Pages

Friday, July 6, 2012

TIN BIỂN ĐÔNG




Hệ lụy của lần xuống đường chống Trung Quốc hôm 1/7/2012

2012-07-04
Vào ngày chủ nhật-1/7, một số người dân ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn xuống đường tham gia biểu tình chống lại những hành động và tuyên bố của Trung Quốc bị cho là xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.

Source danlambao
Ôn hoà tập trung ủng hộ Luật biển của Việt Nam cũng bị thẳng tay đàn áp
Những hệ lụy nào xảy ra cho một số người tham gia? Hòa Ái trình bày trong phần sau.
Sau lời kêu gọi biểu tình xuống đường vào ngày chủ nhật-1/7 trên các trang mạng xã hội và của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hàng trăm người Việt cũng như các tu sĩ Phật giáo trong nước đã tập trung về hai thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM để cùng tham gia cuộc tuần hành trong ôn hòa với các biểu ngữ “Ủng Hộ Luật Biển và Hải Đảo 2012”, “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân”, “Nhân dân Việt Nam ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Luật Biểu Tình”…
Ngăn chặn cuộc biểu tình bằng nhiều thủ đoạn

Blogger Huỳnh Công Thuận được công chúng biết đến do bị bắt giữ, gặp nhiều khó khăn, trở ngại với chính quyền địa phương khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Anh Thuận cho Đài RFA biết trong cuộc biểu tình hôm 1/7 vừa qua, do phải đi công tác nên anh Thuận đã không thể tham gia cùng với những người khác. Thế nhưng, khi bước xuống khỏi chiếc xe đang trên đường công tác để mua nước uống, anh Thuận đã bị những người mặc thường phục nhào đến và hỏi mượn điện thoại. Anh Thuận phản kháng không đồng ý thì những người này đã đè anh ra để giựt lấy điện thoại. Anh Thuận vừa chạy về hướng xe của mình vừa tri hô ăn cướp giựt điện thoại. Những người này vẫn đuổi theo đến xe và thò tay vào bên trong xe để cướp lấy điện thoại của anh. Sau đó, công an mặc sắc phục xuất hiện đưa cả người và xe về đồn công an. Anh Thuận nói:
Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi.
Blogger Huỳnh Công Thuận
“Họ dựng chuyện bắt tôi, rồi đưa cả xe cả người về đồn công an từ 9 giờ rưỡi sáng đến 5 giờ chiều. Vô đó, không làm việc gì hết, chủ yếu là  họ cách ly tôi ra khõi (cuộc biểu tình) thôi. Mới đầu thì vòng vo hỏi này, hỏi kia nhưng cuối cùng thì họ nó: ’Anh Thuận thông cảm. Lệnh trên tôi phải giữ anh Thuận, chứ tôi không biết gì hết’”.

Khủng bố - đánh đập
Để bày tỏ tấm lòng yêu nước, trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia, gia đình blogger Huỳnh Thục Vy gồm có 6 người đã tự nguyện xuống đường mà không ai xúi giục như lời Thục Vy nói là công an chụp mũ họ như vậy. Khi 6 người trong
Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
nhóm vừa đến công viên 30/4 tại TP. HCM thì bị công an ập tới xô đẩy, lôi kéo và áp tải cả 6 anh chị em lên xe về đồn công an. Trên xe, những người bị bắt đã hô to “Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam”, “Đã Đảo Trung Quốc Xâm Lăng” đồng thời chống cự lại những hành động thô bạo của công an. Thục vy kể lại: “Ngay cả trên xe buýt, một tên an ninh mặc thường phục, còn trẻ, bóp cổ Huỳnh Trọng Hiếu liên tục trên suốt đường đi. Tôi không thể kêu cứu được. Tôi không biết nói gì hơn là chửi bới người ta đã giết em tôi rồi.”

