Pages

Thursday, October 27, 2016

TRUNG CỘNG TỒN TẠI BAO LÂU ?= TÌNH YÊU THƯƠNG

JAMIL ANDERLINI * TRUNG CỘNG TỒN TẠI BAO LÂU

Đảng Cộng sản còn tồn tại ở Trung Quốc được bao lâu nữa?

Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh.
Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh.
 
 
Khi nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng và nỗi bất bình của tầng lớp trung lưu tăng lên, đó là câu hỏi hiện đang được đặt ra không chỉ ở nước ngoài mà ngay trong nước. Thậm chí ở Trường Đảng Trung ương, người ta cũng bàn về điều không tưởng tượng nổi: sự sụp đổ của cộng sản Trung Quốc.
 
 
Nằm lọt thỏm giữa trường gián điệp hàng đầu của Trung Quốc và Di Hòa Viên ở phía tây Bắc Kinh là nơi duy nhất ở xứ này người ta có thể công khai bàn về sự diệt vong của Đảng Cộng sản cầm quyền mà không sợ phải chuốc họa vào thân. 
 
 
Nhưng địa điểm xanh rợp bóng cây này không phải trụ sở của một tổ chức nghiên cứu có tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay một cơ sở đối kháng hoạt động bí mật. Đây là Trường Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, học viện cao cấp dành cho các vị lãnh đạo độc tài của nước này, nơi được bộ máy tuyên truyền chính thức mô tả là “lò luyện tinh thần của đảng viên”.
 
 
Trường Đảng Trung ương được thành lập năm 1933 để giáo huấn cho cán bộ thấm nhuần chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin và về sau là Tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong số các hiệu trưởng cũ có chính Mao Trạch Đông, chủ tịch mới được chọn Tập Cận Bình và vị tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Để thích ứng với một số thay đổi hệ trọng đã xảy ra trong xã hội Trung Quốc, chương trình giảng dạy đã được sửa đổi triệt để trong những năm gần đây. 
 
 
Học viên vẫn đắm mình trong những lời vàng ý ngọc của Tư bản luận và “Học thuyết Đặng Tiểu Bình” nhưng họ cũng được học kinh tế, luật, tôn giáo, các vấn đề quân sự và tư tưởng chính trị phương tây. Ngoài các buổi xem phim tài liệu chống tham nhũng và tham gia hát tập thể những bài ca cách mạng, học viên (gồm các cán bộ trung và cao cấp) được học cách thưởng thức opera và nghi lễ ngoại giao. 
 
Một thay đổi quan trọng hơn đối với học viện được lập ra để bảo đảm tính thuần khiết ý thức hệ là học viện này đảm nhận một vai trò tương đối mới: là nơi sinh hoạt tri thức được thoải mái bàn bạc về mọi vấn đề mà gần như không có gì hạn chế. Một giáo sư Trường Đảng xin đừng nêu tên vì ông không được phép phát biểu với báo chí nước ngoài kể: 
 
“Chúng tôi vừa có một hội thảo với đông đảo đảng viên rất có thế lực và họ hỏi chúng tôi nghĩ là đảng sẽ còn nắm quyền bao lâu nữa và chúng tôi đã chuẩn bị gì cho thời điểm đảng sụp đổ.
 
 
 Thật tình mà nói, ai ai ở Trung Quốc cũng hỏi câu này nhưng tôi e rằng rất khó trả lời.” Những người kế tục cuộc cách mạng năm 1949 của Mao Trạch Đông còn bấu víu vào quyền lực được bao lâu nữa đã là câu hỏi thường trực kể từ vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô. 
 
 
Đã có nhiều tiên đoán u ám về việc Đảng Cộng sản sắp sụp đổ, để rồi tiên đoán vẫn hoàn tiên đoán, nhưng đảng vẫn tồn tại, thậm chí còn lớn mạnh hơn, đặc biệt kể từ khi đảng mở cửa đón nhận giới tư sản vào hàng ngũ đảng lần đầu tiên cách đây một thập niên. Ngày nay, đảng cách mạng của giai cấp vô sản có lẽ được mô tả rõ nhất là phòng thương mại lớn nhất thế giới, và tấm thẻ đảng là cách tốt nhất để giới doanh nhân tạo quan hệ và ký được các hợp đồng béo bở.
 
 
 Trong vòng chưa đầy 5 năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thách thức ngôi vị của Liên Xô (69 hay 74 năm tùy cách tính) và Đảng Cách mạng Thể chế của Mexico (71 năm cho đến năm 2000) về kỷ lục thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất của bất cứ chính đảng nào. Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng các hệ thống độc tài có xu hướng dân chủ hóa khi thu nhập quốc dân tăng lên, rằng việc tạo ra một tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ đẩy nhanh quá trình đó và rằng tình trạng suy thoái kinh tế sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh sẽ khiến quá trình chuyển tiếp đó càng dễ xảy ra. 
 
 
Tình trạng bất bình đẳng trầm trọng và ngày càng tăng cộng với tham nhũng ở mức độ cao có thể tăng thêm động lực dẫn đến thay đổi. Tất cả những yếu tố này hiện đã có ở Trung Quốc, nhưng có nhiều nhà lý thuyết chính trị, trong đó có nhiều người ở Trường Đảng Trung ương, nhận định rằng Trung Quốc có đặc trưng khác biệt về văn hóa và chính trị, và làn sóng sụp đổ của các chế độ độc tài vẫn đang tràn qua thế giới Ả Rập sẽ chẳng bao giờ đến Trung Quốc được.
 
 Nhưng cũng có nhiều người, trong đó có các trí thức Trung Quốc có ảnh hưởng, những nhà nghiên cứu Trung Quốc danh tiếng ở phương tây và thậm chí cả những đảng viên cao cấp có tư tưởng tự do, tin rằng đây là những ngày cuối cùng của kỷ nguyên Cộng sản và đảng sẽ bị cuốn trôi nếu không sớm cải cách chính trị nghiêm túc.
 
 “Ngàn thu và vạn thế hệ” Trần Thư là giáo sư lịch sử đảng, “xây dựng đảng” và Tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trường Đảng Trung ương và các quan điểm của ông phản ánh tư duy chính thống trong giới chóp bu của đảng. 
 
Tuy có nhiều hoạt động tri thức sôi nổi và thoải mái trao đổi ý tưởng diễn ra bên trong các bức tường của học viện, người nước ngoài vẫn bị cấm vào trường nếu không có giấy phép đặc biệt, quy định này có từ thời sự hiện diện của trường này là một bí mật quốc gia. Giáo sư Trần đã tử tế đồng ý gặp ký giả của Financial Times ở một tiệm trà đối diện Di Hòa Viên, nhưng ông tỏ ra khó chịu khi được hỏi ông nghĩ tương lai của đảng sẽ ra sao.
 
