Pages

Monday, October 31, 2016

BIỂN ĐÔNG = ĐIỆN BIÊN PHỦ = VIỆT MỸ

BIỂN ĐÔNG

Nhật Bản thách thức vùng phòng không mới của Trung Quốc


REUTERS /State Oceanic Administration

Anh Vũ
Một ngày sau khi hai chiếc B-52 của Mỹ bay vào vùng phòng không do Bắc Kinh thiết lập trên biển Hoa Đông, Nhật Bản mạnh dạn đáp trả quyết định của Trung Quốc bằng hành động cụ thể. Hôm nay 28/11/2013, lực lượng tuần duyên Nhật điều máy bay tuần tra trong phạm vi trên, không tuân thủ quy định của Trung Quốc và cũng không gặp cản trở nào.

Phát ngôn viên của tuần duyên Nhật, ông Yasutaka Nonaka cho hãng tin AFP biết máy bay của họ làm nhiệm vụ tuần tra bình thường trong khu vực như trước vì thế họ không việc gì phải không thông báo lịch trình bay cho Trung Quốc. Máy bay tuần duyên của Nhật không gặp chiến đấu cơ của Trung Quốc trong vùng trời bay qua.
Cùng lúc, phát ngôn viên chính phủ Nhật cũng tuyên bố với báo chí rằng Tokyo vẫn tiếp tục các hoạt động tuần tra cảnh giới bình thường trong khu vực thuộc phạm vi vùng trời của Nhật, trong đó có khu vực chồng lấn lên vùng phòng không mới lập của Bắc Kinh.
Trong khi đó, nhật báo Asahi Shimbun đưa tin các máy bay của lực lượng Phòng vệ Nhật cũng đã bay qua vùng nhận dạng phòng không nói trên, nhưng không cho biết vào thời điểm nào.
Vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh đơn phương công bố hôm 23/11 chồng lấn lên không phận của Nhật, bao gồm vùng trời trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa hai nước. Quyết định này ngay lập tức đã vấp phải những ứng gay gắt của các nước trong vùng đặc biệt là Nhật Bản.
Tokyo tuyên bố ngay vùng phòng không do Bắc Kinh đặt ra « không có giá trị » gì và chỉ thị cho các hãng hàng không dân dụng của Nhật không tuân theo yêu cầu thông tin hành trình bay cho chính quyền Trung Quốc khi đi qua khu vực nói trên.
Hôm nay, bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo máy bay của họ cũng đã bay qua vùng phòng không này mà không hề thông tin gì cho phía Trung Quốc.
 

Phi cơ quân sự Hàn Quốc cũng phớt lờ vùng phòng không của Trung Quốc

Máy bay tuần tra của Hàn Quốc chuẩ bị cất cánh (DR)
Máy bay tuần tra của Hàn Quốc chuẩ bị cất cánh (DR)

Trọng Nghĩa
Không chỉ có Hoa Kỳ rồi Nhật Bản là đã coi thường vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Ngay cả Hàn Quốc cũng đã cho phi cơ quân sự của mình bay qua vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh vừa thiết lập và buộc các nước khác chấp hành.

Theo một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc vào hôm nay, 28/11/2013, chính quyền Seoul không hề thông báo trước cho phía Trung Quốc về phi vụ này.
Hành động thách thức Bắc Kinh của Seoul xẩy ra hôm Thứ ba 26/11 vừa qua, ba ngày sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố quy định một « vùng nhận dạng phòng không » mở rộng, trong một khu vực trên Biển Hoa Đông bao trùm cả bãi ngầm Iodo hiện do Hàn Quốc kiểm soát nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền, cũng như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Theo phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc, một phi cơ quân sự Hàn Quốc đã bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương áp đặt trong một phi vụ tập huấn giám sát thường xuyên xung quanh bãi ngầm Iodo. Phát ngôn viên này khẳng định : « Chúng tôi đã không thông báo trước cho Trung Quốc ».
Người phát ngôn của Hàn Quốc còn cho biết thêm là máy bay quân sự của nước này sẽ tiếp tục bay trên khu vực Ieodo mà không cung cấp bất kỳ thông báo cho Trung Quốc. Theo đòi hỏi của Bắc Kinh khi tuyên bố vùng phòng không, mọi phi cơ đi ngang qua vùng phòng không đều phải nộp cho chính quyền Trung Quốc kế hoạch bay cũng như chi tiết về chiếc phi cơ.
Quyết định của Trung Quốc đã bị cả Mỹ, Nhật lẫn Hàn Quốc phản đối và như vậy trong những ngày qua, cả ba nước được công khai thách thức Bắc Kinh về vùng phòng không này.
Ngoài việc phớt lờ quy định của Trung Quốc liên quan đến vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, Hàn Quốc vào hôm nay còn đòi láng giềng khổng lồ của mình phải xem xét lại giới hạn của khu vực đó. Yêu cầu của Seoul được nêu lên nhân một cuộc thảo luận quốc phòng thường niên Trung-Hàn mở ra tại thủ đô Hàn Quốc vào hôm nay.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng nước này là ông Baek Seung Joo đã chính thức tỏ thái độ quan ngại trước quyết định của Trung Quốc bị cho là đã ‘khiến cho căng thẳng gia tăng trong vùng”.
Phía Hàn Quốc đã khẳng định với phía Trung Quốc là không thể công nhận vùng nhận dạng phòng không đó, và yêu cầu Bắc Kinh xem xét lại ranh giới của khu vực đó, đặc biệt là khu vực chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, phía Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu của Hàn Quốc. Sau đó Seoul đã cảnh cáo Bắc Kinh về khả năng Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng vùng nhận dạng phòng không của mình để bảo vệ quyền lợi đất nước.
 
 B52 của Mỹ sẽ trở lại Biển Đông?




  • Google+
  • In trang này


  • Pháo đài bay B-52 của Mỹ tiếp dầu trên không
    Những ngày gần đây, báo chí và nhiều trang mạng xã hội ở Việt Nam đều đồng loạt đưa ảnh, viết bài về máy bay B-52 của Mỹ bay vào vùng nhận dạng phòng không( ADIZ) của Trung Quốc áp đặt trên biển Hoa Đông.
    Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên những pháo đài bay nổi tiếng này quay lại với đời sống thông tin Việt Nam.
    Không ai ngây thơ tin rằng Trung Quốc để cho phá sản chính sách lấn chiếm lãnh hải và không phận vùng biển của các nước láng giềng và độc quyền kiểm soát các vùng biển quốc tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ vì vài phi vụ không mang vũ khí của pháo đài bay B-52.

    Nhưng đã qua rồi thời đại Chiến tranh Lạnh, khi mà lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình luôn bị thử thách bởi vũ khí nguyên tử và các loại vũ khí hủy diệt khác.
    Vẫn còn đó bài học về sự kiện vịnh Con Heo ở Cuba năm 1962, với nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai siêu cường Mỹ - Xô.

    Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện và đối chọi sức mạnh quân sự Mỹ - Trung sẽ còn gay gắt; nhưng dù sao hai pháo đài bay B-52 không mang vũ khí của Mỹ bay qua Biển Hoa Đông cũng được dư luận ở những quốc gia đang bị nước lớn Trung Quốc bắt nạt - xâm lấn xem là chuyến bay biễu diễn giúp họ hả hê mà hy vọng vào sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.

    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ, nhà báo tự do Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn.  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/11/131128_b_52_quay_tro_lai.shtml

    Anh Vũ
    Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc. Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

    Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Từ cuối tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».
    Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu vực.
    Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.
    Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phògn Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.
    Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời một quan chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.
    Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á. Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực tế.
    Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối thập kỷ này. Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập vùng phòng không lần này.
    Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các đồng minh Châu Á của Mỹ.

    Bắc Kinh sẵn sàng chịu giông bão ngoại giao nhưng không dám khiêu chiến

    Một ảnh trên mạng minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS /Stringer/Files
    Một ảnh trên mạng minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS /Stringer/Files
    Khi áp đặt các quy định về « vùng nhận dạng phòng không », Trung Quốc muốn nới rộng ảnh hưởng trong khu vực mà Bắc Kinh tự cho là đã bị gặm nhấm một cách bất hợp lý. Theo nhận xét của các chuyên gia, Bắc Kinh sẵn sàng chịu đựng giông bão ngoại giao, nhưng chắc chắn là không dám đương đầu với một cuộc xung đột vũ trang.
    Các nhà quan sát ghi nhận thái độ chừng mực của Bắc Kinh sau vụ hai pháo đài bay B-52 của Mỹ bay ngang qua vùng nhận dạng phòng không (ZAI) trên biển Hoa Đông ngay sau khi chế độ cộng sản mới công bố.
    Tại vùng biển này có một quần đảo nhỏ mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh liên tục tìm cách khẳng định chủ quyền. Vùng biển xung quanh quần đảo không có người ở này phong phú hải sản và có tiềm năng dầu khí.

