Pages

Saturday, September 1, 2012

LÊ VIỆT ĐIỂU * NHỮNG CHUYẾN ĐI


Có Những Chuyến Ði
Lê Việt Ðiểu
Mỗi sáng tôi lái xe qua con đường nầy, rời exit vòng quanh một ngã tư, mừng vui khi rời xa lộ và đi vào sở (Xa lộ mỗi sáng trên đường đi làm thường bận rộn vì quá nhiều xe-một vấn nạn về giao thông-nước Mỹ chưa giải quyết nổi)
Chắc tôi có duyên với phi trường (nói một cách tử vi đẩu số -theo má tôi-thì cung thân của tôi phải có Thiên Di-Thân cư thiên di) và những chuyến bay cho nên cả hai công ty tôi làm việc đều có văn phòng gần phi trường (Và tôi đi công tác thường xuyên bằng phi cơ) Văn phòng công ty thứ nhất nằm ngay cổng vào phi trường, sau khi từ giã nó để đến làm cho một công ty khác, và văn phòng của công ty thứ hai (như một định mạng khó cắt lìa) lại gần phi trường, cổng saụ Và như thế mỗi sáng tôi đều đi ngang qua phi trường. Những chuyến bay mỗi sáng sớm (thường thường) khiến lòng tôi se lại (Tôi không biết lý dọ)
Nếu mỗi sáng trên xa lộ từng đoàn xe nối đuôi đến sở làm, nơi phi trường cũng có những chiếc phi cơ nối đuôi nhau ra phi đạo và lao vào không gian. Nhũng chiếc phi cơ mang nhiều quốc tịch, nhiều màu cờ khác nhau nối đuôi rời khỏi không phận thành phố để trở về nơi nó đã đến, hoặc mang đi những khách sẽ trở về. Tôi nghĩ lan man về những chuyến đi. Có một lần đứng ở bao lơn trên tầng cao của nhà đợi, tôi nhìn thật gần những chuyến bay đến và đi. Nhìn những chiếc phi cơ từ trên tầng mây cao chợt xuất hiện và từ từ lấy toạ độ vào phi đạo giống như những con cá khổng lồ đang lặn xuống đáy sâu bình yên, giã từ những cơnng xôn xao trên mặt biển. Những chiếc phi cơ nhẹ nhàng chạm bánh xuống phi đạo tạo nên những tiếng két két và một chút bụi mù. Nhìn theo những chuyến bay và chợt nhớ. Bụi tro dĩ vãng không hẹn mà sao cùng kéo về đầy ắp não bộ.
Ngày đầu tiên đến thành phố đầy nắng ấm và hoa vàng rực rỡ (từ chốn đồi cao tuyết phủ) tôi đã có cảm giác mất mát, hụt hẫng. Chiếc phi cơ chạm bánh xuống phi đạo như hất bổng tôi lên và ném vào một nơi hoang mang cùng tột, đầy xáo trộn bất an. Nhưng, chẳng bao lâu sau mọi chuyện trở lại bình thường. Cảm giác về nơi ở mới cũng như thế. Tôi làm quen nơi chốn mới lạ, tìm việc làm, mướn chỗ ở. Trong vòng 2 tháng đổi chỗ làm hai nơị Công việc văn phòng thật nhàm chán và có nhiều thời gian rảnh rổị Những người làm thương mại có lẽ sẽ kêu lên tại sao tôi có quá nhiều thời gian để suy tư vớ vẫn trong khi họ qua bận rộn với những schedule làm việc kín mít từ thứ hai cho đến thứ sáủ Trời cho.
Từ căn phòng trên tầng lầu thứ 5 nhìn vào phi trường rộng mênh mông với những hàng đèn nhấp nháy xanh đỏ, những chiếc Boeing 747ng soài xoải cánh bình an chờ đợi lần tung mây kế tiếp. Tôi nhìn mỗi ngày không chán mắt. Rồi tẩn mẩn nghĩ ngợi "Có thể tôi đã ngồi trong lòng nó một lần nào đó trong những chuyến ra đi của tôi". Tại sao thế nhỉ. Tại sao tôi cứ mãi ra đi không một nơi dừng chân? Không có ai kiềm giữ nổi con ngựa chứng bất kham? Hay tôi chưa có một tình yêu đủ để làm một mái ấm gia đình? Con chim Ương cần chiếc cánh kia của con Uyên đề bay về miền nắng ấm? Con Uyên ở đâu ?
