Pages

Saturday, October 29, 2016

VỤ CÁT TƯỜNG = CHỢ CÓC = CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN = HỒ VĂN NGÀ

TIN VIỆT NAM

 

Ý kiến: Vụ Cát Tường và sáu thi thể khác

Cập nhật: 11:11 GMT - thứ tư, 30 tháng 10, 2013
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường
Vụ bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường đang gián đoạn vì chưa tìm thấy thi thể nạn nhân
Đã hơn 10 ngày trôi qua kể từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền (Hà Nội) bị tử vong sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Theo lời khai của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, xác chị Huyền bị ném xuống sông Hồng với mục đích phi tang, sự việc đã gây rúng động dư luận về y đức của vị bác sĩ này.
Trong khi các cơ quan chức năng Việt Nam đang lúng túng trong việc điều tra và xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai, đơn vị nào, thì người thân và hàng trăm người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi hàng ngày bên bờ sông Hồng, mong tìm được thi thể của người xấu số.

Ngoại cảm

Xung quanh sự việc đau lòng này, đã xuất hiện nhiều vấn đề khiến chúng ta cũng phải nghiêm túc nhìn lại.
Đơn cử như việc xuất hiện liên tục các “nhà ngoại cảm” chẳng hạn, mỗi người một ý, họ vừa gieo hy họng vừa gieo thất vọng cho người nhà nạn nhân và dư luận quan tâm, họ vừa làm đa sắc thêm tình hình khi cách đây chưa lâu, đài truyền hình Việt Nam (VTV) lần lượt có những chương trình “bóc mẽ” cái gọi là “ngoại cảm”, một lĩnh vực đang làm mưa làm gió trong những năm gần đây.
"Nhưng chẳng thấy bất cứ một ai, bất cứ một tổ chức hay cơ quan nào lên tiếng về 6 thi thể bạc mệnh trôi sông kia. Ai dám chắc rằng, những cái chết kia là không dã man, và không bất hạnh như chị Huyền!?"
Đáng chú ý hơn, trong suốt quá trình tìm thi thể chị Huyền, người ta đã lần lượt phát hiện ra 6 thi thể khác trôi dạt trên sông Hồng và các khu vực lân cận.
Đáng buồn thay khi 6 thi thể này ngay lập tức bị quên lãng, gần như tất thảy đều lắc đầu ngao ngán vì …đó không phải là chị Huyền.
Rõ ràng, đây là một sự thật đau lòng!
Những ngôn ngữ về đạo đức, lương tâm vẫn đang hàng ngày, hàng giờ được lan truyền khủng khiếp trên mạng internet, người ta căm phẫn trước hành động vô nhân tính của bác sĩ Tường, người ta xót xa cho sự bất hạnh của chị Huyền.
Nhưng chẳng thấy bất cứ một ai, bất cứ một tổ chức hay cơ quan nào lên tiếng về 6 thi thể bạc mệnh trôi sông kia cả. Ai dám chắc rằng, những cái chết kia là không dã man, và không bất hạnh như chị Huyền!?

Tự vấn

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường
Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân
Tôi tự hỏi rằng, phải chăng “dư luận” đang quan tâm đến vụ việc “thẩm mỹ viện Cát Tường” phần nhiều là do sự tò mò, hơn là những bản năng về đạo đức?
Sáu thi thể trôi dạt được tìm thấy trong 10 ngày (và tính cả chị Huyền nữa là 7), liệu những người có trách nhiệm đã giật mình về các vấn đề an ninh hay chưa?
Và cách ứng xử của các cơ quan nhà nước, phải chăng đang đơn thuần chỉ là “đối phó” với dư luận? nhằm sớm nhất có thể xoa dịu nỗi đau và những sự căm phẫn?
Đến lúc này, người ta mới cuống cuồng cho kiểm tra hàng loạt các cơ sở y tế, thẩm mỹ, khẩn trương quy và làm rõ trách nhiệm... Chả nhẽ họ chấp nhận “chữa cháy” theo kiểu “chạy theo dập lửa” mãi như thế được sao?
Chưa có câu trả lời, chỉ có những tiếng thở dài ngán ngẩm. Và đương nhiên, một chút nhíu mày cho 6 thi thể bạc mệnh kia, hình như vẫn đang là điều xa ngái?!!
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/10/131030_tham_my_cat_tuong_forum.shtml





Ý kiến: Chợ cóc và an toàn thực phẩm

Cập nhật: 15:44 GMT - thứ ba, 29 tháng 10, 2013
Người bán thực phẩm bên đường ở Hà Nội
Việt Nam có nhiều chợ cóc và chợ tạm
Ở Việt nam, ai cũng phàn nàn về thực phẩm độc hại.
Trên các trang mạng đầy rẫy các tin như: rau muống được tưới dầu luyn, rau ngót được tắm thuốc sâu, quả cam, nho, xoài, cóc phủ một lớp dày chất bảo quản và thuốc thúc mau chín.
Thịt thì bị xem là đầy chất tăng trọng, chất tạo nạc. Tóm lại, khi ăn bất kì cái gì, bạn đều có nguy cơ mắc ung thư, do tống vào dạ dày những chất độc hại.
Tất cả những thứ đó, đều được bán ở chợ truyền thống hay chợ cóc, chợ đuổi họp ở lòng đường vỉa hè, đuổi họ chạy, đi một vòng lại quay lại bán.
Gần như ở phường xã nào cũng có một vài chợ cóc, họp vào giờ tan tầm, ngay dưới lòng đường, người mua phần lớn vẫn ngồi trên yên xe máy, người bán thường là người ngoại tỉnh lên, họ chở hàng lên cũng bằng xe máy với cái yên sau được thửa riêng để chở hàng cồng kềnh.
Thói quen ăn uống của dân Việt nam là ăn tươi, chỉ thích mua đồ còn tươi, ngọn rau vừa hái, con cá đang bơi, con gà đang kêu quang quác.
Những món ăn quen của người Việt ví như canh cá rô hay canh cua, lươn đồng om hay tép xào khế, rồi tiết canh ngan, đều đòi hỏi hàng tươi sống cả.
Những thứ này chỉ mua được ở chợ truyền thống hay chợ cóc.
Hình ảnh một phụ nữ có con gà hay vịt treo đang ngỏng cổ ở ghi đông xe khá quen thuộc với người Việt, nhưng hết sức lạ mắt với người phương Tây.
Họ không hiểu chị phụ nữ kia sẽ làm gì với con gà vịt đang còn sống đó.

Thực phẩm tươi sống

Ở chợ truyền thống hay chợ cóc, người mua chỉ cần chọn con cá, cân lên, trả tiền và nếu ngại làm, người bán sẽ làm giúp luôn. Họ đặt con cá lên một cái thớt bẩn, trở cán dao, đập đầu cá, đánh vẩy, móc mang, mổ moi luôn.
Hai phút sau người mua xách túi ni lông cá về nhà.
Với những con cá đã chết rồi, người bán mổ sẵn, cắt khúc, và rưới máu những con cá vừa mổ vào để trông cho tươi như ý khách hàng.
Với gà hay ngan vịt cũng vậy, họ cắt tiết, nhúng gà vào một nồi nước sôi đen sì toàn lông gà, và vặt lông mổ moi tại chỗ.
"Một số người nông dân do hám lợi nên nuôi lợn bằng chất kích thích, hay bán tống bán tháo cả đàn vịt khi bắt đầu có vài con chết bệnh. "
Gà thì lâu hơn, chờ cỡ 15 phút. Tiết canh sẽ được hãm trong túi ni lông với một loại bột trắng không rõ gốc.
Tóm lại rất tiện, tất cả con gì đang sống họ làm thịt luôn cho bạn, chỉ việc về rửa lại và nấu. Người bán kẻ mua đều vui. Tôi đã đọc tin nói người ta mổ thịt cả một con cá sấu rồi bán trên hè phố ở Hải dương.
Ở thủ đô, họ mổ cả một con ngựa, và xẻ thịt bán ngay trên hè phố, bên cạch vô số thùng rác, và khá đông người xem và mua.
Đây là cách làm không hợp vệ sinh và lây lan mầm bệnh. Không ai có thể kiểm soát hết từ cá, gà rau quả vv.
Không ai biết con gà đang kêu quang quác đó có nhiễm bệnh không? Con cá có được nuôi bằng nước thải cống thối hay không, những rau xanh mơn mởn đó được tưới bằng hóa chất gì?
Một số người nông dân do hám lợi nên nuôi lợn bằng chất kích thích, hay bán tống bán tháo cả đàn vịt khi bắt đầu có vài con chết bệnh.
Họ chỉ bán và không dám ăn thứ mình bán. Ở nhiều hộ trồng rau, họ có ruộng riêng trồng nhà ăn không phun thuốc, còn ruộng bán sẽ được phun thuốc sâu nhiều hơn để cho đẹp. Đẹp thì luôn dễ bán hơn.
Người bán lúc này thành kẻ lừa đảo, vì người mua ăn có thể nhiễm bệnh và đi viện. Ngộ độc thức ăn ở Việt nam thì hầu như ngày nào cũng có, lúc đông có thể là cả trăm công nhân của một khu công nghiệp do người bán phần ăn cho họ mua phải đồ đã thối hay ươn, do vô tình hoặc tham rẻ.
Và những thực phẩm độc hại đó, thật đáng buồn, chỉ bán được ở chợ cóc hay chợ truyền thống.
Người dân khi tan sở, chỉ cần phóng thẳng xe máy vào chợ, mua tất cả những gì mình cần và về nhà tự chế biến.
Lực lượng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm quá mỏng và không thể kiểm soát.
Chỉ thấy bóng họ là người bán chợ cóc chạy sạch, còn chợ truyền thống thì chỉ phạt qua loa có lệ nếu thấy thực phẩm có độc, mà xét nghiệm được chính xác xong thì họ đã bán hết hàng từ lâu.
Thói quen mua bán vỉa hè ở Hà nội đã gắn bó rất lâu đời, dù những chợ truyền thống đang được xây đẹp và hợp vệ sinh giống như 1 siêu thị, nhưng rất vắng khách, chính những tiểu thương bán hàng trong chợ là những người phản đối xây chợ dữ dội nhất, họ biết, khách của họ không có thói quen đến mua ở những quầy hàng có cửa kính sáng choang.

Văn hóa siêu thị

Các nước tiên tiến luôn có xu hướng xây chợ đẹp hơn, họ có thể gọi là siêu thị hay trung tâm thương mại. Chợ của họ sạch sẽ và văn minh.
Còn siêu thị của Việt nam vẫn có thể bán đồ bẩn, do vô tình hay cố ý, nhưng bên an toàn thực phẩm dễ dàng kiểm tra bất kì lúc nào.
Nếu kiểm tra thấy rau hay thịt độc hại, họ sẽ bị phạt, khách hàng sẽ tẩy chay, và họ sẽ phải thay đổi nhà cung cấp.
Siêu thị ở Hà Nội
Thực phẩm tại siêu thị có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ hơn
Từ đó những người chăn nuôi trồng trọt mới làm ăn tử tế hơn nếu muốn bán được hàng. Không sớm thì muộn họ cũng phải thay đổi nếu muốn có khách, thậm chí họ sẽ mua đất để chăn nuôi và trồng rau riêng cho siêu thị.
Thậm chí có thể có cả làng chỉ trồng rau cho một số người thu mua với công nghệ của những người này. Với xu hướng chung như thế, thực phẩm sẽ sạch dần, và quan trọng hơn là sẽ thu về một mối và có những người phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm mà mình bán ra.
Lầy lội, hôi thối, xả rác khắp nơi, bán thực phẩm nhiễm độc, lừa dối người mua , đốt vía người trả rẻ, cân điêu đếm thiếu, đó chính là những nét có thể thấy ở các chợ truyền thống của Việt nam.
Nhưng người dân, với thói quen ăn uống đã ngàn năm, rất khó bỏ chợ truyền thống, nơi mua được tôm đang nhẩy, cá đang bơi, và vịt đang kêu quàng quạc.
Để giải quyết, cần phải bỏ thói quen ăn uống, ví dụ như ăn sáng bằng miếng bánh mì trứng ở nhà thay vì ra quán lòng lợn tiết canh, ăn bát mì tôm úp thay vì bát bún ốc nơi vỉa hè cống rãnh ồn ã khói bụi còi xe, thay những món ăn tươi nhưng làm khó khăn như canh cua, gỏi cá tép nhảy bằng hàng đông lạnh…
Khi mua cái gì ở chợ cóc hay chợ truyền thống, rất có thể các chị nội trợ đã mua bệnh vào chính mình và người thân. Siêu thị, dù có thể đắt hơn chút, nhưng rau hay thịt đều có ghi tên trang trại làm ra nó và hạn dùng, chắc chắn đáng tin hơn chợ truyền thống.
Và nếu các chị nội trợ tiếp tục mua chợ cóc do tham rẻ, thì rất có thể một ngày nào đó, số tiền tích kiệm được nhờ mua rẻ sẽ chi trả hết cho bệnh viện nếu chẳng may mắc một bệnh nào đó từ thực phẩm độc hại.
Cứ mỗi ngày chúng ta phát hiện thêm 400 bệnh nhân ung thư, 70% số đó là do ăn thực phẩm độc hại.
Bệnh từ miệng mà vào, mong các chị nội trợ nhớ cho.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện sống ở Anh quốc.
 

