Pages

Saturday, October 29, 2016

LẠM DỤNG GIẢI PHẪU THẨM MỸ = KÝ NGUYỄN QUANG LẬP = VIỆT CỘNG GIẢ VỜ

LẠM DỤNG PHẪU THUẬT THẨM MỸ

Khuôn mặt các SAO ''biến dạng''
 sau THẨM MỸ


Chi Mai -

Việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ đã khiến cho vô số người rơi vào tình cảnh khóc không ra nước mắt, trong đó phải kể tới những ca nổi bật dưới đây.

1. Thảm họa số 1 Hang Mioku.




Các bác sĩ đã lấy ra 60g hợp chất lạ từ mặt và 200g từ cổ cô Mioku.

Cô Hang Mioku, hiện 53 tuổi từng là một người mẫu xinh đẹp ở Hàn Quốc. Năm 28 tuổi, cô Mioku bắt đầu thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên. Kể từ đó, cô Mioku bắt đầu tới Nhật để thực hiện một số ca phẫu thuật nâng cao hơn mà đa số là ở trên mặt.

Cứ ca này nối tiếp ca kia, cuối cùng vì cơn nghiện thẩm mỹ vô tội vạ mà khuôn mặt của cô Mioku đã bị phù nề và biến dạng đến nỗi các bác sĩ phẫu thuật đều phải bó tay. Theo kết luận, cô Mioku có dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Không dừng lại ở đó, để thỏa mãn cơn nghiện, cô Mioku còn tự mua silicone để tự tiêm cho da mặt căng phồng. Khi không đủ sức để mua silicone nữa, cô đã tự ý thay bằng... dầu ăn.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng các bác sĩ cũng không thể giúp cô Mioku lấy lại được khuôn mặt xinh đẹp ngày nào. Trải qua nhiều ca phẫu thuật, khuôn mặt phù nề đã giảm đi đáng kể nhưng hình dáng biến dạng và vết sẹo chằng chịt vẫn biến cô trở thành thảm họa số 1 của phẫu thuật thẩm mỹ.

2. "Miêu nữ" Jocelyn Wildenstein




Chỉ vì muốn giữ chân chồng mà Jocelyn đã đi thẩm mỹ khuôn mặt giống loài mèo.

Là một trong những ngôi sao Hollywood nổi tiếng với việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ, bà Jocelyn Wildenstein, 73 tuổi hiện đang sở hữu một khuôn mặt biến dạng xấu xí. Được biết, đây chính là hậu quả của ít nhất 7 ca phẫu thuật nâng cơ mặt, tạo hình mắt và bơm môi, má, cằm sau nhiều năm "trùng tu" nhan sắc của Jocelyn.

Trước kia, do lo sợ chồng cũ - tỷ phú Alec Wildenstein sẽ ngã vào vòng tay của những người đẹp khác, Jocelyn đã phẫu thuật khuôn mặt giống mèo vì tỷ phú Wildenstein rất thích loài mèo. Tuy nhiên, biện pháp dao kéo cũng không giúp bà cứu vãn được cuộc hôn nhân này mà còn khiến bà trông dữ dằn như một con sư tử.

Hiện nay, dù không còn xinh đẹp nhưng "miêu nữ" Jocelyn vẫn đang hạnh phúc bên tình yêu mới của mình.

3. Ca sĩ đồng tính Pete Burns.



Nam ca sĩ Pete Burns có khuôn mặt hài hòa của ngày xưa và "nữ ca sĩ" có khuôn mặt ong chích ngày nay.

Thật khó có thể nhận ra đây chính là nam ca sĩ điển trai Pete Burns của ban nhạc Dead and Alive đình đám của thập niên 80 ngày nào.

Là một ca sĩ đồng tính nhưng Pete Burns lại quyết định không chuyển đổi giới tính mà chỉ phẫu thuật ngoại hình sao cho giống nữ giới nhất mà thôi.

Chính vì phong cách nửa vời này cộng hưởng với việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ quá đà mà khuôn mặt của Pete Burns đã trở nên biến dạng và đưa anh vào danh sách những thảm họa của phẫu thuật thế giới.

Được biết, để có ngoại hình nữ tính hơn, Pete Burns đã cấy tóc, độn cằm, bơm môi và má. Tuy nhiên, riêng đôi môi là được anh đặc biệt chăm chút hơn hẳn. Pete Burns đã trải qua trên dưới 4 lần tạo hình môi và một số lần chỉnh sửa nhưng kết quả vẫn không đem lại cho ngôi sao sự hài lòng.

4. Người mèo Dennis Avner.


Ông Dennis Avner được biết đến là Người mèo đầu tiên trên thế giới.

Được biết đến với biệt danh “Người mèo” hay “Người hổ”, ông Dennis Avner, 54 tuổi, sống tại tiểu bang Nevada, Mỹ đã khiến cả thế giới phải kinh hoàng trước dung mạo như một con mèo cái của mình. Được biết, ông Dennis vốn là một cựu chiến binh Hải quân Mỹ có niềm đam mê mãnh liệt với khuôn mặt ác của những con mèo hoặc hổ. Chính bởi sự ám ảnh kỳ quặc này mà ông đã dành nhiều năm để biến đổi diện mạo của mình.

Để thỏa mãn ước mơ được trở thành người mèo, ông Dennis đã xin phép chính quyền địa phương được phẫu thuật toàn bộ dung mạo của mình. Không chỉ xăm họa tiết vằn vện như một con hổ, người đàn ông có sở thích quái đản này còn phẫu thuật chẻ môi trên, gắn răng nanh sắc nhọn. Bên cạnh đó, ông Dennis cũng gắn râu, đuôi giả và nuôi móng vuốt như một con mèo thực thụ.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2012 năm ngoái, Người mèo đã tự tử tại nhà riêng mà không rõ nguyên nhân. Chỉ biết rằng, cách đó không lâu, ông Dennis có chia sẻ trên Facebook rằng, ông là một người thuộc tộc Huron, ông muốn tuân theo các nghi thức truyền thống và biến cơ thể mình thành một con mèo.

5. Người thằn lằn Erik Sprague.




Người Thằn lằn Erik Sprague sẵn sàng phẫu thuật chẻ lưỡi để giống như thằn lằn.

Anh Erik Sprague, sinh năm 1972 sống tại bang Texas, Mỹ được mệnh danh là Người Thằn lằn bởi làn da xanh phủ kín hình xăm như con thằn lằn của mình.

Anh Erik cho biết đã mất hơn 700 giờ đồng hồ liên tục để xăm toàn cơ thể. Ngoài ra, để mang tạo hình hoàn toàn giống thằn lằn, Erik còn mài răng nhọn, phẫu thuật chẻ đôi lưỡi và cấy sừng lên trán.

Trong con mắt của Erik, anh cảm thấy hài lòng với diện mạo hiện tại của mình nhưng đại đa số ý kiến đều cho rằng, anh đang đi vào con đường mòn giống như Người mèo Dennis Avner.

6. Nhà thiết kế Donatella Versace



Nhan sắc của Donatella Versace trước kia trông đẹp hơn nhiều so với hiện nay.

Vốn sở hữu nhan sắc không mấy mặn mà, vì vậy việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ đã khiến cho nhan sắc của người phụ nữ quyền lực của làng thời trang thế giới Donatella Versace ngày càng trở nên tỷ lệ nghịch hơn với sự giàu có của mình.

Mặc dù ở tuổi 53 nhưng khuôn mặt của nhà thiết kế nổi tiếng đã trở nên lão hóa vì thường xuyên tiêm botox làm căng da mặt. Cộng với chứng biếng ăn, cơ thể của Donatella Versace ngày càng gầy gò và thiếu cân đối với bộ ngực nhân tạo quá khổ của mình.

Với chiếc mũi to hơn và đôi môi sưng phồng, Donatella Versace đang giữ vị trí của một trong những gương mặt thiếu thẩm mỹ nhất làng thời trang, đồng thời là một trong những thất bại nặng nề của phẫu thuật thẩm mỹ thế giới.

7. Sao chuyển giới Amanda Lepore




Sao chuyển giới Amanda Lepore nổi tiếng với nhan sắc hãi hùng.

Amanda Lepore, sinh năm 1967 là một người mẫu kiêm nghệ sĩ chuyển giới nổi tiếng của Mỹ. Việc sở hữu gương mặt "nhát ma" đã giúp cho cô trở thành một trong những ngôi sao nổi tiếng khắp thế giới như hiện nay.

Amanda vốn xuất thân là một cậu con trai. Năm 15 tuổi, cô dấn thân vào hành trình làm đẹp bằng dao kéo lần đầu tiên bằng ca phẫu thuật nâng mũi. Sau đó, Amanda quyết định thay đổi cuộc đời với ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Tính đến nay, Amanda đã trải qua khoảng 20 ca phẫu thuật lớn nhỏ. Tuy nhiên, việc lạm dụng phẫu thuật đã đem lại cho Amanda một khuôn mặt bất cân xứng giữa các bộ phận cũng như thân hình xộc xệch.

8. Thiên nga hóa vịt: Michaela Romanini




Nhan sắc trước kia của Michaela đẹp hơn nhiều so với ngày nay.

