Pages

Tuesday, November 29, 2016

HOA HẬU =MÙA THU=TRẦN VĂN TRẠCH =NGUYỄN THANH LIÊM =

Tuesday, October 25, 2016

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM




HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM



Ít ai biết rằng ngay từ thời Pháp thuộc, tại Sài Gòn đã tổ chức khá nhiều cuộc thi sắc đẹp để chọn ra những ngôi sao nhan sắc. Vậy ai là cô gái đầu tiên giành được giải hoa hậu của xứ Nam Kỳ?

Có rất nhiều tài liệu chứng minh rằng, ngay từ thời Pháp thuộc, khi chế độ phong kiến vẫn còn hà khắc với người phụ nữ, thì tại đất Nam kỳ người Pháp đã tổ chức khá nhiều cuộc thi sắc đẹp nhằm tìm kiếm những gương mặt khả ái nhất vùng. Trên nền tảng những cuộc thi đó, người Việt cũng đã manh nha tổ chức những cuộc thi sắc đẹp có uy tín. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những giai nhân nức danh Nam Kỳ một thời, để tìm xem những ai được người dân gọi là hoa hậu đầu tiên của Nam Kỳ.

Cô Ba "xà bông" - Hoa khôi đầu tiên của đất Nam Kỳ

Cô Thiệu Trà Vinh còn được dân gian thường gọi là cô Ba Xà Bông là con thầy thông Chánh ở đất Trà Vinh xưa. Cô được nhiều người trong vùng ngưỡng mộ vì sở hữu một ngoại hình yêu kiều khó ai sánh bằng. Người ta nói rằng mẹ của cô vốn rất xinh đẹp, thế nên cô Ba được thừa hưởng những nét đẹp đó từ mẹ của mình. Trong cuốn "Sài Gòn tạp pín lù" của học giả Vương Hồng Sển, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của cô Ba Thiệu như sau: "Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có cô Ba, con thầy Thông Chánh".

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 1.
Cô Ba Thiệu là người giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Nam Kỳ do người Việt tổ chức.
Có tài liệu cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do chính người Việt đứng ra là một cuộc thi mang tên Miss Sài Gòn được tổ chức vào năm 1865. Đây là cuộc thi sắc đẹp dành cho tất cả các cô gái Việt Nam ở Sài Gòn và những vùng lân cận. Tuy là lần đầu tổ chức nhưng cuộc thi đã thu hút gần 100 cô gái đăng ký dự thi. Và kết quả chung cuộc người đoạt được vương miện và trở thành hoa khôi Nam kỳ là cô Ba Thiệu.

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 2.

Khi mô tả về vẻ đẹp của cô Ba, học giả Vương Hồng Sển viết rằng: "Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có cô Ba, con gái thầy Thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Nhà thơ Dây thép (Bưu điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông Cô Ba; muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!".

Khi cô đăng quang, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý.
Vì hình của người đẹp này được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra, nên mọi người thường quen gọi cô Ba Thiệu là cô Ba Xà Bông. Có thể nói cô Ba là gương mặt thương hiệu đầu tiên ở đất Nam Kỳ vì trở thành "người mẫu" gắn liền với một thương hiệu nổi tiếng Việt Nam ra đời đầu thế kỷ 20. 

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 3.
Hình của cô Ba Thiệu được in trên hộp của một hãng xà bông của Việt Nam.

Cuộc đời cô Ba xà bông gặp khá nhiều truân chuyên. Sau khi đoạt giải hoa khôi, cô cưới biện lý Jaboin và sống một cuộc sống khép kín. Tuy nhiên vào năm 1893, ông Chánh và Jaboin xảy ra mâu thuẫn, cô Ba đã cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 và bị xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.

Nam phương hoàng hậu - Người đẹp 3 lần giành giải hoa hậu Đông Dương

Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà là vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 4.

Nam phương hoàng hậu vốn là cháu ngoại của đại phú gia giàu có bậc nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 - huyện Sỹ Lê Phát Đạt. Người thời đó cho rằng số tài sản của Huyện Sỹ còn nhiều hơn tổng tài sản của Vua Bảo Đại.
Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 5.

Năm 1932, người đẹp này đã nổi danh về nhan sắc khắp vùng Nam Kỳ và cả Đông Dương. Nhiều tài liệu cho rằng trước khi Thị Lan trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, bà đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.


Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 6.