    Viên Kính Đông (Jingdong Yuan), một chuyên gia về chính sách đối ngoại của trường đại học Sydney khẳng định với AFP là cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đều « luôn tâm niệm là không để bị cuốn vào tình hình dẫn đến một sự xung đột trực tiếp ».
    Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nóng lên từ tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản mua lại ba trong số năm hòn đảo của Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ tư nhân người Nhật. Quan hệ Nhật-Trung đặc biệt xấu đi từ đó.
    Tuy Nhật Bản đang kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư nhưng không muốn có thêm rủi ro nên hiện vẫn không đưa người ra đây sinh sống. Đối với Tokyo, không có chuyện chấp nhận việc đưa ra tranh cãi về chủ quyền của quần đảo nhỏ bé này. Nhưng với Bắc Kinh, mọi phương tiện đều tốt nhằm thuyết phục thế giới là yêu sách đối với Senkaku/Điếu Ngư có cơ sở, và hiện đang có tranh chấp lãnh thổ tại đây.
    Đó là nguyên nhân vì sao Trung Quốc thường xuyên gởi tàu và máy bay đến quấy rối khu vực Senkaku/Điếu Ngư, dù tuần duyên Nhật Bản thường xuyên tuần tiễu. Việc thành lập vùng nhận dạng phòng không nằm trong chiến dịch của kiểu chiến tranh hao mòn này.
    Ông Viên Kính Đông nhấn mạnh, Bắc Kinh muốn thuyết phục là chỉ « thực hiện quyền khẳng định chủ quyền một cách thường xuyên. Sau khi Nhật quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư, tôi tin rằng Trung Quốc thực sự muốn tạo ra sự kiện là có tranh chấp lãnh thổ tại đây ».
    Theo Taylor Fravel của Massachusetts Institute of Technology (MIT), thì Trung Quốc bực tức trước vùng nhận dạng phòng không do Nhật Bản quy định. Bắc Kinh coi đây là ý định « bành trướng » của Nhật, « bao trùm các mỏ khí đốt Trung Quốc và những địa điểm nằm gần Trung Quốc ».
    Những hành động của Trung Quốc hôm nay được nung nấu từ mối oán thù xưa nay đối với Nhật Bản, từ những hành vi của quân phiệt Nhật cho đến cuối Đệ nhị Thế chiến, một quá khứ đế quốc cần phải thanh toán.
    Rana Mittter, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nhật của trường đại học Oxford khẳng định rằng Bắc Kinh « vốn đinh ninh là các yêu sách lãnh thổ của mình đã không được quan tâm và đánh giá đúng đắn trong những thập kỷ gần đây, nên nay tìm cách đảo ngược tình hình. Có lẽ trước hết là vấn đề danh dự ».
    Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không chỉ liên quan đến Nhật Bản, mà còn cả các nước khác như Việt Nam và Philippines. Mùa hè năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi huy động tổng lực để Trung Quốc trở thành một đại cường trên biển. Tham vọng này ngày càng khiến người ta lo ngại.
    Thực tế, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều quốc gia gần đây đã kêu ca về áp lực đang tăng cao của Trung Quốc để thỏa mãn tham vọng bá quyền đại dương của mình. Các nhà quan sát ghi nhận, trong những cuộc xung đột chủ quyền với các láng giềng, Bắc Kinh không ngần ngại đặt lại vấn đề nguyên trạng, nhất là tại Biển Đông.
    Theo ông Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo) của trường đại học Bắc Kinh, mỗi lần có cơ hội gặm nhấm được một ít đất đai là Trung Quốc liền « năng nhặt chặt bị ». Và những bước đi dè dặt dần dần sẽ trở thành những gót giày đinh nện xuống, một khi đã đạt được vị thế siêu cường.

    Thursday, November 28, 2013

    TIN VIỆT MỸ

     

    Người Mỹ ăn mừng Lễ Tạ Ơn

    Người Mỹ mừng ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm vào ngày thứ Năm với các bữa tiệc, thăm viếng trong gia đình, và mua sắm hàng hạ giá.
    Dịp lễ này là thời gian dành cho việc tạ ơn, thường là các buổi tụ họp trong gia đình với các bữa tiệc tập trung vào thịt gà tây và nhiều món ăn truyền thống khác.
    Người Mỹ trên khắp nước cũng tụ họp trong các lễ tôn giáo, coi các trận football chuyên nghiệp, và tham gia công tác từ thiện tình nguyện vào dịp này.
    Tại New York, Snoopy và các bong bóng khổng lồ khác mô phỏng các nhân vật trong truyện tranh bay trên bầu trời trong buổi diễn hành Lễ Tạ Ơn của công ty Macy.
    Tại Washington, Tổng thống Barack Obama gởi lời cảm tạ các quân nhân nam, nữ phục vụ trong quân đội.
    Tổng thống Obama nói:
    “Chúng ta cảm tạ về những tự do mà họ bảo vệ - tự do suy nghĩ về những gì ta muốn và nói về những gì ta nghĩ, để thờ phượng theo niềm tin tôn giáo của chúng ta, để chọn lựa các nhà lãnh đạo của chúng ta, và chỉ trích họ mà không bị trừng phạt. Nhân dân trên khắp thế giới đang tranh đấu, và thậm chí bỏ mình vì cơ hội của họ bảo vệ những tự do này. Chúng ta sát cánh với họ trong cuộc tranh đấu đó, và chúng ta cảm tạ về sự kiện được tự do.”
    Một ngày trước Lễ Tạ Ơn, Tổng thống Obama và gia đình tiếp tục một truyền thống hằng năm về tình nguyện quyên góp thực phẩm và sửa soạn bữa ăn cho những gia đình cần được giúp đỡ. Ông cũng “ân xá” cho cặp gà tây, có tên là Popcorn và Caramel, trong một truyền thống hằng năm của Tổng thống thả các gà tây này trước ngày lễ.
    Nhiều thương vụ khổng lồ trên khắp nước đánh dấu lúc mở đầu mùa mua sắm trong dịp lễ. Trong những năm mới đây, thương vụ tại các cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu càng ngày càng sớm hơn. Năm nay, nhiều cửa hàng bán lẻ đã mở cửa sớm trong ngày Lễ Tạ Ơn với các ưu đãi dặc biệt cho những khách hàng đầu tiên, nhiều người trong số họ đã cắm trại chờ đợi ở bên ngoài dưới thời tiết giá lạnh trong nhiều giờ.

    Và tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Afghanistan và trên khắp thế giới, các binh sĩ được chiêu đãi bữa ăn truyền thống Lễ Tạ Ơn do các cấp chỉ huy của họ thực hiện để kỷ niệm ngày lễ này.
    Theo truyền thống thì Lễ Tạ Ơn của Mỹ đã xảy ra năm 1621, khi những người định cư ban đầu tại Bắc Mỹ đã tạ ơn về vụ mùa thâu hoạch của họ sau một mùa đông khắc nghiệt.
    Hơn một thế kỷ sau đó, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đưa ra một tuyên bố về Lễ Tạ Ơn hồi năm 1789.
     http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-an-mung-le-ta-on/1799947.html

    Câu chuyện về tấm lòng giúp con lai người Việt tìm cha đẻ Mỹ

    Ông Brian Hjort, người thành lập tổ chức Father Founded
    Ông Brian Hjort, người thành lập tổ chức Father Founded

    Tin liên hệ













    TIN THẾ GIỚI

     

     Điện Biên Phủ và một thế kỷ thực dân Pháp ở Đông Dương

    Cảnh quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954.
    Cảnh quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954.
    Musée de l'Armée

    Thụy My
    Nhật báo Libération hôm nay 27/11/2013 giới thiệu cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quân đội, tái hiện lại một thế kỷ hiện diện của Pháp tại Đông Dương với những trang phục, bản rập, tài liệu bằng văn bản và nghe nhìn. Khách tham quan có thể hình dung một trăm năm đô hộ của Pháp ở vùng Viễn Đông và cuộc chiến Điện Biên Phủ đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương.

    Tờ báo nhận định, sau Algérie năm ngoái, nay đến lượt Đông Dương: Bảo tàng Quân đội nằm ở quảng trường Invalides, Paris tiếp tục lật lại những trang sử đau thương của quá trình thuộc địa và phi thực dân hóa của Pháp. Gần sáu mươi năm sau thất bại ở Điện Biên Phủ vào tháng 5/1954 dẫn đến hồi kết của cuộc viễn chinh tại Đông Dương, cuộc triển làm này vẽ lại quá trình chinh phục Nam Kỳ, giai đoạn đô hộ (1856-1954) rồi việc Pháp phải rút quân trong tiếng đùng đoàng của súng đạn.
    Tuy cuộc chiến Đông Dương ít gây tranh cãi hơn so với cuộc chiến Algérie, nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhân sự kiện tướng Võ Nguyên Giáp qua đời cũng đã gây ra một số phản ứng tại Pháp.

    Tháng 10 năm nay, khi biết tin tướng Giáp từ trần, thọ 103 tuổi, Ngoại trưởng Fabius đã vinh danh « một người Việt Nam yêu nước vĩ đại ». Lời tuyên bố này không những gây giận dữ cho các cựu chiến binh Điện Biên Phủ, mà cả một bộ phận trong quân đội Pháp vốn không quên những đối xử tệ hại của Việt Minh với tù binh. Bằng chứng của việc chủ đề này vẫn còn nhạy cảm, theo Libération, đó là có những người có trách nhiệm của Việt Nam đã lặng lẽ đến Invalides để kiểm tra xem liệu đại sứ của Hà Nội ở Paris có thể đến xem triển lãm mà không gây phản ứng gì.