Gs Lâm Triết bên ngoài Trường Đảng TƯ
 
 Gs Lâm Triết bên ngoài Trường Đảng TƯ
“Những lý thuyết đó về một cuộc khủng hoảng Trung Quốc hay sự sụp đổ của Trung Quốc đều hoàn toàn của phương tây,” ông nói bằng một giọng rõ ràng là dè bỉu từ “phương tây”. “Càng có nhiều áp lực đối với văn hóa Trung Quốc và đảng Cộng sản, văn hóa Trung Quốc và đảng Cộng sản càng đoàn kết và gắn bó, và càng có khả năng đạt được những phép lạ.” 
 
 
Lâm Triết là một là giáo sư Trường Đảng Trung ương đã dành hai thập niên vừa qua nghiên cứu cách đảng xử lý tham nhũng trong hàng ngũ đảng viên. Ở cùng tiệm trà đó, bà vui vẻ tiên đoán rằng đảng sẽ kỷ niệm 100 năm cầm quyền vào năm 2049 và nói rằng đảng sẵn sàng, nói như tục ngữ Trung Quốc, cai trị trong “ngàn thu và vạn thế hệ” Nhưng cả hai giáo sư Lâm và Trần cũng cảnh báo rằng tính chính danh của đảng bị đe dọa do đại nạn tham nhũng đã lan đến mọi cấp trong hệ thống. 
 
Giáo sư Lâm nói: “Vấn đề này rất nguy hiểm, và như các vị lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã nói, nó có thể dẫn đến sự diệt vong của đảng và sự diệt vong của quốc gia.” Tính bền bỉ của chế độ độc tài Trong cuốn sách năm 1992 Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng (The End of History and the Last Man), Francis Fukuyama lập luận rằng nền dân chủ tự do phương tây đại diện cho hình thức cuối cùng của sự cai trị con người và điểm tận cùng của sự tiến hóa ý thức hệ. 
 
 
Lập luận của ông được củng cố bằng sự gia tăng đáng kể của dân chủ trong thế kỷ 20. Năm 1900, không có quốc gia nào trên thế giới có nền chính trị đa đảng mang tính cạnh tranh với hình thức bỏ phiếu phổ thông, và chỉ có khoảng 12% nhân loại sống trong một hình thức cai trị có thể được xem là có phần dân chủ, theo tổ chức phi chính phủ Freedom House ở Mỹ. 
 
 
Đến đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 nước được quốc tế công nhận của thế giới được cai trị bằng các nền dân chủ có bầu cử, và 60% dân số thế giới sống trong một chế độ có lãnh tụ được bầu cử một cách dân chủ. Fukuyama, nay là nghiên cứu viên cao cấp ở Đại học Stanford University, nói ông tin rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường của hầu hết các nước khác, có thể thông qua quá trình tự do hóa dần dần mà rốt cuộc sẽ nhường đường cho dân chủ. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, ông nói cũng có thể xảy ra những cuộc nổi dậy của dân chúng giống như đã thấy trong biến cố Mùa xuân Ả Rập. 
 
 
“Mô hình chính trị của Trung Quốc đơn giản là không bền vững do tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh – cũng giống như động lực đã thúc đẩy dân chủ ở khắp mọi nơi,” ông nói. “Thế hệ mới này ở Trung Quốc rất khác với thế hệ đã rời bỏ ruộng đất và thúc đẩy làn sóng công nghiệp hóa đầu tiên – họ có học vấn cao hơn nhiều và giàu hơn nhiều, và họ có những yêu sách mới, những yêu sách như không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm an toàn, và những vấn đề khác không thể giải quyết được bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.” 
 
Các ước tính về quy mô của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc khác nhau tùy theo định nghĩa được dùng, nhưng có một điều chắc chắn là tầng lớp này gần như không tồn tại cách đây hai thập niên và hiện nay đang tăng với tốc độ chóng mặt. 
 
Hãng tư vấn McKinsey cho biết tầng lớp được họ gọi là “tầng lớp thượng trung lưu” – bộ phận dân số có thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 17.350 đô-la đến 37.500 đô-la – chiếm khoảng 14% số hộ gia đình thành thị ở Trung Quốc hồi năm ngoái, nhưng sẽ chiếm khoảng 54% số hộ gia đình trong chưa đầy một thập niên nữa. 
 
Trung Quốc thường được dùng làm bằng chứng phản bác lý thuyết của Fukuyama, qua đó giới phê bình cho rằng quá trình tái đổi mới liên tục của đảng có khả năng phản ứng trước những nhu cầu và yêu sách của công dân nhanh nhạy hơn nhiều so với các hệ thống độc tài truyền thống. Chỉ mới cách đây vài năm, David Shambaugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington University và là một chuyên gia hàng đầu về hệ thống chính trị Trung Quốc, vẫn còn ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này. 
 
Nhưng ông đã thay đổi quan điểm và nay tin rằng đảng đang ở trong trạng thái suy tàn giống như thời kỳ hấp hối của các triều đại trong lịch sử. Các dấu hiệu gồm có một ý thức hệ nhà nước rỗng tuếch mà xã hội không tin nhưng giả vờ tuân thủ cho có lệ, nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, việc nhà nước không cung cấp cho dân chúng đủ phúc lợi xã hội và tâm trạng người dân đâu đâu cũng cảm thấy bất an và thất vọng. 
 
 
Những dấu hiệu khác bao gồm tình trạng bất ổn xã hội và sắc tộc ngày càng tăng, sự chia rẽ bè phái trong giới chóp bu, nạn đánh thuế quá cao với phần lớn nguồn thu rơi vào túi quan chức, tình trạng bất bình đẳng thu nhập trầm trọng và ngày càng tệ hại hơn, và không có chế độ pháp trị đáng tin cậy. Shambaugh nói rằng một chỉ số rất đáng thuyết phục cho thấy người dân chẳng tin tưởng vào chế độ là số người giàu Trung Quốc có tài sản và nhà ở nước ngoài, tài khoản ngân hàng hải ngoại và có con cái du học ở các trường đại học phương tây. 
 
“Những người này sẵn sàng tháo chạy trong tích tắc, ngay sau khi hệ thống chính trị bước vào thế tàn cuộc – nhưng họ vẫn ở lại Trung Quốc để bòn rút đến từng đồng nhân dân tệ cuối cùng chừng nào còn làm được cho đến thời điểm đó,” ông nói. “Hành vi phòng thân của họ bộc lộ rất rõ tính mỏng manh của nhà nước đảng trị ở Trung Quốc hiện nay.”
 
 Xác ướp trong quan tài pha lê Treo ngay trên cổng Thiên An ở lối vào phía nam của Tử Cấm Thành là một bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông nhìn từ quảng trường Thiên An Môn sang cái lăng uy nghi ở đối diện, nơi đặt xác ướp của ông quấn trong một lá cờ cộng sản. Mỗi buổi sáng trong tuần, trừ Thứ Hai, những hàng dài du khách Trung Quốc xếp rồng rắn quanh quảng trường để đợi đến dịp nhìn vị đại lãnh tụ nằm trong cái quách bằng pha lê. 
 