Cô Ba Trà - Ngôi Sao Sài Gòn

Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906, bà là người phụ nữ sinh đẹp nổi tiếng đất Sài thành vào những năm đầu thế kỷ 20, và được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: ngôi sao Sài Gòn).
Xuất thân từ một làng quê nghèo ở Cần Đước (Long An). Năm 16 tuổi, sau khi cha qua đời, cô Ba Trà một mình lên Sài Gòn để mưu sinh. Nhiều người cho chính những bi thương từ thuở ấu thơ đã góp phần hình thành nên tính cách của người phụ nữ này: coi đời lạnh như băng.

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 7.
Cô Ba Trà được mệnh danh là Ngôi Sao Sài Gòn.

Cô Ba Trà sớm bộc lộ dung mạo xinh đẹp khi mới chỉ 16 tuổi và nhanh chóng trở thành "ngôi sao" của đất Sài Gòn hoa lệ. Với vẻ đẹp "sắc nước nghiêng thành", cùng một trí thông minh và cách nói chuyện khôn khéo, cô Ba Trà đã đốn ngã hàng loạt tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất đất Nam Kỳ như Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích. Chính vì thế dù không đoạt được danh hiệu chính thức nào, nhưng người dân vẫn thường dành tặng cho cô Ba danh hiệu Người đẹp Nam Kỳ.

Trải qua 4 cuộc hôn nhân lần lượt là: viên quan ba người Pháp, con trai tỷ phú đất Phan Rang, bác sĩ Trần Ngọc Án, và cuối cùng là một triệu phú trẻ tuổi, nhưng tất cả đều tan vỡ. Kể từ đó, người đẹp lao vào ăn chơi, cặp kè hết người này đến người khác và dấn sâu vào con đường bài bạc.
Những canh bạc lớn đã đốt sạch gia sản của người đẹp. Khi còn trẻ, cô Ba Trà được nhiều người săn đón bao nhiêu thì đến lúc già, cô lại phải sống trong cảnh cô độc, nghèo túng. Đến cuối đời, hoa khôi Trần Ngọc Trà lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm công ở một cửa tiệm tồi tàn để kiếm sống qua ngày. Hết tiền, cô Ba phải bán nhà và sống trong một xó chân cầu thang của một chung cư, tài sản duy nhất là cái ghế bố cô nằm. Người ta nói rằng họ thấy cô Ba Trà chết trên ghế bố dưới chân cầu thang một chung cư ở Sài Gòn.

Chân dung những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn xưa - Ảnh 8.
Cuộc đời của đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ đã khép lại bằng những nốt trầm buồn bã như thế!




Năm 1955, nhân dịp lễ kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có một cuộc thi người đẹp với danh nghĩa tìm kiếm hoa hậu được chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức tại Sài Gòn. Trước đó, ở Việt Nam, chưa có cuộc thi người đẹp nào mang tên thi hoa hậu, do vậy đây có thể được xem là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta.
Cuộc thi diễn ra vào ngày 20/5/1955 tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam đều xuất hiện tại cuộc thi này.  
Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, người đoạt ngôi vị cao nhất của cuộc thi là cô gái có tên Thu Trang. Thu Trang đăng quang ngôi vị hoa hậu với chiều cao 1,61m, số đo 3 vòng 86-62-88, nặng 53kg.
Hoa hậu Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932 trong một gia đình tiểu tư sản, người gốc làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội và là chị của hai người em, một trai một gái. Năm bà 10 tuổi, cha bà được điều động vào Sài Gòn làm việc, bà và gia đình theo cha vào miền Nam và ở lại Sài Gòn.

thin-h-tng-goi-b-l-hoa-hu-lambretta.jpg
 Nhan sắc mặn mà của hoa hậu Thu Trang.

