Pages

Thursday, October 13, 2016

MỸ-QUÊ CHOA-TRẦN MỘNG TÚ

Thursday, September 13, 2012

VOA * CHÍNH TRỊ XÃ HÔI MỸ



Tại sao không có chủ nghĩa xã hội ở nước Mỹ?

Phụ nữ biểu tình vẽ bàn tay sơn đỏ lên miệng để chống lại chủ nghĩa xã hội phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
CỠ CHỮ
Vào lúc sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, có thể nói gần như chắc chắn rằng đại đa số những người đắc cử sẽ là thành viên của hai chính đảng lớn là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Tại sao Hoa Kỳ lại là thể chế dân chủ lớn duy nhất không có một đảng thứ ba trên thực tế, nhất là một đảng xã hội hay đảng lao động?

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ tiêu biểu cho các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến nhất, chỉ trừ mỗi một điểm là Hoa Kỳ không có một đảng xã hội lớn ở cấp quốc gia.

"Nước Mỹ rất khác những nền dân chủ phương Tây khác,” ông Gary Marks thuộc Đại học North Carolina nói. Theo ông và những học giả khác, điểm khác biệt đó chính là “Tín điều kiểu Mỹ.” Đó là những lý tưởng như quyền bình đẳng, tính cơ động xã hội, tính tự chủ và chính quyền với quyền lực hạn chế, những điều mà người Mỹ vẫn duy trì từ khi tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776.

Ông Marks nói thêm: “Chúng ta vẫn hay than phiền về kích cỡ của chính phủ và tìm cách thu hẹp nó lại. Nhưng nhìn một cách tổng thể sẽ thấy chính quyền Mỹ có quyền lực vào loại thấp nhất trong thế giới phương Tây. Văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân và chống lại nhà nước. Điển hình là chính phủ đóng vai trò rất nhỏ bé trong xã hội Mỹ so với các xã hội phương Tây.”

Với mỗi một làn sóng người nhập cư mới, người dân từ khắp nơi trên thế giới đón nhận những giá trị phổ biến của nước Mỹ mà học giả đồng tình rằng không phù hợp với tư tưởng chủ nghĩa xã hội truyền thống.

Thành quả bước đầu và thách thức nội tại

Trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, chính điều kiện lao động và sinh sống tồi tệ trong những đô thị ở Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội. Năm 1912, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Xã hội Eugene Debs giành 6% trong cuộc phổ thông đầu phiếu. Hàng trăm thành viên Đảng Xã hội cũng đắc cử vào những vị trí trong chính quyền thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhưng Đảng Xã hội cũng có những vấn đề riêng.

Ông Gary Marks cho biết: "Vì là đảng nhỏ nên Đảng Xã hội không có nhiều điều để hứa hẹn với cử tri. Điều mà họ có thể mang lại chỉ đơn thuần là một hệ tư tưởng, một tia sáng dẫn đường đến một xã hội khác. Nhưng các công đoàn mới bắt nguồn từ chính thực trạng của người lao động.”

Không như Đảng xã hội vốn hướng đến một xã hội không tưởng và ngờ vực những đảng phái chính trị lớn của Mỹ, công đoàn nhìn chung làm việc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa để mang lại lương cao hơn và mức sống tốt hơn cho người lao động.

Theo ông Benjamin Ginsberg, giám đốc Trung tâm Washington nghiên cứu Chính quyền Mỹ thuộc trường đại học Johns Hopkins, công nhân quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn là chính trị.

Ông nói: “Ở Mỹ, khi người lao động trở thành một lực lượng thì quyền bỏ phiếu của đàn ông da trắng từ lâu đã là điều không thể chối cãi, và họ không có nhu cầu tranh đấu về mặt chính trị. Công đoàn có khuynh hướng gia nhập các đảng đang tồn tại như Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và trước đó là Đảng Whig. Vì thế mà người lao động được mở đường để đấu tranh chính trị.”

Biến động về kinh tế trong những năm 1930 khiến nhiều người theo Đảng Xã hội tin rằng thời cơ đã chín muồi để lập ra một đảng của công nhân ở Mỹ. Nhưng nhà nghiên cứu khoa học chính trị Benjamin Ginsberg nói là quá trễ.

Ông Ginsberg nói: "Trong suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có nhiều khả năng một đảng của giới lao động sẽ được thành lập. Nhưng với việc tổng thống Franklin Roosevelt đắc cử và liên minh với Đảng Cộng hòa để thực thi chương trình cải cách kinh tế New Deal, người lao động trở thành một lực lượng nổi bật trong hàng ngũ Đảng Dân chủ, và lãnh đạo công đoàn nhận thấy chẳng việc gì phải tự đứng ra lập đảng mới.”

Lưỡng đảng độc tôn
Công đoàn rất tích cực trong việc vận động cử tri tham gia bỏ phiếu trong hệ thống lưỡng đảng của Mỹ. Và kể từ cuộc Đại khủng hoảng, công đoàn có tổ chức vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, vốn bao gồm rất nhiều tiếng nói từ cánh tả trong lãnh vực hoạt động chính trị của Mỹ.

Ông Gary Marks nói Đảng Xã hội chưa bao giờ hiểu được logic của hệ thống chính trị ở Mỹ. Ông chỉ ra rằng, không như trong hệ thống đại nghị truyền thống quy định người chiến thắng phải giành đa số phiếu trong các cuộc bầu cử, tiêu biểu của nền chính trị Mỹ là người người chiến thắng chỉ cần giành nhiều phiếu hơn đối thủ.”

“Cơ bản thì điều này có nghĩa là đảng thứ ba không có cơ hội giành quyền đại diện cho cử tri ở cấp quốc gia ở Mỹ. Logic ở đây là phải cố mà liên minh với đối thủ trên càng nhiều bình diện càng tốt. Và để thực hiện được điều đó thì thông thường phải hạ tầm quan trọng của ý thức hệ xuống để lôi cuốn được càng nhiều đối tượng cử tri càng tốt.”

Kể từ sau cuộc Nội chiến, hai đảng chính trị lớn của Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trung bình giành được khoảng 95% tổng số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia. Xu hướng này có phần chắc sẽ không thay đổi trong nay mai.

Chừng nào nền chính trị của Mỹ vẫn còn “dị biệt” so với phương Tây thì gần như mọi học giả sẽ vẫn đồng tình rằng, một đảng xã hội đủ sức cạnh tranh với hai đảng kia sẽ chỉ mãi là hy vọng của một số ít người.
http://www.voatiengviet.com/content/tai-sao-khong-co-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-my/1505868.html

TIN GẦN XA

 

Hiệu ứng Boomerang

2012-09-13
Một văn bản từ văn phòng chính phủ ra lệnh điều tra đóng cửa những trang mạng phản động bôi đen chế độ như Quan Làm Báo, Dân làm báo, Biển Đông… đang dấy lên sự tò mò của người dân khiến hai trang này tăng thêm số lượng độc giả một cách bất ngờ.


Screen capture
Một bài viết chỉ trích trang blog "Quan làm báo" trên trang http://nguyentandung.org


Lòng yêu nước

Trong nhiều năm qua, người theo dõi tin tức trên mạng nếu chú ý sẽ thấy sự ra đời của những trang báo cá nhân mà thông tin của chúng nhiều và đa dạng đến nỗi các tờ báo lớn trong nước có mơ cũng không thể theo kịp.
Những trang mạng như BauxiteVn, Vietstudies, Basam, Nguyễn Xuân Diện, Quê Choa, Phạm Viết Đào, Nuvuongcongly, Truongduynhat, Danlambao, Maithanhhai, Nguyentuongthuy, Huynhngocchenh… là nơi thân quen với hàng triệu người đọc báo mạng. Những trang báo lớn nhỏ nằm dưới dạng blog này trong một thời gian dài thoải mái post lên bài viết ghi nhận ý kiến phản biện rất giá trị của nhiều người, nhiều giới.

Thủ tướng ra công văn để mà tố cáo trang Dân làm báo và Quan làm báo thực tế chỉ là quảng cáo mà thôi, chỉ phản tác dụng vì càng cấm thì người dân càng tò mò. Nguyễn Chí Đức
Những vụ án oan sai, áp bức dân chúng ở các địa phương khó ai biết tới. Nhiều vụ trấn áp nhằm chiếm đất của các quan tham hay vô cớ bắt giam trái phép, tra tấn chết nguời…. cưỡng bức tôn giáo, sách nhiễu người dân… tất cả cùng nhau xuất hiện hàng ngày trên những trang báo mạng này gây sức ép lên nhà nuớc rất lớn và không ít trường hợp, từ các phản biện gay gắt buộc chính phủ phải nhượng bộ như vụ Tiên Lãng, Văn Giang đã chứng minh trước đây.
Đỉnh điểm quan trọng chung của hầu hết những trang này là các bài viết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc qua nhiều cách nhìn khác nhau. Có lẽ đây là một yếu tố khiến những trang báo công dân này được nhà nuớc tảng lờ đối với những bài viết có vấn đề khác. Khi chủ đề Trung Quốc bị buộc chặt trên các trang lề phải thì các bài phân tích sự nguy hiểm của Trung Quốc trên các trang báo công dân sẽ nói giúp phần nào chủ đề nghiêm trọng nhức nhối cho chính quyền hiện nay.
Tuy nhiên nói nhà nước tảng lờ có khi thiếu chính xác vì có thể sự tảng lờ này phát xuất từ lòng yêu nước tiềm tàng trong tâm hồn những nhân viên an ninh mạng, những chuyên gia IT của chính phủ, hay công an văn hóa những người đủ khả năng làm cho một trang blog biến mất trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Nếu công bình mà nói thì trong số những trang mạng nổi tiếng ấy không có trang nào vuợt giới hạn phê phán như hai trang “Dân làm báo” và “Quan làm báo” đang làm.