Anh Huỳnh Trọng Hiếu, em của blogger Huỳnh Thục Vy cho đài RFA biết đã bị bắt giữ ở đồn công an phường Cầu Kho, Quận 1 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, rạng sáng mùng 2/7 mới được thả về. Anh Hiếu không được cho ăn uống trong suốt thời gian 15 giờ đồng hồ bị tạm giữ ở đồn công an. Sau khi lên tiếng phản đối dữ dội nhiều giờ đồng hồ, anh Hiếu mới được cho uống nước. Tuy nhiên, việc phản đối không đồng ý giao nộp điện thoại đã bất thành. Anh Hiếu kể lại:
“Khoảng vài tiếng đồng hồ sau thì họ yêu cầu tôi phải giao nạp điện thoại nhưng mà tôi phản đối việc đó. Họ nói nếu tôi không giao nạp điện thoại thì họ có cách xử lý tôi. Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ.”
Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại phía sau, để tôi lơ lửng trên ghế, dốc ngược đầu tôi xuống đất. Lúc đó có 2 dân phòng khác và một vài công an hình sự ập đến để rút điện thoại trong túi của tôi ra. Sau đó, họ đã đẩy tôi về vị trí cũ
Anh Hiếu
...Lúc đó có 2 dân phòng mà người ta đã sắp xếp từ trước, đã bẻ cổ tôi lại
Bắt cóc - hăm doạ - sách nhiễu

Trong cuộc trao đổi với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, blogger Gió Lang Thang cho biết sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, nhóm của anh bị chặn bắt về đồn công an ở Thủ Đức. Có nhiều người bị đánh trong đó kể cả anh. Blogger Gió lang Thang đề cập đến trường hợp anh Châu Văn Thi (tức blogger Yêu Nước Việt) bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được.

Blogger Nguyễn Tường Thụy chia sẻ trường hợp của anh Trương Ba Không sau khi tham gia biểu tình đã bị chủ nhà không cho thuê nhà nữa. Ông Nguyễn Tường Thụy nói:

...trường hợp anh Châu Văn Thi bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Còn trường hợp anh Phạm Minh Hùng bị bắt giữ vẫn chưa liên lạc được
“Trường hợp hậu quả xảy ra khi biểu tình viên xuống đường là tôi biết trường hợp của anh Trương Ba Không. Thông tin này là trực tiếp từ anh ấy. Trở ngại là công an phường, công an địa phương ép chủ nhà trọ không cho anh ấy thuê nhà nữa. Điều này thể hiện ở văn bản thanh lý hợp đồng giữa anh ấy và chủ nhà trọ. Theo tinh thần của hợp đồng là một tháng, nếu một trong hai bên chấm dứt hợp đồng là phải báo trước một tháng. Thế nhưng mà sau khi anh Trương Ba Không đi biểu tình buổi sáng thì buổi chiều là chủ nhà yêu cầu không tiếp tục cho trọ nữa.”
Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi. Trong cuộc thẩm vấn đối với anh Huỳnh Trọng Hiếu, công an nói rằng muốn biểu tình thì phải xin phép có sự đồng ý của chính quyền mới được tiến hành. Trong khi đó, anh Huỳnh Công Thuận đã từng tranh luận với công an trong những lần bị bắt giữ suốt 4 năm qua rằng theo điều 69 trong Hiến Pháp Việt Nam-năm 1992 quy định công dân có quyền biểu tình.

Nhiều biểu tình viên từng tham gia đợt biểu tình hồi mùa hè năm ngoái cho biết họ đều nhận được giấy mời làm việc vào ngày chủ nhật. Có nhiều người bị canh cửa 24/24, đi đâu làm gì cũng bị theo dõi
Dù cho đến nay luật pháp vẫn chưa có luật Biểu Tình thì hành động biểu tình là một trong những quyền cơ bản của người dân theo Hiến Pháp qui định. Những người dân tham gia xuống đường dù có trình báo với cơ quan chức năng đại diện chính quyền về việc biểu tình ôn hòa của họ như anh Huỳnh Công Thuận vẫn bị đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu.
Trong thời gian chờ đợi chính phủ thông qua luật Biểu Tình có những qui định pháp luật rõ ràng thì những người quan tâm đến vận mệnh quốc gia nói sẽ vẫn tiếp tục tham gia biểu tình và dường như đang chờ đợi một “Hội Nghị Diên Hồng” thời hiện đại trước những lời lẽ và động thái hung hăng của Trung quốc trong việc xâm lấn lãnh thổ và hải đảo của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conseq-ant-chin-prot-07042012071945.html 


Phỏng vấn chư Tăng GHPGVNTN về cuộc biểu tình 1.7
2012-07-04
Đáp ứng lời kêu gọi biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ chống Trung quốc xâm lấn biển đảo và lãnh hải Việt Nam, chư Tăng Ni, Phật tử tại Saigon và Huế đã dự tính đồng loạt xuống đường vào sáng sớm chủ nhật 1.7.