Năm 1950, khi phong trào Trần Văn Ơn bùng nổ mạnh mẽ ở Sài Gòn, Thu Trang khi đó đang là học sinh đã cùng với các học sinh, sinh viên khác tham gia những cuộc biểu tình lớn đang diễn ra khắp miền Nam.
Từ phong trào học sinh, sinh viên, Công Thị Nghĩa sớm được tiếp thu tư tưởng yêu nước.  Bà bị giam ở bốt Catinat ở Sài Gòn, chịu đủ các loại hình tra tấn.
Thụ án ở bốt này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn và bị giam chung cùng với đồng chí Nguyễn Thị Bình. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư bào chữa của bà là Nguyễn Hữu Thọ thắng lý quan tòa trong phiên xét xử và tháng 6/1953.
Sau khi thoát khỏi ngục tù, tiếp nối đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học từ thời còn con gái, Thu Trang học nghề báo và làm ký giả tại Sài Gòn bởi bà ý thức được báo chí chính là một công cụ đấu tranh lợi hại khi đó. Bà viết nhiều báo như báo Sài Gòn mới, Lẽ sống… với các bút danh như Thanh Tâm, Huyền Thu, nhưng nhiều nhất là Thu Trang. Thu Trang chính là bút danh chính cho tất cả các trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Đến năm 1955, được tin chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà: "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe vậy, bà đăng ký tham gia.
Vẻ đẹp đằm thắm, sắc nét của Thu Trang đã đưa bà đến với vương miện hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về bà Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là bà Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.

hin-ti-mi-ngi-bit-n-b-nh-mt-v-tin-s-php-nhiu-hn-l-hoa-hu.jpg
 Sau này, mọi người biết đến bà như một vị tiến sĩ ở Pháp nhiều hơn là danh hiệu hoa hậu.
Phần thưởng của hoa hậu Thu Trang khi đăng quang là 1 chiếc xe máy hiệu Lamberta, 1 chiếc kiềng 1 lượng vàng, 3 ngàn đồng (tương đương với 10 lượng vàng), nước hoa và mỹ phẩm của các hãng danh tiếng và một vé máy bay đi Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ biết bà từng là điệp báo của cách mạng nên đã cản trở, không cho bà sang Mỹ.
Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này. Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào. Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời còn trẻ là viết và nghiên cứu lịch sử.
cong-thi-nghia1.jpg





cong-thi-nghia.jpg

CA DAO HIỆN ĐẠI

Miền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi nhiều tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày nó chạy long nhong
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà chúng được cái lì
Chỉ thị, Nghị quyết, cái gì cũng thông
Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chun ngõ trước, nó luồn ngỏ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó cân đúng người
Sinh ra vốn ở xứ nghèo
Nghiên cứu nghị quyết nên theo điều gì
Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như hạm, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền
Nó cưới vợ một, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lai rai
Một chữ Nghị quyết, học hoài không thông

Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Chưa đi, chưa biết Sài Gòn
Đi rồi, trong túi chẳng còn đồng xu
Đêm nằm, ngẩm lại thấy ngu.
Thằng cha ăn ít thằng cu ăn nhiều

Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em

Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.


Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì ?
Hễ có phong bì thì nó thank you


Ngày đi: Ðảng gọi Việt gian
Ngày về: Ðảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Ði rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Trốn đi: Ðảng bắt đến cùng
Trở về: mời gọi, săn lùng Đô la

Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã khá cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn
Việt Kiều tuổi hãy còn non
Đảng yêu, Đảng quý như con đầu lòng
Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa
Ngày nay: con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa: Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay: Ðảng ngửa hai tay xin tiền!

