Pages

Friday, November 25, 2016

VIỆT CỘNG = BIỂN ĐỘNG=HÌNH ĐỀN ẤN ĐỘ=RÁC =

TRƯƠNG TẤN SANG NHẬN VƠ

 TRƯƠNG TẤN SANG NHẬN VƠ
Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ. 
“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời. 
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” 
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài. 
Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy? 
Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.
Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.
Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”
Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.
Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?
Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.
Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau:“Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và vấn đề Trung Quốc

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-02-12
000_Del8385145-620
Tổng thống Obama và lãnh đạo các nước tham dự thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Kuala Lumpur vào ngày 21 tháng 11 năm 2015
AFP photo

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và lãnh đạo các nước thuộc ASEAN sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh ở Sunnylands, California, Mỹ. Theo giới chức Hoa Kỳ, đây là cuộc gặp nhằm thắt chặt hơn quan hệ giữa Mỹ và ASEAN trong chiến lược tái cân bằng về châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Cuộc gặp diễn ra giữa lúc Trung Quốc đang có những hành động bồi đắp các đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước ASEAN, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực về khả năng Trung Quốc sẽ quân sự hóa khu vực biển Đông. Vấn đề Trung Quốc sẽ được đề cập thế nào tại thượng đỉnh lần này?
Không chống Trung Quốc
Đại diện chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định, cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN vào giữa tháng hai tại Sunnylands không nhằm chống lại Trung Quốc và cuộc gặp hoàn toàn không phải về Trung Quốc.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Washington DC vào hôm 10 tháng 2, ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc cao cấp phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An Ninh quốc gia của Mỹ nói
Thượng đỉnh này không vì Trung Quốc. Thượng đỉnh này là về Mỹ và ASEAN và quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng hơn giữa hai bên.
Câu trả lời này cũng khẳng định lại câu trả lời mà ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói với các hãng tin quốc tế trước đó rằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai bên không nhằm chống lại Trung Quốc.
Dù khẳng định cuộc gặp không phải về Trung Quốc, nhưng đại diện chính phủ Hoa Kỳ cũng cho biết Trung Quốc sẽ được đề cập đến. Ông Krintenbrink nói tiếp
Chúng tôi sẽ đề cập đến Trung Quốc bởi vì đây là về châu Á và Trung Quốc là người chơi chính ở khu vực châu Á.
Trước đó, trong cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 2, ông Dan Krintenbrink cho biết tại thượng đỉnh lần này Tổng thống Mỹ sẽ kêu gọi các bên đòi chủ quyền ở biển Đông phải ngừng ngay các hành động xây lấp, ngừng việc xây dựng các cơ sở và không thực hiện quân sự hóa các tiền đồn ở khu vực biển Đông.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực biển Đông và đang có tranh chấp tại khu vực này với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi năm ngoái cho thấy Trung Quốc là nước đang cho xây lấp nhiều nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các nước.
Theo báo cáo này, quá trình xây lấp trên 7 đảo và bãi đá được Trung Quốc bắt đầu tiến hành từ tháng 12 năm 2013 và nước này đã bồi đắp được hơn 1,170 hecta đất tính đến tháng 6 năm 2015, nhiều hơn 17 lần trong vòng 20 tháng so với tổng cộng đất đai được bồi đắp bởi các quốc gia có tranh chấp khác trong khu vực trong suốt 40 năm qua. Trung Quốc cũng đã cho tiến hành xây cất 3 đường băng tại khu vực quần đảo Trường Sa và vào ngày 2 tháng giêng vừa qua đã cho thực hiện chuyến bay đầu tiên đến bãi chữ thập. Những hành động này của Trung Quốc khiến Hoa Kỳ và các nước trong khu vực lo ngại Trung Quốc sẽ tiến hành quân sự hóa khu vực biển Đông trong thời gian không xa.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết thượng đỉnh lần này sẽ cho các nước ASEAN và Mỹ cơ hội thảo luận thực sự về nhiều vấn đề liên quan đến biển Đông và vì vậy lãnh đạo các quốc gia có thể tự quyết định đưa ra các tuyên bố riêng liên quan đến tranh chấp biển Đông và hành động của Trung Quốc.
Đây là cơ hội cho một thảo luận thực sự. Không giống như một thượng đỉnh theo tiêu chuẩn hay một thượng đỉnh Đông Á. Sẽ không có một áp lực nào cụ thể để tìm một công thức chính xác cho một tuyên bố để gửi đi một thông điệp. Các lãnh đạo sẽ có những thảo luận riêng của họ và quyết định những thông điệp cho công chúng nào mà họ sẽ đưa ra tại các cuộc họp báo hay các cách khác.
Hoa Kỳ sẽ trợ giúp ASEAN thế nào
Liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông, bước vào thượng đỉnh lần này, Hoa Kỳ và ASEAN cũng phải đối mặt với một loạt những thách thức cần phải giải quyết bao gồm bế tắc trong đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), khả năng đối phó với sức mạnh của Trung Quốc của các nước thuộc ASEAN, và sự không thống nhất của ASEAN trong việc tìm giải pháp cho tranh chấp này.
Theo ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á của Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington DC, những thảo luận để nhằm đạt được COC sẽ chiếm nhiều thời gian của thượng đỉnh lần này:
Theo tôi phần lớn các cuộc thảo luận với ASEAN sẽ là các hợp tác bao gồm cả hợp tác với Trung Quốc để tìm ra giải pháp nhằm đạt được bộ quy tắc về ứng xử đã được đàm phán  hơn 10 năm qua mà chưa đạt được bước tiến gì.
Trợ giúp của Hoa Kỳ đối với các nước thành viên ASEAN trong vấn đề an ninh biển cũng được cho là phần thảo luận quan trọng tại thượng đỉnh lần này. Theo chuyên gia Murray Hiebert, những trợ giúp này chính là những đề nghị mà Tổng thống Mỹ và Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra với ASEAN tại Kualar Lumpur, Malaysia vào năm ngoái.
Một trong những đề nghị mà Hoa Kỳ đã đưa ra cho ASEAN  mà đã được Tổng Thống Mỹ và Bộ trưởng Quốc PHòng Mỹ Carter nói đến cuối năm ngoái là Hoa Kỳ giúp cải thiện khả năng đối với các nước ở ASEAN liên quan đến Bộ Nhận thức về các vấn đề hàng hải. Họ có thể bàn về vấn đề này liên quan đến việc Hoa Kỳ trang bị rada, tàu cho lực lượng tuần duyên. Những trang bị này không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà còn giúp các nước ASEAN trong việc đối phó với cướp biển.
Chuyên gia Hiebert hy vọng Tổng thống Obama sẽ làm rõ chi tiết về sáng kiến an  ninh biển Đông Nam Á trị giá khoảng 250 triệu đô la mà Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter công bố lần đầu tiên tại đối thoại Shangri-la ở  Singapore hồi tháng 5 năm ngoái, trong nỗ lực nhằm giúp tăng cường khả năng của hải quân và tuần duyên các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia.
Ảnh hưởng của Trung Quốc với ASEAN
Ảnh hưởng của Trung Quốc đến ASEAA, chia rẽ trong khối xung quanh những hành động của Trung Quốc, và cách thức giải quyết các xung đột với Trung Quốc được cho là một thách thức không nhỏ tại thượng đỉnh lần này.
Trong khi Việt Nam và Philippines là những nước lên tiếng mạnh mẽ nhất trước các hành động của Trung Quốc ở biển Đông, các nước có tranh chấp khác thuộc ASEAN như Malaysia và Brunei dường như ít có hoặc không có những phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc.
Trước thượng đỉnh, trong chuyến công du châu Á vào cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhận được lời hứa từ lãnh đạo mới của Lào, nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, rằng nước này phản đối những hành động quân sự hóa khu vực biển Đông. Tuy nhiên Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, hôm 5 tháng 2 vừa qua đã lên tiếng khẳng định lập trường một lần nữa của Campuchia cho rằng vấn đề tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết song phương giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp vì ASEAN không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Campuchia là nước được cho là ngả về phía Trung Quốc. Hồi năm 2012 khi Campuchia là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, khối này đã không thể đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề biển Đông có liên quan đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ khẳng định nước này sẽ tiếp tục chính sách hỗ trợ và tôn trọng sự độc lập của ASEAN thay vì can thiệp trực tiếp. Trợ lý ngoại trưởng Daniel Russel phát biểu tại họp báo hôm 10 tháng 2
Chính sách của Hoa Kỳ là hỗ trợ và khuyến khích sự đoàn kết, hiệu quả của ASEAN.
Không chỉ đích danh Trung Quốc nhưng ông Daniel Russel tự tin cho rằng vì ASEAN đã vượt qua những khác biệt để làm việc cùng nhau nên nhữn nỗ lực từ bên ngoài nhằm chia rẽ và suy yếu ASEAN cuối cùng sẽ thất bại.

Thủ tướng Dũng 'đổi ý giờ chót, sẽ gặp Obama'


Image copyright elvis
Image caption Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các lãnh đạo Asean và Hoa Kỳ trong một kỳ họp năm 2014
Tin cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Asean ở California, sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ.
Trước đó BBC được cho biết ông Dũng sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Asean, lần đầu do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California ngày 15 và 16/2.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cử tham dự hội nghị.
Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết lộ Việt Nam thông báo với phía Mỹ rằng Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn.
Theo phóng viên Lê Quỳnh, đã có các hoạt động ngoại giao dồn dập vào phút chót do Mỹ muốn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam dự hội nghị.
Image copyright Chinhphu
Image caption Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện hai tuần trước khi chủ trì phiên họp thường kỳ của Chính phủ
“Được biết một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12/2. Trước đó, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng xin gặp phía Việt Nam để thuyết phục.
“Đến cuối giờ chiều ngày thứ Sáu 12/2, Việt Nam xác nhận với Mỹ sẽ có thay đổi, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn,” theo phóng viên Lê Quỳnh.
Một nguồn tin khác nói Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ đi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trung tâm Sunnylands ở bang California là nơi thường tổ chức các sự kiện cấp cao của chính phủ Mỹ ngoài thủ đô Washington.
Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ đón tiếp các lãnh đạo Asean tại một hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ.
Tuy vậy, Myanmar nói Tổng thống Thein Sein, người sắp mãn nhiệm, sẽ không dự.
Phó Tổng thống Nyan Htun sẽ thăm Hoa Kỳ thay Tổng thống Thein Sein.
Trước đó cùng ngày 12/2, Myanmar đã nói họ nghe tin ông Dũng không dự hội nghị.
Bộ trưởng Thông tin Myanmar Ye Htut cho biết Tổng thống Thein Sein không dự hội nghị, mà cử phó tổng thống đi dự.
Image copyright Getty
Image caption Tổng thống Myanmar Thein Sein không dự hội nghị
Ông Ye Htut cũng nói ông được biết Thủ tướng Việt Nam không dự hội nghị.
"Tổng thống Obama sẽ hiểu tại sao tổng thống chúng tôi không thể dự. Chúng tôi cũng biết Thủ tướng Việt Nam sẽ không dự."
Việc Việt Nam thay đổi kế hoạch vào phút chót, sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ, chứng tỏ quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai nước cựu thù.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có năm cuối cùng tại vị.
Hội nghị Sunnylands là cơ hội để ông khẳng định Mỹ xem trọng Đông Nam Á trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á.

Mỹ muốn gia tăng thao dượt quân sự ở Biển Đông

Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ.
Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ.
Người đứng đầu các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương hôm thứ Tư nói các cuộc hành quân khẳng định tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông có mục đích làm giảm căng thẳng trong khu vực. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ, cũng nhấn mạnh rằng Mỹ muốn mở rộng các cuộc thao dượt quân sự ở Biển Đông.
Ông Harris đưa ra nhận định vừa kể tại cuộc gặp một nhóm nhà báo của các nước Đông Nam Á đang trên đường đến Mỹ đưa tin về hội nghị thượng đỉnh tuần tới ở California giữa tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tại trụ sở của PACOM ở Hawaii, Đô đốc Harris nói: “Những cuộc tuần tra chúng tôi thực hiện, đơn phương hay chung với nước khác, không chỉ ở Biển Đông mà cả trong khu vực, giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự ổn định vì việc đó củng cố cho khái niệm là tự do hàng hải thật quan trọng”.
Ông nói ông hoan nghênh các nước vùng Thái Bình Dương tham gia các cuộc hành quân với Mỹ khẳng định tự do hàng hải, điều được xem như là việc Mỹ thách thức lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần 3,5 triệu kilomet vuông diện tích Biển Đông.
Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền về một số phần trong vùng biển này.
Tư lệnh PACOM Harris tuyên bố với đoàn nhà báo Đông Nam Á:“Tôi ủng hộ quyền của tất cả các nước được tuần tra ở Biển Đông vì theo nghĩa rộng Biển Đông không thuộc về bất cứ nước nào cả. Tôi hoan nghênh triển vọng Nhật Bản sẽ tuần tra ở Biển Đông, tôi cũng hoan nghênh Ấn Độ và khả năng hải quân của các nước của các bạn tuần tra ở đó”.
Tuy nhiên tại cuộc gặp, ông Harris từ chối xác nhận tin tức về việc Mỹ và Ấn Độ lên kế hoạch thực hiện tuần tra chung ở Biển Đông. Còn Philippines đã đề xuất tiến hành tuần tra chung với Mỹ và một nhà ngoại giao Mỹ nói trong tháng này đó là một khả năng.
Đề cập đến Trung Quốc, Đô đốc Harris nói: “Chúng tôi ý thức rõ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng các hoạt động của họ có tính khiêu khích. Tôi nghĩ rằng các việc đó góp phần vào căng thẳng trong khu vực”, và ông đưa ra nhận xét rằng: “Các bạn phải làm việc mạnh mẽ hơn cùng nhau với tư cách là khối ASEAN. Tôi khen ngợi các nỗ lực của Việt Nam và Philippines buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm giải trình”.
Philippines, đồng minh của Mỹ, đã đưa vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra Tòa trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc ở La Haye để giải quyết. Việt Nam, đối tác chiến lược của Mỹ và Philippines, đã củng cố cho vụ kiện của Philippines với văn kiện nêu quan điểm gửi đến tòa. Dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 6.
Giữ chức vụ chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hồi năm 2013, ông Harris lưu ý rằng những diễn biến ở Biển Đông đòi hỏi phải hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tháng trước, Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm luật Trung Quốc và mưu tìm chiếm bá quyền hàng hải sau khi một khu trục hạm Mỹ thực hiện hành quân khẳng định tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp.
Theo Inquirer.net, Todayonline, Channel News Asia.
Mỹ bố trí trên 50% tàu ngầm hạt nhân bao vây Trung cộng, sẵn sàng khai chiến


VietTimes -- Gần 6 tháng nay, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ liên tiếp xuất hiện ở chuỗi đảo thứ nhất, công tác bố trí binh lực tại Thái Bình Dương tăng lên rõ rệt. Hơn 50% tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ đang ráo riết hoạt động tại vùng biển gần Trung cộng, sẵn sàng khai chiến khi cần.


