Pages

Saturday, October 29, 2016

TÔN THẤT TẦN =TRUYỆN VUI= NGOẠI CẢM = NASA

BẰNG PHONG * TÔN THẤT TẦN

Thành kính phân ưu

Bằng Phong Đặng Văn Âu (Danlambao) - Nhân đọc lại chuyện nhà văn Vũ Thư Hiên tường thuật về người tù dưới chế độ cộng sản lâu năm Tôn Thất Tần được Dân Làm Báo trích đăng lại, tôi xin kể thêm đôi chút để độc giả tường. Cụ Tôn thất Tần là anh ruột của Nghị sĩ VNCH Tôn Thất Uẩn và bà Tôn Nữ Oanh, tức là bà quả phụ Hà Thúc Ký – Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng. Con gái của cụ Tôn Thất Tần là cô Tôn nữ Giáng Tiên, hiền thê của thi sĩ Trần Mạnh Hảo, là bạn thời thơ ấu của tôi. Tôi lớn tuổi hơn cô Tiên. Nhân được tin cụ Tôn Thất Tần qua đời, tôi xin thành kính chi buồn cùng anh Tôn Thất Uẩn, chị Hà Thúc Ký và cô Tôn nữ Giáng Tiên. Nguyện cầu hương linh người quá cố bình an nơi cõi vĩnh hằng.
Tôi có người anh ruột, tên là Đặng Văn Châu, sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến do luật sư Phan Anh lập ra dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim. Hùm Xám Đặng văn Việt, người anh em thúc bá của tôi, lúc bấy giờ cũng là sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến, nhưng khác chí hướng với ông anh ruột của tôi.
Khi Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 thỏa thuận cho Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, anh Đặng văn Châu lên án Hồ Chí Minh bán nước, công khai xách động sinh viên trong trường nổi loạn. Kết quả, anh tôi bị bắt và bị kết án tử hình. Cụ Tôn Thất Tần cũng là người chống lại Hồ Chí Minh bán nước, bị kết án tù chung thân.

Nhân dịp đọc lại câu chuyện nhà văn Vũ Thư Hiên viết về cụ Tôn Thất Tần, tôi xin kể cho bạn đọc về mẩu đối thoại giữa ông Phan Mỹ (em ruột của luật sư Phan Anh). Anh tôi là bạn học của Phan Mỹ, nên khi anh tôi bị Việt Minh nhốt tù thì Phan Mỹ (đang là đảng viên cộng sản) đến gặp anh tôi để thăm hỏi (một hình thức thẩm vấn của cộng sản?) và giảng giải về Karl Marx để thuyết phục anh tôi tin tưởng hành động Hồ Chí Minh ký hiệp định cho Pháp trở lại Đông Dương là đúng. Phan Mỹ vận động anh tôi tham gia đảng Cộng Sản để được khoan hồng, khỏi bị lãnh án tử hình.

Anh tôi từ chối và nói: “Tại sao toa lại đi theo cộng sản? Hai khối Tư Bản và Cộng Sản là hai thế lực đang ra sức tiêu diệt lẫn nhau. Tại sao cụ Hồ không chọn con đường Trung Lập để tránh cho nhân dân khỏi rơi vào cuộc chém giết? Moa thà chết; chứ không thể nào tham gia vào đảng Cộng Sản để mang tội với đồng bào mình? Biết không thể thuyết phục được anh tôi, Phan Mỹ đành chia tay. Vào thời điểm 1946, anh tôi mới 21 tuổi, xuất thân trường Albert Sarraut, vừa mới đậu chứng chỉ Toán Đại Cương (Math Général) năm trước, mà đã nhìn thấy hiểm họa cộng sản sẽ gây nên cho dân tộc rồi. Trái lại thầy Tạ Quang Bửu, đương kim Hiệu trưởng Trường Thanh Niên Tiền Tuyến, rất giỏi về các ngành khoa học, toán học và triết học, nhưng Thầy Bửu đã sai lầm khi chọn con đường cộng sản.

Anh tôi bị đưa ra pháp trường để bị xử bắn thì vừa đúng lúc quân đội Pháp đổ bộ vào Hà Nội, nhờ đó mà được giải thoát. Thầy (Bố) chúng tôi qua đời vào lúc đất nước ngửa nghiêng, gia đình ly tán. Hai người anh khác của tôi – Đặng văn Bút, Đặng văn Nghiên – đang là sinh viên sắp ra trường Đại Học Hà Nội cũng bị lính của Võ Nguyên Giáp giết chết trong cuộc thanh trừng đảng phái Quốc Gia. Anh Đặng văn Châu của tôi thoát vào Sài Gòn, được người chú ruột là bác sĩ Đặng văn Hồ gửi sang Pháp du học. Vì cần có tiền để sinh sống, anh tôi chọn ngành Marine Marchante (trường này có học bổng hàng tháng) và trở thành người Việt Nam đầu tiên có bằng Viễn Dương Thuyền trường (Commandant Long court) lái tàu xuyên Đại dương. Khi Tổng thống Ngô Đình Diệm về nước, thu hồi nền độc lập từ tay người Pháp, anh tôi được mời về đảm nhiệm chức vụ Directeur Pilotage sông Sài Gòn và đồng thời làm Giám đốc trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ.

Tháng Tư năm 1975, cộng sản chiếm Miền Nam, gia đình anh tôi bị kẹt lại, nhưng là một nhà hàng hải chuyên nghiệp, nên anh tôi đã đưa gia đình vượt biển sang Singapore an toàn và định cư tại Pháp. Anh tôi qua đời tại Pháp năm 2009 và các con đã đưa tro cốt của anh về chôn cất tại nghĩa trang dòng họ Đặng tại làng Nho Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2011. Nhân dịp đó, tôi đã liều mạng về nước để tham dự buổi lễ chôn cất tro cốt anh mình vào lòng đất Mẹ và để quỳ lạy Tổ tiên. Đây là lần về nước cuối cùng cho đến khi chế độ cộng sản bị lật đổ.
Bằng Phong Đặng Văn Âu

Tuesday, November 5, 2013

TRUYỆN VUI VIỆT NAM

image

ĐỔ XĂNG ÔM


Đứt gánh giữa đường ở tuổi 25, chị không đi bước nữa. Đi đâu chị cũng tuyên bố chị  ở vậy  hy sinh hạnh phúc bản thân  cho con cái, cho tổ quốc.Thực tình chị chẳng hay đầu mày cuối mắt với ai, hằng ngày chỉ chăm chú vào việc bán xăng lẻ kiếm tiền nuôi con. Nhưng “ong” vờn quá nhiều khiến chị ngày càng làm duyên làm dáng và nhận ra rằng mình đẹp. Và mình phải khôn ngoan tận dụng cái vốn trời cho miễn sao không phạm thuần phong mỹ tục và đạo đức bác Hồ là được. Không phải là nhà “ong học” chị vẫn biết tỏng con nào tơ, con nào già, con nào la cà cho vui, con nào bay tới bay lui để đặt mục tiêu... oanh tạc.


Một anh chàng gốc rễ ở đây, vậy mà vẫn “đi lạc” vào nhà chị, vờ hỏi thăm đường. Rồi anh bảo chị đổ xăng. Cổ áo trễ tràng, chị cúi xuống… Ôi chao! Anh thấy lâng lâng như vừa uống rượu. Rồi anh bông lơn, hỏi mồ chồng cỏ héo chưa em? Cặp mắt gợi tình, chị nói em quạt mỏi tay rồi mà chưa héo. Anh nói hay là em nhổ cho nhanh?


image
Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa


Anh móc ví tính tiền. Chị đứng sát sạt bên anh. Hương thiếu phụ át cả mùi xăng làm anh mê mẩn. Chị chủ động rút tờ hai trăm ngàn trong ví anh, nói vô nhà em thối lại nhé. Anh sướng rơn, nghĩ bụng chắc con cá “đói” đang cắn câu. Chị đứng lấp lửng ở cửa buồng, bất ngờ tát yêu anh, nói anh đẹp “chai” lắm. Mặt mày đờ đẫn, anh ôm choàng chị. Anh vừa định đi xa hơn thì chị khẽ đẩy anh ra, nói để khi khác, con bé em đi học sắp về. Tiền thối đây anh. Anh nói thôi, bo cho em.

image


Từ đó anh thường than với bà xã, rằng xăng đã lên lại còn bị đổ thiếu, tiền xăng coi vậy mà bộn em ơi. Sau lời than, anh có vài trăm từ sự cảm thông của vợ.


image


Một lần đi nhậu thịt dê, bàn anh và bàn kế bên không hẹn mà cùng nói về chị bán xăng. Anh chưng hửng, thì ra con nhỏ này  có tinh thần cộng sản, “ban phát” của quý cho mọi người chứ không chủ trương độc quyền tư hữu.  Anh ngồi im lặng, sượng sùng. Một ông nói chúng mình  là "đồng chí anh em", đã “chung một điểm rơi” sao không ghép bàn ngồi với nhau theo tinh thần tập thể , đồng hội đồng thuyền?