HÀ TIẾN NHẤT * CỘNG SẢN BỊP

 MỘT BỊP!  MỘT BỊP!  LẠI MỘT BỊP!
Cố Nhà Văn QLVNCH
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
(1938-2016)
    Nếu bây gìờ còn có ai nói về sự thể gọi là nguy cơ mất nước thì nhất đinh là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thực hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu.
Những thực tế chứng minh
1.  Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.
 2.  khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai tác, tuyệt đối người VN, kể vả bọn cầm quyền và công an không được héo lánhtới. tế là những vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Tầu sử công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.
3.  Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passort, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.
4.  Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.
5.  Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt. Vân vân và vân vân.
     Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học. Xét về các mặt lợi ích chính trị, quân sự, cũng như kinh tế, nước Tầu chẳng dại gì mà làm như vậy. Trước sau bề nào VN cũng phải nằm gọn trong tay rồi thì tội tình gì Tầu cộng phải nhọc công mà gây chiến tranh. Cách thôn tính hòa bình bằng sách lược chiến tranh không tiếng súng đã tỏ ra hữu hiệu không phải là thượng sách sao? Cho nên, điều mà nhiều người quan tâm vào lúc này, gọi nó là Biển Đông Dậy Sóng, chỉ là màn khói của bọn xâm lược lẫn lũ bán nước tung ra cho những nhu cầu chiến lược riêng của chúng mà thôi. Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. Hoa Kỳ cần con đường tự do đi lại trên biển và đầu tư. VGCS bán nước cần thu gom người dân về một mối cho dễ bề cai trị. Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước.
     VGCS là là một lũ Việt gian bán nước rành rành ra như thế, nhắm mắt cũng còn thấy, thế mà chúng lại luôn luôn thành công trong việc sử dụng sách lược khơi dậy lòng yêu nước của đồng bào để chống ngoại xâm  bịp. Sách lược này mục đích là tiêu diệt những người yêu nước để chiếm độc quyền cai trị. Nói một cách chính chị chính em thì đây là ĐIỂM. Chống ngoại xâm chỉ là chiêu bài, hay là DIỆN. Sự thật trớ trêu nhưng rất hiển nhiên này cứ diễn đi diễn lại hoài mà hầu như đồng bào ta, kể cả những bậc đại trí thức cũng vẫn dễ dàng để cho VGCS lừa bịp.
Hồ Chí Minh gây chiến tranh để tiêu diệt người yêu nước
     Trong quá khứ, sách lược gây chiến tranh chống xâm lược bịp của VGCS để tiêu diệt những đảng phái quốc gia và người yêu nước đã đem lại kết quả cho chúng ít nữa là hai lần.
Lần thứ nhất  -  Sau Đệ Nhị Thế Chíến, phong trào Dân Tộc Tự Quyết dâng lên cao tại hai lục địa Á Phi. Tất cả các nước thuộc địa lúc đó đều chọn giải pháp dành độc lập bằng cách tạm thời liên kết với mẫu quốc với một nền độc lập chưa hoàn chỉnh để tránh chiến tranh, xây dựng đất nước, và có thời gian kiện toàn thể chế ngõ hầu tiến tới một nền độc lập hoàn chỉnh về sau. Lấy thí dụ hai quốc gia gần gũi với VN là Philippines và Ấn Độ. Philippines được Mỹ trao trả độc lập ngày 4-7-1946, và Ấn Độ thoát ách thực dân Anh và tuyên bố độc lập ngày 15-8-1947. Những nước này không cần chủ nghĩa CS, cũng không cần chiến tranh, nhưng đã dành được độc lập một cách tương đối êm thắm, chẳng mấy tốn hao. Lý do là vì, một đàng chính các nước thực dân ý thức rằng chế độ thực dân đã đến lúc phải cáo chung, ôm giữ mãi thuộc địa chỉ là ảo tưởng. Đàng khác, các dân tộc bị trị cũng nhận ra rằng, đấu tranh dành độc lập bằng con đường thương nghị là tiết kiệm nhất và cũng hữu hiệu nhất.