Từng được ví von như thiên nga của làng nghệ thuật Ý, ngôi sao Michaela Romanini đã tự biến mình trở thành vịt con xấu xí sau vô số ca phẫu thuật thẩm mỹ vô tội vạ của mình.

Hiện tại, dù sở hữu thân hình quyến rũ nhưng xem ra nó chẳng mấy phù hợp với khuôn mặt thô cứng như đàn ông của Michaela Romanini.

Cô từng nhờ tới sự trợ giúp của botox để níu kéo nét thanh xuân nhưng do phản ứng phụ, khuôn mặt của Michaela ngày một trở nên cứng đơ đúng theo phong cách tượng sáp.

Cộng với đôi lông mày rậm rạp và bờ môi sưng phồng, nhan sắc hiện tại của Michaela cũng đưa cô vào danh sách người đẹp phiên bản hỏng của thế giới.

9. Nữ diễn viên Jackie Stallone





Nhan sắc phai tàn thậm tệ của nữ diễn viên xinh đẹp Jackie Stallone.

Vào những thập niên 40, 50, nhan sắc của nữ diễn viên Jackie Stallone người Mỹ đã khiến không ít người hâm mộ phải rung động. Nhưng chính bà đã tự tay phá hủy vẻ đẹp trời phú ấy bằng một loạt những ca phẫu thuật thẩm mỹ.

Để níu giữ nét trẻ trung, Jackie Stallone đã nhờ tới sự trợ giúp của các phương pháp làm đẹp như gọt cằm, nâng mí, sửa mũi, bơm môi và má.

Tuy nhiên, nữ diễn viên đã không ngờ tới được hậu quả của việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ của mình. Với khuôn mặt méo mó bị làm hỏng, Jackie Stallone khiến không ít người phải nuối tiếc khi nhớ lại nữ diễn viên xinh đẹp ngày nào.




Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gởi tin nhắn


Tre xanh



Ngày tham gia: 05 3 2008
Bài gởi: 1145
Đến từ: VietNam, Australia, London

Bài gởiGởi bởi: Ba 10 01, 2013 4:17 pm    Tiêu đề:

Bác GS cô hình số 8 Michaela hình trước phẩu thuật là của Danni Minogue ca sĩ Úc em gái của Kylie Minogue,chị em cô nàY có thẩm mỸ chút đỉnh nhưng vẫn còn đẹp tự nhiên.



Còn miêu nữ số 2 JoceLYn nghe nói tốn đến $4 triệu đô để trông giống mèo đâY là hình mới nhất của bà.


TX nghĩ minh tinh Thẩm thúy Hằng của Việt Nam mình cũng xứng đáng thuộc top 10 trong danh sách này

NGUYỄN QUANG LẬP * CON RẠM BÈ

16-10-2013


Những con rạm bè sông Gianh

Nguyễn Quang Lập
Ba Đồn quê tôi ở giữa Đèo Ngang và Sông Gianh, cả hai đều là những địa danh nổi tiếng, nguồn cảm hứng thơ ca của nhiều danh sĩ nước Nam, cả hai đều đầy ắp kỉ niệm trong tôi. Đặc biệt sông Gianh, nó gắn bó với tôi sâu sắc đến nỗi, nhiều khi đi xa tôi không nhớ Ba Đồn bằng sông Gianh, giống như tôi nhớ mạ tôi nhiều hơn ba tôi vậy.


 Sông Gianh bắt nguồn từ đỉnh Cô- Pi thuộc dãy núi Hoành Sơn hùng vĩ, chảy theo hình chữ V đi hết 160 km, tuôn ra biển. Nó là dòng sông  không phù sa, hình như nó là dòng sông lớn duy nhất chỉ chảy cắt ngang qua  một tỉnh, không chung chạ với tỉnh nào. Xưa kia nó được gọi là Đại Linh Giang. Theo Đào Duy Anh, cái tên này có từ thế kỉ 3, thời Tây Tấn bên Tàu.  Sau này dân gọi tắt là Linh Giang nên có người nhầm với Linh Giang ở Huế, là sông Hương ngày nay.


 Không hiểu vì sao và từ lúc nào nó có tên là sông Gianh. Có người nói xưa sông này nhiều cỏ tranh, dân ở đây gọi là sông Tranh, dân Bắc gọi trại ra là sông Gianh. Không chắc. Khắp miền Trung sông nào xưa không có nhiều cỏ tranh. Có người nói vì nó là ranh giới cuộc chiến lần thứ 8 chiến tranh Nam- Bắc triều (1774-1775) nên gọi là sông Gianh. Cũng không chắc. Dân Bắc nói âm r ra âm d chứ không phải âm gi. Vả, Trịnh- Nguyễn phân tranh chủ yếu dân miền Trung choảng nhau, dân Bắc cũng có nhưng rất ít.


Không nơi nào nói âm r chuẩn như dân miền Trung, chẳng ai gọi ranh giới là gianh giới cả.
Nhưng dù cái tên sông Gianh có nguồn gốc xác đáng đi chăng nữa thì tôi vẫn thích gọi nó là sông Linh, bởi vì nó là cái tên đẹp của người con gái. Giống như đời người con gái quê tôi, sông Linh có ba vị, đầu nguồn nó là sông nước ngọt, nửa sông về cuối nó là sông nước lợ, và khúc cuối cùng, chỗ giáp nối với biển nó là sông nước mặn. Ba khúc đời ba vị, đầu đời yêu đương ngọt lịm, giữa đời nhẫn nhịn thờ chồng hầu con, cuối đời mặn mòi với hết thảy.

Từ thủa bé thơ cho đến lúc khôn lớn, không chiều nào tôi không đến với sông Linh. Dường như bao giờ sông Linh cũng chờ đón tôi, chẳng cứ gì tôi, từ bao đời nay nó vẫn dịu dàng chờ đón với tất cả. Nó bắt nguồn từ phía bên kia dãy Hoành Sơn chín mươi chín ngọn *. Nhìn từ Thị trấn Ba Đồn, dãy núi giống như một bức tranh hoành tráng miêu tả một cuộc khởi nghĩa nào đó. Nó, dòng sông, nhẹ nhàng men theo những làng mạc trù phú chảy về xuôi. Trước khi trôi về Thị trấn, sông Linh ngoái lại thượng nguồn nhiều lần như nuối tiếc vì một nghĩa vụ chưa thành về nơi đã sinh ra nó, hoặc là thương nhớ và day dứt về những gì nó sống với thượng nguồn…
 Những vòng tròn mở rộng của dòng sông do “ngoái lại” nhiều lần đã tạo nên những cù lao đứng trầm ngâm giữa dòng sông. Gặp Thị trấn, dòng sông bỗng vỡ ra, chảy tràn trề không thành dòng, dập dềnh mọi bãi bờ men Thị trấn. Lần đầu tiên dòng sông biết đến một miền quê đông vui, nhộn nhịp, lấp lánh ánh điện và âm vang những âm thanh náo nhiệt mà suốt 160 km từ thượng nguồn nó không hề bắt gặp.

Dòng sông không muốn chảy tiếp nữa, cứ dùng dằng quanh Thị trấn cho đến lúc nó sực nhớ nó là dòng sông, đích của nó là biển cả, thế là nó vội vã lao đi. Trước khi tạm biệt Thị trấn, nó ngoái lại hai lần: Chào, chào… và lao như điên về biển cả. Bắt đầu từ Thị trấn, sông Linh chảy xiết hơn, ầm ào, hùng hục… Hình như nó sợ nếu dừng lại, ngoái lại một lần nữa, dù chỉ trong giây lát, là nó không thể đi được, không cách gì rứt ra mà đi được…Đấy là những gì tôi đã viết trong cuốn Những mảnh đời đen trắng.
Đầu nguồn Sông Gianh

Đấy cũng là những ấn tượng bé thơ của tôi về dòng sông, cho đến quá nửa đời người ấn tượng ấy không hề phai nhạt, càng ngày càng thẫm đẫm trong tôi. Và kỉ niệm, những kỉ niệm rưng rưng trên dòng sông mưa nắng đời người. Tôi nhớ những chiều vàng nắng ngụp lặn tha hồ bắt những cua càng.  Tôi nhớ những ngày mưa lui cui đem lờ đi đơm cá ngạnh. Ngày tôi chín tuổi lần đầu tiên trong đời thấy cá ngạnh nối đuôi nhau bơi đen đặc dòng sông. Một cuộc diễu binh hùng vĩ của cá ngạnh mà tôi không thể gặp lần thứ hai, đến chết cũng không thể nào quên. Mười hai tuổi biết thế nào là rạm bè. Đấy là những con cua nước lợ.



Chúng nhỏ bằng cua đồng, nâu nâu đen đen. Ngày thường chúng vẫn đào hang trong hốc đá ở trên bờ, sống lẻ loi từng cặp một. Đến mùa nước lũ chúng kết nối với nhau, “xóm” này vài ba trăm con, gặp “xóm” khác vài ba trăm con. Những chiếc bè nhỏ kết nối với nhau thành chiếc bè lớn vài ngàn con, có khi vài vạn con. Mùa lũ năm 1968, dân Thị trấn quê tôi sững sốt thấy một bè  rạm bè to lớn, đến vài chục mét vuông chứ không ít.  Chiếc bè vĩ đại, chừng vài chục vạn con rạm bè đang dập dềnh giữa dòng sông. Từ đó về sau, dù ở nơi đâu cứ đến mùa lũ là tôi nhớ đến những con rạm bè và chiếc bè vĩ đại ấy. Nhớ để tin vô cùng dù khốn khó thế nào dân quê tôi cũng quyết không buông xuôi, gục ngã.

