Pages

Saturday, October 29, 2016

HỘI TAM ĐIỂM = NGHIÊU MINH =

Sunday, October 20, 2013

HỘI TAM ĐIỂM


Hội Tam Điểm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Biểu tượng thước vuông góc và compa của hội Tam Điểm
Thuật ngữ Hội Tam Điểm (tiếng Anh: Freemasonry; tiếng Pháp: Franc-maçonnerie, nghĩa là “Nền tảng tự do”) dùng để chỉ một tập hợp những hiện tượng lịch sử và xã hội rất khác nhau tạo dựng từ một môi trường hội nhập mà việc tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung[1] và các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ xây đá.
Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là "Tam Điểm" được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là Sư huynh/Sư đệ (frère), hay Đại Sư phụ (maître), viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều.
Lịch sử về Hội chưa thật rõ ràng, người ta cho rằng Hội đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 16Scotland, sau đó là Anh, rồi lan ra các quốc gia khác. Thay đổi theo từng thời kỳ và theo từng lãnh thổ, Hội Tam điểm tự mô tả mình như một “hiệp hội những người thông thái và bác ái”, một “hệ thống luân lý miêu tả bằng các biểu tượng” hay một “bí tích gia nhập”. Bắt đầu trở thành một hội phái từ năm 1717 ở London, “Nền tảng tự do” này được gọi là tư biện (speculative, hay phisolophical-tư tưởng) trên các Nghĩa vụ Cổ xưa và được gọi là có hiệu lực (operative) sự liên minh giữa những người thợ xây xây cất, giữa những người khác, những nhà thờ[2].
Hội Tam điểm truyền bá một lối giáo dục có tính bí truyền, tiên phong sử dụng những biểu tượng và nghi lễ. Nó khuyến khích thành viên hành động vì sự tiến bộ nhân loại, nhưng để cho mỗi thành viên lựa chọn cách để thực hành điều đó[3]. Hoạt động từ thiện là một trong những phương thức hành động của họ [4]. Tôn chỉ này mang tính toàn thế giới bất chấp sự thực hành và cách thức tổ chức của Hội là rất khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ. Hội tập hợp những người ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới muốn hiến thân cho sự vươn lên về phương diện tinh thần và luân lý. Hội phát triển một số lượng lớn các nghi lễ và biểu tượng mà không phải luôn luôn được thông hiểu giữa các thành viên.

Sử liệu về Hội Tam Điểm

Cho đến giữa thế kỷ 20, lịch sử Hội Tam Điểm vẫn bị loại khỏi nền giáo dục lịch sử hàn lâm[5]. Những người ủng hộ lẫn chống đối Hội Tam điểm đã đưa ra rất nhiều luận chứng đối nghịch nhau, hoặc đôi khi trùng nhau thì lại sai, một ví dụ điển hình là vào cuối thế kỷ 19 đã lưu truyền một huyền thoại phổ biến cho rằng chính Hội Tam điểm đã đứng sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
Tuy nhiên về sau nghiên cứu lịch sử Hội Tam điểm đã phát triển mạnh, tách ra thành một ngành riêng(tiếng Pháp: maçonnologie), bao gồm các nghiên cứu rộng rãi về một thế giới văn hóa và trí thức xoay quanh Hội Tam Điểm. Nó chủ yếu đề cập tới các hoạt động cá nhân mà bộc lộ trí tưởng tượng và những quan điểm rất đa dạng của các hội viên Tam Điểm hơn là cố xác định một nhận thức luận khắt khe nào đó; hoặc phức tạp hơn, liên quan tới cuộc đấu tranh giữa các quan điểm và giữa các hội đoàn.
Việc nghiên cứu này có một lợi thế là số lượng sử liệu phong phú, bao gồm các văn bản (thư từ trao đổi, bản thảo, văn bằng, tranh khắc kẽm, tranh biếm họa, bài báo, v.v.), các vật nghi thức (bàn tam điểm, bàn của các hội quán, đĩa và huân chương tưởng niệm) cùng các đồ vật thông thường (đồng hồ, tẩu thuốc, hộp thuốc, v.v.) được trưng bày rộng rãi trong nhiều bảo tàng và các triển lãm thường xuyên[5].

Nguồn gốc theo huyền thoại

Mặc dù các cơ sở đầu tiên có lẽ đã xuất hiện ở Scotland vào cuối thế kỷ 16, Hội Tam điểm vẫn thường thêm vào nguồn gốc lịch sử một nguồn gốc cổ xưa hơn mang tính huyền thoại và biểu tượng. Họ định vị nguồn gốc của mình trong thời gian dựa vào nghệ thuật xây cất. Trong giai đoạn mà ngành cổ sinh vật học còn chưa phát triển, lẽ tự nhiên họ coi nguyên khởi của hội đã xuất hiện từ thời kỳ Adam (con người đầu tiên, theo quan điểm hồi đó), hoặc Noeh (người xây dựng thuyền Ark vĩ đại trong truyền thuyết Do Thái – Cơ đốc giáo), nhưng phổ biến hơn cả là thời kỳ xây dựng Đền Jerusalem tức Đền Salomon bởi kiến trúc sư Hiram Abif.
Xuất hiện khoảng năm 1390, Bản thảo Regius mô tả các thông lệ của hội Tam điểm đã xác lập một cách tượng trưng sự liên hiệp giữa họ dưới sự bảo hộ của EuclidPythagoras những ông tổ của hình học, và dưới sự bảo trợ của của vua Athelstan nước Anh[6].
Năm 1736 ở Pháp, hiệp sĩ Andrew Michael Ramsay đã liên hệ Hội Tam Điểm với lịch sử các Kỵ sĩ Thập tự. Những người khác ở Anh và Pháp, muộn hơn một chút, đã biến đổi nguồn tham khảo này sang một nguồn có tính biểu tượng liên hệ với Thánh chế La Mã hoặc với Hiệp sĩ Đền Thánh.
Sau việc ấn hành ở Pháp cuốn Séthos của giám mục Jean Terrasson năm 1731 và sau đó là việc tái khám phá Ai Cập cổ đại của người phương Tây, một số nghi lễ Hội Tam Điểm cũng dời nguồn gốc biểu trưng về thời kỳ xây dựng các Kim Tự Tháp[7].
Cuối cùng vào giữa thế kỷ 19, với việc khám phá lại các di sản của thời Trung Cổ, huyền thoại Hội Tam Điểm được chuyển dời và tăng cường bằng những liên hệ với việc xây dựng các nhà thờ.
Tóm lại, sau tất cả những chỉnh sửa trên là một huyền thoại về Hội luôn luôn được đặt dưới sự bảo trợ có tính biểu tượng của tất cả những gì thúc đẩy sự tiến bộ, trong suốt lịch sử, nghệ thuật xây dựng và những giá trị mà nó gợi lên.

Thành lập những cơ sở đầu tiên

Một hội quán tam điểm (tiếng Anh: lodge, tiếng Pháp: loge) là cơ sở địa phương của Hội Tam Điểm, thông thường tập hợp khoảng vài chục hội viên.
Hội quán tam điểm cổ nhất mà người ta biết được đã được tổ chức như một phường hội riêng rẽ của thợ xây nhà nguyện Mary ở Edinburgh dưới sự lãnh đạo của William St Clair[8]. Phần lớn các cơ sở riêng lẻ đầu tiên của hội đều ở Scotland và tuân theo các Điều khoản Shaw. Tất cả đều đòi hỏi quyền tự trị và thực hành:
Cả hai nghi lễ này không phải là đặc biệt, trái lại, khá tương tự với những nghi lễ của các phường hội khác, như hội “Người làm vườn tự do” (Free Gardeners)[9]. Tuy nhiên nhờ vào uy tín của nghề thợ nề trong giai đoạn ấy, các nghi lễ này nhanh chóng trở nên thông dụng trong hàng ngũ của họ, và dần dần đã có những quý tộc và tư sản tham gia vào hội, số này sau khi gia nhập tiếp tục hoạt động nhưng thường ít tham gia các buổi họp ở hội quán.
Gần cuối thế kỷ 17, đã có khoảng ba chục hội quán ở Anh. Ngài Robert Moray gia nhập ở Newcastle năm 1641 và nhà bác học nổi tiếng Elias Ashmole ở Warringtion, Lancashire năm 1646. Ashmole viết trong nhật ký rằng ông vẫn liên tục quan tâm tới Hội Tam Điểm nhưng phải hai mươi năm sau mới trở lại hội quán. Cho tới khoảng thời gian này các cơ sở hội ở Anh vẫn chỉ tập hợp chủ yếu các thị dân trung lưu, các thợ thủ công và tiểu thương. Chúng đã hầu như không dính dáng tới nghề thợ nề nữa và có liên hệ với các tổ chức tương tự như Free Gardeners hay Oddfellows. Tôn chỉ chủ yếu của nó là lòng từ thiện và tinh thần tương thân tương ái, trong một thời kỳ mà chưa có những bảo trợ xã hội công cộng. Nó giúp đỡ những thành viên bị ốm đau hay mất việc làm, lo việc đám tang của các thành viên hoặc nếu cần thiết chăm sắc cho vợ góa con côi của họ.
Cách thức cụ thể các hội quán Tam Điểm thực thụ (gọi là tư biện – speculative) tách khỏi các phường hội nghề nghiệp (operative) ra sao còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia nghiên cứu Hội Tam Điểm. Một giả thuyết, gọi là lý thuyết chuyển vị (theory of transition) theo đó quá trình chuyển hóa diễn ra từ từ ở Anh trong suốt thế kỷ 17, hiện nay được ít sử gia ủng hộ. Dường như vào thời kỳ chiến tranh với nước Anh, một số phường hội thợ nề ở Scotland đã thu nhận những thành viên ở ngoài ngành nghề của mình, đó là những thành viên danh dự và hầu như không tham dự các cuộc họp. Muộn hơn một chút, vào nửa cuối thế kỷ 17, nhiều quý tộc Scotland đã tham gia vào những hội quán mà trong đó các thành viên thợ nề là rất hiếm[10]. Cũng thời kỳ đó ở Anh, các phường hội thợ nề đã không còn. Mối liên hệ giữa hai loại hội quán do đó có thể đã được thiết lập thông qua các hội hữu ái, cùng với ảnh hưởng của các quý tộc Scotland theo phái Jacobite[10] rồi sau đó là các trí thức như Robert Moray, Elias Ashmore hay James Anderson, những người gia nhập những hội quán gốc Scotland nhưng hoạt động ở Anh[11].

Thành lập các Đại Hội quán


Quán rượu "The Goose and Gridiron", ở Luân Đôn.
Một Đại Hội quán (tiếng Anh: Grand Lodge) là một tập hợp nhiều hội quán (lodge).
Ngày 24 tháng 6 năm 1717, ngày lễ thánh St Jean, bốn hội quán ở London (“Ngỗng và Món Nướng”, “Cốc Vại và Nho”, “Quả Táo” và “Vương Miện”) đã họp ở quán rượu “The Goose and Gridiron” lập nên Đại Hội quán đầu tiên, “Đại Hội quán của London và Westminter[12], sau đổi tên thành Đại Hội quán Anh (Grand Lodge of England).
Nhóm này sau đó được gọi, một cách không chính thức, là những người hiện đại (The Moderns). Họ đề cao bản Hiến chương Anderson ban hành tháng 1 năm 1723 soạn thảo bởi thầy tu dòng Trưởng Lão người Scotland James Anderson với sự giúp đỡ của thầy tu, nhà khoa học theo Anh giáo John Theophilus Desaguliers, đồng thời tìm cách tổng hợp nghi lễ Nghĩa vụ cổ xưa với nghi lễ Lời Tam điểm thành một nghi lễ rộng rãi hơn trong quan niệm về “tôn giáo tự nhiên[13] vốn đóng khung trong sự dẫn giải về Tam Vị Thánh Thể[14].

Bảng các hội quán của Đại Hội quán Luân Đôn khoảng năm 1735.
Một phần lớn nhờ việc thành lập Đại Hội quán ở Anh mà sau đó tổ chức Hội Tam Điểm lan ra khắp lục địa châu Âu hai mươi năm sau đó, rồi dần dần ảnh hưởng tới các thuộc địa của các nước châu Âu trên thế giới. Các hội quán đáng chú ý đã được thiết lập ở Nga (1717), Bỉ (1721), Pháp (1725), Tây Ban Nha (1728), Italia (1733), Đức (1736))[15]. Ở Pháp, Italia và một mức độ thấp hơn ở các quốc gia châu Âu khác, tồn tại những hội quán độc lập với Đại Hội quán ở Anh, do một số quý tộc Jacobite người Scotland lưu đày thành lập. Các Đại Hội quán xuất hiện sau đó: ở Ireland (1725), Scotland (1736), Pháp (1738).
Vài năm sau, tập hợp xung quanh hội quán York và sau đó là những hội quán London khác, một Đại Hội quán nữa ra đời ở Anh, gọi là “Đại Hội quán Tam điểm cổ điển” (Antient Grand Lodge of England), đối lập với Đại Hội quán trước. Nó đề cao bản Hiến chương Laurence Dermott (1751) và tìm cách lan tỏa ảnh hưởng trong nước lẫn ngoài nước Anh, nhất là ở Bắc Mỹ. Cuộc cạnh tranh giữa hai phái (Tân phái và Cựu phái – The Moderns and The Ancients) kéo dài suốt nửa sau thế kỷ 18.
Trong thời kỳ cuộc Chiến tranh Napoleon, hai Đại Hội quán Anh đã hợp nhất, vào năm 1813, thành một tổ chức gọi là “Đại Hội quán Anh thống nhất”. Trong khi đó ở Pháp, Hoàng đế Napoleon I áp đặt sự tái tổ chức các chi hội trong một tổ chức gọi là “Grand Orient de France” với định hướng gần gũi với Cựu phái.

Sự phát triển các nghi lễ tam điểm khác nhau

Một nghi lễ tam điểm là một tập hợp những nghi thức và lễ bái tam điểm.
Vào thế ký 17, các nghi thức tam điểm, đơn giản hơn nhiều những thế kỷ sau này, thường không được chép lại và càng không được in ra do đó ngày nay người ta hầu như không còn biết đến chúng nữa ngoại trừ qua một số rất ít những ghi chép và những lời tiết lộ. Việc nghiên cứu các tài liệu có được cho thấy những nghi lễ này đã biến đổi khá nhiều theo thời gian[16].

Đĩa sứ Tam Điểm
Pháp, Bản mẫu:S-
Trong thế kỷ 18, với việc tái tổ chức thành các Đại Hội quán, cả Cựu phái lẫn Tân phái đều thực hiện các nghi thức mới tương tự cho nhau, chỉ có vài điểm khác biệt đáng kể như việc đặt các vật biểu trưng, cách thức truyền các mật ngữ hay sự dính líu nhiều hay ít tới tôn giáo Cơ đốc.
Tuy nhiên, từ những năm 1740, người ta nhận thấy những sự phân kỳ mới, bên cạnh những nghi thức của ba cấp độ truyền thống, dưới hình thức hàng trăm các cấp độ bổ sung gọi là cấp độ cao mà nhiều trong số đó chỉ là những biến thể của nhau, hoặc chúng chỉ là những dự thảo mà chưa bao giờ được thực hành. Sự nhân lên các nghi thức tam điểm này đã làm nảy ra những ý kiến phải chuẩn hóa chúng và nhóm lại thành những bộ nghi thức mạch lạc và ổn định: những nghi lễ tam điểm. Các nghi lễ phổ biến nhất bao gồm Nghi lễ thi đua (tiếng Pháp: Rite émulation), Nghi lễ Scotland cổ xưa, Nghi lễ York, Nghi lễ Pháp. Gần một chục các nghi lễ khác cũng được cử hành tương đối rộng rãi trên thế giới. Sự khác nhau giữa tất cả các nghi lễ này thường chỉ là rất ít ở ba cấp độ cơ bản và chỉ trở nên đáng kể ở các cấp độ bổ sung mà đôi khi được gọi là cao cấp.

Tổ chức

Hội Tam Điểm được tổ chức thành các hội quán (loge, lodge). Đó là các nhóm cơ sở và nắm quyền lực chủ yếu của hội, nhất là quyền tuyển lựa thành viên mới. Các hội quán hợp thành các hội phái (tiếng Pháp: obédience, tức các Đại Hội quán - Grand Lodge hoặc ở Pháp và vùng ảnh hưởng là các Grand Orient). Trên hết, thuật ngữ, dòng hội Tam Điểm (tiếng Pháp: Ordre maçonnique) để chỉ một ý tưởng về một hội Tam Điểm toàn cầu(chứ không phải một cấp tổ chức thực sự). Kiểu mẫu tổ chức này của hội tam điểm được vay mượn bởi rất nhiều tổ chức phi tam điểm, nhất là ở Anh và Hoa Kỳ, như những tổ chức tương tế xã hội hoặc B'nai B'rith.

Hai nhánh chính

Một hội viên Anh ở thế kỷ 19
Dựa trên sự khác nhau về nghi thức tam điểm giữa các hội phái mà người ta có thể nhìn nhận Hội Tam Điểm bao gồm hai nhánh chính:
  • Nhánh truyền thống cũng là nhóm phổ biến hơn trên thế giới, tập hợp hầu hết các hội phái kết nạp một cách thường xuyên.
  • Nhánh tự do không áp đặt bất kỳ niềm tin cụ thể và chấp nhận vô thần.



     


Hội Tam Điểm

của TS Trần Thu Dung

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

Nói đến Hội Tam Điểm, ta có cảm giác là một tổ chức quốc tế kỳ lạ và bí mật, có mặt nhiều vị tổng thống các nước, những nhân vật ưu tú từ chính trị đến, văn hóa, khoa học . Họ trong Hội Tam Điểm và vừa có trong các tổ chức chính trị đối nghịch khác nhau, các tôn giáo khác nhau. Chúng ta trải qua một cuộc chiến giành độc lập, và qua cuộc chiến tranh, quen với cái nhìn qua lăng kính : trắng, đen, thực dân, đô hộ, yêu nước, bán nước, cách mạng, tay sai… Thật ngỡ ngàng khi khám phá ra có một tổ chức Tam Điểm có sự tham gia của những quan toàn quyền thuộc địa, và có cả « những nhân vật cách mạng yêu nước », những người gọi là thực dân lẫn những người đối nghịch !


Biểu tượng thước vuông góc và compa của hội Tam Điểm, link: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_Tam_%C4%90i%E1%BB%83m


Hội Tam Điểm là gì ? Nó có một vai trò gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập ? Tại sao những nhân vật Việt Nam ưu tú trong lịch sử cận đại tham gia ?. Lần đầu tiên một quyển sách bằng tiếng Việt do chị Trần Thu Dung, Tiến sĩ văn học Pháp Viện Đại Học Tổng Hợp Paris VII, đã mở ra cho chúng ta cánh cửa bí mật của Hội Tam Điểm của thế giới, của Pháp và Việt Nam. Link :


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130128-cuon-sach-ve-hoi-tam-diem-o-viet-nam-phong-van-tac-gia-tran-thu-dung


Đọc sách Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc, do nhà xuất bản Sáng Illumanati xuất bản năm 2013 tại Paris. Cám ơn chị Trần Thu Dung đã chịu khó tìm tòi những tài liệu thuộc loại hiếm quý khó tìm, trong kho tàng sử học Việt Nam tại Paris. Sách chị đã mở rộng thêm cánh cửa, giúp ta tìm hiểu thêm tâm trạng và suy tư của thế hệ cha ông trên bước đường tranh đấu giành độc lập cho dân tộc, giúp cho chúng ta có cái nhìn thoáng hơn về những người Việt Nam yêu nước từ những vị trí khác nhau, những con đường khác nhau.


Thuở ấy « Tuấn kiệt như sao buổi sớm, anh tài như lá mùa thu », cha ông chúng ta phải mò mẫm trên từng bước đường. Không có gì phải « dấu giếm » hay « hổ thẹn » khi nói rằng : Nguyễn Ái Quốc làm đơn xin học Trường Thuộc Địa hay gia nhập Hội Tam Điểm hay tham gia Đảng Xã Hội Pháp. Và bao nhiêu nhân vật khác từ Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, vua Duy Tân, Trần Trọng Kim, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Thinh, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Huyến, Trịnh Đình Thảo, Tạ Thu Thâu, Trần Quang Vinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Trung, Dương Văn Giáo, Lê Thước… từng là Hội Viên Hội Tam Điểm. Thời đại ấy chưa có sự chia rẽ đối cực giữa những người Việt Nam. Thuở ấy chỉ có hai tiếng đồng bào của cụ Phan Bội Châu, cùng một bào thai mẹ Việt Nam, và chưa có hai chữ đồng chí là đồng chung chí hướng. Kẻ nào không cùng chí hướng là không còn đồng bào ư ? Trong Hội Đồng bào thân ái có Nguyễn Tất Thành là bạn thân của Nguyễn Thế Truyền. Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm người Việt Nam yêu nước : Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành.


Sở dĩ chúng ta thắc mắc vì chúng ta chưa hiểu rõ trên bước đường mò mẫm : từ chiến đấu chống Pháp cực đoan bằng vũ lực như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, sang cuộc đấu tranh vận động dân chủ, nâng cao dân trí, chấn hưng công thương nghiệp của Phan Chu Trinh cũng không thể thực hiện được, nếu chúng ta vận động đơn độc. Cuộc vận động giành độc lập ấy chỉ có thể thành công khi được khi có sự ủng hộ của những thành viên huynh đệ người Pháp Hội Tam Điểm và những người Pháp cánh tả đảng Xã Hội, đảng Cộng Sản. Đó là lý do những người Việt Nam từ Nguyễn Ái Quốc đến Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu ... đều tham gia Hội Tam Điểm.


Hội Tam Điểm là gì ? Vai trò của Tam Điểm trong chính trường Pháp và Tây Phương như thế nào ? Quyển sách Hội Tam Điểm của Tiến sĩ Trần Thu Dung giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về những suy tư và đấu tranh của thế hệ cha ông.


Quyển sách của TS Trần Thu Dung có thể khiến độc giả bị ngỡ ngàng. Vì sách sử bao năm qua chỉ nghiên cứu về những phong trào đấu tranh bạo động và hầu như quên lãng hay ít để ý đến các phong trào đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam. Tuy nhiên sách chị Trần Thu Dung, không đề cập đến chủ trương Bất Bạo Động của cụ Phan Chu Trinh trong tiến trình suy tư của cha ông chúng ta : Từ đấu tranh bạo động sang Pháp Việt đề huề, hội Tam Điểm , người đọc có thể rơi vào cái lập luận đơn giản : Yêu nước là bạo động chống Pháp bằng vũ lực, chủ trương khác là … thoả hiệp là Việt gian, bán nước ?


Khi người Pháp đem quân chiếm Nam Kỳ năm 1862 , những người kháng chiến đầu tiên Trần Thiện Chánh, Nguyễn Trung Trực đến Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám bị thất bại, cha ông ta đã sớm nhận thức tiếp tục cuộc chiến đấu như thế thì cũng sẽ như những người Da Đỏ Nam Mỹ, Bắc Mỹ, sẽ bị xóa sổ trước súng đạn tối tân của Tây Phương. Đến nhận thức của Phan Chu Trinh : Khai dân trí, Chấn dân khí, Cải cách dân chủ, Chấn Hưng công thương nghiệp. là một bước tiến dài. Cụ Phan Châu Trinh phải đấu tranh với cụ Phan Bội Châu muốn sang Nhật nhờ cầu viện, đối với cụ nhờ người khác cũng như thay người cỡi ngựa. Việc quan trọng mình phải khai dân trí, làm cho dân tộc mình thoát khỏi ngu dốt, thoát thân phận làm trâu ngựa cho người khác. (Xem Nguyễn Q Thắng, Phan Chu Trinh, cuộc đời và tác phẩm, nxb Văn Học Hà Nội 1992). Vận động dân chủ bằng chủ trương bất bạo động. Nhưng đó là việc làm không dễ, vì quyền lực thuộc địa trong tay người Pháp, dễ dàng gì người đang nắm quyền phải mất quyền lợi để cải cách dân chủ ? Trường Đông Kinh Nghĩa Thục khai thông dân trí hoạt động một thời gian rồi cũng bị đóng cửa. Chủ trương Chấn Hưng Công Thương Nghiệp các nơi các Hội Thương lần lượt bị đóng cửa.




Sáu sáng lập viên của LTTQ: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh (hàng trên), Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng (hàng dưới).
Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_Li%C3%AAn_Th%C3%A0nh


Chỉ trừ một nơi duy nhất là tại Phan Thiết : Công Ty Liên Thành, Trường Dục Thanh, Liên Thành Thi Xã là tồn tại lâu dài nhờ sự khôn khéo của ông Trần Lệ Chất, tú tài kép Hán Học, thông ngôn viên công sứ Pháp tại Bình Thuận Léon Lucien Garnier,đã tranh thủ được sự ủng hộ của viên công sứ và của Ernest Barbut, nhà báo, chủ bút Đăng Cổ Tùng Báo tại Hà Nội. Tại Phan Thiết, Phong Trào Duy Tân, do cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp thành lập năm 1905, kết hợp hài hòa giữa những người cựu học như Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Trần Đình Phiên, Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Hiệt Chi,và những người Tây học làm thông ngôn, ký lục toà sứ như Hồ Tá Bang, Trần Lệ Chất, Huỳnh Đình Điển… Ngược lại, chủ trương Đông Du và « thiết huyết », dựa trên chủng tộc màu da vàng để chống lại người da trắng, ngày nay chúng ta thường lầm lẫn giữa hai chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, thậm chí gán cho Phan Bội Châu cái phong trào Duy Tân.

Phan Chu Trinh


Link : http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Ch%C3%A2u_Trinh


Thật ra hai chủ trương khác nhau như nước và lửa : bạo động và bất bạo động . Cụ Phan Chu Trinh từng xuất ngoại để thuyết phục Phan Bội Châu và khiến cụ Phan Bội Châu phải khóc ròng ; đối với cụ Phan Chu Trinh điều bất hạnh cho cụ là hai phong trào cùng sinh ra một lượt, người tham gia lại lẫn lộn vào nhau, cụ Phan Bội Châu với chủ trương bạo động đã phá nát tất cả các xây dựng bất bạo động của cụ Phan Chu Trinh, ( vụ Kháng thuế Trung Kỳ, Hà Thành đầu độc...) khiến bao nhiêu người bị tù tội, Tiến Sĩ Trần Quý Cáp bị chết oan, bản thân các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn bị tù tội. Cụ Phan Chu Trinh đã từng lên án những trấn áp tàn bạo lại xuất phát từ các quan lại Việt Nam như Phạm Ngọc Quát giết bạn là Trần Quý Cáp, Cao Ngọc Lệ giết thầy là Tống Duy Tân. Khi ra tù, người Pháp công nhận các cụ bị oan. Khác biệt với cái nhìn dựa trên màu da chủng tộc, da trắng là thực dân, cụ Phan Chu Trinh chủ trương Tây Du, đến tận nước Pháp để học hỏi, và tranh thủ những người bạn Pháp.


Đó là lý do người thanh niên Nguyễn Tất Thành tìm đến Phan Thiết dạy học Trường Dục Thanh, và đích thân ông Hồ Tá Bang tổ chức cho thầy Nguyễn Tất Thành lên đường đi sang Pháp. Cụ Phan Chu Trinh sau khi mãn hạn tù Côn Đảo cũng được cơ sở Liên Thành đưa sang Pháp cùng con trai Phan Chu Dật, cụ muốn đến nước Pháp để tận mắt thấy những văn minh tiến bộ của Tây Phương đương thời. Qua kinh nghiệm của phong trào Duy Tân tại Phan Thiết, các cụ đã tiến đến một sự hợp tác giữa các nhà khoa bảng cựu học với các thanh niên tân học và tìm đến một sự ủng hộ của những người Pháp tiến bộ, có cảm tình với người Việt Nam. Tác phẩm chị Trần Thu Dung không nói đến phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh mà đi thẳng đến Hội Tam Điểm.


Tham gia hội Tam Điểm cũng là một hình thức đấu tranh nhân quyền của trí thức Việt Nam thời kỳ này. Một con đường đấu tranh khôn khéo, và lôi kéo những người bạn Pháp dân chủ tiến bộ chân chính ủng hộ trong việc đòi độc lập và bình đẳng dân chủ. Hội Tam Điểm ở Việt Nam hầu như ít người biết đến. Cha ông ta đã tương kế tựu kế, tìm một con đường chống thực dân, ít hao tổn xương máu nhất. Nhiều người cho đây là con đường thoả hiệp. Thỏa hiệp không đồng nghĩa với chấp nhận, đầu hàng, và không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép sức yếu, dân tộc còn trong tình trạng « bán khai » , khoa học kỹ thuật tân tiến của Tây Phương vẫn còn là xa lạ.


Hội Tam Điểm có một vai trò tích cực trong cuộc cách mạng Pháp 1789, phần lớn những lãnh tụ cách mạng Pháp đều có trong Hội Tam Điểm. Con đường từ cuộc cách mạng đẩm máu đến dân chủ cũng trải qua nhiều kinh nghiệm xương máu. Sau 1789 các phe nhóm thanh toán lẫn nhau, đưa nhau lên máy chém. Trong Quốc Hội, người khác biệt chính kiến, thách nhau ra rừng Vincenne hay Boulogne đấu kiếm, hay đấu súng, cho đến khi có lúc phân nửa đại biểu quốc hội chết vì đấu kiếm đấu súng, thanh toán lẫn nhau. Họ mới đi đến giải pháp cấm đấu kiếm, đấu súng, và bày ra giải pháp dân chủ tả, hữu, trong Quốc Hội. Tam Điểm đã đóng góp phần quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa nước Pháp.


Tại Pháp có một mâu thuẩn gần như đối nghịch giữa Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Hội Tam Điểm. Thời kỳ thuộc địa hầu hết các toàn quyền Đông Dương và những nhân vật nắm giữ then chốt thuộc địa Đông Pháp đều là hội viên Hội Tam Điểm. Tại Hà Nội Toàn quyền De Lanessan đã không đồng ý với giám mục Puginier trong chủ trương thủ tiêu tầng lớp sĩ phu Nho sĩ Việt Nam, mà chỉ đồng ý với chủ trương dùng chữ quốc ngữ để cách ly người Việt Nam ra khỏi nền văn hóa xây dựng trên chữ Hán, chữ Nôm. (Xem TS Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897). California TGXB 1995, tr 436). Các nhà cách mạng bất bạo động cũng như các hội viên Tam Điểm Việt Nam đã làm vô hiệu hóa chủ trương này, đã nắm lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện canh tân đất nước, xóa nạn mù chữ, dịch thuật các tác phẩm cổ điển Việt Nam, dịch thuật các tác phẩm văn học triết học Tây Phương ra chữ quốc ngữ, chấn hưng Phật Giáo bằng chữ quốc ngữ... Công lao hàng đầu phải kể đến các hội viên Tam Điểm người Việt Nam đầu tiên : Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim. Nguyễn Văn Vĩnh là người đứng tên xin phép thành lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy nhiên hiện nay cũng còn khá nhiều sách từ chữ Hán chưa chuyển qua hết chữ quốc ngữ, nhất là kho tàng thi ca Việt Nam, từ một ngàn năm nay phần lớn đều sáng tác bằng chữ Hán hay Nôm.

Nguyễn Văn Vĩnh

Link : http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_V%C4%A9nh


Cùng hoàn cảnh với Nhật Bản, vua Minh Trị Thiên Hoàng đã hy sinh 80% tài sản của hoàng gia để gửi 3002 sinh viên đầu tiên đi du học và mướn 142 kỹ sư về dạy công nghệ, tổ chức cải cách giáo dục, thì vua Tự Đức nước ta, 36 năm trị vì chỉ biết sai người đi mua đồ sứ Giang Tây về đập bể để cẩn trên lăng mộ của mình, để khi Pháp tấn công vào triều đình Huế, thì toàn bộ kho tàng vàng bạc châu báu triều Nguyễn cũng bị chất xuống tàu Pháp ròng rả trong một tháng trời. Còn Nhật Bản họ thấy trước, vua Minh Trị đã hy sinh gia tài hoàng gia đ ểđào tạo nhân tài và nhân tài đó đã làm nên một nước Nhật cường thịnh và Việt Nam bị mất nước. Thời nhà Nguyễn cũng có những chuẩn bị để canh tân, nhưng quá chậm chạp, trước những biến chuyển thời cuộc thế giới. Cuộc đánh chiếm của Pháp vào Nam Kỳ 1862 và Bắc Kỳ 1883, áp đặt Triều đình nhà Nguyễn bồi thường chiến phí, khiến cho Việt Nam rơi vào tình trạng kiệt quệ ngân sách, không còn một khả năng canh tân nào nữa.


Bao nhiêu triệu người đã hy sinh cho cuộc tranh đấu dành độc lập ? Khi nước mất rồi, thì không thể trở lại chủ trương canh tân, như thời Minh Trị Thiên Hoàng được nữa. Những vị vua Thành Thái, Duy Tân, hay Bảo Đại có muốn canh tân cũng không thể tự mình làm được, mà phải vận động canh tân từ những người đang nắm quyền tại thuộc địa và tại mẫu quốc.


Theo truyền thuyết Hội Tam Điểm có từ thời xây đền Salomon năm 70 trước CN, nhưng thực tế Hội Tam Điểm xuất hiện ởÂu Châu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ giáo hội Thiên Chúa giáo và Triều đình là hai thế lực mạnh nhất. Những người xây dựng đền đài, cung điện và nhà thờ được ban nhiều ân sủng, vì họ là những người tài giỏi biết tính toán, vẽ kiểu, điều hành mua sắm vật liệu, điều khiển thợ lấp ráp đá, gỗ, kính, họa sĩ, điêu khắc gia chạm trổ, vẽ trên kính màu, trên vách.. tạo nên các cung điện, nhà thờ, chủng viện hoành tráng. Các kiến trúc sư giỏi được ưu đãi, cho hành nghề tự do. Họ thành lập hội đoàn riêng, họ được mời dự các yến tiệc. Do bí mật nghề nghiệp, họ hội họp kín đáo, không công khai, những người trong nghề xây dựng, để trao đổi kiến thức, bí mật giúp đỡ nhau. Những công trình to lớn như lâu đài, thành quách cần công trình các thợ Cả thiên tài. Vì vậy vua đặc ân cho họ có quyền hội họp gọi là Hội Franc-Maçon, nghĩa là « Hội những người thợ nề tự do ». Các cụ ta dịch là Hội Tam Điểm, Ba chấm, chính thức dùng từ năm 1775, tượng trưng ba tiêu chí cơ bản đề cao của hội là « Tự do , Công bằng và Huynh đệ » . Hội Tam Điểm còn gọi là Illuminati, tiếng La Tinh có nghĩa lá những người được thần linh khai sáng, cũng có nghĩa là ánh sáng lan toả. Vì thế những chi nhánh của hội thường mang tên như Ánh Sáng, Phương Đông (nơi mặt trời mọc). Từ bóng tối con người khám phá ra ánh sáng để vượt qua mọi thử thách cuộc đời và đạt được chân lý.


Biểu tượng của Hội Tam Điểm là lòng hiếu học. Khát vọng nắm bắt, chinh phục vũ trụ là nguyên nhân chính đã gắn chặt với ham muốn tồn tại, tình yêu chân lý và cuộc sống... Khởi đầu là những người thợ Cả xây dựng, nên biểu tượng của Tam Điểm là : Com -pa, thước vuông Ê ke, Con mắt, hình tam giác, và ngoài ra còn những biểu tượng khác : con số ba, kim tự tháp, gà trống, đồng hồ cát, lửa và nước, cây ô liu, vòng nguyệt quế, hoa hồng, tổ ong, trần nhà trang trí đầy sao, thang vẽ, kiếm, tạp dề, găng tay, chìa khóa…


Hệ thống tổ chức Tam Điểm tùy thuộc vào Đại Đường của mỗi nước. Trải qua ba thế kỷ thăng trầm, hệ thống tổ chức của hội có nhiều thay đổi. Năm 1817, Hội Tam Điểm các nước trên thế giới thống nhất tập hợp dước sự chỉ đạo chung của Đại Đường Luân Đôn. Năm 1723, James Anderson người Ecosse đã thảo ra một bản Hiến Chương cho toàn Hội Tam Điểm trên thế giới gọi là Hiến Pháp Anderson. Hiến chương có mục tiêu phục vụ con người, thành viên Tam Điểm phải là người tốt, chân thật, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo mỗi cá nhân. Hiến chương cũng ghi rõ nhiệm vụ của Tam Điểm là kết hợp người tốt trên thế giới không phân biệt chủng tộc, tôn giáo.


Đáng kể nhất của công trình nghiên cứu chị Trần Thu Dung là tìm được những tư liệu về tổ chức Tam Điểm tại Đông Dương. Chi nhánh Tam Điểm đầu tiên ra đời lấy tên Đông Phương Thức Tỉnh (Le réveil de l’Orient) ngày 10/11/1886 tại Sài Gòn. Chi Hội thứ hai lập tại Bắc Kỳ lấy tên Tình Huynh đệ Bắc Kỳ (La fraternité Tonkinoise) tại Hà nội ngày 9 /9/1887 . Tiếp theo sau đó là Ngôi sao Bắc Kỳ (L’Etoile de Tonkin ngày 21 /7/ 1892, Những người nhiệt huyết vì tiến bộ (Les fervents du Progrès) ngày 16 /4 /1913.. nhưng mãi đến năm 1924, 1925 mới nhận những người bản xứ : Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Văn Thinh là hai người đầu tiên ở Đông Dương. Nguyễn Văn Vĩnh là người bản xứ đầu tiên được đưa sang Pháp để kết nạp. Sự ra đời của Hội Tam Điểm Khổng Tử, Phạm Huy Lục đảng viên đảng Xã Hội SFIO, chủ tịch dân biểu Bắc Kỳ, 6/10 là thành viên bản xứ. Hội trở thành nơi sinh hoạt của các trí thức lớn như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Huy Lục, Trần Trọng Kim… Tại Sài Gòn chi hội Khổng Tử thành lập ngày 4/1/1930 gồm Bùi Quang Chiêu, Trần Văn Tý, Nguyễn Xuân Bái và thành phần Việt Nam Tam Điểm từ Pháp du học về như Cao Triều Pháp, Trịnh Đình Thảo tham gia.


Qua 291 trang tác giả đã dẫn ta qua nhiều thời kỳ phát triển của Hội Tam Điểm Đông Dương, trong việc kết nạp người bản xứ. Phần IV. Những thành viên Tam Điểm đầu tiên. Mục III Hội Tam Điểm và tôn giáo mới ở Việt Nam. Cung cấp cho ta những tài liệu về Hội Tam Điểm và Đạo Cao Đài rất thú vị, quan hệ giữa Louis Viadal con rể Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, cắt nghĩa cho biết nguồn gốc thờ Victor Hugo trong Đạo Cao Đài.


Lịch Sử Việt Nam, không diễn biến như Nhật Bản có một vị vua anh minh Minh Trị Thiên Hoàng, một triều đình đầy người giỏi, có những kế hoạch lâu dài cho đất nước, đặt nền tảng lâu dài cho một sự phát triển bền vững.


Triều đại nhà Nguyễn không làm tròn, trách nhiệm với lịch sử, để mất nước, thế hệ cha ông ta là những người sắp chết đuối, gặp mảnh ván nào trôi gần thì bám vào mảnh ấy, trôi theo thời cuộc thế giới. Có khi người ngồi trên mảnh ván này đánh người ngồi trên mảnh ván kia, có khi người ngồi cùng mảnh ván đánh nhau để dành chổ tốt. Khi dòng nước trôi xuôi thì hí hửng tưởng mình nắm được vận mạng lịch sử, chẳng bao giờ xem mảnh ván mình ngồi đã mục rả hay chưa.


Người suy nghĩ như cụ Phan Châu Trinh : Cải cách dân chủ, Nâng cao dân trí, Chấn hưng công thương nghiệp. Trăm năm qua chẳng có ai như cụ, làm được một phong trào Duy Tân như cụ, nói chi đặt nền tảng lâu dài cho đất nước. Trong hoàn cảnh hèn kém của đất nước của cha ông, ta trân trọng những người trong tầm tay của mình đã gắng hết sức để làm những công việc văn hóa, lập trường học, phổ biến chữ quốc ngữ, dịch các sách văn học, tư tưởng để nâng cao trình độ dân trí và quan trí, thu nhặt những di sản văn hóa tổ tiên : như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Hoàng Minh Giám, Lê Thước…Nhiều chi tiết, ta không khỏi ngậm ngùi, pho tượng nữ thần tự do được Hội Tam Điểm Tình Huynh đệ Bắc Kỳ, một thời đặt trên tháp Hồ gươm, cha ông ta không biết giá trị nghệ thuật cũng như biểu tượng, đã đem đập vỡ nấu chảy đúc thành tượng A Di Đà chùa Ngũ Xã, cạnh hồ Trúc Bạch năm 1953.


Đọc xong quyển sách, ta ngậm ngùi, ta học được bài học gì nơi thế hệ cha ông ?


Ngày nay khi nhìn lại các nước trên thế giới, không phải nước nào cũng giành độc lập bằng con đường bạo động như nước ta. Không phải nước nào cũng trả giá bằng xương máu quá đắt như nước ta, và ảnh hưởng một cuộc xâu xé dân tộc, nồi da xáo thịt vẫn còn kéo dài. Quan điểm cho rằng ta đấu tranh giùm cho toàn thế giới cũng chỉ là một huyền thoại. Nhiều nước khôn khéo như Nhật Bản không những giữ độc lập mà còn trở nên hùng mạnh tiến bộ. Như Thái Lan không một ngày bị mất chủ quyền, ngày nay họ đi trước hơn ta hai ba chục năm. Như Ấn Độ, Miến Điện, In -đô nê- sia, Phi Luật Tân, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei, Maroc, Sénégal, Côte d’ Ivoire… có phải trả giá bằng máu nhiều như chúng ta đâu ?


Lịch sử đã đi qua, không thể làm trở lại, có làm được chăng là hàn gắn vết thương làm xâu xé dân tộc, để thống nhất tình cảm dân tộc. Người viết lịch sử ngày nay không nên chia hai : nhân vật này yêu nước, nhân vật kia bán nước. Bài học Vua Trần Nhân Tôn đốt tráp thư những kẻ hàng giặc, đáng cho chúng ta suy nghĩ. Vua Trần có thể làm việc đó, nhưng ích lợi gì khi sau một cuộc chiến đất nước cần bàn tay của tất cả mọi người để xây dựng lại. Sau một trận chiến tranh rồi cũng phải nối lại bang giao, hàn gắn lại những đổ vỡ. Nước yếu kém rồi cũng phải gửi những con dân ưu tú nhất nước đi học hỏi những tiến bộ. Cũng phải gia nhập vào những tổ chức chung của thế giới. Người lãnh đạo đất nước sáng suốt phải nghĩ đến một tổ chức chung nào tất cả mọi người đều có thể tham gia, và chọn lựa những nhân tài ưu việt của xứ sở lãnh đạo đất nước.


Trong một giai đoạn lịch sử, nếu nước ta không chịu canh tân để tiến kịp với thế giới, nếu chúng ta cứ hèn yếu, thì không bị nước này chiếm cũng bị nước khác xâm lăng bóc lột. Giải pháp cầu viện đồng chủng da vàng, giúp ta cũng không hẳn là giải pháp tốt. Cụ Phan Bội Châu đi vận động cả nước để gửi hơn 200 sinh viên sang Nhật, đang còn học tiếng Nhật ở Thư Viện Hội Đông Á Đồng Văn thì Pháp ký kết văn kiện ngoại giao với Nhật để bị đuổi đi. Sự bóc lột tàn bạo của Nhật tại các nước Á Đông thời Đệ Nhị Thế Chiến còn tàn bạo hơn thời Pháp thuộc. Sự bóc lột của Trung Quốc, chẻ trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội ác chúng ta từng biết.


Sau Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945, lần lượt các nước thuộc địa đều được độc lập. Nhiều nước như Maroc, Sénégal, Tunisie, Côte d’Ivoire đã đi đến độc lập dễ dàng trong khi nước ta mất thêm 30 năm xương máu chiến tranh. Ngày nay chúng ta đã thoát chưa thân trâu ngựa cho một nước hay một chủ thuyết, hay vẫn lay hoay tìm người cỡi ngựa ? Cầu mong nước ta có những người lãnh đạo sáng suốt, đặt lại nền tảng hiến pháp để nhân dân chọn lựa được những người ưu tú, tài ba và sáng suốt để lãnh đạo đất nước. Cầu mong những trí thức ưu tú được đào tạo, được « nhà vua » xuống chiếu cầu hiền, gióng ngựa quý đến thăm, mời tham gia bàn thảo việc nước thay vì bị giam trong tù ...


Paris 17-2-2013
TS Phạm Trọng Chánh
Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne.


*****


Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

Các biểu tượng của Hội Tam Điểm: Mắt, êke, compa (DR)

Thanh Phương


Lần đầu tiên một công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về Hội Tam Điểm ở Việt Nam và những thành viên người Việt đầu tiên của hội này sắp được xuất bản tại Pháp vào khoảng đầu tháng 2/2013. Cuốn sách có tựa đề: “ Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc” (Les Franc-maçons au Vietnam), (The Story of freemasons in Vietnam).


Tác giả cuốn sách này là tiến sĩ văn chương Trần Thu Dung, hiện sống tại Paris. Cuốn sách được phát hành bởi một nhà xuất bản vừa mới ra đời tại Paris, đó là Nhà xuất bản SÁNG.


Tiến sĩ Trần Thu Dung từng là tác giả của công trình nghiên cứu “Đạo Cao Đài và Victor Hugo”, đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa đối chiếu và nhà thơ. Để viết cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam, bà Trần Thu Dung đã bỏ nhiều năm để tra cứu các tài liệu quý hiếm của các Hội Tam Điểm và của nhiều thư viện Pháp, cũng như phỏng vấn một số người có liên quan.


Như lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, chủ tịch Hội Interface Francophone Paris và cũng là giám đốc Nhà xuất bản SÁNG, những thành viên người Việt đầu tiên của Hội Tam Điểm đã biết “ vượt qua nhiều khó khăn của hoàn cảnh, kiên nhẫn và tương kế tựu kế, tích cực tham gia vào việc bảo tồn văn hóa dân tộc và phong trào giành độc lập, tự do và dân chủ cho nhân dân và đất nước”, trung thành với những giá trị của Hội Tam Điểm : tự do, bình đẳng, tình huynh đệ bác ái, bốn biển đều là anh em.


Cũng xin nói thêm là tác giả Trần Thu Dung đã muốn cuốn sách của bà được xuất bản ở Việt Nam, nhưng cho tới nay vẫn không được cấp giấy phép. Nhân dịp cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam sắp ra mắt độc giả, RFI Việt ngữ đã phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung.
.
RFI : Xin chào tiến sĩ Trần Thu Dung, trước hết xin bà nói sơ sơ lược vài nét về lịch sử của Hội Tam Điểm nói chung và Hội Tam Điểm Pháp ?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Hội Tam Điểm mang tính chất huyền bí, nên nhiều chi tiết nguồn gốc cũng mang tính huyền thoại. Hội xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ, Giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người kiến trúc xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ luôn được nhà vua và Giáo hội ân sủng cho hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng lấy tên những người thợ xây tự do ( tiếng Pháp là Franc Maçonnerie). Sau này hội mở rộng thu nạp những người xuất sắc trên mọi lĩnh vực.


Tam Điểm là cách gọi sáng tạo thông minh của người Việt dựa trên ba dấu chấm trong các văn bản chữ ký của các bậc đại sư. Ba chấm thể hiện ba góc hình tam giác tượng trưng sự hoàn hảo -có nghĩa là ba cấp bậc (Tập sự - Thợ - Thầy), cả ba đều đóng vai trò chủ thể như nhau trong việc tạo dựng thế giới và ba tiêu chí “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Tất cả mọi cấp bậc đều bình đẳng dù ở góc độ nào. Cách dịch Tam Điểm vừa mang tính chất huyền bí vừa mang đúng ý nghĩa của hội.


Tự do, công bằng, huynh đệ bác ái là khát vọng muôn thuở của con người, trở thành ba nguyên tắc chính của hội và trong hiến pháp của nước Pháp. Ba điểm chính là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Hội trở thành một hội triết lý và bác ái.


Các biểu tượng phong phú và đa dạng như mắt, ê ke, thước thợ, compas, kim tự tháp của hội dựa trên chân lý ham muốn hiểu biết. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng cho chính bản thân mình ra khỏi sự lệ thuộc. Nhiều người nhầm lẫn, đồng hóa Tam Điểm với tôn giáo. Tam Điểm không phải tôn giáo, cũng không phải là một đảng phái.


Thành viên của hội Tam Điểm được quyền tham gia bất kỳ tôn giáo nào và sinh hoạt bất kỳ ở tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp vì quan điểm của hội là tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân. Song hội là một hội kín không mở rộng cửa như các nhà thờ nên nhiều người nghĩ nhầm là một hình thức giáo phái.


Hiện nay hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người theo hội trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực. Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là thành viên của hội như Washington, Lincoln, Churchill, Allende, Napoléon; Voltaire, Montesquieu, Kipling, Pouskin, …; Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội.


RFI : Vậy thì Hội Tam Điểm Pháp đã đến Việt Nam như thế nào và đã có tác động ra sao trong chính sách khai hóa thuộc địa?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Việc thành lập chi hội trực thuộc ở Đông Dương là sự thiết yếu để các thành viên Tam Điểm có điều kiện sinh hoạt tiếp tục và phát triển hội viên mới. Hội gắn liền với thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với các thuộc địa. Nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của hội ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực.


Hội gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân. Do đó chính sách khai hóa thuộc địa của hội chính là chính sách của chính quyền thuộc địa. Nhân danh đi khai sáng văn minh, và nhân danh nước Pháp« tự do, bình đẳng, bác ái », ở Việt Nam, họ đã đóng góp trong việc mở các trường học, xóa bỏ kỳ thi kiểu ảnh hưởng Tàu, báo chí, nhà in, kiến trúc, xây dựng, phát triển chữ quốc ngữ, ...


Tất nhiên các thành viên Tam Điểm Pháp không bao giờ quên quyền lợi của họ khi đến khai phá thuộc địa (như các đồn điền cà phê, cao su, nhà máy xi măng, thuế, thuốc phiện, rượu... đã đem lại cho nước Pháp và cho chính họ một lợi nhuận đáng kể).


RFI : Ai là các nhân vật nổi tiếng trong số những thành viên Việt Nam đầu tiên của Hội Tam Điểm ?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Có thể nói họ đều là những người xuất sắc thành công trong xã hội trong nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, tôn giáo như Nguyễn Văn Vĩnh, Vua Duy Tân, Nguyễn Ái Quốc, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Mịnh Giám, ... Một phần lớn được kết nạp tại Pháp khi du học.


Trường hợp đặc biệt nhất thể hiện tài năng xuất chúng là Nguyễn Văn Vĩnh, ông xuất thân từ nhà nghèo, không đi du học Pháp, chỉ được mời sang triển lãm hội chợ Đông Dương (1908), ông được mời ở lại thêm hơn hai tháng nhằm mục đich kết nạp ông vào hội Tam Điểm, vượt qua một số quy chế ngặt nghèo của hội và những rào ngăn cản ở Đông Dương khi kết nạp người bản xứ. Lúc đó hội chưa kết nạp người Việt Nam tại bản địa.


RFI : Ông Nguyễn Ái Quốc tại sao được vào hội Tam Điểm, và sau đó ông lại theo Cộng sản ?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào hội Tam Điểm, vì ông Nguyễn Ái Quốc lúc đó là quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường... những người sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng « giải phóng thuộc địa », lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau.


Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các huynh đệ thành viên TĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. NAQ nhận thấy hội TĐ là một tổ chức mang tư tưởng tiến bộ và có tinh thần bác ái huynh đệ, nên NAQ xin tham gia năm 1922.


Nhưng Tình huynh đệ bác ái thực sự không thể có được giữa người bị áp bức, và người áp bức, giữa người đi thực dân và người bị đô hộ, nên năm 1923, với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã sang Nga tìm hiểu về Cộng sản khi ông thấy cách mạng Nga thành công rực rỡ vào năm 1917.


Qua Nga, NAQ đã nhận thấy chỉ có con đường CS mới giải quyết được vấn đề giải phóng thuộc địa. Đảng CS mới thu hút mọi tầng lớp xã hội. Giải phóng thuộc địa là phải giải phóng toàn bộ những người bị áp bức. Trong khi hội Tam Điểm chỉ kết nạp những thành viên xuất sắc của xã hội.


Do đó, NAQ với khát vọng giải phóng thuộc địa, ông đã chọn con đường Cộng sản. Giải phóng thuộc địa, giành độc lập là khát vọng chung của cả dân tộc. Nhiều trí thức công chức Việt Nam thời đó cùng chung khát vọng đã lên rừng tham gia Việt Minh kháng chiến giành độc lập trong đó có một số thành viên Tam Điểm như Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Minh Giám...


RFI : Các thành viên Việt Nam Hội Tam Điểm đã có những đóng góp gì vào công cuộc bảo tồn văn hóa và giải phóng thuộc địa?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, họ đã dám vượt lên trên được ý thức tư tưởng hệ ngoại lai, tham gia hội với khát vọng mở mang dân trí và giải phóng thuộc địa. Đó là một trong những mưu kế để bảo tồn dân tộc. Khi những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bị Pháp vô hiệu hóa bắt giam và Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực bị giết, họ đã ý thức được phải vào hội và nhân danh « Bình đẳng, tự do, huynh đệ bác ái,» đòi độc lập khi VN chưa đủ khả năng về quân sự, nếu chống lại, nổi loạn đất nước sẽ bị diệt vong xóa sổ như Inca.


Đóng góp đầu tiên của những thành viên VN TĐ chủ yếu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc qua báo chí, mở trường. Văn hóa và ngôn ngữ dân tộc chính là một vũ khí để giành độc lập. Phạm Quỳnh nói một câu nổi tiếng« Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, Tiếng Việt còn là nước ta còn ».


Họ đã mở mang dân trí bằng con đường dịch các tác phẩm mang tư tưởng tự do, nhân đạo, dân chủ đặc biệt thời kỳ ánh sángcủa Pháp ra tiếng Việt, giới thiệu, dịch một số tác phẩm VN ra chữ quốc ngữ, và tiếng Pháp.


Với tinh thần ái quốc, họ lập đảng, lập hội, lập đạo để thu hút mọi tầng lớp tham gia. Qua báo chí, họ khơi dậy tinh thần ái quốc và thổi luồng tư tưởng đòi tự do độc lập. Tên các tờ báo mà họ làm chủ bút, hoặc phụ trách thể hiện tinh thần ái quốc và khát khao giành độc lập : Tiếng vọng An Nam, Đông Dương hành động ,Việt Nam hồn, Phục quốc, An Nam Mới. Tương lai Bắc kỳ. Đuốc nhà Nam, Phục sinh,...


Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ. Dựa trên tình huynh đệ bác ái, tự do bình đẳng, họ đã lập Đảng, lập hội như Đảng Lập hiến, Đảng Lao động, - Đảng Việt Nam Độc lập.- Hội hỗ trợ những người Đông Dương - Hội Khai trí Tiến Đức, ..


Một số thành viên chọn con đường hòa bình khác bằng cách lập đạo. Đạo CĐ thu hút nhiều trí thức và 2 triệu tín đồ, tồn tại đến tận ngày nay vì lý tưởng cao đẹp "Hòa hợp tôn giáo, hòa hợp Đông Tây, hòa hợp mọi dân tộc". Ngô Văn Chiêu sáng lập viên đầu tiên của đạo Cao Đài và Lê Văn Trung giữ chức Giáo tông đều là thành viên TĐ. Nói chung họ tham gia các hoạt động chính trị với tinh thần ái quốc. Một số đã tham gia Việt minh giành độc lập.


RFI : Để viết công trình nghiên cứu này, bà đã thu thập tài liệu, chứng cứ từ những nguồn nào ?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Tài liệu thu thập rất đa dạng. Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của hội Tam Điểm tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.


Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật.


Khó khăn thứ hai, khi phỏng vấn và xin tài liệu. Một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Có chức sắc Cao Đài rất nhiệt tình giúp nhưng bảo tôi hãy thề « không nói xấu đạo », tôi đã hứa « tôi chỉ viết đúng như tài liệu và sẽ kiểm chứng ở mức độ văn bản cho phép».


Tất nhiên, trong quá trình đó, có thể có sai sót, tôi mong tất cả bạn đọc, gia đình con cháu họ hãy giúp tôi hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách.


RFI : Khi cho phát hành cuốn sách này, mong muốn của bà là gì ?


Tiến sĩ Trần Thu Dung : Cuốn sách mang hai thông điệp : Hãy nhìn lại khái niệm yêu nước. Thánh Gióng nằm yên câm không đồng nghĩa là Gióng không yêu nước. Sự im lặng thể hiện khát vọng hòa bình với các nước láng giềng, với kẻ thù.


Thỏa hiệp không đồng nghĩa là chấp nhận, là đầu hàng và không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép, sức yếu buộc một số người phải im lặng, hoặc phải thỏa hiệp đề cứu dân bằng cách giáo dục dân trí và đòi tự trị bằng con đường không bạo động.


Thời kỳ Pháp thuộc, nhiều trí thức Việt Nam như thánh Gióng, đã thức tỉnh. Lòng ái quốc tiềm ẩn trỗi dậy thể hiện rất đa dạng và phong phú. Ông cha chúng ta đã thông minh tương kế tựu kế, hợp nhau lại để giành độc lập. Chúng ta theo gương ông cha phải giữ lấy độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.


Dù theo đảng nào, tư tưởng nào, Việt Nam nghèo, hay bị mất nước, là người Việt Nam chúng ta đều xấu hổ. Hãy xóa bỏ hận thù, vì lợi ích dân tộc, người Việt Nam hãy liên minh để bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam tự cường và hạnh phúc như khát vọng của ông cha và khát vọng chung của toàn người Việt Nam trên quả địa cầu. Chiến tranh không ai ca ngợi, không ai muốn tham gia, nhưng cuộc chiến tranh bảo vệ nước, giành độc lập dưới mọi hình thức đều đáng khâm phục và xứng đáng ca ngợi.


Thông điệp thứ hai mong người Việt Nam dù ở đâu trên trái đất theo gương ông cha luôn ý thức bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Đó là một vũ khí để bảo vệ tổ quốc bằng con đường hòa bình và cao sang. Hiện nay tiếng Việt mà ông cha chúng ta bao công sức bảo tồn cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới có xu hướng bị tiếng Anh áp đảo.


Các chương trình phát trên vô tuyến Việt Nam xen rất nhiều tiếng Anh, trong khi tiếng Việt rất phong phú để diễn đạt. Hòa đồng cùng thế giới không có nghĩa xóa bỏ ngôn ngữ dân tộc. Thế giới đa sắc màu, như hoa đa sắc. Bản sắc dân tộc sẽ làm phong phú sự đa dạng trên thế giới và một hình thức bảo vệ độc lập.


Nhân đây, tôi xin trân trọng cám ơn Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, hiệp hội Interface Paris, nhà xuất bản « Sáng » với mục đích vì phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và nâng cao dân trí đặc biệt ở Việt Nam, vì một lý tưởng cao đẹp « thế giới huynh đệ bác ái » đã nhiệt tình ủng hộ cho cuốn sách ra đời, và cám ơn đài RFI đã giúp giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc.


RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Trần Thu Dung.

HOÀI ZIANG DUY * NGHIÊU MINH


     
 (In lần thứ nhất)                                                                       (in lần thứ hai - tái bản)
           

Tình bằng hữu qua thơ, nhạc Nghiêu Minh
HOÀI ZIANG DUY

Tôi quen anh Nghiêu Minh từ năm 1991, cũng là năm tôi định cư tại tiểu bang Virginia . Lần đầu cùng đi với anh, tôi nhớ có anh Sơn Tùng và một số anh em văn hữu. Tôi nghĩ có lẽ từ thông tin của Trần việt Tân ở báo Đời Nay đăng bài thơ của tôi (HZD) và lời chào mừng tôi mới đến định cư. Để rồi cũng từ đó gặp gỡ anh em trong giới làm báo như Giang hữu Tuyên (Hoa thịnh Đốn việt báo), Nguyễn hữu Điển (Thủ Đô thời báo) và hoạ sĩ Đinh Cường.

Sau một vài năm đầu ổn định đời sống, tôi viết cho một số báo việt ngữ, và tạp chí như Đi Tới, Làng văn (Canada) Văn học, Hợp Lưu ( Mỹ). Thời gian nầy văn bút VNHN đang lớn mạnh, (đồng lúc nhiều chuyện tranh chấp). Anh Nghiêu Minh là người rủ tôi vào sinh hoạt. Ở quanh vùng có Trần long Hồ, Nguyễn vĩnh Long Hồ, Vũ Hối, Hà bĩnh Trung. Ở xa có Phạm Thăng, Lâm hảo Dũng , Nguyễn văn Ba, xuôi ngược tới lui có Trần hoài Thư, Lâm Chương, Phạm nhã Dự….. Ngoài số bạn bè văn nghệ cũ. Tôi ít ra mặt ở đám đông, chỉ xuất hiện trên các tạp chí, một phần do bản tính, và đời sống bước đầu còn nhiều lo toan. Cho đến vài năm sau khi tôi làm chủ bút tờ tuần báo Diễn Đàn Hải Ngoại ( ở vùng Hoa thịnh Đốn) mọi người cứ ngỡ Hoài ziang Duy là bút hiệu của nhà thơ Nghiêu Minh khi anh tới lui với tôi.


Trong giao tình văn nghệ, phải nói Nghiêu Minh và gia đình anh rất hiếu khách. Nơi anh ở (tiểu bang Maryland) cũng là nơi tập hợp, đón tiếp khách, ra mắt sách, trình diễn nhạc, là dịp chúng tôi gặp gỡ từ anh chị Minh Đức Hoài Trinh, Duy Lam, Thế Uyên, Tô thuỳ Yên, hoạ sĩ Nguyễn quốc Tuấn (triển lãm tranh), Doãn quốc Sĩ, nhà thơ Phạm ngũ Yên …


Tập thơ đầu tay của Nghiêu Minh là tập Trăng Mật (xb1992) với 2 bài giới thiệu của Giang hữu Tuyên và Trần phùng Linh Duyên. Kế đến anh in tập thơ Dấu Xưa (1995), rồi Chợ Trăng (tập nhạc1995). Nhưng cho đến khi tập thơ nhạc Mẹ Thường Hằng xuất bản năm 1999, cùng lúc với các CD nhạc, anh mới gần gũi với người đọc thơ, nghe nhạc anh, qua những ca khúc phổ từ tập thơ Mẹ Thường Hằng. Những ca khúc được phổ biến rộng rãi như các bản Mẹ Từ Bi, Mẹ như đoá sen nghèo, Mẹ cội nguồn, Rồi Mẹ như cánh hạc bay…..qua đài phát thanh, qua các chùa lễ hội. . Nói chung với 3 tập thơ đã xuất bản, 4 CD đã phát hành, và gần 100 ca khúc tải trên youtube, cho thấy đến giờ anh vẫn còn nhiều đam mê trong lãnh vực nầy.


Đời sống ở xứ người, tụ lại rồi tan. Mỗi người một hoàn cảnh, khó khăn khác nhau. Anh thường hẹn tôi, càphê chuyện vãn văn nghệ (tôi và anh ở 2 tiểu bang khác nhau, nhưng qua lại khoảng 30 phút). Thoắt đó mà đã nhiều năm qua. Tôi cũng không nhớ là đã bao nhiêu năm. Mỗi ngày tôi vẫn còn trưa đi tối về. Còn chút thì giờ là ngồi ở bàn viết, sống với niềm vui mà mấy chục năm qua tôi đã chọn lựa.


Anh Nghiêu Minh là người hiền lành, nhưng thẳng tính. Đôi khi phê bình cái đẹp cái xấu, trong vấn đề làm báo, nghệ thuật. Điều nầy dễ mất lòng anh em. Nhưng chơi với anh, tôi biết anh chủ quan nghĩ người khác như mình, nên dễ gây ngộ nhận. Tình thân thiết giửa tôi và anh NM, không biết sao cũng gây khó chịu với một vài anh em bạn hữu. Điều nầy không khác gì những năm đầu tôi viết cho tạp chí Hợp Lưu (thời Khánh Trường chủ biên). Dạo đó hầu như một áp lực lời ra lời vào để tôi đừng cộng tác với Hợp Lưu. ( khi HL là tờ báo đầu tiên đăng bài cộng tác trong nước). Nhân đây tôi cũng xin tỏ bày đôi điều.


Thật tình mà nói, tình bạn lâu dài giữa tôi và Nghiêu Minh giữ được, chỉ giản dị là sự thật lòng trong đối xử. Gặp nhau chúng tôi chỉ nói chuyện văn nghệ, chuyện tầm phào đời sống chung quanh. Còn chuyện gia đình, có tính cách riêng tư, ở đời sống cá nhân anh, hay những hoạt động từ người bạn đời của anh trong lảnh vực tranh đấu, hoạt động phát thanh, hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo chính trị. Bản thân tôi không có ý kiến xen vào. Cũng như đối với NMinh, chưa bao giờ anh rủ tôi cùng tham gia, ủng hộ, gây quĩ, giúp chỗ nầy chỗ kia, ủng hộ Cộng Hoà hay Dân chủ, đứng chung về một phía với anh.


Người ngoài nhìn vào họ cứ tưởng chúng tôi chơi chung là cùng phe cùng đảng. Từ trước tới nay ở lãnh vực văn nghệ hay ở chốn nầy. Tôi chỉ là người viết, sống thầm lặng, không đứng về phe nào. Cho nên những người tôi quen biết từ buổi đầu đã nói, cho đến bây giờ chúng tôi vẫn giữ giao tình gặp gỡ, quí mến nhau. Gặp nhau, nói chuyện văn nghệ, sách báo, tác phẩm, đôi khi gây nguồn cảm hứng, giống như một sự thôi thúc phải làm, phải sáng tác, góp mặt với anh em qua tạp chí, qua các web. Chuyện gặp gở nầy ngồi vào trước đây, đôi khi có thêm Đinh Cường, có thêm Trần nghi Hoàng, hay bất chợt anh em trong văn giới đến tình cờ.



Những rộn ràng trong không khí văn nghệ, anh em góp mặt chung vui mười mấy năm qua với thời gian cũng lụn tàn theo hoàn cảnh, tuổi tác, đổi dời. Anh em mỗi ngày mỗi xa. Anh Nghiêu Minh nghỉ hưu sớm, nên anh có nhiều thời gian để đeo đuổi niềm đam mê sáng tác thơ, nhạc. Tập thơ mới nhất của anh là tập Thiền Trong Cõi Tục ( sau 3 tác phẩm đã xuất bản) chỉ để dành tặng bạn hữu..


Nếu ở Trăng Mật, Dấu Xưa, Mẹ Thường Hằng là những bài thơ tình mượt mà, Đà lạt dấu ái, về Mẹ, bậc hiền mẫu sinh thành. Hay bắt nguồn từ thuở làm thơ yêu em, gần lại với em người tình nhân tôi. Nghiêu Minh với một quãng đời đi qua hệ lụy nhân sinh ở cõi thơ riêng, rất riêng Nghiêu Minh. Thì lần nầy với thi tập Thiền Trong Cõi Tục, nội dung Thiền với 45 bài thơ, đã có 35 bài thơ tựa bắt đầu với một chữ Thiền. Đặc biệt với nhiều hình ảnh kèm theo, có khi là tranh phụ bản, có khi những bài thơ phát tâm ý, từ những tấm hình chụp. Có đọc những bài thơ với tranh, ảnh đi kèm, mới nhìn thấy cuộc đời thật gần lại, nhỏ bé từ bức hình giản dị, nhưng rộng lớn với khoảng không vô hình, với tâm thức mỗi người, hay chính từ tâm mình hiển hiện.


Tỷ như hình ảnh một cô gái ngồi xếp bằng, hai tay dang ra bắt ấn, dưới là những lời thơ bài Thiền Khổ Lụy)


Nhìn em thiền khổ lụy
Khiến tẩu hỏa đời ta
Em thủ ấn tà mỵ
Làm đảo lộn luân xa

Ta không phải là Phật
Nên chánh niệm ngổn ngang
Định trí, trí..ngầy ngật
Định huệ, huệ..lang tang

Em là mầm bể khổ
Nở những đoá vô minh
Ta lội trong ái ố
Cứ vớt mầm oan khiên

Thôi kiếp đời may rủi
Như nghiệp quả con người
Thì coi như cát bụi
Trăm năm mấy nụ cười

Với toàn tập, Nghiêu Minh đã có một khuynh hướng sáng tác khác, như thể đi từ trong tôn giáo ( bởi từ ngữ xử dụng) ra thế giới thi ca. Bạn đã nghe, đã hành Thiền, nhưng Thiền của Nghiêu Minh là thơ thiền trong Cõi Tục, chứ không phải là phương án tập Thiền. Từ hình ảnh người đàn ông còn để tóc, mặc áo cà sa vàng, tay cầm trái bắp, để có bài thơ Thiền Lai Rai


Ngày nào ta đứng cuối đường
Nhìn đèn xanh đỏ lại thương… bộ hành
Hỏi rằng mãn tự vô minh
Tiền thân hậu kiếp có tình tự nhau?

Hay với tựa bài thơ Thiền Phè Cánh Nhạn


Trên đường đời ngựa chứng
Phè cánh nhạn vô ưu
Như trẻ thơ chập chửng
Chỉ: má. Nói: ba. Cười


Qua mấy câu thơ trên, rõ ràng lời thơ không giống như bài thơ thường thấy trong một tập thơ. Tôi trích mấy đoạn bài thơ trích trong tập thơ Thiền trong Cõi Tục, để người đọc có cái nhìn gần gũi hơn. Từ những hình ảnh, tựa bài thơ như một lời châm chế, diễu cợt, nhưng ngôn ngữ là thứ ngôn ngữ trong kinh sách, và tâm tình người làm thơ thuần thành trước cuộc đời, sự việc thường nhật.


Bài thơ với hình anh lái xe Honda ôm, nằm ngủ trên xe. ( Thiền trên Honda)

Ăn tàu hủ uống rượu vang
Ngày tám thời kinh. Đốn ngộ.
Trên mùi nhang, dưới mùi phở
Ảo giác lâng lâng.Thiên đàng

Hay:

Cứ tự nhiên vượt đèn đỏ
Như cuộc đời tánh vô căn
Hoại sắc hoại không tự độ
Vô vi hữu vi lăng quăng

Hôm nay chợt tâm giao động
Thiền ta lạng lại lạng qua
Thôi tu theo mùa lạnh nóng
Quàng cổ, eo ếch.. ổ gà.


Đọc qua toàn tập, hay lướt qua những bài thơ, không ít người nghĩ tác gỉả là người Phật tử, khi thấy thơ anh với ngôn từ nhà Phật, nói chuyện Thiền, đủ thứ hình thức Thiền qua thơ. Thật ra anh là người theo đạo Công giáo, đọc cả kinh sách Phật giáo, nên thơ, nhạc anh đều có nét chấm phá cả hai.


Nếu trước đây trên các báo, tạp chí với phụ bản những tranh phiếm họa, các họa sĩ đã vẽ những tranh, người vật mang tính châm biếm, theo thời cuộc chính trị, cuộc sống đang diễn ra với ghi chú hay lặng câm, thì ở đây với toàn tập thơ Thiền Trong Cõi Tục tác giả cũng dựng lại dưới hình thức như thế qua thơ, qua hình ảnh đã sẵn.


Với những bài thơ trước khi hình thành toàn tập, tác gỉả đã chuyển qua bạn bè, đưa lên net, góp mặt như một dòng thơ mới. Sự phản hồi theo tôi biết, đôi lúc cũng làm anh phải suy nghĩ lại với 2 chiều hướng khác nhau .


Sự đồng tình, ở bè bạn thích thú với một bài thơ hay. Đối lại có người cảm thấy phiền lòng, trước những lời thơ châm chọc về một hình ảnh nào đó. ( Gây chi thêm khẩu nghiệp, đùa cợt thị phi, nhân quả tuần hoàn)


Cho nên với thi tập nầy, sự thành công có được hay không. Tôi nghĩ phải có thời gian để giới thưởng ngoạn làm quen với khuynh hướng sáng tác mới của Nghiêu Minh. Anh đã đi trước, đi sớm hơn những người làm thơ khác, dĩ nhiên phải chấp nhận buồn vui ở người khác nhận định về mình.


Trong tình bạn tôi đón nhận tập thơ anh gởi tặng. Là người cầm bút tôi đọc với sự cảm thông của người làm thơ, đọc một tác phẩm mới với khuynh hướng sáng tác mới. Nếu nhìn ở một góc độ nghiêm chỉnh về mặt văn học, thì những lời thơ ở đây uyên thâm và tinh tế trong cuộc sống đời thường. Mặt khác, tác giả không đòi hỏi, tham vọng gì để hoàn chỉnh phần còn lại thành tác phẩm tôn giáo. Với những lời thơ giản dị gởi gắm, như ở bài thơ Càphê Thiền mở đầu. Tôi trích vài đoạn thay cho lời kết.

Nhìn từng giọt, từng giọt vô minh
Rơi xuống vực đen chốn luyện hình
Trong khi ngoài phố đầy tâm uẩn
Từng hạt đường là hạt bụi chúng sinh.

Bạn cũng như ta, thân lưu lạc
Cùng soi số mệnh giữa đời hoang
Có giận lắm cũng lối về ngơ ngác
Thì giận chi cho phí buổi tan hàng !

Sáng nay chợt ngộ giữa bon chen
Ta bạn kể nhau nghe chuyện tục thiền
Cười vang trong thọ lạc thọ khổ
Mùi càphê làm nghiệp vui thêm!


Bạn muốn Thiền, đi đứng nằm ngồi, đủ kiểu, đủ chuyện Thiền? Đọc lấy toàn bài trong tập thơ nầy, biết đâu bạn sẽ tìm ra một lối Thiền cho mình. Hay tự hỏi Thiền là cái chi chi. Để rồi không thấy Thiền gì cả. Bởi ở đó chĩ là cõi tục, cõi nhân sinh chúng ta đang sống. Có phải là thơ Thiền? Có thực không với một chữ Thiền.

HOÀI ZIANG DUY

Virginia 3/2013

2 Attachments
View all
Download all


Xin gởi đến quý bạn yêu nhạc một ca khúc

đã hòa âm, ca bè, cùng với âm thanh mới

Mến chúc quý bạn có nhửng ngày cuối tuần đầm ấm,

an vui và tỉnh lắng. Trân trọng.



ĐaLạt, Mùa Thu Xanh (new version) (Preview)  
http://youtu.be/qacJUy1PKtc

No comments:

Post a Comment