Pages

Saturday, October 29, 2016

GẠO CAMARGUE = Y DƯỢC = GIẢ TỪ THIỆN

NGUYỄN THỊ CỎ MAY * GẠO CAMARGUE

Gạo Camargue - Những người Đông dương trên đất Pháp 
Ruộng lúa ở Camargue. Ảnh Cỏ May
 
NGƯỜI ĐÔNG DƯƠNG TRÊN ĐẤT PHÁP

Cụ Nguyễn văn Thành, Cỏ May có nhắc trong bài trước, là một trong 20 000 người bị nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cưỡng bức vội vàng qua Pháp để lao động không lương phục vụ cho Nhà nước Pháp.

Những người này bị Nhà nước Pháp liên tục từ trước Đệ II Thế chiến tới nay quên lãng một cách vô cùng tự nhiện. Trong gần đây có nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, sinh viên làm Tiểu luận Cao học và Luận án Tiến sĩ, lần lược nhắc lại và đặt vấn đề trách nhiệm với Nhà nước Pháp . Nhiều buổi hội thảo, thuyết trình được tổ chức tại những địa điểm nơi những người Đông dương này đã ở qua, làm việc trước kia, để vực dậy trí nhớ của những người trách nhiệm. Và đồng thời cũng nhằm giúp những thế hệ sau này có những thông tin về thân nhân của họ.


“Công Binh, đêm Đông dương dài ” (Công Binh, la longue nuit indochinoise) là một cuốn phim do Lâm Lê thực hiện để nhắc lại những người lính thợ đông dương trong đó có nguời cha của tác giả và một số ít hiện diện như những nhơn chứng trong phim hãy còn sống sót ở Việt Nam và ở Pháp ngày nay.

Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20 000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính pháp phải đi đánh giặc.

Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng. Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng. Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị kết tội là những người phản quốc.
45 ngày tới Pháp

Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.

Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng. Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.

Nói là 20 000, nhưng con số tới Pháp là 19 550 người trong đó có 6900 người ở Bắc, 10 850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.

Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1, 50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức ăn chia nhau.

Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.

Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?
Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14 000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây, … với giá nhân công rẻ mạt.

Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ (M.O.I = Service de la Main d’Oeuvre Indigène)), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.


Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.

Nước Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức quốc xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.

Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống.

Từ đó, 20 000 công nhân Việt Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng Nhà nước Bảo hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch sử Pháp bỏ quên. Như những người này chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp. Cũng may, năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận của những người bị bỏ quên này. Qua năm 1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn ( Surveillant-Interprète) của Đội 35 cho Nhà L’Harmattan, Paris V, ấn hành những kỷ niệm của ông dưới nhan đề “Lộ trình của một quan lại nhỏ ” (Itinéraire d’un petit mandarin).

Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mãnh liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngã của những người nghèo khổ ở tận Đông dương bị Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao mình vào cuộc tìm tòi thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền. Sau cùng, ông cho ra đời được “Những người di cư bị cưỡng bách, những người lao động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952) “, do nhà Actes-Sud xuất bản . Tác phẩm của ông đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối của Pháp.

Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng Thành phô Arles tổ chức triển lãm và nói chuyện về những người phục vụ nước Pháp bị Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài.

Chọn thành phố Arles để khơi dậy ký ức của nước Pháp vì chính nơi đây, 70 năm trước, có 1500 ngưòi Việt Nam được gởi tới làm ruộng muồi và ruộng lúa. Họ đã thành công ngoài sự hi vọng với cách làm ruộng như ở Việt Nam. Bởi họ vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng ruộng đem qua đây. Ruộng lúa Camargue do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941- 1945 đã đem lại cho vùng này sự phồn thịnh. Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp, gạo Camargue cũng được bày bán rộng rãi. Với nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo hột tròn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ, gạo đen, … Cỏ May, từ lâu nay ăn gạo Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo trắng Thái Lan.

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Lần đầu tiên, Thành phố Arles, nhờ sự vận động của nhà báo Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn những người Việt Nam đã khó nhọc giai đọan đầu cày cấy ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue. Mà đó lại là điều mọi người không ai biết tới chớ đừng nói nhắc tới...

Trong buổi lễ, trước sự hiện diện đông đảo của dân chúng địa phương và, đặc biệt hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức trong số 20 000 người trước kia nay còn sống sót được, ông Thị trưởng đã chánh thức thừa nhận nước Cộng Hòa Pháp đã có trang sử đen tối đó trong thời làm thực dân.

Gạo Camargue

Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi năm 600 000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy, năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam những người gốc nông dân chuyên nghiệp để thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue không khác những điều kiện nước, đất như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa giống, mua ở Ý.

Những người Việt Nam này bắt tay làm ruộng theo cách thức đã từng làm ở Việt Nam từ bao nhiêu đời. Năm 1942, vụ gặt đầu tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất canh tác. Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230 mẫu đất. Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được trên 800 mẫu đất. Đà sản xuất này kéo dài tới năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được 3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.

Người dân Camargue còn nhớ dưới thời bị Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân Camargue đã trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu ruộng.

Và một sự khám phá kỳ thú về gạo Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles nhìn thấy những bức hình nông dân Việt Nam, ông bèn tìm hiểu tới và đã khám phá ra lịch sử gạo Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường.

Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.

Nguyễn thị Cỏ May

VẤN ĐỀ Y DƯỢC



Nhập đề: Việt kiều tốt số ở tại xứ Mỹ.

Xứ Mỹ là xứ có thể dò tìm, khám phá, lật tẩy những chuyện gian trá của loài người. Từ tôn giáo có thể “khui hụi“ được nhiều sự dâm ô của những người đội lốt tôn giáo. Từ chính trị có thể “khui hụi“ những gian trá của các chính trị gia hàng đầu của Hoa Ky hay Thế Giới (ví dụ: khui hụi vụ Watergate làm Tổng Thống đang cầm quyền suýt ở tù, đó là Richard Milhous Nixon).

Từ Y khoa chúng ta có thể khui hụi những tên “lang băm giả hình“, cứ tuyên bố hàng ngày trên Tivi, Radio, Báo chí, Internet là mình vừa khám phá thần dược trị bá bệnh, trị được ung thư, trị được chứng bất lực, vv...

Ở tại đất Hoa Ky đầy tin tức và đầy chứng liệu có thể truy tìm ra sự “gian trá“, mưu mô của những tên lưu manh nầy… mà chúng ta không chịu tìm ra… thì kiếp sau nhớ xin Thượng đế cho đi đầu thai những xứ như Congo, Yemen, Afghanistan, hay đầu thai thành mọi ở truồng hoặc mọi arboriginal Úc hay mọi Amazon tốt hơn .

Tại Hoaky, nhất là trong cộng đồng người Việt chúng ta ở khắp tiểu bang Hoaky. Chúng ta thường thấy nhiều vị tự xưng là bác sỉ, mặc áo blouson trắng, y như các bác sỉ medicine doctor tại các phòng khám bệnh. Họ tự vỗ ngực cho là “ chính mình vừa phát minh ra một loại thần dược. Thuốc nầy trị dứt bệnh ung thư, trị dứt bệnh tiểu đường diabetes, trị dứt bệnh cao mỡ high cholesterol… vv..”


Tụi lang băm nầy có thể thuê mướn những tên MC nổi danh (trên các DVD ca nhạc) hay các ca sỉ nổi danh Việt kiều vài nghìn đô la, để đứng ra quảng cáo (khuyến mãi) cho thuốc thần dược của họ.


Khi chúng ta thấy hay nghe hay đọc thầy những kẻ nổi danh ấy, thì chúng ta hoàn toàn tin tưởng đúng là thần dược nên danh ca XYZ , tên MC NNN không bao giờ lường gạt họ.


Như vậy khi mua thần dược ấy về, uống vào …thì kể như chúng ta giao sanh mạng của chúng ta cho những tay lang băm nầy.


Quanh đó là nhưng chai thuốc hình thù, mẫu mã rất đẹp mắt.


Nào là thuốc trị bá bệnh, trị ung thư, trị bất lực mà các loại thuốc khác không trị được. Họ tự cho là thuốc khác đều không trị được, chỉ có thuốc mà họ diều chế ra là trị được mà thôi.

Muốn chế thuốc thần dược, điều kiện đầu tiên là phải hiểu về:
- Dược phẩm , Hóa học và Cơ thể học cùng phản ứng của cơ thể khi thuốc ấy tan vào máu.
- Phải học tại các đại học Y Khoa hay đại học Dược Khoa và được cấp bằng hành nghề tại Hoaky mới xong. Những bằng y khoa hay dược khoa tại ngoại quốc kể cà Pháp, Thụy sỉ, Đức, Japan, Singapore, India, Russia, Mexico, Brazil… khi vào Hoaky thì bắt buộc phải thi lấy bằng tương đương và được luật pháp tại các tiểu bang ấy chấp nhận mới có hiểu quả.


Một bác sỉ lang băm, học trình châm cứu có 6 tháng thì không thể nào chế thuốc thần dược ấy được .

Chỉ tiếc là tại Hoaky, chúng ta có nhiều luật sư Việt kiều, có bằng hành nghề luật mà không đưa những tên lang băm “chế“ thần dược ấy ra Tòa, để bào vệ sức khỏe cho chúng ta.

Khi Việt kiều chúng ta không thấy những luật sư ấy đưa các tên lang băm ra Tòa, thì chúng ta cho rằng những tên lang băm ấy đúng là bác sỉ Thần tiên từ trên trời bay xuống, rồi chế thần dược cho chúng ta uống. Uống vào là hết ung thư, hết bệnh tiểu đường diabetes, hết cao mỡ high cholesterol, hết HIV, hết SIDA AIDS… và thuốc Tây Y của những tập đoàn bào chế thuốc Hoaky ngu như “hạch chà và“ vậy.

Có hàng vạn dược sỉ bào chế, nghiên cứu ngày đêm, hàng trăm phòng thì nghiệm trị gía trên trăm triệu USD mà không làm ra được thần dược như của những tay lang băm ấy… thì ngu như Mỹ là phải rồi..

Những tay lăng băm ấy chỉ học có 6 tháng , chỉ cần cái bàn , vài chai bột thuốc made in China… phòng thí nghiệm ấy chỉ tốn tiền phòng mỗi tháng vài trăm USD thuê mướn…

Thế là thần dược ra đời, cứu dân độ thế .
Tụi Y khoa Tây Phương quả thật sao ngu quá là ngu vậy ta?

Thật sự muốn phát minh , sáng chế loại thuốc trị bệnh thì phải :
1.- Phải học đậu bằng Dược sỉ bào chế thuốc (gọi là Pharmacologist). Học trình tại đại học Dược trên 7- 8 năm trường. Thi cử vô cùng khó khăn hơn thi cử lấy bằng Dược sỉ bán thuốc tây (Pharmacist) vì liên quan đến mạng người , không phải chuyện đùa.. Bác sỉ y khoa (Medicine Doctor) không thể nào chế được thuốc mà bán theo toa tại các nhà thuốc tây ngoài phố hay tại bệnh viện được (trừ phi bác sỉ ấy từng bị bệnh tâm thần ngày xưa , tuyên bố ào ào vô tội vạ trên Internet)

2.- Phải có phòng thí nghiệm thử trên chuột , rồi trên thỏ , rồi trên khỉ và sao đó mới vào con người (nếu người ấy chịu rủi ro trước pháp luật khi uống thuốc ấy vào). Với sự giám sát của các cơ quan luật pháp Hoaky về Y tế .

3.- Phải có phòng hay nhà máy bào chế thuốc ấy ra viên, rồi đóng chai vào hộp .
4.- Phải có bác sỉ y khoa (Medicine Doctor) cho toa , ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi mình ký tên cho toa .
5.- Phải có dược phòng- Pharmacy (tiệm bán thuốc) nhận bán

6.- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật , nếu bệnh nhân bị ứng thuốc.
7.- Phải chịu đền tiền thiệt hai cho nạn nhân bị phản ứng thuốc ấy.


Nhiều tập đoàn chế thuốc Pharmaceutical Corporation bị đền trên cà trăm triệu USD mà chúng ta biết trên báo chí , TiVi… Đơn kiện rất nhiều và luật sư gọi là là “Class Action Lawsuits“ déo dài hàng năm, hàng chục năm trở lên.


Tiền đền cả chục triệu đô la. Còn những tiệm thuốc Bắc nho nhỏ góc đường quanh khu vực Chinatown hay Little Saigon, khi thưa kiện thì họ chỉ đưa : “ cái khố rách “ rồi sau đó khai bankcruptcy… thì bệnh tật thì mình ráng chịu.


Nếu chúng ta nhảy bỏ những điều nầy , vì chúng ta thấy các “ lang băm “ cứ lên TiVi , lên Radio , vào báo chí hàng ngày… mà FBI hay Cơ quan Y tế Hoa ky không nói gì… thì chúng ta xem là thần dược ấy là đúng rồi .
Chúng ta cư ngụ tại Hoaky xem thấy điều nầy là đúng . Vì tại xứ Hoaky đầy luật lệ , sai một chút là tù ngay. Cho nên những thuốc nầy được Tivi , Radio , Báo chí đăng tải là đúng sự thật.
Đó là điều lầm lẫn chết người . Luật pháp Hoaky can thiệp khi có đơn thưa , có người khởi tố hay có báo chí , Tivi Hoaky phanh phui thì luật pháp mới nhúng tay vào cuộc điều tra.

Bằng không thì hàng vạn, hàng triệu mẫu khuyến mãi ( quảng cáo ) trên báo chí, Radio, Tivi đều không được luật pháp Hoaky để ý tới. Vì các cơ quan điều tra của Hoaky họ không có người theo dõi mà đưa ra Tòa án.

Vì biết rỏ điều nầy nên những tay bác sỉ dõm cứ ung dung tự tại mà lên Tivi, vào báo chí, radio mà khuyến mãi mà quảng cáo một cách thoải mái, vô tư. Những bác sỉ dõm ấy đa số đều tốt nghiệp trường châm cứu tại Hoaky, học trình 6 tháng là tốt nghiệp . Khi tốt nghiệp thì ung dự tự xưng là bác sỉ. Nào ai thưa kiện vì áo mặc màu trắng, y như bác sỉ y khoa medicine doctor ra tòa đâu ? Cho nên càng thoải mái , càng ung dư tự tại. Ngay cả một vài bác sỉ có bằng tốt nghiệp y khoa phổ thông tại Pháp hay tại Âu Mỹ cũng ung dung tung ra tin là mình khám phá , phát minh ra thuốc trị được ung thư. Càng tệ hai hơn là cho rằng thuốc trị ung thư của mình bị tụi Pharmaceutical Tập đoàn chế Dược phẩm hại mình, vì nếu thuốc trị ung thư mà mình vừa phát minh ra sẽ làm sập hệ thống mần ăn hàng chục tỉ USD của họ. Cho nên họ phá bất cứ giá nào, cho nên thuốc trị ung thư của mình không ra mắt chào đời, mà trị ung thư cho loài người được. Nếu chúng ta tin lời nói của những lang băm 6 tháng trường rể cây, rể cỏ hay lang băm 7 năm trường đại học y khoa bị bệnh tâm thần… thì kiếp sau chúng ta nên đầu thai xứ Mọi ở truồng là tốt nhất.

Chúng ta thấy hàng chục chai thuốc mới khám phá của hạng bác sỉ 6 tháng trường Rể cây rể Cỏ, không học một ngày nào về Hóa Học , về Cơ thể học của lớp 12 tại Việt Nam. Đùng một phát qua ngoại quốc thành bác sỉ phát minh ra thuốc thần dược. Mà dưới phần chót hộp thuốc là Made in China. Như vậy nghĩa là sao?

Chế thuốc hay điều trị bằng thuốc chỉ duy nhất có 2 hạng người Dược sỉ mà thôi, gọi là: Pharmacist và Pharmacologist .



Hạng Dược sỉ Pharmacist mà chúng ta thường thấy có mặt tại các tiệm bán thuốc tây tại góc đường (Pharmacy Drug store) hay tại Bệnh viện có phòng phát thuốc .


Pharmacologist nầy dính liền với phòng thí nghiệm Drug Labs. Phòng thí nghiệm Drug Labs có thể lớn , mà nhân viên lên đến hàng trăm người hay hàng nghìn người. Danh tiếng lẩy lừng như : Johnson & Johnson , Pfitzer, Roche , Bayer , Daiichi Sankyo ,Mitsubishi Pharma , Novartis , Hoffman-La Roche ,..vv

Labs có thể nhỏ vài người, khi dược sỉ bào chế ra thuốc mới thì thường bán công thức ấy cho các hảng thuốc lớn. Vì khi thuốc ấy được cơ quan US- FDA ( Food and Drug Administration ) chấp thuận sau thời gian rất lâu thử nghiệm rồi mới cho phép tung ra thị trường . Nhiều khi cơ quan FDA cho phép bán loại thuốc ấy ra ngoài thị trường , đôi khi có biến chứng nguy hại thì bị dân chúng thưa kiện ngay lập tức , dỉ nhiên cơ quan FDA thu hồi thuốc ấy và còn bị truy tố ra Tòa Liên Bang tiếp theo những vụ kiện nhỏ của cá nhân bị ảnh hưởng bởi loại thuốc ấy . Tiền đến lên đến hàng trăm triệu USD và hàng chục tỉ USD là thường . Cho nên khi một hàng thuốc tung một loại thuốc mới ra thị trường tiêu thụ thuốc… thì không phải chuyện đùa trên Internet hay viết báo tự ca ngợi thần dược được .

