Pages

Thursday, October 27, 2016

THIẾU LÂM ĐẠI BẠI TẠI MỸ= TẠ TỴ =

Monday, September 23, 2013

THIẾU LÂM ĐẠI BẠI TẠI MỸ

 THIẾU LÂM ĐẠI BẠI TẠI MỸ


Lưu Nhất Long (Yi Long ) là ngôi sao võ thuật nổi tiếng khắp Trung Quốc. Anh sinh năm 1987, tại tỉnh Hồ Nam, Trung quốc môn đệ của Bắc Thiếu Lâm, từng giành chức vô địch Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền quốc tế hạng 75 kg và giải vô địch tán thủ Trung Quốc 2011.

 Những nhà vô địch Muay Thai, Boxing đều từng là bại tướng của anh. Hay như gần đây, ngày 2/2/2013, Nhất Long đã hạ knock-out nhà vô địch Taekwondo Full Contact thế giới người Hàn Quốc, Jin Min Young, trong hiệp 2.
  Chàng  Thiếu Lâm võ công  thượng thừa này đã đến Las Vegas, Mỹ quốc trong tháng trước. 


 Người ta nghĩ rằng không ai có thể dám tranh đấu cùng một huyền thoại đệ nhất Thiếu Lâm võ công, nhưng mà một sĩ quan cảnh sát Mỹ và một cựu nhân viên hàng hải Mỹ đã dám thách đố.
Ngày 13 tháng 11 năm 2012 Lưu Nhất Long đã đấu với một sĩ quan cảnh sát Mỹ tên là  Adrien Grotte tại Harrah's Las Vegas Casino and Hotel. Trước khi trận đấu diễn ra, ai cũng tiên đoán Lưu Nhất Long đại thắng. Nhưng đến  phut 44 hiệp hai, Lưu Nhất Long bị một cú đấm vào đầu thì ngã lăn xuống sàn. Trận này, trọng tài tuyên bố Adrien Grotte thắng. 
 Cả thế giới bàng hoàng khi biết Thiếu Lâm Công Phu bị đánh bại bởi một viên sĩ quan của Mỹ. Video cuộc so tài này chạm mốc 150 triệu lượt xem chỉ trong vòng 2 ngày.
Thất bại đó khiến Nhất Long chịu rất nhiều áp lực. Thế nên anh đã tập luyện chăm chỉ suốt 1 năm sau đó để chờ cơ hội tái đấu với Grotte. Tiếc rằng, 2 ngày trước khi trận đấu diễn ra, Grotte đã bị trọng thương trong khi làm nhiệm vụ nên trận đấu bị hủy bỏ. Tuy nhiên, anh đã giới thiệu Pickthall, một võ sĩ anh tin tưởng để tiếp đón Nhất Long. Trận đấu được tổ chức ở Las Vegas hồi đáng tháng 12/2012.
 Báo  đài  Mỹ loan tin  ?Sĩ quan cảnh sát Mỹ hạ đại sư Thiếu Lâm võ công"  Còn người Trung quốc thì ngạc nhiên tại sao Lưu Nhất Long yếu như vậy và anh còn sống hay đã chết. Nhiều người còn nói:" Thôi đừng để cho chuyện Thiếu Lâm làm người Trung Hoa buồn phiền. Người ta còn đặt câu hỏi :"Phải chăng  Lưu Nhất Long là số một của Thiếu Lâm?" ," Phải chăng võ nghệ Thiếu Lâm là thượng thừa?"
Ngày 24 tháng 12, báo đài nói rằng Lưu Nhất Long không phải là đệ nhất võ công Thiếu Lâm" và Thiếu Lâm công phu chưa phải là đệ nhất thiên hạ.

Đài Hồ Nam lại nói rằng Lưu Nhất Long không phải là đệ tử Thiếu Lâm vì Thiếu Lâm đâu tập tành dễ dàng và thu nhận môn sinh đông đảo như vậy.


Qiao Fengjie,  một giáo sư đại học Hồ Nam cho rằng không thể lấy sự thất bại của một người mà đánh giá võ công Thiếu Lâm phái.
Ông còn nói rằng bậc đại tông sư chân chính không bao giờ đi đấu  như vậy giữa đám đông mà phải ẩn mình tự luyện tập.
 Tuy nhiên, võ thuật truyền thống Trung Quốc cũng như y học cổ truyền Trung quốc đã làm cho thiên hạ nghi ngờ. Giáo sư Qiao nói rằng phải bảo vệ văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng cach phổ biến rộng rãi những kiến thức này thế hệ này sang thế hệ khác.
( Wang Hanlu, People's Daily Online)

image


Người Trung Quốc rất tự hào, họ coi họ là Trung tâm vũ trụ, là một nước văn minh vì có nền văn hóa cổ nhất thế giới, trước nhất thế giới. Thời đại Cộng sản, họ càng kiêu ngạo hơn. Mao cho Mỹ là " cọp giấy". Sau thời Đặng Tiểu Bình, nhờ Mỹ đầu tư mà ăn nên làm ra, lại càng phách lối. Họ nghĩ rằng có quân đội đông đảo, có nhiều hỏa tiễn bắn đến nước Mỹ, nước Mỹ phải vay tiền họ... Họ cho rằng Biển Đông là của họ, họ coi khinh Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Phi Luật Tân..




Photo công an TQ cạo đầu, đang chuẩn bị những chiếc áo để giả làm sư Tây Tạng , dựng lên cảnh bạo lọan, biểu tình đốt phá gần đây tại Tibet. (Photo do cơ quan tình báo Anh phổ biến )

Mao theo Lenin coi tôn giáo là thuốc phiện. Bọn họ đã triệt hạ Phật giáo bằng cách xâm chiếm Tây Tạng, đánh đập, bỏ tù các sư Tây Tạng. Họ cho công an giả sư di ghẹo gái, uống rượu ngoài đường.. Tại Việt Nam, Việt cộng cướp đất nhà chùa, nhà thờ, bắt giam tín đồ các tôn giáo. Họ bắt các sư, linh mục ra ngoại quốc xin tiền làm chùa, sửa nhà thờ, cứu trợ dân nghèo cho họ bỏ túi.
Tại Trung Quốc, cộng sản giết hại Pháp Luân cộng, giết Pháp Luận công để bán các bộ phận trong người. Họ làm rùm beng Võ thuât Thiếu Lâm, đưa các sư đi đấu cũng vì mục đich thương mại. Bọn võ sư này chỉ là sư giả mạo, vâng lệnh chủ đi mãi võ Sơn Đông kiếm tiền cho chủ.

Để chứng minh võ thuật Thiếu Lâm nói riêng và võ thuật Trung Quốc nói chung không thua bất cứ môn phái nào trên khắp thế giới, Nhất Long cùng đội của mình đã đi thách đấu khắp nơi trên thế giới. Những nhà vô địch Muay Thai, Boxing đều từng là bại tướng của anh. Hay như gần đây, ngày 2/2/2013, Nhất Long đã hạ knock-out nhà vô địch Taekwondo Full Contact thế giới, Jin Min Young, trong hiệp 2.


image
Nhất Long đi thách đấu khắp thế giới

image



Nhất Long đã giúp cho Thiếu Lâm nở mày, nở mặt trên trường quốc tế song  anh đã thất bại trên đất Mỹ. Thật ra Nhất Long cũng có bản lãnh it nhiều. Anh sở trường ngón song phi đã làm cho các võ sĩ Mỹ ngã ngay hiệp đầu. Nhưng các võ sĩ Mỹ rất can trường, họ có cú đấm mạnh mẽ khiến cho Nhất Long phải xây xẩm mặt mày rồi té xuống nằm bất động.

image


Năm 2010, Nhất Long chạm trán với Adrienne Grotte, đội trưởng lực lượng SWAT Arizona. Trận đó, Nhất Long bị hạ đo ván. Cả thế giới bàng hoàng khi biết tin Thiếu Lâm Công Phu bị đánh bại bởi một viên sĩ quan của Mỹ. Video cuộc so tài này chạm mốc 150 triệu lượt xem chỉ trong vòng 2 ngày.

I. TRẬN ĐẤU LƯU NHẤT LONG VÀ  ADRIENNE GROTTE 





II. TRẬN LƯU NHẤT LONG & PICKTHALL

image


Thất bại đó khiến Nhất Long chịu rất nhiều áp lực. Thế nên anh đã tập luyện chăm chỉ suốt 1 năm sau đó để chờ cơ hội tái đấu với Grotte. Tiếc rằng, 2 ngày trước khi trận đấu diễn ra, Grotte đã bị trọng thương trong khi làm nhiệm vụ nên trận đấu bị hủy bỏ. Tuy nhiên, anh đã giới thiệu Pickthall, một võ sĩ anh tin tưởng để tiếp đón Nhất Long.

image


Trận đấu được tổ chức ở Las Vegas hồi đáng tháng 12/2012.
Josh Pickthall là nhà vô địch boxing Arizona hạng trung và 3 lần ghi tên mình lên chiếc đai vô địch MMA nước Mỹ. Hai lần gặp Grotte trong quá khứ, Pickthall đều bị hạ knout-out. Xét về trình độ, Pickthall không thể sánh bằng Grotte nhưng Nhất Long vẫn để thua đau đớn.

image
image

Nhất Long áp đảo trong set 1 và điều kỳ lạ đã xảy ra trong set 2. Nhất Long bị dính một cú đấm với của Pickthall. Lực không mạnh nhưng chẳng hiểu sao kể từ sau thời khắc đó, anh đứng bất động, hai tay không buồn thủ thế. Pickthall không bỏ lỡ cơ hội, tung liền 5 cú đấm khiến Nhất Long đổ gục xuống sàn.

  Yi Long bị đánh bại lần đầu tiên vào năm 2010

image
image




  III. TRẬN LƯU NHẤT LONG & BRAD RIDDELL

Trong một trận đấu khác, Brad  Riddell thắng Nhất Long






SAU ĐÂY LÀ CÁC YOUTUBE VỀ CÁC TRẬN ĐẤU

Dưới đây là video trận đấu của Nhất Long và Pickthall:
Giây phút đo ván :
image

image


Sunday, September 22, 2013

TẠ TỴ * HỒI KÝ

 TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ


Bùi Giáng (giữa)

Bùi Giáng (giữa)



Cũng tại quán KIM SƠN này, tôi cũng gặp Nguyễn Đình Toàn, một nhà văn trẻ, được nhà xuất bản Tự Do ấn hành, sau khi đăng trường kỳ trên nhật báo TỰ DO – đó là CHỊ EM HẢI. Theo lời của anh em  hồi đó, sau khi đọc, cho rằng tác phẩm nói trên, thuộc loại  ĐỢT SÓNG MỚI! Nguyễn Đình Toàn ít tuổi* hơn tôi nhiều. Anh có mái tóc dày và dài, khuôn mặt xương xương, và luôn đeo kính trắng. Nước da xanh mét như người bị bệnh. Thân hình anh cũng gầy guộc như không đủ sức mang cái đầu với vầng trán rộng. Nguyễn Đình Toàn chẳng những viết văn , còn làm  thơ. Anh tặng tôi tập MẬT ĐẮNG , tuy không bề thế trên phương diện hình thức, nhưng nội dung thật hay. Tuy mới quen nhau, nhưng tôi mến Nguyễn Đình Toàn vô cùng, vì tính tình anh hiền hậu, ăn nói nhỏ nhẹ, khi cười miệng rộng, để lộ hàm răng trắng bóng.
Saigon coi như một trung tâm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ – nên sự gặp gỡ nhau – giữa người này, kẻ khác không khó khăn gì. Cứ mỗi chiều thứ bẩy hay sáng chủ nhật, đi nhởn nhơ trên vỉa hè đại lộ Catinat, Lê  Lợi; thế nào cũng bắt gặp những anh em quen biết.   Có mấy quán nước anh em thường ngồi là  LA PAGODE, BRODARD,  GIVRAL và KIM SƠN. Còn quán THANH THẾ tuy có, nhưng ít, vì nằm ở vị trí hơi khuất, ít người qua lại. Tuy nhiên, quán này thường là nơi gặp mặt của các ký giả.
Nguyễn Đình Toàn sống sống trong  1 khu nghèo gần Đakao.  Khi trước,  tôi không được biết anh sống ra sao, bằng nghề gì, nhưng từ ngày có tác phẩm và bắt đầu được chú ý, anh sống hoàn toàn bằng ngòi bút của mình. Anh viết rất ít cho tạp chí, ngoài tờ VĂN của Nguyễn Đình Vượng, do Trần Phong Giao điều hành tòa soạn và tờ VĂN HỌC của Phan Kim Thịnh.