MẶC LÂM * TRIẾT THUYẾT CỘNG SẢN

Sự không tưởng của thuyết CNXH

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4466688-305.jpg
Pano tuyên truyền cho ĐCS tại Hà Nội hôm 17/1/2013
AFP photo


Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.
Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng: “Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Thế nhưng đội ngũ giai cấp công nhân ấy sau bao nhiên năm chịu sự lãnh đạo của đảng không hề có một chút gì thay đổi so với trước, khác chăng là người công nhân không bị sự kềm cặp của những tay cặp rằn của thời Pháp thuộc để thay vào đó là những quản đốc hay giám thị nước ngoài trong các khu công nghiệp  của thời kỳ đổi mới. Điều quan trọng và cần thiết nhất cho giai cấp công nhân là hệ thống công đoàn độc lập do họ lập nên lại không hề xuất hiện tại Việt Nam.
Bài viết trong Tạp chí Cộng sản này có đoạn: “Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi.”
Trên bình diện dân tộc, dù là người yêu đảng nhất cũng không thấy được điều gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại tại Việt Nam từ khi theo chân Liên Xô theo đuôi chủ nghĩa này như theo đuôi một phong trào, một lý thuyết. Trên bình diện quốc tế lại càng là một con số không tròn trĩnh vì Việt Nam luôn tự phủ định chủ nghĩa xã hội đối với quốc tế khi liên tục khẩn khoản yêu cầu họ thừa nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường, khắc tinh của CNXH

Đối với Karl Marx chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế-xã hội chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít của dân chúng sang tay tập thể qua một cuộc cách mạng để dành lấy quyền hành từ một chế độ tư bản hay quân chủ, phong kiến.
Ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chủ đạo đã thúc đẩy Việt Nam thực hiện một nền kinh tế tập trung cho phép nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất lẫn phương tiện sản xuất. Nền kinh tế tập trung tuy sau đó được cải tổ thành kinh tế thị trường nhưng phương tiện sản xuất như đất đai vẫn nằm trong tay nhà nước.
Sau nhiều năm sống chung với khẩu hiệu và kiên trì với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:  “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Đại tá Phạm Xuân Phương, người nhiều năm công tác trong Cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trả lời câu hỏi tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định là Việt Nam không thay đổi mục tiêu tiến tới chủ nghĩa xã hội mặc dù nhìn nhận con đường của nó là mịt mùng không có điểm đến:
“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng đề ông ấy hiều nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những cái đó nó quan hệ với nhau nó tạo ra những mối rang buộc và cú như thế mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam kể cả những người bảo hoàng nhất người ta cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.”

Đường đi không đến

Nhà văn Xuân Vũ có một cái tựa rất hay cho một trong những tác phẩm của ông, đó là “Đường đi không đến”. Tựa cuốn hồi ký này thật thích hợp với câu nói của ông Tổng bí thư trong thời gian hiện tại mặc dù hai sự việc xảy ra cách nhau đúng 40 năm.
Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân một lần trước khi tạ thế đã nói với chúng tôi về vấn đề này, ông giải thích tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư ôm cái lý thuyết tuy hay nhưng đã phá sản là chủ nghĩa xã hội:
“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”
Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại Việt Nam vẫn kỳ vọng một thay đổi có tính cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của chủ nghĩa xã hội để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào dòng chảy quốc tế. Tuy nhiên kỳ vọng này theo đại tá Phạm Xuân Phương khó được ông Tổng Bí thư chấp nhận:
“Cái gốc chính là ông ta không có khả năng để thay đổi. Không khả năng quan sát để nhận thức hiện thực trong khi thế giới nó đã khác rồi. Mọi người đã thấy khác nhưng ông ta thì không bao giờ thấy khác. Vẫn cứ nhìn xã hội Việt Nam, nhìn chung quang khu vực, nhìn thế giới như những năm 60. Vì vậy ông ta cứ tiếp tục hò hét Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, vẫn là chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, khó khăn của cách mạng Việt Nam chỉ là tạm thời…những luận điểm từ những năm trước đây bất kỳ một người nào ở trường lý luận ở trình độ sơ cấp người ta cũng biết được điều đó mà ông Trọng ổng lại mang trình độ sơ cấp ra ông ấy làm.”
Và Giáo sư Đặng Phong nhận xét:
“Thế bây giờ đang đi theo cái mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận mô hình đó là thất bại là sai lầm, đổ bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con người toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy nhà nước nữa cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không biết bao giờ tới nơi nhưng không bỏ được.”
Nhiều đảng viên cao cấp và kỳ cựu không còn thiết tha chú ý tới những lý luận hay nghị quyết mà đảng đưa ra trong các kỳ đại hội nữa là điều hiện đang trở thành phổ biến. Khi niềm tin của họ bị coi thường thậm chí lạm dụng thì mọi tuyên bố dù của cấp nào cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc cái ghế mà họ đang ngồi. Đại tá Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo của tờ Văn Nghệ Quân Đội cho biết sự thật này:
“Những cái phát biểu, bàn luận hay lý luận của họ càng ngày càng lạc hậu thụt lại quá xa cuộc sống. Thí dụ như cái câu ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “hiến pháp nó quan trọng sau cương lĩnh của đảng” thì nó lạc lỏng vô cùng. Điều này chỉ có thể nói được ở những năm 60 của thế kỷ trước. lúc mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang thắng thế thì người ta có thề bỏ qua nhưng đến bây giờ mà vẫn nói như thế thì thật là sai trái.”
Câu hỏi mà nhiều đảng viên đang đặt ra, khi lý luận và chủ thuyết đã phá sản, đảng sẽ chứng minh vai trò dẫn dắt toàn đảng toàn dân bằng phương pháp gì trong cái gọi là thực tiễn của xã hội hôm nay?

HỒ TẤN VINH * HỒ VĂN NGÀ

  HỒ VĂN NGÀ
HỒ TẤN VINH *


Hồi thời Việt Nam Cộng hòa, Saigon có những con đường Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm,Nguyễn Văn Sâm. Khi Việt cộng chiếm được miền Nam, những con đường Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Sâm bị đổi tên. Tại sao hồi thời Quốc gia, các Ông ấy được tôn vinh và tưởng nhớ mà Việt cộng về thì dẹp bỏ? Các ông ấy có bán nước không? Các ông ấy có giết người yêu nước không? Tóm lại, các ông ấy có phải là Việt gian không? Thế thì tại sao đố kỵ?

Một đời yêu nước của Tạ Thu Thâu đã được Bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ viết lại trong cuốn ‘Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu (1906-1945)’. BS Trần Nguơn Phiêu viết lại tiểu sử của Phan Văn Hùm. Hồ Văn Ngà cho tới giờ này chưa có tài liệu riêng nào. Ý định của tôi là đóng góp vài sự việc có liên quan đến Hồ Văn Ngà. Việc làm có hơi gấp gáp vì tôi e rằng những người biết chuyện năm xưa bây giờ chắc không còn mấy người – mà tôi lại cần họ giúp. Tôi xin nói rõ rằng đây là một tài liệu chưa hoàn chỉnh, nhưng phải có người hồ đồ viết ra trước thì mới có người chỉnh đốn sau. Và mục đích thứ hai là giúp một số bạn trẻ nếu sau này có người muốn tìm hiểu tiền nhân thì cũng có vài hướng đi.
Thi vào Trường Lớn của Pháp

Hồi thời Pháp thuộc, ý chí của toàn dân là đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước. Cái học
lúc đó có khi có một ý nghĩa lãng mạn đặc biệt mà thời nay không còn nữa. Nguyễn Thế Truyền tóm tắt cái ý nghĩa đó như sau:
‘Đi làm cách mạng phải là những tay học giỏi. Chớ học trong lớp mà cầm cờ, rồi ra làm cách mạng, bọn thực dân nó chê rằng tụi mình là tụi ratés, nên giả vờ làm cách mạng để cứu thể diện’ (1)
Hồ Văn Ngà, quê quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn. (Nói Tân An cũng đúng vì Tân An lúc bấy giờ thuộc tỉnh Chợ Lớn) Mấy con số sau đây là ước đoán: sanh năm 1902 và qua Pháp năm 1925, học 2 năm dự bị và thi đổ vào Centrale năm 1927. Hồ Văn Ngà là người nổi tiếng học hành xuất sắc. Xuất sắc như thế nào? Và khó khăn, cực khổ ra sao?

Năm 1921, Hồ Văn Ngà học tại Chasseloup lớp 2ème année (2 năm sau bậc tiểu học, tức lớp đệ lục
bây giờ). Hồ Văn Ngà có học bổng của Pháp và ở nội trú hai năm đầu. Hồ Văn Ngà không chỉ giỏi môn toán mà giỏi tất cả môn.