Năm nào lũ cũng về, năm nào dân hai bờ sông Gianh cũng điêu đứng vì lũ lụt. Lũ năm nay là cơn lũ thế kỉ, cả mấy ngàn ngôi nhà trôi sông, mấy vạn con người ngập ngụa trong nước lũ. Nhưng không ai bỏ quê mà đi, hoàn toàn không. Cũng như hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sông Gianh là đầu mối giao thông chiến lược, bom đạn cày xới quê tôi trắng đến từng tấc đất theo đúng nghĩa đen của nó, vẫn không ai bỏ quê mà đi. Người sông Gianh như những con rạm bè cố kết với nhau để mà sống giữa bao nhiêu hoạn nạn.

Nhà văn Văn Linh tác giả cuốn Mùa hoa dẻ nổi tiếng một thời, anh quê Hà Tĩnh nhưng quá nửa đời đã sống với người dân quê tôi, khi nào anh cũng nói anh là người sông Gianh với niềm tự hào khôn xiết. Bộ tiểu thuyết Sông Gianh ba tập hơn nghìn trang sách vừa ra đời cách đây ít năm, anh đã dành bộ sách cuối cùng của đời mình cho sông Gianh quê tôi.


Một ngày mùa thu Hà Nội anh ngồi với tôi ở quán cóc bên đường, nhìn  lá vàng rơi đuổi nhau trên đường phố, bỗng dưng anh hỏi tôi, nói Lập có nhớ rạm bè sông Gianh không. Tôi không trả lời, nhìn anh chờ đợi. Rất lâu sau anh rưng rưng nhìn tôi, nói những con rạm bè khát sống nhưng chúng khát sống để sống vì nhau, có phải không em?

  Khi đó tôi ứa nước mắt nhìn anh. Tôi  nhớ đến vụ chìm đò ở Quảng Hải tết năm kia, hơn bốn mươi người chết. Trong số đó có một cô bé mười ba tuổi. Khi biết mẹ đã kiệt sức vì vừa bơi vừa phải dìu mình, cô bé đã buông mẹ ra, nói mẹ phải sống để nuôi em, rồi lặng lẽ chìm xuống đáy sông sâu.
Ôi những con rạm bè Sông Gianh, làm sao tôi quên được.
………………
* Có người còn gọi nó là dãy Lệ Đệ

QUÊ CHOA

TRÀ MY VOA * VÕ VĂN ÁI

 

Quốc tế nên cảnh giác trước những cải cách giả vờ của Việt Nam'

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Võ Văn Ái phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Võ Văn Ái phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva.

Một nhà hoạt động gốc Việt được nhiều người biết đến kêu gọi thế giới cảnh giác, chớ bị đánh lừa trước những cải cách giả vờ của Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài thời gian gần đây. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, nhấn mạnh:

Ông Võ Văn Ái: Chính sách 2 mặt của Việt Nam là với quốc tế luôn nói tôn trọng nhân quyền-dân chủ nhưng trong nước vẫn tiếp tục cuộc đàn áp khốc liệt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói tại Đan Mạch rằng có những khuyết điểm của chế độ này và hứa sẽ cải cách. Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi, không có một sự cải cách thật sự nào. Vấn đề quan trọng nhất của người dân Việt hiện nay là nói lên ngưỡng vọng của mình để xây dựng đất nước, thế mà tự do ngôn luận lại bị đàn áp phũ phàng. Nghị định 72 của chính phủ chứng tỏ thêm là không có sự liên hệ nào với những gì Hà Nội hứa hẹn thay đổi với các nước viện trợ Tây phương. Chính vì vậy, tôi đã viết bài xã luận đăng trên tờ The Wall Street Journal.

VOA: Việt Nam tăng cường chiến dịch ngoại giao với quốc tế cùng lúc tăng cường chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước. Theo ông, sự song hành này là ngẫu nhiên hay có chủ ý?

Ông Võ Văn Ái: Đây là một chủ trương có hệ thống, chứ không phải xảy ra ngẫu nhiên. Điều này đã diễn ra hàng chục năm nay rồi. Ví dụ, trước khi cựu Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush sang Hà Nội dự thượng đỉnh APEC cuối năm 2006, Hà Nội cho một sự bùng vỡ thông tin với rất đông những lời tố cáo, rồi cho 3 đảng chính trị không phải cộng sản được ra đời trong thời gian đó. Khi ông Bush trở về Mỹ, tháng 3/2007, tất cả những lãnh đạo của 3 đảng chính trị đó đã bị bắt, những người phê phán chính phủ bị cầm tù hết. Điều đó chứng tỏ rằng Hà Nội có chủ trương rất rõ ràng là làm sao cho Tây phương thấy có một sự ‘cởi mở’, ‘cải cách’ trong nước, nhưng sự ‘cải cách’ đó chỉ nằm trong bàn tay của đảng cộng sản mà thôi. Trong một giai đoạn nào cần tuyên truyền chính sách ‘cởi mở’ của Hà Nội trên trường quốc tế thì người ta cho mở rộng một chút tiếng nói, một chút phê bình, nhưng sẽ dập tắt tức khắc. Trong năm nay, 51 nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị bắt. Sắp tới đây, số này còn tăng cao hơn nữa.

VOA: Có ý kiến cho rằng Hà Nội đang vận động ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về nhiều mặt, mà lại tăng cường trấn áp, bắt bớ những tiếng nói bất đồng trong nước. Liệu chăng nó chỉ đem lại tác dụng ngược, càng dễ bị quốc tế chú ý hơn đến tình hình nhân quyền Việt Nam, càng bị tăng áp lực, đâu có lợi gì? Ý kiến ông ra sao?

Ông Võ Văn Ái: Hiển nhiện nó làm cho thế giới thấy rõ những vụ án vừa qua, nhưng chúng tôi rất buồn vì quốc tế chỉ nhắm tới trước nhất là các vấn đề buôn bán, kinh tế, kinh doanh, hay chiến lược của Á Châu. Người ta đã lơ là với sự khủng bố ở trong nước Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm sao cho các cơ quan truyền thông nói lên rõ ràng, sâu xa hơn về sự đàn áp này. Nếu người Việt không nói lên, các cơ quan truyền thông quốc tế không giúp đỡ để nói lên những tiếng nói đó, thì chắc chắn các nước sẽ quên lơ việc đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam mà cứ tiếp tục làm ăn như lâu nay. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm.

VOA: Như ông vừa nói, giữa các nhu cầu gia tăng không ngừng về hợp tác, đối tác quốc tế vì lợi ích chung, liệu các nhu cầu đó có thể lấn át các áp lực của quốc tế đối với nhân quyền Việt Nam về lâu về dài?

Ông Võ Văn Ái: Những áp lực quốc tế, đặc biệt thông tin và truyền thông, là rất quan trọng. Nó sẽ làm cho các nước quan tâm hơn, đặt nặng hơn vấn đề áp lực trong các cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà Nội. Nếu không có đủ thông tin, các nước sẽ xem vấn đề nhân quyền là thứ yếu. Đã nhiều lần, mỗi khi có một áp lực quốc tế lớn, Hà Nội phải thay đổi. Nhưng áp lực đó chưa đủ để Hà Nội phải thay đổi như mong mỏi của người Việt và của thế giới. Cho nên, trong bài xã luận của mình, tôi có nói khi viện trợ cho Việt Nam, các nước hãy đặt điều kiện về cải cách thật sự, chứ không phải là một sự cải cách giả vờ.

VOA: Chính phủ Việt Nam cần thế giới hỗ trợ họ về kinh tế, chính trị giữa tình hình kinh tế hiện nay và giữa tình hình Biển Đông, còn người dân Việt cần qucố tế đặt điều kiện nhân quyền cho sự hỗ trợ đó, như ông nêu lên trong bài viết của mình. Đối với quốc tế, đáp ứng nhu cầu nào sẽ có lợi hơn cho họ?

Ông Võ Văn Ái: Nếu họ hỗ trợ cho người dân Việt nghĩa là đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nếu Việt Nam có một chính phủ dân chủ thật sự, đa đảng-đa nguyên, thì việc làm ăn của quốc tế sẽ có lợi hơn rất nhiều lần hiện nay. Tất cả nhà đầu tư quốc tế đều thấy rõ Việt Nam hiện nay không có luật lệ, cho nên muốn phát triển làm ăn chỉ có thể bằng phương pháp hối lộ, đào sâu quốc nạn tham nhũng của Việt Nam. Nếu quốc tế ủng hộ cho người dân Việt để có một chính phủ dân chủ, đa nguyên, theo luật lệ, thì các nước sẽ có quyền lợi kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn là làm ăn với những người không biết luật lệ. Hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người chúng tôi hướng tới những nơi có đông đảo chính phủ trên thế giới như tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hay các cuộc điều trần ở Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Mỹ. Đầu năm tới, Việt Nam phải trình bày vấn đề thi hành Công ước Quốc tế về Dân quyền tại Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện ở Liên hiệp quốc 4 năm một lần. Chúng tôi cũng sẽ có mặt để trình bày. Nếu tất cả những người đấu tranh trong nước cùng với những người hoạt động ở nước ngoài kết hợp với nhau làm việc, hiệu quả sẽ tăng lên lớn hơn nhiều.

VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Quốc tế nên cảnh giác về cải cách giả vờ của Việt Nam
http://www.voatiengviet.com/content/gioi-hoat-dong-nhan-quyen-keu-goi-canh-giac-truoc-cai-cach-gia-vo-cua-vietnam/1769134.html

TIN TỨC HOA KỲ


 Khủng hoảng ngân sách Mỹ : Le lói thỏa thuận
Các nhân viên chính quyền Liên bang Mỹ biểu tình trước trụ sở Quốc hội lưỡng viện, Washington, 13/10/2013
Các nhân viên chính quyền Liên bang Mỹ biểu tình trước trụ sở Quốc hội lưỡng viện, Washington, 13/10/2013
REUTERS

RFI
Hoa Kỳ bước vào tuần thứ ba của cuộc khủng hoảng ngân sách và các công sở Liên bang vẫn đóng cửa. Việc bỏ phiếu nâng trần mức nợ công phải được tiến hành vào ngày 17/10 để tránh cho nước Mỹ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Các cuộc đàm phán giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Washington dường như đạt được một số tiến bộ trong bầu không khí lạc quan. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được một thỏa thuận cụ thể nào.

Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :
Sau hai tuần tranh cãi cáo buộc nhau và không hành động tại Hạ viện, các nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Thượng viện đã bắt tay vào công việc do tình hình trở nên cấp bách.
Đành rằng, tối hôm qua, họ không đạt được đồng thuận về một văn bản chung, nhưng dường như mọi việc tiến triển theo hướng thuận lợi.
Các nét chính trong thỏa thuận đã được vạch ra, nhưng việc giải quyết các chi tiết bao giờ cũng phức tạp.
Văn bản thỏa thuận dường như hướng tới một ngân sách giống như năm vừa qua và sẽ có hiệu lực cho đến giữa tháng Giêng năm 2014, các cơ quan chính quyền Liên bang sẽ mở của trở lại ngay lập tức và việc nâng trần mức nợ công sẽ có hiệu lực đến 15/02/2014.
Các chi tiết này đi kèm với lịch trình đàm phán nhằm đạt được vào cuối năm nay một kế hoạch dài hạn.
Đạo luật bảo hiểm y tế - Obamacare – sẽ không bị đụng chạm tới, phù hợp với đòi hỏi mà Tổng thống Barack Obama đưa ra. Điểm nhượng bộ duy nhất có thể là điều kiện thu nhập để được hưởng bảo hiểm y tế với mức đóng góp có thể chấp nhận được.
Còn rất ít thời gian và cần phải đạt được thỏa thuận vào tối nay để cho phép Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu. Bấp bênh nhất là Hạ viện và nếu tình hình bị bế tắc tại đây thì nhóm thiểu số cực hữu sẽ bị lên án.http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131015-khung-hoang-ngan-sach-my-le-loi-thoa-thuan


Thực hư về đe dọa Mỹ vỡ nợ
Capitol, trụ sở Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ (ảnh chụp sáng 15/10/2013)
Capitol, trụ sở Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ (ảnh chụp sáng 15/10/2013)
REUTERS
Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà
48 giờ trước hạn định Hoa Kỳ phải nâng trần nợ công, Hành pháp và Quốc hội lưỡng viện vẫn chưa tìm ra đồng thuận. Cả thế giới nói tới kỳ hạn 17/10/2013, khi cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu bị đe dọa « mất khả năng thanh toán ». Nhưng các thị trường tài chính thế giới và kể cả hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bình tĩnh.
Về phần các cơ quan thẩm định tài chính, trước mắt cũng chưa một ai lên tiếng đe dọa hạ điểm tín nhiệm đối với nợ công của Hoa Kỳ. Trong khi đó mọi người còn nhớ rằng vào năm 2011, khi Washington đàm phán để nâng trần nợ công thì cũng là lúc Standard & Poor's hạ điểm tín nhiệm của Mỹ. Khi đó tổng nợ công của Hoa Kỳ tương đương với 10 % GDP chứ không chỉ là gần 4 % như hiện tại.

Giải thích cho thái độ điềm tĩnh đó của quốc tế các chuyên gia cho rằng, hạn định 17/10/2013 được chính giới Hoa Kỳ nêu lên như là một cột mốc « quyết định », nhưng trên thực tế hạn ngày 17 tháng 10 nặng về ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế.

Cụ thể là trong 48 giờ nữa nếu Nhà Trắng và Hạ Viện do đảng đối lập Cộng hòa chiếm đa số không tìm ra đồng thuận để nâng trần nợ công của Hoa Kỳ, thì bộ Tài chính vẫn còn một khoản dự trữ khoảng 30 tỷ đô la để thanh toán nợ đáo hạn, đài thọ những khoản chi tiêu cấp bách nhất. Nhưng kể từ cột mốc thời gian đó, về phương diện pháp lý, chính phủ Mỹ không được quyền đi vay thêm để trang trải các hóa đơn đến kỳ phải trả. Đó sẽ là một vấn đề đau đầu khi bộ Tài chính phải thanh toán 6 tỷ đô la tiền lãi cho các chủ nợ vào ngày 01/11/2013 và cùng ngày, phải xuất ra 55 tỷ đô la để trả các khoản an sinh xã hội : lương hưu cho người già, phụ cấp cho lính, hay bảo hiểm y tế cho người tàn tật …
Trong trường hợp Hạ viện vẫn chưa đồng ý nâng trần nợ công từ nay cho đến hết ngày 31/10/2013 thì điều gì sẽ xảy tới ? Có ba kịch bản được đưa ra : một là chính quyền Mỹ bắt buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu công cộng để duy trì mức nợ công ở dưới ngưỡng quy định như hiện nay là 16.700 tỷ đô la (tương đương với 3,9 % GDP). Giải pháp thứ nhì là tổng thống Obama sử dụng điều khoản Tu chính 14, cho phép ông đơn phương nâng trần nợ công.

Kịch bản thứ ba là Hoa Kỳ sau ngày 01/11/2013 rơi vào tình trạng « tạm thời mất khả năng thanh toán ». Trong trường hợp thứ ba này, nước Mỹ sẽ đánh mất niềm tin nơi các nhà đầu tư trên thế giới, bởi vì từ trước đến nay, công trái của Hoa Kỳ vẫn được coi là « an toàn » nhất.

Khi mà các nhà đầu tư cho rằng mua công trái phiếu có rủi ro cao thì điều đó cũng có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn. Mọi người còn nhớ rằng vào thập niên 1970 do một sự cố kỹ thuật về điện toán, Hoa Kỳ đã tạm thời mất khả năng thanh toán trong một vài giờ. Hậu quả là trong một thời gian dài, Washington đã phải đi vay với lãi suất cao hơn đến 0,6 %.

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà kinh tế Hoa Kỳ chưa thực sự vững vàng sau khủng hoảng tài chính 2008, nếu đe dọa bị « mất khả năng thanh toán » đẩy lãi suất của Mỹ lên cao thì nước Mỹ của ông Obama sẽ lại rơi vào một chu kỳ suy thoái.
Trước khi phân tích về thực hư chung quanh đe dọa nước Mỹ bị « vỡ nợ », xin được lưu ý rằng, cụm từ « vỡ nợ » hay « mất khả năng thanh toán » dùng để nói về khủng hoảng của Hoa Kỳ hiện nay không hoàn toàn chính xác bởi Mỹ không trong hoàn cảnh bị đẹ dọa như là Hy Lạp hay một vài quốc gia khác trong khối euro, khiến họ đã phải cầu cứu quốc tế.

Để hiểu rõ hơn về những tranh cãi trên mức trần nợ công Hoa Kỳ và tác động của nó, ban Việt ngữ RFI một lần nữa đã mời chuyên gia kinh tế Mỹ, Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia vào tạp chí hôm nay. Theo ông ít có hy vọng Hạ viện và chính phủ Obama đạt được đồng thuận về mức trần nợ trước thời hạn ngày 17/10/213

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Diễn tiến bề mặt của trận đấu tuần qua là Hạ viện Cộng Hoà đề nghị nhiều giải pháp mà đều bị Chính quyền Obama bác bỏ nên tạm lui từ Thứ Sáu 11/10/2013, để trận đấu chuyển qua Thượng viện, nơi đảng Dân Chủ giữ đa số và bên Cộng Hoà có lập trường ôn hòa hơn. Suốt cuối tuần, lãnh đạo hai đảng tại Thượng Viện ráo riết thương thuyết và qua trưa ngày 14/10/2013 thì hy vọng chớm nở, nên Tổng thống Obama quyết định đình hoãn việc gặp lãnh tụ hai đảng trong Quốc hội vào buổi chiều để đợi hai đảng hoàn tất một đề nghị chung. Tuy nhiên, thỏa hiệp của Thượng viện vẫn phải trở lại Hạ viện để có chung quyết trước kỳ hạn 17/10/2013. Lạc quan lắm thì đôi bên sẽ lại trì hoãn bằng giải pháp tạm cho qua năm tới theo kiểu đá bóng ra biên và suốt ba năm tới, năm nào cũng có tranh luận như vậy.

