Pages

Thursday, November 24, 2016

VIETTUSAIGON = TUẤN KHANH = SONG CHI= XUÂN DIỆU

VIETTUSAIGON * NGƯỜI ĐI QUA

Người đi qua đời tôi


Xin mượn tên ca khúc “Người đi qua đời tôi” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương để thay lời tựa của bài viết này. Một bài viết có tính chất nối ghép những mảnh rời tâm cảm sau một năm dài với không ít những biến cố, một năm dài buồn nhiều hơn vui, một năm dài hoài vọng vào những thay đổi của đất nước, dân tộc, một năm dài làm con ếch ngồi ngóc cổ nơi đáy giếng để mong ngóng sự thay đổi trong khoảng trời xanh nhỏ nhoi trên đầu… Và một năm dài đứng lặng ngắm cây dân chủ Việt Nam đâm chồi nảy lộc, chịu bão táp mưa sa, sấm sét, giông tố và… tạo trầm.
Cũng xin nói thêm, một năm dài để thấy rằng cây dân chủ Việt Nam là một cây dó bầu, một loài cây mang đặc trưng của xứ Á Đông khắc nghiệt, chịu nắng chịu mưa, chịu gãy đổ và đứng vững qua nhiều phen nguy kịch để tạo trầm, làm nên hương thơm xứ sở. Có lẽ chính vì vậy mà nói về trầm, người ta nói về xứ Á Đông và nói về trầm quí của xứ Á Đông, nói về kỳ nam quí, người ta phải nhắc đến trầm kỳ đất Việt.
Sở dĩ có được loài trầm kỳ quí vào bậc nhất hành tinh như vậy là nhờ loài cây dó bầu xứ Việt đã thích nghi, đã chịu đựng và trụ nổi với mưa bão, với thời tiết khắc nghiệt, khí hậu ngày nóng đổ lửa, đêm lạnh cắt da và bão liên tục quăng quật làm gãy đổ. Và cây dó bầu sẽ khó mà tạo trầm khi nó không bị tổn thương, không bị gãy cành và không chuyển hóa được tinh túy của đất mẹ Việt Nam.
Chính những giọt mủ làm lành vết thương đã tích tụ năng lượng của đất trời, tích tụ cả nỗi đau và sức sống để làm nên lõi trầm. Và nếu như khi dó bầu đã tạo trầm nhưng vẫn phải cô đơn đứng với thiên nhiên rồi chết với thiên nhiên, chính nơi khối trầm đó đổ xuống sẽ tích tụ tinh khí của trời đất, chìm dần vào lòng đất để kết tinh thành kỳ nam. Và kỳ nam thì vĩnh cửu, cho dù có hóa thạch vẫn cứ phát ra mùi hương không lẫn vào đâu được.
Một năm trôi qua với hàng trăm cơn bão xã hội, bão lòng. Từ những người nghèo cho đến những người giàu (chân chính), từ bác nông dân bốn mùa quen với cái cày, luống rạ cho đến kẻ sĩ vắt trán suy tư về hiện tình đất nước… Dường như đâu đâu, ai ai cũng bắt gặp những vết thương nghiệp dĩ. Bởi xứ sở này, nền chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa này đã không buông tha ai. Đặc biệt, những người luôn canh cánh nghĩ về tương lai đất nước, tìm đường và đấu tranh cho một nền dân chủ, một xã hội dân sự đích thực là đối tượng sát hại của nhà cầm quyền, và những vết thương của họ hoàn toàn không nhỏ chút nào.
Và có lẽ, mỗi vết thương đi qua cuộc đời chính là một lần cây dó bầu số phận của người yêu nước lại đứng vững hơn với giông bão, lòng lân mẫn và tính bi cảm trước nỗi đau đồng loại sẽ là nguồn năng lượng để tích tụ mùi thơm, để tạo trầm, để hứa hẹn kỳ nam vĩnh cửu. Một năm qua với tình hình thế giới nhiều biến cố đau lòng, khủng bố của ISIS; Những người Tây Tạng vẫn chưa bao giờ có tự do, vẫn đang đổ máu và đau đớn dưới vòng kiềm tỏa của Trung Cộng; Những người đạo hữu Pháp Luân Công vẫn chưa hết bị hành hạ, bị giết hại bởi bàn tay lông lá của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc; Crime vẫn chưa có dấu hiệu trở lại thời kỳ độc lập, tự chủ, nạn đói và tội ác vẫn vây bủa các nước thế giới thứ ba… Nổi trội nhất và gần gũi với người Việt nhất có lẽ là tình hình biển Đông.
Sự căng thẳng trên biển Đông, sự lấn lướt của Trung Quốc cũng như thái độ nhược tiểu, hèn yếu và lú lẫn của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc nói chung và Tập Cận Bình nói riêng có lẽ là nguyên nhân và là tiền tố của hàng triệu bất công tại Việt Nam. Chính sách và chủ trương trị nước đậm tính luồng cúi trước Trung Hoa Đại Hán nhưng lại hết sức phản động và tàn ác với dân tộc, với đồng bào mà đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện mấy chục năm nay đã đẩy nhân dân Việt Nam đến chỗ không thể chịu đựng được thêm nữa. Hàng triệu dân oan ra đời từ chính sách bóc lột của đảng và hàng ngàn cuộc phản đối, biểu tình, bày tỏ thái độ bất mãn trước nhà cầm quyền bất công, vô lý đã diễn ra.
Hàng ngàn lá đơn kêu cứu oan sai về đất đai, tù đày; Hàng trăm người con Việt Nam chết trong nhà giam công an; Hàng trăm người con yêu nước bị bắt bớ, đánh đập, hành hạ; Hàng ngàn mảnh đời trôi dạt sang xứ lạ theo con đường bán dâm, lấy chồng nước ngoài mong đổi đời; Hàng triệu em bé bị đối xử bất công, đói khổ, thiếu thốn; Hàng triệu phụ nữ bị dày vò trong các công xưởng, văn phòng; Hàng triệu gia đình bị ăn chặn tiền cứu trợ, đói khổ, rách rưới… Tất cả những nỗi đau đó là những vết thương, và mỗi vết thương mang hình hài của con người, những vết thương đi qua cuộc đời là bóng dáng “người đi qua đời tôi”.
Và một hữu thể sẽ chẳng bao giờ trưởng thành được nếu không có những bóng dáng của “người đi qua đời tôi”, bởi mỗi bóng dáng là một dấu ấn, một vết thương cho dù đó là niềm vui hay nỗi buồn. Chính những dấu ấn, vết thương đó làm cho con người trưởng thành hơn, vững chãi hơn.
Có thể nói rằng vết thương hay dấu ấn của những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam quá lớn trên mọi nghĩa. Một mặt nhà cầm quyền thả sức đàn áp, hành hạ, mặt khác, khi ý chí và khí phách cũng như trí tuệ của dân tộc đã lún quá sâu vào hố đen vật dục. Chưa bao giờ mà số rất đông người Việt lại coi trọng vật dục như hiện tại. Ngay cả những trí thức cũng không ít người dành phần lớn suy nghĩ của họ cho việc làm sao để có thật nhiều tiền, làm sao để đầu cơ, xây dựng quyền lực, phe cánh. Thậm chí, khi nói về giới quan lại Việt Nam cũng như giới trí thức có quyền lực tại Việt Nam, người ta hay bàn về chuyện ông ta, bà ta có bao nhiêu biệt thự, bao nhiêu lô đất vàng, bao nhiêu cổ vật, bao nhiêu viên kim cương, đá quí hay ông nào đang sở hữu viên thiên thạch, đồng lạnh, đồng đổi màu, kỳ nam, kỳ nam hóa thạch, sừng tê giác, ngà voi…
Tất cả những thứ đó là giá trị của giới quan chức. Và người không có quyền lực cũng cố gắng làm cho mình một bộ sư tập nào đó với hy vọng sở hữu một thứ giá trị nào đó. Và mọi giá trị đều được qui vào những thứ gắn chung quanh con người. Trong khi đó, giá trị con người lại bị bỏ trống hoàn toàn, nếu không muốn nói là trống rỗng. Kẻ trí thức có tri thức thì lại thiếu khí phách của con người, kẻ giàu có thì luồn cúi quyền lực chính trị, kẻ làm quan nhỏ thì quì mọp gối phục tùng bề trên để được chiếu cố, để có chỗ mà xơ múi, tư túi… Mọi thứ giá trị đều qui vào vật dục.
Và đáng nhục nhất là nhiều quan chức tuyên bố rằng người Việt Nam thông minh hơn cả người Do Thái. Không hiểu người ta dựa vào tiêu chuẩn nào để nói rằng người Việt Nam thông minh hơn người Do Thái? Và cứ tạm chấp nhận đó là quan điểm đúng chăng nữa thì có một vấn đề cần phải nhìn lại, xét lại.
Đó là người Do Thái suốt hai ngàn năm lưu lạc tứ xứ, không có quốc gia, không có quê hương, mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới I kết thúc họ mới có đất nước, có quê hương. Nhưng có một điều người Do Thái không bao giờ phạm phải, đó là họ chưa bao giờ coi nhẹ giáo dục. Giáo dục đối với người Do Thái là vấn đề quyết định sống còn. Và dù ở đâu, làm gì, người Do Thái cũng không bao giờ quên học tập, sáng tạo, tự xây dựng cho bản thân một nguồn vốn tri thức để qua đó tổng hợp và sáng tạo.
Và suốt hai ngàn năm lang bạt khắp bốn phương, người Do Thái chưa bao giờ ngửa tay xin ai thứ gì, người Do Thái không có ăn xin. Họ cũng không vơ vét vàng bạc, chạy đua, giết tróc đồng bào để giành miếng đất vàng xây nhà, hay chiếm hữu vật cổ, sừng tê giác, ngà voi, thiên thạch, đá quí… Những thứ đó không phải là thứ họ quan tâm giống như tri thức. Chính vì có tri thức, có lòng tự trọng và có tính hãnh tiến, tự tin mình sẽ làm ra được nhiều thứ quí giá gấp triệu lần những thứ vật dục tầm thường kia mà người Do Thái mới là người Do Thái thông minh và bí ẩn như hiện tại.
Ngược lại, cái lõi của người Việt Nam là gì? Đương nhiên, trừ một bộ phận nhỏ những người yêu quê hương, đất nước và coi trọng tri thức, coi trọng tiến bộ, nuôi óc sáng tạo… Đại đa số, thậm chí những kẻ cầm quyền chóp bu Cộng sản, cái lõi họ là gì nếu như loại bỏ những khối tài sản kết xù mà họ đã tham nhũng, đục khoét ngân sách? Hoàn toàn không có gì nếu không muốn nói là đầu óc rỗng tuếch, tham lam và kệch cỡm. Lãnh đạo một đất nước luôn tự hào mình thông minh mà làm hỏng chỉ biết xin lỗi, cố đấm ăn xôi, đi công du nước ngoài thì không dám ngẩng mặt, mở miệng ngoại giao thì chỉ có khất nợ và xin xỏ… Nói cho cùng, chúng ta vẫn chưa bao giờ thoát khỏi trạng thái ăn mày trước thế giới tiến bộ.
Cuối năm, nhìn lại một chuỗi ngày, nhìn những gì “người đi qua đời tôi” mà thấy buồn. Và cũng may trên đất nước này còn rất nhiều người biết buồn, rất nhiều người đau đáu cho tương lai đất nước và họ không bao giờ dám tự cao tự đại, tự xem mình thông minh nhất thế giới. Nhờ vậy mà người ta có quyền hy vọng và tin rằng đâu đó giữa đại ngàn nhân dân, có những khối trầm đang hình thành và trong lòng đất mẹ dân tộc vẫn còn tiềm ẩn mùi hương thơm kỳ nam. Đó mới là sức mạnh dân tộc! Xin cầu chúc anh chị đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam luôn mạnh khỏe, chân cứng đá mềm!


NGUYỄN VŨ BÌNH * LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI

Thông điệp gì từ vụ bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài?


     Sáng ngày 16/12/2015, luật sư Nguyễn Văn Đài bị cơ quan an ninh điều tra bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố , bắt tạm giam 4 tháng theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Điều lạ là thông tin về vụ bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài lại được báo chí chính thống đưa tin, cùng lúc với sự việc bắt giữ đang diễn ra, tức là sáng ngày 16/12. Có thể nói, tất cả đều sững sờ và hết sức bất ngờ trước sự kiện này. Đã có nhiều suy đoán về nguyên nhân vụ bắt giữ, cũng như những thông điệp nào được gửi gắm vào quyết định gây sốc, rất bất thường như vậy.
     Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu và phân tích về luật sư Nguyễn Văn Đài, xu hướng mà luật sư Đài đại diện, tầm ảnh hưởng và những vấn đề liên quan. Luật sư Nguyễn Văn Đài là người đấu tranh dân chủ lâu năm, đã từng bị án 4 năm tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa (điều 88), có uy tín lớn trong phong trào dân chủ. Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng là người có mối quan hệ quốc tế sâu rộng bậc nhất trong phong trào dân chủ hiện nay. Nhưng Nguyễn Văn Đài, trong nhiều bài viết và hoạt động, cũng như trao đổi, lại là người mong muốn có sự chuyển hóa bên trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời Anh cũng là người có quan điểm ôn hòa trong đấu tranh, ví dụ gần đây nhất là việc ủng hộ Việt Nam được vào TPP. Như vậy, có thể nói rằng, luật sư Nguyễn Văn Đài là người đấu tranh có uy tín lớn, mong muốn chuyển đổi thể chế từ bên trong nội bộ, có quan hệ quốc tế sâu rộng.
     Bối cảnh hiện nay của Việt Nam có gì đặc biệt, và điều gì làm đảng cộng sản Việt Nam lo ngại nhất? Sự kiện mà ai cũng biết, đó là đại hội toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam sắp diễn ra. Nhưng bối cảnh hiện nay của Việt Nam vô cùng đặc biệt. Thứ nhất, nền kinh tế suy sụp tới mức nguy ngập, biểu hiện rõ nhất là việc các ngân hàng thương mại được mua với giá 0 đồng (một hình thức né tránh tuyên bố phá sản), và sự kiện hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu cạn kiệt ngân sách...Thứ hai, sự mở rộng và sức lan tỏa của hệ thống Internet và mạng xã hội đã đi vào từng ngõ ngách cuộc sống, đã thức tỉnh rất nhiều người, và lan tỏa tới những cấp lãnh đạo cao nhất. Sức mạnh của cộng đồng mạng xã hội còn hình thành trào lưu dư luận tiến bộ, phản biện xuất sắc các quan điểm, đường lối, hành động, phát ngôn sai trái và cổ vũ, tưởng thưởng cho những tư tưởng cởi mở, dân chủ cả trong và ngoài guồng máy đảng và nhà nước. Thứ ba, sức ép quốc tế ngày càng gia tăng theo cùng các điều kiện về hợp tác phát triển, ví dụ các điều kiện để tham gia TPP...
     Tổng hợp những yếu tố trên, điều mà đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lo ngại nhất, đó chính là sự phất cờ trong nội bộ đảng nhân dịp đại hội đảng toàn quốc sắp diễn ra. Với những bối cảnh về kinh tế, xã hội và dư luận như vậy, việc phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản là nguy cơ hiển hiện. Chỉ cần một nhóm nhỏ, biết cách vận dụng sức mạnh truyền thông, sức mạnh dư luận và quốc tế sẽ thành công mỹ mãn. Đây là vấn đề sinh tử của đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, việc ra tay ngăn cản xu hướng này là một nhiệm vụ cấp bách, chiến lược của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
     Việc nhắm vào luật sư Nguyễn Văn Đài, một biểu tượng dân chủ, ôn hòa và mong muốn chuyển đổi thể chế từ bên trong nội bộ là thông điệp gửi tới tất cả những ai đang manh nha có ý tưởng, hoặc kế hoạch phất cờ trong nội bộ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của Việt Nam. Nhưng ngăn chặn sự ly khai, phất cờ trong nội bộ và bảo đảm đại hội đảng toàn quốc diễn ra suôn sẻ theo quan điểm giữ vững độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
     Như vậy, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã kiên quyết vứt bỏ cơ hội cuối cùng để chuyển đổi thể chế một cách êm đẹp. Đó có lẽ cũng là minh chứng hùng hồn cho luận điểm: cộng sản không thể thay đổi mà chỉ có thể xóa bỏ./.
Hà Nội, ngày 17/12/2015
N.V.B