Ví dụ loại thuốc ngừa thai lừng danh là : Depot-Prova ( chích một mũi ngừa thai được 3 tháng, màu trắng sửa đục). Được công ty Pfitzer phát hành với sự cho phép của FDA .

Nay tập đoàn dược phẩm Pfitzer đang đối mặt với “Class Action Suit“ lên đến vài tỉ USD vì biến chứng của những phụ nữ dùng thuốc nầy lâu năm như: xương dể gẩy , điếc tai , trầm cảm…

Nói tóm lại :
1.- Pharmacologist ( Dược sỉ bào chế thuốc ) là dược sỉ chuyên về loại thuốc mà nhóm của mình tìm tòi, thử nghiệm trên chuột, chó, khỉ và bệnh nhân. Nghĩa là thuốc ấy tác dụng lên cơ thể hay cơ thể bị ảnh hưởng bởi thuốc ấy ra sao. Cuộc đời Pharmacologist dính liền với phòng thí nghiệm bào chế thuốc. Cho dù mình khám phá ra loại thuốc ấy do công lao của mình, cũng không thể lên báo chí loan báo thuốc ấy là của mình làm ra.
Ví dụ thuốc cường dương nổi tiếng Viagra là do tập đoàn Dược phẩm Pfitzer Pharmaceutical Company tung ra. Chớ chúng ta không biết tên người chế ra thuốc nầy tại Phòng Labs của Pfitzer tại Groton / Connecticut / USA .

Viagra lừng danh siêu hạng cường dương.

2.- Pharmacist ( Dược sỉ bán thuốc ) là dược sỉ biết về loại thuốc ấy tác dụng với bệnh nhân hàng ngày ra sao , mặc dầu thuốc ấy được cơ quan FDA Hoaky chấp thuận cho mình bán theo toa bác sỉ điều trị bệnh nhân ấy. Đời dược sỉ liên quan đến tiệm thuốc tây hay phòng phát thuốc trong bệnh viện. Nếu mở tiệm bán thuốc tây thì Pharmacist liên quan đến tiền bạc bán thuốc ấy cho tiệm của mình. Trách nhiệm chánh là bác sỉ cho toa, trách nhiệm phụ của mình là cho đúng cân lượng theo toa của bác sỉ. Dính líu đến luật pháp là bán thuốc không theo toa bác sỉ, bán thuốc loại thuốc có chất gây nghiện mà không báo cáo cho FDA biết, mặc dầu có toa bác sỉ ký cho bệnh nhân .

Hôm nay các tin tức lớn liên quan đến 1 dược sỉ pharmacologist bị án tù tại Anh quốc vì tội chỉnh sửa, man trá trong dữ liệu data chế thuốc của mình. Đây là mẫu thuốc của tụi lang băm Made in China bán tại Little Saigon hay tại Cộng đồng Việt kiều :

Thuốc trị đường trong máu (Diabetes) . Bạn đọc được chữ Tàu nầy hay không ?

Những loại thuốc mà Made in Trung Cộng tung ra thị trường Việt kiều tại Mỹ, nếu có chuyện, bệnh nhân chết, thì đừng có thưa FBI hay chính quyền Hoaky làm gì. Bệnh nhân chết , người nhà muốn thưa hảng diều chế thuốc nầy thì đơn thưa phải gởi về Backinh China mới xong. Hảng chế thuốc nầy thường năm trong hẽm tối tăm, không có bảng hiệu chi cả. Tổng công ty phát hành tại China đừng hy vọng gọi họ mà họ trả lời.

Nếu không tin bạn cứ email về cơ quan Y tế Hoaky mà hỏi : “ Nếu tôi uống thuốc nầy, bị biến chứng thì Bộ Y Tế Hoaky có bắt tụi lang băm Made in China nầy đền cho chúng tôi vài chục triệu USD được hay không ? “. Bạn cũng có thể hỏi những Pharmacy ViệtNam hay những Pharmacy của USA thì rõ lập tức.

Trong đơn thưa nhóm lang băm Việt nam bán thuốc cho Chệt Trung Cộng thì cần phải có giấy chứng nghiệm của cơ quan giải phẩu tử thi, ghi rõ đọc tố gì, nhân chứng, vật chứng cùng giấy mua thuốc và nhân chứng là bệnh nhân uống thuốc nầy mời tạo nên cái chết cho bệnh nhân…


Nhưng những chứng cớ nầy rất tốn tiền phải trả trước cho phòng giảo nghiệm gan + thận + óc của tử thi bệnh nhân. Nếu thắng kiện thì cứ mua vé máy bay USA sang China, rồi vác đơn đòi tiền đến hẽm tối tăm mà đòi tiền chủ tiệm chế thuốc đó. Khi nghe bị HoaKy kiện thì chủ tiệm Chệt Trung cộng dọn mẹ nó đi mất tiêu rồi, trát đòi của cơ quan chính quyền Trung cộng sẽ ghi là: “Không có chủ nơi đây! Chủ dọn mất từ 4 tháng trước“. Đúng là kiện củ khoai !!!

Như vậy bệnh nhân chết oan vì những tên lang băm Việt kiều 6 tháng châm cứu sẽ ngậm hờn nơi chín suối. Nên khuyên oan hồn ấy kiếp sau nên đầu thai thành mọi ở truồng, khỏi uống thuốc Trung cộng làm chi cho chết oan.


Dưới đây là một tin mới hôm qua tại BBC Onlien phát ra.

Một dược sỉ chế thuốc vô lương tâm tại Anh quốc, bị tù và đời đời mất bằng hành nghề. Nhà Khoa học Điều chế thuốc trị Ung Thư đi tù vì man trá của mình
(cành cáo luôn 1 bác sỉ VN tâm thần cứ lải nhải là mình đã phát minh ra thuốc trị Ung thư tại Canada ) :
Nhà khoa học (pharmacologist) đi tù vì làm giả kết quả thử nghiệm thuốc trị bệnh ung thư .
Một nhà khoa học đang nghiên cứu về thuốc thử nghiệm chống ung thư đã trở thành người đầu tiên ở Anh phải đi tù vì làm giả kết quả.

Nhà nghiên cứu (pharmacologist) Steven Eaton bị phát hiện đã bịa đặt kết quả thử nghiệm một loại thuốc chống ung thư mới.
Steven Eaton, 47 tuổi, bị kết án 3 tháng tù giam - mức phạt tối đa dành cho tội danh làm giả các kết quả thử nghiệm thuốc. Chánh án Tòa án Edinburgh Michael O'Grady tuyên bố, nếu âm mưu thành công, Eaton có thể đã gây tổn hại cho sức khỏe của các bệnh nhân ung thư.
Theo hồ sơ tòa án, năm 2009, khi đang làm việc cho chi nhánh của công ty dược phẩm Mỹ Aptuit ở Edinburgh (Anh), Eaton đã nảy ra mưu đồ bất lương với hy vọng giành được tài trợ cho việc thử nghiệm loại thuốc ông ta đang nghiên cứu trên người.


Eaton đã bịa đặt thông tin về loại thuốc mới nhằm thuyết phục ban lãnh đạo Aptuit cho phép các bệnh nhân ung thư thử nghiệm dùng loại dược phẩm này. Cụ thể là, trong khi nghiên cứu sức khỏe của các con chuột thí nghiệm, ông ta tuyên bố, kết quả kiểm nghiệm cho thấy chất thử nghiệm an toàn cho việc dùng thử ở người. Eaton bị bắt khi giới chức trong công ty Aptuit nghi ngờ những việc ông ta đang làm và báo cáo vụ việc lên các ủy ban giám sát thuộc Cơ quan quản lý dược phẩm và thiết bị y tế Anh. Các điều tra viên phát hiện, Eaton đã báo cáo có chọn lọc dữ liệu nghiên cứu kể từ năm 2003.


Eaton lĩnh án tù ở Edinburgh sau khi bị kết án hồi tháng trước theo Các quy định về cách thức thí nghiệm đúng đắn năm 1999. Ông ta là người thứ hai ở Anh bị truy tố theo luật này nhưng là người đầu tiên tại đảo quốc sương mù phải "bóc lịch" vì vi phạm luật thí nghiệm.


Tuy nhiên, Chánh án O'Grady cho rằng khung hình phạt tù theo luật vẫn quá nhẹ đối với các tội danh như của Eaton.

Ông O'Grady nói tại phiên xử Eaton: "Nếu không thử nghiệm dược phẩm một cách đúng đắn, anh chắc chắn có thể gây hại cho các bệnh nhân ung thư. Tại sao một người được học cao và có kinh nghiệm như anh lại có thể bắt tay thực hiện một việc làm (bất lương) như vậy là không thể lý giải được". Sau đây là Anh ngữ BBC (bạn có thể Google đoạn văn Scientist Stven Eaton Jailed là ra nhiều tên báo chí , TiVi , Internet) :

Apr 17, 2013 2:07 pm
A scientist who faked research data for experimental anti-cancer drugs has been jailed for three months for falsifying test results.
Steven Eaton, from Cambridgeshire, has become the first person in the UK to be jailed under scientific safety laws.
Eaton, 47, was working at the Edinburgh branch of US pharmaceutical firm Aptuit in 2009 when he came up with the scam.
He had hoped to generate funding which would have allowed the drug he was working on to be used on humans.
Eaton concocted information about the medicine in an attempt persuade Aptuit to allow the drug to be tested on real-life patients.
Edinburgh Sheriff Court heard how Eaton had manipulated the results of an experiment so it was deemed successful when it had actually failed.
If the scam had been successful, health of cancer patients who took the experimental drug could have been harmed.


On Saturday, October 26, 2013 6:28 PM, Huong Tran <huongtran50@hotmail.com> wrote:
 
HỌP BÁO TRẢ LỜI VỀ VIỆC BUÔN BÁN SẢN PHẨM TẾ BÀO GỐC
Mấy tuần vừa qua, có bài của BS Nguyễn Ý Đức, Đài Á Châu Tự Do và VOA lên tiếng về việc có lạm dụng, lừa gạt buôn bán “sản phẩm” Tế Bào Gốc (stem cell). Sau đó là có 3 chương trình 3 buổi phỏng vấn khoa học gia Nguyễn Thượng Vũ (PhD) là chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu về Y Khoa của Mỹ trên Đài Quê Hương. Nay nghe nói có một thông báo sẽ có cuộc họp báo để giải thích về các sản phẩm ấy, và lên án là các chương trình ấy (tức BS Nguyễn Ý Đức, Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, VOA và khoa học gia Nguyễn Thượng Vũ là “xuyên tạc”... Nay để giúp quý vị tham dự cuộc họp báo hiểu rõ vấn đề, xin giải thích sơ qua về tế bào gốc (stem cell) và giúp đặt một số câu hỏi để những người tham dự (nếu chưa rõ lắm về tế bào gốc) có thể đặt câu hỏi.
1. Trước nhất là câu hỏi: Tế Bào Gốc Là gì?
Tế Bào Gốc là vấn đề rất mới, phát xuất từ việc cấy tế bào “thường” của một cừu thường mà tạo được con cừu con (tức không dùng tinh trùng của của “cừu bố” mà vẫn làm cho noãn của cừu mẹ phát triển thành cừu con... Từ đó, có người đã lo ngại là sau này người ta không cần phải có chiến sỹ bố cộng tác với mẹ mà sinh chiến sỹ con, mà người ta chỉ lấy tế bào thường của chiến sỹ bố cấy vào noãn bào của đàn bà (tức cũng không cần bà mẹ cộng tác, mà chỉ lấy noãn bào của bất cứ người đàn bà nào) có thể sản xuất ra rất nhiều chiến sỹ... và như vậy, các chiến sỹ tương lai không phải là người được sinh đẻ bình thường nên sẽ không có tình cảm, sẽ giết người thản nhiên, không một chút xúc động, vì không có cha mẹ...
2. Sau giai đoạn sản xuất cừu con theo cách “nhân tạo” ấy, người ta bèn nghiên cứu việc áp dụng vào kỹ thuật chữa bệnh. Ví dụ, một người mắc bệnh ung thư tụy tạng hay gan, nguời ta sẽ lấy tế bào lành của tụy tạng hay gan cấy trong phòng thí nghiệm cho mọc trong ống nghiệm, sản sinh thành những tế bào tụy tạng hay gan lành mạnh và người ta sẽ đem các tế bào lành mạnh này thay cho tụy tạng hay gan bị ung thư... Đây mới chỉ là dự kiến trong đầu óc của một số khoa học gia về sinh vật (biology), tức là chưa có kết quả đem ra áp dụng được, nhất là chưa được cho phép áp dụng vào kỹ thuật chữa bệnh thực sự ngoài đời...
3. Lý do vì còn rất nhiều điều bất trắc có thể xẩy ra về phương diện miễn nhiễm, biến chứng, phát triển quá độ, không kềm chế được. Ví dụ, vì lấy tế bào từ một ông, một bà “cha căng má kiết” nào đó, đem cấy rồi đem vào cơ thể một bệnh nhân nào đó, thì việc đầu tiên sẽ gặp phải là phần tế bào cấy ấy là “tế bào lạ” sẽ bị hệ thống miễn nhiễm của cơ thể bệnh nhân “phản ứng” chống lại, tức sẽ thải bỏ (làm tế bào này chết, sẽ gây lên tác hại độc, gây chết người), việc thứ hai là vì các tế bào cấy là những tế bào không bị kềm chế bởi hệ thống “điều hợp” của cơ thể, sẽ có thể phát triển mạnh, tạo nên ung thư nhân tạo (ung thư tự nhiên là ung thư do cơ thể tự phát triển ra)... Tóm lại, người ta đã cấy ghép một số bộ phận của người này cho người khác nhưng vì trở ngại là phản ứng miễn nhiễm, thường thải bỏ, hủy hoại các tế bào lạ, nên các nhà nghiên cứu phải xử dụng các thuốc chế ngự hệ thống miễn nhiễm để tránh phản ứng thải bỏ tế bào lạ... Một trong các biện pháp để chống hiện tượng miễn nhiễm thải bỏ đó, người ta thường dùng một số thuốc (như steroid) để chặn đứng phản ứng miễn nhiễm, nhưng như vậy thì cơ thể mất khả năng chống đối tế bào lạ, đơn giản hơn là các vi trừng (vi khuẩn), siêu trùng (siêu khuẩn)... và vì vậy, người ta chưa chết vì ung thư hay phản ứng thải bỏ (giết tế bào được ghép vào) thì đã có thể bị nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi trùng mà chết mất rồi... Hiện tượng bệnh AIDS là hậu quả cụ thể sự hủy hoại củahệ thống miễn nhiễm ấy... và đang là bệnh chưa có thuốc chữa...đúng nghĩa. Nếu quý vị muốn mắc bệnh AIDS hay Sida thừ cứ áp dụng các thuốc chế ngự hệ thống miễn nhiễm, sẽ có ngày mắc chứng bệnh thời thượng này.
4. Ngoài ra, việc áp dụng trị bệnh như trên còn đang trong vòng nghiên cứu, chưa có kết quả rõ ràng và chưa hề có một thành công nào cụ thể khả dĩ đem áp dụng được. Hơn nữa, việc áp dụng ấy chỉ được áp dụng giới hạn trong phạm vi thí nghiệm, trong phòng thí nghiệm, chưa được đem áp dụng ngoài đời trong y khoa và cả trong việc “ăn uống tế bào gốc” tức là không hề có lấy tế bào gốc từ cơ thể người này, người kia hay từ thai nhi, hay từ thai bào ra làm thực phẩm (đồ ăn) hay làm thuốc chữa bệnh, càng không có hiện tượng bào chế thuốc dưỡng da, sửa sắc đẹp bằng các tế bào gốc, mà nếu có thì đó là những tế bào lấy từ xác chết (như thế thì kinh quá, khiếp quá) hay xác thai nhi, và như vậy còn bị tội xử dụng xác chết người ta bất hợp pháp....
5. Một số câu hỏi giúp quý vị đặt câu hỏi khi tham dự “Họp Báo” của những người tổ chức:
  1. Quý vị bảo quý vị bào chế thuốc trị bệnh, bồi bổ, dinh dưỡng, cải sửa sắc đẹp...bằng tế bào gốc vậy xin cho biết quý vị lấy các tế bào gốc từ đâu? Từ xác chết, xác thai nhi hay từ người sống, vật sống hay thai nhi còn sống? Như vậy có giấy phép chính quyền, bộ y tế cho phép không? Xin cho biết giấy phép ở đâu, do ai cấp, số giấy phép là gì?
  2. Xin cho biết các viện bào chế mà quý vị đang quảng cáo (từ Đức Quốc) đã bào chế các sản phẩm mà quý vị đang rao bán: Xin cho biết tên, địa chỉ thực sự, số điện thoại, websites, emails v.v... để mọi người có thể liên lạc kiểm chứng...
  3. Xin yêu cầu các cơ sở đang bán thuốc, nhất là các viện bào chế tổ chức những cuộc thăm viếng tại chỗ để người ta có thể đến “tham quan” tại chỗ và cho xem các nguồn “tế bào gốc” mà quý vị đang xử dụng...
  4. Xin quý vị cho biết cấu tạo các thuốc, sản phẩm mà quý vị đang bán gồm những chất gì, lấy từ đâu (người hay súc vật) sống hay chết?
BS Lê Văn Sắc

Monday, October 28, 2013

KIÊM ÁI * GIẢ DANH TỪ THIỆN KINH TÀI CHO VIỆT CỘNG



MỘT SỐ TỔ CHỨC NHÂN DANH TỪ THIỆN
ĐỂ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIAO LƯU
VĂN HÓA VÀ KINH TÀI CHO VIỆT CỘNG
TẠI HẢI NGOẠI



(Bài thuyết trình tại buổi hội thảo ngày 31-12-2004 do ban Đại diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng đồng số 115 E.Gish Road, Suite 252, San Jose, CA 95112).
NGUYỄN THIẾU NHẪN


Kính thưa các bậc trưởng thượng,

Kính thưa quý đồng hương,




Trong thời gian vừa qua, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại Bắc California xôn xao về chuyện luật sư Nguyễn Tâm, chủ nhiệm bán tuần báo Sàigòn USA, công khai tố cáo ông Đỗ Vẫn Trọn, chủ nhân hệ thống truyền thông Viên Thao, đại diện Hội Giúp Người Mù Nghèo Bắc Cali, đã hoạt động tuyên vận, tuyên truyền và kinh tài cho Việt Cộng với bằng chứng rõ ràng từ báo chí Việt Cộng, và chính Đỗ Vẫn Trọn đã cho đăng tải lại các bài viết của báo chí VC ca tụng ông ta trên hai tờ Thời Báo và Tin Việt News.