RFI : Không đạt được đồng thuận trước kỳ hạn như vậy thì liệu nước Mỹ có bị « vỡ nợ » như là các phương tiện truyền thông thường nói tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Chuyện này khá rắc rối. Tôi xin được trình bày vắn tắt như sau : Thứ nhất là định nghĩa pháp lý và tấm lịch. Cả thế giới lẫn đa số dư luận Mỹ cứ nói đến kỳ hạn 17 Tháng 10 là khi Hoa Kỳ có thể bị vỡ nợ nếu Quốc hội không nâng định mức đi vay quá con số 16.700 tỷ đô la hiện nay. Sự thật không là vỡ nợ, -vỡ nợ là khi món nợ vượt quá tài sản của quốc gia nên chính quyền không trả được nợ- mà chỉ là một vụ lỗi hẹn trả nợ hay "vi ước" khi mà khách nợ không thanh toán được một số nợ đáo hạn. Tôi xin lấy một thí dụ: khách nợ có tài sản là ngôi nhà và món nợ lớn về tín dụng địa ốc và vẫn có thu nhập bình thường nhưng tạm thời không thanh toán được khoản nợ đáo hạn của thẻ tín dụng. Đây là điều bất tiện khi các chủ nợ lớn nhỏ đều biết tình trạng này và có thể đòi tiền lời cao hơn để tránh rủi ro, nhưng bất tiện chứ chưa là vỡ nợ hay phá sản. Hoá ra hai phe trong cuộc cứ đưa kỳ hạn vỡ nợ này ra để hăm dọa quần chúng và tác động vào thị trường. 

Thực tế thì mỗi tháng ngân sách liên bang Mỹ vẫn thu vào 250 tỷ đô la tiền thuế và phải trả tiền lời đi vay là 20 tỷ và bộ Ngân khố còn khả năng du di nhiều khoản chi theo một ưu tiên khác để thanh toán các món nợ đáo hạn sau ngày 17/10/2013. Việc du di hay thay đổi ưu tiên đó cũng nằm trong các đề mục đang được tranh cãi. Nhưng song song, đồng hồ vẫn nhảy nên mùng 01/11/2013 này lại đến kỳ trả tiền an sinh xã hội, hay ngày 15/11/2013 sẽ phải trả nợ trái phiếu, và đấy mới là những lằn ranh khó lùi.
Trong khi ấy, vấn đề căn bản vẫn là Hoa Kỳ bị bội chi quá lớn, cứ chi ra trăm đồng là phải vay gần hai chục bạc. Hoặc năm tới phải vay thêm 700 tỷ, 10 năm tới phải vay 5 ngàn tỷ. Việc ấy không thể kéo dài và là mối nguy thật sự cho nước Mỹ, chưa kể các khoản cam kết của quỹ hưu bổng An sinh Xã hội hay nghĩa vụ thanh toán quỹ Bảo hiểm Y tế Medicare hay Trợ cấp Y tế Medicaid. Nếu Mỹ bị vỡ nợ thì là do các quỹ tín thác này khi giới cao niên sinh sau Thế chiến II ào ạt về hưu với tuổi thọ cao hơn và yêu cầu về y tế đắt hơn !
RFI : « Lằn ranh đỏ » không phải là ngày 17/10 và cốt lõi vấn đề không nằm ở chỗ nâng trần nợ công của Hoa Kỳ. Căn nguyên nguồn cội vẫn là Hoa Kỳ đang bội chi quá lớn. Mà để giải quyết vấn đề này, thì bắt buộc hai vế chính trị và kinh tế phải đi song song với nhau.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chính trường Hoa Kỳ vẫn bị cái lá che mắt là lịch bầu cử. Hai cuộc bầu cử 2014 và 2016 sắp tới khiến đôi bên lại đổ lỗi cho nhau để giành phiếu mà cuối cùng vẫn chỉ là tìm giải pháp thỏa hiệp. Ngón võ này có xảy ra hồi tháng 8/2011 khiến trái phiếu Hoa Kỳ bị sụt cấp mà hai đảng chưa dứt khoát giải quyết và đành thả nổi cho biện pháp tự động giảm chi gọi là "séquestration". Chính là những biện pháp tự động ấy góp phần thu hẹp bội chi ngân sách dù Chính quyền Obama cứ báo động về tai họa suy trầm vào đầu năm nay. Có lẽ vì vậy mà lần này thị trường tại Mỹ không mấy rúng động. Chỉ dấu hốt hoảng trên thị trường cổ phiếu như chỉ số VIX vẫn lửng lơ dưới điểm 20 thay vì tăng vọt lên gần 80 vào năm 2008 hay quá 40 điểm vào giữa năm 2011.
RFI : Trong trận đấu trên chính trường Mỹ hiện nay thì ai thắng, ai thua hay chỉ đem lại hậu quả tai hại cho kinh tế ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về chính trị thì một thiểu số cực đoan trong đảng Cộng Hoà có chủ trương tối đa là lồng hồ sơ Obamacare vào trận đấu ngân sách và gây chấn động cho đảng mà không giỏi tuyên truyền nên đã tặng một món quà bất ngờ cho Tổng thống Obama. Thế rồi, được lợi thế đó, đảng Dân Chủ lại đòi tối đa và quyết không nhượng bộ nên cũng làm dân chúng thất vọng. Khi nhược điểm của đạo luật cải tổ y tế Obamacare ngày càng tỏ lộ thì kết quả sẽ là sự bất ngờ khác cho cuộc bầu cử năm tới. 

Chuyện trầm trọng hơn chính là hiện tượng phân cực của chính trường Hoa Kỳ khi các thiểu số ở cả hai cánh tả hữu có những đòi hỏi cực đoan về chuyện vặt mà không giải quyết một cử nợ chình ình trước mắt nên khiến quần chúng ôn hòa ở giữa chán nản. Họ không mấy tín nhiệm Quốc hội và giới dân cử, hết thiết tha đến việc đi bầu và nhường cái loa cho những kẻ ồn ào nhất. Trong hiện tại, có lẽ đấy mới là vấn đề nghiêm trọng của chính trường Hoa Kỳ.
RFI : Dù muốn hay không thì uy tín của Mỹ đối với các đối tác quốc tế cũng đang bị sứt mẻ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là họ coi thường nước Mỹ, với lời mỉa mai dễ hiểu là "Xứ này lạ thật!", hoặc "Ai lại lãnh đạo một quốc gia như vậy?" Trong khi đó các chủ nợ quốc tế của Hoa Kỳ là giới đầu tư trên thị trường trái phiếu thì có cái nhìn bi quan hơn giới đầu tư Mỹ. Điều ấy được thấy ở phân lời gia tăng của loại bảo hiểm tín dụng chống rủi ro vi ước của Hoa Kỳ, gọi tắt là CDS. Có lẽ thế giới quan ngại về chuyện này hơn là các chính khách Hoa Kỳ.
RFI : Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với gần 1.300 tỷ đô la trong tay, vậy Bắc Kinh đánh giá thế nào về khủng hoảng tại Mỹ hiện nay và liệu rằng chủ nợ Trung Quốc có bán bớt công trái của Mỹ để giới hạn các rủi ro hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ quả thật là nợ nước ngoài cỡ năm ngàn tỷ đô la, hai chủ nợ hàng đầu là Trung Quốc với 1. 300 triệu đô la, rồi Nhật Bản 1.100 triệu đô. Nhưng thực tế kinh tế lại có nhiều điều đáng chú ý. Thứ nhất, thị trường Mỹ có mức thanh khoản cao, sức tiếp nhận sâu rộng, dễ dàng mua vào bán ra cả trăm tỷ một ngày. Thứ hai, các thị trường lớn khác như Âu Châu lại chưa được an toàn như vậy. Thứ ba, Hoa Kỳ cũng nắm trong tay tài sản của nhiều xứ khác dưới dạng đầu tư còn lớn hơn khoản ngoại trái này, với mức lời cao hơn, nôm na là đi vay rẻ mà tung tiền kiếm lời cao hơn ở xứ khác! Và sau cùng, nếu chủ nợ sợ hãi bán tháo thì vừa bán ra là tài sản Mỹ ở trong tay lại sụt giá. Chuyện phũ phàng là chủ nợ tại Bắc Kinh sẽ nghèo đi nếu tìm cách cho Hoa Kỳ một bài học tài chính ! 

Vì vậy mà tuần qua Tân Hoa Xã của Trung Quốc có bài bình luận gay gắt đả kích Hoa Kỳ, kêu gọi các nước xây dựng trật tự mới cho một thế giới "phi-Mỹ hóa" với một ngoại tệ có thể thay thế Mỹ kim. Sự thật thì chẳng có một ông trời hay một định chế siêu quốc gia nào quyết định về vai trò của một ngoại tệ quốc tế và với mọi nhược điểm thì Mỹ kim có góp phần nâng mức thanh khoản cho toàn cầu từ mấy chục năm nay rồi mà đến nay chưa có ngoại tệ nào thay thế được. 