     Chỉ trừ có VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh thì không thế. Trong khi nạn đói năm 1945 tại miền Bắc chưa được khắc phục, thì Việt Minh phát động Tuần Lễ Vàng để vơ vét vàng trong dân chúng. Hồ dùng số vàng này dút lót cho bọn tướng của Tưởng Giới Thạch sang VN giải giới quân đội Nhật hầu ly gián Quốc Dân Đảng Trung Hoa với các đảng phái quốc gia VN. Đồng thời, Hồ mua chuộc tướng Tầu Tiêu Văn giúp thực hiện kế sách Chính Phủ Liên Hiệp (CPLH) của hắn. CPLH là một âm mưu rất thâm độc của Hồ Chí Minh. Sau khi chính phủ này ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với Pháp. Hồ được rảnh tay đối phó với quân Tưởng và với Pháp, hắn lập tức ra lệnh cho Việt Minh truy quyét và tiêu diệt các đảng phái quốc gia và những thành phân bất phục tùng chúng. Các lãnh tụ VN Quốc Dân Đảng và Đại Việt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam v.v. phải chạy sang Tầu để thoát thân. Hiệp Ước Sơ Bộ có điều khoản quan trọng là Pháp thừa nhận nền độc lập của VN trong Khối Liên Hiệp Pháp với một số hạn chế về nội trị và ngoại giao. Hiệp Ước này có chữ ký của Hồ Chí Minh, nhưng đến tháng 12 năm đó, Hồ xé bỏ bản Hiệp Ước, phản bội lại những điều đã ký kết với Sainteny và cụ Vũ Hồng Khanh, và quay ra chống Pháp.
     Do tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao, lại phải chịu đựng sự tủi nhục dưới ách thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chiêu bài chống Pháp Hồ Chí Minh tung ra hợp thời và rất tâm lý, đã dễ dàng lôi kéo được đa số quần chúng theo hắn, kể cả trí thức và thành phần tiểu tư sản thành thị. Chống Pháp 8 năm [1946-1954], với Hiệp Định Genève 1954, Hồ dành được một nửa phần giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên và tròng lên đó một thứ gông cùm hà khắc và tàn ác hơn cùm gông của thực dân Pháp trước đó gấp trăm lần. Lịch sử ghi nhận,Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân VN bị Hồ Chí Minh và đồng đảng của hắn lừa bịp và ăn cướp thành công lần thứ nhất.
Lần thứ hai  -  Ngay sau khi Hiệp Định Genève vừa ký kết, Hồ Chí Minh đã lập ngay kế hoạch cướp miền Nam bằng võ lực cũng lại với chiêu bài chống đế quốc xâm lược. Kẻ xâm lược lần này là Mỹ.
     Bất cứ nhà viết sử vô tư và có lương tâm nào cũng phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc thì miền Nam có độc lập, tự do, dân chủ, xã hội trù phú, đời sống ấm no và thanh bình hơn miền Bắc gấp bội. Hồ và đồng đảng dù rất thèm muốn miền Nam nhưng không dám vô cớ ngang nhiên xua quân xâm chiếm vì sợ dư luận của thế gìới. Ngay cả Pháp (lúc đó rất hận Mỹ vì trận Điện Biên Phủ), Liên Sô và Trung cộng cũng không dám ngoảnh mặt đi cho Hồ làm chuyện đó, bởi vì những nước này đã ký tên trên tờ Hiệp Định Genève. Do đó Hồ buộc phải tạo ra lý do để hành động. Hồ biết Mỹ muốn đem quân đội vào miền Nam, nên vấn đề là làm sao tạo cơ hội cho Mỹ đạt được ý nguyện. Chỉ có khi nào Mỹ đem quân vào VN thì Hồ mới có lý do trương chiêu bài chống xâm lược để gây chiến với phe Quốc Gia mà thâu tóm miền Nam. Sự cản trở cho kế hoạch của Hồ là người lãnh đạo của miền Nam lúc đó là TT Ngô Đình Diệm tuyệt đối không chịu để cho Mỹ đổ quân. Để trừ đi được cái trở lực này, Hồ lôi kéo bọn trí thức bất tài nhưng ham quyền, và dùng cán bộ nằm vùng là những nhà sư của nhóm Phật Giáo Ấn Quang giàn dựng ra cái gọi là chính quyền đàn áp Phật Giáo để giết TT Diệm. Mỹ hẳn biết nhiều nhà sư là đảng viên CS, nhưng vì là đúng tủ của Mỹ, nên rất hoan hỉ tích cực tham gia vào việc sát nhân này.   
     TT Diệm chết, Mỹ tự do đổ quân vào VN như chỗ không người vì bọn tướng lãnh lãnh đạo bất tài của miền Nam lúc đó. Mỹ đem quân vào VN có nghĩa là ban cho CS miền Bắc cái lý do để xua quân xâm chiếm miền Nam. Lại một cuộc chiến nữa bắt đầu do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra. Ngày 22-10-1957, lần đầu tiên toán cố vấn viện trợ quân sự MAAG (Military Assistance Advisory Group) tại Saigon bị đặc công CS đánh bom làm bị thương 13 nhân viên. Nếu lấy thời điểm này làm khởi đầu cho cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Hồ Chí Minh và kết thúc vào ngày 30-4-1975, thì chiến tranh kéo dài suýt soát 17 năm. Cuộc chiến đã cướp đi khoảng 4 triệu sinh mạng người VN, gần 60 ngàn người ngoại quốc kể cả 58.220 quân nhân Hoa Kỳ. Mất mát về vật chất và tinh thần thì vô kể.