Photo IBIB
Hòa thượng Thích Thiện Hạnh ở giữa, bên phải là Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, ảnh chụp tại chùa Báo Quốc, Huế
Trong bài trước chúng tôi đã phỏng vấn Hòa thượng Thích Viên Định về tình hình ở Saigon. Nay xin tiếp tục cuộc phỏng vấn về tình hình biểu tình của chư Tăng Ni, Phật tử ở Huế.
Cuộc biểu tình biến thành buổi thuyết pháp cho công an
Trong cuộc nói chuyện qua đường dây viễn liên, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thừa thiên – Huế, cho biết chi tiết về các cuộc đàn áp, phong tỏa các chùa Báo Quốc, Long Quang, Bảo Quang, Phước Thành, Thọ Đức, An Tỉnh, v.v… Không cho ai rời chùa đến địa điểm biểu tình ở Đài Tưởng niệm Thánh Tử Đạo gần cầu Trường Tiền. Đặc biệt có trường hợp Hòa thượng Thích Tánh Nhơn ở chùa Từ Hàng trong vùng núi thượng nguồn sông Hương. Hòa thượng cùng với 50 chư Tăng và Phật tử thuê đò về Huế tham dự biểu tình. Nhưng công an ra lệnh ngầm cho người chèo đò lái loanh quanh. Biết vậy Hòa thượng Tánh Nhơn cùng chư Tăng và Phật tử nhảy xuống nước bơi vào bờ tìm đường khác.
Trong câu chuyện, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh tỏ vẻ phấn khởi khi kể câu chuyện vì bị ngăn cấm biểu tình, Hòa thượng ngồi tọa kháng trong sân chùa Báo Quốc, tay đưa cao tấm bảng “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam” đồng thời hòa thượng yêu cầu công an ngồi đối diện nghe Hòa thượng nói lời hơn lẽ thiệt về tinh thần đạo đức và tinh thần yêu nước bảo vệ non sông. Hòa thượng nói :
HT. Thích Thiện Hạnh : Dạ, thưa chị Ỷ Lan. Sáng nay như vậy đó, thì là tất cả các chùa đều bị như quản
Các chư tăng phải quay về vì các ngỏ đường phố ở Huế đều bị ngăn chặn. Photo IBIB
Các chư tăng phải quay về vì các ngỏ đường phố ở Huế đều bị ngăn chặn. Photo IBIB
thúc lại hết. Không có người nào ra khỏi. Hầu hết các chùa ai cũng muốn đi, mà không đi được. Đó là tinh thần của người Tăng sĩ đã tích cực tham gia với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất  (GHPGVNTN) và tuân theo lịnh của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống. Tôi thấy mừng nhứt là cái điểm nớ. Bởi vì cái lực lượng họ quà dày, thành thử không cách nào đi được. Khi nớ bắt đầu gần tới 8 giờ rưởi, tôi đứng dậy tôi đi ra. Hắn như đưa thỉnh mình đi (nghe không rõ), [nhưng] rứa là vô hết. [Tôi] nói không, mấy anh đứng đây để Thầy nói chuyện cái đã.
Họ đứng trước để tôi nói chuyện cho mà nghe. Rồi khi nớ tôi bắt đầu nói chuyện. Tôi hỏi cái lý do vì răng mà Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống phải ra lịnh biểu tình như thế này và tôi phải theo ? Không có mấy khi có ai nói thẳng như tôi mô. Cho nên chỉ có tôi nói, thì các anh phải nghe tôi nói cho rõ ràng để về mà truyền lại cho cán bộ, cũng như cho các cả lãnh đạo các anh em biết.
Đất nước mình cái Thác Bản Giốc đã mất chưa ? Rồi Ải Nam Quan mất chưa ? Rồi đến Biển Đông thì Hoàng Sa, Trường Sa, cái chiếm trước cái chiếm sau, và chừ thì đang thành lập cái Huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, mà lãnh đạo của mình đã có làm được cái chi chưa ? Đến nay a, Trung Cộng ngang nhiên gọi là cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí ở trong lãnh phận của Việt Nam. Rồi răng nữa ? Rồi lại cho Trung Cộng khai thác bô-xít Tây nguyên, mà họ làm nhà, làm cửa, làm đường, làm cơ sở đủ thứ mà dân toàn bộ là dân Trung quốc hết, cán bộ của họ hết, lính giả như người dân nữa cũng như Việt Nam mình.