 Sau màn cụng ly thề “đừng cho vợ biết”, các ông tranh nhau kể “tình tôi với nàng đẹp nhất trần gian”. Ông thì kể nàng tình tự với tao thế này, ông thì kể nàng âu yếm tao thế kia. Ông thì nói tao là người tiên phong số một vào lối vườn đào. Có ông còn bạo miệng kể, gần đến lúc “cao điểm” thì con bé nàng về. Xui thế!

image


Cuối cùng ai cũng ngã ngửa vì em này rất công bằng, theo tinh thần xã hội chủ nghĩa, một xã hội không giai cấp, không phân biệt đối xử. Gặp ai nàng  cũng diễn cùng một vở: từ khâu gợi tình cho đến khâu “gợi” tiền. Một ông nhăn nhó, nói nó đổ loại xăng gì mà xe tui cứ nổ lụp bụp, đi cà giựt cà tưng. Cả bọn mặt nghệch ra, ai cũng “ngậm ngùi” nói xe tui khác gì xe ông. Lão chủ quán đi ngang cười ha hả: “Đổ xăng ba lăng nhăng thì phải thế thôi”.


“Phiên tòa” cấp thôn

image


Dạo này người làng hay xì xào về vụ “xăng ôm” với một lô tên tuổi quý anh “khả kính”. Mấy bà vợ “có quyền và nghĩa vụ liên quan” nhảy dựng lên, rật rật tìm nhau bàn tính và quyết định hai điều: Một là chồng ai nấy… dạy. Hai là gửi đơn cho thôn đề nghị kiểm điểm con mẹ bán xăng vì hành vi “treo mỡ trước miệng mèo”, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa địa phương, nhất là xã ta đã được đảng ban biển phong tặng "xã văn hóa"!

image
Trưởng thôn xử phiên tòa


Điều  quan trọng nhất là phải tuân theo nghị quyết của hội nghị trung ương X chống tham ô, trụy lạc nếu không các ông lại theo gương cựu Tổng bí thư đem 9 trăm triệu đô mua cái lá đa thì tan nhà nát cửa. Họ vận động các bà vợ đại cán xã thôn lập cuộc "phê và tư phê" cấp xã thôn.  Do đó mà có phiên tòa cấp xã.

-Xã hỏi vì sao cô bán xăng?

 Thưa các anh cán bộ,  em bán xăng vì nước nào cũng cần xăng, ai đi xe cũng cần xăng. Xăng là hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân nên em bán xăng để phục vụ nhân dân.
-Bán xăng thì bán, sao lại ôm?
Em bán xăng, hai tay đổ xăng làm sao mà ôm như mấy cô bia ôm, karaoké ôm, cà phê ôm, oan cho em quá! Khi em đổ xăng, mấy ảnh lợi dụng ôm em. em bị người ta ôm chứ em có ôm ai đâu!

-Tại sao cô không xô  khách ra ?

Chị đáp, xô ra thì xăng đổ. Lỗ em ai chịu? Hơn nữa, chính đảng ta hô hào rằng "khách hàng là thượng đế". Em đâu dám chống đối thượng đế. Em sợ bị các ngài ghép là tội "phản động", bắt em bỏ tù thì ai nuôi con em!
-Vậy sao cô lấy tiền bo? - thôn hỏi tiếp.

Chị lại thưa, đó là tiền lẻ mấy ảnh cho em vì cám cảnh mẹ giá con côi. Em chỉ lấy mấy đồng lẻ thôi trong khi có người lấy mấy tỷ đồng USD  cho gái , có ai dám nói đâu!

-Cô có biết là cô đang treo mỡ trước miệng mèo không?

Chị nổi tức, nói:   Lạ hè, tui có mỡ tui treo, ai có mèo nấy giữ chớ! Thiên hạ bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp cũng là "mỡ treo miệng mèo"  mà mèo không thèm rớ tới. Còn tụi theo ông bà dạy"Tốt khoe xấu che", tôi đâu có khoe cái xấu, cái xấu thì tôi che đậy kín đáo, tôi đâu  có xâm phạm gì  ai đâu! Các anh la em như vậy thiệt oan em quá!
image
Add caption

Xã phải cho chị về. Ra đến thềm, chị quay lại, mắt long lanh, nói: “Bữa nào mấy anh ghé em đổ xăng cho vui, héng!”.Em sẽ vui vẻ phục vụ các anh từ A đến Z...
Chị ra về, các cán bộ  xã cười nói rôm rả: " chị ta đẹp lại lý luận giỏi giang . Chị có tài hơn Đứt Miệng và Trọng Lú. Biết đâu mai mốt chị ta làm Tổng bí thư của tụi mình!

Monday, November 4, 2013

VĂN QUANG * NGOẠI CẢM



                         “NGOẠI CẢM THẬT VÀ NGOẠI CẢM DỞM”
Dư luân tại VN đang bùng lên dữ dội và được mọi người theo dõi hiện nay không còn là chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân bị tử vong xuống sông để phi tang nữa. Tội ác quá tàn độc của một BS bị lên án gay gắt nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy ai chịu trách nhiệm cả. Phường đổ cho xã, xã đổ cho quận, quận nhận “sai chút đỉnh”, đỡ đòn cho Sở Y Tế Thành Phố, nhưng lại viện dẫn hàng chục khó khăn để bào chữa. Còn bà Bộ trưởng Bộ Y tế thì thấy “xót xa, khổ tâm, day dứt” và cũng thanh minh: "Cả nước có gần 300 thanh tra, trong đó tập trung chủ yếu ở Hà Nội, có tỉnh chỉ có 2-3 thanh tra; trong khi có rất nhiều lĩnh vực khác nhau không thể kiểm tra hết được”
. Cứ đá qua đá lại, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phải chỉ ra lỗ hổng trong cơ chế quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân,đề nghị Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội rà soát trách nhiệm của cơ quan quản lý và địa phương trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Chưa có cơ quan nào, chưa có một vị “lãnh đạo” nào đứng ra thẳng thắn nhận “lỗi ấy của tôi”. Họ sợ cái gì? Sợ mất uy tín hay mất ghế? Thật ra, không cần ai từ chức cũng được, cũng là cái “thói quen” không có “văn hóa từ chức” trong thời đại này thôi. Nếu có một cơ quan hay một “nhân vật nào đó” đứng ra nhận lỗi, dư luận sẽ bớt giận dữ hơn bây giờ nhiều.
Như lời ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm việc ở Đà Nẵng “cán bộ phải biết học tập văn hóa xấu hổ”, đến nay dường như chưa có ai chịu học cả. Từ chuyện lười học văn hóa xấu hổ mới đẻ ra chuyện không có văn hóa từ chức.Tuy nhiên chuyện đó không đáng bàn nhiều. Chuyện hôm nay tôi bàn đến là chuyện khác, câu chuyện về tâm linh trong mỗi con người chúng ta. Có người tin điều này, có người tin vào điều khác và cũng có thể có người không tin vào điều gì cả. Cái quyền tự do ấy không ai bắt buộc ngược xuôi được và cũng chẳng có điều luật nào ngăn cấm cho hay không cho. Mà dù có ngăn cấm cũng vô ích, bởi niềm tin đó nằm sâu xa trong tâm tưởng mỗi người. 
Tin hay khôngCụ thể hơn, tôi chỉ muốn tường trình cùng bạn đọc những sự việc đã và đang xảy ra tại VN về vấn đề được gọi là “những nhà ngoại cảm”. Tôi cũng xin minh xác ngay, ở đây tôi không chỉ trích, phản đối hay ủng hộ việc làm của những nhà được gọi là “nhà ngoại cảm” ở VN hiện nay. Bới, thú thật với bạn đọc, chính tôi cũng chưa biết có nên tin hay không. Chưa từng tận mắt chứng kiến cảnh đi tìm hài cốt hoặc được nghe những người đã mất nhập hồn về nói chuyện với người còn sống. 
Nhưng câu chuyện về những sự hiển linh, về những cuộc đối thoại giữa người cõi âm và người trần thế thì tôi nghe nhiều rồi. Chắc một số bạn đọc cũng ở trong tình trạng đó. Tôi chỉ nghĩ rằng chuyện tâm linh và những người có khả năng đặc biệt để giao tiếp với những điều bí ẩn là có thật, nhưng không nhiều. Những kẻ lợi dụng lòng tin lại quá nhiều. Chuyện đó vẫn âm ỷ chảy trong đời sống của chúng ta. Thât giả lẫn lộn là chuyện khó phân biệt rõ ràng, nhất là trong thế giới tâm linh. Nhưng tại sao đến bây giờ làn sóng dư luận mới bùng lên như một cơn bão. 
Trước hết vì hai lý do. 1- Đài Truyền Hình VN – VTV1– mới đây có môt “chuyên đề” về vấn đề này mà mục đích chính là vạch mặt chỉ tên những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân. 2- Ngay sau vụ bà Lê Thị Thanh Huyền bị BS thẩm mỹ ném xuống sông Hồng, gia đình nạn nhân đã dồn hết công sức vào việc tìm kiếm, trong đó có cả việc mời nhà ngoại cảm cùng lên thuyền với toán thợ lặn tìm kiếm. Nhưng cho đến khi tôi viết bài này đã là nửa tháng trôi qua, thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy. Cho nên dư luận vẫn cứ sôi sùng sục, hầu hết các báo đều thi nhau đưa tin tức mới nhất về vụ này. Có hàng trăm câu chuyện được kể, có hàng ngàn ý kiến độc giả góp tiếng nói. Có thể viết thành một tập sách dầy vài trăm trang khiến bạn đọc bối rối. Ở đây, tôi chỉ xin tóm tắt những sự kiện chính để bạn đọc tìm hiểu vấn đề dễ dàng hơn.


