Pages

Thursday, October 13, 2016

ĐẠI HỌC DANH TIẾNG- VĂN HÓA VIỆT NAM- TRUYỆN HOA KỲ

Saturday, September 15, 2012

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẠI HỌC Á CHÂU



200 ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU Á CHÂU
Trần-Đăng Hồng, PhD
Hàng năm Công Ty Đánh Giá Đại Học - QS World University Rankings – công bố kết quả đánh giá đại học trên khắp thế giới dựa theo 6 tiêu chuẩn tuyển chọn: (i) Thang điểm về danh tiếng đại học (Academic reputation score), (2) thang điểm danh tiếng về tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại các doanh nghiệp nỗi tiếng (Employer reputation score), (3) thang điểm về sỉ số sinh viên/giáo sư (Faculty – student ratio score), (4) thang điểm về giảng dạy cho quốc tế (International Faculty score), (5) thang điểm về số lượng sinh viên quốc tế (International students score), và (6) thang điểm về tài liệu nghiên cứu (publication) được ghi trong tài liệu tham khảo (citations per Faculty score). Từ 6 thang điểm này kết hợp thành thang điểm tổng kết (Overall score) đánh giá của mỗi đại học.
            Trong thượng tuần tháng 9/2012, cơ quan đánh giá QS công bố kết quả toàn cầu (đọc http://khoahocnet.com/2012/09/12/tran-dang-hong-phd-200-dai-hoc-hang-dau-the-gioi-nam-2012/), vùng Châu Mỹ và Á Châu. Riêng Á Châu, QS cho kết quả đánh giá 300 đại học. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày danh sách 200 đại học hàng đầu của Á Châu để dễ dàng so sánh với danh sách thế giới (Bảng 1).

Bảng 1. Danh sách 200 đại học hàng đầu của Á Châu năm 2012
(http://www.topuniversities.com/university-rankings/asian-university-rankings/2012)


1 - The Hong Kong University of Science and Technology (Hong Kong)
2 - National University of Singapore (NUS) (Singapore)
3 - University of Hong Kong (Hong Kong)
4 - Seoul National University (South Korea)
5 - The Chinese University of Hong Kong (Hong Kong)
6 - Peking University (China)
7 - KAIST - Korea Advanced Institute of Science & Technology (South Korea)
8 - The University of Tokyo (Japan)
9 - Pohang University of Science And Technology (POSTECH) (South Korea)
10- Kyoto University (Japan)
11 - Osaka University (Japan)
12 - City University of Hong Kong (Hong Kong)
13 - Tokyo Institute of Technology (Japan)
14 - Tohoku University (Japan)
15 - Tsinghua University (China)
16 - Yonsei University (South Korea)
17 - Nanyang Technological University (NTU) (Singapore)
18 - Nagoya University (Japan)
19 - Fudan University (China)
20 - National Taiwan University (NTU) (Taiwan)
21 - Korea University (South Korea)
22 - Kyushu University (Japan)
23 - Hokkaido University (Japan)
24 - Sungkyunkwan University (South Korea)
25 - Zhejiang University (China)
26 - The Hong Kong Polytechnic University (Hong Kong)
27 - University of Science and Technology of China (China)
28 - Nanjing University (China)
29 - Shanghai Jiao Tong University (China)
30 - Keio University (Japan)
31 - National Tsing Hua University (Taiwan)
32 - University of Tsukuba (Japan)
33 - Hanyang University (South Korea)
34 - Indian Institute of Technology Bombay (IITB) (India)
35 - Universiti Malaya (UM) (Malaysia)
36 - Indian Institute of Technology Delhi (IITD) (India)
37 - National Cheng Kung University (Taiwan)
38 - Mahidol University (Thailand)
39 - Kobe University (Japan)
40 - Ewha Womans University (South Korea)
41 - Kyung Hee University (South Korea)
42 - Waseda University (Japan)
43 - Chulalongkorn University (Thailand)
44 - Hiroshima University (Japan)
45 - Beijing Normal University (China)
45 - Indian Institute of Technology Madras (IITM) (India)
47 - Indian Institute of Technology Kanpur (IITK) (India)
48 - Hong Kong Baptist University (Hong Kong)
49 - National Chiao Tung University (Taiwan)
50 - National Yang Ming University (Taiwan)