TUẤN KHANH * KHÁT VỌNG LÀM NGƯỜI

Khát vọng làm người




Đời thường, một người lái xe có thể bất ngờ thông minh, được thuyên chuyển sang làm lãnh đạo toàn phần của địa phương không? Hoặc một bí thư phường có thể sáng dạ đột biến đến mức chuyển sang làm trưởng phòng giáo dục đào tạo không? Những câu chuyện như vậy xuất hiện trong nước ngày càng nhiều, ngang nhiên, đang là câu hỏi lớn không chỉ cho từng con người Việt Nam, mà còn là câu hỏi mang đầy tính thách thức cho một vận mệnh Việt Nam trên đường đi tới tương lai.
Trong các phương thức sử dụng con người để phát triển, lý luận của Laurence J. Peter là một trong những đề tài rất đáng để đối chiếu với hiện thực xã hội Việt Nam ngay lúc này. Cách nhận định con người với đúng khả năng, được gọi là Nguyên tắc Peter (Peter principle) của ông độc đáo và hấp dẫn đến mức ngành truyền hình Mỹ và Anh đã từng dựng thành nhiều series từ 1995 đến 2000.
Nguyên tắc Peter có rất nhiều ví dụ cụ thể, chỉ cần đọc qua là có thể hiểu ngay. Một trong những ví dụ đó là chuyện ông bảo vệ của một toà nhà công ty. Nhiều năm làm việc ở đây, ai cũng quý ông. Cách ứng xử hoà nhã, vui vẻ và có trách nhiệm khiến ông là một trong những gương mặt được chú ý. Trong một lần đại hội để thay đổi nhân sự trong công ty, ông bảo vệ được chọn cất nhắc lên vị trí giám đốc an ninh của toà nhà. Hầu hết mọi người đều đồng ý và hài lòng với chọn lựa đó, vì không phải mất công đi tìm đâu xa, ngoài phạm vi của công ty cả.
Cái giá của Nguyên tắc Peter xuất hiện từ đây. Từ khi ông bảo vệ đáng yêu khi chuyển lên một vị trí cao hơn đã làm hỏng mọi việc. Tình trạng an ninh của công ty rối loạn, cách điều hành thủ công của ông, vốn chỉ giỏi ứng xử ở cánh cửa ra vào công ty, đã không còn thích hợp với sự vận động của toàn công ty hiện đại đang phát triển. Hơn nữa, ông bảo vệ ngày xưa cũng mất dần những người yêu mến mình bởi vị trí quan trọng mới mẻ khiến ông bất ngờ hách dịch, quan liêu và thích được quà cáp, nịnh hót.
Một trong những tiêu chí quan trọng của Nguyên tắc Peter, vốn đã được thẩm định tính chính xác của nó gần nửa thế kỷ, là "đừng bao giờ cho rằng người thạo việc, có nghĩa là người có khả năng lãnh đạo". Vì nếu chỉ dựa vào khả năng hoàn thành hạn mức cá nhân, người ta có thể dẫn đến một sai lầm nghiêm trọng trong việc quản trị nguồn lực, chẳng hạn như đưa một con trâu vào vị trí chủ tịch hợp tác xã, bởi chỉ tiêu kéo cày của nó.
Cách sử dụng người loanh quanh trong hệ thống hành chính Việt Nam hiện nay, cho thấy sự cùng quẩn của nhân lực và tính bảo thủ trong việc tiếp nhận và phát triển nhân tài cho đất nước, mà Đảng cộng sản đang co cụm trong vòng rào của mình. Một bài báo gần đây lên tiếng chỉ trích việc 11 trong số 12 nhân tài đoạt giải Olympia đã du học nước ngoài và không muốn quay về nước. Thật oan ức cho những con người tài giỏi đó. Hãy tự hỏi, ở vị trí của mình, bạn sẽ chọn một cuộc đời bên ngoài, có sự thăng tiến nghề nghiệp và được nhìn nhận như một con người tự do, hay trở về và xếp hàng để chờ được giao hạn mục của một con vật nhận lệnh kéo cày?
Một đất nước có 90 triệu dân như Việt Nam, chắc chắn nhân tài thì không thiếu. Nếu con người - tri thức không chọn tham gia vào hệ thống, thì hãy tự hỏi hệ thống đó đã làm gì, đã tồn tại cách nào để bị chối bỏ như vậy?
Tình trạng này nhắc cho người Việt nhớ về lịch sử của đất nước mình. Nhà Trần, vào giai đoạn suy tàn, đặc biệt trong thời trị vì của Trần Dụ Tông (1336-1369), đã ra lệnh chỉ cho lấy lẫn nhau trong dòng họ để bảo vệ sự thống trị. Quá mê muội và tự cao tự đại trước các chiến thắng của mình, triều đình bằng mọi cách để gìn giữ quyền lực, bất chấp nhân dân oán thán, căm hận. Việc chỉ tin tưởng và sử dụng con người của mình, bất chấp ngu trung khiến triều đại đó sụp đổ và rơi vào tay họ Hồ.
Mới đây, trong phiên chất vấn của HĐND Tp ngày 10/12,  Phó chỉ tịch UBND thành phố, ông Nguyễn Hữu Tín than thở rằng nhiều quận huyện hiện kiếm không ra cán bộ có khả năng đọc bản đồ quy hoạch thì biết làm sao để giải quyết công việc. Nhưng lời than đó thật vô nghĩa, nếu như hôm nay, nhân tài vẫn không lọt qua được cơ chế quy trình, con người muốn chống lại mỏi mòn và ngu xuẩn của hệ thống đảng nghiệp, có thể bị gọi là "có vấn đề" về tâm lý hay tâm thần.
Đừng ngạc nhiên, khi quá nhiều quan chức hôm qua hay ngày mai lên tiếng nói những điều ngớ ngẩn, vô văn hoá. Khát vọng lãnh đạo từ những kẻ không khả năng - mà Nguyên tắc Peter đã chỉ ra - sẽ mãi là câu chuyện vui cười đến quặn thắt lòng cho những ai còn nghĩ về đất nước mình. Chính cơ chế và những quy trình tự sắp đặt với nhau đã dẫn đến những thế hệ lãnh đạo mà người có tài trong hệ thống khép kín, riêng cho các đảng viên cộng sản, nay đã khan kiệt như mò kim đáy biển.
Còn bao nhiêu con người ngoài hệ thống, như những khán giả đang xem một đại bi kịch của quê hương chưa có màn cuối vô hậu? Sẽ có ai trong số đó, còn mơ mình trở thành một chủ tịch xã, hay chỉ mong được làm người tự do?

------------------------------------------------------------------------
(Minh họa: Tranh den số 37 của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn)


SONG CHI * BẠO LỰC

Bạo lực, cái ác lan tràn…do đâu?


Song Chi.
Sáng 17.12 TAND tỉnh Bình Phước đưa Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại ra xử lưu động ở Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành. Ba bị cáo bị truy tố tội Giết người, Cướp tài sản trong vụ thảm sát gia đình chủ một xí nghiệp chế biến gỗ gây rúng động dư luận hồi tháng 7.
Hai thanh niên còn trẻ, trước đó chưa từng có tiền án tiền sự đã nhẫn tâm tước đoạt mạng sống của 6 con người, trong đó có cả cô người yêu cũ của một trong hai thủ phạm, mà nguyên nhân là vì nỗi căm giận bị gia đình cô gái ngăn cản mối tình không cân xứng giữa hai bên và vì tiền, còn thủ phạm thứ hai phạm tội chỉ vì nghe bạn rủ rê, hứa chia tiền và vì sợ bạn, không dám rút lui!
Đây chỉ là một trong những vụ thảm sát nhiều người cùng lúc gần đây. Cụ thể, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, có 4 vụ thảm sát xảy ra liên tiếp, ở Nghệ An (ngày 2. 7.2015, chết 4 người trong một gia đình), Bình Phước (ngày 7.7.2015, chết 6 người trong một gia đình), Yên Bái (ngày 12.8.2015, chết 4 người trong một gia đình) và Quảng Trị (ngày 7.8.2015, chết 2 cha con). Trong cả 4 vụ, hung thủ đều ra tay một cách tàn độc, truy cùng giết tận, và nguyên nhân chỉ do thù oán cá nhân, có khi từ một sự hiềm khích rất nhỏ nhặt như vụ Nghệ An, thủ phạm vào vườn nhà hàng xóm hái chanh bị chủ nhà bắt gặp và xảy ra to tiếng, chỉ có vậy mà thủ phạm gây án với chủ nhà rồi truy sát đoạt mạng vợ, con và mẹ vợ của anh này. Lý do thứ hai là vì tiền. Dù vì mâu thuẫn cá nhân hay vì tiền thì cũng đều là những lý do rất bản năng.
Báo chí đưa tin, ngày 12.12 tại ngã ba Sài Đồng-Quốc lộ 5, một tài xế khi cảnh sát giao thông ra lệnh dừng lại để giải quyết một vụ va chạm, đã rồ ga lao thẳng vào viên cảnh sát khiến người này phải bíu vào cần gạt nước và bị kéo lê khoảng 20m, thương tích khá nặng. Tài xế sau đó bị khởi tố về tội Giết người.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra một vụ đụng độ giữa các tài xế đường dài và CSGT, rồi tài xế liều lĩnh tông thẳng vào cảnh sát. Trên mạng từng có video clip một cảnh sát giao thông bị tài xế tông thẳng vào phải bám vào cần gạt nước, xe cứ thế chạy hàng trăm mét với người cảnh sát đu bám rất nguy hiềm như vậy trước khi dừng lại. Thậm chí truyền hình Na Uy cũng đưa cái video clip này lên với những bình luận tỏ ra rất…kinh ngạc!
Nếu tìm hiểu thực tế ở VN lâu nay thì mối quan hệ giữa cánh tài xế đường dài với cảnh sát giao thông thường không mấy tốt đẹp, luật bất thành văn, đám cảnh sát giao thông có thói quen “làm tiền”, ăn hối lộ nhiều khi trắng trợn, quá đáng khiến giới tài xế xe khách, xe hàng ấm ức mà đành chịu. Đến khi cơn bực tức bốc lên đầu đâm ra mất khôn, nhiều tài xế thay vì dừng xe lại theo lệnh của công an giao thông, cứ thế đâm thẳng tới, gây tai nạn cho công an, bất chấp hậu quả phải lãnh sau đó.
Ngày 14.12 viên trung tá, Trưởng Công an T.P Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, bị kẻ lạ nổ súng bắn thẳng vào nhà, may không ai bị thương. Và đây cũng không phải lần đầu tiên một quan chức công an nói riêng và quan chức nói chung “hút chết” bởi một mối mâu thuẫn nào đó, nhiều phần do ân oán từ nghề nghiệp, công việc mà ra.
Ví dụ, nhà Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa bị đặt thuốc nổ tháng 7.2012, Phó công an xã Hưng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa bị một đám đông cầm lưỡi lê xông vào nhà, ném “bom xăng” tháng 9.2013, …Những vụ này chỉ mới như hình thức “cảnh cáo”, gây thiệt hại nhà cửa, vật chất nhưng không có ai tử vong.
Điều đáng nói là phản ứng của người dân mỗi khi đọc/nghe thấy tin một công an hay quan chức bị tấn công hoặc tai nạn. Không thấy thương xót mà ngược lại, rất nhiều người tỏ ra hả hê, và lặp đi lặp lại những câu như “ác giả ác báo”, “đời có vay có trả” v.v…
Tại sao lại như vậy? Vì người dân không có thiện cảm với giới công an, các quan chức chính quyền, nhưng điều đó là do đâu? Đến mức mà người dân thường hay nói “Tay đó công an nhưng mà tốt”. “Cha đó làm quan nhưng không đến nỗi nào”! Có nghĩa là hình ảnh giới công an, quan chức ở nước này trong mắt nhân dân nói chung là tệ hai, nào tham nhũng, hống hách, chuyên hạch sách, nhũng nhiễu dân lành; chưa kể những vụ người dân bị bắt vào đồn chỉ mới trong thời gian tạm giam và chỉ vì những lý do hết sức vặt vãnh nhưng bị công an lạm quyền, bạo hành đến chết, rồi những vụ công an dùng nhục hình bức cung khiến người bị bắt vì sợ hãi mà nhận tội cho dù không có tội, dẫn đến những vụ án oan thấu trời xanh v.v…
Khi nhìn vào thực trạng xã hội VN ngày hôm nay, bất cứ ai có quan tâm cũng đều tỏ ra lo ngại trước tình trạng bạo lực và tội ác ngày càng leo thang, với hành vi phạm tội ngày càng tàn độc, mất tính người. Thật ra, dù với tỷ lệ khác nhau nhưng xã hội nào thì cũng có bạo lực, có tội ác. Chỉ có điều trong nhiều quốc gia, có những “bức tường thành vô hình” giúp ngăn chặn tội ác phát triển, đó là: có một nền giáo dục tốt, nhân bản, không chỉ đào tạo con người về mặt kiến thức mà quan trọng hơn là dạy làm người, làm công dân tốt cho xã hội, hoặc có một nền pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, công bằng, hoặc tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người, hoặc có cả hai, ba yếu tố trên.
Còn ở VN, dưới chế độ cộng sản ngu dân, vô thần và chỉ xài luật rừng, cả ba yếu tố trên đều không có. Không được dạy làm người một cách cẩn thận, đời sống tâm linh trống rỗng, lại thiếu vắng niềm tin vào luật pháp, tội ác do đó cũng dễ phát triển hơn.
Thứ hai, xã hội VN ngày hôm nay tràn đầy những bất công, phi lý, sự tử tế, cái tốt, cái thiện thì hiếm hoi, sự không tử tế, cái xấu, cái ác thì lan tràn, người sống tốt thì thiệt thòi, kẻ cơ hội, bất tài thì luồn sâu leo cao, ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ hưởng bổng lộc. Các giá trị sống, những chuẩn mực đều bị đảo lộn.
Tất cả những sự trái tai gai mắt đó ngày ngày đập vào mắt người dân khiến họ đâm ra bức bối, cộng thêm những khó khăn của đời sống cơm áo gạo tiền, dồn nén trong mỗi con người những ấm ức, căm giận. Nếu là người có đầu óc suy nghĩ, thì có thể tự hóa giải mình, nhưng nếu thiếu suy nghĩ, thì chỉ nhân một cơ hội nào đó hoặc một cơn cớ rất nhỏ nào đó, cơn tức giận âm ỉ bên trong bỗng bộc phát, người ta có thể phạm những tội ác nghiêm trọng dù trước đó họ hoàn toàn là những con người bình thường, đầu óc bình thường, chưa có tiền án tiền sự. Điều này xảy ra trong rất nhiều trường hợp.
Và cuối cùng, một chế độ được xây dựng từ một học thuyết bạo lực, giành được chính quyền bằng bao lực, xây dựng và cố giữ bằng bạo lực, thì chỉ có thể tạo ra một xã hội đầy dẫy bạo lực và cái ác; một xã hội thiếu vắng lòng nhân ái với những con người chỉ tồn tại hai trạng thái: sợ hãi, bạc nhược hoặc bị dồn nén bởi những uất ức, căm giận.
Đến một lúc nào đó bạo lực lại quay trở lại nhắm vào chính những thành phần tạo nên cái chế độ, bộ máy chính quyền này. Những vụ tài xế xe tải ngày càng liều lĩnh tấn công cảnh sát giao thông, những vụ nổ súng, cài bom, trước nhà các quan chức cấp phường xã kể trên hay thậm chí, nổ súng bắn thẳng vào mặt cán bộ tỉnh như vụ anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, vụ hai anh em ông Đoàn Văn Vươn dùng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng…là những ví dụ nhãn tiền.
Giả sử một lúc nào đó, bị đẩy vào đường cùng, xảy ra những vụ người dân gài bom tự sát mạng đổi mạng với chính quyền, chẳng khác nào cách thức mà đám khủng bố Hồi giáo cực đoan hay tiến hành, thì cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Còn trước cả bọn al-Qaeda hay IS, các đảng cộng sản trên thế giới và đảng cộng sản VN nói riêng đã không hề ngần ngại sử dụng những biện pháp khủng bố với dân, như cài bom ở những chỗ đông người, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…ở các thành phố lớn cho tới ném bom, pháo kích, giật sập cầu, pháp kích vào trường học…ở nông thôn….
Bạo lực sinh bạo lực là vậy. Chỉ buồn là tính thiện, lòng nhân ái, sự tử tế trong con người một khi bị mất đi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vun trồng, giáo dục lại.

"songchi's blog


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Giấc Mơ Dương Tường & Ác Mộng Bùi Ngọc Tấn


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung.
Vương Trí Nhàn

Thi sĩ Dương Tường vừa viết thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) nhân ngày giỗ đầu – ngày 18 tháng 12 năm 2015 – của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
“Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi. Giống như khi ta cố nhớ ra một cái tên rất thân quen, chắc chắn nó ở quanh quanh đâu đây trong bộ nhớ, chỉ dấn chút xíu nữa là “bắt” được mà nó vẫn vuột mất để rồi đến một lúc thôi không  cố nhớ nữa thì nó lại bất ngờ hiện ra. À, đây rồi cái biển tên phố gắn trên một cột đèn. Mình tiến lại và đọc thấy: BÙI NGỌC TẤN…
           Thế là mình thức giấc. Và ngồi viết thư cho Tấn đây...
Hà Nội đã có những đường phố mang tên Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng …, những điểm son của văn học Việt Nam. Thế còn bao giờ Nam Định có phố Trần Dần, Bắc Ninh có phố Hoàng Cầm, Thanh Hóa có phố Hữu Loan, Yên Bái có phố Lê Đạt, Thừa Thiên-Huế có phố Phùng Quán?  Và Hải Phòng có phố Bùi Ngọc Tấn? Một dự cảm tâm linh nói với mình: rồi những giá trị đích thực sẽ được trả về đúng vị trí. Con đường mình vừa dạo chơi trong mơ – đường Bùi Ngọc Tấn – rồi sẽ thực sư có trong thực tại. Và biết đâu đấy, mình lại có dịp thả bộ trên con đường ấy, như đã thả bộ trên đường Văn Cao dăm năm trước ...”
Đại lộ Phạm Hùng. Ảnh: baomoi
Bức thư thượng dẫn làm tôi nhớ đến những mẩu đối thoại (tưởng tượng) khác, cũng của người ở cõi dương với bạn bè ở bên kia thế giới:
Tôi thỉnh thoảng dạo phố vẫn hay dừng lại nhìn lên một tên phố mà chuyện trò lặng lẽ với con người ngồi ở trên cái bảng sắt tây dó. Để nghe anh ta giãi bày. Và cũng để anh ta đừng tưởng bở.
Thí dụ Văn Cao, ngày hai lượt ra trung tâm thành phố và về Cầu Giấy, tôi từng có lần hỏi anh: Cậu khỏe không? ... Bây giờ ở trên cao này có thấy sao không?” Thì Văn Cao bảo tôi:“Tao làm nhạc, làm thơ, vẽ, ai hay nay làm diễn viên lên sân khấu đóng vai kịch ca ngợi đảng trọng hiền tài. Mày với tao sống trong cái chăn toàn rận này, mày lạ đ. gì nữa.
Hôm nọ thằng Dương Bích Liên nó lui lủi đi dưới kia, đầu chúi chúi, hai tay đút túi quần. Tự nhiên nó nhìn lên hỏi, mày lại cam ra làm bù nhìn bịp cho cái chính sách yêu vớt trí thức ư? Thế là tao rơi đánh xoáng một cái xuống. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).