Để quý đồng hương có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về những tổ chức mang danh nghĩa từ thiện để hoạt động tuyên vận và kinh tài giúp Việt Cộng kéo dài chế độ thống trị tại Việt Nam, trước hết, chúng tôi xin lược qua một số tổ chức mà chúng tôi ghi nhận được và sau đó, sẽ đề cập đến những thủ đoạn tuyên truyền giao lưu văn hóa cũng như kinh tài của các tổ chức này.


I - CÁC TỔ CHỨC NHÂN DANH TỪ THIỆN:
- Tổ chức thứ nhất là Hội trợ giúp phế nhân Việt Nam, gọi tắt là VNAH (Vietnam Assistance For the Handicap) được thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca làm Chủ tịch. Vào ngày 25-11-1997, khi ông Peterson, Đại sứ của Mỹ tại VN viếng thăm Little Sàigòn, Trần Văn Ca đã mở tiệc khoản đãi nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ thiện của ông ta, nhưng Trần Văn Ca đã hoàn toàn thất bại vì ông ta đã không minh xác được là đối tượng nào ở bên Việt Nam được hưởng chương trình của ông ta. Đã thế, nhiều tài liệu phân phát lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết mình qua việc Thứ Trưởng Văn Hóa Thông Tin cho phép đoàn ca múa Trung Ương hợp với Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ cho tổ chức của ông Ca nhân ngày thế giới chống bệnh AIDS cũng như giấy ban khen của Đại sứ VC Lê Văn Bằng tuyên dương Trần Văn Ca là người hoạt động rất tích cực. Cách đó một năm (13-3-1996), Trần Văn Ca cùng với Hội Thiện Nguyện Y tế Giáo dục (Health and Education Volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy, tổ chức một buổi tiếp tân tại trụ sơ Thượng viện, để gây quỹ cho chương trình giúp đỡ tay chân giả cho Hội VNAH thực hiện từ năm 1991 tại Việt Nam.

- Tổ chức thứ hai là Tổ Chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Organization) do Lệ Lý Hayslip là sáng lập viên và là Chủ tịch của tổ chức này. Lệ Lý Hayslip là một nhân vật rất đặc biệt. Theo quyển tự truyện “When Heaven and Earth Changes Places” (tạm dịch Khi Trời Đất Đổi Chỗ) thì y thị vốn là giao liên VC, bị VC kết án tử hình. Hai anh du kích được lệnh dẫn Phùng thị Lệ Lý ra bìa rừng xử tử. Thay vì xử tử bằng súng trường bá đỏ thì hai anh này lại xử bằng súng nước và tha cho y thị. Thoát chết, y thị vào Sàigòn ở đợ, bị ông chủ nhà “dếnh” cho một bụng bầu, bị bà chủ đuổi, phải đi bán bar để nuôi con. Sau đó, được một người Mỹ già đáng tuổi cha lấy làm vợ và đem về Mỹ. Khi đến Mỹ bị người hàng xóm chửi là “whore” cũng không biết. Sau khi ông chồng già chết thì lấy người chồng khác mà y thị mang họ Hayslip. Được bọn phản chiến Mỹ lăng-xê, viết quyển tự truyện “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” kể lại chuyện đời mình, được đưa vào dạy ở các trường học và được đạo diễn phản chiến Oliver Stone quay thành phim “Trời và Đất”. Y thị đã được bọn phản chiến Mỹ đưa đi nói chuyện khắp nơi. Người Mỹ vốn thích những gì có thật, đọc sách, xem phim lại được thấy tác giả bằng xương, bằng thịt, nhân vật chính trong truyện, nhỏ lệ nghẹn ngào kể lại cuộc đời trôi nổi của mình, thân phận của người phụ nữ trong chiến tranh, hết bị VC đến Quốc Gia và cả lính Mỹ hãm hiếp, lại bị đánh đập dã man thì chỉ có gỗ đá mới không động lòng trắc ẩn!

Người Mỹ lại càng thấy có tội hơn khi y thị đưa ra hình chụp cảnh nghèo nàn, trẻ em khuyết tật… rồi kêu gọi mọi người hãy quên hận thù, bắt tay xây dựng ngày mai. Chả thế mà một cựu quân nhân Mỹ viết trên tờ New York Time bảo rằng sau khi đọc xong sách của Lê Lý Hayslip, ông hối hận vì đã tham chiến, nay nguyện đem hết sức ra để tái thiết Việt Nam. Thế là tiền bạc đổ vào tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” như nước, mỗi tháng thu trên 2 triệu đô-la!

Thế nhưng, những mạnh thường quân của tổ chức từ thiện này đã giật mình tỉnh giấc khi bài viết “Goodbye Vietnam” của ông Ed Oshiro, một người Mỹ gốc Nhật, đăng trên tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa thuộc Hạt King (King county Medical Society) tại Seattle tháng 11 năm 1996, tố cáo VC tham nhũng, tống tiền mà nạn nhân là ông, một người làm việc thiện nguyện tại đó. Ed Oshiro nguyên là phụ tá giám đốc chương trình Giáo dục Y tế của Group Health Corporatives đã tình nguyện qua Việt Nam làm quản lý cho một bệnh xá , một cô nhị viện với 125 trẻ em do tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” bảo trợ và 4 làng nhỏ vùng ngoại ô thị xã Đà Nẵng. Bài viết “Vĩnh biệt Việt Nam” đã có ảnh hưởng rất lớn đối với tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” của Lệ Lý Hayslip. Người ta tự hỏi hơn 2 triệu đô-la mỗi tháng thu vào chẳng lẽ chỉ bảo trợ cho một bệnh xá và một cô nhi viện với 125 em bé mồ côi mà Ed Oshiro đã gọi là “những kẻ nghèo nhất trong đám nghèo”? Sau đó Lê Lý Hayslip không còn giữ chức giám đốc của tổ chức “Đông Tây Hội Ngộ” mà chuyển qua công tác đi nói chuyện tại các nhà thờ Tin Lành và mỗi thứ Tư đến họp ở University Club tại đại học UCI để tiếp tục công tác tuyên truyền cho VC.

- Tổ chức thiện nguyện thứ ba là “Kim Foundation” do Phan Thị Kim Phúc sáng lập năm 1991. Kim Phúc là cô bé bị phỏng vì bom Napalm năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Tấm ảnh đem lại vinh quang cho phóng viên nhiếp ảnh Nick Út cũng có tác hại không kém bức ảnh Eddi Adams chụp cảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉa súng bắn vào đầu tên đặc công VC Nguyễn Văn Lớp. Tấm hình của cô không những chỉ là một vũ khí hiệu quả trong thời chiến mà ngày nay, trong thời bình, tấm ảnh này lại có nhiệm vụ mời Mỹ trở lại Việt Nam. Kim Phúc được VC cho qua Cuba du học, phản chiến Mỹ đã lợi dụng cô như là một lá bài tuyên truyền đắc lực nhất cho vấn đề bang giao và quyên góp tiền bạc. Vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ năm 1996, Kim Phúc được phản chiến Mỹ đưa đến bức tường tưởng nhớ 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ tử thương trong cuộc chiến Việt Nam, để bày tỏ sự “tha thứ”, đồng thời họ cũng đưa một mục sư da đen đóng vai người lính bỏ bom làm cho cô ta bị thương. Cả hai ôm nhau diễn trò người nhận tội, kẻ tha thứ. Thực tế, người mục sư đóng vai phi công bỏ bom ở Tây Ninh chỉ là chuyện bịa đặt. láo khoét. Cựu Trung Tá hồi hưu Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc Sư đoàn I Không Kỵ ở căn cứ BearCat Biện Hòa đã viết trên tạp chí có tên Vietnam số ra tháng 4 năm 2000 như sau: “ Câu chuyện láo khoét này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh, Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. QLVNCH đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam. Liệu cô Kim Phúc có biết được người phi công giội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở với cô chứ không phải người Mỹ?”

Sự phổ biến câu chuyện láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực mà phản chiến Mỹ áp dụng để tuyên truyền. Kim Phúc được bầu làm “Đại sứ thiện chí” của UNESCO và đã sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên là “Kim Foundation để quyên tiền dưới tên cô. Chúng ta nên đặt câu hỏi trước khi gửi đi tấm chi phiếu đóng góp vào lời kêu gọi về sự tha thứ này. Sự xuất hiện của Kim Phúc tại bức tường tưởng nhớ phải chăng được dùng như một thủ đoạn để làm tiền. Vậy thì những đồng đô-la quyên được sẽ về tay ai?

Trên đây là 3 tổ chức thiện nguyện núp dưới chiêu bài nhân đạo có tầm vóc quốc tế được CSVN và phản chiến Mỹ yểm trợ hết mình. Số tiền khổng lồ mà chúng thu vào liệu có giúp được cho những người nghèo khổ, những nạn nhân chiến tranh như lời Lệ Lý Hayslip, Kim Phúc nói hay không?

- Tổ chức thứ tư là tổ chức VNHelp do Đỗ Anh Thư làm Chủ tịch với các thành viên Quinn Trần, Yên-Thao Nguyen, Mai Thieu Nguyen, Tai Nguyen, De Tran. Liem Nguyen.

Ngoài ra tại San Jose còn có một số tổ chức thiện nguyện khác như ICAN, HOPE, CoVN, tổ chức cứu giúp bệnh nhân ung thư nghèo và trẻ mồ côi, v.v…

- Gần đây, tại Bắc California người ta lại thấy xuất hiện Trung Tâm Nhận Đạo Quê Hương. Theo tố cáo của một tuần báo tại San Jose, thì Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương được thành lập ngày 10-12-2001, do Huỳnh Tiểu Hương tức Huỳnh Thị Mận, con nuôi của Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch Nhà nước VC làm Giám đốc.

- Tổ chức nhân danh Từ Thiện đang gây xôn xao dư luận tại Bắc California là Hội Giúp Người Mù Nghèo Bắc California do Đỗ Vẫn Trọn, Giám đốc hệ thống truyền thông Viên Thao, đại diện.


II - HOẠT ĐỘNG TUYÊN VẬN VÀ KINH TÀI:
- Trong các tổ chức thiện nguyện vừa kể, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ của Lệ Lý Hayslip là một tổ chức rất có tầm vóc và gây tác hại rất nặng nề cho cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại vì quyển tự truyện “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” của y thị đã được đưa vào các trường học làm sách giáo khoa, có mặt tại các thư viện ở khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ.. Quyển truyện này cũng đã được đạo diễn phản chiến Oliver Stone quay thành phim “Trời và Đất”. Y thị lại được phản chiến Mỹ đưa đi tham dự những buổi hội thảo của Hiệp Hội Quốc Gia Giáo Dục Và Thăng Tiến cho người Mỹ gốc Việt, Miên, Lào (National Association for the Education and Advancement of Cambodian, Laotian, and Vietnamese Americans viết tắt NAFEA) được tổ chức hàng năm quy tụ những nhân vật lãnh đạo tất cả các ngành có liên quan đến người tỵ nạn Đông Dương như: văn hóa, giáo dục, hướng nghiệp, cảnh sát, thiếu nhi phạm pháp, phụ huynh và học đuờng, trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn, vấn đề song ngữ v.v…

Như trên đã đề cập, bài viết “Vĩnh biệt Việt Nam” của ông Ed Oshiro đã có ảnh hưởng bất lợi rất lớn đối với tổ chức Đông Tây Hội Ngộ. Những nhà mạnh thường quân bắt đầu nghi ngờ việc làm của Hội này.

- Công tác tuyên truyền giao lưu văn hóa rõ nét nhất qua việc làm của tổ chức VNHelp với việc tổ chức này đã hàng năm tổ chức Đại nhạc hội Mùa Thu Cho Em với các ca sĩ từ Việt Nam qua bị đồng hương Bắc California biểu tình phản đối.

Trong bài “Mặt Nạ Từ Thiện” đang trên tuần báo Tiếng Dân vào năm 2002 và mới đây tuần báo Tiếng Dân đã đăng lại bài viết này trong số 133 phát hành ngày 25-12-2004, bà Nhàn S.F. đã đặt vấn đề như sau:

“…Tổ chức VNHelp, qua bài viết trên San Jose Mercury News được dịch và đăng lại trên tuần báo Việt Mercury số 194 ngày 11-10-2002 với tựa đề “Làm từ thiện bất chấp trở ngại” do John Boudreau viết qua lời kể của các nhân vật trong VNHelp khiến người ta tự hỏi: Họ có thật sự yêu thương người nghèo khổ? Và họ bỏ nước ra đi có phải vì Việt Nam không có tự do vì bị CS đàn áp hay không?
Câu hỏi đặt ra là lý do nào mà VNHelp có thể hoạt động dễ dàng từ 11 năm qua và ngày nay lại được Vũ Văn Dũng thuộc Tổng Lãnh sự quán CSVN ở San Francisco khen là “đã kiên trì và hiệu quả, đúng là một tổ chức hoàn toàn nhân đạo?”

Những người hoạt động trong VNHelp đã không nêu lên chi tiết nào về những khó khăn đã dành cho họ từ phía CS mà chỉ nói rằng: “Họ đã phải luồn lách giữa một bên là chính phủ CS ở quê nhà và một bên là những láng giềng người Việt của họ ở Hoa Kỳ, cả hai đều ngờ vực những hoạt động của họ.”

Phải nói ngay là Cộng đồng người Việt ở Bắc California chưa bao giờ lên tiếng chống đối việc làm từ thiện của VNHelp mặc dù nhiều người biết rất rõ những việc làm của họ ở Việt Nam, nhất là những ai ở Oakland thì không lạ gì về những người này. Ngay như tổ chức từ thiện SAP-VN chỉ mới về Việt Nam để kiểm điểm lại những công tác giải phẫu cho các em tật nguyền mồ côi cha mẹ để báo cáo về các mạnh thường quân bên Mỹ, thế mà anh Nguyễn Công Bằng, Chủ tịch Hội đã bị công an bắt giữ 53 ngày điều tra và chỉ thả ra sau khi khuyến cáo hội SAP-VN chỉ nên dồn lại một dự án như cấp học bổng cho hcọ sinh nghèo, yểm trợ cho các hội từ thiện bên nhà thì phải dẹp bỏ.

Trong khi đó thì VNHelp cho biết đã phân phát hơn 500.000 đô-la cho các hội từ thiện ở Việt Nam qua dịch vụ chuyển tiền ngân hàng mỗi lần 10.000 đô-la. Tại sao lại có sự dễ dãi cho VNHelp quá vậy? Ngay từ lúc đầu VNHelp cho biết đã chuyển tiền bằng cách giấu trong những cái bọc cột sát người để mang vào VN. Đem tiền về VN theo cách đó thì chỉ những người làm “dịch vụ chuyển tiền” mới “có gan” qua mặt hải quan VC mà thôi. Cũng theo bài báo trên, doanh nhân Quinn Trần, người có chân trong Hội đồng Quản trị của tổ chức VNHelp đã thố lộ rằng: “Chúng tôi phải ngoại giao khéo léo.”