    Phần thứ nhất của triển lãm pha trộn những trang phục, bản rập, văn bản, giúp người xem hình dung lại cuộc chinh phục bằng họng súng đại bác, rồi đến việc đô hộ mảnh đất nằm cách nước Pháp đến 15.000 km. Công cuộc đô hộ này vào cuối thế kỷ 19 đã làm dấy lên những cuộc tranh luận tại Quốc hội thời đó. Nếu Jules Ferry nêu ra « nghĩa vụ của các chủng tộc thượng đẳng » với các « dân tộc hạ đẳng », thì Georges Clémenceau tố cáo « các tội ác khủng khiếp » do quân Pháp phạm phải.
    Triển lãm càng thu hút hơn với những tài liệu nghe nhìn. Từ những đòi hỏi độc lập tại Đông Dương ngày càng tăng, cho đến thời kỳ chiếm đóng, rồi cuộc chiến trước Việt Minh, việc Thống chế Pétain hợp tác với Nhật để duy trì kiểm soát. Sau khi kháng chiến thành công, người ta nghe giọng nói vừa nhỏ nhẹ vừa kiên quyết của Hồ Chí Minh, ca ngợi « dân tộc Pháp vĩ đại » đã « giương cao ngọn cờ của giá trị tự do, bình đẳng và bác ái ». Theo Libération, đây là một lời ca ngợi dưới dạng một nụ hôn thần chết, để biện minh cho cuộc chiến sắp tới.
    Sau nỗ lực thương lượng không thành công giữa Paris và các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam năm 1946, bán đảo Đông Dương chìm vào cuộc chiến. Ngược lại với cuộc chiến Algérie, Chú Sam hỗ trợ cho đồng minh Pháp vì xem Đông Dương là một con cờ domino phải giữ bằng mọi giá cho một thế giới tự do. Trong một cuộn phim quay vào thời đó, có một Phó tổng thống Mỹ đến thăm lòng chảo Điện Biên Phủ : đó là Richard Nixon, người mà hai thập kỷ sau đã ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
    Một bộ phim khác được quay năm 1953, bởi một người lính trẻ có tương lai điện ảnh đầy hứa hẹn là Pierre Schoendoerffer, cho thấy những hình ảnh chiến tranh mà ngày nay không còn trông thấy nữa. Những loạt pháo kích, tiếng vang động đinh tai của những khẩu đại bác, những xác chết không nguyên vẹn của những người lính…trên nền nhạc sầu thảm.
    Ở gian cuối triển lãm, Libération chú ý đến cuộc đàm thoại đáng kinh ngạc giữa hai sĩ quan cao cấp được ghi lại ngay trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Bên cạnh đó là một cuộn phim nghiệp dư do một hạ sĩ quan quay sau khi ký hiệp định Genève năm 1954, với cảnh quân Pháp chen chúc xuống tàu về nước, dưới cái nhìn dửng dưng của những người chiến thắng – những anh lính Việt Minh trẻ tuổi.

    Thái Lan trước cơn sốt Áo Vàng
    Nhìn sang Thái Lan, nhật báo Le Figaro có bài viết : « Tại Bangkok, cơn sốt màu vàng đe dọa chính quyền ». Phe đối lập hứa hẹn sẽ lật đổ chính phủ do em gái của cựu Thủ tướng đang lưu vong Thaksin lãnh đạo.
    Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh Suthep Thaugsuban, người đại diện cho đợt sóng Áo Vàng mới đang thách thức Thủ tướng Yingluck Shinawatha từ cuối tuần qua, đang xướng lên qua micro bài ca của hoàng gia, và hàng ngàn người biểu tình trước Bộ Tài chính cùng đồng thanh hát theo. Ông Thaugsuban hứa hẹn trong vòng ba ngày sẽ kết thúc chính phủ.
    Nguyên nhân của « cơn sốt màu vàng » này là một dự thảo luật ân xá, có thể giúp cho nhà lãnh đạo lưu vong Thaksin quay lại Thái Lan. Phong trào phản kháng quy mô nhất từ cuộc khủng hoảng 2010 đến nay, đã tập hợp được trên 100.000 người hôm Chủ nhật. Đa số người biểu tình thuộc tầng lớp trung lưu ở Bangkok, số khác đến từ miền nam.
    Theo Le Figaro, bóng ma của cuộc khủng hoảng đã làm 90 người chết năm 2010 hãy còn xa. Sự cứng rắn của Suthep làm những người ôn hòa e ngại, họ tích cực vận động trong hậu trường để tìm ra một lối thoát hòa bình. Những ngày sắp tới, người ta mới biết được chính quyền có thành công trong việc tái lập trật tự mà không đổ dầu vào lửa hay không vì nếu những người Áo Đỏ ủng hộ ông Thaksin ở nông thôn kéo về, thì tình hình sẽ lại bùng nổ.
    Mại dâm : Pháp dự định trừng phạt khách mua dâm
    Nhân sự kiện dự luật chống mại dâm hôm nay 27/11/2013 được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Pháp, nhiều tờ báo lớn xuất bản tại Paris đã đưa lên trang nhất vấn đề này.
    Nhật báo Le Monde chạy tựa : « Mại dâm : Việc trừng phạt khách hàng gây chia rẽ các chính đảng ». Tương tự, trang bìa tờ báo cánh tả Libération đăng ảnh cận cảnh một đôi chân phụ nữ mang đôi giày gót nhọn với tựa đề « Mại dâm, cuộc tranh luận xưa nhất thế giới » và đặt câu hỏi : « Trừng phạt khách mua dâm ? Dự luật được đưa ra trước Hạ viện gây chia rẽ tẩt cả các đảng ». Nhật báo cộng sản L’Humanité đăng ảnh một cô gái bán dâm đang đứng chờ khách với dòng tựa lớn « Hủy bỏ » và nhận định, việc thông qua dự luật trên sẽ là một bước tiến đầu tiên về hướng chấm dứt dạng nô lệ này.
    Bài xã luận của nhật báo Le Monde mang tựa đề « Luật pháp, giới tính, đạo đức » cho rằng mại dâm là một vấn đề triết lý phức tạp và là một thực tế xã hội xót xa.
    Được 120 đại biểu ký tên ủng hộ, dự luật này bãi bỏ việc phạt vạ gái mại dâm vì tội níu kéo khách, thay thể bằng việc trừng phạt khách mua dâm ở mức 1.500 euro. Đây là lần đầu tiên giải pháp phạt vạ khách mua dâm được đưa ra tại Pháp, kèm theo việc giúp đỡ các nạn nhân của bọn buôn người và nô lệ tình dục ra khỏi nghề mại dâm.
    Trừng phạt « cầu » để giảm « cung », đó là mục tiêu của dự luật, một cách ngăn cấm việc buôn bán thân xác. Tuy nhiên theo Le Monde, không phải người bán dâm nào cũng là nạn nhân của bạo lực, và không thể quy cho tất cả là quan hệ cưỡng ép. Luật pháp cần làm tất cả để truy lùng bọn ma cô và giúp đỡ cho các nạn nhân bị buộc phải bán thân. Nhưng khi nhắm vào khách mua dâm để trừng phạt, những người bán dâm có thể sẽ phải rút vào bí mật và chịu nhiều rủi ro hơn.
    Công dân mạng và dân chủ
    Nhân Diễn đàn Dân chủ Thế giới tổ chức tại Strasbourg từ ngày 23 đến 29/11, Le Monde dành nguyên một phụ trang cho đề tài này, trong đó có bài viết « Tư cách công dân trong kỷ nguyên kỹ thuật số ». Câu hỏi đặt ra là các mạng xã hội, truyền thông mạng và blog cũng như việc được tự do tham khảo các dữ liệu, có mang lại quyền lực cho công dân trước các định chế cầm quyền hay không ?
    Theo tờ báo, các công cụ kỹ thuật số hẳn sẽ đóng góp vào việc tạo ra một cộng đồng ảo, một nền dân chủ có sự tham gia tích cực của công dân, nhưng đây chỉ mới là điều kiện ban đầu mà thôi. Trong bài « Internet tăng cường quyền lực của xã hội dân sự », nhà nghiên cứu Amanda Clarke chuyên về quan hệ giữa internet và dân chủ cho rằng các định chế chính trị nếu muốn đáp ứng những mong đợi của người dân, không thể bỏ qua các kênh thông tin trong thời đại kỹ thuật số.

     Trung Quốc, những thành phố không tương lai

    Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
    Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
    (DR)

    Minh Anh
    Vào lúc Trung Quốc vẫn kiên trì đi theo hướng đô thị hóa nông thôn, nhiều người tỏ ra lo ngại là sự phát triển các chương trình định cư làm nảy sinh đồng thời cảnh khốn quẫn giống như các dự án mà các nước phương Tây đã trải nghiệm thời kỳ sau chiến tranh. Một ví dụ điển hình là thành phố mới xây Hoa Minh (Huaming). Từng được chọn là mô hình phát triển đô thị hóa trong đợt triển lãm toàn cầu Thượng Hải năm 2010, giờ đây thành phố này rất có thể sẽ mang tính tượng trưng cho một hiện tượng biến đổi mới : Đó là sự bần cùng hóa tại nhiều thành phố mới của Trung Quốc. Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Figaro có trích dịch lại một bài viết trên tờ The New York Times đề tựa « Tại Trung Quốc, những thành phố không có tương lai ».