Vì sao chọn Dân làm báo?

danlambao091212-305.jpg
Giao diện trang blog Dân Làm Báo ngày 12/09/2012. Screen capture.
“Dân làm báo” đúng như tên gọi của nó, bài vở hình ảnh được đóng góp từ người dân bình thường, làm báo vì bức xúc trước thời cuộc, vì những trái tai gai mắt trong lĩnh vực chính trị không được các tờ báo chính quy chạm tới.
Những bài viết trên Dân làm báo không coi trọng nguyên tắc báo chí và thuờng sử dụng từ ngữ nặng nể đôi khi cực đoan. Tuy nhiên để bù lại, gần như những thông tin mà Dân làm báo đưa ra đều dựa từ người thật việc thật, thậm chí từ chính nạn nhân của một vụ việc nào đó có thể dễ dàng kiểm chứng. Nhà báo Nguyễn Thượng Long, một cộng tác viên của Dân làm báo cho biết động cơ khiến ông tham gia vào trang mạng này:
“Tôi chọn lựa Dân làm báo để bỏ bài viết xuất phát từ suy nghĩ rất chủ quan của tôi. Tôi là người víết báo, là người thực thi điều 69 của hiến pháp tức là tự do tư tưởng , tự do ngôn luận mà hiến pháp CHXHCN Việt Nam đã quy định. Sống trong thời đại bùng nổ thông tin như thế này mà nhà nuớc lại đưa cả Internet vào đất nuớc này hòa nhập vào cộng đồng Internet của thế giới thì những gì không bình thường đều khiến chúng tôi suy nghĩ và những suy nghĩ đến mức độ không dám thực thi thì với ai tôi không bíêt nhưng đối với tôi thì không có điều gi khiến tôi phải phủ nhận tôi được.”

Quan làm báo viết gì?

Bên cạnh Dân làm báo, trong thời gian gần đây xuất hiện thêm một trang mạng gây xôn xao ngay từ lúc ra mắt, nó có cái tên rất ngộ nghĩnh: Quan làm báo.
Một bên là dân, một bên là quan, hai cái tên đối nghịch này cùng chung một tôn chỉ: tố cáo những đen tối trong lòng chế độ. Tuy giống nhau về mục đích nhưng lại khác hoàn toàn về cách đưa những thông tin mà hai bên có được.
Hầu hết những thông tin mà Quan làm báo đưa ra đều nhắm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông ta. Những khuôn mặt mà Quan làm báo tố cáo đều liên quan trực tiếp đến Thủ tướng và vụ bắt giữ bầu Kiên chứng minh nó biết tường tận là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Quan làm báo có tay trong cung cấp thông tin chính xác của từng trường hợp.

qlb250.jpg
Trang blog "Quan làm báo". Screen capture.
Quan làm báo xuất hiện đã đẩy tin đồn Thủ tướng và Chủ tịch nuớc đấu đá với nhau để tranh giành quyền lực lên cao trào mặc dù trước đó các dấu hiệu này đã lác đác xuất hiện trên ViệtStudies, Ba Sàm và Phạm Viết Đào. Thông tin từ Quan làm báo khiến người ta tin cuộc đấu đá bắt đầu và rồi Duơng Chí Dũng và Đặng Thành Tâm cùng lúc được PetroTimes và VietnamNet thay nhau đưa lên mặt báo đã dẫn tới quýêt định tiêu diệt xúât xứ của những đồn đóan có thể tạo bất ổn chính trị.

Biện pháp chống đỡ

Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng không thề ngồi im, ông đích thân ra lệnh cơ quan an ninh bằng mọi cách phải triệt tiêu hai trang mạng này và một số trang khác. Trên cổng thông tin chính phủ phổ biến văn bản và sau đó hầu như toàn bộ các phương tiện truyền thông đều lập lại trong đó có VTV: “một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.”
Khi được hỏi liệu blogger còn tiếp tục viết sau khi văn bản này ra đời hay không, blogger Huỳnh Công Thuận, một người thường xuất hiện trên Dân làm báo cho biết.
“Như vậy lại càng dễ cho blogger nữa. Từ trước tới giờ những người viết báo nếu nhà nước cần đưa tin chính xác thì người ta đưa tên ra ngay chứ có gì khó đâu. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng viết sai sự thật, xuyên tạc mới cấm chớ người ta viết đúng thì làm sao cấm?”

Tác dụng ngược

Anh Nguyễn Chí Đức, người vừa gửi đơn xin ra khỏi đảng và lá đơn này lại xuất hiện trên Dân làm báo sau khi lệnh cấm ban hành một ngày cho biết nhận xét:

Thủ tướng mà cứ soi mói vào blog thế này thế kia thì không phải tầm của một Thủ tướng.
Nguyễn Chí Đức
“Thủ tướng mà cứ soi mói vào blog thế này thế kia thì không phải tầm của một Thủ tướng. Tôi nói thẳng luôn. Tầm của thủ tướng mà lại dùng quyền lực của mình để huy động cả một hệ thống đồ sộ như vậy chỉ để dọa nạt một trang Dân làm báo, chỉ là một blog rất nhỏ bé mà không biết nó đang ở đâu, như vậy theo tôi thì không xứng đáng làm thủ tướng, là người đại diện quốc gia mà tầm rất thấp, tôi rất coi thường trong chuyện này.
Thủ tướng ra công văn để mà tố cáo trang Dân làm báo và Quan làm báo thực tế chỉ là quảng cáo cho Dân làm báo mà thôi, chỉ phản tác dụng  vì càng cấm thì người dân càng tò mò.”
Đúng như tiên đoán của anh Nguyễn Chí Đức về hiệu ứng ngược của văn bản, ngay sau khi lệnh này phát hành, một bài viết của Chris Brummitt của hãng thông tấn AP ghi nhận trong vòng nửa ngày số người truy cập trang Dân làm báo lên tới 500 ngàn lượt.
Hơn nữa người ta chú ý đến một điều nữa khi văn bản này nhấn mạnh trong điều 3 và 4: “Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước. Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Câu hỏi đặt ra: người dân sẽ có lợi gì nếu các phương tiện truyền thông đại chúng cùng nhau phản bác lại những thông tin mà chính phủ nói là không đúng sự thật? Rõ ràng đây là cơ hội lớn cho toàn dân để họ thấy được sự thật từ hai phía.  Riêng điều cuối cùng của văn bản cấm cán bộ công chức không được xem hai trang blog này giống như cách mà Boomerang quay ngược trở lại với người ném nó.


Theo dòng thời sự:


Việt Nam: Những ngày đầu của vụ Bầu Kiên


Cho đến giờ này, Bầu Kiên chỉ bị khép vào tội 'kinh doanh trái phép,' là tội danh ít nghiêm trọng
CỠ CHỮ
Tin tức về vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên và những hậu quả kế tiếp của vụ này có nhiều phần chắc sẽ là sự kiện gây chấn động trong những ngày tới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Sau đây là tổng hợp một số tin trong mấy ngày đầu sau khi ông Bầu Kiên bị bắt.

VÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN

Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh sau vụ bắt giam Bầu Kiên, vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải mua thêm vàng để giao cho những người ký thác bằng vàng bây giờ muốn rút ra khỏi ngân hàng. Hôm thứ Năm, giá vàng là 44 triệu 820 ngàn đồng một lượng, tăng 5,3% so với hôm thứ Hai, là ngày Bầu Kiên bị bắt.

Chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong vòng hai ngày sau khi ông Bầu Kiên bị tạm giam, từ thứ Ba đến thứ Năm, mất giá đến 10,5%. Hơn phân nửa cổ phiếu của 303 công ty rớt giá ít nhất là 4%.

Ông Kevin Snowball, Giám đốc của PXP, công ty đang quản lý khoảng 100 triệu đôla đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói rằng trong khi chờ đợi mọi chuyện được rõ ràng, biết được lý đo thực sự ông Bầu Kiên bị bắt giữ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục yếu kém.

VỀ ACB

Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Thành Toại nói ngân hàng ông đã vay ngân hàng nhà nước 7.000 tỷ đồng để trấn an những người gửi tiền. Ông cho biết trong ngày đầu tiên sau khi ông Bầu Kiên bị bắt, số khách hàng đến rút tiền rất đông, nhưng đến hôm thứ Năm đã bình thường trở lại.

Khách hàng nào của ACB cũng được thông báo bây giờ ông Bầu Kiên không còn giữ vai trò lãnh đạo nào trong Ngân hàng ACB nữa. Phó Tổng giám đốc Toại nói sau khi nghe giải thích, một số khách hàng đã đồng ý tiếp tục giữ tiền của họ trong ngân hàng.

Tân Tổng giám đốc ngân hàng ACB ông Đỗ Minh Toàn không cho biết bao nhiêu tiền đã được khách hàng rút khỏi hệ thống ACB trong mấy ngày qua, nhưng ông khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB. Về ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút.

Căn biệt thự 3 tầng của ông Bầu Kiên có hàng rào sắt chắc chắn, trông ra phía Hồ Tây, nằm trong một khu vực có nhiều gia đình giàu có. Ông Trần Trung Thành, một người sống gần đó cho biết cuối tuần thường có nhiều ôtô đắt tiền đậu trước căn biệt thự để tiệc tùng. Ông Thành nói khi thấy công an ập vào biệt thự ông Bầu Kiên, ông khá ngạc nhiên, vì từ trước tới giờ ông vẫn nghĩ một khi ông Bầu Kiên làm trong ngành ngân hàng thì chắc chắn ông ấy phải là một doanh nhân trong sáng.

NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU

Giữa các ngân hàng với nhau, tỷ giá qua đêm tăng mạnh nhất, tính từ năm 2010 vì các ngân hàng muốn giữ tiền mặt để đề phòng khách hàng đến rút tiền ra ồ ạt. Tỷ giá qua đêm tăng 5,66%, cao nhất kể từ tháng 6, và tăng mạnh nhất, tính từ tháng 12 năm 2010.

Ngân hàng nhà nước bơm thêm 13.000 tỉ đồng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nhà nước sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn rút tiền.

Ông Edwin Gutierrez là Giám đốc quỹ đầu tư chung Aberdeen có trụ sở ở London, quỹ này đang đầu tư khoảng 9 tỉ đôla vào các thị trường mới trỗi dậy, trong đó có các trái phiếu của Việt Nam. Ông Gutierrez nói lưỡi gươm Damocles đang treo trên đầu Việt Nam là ngành ngân hàng, và mọi người đều biết rằng một ngày nào đó, người ta phải đối phó với nó.

Một trong những vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu. Bà Karolyn Seet, trợ lý Chánh văn phòng của tổ chức đánh giá Moody’s, phụ trách 6 nước Đông Nam Á, nói Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 6 nước này. Vào cuối tháng 3, tỷ lệ nầy là 8,6%, nhưng theo các chuyên viên trong ngành, tỷ lệ này có thể là 10%, có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam cho vay 10 người thì có thể là 1 người không thể trả nợ.