Đại Lộ Mai Chí Thọ. Ảnh:  triviet24h\


Tôi thì trộm nghĩ rằng những con phố mang tên Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu (e) chả phải là vở kịch “đảng trọng hiền tài” hay “chính sách yêu vớt trí thức” – như cách dụng ngữ của nhà văn Trần Đĩnh đâu. Những người cộng sản Việt Nam có đời nào mà tử tế dữ vậy. Họ cũng chưa bao giờ qúi trọng hay yêu thương gì giới trí thức cả, “giả trọng” hay “yêu vớt” cũng không luôn.
Nói gần nói xa, chả qua nói thiệt, và nói theo lối thường dân (Nam Bộ) thì đây chẳng qua chỉ là “chính sách ăn theo” hoặc “chiến thuật dựa hơi” của Đảng mà thôi.
Kiểu chơi láu cá chó này ai cũng biết, đâu có xa lạ và mới mẻ gì. Tạp chí Khởi Hành số  phát hành tháng 8 năm 99 – từ California – đã có bài viết (“Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hoá”) của Thạc Sĩ Trần Anh Tuấn, về mấy cái mánh (lặt vặt) như thế tự lâu rồi.
Một phần của bài viết, Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức, tập Một – do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập – nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ghi nhận và phân tích như sau:
“Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9 thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa V.N.)”.
“Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38 nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi, Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”
“Trong 50 năm sau cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 nguời, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Ðức Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo, Hoàng Thúc Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”
Nhạc sĩ Tô Hải mô tả đây là “cái trò nhố nhăng định khoanh vùng lịch sử chỉ còn ở cái ‘thời rực rỡ nhất’ là do Đảng họ lãnh đạo thôi,” chứ CS chả có lòng “yêu vội” hay “yêu vớt” gì Trần Ðức Thảo,  Ðào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn... cả. Họ chỉ “dựa hơi” những nhân vật trí thức này để mở đường cho cái đám thất phu (cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh ...) được dịp “quá giang” hay “đi ké” vào lịch sử – như những gương mặt trí thức – Việt Nam.
Tương tự, những con đường mang tên Nguyễn Chí Thanh, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn ... sẽ bớt dơ dáng và dị hợm (phần nào) khi được đặt cùng với mấy tên phố tử tế và đàng đàng hoàng khác: Nguyễn Tuân, Văn Cao, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Làm thế coi cho đỡ chướng, và ngó cũng dễ “nuốt” hơn. Trông cũng giống như mấy lát mì cõng cơm (ăn độn) vậy mà!
Tôi còn sợ rằng giấc mơ của Dương Tường (dám) lại là ác mộng của Bùi Ngọc Tấn nữa chớ. Thưở sinh thời, đã biết bao lần nhà văn của chúng ta từng phải sống qua những ngày tháng hốt hoảng và tuyệt vọng:
     - "... bàng hoàng khi biết mình có ‘đuôi’….  Anh như ngửi thấy cái mùi của nhà tù. … Đó là đòn đánh ngang đầu. Là đất sụt nơi mình đứng. Là cuộc đời bỗng nhiên không còn là cuộc đời nữa... có cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được. Thì ra họ có toàn quyền làm những việc họ thích. Họ huy động cả guồng máy khổng lồ để hại mình.” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
     - “Tôi thấy rợn hết cả người khi nghĩ đã có mấy thế hệ theo dõi tôi, săn đuổi tôi, vu cáo tôi. Họ đã già đi. Ðã về nghỉ, hưu trí an nhàn. Nhiều người đã chết. Một thế hệ khác tiếp tục việc theo dõi. Rồi một thế hệ tiếp theo nữa. Ðời này sang đời khác.” (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương. Fallchurch, VA: 2014).
Cho mãi đến khi từ giã cõi đời, Bùi Ngọc Tấn mới hết bị “theo dõi” và mới hoàn toàn thoát khỏi “cái cảm giác như một con thú bị nhốt trong chuồng.” Thế mà cái “con thú” này bất ngờ lại được lên tên đường, và cận kề với toàn danh nhân (của ngành công an) những nhân vật “toàn quyền làm những việc họ thích” và có thể “huy động cả guồng máy khổng lồ để hại” người cỡ như Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ, Phạm Hùng ... thì rõ ràng là một chuyện rất ... hãi hùng – một cơn ác mộng – chớ còn gì nữa? Không khéo Bùi Ngọc Tấn lại “rơi đánh xoáng một cái” như không!
Tương tự, tôi e rằng Văn Cao cũng không cảm thấy vinh dự hay hạnh phúc gì cho lắm (sau một kiếp “sống trong một cái chăn toàn rận”) khi ông bị đặt nằm giữa những con phố đầy rẫy bất trắc và tệ đoan xã hội:
- “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô
- “Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin
- “Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh” – báo An Ninh Thủ Đô
- “Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet
-  “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng” –   báo An Ninh Thủ Đô
- “Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh” – báo Dân Trí
-“Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn” – báo Người Lao Động
- “Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn” – báo Lao Động
-“Tảng Đá Chục Tấn Rơi Trên Đại Lộ Nguyễn Tất Thành” – Báo Mới
- “Ôtô Điên Trên Đường Tôn Đức Thắng” – Báo Mới
-“Đột Kích Hàng Loạt Tụ Điểm Mát Xa Kích Dục Trên Đường Nguyễn Duy Trinh” – Báo Vnexpress.
Tiểu lộ Nguyễn Thị Nhỏ. Ảnh: Dân Việt

Sau 83 năm đô hộ Việt Nam – ngoài những tội ác vô phương chối cãi – người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này những thành quả hiển nhiên, thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến trúc… Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng là “Pháp đã còng tay Việt nam và dẫn vào thời đại mới.” Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn) bởi những người cộng sản rồi buộc phải… đi lùi! Đó là lý do tại sao trước khi được “vinh hạnh” mang tên “những vị anh hùng cách mạng,” phố phường Hà Nội (nói riêng) và của cả nước (nói chung) sạch sẽ và an lành hơn hiện cảnh rất nhiều.
Điều phiền phức và rắc rối hiện nay là dân Việt không còn chỗ để có thể lùi được nữa. Họ đã bị đẩy đến tận chân tường rồi. Bởi thế, những người cộng sản khó mà có thể tiếp tục giữ được quyền bính trong những ngày tháng tới.

Khác với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản khi sụp đổ không để lại nơi phần đất mà nó cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát, dối trá, và vô số những con đường (cũng như những ngôi trường, những cơ quan, dinh thự …) buộc phải thay tên!

Đến lúc đó, có lẽ, vẫn chưa muộn để “Nam Định có phố Trần Dần, Bắc Ninh có phố Hoàng Cầm, Thanh Hóa có phố Hữu Loan, Yên Bái có phố Lê Đạt, Thừa Thiên-Huế có phố Phùng Quán ...  Và Hải Phòng có phố Bùi Ngọc Tấn” – như giấc mơ của Dương Tường.


SƠN TRUNG * TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN







TÀI NGHỀ XUÂN TOC QUĂN
 SƠN TRUNG


Vũ Trong Phụng có Xuân tóc đỏ, chúng ta có Xuân tóc quăn. Xuân tóc đỏ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân tóc quăn là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân không là Phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằng Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ cưng chiều. sáng chiều cho ở bên cạnh.

Trước 1975, tôi được biết Xuân Diệu qua thơ của ông. Sau 1975, tôi thấy ông tại viện Khoa Học Xã hội miền nam. Hình như lúc ấy có lễ lạc gì đó, các quan ta liên hoan. Tôi là quần chúng ở ngoài sân ngó vào. Tôi thấy Xuân Diệu đi ra ngoài hành lang, mặt đỏ bừng, tay cầm chai bia vửa đi vừa uống, mặt vô cùng tự đắc và phấn khởi. Ông vừa đi cái đầu lúc lắc, mặt hất lên, nghiêng tả nghiêng hữu. Tôi ngạc nhiên, dân Nam ta cũng uống bia, uống nhiều nữa là khác, nhưng không ai vừa đi vừa uống như thế.

Tại sao ông phải ra ngoài? Phải chăng ông muốn chường mặt cho đám "Mỹ ngụy" ngu dốt " tận mặt nhìn thấy ông, một trí tuệ đỉnh cao!Dân ta thường uống bia bằng ly, có cục đá bự. Nếu có cần đi ra ngoài, thì cứ để chai và ly tại bàn, cần gì đi đâu cũng phải xách theo! Trông Xuân Diệu tự đắc ra mặt. Ông tự đắc là phải. Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Tố Hữu, Lê Duẩn ...có quyền tự cao, tự đắc vì họ là lãnh đạo, là anh hùng, là danh nhân. Ở đời có nhiều kẻ chẳng ra gì mà khinh người, mà ra sức đánh phá, tranh giành cái danh hảo không đáng một xu! Chả trách!


Xuân có nhiều tài.

I. TÀI LÀM THƠ  VÀ TÀI NỊNH

Xuân Diệu nổi danh trước 1945. Sau 1945, cộng sản cấm đoán thơ lãng mạn khiến Hữu Loan, Quang Dũng điêu đứng nhưng Huy Cận, Xuân Diệu, Thanh Tịnh có quyền làm thơ lãng mạn. Xuân Diệu tài nghề nịnh hót. Ông làm thơ ca tụng lãnh tụ, ca tụng chém giết:

Có xông pha, tranh đấu mới nên cờ.
Có máu chảy, nên sắc này mới đỏ.
Đỏ vì huyết đám đem tung trước gió,
Đỏ vì căm, vì tức, đỏ vì sao?
Đỏ vì dận như thác lũ ào ào,
Dân nổi dậy dựng cao trào cách...
... Sao vẫn sáng, máu xây nền vẫn đỏ!
Cờ là đó. Việt Nam này vẫn đó;
Hồ Chí Minh, muôn thuở Tiến Quân ca.
Sáng muôn năm, nền Dân Chủ Cộng Hoà.

( Ngọn quốc kỳ )

Ông cũng như các văn công khác, muốn sống phải chiến đấu it nhất là chiến đấu bằng mồm. Trong tập Trên Tuyến Đầu Tổ Quốc' ông tố cáo quân đội miền Nam:

Chặt đầu mổ bụng
Lấy mật moi gan, quân ác ôn chia nhau uống rượu . . . . . . .
Trận cuối cùng nhất định thắng lợi vẻ vang.


Ông cũng như Chế Lan Viên ca tụng hầm chông:
Một tên Mỹ bị sập hầm chông
Hai tên Mỹ chôn chân giữa đồng
Trăm tên Mỹ sỗ sàng cướp nước
Nghìn tên Mỹ sẽ thành số không!

(Một tên Mỹ bị sập hầm chông) 

Ghê nhất là thơ Đấu tố: Cũng như Tố Hữu, ông hô hào chém giết những đồng bào vô tội mà ông gọi là địa chủ, cường hào, phản động:

Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù!
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi!

( Ngôi Sao)


Ông thẳng tay đấu tố đồng bào theo lệnh đảng. Ông cũng như bao kẻ bạo tàn thuở đó mất hết lương tri, nhân tính, đã đấu tố bố mẹ, anh chị em mình. Ông đã lôi bố mẹ ông là ông bà giáo Ngô Xuân Thu ra đấu tố! Từ Trụ Kiệt cho đến nay, người ta mới thấy một đứa con công khai gọi bố mẹ mình là thằng, là con trên báo chí. Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:


Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .

Ông cũng như Trường Chinh và bao kẻ khác đã theo đảng mà đấu tố cha mẹ minh. Dân Hà Nội kinh khiếp Trường Chinh:


“Hành Thiện có Bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.

Nguyễn Khắc Viện cũng đã tố chú của mình để được cơm thừa canh cặn..

Minh Diện nhận xét tài năng của Xuân Tóc Quăn:

Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một cái nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy: “Xuân Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy tám bài, nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.


Trong bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là “Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng, nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng bổng lộc.


Trong tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ Nguyễn Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền lực trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.


Lợi lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ đơn cử vài thứ làm bằng chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê bình rất nhiều khiếm khuyết, ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm để dự thi. Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong Ban giám khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.


Trong những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số phân nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ lại: “Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì Xuân Diệu hơn hớn hưởng hạnh phúc.
Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Vân Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.


Ngày ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu, nơi có những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào những vần thơ tình cho một người con gái ông đang yêu. [...].Ngày đó đi nước ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên tục. Những “Ký sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết quả của những chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc, nơi náo ông cũng được đi.


Các nhà văn nhà thơ khác, lên kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in chung một tác phẩm, Xuân Diệu viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba thi hào dân tộc” 1959, “Riêng chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu thơ”1960, “Một khối hồng”...


Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình.


Nếu Xuân Diệu nịnh hót chỉ để kiếm chút bổng lộc như vậy, dù không hay ho, cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè đồng nghiệp.


Đầu năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng vể , sôi nổi phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật chưa phong phú, không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc bén, thì Xuân Diệu khen hết lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ là một bìa sách sáng tươi, trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng tập sách gọn gàng kia quả là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước Việt Nam”.


Xuân Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên với cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở lối dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng lầy tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới” mơ mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca tranh đấu!”.


Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.
Trong khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay khóc mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết cùa Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của nhân dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.


Xuân Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự cho những kẻ cầm bút chúng ta. Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký sự Ngụy Nguy, thấy chỉ trong chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ sỹ ưu tú như thế!”.


Bài diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong cuộc tranh luận, củng cố niềm tin vũng chắc vị trí giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu , đồng thời tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của một số đồng nghiệp. Trần Dần, Tử Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm trong cuộc phê bình đó.

( Minh Diện. Ma với nhau. http://phamthang-hue.weebly.com/2013/xun-diu-ma-vi-nhau )



II. TÀI MÒ BẬY


Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái . Ở tập thể, ban đêm Xuân Diệu hay đi mò bậy. Trong Hồi ký " Cát Bụi Chân Ai" Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để mò bậy. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:

Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn... Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt... Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.

 Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.


Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.


Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên - một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. [...].. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.



Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. (Ch.III.171-193)

Nguyễn Đăng Mạnh cũng niíi về bệnh và  Xuân Diệu :

Có một hồi, người ta cứ đồn Xuân Diệu ái nam ái nữ. Không rõ hư thực  thế nào. Rồi anh cưới Bạch Diệp. ái năm ái nữ sao lại lấy vợ? Nhưng được mấy tháng, Bạch Diệp bỏ luôn. Vậy là sao?
Thực ra Xuân Diệu chỉ mắc chứng đồng tính luyến ái và bất lực trongn quan hệ tình dục, chứ không ái nam ái nữ.
Hồi kháng chiến chống Pháp, tôi công tác với anh Lã Hữu Quỳnh ở Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc (Anh Quỳnh là một nhạc sĩ, sau 1954, về Hà Nội  làm Hiệu phó trường nhạc trung cấp). Anh quê ở Bắc Giang. Trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ đi công tác qua, thường ghé vào nhà anh ngủ nhờ. Một lần, Xuân Diệu và Trần Văn Cẩn vào ngủ nhờ. Nửa đêm, anh thấy Cẩn đùng đùng dậy chửi mắng Xuân Diệu thậm tệ.
( Hồi Ký -Ch.IX)


III. TÀI BỐC PHÉT


Nước ta lâu lắm mới có Ba Giai, Tú Xuất là những kỳ nhân. Thời cờ đỏ sao vàng, hầu hết chiến sĩ cộng đảng là tay bán trời không văn tự, dối trá thành quỷ, thành tinh. Lừa đảo thời nay theo cộng sản đã thành quốc tế tính. Nơi nào có liềm búa là có khủng bố và dối trá.


Mikhail Sergeyevich Gorbachev, nguyên Tổng Bí Thư Cộng đảng Liên Xô nói:

Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

(I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives ).
Aleksandr Solzhenitsyn (1918- 2008), một nhà văn Nga nổi danh tố cộng với tác phẩm " Quần Đảo Gulag" (The Gulag Archipelago - 1973). viết:

Khi một tên cộng sản nói dối, hãy đứng dậy mà nói: Mày nói láo. Nếu anh không có can đảm nói thẳng vào mặt nó, hãy bỏ đi. Nếu anh không dám bỏ đi, đừng nhắc lại những lời nó nói láo.
(When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don&#039T dare to say that he lies, walk away. If you do not dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.)


Và ông cũng nói:
Trong xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia. (In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State. )



Tổ sư thời đại mới là cậu Nguyễn Văn Ba, gốc Ba Xạo, tiếp theo là Trần Huy Liệu, cha đẻ của Lê Văn Tám. Từ đó sinh sôi nẩy nở hàng triệu anh Ba Đía, chú Ba  Trợn, cậu Ba Lá , cô Ba  Hoa XHCN. Xuân Diệu làm nghề chọc cười thiên hạ bằng cách tuyên truyền chống Mỹ, Mỹ là bọn khờ khạo, ngu dại. Đó cũng là kiểu ba hoa: "Liên Xô viện trợ cho ta hỏa tiễn nhưng bắn không trúng B52 của Mỹ. Các nhà khoa học ta phải nối cho dài thêm thì mới hạ được máy bay Mỹ (trò giỏi hơn thầy!)... Rằng máy bay ta núp trong mây ( như trẻ con chơi trốn tìm), chờ máy bay Mỹ đến bất ngờ nhảy ra bắn Mỹ không kịp trở tay... Nào  anh hùng Nguyễn Văn Bốn  dùng dàn thun bắn lựu đạn bay xa mấy trăm mét  ,Cô tự vệ Ngô Thị Hồng dùng súng trường K44 bắn rơi máy bay Mỹ,  Nào ngoài Bắc gì cũng có. Nhà nào cũng có tủ lạnh, trưa tối cả nhà chui vào nằm cho mát... Nào là ngoài Bắc TV chạy đầy đường, cà rem ăn không hết, phải phơi khô xuất khẩu!!!