    Tác giả Ian Johnson cho biết vào năm 2005, Hoa Minh đã được chọn làm hình mẫu cho quá trình đô thị hóa nông thôn có kế hoạch. Trên thực tế, Hoa Minh là một xã nông nghiệp, có số dân chừng 41.000 người, sống tập trung chủ yếu trong 12 ngôi làng nhỏ, nằm rải rác trên một diện 155 km². Khu vực phía bắc Trung Quốc này được cho là khá màu mỡ phì nhiêu do nguồn nước dồi dào. Hoa Minh còn là xã ngoại ô của thành phố cảng Thiên Tân, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Xã này còn nổi tiếng với những mặt hàng thủ công và nhất là rau quả tươi.
    Thế nhưng, trong con mắt các nhà hoạch định, sự hình thành tự nhiên các khu làng nhỏ đặt ra một vấn đề lớn : Sự phát triển đồng đều kéo theo hạn chế về mật độ nhà ở, không gian và tổ chức khu công nghiệp. Chưa kể đến vấn đề an toàn vệ sinh do thiếu nguồn nước sạch. Từ đó, nảy sinh ý tưởng hợp nhất các ngôi làng lại thành một thành phố trên một diện tích 2,5km², thay vì là 8km², tổng diện tích của 12 ngôi làng gộp lại.
    Chính quyền địa phương trích ra một phần diện tích trong số 152km² còn lại giao cho các nhà đầu tư bất động sản. Như vậy, thành phố lẫn người dân sẽ không tốn một xu nào để chi trả cho chi phí xây dựng. Phần đất canh tác còn lại sẽ được giao cho một số ít nông dân khai thác với những phương pháp canh nông hiện đại hơn. Phần đông nông dân bị cưỡng bức rời mảnh đất tổ tiên. Số người từ chối nhìn thấy cảnh trường học, đường xá bị phá hủy và điện nước bị cúp.
    Đổi đời đâu không thấy, khi đến định cư rồi người dân sớm thất vọng. Thanh niên không kiếm được việc làm, nên suốt ngày la cà trong các quán cà phê Internet. Người lớn tuổi hơn buộc phải chấp những công việc thời vụ bấp bênh để mà tồn tại. Đó là chưa kể đến cạnh tranh khốc liệt với dân di cư đến từ các vùng khác. Ngay cả như có kiếm được việc, tiền lương không đủ trang trải các chi phí do giá cả đắt đỏ. Lạm phát đã đội giá gạo lên gấp hai lần. Trong khi trước đó, người nông dân lại tự sản xuất. Nhìn chung, lo sợ, tuyệt vọng là những cảm giác chính của những người nông dân tái định cư ở đây.
    Thêm vào đó là cảm giác bị lừa phỉnh. Theo nội dung biên bản họp chính thức liên quan đến cách thức phân phối diện tích nhà ở, nông dân sẽ được trao một diện tích mới tương đương với phần diện tích ở được cộng thêm phần đất xung quanh trang trại của họ. Thế nhưng, việc giao nhà mới diễn ra phức tạp hơn dự tính. Kết quả là người dân chỉ được cấp cho một diện tích nhỏ hơn như ước tính ban đầu. Đó là chưa kể đến chất lượng yếu kém của công trình : Tường bị nứt nẻ, cửa sổ không có ron và nền thang máy bị sét rỉ.

    Từ chỗ tuyệt vọng dẫn đến những hành động tiêu cực : Các vụ « tự tử » liên tiếp xảy ra như nhảy lầu, uống thuốc trừ sâu hay ngủ trên đường ray xe lửa. Theo giải thích của giáo sư Lynette Ong, chuyên gia về khoa học chính trị thuộc đại học Toronto, có nghiên cứu về những khu vực tái định cư : « Hàng trăm ngàn người đã chuyển đến sinh sống tại đây, nhưng mức sống của họ thật sự đã sa sút. Chất lượng tòa nhà cũng là một vấn đề nhức nhối : cũng bởi do nạn tham nhũng và tình trạng rút ruột công trình ».
    Tân Cương, căng thẳng ngày càng gia tăng
    Báo Libération quan tâm đến tình hình tại Tân Cương. Tờ báo nhận thấy là « Tại Trung Quốc, căng thẳng với người Duy Ngỗ Nhĩ gia tăng ».
    Con số thống kê tính từ đầu năm đến nay cho thấy tại khu tự trị này đã diễn ra gần 200 vụ tấn công khủng bố, mà gần đây nhất là vụ tấn công vào Thiên An Môn hôm 28/10 vừa qua, làm thiệt mạng 2 du khách và 38 người khác bị thương. Theo Libération, chính sách đồng hóa cưỡng chế do chính quyền Tân Cương thực hiện, đồng nghĩa với hiện tượng dòng người Hán di cư lên khu tự trị, siết chặt an ninh và giới hạn quyền hành đạo cũng như việc áp đặt tiếng phổ thông trong các trường học là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động.
    Sinopec cũng có trách nhiệm trong vụ nổ đường ống dẫn dầu tại Thanh Đảo
    Báo Les Echos nhắc lại vụ nổ đường ống dẫn dầu tại thành phố Thanh Đảo, xảy ra hôm thứ Sáu tuần vừa qua. Vụ nổ đã làm thiệt mạng 55 người, 136 người khác bị thương và làm hơn 18.000 người phải di tản.
    Theo Les Echos, trong tai nạn lần này, Tập đoàn hóa dầu Sinopec có bị liên đới trách nhiệm. Mặc dù, nguyên nhân vụ nổ chưa được làm sáng tỏ, nhưng báo chí trong nước đã điểm ra những điều bất thường trong hồ sơ này. Theo đó, đường ống dẫn dầu đi ngang qua một khu đô thị có mật độ dân số đông đúc trong khi người dân địa phương lại không có thông tin đầy đủ.
    Dù rằng, việc xây dựng đường ống đã được thực hiện vào năm 1986, trước khi có quy định bắt buộc phải cách khu dân cư 15m, nhưng Sinopec lẫn nhiều tập đoàn dầu khí khác đã không tiến hành tốt công tác thanh tra hệ thống ống dẫn dầu này.
    Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh thử độ tin cậy của Washington
    Tình hình căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn tiếp tục gây sự chú ý báo chí Pháp. Nhật báo Le Monde nhận thấy « Trung Quốc tự cho mình có quyền kiểm soát không phận quần đảo Senkaku ».
    Với tuyên bố trên được đưa ra hôm thứ Bảy 23/11/2013 vừa qua, Bắc Kinh đã đẩy căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông nâng lên một mức. Các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối. Nhất là phía Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đánh giá hành động trên của Trung Quốc là « đơn phương », thậm chí làm « gia tăng các rủi ro xảy ra sự cố ».
    « Sự leo thang căng thẳng nguy hiểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản » là hàng tựa nhận định trên nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo còn đăng một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) cho rằng « mối nguy chủ yếu chính là rủi ro va chạm trên không ». Chuyên gia này nhắc lại vụ đụng độ trên không năm 2001 giữa không lực Mỹ và Trung Quốc trên không phận quốc tế. Hai chiếc chiến đấu cơ đã va chạm vào nhau, và buộc phía Mỹ phải cho hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam, kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Cuối cùng, Les Echos nhìn thấy quyết định trên của Bắc Kinh còn là « một phép thử uy tín của Washington ».
    Chính trường Thái Lan lại « nổi sóng ba đào »
    Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực báo chí Pháp là tình hình biến động chính trị tại Thái Lan. Hôm qua, người biểu tình ủng hộ phe đối lập đã gia tăng áp lực lên chính phủ bằng cách chiếm các tòa nhà Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao, nhằm buộc bà Yingluck Shinawatra phải từ nhiệm. Báo Libération chạy tựa « Tại Băngkok, phe đối lập chiếm các Bộ ».
    Nhật báo cộng sản L’Humanité thấy rằng « Phe đối lập đang biểu dương lực lượng ». Thái Lan đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị tệ hại nhất kể từ sau vụ biểu tình rầm rộ năm 2010. Đất nước vẫn bị chia rẽ sâu sắc giữa nông thôn và thành thị. L’Humanité cho rằng Thái Lan là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất tại châu Á. Còn đối với báo Les Echos, « Người biểu tình đang thử thách Thủ tướng Thái ». Bị phe đối lập thách thức, bà Yingluck Shinawatra giờ phải nhanh chóng chứng tỏ uy quyền chính trị.
    Thỏa thuận hạt nhân Iran tại Geneve : Niềm hy vọng cho người dân Iran
    Tin tức Iran và nhóm 5+1 đạt được một thỏa thuận tạm thời về hồ sơ hạt nhân Iran là chủ đề thời sự quốc tế nóng hổi nhất trên các tờ báo lớn tại Pháp. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất : « Hạt nhân Iran : Câu chuyện bí ẩn của một cuộc thương thảo ».
    Sau 10 năm thất bại, cuối cùng một « thỏa thuận sơ bộ » cũng đã được ký kết vào sáng sớm Chủ nhật 24/11/2013. Phía Washington cho biết cũng đã tiến hành các cuộc thương thuyết « song phương » từ nhiều năm nay, ngay trước khi ông Hassan Rohani, một người theo chủ trương ôn hòa trúng cử Tổng thống.
    Ngoài việc tường thuật lại cặn kẽ quá trình đàm phán căng thẳng, bài xã luận của Le Monde đánh giá thỏa thuận đạt được là « một bước đầu thành công trong ngoại giao trước khi bước vào những điều nghiêm trọng hơn ». Qua việc giới hạn làm giàu chất uranium ở mức 5%, nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể khẳng định rằng họ đang sở hữu những gì họ đang có: Ít ra là một sự công nhận ngầm quyền làm giàu chất uranium. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề « nan giải » sắp tới cần phải giải quyết : Đóng cửa các cơ sở ngầm, từ bỏ hoàn toàn quá trình làm nước nặng, gia tăng sự giám sát quốc tế. Như vậy là Washington đã có lý khi dò xét các ý đồ của vị Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rohani. Và Paris cũng không phải là sai khi tỏ ra cứng rắn. Bởi vì, cuộc đàm phán thật sự cũng chỉ vừa mới bắt đầu.
    Nhật báo Le Figaro nhìn sự việc trên khía cạnh nội bộ Iran. Tờ báo đưa tít trên trang nhất « Iran : Thỏa thuận về hạt nhân củng cố phe cải tổ ». Đối với những người chủ trương cải cách, thỏa thuận này mở đầu cho việc chấm dứt các lệnh trừng phạt và cho phép cải thiện tình hình kinh tế. Đối với một bộ phận dân chúng, Tổng thống Rohani đã « giữ đúng lời hứa ».
    Về điểm này, Le Monde cũng nhận thấy là « Teheran hôm nay tràn sức sống ». Ngay khi bản thỏa thuận được công bố, người dân Iran hoan hỉ bày tỏ nỗi vui mừng trên các trang mạng xã hội. Một cảm nhận cũng được nhật báo công giáo La Croix đồng chia sẻ trong bài viết « Thỏa thuận Geneve làm lóe lên hy vọng nơi người dân Iran ». Bất chấp những cuộc tranh chấp nội bộ ngay trong lòng bộ máy chính quyền, người dân Iran hy vọng rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve về hạt nhân sẽ cải thiện cuộc sống của họ.
    Tuy nhiên, cả Le Monde và La Croix cũng lưu ý là thỏa thuận trên cũng bị nhiều người chỉ trích, nhất là những người thuộc phe bảo thủ cứng rắn. Đối với họ, thỏa thuận trên là một sự « thất bại » và một sự « sỉ nhục », rằng « các quyền (làm giàu chất uranium) đã không được công nhận ». Những người này còn viết thư yêu cầu triệu tập Tổng thống Hassan Rohani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif (người dẫn đầu phái đoàn thương lượng Iran). May thay số người này chỉ chiếm chưa tới 1/3 tổng số Nghị sĩ (290 đại biểu) tại Nghị viện.
    Nằm trong số những người không hài lòng với thỏa thuận trên còn có quốc gia láng giềng Cận Đông. Le Monde cho biết « Israel lên án một ‘sai lầm lịch sử’ ». Thủ tướng Netanyahou khẳng định rằng sau thỏa thuận này, « thế giới còn trở nên nguy hiểm hơn ».
    2/3 phụ nữ trên thế giới vẫn chịu cảnh bạo hành
    70% phụ nữ trên thế giới vẫn phải đối mặt với nạn bạo hành về thể xác hay tình dục là nội dung bản báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm qua 25/11/2013, nhân ngày Quốc tế loại trừ nạn bạo hành phụ nữ. Chủ đề này được nhật báo Le Monde hôm nay quan tâm đến.
    Liên Hiệp Quốc đánh giá hiện tượng trên như là một « dịch bệnh ». « Nạn bạo hành này diễn ra phần lớn thời gian trong khuôn khổ quan hệ thân mật và rất nhiều phụ nữ cho rằng người bạn đời hay người sống chung là tác giả của tình trạng bạo hành trên ».
    Tuy nhiên, số liệu thống kê nên chưa lột tả được nhiều hình thức bạo hành khác nhau : Hành hung người làm, hôn nhân cưỡng bức và trước tuổi, cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, buôn người, mãi dâm… Tình trạng này không chừa một quốc gia nào, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
    Thế thì tại sao lại có khó khăn trong việc đẩy lùi tình trạng bạo hành ? Theo con số thống kê chính thức của Hội đồng tối cao bình đẳng nam – nữ, tại Pháp hiện nay đã có đến 83.000 vụ việc được ghi nhận. Thế nhưng, theo bà Danielle Bousquet, Chủ tịch Hội đồng tối cao bình đẳng nam – nữ con số trên có thể sẽ còn cao hơn. « Chỉ có 9,3% nạn nhân đi khiếu kiện, bởi vì trong 80% trường hợp, nạn nhân hiểu rất rõ tác giả vụ việc ».
    Không chỉ trong đời sống lứa đôi, phụ nữ cũng là đối tượng của những vụ bạo hành khi xảy ra xung đột võ trang và bạo động sắc tộc. Theo quan sát của Trung tâm chăm sóc Primo-Levi tại Paris, số phụ nữ độc thân, đã có con hay đang mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trước khi hay trong khi đi chạy nạn đến hưởng các chế độ chăm sóc tại Trung tâm đã gia tăng trong vòng hai ba năm gần đây.