Đài Truyền hình VN “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Youtube có tên VTV Đài Truyền Hình Việt Nam đã đăng tải một phóng sự gây sốc cho rất đông quần chúng tin vào năng lực của những nhà ngoại cảm. VTV đã đưa ra khá nhiều thông tin và bằng chứng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng. Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời các nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người.

Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.Chương trình này cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm. Như vụ ông Hoàng Chí Kiên bị hành quyết. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng này đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 
Khi đem kiểm định, phần xương mà bà Bích Hằng mang về lại là mảnh sành vụn và 1 chiếc răng lợn. Sau vụ việc trên bà Bích Hằng vẫn tiếp tục đi tìm hài cốt và không có bất cứ lời giải thích nào. Sau đó bà Bích Hằng được mời đến tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, người bị BS Tường mới “thủ tiêu xác” bằng cách ném xuống sông Hồng, đoạn cầu Thanh Trì. 
Nhưng bà Bích Hằng từ chối bởi sau khi bị Đài TH và báo chí phanh phui bà không còn tinh thần làm việc này nữa. Có người còn cho rằng trước đây bà Hằng có thể có khả năng ngoại cảm, nhưng từ khi sinh đứa con thứ hai, bà đã mất khả năng ấy nên càng về sau bà đều có ngoại cảm sai hết. Đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân Vụ “tấn công” bà Bích Hằng đã gây ra nhiều tranh cãi gay gắt. Đáng chú ý nhất, sau khi VTV1 phát sóng, Đại tá Hàn Thụy Vũ với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam –chua xót khi nói về vụ việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận. 

Bài viết của ông rât dài, tôi chỉ tóm tắt vài điểm chính. Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học.t;Ông cón nói “Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”.>“Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước”. 
Ông Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1900 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong thời gian lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất….Một nhà ngoại cảm khác cũng bị “tấn công” Ngoài bà Phan Thị Bích Hằng, chương trình VTV1 còn tiếp tục “vạch mặt” một nhà ngoại cảm khác là Vũ Thị HòaĐồng Nai).Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. 
Vụ này cũng bị ông Hà Văn Tuấn - con trai của liệt sĩ Hà Văn Bào (1933-1969) và ông Phạm Văn Chiến là cháu của liệt sĩ Phạm Văn Lựu (1948-1969) đã gửi đơn tới VTV vì phần phê phán "nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa. Ông Tuấn viết: "Tôi khẳng định không có sự tạo hiện trường giả, bởi vì đất nơi bố tôi nằm rất chắc, được bồi đắp bao năm nay nên nếu là giả thì chúng tôi nhận thấy ngay.Hơn nữa, cô Hòa làm giả để làm gì, vì cô không nhận một đồng tiền nào khi giúp gia đình tôi. 
Phạm Văn Chiến, cháu của liệt sĩ Phạm Văn Lựu (1948-1969) cũng cho biết nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa đã giúp gia đình ông tìm hài cốt 2 liệt sĩ trong gia đình ông là bác ruột (vào ngày 28/4/2013) và chú ruột của ông (30/9/2013). Bên “tấn công” ráo riết, không thương tiếc, bên bênh vực rất cương quyết, bên nào cũng có những bằng chứng “đáng tin nhất” khiến dân VN cứ như đứng giữa sa mạc. Vài mánh khóe lừa tinh vi


Bên cạnh đó, rất nguồn tin dẫn chứng còn có nhiều nhà ngoại cảm hoàn toàn không có khả năng này, nhưng thấy “làm ăn khá” nên nhào vô kiếm chác với hàng trăm kiểu lừa đảo tinh vi. Tạm thời có thể kể ra một số mánh lới lừa bịp đó.
- Kiều lừa đảo cao cấp.- Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tin học ứng dụng - UIA) cũng cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam: “Tôi cũng biết được một thủ đoạn là dùng hóa chất, dược liệu để đánh lừa cảm giác, đánh gục ý thức của người đến xem. Nếu dùng quá liều sẽ gây những tác dụng phụ rất lớn”.
Chính loại hóa chất “lạ” này đã tác động gây ảo giác để rồi sau đó, người đi tìm mộ đã hoàn toàn bị nhà ngoại cảm điều khiển.
- Kiều lừa đảo có “đồng minh” công tác
Các nhà ngoại cảm nuôi một đội quân chuyên đi nghe ngóng thông tin của các gia đình đi tìm mộ. Đội quân này được trang bị đầy đủ điện thoại, chi phí…Sau đó, đội “thám tử” báo cáo lại thông tin thu thập được cho “nhà ngoại cảm”. Nhà ngoại cảm lại dùng những thông tin này để “ra đòn” phủ đầu với tín chủ. Cho nên nhà ngoại cảm nói vanh vách họ tên, tình nết, hình dáng mọi người trong gia đình. Gọi hồn về nói chuyện khóc lóc, kể lể toàn sự thật vái chục năm xưa. Như thế nhà nào cũng cúi đầu thán phục và cho tới bây giờ vẫn cứ cho là “đúng quá”, “thần kỳ nhất thiên hạ”.

- Dựng hài cốt giả


Không tốn kém như việc dùng hóa chất, dược liệu hay “thám tử riêng”, một số nhà ngoại cảm tự xưng lại còn mất nhân tính hơn khi dựng mộ giả nhằm tung tin đó là phần mộ của người đã khuất. Nhà ngoại cảm dởm cùng đồng bọn, tạo ra những nấm mộ giả, chôn sẵn xương cốt, đôi khi còn có một lọ thủy tinh như lọ penicilline ghi tên tuổi người quá cố. Sau đó làm môt màn “lên đồng” ngay bên mộ, nói chuyện với người cõi âm!
- Với vài thủ đoạn nham hiểm như trên, nhà “ngoại cảm dởm” đã dễ dàng chiếm được niềm tin của mọi người. Và cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy lúc cả nước nức tiếng linh thiêng. Chưa thể thống kê hết được đã có bao nhiêu gia đình bị móc túi hàng trăm triệu cho đến bây giờ vẫn chưa tin mình bị lừa.
Vụ lừa đảo “ngon” nhất, ẵm gọn gần 8 tỉ đồng
Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, trước đây, thông qua một số người giới thiệu, bà Phan Thị Thuộc - lúc đó là quyền Chủ tịch Công đoàn NHCSXH - đến gặp ông Nguyễn Thanh Thúy đặt vấn đề phối hợp tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ.
Sau đó, hai bên đã ký thỏa thuận, Công đoàn NHCSXH sẽ trả 75 triệu đồng/mỗi bộ hài cốt liệt sĩ (HCLS) mà ông Thúy tìm được. Sau đó, ông Thúy sẽ chỉ vị trí để tìm kiếm. Tại nơi tìm kiếm, hầu hết ông Thúy không phân biệt được đó là hài cốt của liệt sĩ nào, chỉ đưa ra kết luận là HCLS.


Ông Thúy đã tìm được hơn 100 bộ “hài cốt liệt sĩ”. Đồng nghĩa với việc 75 triệu nhân với 100, cơ quan này đã trả cho nhà ngoại cảm này số tiền gần 8 tỉ đồng.