Bà Nhàn S.F. viết tiếp:
“À, thì ra thế, nhờ ngoại giao khéo léo mà VNHelp mới đứng vững vàng cho đến ngày nay, nhất là Quinn Trần này lại là một người làm kinh doanh thì cửa nào lại không qua được dễ dàng. Phải chăng nhờ “luồn lách” và “ngoại giao khéo léo” mà VNHelp bắt buộc tổ chức 2 buổi văn nghệ tại San Jose, Bắc Cali có ca sĩ VN qua trình diễn dưới danh nghĩa từ thiện? Những người trong tổ chức VNHelp cứ vỗ ngực: “Tôi chỉ làm việc từ thiện chứ không làm chính trị. Kể từ hôm tổ chức 2 buổi ca nhạc gây quỹ mời các ca sĩ từ VN qua là VNHelp đã dấn thân vào con đường chính trị rồi đấy. Biết cộng đồng đang chống việc giao lưu văn hóa của VC mà vẫn tổ chức mời ca sĩ VN qua, rõ ràng là hành động tiếp tay cho VC gây rối loạn trong cộng đồng.”

Mặt nạ từ thiện của tổ chức VNHelp đã rơi qua bài báo của ký giả Cecilia Kang đăng trên mục “Địa phương” của tờ báo thiên cộng San Jose Mercury ngày Chủ Nhật 9-11-2003, tôn phong “doanh nhân” Quinn Trần là người đại diện cho 145.000 người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại Bắc Cali, là phát ngôn viên của cộng đồng.

Mặt nạ từ thiện của tổ chức này đã rơi khi luật sư Nguyễn Hữu Liêm, Quinn Trần, Ái Vân, Nguyễn Xuân Hoàng bị luật sư Nguyễn Tâm tố cáo là đã có những hành động tiếp tay với VC. Và nhất là chuyện Quinn Trần và Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo Việt Mercury tổ chức đón rước Phó Thủ Tướng VC Vũ Khoan. Mấy tháng trước đây, Quinn Trần và Nguyễn Hữu Liêm đã tìm cách xâm nhập vào cơ quan công quyền tại thành phố San Jose nhưng đã bị Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California vạch mặt chỉ tên. Do đó, chúng tôi tin rằng quý đồng hương, qua buổi hội thảo hôm nay đã thấy rõ bộ mặt thật của tổ chức VNHelp: những người này chỉ là tay sai của VC! Tổ chức này đã mang mặt nạ từ thiện để tuyên truyền giao lưu văn hóa và kinh tài cho VC! Bằng chứng là sau khi một số ca sĩ từ VN xâm nhập Hoa Kỳ theo ngã hôn phối, tỵ nạn, thì, trong nhạc hội Mùa Thu Cho Em năm nay, VNHelp đã tổ chức trình diễn với các ca sĩ hải ngoại.

Xin không đề cập đến tổ chức Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương của cán bộ VC Huỳnh Tiểu Hương vì chuyện này đã quá rõ ràng.

Tổ chức núp dưới chiêu bài từ thiện để hoạt động tuyên tuyền giao lưu văn hóa và kinh tài cho VC là Hội Giúp Người Mù Nghèo Bắc Cali do Đỗ Vẫn Trọn, chủ nhân hệ thống truyền thông Viên Thao, đại diện. Với những việc làm như:

- Dưới danh nghĩa Việt kiều yêu nước Việt Nam xã nghĩa, ĐVT đã ăn mừng ngày Quốc Khánh VC;
- ĐVT đã cam kết với tỉnh ủy Gia Lai sẽ vận động kiều bào đóng góp 1,1 triệu đô-la để tài trợ toàn bộ chiến dịch giải phóng mù loà cho người nghèo đục thủy tinh thể tỉnh Gia Lai.
- Số tiền của ĐVT đóng góp đã được VC dùng làm nghĩa vụ quốc tế với các nước Campuchia, Lào;
- ĐVT đã cam kết làm “chiếc cầu nối giữa bà con Việt kiều với đồng bào nghèo bất hạnh ở trong nước”;
chắc quý vị đã thấy rõ ĐVT là ai. Và những hoạt động của ĐVT có ảnh hưởng gì đến cộng đồng.
Đây là một hành động thách đố cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, nói chung, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản Bắc Cali, nói riêng.


* * *


Kính thưa quý vị,
Nhà văn Nguyễn Việt Nữ, trong một bài viết có kể một chuyện xảy ra cách đây 10 năm, năm 1994, tại trường Đại học UC Davis, thuộc miền Bắc California. Một nhóm giáo sư người Mỹ đã đón cán bộ CSVN tới trường để trình bày tình trạng nghèo đói của Việt Nam để khuyến khích sinh viên VN khi học thành tài trở về phục vụ đất nước. Tưởng cần nhấn mạnh rằng, cũng như bao nhiêu lòng nhân khác, nhóm giáo sư Mỹ nầy trong thời chiến vốn chống Cộng nhưng chỉ vì tình người nên khi thấy người Việt Nam quá nghèo đói sau chiến tranh, họ cố giúp VN phát triển Canh Nông và Thực Phẩm; đem chương trình Dinh Dưỡng vào nước để giúp trẻ em VN khỏi bệnh Suy Dinh Dưỡng có hại lâu dài cho tương lai dân tộc.
Khi ấy, vì không có kinh nghiệm Cộng sản, nên nhóm sinh viên trẻ Việt Mỹ nghe rất hợp tình hợp lý; nhưng một số các nhân vật thuộc các Hội Đoàn Người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản có mặt trong phòng họp lúc ấy đã lên tiếng hỏi nhóm giáo sư người Mỹ rằng: “Nếu đói nghèo do thiên tai bão lụt gây ra thì cứu trợ nhân đạo như đem gạo, thực phẩm vào sẽ cứu được nạn đói nhất thời, lòng nhân đạo trong trường hợp này rất đáng khuyến khích.
Nhưng trường hợp VN, sự đói nghèo là trường kỳ do đảng CSVN làm ra, do chính sách cướp đất tập trung vào tay Đảng như thời Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh chủ động, khiến nông dân không có đất để trồng lúa, thì việc viện trợ lúa gạo vào trong nước không giải quyết dứt khoát được cảnh đói nghèo cho dân Việt.”

Xin hình dung một thực trạng như vầy:
Đa số người dân miền Nam trước tháng Tư năm 1975 đều được no ấm, bỗng dưng có kẻ đói từ miền Bắc vào cướp hết của cải, ruộng vườn làm cho chúng tôi nghèo đói; rồi hai chục năm nay dù cho chúng có trả lại phần nào của cải, ruộng vườn, nhưng chúng cứ tiếp tục bóp cổ làm cho thức ăn không xuống được bao tử nên chúng tôi bị đói. Giáo sư là người nhân đạo muốn cứu đói và đang có thức ăn trong tay. Giải pháp nào cho hữu hiệu đây? Chọc thủng bụng tôi để nhét thức ăn vào bao tử? Hay dùng uy thế sẵn có của Giáo sư bắt buộc kẻ cướp phải buông cái bàn tay bóp cổ chúng tôi để thực phẩm nhân đạo của giáo sư cho, được đưa vào miệng, rồi vào bao tử một cách tự nhiên không đổ máu như giải pháp chọc thủng bao tử từ lúc đầu.

Chúng tôi khâm phục tấm lòng nhân đạo của giáo sư, nhưng xin quý vị suy nghĩ kỹ lại; quý vị đang nhân đạo với ai? Với kẻ cướp đang cầm dao cứa cổ Chận Đuờng Lương Thực làm nạn nhân bị đói? Hay là nhân đạo với Chính Người Bị Đói? Khi nào bàn tay kẻ cướp còn Bóp Cổ Dân Chủ, còn Kềm Kẹp Tự Do, mà lại đưa lương thực vào tay chúng vô điều kiện, thì chính là quý vị đã cung cấp lương thực cho kẻ cướp rồi vậy. Do đó, lòng nhân đạo của quý vị lại vô tình đã khuyến khích kẻ cướp tiếp tục bóp cổ nạn nhân. Quý vị đã thương bọn cướp mà hại người bị cướp. Vậy chỉ có cách giúp chặt bỏ bàn tay kẻ cướp thì lòng Nhân Đạo Cứu Đói của quý vị mới đặt đúng chỗ, mới thật sự cứu thoát nạn nhân một cách vĩnh viễn.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, sau 27 năm tù trong nhà tù CS, đến Hoa Kỳ ngày 1 tháng 11 năm 1995, được Hội báo Chí Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức chào mừng trọng thể.

Do những điều mắt thấy tai nghe từ trong nước, và vì tham nhũng là quốc nạn, nên nhà thơ Nguyễn Chỉ Thiện quả quyết rằng việc cứu trợ nhân đạo từ hải ngoại chỉ làm hại cho người nghèo hơn là làm lợi. Và nhà thơ đã kêu gọi “những tấm lòng vàng nên nghĩ lại.” Theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì “Cộng sản lợi dụng cứu trợ để tuyên truyền bịp bợm. Họ nói: Những Việt kiều yêu nước theo tiếng gọi của Đảng đã đem tài trí, của cải về đóng góp xây dựng đất nước! (Do đó) nhiều người dân đau buồn hoang mang, vì họ coi lực lượng hải ngoại là nguồn yểm trợ cho cuộc đấu tranh đầy gian khổ và nguy hiểm của họ chống cộng sản.”

Như vậy cứu trợ nhân đạo từ hải ngoại là chiến thuật một mũi tên bắn được hai con chim của CSVN gian manh: của viện trợ giúp đảng viên béo mập và lên tinh thần xây dựng đảng; đồng thời lại làm suy sụp lòng tin của những người đấu tranh tiêu diệt đảng.

Người lên tiếng đả kích và kết tội nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là “cấm vận từ thiện” là nhà văn Nhật Tiến. Đến nay, gần mười năm sau, mọi người đã rõ nhà văn Nhật Tiến là kẻ hôn đít bạo quyền VC, về nước xin xỏ in sách phát hành trong nước, ra hải ngoại tiếp tay với tên Việt gian Nguyễn Bá Chung và Trung tâm William Joiner viết tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.

Kính thưa quý vị,
Ai trong chúng ta cũng thấy rằng chỉ khi nào chủ nghĩa CS bị giải thể thì đất nước VN mới có tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, t5ư do thông tin báo chí v.v… Khi nào còn chủ nghĩa CS cai trị thì dứt khoát không có kinh tế hay từ thiện gì có thể đem lại no ấm cho dân tộc được.

Nay, có những “Việt kiều yêu nước” ở hải ngoại, tiếp tay kẻ cướp là đảng CSVN, lợi dụng danh nghĩa từ thiện để tổ chức ca nhạc giao lưu văn hóa, nhân danh lòng nhân đạo quyên góp tiền bạc đồng bào tại hải ngoại để tiếp tay bạo quyền trong nước tiếp tục Bóp Cổ Dân Chủ, Kềm Kẹp Tự Do và dùng những những đồng tiền quyên góp của đồng bào hải ngoại để tiếp tay với bạo quyền “làm nghĩa vụ quốc tế” với các nước cộng sản anh em như Campuchia, Lào thì chúng ta phải đối phó ra sao?

Sự đóng góp ý kiến của quý vị trong buổi hội thảo này rất cần thiết và hữu ích để Ban tổ chức có thể đúc kết và tìm ra những biện pháp đối phó hữu hiệu với những việc làm thách thức cộng đồng của bọn tay sai nằm vùng tại hải ngoại.

Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.
Kính chào quý vị.



NGUYỄN THIẾU NHẪN
San Jose 31-12-2004






BÀI PHÁT BIỂU CỦA KIÊM ÁI,
TTK TUẦN BÁO TIẾNG DÂN


Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần,

Kính thưa quý quan khách và toàn thể đồng hương.


Buổi hội thảo hôm nay nhằm mục đích vạch rõ những âm mưu lủng đoạn tập thể người Việt tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ nói chung, tại Bắc California nói riêng. Giáo sư Nguyễn Văn Canh đã trình bày về nghị quyết 36 của Việt Cộng. Nội dung nghị quyết này là kim chỉ Nam cho bọn tay sai nằm vùng tại hải ngoại lủng đoạn chúng ta. Ðây là một âm mưu thâm độc của Việt Cộng mà giáo sư Nguyễn Văn Canh đã trình bày cặn kẻ. Tiếp theo, nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn đã đưa ra một số những hoạt động của bọn tay sai Việt Cộng ở hải ngoại. Thiết tưởng đó là những dữ kiện rất rõ ràng minh bạch để chúng ta thấy Việt Cộng chẳng yêu nước thương dân, mà còn lợi dụng mọi người để mang lại lợi ích cho chúng một cách bỉ ổi.

Tại sao Việt Cộng lại có can đảm làm những chuyện mà con người bình thường không thể tưởng tượng được? Vì Cộng Sản không phải con người. Con người từ ngàn xưa đã biết giá trị về kinh tế, giáo dục, xã hội và đạo đức, nhất là tình thương của gia đình. Gia đình chẳng những tạo nên con người, nuôi dưỡng, giáo dục con người, mà tất cả những việc đó đều được thực hiện với tất cả tình thương của cha mẹ, vợ chồng và con cái. Do đó, từ Ðông sang Tây, từ cổ chí kim, con người luôn đề cao giá trị gia đình, vun quén đơn vị nhỏ nhất và quan trọng nhất của xã hội loài người, để gia đình ngày một thăng tiến. Nhưng Cộng Sản chủ trương vô gia đình, chúng muốn trừ khử tình thương gia đình, dành tình thương này cho Ðảng Cộng Sản. Con cái đấu tố cha mẹ, anh chị em tố cáo lẫn nhau, trẻ con theo dõi những hoạt động của người lớn trong gia đình để báo cho cán bộ Cộng an Việt Cộng. Hậu quả là các phần tử trong gia đình nghi kỵ nhau, sợ nhau mà không dám có hành động nào chống lại Ðảng. Nền tảng gia đình xây dựng trên tình thương sụp đổ.

Việt Cộng cũng không phải con người bình thường như mọi người, vì chúng chủ trương vô tổ quốc. Sau khi chiến thắng trận đánh Ðiện Biên Phủ, Hồ Chí Minh đã hân hoan tuyên bố: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ…” (Lịch sử Ðảng CSVN trg 29).

Với chủ trương vô tổ quốc, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng năm 1958 d0ã gởi văn thư xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Và mới đây, CSVN đã cắt đất dâng biển cho Trung Cộng như cắt bỏ một vật không cần thiết. Những gì mà Cộng Sản cho là dân tộc, đánh đuổi thực dân giành độc lập, chống Mỹ cứu nước v.v… chỉ là những chiêu bài. Trận động đất ở các nước Ðông Nam Á tuần vừa qua khiến cho hơn 100 ngàn người thiệt mạng, cả thế giới rúng động, bàng hoàng và kinh khiếp. Nhưng so với một trăm mấy chục ngàn dân Việt Nam chết vì Hồ Chí Minh vâng lời Mao Trạch Ðông thực hiện Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Ðất thì hai con số cũng tương đương nhau. Riêng đảng viên Cộng Sản đã có hơn 20 ngàn người bị tố oan. Việt Cộng không phải là con người, hay nói khác đi chúng là một loại người đã không còn tính người nữa. Người dân chỉ là phương tiện để thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng, chứ không phải là đối tượng phục vụ của chính quyền như người ta tưởng.

Khi sự ác xuất hiện trên quả đất, nhiều Thánh nhân đã sáng lập nên tôn giáo để giải quyết những gì mà con người phải đối đầu sau thời gian sống ở thế gian. Sống gởi thác về. Từ đó, các Ðấng sáng lập tôn giáo đã hướng dẫn con người phải sống một cách lương thiện, bác ái. Chủ trương của Cộng Sản đối nghịch với tôn giáo, do đó chúng phải tiêu diệt. Thiện và ác không thể đứng chung, Việt Cộng đã dùng những thủ đoạn tàn độc để tiêu diệt tôn giáo.

Hiểu rõ 3 chủ trương của Cộng Sản như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Việt Cộng và bọn tay sai không có những SUY NGHĨ GIỐNG NHƯ CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG. Với Cộng Sản, tất cả đều là phương tiện phục vụ Ðảng. Với Ðảng viên Cộng Sản, không có gì gọi là tàn ác khi thực hiện nó để phục vụ Ðảng. Cứu cánh biện minh cho phương tiện, dùng bất cứ thủ đoạn nào cũng được chấp nhận, miễn là đem tới thắng lợi cho Ðảng. Ðảng là tối thượng.