Ông Jonathan Pincus, một nhà kinh tế của trường Harvard Kennedy ở thành phố Hồ Chí Minh nói lý do có nhiều nợ xấu vì có nhiều khoản vay đưa cho các dự án thất bại. Ông nói: quyết định cho vay tùy thuộc vào quan hệ hoặc móc ngoặc, thay vì các dự án được đánh giá là tốt.

Tại một phiên họp Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói với Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng giúp đỡ các ngân hàng yếu kém để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ.

NHỮNG CHUYỆN LẠ XUNG QUANH VỤ BẦU KIÊN

Chuyện lạ thứ nhất, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21 tháng 08, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích rằng “Theo luật, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.”

Trong khi đó, ông Bầu Kiên trước đây là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần ACB. Hội đồng Sáng lập này là một cơ chế mà Thống đốc Bình gọi là “không có trong bất cứ văn bản pháp luật nào!”

Ngân hàng ACB đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993 đến nay, coi như gần 20 năm, ngân hàng này có một cơ chế không có ghi trong luật pháp tồn tại lâu như vậy mà không xử lý, vậy thì trách nhiệm này không của riêng ai. Trên trang blog của mình, blogger Mẹ Nấm viết: Đó là trách nhiệm và là tội (chứ không còn là lỗi) của những người vận hành nền kinh tế xã hội theo "cơ chế" giống như Việt Nam.

Chuyện lạ thứ hai, một diễn biến mà trong thực tế có liên quan đến hàng chục ngàn tỷ đồng của người dân đóng thuế như vụ Bầu Kiên mà ông này, cho đến giờ này, chỉ bị khép vào tội “kinh doanh trái phép,” là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.

Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với BBC: "Vấn đề bắt giam hay không đối với loại hình tội phạm này hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v... Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam." Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt," Luật sư Hải nói thêm.

Chuyện lạ thứ ba, hoạt động của ông Bầu Kiên từ mấy tháng nay đã được nói đến trên các trang mạng không thuộc nhà nước Việt Nam. Trước khi các báo bên trong Việt Nam loan tin về Bầu Kiên bị tạm giam, nhiều người có thể biết những thông tin về Bầu Kiên qua các trang mạng như quanlambao hoặc
chauxuannguyen.

Vụ Bầu Kiên một lần nữa cho thấy các trang mạng không chính thống luôn luôn đưa tin trước các trang mạng chính thống. Nó còn cho thấy những thông tin mà trang mạng không chính thống đưa ra có nhiều phần chắc là đúng và có cơ sở. Riêng trang mạng quanlambao cho biết mấy hôm vừa qua, trang mạng của họ đã bị quá tải.

Một bài nhận định trên trang mạng quanlambao hôm thứ Năm cảnh báo sau vụ bắt giam Bầu Kiên, có thể sẽ có kế hoạch gây hoảng loạn trong nhân dân Việt Nam, thiên hạ đua nhau đi rút tiền gửi ở ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Trước tình hình đó, đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng vụ án Bầu Kiên vừa mới bắt đầu.

Một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho VOA biết qua email: kịch bản xấu nhất sau vụ Bầu Kiên là niềm tin vào kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, nếu không muốn nói là sẽ mau chóng cạn kiệt. Số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, dẫn tới chuyện Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền để tăng thanh khoản, làm tiền đồng mất giá, ngoại quốc thiếu tin tưởng rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng.

Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.

Tranh chấp phe nhóm và chính trị VN

Cập nhật: 14:29 GMT - thứ năm, 13 tháng 9, 2012
Các nhóm lợi ích và quyền lực kết hợp gây hại cho kinh tế Việt Nam đặt ra câu hỏi chính phủ 'của ai, do ai và vì ai'.
TS Lê Đăng Doanh đề nghị sớm chấm dứt việc thí điểm đặt các tập đoàn trực tiếp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quản lý.
Chuyên gia David Brown nói sẽ không xảy ra việc Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cách chức Thủ tướng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/politics_interest_groups.shtml

NGUYỄN QUANG LẬP * TÀI GÂY TAI HỌA

 
 Tài gây tai họa
Chuyện ông Dương Chí Dũng và Vinalines thiên hạ bàn tán xôn xao suốt mấy tuần này cũng xung quanh mỗi chữ tài, ấy là nói chữ tài liền với chữ tai, mầm mống của cái họa.  Chữ tài loại này không hiếm ở nước nhà, khi tham nhũng là quốc nạn thì thì cái chữ tài ấy có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm, đố ai chỉ ra được chỗ nào không có. Tuy vậy hiếm có chỗ nào lại có lắm cái chữ tài điêu đứng như Vinashin trước đây, bây giờ là Vinalines và ông Dương Chí Dũng.
 Trong ba năm (2003-2005) ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT và TGĐ Tổng Cty Xây dựng đường thủy (thuộc Bộ GTVT) để lại khoản lỗ gần 412 tỷ đồng. Chưa thấy ông bị xử lý kỉ luật gì thì tháng 8/2005 ông lại được điều về làm Tổng giám đốc Vinalines. Đó là một cái tài. Về Vinales ông mua 73 con tàu cũ, làm lỗ 3.800 tỉ. Chưa hết, công cuộc mua ụ nổi của ông chắc chắn sẽ nổi tiếng khắp thế giới. Bởi vì không một doanh nghiệp nào trên thế giới lại kiên quyết bới đống sắt cũ 22 năm của Nga, kiên quyết chi cho được 24,3 triệu đô la, kiên quyết kéo về nước nhà để duy tu bảo dưỡng mỗi năm mấy trăm ngàn đô. Tài quá là tài.
Cứ tưởng tài đến thế là cùng, ông Dũng lập tức chấm dứt sự nghiệp ở đây, cánh cổng nhà tù đang chờ ông trước mặt, ai dè ông được “ thuyên chuyển công tác”  tháng 1/2012 trước khi có kết luận của Thanh tra chính phủ vào 2/2012, tức chỉ một tháng. Đây là tháng thiên tài, bởi nhờ cái tháng này mà Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định “việc bổ nhiệm này là đúng thẩm quyền và đúng quy trình thủ tục theo các quy định về cán bộ của Đảng, Nhà nước”, vì : “không có quy định nào về việc không được điều động, bổ nhiệm cán bộ khi đơn vị đang có tranh tra.” Tài này bằng bố tài trước khiến thiên hạ lác mắt kinh hồn.(*)
Hóa ra việc bổ nhiệm cán bộ chỉ cần đúng qui trình, không cần quan tâm ông cán bộ này làm ăn ra sao, bị thanh tra thế nào. Bỏ qua phẩm chất ông cán bộ được cân nhắc, chỉ cần làm đúng qui trình, làm thật nhanh, nhanh đến nỗi trong vòng một tháng mọi việc đã êm như nhíp. Tài này quả có một không hai. Nhà văn Thùy Linh nói rằng “quá trình bổ nhiệm không sai”, “Vậy thì sai từ đâu, ở chỗ nào? Liệu có thể hỏi: nếu qui trình đúng mà vẫn ra kết quả sai thì có nghĩa qui trình sai mà cứ khăng khăng là đúng?” Đây quyết không phải là câu hỏi nhỏ.
Tài hơn nữa là tháng trước ông Dương Chí Dũng lên chức, tháng sau Thanh tra chính phủ thông báo con tàu Vinalines do thuyền trưởng Dương Chí Dũng sắp chìm ( thực tế là đã chìm), tháng sau nữa Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố Bộ GTVT sẽ rót 100 ngàn tỉ để cứu Vinalines. Tháng sau nữa công an thông báo bắt ông Dũng ngày trước, ngày sau lại thông báo ông Dũng trốn rồi. Lạy chúa, tài đến thế là cùng! Vì thế mà Bí thư thành ủy Thành phố Đà Nẵng đã cay đắng nói trước Quốc Hội: “Chủ tịch ( HĐQT) bỏ chạy, công an không bắt không được. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra.”
Bao giờ chấm dứt được  những chuyện như đùa nói trên? Có lẽ không bao giờ, khi tham nhũng là môi trường đẻ ra những cái tài nói trên vẫn còn nguyên đấy. Sau mười năm cả nước sôi sục chống tham nhũng từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài, ai ai cũng giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng, tóm lại càng chống tham nhũng  thì tham nhũng càng bền vững phát triển từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Đó là một cái tài, tài này bao trùm hết tất cả những cài tài kia, và  có tên là TAI HỌA
Nguyễn Quang Lập
…………
(*)Chưa kể lý do điều ông Dũng rời khỏi Vinalines được ông Đinh La Thăng giải thích là vì “Tập thể Vinalines khi đó mất đoàn kết, cần thay một vị trí chủ chốt”. Chuyển một cán bộ được coi là trung tâm gây mất đoàn kết lên nắm quyền lãnh đạo một cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo cái nơi ông cán bộ này vừa gây mất đoàn kết! Quả là phương pháp điều động cán bộ thiên tài, chỉ có Bộ trưởng Đinh La Thăng mới có.