 Nhưng anh có nhiều tác phẩm được ấn hành, do vậy, số tiền bản quyền cũng cung cấp cho đới sống của anh  không đến nỗi quá túng thiếu.  Ngoài ra, anh còn làm cho Đài phát thanh Saigon, số tiền cachets hàng tháng cũng đỡ lắm. Nguyễn Đình Toàn không hề bê tha thuốc, sái, tuy có uống rượu, nhưng chẳng bao nhiêu. Anh chỉ đam mê một thứ: đánh xì phé!  Sự đánh bài cũng chỉ chơi quanh quẩn trong vòng anh em, nhưng sự  thua được, đôi khi làm cho đới sống mất thăng bằng. Nếu nói về sự nghiệp, quả thực Nguyễn Đình Toàn đã có, và được chứng minh qua những tác phẩm được ấn hành từ năm 1962 tới năm 1975.
Một chiều, tôi đi làm về, trên bàn viết có 1 bao thư đưa tay. 
Tôi mở ra xem thấy lá thư kèm theo 50 đồng. Đọc thư tôi mới biết là Trần Phong Giao, có ý nhờ tôi, viết bài cho số đầu của tạp chí VĂN, do Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm. Tiền nhuận bút được trả trước .  Trường hợp này giống  hệt Mai Thảo đã xử đối với tôi , khi ra số đầu tờ SÁNG  TẠO. Trần Phong Giao, một con người , ngoài văn tài, còn cần mẫn, chăm chỉ và cẩn thận. Trong mấy năm, anh làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn, anh lo hết mọi công việc – từ việc giao dịch với anh em, nhờ viết bài, sửa bản in, trông nom phần mỹ thuật về ấn loát- nghĩa là tờ báo có bao nhiêu việc, anh làm hết.

 Nguyễn Đình Vượng  chỉ lo điều hành việc thu, chi.  Mẫu bìa tạp chi Văn, do VĂN THANH  trình bầy, tuy không mới, nhưng trang nhã.  Mỗi số thay đổi 1 màu. Thỉnh thoảng, tôi có ghé thăm Trần Phong Giao ở tòa soạn trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình.   Nơi làm việc rất chật chội, bên trong, máy chạy ầm ầm; thế mà Trần Phong Giao vẫn bình tĩnh ngồi sửa bản in và viết.  Nhiều lần tôi đến , Giao cứ để mặc tôi ngồi, cắm cúi làm việc; còn Nguyễn Đình Vượng mỗi lần nhìn thấy tôi, lại hỏi:

- Chắc cậu cần tiền, bài đâu ?
Đôi lúc, vì nhu cầu riêng,  tôi cần tiền thường đến  Nguyễn Đình Vượng mượn trước để tiêu,  bài  đưa sau.   Cơ sở Nguyễn Đình Vượng rất phát đạt, vì có 1  chiếc máy in 3 màu, chạy cùng lượt.  Chiếc máy này để in thuê, tuy  không mấy tối tân, nhưng được cái nhỏ, dễ dùng để in lịch, bìa sách, hoặc phụ bản rất tốt.


Như đã nói, tôi không viết chuyên  và đứng hẳn về 1 nhóm nào – do vậy- vấn đề viêt cho tạp chí Văn cũng tùy hứng. Trần Phong Giao  luôn luôn có hậu ý, sớ nào có bài của tôi, cũng gửi tới 2 số, để tùy, muốn tặng ai cũng được. Nhưng định mệnh đã buộc Nguyễn Đình Vượng qua đời , khi tờ Văn mỗi ngày 1 thăng hoa. Bà Vượng thay chồng điều hành cả tờ báo lẫn nhà in. Trần Phong Giao tiếp tục làm thời gian, rồi nhường cho Nguyễn Xuân Hoàng , rồi đến Mai Thảo.  Từ ngày không còn Trần Phong Giao , tôi ghé thăm Mai Thảo, nhưng không viết.
Sau khi SÁNG TẠO khuất bóng, Mai Thảo cùng Thanh Nam chủ trương báo NGHỆ THUẬT ra hàng tuần. Tòa soạn củng ở đường Phạm Ngũ Lão, nhưng ở phía trên, gần tòa soạn nguyệt san PHỔ THÔNG  của  Nguyễn Vỹ. Tờ Nghệ Thuậtin bìa offset, trình bầy rất mỹ thuật,  bài vở xúc tích – Mai Thảo lại  nhờ tôi  viết bàigiùm. Vì nể anh em, tôi lại viết và cho in cả tác phẩm trừu tượng trên trang bìa nữa. Tòa soạn báo Nghệ Thuật về sau còn tăng cường  Viên Linh, một nhà văn trẻ, nhưng báo chẳng tồn tại được bao lâu.

   Bởi vậy,  làm báo dễ thôi; nhưng giữ được tờ báo sống thì khó !
Tờ ĐỜI MỚI  chết, vì chủ nó làm chính trị, chứ không, còn sống dài dài; vì nó đã đi vào quỹ đạo của tâm hồn độc giả  miền Nam từ bao năm trước, cũng như tờ NGÀY NAY của nhóm Tự lực văn đoàn ở ngoài Bắc vậy.
Nơi tôi làm việc [ bây giờ ]  có thêm 1 nhà thơ, đó là đại úy Phan Lạc Tuyên. Tác phong của Phan Lạc Tuyên  rất nhà binh. Anh thay Đỗ Tốn trông  nom tờ TIỀN PHONG. Phan Lạc Tuyên dáng ngưởi hơi mập, đặc biệt mắt lé; nhưng không đến nỗi nào! Tính tình hơi khô khan một chút, nhưng có lòng với anh em. Anh sống cuộc đời lính chiến đấu lâu rồi, mới ngồi ở văn phòng, nên đôi khi có hành động hơi cứng rắn.

Cái gì không ưng ý, anh nói thẳng, chứ không quanh co, hoặc sợ mất lòng ai hết. Người ta biết tiếng Phan Lạc Tuyên  qua bài thơ TÌNH QUÊ HƯƠNG , được nhạc sĩ  ĐAN THỌ phổ nhạc. Sự giao du giữa tôi và Phan Lạc Tuyên  ở mức độ vừa phải, không thân, không sơ.   Đặc biệt, anh rất mê tranh của tôi. Anh có ghé thăm nhà tôi 1 vài lần, để xem tranh và bày tỏ cảm tưởng về lối vẽ trừu tượng, mà tôi đang thực hiện, dự tính cho cuộc triển lãm sắp tới. Anh ngỏ ý muốn  mua tác phẩm với giá đặc biệt. Tôi đồng ý và chỉ xin mượn lại để trưng bầy khi có triển lãm.
Phan Lạc Tuyên tuy không nói thẳng ra, nhưng qua lời bóng gió, tôi biết anh không ưa chế độ Ngô Đình Diệm. Một hôm, anh lục tủ hồ sơ, vô tình tìm thấy 1 bài viết đả kích ông Diệm, anh biết bài đó ai viết, ở giai đoạn nào. Anh cầm xấp bài, vẫy tôi lại chỗ vắng, bảo:
- Ông ơi, tôi thấy bài này trong tủ hồ sơ, ông hủy ngay đi, nếu ai biết, chắc ông sẽ không yên thân đâu ?
Nói xong, anh đưa xấp bài cho tôi. Nhìn chữ viết, không phải là nét chữ của tôi, mà của 1 trong những người thuộc ban biên tập chống ông Diệm dưới thời tướng Hinh – nhưng dù sao, tôi cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi cảm ơn Phan Lạc Tuyên, xé nhỏ xấp bài, quăng vào thùng rác phi tang ! Nhưng Phan Lạc Tuyên cũng không làm chung với tôi lâu .   Anh xin được thuyên chuyển qua  đơn vị Biệt động quân, nhưng vẫn ở trong ngành Chiến tranh tâm lý (danh xưng mới của Phòng 5).
Rồi tình hình chính trị  của miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm không còn êm ả nữa. Những đợt sóng ngầm chống đối đã nổi lên, báo trước những gì sẽ xảy ra, nếu chính quyền không khôn khéo sửa đổi cho hợp lòng người. Nhưng ông Diệm quá tin váo sự ngay thẳng của mình, cũng như tinh thần chống Cộng tuyết đối của chế độ, do ông và gia đình điều khiển- nên  mới đưa đên cuộc đảo chính của đại tá  Nguyễn Chánh Thi , tư lệnh Nhảy Dù, và các đơn vị Biệt động quân – trong đó có Phan Lạc Tuyên,  vào 1960.    Cuộc đảo chính thất bại, những tay chủ chốt lên máy báy, qua tị nạn ở  Cao Miên (Campuchia), trong đó có cả Phan Lạc Tuyên.
Kể từ ngày đó, giữa tôi và Phan Lạc Tuyên  không 1 lần gặp lại. Sau những ngày tháng lưu vong nơi xứ người, không hiểu sao Phan Lạc Tuyên lại đi theo Mặt trận giải phóng, ra Hànội, và được đi Liên Xô học về lịch sử, và có văn bằng phó tiến sĩ. Nhưng theo ý riêng, Phan Lạc Tuyên có đi theo CS, chẳng qua vì không còn con đường nào khác,  đâm lao phải theo là, là vậy!
Sau cuộc  đảo chính hụt, tình hình miền Nam bắt đầu không yên, tuy nhien sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, cũng chẳng vì tình hình chính trị mà ngưng trệ, nó vẫn sinh hoạt đều đầu, coi như mọi biến chuyển  đều ở ngoài nó.
Một buổi chiều, tôi và Phạm Duy ngồi uống nước tại LA PAGODE , bỗng có 1 thanh niên mặt mày trắng trẻo, trông ra dáng  con nhà, từ ngoài bước vô, đến thẳng chỗ tôi và Phạm Duy  ngồi. Duy cười, giới thiệu: ”Cung Trầm Tưởng”.
À, bây giờ tôi mới biết mặt. Tôi ngó Cung Trầm Tưởng, với cái nhìn thiện cảm. Tôi biết anh mới từ Pháp về, qua khó học chuyên môn do Bộ Tư lệnh Không quân gửi đi. Anh có mấy bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc và được nhiều người hâm mộ. Tôi không biết Mặc Đỗ  đã rõ mặt CTTưởng chưa, từ sau  khi bài thơ của anh ta đăng trên tuyển tập ĐẤT ĐỨNG. Vì những lần gặp sau, tôi không hề nghe Mặc Đỗ nói gì về CTTưởng nữa. Qua lần gặp đầu tiên, tôi và CTTưởng không nói gì nhiều với nhau – chỉ có Phạm Duy và CTTưởng nói về tập nhạc  phổ thơ được dự định in ra sao. Tôi thấy sự có mặt của mình hơi thừa, nên cáo từ. Về sau, tôi và CTTưởng có nhiều dịp gặp nhau, vì cùng ở trong quân đội.  tên thật là Cung Thúc  Cần, cháu gọi Cung Đình  Vận bằng bác ruột. (….)
Vào 1 buổi tối, lúc đó cũng hơi khuya, tôi nghe tiếng gõ cửa. Trước khi mở, tôi nhòm qua cửa sổ xem là ai? Thì ra nhà văn Lê Văn Trương. Tôi mở cửa mời anh vô nhà và hỏi sao đến chơi muộn vậy? Lê Văn Trương trả lời, vừa trốn ở nhà thương ra, sực nhớ đến tôi ở gần nhất, nên đến. Sau ly nước trà, tôi nhìn một Lê Văn Trương gầy guộc, nước da xanh xạm. Thật tội nghiệp!.
Anh  giơ 2 cánh tay cho tôi coi những đường gân nổi to như chiếc đũa, với những nốt đen, rồi nói:
- Đệ có ý định cai thuốc phiện, nên vô nhà thương Chợ Quán cho họ thay máu, có nghĩa là họ rút hết máu cũ đi, tiêm máu mới vào. Nhưng khốn nỗi, thuốc phiện đã vào tận tủy rồi, nên dù có thay máu cũng chẳng đi đến đâu.   Mỗi lần cơn ghiển đến, nó hành hạ quá sức, đệ không chịu nổi lâu hơn nữa, nên đành trốn, muốn ra sao thì ra! 
Cái lối nói  của Lê Văn  Trương như vậy.  Tôi năn nỉ anh đừng xưng” đệ” với tôi, vì tôi còn thua tuổi anh nhiều.   Hơn nữa, cái sự nghiệp văn chương  của anh quá lớn, làm sao tôi dám đứng ngang hàng, chứ đừng nói hơn.   Nhưng anh không nghe và nhất định cứ xưng hô như vậy. Tôi đành chịu.   Tôi biết tiếng Lê Văn Trương  từ  thuở còn đi học và cuốn MỘT NGƯỜI của anh đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn tôi lúc ấy.  Vào những năm 40 , tiểu thuyết Lê Văn Trương là sách gối đầu giường của tuổi trẻ. Vì mê đọc văn anh , tôi cố làm quen với 1 đệ tử của anh và nhờ đưa đến gặp anh tại 1 căn nhà gần CHÙA VUA. 
Dưới mắt Lê Văn Trương , lúc ấy, tôi chỉ là 1 cậu bé con- còn anh đã trưởng thành và đang nổi tiếng – sách bán rất chạy.   Sự gặp gỡ này không giống như sự gặp gỡ giữa tôi và Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, nó lạnh lùng và xa cách. Tôi nhìn Lê Văn Trương nằm hút với người bạn, chiếc khay đèn thật sang trọng đặt trên tấm thảm hoa rực rỡ.   Sau 1 hơi thuốc kéo ro ro, tôi nhìn không thấy 1 sợi khói thuốc nào thoát ra ỡ mũi, miệng, [ vậy ] là nó được nuốt hết.  Sau điếu thuốc đó, Lê Văn Trương ngồi dậy, đưa tay cho tôi xiết, xong, lại nằm xuống, không nói 1câu nào.  Thấy nản quá, tôi kéo người bạn ra về.
Từ đó, tôi không gặp lại Lê Văn Trương, tuy vẫn đọc sách của anh. Cho tới khi vô Nam, tự anh tìm đến tôi nhiều lần, vì anh có đọc thơ và truyện tôi viết, anh cho rằng tôi viết rất sâu sắc và thơ thì hay! Tôi cảm ơn anh, nhắc lại câuu chuyện năm xưa, anh xin lỗi – vì khi ấy, anh có nhiều người ái mộ quá, nên anh chẳng biết ai với ai? Vào Nam, con đường người hùng của anh  đã tàn rồi! Sự nghiệp văn học của anh coi như chấm dứt – tuy anh có viết, nhưng không được đón tiếp như những năm 40 về trước. Do vậy, anh sống rất nghèo, nhưng trong nhà luôn luôn có 1 bầy mèo.  Khi anh hút, chúng nằm quây quần bên cạnh, có lẽ, lũ mèo này cũng nghiện khói thuốc phiện ! 
Một vài lần, tôi và anh có gặp nhau tại tòa soạn SÁNG DỘI MIỀN NAM, anh Võ Đức Diên mời anh viết, để có cớ giúp đỡ anh hút tiền. Nhưng rồi định mệnh cũng lấy anh đi trong cảnh túng thiếu cùng cực. Anh mất trong bệnh viện, ở  khu làm phúc. Đám tang anh chỉ lèo tèo có vài bằng hữu đưa tiễn. Từ ngày anh mất, lũ mèo kêu gào mấy đêm, rồi cũng bỏ đi mất dạng.