Trong Một Thời Để Mất, Bùi Ngọc Tấn viết về Xuân Diệu như sau::


Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên. (Ch.I)



IV. TÀI VÒI ĂN VÀ THAM ĂN


Xuân Diệu hơn người cái đức ăn. Nguyễn Đăng Mạnh trong Hồi ký kể rằng Xuân Diệu, Huy Cận tham ăn : 
Hồi khoa văn Đại học sư phạm Việt Bắc đưa sinh viên về Hà Nội (đóng ở Cổ Nhuế) để mời các nhà văn đến nói chuyện, tôi có được nhờ tiếp khách hộ. Tôi thấy Xuân Diệu rất thích uống bia và húp trứng sống. Anh còn nói, tối nào, cần viết một cái gì thì buổi chiều thế nào cũng phải mua ba lạng thịt chó để bồi dưỡng. Có thế mới có sức viết (Xuân Diệu chết vì bị nhồi máu cơ tim, tức là máu nhiễm mỡ, cần kiêng ăn nhiều thịt, trứng. Khi anh mất, Vũ Tú Nam nói, Xuân Diệu đã bồi dưỡng nhầm là vì thế). Huy Cận cũng vậy. Phải nói là tham ăn. (Ch.IX)
Tuổi Trẻ Cười thuật một chuyện ăn của Xuân Diệu:
Một công ty ăn uống ở Hà Nội mới làm được một loại bánh bao ngon, hy vọng hơn cả bánh của người Hoa ở phố Hàng Buồm. Chủ nhiệm công ty là người mê văn nghệ, mời hơn chục nhà thơ đến thưởng thức.
Ngồi vào bàn, không chờ chủ mời, nhà thơ Xuân Diệu cầm một chiếc bánh bao ăn liền. Còn những người khác thì lịch sự nghe bài diễn văn của chủ nhiệm.


Đọc xong bài diễn văn ông mời các nhà thơ thưởng thức bánh. Nhìn đến cái đĩa trước mặt nhà thơ Xuân Diệu, thấy trống trơn, ông lừ mắt ra hiệu cho cô nhân viên bỏ thêm bánh vào. Nhà thơ Xuân Diệu lại thản nhiên ăn. Vừa ăn, Vĩnh Mai vừa lúi húi viết. Một lúc sau, mọi người chuyền tay nhau một mẩu giấy có bài thơ bốn câu:


Cái bánh bao hời, cái bánh bao
Mùa xuân kỳ diệu, Diệu kỳ sao!
Người ta một chiếc, ông hai chiếc
Thơ nghĩ chưa ra, bánh đã vào!
Xuân Diệu là người đọc bốn câu thơ luân lưu ấy sau cùng, ông gật gù khen hay.
( HÀ THƯỜNG NHÀN-Theo 101 Chuyện nhà văn VN hiện đại của Nguyễn Bùi Vợi)

http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=55752&ChannelID=


Thanh Thảo kể về Xuân Diệu:


Trưa đó, Hội An mời Xuân Diệu và chúng tôi đi ăn… cao lầu. Nghe danh món ăn này từ lâu, nên mấy anh em “lính pháo” chúng tôi đều náo nức. Riêng Xuân Diệu, coi bộ ông còn hồi hộp hơn cả chúng tôi, vì như ông nói, “món này mình đã ăn cách đây 40 năm rồi, giờ mới có dịp ăn lại”.

Tới khi ăn mới biết, hoá ra món này cũng không ngon là mấy, lại nhiều mỡ, ăn hơi bị ngán. Chúng tôi mỗi người chỉ xơi được một bát, rồi… ngồi nhìn. Riêng Xuân Diệu, ông xơi những hai bát. Chúng tôi nhìn ông ăn mà… thán phục.

Sao ông bác ăn giỏi thế! Khi ăn xong trên đường về, chúng tôi “phỏng vấn” ông về bữa ăn, Xuân Diệu mới thú thật: “Món cao lầu bây giờ cũng chả ngon mấy! Nhưng mình ăn chủ yếu để nhớ kỷ niệm hồi xưa thôi”. Ăn để nhớ kỷ niệm? Đúng là thế! Và đó cũng là một kiểu ăn của Xuân Diệu.
Thanh ThảoXuân D… ăn

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/xuan-dieu-an-36375.html



Cũng trong Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài viết về đưc ăn của Xuân Diệu:

Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.


Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:

- Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.(Ch III, 190-193)



MINH DIỆN kể cho chúng ta một giai thoại về Xuân Diệu vòi ăn,  và cố đấm ăn xôi:

Cuối năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối năm. Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu, công ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài Gòn mời nhà báo, miệng bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải Seviot may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong bì 50 đồng nghe!”. Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một của tôi, hơn nữa có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt theo tiêu chuẩn phân phối .


Cánh phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn viên Câu lạc bộ Hội nhà văn thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức ‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự Hội nghị tổng kết cuối năm với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi mở cặp, lấy tờ giấy mời viết, đưa cho Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi được vinh dự tháp tùng nhà thơ lớn nổi tiếng, rất hãnh diện.


Một phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp chúng tôi, phát cho mỗi người một bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng trong túi với tờ lịch của công ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm soi, rồi hỏi :- Thế quà đâu?

Anh Bằng nói:

- Qùa sẽ đưa sau ạ!

Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.


Hội trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi, sân khấu, loa phóng thanh đầy đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng hàng trăm lao động tiên tiến của công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt tác! Một tràng pháo tay rất dài, có ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng.


Nhà thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt Caravate, đeo kính dâm, tóc xòa kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt, nghiêng người đón tràng pháo tay, rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
- Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du ,để rồi: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố Như!”. Không, hôm nay tôi không nhỏ lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát với văn chương ấy, mà cùng mọi người cất tiếng hát, tiếng reo vui giữa rừng thơ Tố Hữu...


Xuân Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ ran lên, ông mỉm cười đón nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi mọi người yên lặng , ông cất tiếng đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “ Sáng tháng năm”


Bọn tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ của Tố Hữu và mấy bài thơ của mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội nghị, nào ngờ ông thao thao bất tuyệt phân tích tính đảng, tính quần chúng, tính hiện thực xã hội chủ nghĩa, tính nghệ thuật trong thơ. Cái đầu ông lắc lư, hai tay vung vẩy, hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.


Chín giờ, rồi chín giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.

Ông Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông Bé thời chiến tranh, lúc đó làm Tổng cục trưởng cao su, ngồi trên hàng ghế đầu nhập nhổm như bị kiến cắn! Cái trán hói bóng lưỡng đỏ tía lên. Ông đã không hài lòng khi anh Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời nhà thơ bình thơ trong Hội nghị tổng kết, giờ thấy nhà thơ Xuân Diệu chiếm sân khấu nói tràng giang đại hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi, mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm Micro bình thơ.


Một tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy, xăm xăm bước lên sân khấu, giật phắt chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi lũi bước xuống, không có tiếng vỗ tay nào.

Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
Nguyễn Chí Thiệp trong Trại Kiên Giam kể chuyện ông chú ngoài Bắc vào nói về Xuân Diệu:
Chú không biết định thế nào là tham nhũng nhiều ít, chú kể một câu chuyện, sau đó cháu tự lượng định lấy. Chắc cháu biết thi sĩ Xuân Diệu, ông ta không có công tác gì nhiều, “Cái cần câu cơm” của ông là bài thuyết trình “Đạo Đức Bác Hồ” và “Tiết Kiệm Để Sản Xuất”. Hai bài thuyết trình nối với nhau bởi một đoạn kể chuyện Bác Hồ dạy người cần vụ đặt miếng xà-phòng sau khi tắm lên viên gạch để xà-phòng ráo nước, cứng, lâu hao mòn.



“Một hôm nhà máy phân bón nơi tôi làm việc, được chỉ thị đón nhà thơ Xuân Diệu đến thuyết trình. Đảng cử đồng chí giám đốc và tôi đi đón, trên đường thi sĩ Xuân Diệu nói: “Tôi nói chuyện với nhà máy thì cũng quá trưa, vậy trưa nay nhà máy cho tôi ăn gì nào? Thôi để các đồng chí dễ quyết định, tôi gợi ý các đồng chí nhé, tôi bị bệnh bao tử, các đồng chí cho tôi ăn cơm nếp nhé, mà chẳng lẽ ăn cơm nếp suông, lẽ nào các đồng chí không cho tôi ăn món mặn? Gà nhé? ừ, cơm nếp với gà, mà gà trống thiến thì nhất”. Chúng tôi hứa với thi sĩ về sẽ hội ý với các đồng chí trong ban lãnh đạo nhà máy mới quyết định, nhưng chắc là không trở ngại. Một lúc sau, thi sĩ Xuân Diệu lại lên tiếng: “Có ăn trưa rồi thì phải có uống chứ? Mà ngay lúc tôi nói cũng phải có gì cho tôi giải lao nhé, thôi để tôi gợi ý cho các đồng chí là cho tôi uống bia nhé? Uống nước lã tôi hay đau bụng”.



Bia là tiêu chuẩn cao, giám đốc trở lên mới có, cán bộ kỹ thuật như chú chưa có tiêu chuẩn bia, đồng chí giám đốc phải hứa dành phần bia tiêu chuẩn của mình để đãi khách. Thi sĩ mới yên tâm. Sau buổi nói chuyện có ăn và uống, thi sĩ Xuân Diệu nhờ nhà máy đưa về Hà Nội, về đến nhà thi sĩ mời chúng tôi vào nhà, tại phòng khách thi sĩ nói: “Tôi đã làm việc với nhà máy, vậy nhà máy phải có tình gì với tôi chứ; đây các đồng chí xem, cái tủ chè này là nhà máy dệt Nam Định biếu tôi sau buổi nói chuyện đấy, có người đã trả tôi 800 đồng chưa bán, tượng Bác Hồ bằng thạch cao do nhà máy Pin Văn Điển biếu đấy nhé, 200 đồng tôi chưa bán. Nhà máy biếu tôi cái gì nào?”


Đó không phải là hình thức tham nhũng, nhưng nó rất thê thảm. Một xã hội đói khó đến như một viên chức cao cấp, vừa là một thi sĩ nổi tiếng mà phải gạ gẫm từng bữa ăn, món quà – chắc chắn nếu có điều kiện thì vấn đề tham nhũng không thể nào ít đi được.


Sau khi phân tích nhiều khuyết điểm của chế độ, tôi hỏi rằng có thể do chiến tranh, không thể sản xuất được, kinh tế yếu kém, đời sống nhiều khó khăn v.v… Vậy theo ý chú, nếu loại bỏ hết trở lực, liệu chế độ Cộng Sản có thể mang tiến bộ gì cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân không? (Ch.II)


Cộng sản  trước đây che đậy nhưng Xuân Diệu lộ hết những cái xấu bản chất cộng sản. Ngày nay thì cộng sản không sợ ai, không làm mẽ mà trắng trợn cướp bóc, đàn áp và phản bội nhân dân. Con người Xuân Diệu là đại biểu cho con người cộng sản tham lam, tàn ác, không biết xấu hổ là gì. Một nhà thơ, một trí thức, con nhà  khá giả mà như thế thì bọn vô sản chính cống, vô học chân chính  túy thì tệ hại không biết chừng nào cho quốc gia và xã hội!  Đó là do hoc thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản và hành động "chuyên chính vô sản" đã làm băng hoại xã hội!


NGUYỄN ĐĂNG MẠNH = VIỆT CỘNG,TRUNG CỘNG

PHÂN ƯU


PHÂN ƯU



ĐƯƠC TIN BẠN
LÊ NGUYÊN NGƯ
but hiệu Hồ Nam, Vương Tân
pháp danh Minh Phước 

đã từ trần vào lúc 4 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2015
(nhằm ngày mùng 5 tháng 11 năm Ất Mùi) tại tư gia
Hưởng thọ 81 tuổi
CẦU NGUYỆN VONG LINH BẠN AN VUI NƠI TỊNH ĐỘ

THÀNH KÍNH CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN

NGUYỄN THIÊN THỤ

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH





 

Xung quanh 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh'

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
Bản thảo 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh' được cho là bị phát tán lên mạng
Mạng Internet đem lại cho nhân loại thật nhiều vận dụng hữu ích, nhưng đôi khi mạng thông tin này cũng có thể gây phiền toái hay quan ngại cho mọi người.
Một trong những phiền toái đó là việc Internet có thể biến chúng ta trở thành những 'kẻ đọc trộm', 'đọc lén', một cách vô tình hay bất đắc dĩ các tài liệu, thông tin.
Trường hợp của bản thảo cuốn 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh' đề năm 2008, gần đây cũng có thể là một ca như vậy.


Tác giả chưa hoàn thành, chưa có ý định công bố, thì không biết bằng cách nào, bản thảo của nó đã được đưa lên mạng Internet.
Thế và mạng Internet thì như mọi người đều hiểu, vừa là một xa lộ thông tin tân kỳ, nhưng cũng có thể là một cái chợ với đủ các thứ thượng vàng, hạ cám.
Đôi khi xảy ra tình trạng ai muốn gì thì cứ việc làm theo ý mình, mặc dù đã có nhiều rào cản, quy định pháp lý này khác.
'Tứ mã nan truy'
Chỉ có điều với Internet, với YouTube v.v..., không phải lúc nào một tín hiệu, thông tin phát ra là đã dễ bề thu lại được. Người xưa gọi đó là 'tứ mã nan truy' - ngựa quý đuổi theo cũng khó lấy lại được.
Do dễ bề khai thác và phát tán, một tín hiệu hay thông tin xuất hiện trên mạng Internet, rất dễ bề trở thành một sự kiện xã hội hay cộng đồng, gây ra các bàn tán, dư luận với các tính chất, cấp độ khác nhau.
Mặt khác, khi còn ở trong tay và tầm kiểm soát của người phát hay dự định phát ra tín hiệu, tính chủ quan của thông tin còn tương đối nhiều.
Nhưng khi tín hiệu đã xuất hiện và đưa lên trên mạng, như một thứ thông tin phát vào vũ trụ, thành sự kiện, thì ngay lập tức, nó có thể tạo lập tính khách quan về sự tồn tại của nó bởi chính quá trình được phát tán, xử lý và bàn tán, bình luận.
Điều đó gợi ý rằng, có những khía cạnh 'giá trị gia tăng' về mặt xã hội, mà con người đang ở thế kỷ 21, khi sử dụng mạng Internet, cần thận trọng.
GS. Trần Đình Sử
 Tôi nghĩ phải có một thời gian để sự việc lắng xuống, mọi người mới có nhận thức chính thức
Giáo sư Trần Đình Sử
Xin trở lại với bản thảo Hồi ký đưa lên mạng gần đây, được cho là ngoài ý muốn của Giáo sư kiêm nhà phê bình văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh.
Mấy tuần lễ gần đây, đồng loạt nhiều trang mạng, trang blog, các trang điểm sách, điểm báo tự do, cá nhân, thậm chí một số tờ báo in chính thức ở hải ngoại, trên mạng Internet v.v... liên tục đăng tải, trích dẫn và bàn luận từng phần hay toàn bộ nội dung bản thảo cuốn Hồi ký dày tới hơn 300 trang, gồm năm phần và gần 30 chương.
'Nhận định phân tán'
Giáo sư Trần Đình Sử, từ Đại học Sư phạm Hà Nội, một người được tác giả Nguyễn Đăng Mạnh nhắc tên trong bản thảo, đồng thời là bạn và đồng nghiệp của Giáo sư Mạnh, đánh giá bản thảo cuốn Hồi ký có "một số thông tin" nhưng cũng có "một số vấn đề".
Ông nói: "Tôi thấy nó cũng gây ra một số dư luận, có người tán thành, một số khen, một số chê, nhận định phân tán. Tôi nghĩ phải có một thời gian để sự việc lắng xuống, mọi người mới có nhận thức chính thức."
Giáo sư văn học Mai Quốc Liên, từ Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, một trong những người được cho là bị tác giả Nguyễn Đăng Mạnh phê phán trong bản thảo, cho biết cảm nghĩ:
"Tôi với ông Mạnh không có cái gì ác cảm với nhau lắm. Thông tin của ông Mạnh nói chung là nghe ngóng, hóng hớt, nguy hiểm... Khía cạnh luật pháp có vấn đề, không bảo đảm."
Giáo sư Liên không đồng tình với cách thức mà ông cho là tác giả bản thảo hồi ký đã làm về khía cạnh 'đạo lý', khi GS Nguyễn Đăng Mạnh tiết lộ các thông tin 'riêng tư', về thầy, bạn, đồng nghiệp.
'Kể chuyện có duyên'
PGS. TS. Trần Ngọc Vương (ảnh Talawas)
 Tôi có đọc. Chẳng có gì ghê gớm. Một số chuyện gọi là đụng chạm, thì ở một số cuốn sách khác, người ta đã đụng chạm hết rồi.
PGS. TS. Trần Ngọc Vương
Giáo sư Liên cho rằng tác giả Nguyễn Đăng Mạnh có thiên kiến về phe phái và tự cho là người 'cấp tiến'. Tuy vậy, ông Liên cũng nhận xét những mặt tích cực:
"Ông Mạnh kể chuyện có duyên, hóm, kể vui, cũng có cái chính xác, không phải là sai hết."
Nhà phê bình ở thế hệ kế cận Giáo sư Mạnh, Phó Giáo sư Trần Ngọc Vương, từ Khoa văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nói với BBC Việt ngữ:
"Tôi có đọc. Chẳng có gì ghê gớm. Một số chuyện gọi là đụng chạm, thì ở một số cuốn sách khác, người ta đã đụng chạm hết rồi.Còn những chỗ tương đối mới mà gây sốc cho một số người thì lại toàn là chuyện đánh giá con người, đánh giá cá nhân thôi."
Trước câu hỏi đặt ra xung quanh một số quan ngại của dư luận cho rằng bản thảo Hồi ký có thể gây ra một số phương hại cho chính tác giả của nó, ông Trần Ngọc Vương nhận xét:
"Cũng chẳng hại gì nhiều. Vì theo nghĩa chính thống, thì cái gì cần được thì ông cũng được hết cả rồi. Ông là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, được Giải thưởng Khoa học Công nghệ Nhà nước."
Còn Giáo sư Mai Quốc Liên, thành viên Hội đồng Lý luận Văn học, Nghệ thuật Trung ương, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Quốc học, cho biết không có chuyện ai đó trừng phạt tác giả bản thảo:
"Ông 78 tuổi rồi, trừng phạt gì. Hiện nay, người ta chẳng làm gì đâu. Nhưng báo chí cũng phản ánh một phần, có một số bài. Người bị xúc phạm, cũng có người căm tức."
"Cũng hơi tiếc, có những chuyện kể cũng đúng, cũng hay. Nếu viết dí dỏm, dừng lại ở mức độ vừa phải thì hay. Không nên đi vào vấn đề để câu khách, lấy tiếng rằng mình là người cấp tiến," Giáo sư Liên bình luận thêm.