Ngoài ra, bên dưới trò đấu đá chính trị tại Hoa Kỳ, thực tế của thị trường là cán cân thương mại của Mỹ đã được thặng dư, ngược với cán cân thương mại của Trung Quốc, một quốc gia cũng đang có gánh nợ quá lớn.Và nếu Bắc Kinh muốn truất phế Mỹ kim thì phải thả nổi đồng bạc để đồng Nguyên sẽ thành ngoại tệ phổ biến hơn. Chuyện ấy không dễ và có đầy rủi ro nên Bắc Kinh mới hậm hực. Dù sao thì lời phản kích của Trung Quốc cũng có lợi cho Hoa Kỳ vì xúc phạm tự ái và làm dân Mỹ thêm thất vọng về lãnh đạo của họ. Chúng ta nên theo dõi phản ứng này.

                                                      
           

Các vụ khủng hoảng tài chính tái diễn gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ

Các quyết định về công chi và thuế khóa phải đợi đến phút chót đã dẫn đến việc mất công ăn việc làmCác quyết định về công chi và thuế khóa phải đợi đến phút chót đã dẫn đến việc mất công ăn việc làm

Một cuộc phân tích kinh tế mới đã đi đến kết luận là Hoa Kỳ đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của mình trong nhiều năm qua vì bị khốn đốn qua những vụ khủng hoảng tài chính liên tiếp.

Công ty khảo cứu Cố vấn Kinh tế Vĩ mô nói rằng sự bất định trong chính sách tài chính và mức chi của giới tiêu thụ giảm thiểu đã gây thiệt hại hàng năm cho nến kinh tế Mỹ, là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tỷ lệ 1% tăng trưởng kinh tế kể từ cuối năm 2009.

Bản phúc trình nói mức công chi giảm thiểu tối đa và các quyết định về thuế khóa đã gây hậu quả là mất đi 2 triệu công ăn việc làm và đẩy tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ lên mức 0,6% cao hơn mức thường lệ.

Tuy tỷ lệ này đã giảm dần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ vẫn còn ở mức cao 7,3% trong khi nền kinh tế Mỹ chật vật lấy lại sức mạnh từ những mức thấp của cuộc suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ thập niên 1930.

Tác giả bản phúc trình là kinh tế gia Joel Prakken, nói với đài VOA rằng vụ xung đột kéo dài ở Washingtyon về vài trò của chính phủ trong đời sống Mỹ đã dẫn tới những tranh chấp liên tục về lập pháp có liên quan đến các chính sách công chi và thuế khóa.

Ông Prakken giải thích: “Có hiện tượng tranh chấp ở Washington về viễn ảnh dài hạn hơn của vai trò chính phủ trong xã hội Mỹ. Và bởi lẽ không thể đạt được một thỏa thuận về quan điểm lâu dài đó, chúng ta rơi vào tình trạng thiếu trọng điểm về một chính sách tài chính ngắn hạn vì sự cần thiết trên cơ sở thường xuyên phải tái chuẩn chi các ngân khoản cho phần không bắt buộc trong ngân sách liên bang.”

Tổng thống Barack Obama, một đảng viên Dân chủ, và các đối thủ Cộng Hoà tại Quốc Hội đang phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng tài chính song song vào lúc này. Họ đang tìm cách đạt được một thỏa thuận về việc chấm dứt việc chính phủ đóng cửa một phần đã kéo dài 15 ngày và tăng mức trần nợ 16,7 ngàn tỷ đôla trước ngày thứ năm để Hoa Kỳ tránh khỏi tình trạng không hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình.

Ông Prakken nói việc chính phủ đóng cửa đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ 0,3% tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng cuối năm và việc không tăng mức trần nợ có thể gây thiệt hại khủng khiếp. Ông nói việc vỡ nợ ngắn hạn sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 8,5% và là mất đi 2,5 triệu công ăn việc làm trong khi việc không trả được nợ lâu hơn còn có thể sẽ tệ hại hơn thế.

Ông cho rằng không ai có thể biết chắc điều gì có thể xảy ra nêu Hoa Kỳ trải qua tình trạng không trả được nợ ở quy mô lớn, ngoài việc nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính có thể rơi vào tình trạng rối loạn. Ông nói:

“Ðó là một tình huống đáng sợ, một tình huống mà chúng ta không muốn thực sự trải qua. Ðúng là các hậu quả và những ước tính loại này đều mang tính ước đoán, nhưng chúng ta không muốn chứng kiến.”

Vụ tranh chấp hiện nay tại Washington về các ưu tiên công chi và gia tăng giới hạn vay nợ của Hoa Kỳ tiếp theo một vụ tranh chấp về mức trần nợ hồi tháng 8 năm 2011 đã kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế khi đó và khiến cho một công ty dịch vụ tài chính hạ thấp điểm tín dụng của Hoa Kỳ.

Vào cuối năm ngoái, ông Obama và Quốc Hội cũng lâm vào một cuộc tranh chấp kéo dài về mức thuế được giải quyết vào phút chót với việc tăng thuế đánh vào những người Mỹ giàu có nhất.
                                         
   

Hạ viện Mỹ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về công chi và nợ

Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói chuyện với phóng viên báo chí, 15/10/13
Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói chuyện với phóng viên báo chí, 15/10/13
CỠ CHỮ
Cindy Saine
Các đảng viên Cộng Hoà tại Hạ viện đang chật vật tìm cách đưa ra một dự luật mới để chính phủ mở cửa lại và gia hạn mức trần nợ, nhưng một số thành viên bảo thủ hơn vẫn đòi những thay đổi trong bộ luật bảo hiểm y tế của Tổng thống Barack Obama. Thông tín viên VOA Cindy Saine tường trình về một ngày đầy những diễn biến tại trụ sở Quốc Hội Hoa kỳ.

Các đảng viên Cộng hòa, hiện nắm thế đa số tại Hạ viện, đã họp tại từng dưới trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ trong 2 tiếng đồng hồ và đa số các dân biểu rời khỏi phòng họp đã từ chối không nói chuyện với các phóng viên.

Một số phụ tá Quốc Hội đề cập đến một thỏa thuận đang thành hình tại Hạ viện để đưa ra một dự luật riêng, tương tự như dự luật mà các nhà lãnh đạo Dân chủ và Cộng Hòa tại Thượng viện đã cùng đúc kết, nghĩa là sẽ cung cấp ngân khoản hoạt động cho các cơ quan chính phủ cho đến ngày 15 tháng 1 và nâng mức trần nợ đến ngày 7 tháng 2.

Nhưng dự luật của Hạ viện sẽ vẫn đòi có những thay đổi trong Bộ luật Bảo hiểm Y tế với giá phải chăng, tức Obamacare, mà Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã bác bỏ nhiều lần.

Khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner xuất hiện, ông đã không loan báo một dự luật theo dự kiến, mà chỉ nói rằng phe Cộng Hòa tại Hạ viện đang thảo luận về một cách đi tới.

Ðược hỏi về kỳ hạn ngày thứ năm sắp tới về việc gia hạn mức trần nợ, ông Boehner nói:

“Tôi đã khẳng định rõ từ nhiều tháng rồi là khái niệm về việc không trả được nợ là sai trái và chúng ta không nên tiến tới gần tình trạng này.”

Lập tức Tòa Bạch Ốc đã công bố một thông cáo nói rằng các đại biểu Quốc Hội không đòi “tiền chuộc” để thông qua một ngân sách hay chi trả các món nợ quốc gia. Trưởng khối đa số tại Thượng viện ông Harry Reid mau chóng phản ứng và gọi kế hoạch của Hạ viện là một cuộc tấn công trắng trợn vào các nỗ lực lưỡng đảng còn đang xúc tiến tại Thượng viện.

Ông Reid nói: “Các đảng viên Cộng hòa cực đoan tại Hạ viện đang tìm cách phá hoại tiến bộ lưỡng đảng tại Thượng viện bằng một dự luật không thể thông qua tại Thượng viện – dứt khoát không thể thông qua tại Thượng viện.”

Phe Dân chủ tại Hạ viện cũng bầy tỏ sự bất bình. Trưởng khối thiểu số Hạ viện Steny Hoyer nói:

“Thực vậy, điều mà họ lại làm một lần nữa, chúng ta hiểu qua cuộc hội ý của phe Cộng Hoà, là nắm bắt sự đối đầu trong một thỏa thuận hợp lý sắp đạt được.”

Dân biểu Cộng Hòa Andy Harris bầy tỏ sự lạc quan và nói rằng đơn vị bầu cử của ông muốn ông chống lại bộ luật bảo hiểm y tế bởi vì họ cho rằng bộ luật này là bất công. Ông cũng tìm cách đổ lỗi cho Thượng viện về mọi thất bại trong hành động.

“Nhưng tôi tin rằng giới lãnh đạo muốn đưa một điều gì đó ra diễn đàn để chứng minh với người dân Mỹ rằng chính Thượng viện đã gây ra sự trì trệ và không đạt được kỳ hạn mà tổng thống đề ra.”

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Bộ không còn bảo đảm rằng Hoa Kỳ có thể thanh toán tất cả các khoản nợ sau ngày 17 tháng 10 trừ phi Quốc Hội quyết định nâng mức trần nợ.

