Pages

Saturday, September 1, 2012

HOÀNG THI THƠ

Nhạc sĩ HOÀNG THI THƠ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vừa qua đờøi tại nhà riêng của ông ở thành phố Glendale, Nam California vào ngày 23 tháng 9 năm 2001. Những năm gần đây, Hoàng Thi Thơ mắc phải bệnh đau tim và ông bắt buộc phải ngừng sáng tác .

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1928 (Mậu Thìn) tại làng
Bích Khê,Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật năm 1945 khi ông còn học ở bậc Trung Học tại Huế. Tháng 10 năm 1950, khi xong bậc Tú Tài, Hoàng Thi Thơ vào học Đại Học Hậu Hiền, Thanh Hóa và cuối năm 1952 ông rời kháng chiến, vào Saigon lập nghiệp.
Mặc dù sáng tác của ông khởi đầu từ năm 1949 với bản nhạc đầu tay, bài «Xuân chết trong lòng tôi» đánh đấu ngày kết thúc những năm kháng chiến, nhưng đến năm ông vào Saigon, sự nghiệp sáng tác của Hoàng Thi Thơ mới thật sự thăng hoa. Bạn bè còn nhớ những năm đầu tiên vào Saigon, ở trên lầu đường Phạm Ngũ Lão, ông viết một số ca khúc thời sự như «Cô gái mới», «Vũ khúc yêu đời» v.v... mà người ta thường thấy ông cùng em bé Yến Tuyết trình bày ở các sân khấu đại nhạc hội hay trong những màn văn nghệ phụ diễn trước khi chiếu phim tại các rạp xi-nê.
Rồi sau đó, một số ca khúc viết về quê hương, đầy tình tự dân tộc như «Gạo trắng trăng thanh», «Duyên quê», «Rước tình về với quê hương», «Trăng rụng xuống cầu» v.v..., những bản nhạc rất hợp với hai giọng ca Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết.
Hoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ rất nổi tiếng ở Việt Nam. Những sáng tác của ông rất đa dạng, rất phong phú. Hoàng Thi Thơ sáng tác nhiều loại nhạc, từ nhạc quê hương đến lãnh vực nhạc truyện như «Lời thề của loài hoa trắng», «Chuyện tình cô lái đò bến Hạ», «Chuyện tình người trinh nữ tên Thi»...
Ở địa hạt nào, Hoàng Thi Thơ cũng đều thành công . Trong lãnh vực nhạc tình, Hoàng Thi Thơ cũng thành công rạng rỡ. Từ «Tà áo cưới», «Đường xưa lối cũ» tới «Tạ tình», «Thôi chia ly từ đây», rồi «Ai buồn hơn ai», «Ai nhớ chăng ai», «Niềm đau của cát»..., Hoàng Thi Thơ làm say mê thính giả bằng nét nhạc duyên dáng, những âm thanh phù thủy làm rung động lòng người, hòa cùng lời ca lãng mạn, thật trữ tình mà mới nghe qua, ai cũng biết là của Hoàng Thi Thơ ù theo cung cách của Hoàng Thi Thơ và rất Hoàng Thi Thơ.
Bài «Tà áo cưới» của Hoàng Thi Thơ, một trong số nhiều bài tình ca của ông, đã một thời là một trong số những bài ca ấp ủ trong tim của những nam nữ thanh niên. Những bài nhạc tình cảm của Hoàng Thi Thơ là thiên hình vạn trạng. Nhà ảo thuật âm nhạc Hoàng Thi Thơ chẳng những dùng ngôn ngữ âm thanh để diễn tả một khung cảnh tình tự mà còn trau chuốt phần lời.
Một loại nhạc khác nữa, loại nhạc vui nhưng chất chứa tình cảm của Hoàng Thi Thơ, như bài «Ô kìa đời bỗng dưng vui». Ngoài những ca khúc, trường ca, hoạt cảnh, Hoàng Thi Thơ còn viết nhạc kịch như «Từ Thức lạc lối Bích đào», «Dương Quý Phi», «Ả đào say» , «Cô gái điên»...và sáng tác những loại nhạc đặc biệt dùng cho những màn vũ dân tộc như vũ múa trống , vũ lên đồng, vũ múa nón, múa xòe, múa xập xõa.. v.v... như điệu nhạc mà Hoàng Thi Thơ dùng để làm nhạc nền cho màn vũ dân tộc «Quê hương ta» chúng ta thấy thường được trình diễn trong phòng trà Maxim's và trên truyền hình ngày trướùc ở Saigon với sự hợp tác của hai vũ sư Trịnh Toàn và Lưu Hồng.
Một bản nhạc khác của Hoàng Thi Thơ trong số hơn 600 ca khúc của ông, bài «Rong chơi cuối trời quên lãng», một bài nhạc mà Hoàng Thi Thơ viết với thể điệu luân vũ, thoạt nghe như vui mà dào dạt buồn.
Hoàng Thi Thơ lập gia đình với nữ ca sĩ Thúy Nga vào năm 1957 và có được 4 người con, 3 trai một gái mà người con trưởng là nhạc sĩ Hoàng Thi Thi, nối nghiệp cha mà cũng là một kỹ sư. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ qua đời, để lại cho chúng ta một kho tàng âm nhạc đồ sộ với trên 600 ca khúc vô cùng quý báu, đóng góp không ít vào lịch sử âm nhạc Việt Nam.

No comments:

Post a Comment