51 - Sogang University (South Korea)
52 - Chiba University (Japan)
53 - National Central University (Taiwan)
54 - National Taiwan University of Science And Technology (formerly National (Taiwan) Institute of Technology) (Taiwan)
55 - Xi'an Jiaotong University (China)
56 - Indian Institute of Technology Kharagpur (IITKGP) (India)
57 - Sun Yat-sen University (China)
58 - Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM) (Malaysia)
59 - University of Indonesia (Indonesia)
60 - National Sun Yat-sen University (Taiwan)
61 - Tokyo Medical and Dental University (Japan)
62 - Osaka City University (Japan)
63đh - Pusan National University (South Korea)
63 đh - Universiti Sains Malaysia (USM) (Malaysia)
64 - Taipei Medical University (Taiwan)
65 - Indian Institute of Technology Roorkee (IITR) (India)
66 - Tongji University (China)
67 - Nankai University (China)
68đh - Inha University (South Korea)
68đh - University of the Philippines (Philippines)
69 - Hankuk (Korea) University of Foreign Studies (South Korea)
70 - Kyungpook National University (South Korea)
71 - Tianjin University (China)
72 - Nagasaki University (Japan)
73 - Tokyo University of Science (TUS) (Japan)
74 - Universiti Teknologi Malaysia (UTM) (Malaysia)
75 - Tokyo Metropolitan University (Japan)
76 - Universiti Putra Malaysia (UPM) (Malaysia)
77 - Kanazawa University (Japan)
78 - University of Delhi (India)
79 - Wuhan University (China)
80 - Tokyo University of Agriculture and Technology (Japan)
81 - Yokohama City University (Japan)
82 - Chung-Ang University (South Korea)
83 - University of Seoul (South Korea)
84 - Harbin Institute of Technology (China)
85 - Southeast University (China)
86 - Ateneo de Manila University (Philippines)
87 - National Taiwan Normal University (Taiwan)
88 - Kumamoto University (Japan)
89 - Indian Institute of Technology Guwahati (IITG) (India)
90 - Okayama University (Japan)
91 - Chiang Mai University (Thailand)
92 - Chang Gung University (Taiwan)
93 - Niigata University (Japan)
94 - The Catholic University of Korea (South Korea)
95 - Shanghai University (China)
96 - Beijing Institute of Technology (China)
97 - Renmin (People’s) University of China (China)
98 - Huazhong University of Science and Technology (China)
99 - University of Ulsan (South Korea)
100 - Hallym University (South Korea)