Trong những bằng hữu của tôi còn 1, 2 người quái đản lắm.
Một tối, tôi đang ăn cơm, bỗng nghe tiếng trẻ con reo hò ầm ĩ cả lối ngõ.   Tưởng có chuyện gì, tôi ra cửa, thấy nhà thơ Bùi Giáng – vaiđeo chiếc bị- đang quí gối lê dần đến cửa, 2 tay chắp ngang ngực, như dang cầu nguyện.   Tôi chạy vội ra cửa, dìu Bùi Giáng vô nhà.  Bùi Giáng nhìn tôi, như ngạc nhiên, hỏi:
- Tại sao ông nâng tôi dậy?   Đến nhà ông Tạ Tỵ, phải đi bằng đấu gối, ông ta mới chịu tiếp !
Tôi biết, Bùi Giáng, 1 nhà thơ lỗi lạc; nhưng chẳng  may mắc bệnh tâm trí, nên tôi thông cảm với mọi hành động, cũng như lời nói của nhà thơ. Vào trrong nhà rồi, Bùi Giáng vẫn nhất định không chịu bỏ chiếc bị trên vai xuống. Khốn khổ thay, chiếc bị là cái bao tải cũ đã rách, thòi cả quần áo, giấy tờ ra ngoài. Đã mấy lần tôi định gỡ xuống, đều bị Bùi Giáng ngăn lại. Nhân tiện đang ăn cơm, vợ chồng tôi mời Bùi Giáng ngồi ăn luôn – cái lối ăn Việtnam – thêm đũa, thêm bát, chứ có  mất mát gì đâu . 

Bùi Giáng nhất định không ngồi vào ghế của bàn ăn, mà bưng bát cơm, ngồi phệt uống nền gạch, bắt buộc tôi cũng phải ngồi phệt xuống theo. Thế là, thay vì ngồi ăn trên bàn tôi và Bùi Giáng ngồi xệp xuống nền gạch đánh chén, còn vợ con tôi đứng bên hầu hạ. Vừa ăn, Bùi Giáng vừa nói chuyện trên trời, dưới đất, nào chuyện “  mẫu thân Phùng Khánh “  cùng giấc mơ kỳ dị ! (hiện Phùng Khánh đã dâng mình , hiến đời cho đạo Phật và quyết tâm bảo vệ Phật pháp  đến cùng dưới chế độ CS hôm nay ).
Bữa đó,  Bùi Giáng vừa ăn vừa nói chuyện, đâu đó tới khoảng 12 giờ khuya, mới chịu vác bị ra về. Nhưng chẳng phải 1 lần, còn nhiều lần khác, mỗi lần Bùi Giáng đến,  mỗi lần làm tôi bận rộn. Nhưng chẳng biết làm gì hơn là chịu đựng, vì yêu qúy những vần thơ trác tuyệt, với tác phong cúa kỳ tài :

… Thưa em  rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao
Thưa em từ bữa nghiêng chào
Chớm trong đầu chợt sóng trào trường giang
Em đi rắc lá trên đàng
Cỏ xanh rì mọc suốt càn khôn kia
Muà xuân mưa rưới ruộng lìa
Về trong nắng hạ  mép bìa sai bâu …
LÁ HOA CỒN / BÙI GIÁNG

Bùi Giáng chẳng những [ ] con người của thi ca , mà còn ở cả phạm vi triết học, nhất là giáo lý đạo Phật đã xâm nhập vào trí tuệ làm tâm hồn thi nhân lúc nào cũng choáng váng, cũng mê ngộ   giữa ảo ảnh và thực tại, giữa cõi đời ô trọc và thế giới huyễn hóa nhiệm mầu, do các nhà đại tư tưởng của thế giới phác họa.
Còn người nữa là Nguyễn  ngu Í [NGUIỄN NGU Í]. Tuy NGU Í không có những hành động giống Bùi Giáng, nhưng khi nói chuyện với anh, cũng phải hết sức chú ý- có thể nửa chừng đang vui, anh nổi cơn điên, chửi loạn lên, chửi từ  tổng thống trở xuống, không biết sợ là gì!

Sau ngày 30 – 4 – 19785, một buổi sáng, anh đến thăm tôi, khi nói vài câu về tình hình mới, qua chén trà, tự nhiên lên cơn, cứ réo  tên  của HCM   mà chửi, tôi can không nổi. Sáu hồi chửi đã miệng, anh ra về,  tôi thở phào nhẹ nhõm! Anh có thành tâm, thiện chí  với tiền đồ văn học. Anh cũng là người có sáng kiến cải tiến lối viết chữ quốc ngữ, nhưng không thành  công. Anh quen biết rất nhiều người làm văn học đương thời.   Anh đã viết và ấn hành 1 tác phẩm mang tựa đề  SỐNG VÀ VIẾT …, nói về nhiều cây bút tên tuổi. 
Anh hợp tác thường xuyên với tạp chi Bách Khoa. Ngoài việc viết, vợ chồng anh còn có nghề dạy học, do vậy, đời sống vật chất không đến nỗi nào! Nguiễn ngu Í, người miền Nam, dáng mảnh mai, nói nhanh và nhỏ, nên khó nghe.  Cái điên của Nguiễn Ngu Í tuy chưa cao độ bằng  Bùi Giáng; nhưng khi lên cơn cũng lôi thôi  lắm. Anh cứ lải nhải nói những chuyện đâu đâu, không dính dáng tới mình, vẫn phải nghe,nhiều lúc cực chẳng đã, phải thoái thác ra 1 việc gì đó cần phải đi, anh mới chịu ra về. Nhưng nay, Nguiễn Ngu Í không còn nữa. Sau mấy năm sống dưới chế độ CS, cơn mê tâm trí càng tăng. Tôi nghe nói,  phải đưa anh đi điều trị tạiDưỡng trí viện Biên Hòa 1 thời gian; nhưng cuối cùng ôm đau, bệnh tật và uất hận cũng buộc anh phải vĩnh viễn  lìa bỏ cuộc đời. Âu cũng là điều may mắn cho Nguiễn Ngu Í .
——
*  Giấy khai sinh  Nguyễn Đình Toàn : 1936 .  Tập viết  văn từ Hànội, khoảng 1953, quê Gia Lâm. ban đầu, ký bút danh TÔ HÀ VÂN, hay làm đỏm dáng, kể cả bản thảo, nét chữ đẹp, viết bằng mực tím.  Chị em Hải, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1961. Bạn văn đầu đời là nhà văn NHẬT TIẾN, ĐỖ PHƯƠNG KHANH, DƯƠNG VY LONG, v.v… Sách mới xuất bản ở Hoa kỳ, Nguyễn Đình Toàn chỉnh lại năm sinh, thay vì 1936, năm sinh đúng: 1930. (TP)
(còn tiếp)
Tranh của Nguyễn Gia Trí

Tranh của Nguyễn Gia Trí


Theo thời gian, tình nghĩa giữa tôi và anh Nguyễn Gia Trí cứ tăng dần. Tôi thường đến thăm anh tại xưởng họa, lúc này, tại con hẻm đường De Gaulle (sau là Ngô Đình Khôi, Cách Mạng 1-11, bây giờNguyễn Văn Trỗi).
Mọi ngừoi đều biết anh Nguyễn Gia Trí, một họa sĩ rất khó tính, không phải ai muốn đến lúc nào cũng được. Cánh cổng luôn đóng kín mít, nếu giật chuông, chị Tri sẽ ra mở chiếc cửa con, to bằng bàn tay, xem ai – và tùy theo mức độ  thân, sơ – chị sẽ nói anh Tri có nhà hay đi vắng. Riêng đối với tôi, mỗi lần đến, dù bận đến đâu, anh Trí cũng để chút thời giờ tiếp.