Huy Long - /Chủ Nhật, ngày 7/2/2016 - 04:08


Ảnh minh họa


Một số chuyên gia quân sự của Trung cộng cho biết, tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, là sự đe dọa lớn đối với Trung cộng. Do đó, lực lượng tàu ngầm thông thường của hải quân Trung cộng cũng cần áp dụng các biện pháp theo dõi, giám sát và chống tiếp cận.





Tàu ngầm hạt nhân Charlotte của Mỹ xuất hiện tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản ngày 23/12/2015


Theo nguồn tin, ngày 5/1/2016, tàu ngầm hạt nhân tấn công Texas thuộc lớp Virginia hiện đại nhất của Mỹ có mặt tại vịnh Subic của Philippines. 6 tháng trước đó, liên tiếp xuất hiện thông tin tàu ngầm hạt nhân của Mỹ ra vào ở chuỗi đảo thứ nhất, như ngày 23/6/2015, tàu ngầm hạt nhân SSGN-727 của Mỹ có mặt ở Busan (Hàn Quốc), ngày 15/7/2015, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang ký hiệu Houston của Mỹ có mặt tại Singapore; ngày 27/7/2015, tàu ngầm Jacksonville thuộc lớp Los Angeles cũng xuất hiện ở Singgapore; ngày 4/11/2015 tàu ngầm hạt nhân tấn công Key West SSN-722 có mặt tại vịnh Subic.


Ngày 5/11/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina thuộc lớp Virginia của Mỹ có mặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản; ngày 23/12/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công mang ký hiệu Charlotte của Mỹ xuất hiện tại thành phố Yokosuka. Hiện tại, số lượng tàu ngầm hạt nhân mà Mỹ bố trí tại Thái Bình Dương đã chiếm một nửa trong tổng số tàu ngầm của quân đội nước này.





Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ


Theo nguồn tin, quân đội Mỹ đã bổ sung tên lửa hành trình tấn công mặt đất – hạt nhân Tomahawk. Tomahawk nổi tiếng với khả năng tiêu diệt quân địch ở cự ly hàng nghìn dặm. Đây là một loại vũ khí tấn công thọc sâu từ vòng ngoài hỏa lực phòng thủ của địch do Mỹ phát triển, với tầm bắn hiệu quả lên đến 2.500 km, có thể phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm mặt nước hoặc tàu ngầm hạt nhân.


Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất ra, tên lửa hành trình Tomahawk có thể tấn công cả tàu chiến, là tên lửa “phóng ngoài vùng phòng không”có uy lực nhất của quân đội Mỹ. Trong các hoạt động quân sự của Mỹ, tấn công chính xác mục tiêu quan trọng ở cự ly hàng nghìn dặm chính là “vai diễn” sở trường của Tomahawk.


Tomahawk cũng nổi tiếng là một sát thủ vô hình. Toàn thân tên lửa được bao phủ bởi một lớp hấp thụ sóng radar, có tính năng như một chiếc áo tàng hình. Tiết diện phản xạ sóng radar của nó tương đối nhỏ, chỉ bằng 0,1% diện tích phản xạ hữu hiệu radar của máy bay ném bom B-52H, nên trở thành “vô hình” trước các radar tìm kiếm của đối phương.





Tên lửa hành trình tấn công mặt đất – hạt nhân Tomahawk nổi tiếng với khả năng tiêu diệt quân địch ở cự ly hàng nghìn dặm.


Hơn nữa, động cơ của Tomahawk cho phép tên lửa này có khả năng kiểm soát luồng khí phụt để có thể tự điều chỉnh độ cao và tốc độ khi bay, thậm chí nó có thể bay rất thấp và linh hoạt như một máy bay, cùng với kích thước nhỏ gọn nên nó rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất.


Tomahawk vẫn còn giữ được “phong độ” vì liên tục được cải tiến về mọi mặt từ phương thức dẫn đường đến hệ thống đạn dược, hệ thống kiểm soát, hệ thống động cơ


Từ khi ra mắt đến nay, các thành viên của “gia đình Tomahawk” không ngừng lớn mạnh, và đã phát triển thành 7 loại biến thể như tên lửa tấn công mặt đất mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa tấn công mặt đất đầu đạn thông thường, tên lửa chống hạm...


Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles còn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến như chống ngầm như phong tỏa rải mìn.


Chuyên gia quân sự Doãn Trác của Trung cộng cho biết, tần suất hoạt động của tàu ngầm tấn công hạt nhân Mỹ ở Thái Bình Dương – đặc biệt là những vùng biển gần Trung cộng tăng lên rõ rệt. Hiện tại, tàu ngầm tên lửa hạt nhân tên lửa của Trung cộng đã đưa vào hoạt động trong quân đội nước này để đối phó với năng lực đe dọa hạt nhân của nước Mỹ???


Mỹ rất quan tâm đến điều này, do đó bình thường đã nghiên cứu quy luật hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung cộng. Nhờ có thế mạnh tĩnh tâm và hành trình dài, tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân đội Mỹ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ trinh sát khi hoạt động ở các vùng biển gần Trung cộng, đồng thời cũng đang chuẩn bị cho chiến lược tác chiến chống ngầm có thể xảy ra trong tương lai.


Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung cộng Nguyễn Tông Trạch cho rằng, Mỹ nâng cao tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công tại khu vực Tây Thái Bình Dương là xu thế tất yếu. Hiện tại ba tàu ngầm hạt nhân loại lớn của Mỹ đều đang có mặt tại khu vực này.


Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ xuất hiện tại vùng biển gần Trung cộng là để “dằn mặt” tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong thời gian qua. Mỹ sẽ cải tiến tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược thành tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình, mỗi tàu ngầm có thể mang theo hơn 150 tên lửa hành trình đối đất, khi xảy ra chiến tranh có thể phát động tấn công bất cứ lúc nào.


H.L


Chứng khoán toàn cầu thêm một ngày bi đát

Một bảng hiển thị cho thấy sự sụt giảm chỉ số Hang Seng Index trong phiên giao dịch sáng vào ngày giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông ngày 11/2/2016.
Một bảng hiển thị cho thấy sự sụt giảm chỉ số Hang Seng Index trong phiên giao dịch sáng vào ngày giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông ngày 11/2/2016.
Thị trường toàn cầu hôm nay tiếp tục tuột dốc, giới đầu tư rút qua các quỹ đầu tư an toàn hơn trong lúc giá dầu rớt xuống dưới 30 đô la/thùng.
Tính tới giữa ngày hôm nay, các chỉ số chứng khoán ở Frankfurt, London, và Paris đều được giao dịch thấp hơn từ 2% tới 3%, mở rộng xu hướng khởi nguồn từ Châu Á. Chỉ số Hằng Sinh của HongKong mất 742 điểm, gần 4%, đóng ở mức 18,545.80 trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất gần 3%, đóng ở 1,861.54. Đây là ngày giao dịch đầu tiên đối với cả hai chỉ số Hằng Sinh và Kospi sau 3 ngày nghỉ Tết nguyên đán.
Thị trường Thượng Hải và Đài Bắc vẫn còn đóng cửa nghỉ Tết trong khi chỉ số Nikkei ở Nhật tạm ngưng giao dịch vì một ngày lễ riêng.
Tình trạng bán tống bán tháo hôm nay tại Châu Á và Châu Âu có phần chắc sẽ lan sang Wall Street, với chỉ số S&P 500 mất gần 2 điểm trước khi thị trường chứng khoán ở New York rung chuông.
Đồng đô la Mỹ rớt xuống mức thấp nhất so với đồng Yen của Nhật kể từ cuối năm 2014 tới nay sau khi Chủ tịch Qũy Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tỏ dấu trước Quốc hội cho thấy cơ quan này có thể sẽ trì hoãn việc tăng lãi suất thêm nữa.

Các vấn đề toàn cầu có thể làm chậm nền kinh tế Mỹ

Bà Yellen nói mặc dù rủi ro tăng, có phần chắc Qũy Dự trữ Liên bang sẽ không cần phải đảo ngược quyết định tăng lãi suất hồi tháng 12 và cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa.
Bà Yellen nói mặc dù rủi ro tăng, có phần chắc Qũy Dự trữ Liên bang sẽ không cần phải đảo ngược quyết định tăng lãi suất hồi tháng 12 và cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ khuyến cáo tình trạng thị trường tài chính giảm sút và cơn suy thoái kinh tế toàn cầu có thể làm chậm lại đà tăng lãi suất của Hoa Kỳ.
Xuất hiện tại tòa nhà quốc hội trước giới lập pháp Hoa Kỳ hôm 10/2, lần đầu tiên kể từ khi Qũy Dự trữ Liên bang tăng lãi suất lần đầu trong gần một thập kỷ hồi tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Qũy Dự trữ Liên bang Janet Yellen đã trình bày về chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương.
Bà Yellen phát biểu: "Ủy ban kỳ vọng rằng với những điều chỉnh dần dần trong quan điểm về chính sách tiền tệ, hoạt động kinh tế sẽ mở rộng với tốc độ vừa phải trong những năm tới và các chỉ số thị trường lao động sẽ tiếp tục tăng."
Bà Yellen nói mặc dù rủi ro tăng, có phần chắc Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ không cần phải đảo ngược quyết định tăng lãi suất hồi tháng 12 và cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa.
Bà cho biết tính bất ổn trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và triển vọng kinh tế của Bắc Kinh góp phần trong tình trạng biến động gia tăng trên thị trường toàn cầu.


Nhà ngoại giao Mỹ: Hợp tác quốc tế là thiết yếu cho việc chế tài Bắc Triều Tiên

Bà Wendy Sherman - Cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách các vấn đề chính trị.
Bà Wendy Sherman - Cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách các vấn đề chính trị.
Một nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ nói tranh thủ được sự hợp tác quốc tế là thiết yếu cho các nỗ lực chế tài Bắc Triều Tiên do hành động hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng.
Mới đây Bình Nhưỡng đã thực hiện một loạt hành động khiêu khích bất chấp các biện pháp chế tài quốc tế. Tiếp theo vụ thử nghiệm hạt nhân hồi tháng trước, Bình Nhưỡng lại phóng một phi đạn tầm xa hôm Chủ nhật vừa qua, khiến cả thế giới lên án.
Bà Wendy Sherman là một nhà cựu ngoại giao với chức vụ gần đây nhất là Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị. Hôm 11/2, bà Sherman nói với đài VOA rằng Washington cần phải “quốc tế hóa” các biện pháp chế tài mà Hoa Kỳ nhắm vào Bình Nhưỡng.
Cần có nỗ lực quốc tế
Đề cập đến những biện pháp chế tài mới vừa được Thượng viện thông qua hôm thứ Tư, bà Sherman nói: “Một mình Hoa Kỳ không thể tạo ra tất cả tác động cần thiết”.
Dự luật của Thượng viện nhắm mục đích hạn chế việc phát triển phi đạn và hạt nhân của Bình Nhưỡng và nhắm mục tiêu vào các giao dịch tài chính hỗ trợ cho nỗ lực đó. Hạ viện đã chấp thuận dự luật về chế tài Bắc Triều Tiên hồi tháng trước.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thuyết phục Bắc Kinh kiềm chế Bình Nhưỡng.
Bà nói:
“Chắc chắn Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đối với Bắc Triều Tiên, và Trung Quốc vẫn do dự trước việc sử dụng toàn bộ ảnh hưởng đó”.
Trong khi Quốc hội Hoa Kỳ tìm cách siết chặt việc chế tài đối với Bắc Triều Tiên, chính quyền Obama đang thúc đẩy các biện pháp mạnh tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, giới phê bình lập luận rằng chế tài quốc tế sẽ không gây thiệt hại bao nhiêu cho Bình Nhưỡng trong bối cảnh nước này chỉ giao tiếp rất hạn chế với cộng đồng quốc tế.
Chưa rõ tác động chế tài
Bà Sherman nói “phản ứng quyết liệt” của Liên Hiệp Quốc trước hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng là cần thiết, và bà nói thêm rằng liệu phản ứng đó có làm thay đổi cách hành xử của Bình Nhưỡng hay không vẫn là điều chưa rõ.
Trước mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng ngày càng tăng, chính quyền Obama đang đối mặt với những chỉ trích cho rằng chính sách kiềm chế “kiên nhẫn sách lược” đang gây trở ngại cho các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.
Bà Sherman bác bỏ lời chỉ trích này. Bà nói:
“Washington vẫn luôn sẵn sàng nối lại đàm phán nếu chủ đề là phi hạt nhân hóa và Bắc Triều Tiên đến bàn hội nghị với thái độ nghiêm túc”.
Không có thiện chí đàm phán
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên nhắm mục tiêu vào một thỏa thuận với Bắc Triều Tiên tương tự như thỏa thuận hạt nhân mới đây với Iran hay không, bà Sherman tỏ ý hoài nghi về khái niệm này.
Là người từng giao dịch rất nhiều về các vấn đề hạt nhân của cả Bắc Triều Tiên lẫn Iran, bà Sherman đáp: “Đây là một tình hình hoàn toàn khác với Iran. Chính phủ Iran quyết định đến bàn đàm phán với sự nghiêm túc và có mục đích. Bắc Triều Tiên chưa có quyết định đến bàn thương nghị.
Bắc Triều Tiên đã không đồng ý với cộng đồng quốc tế về vấn đề phát triển hạt nhân của họ từ đầu thập niên 1990. Các cuộc đàm phán đa quốc với sự tham dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và hai nước Triều Tiên vẫn còn bị đình trệ từ cuối năm 2008.
 http://www.voatiengviet.com/content/nha-ngoai-giao-my-hop-tac-quoc-te-la-thiet-yeu-cho-viec-che-tai-bac-trieu-tien/3188742.html\


BS. TRẦN MỘNG LÂM * RÙA & RẮN

Rùa Và Rắn
(Cần Thơ, 40 năm về trước).