Không nêu tên
Em là một học sinh lớp 11 văn. Quả thật khi đọc xong phần hồi ký về Hồ Chủ tịch của thầy, em rất
sốc. Cho em xin được gọi Chủ tịch là Bác. Bởi vì dẫu sao trong em, Bác vẫn luôn là một con người rất đáng trọng. Có lẽ từ lâu rồi, chúng ta vẫn luôn tôn thờ Bác và tồn Bác lên như một vĩ nhân. Thế nhưng bây giờ một số học giả khác đã đặt ra một cách nhìn mới. Có vẻ với cách nhìn này thì Bác hay tất cả mọi người khác đều trở thành những con người tầm thường hơn và trở về với phần bình dân.
Thực sự em rất kính phục thầy Mạnh khi thầy có thể có một cách nhìn mới như vậy. Mặc dù với những thông tin này, một số cá nhân và phần đông có thể suy diễn một cách khá dễ dàng theo một nghĩa không tốt. Thế nhưng đó chính là sự thật. Có điều là sự thật này có nên phô bày ra một cách công khai hay không? Đây là một điều rất khó nói! Chúng ta phải dám nhìn thẳng, nhìn thật và sự thật. Nhưng nếu đánh mất một hình tượng mà chính chúng ta đã xây dựng và ca ngợi mấy chục năm qua, liệu có nên không?
Và nói ra những vấn đề có vẻ như rất tế nhị và một con người rất đáng thương như vậy liệu có nên không? Dù sao em cũng rất kính phục thầy Mạnh khi đi trước mọi người và nói ra những điều như vậy. Dù đây còn là vấn đề của thời gian. Phải để thời gian nói ra những điều này.
Sapa
Tôi đã đọc toàn bộ hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh, nhiều đoạn đọc đi đọc lại. Tôi đánh giá cao bản viết của ông.
Ông đúng là có phẩm chất nhà giáo, lại rất người. Tôi chưa bao giờ gặp ông, tôi nghĩ rằng người Việt ta cần nhiều hồi ký như của ông Mạnh.
Qua hồi ký, tôi nghĩ thương các nhà văn, thơ chân chính. Tôi đau xót cho bao nhiều những con người mà "nghiệp" của họ là về nhận thức , tư duy, muốn sáng tạo... lại phải sống thiếu đói cả vật chất; chật chội, khiên cưỡng tư tưởng (túng thiếu thê thảm bầu trời tự do tư duy sáng tạo).
Không nêu tên
Có lẽ không nhiều lắm những người từ chối, không muốn biết sự thật. Dù cay đắng chúng ta cũng cần biết sự thật để hạn chế nhầm lẫn trong nhận thức, hành động sẽ đúng hơn, sẽ không ảo tưởng và hụt hẫng khi những thông tin ta tiếp nhận trần trụi va minh bạch.
Chỉ đọc lướt qua "Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh", chúng ta đã có thể thấy một phần bức tranh của các học giả, nhà văn, nhà thơ, các phe phái, các xung đột ý thức tập thể hay cá nhân và sự lãnh đạo của đảng thông qua một số nhân vật cốt lõi như Lê Đức Thọ, Tố Hữu với nền văn hóa đất nước.
Độc giả
Mỗi người đều có cách nhìn nhận và đánh giá về sự vật, hiện tượng theo cách của mình.GS Mạnh có cái nhìn về một ai đó như thế nào là cách nhìn của GS Mạnh.
Có thể họ là người tốt trong con mắt của GS Mạnh nhưng chưa hẳn đã là người tốt trong con mắt của người khác và ngược lại.
Bởi vậy Hồi ký của ông đương nhiên là có người khen, người chê. Đó là chuyện bình thường. Trong xã hội một vấn đề có nhiều quan điểm không thuận nhau mới là cái đáng nói. Nếu vấn đề đặt ra mà không ai có ý kiến gì thì có gì để mà bàn, như vậy thì chán ngắt.
Ở tuổi GS Mạnh những điều ông nói ra không phải để cho vui mà có thể là những gì ông chất chứa từ lâu, nay mới viết ra.
Bạn đọc HY
Chúng ta cần tôn trọng tác giả cuốn sách. Ở tuổi của ông, tôi cũng sẽ viết sự thực về đời mình. Phải luôn sống với sự thật thì mới được thanh thản.
TTT, Sài Gòn
Cho dù ai đó muốn lấy tiếng là cấp tiến thì có gì không tốt? Chỉ có mấy ông xấu tính ghen ghét mới không thích thôi.
Vẫn biết rằng có những sự thật nguy hại nặng nề, nhưng chẳng phải con người ta đang cố gắng giảm nhẹ sự nặng nề và giảm thiểu những sự thật như thế sao? Chẳng phải con người đang hướng đến một thế giới không còn những sự thật bị che giấu sao? Ở VN này, quá nhiều người sợ nói ra sự thật vì nhiều lí do.
Thật chán khi nói chuyện với những người ba phải nhút nhát như thế. Ủng hộ ông Mạnh nói ra những điều thật bụng cho những kẻ sợ sốc biết, sốc cũng chẳng có gì đáng sợ nếu đã quen tai!
Không nêu danh
Mạng Internet giống như quả táo Newton. Nhiều con mắt, đầu óc, nhờ nó mà sáng ra nhiều điều.

 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081025_nguyen_dang_manh.shtml

  

Thụy Khuê

Nói chuyện với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những nhà phê bình, nhà giáo không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 87-90, trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân, v.v..., đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v... nói lên phong cách phê bình độc đáo của Nguyễn Đăng Mạnh. Một đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những trang hồi ký. Hôm nay, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói chuyện với chúng ta về quan niệm viết hồi ký, về quan niệm phê bình của ông, đồng thời ông cũng lên tiếng về hiện tượng hồi ký của ông bị đưa lên mạng trái với ý định của tác giả. Chúng tôi xin thành thật cám ơn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhã ý dành cho thính giả RFI buổi nói chuyện hôm nay.

Thụy Khuê: Thưa anh, gần đây thấy xuất hiện trên mạng Internet, một số bài trích từ hồi ký của anh, ngoài ra, trong câu chuyện riêng với anh, có lúc anh cũng cho biết là anh có ý định viết hồi ký. Vậy thưa anh, anh đã viết xong chưa và anh có ý định công bố hay không?


Nguyễn Đăng Mạnh: Chị Thụy Khuê ạ, hiện tượng hồi ký của tôi được tung lên mạng là ngoài ý muốn của tôi, tôi không có ý định công bố đâu. Tôi quan niệm viết hồi ký để giải tỏa cho bản thân mình thôi, như một hình thức giải trí cho bản thân mình và cũng có thể là cho một số người thân, thế thôi, hoàn toàn không có ý định công bố bằng bất cứ phương tiện thông tin nào. Vậy mà có ai đó, bằng một cách nào đó, khui ra được và đưa lên mạng. Tôi rất bất ngờ và cũng rất bất bình về chuyện này. Tôi là người không thạo gì về Internet cả. Anh Hoàng Dũng, người bạn của tôi trong Thành phố Hồ Chí Minh, giúp tôi mail cho một số người đã đưa lên mạng và nói rõ sự bất bình của tôi và họ đã xóa bỏ đi rồi. Nhưng chị biết đấy, một khi đã đưa lên mạng rồi thì không thể nào ngăn cấm người ta khai thác được. Tôi nói rõ với chị như vậy và cũng nói rõ với công chúng Internet như thế, tôi không có ý định công bố mà đấy là do ai đó công bố ngoài ý muốn của tôi

T.K.: Thưa anh, dĩ nhiên là một người viết hồi ký và một người đã gắn liền cuộc đời mình với văn học như anh phải có một quan niệm riêng về hồi ký, vậy thưa anh, quan niệm về hồi ký của anh là như thế nào?


N.Đ.M.: Tôi quan niệm viết hồi ký là một cách để giải tỏa cho mình. Mình có những hiểu biết, ý nghĩ với những trải nghiệm trong cả một đời, chứa chất trong lòng, đến một lúc nào đấy cũng muốn trút ra, tôi cho đấy là nhu cầu tự thân mình và cũng là một khoái thú. Tôi cho rằng mọi khoái thú trên đời, xét đến cùng đều là trút ra khỏi con người mình một gánh nặng nào đó. Viết hồi ký tôi muốn nói thẳng, nói thật, thành thật với mình, thành thật với người, có gì nói thế, không làm văn chương gì cả, không tô vẽ hoa lá cành và nói luôn bằng ngôn ngữ của sự thật. Vì thế trong tình hình hiện nay tôi không hề có ý định công bố. Hồi ký là chuyện của cá nhân. Mỗi cá nhân đều là một chứng nhân của lịch sử ở một mức độ nào đấy, do quan hệ riêng của mỗi người đối với hiện thực, đối với xã hội, đối với đất nước, với lịch sử. Vì thế, hồi ký tuy là của một cá nhân nhưng cũng có ích với người đọc về nhận thức xã hội, lịch sử của đất nước. Tôi là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu phê bình văn học và tôi đã từng chứng kiến nhiều cuộc tranh luận tư tưởng trong văn học suốt trong mấy chục năm, tôi cũng trực tiếp tiếp xúc với hàng loạt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại cho nên cũng biết nhiều chuyện. Những tư liệu ấy có thể phản ánh được nhiều phương diện của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhưng thực sự thì tôi cũng chưa có ý định công bố những điều ấy bởi vì nhiều chuyện cũng chưa tiện nói, vì nói về sự thật thì nhiều khi cũng đụng chạm chuyện này, chuyện khác.

T.K.: Thưa anh, trong hồi ký anh không thể không nhắc đến hành trình viết phê bình của anh trong hơn nửa thế kỷ qua, vậy xin anh cho biết anh quan niệm thế nào về vấn đề phê bình văn học?


N.Đ.M.: Trước kia tôi nghiên cứu về lịch sử văn học, từ năm 1968 tôi mới bắt đầu viết phê bình là bài Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ. Bài vừa viết xong đã có chuyện này chuyện khác rồi. Cho nên viết phê bình hay gắn với công chúng một cách trực tiếp, gắn liền với thời sự. Trước hết tôi muốn nêu vấn đề: Phê bình khó hay sáng tác khó? Theo tôi, phê bình hay sáng tác có giá trị đều khó cả, còn viết dở thì phê bình hay sáng tác đều dễ thôi; nhưng có hiện tượng này rất phổ biến ở các nền văn học trên thế giới, là nhà phê bình lớn, thật sự tài năng, bao giờ cũng rất hiếm so với những nhà sáng tác lớn; đây là tôi chỉ nói những người có tài năng thật sự thôi. Lịch sử văn học các nước đề có bằng chứng như vậy, văn học Pháp, Nga, Việt Nam đều thế cả. Vì sao như vậy, thì tôi nghĩ là phê bình có hai yêu cầu, một là phải có năng lực cảm thụ nghệ thuật rất tốt, hai là phải có trình độ văn hóa rộng rãi. Sáng tác có thể có thần đồng, một đứa trẻ tám, chín tuổi như Trần Đăng Khoa chẳng hạn, có thể làm thơ rất hay, nhưng phê bình thì không có chuyện ấy.


T.K.: Thưa anh, sau nửa thế kỷ viết phê bình, anh có thể rút ra kinh nghiệm gì về phương pháp phê bình cho những người sắp bước hay sẽ bước vào địa hạt này?


N.Đ.M.: Một người viết lịch sử phê bình Pháp, Roger Fayol, nói, tôi cho là rất đúng, phê bình ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của báo chí và ngành đại học, tức là nhà phê bình phải đọc, đọc nhiều, phải có tư duy khoa học tốt. Nhà thơ Xuân Diệu có nói là muốn hiểu được thơ là gì thì phải đọc nhiều thơ hay. Hoài Thanh cũng nói là dù phê bình theo impressionisme, ấn tượng chủ nghĩa, vẫn phải có tin tức, vẫn phải có văn hóa. Còn khả năng cảm thụ văn chương nghĩa là có phản ứng nhậy bén và chính xác về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp của văn chương thì tôi gọi là một khâu phi phương pháp luận, nghĩa là không thể học được một phương pháp nào đấy rồi sau đó có thể có năng lực. Đấy là chuyện năng khiếu. Tôi không cho đây là chuyện thần bí gì cả, nhưng đòi hỏi tích lũy được một trường liên tưởng thẩm mỹ tốt, phong phú và muốn thế phải sống sâu sắc với những điều mình được thấy, được nghe, được đọc, được sống. Sống hời hợt thì dù có đi nhiều, đọc nhiều, thì sống đến trăm tuổi cũng không có được một trường liên tưởng thẩm mỹ tử tế. Khi ta đọc một tác phẩm nghệ thuật, thì những yếu tố nào đó ở trong cái tác phẩm ấy, nó gợi lên, nó có liên tưởng một cách rất tự nhiên đến những ấn tượng nào đó trong trường liên tưởng thẩm mỹ của mỗi người và vì thế nên có xúc động, có rung cảm. Viết phê bình là sự gặp gỡ giữa tư tưởng người viết phê bình và tư tưởng của tác phẩm văn học và điều đó tạo nên cảm hứng cho nhà phê bình. Tôi cho phê bình cũng phải có cảm hứng mới viết hay được. Phê bình thật sự là người bạn tốt của sáng tác, là người hiểu biết sâu sắc về sáng tác.


T.K.: Thưa anh, theo anh thì các nhà phê bình phải có hay nên có một thái độ thế nào đối với các nhà sáng tác?


N.Đ.M.: Có một thời gian ở Việt Nam, chắc chị cũng biết có một thời kỳ các nhà sáng tác rất ghét những nhà phê bình, nhà phê bình chính thống. Ông Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân nói nhiều câu chế giễu các nhà phê bình đó, vì hồi ấy các nhà phê bình cứ muốn dậy dỗ các nhà sáng tác, cứ như là người lãnh đạo sáng tác mà thực ra xuất phát từ những lý thuyết giáo điều không ăn nhập gì đến sáng tác cả. Ông Xuân Diệu ông ấy gọi những nhà phê bình ấy là cái xe tăng mù húc bừa bãi chẳng biết gì về văn học nghệ thuật. Ông Nguyễn Đình Thi gọi một người phê bình là bà dì ghẻ cay nghiệt v.v... Tôi cho nhà phê bình phải là người bạn thực sự, người bạn tốt của sáng tác, hiểu biết sáng tác, không nên đặt mình lên trên sáng tác.


T.K.: Thưa anh, xin hỏi anh là một giáo sư, một văn bản phê bình văn học, theo anh, cần phải có những yếu tố gì để có thể trở thành một bài phê bình có giá trị?


N.Đ.M.: Viết phê bình cũng cần phải có văn, nhiều người viết phê bình hiện nay, theo tôi, chưa có văn. Nhưng không nên quan niệm văn phê bình chỉ là chuyện hình thức, hoa lá cành, văn phê bình phải đẻ ra được chính nội dung của phê bình, yêu cầu nội dung của phê bình. Vì muốn chuyển tải tình cảm thẩm mỹ thì phải có văn, nều cần phải dùng cả hình tượng nữa.


Nhưng hình tượng của bài phê bình khác với hình tượng của người sáng tác vì phải thực hiện một lúc hai nhiệm vụ: một là phải chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ, hai là phải làm sáng tỏ được những khái niệm, quy luật của văn chương. Nhà phê bình phải tạo ra một văn bản văn chương để làm sáng tỏ văn bản văn chương của người sáng tác. Trong hiểu biết và kinh nghiệm của tôi, tôi cho là có ba dạng bài phê bình. Có loại bài phê bình chỉ gắn với một tác phẩm là đối tượng phê bình mà thôi. Có bài phê bình đi từ tác phẩm phê bình rồi bàn rộng ra về các vấn đề văn học nói chung của một thời kỳ lịch sử hay một thời đại. Thứ ba là từ phê bình một tác phẩm cụ thể, xoay ra nói chuyện đời. Tôi thấy nhà phê bình lớn đều hay viết như thế và tôi rất thích những cách viết như vậy. Thánh Thán phê bình Tây Sương ký mà xoay ra nói đủ thứ chuyện trên đời rất thú vị. Muốn như thế thì dù dưới hình thức nào, phê bình cũng phải có tư tưởng. Tôi cho là phê bình hay sáng tác đều phải có tư tưởng. Tư tưởng ở đây là tư tưởng thấm nhuần tình cảm thẩm mỹ, thể hiện yêu ghét, khinh trọng, chân thật và sâu sắc của người viết sáng tác cũng như phê bình. Sáng tác cũng như phê bình, không có tư tưởng, tôi cho là chẳng có giá trị gì hết.