 
Cách đây một thập niên, ta thường chứng kiến những người hành hương xúc động òa khóc hu hu và ngất xỉu quỳ gối khi thấy “vị hoàng đế đỏ” quá cố của Trung Quốc. Nhưng vào một hôm mới đây, cảm xúc chủ đạo của các khán giả dường như là thờ ơ hoặc hơi thất vọng. “Tôi phải xếp hàng đợi cả tiếng đồng hồ vì cái này à?” một người đàn ông trung niên nói với giọng nặng địa phương. “Không chừng đó chỉ là cái xác bằng sáp; thật phí thời gian.”
 
 
 Sự thay đổi khó thấy này về thái độ [của dân chúng] trong thập niên vừa qua thể hiện một biến đổi sâu sắc hơn trong xã hội Trung Quốc rất khó lượng hóa nhưng ngày càng rõ rệt. Perry Link, giáo sư ở Đại California tại Riverside và là một trong những chuyên gia phương tây về Trung Quốc được tôn trọng nhất, nói: “Nền tảng ý thức hệ của đảng quả thực rất trống rỗng. Ngày nay người ta vào đảng chỉ để tạo quan hệ và tiến thân chứ không vì bất cứ lý tưởng xã hội chủ nghĩa nào cả.”
 
 Có lẽ nhân tố kích thích quan trọng nhất dẫn đến tâm trạng hoài nghi và chất vấn gia tăng về quyền lực [của đảng] là sự trỗi dậy của thông tin liên lạc đại chúng qua internet. Chế độ kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc là một trong những chế độ nghiêm ngặt nhất thế giới, với Twitter, Facebook, YouTube và vô số trang mạng và dịch vụ trực tuyến khác bị chặn bị đang lo sợ rằng những trang mạng và dịch vụ này có thể được dùng để tổ chức hoạt động đối kháng chính trị. 
 
Nhưng sự bùng nổ các trang mạng và dịch vụ nội địa do chính phủ kiểm soát, ví dụ như mạng Vi Bác tương tự như Twitter, vẫn giúp cho người dân phần nào né tránh tầm kiểm soát dư luận của đảng theo cách thức trước đây không thể làm được. Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và người dân ngày càng phẫn nộ về biết bao vấn đề xuất phát từ việc không được tham gia vào hoạt động chính trị, chính sự mất kiểm soát về tư tưởng, ý tưởng và thông điệp này là điều khiến đảng vô cùng lo ngại.
 
Giáo sư Thẩm Chí Hoa
Giáo sư Thẩm Chí Hoa
 
 
“Bảy điều cấm bàn” Thẩm Chí Hoa là giáo sư ở Đại học Sư phạm Hoa Đông chuyên về Liên Xô và có ba mẹ là sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân từng sát cánh cùng Mao Trạch Đông trong cuộc cách mạng. Hồi đầu thập niên 1980 ông ở tù hai năm sau khi bị buộc tội oan làm gián điệp cho CIA. Hồi tháng 9/2009, giáo sư Thẩm nằm trong số ít học giả tín cẩn được cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân triệu tập để thảo luận sự sụp đổ của Liên Xô. 
 
 
“Gorbachev đã phản bội cách mạng,” Giang Trạch Dân nói với nhóm học giả này khi ông yêu cầu họ xác định những nhân tố cụ thể dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Theo giáo sư Thẩm, nhận định của Giang Trạch Dân là quan điểm chính thống được chấp nhận trong giới lãnh đạo Trung Quốc trong đó có chủ tịch hiện nay Tập Cận Bình. Trong một bài phát biểu với các đảng viên ngay sau khi ông được chọn làm tổng bí thư và chủ tịch quân ủy trung ương hồi năm ngoái, Tập Cận Bình nói rằng đế chế Liên Xô sụp đổ “vì không có ai đủ dũng khí đứng lên kháng cự”.
 
 
 Chuyên gia Shambaugh của Đại học George Washington, nói: “Tôi có nhấn mạnh cũng không thừa là giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục sống trong cái bóng Liên Xô – họ hiểu rất rõ các cải cách mà Gorbachev thực hiện và tuyệt đối không chịu đi theo con đường đó.” Việc Tập Cận Bình thể hiện thái độ mạnh mẽ phù hợp với lập trường dứt khoát hơn mà ông bày tỏ trên trường quốc tế khi Trung Quốc tiếp tục vào vai trò “siêu cường quốc thứ hai” của thế giới. 
 
 
Nhưng trong khi chính quyền mới giễu võ dương oai ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là những tranh chấp lãnh thổ âm ỉ với các nước láng giềng ở phía đông, nam và tây, có vẻ nghịch lý là chính quyền này càng lúc càng lo lắng và bất an ngay trong nước. Giáo sư Perry Link nói: “Trung Quốc có sức mạnh về quân sự, ngoại giao và kinh tế nhiều hơn so với trước đây và hiện nay Trung Quốc có thể mạnh dạn bảo các nước như Vương quốc Anh và Mỹ tránh ra, chứ xưa kia không dám.
 
 
 Nhưng dù họ có được sức mạnh mới như vậy trong đối ngoại, dường như trong đối nội họ lại mỏng manh hơn nhiều, lo ngại nhiều hơn về việc họ còn trụ được bao lâu trên nắp vạc dầu đang sôi sùng sục này.” Kể từ khi lên ngôi, Tập Cận Bình đã chỉ đạo một loạt các cuộc đàn áp nặng tay đối với giới bất đồng, tự do ngôn luận, giới ly khai sắc tộc và xã hội dân sự, và không hề bộc lộ dấu hiệu nào cho thấy ông là nhà cải cách chính trị ngấm ngầm như một số người đã hy vọng. 
 
 
“Văn kiện số chín”, một văn bản bí mật phân phát cho các cán bộ hồi tháng Tư và bị rò rỉ qua các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài, cho thấy ban lãnh đạo mới lo ngại ra sao về những mối đe dọa được cảm nhận về sự cai trị của đảng. Văn kiện này viết: “Các thế lực thù địch phương tây và các thành phần bất đồng trong nước liên tục xâm nhập vào lĩnh vực ý thức hệ. Để giữ gìn sự nắm quyền của đảng, chúng ta nên chú ý đến những cách suy nghĩ, lập luận và hành động sai lầm.”
 
 
 Theo văn kiện này, đảng đang đấu tranh “khốc liệt” chống lại bảy mối đe dọa nghiêm trọng mà hiện nay các giới học thuật Trung Quốc gọi là “bảy điều cấm bàn”. Đứng đầu trong danh sách này là “nền dân chủ lập hiến phương tây”, tiếp theo là những điều cấm kỵ như cổ xúy nhân quyền, hệ thống tư pháp độc lập, sự độc lập của báo chí, và việc phê phán quá khứ của đảng. Giáo sư Thẩm Chí Hoa nói: “Nhiều người vô cùng thất vọng về những lời nói và hành động [của Tập Cận Bình]. Nhưng có một số người biện hộ cho ông và nói rằng sau khi củng cố quyền lực của mình và ổn định tình hình chính trị, ông sẽ tiến hành cải cách.”
 