Trong một đoạn văn NHỚ HỒ VĂN NGÀ, Vương Hồng Sển kể:
‘Hồ Văn Ngà da ngăm ngăm đen, mặt xương mắt sáng, miệng rộng, có cái cười rất cởi mở. Nhà
nghèo, Ngà rất chăm học, giờ chơi luôn luôn ở lại lớp, tay cầm cục phấn, học riêng không cần thầy.
Ngà có hoa tay, viết được cả tay trái, và khi vẽ vòng tròn trên bảng, Ngà cầm phấn quay một vòng tròn hơn vẽ có công-pa tức cái qui. Tuy nghèo mà rất gan dạ, chuyện gì dầu trái, như bỏ trường, cắt nghĩa Ngà nghe phải tai thì hưởng ứng mà theo, bất chấp hậu quả . . . Cho đến năm đệ tam, Ngà học ngang lớp với tôi. Tôi hơn Ngà môn thể dục và môn tập đọc nhạc phổ (solfège) nhưng chỉ hơn trong hai năm đầu, đến năm thứ ba, Ngà giựt luôn quán quân hai giải này, bỏ tôi xa lắc. Ngà thấy tôi yếu về khoa học và toán, Ngà cố tình chỉ bảo đủ mọi cách, nhưng tôi vẫn hoàn tôi. Nhớ lại năm 1921, vô học đệ nhị mà không sao yên thân. Lão Thomas cho ăn cực quá, nuốt không vô . . . thêm có nhiều lý do khác, khiến 
chúng tôi, nhóm học trò khu bản xứ, từ đệ tứ đến đệ nhứt, đồng lòng thừa dịp chiều thứ năm thầy dắt ra dạo chơi ngoài phố (promenade) rồi bỏ luôn không trờ về trường, phản đối tổng giám thị Thomas bất công nhiều nỗi.  Ngày sau là ngày thứ sáu, định kéo lên thống đốc nạp đơn kêu nài, nhưng lính đến giải tán . . nhưng cuộc làm reo (grève) bãi học nầy, lần hồi đưa vào thất bại. Chúng tôi không có dự bị, vấn đề ăn và chỗ ở làm cho luống cuống. Đêm đầu có tiền đi xem ciné rồi ăn mì thế cơm. Ngủ thì chen nhau nằm sắp chồng sắp lớp trong một phòng trọ tối tăm. Mấy hôm sau, cạn tiền phải sống bằng viện trợ, đúng hơn là tiền bố thí của mấy thầy hãng tư, kẻ mươi đồng, người hảo tâm hơn cả là năm mươi đồng, làm sao đủ cho hơn hai trăm đứa nheo nhóc phần đói, phần được thơ cha mẹ tuân lời đốc học khuyên răn làm mất hết tinh thần. 
Chưa đưọc một tuần lễ, tôi được thơ bảo đảm của Ba tôi từ Sóc Trăng gởi lên trong ấy có kèm một bưu phiếu mười đồng bạc, phải vô trường nhờ thầy Dực trên văn phòng lãnh hộ mới xong. Lúc ấy tôi chỉ ăn một ổ bánh mì bốn xu trừ cơm mỗi ngày và đã hai hôm như vậy nên xót ruột quá . . . Hôm sau trình diện để lãnh tiền, tôi mục kích một cảnh đáng thương tâm và cũng đáng kể lại đây. Hôm đó tại văn phòng, tôi thấy Ngà bị nghiêm thân từ Tân An bắt trói hai tay dẫn ra mắt đốc học Limandoux. Giữa ông Tây quan năm nhà binh và một ông già cổ học Đông Phương, có ông giáo Dực đứng làm thông ngôn. Ngà hai tay bị trói bằng dây luột đứng sát vách. Tôi, với một bộ đồ
bà ba nhục nhục cả tuần chưa thay, đứng bên Ngà, vô tình trở nên một nhân chứng bất đắc dĩ.
- Con của ông, Limandoux nói, đã không nghe lời chỉ bảo và ngổ nghịch bỏ trường ra theo bọn mất dại, ông là cha, lỗi ấy về ông.
- Thưa quan đốc học, thân phụ của Ngà nói, quan đốc nói như vậy, tôi dân quê dốt nát xin đỡ lời. Ngà, lúc còn ở nhà tôi, rất ngoan, tôi nói gì, Ngà nghe nấy. Lúc ấy, ‘tử bất giáo, phụ chi quá’, quan đốc trách tôi là phải. Nhưng lúc đó, Ngà biết nghe lời cha mẹ. Chỉ từ khi lên đây ăn học ở trong trường và được quan đốc dạy dỗ, từ ấy Ngà trở nên ngỗ nghịch. Hễ ‘giáo bất nghiêm, sư chi đọa’ thưa quan đốc, vậy lỗi ấy về ai?
Ông Limandoux nghe ông giáo Dực dịch xong, lật đật đứng dậy xin lỗi, bắt tay ông già nhà quê, mà
rằng: ‘Con ông học rất giỏi, đứng đầu trong lớp. Tôi không nỡ đuổi mấy đứa như vậy. Lời ông nói rất
chí lý. Nay ông bảo Ngà vô học lại’. Nhưng Ngà khoanh tay cung kính đáp bằng tiếng Pháp:
- Thưa ông Đốc, tôi không thể vô học một mình. Nếu ông ép tôi cũng nhảy rào trở ra. Chừng nào ông
tha tội tất cả anh em chúng tôi, thì tôi mới chịu vâng lời.

Ngà mất học bổng . . .(2)

Sau bằng tú tài, Hồ Văn Ngà mới đi Pháp. Lúc đó ước chừng khoảng năm 1925.
Pháp có một số trường chuyên nghiệp cao cấp mà muốn vào, sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển. Đó
là các trường Bách Khoa, Mines, Ponts Chaus, Superlec, Hec, Normalesup, Arts et Metiers . . Những
sinh viên nào muốn vào các trường này sau khi đậu tú tài Toán phải được các lò dạy thi tuyển coi giò
coi cựa có hy vọng đá độ được thì mới được nhận cho học thêm – tùy theo trường muốn thi vô - một
hay hai năm dự bị. Vì đây là một cuộc thi tuyển, tất cả thí sinh đều là cao thủ về toán nên rất hiếm có
người thi một lần là đậu liền vì trước họ, có những đại ca xếp hàng. . . Giữa cao thủ với nhau, thì
người rớt năm rồi mà thi lại có lợi điễm về kinh nghiệm chiến trường hơn. Trung bình thì ai cũng có rớt một lần. Nhưng nếu rớt hai lần . . . thì phải tỉnh giấc.

Ở các trường Dược, trường Y cũng có lệ rớt quá hai lần thì không cho thi nữa, nhưng ở các trường
này, sinh viên khi đi thi chỉ tranh đấu với bản thân của mình, đừng để tệ quá, ráng làm sao đạt mức
trung bình là đậu. Ở các kỳ thi tuyển, chỉ ráng đạt được mức trung bình thôi thì rớt là cái chắc. Nói đơn

3
sơ, có một học sinh đỗ tú tài toán hơn trung bình một chút, nếu anh hay chị ghi tên vào ban cữ nhân
Toán hoặc Khoa học thì sau ba năm (sau này là 4 năm) anh chị hầu như nắm bằng cữ nhân trong tay,
còn nếu anh chị ăn mật gấu xin học dự bị thi vào Trường Lớn thì anh chị có ít lắm năm mươi phần
trăm triển vọng là sau ba năm cô cậu vẫn là cô cậu tú!.
Thi vào Trường Lớn không có vấn đề học tài thi phận. Rớt Trường Lớn chỉ có một lý do duy nhứt là
cao thủ đông quá, mình làm không lại.


Vì cuộc thi quá khó, không có sinh viên của các nước Á châu hay Phi châu nào đậu, nên nước Pháp
lúc bấy giờ lập ra một chế độ đặc biệt ưu đãi dành riêng cho các sinh viên của thuộc địa Pháp một vài
chỗ, và giữa các sinh viên thuộc địa họ tranh nhau vào Trường Lớn qua cánh cữa nhỏ đó.
Hồ Văn Ngà không phải xuất thân từ một gia đình phú hộ hay đại địa chủ. Nhà có mấy mẫu ruộng
nhưng đông anh em, người em trai út tới thứ chín lận. Cha mất sớm, nhờ người chú đùm bộc. Trước
khi du học đã có vợ con ở Nam kỳ. Những hoàn cảnh khó khăn này bắt buộc người du học sinh – lúc
đó phải khoảng 23 tuổi - bị sức ép nhiều hơn các sinh viên chính quốc.


Họ phải tính cho kỹ, phải gấp rút học cho lẹ để còn trở về và khi trở về mà có bằng cử nhân thì là huy
hoàng lắm. Những du học sinh nổi tiếng giỏi toán lúc bấy giờ như Tạ Thu Thâu thì ghi tên học chứng
chỉ Math Générales tại Paris. Hồ Hữu Tường cũng là một tay giỏi toán thì đang kiếm chứng chỉ tại
Lyon. Còn Hồ Văn Ngà mà dám quyết định ghi tên học dự bị (học Math Spéciales) thì cái đởm lược của ông ta chắc lớn lắm. Chỉ sự việc ghi tên học dự bị cũng chứng tỏ ông vừa có tinh thần liều mạng và cũng có một tự tin vô song.

Hồ Văn Ngà đã đậu thủ khoa vào École Centrale des Arts et Manufactures. 

Ngày nay, tác giã Trọng Minh trong một bộ sách ‘Vẽ vang dân Việt’ có kể lại các thành tựu xuất sắc của người Việt trong mọi lãnh vực chớ không chỉ các sinh viên Việt Nam ở các trường nổi tiếng trên thế giới. Nhưng ở thời điễm 1927, việc Hồ Văn Ngà đậu số một vào Centrale có ý nghĩa khác.
Người Pháp nói riêng và người da trắng nói chung lúc bấy giờ tưởng rằng người da màu không có khả năng hấp thụ khoa học kỹ thuật bằng người da trắng, vì vậy họ mới dành riêng vài chỗ cho sinh viên thuộc địa trong các kỳ thi tuyển.
Hồ Văn Ngà khi đậu đầu vào Centrale đã đánh thức các sinh viên thuộc địa - dầu da vàng hay da đen
rằng người da màu không thua thông minh, và nếu cố gắng thì cũng có thể so tài ngang ngửa chớ
không cần chấp.
Đối với người da màu, tạo sự tự tin và phấn chấn, đối với người da trắng tạo sự khâm phục và kính
nể. Kỳ tích này – tiên vô cổ nhân, hậu vô lai giả - là một tin giật gân nên được các báo Pháp loan đi.
Thi vào trường lớn nào cũng là một việc chằng ăn trăn quấn, nhưng hể thi được vào rồi thì việc ra
trường là chuyện dễ dàng, không có ai thi rớt ra trường, chỉ trừ một vài trường hợp trật bàn đạp. Hồ
Văn Ngà còn nửa bàn chưn là hiên ngang ra trường mà lại trật bàn đạp.
Vương Hồng Sển kể lại rằng:
‘Khi hay tin Ngà bị đuổi, kỹ sư Lưu Văn Lang nói: ‘uổng quá, tôi có học trường ấy, nhưng tôi không làmmajor (đứng đầu lớp) suốt ba năm như Ngà. Làm major, khi ra trường, tương lai lắm. Uổng quá! Uổng quá! (2).

4

Khóa học Centrale chỉ có ba năm, mà Hồ Văn Ngà đã học năm thứ ba rồi, chỉ còn chờ lãnh bằng ra
trường mà phải ra ngang là tại làm sao?

Cuộc biểu tình trước Điện Élysée

Do cái học thuật lỗi lạc, sự kính trọng của ngoại quốc, sự thương mến của anh em (Hồ Văn Ngà là một người giản dị, thành thật) nên giữa quần hùng cự phách lúc bấy giờ, Hồ Văn Ngà được cử làm Hội trường Tổng hội Sinh viên Đông dương (AGEI – Association Générale des Étudiants Indochinois). Và với tư cách đó Hồ Văn Ngà đứng ra tổ chức biểu tình trước dinh Tổng thống Pháp phản đối bản án tử hình các đảng viên Việt nam Quốc dân Đảng. Câu chuyện đó như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ ngày 10 tháng 2 năm 1930 thất bại và mười ngày sau đó thì Nguyễn
Thái Học bị bắt. Ông và 82 đồng chí VNQDĐ bị đưa ra Hội đồng Đề hình ngày 23 tháng 3 năm 1930 và sau một ngày xét xử đã kết án 39 người tử hình. Nhưng muốn thi hành bản án tử hình thì hồ sơ phải gởi qua Pháp cho vị nguyên thủ quốc gia duyệt. Lúc đầu, Tổng thống Gaston Doumergue – là người đã từng khởi nghiệp ở An nam (làm Tòa tạp tụng tại Tây ninh) có ý định ân xá tất cả bản án tử hình nhưng bị sự chống đối mạnh mẽ của thực dân Pháp tại Đông dương nên phải có thái độ phân đôi, đổi 26 án tử hình thành chung thân khổ sai còn y án tử hình đối với 13 người trong đó có Nguyễn Thái Học. Theo Hoàng Văn Đào (3) án tử hình 13 chiến sĩ VNQDĐ được quyết định vào đầu tháng 6 năm 1930 và được giữ bí mật cho đến ngày hành huyết.

Để quí vị có cơ hội mường tượng lại một không khí hào hùng của ngày xưa, tôi xin lược trích ra đây
một đoạn văn của bà Phương Lan tả cuộc biểu tình trước Điện Élysée.
‘Thâu cần một tiếng vang mạnh để đánh thức dư luận như chính quyền Pháp. Như thế, họ mới để ý,
nhứt là làm sao cho vị nguyên thủ quốc gia biết mới mong cứu được 13 cái đầu những anh hùng liệt sĩ Yên Bái. Rồi nhiều điện tín gởi đi mời tất cả sinh viên Việt Nam ở rải rác khắp các tỉnh, tụ họp về Paris để tham gia một vụ biểu tình.
Trần Quốc Mại, đại diện nhóm sinh viên Marseille, nhưng sau này mới rõ Mại là tay sai bí mật của thực dân cho len lỏi vào đoàn thể để báo cáo những hành động chánh trị của sinh viên. Nguyễn Văn Chí,một cán bộ trung kiên sau này của Cộng sản, đại diện cho nhóm Lyon. Toulouse có Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Quan đại diện. Bordeaux có Nguyễn Anh Bồn.Họ vừa tụ họp ngày trước thì ngày sau có cuộc biểu tình ngay, một cuộc biểu tình tổ chức rất chu đáo.