Thì bây giờ các vị tự hào rằng cho dân, vì dân, của dân, mà Việt Nam tôi thấy cũng không can thiệp chi được cả. Không can thiệp cho dân. Tôi thấy nhục quá, quá sức nhục, tôi tủi thân lắm. Đạo Phật thì chỉ có lấy cái lợi tha để thành tựu cái lợi của mình. Cho nên đạo Phật là đạo Phật rất tội, rất thương dân và nhất là tổ quốc.
Cho nên bổn phận của chúng tôi và Hòa thượng Quảng Độ, là bởi vì thấy là các anh thì thà mất Tổ quốc chớ không thà mất Đảng. Còn Phật giáo chúng tôi a, thì Tổ quốc mất đi thì không còn cái gì cả. Đạo đức cũng mất luôn. Cho nên chúng tôi phải bảo vệ Tổ quốc, là để bảo vệ Chánh pháp. Đó là cái cấy mà chúng tôi thấy, thứ nhất, là Phật giáo thì anh chia ra làm hai rồi. Anh nắm phần nông như thị kiến rồi, anh đã cho họ cái bộ mặt thôi mà không cho cái đầu. Mấy lúc ni bao nhiêu tôn giáo bị cực khổ như vậy, mà Phật giáo thì nghênh ngang (nghe không rõ), không thể lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho một đảng phái chính trị.
Cho nên chi, là chỉ có trên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thật sự muốn được gì cho đất nước, thì đất nước cho nó phồn thịnh một chút, lãnh đạo cho nó khí phách một chút. Còn tôn giáo thì làm việc cho nó
An ninh phối hop85 với công an trước cổng chùa Giác Hoa ngăn chư tăng đi biểu tình. (Hình: PTTPGQT)
An ninh phối hợp với công an trước cổng chùa Giác Hoa ngăn chư tăng đi biểu tình. (Hình: PTTPGQT)
đúng chánh đạo một chút. Cho nên chi là tôi thấy các anh đã sai lầm rất nhiều đối với Phật giáo. Nhưng mà tôi thấy các anh nhỏ quá, tôi nói cho các anh biết vậy thôi. Cho nên chi Hòa thượng Quảng Độ và chúng tôi, trước đây có Ôn Huyền Quang nữa, không những ngày hôm nay mà đã ba bốn nhiệm kỳ trước đây. Các anh mới nhiệm kỳ này các anh không biết chi cả. Chúng tôi đã đấu tranh từ năm 1981 cho đến bây giờ. Giáo hội Thống nhất bị nhà nước tướt đoạt đi, cho nên chúng tôi đã đấu tranh để giành lại cái pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cho nên chi [đối với] GHPGVNTN, thì Đạo pháp và Dân tộc thịnh cùng thịnh, suy cùng suy.
Cho nên cũng cảm thấy không được đi là tôi cũng mừng lắm. Bởi vì tôi không được đi, tôi cũng thành tựu, tôi thành tựu được cái cái mà tôi thấy thứ nhất là thấy thêm cái tâm địa của các anh với tổ quốc, đối với dân tộc, đối với những ngưởi dân. Cho nên chúng tôi đã đi biểu tình. Bởi vì tôi thể hiện được tinh thần của một người dân sống trong một đất nước mà ngoại quốc nó đang muốn lâm le xâm chiếm thì mình phải có bổn phận.
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh, huống nữa là thầy tu. Thành thử tôi mừng lắm. Anh không cho tôi đi tôi mừng lắm. Bởi vì tôi mừng là cái tôi được toàn phần, mà các anh không được cái chi hết. Nếu các anh để tôi về dưới kia thì các anh được chia phần với tôi. Vì thế nào trên thế giối ni thì họ cũng thấy chớ, thấy mỗi chùa thì năm, sáu chục người tới canh gác một hai người. Lãng phí của công quá. Tiền các anh, chừ lương người dân đóng góp, mà đem đi đàn áp dân, rồi đàn áp tôn giáo mà nhứt là Phật giáo. Tôi mong rằng các anh chuyển tải cái tâm niệm chân thật của tôi đến với lãnh đạo các anh để cho họ biết.
Đoàn sinh Gia Đình Phật tử cũng bị ngăn chặn
Ỷ Lan : Về tình hình các đoàn sinh Gia Đình Phật tử, một phong trào trẻ có nhiều trăm nghìn đoàn sinh, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo cho biết :
Lê Công Cầu : Thưa chị tình hình ở Huế nó xẩy ra rất phức tạp. Bắt đầu từ ngày hôm qua thì chính quyền bắt đầu có động thái ngăn chận. Riêng bản thân em thì lúc 15 giờ 30 chiều hôm qua thì công an tỉnh và công an thành phố đã đến gặp. Họ nói rằng yêu cầu anh hai điều. Điều thứ nhất anh yêu cầu quý ngài nên ngưng cái cuộc biểu tình. Và điều thứ hai, là anh không nên có mặt tại cuộc biểu tình đó.