     Trung Quốc, những thành phố không tương lai

    Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
    Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
    (DR)

    Minh Anh
    Vào lúc Trung Quốc vẫn kiên trì đi theo hướng đô thị hóa nông thôn, nhiều người tỏ ra lo ngại là sự phát triển các chương trình định cư làm nảy sinh đồng thời cảnh khốn quẫn giống như các dự án mà các nước phương Tây đã trải nghiệm thời kỳ sau chiến tranh. Một ví dụ điển hình là thành phố mới xây Hoa Minh (Huaming). Từng được chọn là mô hình phát triển đô thị hóa trong đợt triển lãm toàn cầu Thượng Hải năm 2010, giờ đây thành phố này rất có thể sẽ mang tính tượng trưng cho một hiện tượng biến đổi mới : Đó là sự bần cùng hóa tại nhiều thành phố mới của Trung Quốc. Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Figaro có trích dịch lại một bài viết trên tờ The New York Times đề tựa « Tại Trung Quốc, những thành phố không có tương lai ».

    Tác giả Ian Johnson cho biết vào năm 2005, Hoa Minh đã được chọn làm hình mẫu cho quá trình đô thị hóa nông thôn có kế hoạch. Trên thực tế, Hoa Minh là một xã nông nghiệp, có số dân chừng 41.000 người, sống tập trung chủ yếu trong 12 ngôi làng nhỏ, nằm rải rác trên một diện 155 km². Khu vực phía bắc Trung Quốc này được cho là khá màu mỡ phì nhiêu do nguồn nước dồi dào. Hoa Minh còn là xã ngoại ô của thành phố cảng Thiên Tân, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Xã này còn nổi tiếng với những mặt hàng thủ công và nhất là rau quả tươi.
    Thế nhưng, trong con mắt các nhà hoạch định, sự hình thành tự nhiên các khu làng nhỏ đặt ra một vấn đề lớn : Sự phát triển đồng đều kéo theo hạn chế về mật độ nhà ở, không gian và tổ chức khu công nghiệp. Chưa kể đến vấn đề an toàn vệ sinh do thiếu nguồn nước sạch. Từ đó, nảy sinh ý tưởng hợp nhất các ngôi làng lại thành một thành phố trên một diện tích 2,5km², thay vì là 8km², tổng diện tích của 12 ngôi làng gộp lại.
    Chính quyền địa phương trích ra một phần diện tích trong số 152km² còn lại giao cho các nhà đầu tư bất động sản. Như vậy, thành phố lẫn người dân sẽ không tốn một xu nào để chi trả cho chi phí xây dựng. Phần đất canh tác còn lại sẽ được giao cho một số ít nông dân khai thác với những phương pháp canh nông hiện đại hơn. Phần đông nông dân bị cưỡng bức rời mảnh đất tổ tiên. Số người từ chối nhìn thấy cảnh trường học, đường xá bị phá hủy và điện nước bị cúp.
    Đổi đời đâu không thấy, khi đến định cư rồi người dân sớm thất vọng. Thanh niên không kiếm được việc làm, nên suốt ngày la cà trong các quán cà phê Internet. Người lớn tuổi hơn buộc phải chấp những công việc thời vụ bấp bênh để mà tồn tại. Đó là chưa kể đến cạnh tranh khốc liệt với dân di cư đến từ các vùng khác. Ngay cả như có kiếm được việc, tiền lương không đủ trang trải các chi phí do giá cả đắt đỏ. Lạm phát đã đội giá gạo lên gấp hai lần. Trong khi trước đó, người nông dân lại tự sản xuất. Nhìn chung, lo sợ, tuyệt vọng là những cảm giác chính của những người nông dân tái định cư ở đây.
    Thêm vào đó là cảm giác bị lừa phỉnh. Theo nội dung biên bản họp chính thức liên quan đến cách thức phân phối diện tích nhà ở, nông dân sẽ được trao một diện tích mới tương đương với phần diện tích ở được cộng thêm phần đất xung quanh trang trại của họ. Thế nhưng, việc giao nhà mới diễn ra phức tạp hơn dự tính. Kết quả là người dân chỉ được cấp cho một diện tích nhỏ hơn như ước tính ban đầu. Đó là chưa kể đến chất lượng yếu kém của công trình : Tường bị nứt nẻ, cửa sổ không có ron và nền thang máy bị sét rỉ.
    Từ chỗ tuyệt vọng dẫn đến những hành động tiêu cực : Các vụ « tự tử » liên tiếp xảy ra như nhảy lầu, uống thuốc trừ sâu hay ngủ trên đường ray xe lửa. Theo giải thích của giáo sư Lynette Ong, chuyên gia về khoa học chính trị thuộc đại học Toronto, có nghiên cứu về những khu vực tái định cư : « Hàng trăm ngàn người đã chuyển đến sinh sống tại đây, nhưng mức sống của họ thật sự đã sa sút. Chất lượng tòa nhà cũng là một vấn đề nhức nhối : cũng bởi do nạn tham nhũng và tình trạng rút ruột công trình ».
    Tân Cương, căng thẳng ngày càng gia tăng
    Báo Libération quan tâm đến tình hình tại Tân Cương. Tờ báo nhận thấy là « Tại Trung Quốc, căng thẳng với người Duy Ngỗ Nhĩ gia tăng ».
    Con số thống kê tính từ đầu năm đến nay cho thấy tại khu tự trị này đã diễn ra gần 200 vụ tấn công khủng bố, mà gần đây nhất là vụ tấn công vào Thiên An Môn hôm 28/10 vừa qua, làm thiệt mạng 2 du khách và 38 người khác bị thương. Theo Libération, chính sách đồng hóa cưỡng chế do chính quyền Tân Cương thực hiện, đồng nghĩa với hiện tượng dòng người Hán di cư lên khu tự trị, siết chặt an ninh và giới hạn quyền hành đạo cũng như việc áp đặt tiếng phổ thông trong các trường học là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động.
    Sinopec cũng có trách nhiệm trong vụ nổ đường ống dẫn dầu tại Thanh Đảo
    Báo Les Echos nhắc lại vụ nổ đường ống dẫn dầu tại thành phố Thanh Đảo, xảy ra hôm thứ Sáu tuần vừa qua. Vụ nổ đã làm thiệt mạng 55 người, 136 người khác bị thương và làm hơn 18.000 người phải di tản.
    Theo Les Echos, trong tai nạn lần này, Tập đoàn hóa dầu Sinopec có bị liên đới trách nhiệm. Mặc dù, nguyên nhân vụ nổ chưa được làm sáng tỏ, nhưng báo chí trong nước đã điểm ra những điều bất thường trong hồ sơ này. Theo đó, đường ống dẫn dầu đi ngang qua một khu đô thị có mật độ dân số đông đúc trong khi người dân địa phương lại không có thông tin đầy đủ.
    Dù rằng, việc xây dựng đường ống đã được thực hiện vào năm 1986, trước khi có quy định bắt buộc phải cách khu dân cư 15m, nhưng Sinopec lẫn nhiều tập đoàn dầu khí khác đã không tiến hành tốt công tác thanh tra hệ thống ống dẫn dầu này.
    Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh thử độ tin cậy của Washington
    Tình hình căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn tiếp tục gây sự chú ý báo chí Pháp. Nhật báo Le Monde nhận thấy « Trung Quốc tự cho mình có quyền kiểm soát không phận quần đảo Senkaku ».
    Với tuyên bố trên được đưa ra hôm thứ Bảy 23/11/2013 vừa qua, Bắc Kinh đã đẩy căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông nâng lên một mức. Các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối. Nhất là phía Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đánh giá hành động trên của Trung Quốc là « đơn phương », thậm chí làm « gia tăng các rủi ro xảy ra sự cố ».