Anh nói rất ít, giọng nói lại khó khăn, mỗi khi cần  diễn tả điều gì. Anh nhỏ con, tướng hầu, ăn mặc rất giản dị, không bao giờ tôi thấy anh thắt cà-vạt. Có lần đến thăm, anh đang bận vẽ, nên mời tôi vào xưởng họa luôn, việc này rất hiếm! Tôi nhìn anh vẽ, bàn tay run run, như khi anh ký tặng tôi tấm tranh. Chính cái runấy đã tạo  cho nét vẽ của anh sự rung chuyển mềm mại, uyển chuyển, linh động; không 1 một họa sĩ nào có được nét vẽ như vậy, dù cho cố tình bắt chước !.
Nguyễn Gia Trí không làm việc 1 mình, dưới tay anh, bao giờ cũng có vài người thợ vẽ giúp anh những chỗ không quan trọng. Thường ra, bao giờ anh Trí cũng vẽ những bản phác họa trước (esquisse), với màu sắc và bố cục đàng hoàng. Từ bản phác họa đó, anh chuyển qua hình họa (dessin) to bằng kích thước của tấm tranh, bắt đầu cho 1 công trình cần cù, qua kỹ thuật sơn mài.
Nguyễn Gia Trí, họa sĩ có biệt  tài về chữatranh dầu nhiều (peinture  à l’ huile). Nó đòi hỏi  một kỹ thuật tuyệt luân, chữa, mà người xem tranh không tìm ra chỗ chữa; vì sơn mài đòi hỏi mặt tranh phải phẳng và nhẵn bóng.
Vào khoảng 1962, anh Nguyễn Gia Trí có mở một cuộc triển lãm tại gia, gồm những tác phẩm đã được đặt mua – trong số đó có 2 tác phẩm của Phủ Tổng thống. Anh muốn khi trả khách hàng, để không bao giờ được nhìn những đứa con tinh thần của mình, mời bằng hữu đến xem cho biết. Người đến xem, một phần chủ nhân các tấm tranh; còn phần đông bằng hữu. Ai cũng tấm tắc  ca ngợi, riêng tôi, cho rằng thừa, vì đối với Nguyễn Gia Trí – lời chê chắc không có rồi – nhưng khen, chẳng khác gì khen phò mã tốt áo.
Phòng triển lãm chỉ mở cửa có vài ngày rồi thôi.   Sau khi trả hết tranh, anh lại bắt đầu làm những tấm khác, mà người mua đã đặt tiền cả vài năm trước. Nói về đời sống, quả thực Nguyễn Gia Trí không bao giờ túng thiếu; nhưng hình như, chẳng bao giờ anh để ý đến tiền – anh làm việc vì yêu nghề, chứ chẳng bao giờ muốn làm giầu vì nghề nghiệp .
Đến thăm Nguyễn Gia Trí một đôi lần, tôi gặp ông Nguyễn Gia Tường , giáo sư trườngBưởi thuở xưa, người anh cả và cả kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức. Anh chàng này cũng có tài , nhưng lập dị lắm! Giữa thời đại bê-tông, cốt-sắt, anh cứ vẽ nhà bằng tre, vách trét rơm trộn vời bùn. Tuy nhà tranh, nhưng tất cả mọi tiện  nghi đều có, kể cả nơi mắc võng và chỗ kê chiếc chõng tre nằm đọc sách trước hiên nhà. Tuy là em, nhưng Nguyễn Gia Đức to con hơn anh Trí nhiều. Tính tình Nguyễn Gia Đức tuy hiền từ, nhưng cũng khó khăn trong vấn đề nghệ thuật chuyên môn.
Quả thực, tôi cũng không hiểu vì sao, tôi và Nguyễn Gia Trí, có thể thân  và quý mến nhau như vậy – vì 2 người có 2 đường lối tạo tác cách biệt nhau, không thể dung hoà được! Nhưng ít lâu sau, tôi không còn ngạc nhiên nữa; khi thấy anh cũng vẽ tranh sơn mài theo cung cách trường trừu tượng.  Như vậy,  tôi và anh không còn cách biệt. Cái sự quý mến đặc biệt, anh dành cbo tôi mấy năm qua, không phải không có duyên cớ. Anh cũng như tôi, đều nhìn thấy con đường nghệ thuật cần theo đuổi, nếu muốn tiến bộ .
Bộ mặt sống của miền Nam đột nhiên thay đổi, kể từ ngày xẩy ra sự lộn xộn tại Huế, nhân ngày Phật đản, vì vấn đề treo cờ. Cũng kể từ đó, chính quyền Ngô Đình Diệm lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa. Sự phản đối tăng dần  theo những cuộc xuống đường. Nhân tâm ly tán, trong khi dó CS cũng hoạt động mạnh hơn, để quấy phá miền Nam.
Tôi không còn được biệt phái  làm cho báo Sáng dội miền Nam, sau khi anh Võ Đức Diên qua đời ít lâu. Người thay thế Võ Đức Diên là Nguyễn Phụng, cựu tỉnh trưởng thành phố Nam Định trước 1954. Ông Phụng rất tốt, nhưng không biết gì về phương diện chuyên môn. Mọi công việc giao cho Lê Văn Siêu và  Văn Thanh điều hành. Ông chỉ lo  vấn đề tài chánh, làm sao tờ báo có đủ tiền, trả tiền bài, tiền in .
Tuy trở về quân đội, nhưng tôi vẫn làm công việc  cho tờ báo, với số lương khoán như cũ.   Cơ sở tọa lạc của tôi tọa lạc tại đường Lê Thánh Tôn. Đó là một trung tâm huấn luyện về chiến tranh tâm lý, có các cố vấn Đài Loan giúp đỡ phần chuyên môn.
Từ chỗ tôi làm việc rasởKim Laiấn  quán đường Nguyễn Siêu  rất gần – do vậy, khi nào rảnh rỗi, tôi thường ra đó, để thăm Lãng  Nhân, nói chuyện cho vui. Năm đó, Lãng Nhân  đã ngoài 60  tuổi, tuy nhiên anh vẫn còn tráng kiện lắm. Lãng Nhân dáng người bệ vệ, ra dáng ông chủ nhà in, trên môi lúc nào cũng ngậmpíp, thở khói suốt ngày. Trông bề ngoài , Lãng  Nhân cò vẻ nghiêm nghị, nhưng gần anh lâu ngày, hiểu anh, mới biết cái bề ngoài đó, không phải thực chất của anh. Nét mặt anh trong giống nét mặt sư tử, trán cao, mũi to, miệng rộng, địa các nở, có tướng thọ* Lãng Nhân ăn nói dí dỏm, thuộc nhiều điển tích, nên mỗi lần nói chuyện với anh, lại học thêm được 1 chút. Anh học không cao, chỉ tới năm thứ 3  Trường Bưởi (Lycée du Protectorat ), vì làm grèvechống  viên hiệu trưởng  Pháp, nên bị đuổi. Từ đó, anh tự học. Năm 19 tuổi, anh đã được bầu làm Nghị viên  thành phố Nam Định, ông nghị trẻ nhất, nhưng  cũng dám ăn, dám nói, đấu tranh  với Pháp – vì quyền lợi dân thành phố.  Sau khi gặp Hoàng Tích Chu từ Pháp về, anh bỏ nghể làm nghị viên, đi làm báo với Hoàng Tích Chu.  Đó là báo Đông Tây, anh rất phục Hoàng Tích Chu, người dám cải cách lối làm báo, cũng như lối viêt văn trên báo
Tuy không hút thuốc lào, nhưng lúc nào trong phòng làm việc, nơi bàn khách, cũng có chiếc điếu bát được lau chùi sạch sẽ và ống thuốc lào ngon, để bạn bè nào trót đa mang  chất tương tưthảo cứ tiện dùng. Nhưng nói cho đúng,  số người biết hút thuốc lào rất ít; có lẽ cái điếu ấy, chỉ dành riêng cho tôi, vì hầu như ngày nào, tôi cũng có mặt- có khi mươi lăm phút, có khi cả nửa ngày.
Lãng Nhân, con người rất  hào phóng, coi đồng tiền nhỏ lắm – do vậy – anh thường  đãi đằng bè bạn thỏa thuê; hơn nữa, ai cần vay mượn, vì túng thiếu, anh sẵn sàng giúp đỡ. Lãng Nhân giao du  rất rộng, tuy những bằng hữu của anh đều thuộc lứa trên dưới 60 - nhưng không phải vì thế, anh không giao du với lớp người trẻ, như tôi, như Trần Phong Giao , Phạm Duy v. v. … Nhà in Kim Lai, hầu như không ngày nào vắng bóng tao nhân, mặc khách !
Mặc dù vấn đề thời cuộc bên ngoài, mỗi ngày mỡi sôi động về chính trị, vái chỗ ngồi của chế độ Ngô Đình Diệm, bị những bàn tay chống đối lay đi, lay lại; làm đời sống dân chúng chịu ảnh hưởng lây. Ai cũng nghĩ sẽ có đổi thay; nhưng chưa ai đoán được sẽ thay đổi như thế nào? Mỗi người đến Kim Lai ấn  quán  lại đưa  thêm tin tức, có khi đúng, khi sai; nhưng tất cả những gì tôi nghe được, thì bất lợi cho chế độ ông Diệm -  … Lãng Nhân cũng  chỉ nghe, chứ ít khi có ý kiến về chính trị – vì anh cho rằng chế độ nào cũng có ưu, khuyết điểm của nó.
Nhà in Kim Lai, với 1 phòng khách có máy lạnh, để tán dóc là 1 thú vui – do vậy – tôi đã gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ trong căn phòng này.
Tại cơ sở,  ngoài Lãng Nhân, còn Nguyễn Doãn Vượng , giữ vai trò Phó gíám  đốc  kỹ thuật.  Anh Vượng từng làm chủ nhiệm báo  Trung Bắc chủnhật, do Nguyễn Văn Luận giúp đỡ.   Anh có hỗn danh  Tây chồm, vì bất cứ chuyện gì, dù liên hệ đến anh, hay không; anh cũng nhẩy bổ vào cho ý kiến và thường tự hào, ai anh cũng quen biết, và bất cứ có biến cố nàio xảy ra, anh đều rõ.
Ngoài Lê Văn Siêu và  Văn Thanh đến Kim Lai ấn  quán, vì tờ báo, tôi còn gặp nhà thơ Đoàn Thêm thỉnh thoảng cũng ghé chơi. Đoàn Thêm, công chức cao cấp  thuộc Phủ Tổng thống, anh đeo kính cận, khuôn mặt xương xướng. Anh có tật hay nhún vai, nháy mắt; khi nói chuyện. Đoàn Thêm, con người có học, đọc nhiều. Anh rất mê thơ Đinh Hùng; nhờ anh, tập thơ Đường vào tình sử của Đinh Hùng mới ra đời được.
Ngoài tài làm thơ, anh còn viết sách khảo cứu về hội họa, cũng như nhiều loại sách khác; nhất là, anh có công sưu tập những biến chuyển về chính trị, quân sự từng ngày – in thành sách -  Tính tình Đoàn Thêm hơi kiêu ngạo, một phần vì địa vị  của anh trong xã hội, một phần tự tin vào cái học và sự hiểu biết của mình.
Nhà văn Đàm Quang Thiện đôi khi cũng có mặt, nhưng anh Thiện vốn ít nói. Cuốn sách nói về đời Nàng Kiều, anh in tại đây. Anh đến để sửa bài; sau khi cuốn sách in xong, ít khi gặp lại. Các nhà văn, nhà thơ TCHYA cũng ít đến. Mỗi lần đến, TCHYA cũng  không ngồi lâu, chỉ nói vài câu  cần thiết, song ra về. Mỗi lần TCHYA đến, lúc về, thế nào Lãng Nhân cũng  tiễn chân tận cửa…
Một buổi chiều, khi tan sở, tôi  đến thăm Lãng Nhân- vừa đến cửa, tôi đã nghe tiếng đọc thơ chữ Pháp vang dội ra. Thì ra, Bùi Xuân Uyên vừa làm xong bài thơ, đọc cho Lãng Nhân nghe. Đã lâu, tôi không gặp Bùi Xuân Uyên , thấy anh già, và nước da hơi xấu; nhưng tiếng đọc thơ vẫn sang sảng. Nhìn thấy tôi, Bùi Xuân Uyên ngưng đọc, đứng dậy, bắt tay hỏi thăm về đời sống – rồi mời tôi đến nhà chơi - xem tranh. Nghe vậy, tôi vô cùng sửng sốt, vì không ngờ Bùi Xuân Uyên  lại vẽ tranh. Tôi tưởng  nguyên cái nghề làm hiệu trưởng và dạy học đã chiếm hết thời giờ của anh rồi, nếu rảnh rang, anh viết, làm thơ – chứ có bao giờ tôi thấy Bùi Xuân Uyên vẽ đâu? Tôi hứa sẽ đến thăm để xem tranh.
Còn 1 người nữa, một ông huyện dưới thời thực dân, không hiểu nguyên cớ gì – ông Diệm cho ngồi chơi sơi nước., theo đúng nghĩa đen- lại thường có mặt tại  Kim Lai. Người đó là Nguyễn Hữu Chì, tác giảBiệt ly qua thi ca. Nếu không  có  thời gian bị thất sủng, chua chắc  đã có cuốn sách quý nói trên. Cái tâm sự buồn bã ấy, Nguyễn Hữu Chì nhờ thơ người khác nói giùm mình. Thời thế đôi khi cũng tạo nên  văn nghiệp.