 
 
 
 Theo cách lập luận này, thái độ dao động thiên về độc tài này của Tập Cận Bình chỉ mang tính chiến thuật chứ không phải chiến lược, một cách để vận động sự ủng hộ của các đảng viên trung kiên để chuẩn bị cho nghị trình cải cách gian nan trước mắt. 
 
 
“Các lý giải bi quan hơn, và thật tình thực tế hơn, là Tập Cận Bình chẳng có ý tưởng gì mới mẻ nên ông chỉ trích dẫn Mao Trạch Đông và cố bám víu quyền lực,” một nhà cải cách thuộc hàng “thái tử đảng” vốn là con trai của một lãnh tụ cấp cao Trung Quốc trước đây, người này hiểu Tập Cận Bình rất rõ nhưng yêu cầu không nêu tên vì sợ hậu quả chính trị. “Nếu đúng như vậy, thì Trung Quốc chẳng có hy vọng gì, và rốt cuộc nỗi phẫn nộ trong xã hội sẽ bùng nổ thành một cuộc nổi dậy của dân chúng.” 
 
 
Đã hết phép màu? Trong ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách định hướng thị trường và bắt đầu mở cửa Trung Quốc vươn ra thế giới, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tỉ lệ trung bình 10% mỗi năm. 
 
Thành tích tuyệt vời này đã đưa hàng trăm triệu người dân ra khỏi cảnh đói nghèo và khiến một số người nhận định rằng “chủ nghĩa Lenin thị trường” của Trung Quốc đã thách đố cái lý thuyết cho rằng các xã hội sẽ dân chủ hóa khi giàu lên. 
 
 
Nhưng như Lưu Vũ, phó giáo sư chính trị học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, và Trần Định Định ở Đại học Macau, viết trong tạp chí The Washington Quarterly hồi năm ngoái, “những ai theo thuyết ‘Trung Quốc là ngoại lệ’ đã phớt lờ rằng hiện nay còn quá sớm nên chưa thể nói liệu Trung Quốc chứng minh hay bác bỏ lý thuyết hiện đại hóa.” GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 9.200 đô-la tính theo ngang bằng sức mua trong năm 2012, nhưng theo Lưu Vũ và Trần Định Định, con số này vẫn chưa đạt đến mức khởi đầu của những nước có bối cảnh văn hóa và lịch sử tương tự khi họ chuyển tiếp sang nền dân chủ. 
 
Theo Lưu Vũ và Trần Định Định, năm 1988, Hàn Quốc và Đài Loan đang dân chủ hóa có GDP bình quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua lần lượt là 12.221 đô-la và 14.584 đô-la (theo mức giá 2010). Các mức của Liên Xô và Hungary năm 1989, khi họ bắt đầu quá trình chuyển tiếp chính trị của họ, lần lượt là 16.976 đô-la và 11.257 đô-la (theo mức giá 2010). 
 
 
Những con số này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục ở Trung Quốc sẽ đẩy đất nước này đến đỉnh điểm chuyển biến chính trị chỉ trong vài năm nữa. Theo cách lập luận này, nguyên nhân chủ yếu mang lại tính chính danh cho đảng kể từ khi từ bỏ chủ nghĩa Mao – khả năng của đảng trong việc tạo ra tăng trưởng nhanh và nâng cao mức sống – cũng chính là điều rốt cuộc sẽ khiến đảng mất quyền kiểm soát chính trị tuyệt đối.
 
 
 Nhưng hiện nay có nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy mô hình kinh tế thiên về đầu tư, định hướng xuất khẩu, do nhà nước nắm vai trò chủ đạo của Trung Quốc đang hết hơi và tốc độ tăng trưởng có thể giảm mạnh hơn so với kỳ vọng của của Bắc Kinh. Tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa so sánh cùng kỳ hàng năm của Trung Quốc đã giảm từ 17% trong quý tư 2011 xuống còn khoảng 8% trong quý hai năm nay, và tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái là mức thấp nhất trong 13 năm. 
 
 
Hầu hết các nhà kinh tế học dự đoán rằng tốc độ này sẽ ở mức vừa phải trong vài năm tới. Xét theo hầu hết các số đo, Trung Cộng hiện nay là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất thế giới, với hầu hết của cải tập trung trong tay một nhóm nhỏ chóp bu có quan hệ chính trị. 
 
 
Nếu bước tăng trưởng chậm hiện nay chuyển thành một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc gây thất nghiệp lan tràn, hầu hết các nhà phân tích tin rằng chẳng mấy chốc chính quyền sẽ phải đương đầu với cuộc nổi dậy của dân chúng dưới một hình thức nào đó. Mao Vu Thức, nhà kinh tế học 84 tuổi được xem là cây đại thụ của kinh tế học vĩ mô Trung Quốc hiện đại, nói: 
 
 
“Trong hai thế kỷ qua, 30 năm gần đây nhất là thời kỳ kéo dài duy nhất không có chiến tranh, nạn đói hay thanh trừng đại trà, một thời kỳ mà đời sống của mọi người ngày càng tốt đẹp hơn. Tính chính danh của chế độ chủ yếu xuất phát từ thành công của cải cách kinh tế nhưng vấn đề lớn là các kỳ vọng hiện nay ở mức quá cao.”
Nhà kinh tế học Mao Vu Thức
Nhà kinh tế học Mao Vu Thức
 
Nhà kinh tế học lão thành này đã bị thanh trừng nhiều lần trong thời kỳ Mao Trạch Đông. Trong 20 năm, ông nhiều lần bị bắt đi lao động khổ sai ở nông thôn, bị đánh đập và sỉ nhục. Sau thời gian cải tạo chính trị, năm 1993 ông thành lập  Viện Thiên Tắc (Unirule Institute), một tổ chức nghiên cứu kinh tế độc lập, và ông vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với những nhà cải cách trong đảng và chính quyền. Mao Vu Thức tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ gặp một cuộc khủng hoảng tài chính “không thể tránh khỏi” trong vòng từ một đến ba năm nữa do tích lũy nợ xấu quá nhiều và bong bóng bất động sản khổng lồ, nhưng ông nghĩ chính điều này lại có thể đẩy đất nước đến nền dân chủ. Ông nói: “Tôi nghĩ một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự có thể tốt cho Trung Quốc vì nó sẽ buộc chính phủ thực hiện các cải cách kinh tế và chính trị. Đó là kịch bản lạc quan nhất, nhưng kịch bản xấu nhất sẽ là một cuộc nổi dậy bạo lực, tiếp theo là một thời gian dài biến động và suy tàn kinh tế, như ta thấy ở Ai cập.” Ví dụ tiêu cực Ai Cập hiện nay thường được các nhà phân tích chính trị của cả Trung Quốc lẫn phương tây viện dẫn. Giống như nhà cựu độc tài Ai Cập Hosni Mubarak, đảng cộng sản xưa nay đã rất thành công trong việc đập tan bất cứ lực lượng có tổ chức nào trong xã hội trước khi nó có thể bén rễ. Giáo sư Perry Link nói: “Hệ thống Trung Quốc hiện nay nhất định sẽ sụp đổ vào một thời điểm nào đó – có thể là mấy tháng, mấy năm hay mấy thập niên, nhưng khi nó sụp đổ hẳn nhiên ai ai cũng sẽ nói là chuyện đó đã chắc chắn xảy ra. Câu hỏi thực sự làm tôi lo là những gì diễn ra sau đó. Đảng đã xóa sổ bất cứ nhóm nào đảng không kiểm soát được hoặc không có cùng thế giới quan với đảng, và sẽ không còn lại gì để thế chỗ cho đảng.” Lời nguyền Thế vận hội Lịch sử có một trùng hợp lý thú là không có chế độ độc tài nào ngoại từ chế độ của Mexico tồn tại hơn một thập niên sau khi đăng cai Thế vận hội – này nhé, thử nhớ lại Berlin năm 1936, Moscow năm 1980, Sarajevo năm 1984 và Seoul năm 1988. Năm năm nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn xem Thế vận hội Bắc Kinh 2008 là “tiệc ra mắt” trên trường quốc tế, có thể không chỉ thách thức lời nguyền Thế vận hội này mà còn phá kỷ lục tuổi thọ của Liên Xô và góp phần bác bỏ thuyết dân chủ hóa. Nhưng ngay cả những người ủng hộ đảng nhiệt thành nhất cũng thừa nhận rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể cai trị mãi mà không đáp ứng các yêu sách được tham gia hoạt động chính trị của một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo quan tâm nhiều hơn về không khí trong lành, nước sạch, chính phủ trong sạch và thực phẩm an toàn hơn là tỉ lệ tăng trưởng GDP. 
 