Theo lời hẹn trước, từ nhóm 4, 5 người đi xe trước, từ nhóm riêng biệt, tụ họp đến các hiệu cà phê nhỏ, ở chung quanh điện Élysée, chờ hiệu lịnh phát động cuộc biểu tình . .Một số khẩu hiệu vẽ sẳn, với khẩu hiệu chánh là đòi tha bổng 13 vị liệt sĩ và các tòng phạm. Hồ Hữu Tường . . . làm toán trưởng, chỉ huy tất cả mấy nhóm . .
Riêng Tạ Thu Thâu thì thủ thành tại hội quán AGEI để tiếp đón các đoàn thể bạn. . .
Nhóm AGEI là nhóm có nhiều hậu thuẩn mạnh, có khả năng nhiều về vật chất như tinh thần.’
Sau đó Tạ Thu Thâu rời trụ sở. ‘Chính Thâu, hiên ngang như một ông Tướng cầm binh, cầm đầu nhóm sinh viên, ồ ạt, nhảy lên đoàn xe tắc xi trực chỉ lại nơi định biểu tình . . .

5
Rừng người biểu tình rất đông, nhưng trật tự đi, không làm cản trở lưu thông, nhưng rồi cũng bị giải
tán, rượt bắt . . .Nhưng với chế độ dân chủ của Pháp, Pháp không thể cầm tù, đưa họ ra trước tòa kêu án được, vì họ có làm cái gì phá rối trị an đâu. Họ chỉ họp nhau đưa đơn phản kháng cho đồng bào của họ, căng biểu ngữ đạo đạt nguyện vọng của mình. . .
Bởi những nguyên nhân khó xử đó mà sau mấy ngày cầm tù tại khám Santé và sau khi thảo luận,
chính quyền Pháp, thay vì đưa ra tòa án xét xử trừng trị, họ lại âm thầm cho giải nhóm sinh viên cứng
đầu ấy về nguyên quán (4)

Cùng một sự kiện, báo La Verité, cơ quan ngôn luận của Liên Minh CS tường thuật như sau:
‘Ngày thứ năm 22 tháng 5, hồi 3 giờ chiều, một cuộc biểu tình quảng đại tập họp hàng trăm thợ thuyền và sinh viên Đông dương trước điện Élysée. Trong vòng nửa tiềng đồng hồ, các đồng chí chúng ta giương cao biểu ngữ có ghi ‘hảy thả 39 người bị án tử hình của chúng tôi’. Họ tung ra hằng trăm truyền đơn qua các phố, họ hăng hái hô to phản đối dưới các cửa sổ của dinh Tổng thống Cộng hòa. Giao thông bị tắc nghẻn, giữa các hàng ô tô dừng lại, cảnh sát sửng sốt trước cuộc biểu tình rầm rộ và bất ngờ, đành chờ quân tiếp viện để can thiệp.


Khi tốp cảnh sát tiếp viện gấp rút gởi đến nơi, số cảnh sát tăng lên gấp mười, chúng liền xô nhập đoàn biểu tình một cách thô bạo. 12 người biểu tình bị bắt đưa về bót. Ở đó bọn cảnh sát giận dữ thả sức đánh đập. Đó là Nguyễn Văn Tạo, Đào Thành Phát, Trần Văn Chiêu, Đặng Bá Lênh, Huỳnh Văn
Phương, Trần Văn Đởm, Albert Susiny, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Ty, Trần Văn Giàu, Lê Văn Thử và
Francis Gérard Rosenthal’ (5)
Trong hai bài tường thuật ta thấy Tạ Thu Thâu hoạt động nổi bật, nhưng nhìn qua nhìn lại không thấy
bóng dáng Hồ Văn Ngà đâu cả. Mặc dầu vậy, mật thám của Pháp nhờ có nằm vùng nên biết rất rõ nội
tình. Cuộc biểu tình đó do Tổng hội Sinh viên Đông dương tổ chức, lấy văn phòng của Tổng hội tại
đường Gay Lussac (Paris V) làm bộ chỉ huy, nếu Hồ Văn Ngà không là đầu nảo thì còn ai? Hội trưởng Hồ Văn Ngà cũng vì lý do đó mà bị bắt nguội.
Cái giao tình lịch sử giữa Tạ Thu Thâu, một người đệ Tứ nồng nhiệt và Hồ Văn Ngà, một người Quốc gia nồng nhiệt, bên ngoài có hai cái bản hiệu xa cách, nhưng bên trong có một liên hệ tình cãm thật ấm nồng. Họ đều là đồng hành, thành tâm quyết chí trong công cuộc tranh đấu giành độc lập cho nước nhà.
Vì vậy mà tình cảm và sự hợp tác giữa hai người vẫn chân thật và vượt qua các thử thách. Xin kể ra
đây một chi tiết. Năm 1944, sau hơn ba năm tù đày ở Côn đảo, Tạ Thu Thâu vừa mới trở về được
Saigon:‘từ ngày ở Côn Nôn về chưa bao giờ Thâu có một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn. Hết khách lạ đến hỏi thăm tin tức bà con bị đày Côn Đảo đến bạn quen hàn huyên công việc từ mấy năm xa cách’ nhưng Tạ Thu Thâu cũng ráng thu xếp cách nào đó để hôm sau ‘anh đi ngay lại nhà anh Ngà đây. Cơm nước rồi chắc các anh cũng cầm lại nói chuyện (4)
Tổ chức phản đối bản án tử hình các đảng viên VNQDĐ được chia làm hai cánh. Một cánh biểu tình
rầm rộ trước điện Élysée do Tạ Thu Thâu đãm trách như ta đã thấy ở trên và một cánh ở lại trụ sở
Tổng hội do Nguyễn Thị Hai đãm trách trả lời phỏng vấn của các báo chí quốc tế để vận động cãm tình của quần chúng và tố cáo chế độ cai trị tại thuộc địa. Đa số những người này đều bị bắt tại trận và đem đi nhốt, đa số bị nhốt tại khám La Santé.

6

Hầu hết những người này là sinh viên, nếu đưa ra tòa vì tội phá rối trật tự công cọng thì không có ông
Tòa nào có thể phạt nặng, nên chánh quyền Pháp đã bí mật làm một quyết định hành chánh trả những
sinh viên này về nguyên quán.
Nguyễn Thị Hai – là một phụ nữ rất kiên cường, sau này về nước vẫn tiếp tục hoạt động ái quốc và
cùng với Lê Bá Cang là đồng chí sát cánh với Hồ Văn Ngà - mặc dầu là thành phần trong ban tổ chức
nhưng lần này hên, hoặc là vì đàn bà nên không bị bắt.
Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường nhờ có cán bộ CS đem qua Bỉ trốn cả tháng nên thoát đuợc.
Nhưng Hồ Văn Ngà vẫn tỉnh bơ ở lại Paris. Có thể ông dự mưu sử dụng danh phận Hội Trưởng AGEI
để vận động Tổng Hội Sinh Viên Pháp Quốc hổ trợ. Nhưng ông không có đủ thời gian. Khi chánh
quyền Pháp tổ chức xong chuyến tàu hồi hương thì vào giờ chót mới bố trí bắt Hồ Văn Ngà, giữa
khuya, trong lúc ông đang ngũ và đưa liền trong đêm đó xuống Marseille để trả về nước.
Đánh giá cuộc biểu tình như thế nào? Với một quá khứ lẩy lừng như việc phá ngục Bastille từ năm
1789, ta tưởng đâu rằng dân chúng Pháp đã nhiều lần xuống đường bày tỏ nguyện vọng. Nhưng
không. Sau đây là lời bình phẫm của một cán bộ cao cấp của CS quốc tế nói với Hồ Hữu Tường trong
lúc đem ông này đi trốn.


Tụi an-nam-mít bây thật là anh hùng đến liều lĩnh. Thợ thuyền Pháp có tồ chức kiên cố kia, mà vận
động hết sức, không kéo họ đi biểu tình nổi. Tụi bây lại dám biểu tình cả nửa giờ trước điện Tổng
Thống. Đó là một điều mà lịch sử nước Pháp chưa ghi được cho người Pháp. Tao chỉ huy tranh đấu đã nhiều năm, và ở nhiều nước, tao chưa hề khi nào hưởng được hương vị say sưa của một liều lĩnh
thành công như mầy đã hưởng. Tao thèm sự sung sướng của mày quá!’ (1)
Họ lên tàu về Đông dương ngày 30 tháng 5 năm 1930 và về đến Saigon ngày 24-6-1930. Sau đây là
danh sách những anh hùng chọc trời khuấy nước lúc bấy giờ.
1- Lê Bá Cang. 2- Phan Văn Chánh. 3- Trần Văn Chiêu. 4- Trần Văn Đởm. 5- Trương Duy Đạm. 6-
Trần Văn Giàu. 7- Ngô Quang Huy. 8- Đặng Bá Lân. 9-Vũ Liên. 10- Hồ Văn Ngà. 11- Đặng Tấn Phát.
12- Trịnh Văn Phú. 13- Huỳnh Văn Phương. 14- Trương Duy Tam. 15- Nguyễn Văn Tạo. 16- NguyễnVăn Tân. 17- Trần Văn Tự. 18- Lê Thiết Tự. 19- Tạ Thu Thâu.
19 hào kiệt này thuộc đủ thành phần và xu hướng chánh trị. Trong này có người sau này là cánh lập
hiến, có người là dân chủ, có người là đệ tứ CS, có người là bảo hoàng. Trần Văn Giàu và Nguyễn
Văn Tạo thuộc đệ tam CS. Có đến ba người khác nhau trùng tên Nguyễn Văn Tạo. Người này không
phải y khoa bác sỉ mà là Ủy viên Trung ương của đảng CS Pháp. Còn Trần Văn Giàu sau này là Giám
đốc Công an và ủy viên quân sự của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, có trực tiếp nhúng tay vào cái chết của Tạ Thu Thâu và Hồ Văn Ngà.

Trong lúc họ nằm chung trong hầm tàu Athos trở về nước, họ vẫn còn ăn cơm chung và trò chuyện vui vẻ với nhau. CS đệ tam chưa để lộ cánh tay tàn độc của họ.

Đảng Trưởng Việt Nam Quốc gia Độc lập

Vào thời đó, chánh quyền thuộc địa muốn tạo một số tay sai nên rất ưu đải những người hợp tác. Và
những người giàu có hay ham chuộng quyền thế cũng muốn dựa vào Pháp, nên thường xin xỏ hay
chạy chọt cho con cái họ hay chính bản thân họ được ‘vô dân Tây’, hay xin một chỗ ‘làm với Tây’.
Hồ Chí Minh cũng có lần tính như vậy.

7
Lúc bấy giờ tại Nam Kỳ có một phong trào yêu nước mà sách sử ít khi thấy nói tới, đó là phong trào
không vô quốc tịch Pháp và không làm việc cho Pháp. Phong trào này đã thâm nhập vào tâm khãm
của các thiếu nhi ngay từ bậc tiểu học. Có thể Phan Văn Trị đã khởi xướng ra phong trào này. Nhưng
nhìn vào tác phong và gia cảnh thì Hồ Văn Ngà và Tạ Thu Thâu là hai đại biểu xứng đáng.
Khi về nước, Hồ Văn Ngà hằng ngày sinh sống bằng nghề dạy toán tại trường tư thục Lê Bá Cang.
Nhưng vẫn bí mật hoạt động chánh trị. Còn Tạ Thu Thâu cũng không có đi làm mướn cho Tây.
Đêm 9 tháng 3 năm 1954, ngay khi chánh quyền Pháp sụp đổ, Hồ Văn Ngà thành lập VIỆT NAM
QUỐC GIA ĐỘC LẬP ĐẢNG. Đảng này có khi được dân chúng gọi tắt là đảng ‘Việt Nam Độc lập’.
Nhưng xin đừng lộn với đảng ‘Việt Nam Độc lập’ mà Nguyễn Thế Truyền đã thành lập 20 năm trước ở Pháp. ‘Việt Nam Độc lập’ của Nguyễn Thế Truyền không hợp pháp vì Nguyễn Thế Truyền lúc đó đang là đảng viên đảng CS Pháp nên không thể đứng tên lập một đảng khác.

Nguyễn Thế Truyền phải nhờ Tạ Thu Thâu đứng tên dùm. Nhưng Tạ Thu Thâu chỉ đứng tên dùm chớ không có hoạt động. Nếu dịch ra tiếng Pháp thì không có lộn được. Đảng của Hồ Văn Ngà dịch là Parti Vietnamien de l’Indépendance còn đảng của Nguyễn Thế Truyền thì dịch là Parti Annamite de l’Indépendance – P.A.I. Các nhà ái quốc Việt Nam quan niệm về đảng phái rất là cởi mở và thực dụng. Hể họ thấy đảng nào làm việc được thì họ nhảy vô. Khi không cần nữa thì họ nhảy ra. Họ chỉ trung thành với nước chớ không có trung thành với đảng. Vì vậy có người có chân trong hai hay ba đảng lận. Các người Bảo hoàng, Lập hiến, Dân chủ, Dân xã, CS Đệ Tứ, Cao Đài, Hòa Hảo đã biết hợp tác chặt chẻ và thật sự xem nhau như các ‘đồng chí chống Pháp’. Khi bị Tây bố thì Mười Trí (Bình Xuyên) dẫn Huỳnh Phú Sổ chạy trốn thoát chết. Khi Phạm Hữu Đức (VNQDĐ) bị thương nặng thì Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cổng!

Cố vấn Chánh trị của Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng là người theo đạo Thiên Chúa. Mặc dầu khác
đảng, khác đạo, khi đụng trận thì họ sống chết bên nhau như anh em ruột. Đối với các nhà nghiên
cứu ngoại quốc, đây là một điễm vừa rất lạ lùng, hy hữu vừa rất đáng khâm phục.
Lấy sự việc này đem ra so sánh với tình trạng các đảng phái mệnh danh quốc gia ngày nay MÀ suy
ngẫm. Các đảng phái, các tôn giáo khác nhau chống đối nhau đã đành đi. Nhưng ngay nội bộ cùng
một tôn giáo, cùng một chánh đảng, họ cũng hăng hái chống đối không ra cái thể thống gì hết, thì ta
mới thấy cái hố cách xa một trời một vực.

Các nhà ái quốc Việt Nam mỗi người có những phương thức riêng biệt để tiếp cận với quần chúng.
Nguyễn An Ninh thì đi xe đạp bán dầu cù là trong các xóm nghèo để nói chuyện với dân lao động.
Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu dùng báo chí thu hút giới trí thức. Cón Hồ Văn Ngà thì dủng diễn đàn lộ thiên.

Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng thường tổ chức diễn thuyết để giáo dục quần chúng. Hồ Văn Ngà
đem lòng chân thành, dùng lời nói giản dị, đứng trên khán đài diễn thuyết tại vườn Ông Thượng đã
khơi dậy được lòng yêu nước của mọi người. Thiên hạ chen chút mà yên lặng, các phu xe kéo ngừng
lại lắng nghe. Hiện nay còn một nhân chứng quí báu đó là BS Trần Ngươn Phiêu (Ông vừa mới
mất): ‘người viết bài đã có những phút vô cùng cãm động khi nghe ông Ngà đọc diễn văn nhân cuộc
tập hợp lớn, ngày 18-3-1945, mừng nước nhà được thoát ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông
Thượng (lúc ấy còn gọi là vườn Bồ Rô) (10)

Sau đây là một trong những lời tuyên bố của Hồ Văn Ngà trong khi nói chuyện trực tiếp với quần
chúng:

8
‘Việc nước là việc chung của quốc dân, không ai có quyền bảo quốc gia này là của ‘hương hỏa’ riêng
của đảng phái nào. Riêng chúng tôi, từ giờ nào đến giờ vẫn thiết tha với nền độc lập của nước nhà,
thấy rằng phải có chính phủ hợp pháp, mạnh mẽ. Vậy nên người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẳn lòng tán trợ. Ai bảo khôn bảo dại, ai chê hèn yếu, chúng tôi nhận lãnh cả. Miễn tránh được sự đổ máu giữa đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hy sinh cho đúng chỗ hy sinh!’ (6)

Sau khi thành lập xong Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, năm ngày sau, tức ngày 14-3- năm 1945,
Hồ Văn Ngà cùng với Huỳnh Giáo Chủ, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Trần Văn Thạch và bảy tổ
chức quốc gia khác thành lập MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT. Sau đây là TUYÊN NGÔN của Mặt Trận:‘Giờ cực kỳ nghiêm trọng sắp đến. Nước Việt-Nam phải qua giai đoạn lịch sử mới. Nước nhà còn mất cũng trong lúc này. Số mạng của dân tộc Việt-Nam đã đến giờ định đoạt. Sự định đoạt, một phần lớn ở nơi sự tuyên dương ý chí của dân tộc và sự cương quyết tranh đấu của người Việt Nam. Hỡi người Việt-Nam! Hỡi đồng bào!


Chắc chắn rằng chúng ta đều muốn sống: sống đời tự do, tự chủ, sống một cuộc sống chung với tất cả
dân tộc khác; sống một cách bình đẳng, sống một cách mạnh mẽ để bắt tay với các nước mạnh mà
kiến thiết một nền hòa bình vỉnh viễn và mưu hạnh phúc chung cho nhân loại.
Muốn được sống đời đáng sống như thế, chúng ta phải tuyên dương một cách dỏng mãnh ý chí dân
tộc tự quyết: tuyên dương về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta sẽ cụ thể ý chí ấy bằng sự tranh đấu quả
quyết, tranh đấu đủ phương diện, tranh đấu đến giọt máu cuối cùng để giữ vững nền độc lập tự chủ.
Mặc dầu chúng ta yêu cầu sự hiệp tác giữa các dân tộc và phản đối có bài xích ngoại bang, chúng ta
vẫn cương quyết chống đế quốc chủ nghĩa xâm lăng, và nhứt định không cho ai động đến chủ quyền
của người Việt-Nam ở đất nước Việt-Nam.
Vậy thì khẩu hiệu của mặt trận quốc gia thông nhứt là:
Chống đế quốc Pháp;
Chống nạn ngoại xâm;
Bảo vệ trị an;
Bài trừ phản động.
Hỡi đồng bào! Hỡi chiến sĩ cách mạng của các đoàn thể!
Hãy bắt tay nhau dưới sự chỉ huy của ‘MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT để tranh đấu cho nền độc lập của nước Việt-Nam và làm cho vạn quốc nhìn nhận chủ quyền chúng ta.
Việt-Nam Quốc gia Độc lập đảng
Thanh Niên Tiền Phong
Liên Đoàn Công Chức
Tịnh Độ Cư Sĩ
Phật Giáo Hòa Hảo
Cao Đài Giáo (5)
Mặc dầu nhóm Đệ Tứ không có ký tên trong tuyên ngôn trên, nhưng họ có được tham khảo ý kiến
trước và sau này họ vẫn luôn luôn một lòng một dạ sát cánh với Mặt trận Quốc gia Thống nhứt trong

9
mọi việc làm cho đến giọt máu cuối cùng. Đây là biểu hiện lòng ái quốc phi chủ nghĩa của người Việt
nam chân chánh.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nguyễn Văn Sâm được Triều đình Huế cử làm Khâm sai Nam bộ, nhưng
vì chưa về Saigon kịp nên 5 ngày sau, ngày 19 tháng 8, Hồ Văn Ngà làm quyền Khâm sai cho đến
ngày 22 tháng 8 thì Khâm sai Nguyễn Văn Sâm mới về đến Saigon.

Nguyễn Văn Sâm là ai?
Theo nhận nhận xét của bà Phương Lan, Nguyễn Văn Sâm là:
‘một con người khả ái, đức độ, nhà chính trị thanh cao, trong sạch (4).
Vương Hồng Sển biết rất nhiều về Nguyễn Văn Sâm vì là người cùng quê Sóc trăng. Vương Hồng Sển viết:
‘Nguyễn Văn Sâm, người cao lêu khuê nghều nghệu, sau này thân làm chánh trị mà không nhà ở để
phải đi ở đậu, mặc áo khín, xài tiền của anh em trợ giúp mặc dầu bên vợ Sâm là tỷ phú, nhưng ông
nhứt định không nhờ nhỏi, và sau này ông bất đắc kỳ tử, chết bị ám sát oan uổng trên chiếc xe buýt
chạy đường Saigon-Chơlớn, và phải nhờ anh em chôn cất hộ. Sâm chết vì bụng tốt, mãi tin người như
tin mình, và có quan niệm hễ trọn đời không nhơ bợn và trọn đời biết chia khổ sớt nghèo với anh em
lao động thì đã có anh em lao động làm hậu thuẩn và ắt không ai ghét mình làm chi. (2)

Khi làm Hội trưởng Hội AJAC - Hội Ký giã Nam Kỳ, Nguyễn Văn Sâm chống Pháp bị kết án tù nên trốn sang Xiêm, sau này bị quản thúc tại Sóc trăng.
Năm tháng sau ngày thành lập, ngày 21 tháng 6 năm 1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhứt tổ chức một cuộc biểu tình lớn lao chưa từng có,có cả nửa triệu người tham dự làm lễ mừng độc lập.
‘Trùng trùng điệp điệp người tràn ngập trên đại lộ Norodom, từ Sở thú đến Dinh Toàn quyền diễn hành có trật tự qua các trục lộ chính đi tới khu bình dân tại Cầu ông Lãnh’ (5)
Cuộc biểu tình là thành công lớn nhứt của Mặt Trận.
Chiều 22 tháng 8 năm 1945, Nguyễn Văn Sâm từ Huế về đến Saigon (8). Ngày 23, Nguyễn Văn Sâm
nhậm chức Khâm sai. Nhưng ngày 24 tháng 8, Nguyễn Văn Sâm bị VM bắt (nhưng sau đó bằng cách
nào không rõ đã thoát thân được).
Ngày 25 tháng 8, nội các Trần Trọng Kim đổ thì Nguyễn Văn Sâm từ chức Khâm sai.
Hai năm sau, ngày 23-6-1947, Việt Minh kết án tử hình Nguyễn Văn Sâm vì ba tội: phá hoại nền quốc phòng, giao thiệp với kẻ thù và bất tuân lệnh giải tán Đảng Dân Chũ Xã Hội của ông.

Chiều ngày 19-9-1947, Nguyễn Văn Sâm lúc bấy giờ là chủ nhiệm tờ báo Quần Chúng, sau khi hoàn
tất công việc trong ngày, ra bến xe buýt Saigon-Chợlớn để đi đến nơi hẹn với Nguyễn Bình thì bị Cao
Đăng Chiếm cùng các nhân viên công tác thành bắn nhiều phát súng vào lưng chết liền tại chỗ.
Nguyễn Long Thành Nam thì viết:
‘Dư luận lúc đó còn nghi là Pháp chủ động hoặc tự mình thực hiện ám sát, hoặc tìm cách cung cấp tin tức và gián tiếp yễm trợ cho ban ám sát thành Saigon-Chợlớn của Việt Minh ra tay. Nghi vấn cho rằng cả hai vụ ám sát các ông Nguyễn Văn Sâm và Trần Văn Tâm (Bác sĩ) đều do đồng lõa giữa Pháp và Việt Minh, vì đồng quyền lợi là nghi vấn có xác suất cao và khả tín nhứt.’

10
Sau đây là một số chính trường diễn biến mà Ngô Văn kể lại trong cuốn Việt Nam 1920-1945:
‘Ngay từ ngày 16 tháng 8 – 1945, người Nhật bắt đầu rời bỏ việc cai trị trực tiếp xứ Đông Dương.
Minoda phong Trần Văn Ân, người nhóm Phục Quốc làm ‘Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ, cữ Khả Vạn Cân đứng đầu tổ chức Thanh Niên và Thể Thao . . .
Cũng trong ngày 19 tháng 8 – 1945, theo hiệp ước thỏa thuận giữa Tsuchihashi cùng Trần Trọng Kim, thống đốc Nam Kỳ Minoda trao quyền cho giáo sư Hồ Văn Ngà.
Hồ Văn Ngà, một người nhiệt tâm theo chủ nghĩa quốc gia là một trong số sinh viên năm 1930 bị trục
xuất khỏi Pháp sau cuộc biểu tình chống lại án tử tình ở Yên Bái . . .
Trong thời gian đầu tiên của một chính quyền còn mới mẻ, khâm sai Hồ Văn Ngà, ngoài những biện
pháp hành chính như việc cử Khả Vạn Cân, cán bộ TNTP, giữ chức thị trưởng Saigon-Chợlớn, việc
hủy bỏ thuế thân và ra quyết định thả tù chính trị ở Khám lớn (53 người được thả vào ngày 21 tháng 8) cùng ở các trại giam và ngục Côn Nôn.
Ngoài ra Hồ Văn Ngà còn bổ nhiệm Bác Sĩ Hồ Vĩnh Ký làm Giám Đốc Công an. Việc bổ nhiệm này lại đem đến một kết quả bất ngờ.
Sau khi tiếp nhận bàn giao, BS Hồ Vĩnh Ký tìm thấy trong đống hồ sơ cũ của mật thám Tây bằng
chứng cụ thể rằng từ 1942 đến 1945 Trần Văn Giàu có làm việc với mật thám Tây!
Trong cái bối cảnh người dân Nam Kỳ tổ chức bí mật chống Pháp giành độc lập thì Trần Văn Giàu lại
trao đổi với Pháp bằng cách thông báo cho Pháp biết các kế hoạch và các di động của người quốc gia
cho Pháp bắt và bù lại Pháp thả mấy người CS trong khám ra (chính mấy ngưới CS từ nhà tù Bà Rá
được thả ra sau này tiếp tay với Trần Văn Giàu cướp chánh quyền).
Sự kiện này đã được đem ra thảo luận.
‘Thức tỉnh trước thủ đoạn lừa bịp và dối trá của bọn tứ hung (nhứt Giàu, nhì Trấn, tam Mai, tứ Tạo)
lãnh tụ các đảng phái Quốc gia kêu gọi một buổi họp tại biệt thự, tư gia bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương,
vợ bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, gồm đại diện của:
- Lê Kim Tỵ, Cao Đài Bến Tre
- Phạm Hữu Đức, Việt Nam Quốc Dân Đảng
- Hồ Văn Ngà, Việt Nam Độc Lập Đảng, quyền Khâm sai Nam bộ.
- Huỳnh Phú Sổ, lãnh tụ Hòa Hảo.
- Hồ Vĩnh Ký và vợ là Nguyễn Thị Sương, nhóm Trotskist, tức đệ tứ.
- Vũ Tam Anh, nhà cách mạng lão thành.
Luật sư Dương Văn Giáo, người chủ tọa phiên họp dõng dạc tuyên bố trước cử tọa:
‘Tôi có bằng chứng rõ ràng về việc Giàu hợp tác với Pháp, phá rối Nhựt, để lấy tự do cho hắn và một
số đồng chí của hắn. Hồ sơ này Hiến binh Nhựt tịch thu được của Pháp tại sở Công an và Mật thám
Pháp ở đường Catinat.
Nhiều ý kiến đưa ra muốn tung một mẻ lưới hốt trọn bọn ‘tứ hung’ (Giàu, Trấn, Mai, Tạo) để tránh hậu quả thãm khốc về sau. Luật sư Giáo phân vân không dám quyết định, sợ mang tiếng nồi da xáo thịt, chia rẽ, làm suy yếu lực lượng trong khi quân Pháp đã thập thò trước cửa’ (6)
11
Đoạn trích trên đây cho thấy các lãnh tụ quốc gia (Luật sư Dương Văn Giáo là lãnh tụ đảng Lập hiến)
biết rất rõ nguy cơ của bọn tứ hung và hoàn toàn có khả năng thanh toán nguy cơ đó (họ đang nắm
ngành công an và có súng đạn tịch thu của Pháp và Nhựt đã chuyển giao súng đạn cho họ tại nhà của
Lâm Ngọc Đường.
Ngoài ra, Phạm Hữu Đức là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 25 VNQDĐ thuộc đệ tam sư đoàn của
Nguyễn Hòa Hiệp, lúc đó đang nuôi và dấu Trần Văn Giàu trong nhà!
Nhưng nhè đem bàn việc giết bọn tứ hung với một nhà tu hành và một người luật gia chỉ biết thượng
tôn pháp luật thì chắc chắn là nói chuyện ăn trét rồi. Làm đổ máu của người Việt họ không nhẫn tâm,
nhưng sau này từng người họ sẽ phải chịu đổ máu của chính họ cho quê hương.

Cái nghĩa khí này đưa đến cái điên đảo của quốc gia trong mấy chục năm qua. Nhưng cũng cái nghĩa
khí này trong trường kỳ là ‘kiếng chiếu yêu’ giúp phân biệt chánh tà trong dòng lịch sử của dân tộc.
BS Hồ Vĩnh Ký là người như thế nào? BS Ký cùng bà vợ là hai viên kim cương trân quí của Nam bộ
Kháng chiến. Trong lúc ta thường thấy có nhiều khoe khoang làm việc nước mà lén ôm tiền về nhà thì cặp vợ chồng này đem tiền nhà ra làm việc nước một cách xã láng.
Hứa Hoành viết: Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương cà hai cùng đậu y khoa bác sĩ tại Pháp, nhiệt thành hoạt động tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Ông Ký hào hiệp, rộng lượng và vợ từng tuyên bố ‘không cần biết họ là đảng phái nào, miễn tranh đấu chống Pháp là đủ’
BS Nguyễn Thị Sương là người khởi xướng phong trào Phụ Nữ Tiền Phong. Ngày 23-10-1945, công
an của Trần Văn Giàu bắt và giết BS Hồ Vĩnh Ký và vợ và độ ba mươi người khác tại miệt Bến súc.
Trước khi chết, bà Ký có nói với tên cầm súng ‘hảy nhắm đúng tim tôi mà bắn!’

Mà hể nhắc đến ông và bà BS Hồ Vĩnh Ký thì phải nhắc đến hai người đồng sự thân thiết tại cơ quan
công an là Huỳnh Văn Phương (người này là chú hay bác của Huỳnh Tấn Phát) và Lâm Ngọc Đường.
Cả hai người này kẻ trước người sau cũng bị Việt minh giết.
Chưa bao giờ hồn thiêng sông núi hun đúc được một số lượng anh hùng hào kiệt nhiều như thời đó.
Ước nguyện của họ là đuổi xâm lăng ra khỏi nước. Nhưng cái uất hận của tất cả những người yêu
nước chống Pháp này là không chết vào tay người Pháp mà lại chết vì tay Việt Minh!

Nhưng bất ngờ ngày 22 tháng 8 năm 1945, Vua Bảo Đại yêu cầu Việt minh lập chánh phủ mới và cùng ngày ấy đã đánh đi điện tín số 1855GT gởi tới các Khâm sai ở Bắc và Nam Việt nam khuyến họ liên hệ với các đại biểu Việt minh thì nhiệm vụ của Hồ Văn Ngà kể như chấm dứt đối với triều đình Huế (Hồ Văn Ngà hành xử chức chưởng Đại thần vỏn vẹn có ba ngày) nhưng cái nợ đối với đất nước thì chưa hết.
Cũng ngày 22 tháng 8 năm 1945, BS Phạm Ngọc Thạch đã đem đám Thanh niên Tiền phong (hơn hai
trăm ngàn người) gia nhập Việt minh, làm cho Việt minh đang thế yếu trở thành thế mạnh hẳn và làm
cho Mặt trận Quốc gia không còn lực lượng.
Vì vậy mà cuối tháng 9 năm 1945, các lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Thống nhứt rút về Lò gốm ở Chợlớn họp và thảo luận thái độ cần đối phó với Việt minh.
Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường - không chịu sáp nhập với Việt minh mà chủ trương đi riêng đánh chung – không được đa số tán thành thì sau đó kể như Mặt trận Quốc gia

12
Thống nhứt tan rả, và do đó tiêu tan luôn hy vọng người quốc gia lãnh đạo kháng chiến chống Pháp.
Đây là điễm quan trọng mà sau này lịch sử sẽ dựa vào để luận công định tội.

Cái chết của Hồ Văn Ngà

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm được Saigon.Kháng chiến Nam bộ chia ra làm hai cánh. Nhóm Đệ Tứ rút về miền Đông. Nhóm Quốc Gia đi về hướng miền Tây.
Ngày 8-10-45, ở mặt trận miền Đông, Việt minh trở mặt bất ngờ bắt và thanh toán những người khác
chánh kiến trong đó đặc biệt người Đệ Tứ bị giết thê thãm (tất cả đảng viên nòng cốt Đệ Tứ đều bị
chôn sống ở sông Lòng Sông – Bình Thuận - gồm có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn
Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hóa, Trần Văn Sĩ, Nguyễn Văn Soái, Nguyễn Văn Tiền . . .)

Nguyễn Long Thanh Nam đánh giá những người này là ‘lãnh tụ xuất chúng về tài ba, đã nổi bật như
những ngôi sao sáng của sinh hoạt chính trị tranh đấu miền Nam trong thập niên 30, 40.’
Đầu tháng 10 năm 1945, quân Pháp tìm cách xua quân tấn công ra ngoại ô để khai thông đường tiếp
tế lúa gạo từ miền Tây. Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ân, Kha Vạng Cân, Lâm Ngọc Đường đang lui cui lập ùy ban phong tỏa Saigon-Chợlớn để chận bước tiến của quân Pháp thì bị Nguyễn Văn Trấn, lúc đó bề ngoài tự xưng là Giám đốc Quốc gia Tự-vệ-cuộc, nhưng phần hành là trưởng đoàn ám sát của Việt minh, tuân lệnh của Trần Văn Giàu đem thuộc hạ bám sát Hồ Văn Ngà. Hồ Văn Ngà bị bắt trong nhà của ông Nguyễn Bá Tường lúc ban đêm.

Hồ Văn Ngà có lúc bị nhốt chung với tướng Cao Đài Trần Quang Vinh. Người sau này chạy thoát
được. Sau này, ngày 13-6-1946 tại Thái Lan, Trần Văn Giàu có thú nhận với Trịnh Hưng Ngẫu rằng
hắn đã có giết tới 2500 ngưới quốc gia trong thời đó.

Nguyễn Long Thành Nam viết: ‘Trường hợp Hồ Văn Ngà xảy ra như sau:
Ông Hồ Văn Ngà là lãnh tụ cầm đầu đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập đã nhiều lần tuyên duơng ý chí: ‘sẳn sàng phục vụ bất cứ ai có tài cứu nước, nhưng chính ông lại là nạn nhân của Việt Minh. Ông bị công an Việt Minh bắt trong lúc cùng với Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân thành lập ủy ban Phong tỏa Đô thành Saigon-Chợlớn. Ủy ban này ra đời để ngăn chặn bước tiến của quân đội Pháp, trong khi các cán bộ Cộng Sản trong Lâm ủy Hành chánh Nam bộ đã bỏ chạy. Ủy ban đặt văn phòng tại nhà ông Nguyễn Bá Tường, và thực hiện công tác phong tỏa Đô thành khá hiệu lực. Nửa đêm khi ông Hồ Văn Ngà đang ngủ, công an Việt Minh tới bắt, không nêu lý do, tội phạm chi cả (12)
Theo Trịnh Văn Thanh (7) thì Hồ Văn Ngà bị giết vào cuối năm 1946. cái ngày mất của Hồ Văn Ngà có quan hệ đối với trách nhiệm của Trấn Văn Giàu vì khoảng thời gian đó Trần Văn Giàu (người Nam) đã bị Hồ Chí Minh gọi ra Hà nội và giữ lại luôn. Đảng CS đưa Nguyễn Bình (người bắc) từ Bắc vào thay thế. Chắc chắn cái quyết định bắt và giam Hồ Văn Ngà là của Trần Văn Giàu giao cho thủ hạ Nguyễn Văn Trấn thi hành, nhưng cái quyết định giết thì tạm thời chưa phân định được là của Trần Văn Giàu hay của Nguyễn Bình. Có thể không phải là của Trần Văn Giàu vì tháng 6 năm 1946, Trần Văn Giàu đã ở Bangkok rồi.
Hồ Văn Ngà bị đưa đi biệt giam tại Cà mau rồi đem đi giết tại hòn Đá bạc.

13
Một bữa trưa, một cai ngục vốn là người học trò cũ có cho Hố Văn Ngà hay rằng tối nay chúng được
lệnh giết ông và yêu cầu ông thầy chạy. Nhưng ông thầy này không chạy.
BS Trần Nguơn Phiêu có thuật lại hơi khác một chút. ‘Cùng bị giam với Hồ Văn Ngà có ông Trần
Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và ông Vũ Tam Anh đã tổ
chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà nhưng chỉ cứu được Trần Quang Vinh. Hồ Văn Ngàhôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm’ (10)
Theo Hứa Hoành, Hồ Văn Ngà bị đâm chết vào ban đêm và thi hài bị thả trôi song. Trước khi chết, Hồ Văn Ngà có nói ‘Các anh giết tôi thì giết, nhưng đừng nói . . tôi là Việt gian!.’ (6)
Tại sao không giết liền mà giết nguội?
Có ba lý do song song.
Cái lý do thứ nhứt là vì Hồ Văn Ngà là một lãnh tụ quốc gia có uy tín nhứt lúc bấy giờ, ông có thể có
một giá trị lợi dụng. Chừng nào chắc chắn không thể lợi dụng được thì hạ thủ đâu có muộn.
Cái lý do thứ hai theo ông Nguyễn Long Thành Nam là ‘Ngà bị giết vì một lòng tin tưởng rằng mình là bạn của Trần Văn Giàu, không bao giờ Giàu hại mình. Hồ Văn Ngà bị giam chung với Vũ Tam Anh, Trần Quang Vinh ở Cà Mau, hai ông Vinh, Anh vượt thoát nhờ kế hoạch phá khám của Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) (12). Có thể Nguyễn Long Thanh Nam ngụ ý rằng Hồ Văn Ngà có nhiều cơ hội vượt ngục nhưng chỉ chờ Trần Văn Giàu thả ra đàng hoàng chớ không chịu trốn.
Cái lý do thứ ba là tại ông có một người em ruột đang theo Việt minh, không phải làm lính gác cổng mà là Ủy viên của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh. Người em út này tên là Hồ Văn Hoa (Chín Huê), bác sĩ y khoa tốt nghiệp tại Hà nội. Nếu Chín Huê tìm cách cứu anh và quậy tùm lum thì Hồ Văn Ngà có thể được thả ra, nhưng Chín Huê sẽ bị coi là thành phần không trung kiên và sẽ không được xài.

Đàng này sau cả năm mà Chín Huê không có can thiệp gì cả đủ để chứng minh ‘trí thức đầu hàng giai
cấp’ của mình rồi thì Việt minh đâu còn e ngại gì nữa mà không giết êm người tù.
Trong lúc Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch đem Thanh niên Tiền phong giao cho Việt minh để lập công lớn
phá vở Mặt trận Quốc gia Thống nhất, nhưng sau này không được xài vì bị đánh giá là thành phần
chao đảo, BS Hồ Văn Hoa thì một lòng một dạ giữ kín cái miệng, không có than phiền việc đảng giết
anh Tư của mình, và vẫn hăng hái công tác đảng, thường xuyên gặp mặt Nguyễn Văn Trấn. Nguyễn
Văn Trấn tự khoe:
‘Ủy ban kháng chiến hành chánh đặt ở chỗ trạng sư Nguyễn Thành Vĩnh, bây giờ họp hành rôm rả với những: Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Trần Bảo Kiếm, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Văn Hướng, Trần văn Nguyên, Đặng Minh Trứ, Nguyễn Phú Hữu, Tạ Nhứt Tứ, Tạ Như Khuê, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Văn Chi, Hoàng Nghiệp, Đặng Văn Tốt, Nguyễn Văn Ấm, Nguyễn Văn Hoa, Hồ Văn Huê . . .và Phạm Thiều, với tôi (8)

Chín Huê sau này được tưởng thưởng, cho làm những nhiệm vụ tin cẩn. Có lúc làm y sĩ riêng của Hồ
Chí Minh, có lúc làm Đại tá Cục trưởng Cục quân y Việt cộng, có lúc làm Thứ trưởng Bộ Y tế của
Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt nam. Quyền của Chín Huê lớn hơn quyền của Bộ
trưởng Dương Huỳnh Hoa vì Chín Huê có chân trong đảng.

14
Trong bưng, đám cán bộ y tế gọi Chín Huê là ‘ông Thầy’. Sau 1975, Chín Huê có về Saigon và được
cấp một căn nhà ở Gia định. Một năm sau, Chín Huê chết và xác của y được đem quàn ba ngày tại
Dinh Độc lập. Chết là hết, mà có chắc vậy không?
Nếu còn một số kiếp nữa thì Chín Huê sau khi gặp lại hằng triệu người bị giết vì một chủ nghĩa trật lất đã phải nghĩ gì?
Rồi còn anh Tư nữa, làm sao gặp lại người anh, người anh này không phải là người anh bình thường,
mà người anh này đã thay cha mẹ mất sớm, giúp đở mình ăn học?
Nhưng Tạ Thu Thâu, Hồ Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Sương, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Sâm, Huỳnh Văn Phương, đông lắm, mà gặp lại Hồ Văn Ngà thì họ sẽ mừng rở lắm.
Đa số những người này nói tiếng Tây như bấp ran, nhưng họ chống Tây mút chỉ cà tha. Phan Văn
Hùm viết báo bằng Pháp văn thì hết xẩy. Nhưng Trần Văn Thạch thì giỏi văn phạm hơn một bậc. Cái
siêu đẳng tiềm ẩn của nền văn minh Pháp đã dạy cho họ trong cuộc đời, ngoài cái vinh thân phì gia ra, còn có những giá trị cao hơn, rằng có khi vì thiên hạ mà phải dấn thân. Nền văn minh đó đã dạy cho họ biết đứng thẳng làm người.
Tài trí của những người này, nhất là tấm lòng tận tuỵ với nước non sánh ngang với các nhân vật lớn
của thời Tam Quốc. Nhưng biết làm sao bây giờ? Việc nước đã dở dang.\

‘Đến chăng là chuyện đất trời’Thôi thì mình đầu đội trời, chân đạp đất, ngó nhau không thẹn là đủ rồi. Kéo nhau lại nhà ‘anh Ngà’ ăn bữa cơm trưa. Mấy người này chỉ biết làm cách mạng chờ không biết nhậu, mới một hai hóp là đã say rồi. Họ yêu cầu chủ nhà hát. Chủ nhà không biết hát nên nhớ lại một bài thơ Đường làm ở vườn Luxembourg đọc cho anh em nghe:
(Hơi say rồi nên quên hai câu đầu nhe)
H . . .
Ô . . .
Vợ đợi, con trông, trông mãi đó
Anh mong, em ngóng, ngóng hoài ta
Nhà siêu đợi trẻ ra tay chống
Nước biến trông tôi trổ mặt ra
Gai góc văn minh đường khó tới
An lòng, bền chí có ngày mà.
HỒ TẤN VINH
Úc châu
Tháng Sáu, 2006
Tham chiếu
(1) 41 NĂM LÀM BÁO - Hồ Hữu Tường – Imprimerie Sudestasie – 1984.
(2) HƠN NỬA ĐỜI HƯ – Vương Hồng Sển – Nhà XB Tổng hợp – 1992
(3) VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG - Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – 1927-1954
15
(4) Nhà Cách Mạng TẠ THU THÂU – 1906-1945 – Bà Phương Lan – Khai Trí phát hành – 1974.
(5) VIỆTNAM – 1920-1945 – Cách mạng và phản cách mạng thời đô hộ thuộc địa – Ngô Văn –
L’Insomniaque Editeur.
(6) NAM KỲ LỤC TỈNH 4 - Hứa Hoành – Văn Hóa XB – 1995.
(7) THÀNH NGỮ, ĐIỂN TÍCH DANH NHÂN TỪ ĐIỂN - Trịnh Văn Thanh - Hồn Thiêng XB.
(8) VIẾT CHO MẸ VÀ QUỐC HỘI - Nguyễn Văn Trấn – nhà XB Văn Nghệ - 1995.
(9) HISTOIRE DU VIETNAM DE 1940 À 1952 – Philippe Devillers – 3è ed. Edition du Seuil, 1952.
(10) PHAN VĂN HÙM - Trần Nguơn Phiêu - Hải mã – 2003.
(11) TÔI GIẾT NGUYỄN BÌNH - Trần Kim Trúc - Đồng Nai XB – 1972.
(12) PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG DÒNG LỊCH SỬ DÂN TỘC - Nguyễn Long Thành Nam - Đuốc Từ Bi XB – 2006 online.
Chú thích:
1- Khả Vạn Cân cũng là Kha Vạn Cân hay Kha Vạng Cân là người có học, có lòng và có tiền. Kỹ nghệ gia, chủ lò đúc ‘Cân et Vạng’. Kha Vạn Cân do Hồ Văn Ngà bổ nhiệm làm thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong là một tổ chức quốc gia. Nhưng sau này bị cán bộ VM trà trộn và úp hụi. Kha Vạn Cân năm 1954 tập kết ra Bắc, nhưng ở Bắc, Kha Vạn Cân bị bạc đãi. Bây giờ tại Thủ Đức có một con đường đi về hưóng Biên Hòa tên Kha Vạn Cân.
2 – Ngày bổ nhiệm Hồ Văn Ngà làm phó Khâm sai rất khó xác định. Vương Hồng Sển kể lại mâu
thuẩn. Họ Vương viết rất chi tiết tại trang 376 rằng đêm 18 tháng 5 năm 1945, ở Sóc trăng, ông đi xem gánh Long xuyên hát cứu trợ đồng bào ngoài Bắc:
‘Tôi ngồi gần ông Đ (tỉnh trưởng) và gặp lại sau lâu năm xa cách bạn học cũ Hồ Văn Ngà, nhưng tôi
không nói chuyện nhiều e có người nghi tôi cầu cạnh, vì lúc ấy Ngà giữ chức phó khâm sai miền Nam’. Rồi cách 7 trang sau, tại trang 383 ông lại viết:
‘Ngày 19/8 có cuộc biểu tình mừng độc lập và hoan nghênh ông Nguyễn Văn Sâm được vua Bảo Đại
phong làm khâm sai Nam Bộ, Hồ Văn Ngà làm phó khâm sai’ (2)
Nguyễn Long Thành Nam thì kể lại:
‘8-1945: Chánh quyền Nam Kỳ được nhà cầm quyền Nhựt trả cho Chủ tịch Hội Đồng Nam Kỳ Trần Văn Ân. Trần Văn Ân bổ nhiệm Hồ Văn Ngà làm phó Khâm sai Nam bộ, trong lúc Khâm sai Nguyễn Văn Sâm chưa về (12).
Điều này có vẽ không ổn vì Khâm Sai là người đại diện Vua, chỉ có triều đình mới bổ nhiệm Khâm Sai mà thôi. Tuy nhiên, dường như Hồ Văn Ngà đã có thực quyền trước khi được thực phong.
3- Nguyễn Văn Trấn và Ngô Văn đều viết triều đình Huế bổ nhiệm Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai
ngày 14 tháng 8 năm 1945. Devillers lại viết ngày đó là ngày 16 tháng 8 và Nguyễn Văn Sâm về đến
Saigon ngày 19 tháng 8.
16
‘Nguyen Van Sam parvenu à Saigon le 19, est immédiatement entré en rapports avec l’Etat-Major
nippon pour obtenir les armes pour les partis nationalistes et leurs milices (p. 141).
Theo tôi suy luận, ngày 19 tháng 8, Nguyễn Văn Sâm chưa về đến Saigon. Nếu đã có mặt vào ngày ấy thì tại sao Minoda lại trao quyền cho Hồ Văn Ngà chớ không trao cho Nguyễn Văn Sâm.
Ngày 6 tháng 8, Hiroshima lãnh trái bom nguyên tử đầu tiên. Ngày 9 tháng 8, Nagasaki lãnh trái thứ
hai. Ngày 16 tháng 8, 1945, Nhựt hoàng ra lệnh ngưng bắn. Nhựt rất cấp bách tìm người Việt nhận
lãnh trách nhiệm để họ bàn giao thì tại sao Nguyễn Văn Sâm đã mất hết một tuần lễ mới về tới
Saigon?

4- BS Phạm Ngọc Thạch là ai? Philippe Devillers cho biết BS Phạm Ngọc Thạch đã bí mật gia nhập
đảng CS. Hứa Hoành cũng cho Phạm Ngọc Thạch nằm vùng. Còn Tạ Thu Thâu thì cứ mãi phân vân
không biết ông ta làm việc cho ai.
‘Ra khỏi nhà Bác Sĩ Thạch, Thâu suy nghĩ mãi chưa biết người thanh niên thông minh ấy có xu hướng nào và chưa biết người đó sẽ hay đã làm cho ai? (4)
Chắc Hồ Văn Ngà cũng không biết luôn hoặc biết mà vẫn đối xử chân thành nên mới để ông ta làm
Tổng thư ký đảng Việt nam Quốc gia Độc lập (10) và còn giao luôn cho hắn trọng trách tổ chức Thanh niên Tiền phong.
5- Bài này đầu tiên được TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA đăng trong số 41 tháng 5&6 năm 2006.6 năm sau, ấn bản thứ hai này có sửa chữa và bổ túc.
Melbourne ngày 7 tháng 2 năm 2012

Tuesday, October 29, 2013

25 KIẾN TRÚC VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

25  trúc vĩ đại nhất lịch sử nhân loại | 25 achievements architectural greatest of mankind history

Trong khi chờ đợi sự ra mắt những kỳ quan kiến trúc của kỷ nguyên mới như đường hầm tàu biển hay khách sạn dưới nước, hãy cùng điểm lại 25 thành tựu xây dựng vĩ đại nhất được tạo dựng bởi bàn tay và khối óc của con người.
1. Đảo nhân tạo Palm, Dubai (UAE)
dubai-palm-jumeriah-large-600x460-1373072680_500x0

Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) là một trong những quốc gia trẻ nhất trên thế giới, nổi tiếng là vùng đất của những câu chuyện “Một nghìn lẻ một đêm”. Quần đảo hình cây cọ ở Dubai bao gồm Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira, đây cũng chính là ba hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới.
2. Đường dẫn nước Segovia, Tây Ban Nha
7699-segovia-aqueduct-1373072681_500x0

Đây là đường ống dẫn nước trên cao được xây từ thời La Mã vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, một trong những di tích bằng đá cổ được bảo tồn tốt nhất trên bán đảo Iberia.
3. Vạn lý Trường thành, Trung Quốc
Great-Wall-of-China-Pictures-1373080341_500x0

Vạn lý Trường thành là một công trình kỳ vĩ, có chiều dài 8.850 km, được xây dựng trong khoảng 2.000 năm, bắt đầu từ năm 475 trước Công nguyên. Sân bay quốc tế Bắc Kinh là sân bay gần nhất để đến thăm Vạn lý Trường thành.
4. Taj Mahal, Agra, Ấn Độ
Side-View-Taj-Mahal-Agra-India-1373080341_500x0

Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Đền được xây dựng trong 20 năm (từ 1632 đến 1653) bằng nhiều loại đá quý màu trắng trên một không gian rộng lớn, giúp tôn lên vẻ đẹp thanh khiết.
5. Đường sắt xuyên Siberia, Nga
Trans-Siberian-trip-1373080341_500x0

Tuyến đường sắt này nối liền Đông Nga với Nhật Bản, Trung Quốc và Mông Cổ. Phía Bắc Siberia vốn có địa hình rất hiểm trở để băng qua, chính điều đó đã làm cho công trình dài 8.851km này càng trở nên đặc biệt ấn tượng.
6. Tháp Burj Khalifa, Dubai (UAE)
1013928570-1365018664-1373080341_500x0

Tòa tháp Burj Khalifa là công trình nổi tiếng bậc nhất tại Dubai. Đây hiện là tòa tháp cao nhất thế giới với chiều cao ước tính khoảng 828m, được khai trương ngày 4/1/2010. Đến Dubai, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của tòa nhà khi đêm xuống, đó thực sự là một tác phẩm kiến trúc hoàn hảo.
7. Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
hocd-800pxakashikaikyo-bridge-1373080341_500x0

Hơn 2 triệu người đã lao động trong 10 năm để xây dựng nên Akashi Kaikyo, một cầu treo kiểu kết cấu dây võng. Cây cầu này kết nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 3.911m.
8. Tuyến đường sắt White Pass & Yukon Route, Canada
wihte-pass-1373080342_500x0

Hệ thống đường sắt này được xây dựng chỉ trong 26 tháng, sử dụng 450 tấn thuốc nổ để khai thông đường núi ven biển của Canada và hoàn thành vào năm 1900. Đến nay, tuyến đường sắt này vẫn sử dụng chiếc tàu cổ điển và lâu đời nhất có niên đại từ năm 1881.
9. Tháp Tokyo Sky Tree, Nhật Bản
tokyo-sky-tree-1373080342_500x0

Tokyo Sky Tree là niềm tự hào của Nhật Bản. Với chiều cao 634 mét, đây là tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới, với kiến trúc thép đặc biệt có thể chống ảnh hưởng của động đất. Tokyo Sky Tree có thể chịu được động đất 8 độ richter, điều này đã được chứng minh trong trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng 3/2012.
10. Trạm vũ trụ quốc tế
iss-future-1373080342_500x0

Trạm vũ trụ quốc tế được xây dựng với kinh phí 100 tỷ USD và công sức của hơn 100.000 người tại 15 quốc gia, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ chinh phục vũ trụ của con người. Nó được xếp hạng là một trong những công trình đặc biệt nhất khi nằm ở vị trí ​​354 km (220 dặm) ngoài trái đất.
11. Thành cổ Teotihuacan, Mexico
teotihuacan-from-the-pyramid-of-the-sun-0-1373272712_500x0

Teotihuacan được đặt theo tên của người Aztec, có nghĩa là “nơi đưa con người trở thành vị thần”. Đây là thành phố lớn nhất ở châu Mỹ thời kì tiền Columbus. Cấu trúc nổi tiếng nhất tại đây là Kim Tự Tháp Mặt Trời, được xây dựng với kiến trúc đặc biệt và độc đáo.
12. Kênh đào Panama, Panama
panama-canal-1373272712_500x0

Kênh đào Panama dài khoảng 77 km, bao gồm hai hồ nhân tạo, các mương nhân tạo và ba bộ van khóa. Kênh đào này là đường hàng hải quốc tế then chốt với hơn 14.000 tàu qua lại hàng năm, kết nối Vịnh Panama thuộc Thái Bình Dương với Biển Caribe và Đại Tây Dương.

13. Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan
taiwan-taipei-101-1373272712_500x0

Đài Bắc 101 là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2004 đến năm 2010, trước khi tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai khánh thành với độ cao 509 m. Công trình này được tuần báo Newsweek và chương trình Discovery bầu chọn là một trong bảy kỳ quan mới và một trong bảy kỳ quan kiến tạo của thế giới.
14. Skywalk Grand Canyon, Arizona, Hoa Kỳ
2209239122-4390dcbc92-z-1373272713_500x0

Cây cầu Skywalk nằm ở độ cao 1.200 m phía trên một cao nguyên đá được coi là cây cầu nằm ở vị trí cao nhất hiện nay. Đây là cây cầu làm hoàn toàn bằng kính, nhưng có thể nâng đỡ sức nặng tương đương 71 chiếc Boeing 747 đã chở đầy khách, và chịu được động đất 8 độ richter.
15. Trung tâm tài chính thế giới, Thượng Hải
World-Financial-Center-of-Shanghai-1373272713_500x0

Trung tâm Tài chính Thượng Hải là một tòa nhà chọc trời, được khởi công xây dựng từ năm 1997 do công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế. Tòa nhà cao 492 m với 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao nhất Trung Quốc và cao thứ tư thế giới.
16. Cầu cạn Millau Viaduct, Pháp
img1-1373272713_500x0

Millau Viaduct là cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng của sông Tarn gần Millau phía nam nước Pháp. Đây là cây cầu cao nhất thế giới, với đỉnh cao nhất của một cột là 343 m.
17. Hệ thống tàu điện ngầm London
London-Underground-1373272713_500x0

Tàu điện ngầm London là hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1863. Đây cũng là hệ thống lớn nhất thế giới tính theo tổng chiều dài 408 km đường ray và 275 trạm.
18. Sân bay Kansai, Osaka, Nhật Bản
kansai-airport-JPG-1373272713_500x0

Sân bay quốc tế Kansai được thiết kế xây dựng trên hòn đảo nhân tạo tại Osaka, Nhật Bản. Sân bay nhìn từ trên cao là một kiến trúc đồ sộ với đường giao thông nối giữa đảo và sân bay. Đây cũng là sân bay quốc tế lớn nhất ở Nhật Bản.
19. Đập thủy điện Hoover, Hoa Kỳ
130626160221-engineering-hoover-dam-horizontal-gallery-1-1373272713_500x0

Đập Hoover là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m của Mỹ. Công trình này được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.
20. Kim tự tháp Giza, Ai Cập
130705144634-great-pyramid-giza-horizontal-gallery-1373272714_500x0

Trong số hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập, Kim tự tháp Giza là lớn nhất và tồn tại lâu nhất cho đến nay. Công trình có nhiều điểm đáng kinh ngạc mà đến nay người ta vẫn tranh cãi về cách xây dựng nó ở thời kỳ cổ đại.
21. Cầu Cổng Vàng Golden Gate, San Francisco
130626155020-engineering-golden-gate-horizontal-gallery-1373272714_500x0

Cầu Golden Gate là một kỳ tích của nền khoa học xây dựng nước Mỹ, được tạo nên từ những năm 30 của thế kỷ trước. Bất kỳ ai đến Mỹ đều muốn một lần đặt chân đến Cầu Cổng Vàng bởi cảnh đẹp quá hùng vĩ nơi đây.
22. Tháp Eiffel, Paris

Eiffel-tower-from-trocadero-1373272714_500x0

Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng sắt nổi tiếng nằm cạnh sông Seine, thành phố Paris – công trình biểu tượng mang tính nghệ thuật của nước Pháp. Tòa tháp có độ cao 324 mét, có 1710 bậc, được xây dựng trong 3 năm (1887-1889).
23. Cầu Confederation, đảo Prince Edward, Canada
130626154619-engineering-confederation-bridge-horizontal-gallery-1373272714_500x0

Cầu Confederation dài 12,9km chạy ra đảo Prince Edward (P.E.I.), là cây cầu trên băng dài nhất thế giới. Cây cầu này xây dựng trong 4 năm, từ 1993 đến1997 với chi phí lên tới 1,3 tỷ USD

.
24. Đấu trường La Mã, Rome
130626154054-engineering-colosseum-horizontal-gallery-1373272714_500x0

Đấu trường La Mã, còn gọi là Colosseum là đấu trường lớn ở thành phố Roma với sức chứa 50.000 khán giả. Đây là một di tích lịch sử với kiến trúc khác biệt, dù bị sụp đổ nhiều nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ đại.
25. Tháp CN, Toronto, Canada
toronto-cn-tower-1373272715_500x0


Tháp quốc gia Canada (Tháp CN) từng được coi là ngọn tháp cao nhất thế giới với chiều cao 555 mét, gồm 147 tầng, gần gấp đôi Tháp Eiffel. Tòa tháp được chính phủ Canada xây dựng từ năm 1976. Đây cũng là địa điểm du lịch thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm.
Quỳnh Mai (theo CNN)

No comments:

Post a Comment