Công đoàn NHCSXH thuê ông Thúy tìm HCLS, thì phải biết được chính xác những bộ hài cốt tìm được thực sự là HCLS thì mới trả tiền. Đằng này, họ chưa biết đó có phải là HCLS hay không vẫn trả đủ tiền, lên tới khoảng 8 tỉ đồng.
Ông Thúy còn hợp tác với NHCSXH một vài lần khác cũng với cái giá trên trời ấy.
Sự dễ dãi thái quá này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa “nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy và Công đoàn NHCSXH.
Cũng cần biết thêm, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực chất là 1 quỹ của Nhà nước lập ra để hỗ trợ đối tượng chính sách, già đình nghèo khó và sinh viên học sinh. Trong khi những người mang danh được hỗ trợ đói nhăn răng thì các quan cứ tiêu tiền nhà nước vào những việc lãng nhách, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
'Nhà tâm linh' bị bắt vì nghi lừa đảo tìm mộ liệt sĩ
Chính vì vụ lừa đảo trắng rợn này, sáng 28/10, Công an tỉnh Quảng Trị, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị công bố quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54 tuổi) và Mẫn Thị Duyên (41 tuổi, cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).
Hai nghi can bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Công an tỉnh Quảng Trị sau đó khám xét nơi ở của Thúy và Duyên, đưa các nghi can về tỉnh Quảng Trị để điều tra.
Trong khi khám xét, trên chiếc xe Toyota Land Cruiser Prado của Thúy, CA phát hiện một còng số 8, dùi cui điện, dao dài 58cm (cả cán), một dao bấm và một dao nhọn.
Vài nét về chân dung “cậu Thủy”
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.
Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “ngoại cảm”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”.
Muốn tìm kiếm mồ mả, người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0,5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.
Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng, nhà cửa, xe cộ sang hơn quan.


Các nhà ngoại càm đang “ăn có” vụ tìm thi thể bà Huyền


Trong thời gian tìm kiếm thi thể nạn nhân bị BS Tường ném xuống sông Hồng, những ngày vừa qua, đã có gần chục người tự xưng là "nhà ngoại cảm" từ khắp nơi đến khu vực cầu Thanh Trì nhằm giúp tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Đáng chú ý, có người còn "lao xuống sông" để... nhập hồn nạn nhân. Tuy nhiên, trong những lời phán đoán của các nhà ngoại cảm, có người cho rằng thi thể bị cát vùi, sâu lắm, sợ không tìm được.
Hôm 25/10, một người phụ nữ mặc áo khoác vàng, quàng khăn vàng đến hiện trường và tự xưng là nhà ngoại cảm để tìm xác nạn nhân. Sau khi thắp hương khấn vái, người phụ nữ này cùng đội thợ lặn và anh Huy, chồng nạn nhân, xuống thuyền cùng tìm kiếm xác nạn nhân. Ngay khi ra giữa sông, "nhà ngoại cảm" này đã được chị Huyền "nhập hồn" rồi ôm lấy anh Huy hét lên: "Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi".
Sau khi lên bờ, "nhà ngoại cảm" này vẫn khóc lóc vật vã: "Hôm qua chị ấy nhập vào người em rồi hiển linh bắt em đi xuống đây bằng được lúc 18 giờ. Em lẽ ra không dám đi vì trời tối nhưng chị ấy bắt em đi nên không thể không đến được”. Nhưng rồi vẫn chỉ là vô vọng.
Liên tiếp vào chiều cùng ngày, chừng 10 "nhà ngoại cảm" tự xưng khác cũng đã tìm đến hiện trường mong được cùng tham gia tìm kiếm thi thể chị Huyền. Song thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Trước diễn biến này, anh Huy, chồng nạn nhân, đã bày tỏ: "Thực sự bây giờ tôi rất mệt mỏi. Các nhà ngoại cảm kia gia đình tôi không nhờ, tôi cũng không muốn bàn luận về họ nữa".
Em trai chị Huyền bực tức hơn, gọi điện thoại báo cho lực lượng công an đến để dẹp các nhà ngoại cảm. Anh cho biết: “Nhà ngoại cảm đến cũng nhiều, ai cũng nói là ở đây, cứ tìm sẽ có tin vui nhưng đến nay đã có gì đâu”. Anh nói “Toàn cào cào, châu chấu đến để kiếm miếng ăn, gia đình thật sự mệt mỏi vì những nhà ngoại cảm như thế này rồi”. Nghe tin có công an tới, các nhà ngoại cảm chuồn ngay lên trên bờ để tránh gặp.
Bằng mọi giá phải tìm bằng được thi thể chị Huyền
Đến nay gia đình chị Huyền đã đặt nghi ngờ là BS Tường không ném xác chị Huyền xuống sông, có thể BS này đã cắt nhỏ thi thể nạn nhân chôn ở đâu đó trên bờ. Tuy nhiên theo Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội vẫn tin là BS Tường đã ném xác chị Huyền xuống sông, có những nhân chứng phát hiện điều này. Ông nói, bằng mọi giá phải tìm được xác chị Huyền còn để chứng minh, xác định đúng tội danh đối với đối tượng Nguyễn Mạnh Tường. CA Hà Nội nhất định không bỏ cuộc. Cuôc tìm kiếm vẫn tiếp tục và sẽ dùng lưới gắn móc câu thép kéo rê dọc sông với hy vọng sớm tìm được xác nạn nhân.


Đó là những sự thật qua dư luận, không biết từ nay còn ai tin tưởng hoàn toàn vào các “nhà ngoại cảm” dù có danh tiếng hay không. Nó kéo theo sự ế ẩm của hàng loạt những “trung tâm thẩm mỹ” ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhất là các bà ở VN hoặc cũng có nhiều bà nước ngoài về VN làm phẫu thuật thẩm mỹ cho rẻ, cần đề phòng hết sức cẩn thận. Phải tìm đến những trung tâm được cấp giấy phép, có cơ sở đàng hoàng. Tốt nhất nên đi cùng một người thứ hai đề phòng mọi bất trắc. Ở đây mọi chuyện “liều lĩnh” đều có thể xảy ra. Tôi đã từng thưa với các cụ là không liều thì không sống ở VN được.
Văn Quang – 01-11-2013



“Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy tức cậu Thủy bị bắt tại nhà




Biệt thự sang trọng của vợ chồng cậu Thủy, cậu còn nhiều tài sản ở quanh vùng lên tới hàng chục tỉ đồng.




Sau khi làm ra vẻ được chị Huyền "nhập hồn" nhà ngoại cảm này ôm lấy anh Huy hét lên, “Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi"! Nhưng… kết quả vẫn chẳng có gì biến chuyển.




Tại khu vực chân cầu Thanh Trì (Hà Nội), người nhà nạn nhân vẫn kiên trì tổ chức tìm kiếm.
Vài mánh khóe lừa tinh vi

Bên cạnh đó, nguồn tin dẫn chứng còn có nhiều nhà ngoại cảm hoàn toàn không có khả năng này, nhưng thấy “làm ăn khá” nên nhào vô kiếm chác với hàng trăm kiểu lừa đảo tinh vi. Tạm thời có thể kể ra một số mánh lới lừa bịp đó.

Kiểu lừa đảo cao cấp

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tin học ứng dụng - UIA) cũng cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam, “Tôi cũng biết được một thủ đoạn là dùng hóa chất, dược liệu để đánh lừa cảm giác, đánh gục ý thức của người đến xem. Nếu dùng quá liều sẽ gây những tác dụng phụ rất lớn.”

Chính loại hóa chất “lạ” này đã tác động gây ảo giác để rồi sau đó, người đi tìm mộ đã hoàn toàn bị nhà ngoại cảm điều khiển.

Kiều lừa đảo có đồng minh công tác

Các nhà ngoại cảm nuôi một đội quân chuyên đi nghe ngóng thông tin của các gia đình đi tìm mộ. Đội quân này được trang bị đầy đủ điện thoại, chi phí… Sau đó, đội “thám tử” báo cáo lại thông tin thu thập được cho “nhà ngoại cảm.” Nhà ngoại cảm lại dùng những thông tin này để “ra đòn” phủ đầu với tín chủ. Cho nên nhà ngoại cảm nói vanh vách họ tên, tính nết, hình dáng mọi người trong gia đình. Gọi hồn về nói chuyện khóc lóc, kể lể toàn sự thật vái chục năm xưa. Như thế nhà nào cũng cúi đầu thán phục và cho tới bây giờ vẫn cứ cho là “đúng quá,” “thần kỳ nhất thiên hạ.”

Dựng hài cốt giả

Không tốn kém như việc dùng hóa chất, dược liệu hay “thám tử riêng,” một số nhà ngoại cảm tự xưng lại còn mất nhân tính hơn khi dựng mộ giả nhằm tung tin đó là phần mộ của người đã khuất. Nhà ngoại cảm dởm cùng đồng bọn, tạo ra những nấm mộ giả, chôn sẵn xương cốt, đôi khi còn có một lọ thủy tinh như lọ penicilline ghi tên tuổi người quá cố. Sau đó làm môt màn “lên đồng” ngay bên mộ, nói chuyện với người cõi âm!

Với vài thủ đoạn nham hiểm như trên, nhà “ngoại cảm dởm” đã dễ dàng chiếm được niềm tin của mọi người. Và cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy lúc cả nước nức tiếng linh thiêng. Chưa thể thống kê hết được đã có bao nhiêu gia đình bị móc túi hàng trăm triệu cho đến bây giờ vẫn chưa tin mình bị lừa.
Vụ lừa đảo ngon nhất, ẵm gọn gần 8 tỉ đồng
Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) cho biết, trước đây, thông qua một số người giới thiệu, bà Phan Thị Thuộc - lúc đó là quyền Chủ tịch Công đoàn NHCSXH - đến gặp ông Nguyễn Thanh Thúy đặt vấn đề phối hợp tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ.