 
Sau ba thập niên phát triển kinh tế xuất sắc, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang bắt đầu hụt hơi và nếu phải đối mặt với sự sút giảm đột ngột, đảng sẽ đánh mất nguyên nhân đáng thuyết phục nhất mang lại tính chính danh của đảng. Nếu chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, nắm thế chủ động và khởi xướng các cải cách chính trị có ý nghĩa, thì Trung Quốc có thể noi gương Đài Loan và Hàn Quốc vào cuối thập niên 1980 và 1990, và dàn xếp một quá trình chuyển tiếp êm thắm sang một hệ thống đa nguyên và dân chủ hơn. Tại ngôi trường rợp bóng cây của Trường Đảng Trung ương, một số giáo sư hiện đã nghiên cứu làm sao để đạt được kỳ tích như vậy. Nhưng đến nay Tập Cận Bình chưa tỏ ý muốn làm gì ngoài việc siết chặt sự kiểm soát quyền lực của đảng và trừng trị những ai nghi vấn chế độ cai trị độc đảng vĩnh viễn. 
 
 
Nhiều người trong và ngoài đảng lo ngại rằng do cố gắng trấn áp nỗi bất bình ngày càng tăng của dân chúng bằng những công cụ đàn áp cũ, một ngày nào đó chính quyền mới có thể tỉnh dậy và thấy quần chúng xuống đường biểu tình. Giáo sư Thẩm Chí Hoa nói: “Tập Cận Bình và chính quyền này tạo ra cơ hội cuối cùng để Trung Quốc thực hiện sự chuyển biến xã hội [sang một hệ thống chính trị tự do hơn] xuất phát từ bên trong đảng và từ bên trong hệ thống. Nếu không có những cải cách này, chắc chắn sẽ có sự bùng nổ xã hội.”
Nguồn: Jamil Anderlini, How long can the Communist party survive in China?, Financial Times Magazine, 20/9/2013.
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

