Pages

Wednesday, February 8, 2012

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ TRUNG CỘNG



GIẢM XUẤT CẢNG TQ LIÊN TỤC ĐÃ 4 THÁNG NAY

TIN NÓNG--Đài Truyền Hình EuroNews trong ngày 01.02.2012 lập đi lập lại rằng Bộ trưởng Tài chánh Trung quốc tuyên bố XUẤT CẢNG của Trung quốc đã tụt dốc liên tục trong bốn tháng nay. Điều này gây khó khăn cho những vấn đề Tài chánh của một số Công ty không có trường vốn. Lý do của tụt dốc này, theo ông, đó là việc giảm đặt hàng không phải chỉ từ Hoa kỳ, Liên Au, mà tổng quát từ những Thị trường khác. BÌNH LUẬN--Đây là điều không có gì khó hiểu.

Đã từ mùa hè năm ngoái, khi giao động Thị trường Chứng khoán Aâu châu trở thành trầm trọng do phát hiện những Nợ công chồng chất tại các nước thuộc vùng Euro, chúng tôi đã viết nhiều bài cho thấy tầm ảnh hưởng của nó lên Kinh tế Trung quốc lệ thuộc hoàn toàn vào xuất cảng. Khủng hoảng Kinh tế/ Tài chánh Hoa kỳ và Liên Aâu khiến các Nhà Nước phải đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng, nghĩa là giảm chi tiêu. Đồng thời tốc độ thất nghiệp tăng vọt có nghĩa là quần chúng thiếu lương, thiếu khả năng tiêu thụ. Tình trạng cả Nhà Nước, cả Dân chúng thiếu khả năng tiêu thụ, thì việc giảm đặt mua hàng tất nhiên phải xẩy ra.


Trung quốc không thể giữ mức sản xuất như cũ, thậm chí phải giảm đi, nếu không sẽ xẩy ra tình trạng đường xoáy thụt giá (Spirale déflationniste) tàn phá Kinh tế Trung quốc. Trung quốc có khối dân khổng lồ, nhưng đã không tiệm tiến tăng khả năng tiêu thụ nội địa để nền Kinh tế có độc lập cân bằng giữa đà sản xuất cao và mức tiêu thụ dân chúng tăng lên để bảo đảm tính độc lập Kinh tế của mình. Sự què quặt Kinh tế Trung quốc là ở chỗ đó. Không phải những nhà Kinh tế Trung quốc không biết điều này, nhưng họ bị kẹt vì tính ích kỷ Chính trị độc tài chỉ nhằm làm giầu cho cá nhân và nhóm đảng thiểu số nhất thời mà không nghĩ đến dài hạn của Kinh tế cho mọi người. Gậy ông đập lưng ông vậy.

THẤT NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẢI QUYẾT TIN NÓNG—Thất nghiệp tại những quốc gia tiền tiến, nhất là Liên Aâu, tăng rất nhanh. Nhưng các Chính quyền chỉ đưa ra những chương trình tạo công ăn việc làm cho tương lai như kiểu tranh cử phiếu chính trị. Báo chí cho thấy tình trạng tăng nhanh thất nghiệp này và hy vọng World Economic Forum DAVOS 2012, nơi gặp gỡ cả giới Chính trị và giới Doanh Nghiệp liên quốc gia có những giải quyết nào cụ thể không.

Tờ Le Figaro 24.01.2012 viết theo tài liệu của OIT (Tổ chức Lao động Quốc tế) rằng “Un travailleur sur trois dans le monde, soit 1.1 milliards de personnes, est chomeur ou vit sous le seuil de pauvreté “ (Một người làm việc trên ba, tức tổng quát 1.1 tỉ người, bị thất nghiệp hay sống dưới mức nghèo khổ). Chính yếu về con số thất nghiệp : Bắc Mỹ có 19 triệu, Liên Au 24 triệu, Đông Au và Nga 16 triệu, Đông Á châu (trừ Tầu) 36 triệu, Nam Á châu (trừ Ấn độ) 26 triệu. Tại WEF Davos, vấn đề được đặt ra, nhưng không có hướng giải quyết cụ thể. BÌNH LUẬN—Thực ra vấn đề này không dễ dàng giải quyết.