     Tuy VGCS trương tấm bảng chống Mỹ, nhưng chúng thừa hiểu rằng nước Mỹ không phải là một đế quốc có tham vọng đất đai. Do đó, chống Mỹ chỉ là một chiêu bài bịp để vận động quần chúng. Mục tiêu của cuộc chiến là chiếm miền Nam, và tiêu diệt những người VN yêu nước để CS độc quyền cai trị. Với chiêu bài chống Mỹ cứu nước, Hồ và đồng đảng lại lôi kéo thành công được nhân dân VN vào cái âm mưu lừa bịp một lần nữa. Tinh thần yêu nước ngây thơ của người dân VN lại bị cướp trắng. Nhân dân miền Bắc không hiểu và không biết phân biệt bị bịp đã đành, trí thức miền Nam, nhiều chính khách nữa, cũng sẵn sàng tự để cho mình bị lừa bịp mới là chuyện lạ không hiểu nổi.
Lịch sử tái diễn
     Hiện nay, VGCS lại đang dở trò lừa bịp để ăn cướp lòng yêu nước của nhân dân VN một lần nữa qua chiêu bài chống xâm lược với những cuộc biểu tình phô trương lá cờ đỏ sao vàng. Quân xâm lược bây giờ là người anh em 16 chữ vàng ròng Trung cộng.                                                                            
     Luật pháp của VGCS cấm tụ họp không có phép từ 5 người trở lên. Vậy tại sao lại có những cuộc biểu tình hàng ngàn người chống Trung cộng tại nhiều nơi trong nước trong mấy tuần lễ vừa qua? Có phép hay không có phép? Thứ trưởng ngoại giao VGCS Hồ Xuân Sơn đi Tầu hội họp, tuyên bố rằng liên hệ giữa Trung Hoa và VN vẫn dựa trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, tình hình vẫn tốt đẹp và ổn định, đảng và nhà nước VGCS vẫn giao hảo bình thường với Tầu. Thế mà tại sao dân VN xuống đường biểu tình chống Tầu lại được VGCS để yên? Có phải là vô lý không? Nhưng xin thưa cái đuôi chồn lòi ra rồi. Các cuộc biểu tình nhất định phải có phép mới có thể xẩy ra được. Chắc chắn như vậy, bởi vì đây là VN xã hội chủ nghĩa chứ không phải Pháp, Mỹ, Maroc, hay nước nào khác. Câu hỏi đặt ra là, VGCS để cho dân chúng biểu tình như vậy thì chúng có thật tâm chống Trung cộng không? Thú thật người viết hỏi chơi vậy thôi, chứ tin rằng, ai nấy đã có câu trả lời chính xác rồi.
    Ải Nam Quan đã mất vào tay Tầu. Thác Bản Dốc đã mất vào tay Tầu. Nhiều đất đai biên giới phía Bắc đã mất vào tay Tầu. Biển đã mất vào tay Tầu. Hoàng Sa, Trường Sa đã mất vào tay Tầu. Lại nữa, những chứng cớ xâm lược của Tầu trên lãnh thổ VN mà chúng tôi liệt kê ở trên, tất cả chứng minh rằng, giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đã bị Tầu cướp đoạt, ít ra là từng phần, và là những phần quan trọng. Còn nữa, khi hải quân Tầu bắn chìm tầu đánh cá của dân Việt trong hải phận VN, và giết ngư phủ VN, cắt giây cáp của tầu thăm dò của VN, VGCS cũng vẫn im thin thít, coi như chúng thừa nhận các hành động côn đồ của Trung cộng là chính đáng. Trước tình trạng Trung cộng xâm chiếm VN như thế, người ta không hề thấy đảng và nhà nước VGCS có phản ứng nào để chống trả. Trái lại chúng vẫn duy trì tình anh em môi hở răng lạnh với Tầu trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Như vậy thì VGCS chống Trung cộng xâm lược ở chỗ nào? Theo tuyên bố của tên thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sau các cuộc biểu tình mà chúng tôi vừa tường trình thì VGCS chống Tầu xâm lược ở chỗ nào?
    Hơn nữa theo binh pháp thì chống ngoại xâm là phải chận đánh giặc ngay khi chúng còn ngoài cửa ngõ đất nước. Để cho giặc vô ở hẳn trong nước rồi mới biểu tình đuổi giặc mà gọi là chống xâm lược sao? Vài ngàn người biểu tình có đuổi được giặc không? Vậy nên phải kết luận là, những cuộc biểu tình được VGCS cho phép chỉ là những màn trình diễn nhắm những mục tiêu khác, chứ không phải là chống Trung cộng. Những cuộc biểu tình tuy do VGCS ngầm tổ chức, nhưng không thiếu sự có mặt của tuổi trẻ VN yêu nước. Đó là lý do chúng tôi nói tinh thần yêu nước của nhân dân VN đã bị VGCS ăn cướp. Xin rành mạch ở chỗ đó.