101 - Beihang University (former BUAA) (China)
102 - Ajou University (South Korea)
103 - Chonbuk National University (South Korea)
104 - University of Science and Technology Beijing (China)
105 - National Chung Hsing University (Taiwan)
106 - Gifu University (Japan)
107 - Osaka Prefecture University (Japan)
108 - National University of Sciences And Technology (NUST) (Pakistan)
109 - Shinshu University (Japan)
110 - Thammasat University (Thailand)
111 - Gunma University (Japan)
112 - Xiamen University (China)
113 - Bandung Institute of Technology (ITB) (Indonesia)
114 - National Chengchi University (Taiwan)
115 - Yokohama National University (Japan)
116 - Konkuk University (South Korea)
117 - Toyota Technological Institute (Japan)
118 - Universitas Gadjah Mada (Indonesia)
119 - Shandong University (China)
120 - Chonnam National University (South Korea)
121 - Lingnan University (Hong Kong) (Hong Kong)
122 - East China University of Science and Technology (China)
123 - East China Normal University (China)
124 - Jilin University (China)
125 - Yamaguchi University (Japan)
126 - Chungnam National University (South Korea)
127 - Gyeongsang National University (South Korea)
128 - Dongguk University (South Korea)
129 - Beijing Jiaotong University (China)
130 - Saitama University (Japan)
131 - University of Miyazaki (Japan)
132 - Nara Women's University (Japan)
133 - Dalian University of Technology (China)
134 - Kitasato University (Japan)
135 - Airlangga University (Indonesia)
136 - Beijing University of Technology (China)
137 - China Agricultural University (China)
138 - Ochanomizu University (Japan)
139 - Tokai University (Japan)
140 - Inje University (South Korea)
141 - Beijing Foreign Studies University (China)
142 - De La Salle University (Philippines)
143 - University of Calcutta (India)
144 - National Chung Cheng University (Taiwan)
145 - Prince of Songkla University (Thailand)
146 - Mie University (Japan)
147 - Kyoto University of Education (Japan)
148 - University of Santo Tomas (Philippines)
149 - Sichuan University (China)
150 - Yeungnam University (South Korea)

151-160đh - Donghua University (China)
151-160đh - Fu Jen Catholic University (Taiwan)
151-160đh - International Islamic University Malaysia (IIUM) (Malaysia)
151-160đh - Kagoshima University (Japan)
151-160đh - Kyoto Institute of Technology (Japan)
151-160đh - Lanzhou University (China)
151-160đh - National University of Defense Technology (China)
151-160đh - Shizuoka University (Japan)
151-160đh - Sookmyung Women's University (South Korea)
151-160đh -  University of Mumbai (India)
161-170đh - Central South University (China)
161-170đh - King Mongkut's University of Technology Thonburi (Thailand)
161-170đh - Kinki University (Kindai University) (Japan)
161-170đh - Kochi University (Japan)
161-170đh - National Taipei University of Technology (Taiwan)
161-170đh - Ritsumeikan University (Japan)
161-170đh - Saga University (Japan)
161-170đh - Sophia University (Japan)
161-170đh - South China University of Technology (China)
161-170đh - Universiti Malaysia Sarawak (UNIMAS) (Malaysia)
161-170đh - Beijing University of Posts and Telecommunications (China)
171-180đh - China Pharmaceutical University (China)
171-180đh - Chungbuk National University (South Korea)
171-180đh - Feng Chia University (Taiwan)
171-180đh - Gakushuin University (Japan)
171-180đh - Hirosaki University (Japan)
171-180đh - Khon Kaen University (Thailand)
171-180đh - Nanjing Agricultural University (China)
171-180đh - Yamagata University (Japan)
171-180đh - Yuan Ze University (Taiwan)
171-180đh - Akita Prefectural University (Japan)
181-190đh - Beijing University of Chemical Technology (China)
181-190đh - Bogor Agricultural University (Indonesia)
181-190đh - Hunan University (China)
181- 190đh - Iwate University (Japan)
181- 190đh - Padjadjaran University (Indonesia)
181- 190đh - Shanghai Normal University (China)
181- 190đh - Soochow University (China)
181- 190đh - Soonchunhyang University (South Korea)
181- 190đh - University of Electronic Science and Technology of China (China)
191- 200đh - Burapha University (Thailand)
191- 200đh - International Christian University (Japan)
191- 200đh - Kasetsart University (Thailand)
191- 200đh - Kyushu Institute of Technology (Japan)
191- 200đh - Multimedia University (MMU) (Malaysia)
191- 200đh - National Taiwan Ocean University (Taiwan)
191- 200đh - Nihon University (Japan)
191- 200đh - Northeastern University (China) (China)
191- 200đh - University of Karachi (Pakistan)
191- 200đh - University of Pune (India)

            Như vậy, chỉ có 12 quốc gia và lảnh thổ (như Hồng Kông) có đại học nằm trong 200 đại học hàng đầu của Á Châu.