QUÊ CHOA

TRẦN MỘNG TÚ * LỜI CÁM ƠN RIÊNG

LỜI CÁM ƠN RIÊNG


Cuối năm 1976, tôi lập gia đình được ba tháng, theo chồng từ nam California về nhà cha mẹ chồng ăn mừng lễ Giáng Sinh, cũng là dịp để cha mẹ chồng tôi giới thiệu cô dâu mới với làng xóm của hai cụ. Một cô con dâu Việt Nam, không phải chỉ là điều ngạc nhiên cho làng xóm mà còn cho cả dòng họ bên chồng tôi nữa. Vì chẳng bao giờ họ nghĩ con, cháu họ lại lập gia đình với một người ở cái nước xa lạ đó.
Sau tiệc ở nhà, chúng tôi đi chào các cô, chú ở những thành phố gần Helena, Montana. Cha chồng tôi là con trưởng, cụ có một em trai và bốn em gái. Cô Ruth ở gần nhất, nên chúng tôi lái xe đến chào trước.
 Lần đầu tiên đến thăm cô Ruth đã để lại trong lòng tôi một nỗi buồn bã không bao giờ quên được. Đến hơn ba mươi năm sau, mỗi lần tháng Tư về, ngoài niềm đau của vết thương quốc nạn bị khơi lại, tôi còn bị hình ảnh của cô Ruth ngày hôm đó, hiện ra cùng một lúc, làm vết thương của tôi nhức nhối thêm.
 Hôm đó, cô Ruth đón chúng tôi ngay trước cửa nhà, ngôi nhà của cô ở trong một khu trại táo, không lớn lắm; chồng tôi nói, chú mất, cô bán dần đi trang trại, vì không lo xuể. Cô lúc đó gần sáu mươi, là một phụ nữ nhỏ bé so với người Mỹ, cô nhanh nhẹn và vui tính, cặp mắt sáng. Cô đem mứt táo do cô làm ra mời chúng tôi, xong cô nói chuyện về công việc trồng táo, hái táo và bán đi. Trước kia cô chú có cả ngàn mẫu, càng về già, càng bán bớt đi. Bây giờ không còn chú, cô nói, sẽ bán nốt trại này trong vòng năm năm, vì cô không đủ sức trông. Các con cô cũng chán làm việc trong trại táo rồi, họ bỏ đi làm xa ở những thành phố lớn hơn.
    “Hai cháu nếm món bánh táo này, còn mứt táo, cô đóng hũ nhiều lắm, chốc nữa nhớ   mang  về một vài hũ.”
 Tôi vừa ăn mứt táo, vừa ngắm cái dáng cô nhanh nhẹn, đi qua, đi lại, mang nước, mang bánh cho chúng tôi. Tôi đang nhâm nhi thưởng thức hương vị cây nhà, táo vườn, thì cô đem đến trước mặt tôi một tờ giấy khá to, gấp làm bốn, trải ra trước mặt tôi. Tôi nhìn xuống, đó là tấm bản đồ Viêt Nam.
 Cô nhìn tôi, hỏi: “Chỉ cho cô Đà Nẵng ở đâu, cách Sài Gòn chỗ cháu ở bao xa?”
  Tôi chưa nghĩ ra tại sao cô lại có tấm bản đồ Việt Nam, tại sao cô muốn biết hai địa điểm này cách nhau bao xa? Tôi ngước nhìn chồng tôi, tôi thấy anh ngồi im, và anh tránh cặp mắt tôi. Tôi cúi xuống tấm bản đồ, tìm vị trí Đà Nẵng- Sài Gòn, chỉ cho cô. Cô nói rất nhẹ, nhưng tôi nghe rõ từng tiếng một.
     “Michael nó chết ở đây, Đà Nẵng.”
 Cô nói xong, gấp tấm bản đồ lại, mang vào buồng trong. Tôi nghe như có một tảng đá đè lên ngực mình, miếng bánh táo trong cổ họng tôi nghẹn cứng, tôi không nuốt được nữa, cuống họng của tôi như bị co lại. Tôi cầm ly nước, uống vội một ngụm, để cho miếng bánh trôi xuống, tôi thở hắt ra, tôi ứa nước mắt.
Cô Ruth trở ra với tấm hình của Michael mặc quân phục. Một thanh niên rất trẻ, có khuôn mặt thanh mảnh và cặp mắt sáng của mẹ. (Sau này tôi được biết Michael chết lúc 19 tuổi) Cô Ruth nói: “Chúng tôi chẳng biết gì về Việt Nam cả, chỉ biết đó là một nước nhỏ ở vùng Đông Nam     Á đang có chiến tranh, và nước Mỹ đang gửi quân sang giúp. Con trai tôi vừa học xong trung học. Người ta bốc thăm trúng tên nó, thế là nó đi, thế là nó chết. Nó đi rất tình cờ và chết rất tình cờ.”
 Tôi ngồi im như một phiến đá nhỏ, tôi không biết phải nói gì. Nhìn mặt cô khi nói về cái chết của con với một giọng bình thản, xa vắng, không thấy có xúc động, không thấy có nước mắt trong đó, tôi bỗng rùng mình. Hình như cái đau của cô đã bị đông đặc lại, trong cô chỉ còn sự oán trách. Sự oán trách bây giờ tìm được đúng đối tượng, mang ra giải bầy. Cô chỉ nói có mấy câu mà tôi có cảm tưởng như cô đang trách móc, hay kết tội tôi. Tôi, một cô gái tỵ nạn đến từ cái nước con cô bị tử trận, rồi lại lấy cháu cô. Bây giờ đến trình diện cô. Chẳng biết cô có nghĩ: cả con lẫn cháu cô đều hệ lụy vì Việt Nam không? Chắc cô có tấm bản đồ này lâu rồi, cô đã thuộc lòng điểm nào là Sài Gòn, điểm nào là Đà Nẵng, cô mang ra hỏi tôi chỉ với mục đích cho tôi biết cái mất mát to lớn của cô trên đất nước tôi. Cô muốn tôi chịu trách nhiệm một phần nào về nỗi thống khổ cô mang vác bao nhiêu năm nay. Tôi ra về với một trái tim nặng trĩu ngàn cân và hai môi ngậm kín.
Tôi đã đến Hoa Thịnh Đốn đã đọc tên của Michael, đã đặt tay lên vầng trán lạnh của anh, nói thì thầm lời cảm tạ. Giống như thân nhân của các người lính Mỹ khác, các con tôi đã lấy giấy bóng than (carbon paper) tô lên tên anh, đem về nhà.
Cứ mỗi lần đến tháng Tư, những hình ảnh đau thương mở ra từng đoạn. Đọc những bài viết, và nhìn lại những hình ảnh về những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến, tôi thấy trong đó có thấp thoáng tấm hình xuân trẻ của Michael cùng lúc với đôi mắt sáng và lạnh của cô Ruth nhìn tôi khi nói câu: “His death was sudden!”
 Hơn ba mươi năm lập gia đình, chúng tôi rất nhiều lần đến thăm cô, khi cô bán nốt trại táo ở Montana rồi mua một căn nhà nhỏ ở Lake Chelan, Washington cho gần với con gái, chúng tôi thăm cô thường xuyên hơn. Trong thâm tâm tôi, tôi nghĩ, tôi có nợ cô một món nợ, cô không đòi trực tiếp và tôi vẫn trả cô gián tiếp. Tôi rủ chồng đến thăm cô, quan tâm đến cô nhiều hơn các cô chú khác. Mỗi lần đến, tôi mang theo một món quà nho nhỏ, chúng tôi mời cô đi ăn trưa, cô vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ. Cô không hỏi tôi về Đà Nẵng nữa, không nói về Michael nữa. Tấm hình của Michael bây giờ cô mang ra phòng khách, không cất trong phòng ngủ của cô như lần đầu tiên tôi tới thăm cô. Cặp mắt cô vẫn sáng, nhưng ánh mắt cô nhìn tôi đã mỗi lần thăm là một lần dịu xuống. Tôi đoán cô không còn oán hận nước Việt Nam đã cướp mất người con trai cô, và cô thiếu  nữ Việt Nam đã lấy cháu cô nữa. Cô “tha” cho tôi rồi. Phải chăng cô đã hiểu cả ba chúng tôi: Cô, Michael và tôi đều chỉ là nạn nhân của chiến tranh.
 Khi cô tám mươi tuổi, con cháu tổ chức cho cô cái lễ thượng thọ vào một mùa hè ngay trên bờ hồ của Lake Chelan, chúng tôi có đến dự. Cô mặc một cái áo có in hình tất cả con cháu ở sau lưng áo, nhưng phía trước ngực thì in hình Michael. Người con này, luôn luôn ở trong trái tim người mẹ, bà vẫn ôm cậu trước ngực mình.
Khi nào bạn có đến chiêm ngắm bức tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có khắc tên gần sáu mươi ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh cho cuộc chiến Việt Nam, bạn thấy tên Michael Keys, thì đó chính là con của cô Ruth, em họ chúng tôi. Xin bạn hãy đặt tay lên vầng trán lạnh của Michael, cho anh một lời cám ơn riêng.


Tác giả: Trần Mộng Tú

HOÀNG SĨ QUÝ * THẾ GIỚI DO NGẪU BIẾN HAY SÁNG TẠO?

THẾ GIỚI DO NGẪU BIẾN HAY SÁNG TẠO? HOW OUR UNIVERSE CREATED?