Sau đó, hai bên đã ký thỏa thuận, Công đoàn NHCSXH sẽ trả 75 triệu đồng (hơn $3,500 đô)/mỗi bộ hài cốt liệt sĩ (HCLS) mà ông Thúy tìm được. Sau đó, ông Thúy sẽ chỉ vị trí để tìm kiếm. Tại nơi tìm kiếm, hầu hết ông Thúy không phân biệt được đó là hài cốt của liệt sĩ nào, chỉ đưa ra kết luận là HCLS.

Ông Thúy đã tìm được hơn 100 bộ “hài cốt liệt sĩ.” Đồng nghĩa với việc 75 triệu nhân với 100, cơ quan này đã trả cho nhà ngoại cảm này số tiền gần 8 tỉ đồng.

Công đoàn NHCSXH thuê ông Thúy tìm HCLS, thì phải biết được chính xác những bộ hài cốt tìm được thực sự là HCLS thì mới trả tiền. Đằng này, họ chưa biết đó có phải là HCLS hay không vẫn trả đủ tiền, lên tới khoảng 8 tỉ đồng ($380,000 đô).

Ông Thúy còn hợp tác với NHCSXH một vài lần khác cũng với cái giá trên trời ấy.

Sự dễ dãi thái quá này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa “nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy và Công đoàn NHCSXH.

Cũng cần biết thêm, Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) thực chất là 1 quỹ của Nhà nước lập ra để hỗ trợ đối tượng chính sách, gia đình nghèo khó và sinh viên học sinh. Trong khi những người mang danh được hỗ trợ đói nhăn răng thì các quan cứ tiêu tiền nhà nước vào những việc lãng nhách, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
'Nhà tâm linh' bị bắt vì nghi lừa đảo tìm mộ liệt sĩ
Chính vì vụ lừa đảo trắng rợn này, sáng 28/10, Công an tỉnh Quảng Trị, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị công bố quyếtđịnh khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54 tuổi)và Mẫn Thị Duyên (41 tuổi, cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).

Hai nghi can bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Công an tỉnh Quảng Trị sau đó khám xét nơi ở của Thúy và Duyên, đưa các nghi can về tỉnh Quảng Trị để điều tra.

Trong khi khám xét, trên chiếc xe Toyota Land Cruiser Prado của Thúy, công an phát hiện một còng số 8, dùi cui điện, dao dài 58cm (cả cán), một dao bấm và một dao nhọn.
Vài nét về chân dung cậu Thủy
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.

Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “ngoại cảm,” tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy.”

Muốn tìm kiếm mồ mả, người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0.5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.

Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng, nhà cửa, xe cộ sang hơn quan.
Các nhà ngoại càm đang ăn có vụ tìm thi thể bà Huyền
Trong thời gian tìm kiếm thi thể nạn nhân bị BS Tường ném xuống sông Hồng, những ngày vừa qua, đã có gần chục người tự xưng là "nhà ngoại cảm" từ khắp nơi đến khu vực cầu Thanh Trì nhằm giúp tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Đáng chú ý, có người còn "lao xuống sông" để... nhập hồn nạn nhân. Tuy nhiên, trong những lời phán đoán của các nhà ngoại cảm, có người cho rằng thi thể bị cát vùi, sâu lắm, sợ không tìm được.

Hôm 25/10, một người phụ nữ mặc áo khoác vàng, quàng khăn vàng đến hiện trường và tự xưng là nhà ngoại cảm để tìm xác nạn nhân. Sau khi thắp hương khấn vái, người phụ nữ này cùng đội thợ lặn và anh Huy, chồng nạn nhân, xuống thuyền cùng tìm kiếm xác nạn nhân. Ngay khi ra giữa sông, "nhà ngoại cảm" này đã được chị Huyền "nhập hồn" rồi ôm lấy anh Huy hét lên, “Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi.”

Sau khi lên bờ, bà này vẫn khóc lóc vật vã, “Hôm qua chị ấy nhập vào người em rồi hiển linh bắt em đi xuống đây bằng được lúc 18 giờ. Em lẽ ra không dám đi vì trời tối nhưng chị ấy bắt em đi nên không thể không đến được.” Nhưng rồi vẫn chỉ là vô vọng.

Liên tiếp vào chiều cùng ngày, chừng 10 "nhà ngoại cảm” tự xưng khác cũng đã tìm đến hiện trường mong được cùng tham gia tìm kiếm thi thể chị Huyền. Song thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Trước diễn biến này, anh Huy, chồng nạn nhân, đã bày tỏ, “Thực sự bây giờ tôi rất mệt mỏi. Các nhà ngoại cảm kia gia đình tôi không nhờ, tôi cũng không muốn bàn luận về họ nữa.”

Em trai chị Huyền bực tức hơn, gọi điện thoại báo cho lực lượng công an đến để dẹp các nhà ngoại cảm. Anh cho biết, “Nhà ngoại cảm đến cũng nhiều, ai cũng nói là ở đây, cứ tìm sẽ có tin vui nhưng đến nay đã có gì đâu. Anh nói: Toàn cào cào, châu chấu đến để kiếm miếng ăn, gia đình thật sự mệt mỏi vì những nhà ngoại cảm như thế này rồi.” Nghe tin có công an tới, các nhà ngoại cảm chuồn ngay lên trên bờ để tránh gặp.
Bằng mọi giá phải tìm bằng được thi thể chị Huyền
Đến nay gia đình chị Huyền đã đặt nghi ngờ là BS Tường không ném xác chị Huyền xuống sông, có thể BS này đã cắt nhỏ thi thể nạn nhân chôn ở đâu đó trên bờ. Tuy nhiên theo Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội vẫn tin là BS Tường đã ném xác chị Huyền xuống sông, có những nhân chứng phát hiện điều này. Ông nói, bằng mọi giá phải tìm được xác chị Huyền cònđể chứng minh, xácđịnh đúng tội danh đối với đối tượng Nguyễn Mạnh Tường. Công an Hà Nội nhất định không bỏ cuộc. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục và sẽ dùng lưới gắn móc câu thép kéo rê dọc sông với hy vọng sớm tìm được xác nạn nhân.

Đó là những sự thật qua dư luận, không biết từ nay còn ai tin tưởng hoàn toàn vào các “nhà ngoại cảm” dù có danh tiếng hay không. Nó kéo theo sự ế ẩm của hàng loạt những “trung tâm thẩm mỹ” ở Hà Nội và Sài Gòn.

Nhất là các bà ở VN hoặc cũng có nhiều bà nước ngoài về VN làm phẫu thuật thẩm mỹ cho rẻ, cần đề phòng hết sức cẩn thận. Phải tìm đến những trung tâm được cấp giấy phép, có cơ sở đàng hoàng. Tốt nhất nên đi cùng một người thứ hai đề phòng mọi bất trắc. Ở đây mọi chuyện “liều lĩnh” đều có thể xảy ra. Tôi đã từng thưa với các cụ là không liều thì không sống ở VN được.

Văn Quang (1-11-2013)


TIN KHOA HỌC

 Phát hiện hàng tỉ hành tinh giống như Trái Đất



CỠ CHỮ
Các nhà khảo cứu nói rằng có hằng tỉ hành tinh giống như Trái Đất trong giải Ngân Hà của chúng ta xoay quanh các tinh tú giống như mặt trời của chúng ta.

Sử dụng dữ liệu thâu thập được bỡi đài quan sát không gian Kepler của cơ quan NASA, các nhà thiên văn giờ đây ước tính rằng khoảng một trong năm ngôi sao giống như mặt trời có những hành tinh gần kích cỡ của Trái Đất và cũng có nhiệt độ trên mặt cho phép phát triển đời sống.

Điều đó có nghĩa là có ít nhất 8,8 tỉ ngôi sao với những hành tinh tầm cỡ như Trái Đất trong vùng có nhiệt độ có thể ở được.

Cuộc khảo cứu này được công bố hôm thứ Hai trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.

Chuyến công tác Kepler đã đình chỉ không đưa ra chi tiết trong việc săn lùng đời sống trên các hành tinh khác, như là các hành tinh này có một khí quyển, có oxygen hay nước để yểm trợ đời sóng hay không.

Các khoa học gia nói rằng giai đoạn kế tiếp là tìm kiếm các khí quyển trên những hành tinh này với các viễn vọng kính không gian mạnh sẽ được phóng đi. Việc đó sẽ gặt hái được thêm những manh mối về việc những hành tinh này có dung chấp đời sống hay không.
CỠ CHỮ
Kent Klein
Những cáo buộc về việc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) nghe lén thông tin liên lạc bằng điện thoại và Internet của các nhà lãnh đạo thế giới đã làm các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới phẫn nộ.

Công ty Internet Yahoo và Google có trụ sở tại Mỹ bất bình khi biết NSA đã bí mật thu thập dữ liệu, tìm kiếm thông tin riêng tư của hàng trăm triệu người.