T.K.: Thưa anh, anh nghĩ thế nào về mối tương giao giữa lý luận và phê bình?


N.Đ.M.: Tôi quan niệm một nhà lý luận giỏi, uyên bác, sâu sắc, không hẳn có thể viết được phê bình, nhưng một nhà phê bình thì bao giờ cũng phải có lý luận. Lý luận giáo điều là sự trói buộc rất tai hại cho phê bình. Một thời các nhà phê bình ở nước ta đã bị trói buộc bởi nhiều lý thuyết giáo điều. Lý luận của nhà phê bình phải như thế nào? Theo tôi, phải đi từ thực tế văn học, kinh nghiệm của đời sống văn học mà tiếp nhận lý luận. Lý luận phải gắn liền với cây đời, theo kinh nghiệm của tôi, tôi vẫn tiếp nhận lý luận như thế tức là xuất phát từ những kinh nghiệm của mình, những suy nghĩ của mình về thực tế sáng tác và mình tìm lý thuyết để tìm những lý thuyết, khái niệm nào đấy giúp mình diễn tả, phân tích được những thực tế mà mình cảm nhận được trong đầu. Tức là từ thực tế sáng tác mà mình cảm nhận được, mà suy nghĩ, tiếp nhận lý luận. Đó là cách làm việc, cách tìm hiểu lý luận của tôi. Do tư tưởng và năng lực cảm thụ của nhà phê bình, bao giờ cũng gắn với một thời đại nhất định, vì thế nên nhà phê bình nào, dù lớn đến đâu, tài năng đến đâu, cũng chỉ có một thời thôi. Tôi nghĩ thế. Ông Hoài Thanh, ông Vũ Ngọc Phan cũng chỉ tiêu biểu cho một thời. Tất nhiên tôi cũng thế thôi.






T.K.: Thưa anh, qua một số chân dung văn học mà người ta đã đưa lên mạng Internet ngoài ý muốn của anh, người đọc thấy rõ là anh có một lối viết chân dung văn học rất độc đáo, vậy xin anh cho biết quan niệm của anh về chân dung văn học.


N.Đ.M.: Nói thật với chị là tôi rất thích viết chân dung văn học, nhưng mãi gần đây thôi tức là từ khoảng những năm 2000, tôi thích viết chân dung văn học; vì có lẽ phải đến một lúc nào đó, do mình am hiểu sâu sắc các nhà văn, am hiểu đời sống riêng của họ, tiếp xúc nhiều với họ mới có thể viết được chân dung văn học. Chân dung văn học là một dạng bút ký về người thật, việc thật; người thật ở đây là nhà văn, một tài năng văn học mà người tài, người đẹp bao giờ cũng rất hấp dẫn. Đọc một bài chân dung văn học là được tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc cận cảnh với người tài mà lại tiếp xúc trong sinh hoạt đời thường, con người ta rất thích được tiếp xúc với người tài, những danh nhân trong những sinh hoạt đời thường, trong sinh hoạt gần gũi. Có nhiều người đặt tên cho bài viết của mình là chân dung văn học nhưng theo tôi không phải là chân dung văn học đích thực. Có bài chỉ là một tiểu luận nghiên cứu về một nhà văn, có bài chỉ là chép lại một cuộc phỏng vấn nhà văn, có bài nói nhiều chi tiết về con người nhà văn nhưng không nói gì được về cái văn của nhà văn ấy.


T.K.: Thưa anh, thế nào là một bức chân dung văn học thành công, có thể gọi là đạt?


N.Đ.M.: Theo tôi, chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học. Qua chân dung, người đọc hiểu được văn của nhà văn, chỗ khó nhất là ở đó. Nhưng làm thế nào cho độc giả hiểu được văn của nhà văn ấy, thông qua những chi tiết đời thường mới là chân dung văn học. Vì thế cho nên viết chân dung, phải hiểu được sự thống nhất văn và người của người cầm bút, thống nhất ở chiều sâu, ở bản chất chứ không phải ở bề ngoài, ở bề nổi. Nguyễn Công Hoan có nói văn là người mà cũng không phải là người. Tức là nhìn bề ngoài có vẻ chả gắn bó gì với người, không thống nhất gì cả, nhưng nếu nhìn ở bản chất thì đúng văn là người. Thí dụ nhìn bề ngoài, bề mặt thì thấy Vũ Trọng Phụng rất khác giữa con người và văn chương của ông. Trong đời, ông sống rất mực thước, đạo đức; trong văn thì viết rất giỏi bọn vô đạo đức, cờ bạc, đĩ điếm, lưu manh, con người sống sành sỏi với thế giới vô đạo đức như thế. Trong cuộc đời sinh hoạt rất nghèo khổ nhưng viết rất giỏi về cuộc sống xa hoa của những bọn giàu có, những tay đại phú. Có vẻ không thống nhất gì cả, nhưng xét về bản chất con người Vũ Trọng Phụng thì tôi thấy rất thống nhất giữa văn và người. Đó là niềm phẫn uất mãnh liệt với xã hội vô nghĩa lý, chó đểu như ông vẫn nói, đó là chất nam châm rất nhậy khiến ông có thể bắt lấy rất mau lẹ những chuyện chó đểu của xã hội cũ, cho nên người ta gọi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những quả bom ném vào xã hội thực dân tư sản. Theo tôi đấy là thiên tài của sự phẫn nộ. Viết chân dung khó nhất là phát hiện được sự thống nhất này giữa văn và người, giữa con người và hồn cốt của văn chương. Có phát hiện ra được chỗ thống nhất như thế mới biết chọn chi tiết trong đời sống của nhà văn để dựng chân dung văn học. Viết chân dung cũng gần sáng tác, văn sáng tác; vì thế người viết phải giàu tưởng tượng, phải có chất nghệ sĩ thì mới có thể viết chân dung tốt được.

T.K.: Trước khi từ giã, xin hỏi anh câu hỏi ngắn, bao giờ anh sẽ cho công bố tập hồi ký của anh?


N.Đ.M.: Tập hồi ký hiện nay vẫn còn nhiều chỗ tôi chưa ưng ý và vẫn còn đang ra công sửa chữa. Nhưng khi đã hoàn chỉnh rồi, thì hiện nay tôi không có ý định công bố vì có những chuyện phiền phức, tình hình hiện nay chưa có điều kiện. Thế còn bao giờ công bố thì chính tôi cũng chưa biết được, chính tôi cũng không xác định được.

T.K.: Xin thành thật cảm ơn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.
Thụy Khuê thực hiện
RFI 13/9/2008
http://thuykhue.free.fr/stt/n/nguyendangmanh1.html


 

 Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh (2)

Hôm nay tôi tiêu ra gần hết buổi sáng (và chiều hôm qua) để đọc tập Hồi kí của Gs Nguyễn Đăng Mạnh. Tập hồi kí nhắc đến rất nhiều nhân vật trong giới văn nghệ sĩ và chính trị, kể cả cụ Hồ Chí Minh. Một số nhân vật được đề cập vẫn còn sống, một số thì đã qua đời. Trong phần viết về HCM, ông lặp lại một số câu chuyện liên quan đến Trần Hoàn mà đã được Vũ Thư Hiên đưa vào sách của ông và Bùi Tín hay kể đi kể lại. Không có gì mới, mà lại làm cho câu chuyện thêm lẫn lộn vì ông viết sai tên và họ của đương sự. Tôi ngạc nhiên là một giáo sư văn học mà có vẻ quá dễ dãi trong việc xử lí dữ liệu như thế!

Điều khác làm tôi ngạc nhiên là ông có vẻ rất cay cú với một số đồng nghiệp. Những người nào ông “không ưa” (chữ của ông) thì ông cho họ là "đám cơ hội": Chế Lan Viên, Bảo Định Giang, Anh Đức, Vũ Hạnh, Diệp Minh Tuyền, Mai Quốc Liên, Trần Thanh Đạm, Hoàng Nhân, Phạm Tường Hạnh, Trần Trọng Đăng Đàn, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Văn Lưu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Phương Lựu, Vũ Quần Phương, Đỗ Minh Tuấn, Hữu Thỉnh, v.v… Nhiều lắm.

Chẳng hạn như ông thuật lại trong một lần họp tại Hội nhà văn, có mặt ông Phan Cự Đệ, ông nói về Phan Cự Đệ: "Không biết Liên Xô đánh giá anh thế nào, chứ tôi đánh giá anh rất kém, viết chẳng hay ho gì đâu" (trang 86). Một số người ông nói thẳng là ghét và gọi họ bằng những tính từ và danh từ rất nặng nề. Chẳng hạn như ông gọi những người như Nguyễn Văn Lưu, Trần Mạnh Hảo là "bọn lưu manh, đầu gấu văn nghệ". Tôi chưa thấy người Tây phương trí thức nào mà viết như thế với đồng nghiệp trên giấy trắng mực đen cho dù họ có ghét nhau như không đội trời chung.

Có đoạn ông so sánh tình cảnh của ông với Chúa Jesus. Ông viết: "Tôi thật buồn vì có một học trò như thế. Nhưng nghĩ lại còn may hơn Đức Chúa Giê Su rất nhiều. Chúa Giê Su có mười ba học trò thì có một kẻ phản bội. Tôi có hàng nghìn học trò, một kẻ phản bội thì có nghĩa lý gì đâu – vì thế có người cho tôi có cung học trò trong lá số tử vi. GiêSu bị phản bội đến nổi chết. Tôi bị Lê Tuấn Anh phản bội, chẳng những không chết mà uy tín cũng chẳng sứt mẻ gì." E rằng so sánh như thế là khập khiễng.

Tập hồi kí có rất nhiều câu chuyện bên lề, những chuyện mà người Tây phương gọi là anecdotes. Mà, hình như người mình thích mấy loại truyện này, nên chắc nếu in, cuốn sách sẽ bán chạy. Tôi nhớ đến trong phán quyết về vụ chất độc da cam, ông chánh án Weinstein phê bình rằng phía nguyên đơn trình bày quá nhiều bằng chứng loại anecdotes. Nếu đây là những chứng từ để làm luận cứ cho nhận xét của ông thì tôi e rằng thiếu tính thuyết phục.

Tôi nghĩ một tập sách là "hồi kí" phải đạt được 2 tiêu chuẩn: thứ nhất là đó phải là một tự sự về cuộc đời của tác giả, và thứ hai là thể điệu (style) và giọng văn của tập sách. Phần đầu của tập sách này đáp ứng tiêu chuẩn đó, còn phần sau thì không. Kể ra cũng uổng.

NVT

PS. Về tập hồi kí, một số bạn không tải được vì người ta đã rút khỏi internet. Trong trang web của Trần Hữu Dũng có đoạn viết như sau: "Ngày 4-9-08 trang này có đăng Phần I của Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh mà tôi đã tìm được trên Internet, và dự định sẽ đăng tiếp trong những ngày sắp tới. Rất tiếc, tôi vừa được biết sự phát tán Hồi Ký này trên Internet là không được Giáo Sư đồng ý. Tôi xin thành thực tạ lỗi với GS Nguyễn Đăng Mạnh và thân hữu của viet-studies."



Saturday, December 19, 2015


THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ

20/12/2015



Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam



Ngày 9 tháng 12 năm 2015


Thưa quý vị,


Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, hết sức trăn trở, lo âu về vận mệnh đất nước, thấy cần gửi tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cùng các đại biểu dự Đại hội XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam một số suy nghĩ và yêu cầu bức thiết phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân trong nước và người Việt ở nước ngoài.


1- Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển ở trình độ trung bình thấp với những tiến bộ về kinh tế và đời sống nhân dân, về thực hiện các “Mục tiêu thiên niên kỷ” do Liên Hiệp Quốc đề ra. Tuy nhiên, so với nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực (trong đó có những nước cách đây không lâu còn ở trình độ phát triển ngang hoặc kém nước ta), Việt Nam đã tụt hậu xa hơn cả về kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục, đặc biệt là về năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh); nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng; văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị.


Mặt khác, Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới, liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên biên giới đất liền và biển đảo, tăng sự uy hiếp và chi phối đối với nước ta trên nhiều mặt. Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.


Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đều mong muốn và ủng hộ Việt Nam độc lập, phồn vinh, ngăn chặn có hiệu quả các mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Nhiều nước, kể cả những nước phát triển nhất, đã cam kết cùng Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Mới đây, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thu hút Việt Nam tham gia từ đầu đã được ký kết; khối ASEAN mà Việt Nam là thành viên đã nâng cấp sự liên kết thành Cộng đồng. Sự hội nhập quốc tế ở tầm cao hơn đặt ra thách thức mới, song chưa bao giờ Việt Nam có được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ cả tinh thần lẫn vật chất của nhân dân và các quốc gia trên thế giới như ngày nay. Đó là cơ hội quý báu, tạo thuận lợi cho sự phát triển hợp tác bình đẳng, hữu nghị giữa nước ta với các nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Một nước Việt Nam có thế và lực mạnh trên cơ sở đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó giữa nhà nước và nhân dân, là con đường duy nhất để nước ta duy trì hòa bình, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc và các nước trên thế giới một cách bình đẳng.


Các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù viết rất dài nhưng nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật, chưa nêu rõ thực trạng hiểm nguy mà đất nước và nhân dân ta đang đối mặt, đặc biệt là chưa phân tích thẳng thắn nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó.


Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên con đường đó, trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng, ức hiếp dân và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính. Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc.


Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Vậy mà các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội.


2- Trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và dựa hẳn vào nhân dân, tự giải thoát khỏi ý thức hệ giáo điều, tự giải phóng chính mình khỏi tình trạng tha hóa của một đảng độc quyền toàn trị, dứt khoát từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ động tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ. Hơn lúc nào hết, nước ta vừa có điều kiện, vừa bắt buộc phải tiếp thu và vận dụng sáng tạo các giá trị của văn minh nhân loại để xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển trên nền tảng dân chủ với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, phát huy sức mạnh đoàn kết, hòa giải dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.


Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có trách nhiệm, vừa có thẩm quyền đề xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình, với tinh thần khép lại quá khứ, không hồi tố, phát huy dân chủ với tất cả sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế chính trị của Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp. Đó là những việc có thể làm ngay, quy tụ được lòng người, khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế ở tầm cao hơn.


3- Sự nghiệp chuyển đổi thể chế chính trị gắn với đổi mới kinh tế để Việt Nam trở thành nước phát triển trên nền tảng dân chủ đòi hỏi phải tiến hành từng bước với nhiều công việc nặng nề và phức tạp như sửa đổi Hiến pháp; xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống luật (đặc biệt là luật bảo đảm thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân đi liền với xây dựng kỷ cương xã hội, luật về đảng chính trị và đảng cầm quyền, luật về đất đai theo chế độ đa sở hữu…); xây dựng bộ máy cầm quyền tinh gọn với ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) độc lập, trong đó Quốc hội được bầu cử thật sự dân chủ, có thực quyền và chuyên trách; hoàn thiện các định chế của một nền kinh tế thị trường đầy đủ với môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ; đồng thời, có đối sách đúng đắn để giữ gìn và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển cao, ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, xã hội.


Để hoạch định và thực thi có hiệu quả những công việc đó, yếu tố quyết định là những người đảm nhiệm cương vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, trước hết là những chức vụ chủ chốt, phải là những người có tinh thần kiên quyết đổi mới thể chế cả về chính trị và kinh tế, có năng lực chỉ đạo xây dựng và điều hành thực hiện các chương trình và biện pháp hình thành thể chế mới; có bản lĩnh kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Muốn vậy, công tác nhân sự tại Đại hội XII phải thật sự dân chủ. Các đại biểu Đại hội, với cương vị và trách nhiệm là thành viên của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cần làm đúng quyền hạn của mình, bãi bỏ những quy định của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về công tác nhân sự không đúng Điều lệ đảng dẫn tới sự chi phối, thậm chí áp đặt của cấp ủy sắp mãn nhiệm đối với nhân sự của cơ quan lãnh đạo nhiệm kỳ mới; yêu cầu Đại hội được bầu trực tiếp Tổng bí thư, và danh sách đề cử không chỉ có một người. Đại hội XII phải bầu được Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đủ sức đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Kiên quyết không giao phó trọng trách cho những người mang nặng tư tưởng bảo thủ, giáo điều, đặt lợi ích riêng lên trên vận mệnh dân tộc, tham nhũng hoặc tài sản giàu có bất minh, thiếu bản lĩnh, không có khả năng xử lý những vấn đề do thực tiễn của cuộc sống đất nước đặt ra.


Tuy đối mặt với những thách thức mới rất gay gắt, nhưng với sự cổ vũ và bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới.


Khi chuẩn bị Đại hội VI, dù thời gian họp đã cận kề, cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thời ấy đã kiên quyết viết lại báo cáo chính trị theo tinh thần đổi mới, mở đường cho đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và có bước phát triển mới. Bài học đó cần được vận dụng để thay đổi cách chuẩn bị và tiến hành Đại hội XII đáp ứng được yêu cầu của đất nước và mong đợi của nhân dân. Đó là trách nhiệm của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và toàn thể các đại biểu dự Đại hội XII trước vận mệnh của dân tộc.


Xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng!