     Vẫn như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trước đây, chống Trung cộng xâm lược hiện nay chỉ là diện, tiêu diệt những người VN yêu nước mới là điểm. Những sự kiện nhìn thấy bằng con mắt trong các cuộc biểu tình nói lên điều đó. Ở trong nước, chỉ có những người biểu tình tuần hành theo lá cờ máu, hô các khẩu hiệu của cán bộ trà trộn đi kèm, hát những bài ca ca tụng CS. Ai có biểu hiện khác tức thì bị khóa tay, bóp họng, trấn áp, đẩy lên xe cây. Những người này mới thực sụ tham gia biểu tình vì tinh thần chống xâm lược. Biểu tình rõ ràng đã trở thành cái bẫy để thu hút những người chống cộng xuất hiện. Tại hải ngoại, lá cờ máu xuất hiện tràn ngập trong các cuộc biểu tình ngụ ý là chế độ VGCS cũng quyết tâm chống Tầu, nhưng thực chất là để lấn át hầu đi đến việc xóa bỏ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của đồng bào tỵ nạn. Đó mới là mục đích chính và tối hậu của VGCS. Trò chơi này là sách lược lấn đất dành dân của VGCS. Nguyên tắc của trò chơi là lá cờ máu cắm ở nơi nào có người Việt cư ngụ, người Việt nơi đó là thần dân của chế độ. Cuộc chiến tranh hiện nay giữa hai phe người Việt không phải bằng súng đạn như xưa, mà là bằng lá cờ, nên có thể gọi là cuộc chiến của những lá cờ. Cắm được lá cờ máu trên các cộng đồng tỵ nạn là coi như kết thúc được công cuộc bình định từ sau ngày 30-4-1975. Nếu việc thành, người Việt Nam tỵ nạn sẽ được goị là Việt kiều. Mọi tầng lớp theo nghề nghiệp hoặc tuổi tác sẽ được đoàn ngũ hoá thành hội, thành đoàn để sinh hoạt. Các chi bộ và tổ đảng sẽ được thành lập để chỉ đạo các cộng đồng. Những người còn mang tư tưởng chống cộng sẽ phải rút vào cuộc sống của loài sò, ốc quanh quẩn trong các khe, hốc đá. Lúc đó VGCS kể như là đã toàn thắng. Chúng tha hồ ăn ngon, ngủ yên.
     Từ trước tới nay, chưa bao giờ VGCS cắm được lá cờ máu lên giữa cộng đồng tỵ nạn. Nhưng sau cuộc biểu tình ở trong nước ngày 5-6 đến nay, việc này xem ra chúng đã khá thành công. Lá cờ máu bay thoải mái trên nhiều Website của người tỵ nạn, xuất hiện trong nhiều cuộc xuống đường trên đường phố nơi người tỵ nạn cư ngụ. Nếu truy nguyên nhân, thì lý do một phần là vì tinh thần chống cộng của người tỵ nạn đã hầu như cạn kiệt mất rồi. Một phần khác là do bọn trở cờ, bọn tay sai, và bè lũ hòa hợp hòa giải hỗ trợ. Không phải chúng hành động vô ý thức, mà có chủ ý. Chúng tự nguyện đứng vào hàng ngũ với VGCS để chống Trung cộng vì cho rằng, VGCS diễn vở tuồng chống Trung cộng thật hay. Chủ trương của chúng, miễn là chống Trung cộng thì lá cờ nào cũng OK, dù là lá cờ máu, và lá cờ này đứng ra lãnh đạo công cuộc cũng tốt thôi. Chúng làm chính trị nên đã biết và biết rất rõ ràng, nhưng chúng không ke (care,) lá cờ máu biểu tượng cho một chế độ từ bản chất là tay sai ngoại bang và bán nước. Vì thế lá cờ máu chính là biểu tượng của tinh thần bán nước. Một biểu tượng bán nước không thể đồng thời là yêu nước được. Bây giờ chúng suy tôn lá cờ bán nước lên làm minh chủ cho công cuộc chống xâm lược thì thật là thậm khôi hài và vô lý. Nhưng chúng không ke. Trong khi chúng biết rõ lá cờ Vàng là biểu tượng của tự do và những giá trị cáo quí. Nó đã có thành tích hơn nửa thế kỷ chống CS miền Bắc xâm lược, và đã lập thành tích chống Tầu cộng chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974. Những kẻ đó đã một thời nương thân dưới lá cờ này, nhưng chúng không quan tâm và cố tình quên. Công cuộc chống Đại Hán xâm lược của Dân Tộc VN đang là một thảm kịch và còn là một thảm họa.
Tóm tắt dòng suy nghĩ
     Người viết tự nhận rằng cái tiêu đề của bài có vẻ tào lao nên có lẽ làm bạn đọc ngứa mắt. Vì thế nên sẽ không có kết luận nào cho cái sự tào lao của mình. Thay vào đó người viết xin có vài câu thơ con cóc để kết thúc. Thơ trái vần, chẳng niêm, cũng chẳng vận, xin quí bạn đọc đừng cười chê:
                           Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!
                            Nhắn này lũ chó chuyên ăn kít.
Theo voi dễ còn bã mía ăn
Bám Hồ chỉ có mà hửi địt.
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