Nhà văn Phan Văn Tạo, cũng từng là quan huyện,  hoàn cảnh tuiy không giống Nguyễn Hữu Chì; nhưng nhờ vào mấy truyện ngắn đăng trong tạp chí Bách Khoa – sau Nam Chi ấn hành  thành tuyển tập, với tựa đề Chiếc bong bóng lợn , nên cũng nổi tiếng1 thời.  Phan  Văn Tạo dáng điệu thanh lịch ăn nói hoạt bát, vui vẻ.   Sự kiêu căng không biểu lộ ra ngoài, nhưng nó tiềm ẩn trong khóe mắt, giọng cười. Có 1 thời, nhà văn này nắm  Bộ Thông tin  trong tay **  Nói cho đúng, tôi cũng yêu lối viết của Phan Văn Tạo. Nó đơn sơ, thự thà, dễ hiểu, nhất  là không dùng văn chương để làm dáng.
Nơi đây, còn có sự qua lại của đại sứ Phạm Trọng Nhân, mỗi lần từ nước ngoài trở lại Việtnam vì công vụ. Phạm Trọng Nhân, con người dễ mến, tuy là đại sứ, quyền cao, chức trọng – nhưng gặp anh em lại xuề xòa, coi mình như cũng như anh em. Phạm Trọng Nhân viết cũng dí dỏm lắm. Cuốn Những nỗi vui buồn của nghềngoại giaođược mọi người tán thưởng, vì anh dám nói thẳng, nói thực cái nghề: đưa người cửa trước rước người cửa sau, cũng chẳng tốt đẹp gì! Ông đại sứ nhiều khi cũng như hoàn cảnh cô gái lầu xanh thôi!
(còn tiếp)
( Nguồn: Blog Thế Phong – Thằng Mõ xuất bản,  San José USA, 1990 – tr.   262 )
__________
*Di tản sang Anh quốc, lấy thêm vợlần 3,  qua đời,  thọtrên 100 tuổi . (TP).
** Chính xác là Tổng giám đốc Thông tin - trước đó ( 1960 ) làm đổng lý Bộtrưởng Công dân vụNgô  Trọng  Hiếu- mà chủsoái nhóm Hàn Thuyên Nguyễn Đức Quỳnh là cốvấn của  bộtrưởng Hiếu. Khi ông Tạo đem ký tặng Cái bong bóng lợn, ông Quỳnh, ngài cốvấn phán: “… anh mới được hưởng 1/2  vinh quang mà thôi, vì anh chỉ mới là nhà văn tài tử, chưa biết khổ đau là gì!“. Ông Tạo di tản sang Pháp sau chính biến 75, và qua đời tại đó.  (TP)

TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ


Tôi được tha  về vào đầu 1981. Trước khi đi cải tạo, tôi cân được 62 kg- khi về cân lại- chỉ còn đúng 35 kg. Tôi gầy như bộ xương biết đi. Răng rụng gần hết, còn vài cái, kể như vô dụng trong vấn đề ăn uống. Trong tờ Giấy ra trại, CS  chỉ ghi lý  do: “…quá già yếu, không còn đủ sức lao động!”. Họ tha và tin rằng, thế nào tôi cũng chết, có thể trên đường về, có thể gặp mặt vợ con rồi xuống đất!
Cũng may, nhờ sự săn sóc tích cực của gia đình và Trời còn để sống, nên tôi mạnh trở lại lần lần; tuy không thể nào bằng hồi trước khi đi cải tạo. Về đến nhà được vài hôm, tự nhiên 1 bàn chân sưng to, có chiếc mụn nhỏ nổi lên, rồi mỗi ngày mỗi lớn.
Người đến thăm tôi đầu tiên làDoãn Quốc Sỹ. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau như bắt được của.  Mỗi người kể cho nhau nghe về sự gian khổ, nhục nhằn mà mình đã gánh chịu, dưới sự cai trị bạo tàn của các trại Cải tạo.  Doãn Quốc Sỹ may mắn hơn tôi, bị giam có trên 2 năm rồi được thả. Lúc đó, tôi nghĩ, sở dĩ Doãn Quốc Sỹ được tha  sớm, vì nhờ vào sự  can thiệp của nhà thơ Tú Mỡ, đảng viên đảng CS là bố vợ! Nhưng tôi đã lầm, vì sống trong chế độ CS, ai làm nấy chịu, không ai can thiệp, giúp đở đươc ai; trừ có thế lực quốc tế, họa may!
Nhà thơ Phan Lạc Tuyên, có người con [] thiếu úy, khi CS chiếm xong Saigon; Tuyên vô Nam, bắt đứa con trai phải đi trình diện học tập cải tạo ngay lập tức. Đó là Phan Lạc Tuyên mới đi theo CS từ 1961, đã vậy, nói gì đến những đảng viên kỳ cựu !
Nghe tin tôi được tha, Mỹ Tín vội vã đến thăm cùng kịch sĩ Thiếu Lang. Thấy chân tôi bị sưng, có một lỗ sâu hoắm chảy nước vàng ở mu bàn chân, Mỹ Tín  vội đi mua trụ sinh cho uống.  Tôi vô cùng cảm động về cung cách đối xử nhân hậu của Mỹ Tín với tôi. Đi đâu, tôi cũng phải chống gậy, dù ở trong nhà. Ngoài số thuốc trụ sinh  do anh Mỹ Tín cho, vợ tôi phải mua thêm cả một lọ Lyncocin,uống mới khỏi bệnh. Sau đó, đến chuyện nhổ nốt mấy cái răng còn lại, làm răng giả.
Ở trong tù, mỗi lần đau răng quá, đau đến mất ngủ, tôi cho tay đấm mạnh vào hàm. Sau cú đấm, nó dịu đi một chút, xong, lại đau gấp bội. Có lần đau quá, tôi nhờ anh em nhổ, bằng kìm sửa xe, không cần thuốc tê. Máu chẩy đầy mồm, lát sau, mặt mày sưng to như đĩa xôi cúng. Tôi mong được chết, bất cứ chết bằng cách nào mà không được!
Thiếu Lang luôn luôn an ủi tôi bằng câu: “… Thế là cậu yên  chí, đã có bằng tốt nghiệp trong tay rồi !”
Anh cũng có một cậu con trai đi học tập cải tạo, nhưng được về sớm, chỉ là ở trong Nam thôi. Mỗi ngày, tôi đều có bè bạn tới thăm, những người có may mắn, không bị đi cải tạo, hoặc có đi, nhưng được tha sớm, như bác sĩ Trần Văn Tích chẳng hạn. Cũng đi một lượt, nhưng giới bác sĩ, được CS ưu đãi, vì còn cần đến họ. Các bác sĩ miền Bắc [khi ấy] còn quá yếu về chuyên môn, không đọc nổi tên thuốc, còn nói gì đến chữa bệnh. 
Trần Văn Tích lại thăm tôi, vào 1 buổi chiều đã nhạt nắng. Anh cho biết, từ ngày được tha, bắt buộc anh phải hợp tác với  bác sĩ CS, để làm thông dịch viên giữa các bác sĩ quốc tế và họ. Bác sĩ Tích cũng có viết một cuốn sách tham luận về đông y, được CS in và phát hành. Sách bán rất chạy, dù kỹ thuật ấn loát rất kém, giấy lại xấu. Chúng tôi thông cảm nhau, qua hòan cảnh, chỉ mong ngày nào được ra khỏi nước Việtnam đầy đau khổ và thù hận này! Anh cho tôi biết, chính phủ Tây Đức đã can thiệp với CS, cho gia đình anh được định cư tại Tây Đức.
Tôi vượt biên qua Mỷ được chừng 3 năm, bỗng nhận được thư anh, từ bên Đức gửi qua. Như vậy, anh cùng gia đình đã thoát.
Kế tiếp, là Nguyễn Đình Toàn, lọc cọc đạp chiếc xe đạp cũ đến thăm. Toàn có gầy đi, tuy không bị bắt đi cải tạo, nhưng đời sống quá túng thiếu, làm sao có thể béo tốt được; nhất là cái tạng Nguyễn Đình Toàn có mập bao giờ! Sở dĩ, Nguyễn Đình Toàn không bị bắt, trong ‘đợt đánh phá các nhà văn, thơ Ngụy’ – vì CS cho rằng, văn của Toàn không chống Cộng, chỉ viết về cái xấu của chê độ Saigon thôi !
Nguyễn Đình Toàn đưa tôi đến thăm Duy Trác, ca sĩ có giọng hát rất ấm, truyền cảm. Là trung úy thuộc Nha Quân pháp, vì có văn bằng cử nhân Luật; khi đến nhà, Duy Trác đi vắng. Tôi và Nguyễn Đình Toàn vừa đạp xe đạp vừa nói chuyện, Toàn cho biết Nguyễn Mạnh Côn đã chết trong tù, và thuật lại cho tôi nghe vì sao Côn chết? Dĩ nhiên, Toàn đâu có tù cùng Nguyễn Mạnh Côn, chỉ được biết qua anh em, những người cùng bị nhốt với Côn. Ai cũng tưởng rằng Côn nghiện ngập như vậy, làm sao sống nổi với cơn ghiền vật vã mỗi ngày - thế nhưng, anh vẫn kinh qua được và còn tỏ  thái độ coi thường cai tù. Có lần, Nguyễn Mạnh Côn nói thẳng với CA rằng: “… các anh chưa phải cấp xét xử tôi. Người có đủ thầm quyền là (…) kìa, các anh chỉ ở cấp thừa hành – vả lại – chúng tôi có tội gì đâu má bị xét xử ?”
Vì có thái độ như vậy, nên Nguyễn Mạnh Côn bị biệt giam. Nhưng anh vẫn không sợ.
CònVũ Hoàng Chương được tha về mấy bữa thi chết – báo hại, nàng Oanh đã nghèo,  lại phải làm ma cho chồng! Trong đời sống, Vũ Hoàng Chương có nhiều cái may mắn hơn Đinh Hùng; nhưng ở hoàn cảnh này, Đinh Hùng chết trước, lại là cái may – vì dù sao – khi Đinh Hùng mất, cũng còn đầy đủ anh em tiễn đưa đến chỗ ở sau cùng!
Cách vài ngày Nguyễn Đình Toàn lại từLàng Báo Chí đạp xe sang thăm, còn cho biết, đang tim cách vượt biên; chứ, thỉnh thoảng lại bị CA mời đến làm việc, mệt quá!
Sau khi  chân đã lành, bộ răng giả tuy không tốt đẹp gì; nhưng nhờ nó, ăn uống cũng  đỡ khổ.   Lúc mới đeo, khó chịu, như  ngựa đeo hàm thiếc. Tối tối, trước  khi đi ngủ, phải bỏ ra ngâm nước cho đỡ kệnh mồm. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người già đã đeo răng giả, mình cần phải kiên trì, cố gắng đeo nó cả ngày, đêm – lúc đầu tuy khó chịu – sau quen dần, nếu mỗi tối bỏ ra, chất nhựa sẽ co dãn lại, đến một ngày nào đó, đeo không vừa nữa, phải làm bộ mới.
Có thể nói, cứ 1, 2 ngày, thì Doãn Quốc Sỹ và tôi  lại rủ nhau đi thăm bè bạn. Doãn Quốc Sỹ cho rằng, CS đã cho chúng tôi chất xi-măng đặc biệt, để gắn chặt tình nghĩa bạn bè, chứ trứơc ngày 30-4-1975, mấy khi anh em gặp nhau.
Chúng tôi đạp xe đến thăm Hiếu Chân, nhà ở gần  Nhà Thờ Ba Chuông. Thấy chúng tôi đến, Hiếu Chân mời lên lầu, hút thuốc [*], uống trà. Bỗng Hiếu Chân vỗ đùi, nói:
“… Tôi bảo cháu đi mua rượu ổi mới các ông uống. Rượu này lạ lắm, do một công chức về vườn, chế ra [ bán*] để kiêm sống!”.