Bảng 2. Danh sách quốc gia có tên trong danh sách 200 đại học hàng đầu Á Châu năm 2012

  1. Nhật Bản: 56 đại học.
  2. Trung quốc: 48 đại học
  3. Đại Hàn (Nam Hàn): 31 đại học
  4. Đài Loan: 20 đại học
  5. Ấn Độ: 11 đại học
  6. Thái Lan: 9 đại học
  7. Hồng Kông: 8 đại học
  8. Mã Lai: 8 đại học
  9. Indonesia: 6 đại học
  10. Phi Luật Tân: 4 đại học
  11. Singapore: 2 đại học
  12. Pakistan: 2 đại học

Để so sánh sự cố gắng của đại học và của quốc gia, vì năm 2011 QS chỉ tường trình 100 đại học hàng đầu của Á Châu, nên năm nay 2012 chúng tôi so sánh cũng với 100 đại học hàng đầu của Á Châu.
Các quốc không có thay đổi số lượng đại học trong danh sách trong 2 năm 2011 và 2012 là Hồng Kông (6 đại học), Mã lai (5 đại học), Phi Luật Tân (2 đại học), Ấn Độ (8 đại học), Singapore (2 đại học), Pakistan (1 đại học).
Quốc gia có gia tăng đại học trong danh sách là  Trung quốc (từ 14 năm 2011 lên 20 năm 2012), Đại Hàn (từ 16 năm 2011 lên 19 năm 2012), và Đài Loan (từ 11 năm 2011 lên 12 năm 2012).
Quốc gia giảm số đại học trong danh sách là Nhật Bản (từ 26 năm 2011 xuống 25 năm 2012), Thái Lan (từ 5 năm 2011 xuống 3 năm 2012), Indonesia (từ 4 năm 2011 xuống 1 năm 2012).
Quốc gia có đại học số 1 Á châu vẫn là Hồng Kông, năm 2012 là The Hong Kong University of Science and Technology (nhảy lên từ hạng 3 năm 2011) , trong lúc năm 2011 hạng 1 là University of Hong Kong, năm 2012 tụt xuống hạng 3 của Á Châu.
National University of Singapore (NUS) của Singapore vẫn giữ hạng 2 suốt trong 2 năm.
Seoul National University số 1 của Đại Hàn nhảy từ hạng 6 năm 2011 lên hạng 4 năm 2012, và đại học Korea Advanced Institute of Science & Technology nhảy từ hạng 11 năm 2011 lên hạng 7 năm 2012.
The University of Tokyo số 1 của Nhật tụt từ hạng 4 năm 2011 xuống hạng 8 năm 2012.
Đại học Peking University số 1 của Trung quốc nhảy vọt từ hạng 13 năm 2011 lên hạng 6 năm 2012.
Đại học dẫn đầu của Đài Loan là National Taiwan University (NTU) tăng từ hạng 21 năm 2011 lên hạng 20 năm 2012.
Đại học số 1 của Thái Lan là  Mahidol University tụt từ hạng 34 năm 2011 xuống 38 năm 2012.
            Đại học số 1 của Mã Lai là  Universiti Malaya (UM) tăng từ hạng 39 năm 2011 lên hạng 35 năm 2012.
            Đại học số 1 của Indonesia là University of Indonesia tụt hạng từ 50 năm 2011 xuống hạng 59 năm 2012.
            Đại học số 1 của Phi Luật Tân là University of the Philippines tụt từ hạng 62 năm 2011 xuống 68 năm 2012.