BÙI LÝ HỒNG *ĐÚNG LÀ LUẬT RỪNG CỦA VIỆT CỘNG

ĐÚNG LÀ LUẬT RỪNG CỦA VIỆT CỘNG !!!
Những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước  
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  
Đây là những luật lệ rất là quái dị của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được phổ biến trong nhân dân, hướng dẫn mọi người đi theo nếp sống gọi là mới, lành mạnh. Người viết có phần nằm trong dấu ngoặc để lạm bàn về những điều rất là khôi hài, nay trở thành chính sách, nằm trong đạo đức cách mạng, được hồ chí minh và đảng CSVN phát động, lái con người sinh sống tại Việt Nam đi theo.
  • 2012 (đây là những qui định từ năm 2012)
  • 1. Đóng thuế đẻ. ( tức là ai vào" xưởng đẻ" phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam là có sắc thuế đẻ. Nhớ thời thực dân, người Pháp chỉ có thuế thân, dành cho người dân thuộc địa, nhưng chưa có thuế đẻ. Tái lại tại một số nước Tây Phương, đẻ con được chính phủ hoan hỷ, như ở nước Úc, trước đây, đẻ một đứa con được chính phủ biếu cho 5 nghìn Úc Kim, là phần thưởng cho những bà mẹ đẻ con. Hình như kinh tế suy trầm, nên chính phủ giảm còn 3 nghìn khi đẻ con, chứ không bao giờ đánh thuế đẻ)
  • 2. Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. (đây là cách" mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu)
  • 3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VNdưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX). (Đài Loan được Trung cộng xem là tỉnh nổi loạn, thế là hệ thống thái thú Việt Công phải tuân thủ theo thiên triều với" 16 chữ vàng, 4 tốt", trái lại cờ Trung Cộng được treo, báo nguy là Việt Nam đã mất vào tay Tàu, qua một nhóm người bán nước là đảng cộng sản VN).
  • 4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó. ( Chứng minh nhân dân phải ghi tên cha mẹ, cũng là hình thức suy tra lý lịch, để đảng và nhà nước dể nhìn ra, chỉ qua thẻ chứng minh nhân dân)
  • 5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng. ( thịt làm do tư nhân là không bảo đảm kiểm dịch như các nước Tây phương, có ai bảo đảm là bán hết trong 8 tiếng đồng hồ? Đây là luật dỏm, làm ra vẻ Việt Nam có qui chế vệ sinh cao. Tại các nước Tây Phương, thịt đông lạnh để nhiều tháng, cũng bảo đảm vệ sinh, sau khi được kiểm dịch kỷ lưỡng từ các lò sát sinh)
  • 6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức. ( buôn bán vàng miếng mà cấm được, cũng là phép lạ, vì tại Việt Nam, sau 3 đợt đổi tiền, dân chúng và cán bộ thi nhau mua vàng lá để dự trữ làm của, đơn vị cây vàng trở thành phổ biến trong buôn bán, hối lộ quan chức nhà nước. Nhưng cấm vàng làm trang sức cũng là luật ruồi bu, dân chúng chuộng sắm nữ trang, nếu cấm như thế là thợ kim hoàn thất nghiệp)
  • 7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. ( chết là phải chôn trong vòng 48 giờ, là luật rừng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm. Chết mà chôn quá sớm, giới thấy cúng, thầy tụng mất lợi nhuận, nhưng ngày nay nhiều người hỏa táng, nên chôn cất không quan trọng)
  • 8. Làm đập thủy điện tại Nam Cát Tiên. (Đập thủy điện mà thời trang, đập xây bừa bãi, thiếu phẩm chất, bảo đảm, là tai họa cho dân)
  • 9. Xe phải “chính chủ”.( xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè là bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề)
  • 10. Chó mèo phải “chính chủ”.(đây là lần đầu tiên có luật chó mèo, chó mèo phải do chủ quản lý, nhưng người ăn cắp mèo chó thì sao?. Không thấy qui định về đóng tiền chó mèo tại các ủy ban nhân dân như các nước Tây Phương, chỉ đăng ký chó tại các hội đồng thành phố, còn mèo thì nằm ngoài sổ quản lý. Nhưng tại Việt Nam, chó mèo trở thành thức ăn thay thế gà, vịt, khi tình trạng cúm gia cầm đe dọa)
  • 11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộđể cứu bất động sản. (đảng và nhà nước cấm chủ nhân tự 1y chia đất, dự án cất nhà, luật nhà đất mơ hồ, chỉ tác động vào dân chúng, còn cán bộ là miễn trừ)
  • 12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.(ở các nước Tây Phương, chó chết thì khỏi khai tử, chỉ không đóng tiền cho hội đồng thành phố khi đáo hạn, là chính quyền địa phương biết chó đã chết. Nhưng mèo thì lọt số, không đăng bạ nên cũng không cần biết chết sống ra sao. Tại Việt Nam, chó mèo là thức ăn, có ai đến báo với chính quyền khi chó mèo chết? Ngay cả còn sống mà người ta còn giết chó mèo để ăn thịt..)
  • 13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet. (ở Việt Nam, thành phần dùng internet không nhiều, đăng ký tên là do các công ty phục vụ như Google, Yahoo…chứ đảng và nhà nước lấy quyền gì để buộc người dân đăng ký tên thật?)
  • 14. Thu phí nhạc số.( thu phí nhạc số, nghe qua mơ hồ, không rõ đây là qui định gì, chỉ có những nhà làm luật cộng sản mới hiểu nổi. Nhưng hiểu theo câu nầy, thì tiền thu số lần bản nhạc được hát?. Trong nước hiện nay, lối dùng chữ rất tối nghĩa, là văn hóa mới của chế độ cộng sản)
·        2013
  • 1. Cấm uống rượu trong quán Karaoke(không cấm bia). (Đây là qui luật mới, cấm uống rượu trong các quán Karaoke, nhưng bia thì không. Đây là luật giúp cho công an kiếm chác, khi các quán ăn chơi có bán rượu cả bia)
  • 2. Đám cưới không quá 300 người. (ở các nước, có ao qui định số người tham dự đám cưới bao giờ? Ai có tiền là mời bao nhiêu người cũng được. Nếu vậy, các đám cưới của cán bộ, con ông cháu cha, số người có khi lên đến hàng nghìn, có ai dám đến để phạt?. Mới đây, bà chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa là Lê Thị Nương, vừa làm đám cưới rất là" giản tiện" vào từ ngày 31-7 đến 1-8-2013, sơ sơ cũng phải có đến 130 mâm lễ vật, khách mời thì phải và nghìn, toàn là khách có của, quan chức, tặng quà phải đáng giá)
  • 3. Đám ma không quá 7 vòng hoa.(Đám ma thì thân nhân, bạn bè muốn phúng điếu bao nhiêu vòng hoa cũng được, nhưng luật mới qui định giới hạn là 7 vòng hoa, chưa có nước nào có thứ luật ky quặc như thế)
  • 4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính.(Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….) ( tức là xác chết phải dùng nắp quan tài bằng gỗ, có nước nào cấm đám ma như thế?)
  • 5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ. (Đây là sắc thuế đập vào các chủ nhân xe, hình thức trấn lột khác)
  • 6. Niêm phong lồng gà chính chủ.( các chuồng gà của chủ nhân phải" niêm phong", thật là vô lý, chuồng gà phải bảo đảm gà không bay ra ngoài.)
  • 7. Dán tem rau, thịt, cá.( qui luật dám tem vào rau thịt cá, rất khó khi hành…luật nầy kỳ quặc, và khôi hài)
  • 8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt. ( chắc lá đảng nhà nước muốn kiểm soát những người dân trong nước trong việc sử dụng facebook, ngay cả thích cũng không được, sẽ bị phạt)
  • 9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 tr.( tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?)
  • 10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100 tr.( luật nầy đụng đến nhiều người, trong đó có quan thầy Trung Cộng, hàng giả tràn cả thị trường, ngay cả phân cũng có người làm giả ở chợt phân làng Cổ Nhuế… phạt làm hàng giả cũng thu nhiều lợi nhuận cho công an, cán bộ)
  • 11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏevà chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm. ( cấm kiểu nầy là dân nghèo không có cái gì để sống, bán hàng rong mà phải có giấy chứng nhận sức khỏe, chắc là bác sĩ muốn kiếm thêm tiền. Người bán hàng phải học tập, điều nầy làm cho tình trạng buôn bán ngoài đường khó khăn, người nghèo phải đi tập huấn trước khi bán, Việt Cộng bắt chước các nước tây phương, trưởng giả học làm sang)
  • 12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.( mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn. Thế là luật nầy chỉ dành cho dân, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến)