MÙA THU BẮC MỸ

Nước Mỹ và Canada  vào thu đẹp lộng lẫy trong sắc đỏ, vàng của lá cây chuyển mùa.
alt
Mùa thu nước Mỹ đẹp nhất khi lá cây chuyển màu hoàn toàn, thường vào khoảng giữa tháng 10. Ảnh: ForestWander
alt
Những cây dương lá vàng, sơn thù du lá đỏ, cây phong màu cam và mại châu được nhuộm vàng tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở công viên Oak Mountain (Birmingham, Alabama). Ảnh: Alabama Media Group
alt
Thu vàng ở Sedona, Arizona. Ảnh: John Morgan
alt
Cảnh đẹp nên thơ ở núi Ozark, Arkansas. Ảnh: Arkansas Department of Parks & Tourism
alt
Thảm cây dương lá vàng ở California. Ảnh: Mike Baird
alt
Mùa thu ở Baldwin, Colorado. Ảnh: Pam Morris
alt
Thiên nga trắng giữa hồ thu ở công viên Young’s Pond, Branford, Connecticut. Ảnh: slack12
alt
Thu yên bình ở tiểu bang Delaware.
alt
Những đám mây mang mưa đến ở dãy núi Sawtooth, Idaho. Ảnh: Charles Knowles
alt
Con đường lá đỏ thơ mộng ở Indiana. Ảnh: ayay

alt
Trẻ em chơi đùa trên thảm lá vàng ở Kansas. Ảnh: Matthew & Karen Huber

alt
Trại nổi trên sông Ouachita ở Louisiana được bao phủ trong sắc đỏ của lá thu. Ảnh: FinchLake
alt
Cảnh đẹp như tranh vẽ ở công viên Hinckley Park, South Portland, Maine. Ảnh: Brent Danley
alt
Một góc mùa thu dưới chân cầu đường sắt qua sông St. Croix River, Minnesota.
alt
Sắc đỏ rực đến chói mắt của rừng cây ở Grantwood. Ảnh: Thomas Hawk
alt
Tàu hỏa lượn trong sắc vàng ở vườn quốc gia Glacier, Montana. Ảnh: Loco Steve
alt
Thu rực rỡ sắc màu ở New Hampshire. Ảnh: bluepoint
alt
Mùa thu trên một con đường quê vắt qua những ngọn đồi ở Basking Ridge, New Jersey. Ảnh: joiseyshowaa
alt
Suối chảy róc rách dưới những tán cây vàng, đỏ ở Kaaterskill Creek, New York. Ảnh: E Palen
alt
Đàn bò rừng bizon thảnh thơi bên bờ sông Little Missouri, bắc Dakota. Ảnh: Good Sam
alt
Đường xe chạy lướt qua những hàng cây rực rỡ ở công viên tiểu bang Geneva, Ohio. Ảnh: Mark K.
alt
Công viên Beavers Bend ở Oklahoma phác họa một bức tranh thu đẹp ngỡ ngàng. Ảnh: Carolyn Fletcher
alt
Hai chú hươu đuôi trắng ngắm cảnh thu lộng lẫy dọc Skyline Drive, Virginia. Ảnh: dherman1145
alt
Những ngôi nhà, chuồng trại bằng gỗ mộc mạc lẫn trong sắc thu ở Tây Virginia. Ảnh: ForestWander
alt
"Cây cầu dẫn đến mùa thu" ở Wisconsin. Ảnh: Indy Kethdy
alt
Cảnh thu vùng núi Grand Tetons, Wyoming. Ảnh: Rich Flynn
_

No comments:

Post a Comment