Nhưng Ðảng là ai? Ðảng cũng do những con người tập hợp mà thành Ðảng. Những con người này tự mệnh danh là Ðội tiền phong, là đỉnh cao trí tuệ, do đó. Cộng Sản tự động chia con người ra làm 2 giai cấp: giai cấp Ðảng và không đảng, đảng coi nhân dân chỉ là phương tiện là vật sở hữu của đảng viên. Nó còn tệ hơn là nô lệ ngày xưa với chủ nhân ông. Tại sao một ông già 65 tuổi như Hồ Chí Minh được thủ hạ dâng cô Nguyễn Thị Xuân mới 20 tuổi, xinh đẹp, Hồ Chí Minh ăn nằm với cô ta có con rồi để bảo vệ danh tiếng của mình, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết cô ta một cách dã man mà không động lòng trắc ẩn? Tại vì hắn ta đã ra thú tánh, không còn suy nghĩ như con người. Lương tâm của hắn ta là lương tâm của một tên Cộng Sản, coi nhân dân là phương tiện, là tài sản. Chúng ta không lạ gì VC truất bỏ tất cả quyền làm người của người dân trong nước, vì dưới mắt chúng chỉ có con người Cộng Sản mới đáng kể. Người dân trong nước Việt Cộng còn đối xử như vậy huống gì chúng ta, những người trên căn bản với danh nghĩa “tị nạn Cộng Sản” là kẻ thù của chúng? Lợi dụng chừng nào tốt chừng đó, mà phải tận dụng những cái mà Cộng Sản gọi là “yếu điểm” của chúng ta: đó là nhân đạo.

Ngay cả trên lãnh vực tôn giáo, có những linh mục, những mục sư ra rả trên các làn sóng phát thanh, truyền hình ở hải ngoại, như linh mục Trịnh Hoàng Tuấn và mục sư Bảo, công khai hô hào đồng bào đóng đô la cho họ để họ đem về Việt Nam công khai bố thí cho đồng bào trước mũi Cộng Sản. Trong khi đó thì những linh mục khác, những mục sư khác hết tù đày lại quản chế. Việt Cộng lợi dụng cả các vị chức sắc tôn giáo để phục vụ chúng. Ðó là sự khác biệt giữa kẻ tình nguyện phục vụ VC và những kẻ không đầu hàng VC. Nếu là kẻ phục vụ cho VC thì việc làm từ thiện của họ chỉ là đóng kịch, y như một phái đoàn y tế đến VN chẩn bệnh và phát thuốc cho người nghèo, khi về đến nhà thì cán bộ tịch thu thuốc. Nếu uống tại chỗ, VC không lấy được thuốc thì đòi tiền những ai đã được uống thuốc.

Buổi hội thảo hôm nay là để vạch trần những hành động đê hèn và bỉ ổi của đám tay sai Việt Cộng tại hải ngoại khai thác lòng từ thiện của đồng hương hải ngoại. Tôi xin gợi ý một vài điểm để chúng ta thảo luận:
Mỗi năm quốc tế Viện trợ cho Việt Nam 54 triệu Mỹ kim để “xóa đói giảm nghèo”. Nhưng Cộng Sản đã ăn chận số tiền này, ngụy tạo những bằng chứng đưa lên TV lên mặt báo, đến khi nạn nhân khám phá ra bằng chứng giả, khiếu nại, thưa kiện, rốt cuộc cũng huề cả làng, thì chuyện nhà văn trẻ đem tiền về mỗ mắt cho đồng bào cũng chỉ là biểu diển, có khi là những ca mỗ mắt không mù, hoặc chỉ có thân nhân của VC được hưởng ân huệ này, hoặc phải đóng tiền trước, hay ít ra cũng ký giấy nợ. Còn số tiền mang về chúng chia nhau xài và cười lên đầu người Việt ngây thơ đã đóng tiền cho chúng.

Chúng tôi thấy nạn nhân Sóng Thần ở 10 nước Á Châu với những hành động viện trợ của thế giới chẳng những được tự do mà còn được chính phủ các nước nạn nhân, biết ơn, hoan nghênh. Nhân viên cứu trợ được tự do đi lại, tự do cứu giúp nạn nhân mà không bị bất cứ một sự kiểm soát nào. Nếu thảm họa này xảy ra ở Việt Nam thì “tất cả sự cứu trợ phải qua tay chính phủ Việt Nam”. Riêng Ấn Ðộ, họ thấy có khả năng lo cho nạn nhân nên nhường viện trợ lại cho các nước nạn nhân khác. Việt Cộng ngoài lợi tức quốc gia ra, chúng còn được viện trợ nhân đạo của thế giới rất dồi dào, thế mà chúng vẫn chỉ huy tay sai chúng ở hải ngoại bòn rút tiền đồng hương, giống như là những người mù mắt là nạn nhân của người Việt tị nạn Cộng Sản vậy. Quý vị đọc báo Tiếng Dân tuần này sẽ thấy những đảng viên cao cấp và trung cấp Việt Cộng có 14 tỉ phú, 15 triệu phú. Ðó chỉ là số tiền chúng gởi ở ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Cộng lại khoán trắng cho người Việt tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại?

Kinh thưa quý vị,
Ngoài vấn đề khai thác lòng từ thiện để bòn rút tiền bạc của người tị nạn, Việt Cộng và các tên tay sai của chúng còn nhắm vào mục đích chính trị. Luật sư Nguyễn Tâm đã đưa ra tài liệu đăng trên báo Việt Cộng, nêu đích danh ông Ðỗ Vẫn Trọn và Hội giúp người Mù Bắc Cali là một trong những kẻ bỏ tiền ra cho Việt Cộng qua “mổ mắt” cho Kambuchia và Lào. Hành động này VC nhằm công khai hóa hành động của Ðỗ Vẫn Trọn và Hội người Mù Bắc Cali. để đồng bào Bắc Cali không còn thắc mắc hành động của Ðỗ Vẫn Trọn. Cũng như những tên tay sai khác nhập nhằng ca sĩ trong nước với ca sĩ hải ngoại để đồng bào không đặt thành vấn đề tuyên vận của VC.

Hai là khuyến khích những tên tay sai khác của VC tại hải ngoại “thi đua khai thác tiền bạc dâng cho Ðảng để lập công”. Trong khi đó thì, Huỳnh Tiểu Hương, một tên Việt Cộng có căn cước rõ ràng đích thân điều khiển cơ sở “Quê Hương Charity Center” tại Hoa Kỳ.

Ðã đến lúc chúng ta phải hành động, chúng ta phải vạch mặt bọn tay sai VC đã chường mặt ra, chúng ta dứt khoát đặt tình thương đồng bào cho đúng chỗ.

Trân trọng kính chào toàn thể quý vị.
KIÊM ÁI

DAVID THIÊN NGỌC * KẺ BỊ THẢ TRÔI SÔNG

Kẻ phải bị thả trôi sông không phải là chị Huyền!

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Cái khối ung nhọt mang tên y-tế của đám sình lầy nhà Sản thổ tả đã đến hồi vỡ tung, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm cả một vùng rộng lớn hơn 330 ngàn km2 và còn ảnh hưởng ra các vùng lân cận. 
Những lời nói và dòng chữ để nói lên cái tệ-thảm trạng này đến ngày hôm nay kể ra còn nhiều hơn lá rừng khi mùa thu đang nhuộm vàng cả đất nước VN. Nói hoài, nói mãi... đâm ra thừa có khi rơi vào tình trạng "đa kháng thuốc". Thế nhưng mỗi ngày lại lòi ra thêm những cái nhọt trong khối "đại u" đó khiến ta không thể nào câm lặng hay ngồi yên được khi xác chị Huyền vĩnh biệt người thân bằng cách phập phù, lạnh lẽo trôi giạt ngàn phương...
Nói riêng về khối "đại u" y-tế VN. Trên toàn thế giới này không một nơi nào, nước nào mà phô trương hình thức giả dối, điếm ngôn xảo ngữ như cái đám bùi nhùi y-tế VN. Trên khắp các cổng, tường, bờ rào của các BV cùng những cơ sở y-tế trên toàn xã nghĩa từ xưa nay không thiếu những câu "lương y như từ mẫu", nào "y-đức" nào "lương tâm người thầy thuốc"... nào... nào... không kể xiết. Thế nhưng đối với các nước khác không hề rêu rao những thứ kể trên nhưng thông qua thực hành (thể hiện trình độ y khoa), đối xử (y đức) của y bác sĩ đối với bệnh nhân đều toát lên những hình ảnh, cảm xúc thật vô cùng đáng kính và đầy nhân ái. Trong cứu chữa cho bệnh nhân người ta còn có những phút giây cầu nguyện, đem đức tin tôn giáo vào để củng cố niềm tin, tăng thêm sức mạnh để công việc cứu chữa được toại nguyện mỹ mãn... Một câu chuyện mà hầu như ai cũng biết là có bà mẹ đang mang thai nhưng chưa đến thời kỳ sanh nở mà bị tai nạn nguy kịch... thế là cả đội ngũ y-bác sỹ nơi đó vận dụng mọi khả năng về khoa học và nguyện cầu cho bà mẹ đáng thương kia kéo dài sự sống cho đến khi vượt cạn và cứu cho sinh linh bé nhỏ được chào đời... và lạ thay... phép màu đã đến... sau giây phút thiêng liêng đó đứa con được "vuông" là nhờ đức tin, những tấm lòng cao cả và trí tuệ của đội ngũ y-bác sỹ. Nhưng người mẹ không "tròn" bởi vượt khỏi tầm tay của con người. Ánh mắt của người mẹ nhìn đứa con chứa chan niềm hạnh phúc rồi vĩnh viễn ra đi... cùng lúc ấy những nụ cười trên môi khóe mắt của tất cả mọi người xung quanh chứng kiến và lan rộng khắp hành tinh. Những chuyện như thế này ở xứ Hồ xã nghĩa hầu như là huyền thoại. Chẳng những thế mà còn đi ngược lại những gì mà họ rêu rao, lớn giọng và càng ngày càng dấn sâu vào tội ác vì cái cứu cánh, cái mục đích cuối cùng là "tiền", là vật chất, không hổ với học thuyết "duy vật", "Vật chất có trước, con người có sau".
Trên hành trình để đạt được cái mục đích thấp hèn đó mà cả cái tập đoàn Hồ xã nghĩa đã không từ nan một hành động, thủ đoạn nào, xem vật chất quí hơn con người. Nơi đây tôi chỉ nêu lên những hành động đê hèn riêng của ngành y-tế. Hàng ngàn vạn cái ung nhọt trong khối "đại u" đó mỗi ngày mỗi trồi ra, xuất phát từ những con người tự cho là "từ mẫu", rêu rao với lời thề Hippocrates.
Đơn cử những vụ việc mới gần đây không lâu:
- Tháng 5/2012 bác sỹ Nguyễn Xuân Hiệp PGĐ BV mắt trung ương đã hành hung đánh đập vào mặt đối với bệnh nhân là cụ bà Nguyễn Thị Hợi đáng tuổi mẹ của mình trong khi mổ mắt đến nỗi mặt mày sung húp, tím bầm gây bức xúc cho thân nhân và cả đồng nghiệp. Sau ca mổ trên cụ bà mắt có được sáng hay không chứ thân nhân và cả xã hội đã phần nào sáng mắt. Thế mà cả tập đoàn ban GĐ BV, bộ y-tế đều lấp liếm bao che, vô cảm và sự việc như không có gì xảy ra... ngược lại ông Đỗ Như Hơn GĐBV còn tố cáo báo chí (DLB) là phản động, báo BVPL cuối tuần là báo lá cải v.v...
Cũng cùng hệ thống BV mắt nêu trên thì BV mắt HN đã có hành vi đánh tráo thủy tinh thể để cho bênh nhân tối mắt và Ban GĐ BV, y bác sỹ trục lợi trên bước đường dần đi vào màn đêm của những bệnh nhân.
"Giá như đưa phong bì thì có lẽ Xuân không chết" đó là lời khẳng định của người nhà sản phụ Nguyễn thị Xuân ở Thanh Hóa mới đây cả mẹ và con đã đi vào cõi vĩnh hằng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, tắc trách, vô cảm của đội ngũ "mẹ hiền" nơi đây cũng chỉ vì người nhà của sản phụ Xuân không có phong bì và cuối cùng là ngày 19/10/2013 quan tài sản phụ Xuân phải diễu hành trên đường phố để cho nhân dân trong và ngoài nước thấy được tấm lòng bao la (không bằng bao thư) như biển cả, "lòng mẹ (hiền) bao la như biển Thái Bình..." của tập đoàn "mẹ hiền" VN.
- Một việc mà ai cũng nghĩ là vô tiền khoán hậu chính là việc nhân bản xét nghiệm máu ở BV đa khoa Hoài Đức HN khiến trong hàng ngàn bệnh nhân được xét nghiệm máu từ trẻ sơ sinh vài chục ngày tuổi cho đến những cụ già thất thập, bát tuần đều có kết quả như nhau. Tất nhiên mục đích xét nghiệm máu là để chữa trị. Vậy thì kẻ có bệnh hiểm nghèo cho đến những người bệnh nhẹ được chẩn đoán cào bằng như nhau và trong số hàng ngàn người đó hẳn đã và sẽ có người phải ra đi vĩnh viễn vì cái trò đê tiện để đem tiền về phục vụ cho "cuộc vui suốt tháng, trận cười thâu đêm..." (Nguyễn Du) của các mẹ hiền. Việc này đánh động lương tâm con người đến nỗi trái tim của đám "còn đảng còn tiền" cũng phải thốt lên: "Họ làm cái việc mà trời không dung đất không tha, tức là chỉ đạo xét nghiệm khống..." Đó là lời của thượng tá côn an Phan Cao Thu phó thủ trưởng cơ quan CSĐT (CA-HN) trong buổi họp báo ngày 20/8/2013.
Cùng thời điểm ra đi của sản phụ Nguyễn Thị Xuân, Thanh Hóa là chị Lê Thị Huyền ở 36 Hàng Thiếc HN cũng phải lặn sâu dưới lòng sông Hồng và hiện giờ chưa biết trôi giạt về đâu hay đã làm mồi cho cá dữ... Cũng chỉ vì tiền, vì muốn bảo vệ cái nhãn hiệu "thẩm mỹ viện" phi pháp của hắn để tiếp tục kinh doanh trục lợi trên xác thân của nhiều nạn nhân nữa mà hắn dã man ném xác chị Huyền xuống dòng sông một cách có tính toán và lạnh lùng.
Hơn 20 trẻ sơ sinh trong gần 2 năm qua đã khép lại quảng đường đời vì những vac-xin của bộ y-tế. Tệ hại nhất là gần đây 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị phải tức tưởi ra đi vì tiêm vac-xin ngừa viêm gan siêu vi B mà nguyên nhân giống như huyền thoại... "Giữa ban ngày, cúp điện nên nhân viên y tế dùng đèn của điện thoại di động để lấy thuốc nên lấy nhầm thuốc co thắc tử cung???" thật khó hiểu. Có nguồn tin rằng bộ y tế đã tráo vac-xin dỏm để trục lợi nên mới gây ra hiểm họa???.
Tất cả những nỗi đau thương mất mát của người dân theo một số đơn cử nêu trên là những viên sỏi (chứ không còn là giọt nước) ném vào ly nước đã đầy vậy mà chẳng bao giờ tràn... hàng vạn viên sỏi ném vào mà ly nước vẫn thế! bởi vì đâu?
Những kết quả như trên trong vạn ngàn kết quả có nguyên nhân từ đâu?
- Trước hết là chúng được sinh ra từ cái gọi là "đạo đức cách mạng" rồi biến thái thành "đạo đức HCM" mà tập đoàn CSVN nhào nặn, tuyên truyền và lưu giữ. Trong những sản phẩm đó, nơi đây chỉ nói riêng về khối "đại u" y-tế.
Trong cái "đại u" đó với những tấm gương sáng ngời của tập đoàn gọi là thứ, bộ trưởng.
- Ông Cao minh Quang: Với tâm thức và ý đồ mưu cầu lợi ích riêng, bằng mọi cách leo lên hàng top của khối u này với tấm bằng Ts dzỏm, bằng sự móc ngoặc với BV Pharma, bằng khuất tất trong việc cho phép lưu hành, sử dụng vac-xin ngừa ung thư cổ tử cung Carvarix... không đạt chuẩn, không hạn chế độ tuổi cho người được tiêm với mục đích trục lợi trên thân xác người dân.
- Bà Nguyễn thị kim Tiến: Ở một bài viết trước đây tôi có nói rằng "thật tội nghiệp cho nhân dân VN phải dùng một người khuyết tật bẩm sinh, vừa điếc lại vừa câm, thêm bệnh vô cảm để làm bộ trưởng y-tế" thật không quá chút nào.
Bỏ qua các sự kiện trước đây. Những phát biểu của bà Tiến bảo bệnh nhân và người nhà "đi hỏi ông nhà nước chứ tôi không biết" về vấn đề BV quá tải, 3-4 người nằm chung một giường bệnh. Khi bà đến có người bò từ gầm giường ra để chào bà!
Trước cái chết vì tiêm ngừa vac-xin của 3 trẻ sơ sinh ở QT-cùng lúc đó bà ta đi tham dự lễ khởi công xây dựng tháp chuông tại nghĩa trang liệt sĩ và thắp nhang tại 2 nghĩa trang khác... không xa nơi cư ngụ của gia đình 3 trẻ nạn nhân mà bà ta không hề ghé qua gọi là chia sẻ, an ủi hay hỏi thăm mà vội về với hạnh phúc chồng con và nói rằng " lịch trình chuyến bay đã bố trí kín, không có thời gian"??? trong lúc những trẻ ra đi có nguyên nhân một phần từ bà bộ trưởng!
Chối bỏ trách nhiệm, ngụy biện chất chồng ngụy biện... trong vụ đó bà Tiến nói một cách mạnh mẽ rằng "Sẽ không bao che mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử người đó (chứ bà không có). Lỗi vac-xin xử vac-xin, lỗi người tiêm xử người tiêm, lỗi kỹ thuật xử kỹ thuật..." câu "lỗi vac-xin xử vac-xin" thật khôi hài. Giống như ngày xưa có vị quan "xử tội hòn đá" để giải oan cho một phụ nữ. Hoặc gần đây ở tỉnh Gia-Lai chính quyền CSVN làm một chiếc xà-lim để "giam cầm hòn đá". Không biết nay mai đây ai sẽ là luật sư để biện hộ cho lọ vac-xin và hòn đá ở Gia-Lai và ai sẽ là người thăm nuôi cho hòn đá đang bị giam cầm và cái lọ vac-xin ở Quảng Trị sẽ bị xử án tù oan nghiệt vì tội gây chết người hàng loạt?
Cái sản phẩm là tên đồ tể Nguyễn mạnh Tường được đào tạo ra bởi cái lò sát sinh đạo đức "cách cái mạng" của Hồ tập Chương là không có gì là lạ hay bất ngờ, ngạc nhiên. Nó là hệ quả của hệ tư tưởng phi nhân vô đạo. Nơi đây XH nhức nhối ở chỗ cái vô đạo, dã man lại được bọc bởi một lớp vỏ ngọt ngào, tráng lệ và cao cả: "Mẹ Hiền".
Những điều phi lý được ngụy biện vô cùng lố bịch và luôn đổ lỗi một cách vô trách nhiệm mà ai nghe qua cũng khó dằn lòng. Một cái thẩm mỹ viện to đùng giữa lòng thủ đô, quảng cáo dẫy đầy trên đường phố và trên các phương tiện thông tin từ trước nay mà không có giấy phép lận lưng? Quản lý ngành y đều không hay (?), chính quyền địa phương, quản lý kinh doanh, tài chính thuế má ngành ngang, ngành dọc đều mù tịt (?) Trong lúc chỉ một quán cà phê nho nhỏ mở cửa để kinh doanh mà chưa có giấy phép thì phải như thế nào? một đứa trẻ vị thành niên cũng có câu trả lời chính xác!. Đàng này... lạ thật! con voi chui lọt lỗ kim để rồi chà nát sinh mạng con người rồi vứt xuống sông?
Có một điều khác lạ trên thế giới rằng - khi sự việc tồi tệ, dã man và những tội ác vô tiền khoán hậu, trời không dung đất không tha ở bộ y tế nói riêng và cả xã hội chính quyền nhà Sản nói chung thì sau đó chỉ là những "chỉ đạo sâu sát, vô cùng bức xúc, vô cùng đau đớn... và chỉ đạo... chỉ đạo..." mà thôi chứ ngoài ra không một chút sẻ chia hay xin lỗi! còn cái "văn hóa từ chức" vì trách nhiệm cá nhân hay cảm thấy không xứng đáng với cương vị như các nước văn minh khác thì hoàn toàn không có vị trí ở trong cái chế độ toàn trị này. tất cả lỗi là khách quan là tại, bị... chứ người đứng đầu ngành không bao giờ có trách nhiệm và hoàn toàn vô can và vô cảm. Có chăng chỉ là những giọt nước mắt của Hồ tập chương truyền lại :
- Tại phiên thảo luận tổ QH kỳ 6 khóa 13 ngày 24/10/2013 về báo cáo KTXH bà Tiến rươm rướm nước mắt bày tỏ sự đau đớn, xót xa và chia sẻ!(?) và sau đó trả lời phóng viên rằng: "Việc ai làm người đó chịu, công dân từ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình." Như vậy trong vụ này bà Tiến vô can vì trong Bộ Y tế của bà không ai là con nít mà bà phải gánh chịu hành vi của họ.
- Sau khi họp báo thường kỳ của chính phủ, ông Vũ Đức Đam "bật khóc" khi các phóng viên đặt câu hỏi về vụ bác sỹ ném xác nạn nhân xuống sông Hồng. Ông Đam "bật khóc" là khóc to hơn Hồ tập Chương ngày ấy và Trọng lú khi bế mạc hội nghị T.Ư 6. Ông Vũ đức Đam khóc bi ai hơn những sư phụ của mình. Rõ là hậu sinh có khác!
Nói chung là cái hệ thống toàn trị CSVN này cả tập đoàn tự xưng là đỉnh cao trí tệ thì cái tâm và cái tầm chỉ là chừng đó, muốn hơn nữa đều hoàn toàn không thể. Trong cái hệ thống đó thì bà Tiến cũng không là ngoại lệ. Cái tầm của bà cũng chỉ cao nhất là ngang bằng hay thấp hơn với những đỉnh cao "Trọng lú, 3 ếch mit-tơ Bin, Tư sâu, Vũ Luận, Bình ruồi v.v..." nói chung cả tập đoàn CSVN chỉ tầm như thế thì nhân dân VN chịu dưới ách cai trị của chúng phải gánh lấy những hậu quả khôn lường là không tránh khỏi. Những nhà yêu nước, đội ngũ trí thức, nhân tài ngoài đảng là "thế lực thù địch", nhân dân là kẻ thù của đảng. Thế thì làm sao đảng dám gần gũi hay trao quyền một khi muốn chấn hưng đất nước?-Vậy kẻ phải bị thả trôi sông không phải là chị Huyền mà là cả tập đoàn CSVN, những khối "đại u" đã và đang gây hoại tử cho đất nước non sông.
Ngày 28/10/2013
Chia sẻ bài viết:

NHẠC SĨ HOÀNG PHƯƠNG


 Từ Hoa sứ nhà nàng đến nhạc Gò Công

Nhiều người dân Gò Công vẫn hát Hoa sứ nhà nàng mà không hề biết tác giả của nó chính là ông thợ sửa đồng hồ phố huyện.


Tôi còn nhớ, năm 1986, băng nhạc Gò Công nổi lên như một hiện tượng của cả nước. Khắp trong Nam ngoài Bắc, mọi người đổ xô nhau tìm băng cassette nhạc Gò Công của nhạc sĩ Hoàng Phương. Có người nhận xét băng nhạc này dường như có chất của nhạc Trầm Tử Thiêng hay có một chút gì đó giống nhạc của Trúc Phương… Nhưng không, nhạc Gò Công là dòng nhạc của xứ biển Gò Công không thể lẫn vào đâu. 
Chỉ biết nhạc Gò Công, không biết tác giả
Tôi về biển Tân Thành (Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), trong luồng gió chướng mát lạnh. Bãi nghêu mênh mang, dòng người tấp nập đi ra biển. Văng vẳng bên quán cóc ven đường là khúc nhạc Gò Công - Chuyện tình hoa muống biển. Thời cực thịnh, nhạc Gò Công được mở khắp nơi, băng cassette bán rất chạy nhưng toàn băng sang lại (sao chép) nên chẳng ai trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ. Nhưng nhạc sĩ Hoàng Phương không buồn, anh vẫn liên tục sáng tác những khúc ca ca ngợi quê hương mình. địa danh Gò Công nhờ vậy trở nên nổi tiếng, được mọi người biết đến. 
Các bài hát của anh được viết trên nền nhạc Boléro, đơn giản, êm dịu và rất dễ hát. Bàng bạc trong nhạc Hoàng Phương ta luôn nghe thấy tiếng sóng biển rì rào, tiếng sóng như lời ru của mẹ mà anh đã được nghe từ thuở còn nằm nôi và kỷ niệm tuổi thơ, những ngày nô đùa cùng bạn bè trên bãi biển. Tình yêu quê hương đầy ắp, trong sáng, Boléro Gò Công của Hoàng Phương là như vậy.


Nguyên gốc bài Hoa sứ nhà nàng.
Tôi hỏi nhiều người dân Gò Công về anh nhưng họ chẳng biết ông Hoàng Phương nào cả, chỉ biết nhạc Gò Công thôi. Tôi phải vào Phòng Văn hóa-Thông tin huyện thì ở đây cho biết Hoàng Phương mất năm 2002, hiện còn một người con công tác ở huyện Gò Công Tây.
Cuối cùng tôi cũng tìm được anh Nguyễn Hoàng Tùng, sinh năm 1966, là con cả của nhạc sĩ. Anh cho biết đôi nét về cha của mình.
Thân thế người nhạc sĩ
Hoàng Phương tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm 1943. Ông nội ông là Nguyễn Kim Ngọc - Hương sư Ngọc, ở xã Long Bình, huyện Gò Công Tây. Cha ông là Nguyễn Kim Trọng về lập nghiệp tại xã Tân Thành, Gò Công Đông. Ông sinh ra ở xóm Cầu Muống, xã Tân Thành, cách thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang khoảng 17 km, cách bãi tắm biển Tân Thành chỉ 2 km. Lớn lên, ông học Trường Trung học Trương Công Định ở thị xã Gò Công. Những năm vào trung học, ông đam mê âm nhạc, tự học đàn violon và organ. Năm 12 tuổi, ông tìm đến nhạc sĩ Lê Dinh, lúc đó là thầy dạy nhạc ở Trường nam Tiểu học Gò Công để học nâng cao. Hết lớp đệ nhị (nay là lớp 11), ông ôm đàn về nhà, bỏ học.
Lúc nhỏ, nhạc sĩ Hoàng Phương bị một cái mụn mạch lươn ở mắt cá nên bị rút gân, chân đi khập khiễng. “Tái ông thất mã”, nhờ chân bị tật nên ông cũng không bị bắt đi lính, chuyên tâm học thêm đàn guitar, rồi học thêm nghề sửa đồng hồ của cha và nghề thợ bạc để kiếm sống. Năm 1968, ông lên Sài Gòn tham gia ban nhạc cùng Vinh Sử, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà. nhạc phẩm đầu tay của ông là tác phẩm Hoa sứ nhà nàng cũng được sáng tác vào năm này. 


Hoàng Tùng với cây đàn ghi ta kỷ vật của cha.
Sau thành công của Hoa sứ nhà nàng, ông cho ra đời một loạt tác phẩm: Mùa nhạn trắng, Tìm em quán phượng, Đàn thương cô quán trong làng, Anh về đẹp tình quê hương, Nhớ em, Sông quê tình nhớ, Căn nhà mộng ước… Tuy nhiên, người ta chỉ nhớ nhất bài Hoa sứ nhà nàng, dường như Vinh Sử và Lê Hựu Hà đã lấn át Hoàng Phương…
Sau 1975, Hoàng Phương về Gò Công mở tiệm sửa đồng hồ. Năm 1985, ông tích lũy ít vốn mở được tiệm vàng Toàn Tân. Nghiệp nghệ sĩ tưởng chừng như đã chấm dứt.
Trở lại từ Hoa sứ nhà nàng
Tôi thắc mắc, ngọn lửa nghệ sĩ đã tắt lịm trong ông 11 năm, vì sao đùng một cái năm 1986 Hoàng Phương sáng tác một mạch gần 20 bài và nổi lên thành hiện tượng “nhạc Gò Công”? Anh Hoàng Tùng cười: “Năm 1986, khi Bộ Văn hóa cho lưu hành bài hát Hoa sứ nhà nàng của cha tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông sướng run người. 11 năm người ta lên án nhạc vàng, đến nỗi ông không dám cầm đàn, không dám khoe mình là nhạc sĩ. Bây giờ, bài hát của ông đã được Nhà nước công nhận. Cảm ơn làn gió đổi mới, tối ngày cha tôi ôm đàn, ghi ghi chép chép… rồi bày ra cha con hát với nhau!”.


Hoàng Phương và người vợ đầu. Ảnh trong bài: NN
Năm đó, ông sáng tác không mệt mỏi, hàng loạt bài hát về quê hương Tiền Giang: Trưa hè trên bãi biển, Chung một dòng sông, Gò Công hồng trang sử, Biển thức, Về nông trường Phú Đông, Tiếng chim mùa xuân, Nhà em đó bên kia sông, Biển Gò Công khi em đến, Chiều xuân qua thị trấn Gò Công, Ánh mắt quê hương, Khung trời quê, Khúc Cachiusa hát ở bên sông Tiền, Mỹ Tho thành phố cội nguồn, Mẹ Gò Công, Biển tím, Khung trời quê...
Hoàng Tùng nhớ lại: “Cha tôi bỏ hết công việc làm ăn để lao vào sáng tác. Ông còn liên hệ với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện dàn dựng biểu diễn các bài hát của ông cho công chúng Gò Công thưởng thức. Nhưng rồi cũng chẳng ai thèm nhớ. Lúc này cha tôi mới hiểu ra, mình không phải là nhạc sĩ hòa âm, phối khí nên dàn dựng nghe dở òm. Thế là ông gom tiền nong, lặn lội lên Sài Gòn tìm nhạc sĩ Quốc Dũng và Lê Hựu Hà. Họ phối khí hòa âm xong thì ca sĩ Bảo Yến (vợ Quốc Dũng) hát thử. Thấy hay thế là thu băng cassette. Vậy là người ta ùn ùn đi tìm băng nhạc Gò Công”.
Trở về với biển
Sau năm 1986, Hoàng Phương tiếp tục cho ra đời các bài hát về quê hương và trở nên quen thuộc với không ít người yêu nhạc như: Hương sơ ri, Đôi mắt quê hương, Chiếc cầu chiều mưa, Nỗi sầu tương tư, Chiếc thuyền từ ly, Hẹn em bên cửa sông Tiền, Nhớ biển Gò Công, Xa rồi Gò Công, Chuyến xe Tiền Giang. Hoàng Phương cũng đã cùng với con trai là Hoàng Tùng cho ra đời bài Ao nhà ao bên.
Như hầu hết các ca khúc khác, ông vẫn dành cho tình yêu lứa đôi những giai điệu mượt mà hơn. Những chuyện tình dang dở, những mối tình quê, đậm đà, chân chất như chính những con người quê ông: thật thà, mặn nồng, chung thủy. Ở góc độ khác, nhạc Hoàng Phương là nhạc biển quê ông. Quê hương Hoàng Phương có hoa sứ, có sơ ri, có hoa muống biển, có con dã tràng… không lẫn vào đâu được. Có lẽ vì thế mà nhạc của ông đã đi vào lòng rất nhiều người yêu nhạc ở miền Nam thời đó và cho đến cả bây giờ.

Hoàng Phương hào sảng và mê đắm, ông sống đời nghệ sĩ đúng nghĩa, tất cả cho nhạc phẩm. Có thể nói Hoàng Phương là nhạc sĩ đầu tiên ở Tiền Giang dám bỏ tiền sản xuất băng cassette gồm những ca khúc về tình yêu và vùng đất Gò Công. Trong cuộc đời ông, nghệ thuật không song hành với kinh tế. Về cuối đời, hai tiệm vàng lần lượt mất đi, cuộc sống mỗi ngày càng trở lên cơ cực, ông lên Sài Gòn tìm đến các trung tâm băng nhạc để kiếm sống nhưng cũng không vực dậy được kinh tế. Năm 2002, ông lâm bệnh nặng.
Ngày 14-8-2002, nhạc sĩ Hoàng Phương đã đi về với biển. Tôi trở lại biển Tân Thành vẫn nghe tiếng hát vọng về: “Mùa xuân không về phố bao giờ!”.
NGUYỄN NGỌC
 http://www.baomoi.com/Tu-Hoa-su-nha-nang-den-nhac-Go-Cong/71/11577068.epi

 


HOÀNG PHƯƠNG - NGƯỜI NHẠC SĨ TẬT NGUYỀN TÀI HOA MÀ BẠC PHẬN !?

Wednesday, 25 July 2012 14:53 | Author: Thieu Tam Thanh |

Ông bà ta đúc kết: "Người có tật thường có tài"! Điều đó đã đúng trong trường hợp của nhạc sĩ Hoàng Phương. Anh không may bị tật nguyền khi mới lớn. Có khi chính nhờ bị tật mà anh đã đến với âm nhạc và trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Mà người có tài thường sống lập dị, về cuối đời Hoàng Phương đã sống khác người và chết trong nghèo khó, bệnh tật.