Hàng loạt những tiết lộ về việc NSA thu thập những dữ liệu khổng lồ đã khiến cho Quốc hội áp đặt những giới hạn mới về hành động của cơ quan siêu bí mật này.

Giám đốc NSA, Đại tướng Lục quân Keith Alexander sẽ về hưu vào đầu năm sau, và người kế nhiệm cần phải khôi phục lòng tin vào cơ quan này.

Ông Paul Tiao, một cựu cố vấn cho giám đốc FBI và hiện là một đối tác tại công ty luật Hunton và Williams, nói:

“Do đó điều quan trọng đối với giám đốc NSA là khả năng xử lý và xây dựng mối quan hệ về lòng tin với những nhà lãnh đạo nước ngoài và với các đối tác là các cơ quan tình báo nước ngoài và ngay cả đối với công nghiệp, với những nhà lãnh đạo công nghiệp.”

Tướng Alexander đã có kế hoạch hồi hưu trước khi cựu nhân viên khế ước của NSA Edward Snowden tiết lộ những tài liệu mật về những chương trình do thám của cơ quan này.

Vậy nhiệm kỳ của trùm gián điệp Mỹ sẽ được nhớ tới như thế nào?

Ông James Andrew Lewis, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói Tướng Alexander được nhiều kính trọng trong việc điều hành NSA, trong khi thành lập và chỉ đạo đối tác quân sự của cơ quan tình báo này là Bộ Chỉ huy Không gian ảo

“Tôi đã hỏi nhiều người sau vụ Snowden là điều gì có thể xảy ra cho Tướng Alexander, và câu trả lời của các giới chức cao cấp trong chính quyền và đảng Cộng hòa là ông này không thể thay thế được,” ông Lewis nói.

Ông William Binney, cựu viên chức NSA và người trước đây đã tố giác các vi phạm của NSA, nói việc do thám của NSA vi phạm hiến pháp Mỹ, và ông không đồng ý với tuyên bố của Tướng Alexander cho rằng việc thu thập những dữ liệu trong nước là cần thiết để ngăn ngừa những hành vi khủng bố.

“Điều này vô lý, hoàn toàn vô lý,” ông nói.

Ông Binney không hy vọng là giám đốc kế tiếp của NSA từ bỏ việc theo dõi điện thoại và Internet:

“Tôi không tin là sẽ có thay đổi trừ phi là có sự thay đổi về chính sách và những gì NSA làm.”

Ông Paul Tiao cũng cho rằng việc theo dõi vẫn tiếp tục:

“Đó là nhiệm vụ của NSA: thu thập tin tức về khủng bố và những mối đe dọa trên không gian ảo.”

Một số người kêu gọi giao quyền lãnh đạo riêng rẽ đối với NSA và Bộ Chỉ huy Không gian Ảo. Những người này cho rằng Tướng Alexander nắm quá nhiều quyền hành khi giữ cả hai chức vụ.

Tuy nhiên ông James Andrew Lewis nói Tướng Alexander đã làm việc trong tinh thần trách nhiệm:

“Việc này được kiểm soát rất chặt chẽ. Ông ấy là một phần của hệ thống chỉ huy. Đến giờ không có bất cứ vấn đề nào cả.”

Dù sao đi nữa, người được Tổng thống Barack Obama chọn để lãnh đạo NSA và Bộ Chỉ huy Không gian Ảo cần phải làm việc chặt chẽ với Quốc hội và các đồng minh của Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/content/nsa-doi-dien-tuong-lai-nhieu-thach-thuc-va-thay-doi/1782262.html



Ấn Độ chuẩn bị phóng vệ tinh Sao Hỏa ‘low cost

Vệ tinh Sao Hỏa của Ấn Độ đâng được chuẩn bị phóng lên vào ngày 5/11/2013.
Vệ tinh Sao Hỏa của Ấn Độ đâng được chuẩn bị phóng lên vào ngày 5/11/2013.
REUTERS/Joe Skipper/files

Trọng Nghĩa
 Ấn Độ vào hôm nay, 03/11/2013, đã khởi động tiến trình đếm ngược cho một chương trình không gian đầy tham vọng : Đưa một vệ tinh đến Sao Hỏa, mà theo dự kiến sẽ được phóng lên vào ngày thú Ba 05/11. Vệ tinh Mars Orbiter - nặng 1,3 tấn - sẽ được một hỏa tiễn 350 tấn phóng đi từ căn cứ Sriharicota, vịnh Bengal.

Vệ tinh Ấn Độ sẽ đo lường khí methan trong bầu khí quyển của sao Hỏa, có thể chứng minh giả thuyết có sinh vật thô sơ trên tinh tú này. Sao Hỏa được cho là có những điều kiện tương tụ như trái đất. Sau thất bại của Trung Quốc năm 2011, Ấn Độ muốn trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên đến được Sao Hỏa, nằm cách trái đất khoảng 200 triệu cây số.
Trả lời AFP, ông K. Radhakrishnan, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Không gian Ấn Độ ISRO, cho rằng tất cả các cuộc thám hiểm không gian đều rất phức tap. Đến sao Hỏa lại càng phức tạp hơn. Trên thế giới, đã có 51 cuộc bay thử đến đó nhưng chỉ có 21 chuyến thành công.
Nếu cuộc phóng vào thứ Ba tới đây thành công, Ấn Độ sẽ đi vào lịch sử không gian, đồng thời khẳng định trình độ công nghệ học của mình. AFP nhắc lại là chính Ấn Độ vào năm 2008, đã cho phép khám phá sự hiện diện của nước trên mặt trăng, 39 năm sau khi phi hành gia Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên đó.
Nhưng điều đang chú ý trong chương trình không gian này của Ấn Độ là nó tốn kém rất ít so với bình thường, cho nên được mệnh danh là một chương trinh low cost. Chương trình lên sao Hỏa của Ấn Độ, khởi động từ 2012, tốn 4,5 tỷ rupee, tương đương với 55 triệu euro.
Giới chuyên gia trong ngành không gian tại Ấn đã nhắc nhở : « Không nên đánh gia thấp chương trình này vì nó ít tiền ! Vả lại hiện nay thì ai cũng tìm những dịch vụ giá rẻ ». Vì ngân sách không nhiều, các kỹ sư của cơ quan không gian Ấn đã phải sáng chế, tim những mẹo kỹ thuật : Hỏa tiễn phóng vệ tinh Mars Orbiter quá yếu, họ đã có sáng kiến cho nó quay quanh trái đất trong một tháng để cho nó tăng tốc, thoát khỏi sức hút của trái đất.
Vệ tinh Mars Orbiter trong tiếng Hindi được gọi là Mangalyaan (vệ tinh sao Hỏa).

VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN


Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn bán phụ nữ, trẻ em

Các cô gái mại dâm người dân tộc thiểu số từ Việt Nam ngồi chờ khách trong khu 'đèn đỏ' nổi tiếng ở Phnom Penh.
Các cô gái mại dâm người dân tộc thiểu số từ Việt Nam ngồi chờ khách trong khu 'đèn đỏ' nổi tiếng ở Phnom Penh.
CỠ CHỮ
Tỷ lệ thiếu nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Hmong, Lào, và người Thượng Tây Nguyên bị các quan chức chính quyền và giới chức quân sự tham nhũng tại Việt Nam và Lào bắt cóc, cưỡng ép hôn nhân, và buộc hành nghề mãi dâm lên tới mức báo động, theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ vừa công bố.

Hội đồng Nhân quyền Lào LHRC và Trung Tâm Phân tích Chính sách Công CPPA ngày 2/11 phổ biến thông cáo bày tỏ quan ngại về vai trò gia tăng của giới chức chính phủ và quân đội dính líu tới tình trạng bắt cóc và sử dụng bạo lực buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, Lào, và Đông Nam Á.

Chủ tịch Hội đồng LHRC Vaughn Vang kêu gọi mở cuộc điều tra ngay lập tức với sự can thiệp của quốc tế nhằm giúp đỡ các nạn nhân sắc tộc vừa kể ở Lào và Việt Nam.

Ông Philip Smith thuộc trung tâm CPPA nói nạn buôn người nhắm trực tiếp vào trẻ em, phụ nữ sắc tộc đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực biên giới của Lào và Việt Nam, bao gồm tỉnh Nghệ An giáp ranh với tỉnh Xiang Khouang của Lào.

Vẫn theo lời ông Smith, nhiều nạn nhân phải chịu đựng cảnh hành hạ tàn nhẫn không thể tả bằng lời, bị cưỡng bức, bị bạo hành hoặc bị buôn bán ra quốc tế.

CPPA có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các cuộc nghiên cứu tập trung về chính sách đối ngoại, nhân quyền cùng các vấn đề an ninh quốc gia cho giới hoạch định chính sách quốc gia, quốc tế, và công chúng.

Tòa đại sứ Việt Nam không hồi đáp thư của đài VOA yêu cầu bình luận về báo cáo của hai tổ chức phi chính phủ này.

Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.

Đây không phải là lần đầu tiên giới hoạt động nhân quyền quốc tế lên tiếng về tình trạng buôn người có sự tiếp tay của giới hữu trách Việt Nam.

Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á CAMSA thời gian gần đây can thiệp cho nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đồng sáng lập viên của CAMSA, cho VOA Việt ngữ biết trong rất nhiều nạn nhân bị rơi vào các xưởng bóc lột lao động hoặc các ổ mãi dâm ở Nga, chưa người nào nhận được sự bảo vệ từ chính phủ Việt Nam, mà ngược lại, còn có dấu hiệu cho thấy trong một số trường hợp có sự đồng lõa của các giới chức Việt Nam.

Nguồn: Business Wire, Centerforpublicpolicyanalysis.org, VOA's Interview
 http://www.voatiengviet.com/content/gioi-chuc-vietnam-bi-cao-buoc-dinh-liu-toi-buon-phu-nu-tre-em/1782936.html

 

Quán cơm đường dài ở phía Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-11-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

 trong-mot-quan-com-duong-dai-305.jpg
Hành khách trên các chuyến xe đường dài đang dùng cơm trưa trong một quán cơm dọc đường
RFA photo

Trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc địa phận Huế, vẫn còn nhiều quán cơm đường dài, tuy không phải tình trạng cơm chuồng phở chậu như những năm trước đây nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phép lịch sự, văn hóa ứng xử cũng như giá thành vẫn là nỗi nhức nhối của hành khách. Bởi vì những hành khách chấp nhận đi xe đường dài với không khí ngột ngạt, chật chội và nhà xe cũng không mấy lịch sự cũng chỉ vì họ không có nhiều tiền, họ là những lao động nghèo từ quê lên phố kiếm kế sinh nhai. Chính vì thế, với người nghèo, quán cơm đường dài là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Đã nghèo còn đeo… bữa cơm

Một hành khách xe đường dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng, tên Hạnh, than thở với chúng tôi rằng chị rất ngán ngẩm cảnh nhà xe làm khó hành khách. Trừ những hãng xe có uy tín, chiếm chừng 20% lượng xe chạy trên tuyến đường Bắc Nam hiện nay, số xe còn lại toàn xe giang hồ, đôi lần chị nhìn thấy cảnh các lơ xe và tài xế phụ rủ nhau đánh bài, sát phạt và cãi vã đến suýt đánh nhau, thậm chí chơi đánh bài xong, họ ngang nhiên rút ống tiêm ra chích xì ke ngay trước mặt hành khách. Đó là chưa muốn nói đến nhiều hành khách nữ bị họ chọc ghẹo, nói năng bỗ bã, nếu có ai không hài lòng, tỏ ý phản đối, họ sẵn sàng gây sự và đánh người, hoặc là dừng xe, ném hành lý, đuổi khách xuống xe.
Và hơn 80% xe chở khách đường dài này cũng là mối lái, khách hàng ruột của các quán cơm đường dài mà giới tài xế còn gọi nó với cái tên là quán “lương sơn bạc”, một số hành khách gọi đó là quán giang hồ. Sở dĩ người ta hay gọi nó với những cái tên như thế bởi đặc trưng rất bụi bặm và giang hồ của nó từ cách tiếp khách cho đến giá thành cũng như phong cách phục vụ đầy dọa nạt của chủ quán và nhân viên ở các quán này.
Chị Thoa, một công nhân làm việc tại Huế, quê ở Hà Nam, là hành khách của loại xe giang hồ đường dài gần mười năm nay, than thở với chúng tôi rằng không có thứ gì làm chị sợ bằng cảnh đi xe và ăn các quán cơm đường dài, nhưng vì nghèo quá, nếu mua vé tàu lửa thì tốn ít nhất cũng hai triệu đồng mới về được tới nhà, còn đi xe có bán vé hẳn hoi thì cũng tốn ngót ngét một triệu đồng, trong khi đó, đi xe giang hồ chỉ tốn cao nhất là bảy trăm ngàn đồng. Mặc dù đi xe giang hồ bị nhét ngồi ghế gỗ, lúc vui thì nhà xe cho ngồi ghế nệm, nếu có khách khác trả tiền cao hơn thì nhà xe sẽ đuổi đi ngồi chỗ khác, có khi ngồi ghế gỗ ở một nơi chật chội để nhường chỗ cho khách mới lên. Nhưng với một người nghèo khổ như chị, ngồi khổ như thế nào cũng không sao, miễn sao dư ra được ba trăm ngàn đồng để thêm vào mua sắm các thứ cho con cái. Chính vì nghĩ như thế nên chị Thoa cam chịu mà ngồi xe giang hồ.
Thế nhưng, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị khi đi loại xe không có vé như thế chính là những bữa cơm. Khi bước xuống xe, nhà xe đuổi tất cả mọi hành khách ra khỏi xe, không cho bất kỳ ai ngồi lại trên xe với lý do sợ người ngồi lại trên xe sẽ lấy cắp hành lý của người khác. Và với nhiều người bị say xe, việc đuổi tống khứ xuống xe như vậy, dễ làm họ bị sốc, có người vừa bước xuống đất đã ôm bụng nôn mửa thốc tháo, mặt mày tái xanh. Chưa kịp hồi tỉnh sau trận thốc tháo thì liền sau đó là hàng chục người bán hàng rong vây quanh mời mua đủ các thứ, sau đó có người ra nắm tay kéo vào bên trong, bảo đi rửa mặt, ăn cơm để còn đi tiếp.
Nếu từ chối thì khó mà ngồi cho yên, không bị chì chiết thì cũng bị mắng nhiếc, thậm chí bị gây gổ. Mọi chuyện đều có thể xãy ra. Và khi đã ăn cơm, giá thành ở các quán đường dài bao giờ cũng cao gấp bốn lần giá cơm bên ngoài, ví dụ như giá cơm bình dân bên ngoài là mười lăm ngàn đồng một dĩa thì ở các quán cơm đường dài, giá của nó phải là sáu chục ngàn đồng. Về chất lượng thì miễn bàn, có vẻ như gạo dùng để nấu cơm phải là gạo ở các kho dự trữ quốc gia lâu năm, mang ra xả hàng ở đây, nguồn thực phẩm cũng miễn bàn nốt. Chính vì thế, nhiều người gọi cơm cho khỏi bị gây gổ chứ chẳng dám ăn vì sợ đau bụng.

Nhà xe thông đồng với chủ quán

chu-quan-com-dung-micro-dieu-khien-khach-250.jpg
Chủ một quán cơm đang dùng micro để điều hành nhân viên. RFA photo
Một hành khách tên Trung, lắc đầu, kể với chúng tôi rằng anh lấy làm lạ là cho đến thời điểm bây giờ, khi mà con người đã bước sang thế kỉ 21, khi mà con người đã nghe được đài báo thế giới, đã tiếp xúc với văn minh bên ngoài nhưng vẫn còn những quán cơm, những loại xe chở khách mà ở đó, khách hàng giống như là con mồi ngon để họ tha hồ nướng, tha hồ chặt chém một cách lạnh lùng, khoái trá. Và thường thì khách hàng nuôi nhà xe trong các quán ăn đường dài, chuyện này ai cũng biết.
Anh Trung giải thích thêm, ví dụ như còn 10km nữa là xe đến quán cơm, đang vào giờ ăn, nhà xe sẽ điện cho quán cơm, hỏi thử quán đó còn các món gì để họ đến thưởng thức, tuyệt nhiên không bao giờ hỏi còn món gì cho khách đến ăn, và khi chủ quán đưa ra các món họ ưng ý, nhà xe sẽ ho xe vào quán đó. Khi đến nơi, công việc duy nhất của nhà xe là đuổi tất cả hành khách xuống sân và đóng cửa xe, sau đó đi rửa ráy, chuẩn bị vào bên trong, sẽ có một bàn tiệc miễn phí dành sẵn cho họ.
Việc săn khách vào quán thuộc về phần chủ quán, lúc này chủ quán sẽ ho đàn em ra quấy rầy khách đủ các kiểu để bằng mọi giá, đưa khách vào bên trong quán và hối thúc họ gọi một dĩa cơm. Thường thì dĩa cơm này gồm một lát thịt kho, một miếng trứng chiên và một vắt dưa cải. Đương nhiên cả ba thứ này đều nguội, có vị mặn chát và rất khó ăn. Vấn đề dễ ăn hay khó ăn không quan trọng, vì với quán đường dài, họ không cần chữ tín mà họ cần chữ tiền. Muốn có tiền, họ phải chém khách và chăm sóc nhà xe thật tốt, có như vậy, lần sau nhà xe lại mang khách đến, giao cho họ chém tiếp.
Riêng bàn tiệc của nhà xe thì chẳng thiếu món ngon nào, từ các loại hải sản cho đến đặc sản rừng đều có mặt, ăn xong, còn được chủ quán đến bắt tay, tặng thêm một ít kẹo bánh, thuốc lá, nước tăng lực để uống trong lúc đi đường. Chỉ có hành khách là người nào mặt mày cũng méo xệch sau khi thanh toán tiền và uống vội một ngụm trà đá nếu không lạt thì cũng ôi thiu, gắng gượng lên xe, đợi cho nó chạy hết hành trình mà về tới quê nhà.
Câu chuyện hành khách nghèo đi xe đường dài, gặp những quán cơm giang hồ, bị chặt chém và đối xử tệ hại dường như diễn ra khắp nơi trên quốc lộ 1A. Thế nhưng đối với những lao động nghèo phía Bắc vào Nam làm thuê, câu chuyện này còn ám gợi nỗi buồn thân phận kẻ nghèo và sự bất công xã hội hiện ra trước mắt, giữa cái nơi mà trước đây vài chục năm, họ vẫn tin rằng vài mươi năm sau, nó sẽ là một thiên đường, không có phân biệt đối xử và không còn cái nghèo.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/long-distance-restaurant-ttvn-11042013091213.html