Vị  trí của Đại học Việt Nam
Việt Nam không có trong danh sách 100 đại học hàng đầu Á Châu năm 2011, cũng  không hiên diện trong số 200 đại học hàng đầu Á Châu năm 2012.
Nếu truy tầm thêm trong danh sách tới 300 đại học Á Châu thì Viêt Nam có 1 đại học duy nhất là Vietnam National University Hanoi, trong lúc đó Đại Hàn có 55 đại học, Mã Lai 15 đại học, Thái Lan 12 đại học, Indonesia 10 đại học và Philippines 5 đại học nằm trong danh sách 300 đại học hàng đầu Á Châu.
Đại học Quốc Gia Việt Nam tại thủ đô Hà Nội với 4 ngàn năm văn hiến nằm đồng hạng với các đại học tỉnh lẻ như Walailak University của Thái Lan, hay University of Brawijaya và Diponegoro University của Indonesia.

Reading, 14/9/2012
Trần-Đăng Hồng, Ph D

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

Trần Việt Trình (Danlambao) - Cách đây chỉ mới mấy hôm, việc một ông cụ già ngay sau khi vừa xuất viện bị các con “vứt” ra ngoài vỉa hè nằm phơi nắng, phơi mưa gần 1 ngày trời đang còn gây xôn xao và khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ.
Sự việc xảy ra vào trưa ngày 7 tháng 9 vừa qua, cụ ông tên Ngô Vỹ Nhân (87 tuổi) sau khi bệnh viện cho về sau 2 tháng điều trị đã bị các con đưa tới trải chiếu đặt nằm trên vỉa hè trước cửa ngôi nhà số 11, phố Núi Trúc, Hà Nội.
Ngôi nhà nói trên là của người con trai cả của ông đã qua đời cách đây 2 năm. Hiện tại, người con dâu cả, cháu nội gái và người vợ đã ly thân của ông đang sống trong căn nhà này. Tầng trệt của ngôi nhà được cho thuê làm tiệm bán quần áo.
Ông chủ quán nước đối diện với ngôi nhà kể lại sự việc như sau: “Khoảng 11 giờ trưa tôi thấy chiếc taxi chở ông cụ Nhân về đây. Con gái, con dâu, con rể cụ vừa đưa bố xuống xe đã trải chiếu ngay trên vỉa hè để bố nằm. Rồi thì lỉnh kỉnh quần áo, đồ đạc đi viện cũng bị vứt xung quanh ông cụ”.
Ông chủ quán nước thở dài: “Nhìn ông cụ chỉ còn da bọc xương, gắng gượng hút bát phở mà lòng đắng ngắt. Chúng tôi chỉ là hàng xóm sống xung quanh mà còn không cầm được nước mắt khi nhìn ông cụ nằm mê mệt trên vỉa hè. Con cái bất nhân quá”.
Ông kể tiếp: “Trời lúc nắng lúc mưa. Có lúc chỗ ông cụ nằm còn là vũng nước mà chúng nó vẫn mặc kệ. Anh con rể cầm được 2 cái ô ra che mưa cho bố vợ. Còn hai cô con gái chạy vào mái hiên gần đấy đứng trú. Thỉnh thoảng lại chạy ra ngó xem bố còn sống hay không”.
(Ảnh: Xa Lộ Tin Tức)
Đến quá 8 giờ tối mà sự việc vẫn chưa được giải quyết, mặc dầu đã có chính quyền địa phương can thiệp, quá phẫn nộ về hành động ngược đãi cha của con cái của ông Nhân, ông chủ quán nước đã phải gay gắt mắng mỏ: “Không thể chấp nhận được lũ con mất nhân tính đó. Tôi sang nói với anh con rể có đưa cụ về nhà ngay không dân tình ở đây không tha cho các anh. Hàng xóm cũng làm ầm ĩ, ép anh này phải gọi taxi đưa bố về nhà ngay lập tức”. Người con rể của ông cụ gọi đến 5,7 chiếc taxi nhưng không tài xế nào chịu chở vì sợ mang họa.
Chứng kiến cảnh đau lòng đó, nhiều người dân sống quanh khu vực đã phải phản đối, thậm chí còn to tiếng với các con của ông cụ, cuối cùng các con của ông đành phải đưa ông về nhà người con gái thứ hai.
Ông chủ quán nước kể rằng trong tình cảnh thương tâm đó, ông cụ chỉ im lặng, mắt nhắm chặt mà hai dòng nước mắt cứ ứa ra ràn rụa.
Sự việc đã làm cho những người dân sống quanh đó và người đi đường không khỏi ngỡ ngàng. Không rõ lý do gì các con của ông lại đối xử tệ bạc với cha của họ, nhưng rất nhiều người không dằn được lòng đã phải lên tiếng bất bình.
Được biết khi ông cụ được đưa tới đây, các con của ông, con rể và con dâu của ông đã to tiếng, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau. Sau khi hàng xóm can gián, cô con dâu chủ nhà đã khóa cửa lại quyết không cho đưa ông vào nhà. Đứa cháu nội gái của ông 20 tuổi thì lại ngồi giữ cửa. Bà vợ đã ly thân với ông ở trong nhà cũng không ra mặt.