  • 13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú. ( tức là chủ xe phải có nhà, nhưng ai không có hộ khẩu là không được đăng bạ xe…đây là cái cớ để công an, đảng ủy địa phương ăn thêm tiền với những người mua xe mà không có thường trú, rốt cục, luật nầy làm giàu thêm cho đảng viên)
  • 14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.( nhạc Asia chỉ cấm nhạc lính, nhạc chính huấn… chứ nhạc khác thì hát thoải mái)
  • 15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài.Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài). (cấm kiểu nầy là các trường do nước ngoài đầu tư phải dẹp luôn, vì đa số học trò có điều kiện học những loại trường nầy, phải là con cháu cán bộ, đại gia. Đây cũng là lối làm tiền mới, nếu các trường ngoại quốc muốn có học trò, phải biết đi cửa sau, cái gì cũng thông qua, miễn đút lót đủ tiền theo yêu cầu)
  • 16. Có quota mới được nhập xe hơi.(điều nầy không cần thiết, vì hầu hết các công ty làm ăn lớn đều do đảng, nhà nước hay quan hệ điều hành)
  • 17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi.(điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?)
  • 18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.(Việt nam cúp điện thường xuyên, những nơi xài điện nhiều là nhà cán bộ, đại gia, cài nhiều không bị phạt, nhưng nhà nghèo, xài ít bị phạt, thì chỉ có luật rừng Việt Cộng mới có. Trong khi các nước Tây Phương, khuyến khích dân chúng xài ít điện, càng ít càng tốt để bảo vệ môi sinh.)
  • 19. Thu phí đọc thơ online.(đọc thư trên online cũng đóng tiền, thật là kỳ dị)
  • 20. VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam)ra ban tư vấn đạo đức. (Vì các đội bóng đá đã quá nhiều lần bán độ, gian lận, nên mới thành lập ban tư vấn đạo đức)
  • 21. Giới tính công dân Quỳnh Trâmsẽ do thủ tướng quyết định. ( khó hiểu)
  • 22. Không mua vàng dưới 1 lượng. ( nếu lỡ mua vàng, thì mua nhiều, chứ mua ít hơn la phạm luật, điệu nầy cán bộ, đảng viên, khó ai phạm luật cả)
  • 23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. (đi lính trước, học sau…)
  • 24. Đánh thuế vàng.
  • 25. Trẻ dưới 10 tuổivà thương bệnh binh phải mua vé qua phà. (đảng vét hết tiền, thương binh và con nít dưới 10 tuổi phải mua vé qua phà)
  • 26. Đi nước ngoài 2 nămbị xóa tên trong hộ khẩu.( biện pháp nầy nhằm khuyến khích du học, đi làm, kiếm cớ ở luôn bì bị xóa tên hộ khẩu ở quê nhà)
  • 27. Bộ Giáo dụccấm phát tán thông tin tiêu cực.
  • 28. Xe kháchđược gắn sao để phân định chất lượng. ( xe phải có gắn sao, sao vàng hay sao đỏ?)
  • 29. Đánh thuế tiền tiết kiệm. ( tiền để dành cũng bị đánh thuế, vơ vét rất kỷ)
  • 30. Chửi cảnh sátbị phạt 5 triệu. ( cảnh sát là quan quyền, ai dám chửi mất 5 triệu, oan mạng, nhiều khi không dám chửi mà cảnh sát bảo là chửi, cũng mất tiền)
  • 31. Phạt người đội mũbảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua). ( như vậy hãng làm mũ và giới đi chơi bời được miễn trừ, luật rừng đấy).
  • 32. Đấu thầu bán vàngđể giảm giá.
  • 33. Thông tư08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!) ( như vậy ký bằng mực đỏ, vàng hay mực tím?)
  • 34. CA được phép bắn ngườicản trờ thi hành công vụ. ( luật nầy dành cho công an có quyền bắn người, tức là có license to kill)
  • 35. Ngoại tình bị phạt1 triệu đồng.
  • 36. Xe máy 2 bánhphải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • 37. Phạt tiền giáo viênkhông đạt chuẩn. ( giáo viên dạy dỡ là bị phạt, như vậy trong nước, thầy cô giáo toàn là ưu tú, đỉnh cao trí tuệ?)
  • 38. “Quyền công dâncó thể bị giới hạn.” (dự thảo Hiến pháp 2013). ( dự thảo hiến pháp đã góp ý xong, đây là thành quả bịp bợm, có sụ góp tay của đảng Việt Tân ở nước ngoài, họ vận động dân tị nạn góp ý theo đảng đề nghị, nay đã có kết quả là đảng dùng văn bản nầy để đàn áp dân chúng trong nước)
  • 39. “Khiếu kiện nhiềulần phải đặt cọc” ( dân nghèo khiếu kiện, lấy tiền đâu để đặt cọc?"
  • 40. Dự thảo luậtthi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”. (đây là danh hiệu mới, như vậy những tiến sĩ, bác sĩ, bằng giả, bằng dỏm…cũng đều là danh nhân, thì nước Việt Nam là nơi sản xuất danh nhân thế giới. Trong kho ở nước ngoài, ai được gọi là danh nhân cũng phải xuất sắc lắm..)
  • 41. Chở trẻ đi xe máyphải kèm giấy khai sinh. ( con nít quên giấy khai sinh là bị phạt?)
  • 42. Trang bị iPadcho cảnh sát giao thông. ( iPad hơi khó dùng, mà cảnh sát giao thông thì có nhiều người mù mờ, như vậy, trang bị máy tốt, đòi hỏi phải có trình độ tối thiểu…đây cũng là lối trưởng giả học làm sang, như trước đây, có chỉ tiêu là mỗi đại biểu quốc hội được trang bị một máy Laptop)
  • 43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề(toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng. ( khó hiểu)
  • 44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2.
  • 45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú.
  • 46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
  • 47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giới.( tối nghĩa)
  • 48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook.
  • 49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền(PGS.TS Nguyễn Hữu Tri).( đây là luật công nhận mua quan bán chức, chỉ thấy ở Việt Nam)
  • 50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.(ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bờ được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?)
  • 51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22g.
  • 52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn.( ai hiếu học cũng phải làm đơn, vì ở trong nước, học hành ít hơn chơi, ai học nhiều là bị nhà nước làm khó dễ)
  • 53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.( mới sinh ra là phải có số thuế, lớn lên chạy không thoát, trong khi các nước Tây Phương chỉ cấp số thuế khi đến tuổi đi làm mà thôi)
  • 54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?) ( pháo tết mà không nổ, thì tốt nhất là đừng mua pháo, tốn tiền vô ích)
  • 55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.( tức là ai chống nạn tham ô, cửa quyền là phải đăng ký, để nhà nước tìm đến bắt, hù dọa trước khi chống kẻ xấu)
  • 56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.( luật nầy rất phi lý, người ta không lõa lồ, nhưng mặc quần áo lót ở bên trong, ai thấy?) Boác sẽ thấy! Vì Boác lúc nào cũng sống trong quần chúng!
  • 57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.(Nhưng "Địt & Đéo" trong văn hóa ngôn ngữ Hà Lội thì miễn phạt)
  • 58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.( cất nhà lá, nhà sàng là chắc ăn..không sợ bị phạt)
  • 59. Thay đổi lời quốc ca.(đảng sợ dân thay thế lời quốc ca, là cách chống cộng rất tinh vi, nhưng càng cấm, dân càng sáng tác ra nhiều lời ca độc đáo chống đảng)
  • 60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
  • 61. Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phóng viên khám phụ khoa miễn phí.
  • 62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
  • 63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng(hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013) ( nhiều bà mẹ, bà cố nội chiến sĩ, gần chết mà được trúng tuyển vào đại học, nếu đậu bằng tiến sĩ, được gọi la DANH NHÂN)
  • 64. Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai.(điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi)
  • 65. Chống chì chiết vợ bị phạt.(Hiểu được chết liền!)
  • 66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
  • 67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
  • 68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh) ( chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác..phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp).
Đó là những luật lệ mới, trong xã hội chủ nghĩa, chắc là được quốc hội biểu quyết để thành luật. Những người nào chủ trương: ứng cử vào quốc hội bù nhìn, không thể làm gì khác hơn là làm những thứ luật nêu trên./.
Bùi Lý Hồng