By Hoành Sơn HOÀNG SĨ QUÝ
LTS: Linh Mục Giáo Sư Hoàng Sĩ Quý, Thạc Sĩ*** Triết Học Sorbonne, Pháp, Giáo Sư Triết Học Ấn Độ và Sankrist tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, hiện sinh sống tại Việt Nam, tiếp tục nghiên cứu về phương đông học và tôn giáo.
Sách Sáng thế ký của Do Thái giáo (mà Kytô-giáo coi là thuộc Cựu Giao ước của mình) dạy : Gia-vê tự Ngài đã làm nên trời đất và mọi loài trong đó. Riêng con người được tạo ra sau cùng, một cách càng trực tiếp hơn nữa: Ngài tự tay lấy đất nặn thành, rồi thổi vô mũi một hơi sinh khí để hắn sống động lên (2.7). Một lối diễn tả thật tượng hình và sinh động, mà người bình dân dễ hiểu, hiểu rằng : do Thiên Chúa mà có tất cả, riêng loài người được đối xử đặc biệt, nó có gì thiêng liêng, bởi giống hình ảnh Ngài (1.26-27), “nhân linh ư vạn vật” như Phương Đông chúng ta quen nói!
Cho đến cách nay một thế kỷ, Kytô-giáo vẫn hiểu đoạn Kinh thánh trên theo nghĩa đen, điều khiến các nhà khoa học Tân đại (moderne) nghe chói tai, trong khi Công giáo và Tin lành chính quy thì lại nổi xung khi thấy thuyết tiến hóa chủ trương: do tương tác với môi trường mà có biến đổi, từ đó xuất hiện dần những chủng loại khác nhau, cả loài người cũng thế. Ngày nay, khi mà KTG chấp nhận học thuyết tiến hóa rồi, coi đó như một cách sáng tạo cao siêu hơn của Thiên Chúa, thì nhiều nhà sinh học lại quả quyết : chẳng có sự can thiệp từ bên trên bằng một chương trình (phần mềm) cài sẵn nào cả, mà chỉ có ngẫu nhiên làm việc thôi.Thật ra, những chủ trương Tự tạo (vật chất tự biến hóa mà làm nên tất cả) chẳng mới mẻ gì : từ muôn xưa, bên Đông cũng như bên Tây, thuyết ấy đã sẵn có, y như thuyết Thiên tạo vậy.
Những thuyết Thiên tạo và Tự tạo thời xưa
Theo triết lý Cổ Hy Lạp, tạo nên thế giới là Dêmiourgos, Hóa công. Hóa công không phải là thần duy nhất hay cao nhất, mà chỉ là một trong vô số những vị thần.
Hóa công trong tín ngưỡng Cổ Ba Tư, là Thượng thần Ahura Mazda thuộc thế giới Ánh sáng, đối nghịch với Ác thần Angra Mainyu của Vực thẳm tối tăm. Riêng gốc và nền của vũ trụ lại là Con người nguyên sơ Gaya Maretan, bắt đầu được Hóa công tạo nên tốt đẹp hoàn toàn, nhưng sau đó bị Thần bóng tối chích nọc độc vô khiến sinh đói khát, dịch bệnh…, để rồi từ xác chết của Con người đã xấu đi này mà mọc lên trời đất và muôn vật trong đó. Và như thế, cả Thần ác lẫn Thần lành đều có phần trong tạo thế.
Dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư qua ông tổ Abraham xuất thân từ vùng này, nhưng do niềm tin riêng, tác giả Sáng thế ký chủ trương chỉ có một Hóa công là Gia vê lành thánh, và Ngài tạo nên tất cả, lại tất cả đều tốt đẹp .
Đó là một số những học thuyết Thiên tạo tiêu biểu. Cùng với những học thuyết này, ngay thời ấy cũng xuất hiện nhiều học thuyết Tự tạo : vật chất tự biến hóa mà sinh ra tất cả. Có điều để có dịch biến và những kết quả tốt, thì tự nhiên ai nấy đều tin rằng: một mình vật chất mù quáng không đủ, mà phải có cái gì thiêng liêng hơn, cái Lý được lồng vô.
Bên Hy Lạp, cái Lý ấy là Logos theo Héraclite và Zénon. Còn bên Ấn Độ, đó là Purusa hay Tinh thần. Vâng, theo học thuyết Sâmkhya, Prakrti hay Bản nhiên (vật chất sơ nguyên) phải có Tinh thần hiện diện như chất xúc tác, thì mới phân thành Tâm-Vật và Âm-Dương (chính là Âm-dương-lực), để âm dương đun đẩy nhau mà có biến hóa.
Trong trường phái Âm-dương-luận Trung quốc, vật chất sơ nguyên là Khí. Khí cũng phải nhờ Lý mới có biến dịch được. Lại cả Khí và Lý đều phân thành âm dương : về phía Khí thì mọi vật đều “cõng âm bồng dương”, về phía Lý thì nguyên tắc “nhất âm nhất dương” chi phối. Vì âm dương tiềm tàng cả trong Lý lẫn Khí, nên chẳng những có “âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa”, mà sự biến hóa ấy còn thành ổn định, điều hòa, như Đạo đức kinh nói :”Vạn vật đều cõng Âm bồng Dương, do Xung nhau mà có được Hòa” (ch.42).*
Như thế, không phải thuyết Thiên tạo đã ngự trị trong thời tiền khoa học, để rồi nay nó phải nhường chỗ cho chủ trương Tự tạo của loài người văn minh. Vâng, thuyết Tự tạo đã có từ rất xa xưa rồi, nhất là bên Phương Đông chúng ta. Do đó, nếu thuyết Tiến hóa khai sinh bên Nam Á và Đông Á, thì hẳn nó đã được tiếp đón nồng nhiệt ngay từ đầu rồi. Ngày nay, sau khi Tòa thánh đã nhìn nhận vai trò văn hóa trong trước tác Kinh thánh, và Vatican II đã coi con người cũng là “tác giả thật sự của Kinh thánh” nữa (Dei Verbum, số 11), thì thuyết Tự tạo chẳng còn là ta-bu đối với chúng ta. Trái lại, như nhà vật lý thiên văn không Kytô-giáo Trịnh xuân Thuận cho thấy, chính sáng tạo bằng tiến hóa mới chứng tỏ Thiên Chúa là nhà thiện xạ đại tài, đã từ khoảng cách 15 tỷ năm (vận tốc) ánh sáng, bắn chỉ một phát mà trúng ngay cái hồng tâm 1cm là con người chúng ta! Vâng, viết với kiến thức khoa học của thời ấy, tác giả Sáng thế ký chỉ có ý xác định : Tất cả những gì chúng ta thấy hôm nay đều do Thiên Chúa mà có!
Từ thuyết Tiến hóa đến thuyết Ngẫu biến hôm nay
Thuyết tự tạo mới ở Âu Tây ra đời vào thế kỷ XIX với Lamarck và Darwin dưới danh xưng Tiến hóa.
Jean Baptiste Lamarck (1744-1829), một nhà tự nhiên học người Pháp, nghĩ rằng : Chính sự tương tác với môi trường đã khiến cơ thể biến đổi. Theo ông, khi gặp môi trường sống mới, phần cơ thể ứng phó được sẽ hoạt động nhiều lên, nhờ đó phát triển mạnh, trong khi phần không sử dụng đến nữa sẽ teo chột dần và có thể biến mất.
Charles Darwin (1809-1882), vì có phương tiện khảo sát sinh vật ở những vùng trời cách xa nhau trên thế giới, nên học thuyết Tiến hóa của ông có những chứng liệu xác minh. Nhận xét của nhà kinh tế học Anh Thomas Robert Malthus (1766-1834) : -Dân số tăng theo cấp số nhân, thức ăn tăng theo cấp số cộng, khiến cho cuộc sống ngày thêm khắc nghiệt-, nhận xét ấy gợi ý cho Darwin xướng xuất nên nguyên lý “Đấu tranh để sống còn”, theo đó thì môi trường sống ngày thêm khắc nghiệt chỉ cho phép những cá thể đủ khả năng ứng phó tốt mới tồn tại nổi, cũng như chỉ những con đực khoẻ mới có thể giành con cái mà để lại giống. Và đây là “Chọn lọc tự nhiên”. Những thay đổi ở cơ thể bắt đầu còn nhỏ, sẽ lớn dần và biến hóa hẳn để sinh ra những giống loại mới sau nhiều thế hệ. Sở dĩ thay đổi tồn tại được là nhờ di truyền. Sự di truyền này sẽ được chứng minh sau đó bởi nghiên cứu của Mendel.*
Trên nguyên tắc, thì đây mới chỉ là Biến hóa (transformation). Nhưng vì để tồn tại thì phải khoẻ và ứng phó tốt, nên thay đổi cũng là tiến về phía hoàn thiện. Mà thật sự có tiến hóa như thế đấy, chẳng những nơi sự sống, mà nơi vật chất nói chung. Y như thể đã có mục tiêu nhắm trước, một chương trình cài đặt sẵn nơi cái Lượng tử ban sơ (Quantum initial). Ấy thế mà nay vẫn có người nghĩ khác, rằng chẳng có gì nhắm trước, mà chỉ có Ngẫu nhiên làm việc, khiến những gì có đó hôm nay chỉ là do hú họa mà thành thôi.
Nếu nhìn gần và nhìn vào một số biến đổi, thì xem ra có như vậy thật. Cứ xem hiện tượng rất thông thường là sinh sản sẽ thấy ngay. Cả triệu tinh trùng mà chỉ có một tới được một noãn nào đó để một thằng nhóc da vàng mũi tẹt sinh ra. Để rồi vài năm sau cùng một may mắn hay “hú họa” như thế tái diễn, và một con nhãi mắt xanh, da ngăm ngăm đen chả hạn ra đời. Vâng, cách hành động “gặp chăng hay chớ” của thiên nhiên đã là nguyên nhân cho những khác biệt ở kết quả, không chỉ khác biệt ở hình dáng và giới tính, mà còn khác biệt ở từng cơ quan, từng nhân tế bào với những sợi nhiễm sắc thể. Và sự đa dạng vô cùng phong phú ấy, tác giả của nó không thể không là Ngẫu nhiên.
Chẳng những có ngẫu nhiên ở sự gặp gỡ của một giao tử đực nào đó (giữa hằng bao triệu giao tử đực khác) với một giao tử cái, mà trước khi ấy, còn sự trao đổi hú họa trong nhân tế bào giữa ba vạn gen với nhau. Như ai nấy đều biết, trong mỗi nhân tế bào thường, có 23 nhiễm sắc thể đến từ bố và 23 nhiễm sắc thể đến từ mẹ. Nhưng riêng ở tế bào giới tính, chỉ còn 23 nhiễm sắc thể, tức bản sao của một nửa hệ di truyền thôi. Để làm nên tế bào giới tính (tức giao tử đực hay cái) như thế, trong một tế bào (với đủ 23 cặp thể nhiễm sắc), 23 thể nhiễm sắc đến từ bố và 23 đến từ mẹ phải trao đổi loạn xạ với nhau những đoạn gen của mình trước khi phân chia thành hai tế bào trong tiến trình gọi là giảm phân (meiosis). Vì sự đổi trao và phân đôi phải thực hiện hai lần, nên các “quân bài” gen được tráo đi đảo lại quá nhiều khiến cơ cấu di truyền thiên biến vạn hóa, không còn y hệt nhau giữa các giao tử từ đó thành hình. Nhờ vậy, khả năng giống hệt nhau giữa những cá thể sinh ra chỉ còn là 1 trên 70 vạn tỷ (1/7.1013) thôi. Trong khi ấy thì hành tinh chúng ta mới chỉ có 6 tỷ người, khiến ai nấy đều là duy nhất trên đời cả. Chính sự đa dạng trong cơ cấu bên trong ấy bảo vệ rất tốt cơ thể chúng ta, như trong hệ các kháng thể chúng có thể biến hóa rất đa dạng để đối phó với vi khuẩn và vi rút vốn cũng đa dạng và ngày càng đa dạng không kém . Cái tốt của sự đa dạng rõ rệt nhất tìm thấy ở cấm kỵ loạn luân. Vâng, hai anh em, vì còn gần nhau về mặt di truyền, nếu lấy nhau sẽ tai hại cho con cái trên bình diện tâm sinh lý. Vâng, ở đây không chỉ có tai hại về mặt luân lý!