BS Trần Mộng Lâm



Tết nhứt, nói chuyện nhậu là hay hơn hết.
Tôi tuổi Song Nam (Gémaux), một hôm tò mò xem tử vi tây , thấy những người sanh trong tuổi này, có đặc tính là dễ thích nghi hoàn cảnh, ví như nước hay không khí, chứa vào trong bình tròn, thì nó tròn, còn chứa vào một đồ đựng hình ống, thì nó hình ống. Đại loại như vậy, bởi thế cho nên khi xuống Cần Thơ và ở trong quân ngũ tại đây, thì tôi trở thành đệ tử của môn phái ăn nhậu, vì xuống đến Miền Tây, không ăn nhậu mới là lạ.


40 năm về trước, Cần Thơ rất hiền hòa, là một nơi đã đến rồi, ít ai quên được. Quân Y Viện Phan Thanh Giản, nơi tôi phục vụ, nằm trên con đường Lý Thái Tổ. Đường này dẫn ra Sân Banh, đi xa hơn nữa, tới Cái Răng. Trong Quân Y Viện, có nhiều sỹ quan độc thân, chúng tôi tụ tập nhau, sau những giờ làm việc mệt mỏi, săn sóc, chữa trị cho các thương bệnh binh. Buổi tối, chúng tôi ra phố chơi, và phần nhiều là ra các quán nhậu. Những buổi tối của dĩ vãng, còn nhớ mãi đến ngày nay, và nhất là nhớ tới những món ăn mà 40 năm nay, tôi không còn cơ may được thưởng thức. Tại thành phố Montréal này, ăn các món đó, sẽ bị SPA ( Cơ Quan Bảo Vệ Súc Vật) hỏi giấy ngay.Những gì viết trong bài này, là kinh nghiệm sống, nhưng cũng là tham khảo thêm các bài viết trên mạng của các đệ tử đệ nhất khoái này.


Quán ăn đầu tiên tôi nhớ lại là quán Vĩnh Ký, nằm tại khu Cầu Xéo, ở cua quẹo vào nhà thờ Chánh Tòa, cạnh bờ sông Cần Thơ.Chúng tôi thường đến đó khi có khách phương xa tới viếng, hay khi có các phái đoàn của Cục Quân Y đến thanh tra, đãi khách cũng có, mà để nói theo tụi VC, «tự bồi dưỡng» cũng có.
Trước khi các món nhậu được đem ra, để quan khách khỏi chờ đợi, nhà hàng cho người hầu bàn bưng đến đậu phọng rang, bánh phồng tôm, nem chua Cái Răng ngon nổi tiếng, vài miếng soài tượng chấm với mắm «bà giáo thảo» để thực khách trám răng. Rượu mạnh đưa ra thường là các thứ rượu được ưa thích, như ông già đi bộ, nhãn đỏ, nhãn đen, Napoléon uống với sô đa, hay xoàng ra, cũng bia 33 uống với nước đá.Những món ăn được gọi nhiều nhất xin kể ra sau đây :
1) Rùa rang muối.Vĩnh ký nổi tiếng về món này. Rùa phải là rùa có yếm vàng.

Rùa được đem ra sau khi thực khách đã được ấm lòng qua tua rượu sơ khởi như đã nói ở đoạn trên. Ông chủ quán trổ tài tách rùa ra từng miếng, từng đùi rất đẹp mắt. Tùy theo số người tham dự, có thể có từ 3 đến 4 con rùa rang muối. Ông khoan thai, làm rất đẹp mắt, phân chia cho đủ các người trong bàn tiệc, không thiếu một miếng, và ai có phần nấy, rất công bằng. Trong khi chờ đợi ông chủ quán chia phần, thực khách thấy thực vị đã tiết ra trong bao tử, và nước miếng ứa ra trong miệng không tiện nuốt trước mặt quan khách bá quan. Những miếng rùa trông rất hấp dẫn, nhất là các trứng rùa mầu vàng. Thịt rùa rất nóng, bốc khói, vì nếu để lâu, sẽ tanh. Thường thì bàn tròn, có tám chỗ ngồi, như vậy mỗi bàn phải có 2 con rùa. Ngoài thịt rùa, còn có lòng rùa, trứng rùa.Rùa ăn với nước mắm, nhưng là nước mắm pha, mà kỹ thuật chỉ dân Miền Tây mới làm được. Dân Miền Bắc ưa ăn nước mắm nguyên chất, nhưng người sành điệu phương Nam làm nước mắm me.Me chín tách hột ra, cho vào tô hay chén.Dùng nước chín để nguội thêm vào. Dầm me lấy nước chua. Sau đó chế nước mắm nhĩ vào, khuấy cho đều. Cho thêm tỏi, ớt đâm nhuyễn, đường cát trắng, ít bột ngọt. Nước mắm me ăn rùa được người làm bếp cho thêm món sả phi vàng. Sả phi vàng làm tăng sự hấp dẫn của thịt rùa, a
i quên món này thì không thể gọi là biết làm món rùa rang muối.


Người ăn cũng không phải chỉ đem thịt rùa vào miệng nhai là đủ đâu. Khách sành điệu phải biết chấm thịt rùa vào nước mắm me, mà phải chấm ngập nước, để cho nước mắm ngấm đủ vào miếng thịt. Một cách ăn khác là ăn bằng tay : Tay cầm đùi rùa chấm vào nước mắm rồi đưa vào miệng, sau đó nhắp rượu đưa cay. Chấm mút kiểu này mới gọi là dân chơi điệu nghệ. Tiếng ly va chạm nhau nghe rất vui tai. Sau khi đã thưởng thức xong món rùa rang muối, chủ nhà hàng cho trình diện món ăn đặc biệt thứ hai :



2) Món Rắn Ri Voi xào .
Rắn ri voi là một loại rắn nước, có con cân nặng tới 7, 8 ký. Ngày nay người ta nuôi loại rắn này làm đồ nhậu cho các quán ăn, kiếm bộn tiền.
Theo những lượm lặt tôi có được trên mạng, thì cách làm rắn như sau : Rắn để nguyên con trong túi cho an toàn, sau đó nhúng vào nước sôi, vớt ra, cạo vẩy. Chặt bỏ phần đầy, phần hậu môn. Mổ bụng theo chiều dọc, bỏ hết ruột, sau đó cho vào nước sôi luộc. Vớt ra, gỡ xương rồi dùng dao nhỏ lọc thịt rắn và da rắn . Thịt và da rắn sau đó được bằm ra cho nhuyễn, với sả, hành, tỏi. Tất cả được trộn vào với nước mắm, đường, bột ngọt, dầu mè đen, dầu điều. Để chừng 20 phút cho thấm rồi đem chiên trong chảo. Người đầu bếp phải đảo nhanh tay khoảng 3,4 phút rồi đem rưới lên thịt rắn đang xào một dung dịch gồm có nước súp hầm xương gà, dầu điều, sa tế. Xào xong, đậy vung để nhỏ lửa chừng 2 phút, sau đó mở vung, đảo nhanh tay cho cạn khô nước, cho hành lá, ngò gai, ngò rí, trộn với đậu phọng rang, rắc mè rang lên trên.Có thể thêm vào bún tầu, nấm mèo, kim châm và tiêu sọ để nguyên hạt. Đem ra bàn nhậu, mùi thơm bốc lên ngào ngạt.




Món thịt rắn Ri Voi xào này ăn với bánh tráng. Bánh tráng có nhiều mè đen, nướng lên vàng thơm. Bẻ ra từng miếng, xúc thịt rắn bầm, cho vào miệng nhai, rồi tợp một ngụm Johnny Walker (Hồi đó ở VN là sang rồi !) nhãn đỏ hay nhãn đen, sướng gì đâu.
Vĩnh Ký cũng có món đặn biệt nữa là «Lươn um với rau ngổ», nhưng bài viết đến đây đã quá dài, xin hẹn khi khác, sẽ lục lọi trên mạng viết tiếp.
Tết Dương lịch năm nay, tôi nhận được một cú téléphone gọi từ San Jose. Người gọi hỏi tên tôi rồi tự giới thiệu. Anh là một cựu Đại Úy trợ y cũng ở Quân Y Viện Phan Thanh Giản với tôi hồi đó, anh em nhận ra nhau, thật cảm động.Anh bạn tên Mười, một cái tên rất Nam Kỳ. Mới đó mà đã trên 40 năm rồi. Anh Mười khi nói chuyện với tôi, nhắc lại chuyện ngày xưa :
- Anh có nhớ hồi đó chúng mình ở Cần Thơ vui quá không. Nếu không có ngày 30 tháng tư…..

Nếu không có ngày 30 tháng Tư, thì giờ này, chắc tôi không ngồi tại Montréal nhìn tuyết rơi qua cửa sổ. Nếu không có ngày 30 tháng Tư, thì tôi đâu có chịu cái lạnh -25 độ C như ngày hôm nay. Cuộc đời như một dòng sông, ít khi ta được tắm lại trong cùng dòng sông của dĩ vãng, dù chỉ một lần !!.

Trần Mộng Lâm.
Tham Khảo : .Internet, Wikipedia.
.Chuyện Đồng Quê của Trần Văn


NGUYÊN THẠCH * NÓI CHUYỆN KHỈ

Bính Thân 2016 nói chuyện khỉ rừng xanh

Nguyên Thạch (Danlambao) - Dư âm ba ngày Tết vẫn còn lảng vảng, nàng Xuân cùng những bước ngập ngừng e ngại đã không đến với đất nước từ lâu. Bao năm Xuân xa vắng trong sự mòn mỏi đợi chờ của biết bao tâm hồn chơi vơi nổi trôi theo vận nước. Nhân sĩ trí thức đợi chờ, Sinh viên Học sinh đợi chờ, doanh nhân buôn bán đợi chờ, tầng lớp công nhân, nông dân đợi chờ. Tất cả đợi chờ mùa Xuân trở lại trên quê hương Việt Nam cho cuộc sống được êm ấm hài hòa, cho đất nước thăng hoa... Mẹ chờ, cha chờ, anh chờ, em chờ, chờ đến bao giờ?.
 
Chờ Xuân này, ta nhớ xuân xưa hoặc để khơi lại những kỷ niệm như những chiếc gối êm đềm của dĩ vãng, hoặc nhớ lại những hình ảnh đau thương của một thời đã qua. Từ dạo ấy, mây mùa thu của cái gọi là "Cách mạng tháng Tám" mây đen vần vũ đã che chắn trùm phủ khắp mọi nẻo đường Tổ Quốc. Cũng từ dạo ấy, đất nước đã chìm trong nghèo khó đọa đày mà giờ đây theo một nhà thơ, một người lính miền Bắc Bùi Minh Quốc:
"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi".
Và nhà thơ ấy cũng đã ôn lại một thời lính của mình:
"Nhớ chăng em cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt mái tóc mềm đẫm ướt."
 
Xuân Bính Thân 2016, người ta cũng xót xa thắp nén hương lòng cho khoảng 6.000 oan hồn, trong số đó có đàn ba, con nít đã bị Việt cộng tàn sát dã man ở Huế trong trận Mậu Thân 1968.
Người dân miền Nam cũng chưa quên những trận chiến tàn khốc của "Mùa Hè đỏ lửa 1972" mà quân sử VNCH còn ghi đậm nét những chiến công của các chiến binh kiêu hùng thuộc QL/VNCH: 
"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân."
*
30 tháng Tư 1975 - 1985 thập niên của sự khủng hoảng toàn diện về kinh tế dưới sự cầm nắm vận mệnh đất nước của những tên chăn trâu thiến ngựa, du côn láu cá noi theo bước đường của tên trùm đảng cướp Hồ Quang - Hồ Chí Minh. Người dân miền Nam đã trổi nên bao căm hận trút những cái nhìn đầy khinh bỉ đến đám cộng sản Bắc Việt như những lũ khỉ rừng.
 