Tuổi thơ và những kỷ niệm vui buồn

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một thời thơ ấu, người thì có một trời êm đềm, đầy ắp những yên bình bên cha mẹ, được sự thương yêu đùm bọc của những người thân, được no cơm ấm áo trong mái nhà hạnh phúc, được cắp sách đến trường, thầy cô trìu mến, được tung tăng đùa giỡn với bạn bè. Cũng có những người tuổi thơ là một chuỗi ngày dài bất hạnh, không được tình thương yêu trọn vẹn của gia đình, cuộc sống là những ngày tối tăm buồn bã, tuổi thơ đầy những lo toan, đầy những vất vả nhọc nhằn. Để khi tuổi thơ đã qua đi, người ta quay đầu nhìn lại… Nuối tiếc, lãng quên…

Tuổi thơ của anh, Hoàng Phương – là cả một vùng trời thơ mộng, dù ngày xưa, một tai nạn đã xảy ra đối với anh, tưởng đã cướp đi tuổi hồn nhiên, thơ mộng của anh, anh bị tật một bên chân do một lần đùa giỡn với bạn bè mà những người làm thầy thuốc thời đó bất cẩn thế nào mà để cho anh mang tật. Cha mẹ anh, gia đình anh, những người thân thiết của anh vô cùng đau buồn, từ một chú bé khôi ngô, hay cười hay nói, ở nhà là một con ngoan, đến trường là một trò giỏi, siêng năng, học hành rất chăm chỉ, nhưng ham chơi đùa giỡn cùng chúng bạn thì cũng chẳng ai bằng, rồi tai họa bổng nhiên ập đến, những người thân thiết của anh làm sao mà không lo âu buồn phiền cho được. 
 
 
Nhưng đối với anh, dù khập khiểng một chân cũng không làm cho anh mặc cảm, trên thế gian này, có cái gì là tuyệt đối đâu. Hình như mất cái này thì ta được đền bù cái khác, anh chăm chỉ học hành nhiều hơn. Ở lớp học anh là một trong những học sinh gương mẫu, anh vẫn hòa nhập vào bạn bè nhưng đằm thắm hơn, những trò chơi rượt đuỗi, cút bắt trốn tìm hầu như anh không còn tham gia nữa. Thường thì những lần cùng chúng bạn thả diều, xếp thuyền giấy thả trôi sông đều do anh khởi xướng, những kỷ niệm êm đềm đó đã ăn vào máu vào thịt anh để sau này, khi trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp anh nhớ lại những kỷ niệm của thời thơ ấu và anh đã đưa những chuyện ngày xưa ấy vào nhạc của mình.

Tuổi thơ, thuở cắp sách đến trường, cánh diều trong những chiều lộng gió trên bãi biển Gò Công, những chiếc thuyền giấy thuở nào đã tơi tả trong mưa.. và anh đã thành công, sự thành công vang dội của “Băng nhạc Gò Công” đã nói lên điều ấy.

Gặp thầy là nhạc sĩ Lê Dinh

Có phải khi tạo hóa lấy của đi của chúng ta cái này thì sẽ đền bù cho chúng ta cái khác? Từ ngày xảy ra tai nạn, anh bị tật một bên chân, có vẻ như anh trầm lặng hơn, những trò chơi cùng bè bạn ở trường mang tính chất đấu tranh như chia phe đánh trận, chạy đua, kéo co… anh không còn tham gia nữa. Mà giờ đây anh thích hát, như bẩm sinh, tạo hóa như đã ban cho anh một chất giọng ngọt ngào mà các thầy cô phụ trách sinh hoạt ca hát của trường đã phát hiện và luyện tập cho anh. 
 
 
 Trong những lần tổ chức văn nghệ của nhà trường lúc nào cũng có mặt anh, lúc đầu thì anh có tên trong ban hợp ca, rồi song ca, về sau này anh là một giọng ca chủ lực của trường. Cha mẹ và những người thân của anh không nói ra nhưng có vẻ bắt đầu lo lắng, anh có những biểu hiện trầm tư một mình, những người thân của anh thường thấy anh đứng say sưa nhìn sóng vỗ vào những buổi chiều trên bãi biển Gò Công. Cũng có khi thấy anh ngồi một mình nhìn lên bầu trời khi hoàng hôn xuống. Những người thân của anh làm sao mà không lo lắng cho được, khi trong anh đã có một sự thay đổi vô cùng to lớn: Anh say mê ca hát hơn những bài học trên ghế nhà trường.
Nhạc sĩ Hoàng Phương

Và rồi trong một đêm mùa thu, trên đường đi học thêm về, tiếng đàn violon nhà ai bên cạnh đường vang lên, lúc bổng lúc trầm, lúc khoan lúc nhặt... Đó là cái đêm định mệnh của cậu bé Lê Kim Hoàng, một bước ngoặc làm thay đổi cuộc đời anh từ đây, nhịn ăn quà sáng, anh dành dụm cho tới lúc mua được cây đàn violon..và tự học lấy một mình, nhưng đàn violon không phải là thứ nhạc cụ dễ học, và rồi anh tìm đến đàn guitare, anh tự học một mình, mày mò, cần mẩn...




Cho đến một hôm, mùa hạ, năm 1955, nhạc sĩ Lê Dinh trở về Gò Công mở lớp dạy nhạc và, nhạc sĩ Lê Dinh, một người nhạc sĩ tài hoa bậc nhất vào thời ấy là người thầy đầu tiên của nhạc sĩ Hoàng Phương, khi ấy Hoàng Phương 12 tuổi, đang học lớp Đệ lục (lớp 6 bây giờ).




Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh,sinh năm 1934, tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công, nay là tỉnh Tiền Giang, ông là một trong ba thành viên của ban nhạc nổi tiếng Lê Minh Bằng, ông hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc ở miền Nam từ khoảng giữa thập niên 1950, và sau khi ra nước ngoài ông cũng vẫn tiếp tục với sự nghiệp sáng tác. Dù đang làm việc trong một hoàn cảnh nào, ông cũng vẫn sáng tác một cách đam mê. Cuộc đời ông cũng có lúc thăng trầm, nhưng hầu như lúc nào ông cũng có ý chí đi lên.


Từ năm 1948 đến 1953, học Trung học Collège le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris. Từ năm 1953 đến 1955, học Trường Cao đẳng vô tuyến điện Sài Gòn (École Supéricure de Radioelectricceté de Saigon). Từ năm 1955 đến 1957, dạy học Pháp văn và âm nhạc ở Gò Công và Chợ Lớn. Từ năm 1957 đến 1975, làm việc tại Đài phát thanh Sài Gòn. Tháng 10 năm 1978, ông định cư ở Montréal, Canada cho đến nay. Từ năm 1979 đến 1999, ông làm việc cho tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal, hãng tàu đã cứu 40 người trên chiếc ghe bị nạn, trong đó có gia đình của nhạc sĩ Lê Dinh.




Trong sự nghiệp âm nhạc, ông sáng tác rất nhiều, nhưng những bản nhạc được mọi người yêu thích nhất thời ấy là những bản mà ông sáng tác ở giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1966. Vì vào khoảng thời gian ấy số nhạc sĩ ở miền Nam không nhiều, những bản nhạc họ sáng tác ra là cả một sự lao động bằng trí tuệ, cho đến hôm nay, dù bốn năm chục năm rồi nhưng những bản nhạc ấy vẫn còn sống mãi.




Thời nào cũng vậy, người nghe như nao nao, như nhớ lại một thuở nào, một buổi tối nào đó rãnh rỗi, có dịp ta nghe lại... “Làng anh làng em – 1956 (tác phẩm đầu tay), Ngày ấy quen nhau – 1959, Thương đời hoa – 1960, Hôm nào anh đi – 1960, Có nhớ không anh – 1960, Tấm ảnh ngày xưa – 1961, Cánh thiệp hồng - 1961, Ga chiều – 1962, Xác pháo nhà ai – 1964, Chiều lên Bản Thượng – 1964, Tình yêu trả lại trăng sao – 1964, Thương về xứ Thượng – 1965, Ngang trái – 1965...


Trong giới nhạc sĩ sáng tác hồi đó (trước năm 1975), người ta thường có nghe những nhạc phẩm nổi tiếng được đề tên nhạc sĩ sáng tác là Lê Minh Bằng, thật ra Lê Minh Bằng là tên của ba người ghép lại, ba người ở ba miền Nam Trung Bắc, mến tài mến đức, duyên kỳ ngộ khiến ba người tìm lại với nhau: Lê Dinh – Minh Kỳ - Anh Bằng.




Minh Kỳ (1930 – 1976), sinh tại Nha Trang, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là dòng dõi hoàng tộc, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại.




Anh Bằng, tên thật của ông là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Ninh Bình, gần ranh giới tỉnh Thanh Hóa, ông vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.




Những bản nhạc của của họ đã đi vào lòng người, những nhân vật trong nhạc ta cứ ngỡ như là có thật, không buồn không tội sao được khi ta nghe “Lan và Điệp 1, 2 và 3”, không nao nao sao được khi nghe “Chuyện hoa sim” phỏng theo bài thơ bất hũ của Hữu Loan. Khi sáng tác, ngoài nghệ danh là Lê Minh Bằng ra họ còn lấy những tên khác Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ. (như bản Lan và Điệp 1, 2 và 3 được đề tên tác giả là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh). Họ sáng tác rất nhiều trong thời gian cộng tác ở bên nhau, nhạc của Lê Minh Bằng có lẽ hôm nay và ngày mai nữa khi nghe lòng ta vẫn bồi hồi, xao xuyến, xin giới thiệu lên đây những bản nỗi tiếng trong rừng nhạc mênh mông của các ông: “Đường về khuya, Chuyện hoa sim – phổ thơ của Hữu Loan, Chuyện tình màu hoa trắng – phổ thơ của Kiên Giang, Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3, Lần đầu và cũng là lần cuối…




Trong tất cả những bản nhạc của Lê Dinh thời bấy giờ có một bản mà hầu hết thanh niên nam nữ thời ấy ai cũng biết, đó là bản nhạc nổi tiếng “Tình yêu trả lại trăng sao”, ông viết về một cuộc tình nam nữ khi mới yêu nhau, những buổi ngóng trông và những lần hò hẹn, những kỷ niệm như mật ngọt êm đềm..và rồi vỡ tan, rồi xa cách nghìn trùng. Trong đời sống của mỗi con người chúng ta, ai không một lần yêu, ai không một lần dang dỡ, nhạc phẩm một thời nổi tiếng của ông với những ca từ dễ nhớ, dễ thuộc, tiết tấu của bản nhạc đơn giản, không có gì phức tạp, âm giai thứ, thể điệu tango habanera (ca khúc chơi điệu habanera, điệp khúc chuyển sang tango) cho tới bây giờ, dù tình yêu ai mất ai còn, trong mỗi chúng ta nếu có một lần nghe lại bản nhạc này chắc cũng thấy lòng mình sao sao.






Trong đạo lý Á Đông, khi nói về công lao của người thầy, người ta trọng vọng và coi người thầy như là một người cha thứ hai, và anh, cậu học trò Lê Kim Hoàng – nhạc sĩ Hoàng Phương. Ngoài những người thầy đã dạy dỗ anh dưới mái trường Trương Định ở Gò Công còn có một người cha thứ hai tài ba lỗi lạc nữa đã vỡ lòng cho anh từ nốt nhạc ré mi, để sau này anh được nhiều người biết đến, đó chính là nhạc sĩ Lê Dinh. Có thể nói, chính Lê Dinh cùng với dòng nhạc Lê Minh B8àng do anh tham gia đã góp phần quyết định tạo nên một nhạc sĩ Hoàng Phương tài hoa sau đó.


Nhạc Gò Công với tiếng ca độc quyền Bảo Yến
Sau 30/4, một số nhạc sĩ ra nước ngoài như Lam Phương, Đỗ Lễ, Hoàng Thi Thơ… hợp pháp có, vượt biên trái phép cũng có, số còn lại như Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Tú Nhi, Duy Khánh… thì không được phép hoạt động, hầu hết các bản nhạc của họ xuất bản trước 30/4 đều bị cấm lưu hành. Âm nhạc, món ăn tinh thần của người dân miền Nam hồi đó bị thiếu trầm trọng, và Hoàng Phương, nhạc sĩ duy nhất của “nhạc vàng” sau ngày giải phóng còn được sáng tác.

Sau thành công vang dội với nhạc phẩm “Hoa sứ nhà nàng”, tên tuổi của anh được hầu hết giới yêu thích ca hát biết đến, thời gian này anh say mê sáng tác. Chủ đề chính trong nhạc của anh là tình yêu, tình yêu quê hương đất nước, yêu nơi chôn nhao cắt rốn, nơi cưu mang anh nên người, anh viết nhiều về Gò Công, nó đẹp đến nỗi, mà người nghe ao ước, ít nhất cũng một lần phải đến Gò Công. Thời gian này anh thường lên các trung tâm phát hành băng nhạc ở Sài Gòn, anh tìm đến nhạc sĩ Quốc Dũng (chồng của chị Bảo Yến), hồi đó Quốc Dũng là bậc thầy về hòa âm, phối khí, và trong một lần Bảo Yến hát thử nhạc của anh.

Bảo Yến tên thật là Kim Yến, sinh ngày 27/2/1957 tại đồi Mang Cá, thành nội Huế, (nguyên quán ở Quảng Trị), được thấm nhuần từ những giọng hò câu hát trên núi Ngự sông Hương, chị nổi tiếng với dòng nhạc dân ca Trung Bộ. Chất giọng chị ngọt ngào mang đậm nét trữ tình của người con gái Huế với chiếc nón bài thơ, giọng ca của chị dù một người khó tánh khi nghe cũng phải nao lòng, một phong cách rất riêng của người con gái xứ Huế. Bảo Yến xuất thân từ một gia đình có truyền thống về âm nhạc, cha của chị là nghệ sĩ Thủy Triều. 
 
Ngay từ khi còn nhỏ Bảo Yến đã được cha rèn luyện, uốn nắn, chị trở thành ca sĩ chuyên nghiệp khi hãy còn rất trẻ. Năm 1981, chị được đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mời về cộng tác ghi âm, thu hình ca nhạc của đài, Bảo Yến có người em gái là ca sĩ Nhã Phương (từng là hàng ca sĩ gạo cội ở Sài Gòn sau 1975, chồng của Nhã Phương là nhạc sĩ lừng danh Lê Hựu Hà, một trong những nhạc sĩ đầu tiên viết về nhạc trẻ ở Việt Nam), em trai của chị là nhạc sĩ Kim Tuấn, và chồng của chị là nhạc sĩ Quốc Dũng.

Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, khi anh được ba tuổi, năm 1954, gia đình anh hồi hương về Việt Nam, mới 10 tuổi anh học ở Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, anh đậu thủ khoa môn nhạc Pháp Tây phương năm anh mới có 16 tuổi. Có thể nói anh là một người có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, anh viết bản nhạc đầu tiên khi mới 11 tuổi, nhưng đó là bản nhạc không lời, 15 tuổi anh đã có dịp trình diễn đàn mandolin trên đài truyền hình Việt Nam trong dàn nhạc đại hòa tấu, và 17 tuổi nhạc phẩm đầu tay của anh “Em đã có mùa xuân chưa”được ra đời. 
 
Trong thập niên 1970, anh cùng Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên viết về dòng nhạc trẻ Việt Nam. Sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn mandolin, guitare, piano, trống, bass, keyboart, organ... Từ đây, với tiếng ca Bảo Yến và kỷ thuật hòa âm điêu luyện của Quốc Dũng, băng nhạc Gò Công của Hoiàng Phương bắt đầu hình thành, lúc đó cũng có nhiều ca sĩ hát nhạc của anh, mà hình như chỉ có giọng ca của Bảo Yến thể hiện là thành công nhất. Giọng ca của chị như một lời tình tự, nghe như gợi nhớ một cái gì đã mất, như một lời réo gọi từ cõi xa xôi nào, chị hát về quê hương Gò Công mà sao giống như những lời tình tự với người yêu, giọng kéo dài, khàn khàn, nhừa nhựa nghe như nũng nịu, như đam mê của một người nói với một người.

Hồi đó có người bảo hình như trời sanh ra Bảo Yến chỉ để ca nhạc của Hoàng Phương. Hoàng Phương lao vào con đường sản xuất băng nhạc, chẳng bao lâu “Băng nhạc Hoàng Phương” với tiếng ca Bảo Yến, Quốc Dũng hòa âm được phát hành, mà sau này người ta thường gọi là “Băng nhạc Gò Công”. Hồi đó, người dân còn nghèo lắm, chiếc máy cát-sét là “đại xa xí phẩm”, cả xóm, gặp xóm nghèo nhiều khi không có cái nào, nhất là ở quê, chỉ khi gia đình có tiệc vui, ráng chạy cho kỳ được chiếc máy cát-sét, để ngày vui vừa lai rai rượu đế vừa nghe nhạc Gò Công. Nói quá đáng, hồi đó nghe Bảo Yến ca “Thương một người ở xa”, rồi tưởng như Bảo Yến đang tâm sự với mình, vô một ly khỏi cần đưa cay. 
 