Em thưa với họ cuộc biểu tình không phải là chuyện đơn giản. Đây là lời kêu gọi của ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và đã loan truyền trên mạng toàn cầu, cả thế giới đều biết. Cho nên việc đó không thể là chuyện dừng lại.
Phật giáo mang tinh thần từ bi và cứu khổ. Vì tinh thần đó cho nên Phật giáo phải dấn thân. Phật giáo không muốn rằng con dân Việt Nam tám mươi lăm triệu người phải làm nô lệ cho Trung Cọng. Cho nên Phật giáo phải dấn thân để cứu đất nước. Tôi phải có mặt vì tôi là người lãnh đạo Gia Đình Phật tử. Sau đó họ chào ra về.
Em nghĩ như vậy là xong, nhưng khoảng 8 giờ rưởi tối, thì một phái đoàn gồm độ mười người gồm có Chủ tịch Mặt trận và Phó công an của phường Trường an cộng thêm đại diện các ban ngành, cả phụ nữ nữa, đến nhà nói là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức biểu tình là hoàn toàn sai trái. Bởi vì lý do thứ nhứt là Giáo hội bất hợp pháp, mà bây giờ Giáo hội kêu gọi biểu tình là Giáo hội vi phạm luật pháp. Họ nói chúng tôi về đây đặt thẳng với anh một điều là anh không được có mặt tại cuộc biểu tình. Em trả lời với họ các anh nói thì tôi xin ghi nhận. Nhưng quyết tâm của tôi là tôi phải có mặt tại cuộc biểu tình đó. Họ ra về. Em phát hiện chung quanh nhà mình công an, dân phòng rất là nhiều, canh gác cẩn mật.
Sáng hôm nay, đúng 7 giờ rưởi là em mặc nguyên đoàn phục Gia Đình Phật tử để lên đường. Khi đi ra khỏi nhà thì thấy công an và dân phòng đứng rất nhiều. Nhưng họ không chận mình ngay trước nhà mình. Có lẽ tại đây là chỗ đông người cho nên họ không muốn những hình ảnh không đẹp. Họ đợi khi em đi xuống gần giốc Bến Ngự thì khi đó họ mới chạy theo và em thấy loáng thoáng có một đoàn từ giốc Bến Ngự đi lên họ chận lại. Chận lại họ nói anh không được đến tham gia cuộc biểu tình. Chúng tôi đã quyết định không cho anh đi. Cho nên em quyết định lui. Đến  nhà thì người ta vẫn tiếp tục ngồi canh gác tại nhà cho đến hơn 12 giờ trưa họ mới rút về.
Ỷ Lan : Còn Gia Đình Phật tử các nơi thì sao ?
Lê Công Cầu : Vì tình hình khó khăn, các đường dây mạng bị cắt, rồi điện thoại bị gián đoạn, cho nên mới chỉ nhận được từ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết gửi về. Còn những tỉnh khác thì chưa có.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Huynh trưởng Lê Công Cầu.
(Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris)

Video: Biểu tình chống Trung Quốc ngày 0

 

Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa

Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)
Tàu hải giám của hải quân Trung Quốc (DR)

Trọng Nghĩa
Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.

Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.
Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.
Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.
Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.
Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.
Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.
Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.
Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua, loan báo là họ đã tiến hành các cuộc “tuần tra võ trang” tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là “khiêu khích quân sự”, ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120704-trung-quoc-cho-tau-hai-giam-duoi-tau-viet-nam-khoi-vung-bien-truong-sa
 

No comments:

Post a Comment