Nhớ xưa vào khoảng những năm cả nước cùng ăn chung món canh "toàn quốc" (toàn nước), cuộc sống vô cùng khốn khó khiến dân cả nước muốn treo cổ tự tử tập thể, trong cảnh khốn cùng và thù hận đó, ở miền Nam người ta đã thấy xuất hiện mấy câu ca dao thời đại như sau:
Trai miền Nam như chim Oanh Vũ.
Trai miền Bắc như lũ khỉ rừng xanh.
Gái miền Nam như cành liễu rũ.
Gái miền Bắc như củ khoai lang.

Chim Oanh Vũ đậu cành liễu rũ.
Lũ khỉ rừng xanh ngậm củ khoai lang.
Hôm nay khách quan mà nhìn lại khoảng thời gian xuất hiện những câu ca dao trên, chúng ta hoàn toàn thông cảm cho người dân vào bối cảnh lúc ấy, tuy lời thơ có chứa tính so sánh, phân biệt hay nặng hơn là kỳ thị nhưng người dân miền Nam không nhắm vào chủ đích ấy, họ chỉ muốn nêu ra hai lối sống, hai phong thái khác nhau của hai xã hội hoàn toàn dị biệt, một bên là XHCN, một bên là Tự Do Nhân Bản. Những cú sốc của một xã hội cùng cuộc sống rừng rú đần độn đã tạo nên những phản ứng như đã nêu trên.
Ai đã đặt ra câu ca dao này? Và nếu buộc tội (to accuse) thì buộc tội ai? Nếu chiếu theo nội dung thì chả lẽ đổ tội cho người miền Bắc đã chê dân miền Nam (miền Tây Nam bộ) đĩ nhiều?
Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân.
Hãy trích dẫn vài nhận định sau đây từ báo chí quốc tế chỉ trích về sự KỲ THỊ của ông Nguyễn Phú Trọng:
Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.
Tờ báo của Nhật Bản nhận xét rằng theo "luật bất thành văn, một quan chức từ miền nam không thể đứng đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ riêng đối với ông Dũng".
Nikkei viết thêm: "Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải phóng miền nam Việt Nam nên nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc".
Ngoài ra, theo tờ báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng "con cái của những ai chiến đấu trong quân đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn về các cơ hội giáo dục cũng như việc làm". (2)
 
Tuy nhiên, những câu ca dao trên nếu đem ví von với lối suy nghĩ và dám bày tỏ trắng trơn của một người với cương vị đứng đầu một nước thì nó lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác. Nguyễn Phú Trọng đã "phán" rằng: "Người vào chức Tổng bí thư cùng các tiêu chí bắt buộc như phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận...". Dưới cơ chế cộng sản, chúng ta nên hiểu một thứ luật bất thành văn: "Khi lãnh đạo đảng phát biểu về một vấn đề nào đó thì hãy xem như những "CHỈ THỊ" bằng miệng. Đó là một trong những lý do tại sao người ta thường ví von người cộng sản hay xài LUẬT RỪNG.
Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng (3) có nói câu trên một cách trịnh thượng để bộc lộ rõ tính kỳ thị và phân biệt vùng miền Nam Bắc, thì thôi cứ để những con khỉ rừng ngậm củ khoai lang vậy. Ngậm cho đến hết thế kỷ 21 này để mong chờ tiến đến xã hội XHCN, một con đường duy nhất cho Việt Nam mà con KHỈ đầu đàn đã chọn.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Nhìn Tuyết Nhớ Ba Sàm

S.T.T.D  Tưởng Năng Tiến

Một nền báo chí mà không có tiếng nói phản biện và những phân tích độc lập, thì phải nói là một nền báo chí buồn chán, nếu không muốn nói là một nền báo chí chết lâm sàng.
Nguyễn Văn Tuấn
Mới đầu năm/đầu tháng mà blogger Nguyễn Văn Tuấn đã nói chuyện chết chóc (nghe) thấy ghê chết mẹ:
Theo dõi báo chí chung quanh sự kiện Đại hội đảng CSVN, tôi thấy nền báo chí bên nhà (hình như gọi là “báo chí cách mạng”) thật là u ám. Thuở đời nay một sự kiện tương đối quan trọng và có ảnh hưởng đến tương lai đất nước, mà báo chí không hề có một bài bình luận chung quanh sự kiện. Không hề có một bài phân tích các ứng viên. Không có tranh luận công khai. — đành rồi. Nhưng cũng chẳng có một diễn thuyết nào của bất cứ một ứng viên nào về viễn kiến và tương lai của đất nước.
Thay vào đó là những cái tít mang tính thông cáo hơn là phân tích, như “Hôm nay bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư khoá mới”, “Nhiều ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu tái cử”, rồi giả bộ “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng” hay “Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng Bí thư” trong khi báo lề trái ai cũng đã tỏ tường!
...
Một nền báo chí mà không có tiếng nói phản biện và những phân tích độc lập, thì phải nói là một nền báo chí buồn chán, nếu không muốn nói là một nền báo chí chết lâm sàng.
Làm gì có chuyện “phản biện” và “phân tích độc lập” tại Việt Nam, hả Trời? Ở xứ sở này, tuyết mà còn phải rơi đúng lề và đúng hướng luôn nữa đó – theo như tin loan của TTXVN:
Sáng 24/1 tại Sa Pa, băng tuyết đã phủ trắng thị trấn kéo dài từ khu vực Trạm tôn đến địa phận xã Trung Chải dài khoảng 25km, độ dày tuyết phủ có nơi lên tới 10cm.

Du khách thích thú ngắm tuyết rơi tại Sa Pa. Chùm ảnh: Lê Phú
Theo quan sát của phóng viên, hiện tuyến đường 4D từ thành phố Lào Cai đi Lai Châu, giao thông đi lại khó khăn một phần do tuyết trơn, một phần do lượng người và các phương tiện đổ xô lên Sa Pa ngắm tuyết rơi quá đông, gây tắc nghẽn cục bộ nhiều đoạn. Đặc biệt lưu ý đối với những du khách di chuyển bằng phương tiện xe hơi cá nhân nên di chuyển chậm tránh những đoạn đường xấu bị băng tuyết đóng dày khá nguy hiểm.
Hiện chính quyền địa phương đã huy động tối đa lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã tham gia giữ trật tự an toàn giao thông để hướng dẫn các phương tiện, nhất là những du khách đến từ các tỉnh xa.

Ai ai cũng muốn lưu lại cho mình một tấm ảnh đẹp giữa trời tuyết trắng. Chùm ảnh: Lê Phú
Bên lề kia, lề trái –  còn gọi là lề dân, hay Thông Tấn Xã Vỉa Hè –  cảnh tuyết rơi (hơi) khác.
Những ngày cuối đông này, khi thời tiết Tây Bắc giá lạnh đến mức đổ tuyết, đóng băng với nhiều hình ảnh thương tâm, chúng tôi đã đến thăm một xóm nhỏ người H'Mông tại Tây Bắc.
Câu chuyện được kể qua hình ảnh.



Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh
Thời tiết khắc nghiệt, nhiều nơi khí hậu xuống dưới 0 độ, tuyết rơi dầy đặc khiến cho trâu bò lợn gà chết hàng loạt, hoa màu tan nát, trẻ em ko có đủ tấm áo ấm để mặc đến trường, tấm chăn ấm để đắp... Cuộc sống của người dân vốn vất vả, thiếu thốn trăm bề nay năm hết tết đến rồi lại trở nên cơ hàn hơn.
Ấy vậy mà ở đâu đó cs tốt đẹp hơn, một bộ phận giới trẻ lại tỏ ra rất hào hứng, phấn khích với hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt đó và hò reo nhau bỏ tiền bỏ của, bỏ công bỏ việc, bỏ học hành đi để...ngắm, để cười đùa thỏa thích bên cạnh những gương mặt khắc khổ cơ hàn.
 Thiết nghĩ nếu các bạn ấy thấu hiểu được nỗi đau của đồng loại, cũng với chuyến đi đó, cũng với tinh thần đó nhưng là đi để hỗ trợ, giúp đỡ cho đồng bào mình dù chỉ là manh áo cũ, tấm chăn mỏng hay vài đôi dép cho con đường đến trường của các em nhỏ bớt lạnh hơn,...chắc hẳn chuyến đi của các bạn sẽ ý nghĩa hơn và tình người cũng sẽ ko bị rơi theo những bông tuyết lạnh giá ấy!

Ảnh: Nông Đức Giỏi
 Cảnh “thương tâm” ở Tây Bắc (“trâu bò lợn gà chết hàng loạt, hoa màu tan nát, trẻ em ko có đủ tấm áo ấm để mặc đến trường, tấm chăn ấm để đắp”) có thể làm mờ nét “ưu việt” của XHCN nên không thể lọt vô ống kính của nhà báo thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam. Họ tác nghiệp có định hướng mà.
Cũng vì cái “hướng” này nên, đôi lúc, “các nhà báo cách mạng” của ta đã đi quá xa sự thực. Cách đây chưa lâu, TTXVN đi tin tỉnh rụi:
Việt Nam đối thoại thành công về chống phân biệt chủng tộc.
rong các ngày 21 - 22.2, tại Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD) ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc đã có hai phiên đối thoại rất bổ ích, cởi mở và thẳng thắn về báo cáo của Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc giai đoạn 2000-2009.
Ông Hà Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam cho biết, đoàn Việt Nam đã trả lời hơn 40 câu hỏi của các thành viên Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc, xoay quanh vấn đề đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số do công ước quy định. Nhiều câu hỏi đề cập đến các biện pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho người dân tộc thiểu số trong thời gian tới, những khó khăn thách thức khi thực hiện các chương trình, chính sách cho họ, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong hội nhập kinh tế và hiện đại hóa, giáo dục…

Ảnh: baoquangngai.vn                                                                  Ảnh: soha                              
Cùng sự kiện trên nhưng BBC và VOA loan tin khác hẳn.
BBC: VN bị chất vấn về chính sách dân tộc.
VOA: Việt Nam bị chỉ trích tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Vụ này khiến blogger Thiên Lý phải vò đầu, bứt tóc:
“Đọc những tin như thế, người đọc dù IQ thấp cở nào cũng có thể phán đoán tin nào là tin chính xác. Hậu quả là hiện nay báo lề Đảng ngày càng giảm số lượng người đọc, từ dạng báo in cho đến báo mạng...
Nhà báo Nguyễn Công Khế cũng than phiền tương tự: “Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua.”
Thua me gỡ bài cào!
Ta (bèn) bắt giam “đối thủ cạnh tranh” của mình cho ...đỡ tức. Một trong những nạn nhân của vụ “gỡ gạc” này là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, theo tin của báo Pháp Luật – số ra ngày 10 tháng 5 năm 2014:
“Như đã đưa tin, ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về hành vi ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Khoảng năm 2009, trên mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện một trang blog có tên ‘anhbasam’ mà ngay khi vừa xuất hiện, trang blog này đã thu hút sự chú ý của nhiều người thường xuyên truy cập Internet, thậm chí có ngày đã đạt lượng truy cập hàng trăm nghìn lượt...”
Chính vì trang “anhbasam” có “hàng trăm nghìn lượt truy cập” nên những người điều hành Thông Tấn Xã Vỉa Hè mới bị bắt giam vô thời hạn, không có ngày xét xử. Hôm 13 tháng 1 vừa qua, BBC vừa (buồn bã) cho hay:
Blogger Nguyễn Hữu Vinh bị bắt ngày 5/5/2014 với cáo buộc từ trang thông tin của Bộ Công An là "đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thông báo hoãn phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trong tuần tới "sang một ngày khác".
Trước đó cũng tòa này thông báo sẽ xét xử blogger Anh Ba Sàm, tức ông Vinh, và bà Thúy vào sáng 19/1, một ngày trước Đại hội Đảng XII. Thời điểm thông báo đã gây ra nhiều đồn đoán về các phe cánh trong Đảng dùng phiên tòa được dư luận chú ý để sát phạt lẫn nhau.
Đại Hội Đảng XII đã qua nhưng phiên toà “xét xử Anh Ba  Sàm, tức ông Vinh, và bà Thúy” vẫn tiếp tục bị trì hoãn.  Chắc tòa án Nhân dân TP Hà Nội vẫn chưa “nghĩ ra” được tội danh cho hai nhân vật này. Thôi, tôi đề nghị cứ mang họ ra xử (đại) đi. Làm mất hết độc giả của TTXVN cũng là một trọng tội chớ bộ, đúng không?  

HÌNH SEX ĐỀN THỜ ẤN ĐỘ = TẾT

ĐỀN THỜ ẤN ĐỘ VÀ HÌNH SEX

Những đền chùa đậm nét sex của Ấn Độ

  • 13 tháng 2 2016




1.  Image caption Những tượng có bản chất tình dục (Ảnh: Charukesi Ramadurai)

Tháng 12/2013, cộng đồng LGBT của Ấn Độ gặp lực cản nghiêm trọng khi Tòa Tối Cao đã coi quan hệ đồng giới là một tội hình sự. Mới gần đây vào tháng 8/2015, chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm (được bãi bỏ có điều kiện sau vài ngày) hơn 800 trang mạng được cho là khiêu dâm với lý do đối phó với nạn phim ảnh ấu dâm và bạo lực tình dục.



2. Trong số 85 ngôi đền nguyên thủy chỉ còn lại có 20 ngôi đền. (Ảnh: Charukesi Ramadurai)
Ấn Độ là nước đặc biệt bảo thủ trong vài thế kỷ qua do ảnh hưởng của chủ nghĩa thuần khiết của nhiều nhóm, kể cả các triều đại hồi giáo, các thống lĩnh người Anh và chính đặc giới thầy tu Brahmin của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ không phải luôn như vậy. Những quy ước tình dục trước thế kỷ 13 là thoáng đãng hơn nhiều, coi thể tục và tâm linh là như nhau.