    « Sự leo thang căng thẳng nguy hiểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản » là hàng tựa nhận định trên nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo còn đăng một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) cho rằng « mối nguy chủ yếu chính là rủi ro va chạm trên không ». Chuyên gia này nhắc lại vụ đụng độ trên không năm 2001 giữa không lực Mỹ và Trung Quốc trên không phận quốc tế. Hai chiếc chiến đấu cơ đã va chạm vào nhau, và buộc phía Mỹ phải cho hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam, kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Cuối cùng, Les Echos nhìn thấy quyết định trên của Bắc Kinh còn là « một phép thử uy tín của Washington ».
    Chính trường Thái Lan lại « nổi sóng ba đào »
    Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực báo chí Pháp là tình hình biến động chính trị tại Thái Lan. Hôm qua, người biểu tình ủng hộ phe đối lập đã gia tăng áp lực lên chính phủ bằng cách chiếm các tòa nhà Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao, nhằm buộc bà Yingluck Shinawatra phải từ nhiệm. Báo Libération chạy tựa « Tại Băngkok, phe đối lập chiếm các Bộ ».
    Nhật báo cộng sản L’Humanité thấy rằng « Phe đối lập đang biểu dương lực lượng ». Thái Lan đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị tệ hại nhất kể từ sau vụ biểu tình rầm rộ năm 2010. Đất nước vẫn bị chia rẽ sâu sắc giữa nông thôn và thành thị. L’Humanité cho rằng Thái Lan là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất tại châu Á. Còn đối với báo Les Echos, « Người biểu tình đang thử thách Thủ tướng Thái ». Bị phe đối lập thách thức, bà Yingluck Shinawatra giờ phải nhanh chóng chứng tỏ uy quyền chính trị.
    Thỏa thuận hạt nhân Iran tại Geneve : Niềm hy vọng cho người dân Iran
    Tin tức Iran và nhóm 5+1 đạt được một thỏa thuận tạm thời về hồ sơ hạt nhân Iran là chủ đề thời sự quốc tế nóng hổi nhất trên các tờ báo lớn tại Pháp. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất : « Hạt nhân Iran : Câu chuyện bí ẩn của một cuộc thương thảo ».
    Sau 10 năm thất bại, cuối cùng một « thỏa thuận sơ bộ » cũng đã được ký kết vào sáng sớm Chủ nhật 24/11/2013. Phía Washington cho biết cũng đã tiến hành các cuộc thương thuyết « song phương » từ nhiều năm nay, ngay trước khi ông Hassan Rohani, một người theo chủ trương ôn hòa trúng cử Tổng thống.
    Ngoài việc tường thuật lại cặn kẽ quá trình đàm phán căng thẳng, bài xã luận của Le Monde đánh giá thỏa thuận đạt được là « một bước đầu thành công trong ngoại giao trước khi bước vào những điều nghiêm trọng hơn ». Qua việc giới hạn làm giàu chất uranium ở mức 5%, nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể khẳng định rằng họ đang sở hữu những gì họ đang có: Ít ra là một sự công nhận ngầm quyền làm giàu chất uranium. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề « nan giải » sắp tới cần phải giải quyết : Đóng cửa các cơ sở ngầm, từ bỏ hoàn toàn quá trình làm nước nặng, gia tăng sự giám sát quốc tế. Như vậy là Washington đã có lý khi dò xét các ý đồ của vị Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rohani. Và Paris cũng không phải là sai khi tỏ ra cứng rắn. Bởi vì, cuộc đàm phán thật sự cũng chỉ vừa mới bắt đầu.
    Nhật báo Le Figaro nhìn sự việc trên khía cạnh nội bộ Iran. Tờ báo đưa tít trên trang nhất « Iran : Thỏa thuận về hạt nhân củng cố phe cải tổ ». Đối với những người chủ trương cải cách, thỏa thuận này mở đầu cho việc chấm dứt các lệnh trừng phạt và cho phép cải thiện tình hình kinh tế. Đối với một bộ phận dân chúng, Tổng thống Rohani đã « giữ đúng lời hứa ».
    Về điểm này, Le Monde cũng nhận thấy là « Teheran hôm nay tràn sức sống ». Ngay khi bản thỏa thuận được công bố, người dân Iran hoan hỉ bày tỏ nỗi vui mừng trên các trang mạng xã hội. Một cảm nhận cũng được nhật báo công giáo La Croix đồng chia sẻ trong bài viết « Thỏa thuận Geneve làm lóe lên hy vọng nơi người dân Iran ». Bất chấp những cuộc tranh chấp nội bộ ngay trong lòng bộ máy chính quyền, người dân Iran hy vọng rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve về hạt nhân sẽ cải thiện cuộc sống của họ.
    Tuy nhiên, cả Le Monde và La Croix cũng lưu ý là thỏa thuận trên cũng bị nhiều người chỉ trích, nhất là những người thuộc phe bảo thủ cứng rắn. Đối với họ, thỏa thuận trên là một sự « thất bại » và một sự « sỉ nhục », rằng « các quyền (làm giàu chất uranium) đã không được công nhận ». Những người này còn viết thư yêu cầu triệu tập Tổng thống Hassan Rohani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif (người dẫn đầu phái đoàn thương lượng Iran). May thay số người này chỉ chiếm chưa tới 1/3 tổng số Nghị sĩ (290 đại biểu) tại Nghị viện.
    Nằm trong số những người không hài lòng với thỏa thuận trên còn có quốc gia láng giềng Cận Đông. Le Monde cho biết « Israel lên án một ‘sai lầm lịch sử’ ». Thủ tướng Netanyahou khẳng định rằng sau thỏa thuận này, « thế giới còn trở nên nguy hiểm hơn ».
    2/3 phụ nữ trên thế giới vẫn chịu cảnh bạo hành
    70% phụ nữ trên thế giới vẫn phải đối mặt với nạn bạo hành về thể xác hay tình dục là nội dung bản báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm qua 25/11/2013, nhân ngày Quốc tế loại trừ nạn bạo hành phụ nữ. Chủ đề này được nhật báo Le Monde hôm nay quan tâm đến.
    Liên Hiệp Quốc đánh giá hiện tượng trên như là một « dịch bệnh ». « Nạn bạo hành này diễn ra phần lớn thời gian trong khuôn khổ quan hệ thân mật và rất nhiều phụ nữ cho rằng người bạn đời hay người sống chung là tác giả của tình trạng bạo hành trên ».
    Tuy nhiên, số liệu thống kê nên chưa lột tả được nhiều hình thức bạo hành khác nhau : Hành hung người làm, hôn nhân cưỡng bức và trước tuổi, cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, buôn người, mãi dâm… Tình trạng này không chừa một quốc gia nào, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
    Thế thì tại sao lại có khó khăn trong việc đẩy lùi tình trạng bạo hành ? Theo con số thống kê chính thức của Hội đồng tối cao bình đẳng nam – nữ, tại Pháp hiện nay đã có đến 83.000 vụ việc được ghi nhận. Thế nhưng, theo bà Danielle Bousquet, Chủ tịch Hội đồng tối cao bình đẳng nam – nữ con số trên có thể sẽ còn cao hơn. « Chỉ có 9,3% nạn nhân đi khiếu kiện, bởi vì trong 80% trường hợp, nạn nhân hiểu rất rõ tác giả vụ việc ».
    Không chỉ trong đời sống lứa đôi, phụ nữ cũng là đối tượng của những vụ bạo hành khi xảy ra xung đột võ trang và bạo động sắc tộc. Theo quan sát của Trung tâm chăm sóc Primo-Levi tại Paris, số phụ nữ độc thân, đã có con hay đang mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trước khi hay trong khi đi chạy nạn đến hưởng các chế độ chăm sóc tại Trung tâm đã gia tăng trong vòng hai ba năm gần đây.
      