Thất nghiệp lệ thuộc vào sản xuất thực của Kinh tế. Đối với cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-30, con đường tạo công ăn việc làm là Chính quyền can thiệp vào Kinh tế bằng những Chương trình Kích thích (Stimulus Plans). Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 ở trong những điều kiện khác với ngày nay 2012 về Kỹ thuật sản xuất, về Khả năng Tài chánh của Nhà Nước, về Thị trường Thương mại và Sản xuất quốc gia hay toàn cầu. Ngày nay, những điều kiện cho những Chương trình Kích thích Kinh tế khác đi: *

Kỹ thuật sản xuất: Việc sản xuất là sự tính toán lựa chọn sử dụng Nhân công hay Vốn cho thiết bị Kỹ thuật. Tiến triển Kỹ thuật (Progrès Technologique) ngày nay tiến triển theo hướng thải Nhân công. Hàng hóa cuối cùng (Produits finis) được chia ra những Linh kiện ráp nối theo mẫu nhất định (Pìeces détachées standardisées) để có thể dùng máy móc sản xuất số lượng lớn những Linh kiện nhằm giảm giá thành cho Hàng hóa cuối cùng. Từ Nông nghiệp, Kỹ nghệ đến Dịch vụ, Kỹ thuật tiến trên đà thay thế Nhân lực. Chính vì vậy, những Chương trình Kích cầu Kinh tế nhằm Nhân công bị trở ngại bởi tiến triển Kỹ thuật. *

Khả năng Tài chánh của Nhà Nước: Các Nhà Nước hiện nay đều bị Nợ công chồng chất, nên không những không còn khả năngTài chánh để tài trợ cho những Chương trình Kích thích Kinh tế để tạo công ăn việc làm, mà còn đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng giảm chi tiêu và đồng thời còn moi tiền thêm từ những người thất nghiệp bằng tăng thuế. Phải tăng độ phát triển sản xuất thì mới có thể giảm thất nghiệp. Muốn tăng độ sản xuất thì phải nâng đỡ Khả năng Tiêu thụ của quần chúng. Nếu Khả năng Tiêu thụ của quần chúng và của cả các Nhà Nước đều giảm thiểu, thì làm thế nào tăng độ sản xuất Kinh tế được. *

Thị trường Thương mại và Sản xuất Quốc gia hay Toàn cầu: Việc Toàn cầu hóa Sản xuất và Thương mại đã là nguyên cớ chính cho tình trạng Thất nghiệp hiện nay tại những nước tiền tiến Hoa kỳ và Liên Au. Khi mà những Đại Công ty Liên quốc gia (Grandes Entreprises multinationales) còn chuyển sản xuất sang Trung quốc để lợi dụng khối Nhân lực khổng lồ “thất nghiệp“ của nước này, thì cố gắng của những nước tiền tiến tạo công ăn việc làm và nâng cao mãi lực cho dân nước mình chỉ là giã tràng và tiếp tục giúp đỡ Trung quốc xuất cảng hàng hóa và những đại Công ty liên quốc gia thu thêm lợi nhuận từ chính cố gắng của chính quốc gia mình.

Khối người khổng lồ “thất nghiệp“ Trung quốc là đe dọa cho tất cả những cố gắng tạo công ăn việc làm để giảm thất nghiệp tại các quốc gia khác, nhất là tại những nước tiền tiến Hoa kỳ và Liên Au, nếu vẫn còn giữ việc Toàn cầu hóa Thương mại và Sản xuất. Chính vì điểm này mà World Economic Forum DAVOS 2012 đã nêu ra vấn đề Che chở Kinh tế và Thương mại quốc gia (Protectionnisme Economique et Commercial National). Xin nhớ lại rằng một trong những điều kiện mà KEYNES đặt ra cho những Chương trình Kích thích Kinh tế thời Khủng hoảng 1929-30 là đồng Lương mà Nhân công nhận được phải chi tiêu trong nước, không được thất thoát ra ngoài. VietTUDAN/Nguyễn Phúc Liên Geneva, 02.02.2011

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment