Pages

Saturday, October 29, 2016

VĂN QUANG = TRUYỆN TÙ VÀ VƯỢT BIÊN = THƠ

VĂN QUANG * MÙA THU

 


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Bây giờ là mùa thu, tôi đi tìm dĩ vãng

Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa. Những ngày xưa có bạn bè, có mộng ước xa vời, có yêu thương giận hờn, có quá nhiều thứ như ở một thế giới khác. Tôi ngồi vào computer đi tìm dĩ vãng. Gõ bàn phím vào những bài hát về Mùa Thu, bỗng hiện ra đầy đủ cả lời ca tiếng hát, những cuốn phim xưa, những danh ca tài tử đi mãi vào lòng người, đi mãi vào bất tận trong ký ức. Tôi bay bổng vào đó để gặp lại những người tôi đã từng quen, đã từng là bạn, đã từng kề vai nhau một thời xa vắng. Ở đây, tôi chỉ gặp những người đã từng có mặt trên các sân khấu ca nhạc và trong những cuốn phim đã từng chiếu ở VN trước năm 1975, gọi chung là những người trong “làng giải trí” mà tôi đã quen hay đã từng coi nhau như bạn bè.


Tiếng hát ngày xưa
Tiếng hát Lệ Thu, Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Lan… và quái lạ sao lại có cả tiếng hát Kim Vui. Tôi quen Kim Vui và cùng đi làm phim Chân Trời Tím nhưng chưa bao giờ nghe cô hát bài này của Nhật Trường. Hôm nay tôi mới được nghe lần đầu. Hình ảnh Kim Vui và Nhật Trường hiện ra trước mắt tôi. Sao mà thân quen đến thế. Kim Vui đóng phim như mang cả cuộc đời mình vào nhân vật, lãng mạn “cực kỳ”, táo bạo như Ava Gardner. Nhưng khi hát cô đằm thắm dịu dàng như ve vuốt bên người tình. Lần đầu tiên nghe Kim Vui đấy Kim Vui ơi. Và lần cuối cách đây vài năm, tôi nhận được e mail của Kim Vui chỉ có đúng hai chữ “Helo, anh”. Hai chữ thôi nhưng thân thiết lạ thường.


Và Nhật Trường, khi vừa đọc cuốn truyện này anh đã làm bài hát đó. Buổi trưa hè anh nhẩy vào phòng tôi ở Đài Phát Thanh Quân Đội, anh khẽ cất tiếng hát rồi rỉ tai tôi: “Tối nay Minh Hiếu sẽ hát lần đầu tiên bài này trên dancing Paramount”. Tối đó tôi lên nghe Minh Hiếu hát lần đầu. Đó là người hát Chân Trời Tím hay nhất. Dường như cô mang cả chuyện tình của mình gửi theo từng lời ca. Mấy lần về Sài Gòn, đến thăm tôi, cô cũng mang nguyên dáng vẻ ấy, cô bước vào trong ánh sáng chập choạng cũng một buổi chiều mưa, cô cười: “Tôi về đến VN sáng nay, người đầu tiên tôi đến thăm là anh đấy. Anh cho tôi biết về tình hình bạn bè ở Sài Gòn”.

Trong thế giời riêng chiều nay trong tâm tưởng tôi có nhiều thứ quá. Lại nhìn đến hàng loạt những bài ca, những tác giả, những đạo diễn, diễn viên mà tôi đã từng quen biết.


Đóng phim cho vui

Lại nhẩy sang gặp cuốn phim “Người Tình Không Chân Dung” của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Trước tháng 4-1975, anh thường sang nhà tôi ở ngõ Chu Mạnh Trinh nằm dài trên ghế sopha. Con người nghệ sĩ lúc nào cũng ôm ấp những ý tưởng “đặc biệt” quá tầm tay. Anh thích những nhân vật như Steve Mc Queen trong Les Sept Mercenaires. Lầm lì mà gan dạ, cuốn phim “nổ như bom tấn” lại mang một triết lý “siêu đẳng” nhưng chẳng “đại gia” nào dám bỏ tiền ra cho anh thực hiện hoài bão gần như ngông cuồng đó. Anh làm phim với tất cả những gì xin được.

Trong cái ê kíp làm phim ấy, tôi gặp lại Kiều Chinh và Vũ Xuân Thông. Trước khi làm phim này Kiều Chinh và Hoàng Vĩnh Lộc đến gặp tôi ở Nha CTTL. Chúng tôi băn khoăn tìm kiếm những đơn vị quân đội có thể yểm trợ cho cuốn phim này. Khi quay phim, chúng tôi đến ăn ngủ ở ngay tư dinh của ông Thị trưởng Cam Ranh, Đại tá Vũ Thế Quang tức Quang Dù. Hôm sau quay ngay mấy cảnh trên hòn đảo Cam Ranh. Hoàng Vĩnh Lộc mời một loạt những ông văn nghệ sĩ chỉ biết viết văn làm thơ, chẳng biết một xu diễn xuất nào như Duyên Anh, Hà Huyền Chi, Dương Hùng Cường, có cả Hùng Sùi đóng phim… cho vui.


Vũ Xuân Thông đóng vai chính với Kiều Chinh, trông đẹp đôi ra trò. Tôi và Vũ Xuân Thông đi “trình diện vào tù cộng sản” cùng một lúc. Thông có tài nắm sấp ngủ ngon lành và còn nhiều tài vặt khác, chạm trổ, vẽ vời rất điêu luyện. Tác phẩm lớn nhất của anh với chúng tôi trong trại cải tạo là những cái nõ điếu cày được mài dũa bằng đá và những chiếc điếu cày được “sáng tạo” khắc trổ rất công phu. Hút bằng nõ điếu đá, vừa không nóng vừa kêu tanh tách.


Còn Kiều Chinh lần nào về VN, dù rất bận với việc quay phim, cô cũng tìm thăm bạn bè. Chúng tôi thường gặp nhau ở nhà vợ chồng họa sĩ Đằng Giao – Chu Vị Thủy. Cái dáng dấp thanh mảnh và quý phái của cô như Grace Kelly cùng với tài diễn xuất thiên phú khiến nhiều hãng phim Mỹ, phim Việt mời cô cộng tác. Mấy năm nay không thấy cô về VN, mệt mỏi rồi phải không Kiều Chinh?

Hai thằng quỷ này cái gì cũng chơi được

Bên cạnh Vũ Xuân Thông là Hà Huyền Chi và Dương Hùng Cường. Tôi thầm nghĩ: Hai thằng quỷ này cái gì cũng “chơi” được. Dương Hùng Cường đã từng viết chung với tôi truyện dài “Người lính hào hoa” trên nhật báo Tiền Tuyến. Nó cũng là dân Thái Bình nên viết truyện Pilot Thái Bình, thật hay. Tôi giới thiệu bài viết của Dương Hùng Cường trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa với lời giới thiệu truyện mang cả mùi dầu nhớt của người lính thợ rất tinh tế và thật hơn những truyện bay bướm khác. Bạn tôi “ra đi” bao giờ tôi cũng không biết, có lẽ lúc đó tôi đang ngụp lặn trong nhà tù cải tạo. Hà Huyền Chi ngoài tài làm thơ về “lính nhảy dù” rất hay còn đóng phim. Hồi đó rách tả tơi, ở cái nhà thấp lè tè đằng sau Viện Ung Thư Gia Định. Vậy mà cũng lập bàn mạt chược còm, khách “giang hồ” đến chơi khá đông. Ngày “tan hàng” nó rủ tôi chuồn xuống tàu Đại Hàn, nhưng tôi vô duyên không thể đi cùng. Vài năm sau, nó ở Seattle nghe tin tôi chết trong nhà tù, HHC viết bài khóc lóc thảm thiết. Tôi còn sống quay về, viết thư cho HHC, nó lại làm thơ “ngậm ngùi nhớ bạn”.


Vinh danh văn hóa miền Nam trước 1975
Tôi trở lại với những bài ca bất hủ về mùa thu. Trong âm nhạc, mùa thu là mùa được các ông nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất. Từ thuở tiền chiến như Văn Cao, Đoàn Chuẩn… đến thời hiện đại như Cung Tiến, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn… Lạc vào đây như lạc vào rừng bởi những cái tên bản nhạc, tên tác giả. Tôi bất chợt nghe “Gió heo may đã về. Chiều tím loang vỉa hè. Và gió hôn tóc thề. Rồi mùa thu bay đi…” Đó là tình khúc “Nhìn Những Mùa Thu Đi” của Trịnh Công Sơn. Có rất nhiều nam nữ ca sĩ hát bài này, Lệ Thu, Hồng Nhung, Thanh Lam, Hồng Hạnh, Trâm Đăng, Khánh Hà, kể không hết. Tôi nhớ lại những ngày cùng Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Ngọc Anh rủ nhau đi ăn cơm bụi Bà Cả Đọi. Và tôi khẳng định nhạc của Sơn chỉ hay vào thời trước năm 1975. Thời kỳ vàng son của nền văn hóa Miền Nam, khác hẳn với miền Bắc. Sau những năm đó nhạc Trịnh chỉ còn một hai bài “nghe được” như “mùa thu Hà Nội”. Thật ra 99,9% ca khúc “bất hủ” của Trịnh Công Sơn sáng tác vào thời trước 75 ở Sài Gòn và Huế. Cho nên ngày nay khi người ta “vinh danh” Trịnh Công Sơn chính là vinh danh nền văn hóa của Miền Nam VN vào thời trước 75. Tôi mỉm cười một mình giữa đêm mùa thu Sài Gòn.


“Tài tử” Anh Ngọc với tôi

Bật sang những ca khúc bất hủ khác, tôi gặp lại danh ca Anh Ngọc với vô số những bài hát có vẻ hơi “cổ điển” như tính cách của anh vậy. Thiên Thai, Con Thuyền Không Bến, Mùa Thu Chết, Nguyệt Cầm và còn nhiều nữa. Bước lên sân khấu, ông luôn chững chạc, trong bộ complet và nghiêm chỉnh trình bày bài hát. Không điệu nghệ như Nhật Trường luôn vắt chiếc áo veston trên cánh tay như Frank Sinatra. Vì ông đẹp trai “quá cỡ thợ mộc” nên chúng tôi thường gọi ông là “tài tử Anh Ngọc”.

Ông sinh năm 1925, hơn tôi 8 tuổi. Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi quen biết ông, chúng tôi thường gặp nhau trong căn nhà thuê ở con hẻm hẹp đường Cao Thắng của Thanh Nam, Hoàng Thư, Thái Thủy.. Và những buổi chiều tà lại cùng Mai Thảo, Phạm Đình Chương ngồi ở nhà hàng Point des Blagueurs, tục gọi là “Mỏm Đấu Láo” dưới chân Cột Cờ Thủ Ngữ, bên sông Sài Gòn. Bây giờ ông và gia đình sống ở vùng Virginia bên cạnh một loạt các ông bạn tôi Hoàng Hải Thủy, Tạ Quang Khôi, Uyên Thao, Hoàng Song Liêm.

Mấy lần ông cùng vợ ông (bà Nhung đi công tác cho đài VOA) về VN, lần nào cũng đến thăm tôi. Lần sau cùng cách đây khoảng 2 năm, tôi bị ốm không thể mời ông ăn bữa cơm với những món gia truyền như nộm rau muống, cuốn ngỏ, cháo cá ám đã thất truyền ở VN, không nhà hàng nào làm được. Ông mời tôi ra quán Cơm Niêu cùng vài người bạn. Trước khi chia tay, đứng trên vỉa hè, ông ôm vai tôi nói lớn “Bây giờ ở đây chỉ còn mình mày”. Đây là lần thứ nhất ông xưng hô “mày tao” với tôi, chưa bao giờ tôi nghe ông xưng “mày tao” với bất cứ ai. Cái tình thân 60 năm đọng lại ở đó, sâu lắng ở đó. Tôi ngẩn ngơ nhìn bóng dáng ông cùng bà Nhung bước lên chiếc Taxi màu vàng. Bóng dáng ông khuất sau ngã tư con đường Sài Gòn thân thuộc.

7Những rạp hát xưa của tôi
Nói đến phim ảnh và ca nhạc kịch phải nói đến những rạp chiếu phim, rạp hát, sân khấu ca nhạc thời xưa. Tràn lan, tôi không thể kể hết tên những nơi chốn ấy. Từ những rạp hát phố nhỏ đến rạp phố lớn, hàng trăm rạp. Nhìn lại vài rạp nhỏ như Cẩm Vân – Võ Di Nguy, Phú Nhuận; rạp Cao Đồng Hưng – Bạch Đằng chợ Bà Chiểu, Gia Định; rạp Đại Đồng – Cao Thắng; Nam Quang – Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp… Nhưng vài rạp mang nhiều dấu ấn nhất cho tình yêu tuổi trẻ của phần đông anh em chúng tôi là Rạp Eden nằm giữa đường Catinat, rạp Majestic cũng nằm cuối con đường này, rạp Rex – góc đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ, 3 rạp được coi là đẹp nhất Sài Gòn.


Nơi ấy khi mới biết yêu, những cặp tình nhân thường đưa nhau đến đấy xem những cuốn phim tình cảm lãng mạn. Ở Eden, Majestic có những lô riêng cho 4 người, thường chỉ có 2 người cùng nắm tay nhau, vai kề vai xem phim mà đôi khi chẳng biết nó chiếu cái gì. Họ quá bận với tình tự kiểu học trò. Bây giờ còn thấy nóng cả môi.


Những phòng trà đi vào ký ức
Có vài sân khấu nhiều kỷ niệm nhất với chúng tôi. Đó là phóng trà Hòa Bình của nhạc sĩ Ngọc Bích, với những ca sĩ thành danh rồi bay đi như Bích Chiêu, Bạch Yến, Bạch Quyên, Trúc Mai, Băng Tâm… Phòng trà đáng nhớ hơn là Đêm Màu Hồng của ông công tử Trần Quý Phong chủ hotel Catinat. Nơi đó những ông Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo vẫn ngồi uống rượu. Có ban nhạc của gia đình Phạm Đình Chương, Thái Thanh.

Thái Thanh là đệ nhất danh ca VN ai cũng biết rồi, nhưng còn chuyện rất ít người biết. Tôi nhớ lại những năm còn trẻ, chúng tôi thường đến nhà thân mẫu Phạm Đình Chương (chúng tôi gọi là bà cụ Hoài Bắc) đánh chắn. Hồi đó Thái Thanh mới lấy chồng, ở trên căn lầu nhỏ xíu phía sau nhà. Cô thường ngồi sau mẹ, chia bài nhanh thoăn thoắt. 120 quân bài chia làm 6 phần, rất ít khi nhầm. Thỉnh thoảng cô nhỏm vào nhìn bài của mẹ, tay vẫn chia đều… chia đều. Ván bài chưa xong cô đã chia xong. Ở Sài Gòn không ai chia bài nhanh hơn cô. Bây giờ nghe chị Tâm Vấn kể lại, mấy tháng trước, khi sang Mỹ, đến thăm Thái Thanh không còn nhận ra ai nữa. Sao bỗng thấy bùi ngùi quá Thái Thanh ơi.

Làm sao tôi kể hết được những “huyền thoại” đó, nay đã thành “thần thoại” như chẳng bao giờ có thật vì không thể tìm lại được nữa. Một đêm mùa thu đi tìm dĩ vãng để được sống lại với thời xa xưa. Bây giờ là mùa thu. Mùa thu vàng hoa cúc. Mùa thu ở Sài Gòn, mùa thu ở Rừng Phong và ở khắp nơi trên thế giới, nơi có những người bạn của tôi. Nói đến bao giờ cho hết. Trong tôi chỉ còn vương vất mấy câu thơ của Xuân Quỳnh:


“Thời gian như ngọn gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi…
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…”


Văn Quang- Sài Gòn một đêm giữa mùa thu 04-9-2015

Hình:
01- Kim Vui và Nhật Trường
02- Hà Huyền Chi và Dương Hùng Cường đóng phim là một trò chơi.
03- Kiều Chinh - Vũ Xuân Thông trong phim Người Tình Không Chân Dung
04- Từ trái qua: Văn Quang- Kiều Chinh- Đằng Giao- Phan Nghị năm 2004
05- Anh Ngọc và Mạnh Đan 2 lão bối nhiều tuổi nhất hiện nay đều ở tuổi 90. Một cụ ở VN, một cụ ở Mỹ.
06- Rap Casino Saigon ngày xưa.
07- Bìa sách Chân Trời Tím do họa sĩ Hiếu đệ trình bày. Truyện dài đăng hàng ngày trên nhật báo Chính Luận năm 1953, xuất bản năm 1964 ở Sài Gòn.




Sunday, October 20, 2013

TRẦN BÁ XỬ * TÁM NĂM ĐẠI HỌC CẢI TẠO



  TÁM NĂM ĐẠI HỌC CẢI TẠO

Trần Bá Xử


Các bạn thân mến,

Thông thường thì bằng cấp cao nhất của bậc Đại học có thể là bằng Tiến sĩ như Ph.D. (Doctor of Philosophy), M.D. (Doctor of Medicine), Pharm.D. (Doctor of Pharmacy), D.D.S. (Doctor of Dental Services), Ed.D. (Doctor of Education), J.D. (Doctor of Juriprudence), v.v... và với thời gian từ 8 đến hơn 10 năm nhưng các bạn tôi và cá nhân tôi lại nhận được học vị cao nhất và ngon lành nhất là Tiến sĩ Cải Tạo. Thời gian trên tuy quá ngắn đối với một đời người nhưng lại quá dài đối với kẻ chiến bại như chúng tôi, những người đã phải gánh chịu muôn vàn khổ nhục trong lao tù Cộng Sản.

Dưới đây là hành trình của cá nhân tôi " Duy cái tôi là đáng ghét " với những thăng trầm, vui có, buồn có, dĩ nhiên buồn nhiều hơn vui, trong những chuỗi ngày bị tù đày, mà tôi phép được sơ lược những mốc thời gian đáng ghi nhớ dưới đây :



Khi lịch sử lật sang trang mới, qua giờ thứ 25 sau khi Sài-Gòn thay đổi chủ, tôi cảm thấy như bị hụt hẫng không biết mình là ai, đang ở đâu, và làm những gì. Buổi sáng khi tỉnh giấc, tôi cứ tưởng mình đang mơ vì thực tế quá phũ phàng với bao nghi vấn trong đầu : mình có phải là Trung tá vẫn còn làm việc tại Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng Tham Mưu hay là ai mà bây giờ lại rổi rảnh như một kẻ thất nghiệp vậy ? Tôi và các bạn đồng cảnh ngộ đi bộ lang thang khắp Sài-Gòn, chia xẻ với nhau những ly rượu bất kể là Johnny Walker hay Ông Già Chống Gậy hoặc rượu thuốc mà trước đây tôi chưa bao giờ ghé môi tới, để tạo cái ảo giác là mình đang ở một thế giới nào khác và giúp cho đỡ buồn. Nhưng “Sầu lại thêm sầu”. Bỗng sau đó vài ngày, báo chí cho biết nhà nước yêu cầu các Sĩ quan từ cấp Trung tá trở lên phải đến doanh trại đường Trần Hoàng Quân, Chợ-Lớn để ghi danh học tập trong một tháng với cước chú là phải mang theo tiền ăn đầy đủ. Lòng tuy hoang mang nhưng tôi vẫn thi hành như cái máy với hy vọng đoàn tụ với gia đình sau một tháng “học tập cải tạo” (Thật là ngây thơ khi dùng cụm từ này vì trên thực tế là đi ở tù, ở tù mà phải đóng tiền cơm thì thật là đáng buồn cười biết bao !) Gặp các bạn tại trại Trần Hoàng Quân, chúng tôi chỉ trao đổi với nhau vài câu ngắn gọn và ai nấy lo thủ tục nhập học ngay.
Đêm 15 tháng 5 năm 1975, chúng tôi được xe Molotova kín bít bùng đưa đến một địa điểm mà sáng hôm sau chúng tôi mới biết là trường Don Bosco, một ngôi trường ở quận Gò-Vấp rất gần nhà tôi ở khu cư-xá Lê-Văn-Duyệt, Gia-Định. Đến chiều, chúng tôi được ăn cơm do nhà hàng Đồng Khánh cung cấp, điều này đã đánh tan phần nào mối hoài nghi của tôi về thực tế của cuộc đi học tập này
Trại Long-Giao :
Đêm hôm đó (Thông thường những lần di chuyển trại đều được thực hiện vào ban đêm để tránh sự dòm ngó của dân chúng), chúng tôi lại được chở bằng xe Molotova cũ kỹ đến một địa điểm khác. Ngồi trong chiếc xe bít bùng gần ngộp thở, tôi không biết họ chở chúng tôi đến đâu. Vì xe chạy chậm, tôi đoán họ đang cho xe chạy lòng vòng để đánh lạc hướng. Gần lúc muốn ngộp thở, tôi chợt nhớ ra là có mang một con dao rất nhỏ trong túi quần nên tôi đã rọc một đường dài khoảng nửa gang tay bên hông tấm vải bạt xe trước chỗ tôi đứng để tìm không khí đồng thời may ra có thể biết mình đã đến đâu. Tôi rất đỗi ngạc nhiên vì đã khá lâu mà chiếc xe chỉ chạy một đoạn rất ngắn. Xe chỉ mới đến khu bưu điện và cư xá Lê-văn-Duyệt là nơi tôi đang trú ngụ. Tôi cố tìm một người thân quen để liên lạc nhưng tôi đã thất vọng, chiếc xe đã vô tình lăn đều bánh đến một nơi vô định.
Với tốc độ chậm như vậy nên mãi đến sáng hôm sau xe mới đến doanh trại mà các bạn rành khu vực này cho biết là Long Giao, Long Khánh.
Kể từ hôm nay, chúng tôi bắt đầu đi lao động nhưng rất nhẹ nhàng vì phần lớn thời gian ở đây tập trung vào việc học tập 10 bài căn bản của Cộng Sản. Tôi chúa ghét "chính chị chính em” nên rất lơ là trong việc học tập nhưng bất hạnh thay “ghét của nào trời trao của ấy” vì tôi được chỉ định làm “B Trưởng” học tập (Trung đội trưởng), và tôi phải thường xuyên đi họp để “bồi dưỡng” kiến thức tổng quát để còn biết đường hướng dẫn buổi học tập.
Một hôm, đang thảo luận về lý lịch trích dọc trích ngang gì đó, anh cán bộ giảng huấn đang lim dim gật gà gật gù bất chợt ngồi nhỏm dậy như bị điện giật và yêu cầu học viên trình bày lại đọan vừa qua. Anh cán bộ tỉnh giấc mộng vàng khi nghe anh Hoàng Mão, nguyên Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Sư Đoàn 1 Bộ Binh diễn lại màn anh ta tiêu diệt gọn một lực lượng địch khi anh còn là Đại đội trưởng !
Cũng trong suốt thời gian học tập này, tôi cứ nghe các cán ngố ra rả suốt ngày về danh từ “Ngụy quân ngụy quyền” gán cho chúng tôi. Tôi nghĩ có lẽ họ khẳng định quá sớm, sau này lịch sử trung thực sẽ phán quyết ai là chánh ai là tà.
Sau khi học xong 10 bài trong khoảng hai tháng rưỡi, các bạn chúng tôi bàn tán xôn xao về lễ mãn khóa sẽ được tổ chức tại sân vận động Cộng Hòa với sự tham dự đông đủ của gia đình học viên. Hôm sau, anh cán bộ trưởng ban giảng huấn đến thăm viếng doanh trại các cựu Trung tá và Đại tá. Một học viên đúng lên hỏi : “Thưa anh, chúng tôi được báo chí cho biết thời gian học tập là một tháng nhưng đến nay vẫn chưa nghe nói gì hết ?”
Tay cán bộ tỉnh bơ phán ngay một câu : “Nếu không nói như thế thì giờ đây làm gì có mặt đông đủ các anh như thế này !”
Thật đáng sợ biết bao ! Sau này, khi đến bến bờ tự do, trong luận án Cao học về Giáo dục, tôi có đề cập câu tuyên bố đó trong bài viết về Chiến tranh Việt-Nam với kết luận : “Người Cộng Sản nói chung, và Việt-Cộng nói riêng, là những tay bịp bợm nhất thế giới” (The Communists in general, and the Việt-Cộng in particular, are the best liars in the world). Chúng không những lừa dối nhân dân Việt-Nam mà con trắng trợn lừa bịp cả các nước khác trên thế giới.
Cũng trong thời gian trên, tôi hân hạnh được biết thi sĩ Hà Thượng Nhân mà tôi vẫn còn nhớ bài thơ bất hủ của anh đã được phổ thành nhạc (Đã ba mươi năm rồi còn gì, tôi chỉ còn nhớ lõm bõm vì tuổi già sức yếu, xin thi sĩ miễn chấp nếu tôi có chỗ sai sót, xin chân thành cám ơn anh) :
Trời có điều chi buồn, mà trời mưa mãi thế,
Cây cỏ có chi buồn, mà cây cỏ đẫm lệ
(mà cỏ cây lệ tuôn)
Anh nhớ em từng phút, anh thương con từng giây,
Chim nào không có cánh, cánh nào không thèm bay,
Người nào không có lòng, lòng nào không ngất ngây.
Gửi làm sao nỗi nhớ, trao làm sao niềm thương,
Nhớ thương như trời đất, trời đất vốn vô thường,
Ngày xưa chim hồng hộc, vượt chín tầng mây cao,
Ngày xưa khắp năm châu, bước chân coi nhỏ hẹp,
Bây giờ giữa Long Giao, ngồi nghe mưa sùi sụt,
Cuộc đời như chiêm bao, Có hay chăng ngõ cụt,
Anh châm điếu thuốc lào, Anh châm điếu thuốc lào,
Mình say mình say sao ? Mình say mình say sao ?
Trại Suối Máu -Tân Hiệp :
Sau khi học xong 10 bài, chúng tôi được lệnh chuyển trại, lần này được đưa đến trại Suối Máu hay Tân Hiệp. Chúng tôi được phân phối thành 10 đội, mỗi đội do một đội trưởng trách nhiêm. Tôi không thuộc đội nào cả mà thuộc toán đặc biệt như là ban chỉ huy vậy. Toán này chịu trách nhiệm tổng quát cho trại, làm gạch nối giữa ban chỉ huy trại và các học viên chuyên lo các vấn đề như thư tín, truyền tin, y tế, và trang trí. Thành phần gồm có anh Cúc (Trung tá Pháo Binh, trưởng toán), anh Cường (Trung tá bác sĩ Quân Y, y tế), Anh Khanh (Trung tá Truyền Tin, âm thanh), Họa sĩ Tạ Tỵ (Trung tá Tổng Cục CTCT) và tôi, Tổng Cục Quân Huấn, trang trí). Nhờ làm việc ở đây nên tôi có thể giúp các bạn chuyển thư (lậu) ra ngoài khi tình hình cho phép. Mỗi đội đều có một quản ca gồm toàn những nhạc sĩ nổi tiếng của QLVNCH như các nhạc sĩ Khôi, Vũ Đức Nghiêm, Thục Vũ, Cung Trầm Tưởng, v..v.. Họ họp nhau mỗi tuần một lần để tiếp nhận và phổ biến những bài ca của Việt-Cộng như bài “Như có bác Hồ trong ngày đại thắng”, “Tiến về Sài-Gòn” mà mỗi lần cất tiếng hát là tôi thấy rợn da gà. Một hôm, anh cán bộ phụ trách quên đem cây đàn nên định hoãn buổi họp vào lần sau, nhưng một nhạc sĩ đã yêu cầu cho xem bản nhạc, và chỉ trong một thoáng đã hướng dẫn các quản ca hát bản nhạc này một cách dễ ợt trước sự kinh ngạc và thán phục tột độ của tên cán bộ.
Họa sĩ Tạ Tỵ và tôi phụ trách phần trang trí doanh trại nên cũng có phần nhàn hạ ngoại trừ vào dịp lễ và Tết thì mất cả ăn uống để hoàn tất chỉ tiêu giao phó. Một hôm, sau khi thấy họa sĩ Tạ Tỵ vẽ chân dung cho một vài anh bạn để làm kỷ niệm, bác sĩ Cường đứng kế bên và ỏn ẻn nói : “Anh có thể nào vẽ cho tôi một bức chân dung để tôi gửi về cho bà xã tôi làm kỷ niệm không ? Họa sĩ Tạ Tỵ ưng thuận và chỉ trong một thời gian ngắn đã hoàn tất bức họa nghệ thuật. Bác sĩ Cường hăm hở cầm lấy nhưng ngần ngừ chưa chịu rút lui. Họa sĩ hỏi tại sao chưa về phòng để nghỉ thì bác sĩ Cường ấp úng nói : “Anh vẽ cho tôi rất đẹp nhưng tôi chỉ còn có một con mắt thì sợ bà xã tôi hạch tội tôi là chỉ trong một thời gian ngắn mà đã bị chột hết một mắt làm “Độc nhãn long” thì làm sao ăn nói với bả đây ?”
Họa sĩ Tạ Tỵ nhất định không chịu thay đổi ý kiến để bảo vệ trường phái Picasso (Lập thể - Trừu tượng) của mình. Chắc Bác sĩ Cường không dám gửi bức danh họa về cho bà xã ngoại trừ khi có thêm một con mắt nữa.
Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa :
Sau khoảng 6 tháng ở trại Suối Máu, một hôm chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị hành quân. Riêng tôi thấy hoảng hồn và nghĩ ngày xưa chúng ta đi hành quân để diệt địch mang lại hòa bình cho đất nước, nhưng bây giờ thì còn đánh đấm gì nữa, sao lại phải đi hành quân ? Sau đó tôi mới vỡ lẽ ra “hành quân” đồng nghĩa với “di chuyển” ! Gần chiều, chúng tôi được chở đến khu vực Tân Cảng (New Port) cạnh sông Sài-Gòn để chuẩn bị một cuộc hành trình mới.
Tôi may mắn được xếp vào đội cuối cùng nên phải đợi các bạn khệ nệ vác hành lý lên tàu, kế đó phải làm sạch sẽ khu vực mới đến trước khi lên tàu (Chắc tôi thuộc số con rệp !). Đây là tàu Sông Hương có sức tải khá lớn. Trên tàu, tôi thấy một khu vực rất lớn dành cho cán bộ với đủ loại máy móc, xe hơi, xe gắn máy, Ti-vi, Radio hằm bà lằng. Khi tôi đặt chân lên tàu thì các bạn tôi đã ổn định chỗ nằm rồi. Tôi đi lòng vòng để tìm một chỗ trống nhưng không thấy đâu cả. Chợt tôi khám phá ra một chỗ nên vội vã nhào tới như sợ có ai giành mất. Tôi mới ngồi xuống có một chốc thì dường như nghe có tiếng động ở trên đầu. Tôi ngững đầu lên và muốn rụng rời tay chân vì có vài giọt nước rơi xuống đầu tôi, hóa ra trên đó là nhà vệ sinh nên không ai dại dột gì bén mảng đến đó. Cuối cùng, may mắn thay, tôi được một anh bạn sống cùng cư xá với tôi nhường một phần nhỏ chỗ năm của mình để tôi có thể ghé lưng bằng cách nằm nghiêng chứ không nằm ngửa vì quá chật chội. Tôi cám ơn anh bạn rối rít và hỏi thăm anh về tình hình trong cư xá nhưng anh không biết gì hơn tôi. Chiều đến, chúng tôi được phát lương khô và một ít nước uống nhưng tôi chỉ dùng một ít bánh và không dám uống nước vì anh em cho biết phải đợi rất lâu mới tới phiên mình đi vệ sinh. Tôi đã kiên trì không uống nước cho tới khi đến địa điểm mới. Mấy anh bạn thuộc Hải Quân tìm cách lên boong tàu và sau khi định hướng đã cho biết tàu đang chạy về hướng Phú Quốc. Tôi nghĩ lần này chắc phải sống tự túc trên hoang đảo như “Robinson Crusoe” ngày xưa chăng ? Nhưng sau đó anh bạn này đã mất phương hướng nên chúng tôi đành phó mặc cho mọi việc đến đâu thì đến.
Tôi không còn ý niệm về thời gian cho đến một buổi chiều, chúng tôi được thông báo là sẽ được đặt chân lên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa mà các bạn gốc ở miền Bắc cho biết là Hải Phòng. Vừa đặt chân lên đất liền, việc trước tiên là tôi phải xả bầu tâm sự (Đi tiểu tiện), và thật là kinh hoàng khi tôi thấy nước tiểu có màu đỏ như máu vậy?
Trên bờ, loa phóng thanh ra rả cho biết là chúng tôi được đặt chân lên miền bắc Xã Hội Chủ Nghĩa ưu việt, tự do và độc lập ! Pha lẫn với tiếng loa vang dội là tiếng chó sủa bất tận, dường như chúng ngửi thấy mùi của người miền Nam và muốn ngoạm chúng tôi một miếng cho bỏ ghét.
Sau đó chúng tôi được phát mỗi người một trái chuối già và đi chích ngừa. Tôi thầm nghĩ biết đâu chừng sau mũi tiêm này chúng tôi sẽ tiêu diêu nơi miền âm cảnh ? Chích xong, chúng tôi được phối trí lại và đi nghỉ ngơi. Vì quá mệt mỏi nên vừa mới đặt lưng xuống là tôi đã ngủ ngay một cách ngon lành. Khi tôi được đánh thức dậy thì anh em đã đi đâu mất cả rồi. Tôi lang thang chạy theo các bạn và cuối cùng lên được tàu hỏa cho cuộc hành trình kế tiếp. Nói là tàu hỏa cho có vẻ ngon lành nhưng thật ra là một sàn tàu chở súc vật không có bàn ghế gì cả. Chúng tôi nằm ngủ trên sàn tàu chật như nêm. Tôi nằm cạnh một anh cao quá khổ, vì anh ta cao lớn nên tôi cũng có phần ngán và riu ríu nghe lời anh ta hướng dẫn : “Tôi nằm ngủ trước, anh ngủ sau”.
Vì chỗ nằm choán nhiều chỗ nên tôi phải ngồi để trông chừng anh ta nằm ngủ. Một lúc khá lâu, tôi đánh thức anh ta dậy để tôi nằm một tí. Khi tôi vừa nghỉ được một chút thì cảm thấy có cái gì đè trên ngực. Tôi tỉnh dậy và thấy cái chân dài ngoằn của anh ta gác lên ngưc tôi, xém chút nữa thì đến cổ của tôi rồi. Hóa ra anh ta đâu có ngồi mà lại tiếp tục ngủ, và vì chúng tôi nằm đổi đầu nên cái cẳng dài quá khổ của anh ta mới vượt biên và leo lên ngực của tôi (Sau này khi quen thân nhau, chúng tôi nhắc lại chuyện cũ và cười muốn bể bụng luôn).
Các trại tù ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa : Yên Bái, Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, Cẩm Nhân, Vĩnh Phú.
Sau khi tàu hỏa ngừng, chúng tôi tập trung lại, chuẩn bị lên xe Molotova vượt sông Hồng để đến Yên Bái, Nghĩa Lộ thuộc Hoàng Liên Sơn. Đến đây chúng tôi bắt đầu thực sự lao động khổ sai khi năng lượng trong người chúng tôi gần kiệt quệ sau hơn một năm ở miền Nam ăn cơm gồm hầu hết là gạo mốc hết chất bổ dưỡng với ít bắp cải và cải su. Tại đây chúng tôi được xếp thành đội theo từng cấp bậc. Tôi thuộc Trại 2 Liên Trại 2 Hoàng Liên Sơn chuyên lo về xây cất nhà trét đất và rơm. Khi còn ở miền Nam, tôi có dịp học về kiến trúc do một anh bạn kiến trúc sư chỉ dạy nên tôi được cán bộ cho tôi phụ trách vẽ đồ án xây cất. Vì thấy anh em không còn sức lực nên tôi đã chiết tính số lượng cây với đường kính nhỏ và chiều dài ngắn hơn quy định, nhưng tay cán bộ có chút căn bản về xây dựng đã bắt tôi sửa lại. Một thời gian sau, vì thiếu nhân lực nên tôi cũng phải lên rừng đốn cây và vì vậy càng biết rõ sự cực nhọc của anh em nhiều hơn.
Có một lần tôi vác một khúc cây có đường kính gần gang tay và dài 5 thước. Đọan đường đi rất dốc và trơn trợt vì trời đang mưa. Lên gần hết dốc và chuẩn bị về trại, tôi chợt vấp ngã. May mắn thay, khúc gỗ to chỉ đè lên chân tôi và không va vào đầu, nếu không giờ này tôi đâu còn ngồi đây để viết những dòng chữ này, tuy nhiên tôi vẫn phải nằm tại chỗ hơn hai tuần lễ. Lê cái chân đau ra khỏi khúc gỗ, tôi ngồi xuống bên lề đường và khóc rấm rứt một mình như trẻ con.Tôi khấn vái Trời Phật cùng các vị thần linh khác, và khi nghĩ đến vợ con đang trông chờ nên tôi cố thu hết tàn lực để kéo lê khúc gỗ (thay vì vác) mãi đến chiều tối mới về đến trại.
Một hôm, chúng tôi được lệnh tải gạo từ Ba Khe về trại ở Nghĩa Lộ. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh em thử đổ gạo vào hai ống quần ngủ, cột chặt ống và lưng quần xong để trên vai xung quanh cổ mà đi, trông rất nhẹ nhàng và dễ đi. Trên lộ trình đi, thỉnh thoảng chúng tôi thấy rải rác những trái cà-na do dân cố tình để lại cho chúng tôi ăn, chứng tỏ lòng thương mến của họ, khác hẳn với thái độ thù nghịch khi chúng tôi mới đến. Có một lần chúng tôi gặp một cụ già râu tóc bạc phơ nhưng diên mạo rất phương phi đang cưỡi ngựa và dừng lại nói với chúng tôi :
“Chúng tôi mong đợi ngày các ông ra giải phóng miền Bắc chúng tôi nhưng bây giờ như thế này thì còn trông mong gì nữa ?” Ông ta thuộc thành phần trí thức hoặc tư sản mại bản bị Việt-Cộng đày lên đây với lý do là đi khu kinh tế mới.
Bên cạnh Ba Khe là trại trà Trần Phú nổi tiếng của miền Bắc. Tôi có anh bạn thân trước kia làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù nổi danh là người nhảy dù đẹp và hay nhất của Quân đội. Ngày xưa, khi chúng tôi gặp nhau trong các trận đấu bóng chuyền tại sân Phan Đình Phùng, Trung tá Vinh là tên anh, rất điển trai và đô con (75 kí) tuy da hơi ngăm đen như tôi. Khi đi Ba Khe tải gạo, chúng tôi không thể nào tưởng tượng anh chỉ còn 45 kí (Trong thời gian sống chung bên nhau, anh vẫn thường ăn rau tàu bay cho đỡ đói, chúng tôi đã khuyên can nhưng anh không chịu, nghe nói rau này sẽ làm mất máu ghê lắm). Vài năm sau, chúng tôi nghe tin anh đã nằm xuống vĩnh viễn trong rừng sâu để lại biết bao tiếc thương cho anh em đồng ngũ !
Sau đó chúng tôi được chuyển về Cẩm Nhân, Tuyên Quang. Tôi thuộc đội mộc chuyên làm bàn ghế và tủ rất cần sự tỉ mỉ khéo tay. Tôi học bào trong cả tháng mới tạm gọi là khá thành thạo. Cũng trong thời gian mới đến Cẩm Nhân, tôi được biết một tin rất buồn : anh bạn thân là Trung tá Nguyễn-Vũ Từ-Thức trước làm ở Tổng Cục Quân Huấn, sau làm Tùy Viên Quân Lực ở Úc vừa mới từ trần vì bị ngộ độc thức ăn (60 anh em khác phải vào bệnh xá).
Trong suốt thời gian đầu ở miền Bắc, chúng tôi được các anh bộ đội quản lý nên sinh họat có phần dễ thở hơn như được tự do vào rừng đốn gỗ, giang, tre, lò-ồ, v.v.., và ban đêm trại không khóa cửa có thể đi lại tự do.
Sau này, chúng tôi được Bộ Công An tiếp quản nên gặp nhiều khốn đốn với các tay công an mà mấy anh bộ đội gọi là bọn chó vàng vì chúng mặc quân phục màu vàng. Trạm dừng chân đầu tiên là Vĩnh Phú. Tôi vẫn tiếp tục làm mộc “mớp” (Meuble, bàn ghế) khác với “mộc nhà” chuyên lo xây cất nhà trong doanh trại Vĩnh Quang B, sau đó đến Vĩnh Quang A trước khi chuyển về miền Nam năm 1982 bằng tàu hỏa và bị còng một tay với một bạn tù khác.
Thắm thoát đả 7 năm tù đày với biết bao đắng cay tủi nhục. Trên đường về Nam chúng tôi gặp những quang cảnh quen thuộc từ Thừa Thiên trở vào. Dọc đường chúng tôi chứng kiến những cảnh rất cảm động khi người mẹ gặp lại con một cách vội vã không nói nên lời, hoặc người vợ chạy theo tàu hỏa vừa mới tới bến khi hay tin muộn chồng mình đang ở trên tàu, hoặc khi bà con tặng thức ăn cho anh em bị còng (Viết tới đây tôi không ngăn được dòng lệ tự nhiên tuôn trào vì chính tôi là chứng nhân mục kích rõ ràng những cảnh thương tâm đó).
Trạm dừng chân ở miền Nam là Xuân Lộc B, Long Khánh. (Z30A). Tại đây không khí có phần dễ thở hơn, hàng ngày chúng tôi thấy những chiếc xe lam chở bà con lên thăm thân nhân, nhưng riêng cá nhân tôi chỉ được thăm gia đình có một lần vào buổi sáng vì vợ tôi phải đầu tắt mặt tối với sinh kế để lo cho 5 đứa con còn nhỏ dại.
Một ngày đẹp trời giữa năm 1983, tôi được lệnh phóng thích, nâng tổng số thời gian đi tù lên 8 năm một tháng. Khi tôi bước chân vô nhà, mọi người nhìn tôi sững sờ vì tôi như một bộ xương cách trí biết đi. Với vốn liếng làm mộc học được trong tù, tôi ra sức đóng các bàn ghế để vợ con tôi bán cà-phê trong một góc nhỏ của cư xá Lê Văn Duyệt, Gia Định nay cải danh là cư xá Phan Đăng Lưu.
Hơn 10 năm sau tôi mới được sang định cư tại Hoa Kỳ, bỏ lại sau lưng ba đứa con vì chúng đã lập gia đình. Tôi thấy cụm từ “Đoàn tụ gia đình” thật quá đắng cay khi hai phương trời vẫn còn cách biệt !
Các bạn thân mến,
Giờ đây, những hình ảnh kinh hoàng của một thời trong lao tù đã đi vào dĩ vãng, chỉ còn lại những kỷ niệm sẽ tồn tại mãi mãi trong tôi. Tôi muốn ghi lại những hình ảnh đó với nhiều tình tiết hơn nhưng khuôn khổ tập Kỷ Yếu có hạn nên tôi chưa ghi hết những gì đáng nói, hơn nữa vì mắt mũi kèm nhèm lại vừa trải qua một cuộc giải phẩu tim thập tử nhất sinh nên tôi xin dừng nơi đây.
Thưa các bạn, sau 50 năm rời mái trường Mẹ, chúng ta đã tích lũy được nhiều kỷ niệm êm đềm của thời niên thiếu, lúc học tập tại trường và du học Hoa kỳ, kỷ niệm hào hùng của những năm tháng phục vụ Quân đội, kỷ niệm đau thương của những năm dài trong lao tù Cộng Sản. Những chuỗi ngày ở miền đất hứa này đã cho chúng ta một ý niệm sâu sắc về tình đồng khóa. Năm mươi năm đã trôi qua, tuy có nhiều thay đổi trong cuộc sống thăng trầm này nhưng những kỷ niệm của anh em khóa 12 Trường Võ Bị Liên-Quân Đà-Lạt vẫn còn đó, trường tồn bất diệt với thời gian như đại thi hào Pháp Lamartine đã viết :
Ainsi tout change, tout passe,
Ainsi sur la terre tout s’efface,
Tout, excepté le souvenir.
Trần Bá Xử
(Hà Viễn Xứ)
Miền Đông Bắc Hoa Kỳ giá lạnh, 3/12/2004.

Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]

JIMMY LÊ * HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG

 


Hành Trình 200 Dặm Trên Biển Đông
Tác Giả: Jimmy Le Trước khi vào chuyện tôi tự giới thiệu, tôi là Jimmy Le, tóm tắt tiểu sử sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở thành phố Cần Thơ. Thủa nhỏ yêu nghề máy thích cuộc sống phiêu lưu, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật, năm 17 tuổi với nghề chuyên môn về động cơ (Diesl) và gia nhập gia đình mũ xanh TQLC. Năm 1968 chưa tròn 18 tuổi, được phục vụ ở đơn vị YTTV/ ĐVT / SDTQLC chức vụ tài xế quân xa. Năm 1971 làm đơn xin về nguyên quán của cha tôi được bộ quốc phòng chấp thuận và thuyên chuyển về lữ đoàn 4/VT/vùng 4/Chiến thuật, chức vụ hạ sĩ tài xế quân xa. Phục vụ đến ngày 30/4/75. 


    Tôi cưới vợ năm 1971. Sau 7 năm góp mặt yểm trợ khắp các chiến trường kể cả chiến trường ngoại biên. Sau miền Nam đổi chủ - những người chủ mới từ bắc vĩ tuyến 17 cho rằng tôi loại ác ôn, có nợ máu với nhân dân nên đưa đi cải tạo ở núi Trầu (Kiên Lương ) Hà Tiên, sau 2 năm trả tôi về địa phương. Khi trở về nhà cũ, thì mới hay vì sợ áp lực và theo đường lối mới của “nhà nước” mà cha tôi phải đi về quê tăng gia sản xuất. Vì thương cha già, tôi cho vợ con tôi cùng về quê để hôm sớm có người chăm lo, còn một mình tôi ở lại Cần Thơ đi tìm việc làm nhưng đến đâu cũng bị từ chối. Vì là thành phần “tàn dư của chế độ cũ”. Sau cùng tôi mua chiếc xe ba gác đạp để hang đêm xuống bến Ninh Kiều chở rau cải, ngày thì ai gọi thuê chở cái gì thì lãnh chở để kiếm sống và còn để dành tiền để gửi về quê lo cho gia đình. Tôi cũng bằng lòng với số phận nên những lúc rảnh rỗi đã làm mấy câu thơ, để đọc mà an ủi cuộc đời từ một tài xế mà bây giờ đẩy chiếc xe ba gác. 


    “ Rồi từ đó anh đi làm ba gác
    Khoác lên mình chiếc áo rách vai
    Trong đêm xuân anh mơ được những gì
    Đời ba gác người yêu là ra cải.” 

    Nếu thời gian bình thản trôi đi thì chắc không có hồi ký của chú Sáu ba gác, mà giờ này chắc chú Sáu còn tiếp tục đẩy xe. Qua thời gian sống xa tôi, vợ tôi quan hệ với tên tập đoàn trưởng ở ấp. Sau khi thằng con trai lớn bắt gặp mẹ nó dan díu, tôi hay tin bán xe ba gác về quê làm đơn thưa kiện, bây giờ nhớ lại tôi làm việc đó hết sức là dại dột. Như bạn đọc cũng hiểu chánh quyền mới, người dân gởi đơn phải chầu chực có khi gần nửa tháng để ngâm cứu, mà chung quanh công an ấp xã đều là vây cánh của tên tập đoàn trưởng. Cuối cùng, công an xã ra lệnh công an ấp và du kích bắt tôi với tội trạng là tôi cáo gian và tình nghi tôi là CIA làm mất thể diện cán bộ ở địa phương và dánh lệnh tầm nã, may mắn, người du kích sai đi bắt tôi lại cho tin cháu tôi đưa đi trốn. 
    Trở về Cần Thơ thì phương tiện làm ăn đã bán rồi, chỉ còn ít tiền, tôi sắm chiếc xe đạp chở khách để sống qua ngày. Ngày ngày chỉ đủ lon gạo bó rau và bịch tương, và không biết bị bắt lúc nào vì được mang tên là CIA. Dịp may đến với tôi, người chị thứ năm của tôi từ Cà Mau về Cần Thơ. Người chị tôi nghèo, nhà chỉ có hai chiếc xuống tam bản chở mối kiếm sống, sau khi nghe hoàn cảnh, chị tôi dắt tôi xuống Cà Mau. Tôi cầm chiếc xe đạp được 800 đồng để làm lộ phí. Sau khi xuống Cà Mau, chị tôi giớ thiệu với bà Tám chủ ghe, sau khi nhìn qua tôi và qua sự giới thiệu tôi biết nghề máy, tôi được làm công cho bà, điều kiện không có trả tiền, chỉ cho ăn cơm, nửa tháng cho một bánh thuốc Gò Vấp và một sấp giấy báo cữ vấn hút. 

Công việc mỗi ngày lái ghe ra bờ biển xúc cá lúc nước ròng vô ghe, và sau đó lái ghe về quận Năm Căn vác đồ lên bờ, chiêc 1ghe dài hơn 20 mét, rộng 7,8 mét, trọng tải ước chừng 5 tấn. Ngày ngày, tôi phải làm công việc đó và quan sát cửa biển Hòn Khoai, nó nổi lên cồn cạn, để đến ngày ra đi không bị mắc cạn. Cái vấn đề khó khăn của tôi là lúc đi tôi chỉ mặc có bộ đồ và cái quần đùi, cĩung may, cái quần đùi bằng vải kaki nên chịu đựng hơn ba tháng trời. Nhiều lần tôi nói với bà Tám có ra chợ mua cho tôi cái quần đùi nhưng rồi bà cứ khất lần cho đến ngày ra đi. 
    Bạn đọc cũng hiểu địa danh U Minh nổi tiếng là muối, cái khổ của tôi lúc đó là mỗi ngày lao động chiều tắm nước mặn, xách một gầu nước ngọt và cái nùi giẻ chạy vô sâu trong rừng tìm một gốc cây đứng rửa, sỏ cái chân cởi quần vắt cho ráo nước và dùng nùi giẻ thấm nước ngọt để lau qua cái body. Eo ơi, mỗi lần như vậy các bạn có tưởng tượng không biết bao nhiêu là muỗi và bù mắc thi nhau tấn công, tôi không hiểu ngày nào được ra đi. Rồi sự mong đợi đã đến với tôi chiều ngày 22/12/87. Cuộc hành trình 200 dặm trên biển Đông bắt đầu.


    Ba giờ chiều ngày 22/12/87, bà Tám cho tôi biết hành khách đã ém rải rác xung quanh huyện Năm Căn đủ rồi. Lệnh sáu giờ chiều, tôi lái ghe qua đổi nước lấy 10 can nước ngọt, còn lương thực, xăng do hai xuồng tam bản chở ra điểm hẹn gần cửa biển Kinh Năm. Tôi nhận đèn pin, ám hiệu “hỏi 2 ngắn đáp 1 dài" , mật khẩu tổng số là 9. Thí dụ từ xa thấy xuồng đến tôi bấm 2 đèn là bên chiếc xuống kia trả lời bấm lại một đèn hồi lâu. Để ngăn ngừa công an thì hỏi tiếp mật khẩu “Mạnh giỏi anh Sáu?” bên kia trả lời: “Dạ khoẻ anh Ba”, sáu cộng ba chung là chín thì đúng là phe ta, còn nếu sai thì lo chạy trốn. Phần tôi đến điểm hẹn, tôi chợt nghỉ ra rằng đi với hai cái máy đuôi tôm chắc không ổn, nên tôi vác búa lên bìa rừng đốn một cây đước thật suông dắt theo bên ghe để có gì làm buồm. Và tôi đốn thêm một ít củi, trời tối muỗi cắn dữ quá, tôi đốn được một ôm củi dài non một mét để sau lái ghe khỏi có thiếu củi chẻ mà dùng, sau đó canh chừng từng chiếc xuồng đến. Tất cả những ám hiệu đều tốt. 
    Gần tới giờ xuất phát, ông và bà chủ ghe đi vỏ lãi ra lấy giấy của hành khách để sau này thanh toán với người nhà. Ông chủ ghe bắt tay tôi lần chót chúc may mắn, trao cho tôi một hải bàn và một bản đồ vùng biển Cà Mau, Malaysia, Thái Lan. Nói hải bàn nghe cho oai, thực ra nó chỉ là cái địa bàn ở bên Mỹ auto part nào cũng có bán để trang trí trên xe. Có kinh nghiệm sau nhiều tháng ra vô, vấn đề là phải né ngọn hải đăng suốt đêm quét vệt sáng dài bao quanh vùng biển Hòn Khoai. Để né tránh Cồn Cạn đầu tiên, tôi phải bắt hướng West đi về Thái Lan và chạy hai máy để thoát nhanh, chỉ sợ tàu ở đồn công an biên phòng Hòn Khoai. 
Vừa ra chừng 30 phút thì đa số là phụ nữ bắt đầu nôn ói từ 12 giờ khuya đến rạng sáng ngày 23/12/87. Tám giờ sáng thì bỏ Hòn Khoai đằng sau lưng chỉ còn nhìn thấy bằng cái bàn ăn cơm. Từng đoàn cá nươc lội theo hai bên hông ghe rất lâu như muốn đưa tiễn chúng tôi. Tổng số người trên ghe là 26 người. Lúc này, tôi nhờ những cậu trai trẻ phụ dọn sạch sẽ trên ghe do các cô nôn ói và tát nước ghe còn tôi châm thêm nhiên liệu và kiểm soát hải bàn, tôi kẻ đường biểu diễn từ mũi Cà Mau đi Pulau Bidong. Lúc này, tôi bắt đầu qua hướng South Eath và đi phuogn giác 110. Mọi việc xong xuôi mọi người còn tỉnh táo nấu mì gói ăn, lúc đó mới có dịp hỏi tên nhau. 3 giờ chiều 23/12/87 thì hết thấy Hòn Khoai, tôi cắt giảm một động cơ để hy vọng luân phiên sử dụng được lâu hơn. 
    Đêm 24/12/87 phải nói là đêm giáng sinh tuyệt vời, mặt biển yên như trong hồ, ghe đi nhanh nhưng rồi chiều ngày 25/12/87 thì hai cái máy lần lượt ra đi và bị tôi quẳng xuống biển. Đúng như dự đoán, tôi nhờ mấy cậu thanh niên dựng cây cột buồm và lấy cái mền rách ra làm buồm. Tôi nhờ một câu giơ cái khăn lên ước lượng gió thổi 10km/giờ. Bây giờ mọi người trên ghe hết sức hoang mang vì sợ trôi về Việt Nam sẽ đi tù. Lúc này chiếc ghe không còn điều khiển theo ý muốn, nhìn hải bàn lệch về hướng South West. Tôi cầm bản đồ, tính toán và mạnh dạn trả lời với bà con trên ghe chắc chắn không bị trôi về Việt Nam vì đã đi huốt Hòn Son Rạch Giá và định mệnh đã đưa chúng ta vào vùng biển Thái Lan, lành dữ ra sao thì chưa biết và bao lâu đến bờ thì không hiểu. Trước mắt phải giới hạn nước uống, một ngày một người chỉ được uống một cốc nước nhỏ, chỉ có hai đứa nhỏ thì lúc nào khát sẽ uống nửa cốc riêng. Riêng tôi vì ở quân đội, chiều tôi dùng tấm nylontrải mui ghe hứng những giọt sương đêm để sáng thấm giọng. 
    Tối đêm 26/12/87 thì gặp tàu đánh cá Thái Lan loại nhỏ nhưng chiếc tàu này hiền, tuy nhiên không cứu cũng không đá động dến chiếc ghe của chúng tôi. Mọi người đều đặt niềm tin vào tôi vì thấy tôi đã nói đúng:đã thực sự đi vào Thái Lan. Sáng ngày 27/12/87, chúng tôi bắt gặp một tầu đánh cá Thái Lan loại to, vị thuyền trưởng đã nhân đạo cho chúng tôi ăn một bữa sáng trên boong tàu và cho thêm nước, thực phẩm. Trên ghe tôi có một cậu biết tiếng Anh trao đổi thì người thuyền trưởng nói theo luật Hoàng Gia, tất cả tầu Thái Lan không được kéo giúp ghe vượt biên, nếu hải quân Hoàng Gia bắt gặp sẽ bị phạt, vì lẽ đó sau khi giúp nhân đạo tầu này xô ghe chúng tôi ra và ra đi. 
    Trưa ngày 27/12/87 tôi nghe có tiếng phi cơ trên nền trời, lập tức tôi lấy cái bếp ra mũi ghe nhóm ít lửa bỏ tí vỏ cây đước, lấy cái áo trùm lại rồi dỡ ra làm ám hiệu cầu cứu theo bài mưu sinh thoát hiểm, lấy khăn trắng vải mui ghe và lấy cục than kẻ chữ S.O.S nhưng rồi chiếc máy bay bay đi luôn. Buổi chiều, nước biển đang trong, từng đám cá lội nhợn nhơ bỗng dưng biến mất, tôi lo sợ vì báo hiệu biển có sóng lớn. Đó là kinh nghiệm của một cư dân truyền lại cho tôi trong những ngày hành quân vùng duyên hải. Tôi thương hai đứa nhỏ trên ghe, đứa 7 tuổi thì cha mẹ luôn bị say sóng, có chuyện chắc không lo được gì nên tôi lấy can không cột lại làm sẵn cho hai vợ chồng này rằng nếu có chuyện gì bất trắc thì lấy cái phao và ôm hai đứa con mà còn hy vọng. Tôi không dám nói vì chưa hiểu có đúng vậy không. 
    Khoảng 7 giờ tối, những hiện tượng bắt đầu xuất hiện, mưa nhẹ biển gầm lên, những ngọn sóng ước chừng như quả đồi sẵn sáng chụp bao phủ chiếc ghe như là tấm lá nhỏ. Cũng may là sóng thưa, chiếc ghe bị nhấc lên cao rồi lại bị hụp xuống, chạy dài ra rồi nhấc lên. Bây giờ, đa số mọi người đều ói dữ tợn, còn rất tỉnh táo, người ói nằm rũ ra ghe, người nằm như cá hộp, vấn đề tát nước thật là chật vật, một người tát, một người phải lôi người ói sang một bên. Dỡ ván sán ghe đén không có, cái đèn pin bị lỏng khi tắt khi cháy. 
    Sáng ngày 28/12/87, sóng bắt đầu hơi dịu lại, cho đến bốn giờ chiều tôi thấy một chiếc tầu đánh cá chạy nhanh về hướng chúng tôi. Tôi nói chiếc tàu này có ý tấn công, lập tức tôi bố trí cậu Hiền ở mũi ghe, cậu này ở sứ Vĩnh Châu và Út Bà Bóng ở phía sau lái, tôi ngồi giữa ghe lấy mấy cây củi dài phát và phân công, vừa xong thì chiếc tầu đó đâm vào gần đằng mũi ghe, cậu Hiền dùng cây đánh ngang ống quyển tên Thái Lan nhảy qua như tôi đã dặn dò. Trước khi đánh, tôi áp dụng bài học đánh cận chiến nhưng rủi thay mũi ghe thì tròng trành, phần thì sóng, phần thì do con tàu bị hút vào, sau khi đánh thì nghe hai tiếng “á”, rồi tên Thái lan và cậu Hiền bị văng xuống biển, chiếc tàu Thái vòng lại vớt người, còn cậu Hiền trôi ra xa, sóng và gió đưa ghe tôi ra xa rồi mất hút trong màn sương chiều, một người bạn vừa mới quen vài ngày đã vĩnh viễn ra đi. 
    Đêm đó vì lo và buồn và cái hậu quả chiếc tàu đụng vào, chiếc ghe bị rêm, nước vào nhiều quá, tôi lo tập chung bốn người thức xuốt đêm ở 4 khoang trên ghe để lo mà tát nước, ai nấy đều cầu nguyện, chúng tôi vấn thuốc rê hút suốt đêm chống buồn ngủ và tát nước nghe tay rã rời. Sáng lại tôi bàn kế hoạch bây giờ cứu vãn tình huống chỉ còn có cách lấy tấm nylon dài che dọc chiếc ghe, và nhổ những cây đinh trên kèo mui đóng phủ bên ngoài vết nứt do chiếc tàu gây ra thì mới giảm được nước vào ghe. Công việc này cần 4 người, 3 người chia đều căng nylon, một người cầm búa đóng. Tất cả được cột vòng một bên nách cọng dây dính trên ghe để không bị nước cuốn trôi và cán của cây búa cũng được buộc một cọng dây để có vuột còn níu kéo được.


    Phân công xong, biển lúc đó tương đối êm, bây giờ chỉ cón sợ bầy cá mập nhỏ, tôi dặn kỹ rủi ro mà có đóng dập tay, lập tức la lên để kéo lên ghe nếu không cá mập con sẽ tấn công. Một con rỉa một tí thì chết. Sau một tiếng thì công việc ổn cả cả, bây giờ nước bớt vô, chừng ba tiếng tát một lần. Vấn thuốc ngồi ăn bánh bía, bỗng tôi thấy dề rác trôi nhìn kỹ có vỏ chai nước tương, tôi la lớn mừng rỡ: “ Gần tới bờ rồi bà con ơi vì tôi thấy vỏ chai nước tương trong đám rác”. Năm giờ chiều, nhiều bầy chim biển bay lượn trước mũi ghe, ai cũng mừng rỡ nhưng rồi tai biến lại đến với chiếc ghe tôi nữa. Lúc đó trước sáu giờ từ trong bờ có chiếc ghe nhỏ chỉ lớn hơn chiếc ghe tôi có tí chút chạy vòng xung quanh chiếc ghe tôi, có ba tên Thái Lan mặt mày dữ tợn. Trên ghe có cô Hoàng, sau này đi Canada, học lõm đâu được tiếng Thái chữ ăn cơm là “kinh khào”, bọn Thái lan thấy có con gái lập tức tấn công, một tên Thái lan nhẩy qua sau lái ghe, một tên cầm búa bị Út Bà Bóng lấy cái leng xúc cát vớt trúng ngang ba sườn la thất thanh và văng xuống biển. Chiếc ghe Thái Lan vòng qua vớt tên Thái xong và chạy hết ga lên khói đen.\
    Nói về tôi sau khi đụng váo lái súc và văng bánh lái xuống biển, bây giờ tình trạng chiếc ghe trôi quay ngang mà không còn điều khiển được. Để đối phó, tôi nói với Út Bà Bóng: 2 Cậu mạnh tay khi nào nó tấn công nữa cậu lấy can xăng 20 lít ném qua, cần nhất trúng ngay chỗ thằng lái ghe, tôi sẽ phóng lửa qua, bây giờ chỉ còn đánh đón hy sinh”. Vứa nói, tôi kéo can xăng giao cho Út, lập tức tôi bẻ nẹp tre xé áo trên ghe quấn vào đầu nẹp tre làm bùi nhùi tẩm chút xăng và thủ cái quẹt ga. 
Chuẩn bị vừa xong, ghe thái Lan sau khi cứu người đâm thẳng váo giữa ghe và một tên nhẩy qua, vì mũi ghe lợp lá mỏng, tên nhẩy qua lọt chân, nhân cơ hội tên Thái Lan mất thăng bằng, tôi lấy cây đước dài từ dưới lòng ghe chọt thẳng xuyên qua lớp lá mui ghe trúng ngay ngực, tên này la một tiếng rồi văng xuống biển. Hạ được hai tên, lên tinh thần, chiêc ghe Thái vòng qua hông bên phải để vớt, bọn chúng vừa vòng qua ngang hông, tôi la to ném can xăng qua, Út Bà Bóng lập tức ném qua liền, may mà trúng ngay góc chỗ tên Thái Lan điều khiển ghe, can dòn do tái sinh nhiều lần đã để xăng chảy ra, tôi phóng nẹp tre đốt lửa và gây ra một đám cháy trên ghe Thái Lan, tiếp tục Út ném bồi thêm một can nữa để tăng sự cháy. Sau đó gió thổi mạnh đưa chiếc ghe tôi vào thị trấn Songkhalia. 
    Nói về cuộc chiến lần này, các cô gái trên ghe sợ quá giựt can không nhảy xuống biển và hai chú người Việt gốc Hoa sợ quá cũng giựt hai cái can to ôm nhảy xuống biển và trôi nguyên đêm vô bờ cách chúng tôi chừng hai cây số. Còn phần con gái trên ghe, cô Nguyệt sứ Sài Gòn làm nghề bán hàng rong gom ít tiền đi vượt biên, ôm trúng cái can bể sau đó đã chết. Hai ngày sau khi nhập trại, xác cô ta trôi vào bờ, police Thái Lan gọi bọn tôi có phải người đồng hành trên ghe không rồi tiêu hủy hài cốt ở Songkhalia, cô này khoảng Trên hai mươi tuổi, nghe kể chuyện còn độc thân, không hiểu sau này có ai biết chính xác địa chỉ ở đâu báo tử cho gia đình cô ta không. 
    Bây giờ trở lại chiếc ghe, sau khi tạo được đám cháy, gió thổi chiếc ghe tôi vào bờ vào khaong? 10 giờ 30 đêm, trên bãi biển Vắng, thỉnh thoảng trên con đường lộ ở xa có những vệt đèn xa chạy lưu thông, tôi yêu cầu những người còn khoẻ dìu những người say sóng lên bờ và đào hai cái hố lớn để trốn gió, nhất là các cô nhẩy xuống biển quàn áo ướt sũng nước, cón tôi lập tức phá vỡ hông ghe và quăng búa xuống biển phi tang vì sợ ghe còn lành Thái Lan sẽ kéo ra biển, mọi việc xong, tôi trở lại hố và chưa biết việc gì đến nữa, khoảng vài phút sau nhóm tuần tra bờ biển TQLC Hoàng Gia Thái Lan bắt gặp chúng tôi, họ ăn mặc và mang cấp bậc giống như VNCH trước năm 1975, Lập tức súng M16 lên đạn chĩa thẳng vào chúng tôi, mọi người đều thất kinh, trong nhóm có một tên hạ sĩ quan gọi máy truyền tin PCR25, khoảng 15 phút sau, một xe jeep quân sự đến pha đèn thẳng vào chúng tôi, người chỉ huy mang cấp bậc trung tá, vì ngày xưa tôi ở TQLC nên biết, một phút im lặng, mấy người đàn bà con gái nói: “Chú Sáu đại diện đứng lên nói đi”, tôi trả lời: “ Tiếng Anh tôi đâu biết, tiếng Thái thì ngọng luôn, có cậu kia biết tiếng Anh sao không nói.”
    Cậu ta thấy súng ống run lập cập, bí quá tôi làm gan đứng dậy trên miệng hố, hai tay chấp và xá vị trung tá vì Thái Lan họ theo đạo Phật và tôi nói xin kính chào Trung Tá, may thay hồi chiến tranh Việt Nam tên này có tham chiến nên ông ta nghe và hiểu chút ít tiếng Việt, ông trả lời với giọng lơ lớ như người Thượng. Ông ta hỏi: “ Sao anh biết tôi là Trung tá?” Tôi mừng quá vì lâu ngày ông ấy không nói tiếng Việt nên ông nói rất chậm, tôi liền trả lời: “ Dạ thưa Trung tá, sở dĩ tôi biết ông là Trung tá vì trước năm 75 tôi là lính TQLC, và nếu tôi không lầm thì Trung tá đã từng tham chiến ở Việt Nam?” Ông ta trả lời: “Hồi lúc còn thiếu tá có sang Việt Nam hơn một năm, do đó tôi biết ít tiếng Viẹt, bây giờ tôi tin anh là lính TQLC nhưng những người kia thì sao?” 
    Tôi trả lời họ trước đây cũng thuộc gia đình binh lính của chế độ trước. Sau 75, cũng vì chế độ mới khắc nghiệt và cùng ra đi với tôi, mong chờ trung tá thương tình mà giúp cho chúng tôi. Ông ta gật gù, tôi mừng quá, sau đó ông gọi police đến giữ bọn chúng tôi tới sáng và có báo chí Thái lan đến chụp hình chúng tôi với chiếc ghe, hai chiếc xe truck chở bọn tôi nhập trại bên bờ biển giao cho một ông police già giữ bọn chúng tôi. Khoảng 10 giờ sáng hôm đó thì xe Cao Ủy tị Nạn đến phát lương thực, chăn mền quần áo xà bông, kem đánh răng và có xe Hồng Thập Tự đến khám bệnh và cấp thuốc. Tôi thấy xe police chở hai người bạn đồng hành đi chung ghe người Hoa đã ôm can nhảy xuống biển trong lúc chúng tôi chống cự với chiếc ghe Thái Lan. 
    Lúc này tôi cảm thấy sung sướng nhất là có quần áo đẻ mặc, có khăn lông lau mình, lại có xà bông thơm. Bữa đầu tắm gội tôi thấy mình tôi sao nhẹ quá tưởng chừng như bay bổng và tôi không quên giăt bộ quần áo cũ phơi phóng và gói cất đến tận bây giờ làm kỷ niệm. Sau bữa cơm đầu tiên mọi người ăn uống vui vẻ, tôi đề nghị “ chiều nay bọn mình ra bờ biển quì xuống cầu nguyện tùy theo tôn giáo để cảm tạ ơn lành may mắn chúng ta còn sống và cầu nguyện cho linh hồn của hai bạn đồng hành với chúng ta chẳng may đã bỏ mình dưới biển”, mọi người tán thành ý kiến và sau đó tôi cạo trọc đầu vì tôi có lời nguyện hồi máy hư, nếu ơn trời che chở cho ghe con tới bến bờ thì con sẽ cạo đầu.
    Sau khi cầu nguyện chúng tôi ăn bữa cơm chiều và mọi người tự kiếm chỗ nghỉ ngơi. Vì cái trại này đã bỏ haong từ lâu không có người ở và cũng không có điện nên Cao Ủy có cho đén dầu và ít đèn cầy dể thắp sáng trong đêm, tôi ngủ một giấc ngon lành. Nửa khuya, vì theo thói quen thức dậy xem nước có vô ghe không, thức dậy biết mình đang ở trên bờ Songkha Thái Lan, nhớ đến hai người cùng đi mới quen được vài hôm đã mất, nghe sóng biển gầm tôi buồn quá, đốt đén cầy, hút thuốc suy nghĩ cuộc đời qua ánh nến châp chờn, cảm hứng lấy cục than ở bếp hối chiều nấu ăn, viết mấy câu thơ trên vách để nhớ người đồng hành chẳng may đã mất 
    Hồn ai siêu thoát ở nơi đâu
    Biển mặn ai đi để kẻ sầu
    Ngọn nến nung hoài hơi gió lộng
    Hỡi người dưới biển có buồn không
    Viết thư đêm vắng sầu trăm ngả
    Thôi đành phải xa cách
    Lặng lẽ mầu tang thương với nhớ
    Nghìn thu ai biết chuyện Song Kha 


    Kết thúc câu chuyện hồi ký "cuộc hành trình 200 dặm trên biển Đông", tôi nghĩ rằng sau khi được định cư, mọi người lo làm ăn đâu có dịp mà kể lại, may thay nhờ có cuộc thi viết bài kẻ lại cuộc hành trình trên biển Đông nên mới có dịp kể lại cuộc hành trình để các vị gần xa hiểu thêm hoàn cảnh thuyền nhân chúng tôi. Bây giờ thì Chúa thương tôi đã có được mái ấm gia đình, tôi có người vợ hiền và đã bảo lãnh được hai đứa con đang sống chung nhưng mỗi lần đông về tết đến, tôi lại nhớ kỷ niệm Songkha.

HOÀNG HUẾ * BÀI THƠ MAI SAU

 
BÀI THƠ MAI SAU
HOÀNG HUẾ ( Nhân Văn Giai Phẩm_)


Con ơi đêm nay
Tỉnh xa mẹ con trở dạ
Một tiếng khóc oà
Chế độ ta thêm một công dân nhỏ
Cha ngồi trong đêm thủ đô
Thức viết trọn bài thơ

Giờ này nằm trong nôi
Có lẽ con đương khóc
Cha thấy mẹ con đầu xoà mái tóc
Nhìn bàn tay nhỏ xíu vẫy vùng
Ôi bàn tay con thịt đỏ hồng hồng
Ai đoán được sẽ làm gì đấy?

Con ơi mai sau lớn lên
Nếu con trở thành nhà văn
Cha sẽ trao con cây bút cũ
Cha con mình làm thơ dưới một ánh đèn

Nếu con thành công nhân
Kỹ sư những nhà máy mới
Con sẽ kể cha nghe đời con
Để cha chép vào trang sách nóng hổi

Nếu con thành phi công
Trên trời xanh bay lượn
Con sẽ kể cha nghe bầu trời gió lộng
Và những vì sao
Những vì sao mai
Những vì sao lấp lánh quanh con.

1956
SACH TET 1957

SƠN TRUNG * BÁO CÁO KHOA HỌC



Sau khi đệ nhất hoàng đế băng, đệ nhị hoàng đế lên ngôi. Ông vua này chủ trương ba dòng thác cách mạng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là quan trọng nhất. Thực ra lời nói trên không phải là sáng tác của ông vua đệ nhị này, ông chỉ nói theo vua mẫu quốc, khi vua mẫu quốc tuyên bố theo đuổi chính sách bốn hiện đại hóa, lấy khoa học, kỹ thuật làm then chốt. ( Đức vua ta không lẽ sao chép nguyên văn, người ta nói bốn hiện đại thì ta cũng nói ba dòng thác cách mạng, người ta nói khoa học kỹ thuật là then chốt, thì ta cũng nói khoa học kỹ thuật là quan trọng ).


Vì vậy mà toàn quốc, từ quan lại đến dân chúng, từ đại học đến trung tiểu học đều được nghe thường xuyên báo cáo khoa học.
Hoàng đế và triều đình thì ở Bắc kinh, còn Nam kinh là kinh đô cựu trào, nơi đây còn có viện Đại Học Nam kinh là lớn nhất, tập trung các nhân tài cựu triều còn sót lại. Sau này tân triều bỏ viện Đại học Nam Kinh, lập thành nhiều trường, như trường Bách Hợp, trường Bách Khoa, Trường Y, trường Dược, trường Canh Nông. . . .