3. Một phụ nữ đi lễ ở đền (Ảnh: Charukesi Ramadurai)
Tình dục là chủ để được giáo dục chính thức, và Kamasutra (luận thuyết tình dục đầu tiên của thế giới) được viết ra ở Ấn Độ cổ đại, trong khoảng thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên đến Thế kỷ thứ 2 Sau Công nguyên.

4. Những tượng khắc bao kín tường phía ngoài (Ảnh: Charukesi Ramadurai)
Thực tế nếu xem xét kỹ ta có thể thấy những lưu kỷ của thời kỳ thoáng đãng hơn này trên khắp đất nước. Chúng được khắc đẽo khắc trên đá dưới dạng các chủ đề tình ái ở trên tường phía dưới của Đền Mặt Trời thế kỷ 13 ở Konark, ở phía Đông của tỉnh Orissa của Ấn Độ. Khỏa thân là điểm nổi bật ở các tranh và tượng các nàng tiên tại các hang tu viện phật giáo đục sâu trong đá ở Maharashtra, hang Ajanta (thế kỷ thứ 2 Trước Công nguyên) và hang Ellora (Thế kỷ thứ 5 tới 10 Sau Công nguyên).

Những thí dụ rõ nét nhất của nghệ thuật tình ái ở đền chùa

 Một người viếng thăm đền đứng ngắm tranh khắc trên tường (Ảnh: Charukesi Ramadurai)

Tuy nhiên ta có thể thấy thí dụ được lưu giữ tốt nhất và thể hiện rõ nhất của nghệ thuật tình dục ở đền là ở thị trấn nhỏ ở Khajuraho tỉnh Madhya Pradesh miền trung Ấn Độ. Những đền Ấn giáo được đẽo rất đẹp bằng đá đã được công bố là Di Sản Thế Giới của Unesco năm 1986. Triều đại Chandela đã tạo ra các đền này khoảng từ năm 950 đến 1050, trong số 85 đền chỉ còn 22 đền.
 



Khi tôi vào tới khu 6 km2 này lúc hoàng hôn mùa hè thì đá sa thạch ánh lên mầu vàng rực rỡ. Các phụ nữ người địa phương mang theo hoa tươi và hương để cầu nguyện, trong khi du khách đi dạo ở hành lang phía ngoài, trố mắt nhìn vô số các tượng được bao kín hết tường và được tạc một cách phức tạp. Đó là tượng nam và nữ thần, lính chiến và nhạc sĩ, súc vật và chim chóc. Có thể đó là cảnh thấy ở bất kỳ đền nào ở Ấn Độ.


(Ảnh: Charukesi Ramadurai)
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì thấy nhiều tượng rất gợi tình với hình đàn ông, đàn bà và súc vật. Chúng mô tả các cảnh yêu đương cặp ba cùng lúc, truy hoan và hành vi mất nhân tính. Mặc dù tôi đã được biết trước nhưng tôi vẫn sững sờ trước tượng các cô gái và đàn ông ôm quấn lấy nhau trong các tư thế làm tình khó tả ngay sát cạnh các thần thánh mỉm cười hiền dịu và thánh thiện. Tuy một số tượng đã bị sứt mẻ và rụng chân tay nhưng tượng còn hết sức nguyên sơ nếu xét về thực tế là những đền này đã từ hơn 1000 năm tuổi.Có nhiều luận điểm khác nhau về sự tồn tại của của những chủ đề gợi tình này. Một trong những luận điểm kỳ lạ cho rằng do các vua chúa ở Chandela là môn đồ của giáo thuyết Tantric theo đó chi phối sự cân bằng giữa sức mạnh của đàn ông và đàn bà. Do đó các vua chúa cổ súy tín ngưỡng của họ tại các đền mà họ kiến tạo.


Image caption (Ảnh: John McCabe/Getty)
Các luận điểm khác giải thích vai trò của chính các đền vào thời bấy giờ là đền là nơi để học hỏi và để thờ phụng, đặc biệt đối với nghệ thuật cần nhiều kỹ năng, kể cả nghệ thuật làm tình. Ngoài ra một số người tin rằng việc mô tả các hoạt động tình dục ở đền được cho là điềm lành vì chúng đại diện cho sự khởi đầu mới cũng như cuộc sống mới.


  (Ảnh: Charukesi Ramadurai)
Ngoài ra, Ấn giáo vẫn quan niệm theo truyền thống rằng tình dục là một phần rất cần thiết của cuộc sống, nó giải thích tại sao tượng tình dục đặt xen lẫn với các tượng mô tả các hoạt động đa dạng khác như cầu nguyện và chiến tranh. Việc chúng được đặt ở nơi công khai mà không ở nơi kín đáo có thể cho chúng ta thấy rằng những người tạo ra chúng cố ý để cho mọi người trông thấy.

Sự cô lập giúp cho chủ đề gợi cảm này tồn tại.

 

 

Điều kỳ lạ là ta không thấy lý do vì sao những đền này lại được xây dựng ở Khajuraho vì không thấy sử sách nói về một triều đại nào đã từng ở đây. Sự tồn tại của các mô-típ gợi dục này rất có thể là do sự cách biệt hàng trăm năm ở một vùng đã có thời là rừng rậm và chỉ được viên chỉ huy quân đội người Anh là TS Burt phát hiện vào năm 1883.




Thực tế chính Burt cũng phải được người tùy tùng thuyết phục để thực hiện chuyến tìm kiếm này, ông đã không tin rằng sẽ tìm thấy điều gì thú vị ở điểm hẻo lánh này. Những ngôi đền quyến rũ này cũng tránh được sự thịnh nộ của giới cảnh sát tư tưởng Ấn Độ mà trong những năm gần đây đã cấm hoặc phá hủy một loạt các tạo tác văn hoá, từ các cuốn sách của Salman Rushdie cho tới các tranh vẽ của MF Hussain.

 



Nhưng điều mà tôi thấy hay hơn cả các tượng và lịch sử về chúng là sự việc mà toàn bộ gia đình lặng lẽ nuốt lấy từng lời của người hướng dẫn viên du lịch khi phân tích các họa tiết gợi cảm ở trên tường của ngôi đền Kandariya Mahadeva tráng lệ. Không một ai trố mắt, không một cái liếc nhìn ngượng ngùng, không một tiếng cười khúc khích.
Có lẽ nghệ thuật này là không thể chê trách khi nó nằm trong khung cảnh tôn giáo. Tuy nhiên tôi tin rằng ở trong phạm vi đền Khajuraho còn có một bài học to lớn hơn về sự khoan dung của Ấn Độ.



mage caption (Ảnh: Indian Photography/Getty)
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel

http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/02/160213_indias-temples-of-sex_vert_tra

XUÂN BÍNH THÂN 2016


Tết ở Little Saigon “quá là vui luôn!”

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2016-02-14
Email
Tet.jpg
Tết của người Việt tại Little Saigon có đủ cây nêu, tràng pháo, trống lân.
RFA PHOTO

Trong khi nhiều người cho rằng Tết Nguyên Đán với người Việt tha hương ngày càng nhạt nhòa, thì ngay tại Little Saigon, dù muốn dù không vẫn không thể phủ nhận không khí đón Xuân về trên khắp phố chợ từ rằm Tháng Chạp và bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên từ ngày đưa Ông Táo về trời, rồi cứ thế râm ran cho đến ngày Giao Thừa, Mùng Một và đặc biệt là vào cuối tuần này, với nào là Hội Chợ Tết, diễn hành Tết, như một nét văn hóa không thể thiếu nơi này trong thời khắc đón tân niên.
Chị Bùi Thị Lan, một người đến từ Na Uy, lần đầu tiên ăn Tết tại Little Saigon, không giấu được sự xúc động của mình:
“Tết ở đây quá là vui luôn, ấn tượng tốt như thời xưa mình còn ăn Tết ở Việt Nam, chưa bao giờ được như thế này. Từ ngày mình ra nước ngoài chưa bao giờ có được cái Tết nào vui như ở đây, ở Cali này. Mình đi nước ngoài 26 năm rồi, đây là lần đầu tiên đến Cali, đến đây thấy ôi vui quá, chỗ nào cũng người Việt Nam mà diễn hành như thế này thì chưa bao giờ thấy, chưa ở đâu có, ở Việt Nam cũng không được như thế này. Ở đây quá thích, quá tốt.”
Cũng là một người Việt đến từ Na Uy, bà Cao Thị Mỹ Hồng cho biết:
Từ ngày mình ra nước ngoài chưa bao giờ có được cái Tết nào vui như ở đây, ở Cali này. Mình đi nước ngoài 26 năm rồi, đây là lần đầu tiên đến Cali, đến đây thấy ôi vui quá, chỗ nào cũng người Việt Nam mà diễn hành như thế này thì chưa bao giờ thấy, chưa ở đâu có, ở Việt Nam cũng không được như thế này.
- Chị Bùi Thị Lan
“Trước đây tôi đến đây rất nhiều lần và tôi ao ước được một lần ăn Tết Cali bởi vì em ruột tôi ở đây, ở Los Angeles. Ăn Tết ở đây quá vui. Bên Na Uy không có cảnh này, bên đó rất ít người Việt. Tôi đi qua 3 chị em.
Ấn tượng của tôi với Tết Cali là có rất nhiều người Việt Nam, cảm thấy rất là thích.”
Đó là cảm nhận của những người lần đầu tiên sau bao năm xa xứ được chứng kiến không khí Tết tại Little Saigon, nơi được xem là chiếc nôi tinh thần của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Với người sống lâu năm ngay tại mảnh đất này thì Tết cũng không phải đã là “nhàm chán” như một số người suy nghĩ, trái lại, cứ nhìn hình ảnh người người đi sắm Tết, chuẩn bị Tết từ Rằm Tháng Chạp trở đi và nhộn nhịp hẳn lên từ ngày đưa Ông Táo về Trời sẽ thấy được Tết trong lòng người Việt nơi đất khách rộn rã ra sao.
Cô Nguyễn Nguyệt Hằng, một cư dân của Little Saigon cho biết:
“Ở bên này cộng đồng mình cứ Tết đến thì cũng xôn xao đi mua sắm như ở bên Việt Nam vậy. Đi mua cây, mua hoa, mua mứt, mua trái cây chưng mâm ngũ quả ngày Tết. Em cũng chuẩn bị đầy đủ, chỉ còn mua thêm trái cây để chưng thôi.
Tết năm nào cũng vui cũng đầy đủ vì gia đình em ở bên này hết rồi, cho nên năm nào cũng vui như nhau.
Nói về không khí Tết ở Little Saigon này so với những cái Tết trước đây khi còn ở Việt Nam thì ở Việt Nam chắc xôm tụ hơn nhưng ở đây vẫn vui, đi đâu cũng thấy đông hết, mọi người mua sắm nhiều lắm. Chợ Việt Nam rất là đông, em không có xe đẩy đi chợ luôn. Thấy mọi người chuẩn bị cho Tết ráo riết luôn. Rồi pháo, bên này được đốt pháo chứ bên kia hết được đốt rồi, nên bên này có thể còn vui hơn bên kia.”
Cũng trong tâm tình đó, cô Đoàn Quế Anh, sống tại thành phố Westminster, chia sẻ:
“Nói chung thì năm nay cũng được vì có mấy ngày em nghỉ, bữa nay, ngày mai Giao Thừa và Mùng Một em nghỉ, thành thử cũng chuẩn bị chút đỉnh.
So với nhiều gia đình khác thì nhà em cũng không xôm tụ bằng, chỉ chút đỉnh cho có không khí Tết thôi. Như một chút bánh chưng, một chút dưa món, em không biết nấu ăn nên không làm giống như người khác làm bánh chưng, làm mứt ở nhà, em thì chỉ có đi mua chút xíu đồ, mua trái cây, hoa.
dienhanh.jpg

Diễn hành mừng Xuân Bính Thân ở Little Saigon.