DANH SÁCH KÝ TÊN


1. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng khóa Ba, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, Hà Nội
2. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
3. Hoàng Tụy, GS, Hà Nội
4. Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội
5. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội
6. Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Quảng Nam - Đà Nẵng, Đà Nẵng
7. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
8. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM
9. Trần Bang, cựu chiến binh, kỹ sư, TP HCM
10. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM 11. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
12. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học Tại chức Hải Phòng, Hà Nộibr /> 13. Bùi Văn Bồng, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà báo, nguyên Trưởng ban Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực miền Tây Nam bộ, Cần Thơ br /> 14. Phạm Minh Châu, GSTS Đại học Paris 7 và Đại học Khoa học & Công nghệ Pháp Việt USTH, Hà Nội
15. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
16. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
17. Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội
18. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
19. Nguyễn Đình Cống, GS TS, Hà Nội
20. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Lâm Đồng
21. Nguyễn Đức Dân, GS TS, TP HCM
22. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
23. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha khoa, TP HCM
24. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
25. Lê Đăng Doanh, TS, Hà Nội
26. Nguyễn Thị Xuân Dung, cán bộ hưu trí, TP HCM
27. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
28. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, Huế
29. Phùng Liên Đoàn, TS, Hoa Kỳ
30. Minh Đường, TS, Giám đốc Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu SENA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
21. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
32. Nguyễn Thanh Giang, TS, cán bộ hưu trí, Hà Nội
33. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
34. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
35. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
36. Trần Hải Hạc, nguyên PGS Đại học Paris 13, Pháp
37. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
38. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
39. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học, Hà Nội
40. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
41. Nguyễn Trọng Hiền, nhà Vật lý, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Hoa Kỳ
42. Lại Thị Ánh Hồng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM
43. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
44. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, Đà Nẵng
45. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
46. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đà Nẵng
47. Diệp Đình Huyên, nguyên giám đốc đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lâm Đồng, hưu trí, Đà Lạt
48. Phạm Xuân Huyên, GSTS, Đại học Paris Denis Diderot và Viện John Von Neumann, Đại học Quốc gia TP HCM
49. Hoàng Hưng, nhà thơ, TP HCM
50. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, TP HCM
51. Nguyễn Thị Xuân Hương, cán bộ hưu trí, TP HCM
52. Lê Phú Khải, nhà báo, TP HCM
53. Vũ Trọng Khải, PGS TS, TP HCM
54. Nguyễn Sỹ Kiệt, TS Khoa học Kỹ thuật, TP HCM
55. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP HCM
56. Nguyễn Ngọc Lanh, Nhà giáo Nhân dân, nguyên GS Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
57. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
58. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
59. Vũ Linh, nhà giáo, Hà Nội
60. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
61. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của đ/c Mai Chí Thọ, TP HCM
62. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Hà Nội
63. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
64. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
65. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
66. Ngô Minh, nhà thơ, Huế
67. Bửu Nam, PGS TS, Huế
68. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, TP HCM, hiện đang ở Paris
69. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM
70. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
71. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
72. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng, Hà Nội
73. Nguyễn Minh Nguyệt, nguyên cán bộ giảng dạy Đại học Tổng hợp Hà Nội, TP HCM
74. Trần Minh Nguyệt, cán bộ hưu trí, TP HCM
75. Trương Duy Nhất, nhà báo độc lập, Đà Nẵng
76. Hoàng Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM
77. Nguyễn Nhiên, nguyên Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc tế của thành phố Huế, Huế
78. Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
79. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An
80. Nguyễn Thị Phương, cán bộ hưu trí, TP HCM
81. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá Công an, Hà Nội
82. Trần Đức Quế, cán bộ Bộ Giao thông Vận tải, đã nghỉ hưu, Hà Nội
83. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
84. Trần Minh Quốc, nhà giáo, TP HCM
85. Sương Quỳnh (Ngô Kim Hoa), thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM
86. Tạ Cao Sơn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2, Hà Nội
87. Nguyễn Kim Sơn (tức Huy Văn), Đại tá, cựu Đội viên Cứu quốc quân, Hà Nội
88. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
89. Trần Ngọc Sơn, bút hiệu Nguyễn Trung Chính, kỹ sư, Pháp
90. Jacques Nguyễn Thái Sơn, Président Interface de la Francophonie, Cố vấn Viện Địa Chính trị Paris (AGP), Pháp
91. Văn Tạo, GS, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Hà Nội
92. Lê Văn Tâm, TS, Nhật Bản
93. Hoàng Thúc Tấn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội
94. Tạ Đình Thính, nguyên Vụ Trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội
95. Trần Công Thạch, nhà giáo, nguyên cán bộ Thành đoàn TP HCM, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM
96. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
97. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội
98. Huỳnh Kim Thanh Thảo, cử tri, TP HCM
99. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
100. Nguyễn Quang Thân, nhà văn, TP HCM
101. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
102. Đinh Hoàng Thắng, TS, Thư ký Chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông”, Trung tâm Minh triết, Hà Nội
104. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Pháp
105. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
106. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
107. Nguyễn Bá Thuận, TS, nhà giáo về hưu, TP HCM
108. Đào Công Tiến, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Hiệu trưởng truờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
109. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
110. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản Viện Quân Y 108, Hà Nội
111. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hà Nội
112. Mạc Văn Trang, PGS TS, Hà Nội
113. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
114. Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
115. Thanh Tùng, họa sĩ, TP HCM
116. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, cán bộ tiền khởi nghĩa, Hà Nội
117. Đoàn Sự, Đại tá, nguyên Cục phó thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội
118. Lưu Trọng Văn, nhà văn, nhà báo, TP HCM
119. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
120. Hồ Trí Việt, nhà báo, nhà văn và phê bình văn học, TP HCM
121. Trần Đại Vinh, nhà nghiên cứu, Huế
122. Hà Quang Vinh, hưu trí, TP HCM
123. Trần Ngọc Vương, GS TS, Hà Nội
124. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
125. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế, Huế
126. Phạm Xuân Yêm, GS TS, Pháp
127. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Hà Nội


VŨ ĐÔNG HÀ * NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguyễn Tấn Dũng đã bị tấn công như thế nào trước thời điểm khai mạc Hội Nghị Trung ương 13

 Vũ Đông Hà (Danlambao) - Một tài liệu gọi là "Báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng gửi cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành TƯĐ và Ủy ban Kiểm tra trung ương" đã được "xì" ra cho công chúng. Dựa vào nội dung tổng thể, dữ kiện, văn phong, thời điểm xuất hiện... cá nhân tôi cho rằng đây là lá thư thật của Nguyễn Tấn Dũng và qua đó cho thấy ông ta bị các "đồng chí phe địch" tấn công mọi mặt.

Vào ngày 3 tháng 12 năm 2015, Ủy ban Kiểm soát Trung ương đã gửi đến các UVTƯĐ Báo cáo 9387 trong đó có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ", mở màn cho trận tấn công mới nhắm vào đồng chí X, dọn đường cho phiên chợ mua bán, đấu đá, giành giựt quyền lực sẽ được khai mạc vào ngày 14 tháng 12.
Ngày 10 tháng 12 năm 2015, bốn ngày trước khi "vào trận" Hội nghị Trung ương 13, nơi mà bốn chức danh chủ chốt Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cho nhiệm kỳ 5 năm kế được đấu đá, tranh giành, Nguyễn Tấn Dũng gửi báo cáo giải trình, phản biện lại những tố giác nhắm vào ông ta. Dựa vào báo cáo này, người ta có thể suy ra phần nào những luận điệu mà phe nhóm Nguyễn Phú Trọng dùng để hạ bệ và chặn đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng:
Về khả năng điều hành kinh tế, xã hội:
a. Yếu kém về tầm nhìn chiến lược từ đó đã ra những quyết định, chỉ đạo, điều hành về kinh tế xã hội nhiều sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Đặt vấn đề về mức độ trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin, Vinalines.
c. Đã "đem lại những hệ luỵ nghiêm trọng" khi "mua ngân hàng tư nhân, phát hành trái phiếu chính phủ..."
Về quan hệ ngoại giao - đương đầu với Tàu cộng:
a. Phát biểu "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông và sự lệ thuộc nào đó" của Nguyễn Tấn Dũng có những sai lầm, từ đó dẫn đến: 
c. Kích động sự đối đầu giữa VN với Tàu cộng.
b. Tiếp sức cho các thế lực thù địch vu cáo đảng lệ thuộc vào Tàu cộng.
d. Cổ vũ thành phần quá khích đập phá cả ngàn nhà máy có vốn đầu tư từ nước ngoài sau khi Tàu cộng đặt giàn khoan HD981 ở biển Đông.
Về bản chất, âm mưu và tham vọng chính trị:
a. Có nhiều thủ đoạn để giành chức Tổng bí thư, tiến tới làm Tổng thống và thay đổi chế độ, thay đổi đảng.
b. Lên truyền hình như là Tổng thống ở các chế độ tư bản và đọc thông điệp đầu năm có nội dung kêu gọi thay đổi thể chế và phát động dân chủ.
c. Đã "đề xuất, thúc giục Quốc hội thông qua Luật biểu tình để thực hiện cách mạng cam".
d. Mời cựu Thủ tướng Anh - Tony Blair làm cố vấn, trong khi ông này là một "chuyên gia tổ chức Diễn tiến hoà bình, tổ chức cách mạng màu".
e. Hình thành "nhóm lợi ích" trên phạm vi cả nước, bao gồm cán bộ đương chức lẫn nghỉ hưu.
Về đời sống quan hệ riêng tư, sinh hoạt của con cái, tài sản cá nhân:
- Thông gia với Nguyễn Bá Bang, nguyên Đại tá tình báo Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Chính của "nguỵ quyền Sài Gòn".
- Con gái Nguyễn Thanh Phượng đã nhập quốc tịch Mỹ, giàu có nhanh, làm chủ khối tài sản lớn, là chủ tịch hay thành viên HĐQT của nhiều công ty.
- Chi phối, ảnh hưởng trong việc con trai Nguyễn Thanh Nghị được tiến cử thành Ủy viên dự khuyết TƯĐ, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang; Nguyễn Minh Triết làm Tỉnh ủy viên Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. 
- Tạo đặc quyền, đặc lợi cho vợ và anh chị em của Nguyễn Tấn Dũng và bên vợ.
- Nhận từ Dương Chí Dũng hàng chục tỉ đồng để xây dựng phủ thờ.
- Có nhiều biệt thự, lâu đài, đất đai ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, Hà Nội..., nhiều tài khoản ngân hàng nước ngoài, 50 triệu đô ở Malaysia, giàu gấp 3 lần cựu thủ tướng Thái Lan là Thaksin Shinawatra.
Tóm lại, Nguyễn Tấn Dũng đã bị các "đồng chí phe địch" kết án là một thủ tướng bất tài, kích động chống Tàu khựa; ủy viên BCT nhưng có quan hệ thông gia với ngụy quân / tình báo Mỹ; có con cái tiền nhiều, chức cao nhờ vào lạm dụng chức vụ; có tham vọng trở thành tổng thống; có ý đồ thực hiện cách mạng màu nhằm phát động dân chủ, thay đổi chế độ, thay đổi đảng. 
Chừng đó tội danh, trải dài tên nhiều lãnh vực, tội nào cũng "tày trời", không bị bắt khẩn cấp mới là lạ... được gom lại thành Báo cáo 9387"Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ", được gửi đến các đại biểu trước khi Hội Nghị Trung Ương 13 khai mạc.
Phản ứng của Nguyễn Tấn Dũng
Trước những cáo buộc "toàn diện" của các "đồng chí phe địch", Nguyễn Tấn Dũng đã giải trình từng điểm. Các bạn có thể đọc lá thư báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng tại đây: "Tài liệu được cho là "Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị"

Điểm quan trọng nhất, nằm ẩn trong những phản biện của Nguyễn Tấn Dũng, là câu: "Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ."
Với 5 chữ viết hoa TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬnày của Nguyễn Tấn Dũng nói lên điều gì? 
Phải chăng đây là nước cờ cao tay của Nguyễn Tấn Dũng đánh vào tâm lý nội bộ đảng viên: tuyên truyền cho thái độ không tham lam chức quyền, bám ghế quyền lực của một người bị cho là muốn thành Tổng bí thư, Tổng thống... Đây cũng có thể được xem là trò ba sạo mới nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Nếu thực lòng "TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ" thì chắc chắc "đồng chí X" sẽ được đón nhận những vòng tay và nụ hôn triều mến từ các "đồng chí địch"; sẽ không có những màn tranh chấp gay gắt; và chắc chắn sẽ không có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ" để... đập Thủ tướng tan tành không còn manh giáp.
__________________________________________

TƯ NGHÈO * KHỈ BA ĐÌNH

Trước đại hội XII, đám khỉ Ba Đình chơi luật rừng với nhau


  Tư Nghèo (Danlambao) - Khai mạc Hội Nghị Trung ương 13, khoá XI vào ngày 14 tháng 12, đầu đảng C(ướp)S(ạch)VN là Nguyễn Phú Trọng đã công bố "tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; nhân sự Bộ Chính trị..." cho khóa XII. (1)
Như vậy các chú trong sở thú Ba Đình đã đem luật rừng ra để tính chuyện sắp ghế với nhau: BCHTƯ khóa này lại họp hành để tuyển chọn Bộ chính trị khoá sau.
Trên nguyên tắc, dựa vào điều lệ nội quy đảng (cướp) của các chú, được thông qua vào ngày 19 tháng 01năm 2011, (2) thì:
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc (Điều 9, khoản 2)
2. Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định số lượng Ủy viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết và bầu Ban Chấp hành Trung ương. (Điều 15, khoản 2)
3. Ban Chấp hành Trung ương (mới) bầu Bộ Chính trị. (Điều 17, khoản 1).
Do đó, các chú trong BCH TƯ hiện tại, đứng đầu là đảng trưởng Trọng lú đã mặc kệ Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đại hội đảng cướp lần thứ XII, ung dung cùng với tập đoàn cai trị đầu não đang có - BCHTƯ khoá XI, tự đề nghị, chọn lựa tập đoàn cai trị chóp bu sẽ cóBCHTƯ khoá XII.
Trong hội nghị TƯ 13 khoá XI này, Trọng lú đã vạch ra con đường hoạn lộ ĐMHCM 2016-2011 cho các đồng chí chúng nó như sau: "Trung ương sẽ bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII. Đồng thời, Trung ương cũng bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII."
Thế là trong cuộc tranh giành, cướp giật quyền lực từ tay nhau, các chú 4 chân đang ngự ở sở thú Ba Đình đã "vô tư" cho hết những điều lệ giới hạn về độ tuổi cuốn theo chiều gió. Các chú cũng "bỏ túi" danh sách bè lủ cai trị cho khoá tới và đại biểu, đại hội tàn đời, tàn cuốc gì gì đó chỉ còn có nước nhắm mắt mà bầu. Cái này gọi là: đồng chí chúng ông cử - đồng rận chúng bây bầu.
Chưa hết, không phải chỉ trong nội bộ của đảng cướp, hành động của loài sản ở Ba Đình còn lan rộng sang phạm vi của 90 triệu người bị cướp. Các chú thuộc dạng "nhân loại chửa thành người" của khoá này đã cùng nhau đóng cửa tự nâng bi nhau để giới thiệu... khỉ nhà của mình vào "4 chức danh chủ chốt" cho khoá sau. Bốn chức danh này là Khỉ Tổng bí thư, Khỉ Chủ tịch Nước, Khỉ Thủ tướng và Khỉ chủ tịch Quốc hội. 
4 con vật này được chọn lựa trước để cai trị hơn 90 triệu người. Mặc kệ hơn 90 triệu người đó có ý cò ý kiến gì về quyết định của mấy con này hay không. Cái này đảng chúng gọi là: dân chủ tập trung. Tạm dịch là: mấy đứa dân làm chủ tập trung lại đây để chúng ông cai trị!
___________________________________
Chú thích:

THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ








Biển Đông: B-52 Mỹ áp sát Đá Châu Viên, Trung Quốc phản ứng gay gắt


media 
Ảnh một B-52 của quân đội Mỹ.Creative commons / US Air Force
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm nay, 19/12/2015 đã tố cáo một « hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng » của Mỹ. Phản ứng giận dữ nói trên được đưa ra sau khi một oanh tạc cơ B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh vừa bồi đắp tại Biển Đông. Washington đã giải thích đó chỉ là một sự cố « vô tình ».
.Trên trang web của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rõ : « Ngày 10 tháng 12 vào buổi sáng, hai oanh tạc cơ Mỹ B-52 đã xâm phạm trái phép không phận quần đảo Nam Sa và vùng biển tiếp giáp của Trung Quốc ». Nam Sa là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Trường Sa.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tố cáo một « Hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng, làm phức tạp tình hình chung tại Biển Đông » và góp phần vào việc « quân sự hóa khu vực ».
Nhật báo Mỹ Wall Street Journal vào hôm qua đã trích dẫn một số quan chức Lầu Năm Góc cho biết là vào tuần trước, một trong hai chiếc B-52 của Mỹ, khi tiến hành một phi vụ tuần tra, vì điều kiện thời tiết xấu, đã « vô tình » bay vào khu vực chỉ cách Đá Châu Viên 2 hải lý. Đây là một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp trên nền tảng một rạn san hô mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh đã bác bỏ lời giải thích nêu trên, cho rằng trong thời gian gần đây, « Mỹ đã không ngừng cho phi cơ chiến đấu bay vào không phận Biển Đông, với mục tiêu thị uy và làm dấy lên căng thẳng ». Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa : « Quân đội Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp và phương tiện để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước ».
Bắc Kinh tự nhận là chủ nhân gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia…, và đang rầm rộ tiến hành cải tạo các bãi cạn và rạn san hô trong tay họ ở vùng Trường Sa, biến các nơi này thành đảo nhân tạo và xây dựng trên đó nào là cảng biển, nào là phi đạo hay những cơ sở hạ tầng khác.
Đối với Washington, các công trình xây dựng và âm mưu quân sự hóa khu vực của Bắc Kinh là một mối đe dọa cho quyền tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường biển chiến lược nhất trên thế giới.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã hai lần khiến Trung Quốc giận dữ khi cho một khu trục hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi, một hòn đảo nhân tạo khác của Trung Quốc tại Trường Sa, rồi phái oanh tạc cơ B-52 tuần tra trên không phận Biển Đông.
Trung Quốc đã đối phó lại bằng cách tăng cường hoạt động trong vùng. Lực lượng Hải quân Trung Quốc đã được triển khai trong tuần này ở Biển Đông để tập trận, huy động nhiều loại chiến hạm, tàu ngầm, chiến đấu cơ, hệ thống do thám, chỉ huy đổ bộ…
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20151219-bien-dong-b-52-my-ap-sat-da-chau-vien-trung-quoc-phan-ung-gay-gat