Ở chợ mà muốn nghe Bảo Yến ca nhạc Gò Công thì dễ, sau một ngày công việc, buổi tối ra quán cà phê, kêu một ly cà phê đá, vài điếu thuốc, khỏi cần kêu cô chủ quán mở nhạc, vì vị khách trước đó cũng đang phì phèo điếu thuốc và cũng đang nghe nhạc Gò Công. Lúc đó người ta nghĩ ra cách quay roneo những bản nhạc trong “băng nhạc Gò Công” để bán (sau này “băng nhạc Gò Công” được in thành tập nhạc, có nhà xuất bản đàng hoàng), “tập nhạc Gò Công” được bày bán trong mấy tiệm tạp hóa, và hầu hết các bến xe, mấy cô chú nhỏ bán bánh mì, đậu phọng đều có bán kèm thêm “tập nhạc Gò Công”. Trên những chuyến xe trong khi chờ xuất bến, từ chiếc cát sét cũ kỷ Bảo Yến cũng đang hát nhạc Gò Công. 
 
Những thanh niên nam nữ ở thôn quê mà biết ca hát chút chút hồi ấy, không nhiều thì họ cũng ca được vài bản nhạc Gò Công, nhạc của anh dễ ca, lời bài hát dễ nhớ, tiết tấu của bản nhạc không có nhiều phức tạp. Người chơi đàn có thể “phăng” theo “ca sĩ” một cách bài bản nhịp nhàng, không riêng gì những bản trong “Băng nhạc Gò Công” mà hầu hết trong tất cả các bản nhạc do anh sáng tác đều theo thể loại bolero, một thể loại cực thịnh thời đó. Hợp âm chính của bản nhạc thường mang âm giai thứ, đàn guitare mà chơi bolero với những họp âm thứ nghe sao buồn buồn gì đâu, người viết bài này hồi ấy cũng đã từng gắn bó với cây đàn guitare, cũng từng với bạn bè trong xóm nghèo. Ở đó cũng có giòng sông, có những chiều lộng gió, những đêm quây quần bên nhau dưới ánh trăng và ca hát những bản tình ca quê hương của anh, mấy chục năm rồi còn gì, mây hợp để rồi tan, ở đâu đó, bạn ơi, có còn “Thương một người ở xa” nữa không ?


Nhạc của Hoàng Phương có rất nhiều ca sĩ trong nước cũng như ở hải ngoại trình bày, mỗi người một nét, người nào cũng có cái hay riêng của họ như: Anh Hai về làng – Mộng Thi hát, Ánh mắt quê hương – Hương Lan - Giao Linh - Yến Khoa hát, Anh về tình đẹp quê hương – Hạ Vy hát, Biển tím – Tâm Đoan hát, Chiếc cầu chiều mưa – Hương Lan – Ngọc Sơn hát, Chiều mưa tháng bảy – Hương Lan hát, Chiều nghe biển hát – Don Hồ - Lâm Thúy Vân hát, Chung một dòng sông – Khánh Duy – Phương Dung hát, Chung vầng trăng đợi – Phi Nhung hát, Chuyện tình hoa muống biển – Hương Lan – Giao Linh hát, Hoa sứ nhà nàng – Đan Nguyên – Khánh Duy – Duy Linh – Tường Nguyên – Phương Mai – Thiên Trang – Quốc Đại – Trường Vũ – Chế Linh hát, Hương Sơ Ri – Quốc Đại hát…”

Những bản nhạc trong “Băng nhạc Gò Công” được Hoàng Phương viết trong khoảng thập niên 1980, hình như chỉ có giọng ca Bảo Yến là thành công vượt bậc, với tiếng ca Bảo Yến và nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm, ta nghe như có cái gì đó khác biệt, nhạc “Gò Công” mà không phải Bảo Yến ca, không do Quốc Dũng hòa âm thì không còn là nhạc Gò Công nữa.

Xin hãy cùng nghe Bảo Yến hát lại những bản nhạc một thời vang bóng để cùng nhớ về một người nhạc sĩ tài danh: “Chiều hạ vàng, chiều hè bãi biển, chung một dòng sông, Gò Công hồng trang sử, Biển thức, Thương một người ở xa, Nhà em đó bên kia sông, Biển Gò Công khi em đến, Chiều xuân qua thị trấn Gò Công, Khung trời quê, Mỹ Tho thành phố cội nguồn, Biển tím sông Tiền, Nhớ biển Gò Công, Trưa hè trên bãi biển Gò Công…”

Chết trong cô đơn và nghèo túng
Trước năm 1975, Hoàng Phương vừa viết nhạc vừa trông coi tiệm buôn bán đồng hồ, về sau anh có mở hai tiệm vàng Kim Hoàng và Toàn Tân tại thị xã Gò Công, có thể nói hoàn cảnh kinh tế của gia đình Hoàng Phương lúc đó rất khá giả, nhưng vì nặng nợ với nghiệp cầm ca, anh chọn con đường sống xa gia đình. Cho đến năm 1989, anh bỏ lại tất cả sự nghiệp, kể cả gia đình, vợ và tám đứa con, anh bước thêm một bước nữa với người yêu mới tên là Mộng Vân nhỏ hơn anh hai con giáp.

Anh cất một căn nhà tạm bợ trên bãi biển Tân Thành, 2m x 2m, gọi là nhà cho có chỗ để đi về, càng về sau này cuộc đời anh như buông thả, suốt ngày anh vùi đầu bên ly rượu, có khi mới sáng mà người ta đã thấy anh ngà say, một mình đi lang thang trên bãi biển Tân Thành.

Trong căn lều bé nhỏ anh vẫn sáng tác, một bên là cây đàn guitar và một bên là chai rượu, để rồi một thời gian sau đó anh suy sụp, càng buồn phiền anh càng phẩn chí, anh lại vùi đầu vào ly rượu để lãng quên đời, rượu chè thâu đêm suốt sáng, điếu thuốc lúc nào cũng lấp lóe trên môi...

Anh chưa quên được đời nhưng đời đã muốn xa anh, một hôm anh phát hiện ra mình mang một chứng bệnh quái ác, bệnh ung thư gan.Từ một người phong lưu trí thức, từ một nhạc sĩ tài hoa bỗng một sớm một chiều trở nên tàn tạ, như cánh hoa phù dung ngày qua mau vội vã…

Hoàng Phương mất ngày 19 tháng 10 năm 2002 tại Gò Công, hưởng thọ được 62 tuổi. Đám tang được tổ chức đơn sơ trong căn nhà bé nhỏ nghèo nàn của vợ chồng anh trên bãi biển Tân Thành.Khi chết đi anh vẫn còn nặng nợ với nghiệp cầm ca, anh còn để lại cho người, cho đời khoảng 10 ca khúc bằng bản thảo viết tay: Biển khóc, Thuyền giấy chiều mưa, Hương bâng khuâng, Tình hạ buồn, Tìm em quán Phượng, Bươm bướm ngày thơ, Em vẫn chờ, Kiếp tơ tằm, Mộng tàn, Mùa nhạn trắng v.v… có phải như một cảm ơn, cảm ơn cuộc sống dù đau khổ muộn phiền này...

Dẫu biết rằng đời là cõi tạm, bên kia mới là cõi vĩnh hằng. Anh đã yên nghĩ được 10 năm rồi, vậy mà hôm nay ngồi viết lại… tất cả như mới hôm qua.

 Tác giả "Hoa sứ nhà nàng" chết trong tận cùng nghèo khổ

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, nhiều người yêu thích âm nhạc đều biết đó chính là tác giả của nhạc phẩm “vàng” duy nhất được phép lưu hành sau ngày giải phóng, đó là bài hát “Hoa sứ nhà nàng”. Ông chính là tác giả của dòng nhạc Gò Công đã làm mưa làm gió từ Nam chí Bắc suốt thập niên 1980. 
Tác giả

Chị Vân và con trước căn nhà bên di ảnh nhạc sĩ Hoàng Phương.


 Từng sở hữu 2 tiệm vàng, 1 tiệm mua bán đồng hồ, 3 căn nhà phố, nhưng về cuối đời ông sống nghèo khổ trong căn chòi rách nát...
 Hoàng Phương tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm 1943 trong một gia đình khá giả tại xóm Cầu Muống, xã Tân Thành, cách thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) khoảng 17km. Xóm Cầu Muống nằm cách bãi biển Tân Thành khoảng 2,5km, ngày ấy nơi đây nhà dân cư thưa thớt cất dọc theo hai bên trục lộ. Thuở nhỏ, ông học trường tiểu học sơ cấp Tân Thành, sau đó học ở trường Nam Tiểu học Gò Công. Trường Nam Tiểu học Gò Công lúc bấy giờ có một thầy dạy nhạc, đó là nhạc sĩ Lê Dinh.

Thi rớt vào đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường công lập, ông theo học đệ thất trường Bán công Gò Công. Một năm sau, khi đang theo học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ) thì cũng là năm ông ghi danh học nhạc buổi tối với nhạc sĩ Lê Dinh. Sau khi học xong chương trình lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ), thi trượt tú tài 1, ông thôi học. Từ đây, ngoài cái nghiệp đam mê ca hát ra, ông đã chọn cho mình cái nghề để sinh sống sau này là học nghề sửa đồng hồ và học nghề thợ bạc.
Từ khi gặp được nhạc sĩ Lê Dinh, được nghe tiếng hát và phong cách biểu diễn của người nhạc sĩ tài ba này thì… âm nhạc như đã có sẵn từ trong máu ông được dịp trỗi dậy. Ông say mê nhạc hơn những bài toán. Một lần vào một đêm mùa thu, trên con đường từ trường về nhà sau buổi học thêm, ông đã nghe tiếng đàn violon thoát ra từ cửa sổ trên tầng hai của ngôi nhà bên cạnh đường, ai đó đã chơi bài “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong. Đó là cái đêm định mệnh thôi thúc Nguyễn Kim Hoàng đến với nghiệp cầm ca. Ông quyết dành dụm tiền để mua cho kỳ được đàn violon và ghi danh học nhạc với nhạc sĩ Lê Dinh.

Một thời gian sau ông tìm đến với guitar, có lẽ đối với ông đàn guitar đa dạng, phong phú hơn, trong những buổi trình diễn trước công chúng, trong những lần cắm trại hay họp mặt bạn bè mà mang cây đàn guitar trễ một bên hông, nó có vẻ lãng mạn, tình tứ, mang dáng dấp của một gã du ca lãng tử. Việc gì đến phải đến, ông rời ghế nhà trường khi vừa học xong chương trình lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ). Từ đây ông bước vào một thế giới mới, không còn gò bó bởi thời gian như khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Ông miệt mài hơn, vừa học đàn vừa sáng tác, sự say mê cộng với khả năng thiên phú sẵn có trong ông, để rồi sau bao tháng ngày bên cung bậc bổng trầm và kết quả mà ông đã đạt được hơn sự mong đợi rất nhiều. Năm 1968, nhạc phẩm đầu tay “Hoa sứ nhà nàng” của ông ra đời.

Sau này, Hoàng Phương tiếp tục làm sôi động đời sống âm nhạc miền Nam với dòng nhạc mang tên quê hương ông -“nhạc Gò Công”. Phải nói là Hoàng Phương đã góp một phần không nhỏ để quảng bá “Biển Gò Công” nổi danh khắp cả nước.

Bản “nhạc vàng” duy nhất được phép lưu hành sau ngày giải  phóng

Trước 30.4.1975 đất nước phân ly, chiến tranh mỗi lúc một thêm khốc liệt. Thanh niên lớn lên ở vùng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) kiểm soát bị bắt buộc gia nhập vào quân đội VNCH. Thường những nhạc sĩ thời ấy chỉ “đi lính” cho có lệ, rồi lo lót để được ở Sài Gòn hoạt động âm nhạc.

Sau ngày giải phóng, tất cả những tác giả có tên trong quân đội cũ đều là những người phải đi học tập cải tạo và nhạc của họ không được phép lưu hành. Như Trần Thiện Thanh, ông là một hạ sĩ quan, nhưng hoạt động chính là một nhạc sĩ. Nhiều bản nhạc ông viết về người lính VNCH, như những bản “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu em”, “Mùa xuân lá khô”… và nhiều bài viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đều bị cấm sau 30.4.1975.

Cũng có những soạn giả không tham gia vào quân đội Sài Gòn nhưng có làm việc cho chính phủ cũ, nhạc của họ cũng bị cấm do có nhiều bản nhạc ca ngợi chế độ cũ như “Chuyến đò vĩ tuyến”, “Nắng đẹp miền Nam” của nhạc sĩ Lam Phương, “Đò chiều”, “Tàu đêm năm cũ” của Trúc Phương... Có những bản nhạc rất trong sáng, dễ thương, viết về những kỷ niệm của thời học sinh như “Nỗi buồn hoa phượng” của Thanh Sơn, “Niên học sau cùng” của Hàn Sinh cũng bị cấm. Nói chung các dòng nhạc được viết trước ngày 30.4.1975 hầu hết đều bị cấm vì không dính dáng đến thời cuộc thì cũng bị xếp vào loại nhạc ủy mị, “nhạc vàng”.

Chỉ có một tác giả duy nhất - Hoàng Phương - là không dính dáng đến quân đội Sài Gòn, không làm việc cho chế độ cũ, bởi vì ông bị tật - khập khiễng một bên chân. Nhạc của ông chỉ viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương nên được phép lưu hành, trong đó có bản “Hoa sứ nhà nàng”.

Phải nói là trước ngày giải phóng, đời sống âm nhạc ở miền Nam cực kỳ phong phú, từ giới bình dân đến trí thức, ai cũng có thể chọn những bản nhạc thích hợp với “gu” của mình. Giới trí thức thì chọn nhạc của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Dương Thiệu Tước…, ai thất tình triền miên thì kiếm nhạc của Đỗ Lễ, Vũ Thành An…, giới bình dân thì chọn dòng nhạc của Hoàng Phương, Trúc Phương, Lam Phương…, dễ dãi hơn nữa thì tìm nhạc của Vinh Sử, Cô Phượng…, còn người nào phản chiến, coi cuộc chiến là sự ô nhục, huynh đệ tương tàn thì tìm các “Ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn.

Khi những bản nhạc ăn vào máu vào thịt của tầng lớp mê ca hát bị cấm nghe, cấm hát thì hỏi làm sao mà không buồn cho được. Đây là khoảng thời gian mà nhạc phẩm “Hoa sứ nhà nàng” lên ngôi “nhạc đế”, bản nhạc dễ học, dễ ca, những lời trong bài hát dễ nhớ. Hồi đó,  “Hoa sứ nhà nàng” là nhạc phẩm không thể thiếu trong những tiệc vui, đám cưới thôn quê và những lần họp mặt.

Về cõi vĩnh hằng trong cô đơn và nghèo túng

Trước năm 1975, Hoàng Phương vừa viết nhạc vừa trông coi tiệm buôn bán đồng hồ, về sau ông có mở hai tiệm vàng Kim Hoàng và Toàn Tân tại thị xã Gò Công. Gia đình ông lúc đó rất khá giả, nhưng vì nặng nợ với nghiệp cầm ca, ông chọn con đường sống xa gia đình.

Năm 1989, ông bỏ lại tất cả sự nghiệp, kể cả gia đình, vợ và 8 đứa con để bước thêm bước nữa với người yêu mới tên là Mộng Vân (nhỏ hơn ông hai con giáp). Ông cất một căn nhà tạm bợ bằng tre lá, khoảng 15m2 gần bãi biển Tân Thành, gọi là nhà chứ thật ra nó là một căn chòi, nghèo nàn, xơ xác. Càng về sau, cuộc đời ông như buông thả, suốt ngày ông vùi đầu bên ly rượu, có khi mới hừng đông mà người ta đã thấy ông ngà say, một mình lang thang trên bãi biển Tân Thành.

Trong căn lều bé nhỏ ông vẫn sáng tác, một bên là cây đàn guitar và một bên là chai rượu đế, để rồi một thời gian sau đó ông suy sụp hoàn toàn, càng buồn phiền ông càng phẫn chí, ông lại vùi đầu vào ly rượu để lãng quên đời, rượu chè thâu đêm suốt sáng, điếu thuốc lúc nào cũng lấp lóe trên môi… Như cái vòng luẩn quẩn, ngỡ chuốc rượu cho tiêu sầu nào ngờ nỗi buồn như thêm chồng chất… Ông chưa quên được đời nhưng đời đã muốn lãng quên ông… Sau bao ngày đắm chìm trong men rượu, một hôm ông phát hiện ra mình mang một chứng bệnh quái ác - bệnh ung thư gan, thời kỳ cuối.

Hoàng Phương mất ngày 19.10.2002 tại Gò Công. Đám tang được tổ chức đơn sơ trong căn nhà bé nhỏ nghèo nàn của vợ chồng ông trên bãi biển Tân Thành. Khi chết rồi ông vẫn còn nặng nợ với nghiệp cầm ca, ông còn để lại cho người, cho đời khoảng 10 ca khúc bằng bản thảo viết tay: “Biển khóc”, “Thuyền giấy chiều mưa”, “Hương bâng khuâng”, “Tình hạ buồn”, “Tìm em quán Phượng”, “Bươm bướm ngày thơ”, “Em vẫn chờ”, “Kiếp tơ tằm”, “Mộng tàn”, “Mùa nhạn trắng”… Có phải như một lời cảm ơn (?). Cảm ơn cuộc sống dù đau khổ muộn phiền này!…

 




No comments:

Post a Comment