Mấy đứa nhỏ nhà em thích đi chợ hoa chung với các chị em họ vui hơn. Cúng ông Táo thì mấy năm nay cũng có cúng, đến ngày Giao Thừa cũng đón ông Táo về. Những điều đó, em nghĩ với những người xa xứ, những người thuộc thế hệ thứ hai như tụi em bây giờ cũng có con cái thì Tết giống như một hình thức mình duy trì phong tục tập quán của người Việt Nam để lớp trẻ họ biết, nhìn thấy, dù chỉ đơn giản thôi chứ không thể giống như bên Việt Nam hồi xưa. Nhưng nói chung em nghĩ những điều đó có một giá trị văn hóa để cho lớp trẻ có thể biết được và nhớ.”
Trong trang phục áo dài truyền thống, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Thủy, gồm cả ba thế hệ, ở Santa Ana, đến xem diễn hành Tết Bính Thân trên đại lộ Bolsa do tổ chức Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam California thực hiện, cũng không giấu được nét vui trên gương mặt từng người trong những ngày đầu năm mới.
Bà Thủy cho biết:
“Năm nay gia đình đón Tết khác những năm trước là mới có thêm một cháu bé, một thành viên mới trong gia đình. Cũng đi những khu vui chơi mở ra ở đây. Mình thì mới qua đây thôi, còn các cháu thì ở đây lâu rồi, mới qua thấy không khí ở đây vui hơn ở Việt Nam, ở Việt Nam thì không được đốt pháo, ở đây thì có đốt pháo diễn hành.”
Như một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt, gia đình bà Thủy cũng đón Giao Thừa theo truyền thống, nghĩa là tất cả các thành viên trong gia đình tụ tập về nhà của ông bà để chúc Tết, từ lớn xuống đến nhỏ, cũng đi nhà thờ ngày đầu năm, cũng chọn “mặc áo dài để giữ lại được nét gì của Việt Nam thì ráng giữ,” như bà Thủy nói.
Với người ở Cali, nhưng lại không thật gần nơi có đông cộng đồng Việt Nam như khu Little Saigon, thì không khí Tết nơi đây vẫn là một điều ao ước của bao người, như bà Hoa Nguyễn, ở Merced gần Fresno, cách Little Saigon khoảng 5 tiếng lái xe, cho biết:
“Đây là lần đầu tiên thấy, ngay cả ở Fresno cũng không bao giờ thấy cảnh như thế này đâu, lần đầu tiên tôi mới được hưởng cái Tết ở đây. Những ngày qua chuẩn bị cho Tết bằng cách đi mua bông, mua bánh chưng, bánh tét, chả lụa, mua đủ thứ hết. Vui lắm! Chợ bông quá đẹp! Chợ ở đây có đầy đủ phong tục Việt Nam mình, bán đầy đủ hết, thích lắm.”
Có thể nói, cho đến hết ngày Chủ Nhật, Mùng 7 Âm Lịch, khi Hội Chợ Xuân tại OC Fair & Event Center ở thành phố Costa Mesa và tại công viên Mile Square thuộc thành phố Fountain Valley kết thúc thì không khí Tết Bính Thân 2016 mới thật sự chấm dứt trong lòng người dân Việt sống quanh Little Saigon, dù đây đó xác pháo, mùi pháo vẫn còn vương trong gió.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tet-little-saigon-nl-02142016090337.html 

Tết của người Việt tại Úc

3 Tha 2011 08:20 GMT
Không khí mừng Xuân của Cộng đồng người Việt tại Úc
Mặc dù nước Úc mới bị một trận đại hồng thủy, có thể nói trận lụt kinh hoàng ở tiểu bang Queensland đã không đe doạ gì đến không khí mừng Xuân của Cộng đồng người Việt tại Úc.
Tiểu bang Queensland là nơi có số người Việt định cư tương đối khiêm nhượng, so với hai tiểu bang đông người Việt nhất là NSW (Sydney) và Victoria (Melbourne).
Cộng đồng tại hai tiểu bang Victoria và NSW đã và đang chuẩn bị rốt ráo cho những ngày Hội Xuân sẽ diễn ra vào cuối tuần này, mỗi nơi kỳ vọng sẽ có từ 50 đến 70 ngàn lượt người đến tham dự. Nhưng thực tế con số này không chỉ thuần là người Việt, mà còn có các sắc tộc và người dân bản xứ đến chung vui.
Năm nay, nhiều cửa hàng buôn bán trong vùng đông người Việt ở Cabramatta, Bankstown và Marrickville đều treo bảng nghỉ Tết. Nhiều cửa hàng ăn uống và thực phẩm Á châu tưởng sẽ mở cửa liên tục trong những ngày cận Tết, lại đăng báo nghỉ từ 2 đến 3 tuần lễ. Hỏi họ tại sao lại nghỉ lâu đến như vậy? Một chủ tiệm Phở trong vùng Bankstown nói: “Làm cả năm rồi, phải nghỉ để đi đây đi đó một chút chớ! Không nghỉ bây giờ thì tới bao giờ mới nghỉ...”.
Về quê
Hỏi ra, rất nhiều chủ shop người Việt đã đóng cửa tiệm để... về quê ăn Tết, bởi những người làm của họ cũng đòi hỏi phải được nghỉ trong những ngày cận xuân. Giá vé “đường bay thẳng” từ Sydney hay Melbourne về Việt Nam trong dịp này không hề rẻ, từ 1,600 đến 1,800 AUD một vé, thế mà cũng chẳng có vé để mua. Nhiều người đã phải dùng “đường bay cong” để tiết kiệm, cũng như tìm được vé đi và về đúng thời điểm mà mình mong muốn.
Đường bay từ Úc vào Việt Nam chỉ mất có 8 tiếng. Tiền Úc lại đang có giá ngang ngửa, và có lúc còn cao hơn cả đồng Mỹ kim, đó là hai lý do chính khiến số người Việt từ Úc về quê nhà ăn Tết trong năm nay, đã tăng nhiều hơn so với bất cứ quốc gia nào khác.
Bà Lê Thị Hoa, đã mười năm theo chồng định cư ở vùng Chester Hill, cho rằng Tết này nhất định về Saigòn thăm gia đình. Bà nói: “Tết ở Úc nóng quá! Nhà phải mở một lúc 2, 3 cái máy lạnh mới thấy mát! Tiền Úc lại đang có giá, mấy người trong nhà đều khuyến khích tôi là về Việt Nam ăn Tết đi. Nhớ nhà muốn chết mà còn bày đặt... tiết kiệm làm gì!”
Chính vì thế, mà nhiều người buôn bán ở các khu đông người Việt đều cảm nhận chuyện “vắng khách”, bởi các khuôn mặt khách hàng quen thuộc của họ đều... biến đi đâu mất cả!
Mâm cúng
Năm nay, do ảnh hưởng nhiều vùng nông thôn của Úc bị lũ lụt, nên các loại thức ăn, nhất là hoa quả, đều lên giá. Chủ nhân nhà hàng Bạch Đằng tại Canley Vale cho biết: “Một ký gừng trước đây chỉ mươi đồng, nay đã lên tới 25 đồng một ký! Các loại cá tươi sống cũng vậy!”. Một bà nội trợ đứng tần ngần trước cửa một tiệm thực phẩm Á châu, muốn mua mấy bó rau muống mà không dám, bởi mỗi bó chỉ có mươi cọng mà giá đã lên tới 2 đồng rưỡi một bó. Muốn cả nhà cùng ăn, phải mua tới 6 bó mới đủ!
Các loại thức ăn ngày Tết như Bánh Chưng, Bánh Tét cũng không mấy được ưa chuộng, vì trời nóng dễ làm hư bánh. Ngoại trừ những người phải mua bánh để biếu Tết đành phải ép lòng mua mỗi cặp có giá từ 20 đến 25 đồng, mà không thể nào biết phẩm chất ở bên trong ra sao! Tuy nhiên, các loại hoa cúc và vạn thọ năm nay lại bán rất chạy, dù giá lên tới 60 đồng một cặp hay hơn, thế mà “dân tóc đen” vẫn tranh nhau mua. Các loại hoa mai, hoa đào giả được sản xuất từ Trung Quốc cũng đắt hàng, bởi giá quá rẻ so với hoa thật!
Mặc dù các tư gia ở Úc không được đốt pháo, nhưng người Việt ở Úc rất dễ dàng được nghe tiếng pháo, nhiều khi kéo dài cả tuần lễ, nếu họ xuống các khu phố của người Việt trong những ngày lễ Tết. Tại đây, các cửa hàng thường treo tiền quấn trong rau diếp để đoàn lân đến múa, đốt pháo, và công kênh nhau lên để lấy tiền thưởng. Lễ Hội Tết Nguyên Đán ở Úc nay đã không còn là đặc quyền tổ chức của các Hội Đoàn nữa, mà nhiều Hội Đồng Thành Phố địa phương như ở Bankstown, Cabramatta đã đứng ra tổ chức riêng nhằm thu hút cư dân của nhiều quốc gia, nhưng ăn Tết vào cùng một thời điểm
http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2011/02/110203_viet_tet_australia.shtml

Tết 2016 ở các miền đất nước

Gian hàng đồ trang trí Tết Nguyên đán trong khu phố cổ của Hà Nội, ngày 6/2/2016.
Gian hàng đồ trang trí Tết Nguyên đán trong khu phố cổ của Hà Nội, ngày 6/2/2016.
Trà Mi kính chào quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí Thanh niên VOA ngày mùng 5 Tết.  Cùng với những lời chúc phúc đầu năm, Tạp chí Thanh niên hôm nay sẽ mang đến quý vị không khí đón xuân Bính Thân 2016 ở một số địa phương cũng như chia sẻ với các bạn ước nguyện trong năm mới của một số bạn trẻ tại các miền đất nước qua cuộc trò chuyện với 4 khách mời từ Sài Gòn, Huế, Nghệ An, và Thái Bình.
Tết 2016 ở các miền đất nước

Tết 2016 ở các miền đất nướci
|| 0:00:00

X
Chí, Sài Gòn: Như mọi năm, ở Sài Gòn nhà nước cũng tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ. Năm nay, đại hội đảng vừa xong nên công tác trang trí cũng gắn liền với sự kiện chính trị này. Nói chung, mọi thứ rất tất bật, nhộn nhịp hơn so với năm ngoái.
Trà Mi: Người dân ở đây đón Tết với tâm trạng thế nào đầy đủ sung túc hay có phiền muộn lo âu gì không?
Chí, Sài Gòn: Cũng khá lo âu, bức bối vì có nhiều vấn đề cũ vẫn tồn tại trong khi chính quyền cố tô vẽ cho đẹp hơn. Nói chung có nhiều mảng đối lập lắm.
Trung, Nghệ An: So với mọi năm, ra đường ở đây thấy có nhiều ô tô hơn. Tôi không có điều kiện thấy được nhiều mặt trái.
Quốc, Huế: Không khí Tết ở Huế năm nay so với mọi năm quá buồn do đời sống kinh tế khó khăn. Bà con làm ăn, buôn bán rất ế ẩm. Nhiều người chưa thoát nghèo được. Tôi có đi nhiều chuyến thiện nguyện thì thấy bà con thật sự quá khó khăn.
Vinh, Thái Bình: Kinh tế Thái Bình chỉ có nông nghiệp. Dân ở đây cũng khó khăn. Tết qua ngày mùng một là phải bắt đầu nghĩ xem ngày mai mình phải làm gì và như thế nào. Cách đón Tết của dân cách biệt với chính quyền. Các chương trình cổ động, tuyên truyền về Tết của chính quyền người dân cảm thấy không thực tế với họ.
Trà Mi: Tết là dịp thể hiện các truyền thống văn hóa nhiều nhất. Tới nay các hoạt động đó được gìn giữ tới mức nào?
Chí, Sài Gòn: Gia đình tôi vẫn cố gắng gìn giữ nguyên truyền thống ông bà truyền lại. Thật buồn khi thấy các chương trình trên TV của nhà nước lại bóp méo hoặc thương mại hóa vấn đề này. Hiện nay người ta cứ tập trung vào chủ đề ‘đảng’ , còn những phong tục truyền thống lịch sử thì hoặc không làm hoặc làm cho có phong trào. Câu khẩu hiệu ‘Mừng đảng, mừng xuân’ không đúng với mong muốn của rất nhiều người. Có đảng là có tiến thân, có cơ cấu, được vô này vô kia. Cái gì cũng bắt nguồn từ đảng. Cái gì tốt là do đảng, cái gì chưa tốt là do mặt trái của cơ chế thị trường, do thế lực này thế lực kia. Đã 40, 50 năm rồi, mình không tự nhận ra vấn đề mà cứ đổ thừa cho thế lực nào khác. Nhân danh ánh sáng, sự tiến bộ, tầm cao gì gì đó để lãnh đạo rồi đổ thừa hậu quả cho thế lực khác. Đó là không nên. Các bản sắc văn hóa Việt dần dần mất. Các hoạt động, sinh hoạt văn hóa đều là thương mại hóa hoặc trá hình, không có gì thực chất.
Trung, Nghệ An: Tết ở đây ngoài không khí truyền thống được giữ gìn trong gia đình, chứ ra ngoài chẳng còn một trò chơi dân gian nào cả. Đến thời điểm lắng đọng nhất là giao thừa thì loa phường tuyên truyền mở lên inh ỏi.
Trà Mi: Người bạn ngoài Bắc có tìm được cho mình những địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh trong ba ngày Tết?
Vinh, Thái Bình: Ngoài Bắc, đầu năm, mọi người thường lễ chùa hay tham quan thắng cảnh. Năm nay mọi sinh hoạt hầu như cũng ít. Chương trình TV hầu như là các talk show và các chương trình ca nhạc, phần lớn tuyên truyền và ‘kể công’.
Trà Mi: Cảm giác an toàn, an ninh trong ngày Tết năm nay thế nào?

Chí, Sài Gòn: Ra đường bây giờ thật sự rất sợ. Giờ đây người ta tìm đến bia rượu rất nhiều, nên ra đường chạy xe cũng rất ẩu. Bây giờ sức mạnh quyền-tiền lấn áp tất cả mọi thứ.
Quốc, Huế: Tuổi trẻ bây giờ không biết trong lòng họ có nét văn hóa, truyền thống thế nào chứ ra đường chỉ biết đua xe, nẹt bô, mở nhạc..