 

Những mảnh đời lang bạt ở Bình Dương

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-11-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

 ban-mia-dao-305.jpg

Một người bán mía dạo ở Bình Dương, ảnh chụp trước đây.
RFA

Họ là những người tứ xứ lang bạt về Bình Dương để kiếm sống. Có người làm thuê đủ các công việc để kiếm cơm độ nhật, có người đi buôn rau hành dạo, trái cậy dạo, cũng có người đạp con ngựa sắt cũ kĩ dong ruổi khắp thị thành, ngoại ô để mua ve chai, đồng nát… Cuộc sống của họ khó khăn, bấp bênh, không có ngày mai. Và họ cũng chẳng biết bám víu vào đâu ngoài chút sức tàn lực kiệt lúc tuổi già.

Lang bạt không mảnh đất cắm dùi

Ông Hoan, một người quê gốc Thái Bình, di cư vào miền Nam sau năm 1975 kể với chúng tôi rằng ông di cư không theo diện nào cả, chỉ đơn thuần lúc đó miền Bắc quê hương của ông nghèo khổ quá, quanh năm suốt tháng chẳng biết làm gì ngoài mấy đám ruộng nhỏ, vài bao lúa mỗi năm cộng với vài chục ký sắn mỗi năm, không tài nào sống nổi, ông khăn gói lên đường hành phương Nam với hy vọng đổi đời. Ban đầu ông vào thành phố Đà Nẵng để lập nghiệp. Nhưng rồi đất Đà Nẵng lúc bấy giờ cũng chẳng có gì ngoài việc đi bốc vác ở ga xe lửa hoặc đi đánh cá thuê. Sống vất vưởng, không nhà, ông tiếp tục lên đường vào phương Nam.
Vào đất Bình Dương hai chục năm nay, ông đạt được chút thành tựu là nuôi hai đứa con học lên tới đại học, còn lại, hầu như ông chẳng có gì, nhà cũng ở thuê, xe máy không có, bà con ruột thịt không có nốt ở xứ sở xa lạ này. Gần 80 tuổi, ông Hoan vẫn luôn đối diện với nguy cơ đói khổ, bị đuổi ra khỏi phòng trọ nếu như không kiếm đủ tiền trả thuê phòng.
Cuộc đời bôn ba của ông Hoan chỉ toàn buồn và buồn, đến bây giờ, nghĩa là suốt ba mươi mấy năm xa quê, chưa một lần ông về thăm quê bởi không có tiền. Ông nói thêm rằng sở dĩ ông vẫn nghèo mãi vì hai lý do, thứ nhất là ông không có đảng, không theo bác Hồ mà lại dám bôn ba theo diện Bắc sau 1975, chính vì không theo đảng, theo bác Hồ nên khi vào Nam, ông chẳng có thế lực, chẳng được ai giúp đỡ một tí mảy may nào để làm ăn. Thứ hai, ông không có vốn liếng để làm ăn và lo mãi mê làm thuê mỗi ngày nuôi con ăn học nên không còn thời gian để nghĩ đến chuyện chiếm một miếng đất hoang nào đó khai phá, trồng cao su, đợi đến khi đất lên giá như nhiều người từng làm.

Nhà nước không bảo vệ người nghèo

sua-do-linh-tinh-250.jpg
Sửa điện dạo ở Bình Dương, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Đồng số phận với ông Hoan, Bà Nga, trôi dạt từ Bến Tre lên thành phố Sài Gòn với nghề bán vé số, rửa chén bát thuê, làm việc phụ giúp ở các quán và giặt giũ thuê. Những công việc này chỉ đủ giúp bà mua gạo, muối, thức ăn cho gia đình hằng ngay. Một thân nuôi ba người con nhỏ, chồng bỏ đi. Uộc đời bà nghèo khổ, chật vật mãi chop đến khi con bà trưởng thành, đi làm công nhân, bà vẫn chưa hết khổ, vẫn phải đi bán vé số kiếm sống qua ngày.


Chính sách nhà nước không bảo vệ người nghèo Bà Nga nói với chúng tôi rằng sở dĩ bà khổ là một phần do nghèo, một phần do thất thế. Lẽ ra bây giờ bà đã có đất đai nhà cửa giống như mọi người. Cách đây mười năm, bà có dành dụm lên Bình Dương mua một mảnh đất để làm nhà, vì chưa đủ tiền, bà cất tạm bợ một ăn nhà lá để che mưa che nắng. Các con bà học hết lớp 12 thì xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, đứa don gái đầu lấy chồng làm công nhân cùng xí nghiệp. Những tưởng cuộc đời sẽ êm xuôi, không ngờ đất khu vực bà ở rơi vào diện tích qui hoạch. Lúc đó bà chẳng biết gì ngoài việc sợ mất nhà mặc dù bà cũng có bìa đỏ như ai. Khi qui hoạch, bà nhận được hai trăm triệu đồng đền bù và một suất tái định cư. Bà vui vẻ ký nhận, lặn lội lên các cơ quan hỏi mua suất tái định cư với giá 120 triệu đồng nhưng hỏi ra thì đã có người mua trước đó. Bà vác đơn đi kiện, kiện hoài, cuối cùng người ta giải quyết bán lại lô tái định cư đó cho bà nhưng với giá hiện tại là 700 triệu đồng. Nghe đến cái giá mới, bà muốn ngất xỉu.
Cuối cùng, đất đai không có, bệnh tim tái phát cộng với bệnh tai biến não cấp độ nhẹ đã đẩy bà Hoa từ một người đủ sức lực kiếm cơm trở thành người què quặt, đi phải chống gậy, lê chân khắp các con phố ở Thủ Dầu Một để bán vé số, bữa được bữa mất. Cộng thêm tình hình kinh tế gia đình suy sụp, đứa cháu ngoại bà Hoa bị bệnh liên miên, làm ăn không ra, anh con rể đổ bẩn rượu chè be bét, cuối cùng bị tai nạn xe rồi chết. Người con gái đầu lại ôm con về sống với mẹ và hai em ở một căn phòng trò chật hẹp, chưa đầy 20 mét vuông gồm cả toilet và bếp núc. Kể đến đây, bà Hoa khóc tức tưởi.
Ngoài bà Hoa và ông Hoan, còn rất nhiều người, nhiều mảnh đời trắc ẩn, bể khổ đang lang bạt khắp Bình Dương nói riêng và khắp các thành phố trên cả nước nói chung. Mặc dù họ vẫn rất siêng năng, chăm chỉ làm ăn, cố vượt thoát cái nghèo nhưng không tài nào thoát được bởi cơ chế nhà nước đã đẩy họ đi từ khốn khổ này sang khốn khổ khác.
Trường hợp anh Trần Văn Dưa, đi bán dưa ở Lái Thiêu, Bình Dương cũng là một điển hình cho nỗi khổ này. Anh Dưa kể rằng năm anh vào Bình Dương, vốn liếng của anh tương đối khá giả, anh mua một mảnh đất làm nhà, đi buôn dưa theo tuyến Bắc – Nam. Thế rồi con anh bị tai nạn xe trên đường đi học về, cháu bị một chiếc xe tải đâm chấn thương sọ não. Tuy lỗi hoàn toàn do tài xế nhưng họ đã bỏ trốn, cuối cùng, anh chị phải lo chạy vạy chữa trị cho cháu lành lặn, đến khi tìm ra kẻ gây tai nạn, anh vác đơn đi kiện. Kiện không tới đâu, vừa tốn tiền vừa mất thời gian mà công lý vẫn không thấy, cuối cùng, từ một gia đình làm ăn khá giả, anh lâm vào nợ nần, hơn nữa, do quá trình kiện tụng, nhà xe bắt đầu thù hận và hại anh bằng cách cho xã hội đen đến nhà quậy phá.

Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy tính bất minh.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/hard-bread-earners-in-binh-duong-11012013100937.html


 

No comments:

Post a Comment