Đứng đầu mỗi trường là hiệu trưởng, và các giáo quan được gọi là giáo viên, chỉ có những giáo viên được triều đình tấn phong mới là giáo sư mặc dầu họ không có bằng tú tài hay cử nhân. Các vị khoa bảng cựu triều chỉ là phó thường dân, được các quan lại tân triều từ Bắc kinh cử về quản lý chặt chẽ. Về học hàm, học vị, các vị tiến sĩ cựu triều được xếp ngang với cấp tốt nghiệp đại học (tức cử nhân) ngoài Bắc. Nghĩa là họ bị coi khinh, bị lăng nhục và bị giáng cấp! Có người ưu thời mẫn thế làm hai câu thơ:
Tiến sĩ còn chẳng ra gì,
Cử nhân, thạc sĩ khác chi thằng hề!
Các vị tiến sĩ tân tòng hay nằm vùng xuất thân miền Nam cũng chỉ làm đến đội trưởng, đội phó là cùng, còn các chức vụ ngon lành thì do quan lại Bắc kinh nắm giữ. Thậm chí đầu bếp, gác dang, người quét dọn trong trường đều là người tân triều từ Bắc kinh chuyển vào công tác. Các giáo quan cựu trào ai muốn nghỉ việc thì tân trào rất hoan nghênh vì họ có thêm một chỗ để bán lấy tiền, vì lúc này, ngoài Bắc, kinh tế khó khăn, trong Nam còn it nhiều cá thịt, nhà cửa và it nhiều tự do, nên ai cũng xin vào Nam công tác. Ai không được giấy phép, cũng kéo nhau vào đại vì trong Nam dễ sống hơn ngoài Bắc. Một lão hành khất quê Nghệ An đã nói với một gia chủ trong Nam: Trong Nam sướng quá, đến nhà nào cũng được cho, không tiền bạc thì cũng cho cơm áo. Ngoài Bắc thì đừng hòng ai cho một xu!
Như trên đã nói, tân triều bây giờ chú trọng khoa học, hàng tuần các cơ quan, đoàn thể, các bộ viện và trường học thường được nghe báo cáo khoa học, tức là nghe trình bày các thành tựu khoa học của ‘’triều đình ta và nhân dân ta ‘’.
Công cuộc báo cáo khoa học được chia ra hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tại trung ương, triều đình mở cuộc báo cáo khoa học để nghe các khoa học gia của chế độ trình bày các phát minh của họ, sau đó triều đình sẽ chấm điểm. Ai có những phát minh xuất sắc thì được tôn là anh hùng lao động, hay chiến sĩ thi đua, hay khoa học gia nhân dân, khoa học gia ưu tú. Giai đoạn thứ hai là đem những thành tựu khoa học này truyền bá khắp nơi, khiến cho cán bộ và dân chúng phải thán phục tài năng siêu việt của triều đình, và sự lãnh đạo anh minh của hoàng đế bệ hạ.
Cuộc báo cáo khoa học đã được thực hiện tại trường Đại học Bách Hợp, vì tại đây có đủ các ngành, trong đó có ngành khoa học là chủ yếu. Một số giáo viên, giáo sư, kỹ sư, bác sĩ các trường khác trong nước và trong thành Nam kinh cũng được mời tham dự để vỗ tay và đóng góp ý kiến cho xôm tụ.
Mở đầu, quan Hiệu trưởng lên kêu gọi các giáo viên và quan lại triều đình tích cực đóng góp ý kiến để công việc nghiên cứu khoa học đạt nhiều thắng lợi ngỏ hầu đưa nước ta trở thành hùng cường bậc nhất trên thế giới, và đời sống nhân dân ta tốt đẹp hơn mười lần xưa.
Sau lời quan Hiệu trưởng, là một tràng vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng. Mở đầu, một vị phó tiến sĩ Bắc kinh lên trình bày phát minh ‘’bèo hoa dâu’’ của một khoa học gia ưu tú dất Bắc Hà. Theo báo cáo viên này, bèo hoa dâu đem làm phân bón có thể tăng năng suất các vụ lúa. Sau khi nghe vị phó tiến sĩ này trình bày, cả hội trường vang dội tiếng hoan hô. Quan hiệu trưởng lại đứng lên yêu cầu hội nghị phát biểu ý kiến. Tiến sĩ Ngô Gia Định của cựu trào lên tiếng:
Bèo hoa dâu đối với các nước trên thế giới là một loài cỏ dại. Hơn nữa, bèo hoa dâu đã được dùng từ lâu ở thôn quê nên không thể gọi là phát minh. Tuy vậy, bèo hoa dâu chỉ dùng để trồng khoai, không được dùng trồng lúa., vì bèo sẽ ăn hết chất màu mỡ của lúa..
Một số giáo viên Bắc Hà lên tiếng phản đối Ngô Gia Định. Họ bảo :
Đảng ta sáng suốt , các khoa học gia ta tài ba cho nên những thành tựu như được trình bày tại trung ương và tại đại học Bách Hợp là tinh hoa của nhân dân ta và triều đình ta. Những ai dám chỉ trích tức là có ý đồ chống đối triều đình. Chỉ có người dại chứ không có cỏ dại. Bèo hoa dâu là một sáng kiến khoa học mới mẻ, phát xuất từ nhân dân để phục vụ nhân dân, kết hợp hiện đại với truyền thống dân tộc ta!
Tiếp theo, một vị Phó tiến sĩ Bắc Hà đứng lên trình bày sáng kiến của một khoa học gia Bắc Hà là đem phân trâu, phân bò khô làm thức ăn cho heo, gà bò sẽ giúp gia súc mau to béo và đẻ vượt chỉ tiêu! Cả hội trường lại vỗ tay hoan hô ầm ĩ !
Tiến sĩ Bạch Xuân Hà cũng là tiến sĩ cựu triều lên phát biểu:
Thưa các đại biểu,
Phân trâu, phân bò chỉ là những chất thải, lại mang nhiều vi trùng và độc tính, chỉ có hại cho gia súc. Ngay cả việc nuôi gia súc thông thường cũng it ai cho gia súc ăn cám. Tại Nam Hà ai cũng nuôi heo bằng cơm hoặc gạo nấu với rau và cám và cho uống thuốc bổ, chứ không nuôi thuần cám như lối cũ mà nay ở Bắc Hà còn bảo lưu. Nuôi rau, cám thì cũng được nhưng không có ích lợi kinh tế. Nhiều người phản khoa học đã dùng nước tiểu chữa bệnh. Nếu dùng phân trâu bò cho heo gà ăn, e mai sau cũng có phát minh dùng phân trâu, phân bò và phân người cho người ăn nữa.
Ý kiến của ông có tính chất trào lộng nên được đa số vỗ tay nồng nhiệt xen lẫn với những tiếng cười hả hê.
Tiến sĩ Thanh Thiên Bạch Nhật lên phát biểu ý kiến:
Thưa các đại biểu,
Tôi nhận thấy những báo cáo khoa học trên chỉ là những tập tục cổ lỗ trong dân chúng trong bao đời, Ngay tại vùng Nam Hà không còn ai canh tác và chăn nuôi theo lối đó nữa. Hơn nữa, những báo cáo khoa học trên không có tính khoa học cao, vì không do các nhà bác học nghiên cứu, và không được kiểm nghiệm. Không có thực nghiệm, không có kiểm chứng thì tất cả lý thuyết chỉ là lý thuyết suông và rất tai hại cho công, nông nghiệp và sức khoẻ của nhân dân. Khoa học khác với thi ca và tiểu thuyết là bộ môn của tưởng tượng. Trước đây, không biết do đâu mà các bộ viện và báo chí ca tụng xuyên tâm liên là thần dược, nhà nước đã sản xuất hàng triệu tấn thuốc loại này, và cuối cùng đổ bỏ. Xin các đại biểu lưu ý điều này, vì làm khoa học thì phải khách quan và thực nghiệm, không thể duy tâm thần bí, bẻ cong sự thực, và đề cao một vài cá nhân nào đó trong tinh thần ích kỷ, tư lợi và phản khoa học!
Ý kiến của tiến sĩ Thanh Thiên Bạch Nhật rất chính xác nhưng trong hội nghị có vài người tỏ vẻ khó chịu. Một vị đại biểu khác lên phát biểu:
- Xin báo cáo cùng các quan lớn và các đồng chí,
Triều đình của ta là triều đình của công nông binh. Khoa học của ta là vì nhân dân, xuất phát từ nhân dân và phục vụ nhân dân lao động và nhân dân vô sản. Khoa học phải có tính bình dân và đại chúng. Ý kiến của Thanh Thiên Bạch Nhật là hoàn toàn phản động, đề cao tư bản, khinh rẻ nhân dân lao động. Tư tưởng này là tư tưởng lạc hậu và phản động, theo Nho giáo đề cao kẻ sĩ, coi khinh công nông binh.
Tư tưỏng này cũng là tư tưởng đế quốc, coi trọng tư sản và tiểu tư sản, khinh rẻ quần chúng vô sản. Nhân dân ta đã đại thắng các quân thù hùng mạnh nhất thế giới, như thế là đã có trình độ đại học cao nhất thế giới và đã đạt nhiều thành quả vĩ đại . Nhân dân ta đã dùng súng trường bắn hạ pháo đài bay tối tân của đế quốc. Nhân dân ta đã có sáng kiến lấy ống đu đủ hút dầu lên nấu bánh chưng, không cần những kỹ thuật tốn tiền như bọn tư bản. Và nhân dân ta đã chế ra xăng bột, lúc nào cần thì đổ ra trộn nước lạnh là có thể dùng được. Loại xăng bột này do nhân dân ta chế tạo mà tư bản không chế được. Vì vậy những tư tưởng của đế quốc là lạc hậu, thấp kém không thể chấp nhận trong chế độ văn minh của chúng ta! Với chiến thắng hôm nay, và với sự lãnh đạo anh minh của hoàng thượng và triều đình,ta quyết xây dựng một nền khoa học văn minh tiến bộ gấp năm, gấp mười tư bản!Những kẻ theo tư bản, chống nhân dân vô sản sẽ bị nghiêm khắc trừng trị.
Nói xong ông giơ tay hô to:
Hoan hô cách mạng vô sản!
Muôn năm hoàng thượng!
Muôn năm triều đình!
Cả hội nghị vang tiếng vỗ tay và hoan hô ầm ĩ có thể ngoài Bắc kinh cũng nghe rõ. Tiếp theo nữa, một vị phó tiến sĩ tân triều lên trình bày về công trình nghiên cứu khoa học của Hàn Lâm viện sĩ Nguyễn Khắc Vằn Vện, ca tụng phát minh của nhân dân ta là cầu tiêu hai đáy, đã được đại biểu các châu Âu, châu Mỹ và châu Phi thán phục là ưu việt nhất thời đại Sao vàng!
Nhiều tiến sĩ và học giả Nam Hà ngơ ngác, không hiểu phát minh cầu tiêu hai đáy là như thế nào mà vang dội khắp toàn cầu khiến cho biết bao phái đoàn quốc tế phải đến Bắc Kinh tham quan, học tập và trầm trồ khen ngợi. Vì không hiểu rõ nội dung như thế nào, nhất là Viện sĩ Nguyễn Khắc Vằn Vện mà đã bốc thơm thì không thể thúi được, nên không ai có ý kiến. Tiết mục này được thông qua. Đến giờ giải lao, ông nghè Đinh Đóng Cột kéo ông nghè Dương Như Dê , vốn là tiến sĩ tiền triều, ra ngoài sân đi dạo. Nhân lúc không có ai, hỏi nhỏ bạn:
Này bác, ngoài Bắc cầu tiêu hai đáy là cái gì mà Âu Mỹ phải thán phục ghê gớm vậy? Tôi ở Nam Hà mà từ trước đến nay chưa nghe ai nói đến. Ông là người Hà Đông, thủ đô Bắc Kinh , ông biết việc này chứ?
Dương tiến sĩ cười ngặt nghẽo mà nói rằng:
Việc này là nét văn hóa đặc thù của thủ đô Bắc Kinh, sách vở đời trước đã nói nhiều. Có gì đâu bạn ơi! Tại thủ đô Bắc Kinh bao đời người ta đào hố sau nhà, ngồi lên trên mà đại, tiểu tiện.Tại các miền thôn quê cũng vậy. Cái khác biệt giữa thành phố Bắc Kinh và thôn quê là thành phố văn minh hơn. Họ làm hai thùng đặt ở hai hố liền nhau, hể đầy bên này thì sang ngồi bên kia.. Ban đêm gần sáng, thì phu đổ thùng vào khiêng đi, chở lên vùng Láng, Bưởi mà bón rau, bón hoa, bón cây trái.
Trần Tế Xương đã nói việc này:
Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh,
Tanh ngắt hơi đồng lắm cậu yêu.
Gần đây lão Phan Lạc Tiếp trong tập truyện “Quê Hương 40 Năm Ngày Trở Lại” viết rằng nửa đêm cả nhà phải thức dậy để cho phái đoàn đổ thùng vào làm công tác, chính là chuyện này. Sau ngày Bắc Nam thống nhất, phái đoàn phụ nữ trong Nam ra tham quan Bắc Kinh đã phải kêu trời vì các bà phải sắp hàng hàng giờ để ngồi cầu tiêu công cộng, trống trải tư bề, rất hôi thối và đầy ruồi nhặng. Cầu tiêu này cũng giống như cầu cá tra trong Nam. Cầu cá tra trong Nam là cầu tiêu một đáy, bất động, và chìm dưới nước, còn cầu tiêu ngoài Bắc là hai đáy, di động, và nổi. Đó là chỗ khác biệt giữa hai miền. Ngoài ra cầu cá tra để mặc bèo dạt mây trôi, không ai động chạm đến đống vàng khối dưới đó. Còn cầu tiêu hai đáy hay cầu tiêu trại giam thì hàng ngày, hàng đêm có người múc lên, bưng ra để tưới cây, bón rau. Ông mà làm một chuyên đề báo cáo khoa học về ao cá Nam Hà thì chắc cũng đuợc triều đình khen ngợi.
Ông nghè Đinh Đóng Cột lắc đầu than thở:
Không ngờ một thằng bác sĩ đi học Tây Tàu về mà viết được một bài văn kinh khủng như thế! Thằng cha này thuộc hạng đệ nhất gian nịnh chẳng phải chơi! Cục phân mà nó ca tụng là kim cương!
Tiến sĩ Dương Như Dê cười mà nói:
-Đúng rồi, nếu không giỏi nâng bi thì sao gả lại được phong là Hàn Lâm Viện Sĩ trong khi nước ta chưa có viện Hàn Lâm! Hàn lâm viện sĩ này ngoài tài nịnh còn có nhiều tài khác mà bác không biết đó thôi!
Cuộc báo cáo khoa học lại tiếp tục sau giờ giải lao. Tiến sĩ nông nghiệp Lâm Tòng Xuân, biệt hiệu Xuân Tóc Đỏ, một người cựu triều nhưng đã bí mật theo tân triều. Trước đây, thời chiến tranh, triều đình Nam kinh đã ra sức cải thiện dân sinh và phát triển công, nông nghiệp. Khi Nam kinh nhập cảng cá rô Phi và trê Phi và khuyến khích dân nuôi hai loại cá này vì chúng sinh sôi nẩy nở rất nhanh và thịt rất ngon thì tôi tớ Bắc kinh phao tin là ăn cá trê Phi và cá rô Phi bị cùi. Khi Nam kinh chăm lo sức khỏe dân chúng bằng cách khám sức khoẻ và phát thuốc cho các trường học và khu phố, bọn nội gián Băc kinh rỉ tai phụ huynh học sinh và dân chúng là Nam kinh hút máu trẻ con.
Xuân Tóc Đỏ đã nằm vùng từ trước và cũng theo lệnh Bắc kinh nói ngược, nói xuôi theo kiểu tuyên truyền phá hoại như đã kể trên. Tuy nhiên, ông là nhà khoa học nên nói dối có trình độ. Trong khi Viện Nông nghiệp Nam kinh nghiên cứu thành công các loại lúa mới R1, RM2, RS1 thành công và phổ biến trong dân chúng, đồng thời nhập cảng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học thì ông đã phản đối việc dùng thuốc trừ sâu và phân bón của tiền triều vì cho rằng chất hóa học làm hư ruộng đất. Tuy nhiên, ông không đưa ra giải pháp nào để bảo vệ hoa màu và tăng năng xuất, mà lúc này trên thế giới, Pháp Mỹ, Nhật, Nga, Tàu , và ngay triều đình Hà Đông cũng dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học cho các hợp tác xã nông nghiệp ngoài đó.
Hôm ấy, trong hội nghị báo cáo khoa học, Lâm Xuân Tóc Đỏ nói:
Triều đình anh minh, hoàng thượng sáng suốt nên đã thu thập được nhiều thành tích khoa học có giá trị. Việc dùng bèo hoa dâu, phân người, phân heo, phân trâu bò trong nông nghiệp và đời sống là một nền khoa học ưu việt, khác với nền khoa học lạc hậu của Tây phương dùng quá nhiều hóa học chỉ gây ô nhiễm môi trường.
Xuân Tóc Đỏ là một nhà khoa học lại có tài chính trị và ngoại giao. Kết quả ông được nhà cầm quyền Nam kinh khen ngợi là khoa học gia ưu việt. Cũng ngay sau đó, tiến sĩ Ngô Gia Định, tiến sĩ Bạch Xuân Hà và tiến sĩ Thanh Thiên Bạch Nhật được mời ra khỏi đại học vì tội phản khoa học và chống đối triều đình.
Từ thời chiến tranh Nam Bắc, Bắc triều đã hô hào tăng năng xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì việc đầu tiên là phá rừng. Một số khoa học gia đã phản đối việc phá rừng bừa bãi sẽ gây tai họa cho môi sinh, mà quan trọng nhất phá rừng thì sẽ gây lụt lội. Các quan đại thần trong triều cho là ý kiến viễn vông và phản động. Xưa nay người ta vẫn đốn cây, phá rừng, làm rẫy mà có gây gì tai hại đâu. Gió mưa, bão lụt là việc tự nhiên của trời đất, không liên hệ đến việc phá rừng. Ông quan lại này sính thơ đã đọc một câu thơ của ai đó:
Gió mưa là bệnh của trời!
Tấu chương của các đại thần dâng lên, kết tội các khoa học gia nọ là phản động, khiến họ phải bị lưu đày viễn xứ!
Các khoa học gia nọ chỉ biết về khoa học mà không biết lòng người! Chính sách tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích canh tác chỉ là bề ngoài. Thực tế là họ chặt cây rừng để bán gỗ ra ngoại quốc lấy tiền bỏ túi. Hơn nữa, việc phá rừng đưa về cho họ bao ruộng đất khiến cho các đại thần trở thành đại điền chủ. Ai chống đối việc phá rừng là chống đối lại họ, sẽ bị họ giết sạch không tha. Ông Tô Hoài Tô Mãi trong sách của ông có nói:
Ngày xưa Việt Trì Tam Đảo là rừng. Nay đứng ở Việt Trì Tam Đảo có thể ngó thấy Lạng Sơn .
Câu này cho thấy công cuộc phá rừng tại miền Bắc ghê gớm là dường nào. Quan đại thần Nguyễn Văn Trấn Áp trong quyển Thư Gửi Mẹ Tôi cũng viết rằng ‘’tụi Bắc Hà đã phá núi rừng miền Bắc, chúng cũng sẽ chặt trụi núi rừng miền Nam trơn tru như mu bà bóng!’’ chính là việc này.
Sau khi hoàng đế ra lệnh phá rừng, nông dân đã thực hiện tăng gia sản xuất, nhưng nông dân vẫn đói, lúa gạo vẫn không đủ ăn. Vua liền bắt các đại thần và khoa học gia tìm phương án giải quyết. Bọn khoa học gia và một số đại thần hội họp, tổ chức báo cáo khoa học rầm rộ, từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh lên trung ương. Sau khi xài tốn hàng tỷ bạc, họ đúc kết ý kiến đại hội báo cáo khoa học, và trình hoàng thượng nghị quyết là phải giết chó mèo vì chó mèo không sản xuất, chỉ ăn hại. Mỗi con chó, con mèo ăn mỗi ngày ăn bằng nửa số gạo cung cấp cho công nhân. Tính toàn quốc, chó mèo ăn cả hàng triệu tấn gạo mỗi năm! Hoàng thượng nghe theo ý kiến này mà ra lệnh giết chó mèo. Các đại thần nghe vua ban lệnh, liền quỳ xuống tung hô:
Thánh thượng anh minh! Thánh thượng vạn, vạn tuế!
Trong khi đó, một số nhà tu chân chính dâng sớ xin quốc vương đừng sát sinh, đừng phạm giới, họ liền bị bắt mang xiềng xích, diễu khắp phố phường, rồi đày ra biên cương. Một vài vụ mùa sau, hoa màu bị thiệt hại nặng vì không có chó mèo thì chuột sinh ra đông đúc hàng vạn, hàng triệu, kéo thành đàn. Triều đình lại ra lệnh nuôi chó, mèo và diệt chuột. Chó mèo đã giết sạch nay còn đâu. Bộ ngoại thương được giao hàng vạn lượng vàng để thu mua chó mèo ở các nước lân cận. Lúa gạo vẫn hao hụt. Vua ra lệnh triều đình và khoa học gia tìm phương cứu vãn. Các quan đại thần và nhà khoa học lại tổ chức báo cáo khoa học. Cuộc hội nghị kéo dài hàng tuần, tốn mấy chục con dê, con heo, con bò và hàng ngàn bình mỹ tửu, và đi đến quyết định do Viện trưởng viện khoa học đến trước sân rồng tâu lên:
Muôn tâu bệ hạ, toàn dân, toàn đảng và viện khoa học đã nhất trí rằng chính chim chóc phá hại mùa màng nên lúa gạo không đủ cho nhân dân. Vậy xin bệ hạ ra lệnh giết chim.
Vua bèn ra lệnh giết chim. Cả bọn họ quỳ xuống hô to: Hoàng thượng anh minh! Hoàng thượng vạn vạn tuế!
Ngay lập tức, đại tướng tổng tư lệnh, tổng bí thư đảng, thủ tướng triều đình ra lệnh các binh sĩ, thầy giáo, học sinh, bác sĩ, kỹ sư, nông dân đều phải tham gia chiến dịch giết chim. Từ vũ khí hiện đại cho đến công cụ thô sơ đều được vận dụng phục vụ chiến dịch. Súng đạn, cung tên, bẫy sập, gậy gộc đều được đưa ra phục vụ chiến dịch. Vui thích nhất là mấy đứa trẻ, được nghỉ học để bắn giết chim cho thỏa thích. Vừa vui thú, vừa đuợc khen thưởng, lại vừa có chất tươi bổi dưỡng! Kết quả trong một tháng, bầu trời không bóng chim bay và rừng không còn tiếng chim hót. Sau khi giết hết chim, một tai họa khác lại sinh ra, là sâu bọ xuất hiện hàng đàn bay kín bầu trời, đậu lên cánh đồng lúa chỉ vài phút là cánh đồng lúa biến mất.
Các khoa học gia và đại thần lại được triệu tập để nghe báo cáo tình hình khẩn cấp. Hoàng đế bèn ra lệnh nuôi chim để chim giết sâu bọ. Nhưng trong nước không còn chim chóc nữa. Bộ ngoại thương trình ý kiến là bộ sẽ nhận trách nhiệm thu mua chim. Nhưng bộ trưởng bộ Canh nông đứng lên phản đối, ông cho rằng việc này là nhiệm vụ của bộ Canh Nông. Đức vua nhận thấy lời tâu của thượng thư bộ Canh nông là đúng nên sai ngân khố xuất hàng vạn lạng vàng cho bộ Canh nông nhập cảng chim các nước.
Cả nước lại rộn rịp tổ chức báo cáo khoa học. Bộ Canh Nông triệu tập quan lại cao cấp và các nhà khoa học trong nước để thảo luận nên mua số lượng là bao nhiêu và mua những loại chim nào. Kết quả, sau mấy tháng hội họp, hội nghị không đi đến nhất trí. Thượng thư bộ Canh Nông phải thỉnh thị ý kiến đức vua. Đức vua lấy hạt súc sắc ra lắc, kết quả là mua sáu triệu con chim, và bảy loại chim nhưng ngài không chỉ thị rõ phải mua loại nào. Quan thượng thư bộ Canh Nông lại tổ chức hội thảo khoa học.
Ngài Tả thị lang (đệ nhất thứ trưởng) đề nghị mua gà vì gà ăn sâu bọ. Nhưng ý kiến Ngài bị hội nghị phản đối vì gà chỉ đào bới giun và ăn thóc lúa quá nhiều nên không giúp gì cho việc trừ côn trùng. Ngài Hữu thị lang (đệ nhị thứ trưởng ) đề nghị không mua các giống chim biển như hải âu, cò, dịệc, vịt trời, bói cá vì chúng chỉ ăn hại cá, không trừ côn trùng.
Một vị phó tiến sĩ Viện trưởng viện Nông Nghiệp đề nghị không mua các loài quạ, diều hâu, chim ưng vì chúng chỉ ăn xác chết, ăn gà con, không diệt côn trùng. Một vị phó tiến sĩ nông nghiệp cho rằng không nên mua sáo, yểng, nhồng, vẹt là các chim chỉ biết ca hót, nói tiếng người, không trừ diệt côn trùng. Công cuộc thảo luận kéo dài vài tháng. Kết cuộc, quan thượng thư bộ Canh Nông phải cho đầu phiếu để xem ý kiến nào được đa số thì thắng. Kết quả là chim sâu, gà, quạ, dơi, sẻ được ưu tiên mua trước, các loại sau sẽ nghiên cứu bổ túc. Sau đó nghe tin vị phó tiến sĩ nông nghiệp đề nghị loại bỏ sáo, yểng, nhồng vẹt bị bỏ tù vì tư tưởng phản động, đã có ý xuyên tạc các đại thần hết lòng trung thành với hoàng thượng là ngu dốt, nịnh hót.
Trong thời gian này, Hội đồng Khoa học nhà nước triệu tập các quan đại thần và nhà khoa học hội họp, tổ chức ăn mừng chiến thắng. Họ ăn hàng chục con dê, con bò, uống hàng ngàn bình mỹ tửu, rồi đi đến nhất trí dâng sớ ca tụng chủ trương sáng suốt của hoàng đế và triều đình!