Trà Mi: Tình hình ẩm thực ngày Tết năm nay ra sao?
Chí, Sài Gòn: Năm nay, nhìn chung hàng Trung Quốc bị tẩy chay. Nhưng hàng Thái lại lên ngôi, từ mứt bánh tới quần áo, giày dép, nhưng không biết phải đồ Trung Quốc đội lốt hay không. Đồ cúng thì gọi điện thoại là có dịch vụ lo hết, nói chung là ‘đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng không biết dân tộc nào.’
Trung, Nghệ An: Người dân đã mất niềm tin vào các loại thực phẩm bày bán trên thị trường, thật sự không dám mua gì.
Trà Mi: Còn các sinh hoạt từ thiện hướng tới người nghèo nhân dịp Tết ra sao, giới trẻ quan tâm nhiều không, xã hội đặt nặng vấn đề đó hay không?
Quốc, Huế: Bây giờ người ta sống cho bản thân nhiều hơn là quan tâm đến cộng đồng. Nhiều bạn trẻ ăn chơi phung phí trong khi có nhiều người rất khổ. Nếu các bạn trẻ bớt một buổi nhậu để san sẻ với người nghèo thì tốt biết bao, nhưng sự quan tâm đó hầu như không có.
Chí, Sài Gòn: Tôi tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Năm nay, tôi có tham gia một phái đoàn từ thiện xuống trao nhà cho người nghèo ở Tiền Giang. Những người từ thiện quốc doanh họ làm theo phong trào. Tôi làm trong cơ quan nhà nước nhưng không muốn đóng vào các quỹ từ thiện quốc doanh đâu vì không biết nguồn tiền đó sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Từ những gì ghi nhận, chia sẻ, các bạn có ước nguyện gì cho năm mới Bính Thân?
Quốc, Huế: Tôi mong năm 2016 đất nước sẽ có thay đổi, sẽ có bước tiến tốt trong quan hệ quốc tế, giảm bớt sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản để có thể hòa nhập vào sự phát triển của các nước trên thế giới. Tôi mong sao người dân đỡ khổ và có được những quyền cơ bản của con người. Nếu Việt Nam vẫn giữ độc tài lãnh đạo như thế này thì người dân sẽ còn khổ nữa.
Vinh, Thái Bình: Tôi hy vọng ngày càng có càng nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Trung, Nghệ An: Tôi cũng mong đất nước thay đổi và hội nhập, nhất là sau khi tham gia TPP với Mỹ và FTA với Châu Âu. Nhiều người hiện còn quá khổ, không có miếng cơm, manh áo đàng hoàng. Với những người làm cho các cơ quan nước ngoài hay các cơ quan nhà nước, cái khổ không ở vấn đề cơm gạo nhưng khổ ở các mặt điều kiện khác trong xã hội. Mong đất nước thay đổi để người dân bớt khổ.
Chí, Sài Gòn: Ngày nay, các bạn trẻ mình tiếp xúc đã giác ngộ được những gì cách mạng mang lại. Năm nay và những năm sau nữa sẽ là những năm thay đổi rất lớn vì khi các lực lượng trẻ hiểu được những gì đang trải qua, họ sẽ thay đổi nó  theo hướng có lợi cho dân tộc chứ không phải vì một lý tưởng gì đó quá xa vời, không thực tế kéo theo nhiều lỗi lầm mà vẫn cố giữ. Tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ đẩy nhanh quá trình đó hơn nữa để lấy lại danh hiệu ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’ của Sài Gòn.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian chia sẻ với chương trình hôm nay. Xin chúc các bạn cùng quý thính giả đài VOA một năm mới nhiều niềm vui, bình an, như ý. Trà Mi rất mong được quý vị đón nhận và chia sẻ những câu chuyện trên Tạp chí Thanh Niên VOA mỗi tuần.
http://www.voatiengviet.com/content/tet-o-cac-mien-dat-nuoc/3189900.html

Năm mới với những gia đình có người thân đi lao động nước ngoài

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-02-12
Email
htld-622.jpg
Đường vào xóm có nhiều con đi lao động ở Nhật tại Quảng Xương, Thanh Hóa.
RFA

Người ra đi mưu cầu cơm áo, người ở nhà trông ngắn trông dài và thấp thỏm mong đợi ngày người đi trở về… Đó là tâm lý chung của nhiều gia đình có con em đi lao động nước ngoài. Đặc biệt, trong dịp Tết, dịp đại đoàn tụ gia đình của mọi nhà trên đất nước, cảm thức xa vắng và trống trải lại tăng lên gấp bội đối với những người ở nhà cũng như người đi xa. Tết về, hai tiếng ấy làm trống vắng và hụt hẫng với nhiều người làm cha làm mẹ có con đi lao động nước ngoài, nếp nhà trở nên đơn chiếc. Câu chuyện đón Tết của những gia đình có người thân đi lao động nước ngoài ở Thanh Hóa là một câu chuyện buồn.

Tết vắng con và thiếu gạo

Ông Mười, có người con trai duy nhất đi lao động ở Nhật, đây là cái Tết đầu tiên hai ông bà phải ăn Tết với nhau vì thiếu vắng bóng con, chia sẻ: “Nó ở bên đó không có Tết, nó ăn Tết Tây nên bây giờ có nhớ cũng phải đi làm bình thường thôi! Bây giờ nó bên đó đang đi làm chứ không có Tết gì đâu. Nói chung là vì kinh tế nên có nhớ cũng phải đi làm thôi!”
Nó ở bên đó không có Tết, nó ăn Tết Tây nên bây giờ có nhớ cũng phải đi làm bình thường thôi! Bây giờ nó bên đó đang đi làm chứ không có Tết gì đâu.
-Ông Mười
Ông Mười cho biết thêm là Tết năm nay gia đình ông không những không vui mà còn thấy rất buồn. Buồn vì thiếu vắng bóng đứa con yêu dấu trong mái ấm ba ngày Tết, mọi thứ trở nên lạnh lẽo, nhất là khi thời tiết cũng lạnh lẽo chẳng kém. Hơn nữa, buồn vì cảnh gia đình thiếu gạo, thiếu tiền để mua sắm Tết. Bởi vì hai vợ chồng nghĩ đến tương lai của con, muốn con có chút vốn liếng để làm ăn sau này nên đã thế chấp sổ đỏ để vay tiền cược cho con đi lao động ở Nhật.
Vì người con mới sang làm việc được vài tháng, chưa giúp đỡ gì được cho ông bà, vì ông phải lo đóng tiền lãi theo quí tiền đã vay để lo cho con đi. Ngày hết Tết tới, hai ông bà chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy năm trăm ngàn đồng trong túi, chẳng biết mua sắm thứ gì, thôi thì mua vài hộp bánh thờ cúng gia tiên và mua vài ký gạo, vài lạng thịt để ăn qua quýt ba ngày Tết, để gọi là có Tết.
Ông Mười cho biết thêm là không riêng gì gia đình ông, có rất nhiều gia đình vì kinh tế khó khăn, hy vọng đổi đời cho con nên đã thế chấp sổ nghiệp chủ đất đai để vay tiền cho con đi lao động nước ngoài. Và có nhiều trường hợp số tiền người con mang về sau nhiều năm làm thuê ở xứ người chỉ vừa đủ để trả cả lãi lẫn vốn cho ngân hàng mà chuộc cuốn sổ đỏ về, có giỏi lắm thì dư được vài ba chục triệu đồng, chẳng làm nên tấm nên mẻ gì được!
htld-400.jpg
Một xóm lao động nước ngoài ở Quan Hóa, Thanh Hóa. RFA PHOTO.
Và đây cũng là nỗi lo chung của nhiều gia đình có con đi lao động nước ngoài bởi thời gian gần đây, người đi lao động nước ngoài trở về nước với số vốn ít ỏi, đánh mất cơ hội phát triển trong nước ngày càng tăng. Trong khi đó, các loại chi phí mà một người lao động nước ngoài phải đóng là khá cao. Nhưng các chính sách cho người lao động trong nước cũng như người Việt Nam làm thuê ở nước ngoài có vẻ không có gì thay đổi sau nhiều năm. Mà người Việt lại mỗi ngày càng khó kiếm việc làm ở nước ngoài do mất uy tín.
Ông Mười nói rằng hiện tại, ông vừa buồn vừa lo bởi nếu như người con trai của ông sang Nhật làm việc không tốt hoặc thất nghiệp thì mọi tai ương sẽ đổ ập lên gia đình ông. Vì không biết sử dụng máy vi tính, không biết gì về internet nên ông ít có cơ hội trò chuyện với con trai mình, ngoại trừ những lúc tranh thủ, con trai ông gọi điện về thăm cha mẹ.
Cũng theo ông Mười, ông cảm thấy lo lắng sau mỗi lần nghe điện thoại bởi giọng nói của người con trai rất buồn và có vẻ mệt mỏi. Linh cảm của một người cha mách bảo với ông rằng con ông đang gặp nhiều khó khăn nơi xứ người. Chỉ riêng chuyện này thôi cũng đủ làm cho cái Tết gia đình ông Mười trở nên hiu quạnh hơn bao giờ hết.

Vợ xa chồng và chồng xa vợ

Tình trạng phụ nữ có con nhỏ nhưng đã giấu nhẹm để đăng ký tham gia lao động nước ngoài không phải là ít, ngược lại, cánh đàn ông khai sụt tuổi để đi lao động nước ngoài cũng xảy ra khá nhiều. Sở dĩ có chuyện tréo ngoe như vậy bởi một phần do cái nghèo và mong muốn đổi đời của người lao động, và phần khác do sự chểnh mãng, thậm chí vô trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Và hầu hết những người lao động đang có con nhỏ nhưng giấu nhẹm này đều rơi vào những đường dây đưa người đi lao động không có uy tín, thậm chí bất hợp pháp. Những phụ nữ có con thường bị đưa sang Đài Loan để làm ô sin, gần đây có một số người được đưa sang Nhật  để làm ô sin. Vì luôn trong tình trạng thấp thỏm lo âu nên những người lao động giấu thông tin cá nhân thường chịu nhiều thiệt thòi, bị ép lương, ép giờ làm việc, thậm chí bị ép những chuyện tế nhị khác.
Tết đến mọi người, mọi nhà vui vẻ, sum họp. Còn mình thì vợ còn đang ở xa để đi làm, đôi khi mình cảm thấy có lỗi với vợ. Tết này, mình xin cầu chúc vợ được mạnh khỏe, bình an, làm việc vui vẻ để mau chóng về với chồng con, gia đình...
-Anh Hương
Anh Hương, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, có vợ và con nhỏ chưa đầy ba tuổi. Hiện nay vợ anh đã làm việc tại Nhật Bản được hơn hai năm, cho biết: “Thì Tết đến mọi người, mọi nhà vui vẻ, sum họp. Còn mình thì vợ còn đang ở xa để đi làm, đôi khi mình cảm thấy có lỗi với vợ. Tết này, mình xin cầu chúc vợ được mạnh khỏe, bình an, làm việc vui vẻ để mau chóng về với chồng con, gia đình...”
Anh Hương cho biết thêm là nếu còn một cơ hội để lựa chọn trở lại, anh sẽ chọn để vợ ở nhà dù có nghèo như thế nào chăng nữa vẫn tốt hơn là vợ đi làm một nơi, chồng đi làm một nẻo, con nhỏ bơ vơ vì thiếu vắng cha mẹ, nhà thì bỏ hoang. Bởi anh Hương đang làm nghề thợ hồ quanh quẩn ở thành phố Thanh Hóa, cách Thọ Xuân chừng 30kilomet nên không phải ngày nào cũng có thể sáng đi chiều về với con. Con gái của anh phải sống với ông bà nội.
Những bữa trời quá lạnh hoặc mưa nắng thất thường, anh ngủ lại công trình qua đêm. Và những lúc như vậy, nỗi nhớ vợ, nhớ con dày vò anh khiến anh không thể chợp mắt. Trước đó vì do quá nghèo, có người quen môi giới và chỉ cách để sang lao động ở Nhật, nhưng anh thì đã quá tuổi, còn vợ anh vẫn trong độ tuổi, vậy là người môi giới đã tìm cách lập một bộ hồ sơ để vợ anh được đi lao động tại Nhật Bản với lý lịch chưa có chồng con gì.
Ban đầu vì muốn thoát nghèo, cả hai vợ chồng hăng hái trút hết số tiền dành dụm bấy lâu nay cộng với việc thế chấp sổ đỏ ngôi nhà của cha mẹ để vay tiền nhà nước. Chị đi được hơn hai năm nay, gởi về số tiền kha khá, anh cũng dành dụm được một ít tiền lương thợ hồ, vậy là quyết định xây nhà. Nhà xây xong càng thấy trống vắng hơn. Nhất là hai tháng nay chị không có liên lạc gì với anh, anh không hiểu chuyện gì đang xảy ra với vợ mình.
Tết về, căn nhà mới xây trở nên quạnh quẽ, đơn lạnh và thiếu vắng tiếng nói của người mẹ, đứa bé chưa đầy ba tuổi trở nên tội nghiệp đến lạ lùng trong bộ áo quần mới. Và năm mới, điều làm anh suy nghĩ nhiều nhất lại là tương lai, hạnh phúc của vợ chồng anh sau khi chị mãn hạn lao động trở về nước. Thậm chí, đôi khi anh mơ hồ không biết có còn ngày ấy như anh chị đã hứa với nhau nữa hay không?! Một cái Tết vắng vẻ nữa đang ghé đến nhà nhiều gia đình có người thân đi lao động nước ngoài!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/tet-s-in-the-families-have-someone-working-overseas-02122016132000.html



Bánh tổ, bánh tét với người xứ Quảng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-02-08
Email
banhcau630.jpg
Bánh tổ mang biểu tượng yoni, tượng trưng cho người mẹ, nơi khai sinh và tạo tác ra sự sống.
Courtesy of quangnamtourism.com.vn