Phải chăng chỉ có ngẫu biến, chứ không còn sắp đặt?
Những người chủ trương chỉ có ngẫu nhiên thôi, đã nhìn nhận sự ngẫu nhiên ấy là cần, để từ đó có sự đa dạng vô cùng khẩn thiết cho sự sống. Nếu ngẫu nhiên quả là đúng thứ cần đến, lại quá thích hợp nữa, thì phải chăng nó cũng được tiên liệu (hay “bố trí”) trên thực đơn tiến hóa ngay từ đầu rồi? Nhất là đối với loài người, trong đó không chỉ có vấn đề chủng loại, mà còn vấn đề bản vị (hữu thể học), nó khiến mỗi người phải là chính mình, hoàn toàn độc đáo, khiến ta không thể hy sinh một người dù để cứu vãn cả xã hội, giống như thiêu hết bầy gà nhiễm H5N1 trong một vùng vậy. Bản vị hữu thể học này cần được biểu hiện ở thân xác trước tiên để có sự khác nhau về thể trạng và di truyền, và từ căn bản ấy xây nên sự đa dạng hoàn hảo hơn nữa về mặt tâm lý và nhân bản (do giáo dục và văn hóa, cũng như do tu luyện bản thân). Có thế mỗi người mới thành duy nhất trên đời ngay cả ở biểu hiện nữa!
Về mặt thân thể, để có một đa dạng lớn lao như thế, “sự ngẫu nhiên” phải bố trí tới mấy lần tráo đảo các quân bài trong giảm phân. Thế nhưng tại sao lại có đúng sự tráo đổi gen cần thiết trước giảm phân như thế? Nhất là có đúng hiện tượng giảm phân để giao tử chỉ giữ lại nửa số nhiễm sắc thể, nhờ đó đực cái bù trừ đúng cho nhau để làm nên một cá thể mới với tế bào đủ cả 46 thể nhiễm sắc. Hơn nữa, trong tiến trình thành người mới này, còn biết bao buớc đi, mà chỉ cần một bước lệch thôi đủ hỏng luôn chuyến tàu. Nghĩa là bên cạnh cái ngẫu nhiên, phải có bao cái được sắp đặt, và đây là những quy luật. Ai dám bảo sự sống không bị cai trị bởi những quy luật nhỉ?
Mà không chỉ bên trong sự sống. Còn những bước tiến từ khoáng chất sang sinh vật nữa chứ. Quả vậy, nếu từ nhiều tỷ độ C, vật chất không nguội đến dưới 70 độ, thì sinh chất albumin sao khỏi bị đông cứng? Và nếu không có môi trường biến động điện từ quanh các vì sao cùng với những chất cần thiết như hơi nước, khí các bô ních, nát ri, mêthan,v.v., thì làm sao nảy sinh các acid amin; cũng như nếu không có sẵn môi trường nước và đất thó, thì sao cả triệu acid amin có thể trùng kết (polymérisation) thành viên gạch của sự sống là các đại phân tử protein?
Lại còn những chuẩn bị xa và rất xa là khác. Cần phải có “âm dương tương thôi, nhi sinh biến hóa”, phải có đủ bốn lực cơ bản : lực hạt nhân mạnh (để cố kết các quarks thành protons, neutrons, rồi thành hạt nhân), lực hạt nhân yếu, lực hấp dẫn và lực điện từ ( để cố kết électron dấu âm lại với hạt nhân dấu dương) cùng với hai hằng số được tính toán chi ly để cuối cùng xuất hiện các phân tử chúng là nền tảng thứ nhất từ đó xây nên sự sống. Vâng, sự sống -mà đỉnh cao là con người- xem như đã được nhắm trước ngay trong cái lượng tử ban sơ (quantum initial), đúng như nhận xét của nhà vật lý thiên văn không Kytô giáo Trịnh xuân Thuận khi ông ví Hóa công với một nhà thiện xạ đã đứng từ khoảng cách 15 tỷ năm (vận tốc) ánh sáng mà nhắm bắn cái hồng tâm 1cm là con người, thế mà chỉ một phát trúng ngay.*
Quả thật, nếu chỉ có ngẫu nhiên thì sao có những kết quả kỳ diệu đến thế. Cứ mang cả sấp chữ cái mà đổ ào xuống mặt bàn, và thử rất nhiều lần như vậy đi, xem có bao giờ chúng xếp thành cả một Truyện Kiều hoàn chỉnh được không? Thế mà từng đã có biết bao Truyện Kiều được tạo nên giữa lòng thiên nhiên như thế đó. Truyện Kiều trước tiên, đó là quá trình tiến hóa ăn khớp với nhau để cuối cùng có sự sống, và giữa sự sống : loài người! Truyện Kiều tiếp theo, đó là chính vũ trụ này, ở hiện trạng của nó, với các hành tinh và vệ tinh xoay chuyển nhịp nhàng quanh tinh đẩu chính để làm nên thái dương hệ, đó là các thái dương hệ hợp thành tinh hà, và các tinh hà dù vẫn di chuyển, nhưng di chuyển trong trật tự để làm nên cái vũ trụ bao la với bề rộng gần hai mươi tỷ năm ánh sáng của chúng ta!
Còn nơi sự sống? Các sinh vật phân thành ức triệu chủng loại, thứ này cần thiết cho thứ kia để bổ túc cho nhau và để cùng tồn tại với nhau! Và nơi từng cá thể, các cơ quan và chức năng phối hiệp với nhau càng vô cùng chặt chẽ để có một sự sống thống nhất hoàn toàn. Lại không chỉ có Truyện Kiều ở cái tổng thể là cá thể đó, mà mỗi chương của Truyện Kiều cá thể cũng là những tổng thể diệu kỳ ở một phạm vi hẹp hơn. Và đây là từng bộ phận của cơ thể đó. Chúng ta hãy lấy làm thí dụ : Con mắt. Có cả trăm thành phần cấu tạo nên mắt, cái nọ bổ túc hay hỗ trợ cho cái kia.
Nên nhớ, có hằng chục thứ mắt khác nhau, mỗi thứ phù hợp cho hoạt động của một loại động vật khác nhau. Như tôm cua và côn trùng, mà nguy cơ rình rập tư bề trên từng bước đi, thì mắt của chúng do cả ngàn mắt con hợp lại, có khả năng phát hiện những cử động dù nhỏ nhặt của kẻ thù từ bất cứ chỗ nào quanh mình. Như loài chim vì bay nhanh nên võng mạc kéo dài về phía sau hầu có thể nhìn ra ngay những chướng ngại khi chúng còn ở xa.
Và sau đây là mắt người, mà chúng ta có chung với loài có xương sống. Mắt người là một máy chụp hình siêu đẳng, mà thấu kính là thủy tinh thể, mà cửa điều sáng (diaphrame) là con ngươi với những cơ giúp mở to hay co hẹp lại,. Khác với thấu kính của máy chụp, thủy tinh thể gồm bởi nhiều lớp chồng lên nhau, với hai đầu có những cơ (muscle) khiến thấu kính có thể tự dẹp xuống hay nở tròn hầu chỉnh lại tiêu cự (focal length) cho vừa đúng để nhìn rõ bất cứ vật thể nào dù gần hay xa. Bộ phận tiếp nhận tia sáng ở võng mạc cũng được cấu trúc rất phức tạp và tinh xảo bằng những tế bào thần kinh hình nón và hình que : hình nón từng cái một tập trung ở giữa nhiều nhất để ghi đậm nét hình ảnh; hình que hợp thành từng cụm xung quanh cho một hình ảnh mờ dần, nhưng tế bào hình que lại cho thấy rõ hơn trong tối. Nhiều loại cơ khác sẽ tự động điều chỉnh để hình ảnh được thấy rõ ở những điểm khác nhau khi ta chú ý đến (điểm ấy).
Khác hẳn máy chụp, mắt có thể giúp ta, không chỉ thấy hình của vật thể, mà còn ước lượng được độ lớn và khoảng cách của vật thể này. Càng kỳ diệu hơn khi mà, cùng với hình ảnh thấy, nhờ sự phối hiệp của lý trí, chúng ta có thể nhận ra tính xác thực (certitude) hay không của vật thể trước mắt, điều mà hình chụp không làm được.
Đó là những bộ phận chính của cơ quan thị giác. Chúng ta bỏ qua hệ thống bảo vệ như lông mi để cản bụi và côn trùng, như nước mắt làm trôi bụi đi, như khả năng chớp mắt tự động để chống lại những tấn công bất ngờ. Và chúng ta cũng chưa đả động tới hệ thống thần kinh, nó được bố trí rất phức tạp và tinh tế để tiếp nhận và phối hợp các ký hiệu hầu tạo ra hình ảnh trong đầu, cũng như sự liên kết của thị giác này với các giác quan khác và với những hoạt động khác của chúng ta.*
Dĩ nhiên là, trong thiên nhiên ấy, bên cạnh những biệt định cũng diễn ra biết bao bất định. Bất định năng gặp nhất là trong lãnh vực vật lý lượng tử. Cho một nắm hạt cơ bản vào chạy trong máy gia tốc (cyclotron) và cho chúng đập vô một tấm chắn bằng đồng. Có hạt sẽ đi xuyên qua và có hạt dội lại bằng một góc 145o , mà không thể đoán trước hạt nào lọt, hạt nào hồi phản. Thế nhưng trong cái bất định này vẫn có một biệt định, và đó là : chỉ một trong hai trường hợp, chứ không phải ba, bốn,v.v., lại nữa nếu đây là phản hồi thì góc hồi phản nhất định là 145 độ, chứ không khác được. Y như đặt một khúc xương trước mắt chó, với một chướng ngại vật ở chính giữa. Không thể nào đoán trước chó sẽ chọn đường bên trái hay bên phải, nhưng chắc chắn thế nào nó cũng chạy đến và đến bằng một trong hai con đường bằng nhau ấy.
Sự bất định càng lớn hơn nơi con người, vì nơi con người còn ý chí tự do. Có điều ai dù thánh đến đâu cũng không thể không có những yếu đuối, trong khi phần đông lại không thánh, nên sống theo bản năng là chuyện thường gặp ở loài người. Cho nên vẫn xác định được cách phản ứng của xã hội nói chung bằng phép tính xác xuất (vốn chỉ áp dụng cho những con số lớn), nhờ đó mới có thể làm thống kê và mở hãng bảo hiểm.
Quả thật, nếu nhìn chung cuộc thì xem ra không thể không chấp nhận một sắp đặt trong thiên nhiên, một nhắm đích trong tiến hóa từ lượng tử ban sơ đến con người. Thế nhưng nhìn sâu vào từng bước tiến, lại không thể phủ định rất nhiều những bất định và ngẫu nhiên. Có điều thường khi những bất dịnh và ngẫu nhiên ấy lại là cần thiết. Cho nên phải đi đến giả định là ngẫu nhiên cũng nằm trong quy luật, mà một trong những bằng chứng là các tham số (paramètre) m trong rất nhiều công thức vật lý.
Để dung hòa giữa ngẫu nhiên và biệt định, tôi xin trở về với ý kiến của tôi đã được trình bày trong nguyệt san CGvDT năm 2002 như sau:
-”Cái khối Energy-mass (Năng lượng-khối lượng) ấy, với tất cả sự năng động của nó do sự Nhắm đích (của Thiên Chúa) đã hằn ghi thành Hướng đích (ở vật chất), sẽ dò đường tìm lối cho mình. Mỗi khi tìm ra lối đi hướng về phía đích, nó liền để Vết lại, và đây là quy luật, một thứ “tập quán” mà mọi thành phần vật chất sau đó cứ thế mà làm, mà “lặp lại” (répétition)…”
Chính vì Thiên Chúa chỉ nhắm đích một cách chung chung, nên vật chất luôn bước theo một cách ngẫu hứng, -vâng, không phải ngẫu nhiên, mà ngẫu hứng-. Và do đó quy luật (ở vật chất) vừa xác định, vừa không thể xác định hoàn toàn và về mọi mặt, và điều ấy là cần thiết cho sự tồn vong và tiến hóa của vật chất, nhất là của sự sống nói chung. Cho nên quy luật vật lý quá cứng nhắc của Newton rồi sẽ được chỉnh lại bởi quy luật “tương đối” của Einstein vốn mềm dẻo hơn. Ngay quy luật thiêng liêng là đạo đức cũng vậy. Hướng nhắm của đạo Trời, mà phản ảnh ở đạo người (trong lương tri chúng ta) chỉ là sự thiện (hay Đạo) một cách tổng quát, sự thiện (hay Đạo) ấy rất sâu xa và tinh tế, nên không thể xác định bằng những quy luật luân lý quá rõ, nên thường cũng quá cứng nhắc như vẫn thấy xưa nay. Đúng như suy nghĩ của Đạo đức kinh, là phải “mất lễ mới còn nhân nghĩa, mất nhân nghĩa mới còn đức, và mất đức mới còn Đạo”!
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
***Thạc Sĩ (agrégation) trong Văn Khoa hay Luật Khoa (ở Pháp và Việt Nam trước 1975) là bằng cấp mà người ứng thí (candidate) muốn lấy phải đã có bằng Tiến Sĩ Quốc Gia (Docteur d’État). Còn Thạc Sĩ của Việt Nam bây giờ chỉ tương đương Cao Học (Master’s Degree) mà thôi.
Tác giả: Hoàng Sỹ Quý, SJ. 
 http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=68&ia=6412