MINH VĂN * AN NAM PHÙ THỦY


An Nam Phù Thuỷ


Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Mười 20, 2013


Minh Văn


Xưa kia, khi khoa học và nhận thức con người còn chưa phát triển thì người ta hay tin vào những điều ma quỷ hư vô. Đó cũng là thời thịnh đạt của những trò phù thủy, bói toán lường gạt nhân gian. Hàng ngàn năm, hoặc chí ít cũng mấy trăm năm trước mà tin vào thuật phù thủy thì còn được, chứ thời buổi khoa học kỹ thuật này mà đầu óc còn u mê như vậy thì cũng thật lạ. Tư duy não trạng đó chỉ còn tồn tại ở những kẻ tự huyễn hoặc bản thân do bất tài và nhu nhược mà thôi.


Cuối thời Tam Quốc bên Tàu, chiến sự xẩy ra liên miên khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Vua nước Thục Hán bấy giờ là Lưu Thiện nhu nhược bất tài, lại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc nên thế nước đảo điên. Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhà quân sự thiên tài, nhờ ông cầm quân đánh giặc mà bờ cõi mới được tạm yên. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của một quốc gia là ở chính trị đúng đắn chứ không phải ở chỗ cầm quân đánh giặc giỏi. Một khi lòng dân đã chán nản, bộ máy nhà nước thối nát mục rỗng thì quốc gia đó tất sụp đổ, đó là điều không thể cứu vãn.


Sau khi Gia Cát Lượng chết thì Khương Duy là một tướng giỏi cầm quân trấn giữ biên thuỳ. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô gây chiến lẫn nhau, cốt là để cuối cùng một bên dành được thống nhất. Biết được tình thế nhà Thục suy yếu, nước Nguỵ mới quyết định mang quân đánh Thục. Lúc này hai tướng Nguỵ là Đặng Ngải và Chung Hội chia hai đường tiến đánh. Đặng Ngải mang quân trèo đèo vượt suối đi đường tắt, vì vậy mà bất ngờ áp sát Thành Đô – kinh đô nước Thục. Trước tình thế đạo quân của Đặng Ngải như từ trên trời rơi xuống bao vây kinh thành như vậy, vua Thục là Lưu Thiện luống cuống không biết làm thế nào. Thay vì điều binh chống địch thì ông ta lại nghe lời bọn hoạn quan mời thầy Phù Thuỷ cúng bái để hòng đẩy lui quân địch. Mượn những trò múa may lừa đảo của bọn Phù Thuỷ để cầu cho đất nước bình an thì quả là điều mù quáng chưa từng thấy. Ấy vậy mà Lưu Thiện cũng nghe theo mới lạ? Cuối cùng ông ta cũng phải dẫn theo văn võ bá quan ra ngoài thành để đầu hàng Đặng Ngải, nước Thục từ đó bị diệt.


Tưởng rằng chỉ có xưa mới thế, nhưng nay cũng có người bắt chước Lưu Thiện thì quả thực còn lạ hơn nữa.


Nước An Nam ta từ khi Cộng Sản cầm quyền, dân tình đói khổ, bất công tràn đầy. Hai cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng hàng triệu đồng bào, cộng với nền chính trị độc tài phi nhân, khiến đất nước đảo điên nghiêng ngả. Lòng dân chán nản, chỉ mong chế độ sụp đổ để sớm thoát nạn lầm than.


Cuối thời Cộng Sản, nước An Nam bị Trung Cộng chiếm mất hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc Vương An Nam bấy giờ nhu nhược bất tài, lại phải thần phục thiên triều Trung Cộng nên đành để biển đảo rơi vào tay kẻ địch. Ông ta không điều động quân đội ra giữ đảo, mà lại đi huyễn hoặc bản thân bằng những trò cúng bái phù thuỷ. Vì thế cho nên, lúc này An Nam xuất hiện nhiều nhà Phù Thuỷ đại tài phù phép ra tay.