Nói xong, Hiếu Chân sai người con gái, cũng là giáo sư, đi mua rượu. Chừng 15 phút sau, có rượu, đựng trong chaila-de lớn – thế lả 3 đứa khà khà:
” Cái số tôi không bị tù, các ông ạ! Qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố cho tôi – thời CS hôm nay – tôi vẫn sống phây phây.  Phải tin, có số thật!”
Khi nói câu đó, chắc Hiếu Chân không ngờ, vài năm sau, CS tóm anh vào nhà tù Phan Đăng Lưu, rồi [anh] chết rục xương trong đó. Đó cũng là tới số!
Sau khi hết rượu, tôi và Doãn Quốc Sỹ ra về, xuống cầu thang, qua nhà dưới, gặp chị Hiếu Chân đang sửa soạn hàng bán buổi chiều. Chị chuyên  bán chả giò chiên nóng và vài món nhậu khác.
Vào một buổi trưa, Thế Phong đến thăm tôi, trông gầy và già đi nhiều – nhưng vẫn còn khỏe mạnh, gân guốc. Thế Phong nhìn tôi, cười cười:
“ Ông giỏi thật ! bị giam từng ấy năm mà không chết! Tôi cứ tưởng với cái tuổi ông, chỉ 1, 2 năm cải tạo là tiêu!”
Nói xong, Thế Phong móc túi áo lôi ra 2 điếu thuốc 3 số 5 có đầu lọc, đưa cho tôi 1 điếu; còn 1, anh ngậm, vào môi, bật lửa châm. Điếu thuốc lá đối với tôi không có nghĩa gì, vì tôi ghiền thuốc lào. Một  khi đã bén mùi thuốc lào, chẳng còn loọi thuốc nào ngon bằng nó cả – nhưng đây – do lòng quý mến nhau, mỗi điếu thuốc giá 5 đồng (1981), chứ có rẻ đâu; do vậy, tôi cảm động vô cùng!
Tôi hút rồi thả khói lên trần nhà, xong, tôi hỏi về đời sống của Thế Phong. Anh cho biết bị đuổi nhà khỏi Cư xá Không quân, hiện đang làm chân bán vé xe buýt [đúng, phài là: lơ xe thứ thiệt, vỗ thùng, khuân vácđồ đạc, tuyến Thủ Đức - Saigon*] bên Gia Định. Anh em nói chuyện đến gần tối, Thế Phong mới về – nhưng chỉ gặp nhau lần đó thôi – cho tới ngày tôi đi, không hề gặp lại.
Nhà thơPhổ Đức cũng đến  mừng tôi được tha. Phổ Đức cho biêt, có một sạp bán sách, báo cũ… Đời sống rất bấp bênh, chưa biết cái sạp ấy, cũng như  dãy phố bán sách cũ  ấy bị CA hốt đi ngày nào? Phổ Đức lộ vẻ chán nản đến cùng cực.
Thơ Phổ Đức cũng hay lắm!, dáng người anh nhỏ bé, trông chập chạp, tôi không hiểu làm sao anh sống nổi – trong một xã hôi chụp giựt – lưu manh của saigon đã hoàn toàn đổi khác, dưới sự cai trị của CS.
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu cũng đến thăm tôi. Dương Nghiễm Mậu trông vẫn vậy, với nụ cười tinh quái. Mậu  nói:
“… May quá, hôm nay ông anh có nhà! Đạp xe hộc máu từ nhà đến, ông anh thủ ở trên lầu, ở dưới nhà, bà chị bảo, đi vắng! [DNMậu klhông thể đi được một thứ xe gì, kể cả xe đạp, anh thường đi bộ, hoặc xe búyt, tay cầm ô (trước giải phóng)*]. Buồn quá ông anh ơi! Vì quý nhau, đến tìm ông anh, nên để anh em mình gặp một vài phút cho vui thôi mà, mất mát gì đâu? Có ai làm ăng-ten đâu mà ông anh sợ ?
Tôi cười, cải chính:
“Tôi đi vắng thật, chứ ai mà nỡ phụ lòng anh em quý mình. Không tin, cậu đi hỏi Doãn Quốc Sỹ xem, ngày nào chúng tôi chẳng đạp xe rong chơi?
Dương Nghiễm Mậu không còn viết văn nữa, lúc này làm nghề sơn mài, trong một tổ hợp để kiếm cơm.  Dương Nghiễm Mậu  có biết sơn mài là gì đâu, nhưng hoàn cảnh đã buộc Mậu phải làm, dù không thích!
Bất ngờ  một sáng, Thái Thanh và Tâm Vấn lại thăm. Tôi coi hai nàng ca sĩ này như 2 cô em gái. Thái Thanh không son phấn, còn Tâm Vấn trang điểm như bó hoa. Thái Thanh nói dí dỏm, còn Tâm Vấn nói lanh chanh, như sợ, nếu ngưng, người khác sẽ nói mất. Tôi hỏi về cuộc tình với Thanh Nghị ra sao?
“Bỏ lâu rồi, anh chưa biết sao? Cái thứ theo voi hít bã mía coi như hỏng!”
Tôi cười, hỏi đùa :
“Cô chê làm bà thứ trưởng à?”
“Chê lâu rồi anh ơi, chứ đâu phải bây giờ?”
Hồi ở trong Trại cải tạo, tôi có đọc vài đoạn trong bài: ‘Tôi sống với ngườiCS’  của Thanh Nghị. Tôi thấy bài viết bợ… CS Hànội quá, tôi chán, không thèm đọc tiếp. Tôi cũng biết Tâm Vấn cũng đang nuôi người chồng thứ nhì trong tù - đại úy – bác sĩ thuộc ngành KQ đến năm 1981, vẫn chưa  được tha. Khoảng thời gian này, nhiềutu-bíp (bác sĩ) được phóng thích… Chắc lại vướng cái tội bất khuất đây!
Văn Thanh và Lê Ngộ Châu là chỗ thân thiết, nên gặp nhau luôn. Khi mới được tha về, Lê Ngộ Châu bảo tôi phải đi chụp gấp tấm ảnh làm kỷ niệm; kẻo sau này:”… nhờ dinh dưỡng, cậu khác đi, làm sao có được cái hình hài này?”. Tôi nghe xong, hôm sau đến tiệm chụp hình, chụp 1 tấm. Mấy bữa sau, khi nhìn mình qua tấm ảnh, chính tôi cũng không nhận ra! Sao tiều tụy như vậy được?  Anh chị Châu làm bữa cơm thịnh soạn mời tôi, gọi là  bữa cơm ‘mừng người về từ cõi chết‘.
Một bữa, nhận được tin Thanh Tâm Tuyền được tha, qua Doãn Quốc Sỹ, chúng tôi rủ nhau tới thăm – có cả  Thái Thanh.
Sáng sớm, tôi và Doãn Quốc Sỹ đã có mặt ở nhà Thái Thanh, ở gần chợ Thái Bình. Sau khi trèo chiếc cầu thang dốc ngược, tôi thấy Thái Thanh đang chải đầu. Xung quanh nhà toàn chậu hoa, tôi biết Thái Thanh mê cây cảnh. Sợ mất xe đạp, tôi và Doãn Quốc Sỹ xuống thang, chờ Thái Thanh ở dưới chân cầu thang. Chừng 15 phút sau, Thái Thanh khoan thai, tay xách cây dù nhỏ đi xuống.   Tôi và Doãn Quốc Sỹ đều ghếch chân lên bàn đạp sẵn sàng. Doãn Quốc Sỹ mời Thái Thanh ngồi vào chiếcpọoc-baga để anh [ta* ] đèo- nhưng Thái Thanh nói:
“Em nặng quá, anh đèo gì nổi, từ đây lên nhà anh Thanh Tâm Tuyền bên Gia Định xa lắm!”
Nói xong, Thái Thanh đi ra phía lộ, kêu xích lô. Sau khi ngã giá, Thái Thanh bước lên xích lô ngồi, trông dáng điệu lắm! Tôi và Doãn Quốc Sỹ như  2 vệ sĩ già, đạp xe lẽo đẽo theo sau. Khi xe leo khỏi con dốc cầu kiệu, tôi mệt muốn đứt hơi, rồi qua Lăng Tả Quân, gặp Tòa tỉnh trưởng Gia Định cũ – chúng tôi quẹo trái, rồi quẹo mặt (qua trung học Hồ Ngọc Cẩn một đoạn khá dài )   chúng tôi nhìn thấy Thanh Tâm Tuyền đang đứng  chờ ở ven đường.
Doãn Quốc sỹ đã hẹn trước với Thanh Tâm Tuyền  rồi. Lúc ấy đã gần 9 giờ sáng. Thấy đói, tôi mời tất cả vào một quán cóc bên lề đường ăn sáng, uống cà phê. Ăn uống xong, Thanh Tâm Tuyền đưa chúng tôi vào nhà bằng lối đi ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp dần dần. Căn nhà trệt xinh xắn, có hàng ba sơn  màu xanh, có cả giàn hoa giấy màu tím hồng, trông rất nên thơ.
Vào trong nhà, ngoài chiếc bàn nhỏ, trên mặt bàn để sẵn đĩa bánh bích-quy loại bình dân và ấm nước trà. Cách đấy, một khoảng, có mắc chiếc võng. Ở cuối nhà kê chiếc phản gỗ. Chị Tuyền, người miền Nam, trông hãy còn duyên dáng lắm, ra chào; rồi xin phép phải đi có chút việc.
Thế là chỉ có chúng tôi, nói chuyện tù mãi cũng chán. Thái Thanh lấy cây đànguitare treo trên vách xuống, so lại dây, rồi hát những ca khúc Phạm Duy, Cung Tiến.
Thoạt đầu, tiếng hát còn nhỏ; sau, như không trấn áp nổi sự hào hứng, Thái Thanh hát thật mạnh, thật to. Tiếng hát âm vang, rồi thoát đi, qua khung cửa sổ, qua chiếc cửa ra vào không khép, nên chỉ 1 thoáng sau – một rừng người đứng lố nhố che kín cà khoảng rộng - để nghe tiếng hát Thái Thanh.
Chúng tôi vui chơi đến trưa mới ra về. Thanh Tâm Tuyền lai đưa tiễn ra tận lề đường. Chờ cho Thái Thanh  kiếm được chiếc xích lô, lúc ấy, tôi và Doãn Quốc Sỹ mới đạp xe chạy theo. Lần về, khi đến Đa Kao, tôi quẹo ngả khác, đến thăm 1 người bạn- chỉ còn Doãn Quốc Sỹ đưa Thái Thanh   về nhà.
Tuần lễ sau, Thanh Tâm Tuyền đạp xe đến thăm tôi. Anh cho biết, đây là lần thứ 3 mới gặp [được*]. Tôi cười xề xề:
“Ông ơi, đạp xe coi như tập thể dục vậy mà!”
Nói vậy, chứ trời  nắng như thiêu, đạp như vậy, kể như yêu mến anh em lắm, mới có can đảm đạp xe tới lần thứ 3.
Hai vợ chồng Thế  Uyên cũng đến thăm tôi vào một buổi sáng. Sau những lời chúc mừng, Thế Uyên còn dặn tôi những gì nên làm, những gì không nên, dưới chế độ… này. Vì có sự may mắn đặc biệt, Thế Uyên mới được tha sớm; nhưng, tuy được tha, đời sống cũng cực nhọc lắm.
Một buổi, tôi đến chơi đáp lễ vợ chồng Thế Uyên trong Cư xá sĩ quan Chí Hòa, tôi thấy 1 chiếc tủ con đựng những bao thuốc lá, đó là nguồn sinh sống của cả gia đình Thế Uyên: 1 vợ, 4 con, đang tuổi ăn, tuổi lớn.
Nhà phê bình [văn học*]Thượng Sỹ, lúc này ở bến Chương Dương, nên thỉnh thoảng mới ghé thăm – hơn nữa – mắt anh quá kém, đi đâu phải dò từng bước; nếu không muốn gây ra tai nạn. Còn bác sĩ Tín , dưới bút hiệuThu Hippy, thường viết phiếm luận trên báo Chính luận khi xưa, có lại thăm. Anh được tha trước tôi chừng 2 năm. Khi cùng tù với nhau ở Suối Máu, anh mê thơ tôi lắm, có bài nào, anh đều chép lại; do đó, khi được tha, anh mang theo về, đưa cho người bạn thân tôi cất giữ. 
Cũng có 1 số bài thơ đó, nên mới có tậpMÂY BAY, do thi sĩ Bội Diệp ở Tampa (Florida) thực hiện giùm vào 1987. Cuốn thơ này không bán, chỉ dành t riêng tặng bằng hữu.
Một hôm, có người còn trẻ tuổi, tôi không biết [là*] ai, cầm tấm danh thiếp của Văn Cao, viết cho tôi, vài lời giới thiệu:
” Đây là anh X. đã tốt nghiệp khoa thẩm mỹ học tại Hung Gia Lợi (Hunggari), muốn được xem  tranh của anh, mong cậu vui lòng tiếp. Nhớ mày lắm, hôn mày ! “
Chỉ có mấy dòng, Văn Cao đã dùng 3 loại đại-danh-từ, để gọi tôi – lúc đâu là anh, rồi cậu, sau là mày! Tôi nhìn nét chữ quen thuộc  của Văn Cao, tự nhiên trong lòng dâng lên nỗi nhớ lạ lùng! Anh bạn trẻ đó, ngồi cả nửa ngày để xem tranh và ghi chép vào sổ tay, những gì tôi không biết, mà cũng chẳng biết làm chi!.
Khi tôi đang ở  trong tù,Bùi Xuân Phái, bạn thân, có đến nhà xem tranh. Bùi Xuân Phái nói với vợ tôi: thích lắm, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không ai dám vẽ như thế này!

Còn người nữa, cũng hay xin phép vợ tôi, đến xem tranh -  đó là họa sĩLưu Công Nhân – một tên CS đã theo VC chiếm Saigon vào 30- 4- 1975.
Văn Thanh nói với tôi, tên Lưu Công nhân hách lằm, coi họa sĩ miền Nam chả ra gì – vì nó – kẻ chiến thắng! Thế nhưng, khi gặp tôi, Lưu Công Nhân, rất lễ phép, không dám nói câu gì, hoặc tỏ thái độ kẻ chiến thắng. Hắn còn hỏi tôi, có cần con dấu với ngôi sao không, hắn sẽ giúp – tức là xin cấp cho tôi mộtChứng minh thư. Nhưng tôi cương quyết từ chối và cho hắn biết, nếu có tội, nhà nước cứ việc bắt, còn vô tội, chắc chẳng ai làm gì tôi cả. Nghe vậy, từ đó về sau, mỗi lần gặp, không bao giờ hắn đả động tới vấn đề này [nữa].
(… * .) *  Biện tập xin lỗi, tạm lược bỏ 20 dòng ).
Một buổi đến thăm Lê Ngộ Châu, vào đến trong nhà, tôi nhìn thấy một ông già rất đẹp lão, tóc râu trắng xóa, nhất là bộ râu để dài, trông rất tiên phong đạo cốt. Châu giới thiệu:
“Đây học già Đào Duy Anh, còn đây, anh Tạ Tỵ.”
Ông Đào Duy Anh sững mắt ngó tôi một lúc, rồi đưa tay ra bắt:
“Ồ, ông Tạ Tỵ. Nhìn ảnh, đẹp hơn người thực nhiều!”