    Trẻ con Trung Quốc có cha mẹ mà vẫn "mồ côi"

    Các cặp vợ chồng Trung Quốc lên thành thị kiếm sống, để lại đứa con cho ông bà nuôi nấng - REUTERS
    Các cặp vợ chồng Trung Quốc lên thành thị kiếm sống, để lại đứa con cho ông bà nuôi nấng - REUTERS

    Thanh Hà
    Sôi sục trong vùng biển Hoa đông, đối lập Syria trong ngõ cụt, liên minh tả hữu lên cầm quyền tại Đức, nước Ý sang trang thời đại Berlusconi, dân Pháp trong cảnh sưu cao thuế nặng. Đó là những đề tài chính làng báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin điểm qua bài báo của Le Monde nói về hoàn cảnh của « Hàng triệu trẻ em Trung Quốc "mồ côi" vì cha mẹ bỏ làng quê lên thành thị kiếm sống ».

    Theo các số liệu chính thức, tại Trung Quốc hiện nay có 61 triệu thiếu niên bị cha mẹ « bỏ lại quê nhà ». Nói cách khác 21,7 % trẻ em dưới 17 tuổi phải sống xa cha mẹ, khi bố mẹ chúng lên thành phố tìm kế sinh nhai. Có những người chỉ gặp mặt con vào dịp Tết nguyên đán và chỉ duy trì quan hệ qua điện thoại, với những lời thăm hỏi tầm thường.
    Một giáo viên trong làng cho phóng viên của tờ Le Monde biết, hầu hết học sinh của trường đều do ông bà, hoặc cô, dì nuôi dưỡng. Cái khổ là ông bà hay họ hàng thân thuộc như vậy chỉ bảo đảm cho chúng cơm no, áo ấm. Nhưng chẳng ai dậy dỗ chúng bất cứ điều gì. Hiện tượng cả một tầng lớp thanh thiếu niên không được dạy dỗ, giáo dục như vậy đang trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng tại Trung Quốc.
    Năm ngoái có trường hợp 5 anh em bị chết ngạt mà chẳng ai hay biết. Tháng 8/2013,  vụ một thầy giáo hãm hiếp 8 đứa trẻ nhỏ, truyền bệnh da liễu cho chúng. Khi cha mẹ chúng biết được tin này thì đã quá trễ. Tình cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi đó đang làm rúng động dư luận Trung Quốc.
    Tại Trung Quốc, luật lệ bắt buộc trẻ nhỏ chỉ được đi học ở ngay tại nơi chúng sinh ra. Người lao động Trung Quốc từ nông thôn lên thành thị kiếm sống thì không có hộ khẩu để đưa con cái về sống chung với mình. Không có hộ khẩu, con cái họ không được đi học, không ai coi giữ, đau ốm không ai chăm lo. Chính vì vậy một số nhà hoạt động nhân quyền bắt đầu vận động chính quyền ở thành phố tạo điều kiện để cho con em những người lao động nhập cư được « đoàn tụ » với gia đình.
    Thế nhưng, bản thân người dân thành phố không muốn để con em họ chung đụng với những « đứa trẻ nhà quê ». Ranh giới giữa nông thôn và thành phố ở Trung Quốc rất rõ ràng. Trước mắt cả người dân lẫn chính quyền cùng chưa vội thúc đẩy tiến trình hội nhập đó.
    Tuy nhiên, phóng viên báo Le Monde ghi nhận rằng, gần đây một số địa phương ý thức được về mức độ nghiêm trọng của hiện tượng nhiều thế hệ thanh thiếu niên không được cha mẹ dậy dỗ, và đã bắt đầu thu hút các nhà đầu tư về mở nhà máy ở nông thôn.
    Theo như nhận định của một nhà nghiên cứu người Pháp làm việc tại Hồng Kông, Chloé Froissart, chính quyền Trung Quốc đã phải can thiệp vì muốn tránh để « cả một thế hệ trẻ không được dậy dỗ đõ một ngày kia sẽ vùng lên chống lại chế độ ». Sự vùng lên đó nhằm bày tỏ bất mãn của những thành phần bị gạt ra ngoài xã hội, và là nạn nhân của phép lạ kinh tế Trung Quốc.
    Trung Quốc và « Vùng phòng không »
    Trở lại với hồ sơ nóng là « vùng phòng không » vừa được Trung Quốc thiết lập. Tất cả các báo trong ngày cùng có bài viết về chủ đề này. « Washington khiêu khích Bắc Kinh khi điều B-52 đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư », tựa của Le Monde. « Hoa Kỳ hỗ trợ Nhật Bản » tựa của Le Figaro. Riêng Libération thì nói tới « Căng thẳng leo thang ở Thái Bình Dương ».
    Báo chí Pháp đồng loạt quan tâm đến phản ứng của dân cư mạng Trung Quốc : họ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh không đủ can đảm để phản ứng đích đáng sau khi hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không trên Biển Hoa Đông.
    Thông tín viên báo Le Figaro từ Washington, Laure Mandeville, cho rằng sau vụ B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không nói trên, giờ đây mọi chú ý đang hướng về phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã bị « bất ngờ » và « lúng túng » trước phản ứng của Mỹ.
    Trung Quốc đang đứng trước một bài toán nan giải : hành động thì có nguy cơ đẩy căng thẳng trong vùng leo thang, và càng làm tăng hiểm họa đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Thế nhưng làm ngơ trước sự can thiệp của Mỹ thì điều đó lại khiến Trung Quốc làm mất uy tín của mình. Các nhà cầm quyền Bắc Kinh không thể để quốc tế xem Trung Quốc như « một con cọp giấy ».
    Về phần mình, vẫn theo tác giả bài báo, Washington bắt buộc phải tỏ thái độ. Tổng thống Barack Obama bắt buộc phải chứng minh về mức độ tin cậy trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Mỹ bắt buộc phải chứng tỏ với các đối tác châu Á là Hoa Kỳ sẵn sàng đóng vai trò « vành đai » để làm đối trọng với sức mạnh ngày càng lớn của ông khổng lồ Trung Quốc, nhưng đồng thời thì Washington vẫn ưu tiên cho đối thoại với Bắc Kinh.
    Phát biểu trên báo công giáo La Croix, chuyên gia về Trung Quốc, François Godment, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Châu Á cho rằng, trước mắt, thiết lập thiết lập vùng phòng không là một động thái mới để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với những vùng có tranh chấp chủ quyền. Nhìn xa hơn thì quyết định này nằm trong chiến lược của Bắc Kinh muốn xua đuổi các lực lượng quân sự nước ngoài càng xa lãnh thổ của Trung Quốc càng tốt.
    Bong bóng tài chính vẫn đe dọa kinh tế thế giới
    Theo dõi thời sự kinh tế độc giả chắc hẳn sẽ quan tâm đến bài phân tích của chuyên gia người Mỹ Nouriel Roubini trên tờ Les Echos. Tác giả cảnh báo một « quả bóng tài chính mới » đang đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu. Giáo sư Roubini giảng dậy tại trường đại học New York và ông là người từ năm 2005 đã báo trước về sự sụp đổ của ngành địa ốc Hoa Kỳ.
    Trong bài viếc tác giả đưa ra nhận định : trong bối cảnh tăng trưởng của toàn cầu vẫn chưa cất cánh, thất nghiệp dâng cao đến mức gần như tuyệt vọng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế. Vấn đề đặt ra là chính sách mở van tiền tệ đó lại không kích thích tiêu thụ và đầu tư như mong muốn.
    Thực tế cho thấy là các ngân hàng hiện đang nắm trong tay rất nhiều tiền mặt, trong lúc tư nhân, doanh nghiệp không hăng hái đi vay. Nói cách khác, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là tràn sang khu vực kinh tế thực thụ. Chính vì vậy mà giáo sư Roubini của đại học New York cho rằng, một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.