Tôi chợt nhớ đến Thành-tên nghe thật hay Trần Trung Thành-Và rồi uyên uơng vẫn phải chia xạ Rời hải đảo Hạ Uy Di tôi về vùng Hy Mã Lạp Sơn Mỹ quốc. Thành phố Boulder giữ chân tôi thật lâu, và tôi đã gặp chàng. Câu chuyện như chiêm bao.
Người chủ sự phòng khám bệnh dẫn đến cho tôi một người và giới thiệu: - Ðây là anh Thành. Cô có thể làm quen và ...tùy cô. - Chào anh Thành. Chúng ta có thể ra ngoài kia nói chuyện một chút được không? - Dạ thưa được. Thành nhỏ nhẹ như cô gái quê e lệ, và bở ngỡ lúng túng như hẹn hò tình nhân lần đầụ Anh đang đối diệin sự ngổ ngáo, mạnh bạo, thoải mái, cởi mở có lẽ anh chưa từng quen. - Anh mới đến? Tôi kéo ghế ngồi. - Dạ mới đến. - Trước đây anh ở tiểu bang nàỏ - Không. Tôi mới vừa đến từ Việt Nam. - Okaỵ Tên tôi là Thi Thị Tôi đang cần một số bệnh nhân để thực tập. Tôi đang học nha khoạ Anh có bằng lòng làm bệnh nhân của tôi không? - Tôi chẳng biết nữạ Tôi hiện chưa có bảo hiểm y tế. Tôi đang đợi chờ để xin. Hôm nay tôi đến ghi tên xin khám răng nhưng chưa có bảo hiểm đang ngồi chờ giải quyết thì có nhân viên đề nghị đến gặp cô. - Ô, thì ra thế. Anh nên biết ở đây anh không có bảo hiểm y tế thì rất khó đi làm răng hoặc khám bịnh. Có bệnh viện miễn phí nhưng phải chờ đợi rất lâu. Còn tôi đang thực tập cho nên tôi phải đi kiếm bệnh nhân. Thành ngập ngừng: - Như thế thì cô giải quyết trường hợp của tôi như thế nào? - Anh hiều lầm rồi .Tôi không phải là người có trách nhiệm giải quyềt trường hợp của anh. Tôi chỉ nhờ anh làm bệnh nhân cho tôi mà thôi. Nếu anh bằng lòng thì tôi sẽ khám răng cho anh.
Mọi chuyện sau đó ổn thỏa nhẹ nhàng, và Thành là bệnh nhân. Nếu mọi việc trôi xuôi như mưa trên trời đổ xuống thì mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nầy: Thành và tôi sẽ yêu nhau, một câu chuyện tình rất tiểu thuyết bắt đầu bằng cô nha sĩ thực tập và Thành là bệnh nhân. Lửa gần rơm dễ bén, Thành không đến nổi xấu trai, anh có trình độ (Mặc dù hơi quê-quê của người Việt Nam mới định cư tại Mỹ) và tôi là cô gái chưa chồng. Tình yêu sẽ đến rất nhẹ nhàng có thể kết thúc một đám cưới dễ dàng. Nhưng đó chỉ là chuyện tiểu thuyết. Trên thực tế, tình yêu có xảy ra giữa hai chúng tôi, và anh là Trần Trung Thành, tên chẳng giống người-Chúng tôi đã xa nhau đoạn kết.
Mẹ tôi qua đời, và trước khi nhắm mắt, ước nguyện cuối cùng của người: "Mẹ không muốn con suốt ngày nhìn vào răng của người ta mà làm kế sinh nhaị Mẹ khiếp lắm." Tôi không biết lý do nào mẹ tôi đã mang ấn tượng không mấy đẹp về người nha sĩ. Tôi thương mẹ nên đã hứa. Ðã lỡ hứa, tôi phải thực hiện. Tôi bỏ dỡ chương trình vàchuyển ngành. Phần chàng, sau những năm đầu bở ngở, chàng trở lại trường theo đề nghị của tôi. Chàng tốt nghiệp. Lần đầu tiên sau nhiều năm quen nhau tôi đến thăm chàng tại nhà (Chàng nói: Ðể chuẩn bị cho một đám cười thật linh đình.)