Tôi hỏi :
“Cụ nhìn ảnh tôi ở đâu?”
Ông cho biết, Lê Ngộ Châu cho xem, rồi tiếp:
“Ở ngoài Bắc, người ta đồn ông là CIA và bảo tôi, vào Nam chớ có tiếp xúc với ông mà mang họa!”
Sững sờ vì câu nói đó, muốn biết rõ, tôi hỏi :
“Ai nói như vậy?”
Đào Duy Anh, cho biết, người nói là họaNguyễn Đỗ Cung. Điều này, có thể lắm, vì tôi và Nguyễn Đỗ Cung có xích mích từ hồi tiền-kháng-chiến, do 1 sự hiểu lầm. Tôi không ngờ Nguyễn Đỗ Cung lại thù dai như vậy.
Nhưng bây giờ, Nguyễn Đỗ Cung đã mất, tôi không muốn nói điều gì nữa!
Nhưng Lê Ngộ Châu đã thanh minh giùm tội, tôi làm việc tại Cục Tâm lý chiến, thuộc Tổng cục chiến tranh chính trị; chứ không phải sĩ quan CIA đâu, ở ngoài Bắc hiểu lầm đó.
Rồi câu chuyện loanh quanh, cũng rẽ sang ngả khác, chỉ biết học giả Đào Duy Anh mê và phục miền Nam lắm – nhất là, khen con gái miền Nam đẹp hơn con gái miền Bắc nhiều.
Lê Ngộ Châu nói nửa đùa, nửa thật:

“Nếu cụ muốn tìm hiểu gái miền Nam, bữa nào tôi dẫn cụ đi cho biết”.
( …. *- xin phép, tạm lược bỏ 9 dòng  )
Trong số các bạn tôi ở ngoài Bắc vào thăm, trừBùi Xuân PháiVăn Cao - tôi không gặp [được*] họ khi vô nam – vì tôi đang còn ở trong trại cải tạo.
Riêng Hoàng Lập Ngôn, Lê Quốc Lộc, tôi có gặp đôi ba lần. Hoàng Lập Ngôn năm đó (1981) đã ngoài 70 tuổi, nhưng dáng điệu vẫn còn nhanh nhẹn, cách ăn nói vẫn tếu như thuở còn trẻ. Chúng tôi uống rượu ở ngoài bao-lơn, nói chuyện tâm tình.   Hoàng Lập Ngôn mang vào cuốn băng thơ của Hoàng Cầm, mở máy cho tôi nghe giọng ngâm của một thi sĩ tôi hằng quý mến.   Giọng ngâm của Hoàng Cầm vẫn hay, nhưng thơ của Hoàng Cầm không còn hay nữa. Chất thơ đã khô cứng, chứ không còn tươi mát, như các bàiĐêm liên hoan, Bên kia sông Đuống.

(…. * - xin phép tạm lược bỏ 30 dòng ).
CònLê Quốc Lộc, mỗi lần vô Nam công tác, lại đến tìm tôi.  Lộc đứng đắn, đàng hoàng hơn Hoàng Lập Ngôn về phương diện tình ái. Lê Quốc Lộc đã gần 30 tuổi Đảng, nhiều như vậy và có chức vụ lớn tại Hànội – nhưng đối với tôi – Lộc vẫn đối xử như lúc còn học chung trường và cùng đi vẽ với nhau nhiều lần, ở những nơi thuộc miền Bắc. Gặp Lê Quốc Lộc, tôi chửi CS, chửi chế độ nhà tù đối với những người thua trận. Tôi chửi thẳng cánh, không tiếc lời, nhưng Lộc chỉ cười, nói:
“Đã coi nhau như kẻ thù, còn gì để phân trần? Bây giờ, ngược lại, miền Nam thắng miền Bắc – cậu có chắc miền Nam đối xử nhân đạo với các đảng viên CS như tôi không? Nhưng thôi, chúng ta là bạn, chỉ nên nói về tình bạn là đủ.”
Lê Quốc Lộc lấy trong chiếc cặp da  một bức vẽ chì, trao cho tôi. Đó là bức vẽ của tôi thời còn đi học, Lộc giữ làm kỷ niệm, nay gặp lại – Lộc đưa tôi, nhìn lại nét vẽ của mình. Tôi vô cùng cảm động, cảm ơn Lộc, đã có công gìn giữ nó cả mấy chục năm trời – qua 9 năm kháng chiến, nó vẫn còn nằm trong ba-lô theo Lộc, qua bao nhiêu gian truant trên các đường gian khổ. Tôi nhìn, tự ngượng, vì không ngờ mình vẽ yếu như vậy – nhưng chợt nghĩ lại – nếu không có nó, đâu có mình ngày hôm nay.
Lê Quốc Lộc thích những bức tranh trừu tượng của tôi lắm. Anh muốn xin tôi một bức sơn dầu vẽ toàn màu xanh – không hiểu sao – lúc ấy tôi từ chối, có lẽ, cái mối thù còn sôi sục trong lòng.
Giá lúc này, Lê Quốc Lộc còn sống, xin tôi, chắc tôi tặng ngay. Nhưng Lê Quốc Lộc không còn nữa, và tôi cũng ở xa Việtnam quá nửa vòng trái đất; tất cả tác phẩm của tôi còn có mặt tại Việtnam đã trở thành vô dụng!.
CònNguyễn  Sáng vô Nam, đi xe hơi tới nhà tôi, nhưng không gặp. Lần sau, Sáng nhờ người đèo xe đạp  đến thăm. Tôi mời Sáng ở lại ăn cơm. Nguyễn Sáng đã già nhiều, tóc rụng gần hết; nên phải đội mũ bê-rê trên đầu. Nguyễn Sáng sống cũng khổ lắm, tuy là giáo sư dạy ở Mỹ thuật Hànội.
Lê Quốc Lộc có nói cho tôi biết, Nguyễn Sáng lấy cô học trò làm vợ, nhưng tính Sáng vốn nóng nảy, đánh đập vợ tàn bạo nhiều lần, cô này tuy quý tài vẽ Nguyễn Sáng, cũng đành phải bỏ trốn! Điều này, trong suốt buổi trò chuyện thân tình, Sáng không hề nói tới.
Thấy vợ tôi làm cơm có nhiều món ăn quá, Sáng cho biết, mỗi tháng Sáng chỉ có quyền mua 100 gr thịt kho mặn, ăn trong một tuần – còn những ngày khác, chỉ ăn rau luộc chấm muối.
Nguyễn Sáng uống rượu nhiều lắm và ăn cũng khỏe. Bao nhiêu thức ăn bầy trên bàn, chỉ có Sáng và người bạn đèo sáng ăn hết, không còn lại chút gì. Khi no bụng, Nguyễn Sáng nói:
“Tôi đi xe hơi đến thăm cậu lấy le, nhưng cậu đi vắng, uổng quá – xe mượn của cơ quan có một lần thôi – mượn hoài đâu được?!”
Sáng đòi xem tranh. báo hại, bao nhiêu tranh của tôi đã bọc kỹ, định đem đi gửi để vượt biên, lại phải mở ra cho Nguyễn Sáng xem. Sáng thích lắm, nói, tranh của tôi hiện đại quá, Hànội không có, nếu có, cũng phải chờ cả chục năm nữa!…

(…) - xin lỗi, tạm lược bỏ  trên 10  dòng )
Phan Tại đến chơi, đi cùng với nhà viết kịch Hoàng Như  Mai(1918 - …)  , tác giả vở kịch Tiếng trống Hà Hồi.  (….)  Hoàng Như Mai có đứa  con trai cũng làm thơ và rất mê hội họa.  Do đó, Mai nói với tôi, cho phép con anh đến xem tranh; vì nó nghe đồn, tranh của tôi lạ lắm.   Hoàng Như Mai, con người rất khiêm nhường, tình nghĩa anh em vẫn vậy. Anh cho biết, đã đọc nhiều sách của miền Nam, trong đó có cả sách của tôi và cho biết, dưới mỗi chế độ, văn học nghệ thuật đều có nét đặc thù, có cái hay riêng; người ta không thể đánh giá nó qua lập trường phía kẻ chiến thắng! Chính trị, nhất là qua cái nhìn của kẻ chiến thắng!.
Trước khi ra về, Phan Tại xin tôi mấy cây bút, để tặng con [của]  Hoàng Như Mai; vì Phan Tại cho rằng, tôi không còn cơ hội nào để vẽ nữa, khi đã sống  dưới chế độ vô sản chuyên chính.
Vì lịch  sự, tôi có đến thăm Hoàng Như Mai một lần, thấy anh mặc áo chiếc áo bộ đội còn tốt,  trong đầu tôi nẩy ra ý kiến, xin cái áo ấy dể ngụy trang trên đường vượt biên. Vì không đoán được ý nghĩ của tôi, anh vui lòng đi vào nhà tắm, thay áo, tặng tôi làm kỷ niệm. Chiếc áo của Hoàng Như Mai đã theo tôi đếnPilau Bidong mới được vứt bỏ
(… * -  xin lỗi tác giả, Biên tập  tạm  lược 104 dòng ).
Vào một buổi sáng, giữa năm 1981, tôi cùng Văn Thanh đến tòa soạn Bách Khoa cũ, để uống cà phê, như đã hẹn nhau từ trước. Tòa soạn lúc này không còn vui vẻ như trước, tuy đồ đạc bàn ghế vẫn y nguyên. Trước cửa tòa soạn, bây giờ có vài quán bán cà phê và thuốc lá lẻ. Những chiếc bàn nhỏ cùng nhiều chiếc ghế thấp đóng bằng thùng sữa, lúc nào cũng đông đảo thanh niên ngồi uống, hút thuốc, thì thầm tâm sự. Đã từ lâu, tuần lễ nào cũng vậy, cứ mỗi sáng thứ sáu, 3 đứa gặp nhau ở  đây, để nói đủ chuyện đến trưa mới về.
Chúng tôi luân phiên trả tiền cà phê, do vậy, không ai phiền ai cả; vì lúc này, mọi người đều chẳng dư dả. Khi chúng tôi uống gần xong, bỗng có tiếng gõ cửa, Lê Ngộ Châu lật đật chạy ra mở.  Tưởng ai, hóa  raNguyễn Mộng Giác. Từ ngày được tha, tôi đến đây nhiều lần, nhưng đây là lần đầu gặp lại Nguyễn Mộng Giác. (… -tạm lược khoảng 8 dòng)
Nguyễn Mộng Giác người miền Trung , dáng người nho nhã, tầm thước, hình như cùng quê với Võ Phiến. Trường hợp Nguyễn Mộng Giác cũng giống như nhà văn Nguyễn Hiến Lê, thoạt đầu, tưởng CS có chiếc đũa thần, biến Việtnam thành một quốc gia lý tưởng.
(….* – tạm  lược bỏ khoảng 10 dòng)
Quanh quẩn lại gần Tết. Như dự định, tôi sẽ vượt biên vào đúng dịp Tết 1082. Do vậy, tôi có  ngỏ ý với Doãn Quốc Sỹ, xem anh có dám đi không? Doãn Quốc Sỹ cho biết, sẽ đi Úc châu, do sự bảo lãnh của con anh ở bên đó, nên chuyện vượt biên không cần thiết, hơn nữa rất nguy hiểm! Tôi cũng rủ thêm 1, 2 người thân nữa; nhưng họ đều từ chối, như vậy chỉ có gia đình tôi vượt thôi.
(….* - * Biên tập tạm lược bỏ  23 dòng …)
Nhưng Tết năm đó, vì trở ngại, tôi không ra đi đúng dự tính – tuy vợ chồng tôi đã có mặt ở điểm hẹn Bạc Liêu đúng ngày, giờ. Sau 2 hôm nằm khách sạn chờ đợi, sợ lộ, phải quay về Saigon tức khắc. Chờ gần nửa năm sau, mới đi được.
Con tàu vượt biên ra khơi ngày 12 – 6- 1982, đúng ngày 19-6-1982 được tàu dầu Anh quốc vớt, đưa vào Pliau Bidong. Từ đó, bắt đầu cuộc đời lưu vong, chưa biết đến bao giờ?
Để thay lời kết  cho thiên hồi ký, tôi xin chép lại bài thơ – đã làm cách đây ngoài 20 năm – nhưng vẫn thích hợp vơi nội dung cuốn sách.
CẢM ƠN
Xin cảm  ơn. Mẹ hiền cho hơi thở
Với bao nhiêu chăm bón thưở sơ sinh
Tiếng khóc vào đời âm vang trí nhớ
Rồi lớn khôn theo sữa ngọt ân tình
Xin cảm ơn. Cha đã cho nghĩa  sống
Bằng mồ hôi, nước mắt những đêm dài
Cắn trái đắng vẫn nghe lòng mở rộng
Dựng thịt xương, con chào đón tương lai.
Xin cảm ơn, bông lúa nào chĩu hạt
Đã cho tôi sức mạnh của đời trai
Từng buổi một, chân đi vào bóng mát
Chiều quê hương, núi ngất nối sông dài
Xin cảm ơn, cuộc đời tôi có một
Để làm phiền một khoảng trống cô đơn
Gây tội lỗi với điệu buồn héo hắt
Cứ đùa vui như chẳng biết giận hờn
Xin cảm ơn nguồn vui và tuổi trẻ
Níu vòng tay ôm ấp mộng đôi mươi
Đường muôn lối với nhánh hồn chia rẽ
Tình khoan dung qua mấy nét môi cười
Xin cảm ơn, những buồn vui còn đấy
Dù chuyện đời cứ lặng lẽ trôi đi
Khi nhắm mắt chẳng một lần thức dậy
Vùi tiếc thương dưới mái cỏ xanh rì
Xin cảm ơn bạn bè cùng tham dự
Cơn mê cuồng trôi nổi tuổi hoa niên
Ân oán cũ, hãy trở về quá khứ
Cho tâm tư vơi nhẹ nỗi ưu phiền
Xin cảm ơn bao đắng cay thất vọng
Theo tháng ngày chất nặng tuổi thời gian
Còn chi nữa mà hoài công trông ngóng
Chớm sang thu, nghe lá đổ muôn vàn
Xin cảm ơn, những anh hùng thế hệ
Chiến trường xa gục ngã với hiên ngang
Máu đổ xuống khi tuổi đời chưa xế
Thực phẩm vàng để nuôi sống Việtnam
Xin cảm ơn, xin cảm ơn tất cả
Thân phận này bèo bọt nghĩa gì đâu
Mùa xuân đến với màu hoa sắc lá
Dìm tâm tư trong đáy thẳm nguyện cầu !
TT
(Khởi viết 1- 2- 1989-  viết xong 31-8- 1989 tại thành phố  Garden, Clifornia -  nhà vănĐiền Tuấnthực hiệncomputerxong ngày 1- 10- 1989 tại   San José , California)