Quốc Hội đã không thông qua được một quyết định cấp ngân khoản cho chính phủ hoạt động trước ngày 1 tháng 10, và nhiều bộ phận của chính phủ đã phải ngưng hoạt động từ thời điểm đó.

Chưa rõ liệu có đủ số phiếu để giải quyết các vụ khủng hoảng về ngân sách tại Hạ viện và Thượng viện trong ngày hôm nay hay không. 

Thỏa hiệp lưỡng đảng có thể kết thúc vụ đóng chính phủ Mỹ

Chủ tịch phe đa số Dân chủ ở Thượng viện Harry Reid nói với các nhà báo rằng hai bên đã “đạt được tiến bộ đáng kể”, hướng tới một thỏa thuận.
Chủ tịch phe đa số Dân chủ ở Thượng viện Harry Reid nói với các nhà báo rằng hai bên đã “đạt được tiến bộ đáng kể”, hướng tới một thỏa thuận.
CỠ CHỮ
Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Một thỏa hiệp giữa hai chính đảng để chính phủ mở cửa lại và tránh tình huống Hoa Kỳ vỡ nợ đang thành hình tại Thượng viện Mỹ, giữa lúc hạn chót đang tới gần và vụ đóng cửa chính phủ liên bang bước sang tuần lễ thứ 3.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa tại cả Hạ viện và Thượng viện theo dự kiến sẽ họp trong ngày hôm nay để bàn về một thỏa thuận khả dĩ có thể chấm dứt vụ đóng cửa chính phủ và nâng mức trần nợ quốc gia.

Một ngày sau các cuộc thảo luận hôm thứ Hai, cả lãnh tụ khối đa số tại Thượng Viện Harry Reid- thuộc Đảng Dân Chủ, và lãnh tụ nhóm thiểu số Cộng Hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đều bày tỏ lạc quan về triển vọng đạt được một thỏa thuận.

Ông Reid nói với các nhà báo vào tối hôm qua rằng hai bên đã “đạt được tiến bộ đáng kể”, hướng tới một thỏa thuận.

Ông Reid cảnh giác rằng Quốc hội vẫn chưa đi tới mục tiêu đó, nhưng ông tiên đoán rằng ngày thứ Ba, có thể là một “ngày tươi sáng.”

Ông McConnell nói ông chia sẻ sự lạc quan của Thượng nghị sĩ Reid.

Bất cứ thỏa thuận nào cũng phải được chấp thuận bởi cả Hạ viện lẫn Thượng viện, trước khi được Tổng Thống Obama ký.

Hôm qua người ta trông thấy Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc Đảng Cộng Hòa rời khỏi văn phòng của Thượng nghị sĩ McConnell.

Tại trung tâm các cuộc thương thảo đang diễn ra là một đề nghị để tăng mức trần nợ của chính phủ liên bang cho tới năm tới, cùng với một biện pháp ngắn hạn để mở cửa chính phủ trở lại và tạo điều kiện cho các cuộc thương thuyết về ngân sách.

Nếu mức trần nợ không được nâng trước ngày thứ Năm tuần này, Hoa Kỳ sẽ không có khả năng thanh toán tất cả các hóa đơn.

Tổng Thống Obama trước đó nói rằng nếu xảy ra tình huống này, thì đây sẽ là một thảm họa cho nền kinh tế toàn cầu.

Hiện chưa rõ liệu quốc hội Mỹ có hoàn tất được mọi chuyện trước hạn chót ngày thứ Năm hay không, dù cho giới lãnh đạo Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ có đạt được thỏa thuận.

Các nhân vật bảo thủ như Thượng nghị sĩ  Ted Cruz, đại diện Đảng Cộng Hòa tại bang Texas, có thể tăng sức ép để hoãn lại một cuộc biểu quyết cuối cùng.

Ngoài ra, Hạ viện cần phải hậu thuẫn kế hoạch này. Giới lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đang chịu sức ép ngày càng tăng từ các nhân vật bảo thủ, là những người nhất định không chịu nhượng bộ.

Rất nhiều người tuyên bố họ sẽ không ủng hộ bất cứ thỏa thuận nào không sửa đổi được luật chăm sóc y tế của Tổng Thống Barack Obama.
                                        

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ



PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
BP 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel.: Paris (1) 45 98 30 85<br>
Fax : Paris (1) 45 98 32 61
E-mail : pttpgqt@gmail.comPHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 13.10.2013
QUYẾT NGHỊ 13 ÐIỂM
của Ðại hội Thường niên lần 2 nhiệm kỳ I GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ




2013-10-13 | | PTTPGQT

RESEDA, ngày 13.10.2013 (PTTPGQT) - Ðại hội Thường niên kỳ 2 nhiệm kỳ I Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Thích Ca Đa Bảo ở thị trấn Reseda, thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ, trong ba ngày 11, 12 và 13.10.2013, đã thể hiện sâu xa tinh thần tương thân hòa khí, hướng đến tương lai phát huy Giáo hội ở hải ngoại và trên trường quốc tế, để đối ứng với tình hình mới của thế giới, cũng như vạch kế hoạch hoạt động giải trừ quốc nạn và pháp nạn song song với việc chận đứng âm mưu phân hóa cộng đồng dân tộc và cộng đồng Phật giáo làm cản trở công cuộc vận động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN nói riêng và tiến trình dân chủ hóa nói chung.

138 đại biểu thuộc 40 đơn vị Giáo hội trên toàn quốc Hoa Kỳ và Canada, các Hội đồng, các Tổng vụ và các Miền, Ban Hường dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng GĐPT đã vân tập về tham dự.

Tâm thư của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi Đại hội, Huấn từ của Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Diễn văn khai mạc của Hòa thượng Thích Viên Lý, Tân Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, và Diễn văn Chào mừng của Hòa thượng Thích Trí Lãng, Trưởng ban Tổ chức Đại hội đã làm kim chỉ nam cho tinh thần Đại hội.

Đặc biệt toàn thể chư Tăng Ni giáo phẩm cùng các Đại biểu đã đồng loạt trang nghiêm đứng lên vào giờ khai mạc để lắng nghe và thâm nhập Tâm Thư của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi đến Đại hội qua băng ghi âm do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thực hiện.

Tiếng nói trầm hùng, bi thống của Đức Tăng Thống dường như thâm nhập tâm trí các đại biểu suốt ba ngày Đại hội, đặc biệt Ngài kêu gọi : “Đại hội không thể bỏ ngoài tai, ngoài tâm, thảm cảnh của 90 triệu chúng sinh thiếu tự do và cơm áo trên đất Việt. Vì đạo Phật là đạo cứu khổ và giác ngộ. Cơ cấu Giáo hội ở hải ngoại phải đặt lại trọng tâm hành hoạt cho sự cứu khổ và giác ngộ người trong nước, bất kể Phật tử hay không. Đây chính là thái độ chính trị phải có của người con Phật. Người đời nay gọi là thái độ chính trị, nhưng kỳ thực đây là con đường thực hiện Bồ Tát hạnh cố hữu của Phật giáo Việt Nam suốt chiều dài lịch sử trên Hai Nghìn năm qua”.

Trong rất nhiều lần, Hòa thượng Thích Viên Lý, tân Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, cùng nhiều vị tôn đức giáo phẩm và đại biểu đã không ngừng nhắc nhở Đại hội phải triệt để khâm tuân những huấn thị quan trọng của Đức Tăng Thống để thăng tiến Giáo hội và hoàn thành Phật sự.

Tinh thần lục hòa đã thể hiện suốt những ngày Đại hội, từ Khoáng đại I báo cáo Phật sự đầy hứng khởi của 12 Tổng vụ, cho đến Khoáng đại Kiện toàn và phát triển Giáo hội do nhị vị Hòa thượng Thích Viên Lý và Thích Chơn Trí trình bày, Khoáng đại Hướng đi của Phật giáo Việt Nam do tam vị Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Thích Thiện Hữu, Thich Huyền Việt thuyết trình, và Khoáng đại Hiện tình Quốc nạn và Pháp nạn do hai Đạo hữu Võ Văn Ái và Ỷ Lan trình bày.