TQ: Mỹ 'khiêu khích' khi bay gần Trường Sa

  • 8 giờ trước


Bãi đá Subi
Image caption Bãi đá Subi là một trong những đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng trong thời gian gần đây
Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ về "hành động khiêu khích nghiêm trọng" sau khi phi cơ ném bom B-52 của Hoa Kỳ bay gần một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa vốn đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Lực lượng quân sự của Trung Quốc đã được đặt trong tình trạng "báo động cao" vào thời điểm diễn ra sự cố hôm mùng 10 tháng 12, và Trung Quốc cảnh báo phi cơ Mỹ phải rời đi.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang xem xét phàn nàn này của Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn tuyên bố nhận chủ quyền trên một vùng rộng lớn tại Biển Đông và hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với một loạt các nước láng giềng trong khu vực này.
Hồi tháng Mười, Trung Quốc lên tiếng trách Hoa Kỳ sau khi một tàu khu trục Mỹ đã tới gần một bãi đá ngầm.
Hôm thứ Bảy, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ cố tình gây gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng việc cho phi cơ B-52 bay trên vùng quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, vốn đang có tranh chấp.
Một bài báo trên tờ Wall St Journal viết hai chiếc phi cơ B-52 đã thực hiện phi vụ này và một chiếc vô ý bay cách rạn san hô Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa chừng hai hải lý, mà có thể là do thời tiết xấu.
Trung Quốc nói các chuyến bay này "là một hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng và khiến tạo nên điều kiện quân sự hóa phức tạp hơn ở Biển Đông".
Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ có các biện pháp để ngăn ngừa xảy ra những sự cố tương tự.
Hoa Kỳ bấy lâu nay không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền trong khu vực nhưng có chính sách "tự do hàng hải" khẳng định quyền qua lại cho quân đội của họ.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban nói chuyến bay của chiếc B-52 này không phải là một phần trong chính sách đó, và các phân tích gia nói đó có thể là một lỗi của hoa tiêu.


Bản đồ vùng Biển Đông có tranh chấpImage copyright BBC World Service

Căng thẳng khu vực

Phi cơ B-52 Mỹ đã bay gần quần đảo Trường Sa hồi vào tháng 11. Hoa Kỳ nói phi vụ này là "hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế" trong khi vùng Biển Đông tiếp tục đang gây căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ.
Tàu khu trục Mỹ USS Lassen có tên lửa đạn đạo đã tới cách bãi đá Subi 12 hải lý hồi cuối tháng Mười, và Trung Quốc gọi đó là việc làm "cực kỳ vô trách nhiệm."
Subi là một trong những bãi đá Trung Quốc đã xây dựng thành đảo nhân tạo để giúp giành chủ quyền tại đây.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc không công nhận những đảo nhân tạo như vậy như một phần của giới hạn 12 hải lý thuộc vùng biển quốc gia để có thể dùng để nhận chủ quyền lãnh thổ.
Quyết định mới đây của Hoa Kỳ phê chuẩn một gói vũ khí mới cho Đài Loan cũng khiến Trung Quốc tức giận.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/12/151219_scs_china_us_b52




Nhật và Úc kiên quyết phản đối hành vi thay đổi nguyên trạng Biển Đông


media 
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu nhân buổi tiệc tại Tokyo. Ảnh ngày 18/12/2015.Reuters
Ngày 18/12/2015, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã công du Tokyo và đã hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe. Nhân dịp này lãnh đạo hai nước đã tái khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác quốc phòng đồng thời chống lại các hoạt động bồi đắp, xây dựng tại Biển Đông, đặc biệt là của Trung Quốc.
Trong một bản thông cáo chung công bố sau cuộc họp, hai Thủ tướng Nhật Bản và Úc đã bày tỏ lập trường « phản đối mạnh mẽ mọi hành động mang tính chất cưỡng bức hay đơn phương có tác dụng làm thay đổi nguyên trạng Biển Đông ».
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi mọi bên tranh chấp « đình chỉ các hoạt động bồi đắp hoặc xây dựng trái phép trên bình diện rộng », không sử dụng các thực thể tại các khu vực trên vào mục đích quân sự. Theo giới phân tích, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng lời kêu gọi này rõ ràng nhắm vào Trung Quốc.
Hai Thủ tướng Nhật và Úc đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, thực thi các biện pháp nhằm giảm căng thẳng và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không.
Về quan hệ quốc phòng song phương, nhân chuyến thăm Nhật đầu tiên từ khi ông lên thay thế người tiền nhiệm Tony Abbott vào tháng 09 vừa qua, Thủ tướng Úc Turnbull đã cam kết duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác thương mại và chiến lược từ lâu trong khu vực, và xác nhận quyết tâm đạt được thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự và tập trận chung giữa hai nước.
Về phần mình, Thủ tướng Abe phát biểu : « Tôi vui mừng là chúng ta hiểu rằng quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Úc là nền tảng đối với hòa binh và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và chúng ta đã nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh ».
Một quan chức của Nhật Bản cho hãng tin Reuters biết, trong cuộc họp thượng đỉnh, ông Turnbull cũng hoan nghênh việc Nhật Bản tham gia đấu thầu xây dựng một hạm đội tầu ngầm mới của Úc. Quyết định chính thức sẽ được Canberra công bố vào năm tới.
Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries được nhà nước hậu thuẫn và Kawasaki Heavy Industries đang cạnh tranh với tập đoàn Thyssen Krupp của Đức và Tập đoàn Nhà nước Pháp DCNS.
Tuy nhiên, trước người đồng nhiệm Nhật Bản, thủ tướng Úc cũng bày tỏ « nỗi thất vọng sâu sắc về việc Nhật Bản nối lại hoạt động đánh bắt cá voi ». Song ông cho rằng một mối quan hệ thân thiện giữa hai nước còn quan trọng hơn để giải quyết thẳng thắn mọi bất đồng. Ông nói :
« Chúng ta là những người bạn rất thân. Những người bạn tốt làm gì khi họ có sự khác biệt ? Họ thể thiện chúng một cách công khai và trung thực và bằng cách đó, chúng ta sẽ giải quyết được bất đồng ».
Trước đó, vào tháng 12 này, một tầu đánh bắt cá voi của Nhật Bản đã xuất phát đến Nam Cực để đánh bắt loại cá được ưa chuộng tại xứ hoa anh đào, sau một một năm tạm ngừng theo quyết định của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Việc Nhật Bản nối lại hoạt động đánh bắt cá voi đã bị Úc, cũng như đồng minh thân cận Hoa Kỳ, chỉ trích.
Hiện ông Turnbull đang phải cố gắng giữ cân bằng giữa một bên là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, còn bên kia là Nhật Bản, đồng minh lâu đời trong khu vực đồng thời là đối tác thương mại thứ hai.
Trung Quốc có yêu sách chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei tại Biển Đông. Hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Bắc Kinh và xây dựng sân bay trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa đã gây căng thẳng trong khu vực.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại một số đảo nhỏ, không có người ở Biển Hoa Đông.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20151219-nhat-va-uc-kien-quyet-phan-doi-hanh-vi-thay-doi-nguyen-trang-bien-dong
 





Tên lửa Nhật Bản trên các đảo phía Nam đe dọa Hải quân Trung Quốc


media 

Trong kho tên lửa của Nhật Bản có loại hỏa tiễn phòng không Patriot PAC3. Ảnh tư liệu chụp ngày 30/3/2012.REUTERS/Kyodo
Trong một phóng sự dài công bố ngày 18/12/2015, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Tokyo đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ và hạ tầng cơ sở trên khoảng 200 đảo xa ở vùng Biển Hoa Đông, với mục tiêu đặt chiến hạm Trung Quốc trong tầm nhắm, và ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc thống trị miền Tây Thái Bình Dương.
Theo một số nguồn tin từ các giới chức quân sự cũng như chính phủ Nhật Bản, Tokyo đang tìm cách liên kết thành một chuỗi các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, trên khoảng 200 hòn đảo ở vùng Biển Hoa Đông, trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan.
Khoảng hơn một chục nhà hoạch định chiến lược quân sự và chính sách của Nhật Bản đều đã xác nhận rằng mục tiêu tăng cường sức mạnh quân đội của Thủ tướng Shinzo Abe, đã chuyển đổi thành một chiến lược nhằm giành ưu thế thống trị vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa của Nhật Bản, từ đó kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc bố trí các phương tiện vũ khí trên các đảo xa không phải là một điều bí mật, nhưng theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Một khi chuỗi hệ thống tên lửa nối liền 200 đảo hoàn thành, đây sẽ là rào cản lớn đối với tàu thuyền Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của nước họ ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo luật lệ quốc tế, không có gì cấm cản chiến hạm Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, nhưng các chiếc tàu này luôn phải nằm trong tầm bắn của các giàn tên lửa của Nhật Bản đặt trên các đảo.
Dân biểu đảng Dân chủ Nhật Bản Akihisa Nagashima, từng tham gia soạn thảo chiến lược mới này trong tư cách là Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thụt lùi tương đối của Mỹ là yếu tố thúc đẩy Nhật Bản chuyển trọng tâm phòng thủ, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc xuống chuỗi đảo phía Tây Nam, mà đối tượng cần đối phó là Trung Quốc.
Theo nhân vật này, Tokyo đang cố gắng làm những gì có thể làm được, đồng thời để trợ giúp đồng minh Mỹ.
Giáo sư Toshi Yoshihara, Trường Hải chiến Mỹ US Naval War College, cũng công nhận rằng Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây trở ngại cho các hoạt động chuyển quân của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông qua Tây Thái Bình Dương, giúp cho lực lượng Mỹ có thêm quyền tự do hành động, giúp cho liên minh Mỹ-Nhật có thêm thời gian chuẩn bị đối phó trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Trung Quốc.
Theo Reuters, số lượng quân nhân Nhật Bản trên các đảo ở Biển Hoa Đông sẽ tăng lên khoảng 10.000 người trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này sẽ được tăng cường bằng một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.
Ngoài ra còn có hỗ trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ mà bản doanh đặt tại Yokosuka, phía Nam Tokyo.
Đối với giới quan sát, chiến lược bố trí tên lửa trên đảo là một phiên bản do Tokyo sáng tạo của chiến thuật chống tiếp cận - thuật ngữ quân sự gọi là « A2 / AD » - hiện đang được Trung Quốc sử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh của mình ra khỏi khu vực.







Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự để đối phó với Trung Quốc


media 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta (phải), và đồng nhiệm Phùng Quang Thanh duyệt đội quân danh dự Việt Nam, Hà Nội, 04/06/2012REUTERS/Kham
Trước nguy cơ xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam hiện đang tăng cường tiềm lực quân sự để có thể đẩy lùi các cuộc tấn công từ láng giềng phía Bắc ở bất cứ mặt trận nào.
Trong một bài viết phát ngày 17/12/2015, hãng tin Reuters cho biết như trên, dựa theo tuyên bố của các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam và của những người thân cận với các sĩ quan này.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, xin được giấu tên, nói với Reuters : « Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột với Trung Quốc và vẫn tin tưởng vào hiệu quả của chính sách ngoại giao của chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ».
Sự chuẩn bị của Việt Nam hiện nay không còn ở trong giai đoạn dự kiến nữa, mà nhiều đơn vị chủ chốt nay đã được đặt trong tư thế « sẵn sàng chiến đấu cao », trong đó có sư đoàn tinh nhuệ 308 ( được thành lập từ năm 1955 ), đang trấn giữ miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trên biển, Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng « ngăn chận từ xa » với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. Chiếc đầu tiên trong số này trong những tháng qua đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông, theo xác nhận của các quan chức quân sự Việt Nam và ngoại quốc.
Thật ra, khi nói chuyện với Reuters, một sĩ quan cao cấp của Việt Nam không hề nhắc đến tên « Trung Quốc ». Nguy cơ xung đột với Trung Quốc thường được nêu lên bằng nhóm từ « tình hình mới ».
Để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội trước « tình hình mới », các tướng lãnh Việt Nam nay đang tìm thêm đối tác chiến lược. Ngoài hai nguồn cung cấp truyền thống là Nga và Ấn Độ, Hà Nội cũng đang tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Philippines, cũng như từ Châu Âu và Israel.
Theo Reuters, Việt Nam đang muốn mua thêm oanh tạc cơ phản lực của Nga và hiện đang thương lượng với các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và Châu Âu để mua các chiến đấu cơ, các phi cơ tuần tra trên biển và máy bay giám sát không người lái. Hà Nội gần đây cũng đã nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, với việc trang bị hệ thống radar báo động sớm của Israel và dàn tên lửa địa đối không tối tân S-300 của Nga.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng : « Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự ».
Nhưng theo Reuters, nói chuyện với khách ngoại quốc đến tham quan, các tướng lãnh Việt Nam nhìn nhận rằng khả năng của họ rất hạn chế. Sau hai thập niên tăng ngân sách quốc phòng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc nay có một quân đội hùng mạnh hơn nhiều. Các tùy viên quân sự ngoại quốc thì cho biết họ đang cố thẩm định khả năng thật sự của quân đội Việt Nam và tìm hiểu xem Việt Nam tiếp thu như thế nào các vũ khí mới phức tạp. Nhưng cho tới nay, họ được tiếp cận rất ít các thông tin này.
Tại một hội nghị vào tháng trước ở Singapore, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết các chiến lược gia Việt Nam đã nói với ông rằng, nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, Hà Nội có thể sẽ đánh vào các tàu chở hàng và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc trên Biển Đông.
Tấn công như vậy không phải là nhằm phá vỡ thế thượng phong của quân đội Trung Quốc, mà là nhằm gây thiệt hại vật chất và tác động tâm lý đủ để khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và khiến tiền đóng bảo hiểm tăng vọt. Nhưng theo Reuters, bộ Ngoại giao Việt Nam đã từ chối bình luận về thông tin nói trên.

Biển Đông : Trung Quốc đã mặc nhiên lập vùng phòng không ?


media 
Trung Quốc đã bồi đắp xong đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Island)@CSIS
Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo.
Trong bài phóng sự mang tựa " Bay trên các đảo mới của Bắc Kinh tại Biển Đông ", ký giả Rupert Wingfield-Hayes đã kể lại hành trình mà anh vừa thực hiện trên một chiếc thủy phi cơ cỡ nhỏ Cessna 206, đi từ đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát, qua những vùng gần các thực thể địa lý như Đá Ga Ven, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, đều là những đảo nhân tạo vừa được Trung Quốc bồi đắp.
Điểm được nêu bật là mỗi lần chiếc máy bay chở nhà báo Anh tiến gần đến các đảo này, dù ở xa cả 20 hải lý, cũng đều bị Hải quân Trung Quốc bên dưới cảnh cáo qua radio và buộc phải rời khỏi khu vực.
Một ví dụ cụ thể là khi chiếc phi cơ tiến gần đến Đá Ga Ven thì lập tức nghe được qua radio : " Máy bay quân sự không xác định ở phía tây đảo Nam Tiêu (tên do Trung Quốc đặt cho Đá Ga Ven), đây là Hải quân Trung Quốc. Các anh đang đe dọa an ninh khu vực chúng tôi. Để tránh tính toán sai lầm, hãy rời khỏi khu vực đó ngay lập tức ".
Lời cảnh cáo được nhắc đi nhắc lại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung. Kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chiếc phi cơ chở nhà báo Anh tiến vào vùng cách Đá Chữ Thập khoảng 20 hải lý, hay sau đó, khi cách Đá Vành khăn 12 hải lý.
Cách hành xử của quân đội Trung Quốc đối với chiếc phi cơ dân sự của nhà báo Anh, cũng tương tự như đối với phi hành đoàn chiếc phi cơ do thám Mỹ P8 Poseidon vào tháng Năm 2015 vừa qua.
Liên kết các sự kiện này, câu hỏi đặt ra là phải chăng không kèn không trống Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các biện pháp cưỡng hành trong khuôn khổ một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Nói cách khác là phải chăng Bắc Kinh đã cho thiết lập vùng này trong thực tế, cho dù chưa tuyên bố công khai ?
Dẫu sao thì theo nhiều nhà quan sát, việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nằm trong mưu đồ của Trung Quốc, mà bước đầu tiên là bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa và xây dựng trên đó các cơ sở cho phép kiểm soát không phận toàn vùng..
Một quan chức quốc phòng cao cấp của Nhật Bản vào hôm 14/12/2015 đã cảnh cáo rằng các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông sẽ là cơ sở để Bắc Kinh tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không.
Theo hãng tin Kyodo, ông Masanori Nishi, cố vấn chính sách cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, đã cho rằng Trung Quốc sẽ đặt radar và tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo của họ ở Biển Đông, và điều đó sẽ dự báo cho việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Đối với ông Masanori Nishi, Tokyo, Washington và các đồng minh khác cần hợp tác chặt chẽ với nhau trong vấn đề Biển Đông để ngăn không cho Trung Quốc leo thang.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151215-bien-dong-trung-quoc-da-mac-nhien-lap-vung-phong-khong

No comments:

Post a Comment