ALBERT SCHWEITZER * BA TRUYỆN NGẮN


 

Không một ai có được niềm vui thực sự, trừ khi người ấy được sống trong tình yêu thương.


1/Điều nên làm ngay                    


Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.

Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:

“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng khi phải họp mặt gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.


Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”.


Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó”.


Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn có cơ hội nào nữa”.
Dennis E. Mannering

2/ Bộ quần áo cũ.

Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.


Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nnhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này !
Tôi bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
-Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã.

3/Bệnh và Lười.

Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:

 -Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:


 
-Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.
 Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp.
 Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
-Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức …

- Bạn hãy dành thời gian cho những người xung quanh mình – cho dù chỉ là để làm một việc nhỏ nhoi.

Albert Schweitzer

TIN THẾ GIỚI

 

 Chuyên mục / Tranh chấp Biển Đông

'ASEAN, Mỹ, Nhật nên bắt tay nhau trước sự bành trướng của Trung Quốc'

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông.
CỠ CHỮ
Đối với Mỹ và Nhật trước sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương, tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước ASEAN không chỉ giới hạn ở Biển Đông. Sự hợp tác đó sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực kiểm tra những hoạt động bành trướng hàng hải của Bắc Kinh ở những nơi khác nữa.

Đó là nhận định được đăng trong bài bình luận trên nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật hôm 22/9.

Bài báo nói rõ ràng Trung Quốc dự định tăng cường quyền bá chủ của mình ở Biển Đông trong lúc ngăn trở việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý.

Theo bài bình luận, trong khi các nước ASEAN muốn xúc tiến bộ quy tắc này thì Trung Quốc lại tỏ ra không hăng hái.

Vẫn theo bài bình luận, trong hơn 10 năm nay, các nước Đông Nam Á cố gắng đạt được sự đồng ý của Trung Quốc trong việc thành lập bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn mạnh của mình, Trung Quốc vẫn không chịu ngồi vào bàn thảo luận và khi vào bàn thương nghị thì lại đòi thảo luận các vấn đề khác chứ không đi vào thảo luận chi tiết về bộ quy tắc này.

Tác giả cho rằng không có bộ quy tắc ứng xử thì cuộc khủng hoảng Biển Đông chỉ ngày càng lún sâu hơn mà thôi.

Bài bình luận nói ASEAN, Mỹ, và Nhật cần phải hợp lực để ứng phó trước các chính sách bá chủ và bành trướng hàng hải của Trung Quốc. 

Theo bài phân tích, tâm điểm gây chú ý hiện nay là cuộc tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc trong lúc Manila không ngừng tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật.

Hoa Kỳ đang thực thi chính sách chuyển trục xoay về Châu Á để đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang gia tăng các chuyến thăm viếng các nước ASEAN và loan báo kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines.
http://www.voatiengviet.com/content/asean-my-nhat-nhan-bat-tay-nhau-truoc-su-banh-truong-cua-trung-quoc/1755327.html

Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị

CỠ CHỮ
Hàng trăm trí thức Việt trong và ngoài nước ngày 23/9 ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước cải cách thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, sửa đổi Hiến pháp, và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị được gửi tới các cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước và được công bố trên mạng xã hội nói thể chế toàn trị tại Việt Nam với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết điểm, quan liêu, và tham nhũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng cho đất nước về nhiều mặt từ năng lực phát triển tới kinh tế, môi trường, văn hóa, lòng tin nhân dân đối với bộ máy cầm quyền, và cả vấn đề chủ quyền đất nước trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Tuyên bố nhấn mạnh giải pháp cơ bản cho những thử thách hiểm nghèo của đất nước và dân tộc là phải cải cách thể chế, dân chủ hóa đất nước để phát huy đoàn kết và sức mạnh dân tộc.

Các nhân sĩ-trí thức đồng ký tên trong Tuyên bố nói đảng cộng sản Việt Nam tự nhận vì nước, vì dân, phải có trách nhiệm chủ động thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, khởi đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp vốn bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản.
 
Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay...
Tuyên bố nói rằng nếu bản Hiến pháp đang được sửa đổi vẫn tiếp tục duy trì thể chế toàn trị thì dân tộc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều hệ quả khôn lường, nỗi bất bình và thất vọng trong lòng dân càng gia tăng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế càng giảm sút.

Bản Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và đề nghị nhà cầm quyền trao đổi, tranh luận thẳng thắn với các ý kiến phản biện.

Tuyên bố cũng đồng thời lên án các biện pháp chính phủ Hà Nội áp dụng để ngăn cấm, trấn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm là vi hiến, đi ngược lại các Công ước đã ký với quốc tế, và “không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền”.

Tuyên bố hoan nghênh các kiến nghị công dân gần đây như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Công dân Tự do, Tuyên bố phản đối điều luật 258 và khẳng định các biện pháp xây dựng ôn hòa, hợp pháp này thể hiện lòng yêu nước và khát vọng dân chủ của các tầng lớp nhân dân.

Trong Tuyên bố của mình, các nhân sĩ-trí thức cũng kêu gọi xây dựng một Diễn đàn Xã hội Dân sự nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị, thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển theo yêu cầu của một quốc gia dân chủ.
Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị

Nhà báo Phạm Chí Dũng, một trong những người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố, nói với VOA Việt ngữ:

“Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay. Khi đặt bút ký vào Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, không chỉ cá nhân tôi mà nhiều trí thức, nhiều anh em khác luôn mang trên mình một hoài bão, một nguyện vọng là làm sao để đất nước tránh được những sự lộn xộn. Xã hội dân sự là nền tảng để xây dựng nền văn hóa cho dân tộc Việt trong tương lai chứ không phải một nền chính trị vọng ngoại hay một nền chính trị lộn xộn, đấu đá nội bộ lẫn nhau. Con đường của Việt Nam trong có thể là 15 hay 20 năm tới sẽ chỉ là vấn đề ‘xã hội dân sự’ để tạo ra sự đối trọng cần thiết đối với chính quyền, tác động, điều chỉnh chính sách và cả con người trong chính quyền như những gì xã hội các nước Bắc Âu đã làm được trong thế kỷ 20.”

Về hiệu quả mong đợi từ Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, báo Phạm Chí Dũng cho rằng:

“Tôi e rằng tính hiệu quả còn manh nha, chưa cao lắm trong buổi gần như là tiền đề, tiền thân của xã hội dân sự tại Việt Nam. Thật sự hiện nay tại Việt Nam chưa có xã hội dân sự. Muốn có xã hội dân sự, cần có những tổ chức dân sự. Muốn có những tổ chức dân sự cần phải có những nhóm dân sự. Những vấn đề đó ở Việt Nam còn rất manh nha. Cho nên, chủ đích của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Tuyên bố này, theo tôi, chỉ là những điều kiện đầu tiên tiền đề. Chúng ta cần phải có nhiều cố gắng tiếp theo để xây dựng không chỉ một Diễn đàn Xã hội Dân sự trên mạng mà còn là những Diễn đàn công khai truyền bá tư tưởng xã hội dân sự ở Việt Nam, sinh hoạt công khai. Như vậy mới có thể có hiệu quả được.”

Trong ngày công bố, Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị có chữ ký của 130 nhân sĩ, học giả, trí thức trong và ngoài nước. Trong số này có các nhân vật tên tuổi như Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu; ông Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TPHCM; ông Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM; ông Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động; Phó Giáo sư Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

Những người khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự nói họ mong được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Tuyên bố này để thúc đẩy nền dân chủ và tiến bộ của đất nước.

Trà Mi-VOA

http://www.voatiengviet.com/content/nhan-si-tri-thuc-viet-ra-tuyen-bo-doi-cai-cach-chinh-tri/1755150.html





No comments:

Post a Comment