Tâm tư Ðại hội thể hiện qua sự góp ý sôi nổi và xây dựng suốt ba ngày. Tại Khoáng đại V thông qua văn kiện Đại hội và Quyết nghị,


Ðại hội đồng thanh quyết nghị :

1. Học tập và khai triển các huấn thị quan trọng của Đức Đệ ngũ Tăng Thống làm kim chỉ nam cho hoạt động của Giáo hội ở hải ngoại ;

2. Bằng mọi giá phải bảo vệ Đức Tăng Thống trước mọi âm mưu xuyên tạc hay hãm hại ; triệt để khâm tuân và thi hành mọi quyết định của Đức Tăng Thống và Hội đồng Lưỡng viện để bảo vệ lập trường và đường hướng của Giáo hội do Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đức đương kim Tăng Thống Thích Quảng Độ vạch ra, nhờ vậy Giáo hội vẫn được kiên cường hiện hữu ;

3. Thiết lập Qũy phụng dưỡng chư Tăng Ni cao tuổi hay bệnh hoạn trong nước. với sự đóng góp tùy hỷ hàng tháng của tất cả các đơn vị, đồng thời hỗ trợ phương tiện hoạt động cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ;

4. Mỗi thành viên của Giáo hội phải là một sứ giả nói lên sự thật và bênh vực lẽ phải làm sáng ngời chính nghĩa dân tộc và Phật giáo ;

5. Để hoàn tất sứ mệnh giải trừ quốc nạn và pháp nạn, mỗi thành viên của Giáo hội phải trang bị bằng vũ khí tinh thần Giới – Định – Huệ ;

6. Tất cả các Tổng vụ phải đem hết khả năng và ý chí của mình thực hiện các chương trình và kế hoạch của Giáo hội, thực hiện tri hành hợp nhất, nói và làm song song ;

7. Thỉnh mời chư Tăng Ni và Cư sĩ thuộc các giới ở hải ngoại tham gia Giáo hội lấy mục tiêu hoằng hóa lợi sinh, và giải trừ quốc nạn và pháp nạn làm đầu ;

8. Tăng cường việc phát triển Giáo hội hải ngoại trong tinh thần lục hòa để làm rạng danh Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đóng góp với 90 triệu dân trong nước vận động cho tự do và dân chủ ;

9. Quan tâm tối đa đến giới trẻ trong việc hoàng dương chánh pháp, mang lại đời sống tâm linh trong một xã hội thiên về vật chất. Đặc biệt lập kế hoạch truyền giảng bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ địa phương nơi các cháu cư ngụ ;

10. Thể hiện lòng tri ân và cầu nguyện cho các Thánh tử đạo, các chiến sĩ, quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh bảo vệ tự do và văn hiến dân tộc trong các cuộc chiến vừa qua ;

11. Mọi cuộc hoạt động phải có tầm nhìn thế giới và dân tộc để chuẩn bị kế hoạch dài lâu ;

12. Khai triển và áp dụng 4 Phật sự đã được bàn thảo qua ba phiên Khoáng đại :
12.1 – Nâng cấp Đại học Hè Phật giáo ;

12.2 – Tổ chức các khóa Hội thảo chuyên đề trong Cộng đồng Người Việt tị nạn ;

12.3 – Phát hành những tập sách bằng tiếng Anh giải thích lập trường và đường hướng của Giáo hội ;

12.4 - Mở những khóa tu học Phật Pháp cho Phật tử các giới ;
13. Ðại lễ Phật Ðản Phật lịch 2558, dương lịch 2014 sẽ được tổ chức vào ngày chủ nhật 11.5.2014 (13 tháng tư Giáp Ngọ) tại Chùa Liên Hoa, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Đại học Hè Phật giáo Cấp II cùng Lễ Húy nhật Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang trong các ngày 18, 19, và 20.7.2014 tại Chùa Bảo Phước, thành phố San Jose, miền Bắc California, và Đại hội Thường niên lần 3 kỳ I tại Chùa Từ Bi ở thành phố Arlington, tiểu bang Texas, ba ngày 11, 12 và 13.10.2014.

Phật lịch 2557 - Làm tại Chùa Thích Ca Đa Bảo,
Thành phố Reseda, tiểu bang California, Hoa Kỳ,
ngày 13 tháng 10 năm 2013
 
 
 
 

Quê Mẹ • B.P. 60063 • 94472 Boissy Saint Léger cedex • France • E-mail : queme.dem

HÌNH ẢNH TRƯỚC PHIÊN TÒA LS LÊ QUỐC QUÂN

TỪ HÀ NỘI: NHỮNG HÌNH ẢNH TRƯỚC PHIÊN TÒA LS LÊ QUỐC QUÂN SÁNG NAY 2/10/2012

HLTL TRONG NƯỚC 10/01/2013


Tin lúc 06:30, Phóng viên VRNs cho biết công an và an ninh mặc thường phục đứng xung quanh đường Quang Trung, Hai Bà Trưng… hướng đi ra tòa án. Công an không cho xe đi qua đường này cũng như không cho người dân đi bộ qua đây.












Bà con, thân hữu chuẩn bị lên đường tới phiên tòa anh Lê Quốc Quân ngày 2/10/2013











Tin (VNR) (02.10.2013) – Hà Nội – Tin lúc 06:30, Thánh lễ tại Thái Hà đã xong, mọi người ra tượng Đức Mẹ bên cạnh nhà thờ cầu nguyện tiếp tục cho luật sư Lê Quốc Quân.

06:25, Số giáo dân đến dự lễ đông lên dần. Lúc này ước lượng khoảng gần 1000 người tham dự. Trong khi đó, ở bên ngoài, an ninh bắt đầu xuất hiện. (Tin cập nhật liên tục, nên xin quý độc giả ấn phím F5 của máy để hiển thị tin mới nhất).

06:00, Hiện nay. tại tòa án Hà Nội, an ninh đóng chặt cổng chính trước tòa, chỉ mở cánh cửa nhỏ nhưng có tới 6 công an làm dàn chỗ nầy để kiểm soát giấy tờ. 5 giờ 40: Hà Nội đổ cơn mưa to. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân trước khi phiên tòa diễn ra. Về phía các cha, có cha Mathêu Vũ Khởi Phụng chủ tế và 7 cha đồng tế cho hơn 700 giáo dân tham dự. Được biết, đêm qua, bà con từ khắp nơi trên đất nước VN đi tham dự phiên tòa Ls Quân đổ về giáo xứ Thái Hà mỗi lúc một đông hơn. Cha Quỳnh, giáo xứ Thái Hà thức đêm chờ và đón các Đoàn từ nơi đến.

Tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đang diện ra thánh lễ tôn vinh Các Thiên Thần Hộ Thủ, cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Có 300 giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế có 9 cha cùng cử hành, cha Bề trên matthêu Vũ Khởi Phụng chủ tế.

Trong khi đó, tại Sài Gòn một thánh lễ tương tự vừa kết thúc tại DCCT Sài Gòn do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế, cùng với một cha thuộc TGP Hà Nội.




Lời Chúa nói: “Ta sai thiền thân Ta đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường [anh chị em đi ủng hộ không cần phải sợ, chính Chúa gìn giữ anh chị em]” (Xh 23, 20). Cúng ta cầu mong cho luật sư Lê Quốc Quân cũng cảm nhận được điều này ngay lúc đối diện với Tòa án, để anh bình an trong tâm hồn, và đủ khôn ngoan làm chứng cho sự thật.

04:30, “Sau quốc khánh Trung Hoa một ngày, chính quyền đưa Lê Quốc Quân, một người yêu nước ra xử. Liệu sẽ là một món quà hay là một cái tát vào mặt thiên triều? Chính quyền thì khó lường, nhưng nhân dân thì nhất quán. Hành động của những người bất chấp hiểm nguy để ủng hộ và đến chia sẻ với gia đình anh Quân luôn là một cái tát!” Facebooker Lã Việt Dủng đã nhận xét như vậy.




Chị Thúy Nga, Hà Nam bộc bạch: “Từ trước tới giờ, tôi đã đi tham dự nhiều phiên tòa bất công của những người yêu nước, nhưng tôi chưa thấy một phiên tòa nào có hào khí của những người dân đi tham dự lại mãnh liệt như phiên tòa này.” Ông Lê Quang Thiều ở giáo xứ Vĩnh Hòa, Gp Vinh chia sẻ: “Tôi muốn đi tham dự phiên tòa vì chú Quân là một con người tuyệt vời, yêu nước, việc làm của chú Quân không có gì là sai trái hết.” Bà Nguyễn Thị Lý, giáo xứ Ngọc Long, Gp Vinh tâm sự: “Đó mới thật là một anh hùng yêu nước, đã hy sinh cho dân tộc VN như thế. Khả năng của cô không thể làm gì được nhưng vẫn muốn thắp lên một ngọn nến và cầu nguyện cho chú Quân được tự do.” Nguyễn Thị Hiền, giáo xứ Ngọc Long, G.p Vinh kể lại chuyến đi từ Nghệ An đến Hà Nội bị công an sách nhiễu: “Đi từ lúc sáng từ Nghệ An đến Hà Nội bị công an chặn xe lại và lục soát đồ đạc. Đến Diễn Châu thì công an không cho đi bắt quay về nhưng Đoàn vẫn đi. Đoàn đến Hà Nội lại bị công an chặn lại và họ lục soát đồ đạc. Cuối cùng cũng đến Thái Hà.”

CÔNG AN LÀM RÀO CHẮN - GIĂNG BẢN "KHU VỰC CẤM" - ĐƯỜNG VÀO TÒA ÁN.

Gần 5 giờ sáng, công an CSGT đã giăng bản "KHU VỰC CẤM" với hàng rào chắn, Cấm Đường trước tiệm May Đức Giang, số 2, Triệu Quốc Đạt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

An ninh bắt đầu đến, côn đồ mặc thường phục rất đông được chở tới.

Cánh cửa tòa vẫn im lìm trong bóng đêm gần sáng.

(*) Chú Ý: Côn đồ côn an được cho mặc áo khoát màu xậm đen hay màu đen, quần xậm đen hay mà xám .






Chuẩn bị lên đường tới tòa án



Chuẩn bị lên đường tới tòa án










http://hoilatraloi.blogspot.com/2013/10/tu-ha-noi-nhung-hinh-anh-truoc-phien.html#.UktqHhDB-E4

No comments:

Post a Comment