    Thị trường tài chính New York và ở nhiều nơi khác trên thế giới đã hoàn toàn bình phục sau thảm họa 2009. Hơn thế nữa khối lượng « nợ xấu » ngày nay đã trở về với mức của năm 2007. Câu hỏi đặt ra là phải chăng chúng ta đang bước vào một chu kỳ mới, với những « quả bóng mới » đang được thổi lên và một kịch bản tương tự như khủng hoảng 2008 đang nhen nhúm ?
    Người trả lời là không, kẻ thì cho là có. Trong trường hợp thứ nhì này, các nhà chính trị bắt buộc phải can thiệp. Theo như phân tích của chuyên gia kinh tế người Mỹ, giáo sư Nouriel Roubini một bài toán nan giải đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo : phải tìm cách nâng lãi suất tránh để tạo ra một quả bóng tài chính. Thế nhưng giải pháp này lại làm phương hại đến đà phục hồi kinh tế vốn đã rất chậm và kéo theo đó là những hậu quả khó lường, kể cả đối với ngành tài chính, ngân hàng.
    Đối lập Syria tuột dốc không phanh
    « Sa lầy, chia năm sẻ bảy, bế tắc, mất uy tín » : đó là những cụm từ Le Monde dành để nói về thực trạng của phe đối lập Syria trong phần trang địa chính trị. Vào tháng 12/20012, một bầu không khí lạc quan bao phủ lên cuộc họp ủng hộ phe nổi dậy Syria tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Một quan chức ngoại giao Mỹ khi đó thậm chí còn chủ quan cho rằng chính quyền Bachar Al Assad « sẽ sụp đổ từ này tới cuối tháng ». Một năm sau, gió đã xoay chiều.
    Hội nghị Genève 2 sắp được tổ chức vào đầu năm tới mở ra trong bối cảnh phe nổi dậy Syria ý thức được rằng họ đã bị quốc tế bỏ rơi, sau việc tổng thống Obama vào giờ chót đã đổi ý, từ bỏ giải pháp can thiệp quân sự ; Một số các thành trì chiến lược đã lần lượt bị quân đội chiếm lại ; Một vài gương mặt nổi bật trong hàng ngũ đối lập Syria bị sát hại.
    Phong trào nổi dậy đang hụt hơi. Những người đấu tranh vì dân chủ ngày càng thưa thớt. Trong lúc đó thì các chi nhánh ít nhiều có liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaida hay các phong trào Hồi giáo cực đoan thì ngày lại càng đông.
    Tóm lại theo Le Monde vào thời điểm này, chính quyền Damas dường như đang kiểm soát lại tình hình, và thậm chí là đang chiếm lại thế thượng phong, chủ yếu là do đối lập Syria đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ của tổng thống Bachar al Assad chưa dám mạnh dạn hô hào thắng lợi, vì Damas ý thức được rằng, chỉ cần phe nổi dậy đoàn kết với nhau hơn một chút, để có cùng một tiếng nói tình thế có thể đảo ngược lại ngay !
    Pháp, đến với những người đang mất hướng đi
    Nhìn đến phần thời sự của nước Pháp, báo L'Humanité ngay trên trang nhất lên án việc chính phủ sắp tăng thuế TVA. Một loại thế « bất công », đè nặng lên ngân sách của các hộ gia đình nghèo. Kể từ ngày 01/01/2014 thuế trị giá gia tăng TVA tại Pháp đang từ 19,6 % sẽ tăng lên thành 20 %. Theo tính toán của tờ báo này thì những thành phần có thu nhập thấp sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
    Về phần mình, tò Libération thiên tả dành hẳn hồ sơ đặc biệt để đưa độc giả đến với những người đang mất niềm tin vào chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ cánh tả. Tại thành phố Bézier, miền nam nước Pháp, giới trẻ vừa phẫn nộ vừa thất vọng trước dự án đóng trường đại học.
    Bézier là một thành phố với 74 000 dân. Đa số thanh niên xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp, và đối với số đó thì trường học là tất cả, là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố cao hơn so với mức trung bình trên toàn quốc đến 7 điểm.
    Còn tại Valenciennes, một thành phố ở tận miền bắc nước Pháp, đây là nơi có tới hơn 10 % dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. 14 % người trong tuổi lao động không có việc làm. Libération cảnh báo đây là những vùng đất thuận lợi để cho đảng cực hữu, Mặt trận Quốc Gia của bà Marine Le Pen dễ dàng thuyết phục cử tri. Nhìn tới Angers, một thành phố lớn khác với 150 000 dân cư, thì giới doanh nhân, hoàn toàn không hiểu nổi chính quyền muốn gì ! 
     http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20131128-trung-quoc-61-trieu-tre-em-%C2%AB-mo-coi-%C2%BB
     Châu Âu kiên quyết bảo vệ lợi ích kinh tế trước Trung Quốc
    Ủy viên Thương mại Châu Âu Karel De Gucht (T) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (đứng) trong cuộc họp báo chuẩn bị Thượng đỉnh Âu-Trung, Bắc Kinh, 21/11/2013
    Ủy viên Thương mại Châu Âu Karel De Gucht (T) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (đứng) trong cuộc họp báo chuẩn bị Thượng đỉnh Âu-Trung, Bắc Kinh, 21/11/2013
    REUTERS/Ed Jones/Pool

    Trọng Thành
    Hôm nay, 22/11/2013, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Ủy viên Châu Âu về thương mại, ông Karel De Gucht, khẳng định Liên Hiệp Châu Âu cần kiên quyết bảo vệ lợi ích thương mại của mình trong quan hệ với Trung Quốc. Tuyên bố của người phụ trách thương mại Châu Âu được đưa ra hôm sau Thượng đỉnh Châu Âu-Trung Quốc, hướng đến mở cửa hơn nữa thị trường và tăng cường thương mại song phương.

    Phát biểu trước báo giới, lãnh đạo thương mại Châu Âu Karel De Gucht tuyên bố : « Chúng tôi bảo vệ lợi ích của chúng tôi, còn họ vì lợi ích của họ. (…) Giữ im lặng không phải là cách để tìm ra giải pháp, một khi có vấn đề ». Ông Karel De Gucht cho biết thêm : « Tôi không tin rằng quý vị có thể đạt được bất cứ điều gì từ người Trung Quốc, chỉ với thái độ lịch thiệp » và phía Trung Quốc cũng tương tự.
    Cũng trong cuộc họp báo kể trên, người phụ trách thương mại Châu Âu nhấn mạnh đến việc Châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới là điều mà không phải lúc nào người Châu Âu cũng ý thức được. Theo ông, không được có thái độ phân biệt đối xử với Trung Quốc so với các đối tác thương mại khác, nhưng Châu Âu cần phải tỉnh táo trước Trung Quốc.
    Hôm qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra nhận định Trung Quốc và Châu Âu có thể hợp tác với nhau để tăng tổng trao đổi thương mại song phương lên 1.000 tỷ đô la vào năm 2020, so với 546 tỷ đô la năm 2012 (theo số liệu của hải quan Trung Quốc). Tuy nhiên, trong cuộc họp báo nói trên, lãnh đạo thương mại Châu Âu Karel De Gucht nhận định 1.000 tỷ đô la là « rất lớn » và đây không phải là một mục tiêu chính thức mà hai bên đã thỏa thuận.
    Trong thời gian gần đây, Liên Âu và Trung Quốc có nhiều bất đồng thương mại lớn, đặc biệt trong lĩnh vực điện mặt trời. Bruxelles nghi ngờ Bắc Kinh trợ giá cho các doanh nghiệp để bán phá giá pin mặt trời trên thị trường Châu Âu. Vào tháng 7/2013, Ủy ban Châu Âu và phía Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận tạm thời liên quan đến cuộc điều tra về việc bán phá giá pin mặt trời. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ bất đồng khác vẫn chưa được giải quyết, trong đó có vấn đề đất hiếm hay rượu vang Châu Âu.
     Một số điều mà hành khách đi máy bay ít biết 


    REUTERS

    Đức Tâm
    Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay và chính các hãng hàng không cũng không muốn nói rõ. Vừa qua, trang mạng Slate.fr đã gặp một phi công của hãng Air France để hỏi một số điều và những câu trả lời của chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.

    Trước hết, khi xẩy ra trường hợp áp suất bên trong máy bay bị tụt giảm đột ngột và hành khách phải đeo mặt nạ để thở oxy. Ít ai biết được là lượng oxy này đủ dùng trong bao lâu. Giới chuyên gia cho biết, chỉ có 13 phút mà thôi và đây là thời gian đủ để xử lý sự cố. Ở độ cao 10 ngàn mét, nếu áp suất trong máy bay đột ngột tụt giảm thì sẽ làm mất oxy trong không khí. Chỉ cần phi công nhanh chóng cho máy bay hạ độ cao xuống khoảng 3000 mét thì áp suất trở lại bình thường và trong không khí có đủ oxy.

    Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.

    Một câu hỏi khác : Tại sao khi máy bay chuẩn bị hạ cánh vào ban đêm, toàn bộ đèn trong khoang hành khách được tắt ? Câu trả lời có thể làm cho mọi người lo sợ : Tắt đèn là để cho hành khách làm quen với bóng tối, không bị lóa mắt, khi phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, lúc máy bay hạ cánh có sự cố. Thời gian quy định trên lý thuyết để sơ tán toàn bộ hành khách là 90 giây, quá ít để mắt của hành khách có thể thích ứng với bóng đêm.

    Ai chả thích máy bay hạ cánh nhẹ nhàng, êm ái. Thế nhưng, hành khách không được đáp ứng điều này khi trời mưa, máy bay hạ cánh rất mạnh, thậm chí gây sốc vừa phải. Vì sao ? Chắc chắn không phải vì phi công non tay, mà họ buộc phải hạ cánh mạnh để trách hiện tượng trơn trượt do mặt đường băng bị ướt. Xin nói thêm, về lý thuyết, phi công không bắt buộc phải hạ cánh êm nhẹ - thường gọi kiss – landing, vì kiểu này sẽ kéo dài thêm đoạn đường hạ cánh. Mối quan tâm của phi công là bánh máy bay tiếp xúc đúng điểm cần thiết và do vậy, máy bay không vượt ra ngoài đường băng.

    Một câu hỏi khác thường được nêu ra là tại sao hành khách phải tắt điện thoại di động cũng như các máy thu phát sóng khác khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Thực ra, việc không tắt điện thoại di động không thể làm máy bay rơi, nhưng gây nhiễu sóng trao đổi thông tin giữa phi công và nhân viên không lưu, tạo những tiếng rít rất khó chịu, giống như khi đặt điện thoại di động bên cạnh vô tuyến hay đài phát thanh.

    Có một thắc mắc mà hành khách thường nghĩ đến nhưng ít khi dám nói ra, nhất là khi đi máy bay : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chỉ có một động cơ hoạt động ? Giới chuyên gia khẳng định : Tất cả các máy bay dân dụng hiện đại đều có thể bay, thậm chí cất cánh với một động cơ. Hơn nữa, các phi công đều được luyện tập thường xuyên với tình huống cất cánh, hạ cánh và bay với một động cơ.
    Chi tiết nhỏ khác liên quan đến thức ăn trên các tuyến bay đường dài : Bạn có biết rằng theo quy định hàng không, thức ăn của hai phi công, cơ trưởng và lái phụ, bắt buộc phải do hai hãng chế biến khác nhau, nhằm tránh hiện tượng cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Chế độ này được áp dụng đối với các bữa ăn trên máy bay cũng như trước khi bay.

    No comments:

    Post a Comment