Căn nhà mới mua còn thơm mùi sơn mới, thảm mới và sân cỏ mới trồng: - Em vào nhà anh giới thiệu với mẹ anh. - Okaỵ Lần đầu tiên gặp mẹ anh em hồi hộp lắm. Nhà đông anh chị, cha Thành bỏ mình trong trại tù. Người mẹ: - Chị quen thằng Thành nhà tôi bao lâu rồỉ Ồ mấy năm rồi cơ à. Thế sao hôm nay mới đến. Thế chị đang làm gì ở đâủ Tôi chẳng nghe thằng Thành nói gì cả.
Nếu biết trước nó xảy ra như thế thì tôi không nên nhận lời ở lại ăn bữa cơm tối. Bữa cơm chiều hôm đó thật không thích hợp cho tôi chút nào . Người anh cả của Thành đã lập gia đình, mấy anh chị kế có người đến Mỹ trước đã mua nhà riêng (Nhà bên cạnh cùng chung hàng rào) có người còn ở Việt Nam. Các cháu của Thành đều ở chung nhà. Một nhà từ trên xuống dưới chịu sự kiểm soát của mẹ Thành không ai có một lời phàn nàn. Có thể bà lớn hơn má tôi nhiều, nhưng trông bà khoẻ mạnh hơn má tôi. Răng bà đen bóng, chân tay khoẻ mạnh, da dẻ bà hồng nhuận. Trông vào bà người ta có thể biết bà có một quá khứ vàng son nhung lụa. Có một điều không thích hợp cho tôi: Bà rất độc đóan và Thành là con út trong nhà. Chẳng những thế Thành vâng lời mẹ như một chú bé học trò.
Những lần đến chơi nhà sau đó tôi đã nghe loáng thoáng những lời bình phẩm về cách ăn mặc, đi đứng, suy nghĩ của tôị "Ái dà, chạm đến đời sống riêng tư của tôi rồi". Tôi không thể chịu được sự phục tùng quá độ trong nếp sống ở nhà Thành. Chàng nói: - Áo mặc sao qua khỏi đầu. Làm con gái phải biết tam tòng tứ đức. - Ái dạ Cái gì tam tòng tứ đức đây anh. Em có nghe mẹ nói nhưng chuyện đó lâu rồi. - Chúng ta là người Việt mà em. Tôi cười: - Anh cổ lổ còn hơn mấy ông cụ trong hội cao niên. Chàng nghiêm mặt: - Phép tắc không thể bỏ được em ạ. Người Mỹ họ tự do quá trớn em không thấy đó sao ? - That's okaỵ Nhưng mình đâu có copy tất cả. Thành vẫn chống chế: - Người Việt Nam có tập quán của người Việt Nam, đâu có thể để mai một đồng hóa với xứ ngườỉ - Ai ya! Thế nào là đồng hóa anh nói em nghe coỉ - Nhưng em ăn mặc thế kia trông hấp dẫn thật...như mẹ anh bảo lố lăng. Tôi hết chịu nổi và bật cười lớn: - Mùa hè ông tướng à. Một năm chỉ có mỗi vài tháng hè ấm áp, anh nhìn ra ngoài kia coi. Cả thành phố người ta tươi mát như thế. Có đâu như các chị của anh...trùm kín không khác gì mấy người Ai Cập, Ba Tu .
Thành im lặng. Các buổi đi chơi ngày càng khó chịu hơn, gò bó hơn và tôi quyết định ra đi khỏi chốn nàỵ Miền Tây Hoa Kỳ nắng ấm, cóng biển, có vị mặn của biển trong không khí. Tôi đã ra đi.
Hôm nay trời bắt đầu rắt giọt nắng đầu tiên xuống thành phố sau mấy tuần vào Xuân không có nắng. Không khí còn hơi ẩm, các thảm hoa dọc theo các xa lộ đã khoe màụ Và tôi chuẩn bị cho một mùa hè-Mùa Hè đầu tiên trên bãi biển, tôi nghĩ đến Santa Cruz. Chiều thứ Sáu nôn nao, ngoài khung cửa kiếng, những chiếc phi cơ vẫn lên xuống đều đều. Tôi không muốn có những chuyến đi ngoài dự định. Lê Việt Ðiểu

No comments:

Post a Comment