Đám Phù Thuỷ khuyên quốc vương An Nam xây chùa ngoài đảo và cho các nhà sư ra đó tu hành để giữ chủ quyền đất nước. Nhưng quân địch cho phá chùa tan hoang và đuổi đám nhà sư về đất liền. Thấy không ứng nghiệm, nhà nước lại xúi ngư dân ra đánh cá ở vùng biển tranh chấp để bảo vệ chủ quyền đất nước. Kết quả là ngư dân An Nam bị lính Trung Cộng bắn giết gần hết, một ít thoát được về thì phải cống nạp tiền chuộc. Thế là họ lại phát động rầm rộ một phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”, theo đó thì dân chúng mỗi người đóng góp một cục đá to bằng nắm tay hoặc như hòn dái dê đều được. Ý nghĩa của trò Phù Thuỷ này là mấy chục triệu hòn đá do dân An Nam đóng góp sẽ làm cho quần đảo Trường Sa nổi lên mặt biển mà khẳng định chủ quyền. Nhưng đảo thì chẳng thấy nổi lên tí nào, mà ngày càng chìm nghỉm vào tay Trung Cộng. Vì thế kẻ địch chiếm luôn quần đảo, cho xây dựng các công trình quân sự ở đây và mời luôn khách quốc tế đến tham quan du lịch.


Thấy giữ đảo không xong, quốc vương liền cùng đám phù thuỷ quay sang giữ đất liền. Một kế hoạch đại quy mô được đề ra, ấy là việc trấn yểm phong thuỷ để giữ cho chế độ Cộng Sản được tồn tại bền lâu. Kê hoạch gồm: Mở rộng kinh đô, kéo dài sông Hồng để giữ vững long mạch. Trấn Yểm thần Tản Viên Ba Vì (một trong tứ đại bất tử được người Việt tôn thờ). Đưa tượng tiên đế vào thờ tại các đình chùa để dương cao linh khí, trấn áp mầm phản loạn trong nhân gian…


Nhưng kết cục chẳng thấy bình an, chỉ thấy mưa bão ngập lụt xẩy ra triền miên. Đập thuỷ điện đua nhau nứt vỡ và xả lũ làm nhấn chìm muôn dân trong biển nước. Dân chết, nước ngập, khắp nơi lòng dân oán thán ngút trời.


Xưa nay, vận mệnh của một quốc gia là do sự vận động của thời đại, chứ đâu phải cứ cúng bái mà nên? Nước mất hay còn là ở lòng dân, ở chỗ chính trị tốt hay xấu. Nay nhà nước đàn áp và bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ, lại muốn cho chế độ được bền vững là sao? Quả là điều lạ chưa từng thấy vậy.


Khi người ta không còn tin ở sức mình, chỉ tin vào sự linh thiêng của những trò Phù Thuỷ thì đó là điềm mất nước. Bởi kẻ cầm quyền đã hoàn toàn bất lực, phó thác sinh mệnh dân tộc cho ma quỷ, để mà phô diễn những trò huyễn hoặc nhân tâm.


(17/10/2013)

THỰC PHẨM VIỆT NAM


Heo sữa quay & Thạch rau câu




Món ăn khoái khẩu mà hiện nay người dân thưởng thức phần lớn được làm từ những con heo sữa bị bệnh, không kiểm dịch…

Gom tất

“Cả nhà tui chưa bao giờ ăn thịt heo quay”- ông Mẫn ở Hóc Môn (TPHCM) cho biết. Từng là lái heo, ông Mẫn hiểu rõ đường đi của những con heo vào lò quay nên mỗi lần nhắc đến món ăn này, ông ngán tận cổ. “Lúc vào mùa dịch bệnh, mua heo bệnh, heo chết rẻ như mua rau. Nhưng dân Sài Gòn vẫn đổ về Đồng Nai, Bình Dương lùng sục.




Số heo bệnh, chết gom được đều đưa về xử lý sau đó đưa đi các lò quay”. Mỗi ký heo bệnh, heo chết theo ông Mẫn chỉ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, nó được bán lên 80.000-100.000 đồng/kg. Trong khi heo nguyên con chỉ có giá vài chục nghìn nhưng sau khi tẩm gia vị, quay lên, bán nguyên con cho các đám tiệc vài trăm nghìn/con.

Bà Năm, một hộ nuôi heo có tiếng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TPHCM) cho biết, gặp những lúc trái gió trở trời heo ngã bệnh, thương lái gom ngay. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” – bà Năm nói.

Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, mỗi ngày có khoảng 50.000 con heo sữa vào TPHCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, do tiêu thụ mạnh nên heo sữa không kiểm dịch, heo bệnh và cả heo chết giá rẻ từ các tỉnh miền Trung đổ về TPHCM.




Mới đây, ngày 19/7, qua kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện xe tải BKS 54T-0064 do ông Hồ Hữu Trường Giang điều khiển đang vận chuyển 3 thùng xốp đựng hơn 110 kg thịt heo sữa. Số thịt heo này không có giấy tờ chứng minh, thịt heo đã bốc mùi.


Ông Giang cho biết số heo sữa trên do ông nhận chở thuê cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn. Trong khi vừa chặn đứng số heo sữa không nguồn gốc trên, thì chiều cùng ngày một xe chở thịt heo sữa khác có BKS 57L-2281 vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi. Tài xế là ông Nguyễn Trọng Anh khai số thịt heo sữa này được gom từ Quảng Ngãi vào TPHCM tiêu thụ.




Một lượng thịt heo bệnh bị phát hiện trước khi chúng được bán đi cho một lò quay ở huyện Bình Chánh.

Muôn nẻo vào… lò
“Hầu hết heo sữa không được kiểm dịch đều là heo bệnh do thương lái mua lại ở các tỉnh miền Trung, sau đó lén lút đưa vào các lò quay ở TPHCM” – một đầu nậu chở heo bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện mới đây khai nhận.




Hiếu, nhân viên đã nghỉ việc ở lò heo quay số 46/4 Âu Cơ, quận Tân Bình cho biết, nếu heo lành thì mổ thịt bán tươi, còn heo chết, bệnh và heo sữa khi đưa về đây sau khi xử lý đều được ngâm tẩy trắng, sau đó dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu mua ở chợ Kim Biên về ngâm tẩm rồi đưa vào quay. “Chết hay thối rữa, bệnh xuất huyết da hay tai xanh, tai đỏ, bầm tím gì sau khi quay đều ngon như heo khỏe”- Hiếu nói.




Anh này cho biết, có nhiều người đặt heo quay để cúng, đặt heo quay để đi lễ cưới…giá cao từ 500.000- 1 triệu đồng nhưng có khi đó cũng là heo bệnh hoặc chết. Theo các cửa hàng, mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con. Hỏi về nguồn gốc cũng như kiểm dịch các cửa hàng đều lắc đầu: “Vào lò quay cả nghìn độ C thấy đâu dấu kiểm dịch”.




Tại lò quay trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp mới đây Chi cục thú y quận phát hiện gần 100 con heo sữa đang phân hủy, bốc mùi hôi thối được chủ lò chuẩn bị cho vào quay. Trong khi trên sàn lò mổ, một lượng thịt khác đang ngâm phẩm màu công nghiệp chuẩn bị vào lò.





Sản xuất thạch rau câu bẩn kinh người



Mùa hè nóng bức, những chiếc thạch rau câu hoa quả xinh xinh, đủ màu sắc, hương vị từ socala, nho, cam, dứa, bạc hà… ăn cùng với nước cốt dừa sánh ngọt, ngầy ngậy kèm theo hạt trân châu dẻo quánh, chút dừa tươi và vị vani thơm dịu sẽ là món ăn khoái khẩu của bất kỳ dân teen nào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau đó là cả một quá trình chế biển bẩn đến kinh người.





Thạch rau câu: “Lợn ăn còn tiêu chảy huống chi người”


Nằm cách trung tâm Hà Nội 12km, từ bao đời nay, La Phù vẫn được coi là làng nghề sản xuất bánh kẹo lớn nhất của Hà Tây (cũ) với các chủng loại hàng phong phú, đa dạng, số lượng lớn, giá cả bình dân… Thời điểm này, để chuẩn bị cho mùa hè nóng nực sắp tới, các cơ sở đã tạm ngừng sản xuất các mặt hàng quen thuộc như ngô cay, các loại kẹo béo, kẹo dẻo,… để tập trung cho các loại thạch phục vụ nhu cầu đồ uống phong phú, giải nhiệt cơn khát của người dân.

Mới đây, chúng tôi có dịp được mục kích những hình ảnh không mong muốn về quy trình sản xuất thạch rau câu ở La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.




Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người.


Không biển hiệu quảng cáo, cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình ông T. nằm khuất trong một con phố nhỏ. Bước vào căn phòng tuy rộng lớn nhưng ẩm thấp, đập vào mắt pv là cảnh tượng la liệt với các vật dụng được vất ngổn ngang, trông chẳng khác nào một “chiến trường” bừa bãi.


Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người. Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng carton đổ đống cao chất ngất.




Một nhân viên nữ đang ngồi rạch túi bóng bao bì ngoài của những chiếc thạch rau câu hỏng để tận dụng lại “phần ruột”. Khi chúng tôi hỏi: Phần thạch hỏng này “bán cho lợn à”, một cô công nhân khác nửa đùa nửa thật: “Hỏng bỏ đi cho lợn ăn sẽ tiêu chảy… Em ăn còn tiêu chảy nữa là lợn”.



Quả thật, nhìn dung dịch màu vàng sền sệt nước được các bàn tay nhơm nhớm của các công nhân nữ bóp, nặn và gom vào một cái thùng cũ, bám đầy cặn đen, chúng tôi không khỏi gai người sợ hãi. Chỉ quan sát thông thường đã thấy những tiêu chuẩn về vệ sinh quang cảnh, trang phục người công nhân ở đây đều không đạt yêu cầu. Có cô quần ống thấp, ống cao, tay lấm lem đất cát vẫn tự nhiên nhúng tay vào nồi nước, khuơ khoắng những vỏ ni lông, gom lại để “lần sau sử dụng tiếp”. Khi được hỏi, không một ai nắm được những qui định về VSATTP.




Mặc dù vậy, ông T. – chủ của hộ sản xuất này vẫn luôn miệng khẳng định: “Mua ở đây là yên tâm” về chất lượng. Ông T. cho biết: Mỗi vụ, cơ sở của ông cung cấp ra thị trường khoảng hơn 200 tấn hàng hóa, trong đó, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ kẹo cứng, kẹo béo, kẹo dẻo cho tới thạch rau câu. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà gia đình ông lựa chọn sản phẩm sản xuất và kinh doanh cho mình. Hiện tại, mới chớm mùa hè, doanh số mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 2 tấn thạch rau câu, phân phối cho các đại lý, chợ lớn và các mối đặt hàng “khủng”, chủ yếu trong TP. HcM.




Máy móc cáu bẩn, lâu ngày không được cọ rửa.


“Trước đây, tôi đã từng bán cho 2 mối hàng ở Đắc Lắc và Chợ Lớn, thậm chí cung cấp cho các địa chỉ ở tận Đồng Tháp. Phần lớn đều là mối làm ăn lớn, có người sẵn sàng gửi trước 200 triệu đồng để “làm tin” trước khi lấy hàng”, ông T. tự hào giới thiệu.


Tuy nhiên, nếu chứng kiến cảnh chế biến mất vệ sinh như thế này, chúng tôi cũng không dám chắc khách hàng có ai can đảm ăn một miếng thạch rau câu này không?

Giá siêu rẻ

Trong cuộc trò chuyện với công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất thạch rau câu của ông T., chúng tôi được biết: Nguyên liệu được làm thạch rau câu ngô chủ yếu bao gồm: Hương ngô và bột thạch. “Nếu thích thạch rau câu có hương gì thì người sản xuất có thể cho vào tinh dầu hương vị đó”, ông T cho biết.


“Ban đầu, tôi cứ nghĩ thạch rau câu trái cây cũng như kẹo trái cây phải được chiết xuất, tinh chế từ những loại quả trái cây, nhưng sự thực thì lại không phải như thế. Kẹo ngô nhưng không phải được làm từ những hạt ngô, kẹo ổi cũng hoàn toàn không hề có sự góp mặt của quả ổi”, chị Thu Hoài – đại lý bán bánh kẹo trong nội thành Hà Nội từng rất bất ngờ khi phát hiện ra sự thật này.




Tại phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ cần hỏi nguyên liệu để làm thạch rau câu trái cây hoặc nguyên liệu để làm kẹo trái cây, hầu hết các chủ cửa hàng đều hỏi: “Lấy tinh (hương) hay lấy phẩm màu?”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Loại tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, giá bán dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/lít. Mua thử một ít và ngửi thử, mùi hương của chúng giống hệt mùi thơm mà khách hàng vẫn thường cảm nhận được khi ngửi thạch trái cây hay kẹo trái cây.


“Tinh ngô thì giống nhau nhưng pha chế ngon hay không lại là do mình”, một chủ tiệm sản xuất thạch rau câu, bánh kẹo hướng dẫn. Theo đó, chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ, tinh (hương) trái cây này có thể dậy mùi cho một khối lượng lớn thành phẩm là thạch rau câu và kẹo trái cây.




Về giá cả, các mặt hàng ở đây đều thuộc dạng “siêu rẻ”. Đối với thạch rau câu ngô, cơ sở của ông T. (La Phù, Hà Nội) ra giá: 94.000 đồng/thùng (mỗi thùng bao gồm 12 gói), tính ra mỗi gói 1kg có giá khoảng gần 8.000 đồng. Trong khi đó, giá cả bình quân trên thị trường khoảng 13.5000 đồng/gói. Tuy nhiên, khi chúng tôi buột miệng kêu đắt, ông chủ hộ liền rào đón: Nếu mua nhiều, cứ 10 gói, khách hàng sẽ được khuyến mại thêm một gói.


Công cuộc thương lượng giá cả diễn ra một cách chóng vánh. Dễ thấy, thạch rau câu cũng như một số loại bánh kẹo khác được sản xuất ở La Phù có giá “siêu rẻ” đều được sản xuất theo công nghệ thủ công, chưa tuân thủ nghiêm những qui định về VSATTP. Các hộp đựng phẩm màu, chất phụ gia đã cáu bẩn, xếp gọn trong góc nhà vẫn được lôi ra sử dụng. Thậm chí, không ít người tiêu dùng hoài nghi: Để giảm giá thành sản phẩm, liệu các chủ hàng có thường xuyên mua các loại nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc về để sử dụng hay không?

Với mục đích tìm hiểu về việc đảm bảo VSATTP của các hộ sản xuất và việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại đây, pv báo Giáo dục Việt Nam đã tìm đến UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi trình giấy giới thiệu và biết được nội dung mà chúng tôi quan tâm, bộ phận văn phòng đã điện thoại hỏi ý kiến lãnh đạo. Sau một cuộc điện thoại ngắn, họ quay sang hẹn chúng tôi: Đầu tuần sau quay lại với lý do: Lãnh đạo bận họp, trong khi ngày hôm đó mới là thứ Tư.


Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, BS. Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Theo quy định của Bộ Y tế, một số hương liệu, tinh dầu vẫn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải xem xét tỷ lệ sử dụng như nào cho phù hợp và không vượt mức cho phép. “Nếu nhà sản xuất sử dụng quá mức giới hạn, thành phẩm đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn chúng”.




Thêm vào đó, vấn đề VSATTP luôn được đặt lên hàng hầu. Trong năm, Thanh tra của Sở Y tế Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chế biến.




Ngày 17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa học Sodium Cyclamate – hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…


Loại đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi phạm.

No comments:

Post a Comment