Được biết do bất hòa nên từ đã vài chục năm nay, ông cụ và vợ đã sống ly thân với nhau. Hai người con trai phân công nhau trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ già. Theo thỏa thuận thì người con trai cả nhận nuôi mẹ còn người con trai út nhận nuôi cha. Hiện tại, người con trai cả đã quá cố, người con dâu cả vẫn làm bổn phận phụng dưỡng mẹ chồng. Sự việc không có gì đáng nói nếu không có chuyện hai cô con gái của ông cụ mang cha mình đến đặt nằm trên vỉa hè trước của ngôi nhà của người anh trai và ép chị dâu cho cha vào nhà, nhận thêm trách nhiệm phụng dưỡng cha mình.
Nói tới đây ai cũng có thể đoán được sự việc chẳng qua là vì các con của ông muốn tranh chấp ngôi nhà mà bà chị chồng (vợ của anh mình đã mất), cháu gái (con của anh mình) và mẹ (đã ly thân với cha của minh) đang sở hữu.
Tưởng cũng nên biết, ông cụ có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Cả 4 người con của cụ đều được cho ăn học đàng hoàng, đến nơi đến chốn, ai cũng thành đạt và giàu có. Ngoài người con trai cả đã mất, 3 người con còn lại đều thành đạt và hiện đang làm ở các cơ quan nhà nước. Người con gái lớn của ông từng là y tá trưởng ở bệnh viện Mắt Trung ương, chồng là giảng viên trường đại học Thủy Lợi. Hai người con còn lại thì người làm kế toán, người làm bảo hiểm, hiện đã làm tới chức Trưởng phòng trong Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam. Nói như vậy để thấy bầy con của ông là một lũ có tài mà không có đức. Nhẫn tâm đặt cha đẻ của mình nằm trên vũng nước vỉa hè, phơi mưa, phơi nắng hơn 10 tiếng đồng hồ là một hành động nhẫn tâm, đáng xấu hổ và phải bị lên án nặng nề!
Nói gì thì nói, ai đúng ai sai chưa biết, chỉ việc dùng chính sức khỏe, tính mạng của cha mình ra để hầu mong đạt một mục đích (đen tối) nào đó thì quả thật quá bất nhân, bất nghĩa, vô đạo đức, không thể nào chấp nhận được!
Có loại con nào nỡ đối xử với người đã sinh thành dưỡng dục mình như vậy không!? Bất hiếu! Một lũ con bất hiếu! Chỉ biết nghĩ cho bản thân mình còn cha mẹ già thì bỏ mặc, dám đem ra làm phương tiện trao đổi trong khi ông cụ sức đã già yếu không biết sống được bao lâu nữa. Không biết khi hành hạ cha đẻ của mình như vậy, mấy người con của cụ có thấy chút ray rứt nào không? Cha đẻ mà còn dám vứt ra đường như vậy thì chuyện gì mà họ không dám làm!?
Đó là tiếng chuông dóng lên cảnh báo sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng đã và đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.
Đạo đức ngày nay ở VN như vậy đó sao? Với cha mẹ mình mà còn đối xử tệ bạc như thế thì thử hỏi với xã hội, với tha nhân, người ta sẽ đối xử ra sao nữa? Công việc của họ đang làm, chức vụ của họ đang nắm trong xã hội, chỉ để chuộc lợi cho mình thôi sao?
Trên đường phố VN ngày nay, nhan nhản những cách hành xử vô tình, vô tâm và vô cảm. Chỉ cần lướt qua một vài tờ báo online, lướt qua một vài tin tức trên các trang web trong nước là ai cũng sẽ dễ dàng bắt gặp vô số những tin tức tệ hại về nạn vô cảm. Nó đang hoành hành và lây lan khắp nước.
Nhưng đó chỉ là chuyện giữa người với người, không quen biết nhau. Vô cảm đối với cả người đã sinh thành và dưỡng dục mình là một chuyện ghê gớm, không chấp nhận được và đáng bị nguyền rủa.
So sánh sự khác biệt của xã hội VN xưa và nay, vẫn biết rằng thời nào cũng có sự hiện diện của cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, tuy nhiên nó khác nhau về mức độ và sự thể hiện ở từng thời điểm. Đúng. Vậy thì căn bịnh vô cảm này do đâu mà có?