* Tựa tác giả đặt: NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ TRONG SAIGON ĐỎ.
[..*]   –  chữ  củaBiên tập.
Nguồn: ThePhongblog

HOÀNG NGỌC LIÊN * TRẺ THƠ VIỆT NAM

Con Em Chúng Ta:
Trẻ Thơ Việt Nam Trên Quê Hương Mới


Cách đây khoảng gần năm năm, tôi đến khu Nations Ford, thành phố Charlotte thuộc Tiểu Bang North Carolina, thăm gia đình Kim Dung, con gái bà bạn đồng nghiệp "gõ đầu trẻ" cùng thời với tôi ở Việt Nam trước 1975. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe Nancy, con gái Kim Dung, lúc đó mới tuổi, đọc vanh vách: - Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ, kính Cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là đạo con!
Chẳng những thuộc nhiều ca dao, bé Nancy còn biết kể chuyện cổ tích cho tôi nghe:
- Ngày xưa, có anh Trương Chi,
Người thì thật xấu, hát thì thật hay
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây,
Con quan Thừa Tướng, ngày rầy cấm cung...
và:
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị Em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...
Tôi làm bạn với Nancy cả ngày để nghe Bé đọc ca dao và xen vào những bài hát, như Quốc Ca Việt Nam:
- Này Công Dân ơi! Ðứng lên đáp lời Sông Núi..
Như :
- Kho?e vì nước, kiến thiết quốc gia...
Tôi còn ngạc nhiên vì Nancy thuộc cả thợ.. Bút Tre:
- Tin đâu như sét đánh ngang,
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần!
....
Thì ra, do bà Ngoại cháu dạy. Bà bạn tôi ở đây, khi bé mới được sanh ra vào đúng ngày 25 tháng 12, cho đến nay (1994). Bà ru cháu bằng Ca Dao, như đã từng ru Mẹ cháu, dì và cậu của cháu. Bà ru đi, ru lại, à ơi. Cháu nghe mãi rồi thuộc lòng, cả những câu cháu không hiểu nghĩa:
- Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua, bần hàn.
Thương người quan, quả, cô đan....
Thương người đói rét, nằm ran kêu đường.
Thấy ai đói, rét thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân...
Birthday của cháu là 25 tháng 12, nên cháu vẫn khoe với các bạn:
- Nen Xỳ là em của Chúa!
* * *
"Cô Bé" tí nị thứ hai mà tôi mới gặp, là cháu nội của bạn tôi (Anh Ba Bà Chúa Xứ),: cháu Nguyễn Phi Yến, bốn tuổi.
Tôi ngồi bên cạnh Phi Yến, nghe cháu nói:
- Thăm Nội rồi, cũng đi thăm Ngoại nữa!
Cảm ơn bố mẹ cháu, cảm ơn ông bà Nội, ông bà Ngoại cháu và những người thân của cháu, đã cho tôi niềm hạnh phúc được nghe cháu nói tiếng Việt.
Bà Nội cháu kể:
- Có lần Phi Yến nói sai, khi ho?i tôi: "Bà là vợ của Ông Nội, phải không?"
Tôi trừng mắt nhìn cháu. Nó sợ quá, níu lưỡi:
- Cháu nói sai rồi?
Tôi gật đầu:
- Ðúng là cháu nói sai. Không bao giờ cháu được nói... vợ của Ông Nội, mà phải nói là... Bà Nội.
 
* * *
Thêm một Cô Bé nhỏ tuổi hơn: mới ba tuổi: Nguyễn Thị Duyên Anh, cháu ngoại Phan Trọng Sinh, tiếng Việt rành rẽ. Xin theo dõi câu chuyện giữa hai bà cháu, như dưới đây:
- Mặt bé giống mặt bà Phú!
- Cháu không thích Bà Ngoại nói vậy!
- Tại sao?
- Cái mặt của cháu là cái mặt của cháu!
- Giống ai?
- Giống Mẹ!
Một cậu bé mười tuổi, cháu ngoại của ông bạn tôi ở Seattle, WA, cúi đầu, khoanh tay chào tôi, sau khi được ông bạn tôi nói với cháu, tôi là bạn của ông từ xa đến thăm:
- Thưa Ông, cháu mừng ông mới tới.
Tôi xoa đầu cháu:
- Ngoan, ai dạy cháu nói tiếng Việt sõi vậy?
Cháu lễ phép:
- Thưa ông, Bà Nội cháu dạy cháu.
* * *
Ðó là những trẻ em có được Bà nội hay Bà Ngoại bên cạnh, hay là Mẹ của Bé không đi làm.
Cách đây ít năm, khi được tin hiệu sách VN của ông bạn Trần Long Hồ ở Virginia không còn hoạt động nữa, tôi nghe xót xa trong lòng. Tôi có lo xa quá không, khi nghĩ rằng, chi? khoảng vài chục năm sau, có thể sẽ không còn hiệu sách VN nữa!
Nhưng người Việt còn, thì Tiếng Việt, chữ Việt còn, như vậy sách báo chữ Việt ở các Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại sẽ không bao giờ thiếu. Mà chữ Việt, tiếng Việt còn là do chúng ta, những người Việt Hải Ngoại mang theo Quê Hương và Văn Hóa Việt trải rộng khắp các nơi trên Hoàn Vũ, truyền đạt cho Trẻ Thơ Việt để mãi mãi Văn Hóa Việt được bảo tồn và phát hụy.
Thực ra, hy vọng này của tôi chớm nở từ lần gặp một thiếu niên Việt trong Thư Viện của thành phố Portland, Tiểu bang Oregon.
Hôm ấy, nhờ tấm thẻ của con gái, tôi được sử dụng một PC 60 phút. Trong khi chờ máy khởi động, tôi nhìn qua người bên cạnh, cậu ta đang chăm chú nhìn ecran: chuỗi hình thành phố Huế với Ngọ Môn, điện Thái Hòa.
Tôi buột miệng:
- Cháu là người Việt Nam?
- Cháu tên Hòa, chào ông!
Tôi vui vẻ:
- Chào cháụ. Tôi thiệt vui mừng được nói tiếng Việt với cháu.
Hòa nhìn tôi chăm chú:
- Cháu chưa gặp ông lần nào. Ông ở xa mới tới?
Tôi gật đầu:
- Phải rồi. Tôi ở Cali lên đây thăm các con.
- Chúc mừng ông đến Portland. Thành phố chúng cháu hầu như quanh năm ít khi thấy mặt trời. Mùa Ðông thường có tuyết. Nhiều khi lạnh cắt dạ Nhưng chúng cháu ở mãi cũng quen...
Rồi cậu ta ngập ngừng:
- Ông có thì giờ không? Xin vui lòng cho cháu biết vài điều mà cháu không ho?i ai được!
Tôi vui vẻ:
- Cháu cứ nói đi!
- Vậy ông cháu mình tắt máy. Cháu mời ông ra phòng khách để cháu tiện thưa chuyện.
Nói xong, Hòa thân mật cầm tay tôi kéo đi.
Sau khi kêu hai ly nước lạnh, Hòa bắt đầu tâm sự:
- Thưa ông, cháu được sanh ra và lớn lên ở thành phố này. Ngoài Ba Mẹ, cháu không nói tiếng Việt với ai nữa. Trường học tuy có bạn người Việt, nhưng chẳng ai nói được tiếng Việt. Nhà trường không dạy cháu địa lý Việt Nam, nhưng có chi? qua về quốc kỳ của nhiều nước. Cờ VN nền đỏ, có ngôi sao vàng chính giữa. Nhưng ở trước cửa nhà cháu lại treo cờ Mỹ và 1 cờ nền vàng ba sọc đo?. Mẹ cháu nói đó là cờ Việt Nam! Ðiều này khiến cháu không hiểu. Cháu có hỏi, nhưng Mẹ cháu nói để bữa nào rảnh, Ba cháu sẽ kể chuyện Việt Nam cho cháu nghe, cả chuyện tại sao gia đình cháu lại đang sống ở Hoa Kỳ? Nhưng rồi hầu như ba cháu chẳng bao giờ rảnh, nên cho đến hôm nay, cháu cũng chưa được biết gì về Việt Nam! Mong ông chi? dạy cho cháu...
* * *
Ông cháu chúng tôi nói chuyện khá lâu, cho đến giờ Thư Viện đóng cửa mới chia tạy. Tôi kể cho Hòa nghe sơ lược về cuộc chiến Việt Nam, nguyên nhân cuộc di tản vĩ đại tìm Tự Do trong các năm 1975 ố 1979.. và còn kéo dài nhiều năm sau đó...
Hòa có xin địa chi? của tôi để liên lạc, nhưng cho đến hơn một năm sau, tôi mới nhận được tin của Cậu bé:
Portland, ngàỵ......
Thưa Ông,
Cháu kính thăm Ông an mạnh. Hơn năm nay, sau khi được ông chi? dạy, cháu đã tìm đọc thêm sách báo Việt ngữ để hiểu tường tận, lý do tại sao Ba Mẹ cháu lại vượt biển tìm Tự Do, để gia đình cháu có được cuộc sống hôm nay tại đất nước tuyệt vời này.
Cháu cũng đã lên Mạng Lưới Toàn cầu để biết rõ về cuộc sống không có Tự Do của người Việt trong Nước.
Cháu biết ơn Hoa Kỳ, đã hào phóng cho gia đình cháu được nhận "nơi này làm quê hương thứ hai", do vậy mà cháu được học hành nên người có ích cho bản thân cháu, và cho xã hội đang bao dung cháu.
Ðể đền đáp công ơn của Cha Bác, cháu nguyện sẽ cùng gia đình, bè bạn và những thân hữu, hết sức, gắng công bảo tồn va phát huy Văn Hóa Việt trên Quê Hương Mới, để Chữ Việt, Tiếng Việt mãi mãi tồn tại trong dòng Sử Việt của tất cả những người Việt Nam Hải Ngoại.
Trong niềm tin tưởng ấy, cháu chân thành kính chúc Ông sống lâu và hạnh phúc.
Trân trọng
Chàu Võ Ðức Hòa, Portland, Oregon.
Tôi nhận thư trên vào một ngày đầu Năm Mới 2005. Bức thư của cháu đối với tôi, đúng là nguồn an ủi và hạnh phúc.
Hoàng Ngọc Liên

No comments:

Post a Comment