Pages

Friday, July 6, 2012

BIỂN ĐÔNG


 

 Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae

Thanh Phương
Lập cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông, tổ chức diễn tập cho đội tàu hải giám trên Biển Đông, trong những ngày qua, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động phô trương lực lượng nhằm dù dọa những nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh, đặc biệt là Việt Nam.

Theo tờ nhật báo Đài Loan United Daily News số ra ngày hôm qua, 02/07/2012, Trung Quốc vừa thành lập một lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh Quảng Đông, Lữ đoàn Tên lửa Đạn đạo 827, như một phần của chiến lược đối phó với những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh.
Theo nhật báo Đài Loan nói trên, trong số các tên lửa đặt tại căn cứ của lữ đoàn mới này, có các tên lửa Đông Phương -21D và Đông Phương -16. Đông Phương - 21D là lên lửa đạn đạo diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2000 đến 3000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển, với độ chính xác rất cao. Còn Đông Phương - 16 là tên lửa đạn đạo mới, có tầm bắn 1.200 km, tức là xa hơn tầm bắn của các tên lửa đặt hướng về Đài Loan.
United Daily News cho biết, một số nhà phân tích địa chính trị nhận định rằng tên lửa Đông Phương - 21D có thể phá vỡ thế thượng phong của các hàng không mẫu hạm của Mỹ, đặc biệt là trong trường hợp nổ ra xung đột ở vùng eo biển Đài Loan hoặc vùng Biển Đông. Như vậy, nếu Trung Quốc và Việt Nam xảy ra chiến tranh cho tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thủ đô Hà Nội, nằm cách đó chưa tới 1.000 km, sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu tấn công của Lữ đoàn Tên lửa 827. Với căn cứ đặt ở Quảng Đông, như vậy rõ ràng Lữ đoàn Tên lửa 827 được lập ra chính là nhằm hù dọa Đài Loan và những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Tân Hoa xã, hôm qua, 02/07/2012, đội tàu hải giám Trung Quốc đang thi hành nhiệm vụ tuần tra "bảo vệ quyền hải dương định kỳ tại vùng biển Trung Quốc trên Nam Hải ( Biển Đông )" đã tiến hành diễn tập trên biển. Cũng theo Tân Hoa Xã, ngày hôm trước, 01/07, Bắc Kinh đã đưa 4 tàu hải giám đến đảo đá Châu Viên, đảo của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988.
Vào tuần trước, ngày 28/6, theo tin từ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Cũng trong cuộc họp báo đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Nam Sa ( Trường Sa )", có nghĩa là những đội tuần tra sẽ ở trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Ông Cảnh Nhạn Sinh nói thẳng rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại « mọi hành động gây hấn quân sự » từ các nước láng giềng.
Nói chung, kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, bất chấp những áp lực của Trung Quốc, Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động nhằm nhằm răn đe Hà Nội. Hiện giờ, đây chỉ mới là chiến tranh tâm lý, nhưng những hành động nói trên khiến cho khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng con đường hòa bình càng thêm xa vời.

tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Phân tích - Trung Quốc
 
 

VN bác tin tàu bị Trung Quốc 'chặn đuổi'

Cập nhật: 12:53 GMT - thứ tư, 4 tháng 7, 2012
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa ra thông báo khẩn bác bỏ thông tin trên truyền hình Trung Quốc rằng bốn tàu hải giám nước này đã chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV kênh tiếng Anh hôm thứ Ba 3/7 vừa chiếu phóng sự về vụ bốn tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở vùng biển quanh quần đảo Trường Sa với kết quả là tàu Việt Nam "phải rút lui".
Thông báo của TTXVN viết: "Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa".
Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói: "Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa".
TTXVN khẳng định Việt Nam "có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", đồng thời nói việc tàu hải giám “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa "là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực".
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên..."

Đối đầu

Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói "trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra" ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:
"Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa."
Thông tấn xã Việt Nam
"Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức."
Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.
Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
Không rõ những gì xảy ra sau đó.
Phóng sự ngắn của CCTV cho thấy căng thẳng vẫn đang diễn ra ở vùng biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các động thái đối đầu nhau.
Các tàu hải giám Trung Quốc được biết vừa từ căn cứ ở Hải Nam di chuyển xuống tuần tra trong khu vực Trường Sa.

Luật Biển

Hôm 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã phản ứng mau chóng và mạnh mẽ để phản đối dự luật này.
Ngoài các quyết định gọi thầu quốc tế ở chín lô ở ngoài khơi Việt Nam, thành lập thành phố Tam Sa hay thiết lập cơ chế tuần tra 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông, hôm 26/6 Trung Quốc đã điều đội tàu hải giám từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa.
Bốn tàu này đã vượt qua 2.000 hải lý để tới đảo Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương), thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Tân Hoa Xã, thủy thủ đoàn của các tàu hải giám đã tiến hành một cuộc thao diễn đội hình tại đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) vào thứ Hai 2/7.

No comments:

Post a Comment