Xét về mặt xã hội, xã hội VN bây giờ quá phức tạp, đầy rẫy lọc lừa và tranh ăn.
Xét về mặt đạo đức, xã hội VN hiện tại quá đỗi suy đồi, niềm tin khủng hoảng. Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, mọi sự việc diễn ra xung quanh. Thái độ này đang dần lan tỏa trong xã hội VN, không chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới, không chỉ địa phương hay vùng miền nào mà lây lan khắp nước.
Xét về mặt giáo dục, căn bệnh vô cảm này là sản phẩm của một nền giáo dục yếu kém, thất bại. Nền giáo dục của người CS giáo điều với lý thuyết khô khan và nặng nề, không chú trọng đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”. Nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nhà nước. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những nhân tố tốt được. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, một thế hệ không thể nào miễn nhiễm được với những căn bệnh như vô cảm.
Tựu trung, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành ngày nay, ngày ngày ăn sâu vào tinh thần văn hóa của xã hội VN khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân ... làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân.
Người Việt mình xưa nay có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thể thương thân”, ấy vậy mà ngày nay có những cách sống đang đạp đổ truyền thống tốt đẹp này. Chữ “nghĩa” trong xã hội VN dường như đang dần mất đi nên con người hiện chỉ biết sống vì mình, sống ích kỷ, không còn dám hy sinh và sống không có trách nhiệm với đồng loại. Ngày xưa con người sống trọng “nghĩa, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn sàng xả thân vì cái thiện, cho gia đình, cho đồng loại và cho đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị căn bản của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân. Bức tranh xã hội đang có sự đảo lộn giá trị, cái ác lên ngôi, trong khi giá trị nhân bản đang bị chìm lấp. Ngày nay, đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người. Khi một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không hợp quần, không tương thân tương trợ lẫn nhau, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái xã hội đó sẽ què quặt, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.
Nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Dân tình của nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Đó là kết quả của gần 60 năm xây dựng đất nước xã hội được mang danh là xã hội xã hội chủ nghĩa của những người vô thần, vô trách nhiệm, vô tri và vô giác đã đưa người dân cả nước đến chỗ vô tình, vô tâm và vô cảm ngày nay.
12 tháng 9 năm 2012

HOA KỲ CHỈ LÀ MỘT LÀNG QUÊ LẠC HẬU





“Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.

Cờ của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp ngoại giao tại Bắc Kinh (Reuter) 
Cờ của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp ngoại giao tại Bắc Kinh (Reuter)

Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.

Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.

Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). 
Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. 
Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). 
Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…
(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…
(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
  1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
  2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
  3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
D.W.
Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.
Thăng long – Hà nội 12/09/2012
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

No comments:

Post a Comment