HOÀNG NGỌC LIÊN * TIẾNG ĐÀN

Tạp bút của Hoàng Ngọc Liên

Tiếng Ðàn Trong Bức Tranh Tố Nữ

Như tiếng nhạc khuya trong gió nhẹ
Ðàn ai bi oán vẳng khe rèm
Vang vang dư hưởng như dòng lệ
Ðang chảy âm thầm bên má em.
LNV – Có lần người viết (NV) tản bộ trong bãi đậu xe của một trung tâm thương mại vùng Hoa Thạnh Ðốn - thấy một thanh niên da đen vác "cần xé" quần áo đang băng qua trước mặt. Ngay lúc đó, một bộ đồ trong cần xé rơi xuống mà anh ta không hay biết, vẫn rảo bước băng qua lối dành cho người đi bộ!
NV vội lượm bộ đồ lên và lớn tiếng kêu anh ta. Cũng may con đường thẳng góc với hướng đi không rộng lắm, nên thanh niên quay lại. NV giơ bộ đồ lên, anh ta trở lại nhận, nói lời cảm ơn rồi quay đi. VN tự hỏi, sự việc nhỏ mọn vừa xảy ra, phải chăng có bàn tay xếp đặt của Ðấng Tối Cao? Nếu trước đó, NV không quên mang theo chìa khóa P.O. Box của một Post Office gần nhà mà phải trở lại nhà để lấy, ắt đã đến Bưu Ðiện trước khi chàng thanh niên làm rớt bộ quần áo. Sự việc NV có mặt ngay lúc bộ đồ rớt để lượm lên, gọi trả, tuy là một sự việc hầu như không đáng kể, nhưng nó là cả một quá trình (processus) dài dặc. Trước đó, người viết đã trải qua không biết bao nhiêu "công phu" di chuyển, để có thể đến từ nước Việt Nam xa xôi, qua bao tiểu bang, bao thủ tục để được cư trú ngay địa phương này. Rồi ngày hôm đó, vào giờ đó, đã qua bao nhiêu "nhân duyên" mới có dịp gặp chàng thanh niên.... Ðây phải chăng là cái "duyên" trong vòng tao ngộ?
Nếu vậy, cái chết oan khiên của một ca nữ trong Phường Hát Ðông Ðô thành Thăng Long xưa, theo câu chuyện mà người viết từng được nghe kể và ghi lại sau đây, phải chăng cũng do những mối duyên chồng chất tự ngàn xưa góp lại?
Dù phải hay không, dù câu chuyện "mua vui" này chẳng có chút nào được xác tín – chuyện kể mà -, người viết cũng xin ghi lại hầu bạn đọc. HNL.
* * *
Hôm ấy, Sinh đeo tráp đứng chờ đò ngang ven tả ngạn sông Hồng để qua Khu Văn Miếu gặp cụ Tú Cự Vượng, như Cụ đã căn dặn chàng sau lần gặp trước. - Thầy Khóa!
Mũi đò vừa lao tới, giọng nói khá quen thuộc của cô lái khiến Sinh hơi lúng túng. Lần nào qua đò, Sinh cũng được cô lái vồn vã chào hỏi. Nhưng không phải là những câu chào hỏi xã giao thông thường. Sinh cảm nhận trong lời cô nói với mình, có ẩn ý riêng tư, tuy không có gì rõ rệt.
- Sao chưa có lần nào Cô Khóa đi theo Thầy Khóa?
Vừa ngồi vào mạn đò đã nghe cô lái hỏi, nhưng Sinh không trả lời. Chàng biết là cô lái này chanh chua lắm, thường chòng ghẹo mình, tuy chưa bao giờ thốt lời thiếu lễ độ. Vậy cứ im lặng là... vàng, đâu cần tranh hơn thua với cô. Bà con đi đò hầu như tán thành thái độ của Sinh. Ai nấy đều như lơ đãng không để vào tai những lời cô lái nói với Sinh.
- À! Em biết rồi, hay là thầy Khóa chưa có.. cô Khóa!
Thấy Sinh vẫn im lặng, cô tiếp:
- Thì ra Thầy Khóa đang ngấp nghé ái nữ của Cụ Tú Cự Vượng!
...
Ðò cập bến, sau khi cột giây vào chiếc cọc đóng sẵn, cô lái nhìn Sinh rảo bước lên đê, nói với theo:
- Nhớ cho em gửi lời thăm Lương tiểu thư nhé, Thầy Khóa!
Lương tiểu thư mà cô lái đò vừa nói đây là con gái duy nhất của cụ Tú Cự Vượng. Cô lái đò ranh mãnh này không hiểu sao cũng biết là cụ Tú có ái nữ. Nhưng cô nói Sinh đang ngấp nghe Lương tiểu thư là không đúng. Sinh tuyệt nhiên không có ý này. Sinh chỉ thoáng thấy tiểu thư vài lần trong suốt mấy năm đến hầu thăm cụ Tú. Do vậy mà Sinh mong được gặp cô một lần, nhưng dịp may chưa đến.
Một hôm, sau mấy tiếng đồng hồ đàm đạo, hai thầy trò mải mê câu chuyện, ngay trong bữa cơm thanh đạm, nên quên là đã quá canh Hai. Cụ Tú giữ Sinh ở lại qua đêm, vì giờ đó đâu còn đò ngang qua bên kia sông Hồng nũa.
Sáng hôm sau, trước khi lạy biệt cụ để ra về, Sinh được cụ tặng bức tranh Tố Nữ này.
Nguyên là trong lễ Thượng Nguyên tại Ðền Ngọc Sơn, Sinh được gặp lại Cụ Tú sau mấy năm cụ về Thái Bình dạy học. Cụ Tú coi Sinh như con, vì Sinh là thứ nam Cụ Tú Hà Ðông, bạn đồng khoa của cụ.
Hai bác cháu cùng đọc câu đối trong đền Ngọc Sơn:
- Lâm thủy, đăng sơn, nhất lộ tiệm nhập giai cảnh;
- Tầm nguyên, phỏng cổ, thử trung vô hạn phong quang.
(Xuống nước, lên non, một lối vào dần cảnh đẹp,
Tìm nguồn, hỏi cũ, trong đây lắm vẻ phong quang)
Cụ bảo Sinh:
- Thử trung mà đối với nhất lộ, có hơi ép, nhưng ý thì thật hay.
Ðến câu:
- Ðạo hữu chủ trương, Ðẩu Bắc văn minh chi tượng;
- Nhân đồng chiêm ngưỡng, Giao Nam lễ nhạc chi đô.
(Ðạo có chủ trương, nền móng văn minh Ðẩu Bắc;
Người đều chiêm ngưỡng, kinh đô lễ nhạc Giao Nam).
Cụ bảo Sinh:
- Lễ nhạc! Tự ngàn xưa, Cha Ông ta từng nói, đại ý: danh không chánh thì ngôn không thuận; ngôn không thuận thì Lễ Nhạc phế bỏ; Lễ Nhạc phế bỏ thì người dân không còn chỗ nương nhờ. Từ khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên xứ này, tuy Văn Miều còn, nhưng Lễ Nhạc đâu được như xưa nữa...
rồi cụ tiếp:
- Bữa nay có món ăn thanh đạm của miền quê mới đem ra, cháu ghé bác ăn cơm chiều, luôn tiện bác cho cháu xem bức tranh TỐ NỮ mà Làng Tranh Kinh Bắc mới tặng bác.
Ðêm đó, trong lúc trà dư, tửu hậu, hai bác cháu ngồi trên tràng kỷ, Cụ chỉ tay vào bức tranh treo trên tường, bảo Sinh:
- Vốn là 4 bức, nhưng sau lần bị cơn hỏa hoạn, người quen của Bác chỉ còn lại bức này: thiếu nữ đang gảy đàn. Bác cho rằng đây cũng là một loại tranh Lễ Nhạc. Ta cứ mường tượng đang được nghe tiếng đàn réo rắt, véo von, cũng thấy trong lòng thanh thản.
Sáng mai, bác tặng cháu bức tranh này. Khung cảnh của cháu phù hợp với tranh hơn là bên này. Vì nhà cháu gần ven sông, vào những đêm Thu trăng sáng, gió lộng từ mặt sông thổi vào, cháu ngắm tranh với cõi lòng thanh khiết, nếu có duyên, cháu có thể nghe được tiếng vô thanh trong không giới!..
* * *
Qủa nhiên, Sinh nghe tiếng đàn từ khe rèm vẳng lại. Ðưa mắt nhìn qua bức bình phong, Sinh chợt nhận ra, tiếng đàn không phải từ phía ngoài vang lại, mà hình như ở đâu đây, ngay trong căn phòng này. Thốt nhiên Sinh nhìn lên bức tranh Tố Nữ treo trên tường, lung linh dưới ánh đèn dầu.. Lắng tai nghe, Sinh cảm nhận được tiếng đàn quả được phát ra từ bức tranh này... Sinh định thần lại, cho rằng mình đang trong tình trạng giữa thực và mê!…
