tiếp. ? Hoặc chết vì một cơn bạo bệnh, một trận dịch ?


Có lẽ một tin gì, làm Hồ Xuân Hương đau điếng, không thể viết tiếp trang tình sử với Mai Sơn Phủ.
Lúc này, bỗng đâu có người học trò cũ của cha đến thăm: Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà ở Vĩnh Phú, có thể rước nàng về dạy học cho con. Trong cơn túng quẩn: quán trà ế khách, lớp học Cổ Nguyệt đường thiếu học trò, chiến tranh sắp xảy ra tại Thăng Long. Hồ Xuân Hương cũng liều nhắm mắt đưa chân, Thử xem con tạo xoay vần đến đâu. Năm ấy năm 1801, nàng 29 xuân xanh.

Từ đây khởi đầu một chương mới, Hố Xuân Hương gọi là : Thập tải phong trần quán nhỉ linh. Mười năm lận đận như ăn trộm bịt tai đi trộm chuông. (Mời các bạn đón xem trong số tới) TS PHẠM TRỌNG CHÁNH
phamtrongchanh@free. fr Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Paris V, Sorbonne Mời các bạn tìm đọc những công trình nghiên cứu, nghiêm túc, công phu, tài liệu phong phú, làm sụp đổ toàn bộ các nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm trong cả thế kỷ 20.


Tìm đọc hai tác phẩm vĩ đại và hay nhất của nhân loại, khó dịch, khó đọc được diễn ca trong ngôn ngữ Truyện Kiều để người Việt Nam ai cũng đọc, cũng thưởng thức được.
Tìm đọc những bài thơ tình đau đớn bi thương của Xuân Diệu viết cho người yêu Bạch Diệp, mà lúc sống ông không thể thổ lộ.Ông ký thác Nhất Uyên biên soạn thành tự điển tình yêu.với 65 chương mục.
Tìm đọc tập thơ Tình một nhà thơ hải ngoại, hai nhà thơ lớn Việt Nam Huy Cận, Xuân Diệu trân trọng.
Tác phẩm:
Hồ Xuân Hương, nàng là ai ? Khuê Văn Paris xb 2000.
Nguyễn Du, mười năm gió bụi, và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn Paris 2010
Truyện thơ Odyssée qua 12110 câu thơ lục bát. Khuê Văn . Paris 2005.
Sử Thi Iliade qua 16933 câu thơ lục bát. Khuê Văn Paris 2009.
Tự điển Tình Yêu bằng thơ Tình Xuân Diệu (575 bài thơ tình,trong đó 300 bài chưa xuất bản do chính Xuân Diệu ký thác) Khuê Văn Paris 2011.
Thơ Tình Nhất Uyên, Huy Cận, Xuân Diệu đề tựa. Khuê Văn Paris. 2007.
Chân dung Đoàn Thị Điểm, toàn tập tác phẩm. Khuê Văn Paris 2012.
TS PHẠM TRỌNG CHÁNH Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Paris V, Sorbonne
phamtrongchanh@free. fr

No comments:

Post a Comment