Sinh ngồi dậy, đăm đăm nhìn bức tranh chuyển động. Rõ ràng thiếu nữ cầm đàn bằng tay trái, nhẹ bước ra khỏi khung tranh
- Tiện thiếp kính chào tiên sinh!
Sinh đứng lên, nghiêng mình đáp lại lời chào của người đẹp:
- Không dám, xin chào cô nương!
Sinh chỉ tay vào chiếc đôn đối diện bên án thư:
- Xin mời cô nương an tọa.
Thiếu nữ không nề hà, kéo vạt áo ngồi xuống.
Sinh tiếp lời:
- Tiểu sinh được cô nương giáng lâm, không biết có điều chi chỉ giáo?
Cô gái nhỏ nhẹ:
- Chỉ giáo thì không dám, tiện thiếp ra đây để cáo biệt tiên sinh!
Sinh ngạc mhiêm:
- Cáo biệt? Ở đây có điều gì khiến cô nương không được hài lòng?
- Thưa tiên sinh, thiếp đã mãn nhiệm tại địa phương này...
Thấy Sinh như ngơ ngẩn tiếc nuối, thiếu nữ lại lên tiếng:
- Nếu có duyên, tiện thiếp sẽ được cùng tiên sinh tái kiến.
Sinh chợt nhớ ra điều gì:
- Cô nương vừa nói là mãn nhiệm tại địa phương này, có thể cho tiểu sinh biết là nhiệm vụ gì không?
- Câu chuyện này có liên quan đến tiên sinh...
- Tiểu sinh chưa hiểu ý cô nương. Chẳng hay chuyện liên quan dế tiểu sinh này, là họa hay phúc đây?
Người đẹp thẳng thắn:
- Nếu là phúc thì không phải họa. Nếu là họa thì khó tránh. Phúc hay họa còn tùy vào số mạng của tiên sinh. Ðiều chắc chắn là nếu tiên sinh muốn vì tha nhân, thì đây là cơ hội tốt.
- Xin cô nương chỉ giáo, tiểu sinh cần phải làm gì?
* * *
. . . Nguyên là Lương tiểu thư đang bị một oan hồn đòi trả món nợ ... tình. Dù cho tiểu thư không phải người cố ý gây ra món nợ này. Hồn oan là ca nữ của một phường hát dạo.
Trong một buổi hát chầu vào dịp lễ Ðức Hưng Ðạo Ðại Vương, Phường Hát Ðông Ðô có một ca nữ dùng thuốc độc tự tử ngay sau đêm hát. Thiên hạ đồn rằng cô gái bị thất tình, mà tình địch của cô lại chính là Lương tiểu thư, ái nữ của cụ Tú Cự Vượng! Thực ra, Lương tiểu thư không hề hay biết chàng trai đang theo đuổi mình lại là người yêu của cô gái vô danh trong Phường Hát Ðông Ðô. Dù cho có nhiều mai mối tới lui nhà cụ Tú, nhưng cụ Tú chưa có quyết định về hôn nhân của ái nữ. Về phần Lương tiểu thư thì nhất định là phải vâng lời cha mẹ "đặt đâu con ngồi đấy", còn trong chỗ riêng tư, nàng chưa hề có tình ý gì với chàng trai, mà cũng chưa hề gặp mặt chàng lần nào.
Rất đáng tiếc, ca nữ dại dột sớm tuyệt vọng nên đã tìm cái chết cho thoát nợ đời vì cho rằng mình không xứng đáng bằng Lương tiểu thư! Cô ta trước khi chết vẫn còn oán hận Lương tiểu thư và nguyện kiếp sau sẽ đòi món nợ tình này! Mộ của cô nằm trong nghĩa trang làng Nhì, có sáu chữ Hán ghi trên tấm bia: Thứ Nữ Ðoàn Thị Chi Mộ.
Khoảng một năm, sau khi cô gái bất hạnh nằm xuống, có những đêm Lương tiểu thư nằm mơ thấy lãng đãng một bóng hình thiếu nữ mặc toàn đồ trắng lướt đến bên giường và lên tiếng đòi mạng! Cụ Tú Cự Vượng tuy không tin câu chuyện kể, nhưng thấy con gái ngày càng xanh xao, vàng vọt, đành buộc lòng phải để Cụ Bà lên Ðền Ngọc Sơn xin cúng Sao, giải hạn. Cụ Bà còn được đem con gái xuôi vùng đồng bằng để dâng cho Bà Chúa Liễu, trong một đại lễ ở miền giáp ranh hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
Bữa kia, có người học trò cũ đem bức tranh Tố Nữ (trong bộ tứ bình đã bị cháy ba bức) đến biếu, cụ đem treo ngoài phòng khách là nơi trưng bày nhiều tranh Dân Gian xưa, nay do các nghệ nhân Việt vẽ và in mộc bản.
Rồi tự nhiên Lương tiểu thư bớt dần mộng mị. Người nhà Cụ Tú, có kẻ bàn tán cho là sở dĩ tiểu thư giảm bệnh là do kết quả việc cúng Sao giải hạn; người thì cho là do kết của của việc dâng Cô cho Ba Chúa Liễu.
Chỉ có Lương tiểu thư là cảm nhận được sự phù hộ thiếu nữ trong bức tranh treo trên tường.
Bởi vì sau khi tranh được đem đi, những cơn ác mộng lại hành hạ Lương tiểu thư, khiến gia nhân trong gia đình cụ Tú xôn xao. Lời bàn tán đến tai Sinh, nên chàng dự định là sẽ xin hầu chuyện cụ Tú để trình bày ý nguyện. xin trả lại bức tranh để Lương tiểu thư được giảm bệnh.
. ...
* * *
Và bây giờ, người trong tranh vừa ngỏ ý từ biệt Sinh.
- Thì ra cô nương đã biết là sáng mai tiểu sinh sẽ đem bức tranh qua bên cụ Tú Cự Vượng. Tiểu sinh làm như vậy chính là phù hợp với tâm ý của cô nương muốn cho tiểu sinh vì Lương tiểu thư mà...
Thiếu nữ thở dài:
- Cảm ơn tiên sinh có hảo ý. Nhưng tiện thiếp đã nói rằng hết nhiệm vụ ở địa phương này, bao gồm cả khu vực tả và hữu ngạn sông Hồng. Ðến giữa giờ Tý, bức tranh sẽ không còn là nơi mà tiện thiếp nương thân nữa. Vì thế, tiên sinh có đem tranh trả lại cụ Tú hay không, cũng không còn tác dụng nào nữa. Hẳn tiên sinh đã hiểu ý tiện thiếp. Do vậy mà chính tiên sinh mới là người "giải oan" cho Lương tiểu thư, chớ không phải tiện thiếp nữa!
Thấy Sinh vẫn còn chưa minh bạch, cô gái chậm rãi:
- Cõi Trên có cơ huyền diệu, tiện thiếp không thể tiết lộ. Chỉ xin khuyên tiên sinh là, nếu cụ Tú có yêu cầu tiên sinh làm điều gì vì ái nữ của cụ, mong tiên sinh sẽ không nề hà.
- Tiểu sinh có liên quan gì đến chuyện riêng tư của Lương tiểu thư, thưa cô nương?
- Có mối giây ràng buộc vô hình. Nói cách khác, tiên sinh từng co ùmón nợ phải trả cho cô gái bất hạnh của Phường Hát Ðông Ðô. Cô ấy cứ nhè Lương tiểu thư là người không vay để đòi trả. Tiên sinh làm điều gì cho Lương tiểu thư, cũng tức là trả nợ xưa cho ca nữ vậy...
Nói xong, thiếu nữ nghiêng mình cúi đầu chào Sinh. Trái với ý nghĩ của sinh là cô sẽ bước vào bức tranh, thiếu nữ lại bay lướt ra phía ngoài. Từ đó, không bao giờ Sinh còn nghe tiếng đàn phát ra từ bức tranh Tố Nữ nữa!
* * *
Sau lần Sinh hầu chuyện cụ Tú Cự Vượng, không ai còn thấy Sinh xuất hiện hai bên tả và hữu ngạn sông Hồng!
Mộtù môn sinh của cụ Tú, trong dịp đến thỉnh an , đã trình với cụ, rằng vào buổi Lễ tại đền Kiếp Bạc mới đây, ông ta đã trông thấy một nhà sư có khuôn mặt và dáng dấp giống hệt Sinh, đứng trên Trai Ðàn.
Cụ Tú chỉ mỉm cười.

No comments:

Post a Comment