Với người xứ Quảng, đặc biệt là Quảng Ngãi và Quảng Nam, Tết là dịp mọi người nấu bánh tét và bánh tổ để thờ cúng ông bà, tổ tiên, sau ba ngày Tết người ta dự đoán vận mạng của một năm thông qua chiếc bánh tổ. Có thể nói rằng chỉ có người Quảng Nam và Quảng Ngãi mới biết rõ ý nghĩa của chiếc bánh tổ cũng như kĩ thuật nấu và lòng thành kính dâng lên tổ tiên khi nấu chiếc bánh này. Hai chiếc bánh tổ và bánh tét ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rất đặc biệt so với nơi khác.
Phối ngẫu âm dương trong bánh tổ, bánh tét
Một người thợ nấu bánh tổ lâu năm ở Đại Lộc, Quảng Nam, tên Phúc, chia sẻ: “Ngày Tết cổ truyền thì mình đúc bánh để tưởng nhớ ông bà tổ tiên nên người ta gọi là bánh tổ. Đổ bánh tổ rất khó, vì nhiều khi cũng chừng đó lửa mà khi thì nó chín, khi thì không chín, tỷ lệ đường và bột cũng vậy. Tôi đi nhiều nơi, thì miền Trung đa số đúc bánh tổ, Phú Yên, Bình Định cũng có nhưng từ Huế trở ra thì ít có hơn.”
Cũng theo ông Phúc, chiếc bánh tét thì ba miền đều có, nếu như miền Nam có bánh tét nhân đậu xanh, đậu đen, thịt heo và cả nhân chuối, miền Bắc có bánh tét nhân đậu xanh và bánh chưng nhân thịt lợn thì đặc biệt, chiếc bánh tét miền Trung chỉ có duy nhất nhân đậu xanh. Và chiếc bánh tét miền Trung tối kị nhân chuối, bởi khi đi với bánh tổ, một chiếc bánh tét nhân chuối trở nên lạc điệu, không liên quan gì với nhau.
Ông Phúc cho rằng sở dĩ người Quảng Nam và Quảng Ngãi có thêm chiếc bánh tổ đi kèm với bánh tét và bánh tổ đóng vai trò chủ đạo trong mâm lễ bởi nó mang tính Mẹ. Giữa bánh tổ và bánh tét có mối quan hệ hỗ tương, bổ trợ cho nhau. Nếu như bánh tét đóng vai trò đàn ông, mang tính dương và đâu đó mang biểu tượng linga trong quan niệm phồn thực của tổ tiên xứ Quảng gồm cả người Chăm và nguời Việt thì bánh tổ lại mang biểu tượng yoni, tượng trưng cho người mẹ, nơi khai sinh và tạo tác ra sự sống. Sự phối ngẫu giữa bánh tét và bánh tổ trên bàn thờ gia tiên của người xứ Quảng mang đậm dấu vết của văn hóa phồn thực.
Và theo ông Phúc, đây là một chuyện rất dễ hiểu, bởi hiện tại, đất Quảng Nam và Quảng Ngãi vẫn còn rất nhiều tộc họ thực sự là người Chăm nhưng lấy họ theo người Việt, ví dụ như một số chi phái của tộc Trần, Lê, Đinh, Nguyễn, Phạm… Họ là những người Chăm Pa lẻ loi trên cố hương của họ và do những biến chuyển lịch sử, để trụ lại mảnh đất khắc nghiệt này, họ phải làm thuê, ở đợ cho một vị quan người Việt nào đó có lòng nhân từ để sau đó xin nhập họ với vị quan đó, được vị quan đó đỡ đầu mà tồn tại. Và họ mang họ của người Việt cho đến nay.
Sự phối ngẫu giữa bánh tét và bánh tổ trên bàn thờ gia tiên của người xứ Quảng mang đậm dấu vết của văn hóa phồn thực.
Và bánh tổ được những người Chăm này làm, người Việt bắt chước, sau này, trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Có một chuyện lạ là hình như người Chăm hiện tại không biết gì về bánh tổ hoặc số người biết về loại bánh này rất ít. Nhưng theo cụ tổ của ông Phúc truyền lại với con cháu thì bánh tổ do người Chăm làm và họ mới là tổ tiên của chiếc bánh tổ. Chuyện chiếc bánh tổ cũng giống như thơ lục bát vậy!
Và cũng chỉ có đất Quảng Nam và Quảng Ngãi, nơi mà trước đây kinh thành, cư dân của người Chăm sống đông đúc mới có bánh tổ. Giữa bánh tổ và bánh tét phối ngẫu trên bàn thờ sẽ tượng hình năm đại gồm Đất, Nước, Gió Lửa và Hư Không. Năm đại này tương đương với ngũ hành trong quan niệm triết học Trung Hoa. Nhưng năm đại này không phải là quan niệm của Trung Hoa mà là quan niệm của Hindu Giáo, xuất phát từ Ấn Độ.
Bởi khi nấu bánh tét, yếu tố hợp thành của nước, lửa, gió và đất đã hội tụ. Nhưng đợi đến lúc hấp bánh tổ thì đại hư không mới xuất hiện. Bởi bánh tổ có qui trình nấu rất đặc biệt, từ việc chọn nếp thơm, sạch sẽ, trồng nơi đất linh cho đến xay bột, giã nhuyễn bột với đường thắng và lót lá vào rọ, tra bột bánh vào rọ. Sau đó đưa bánh vào chiếc nồi hấp có nước đã đun sôi, tiếp tục thổi cho lớn lửa và đậy nắp. Nắp nồi hấp bánh tổ rất đặc biệt, đây là chiếc nón bằng lá rừng hình chóp bên trong không gồ ghề để tránh những giọt nước ngưng tụ nhỏ lên mặt bánh.
Bánh được hấp trong vòng ba tuần nhang, nghĩa là thắp liên tiếp ba cây nhang, cây này cháy xong thì đốt cây khác, đến cây thứ ba, lúc này đại hư không đã ngưng tụ trong chiếc bánh, người thợ sẽ vái ba lạy trước bếp để dập lửa và lấy bánh. Cũng xin nói thêm là bánh tổ tối kị những người đang có tang và phụ nữ trong kì kinh nguyệt đến gần trong lúc làm và nấu bánh.
Chiếc bánh tổ với bề mặt khô ráo, màu bồ quân hoặc cánh gián và không bị bỏng nước bên trong là xem như thành công. Ngược lại, nếu mặt bánh bị trơn láng như mặt quan tham và ruột bánh lỏng bỏng, phệ to như bụng quan tham thì xem như mẻ bánh đó hỏng, người làm bánh hết thời, phải bỏ nghề.
Bánh tét cũng vậy, ruột bánh phải trắng, da bánh phải xanh và bánh phải chín đều, không bị ngấm nước trong quá trình nấu là xem như thành công. Một chiếc bánh tét ruột trắng, da xanh, nhân đậu xanh thơm phức, có vị thơm bùi và dẻo cộng với một chiếc bánh tổ ruột vàng đất, da bồ quân, mặt rỗ, săn chắc kết hợp trên bàn thờ gia tiên là điều may mắn đầu tiên của năm mới đối với người xứ Quảng.
Bánh tổ bánh tét thời Trung Quốc đô hộ
Một người làm bánh tổ khác tên Thị, sống ở huyện Châu Ổ, tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ: “Bánh tổ thì bột nếp mới dẻo, mới thơm được. Thường thì mình thắp hương, thắp ba cây cháy xong là vớt bánh ra được. Bánh tổ năm nay ế hơn mọi năm, chắc là do tình hình kinh tế khó khăn nên việc ăn Tết cũng co cụm lại…”
Theo bà Thị, với mọi người thì Tết vẫn bình thường, vẫn vui vẻ nhưng với người làm bánh tổ gia truyền như bà thì Tết Việt Nam hiện tại là Tết bị đô hộ, kẻ đô hộ đó chính là Trung Quốc chứ không ai khác. Bởi bánh tổ là chiếc bánh truyền thống, mang dấu ấn tâm linh đối với những người làm bánh như bà. Nhưng hiện tại, bánh tổ và bánh tét đã trở nên vô hồn, không còn dấu vết Việt Nam trong đó, nó hoàn toàn mang phong vị Trung Quốc.
banhtet400.jpg
Chiếc bánh tét miền Trung chỉ có duy nhất nhân đậu xanh
Bởi trước đây, người ta nấu bánh tét tốn ít nhất cũng mười hai giờ đồng hồ và tốn nhiều công phu từ gói bánh đến nấu bánh, thay nước trong lúc nấu và bỏ cây bù ngót để tạo màu cho da bánh. Hiện tại, người ta chỉ cần nấu bánh trong vòng ba giờ đồng hồ với một cục pin bỏ vào nồi bánh cho bánh mau chín và bỏ một gói bột màu Trung Quốc thì bánh có ruột trắng, da xanh và mềm rục.
Bánh tổ cũng vậy, thay vì hấp bằng ba tuần nhang và làm bánh với lòng thành kính, thanh sạch thì người ta chỉ cần trộn bột gạo, bột mì và bột sắn với đường, sau đó bỏ một gói phụ gia do Trung Quốc sản xuất vào trộn đều, bỏ vào rọ và thả luôn vào thùng nước đang sôi, mười phút sau vớt bánh ra, để chừng mười phút nữa thì bánh tự khô ráo, mặt bánh rỗ và màu bánh khá bắt mắt. Như vậy, yếu tố tập trung năng lượng hay tính tâm linh khi làm bánh hoàn toàn không có.
Bà Thị cho rằng trên thực tế, cũng không nhất thiết phải tập trung năng lượng cao độ để nấu bánh hay hấp bánh bởi thời thị trường, mọi sự có thể biến tấu để được năng động. Nhưng vấn đề cần đặt ra là ngoài ẩn số về độ nguy hiểm, tính vệ sinh an toàn thực phẩm ra, có một ẩn số tâm linh nào đó trong chiếc bánh chế tác theo kĩ nghệ Trung Quốc? Và đó có phải là một kiểu đô hộ về tâm linh?
Nhưng bà Thị cũng tỏ ra tin tưởng vào những chiếc bánh của nhiều người còn giữ sự tử tế làm ra. Những chiếc bánh tổ, bánh tét nấu công phu, đổi mồ hôi, nước mắt và cả sự cần cù của kẻ nghèo để lấy vài đồng, để góp thêm chút hơi ấm cho ngày Tết. Đó mới là ý nghĩa đích thực của ngày Tết Việt!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/traditional-cakes-for-tet-and-quang-people-ttvn-02082016111648.html



Chợ đêm cuối năm ở miền Trung

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
620
Một phụ nữ vừa mang cải đến khu nông sản ở chợ đêm để chuẩn bị bỏ hàng
RFA photo

Cuối năm, những phiên chợ đêm càng thêm đậm đặc bởi tiếng người mua kẻ bán và tiếng thở của người nghèo, tiếng van vỉ của người ăn xin và tiếng kì kèo của người bán mớ rau, ký đậu không đủ mua nửa ký gạo… Đó là không khí chung của chợ đêm, chợ đầu mối ở miền Trung. Đặc biệt, các chợ đêm ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế càng cho cảm giác cuối năm mạnh hơn bởi giá thành ở đây đang tuột dốc mà nông dân lại trúng vụ.
Trúng vụ nhưng rớt giá
Bài ca trúng vụ mà rớt giá, được giá lại mất vụ hầu như là bài ca chung của nông dân cả nước. Nhưng nó còn thê thiết hơn nhiều khi được thốt ra từ miệng của người nông dân miền Trung. Ông Ba Hạn, một nông dân Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ:
“Thì chừ mức độ đó để tiêu thêm thôi chứ không có nhiều. Phải có phân, có thuốc chứ. Hễ gần đến kì thu hoạch thì cai thuốc. Mình không có điều kiện đễ làm sau sạch. Muốn làm rau sạch phải có vốn để mua lưới, làm nhà lồng thôi. Ở mình nói chung là rau không an toàn vì thời gian cai thuốc cho rau quá ngắn. Người nông dân trồng manh mún trên ruộng và phải bơm thuốc trừ sâu nên khó bán rau lắm…”.
Theo ông Ba Hạn, năm nay thời tiết thuận lợi, không có lụt lội nên việc trồng rau màu, các loại thực phẩm Tết diễn ra khá suông sẻ. Tuy nhiên, vì ai cũng làm được nên rau xanh năm nay rẻ hơn mọi năm và người nông dân phải chịu thua lỗ.
Có một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nông dân miền Trung bị thua lỗ nặng nề đối với rau xanh là vấn đề trồng rau sạch. Công nghệ trồng rau sạch vẫn còn quá xa lạ đối với người nông dân mặc dù với việc chăn nuôi kết hợp ao cá và vườn rau, muốn có một qui trình trồng rau sạch không phải là khó. Nhưng theo ông thì hầu như người nông dân chưa bao giờ được ai giúp đỡ để tự trồng một vườn rau sạch, mọi chuyện vẫn phải dựa vào kinh nghiệm nhà nông.
Mà một khi công nghệ trồng rau sạch còn xa lạ thì người nông dân vẫn phải dùng phân, dùng thuốc để nuôi dưỡng cây rau. Và hệ quả của việc này là hầu hết rau xanh của người nông dân trồng ra đều không an toàn vì dùng phân hóa học và thuốc dưỡng cây quá nhiều.
Và đây là chỗ bế tắc của người nông dân bởi một khi cả hệ thống ruộng đồng đều dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu, nếu như đơn lẻ một gia đình nông dân nào đó không dùng phân hóa học và không dùng thuốc trừ sâu thì đó sẽ là nơi tập trung của sâu bọ và bệnh tật. Chính vì vậy, người nông dân không còn lựa chọn nào khác là phải dùng đến thuốc độc để bơm.
Và lượng rau tiêu thụ của người nông dân trên thị trường bị giảm đáng kể, phần lớn người dân thành phố tự mua thùng xốp, tự trồng rau để ăn. Mặc dù việc tự trồng rau này có thể tốn kém lên gấp vài chục lần mua rau chợ nhưng người ta vẫn chọn giải pháp này nhằm đảm bảo sức khỏe.
Chợ đêm miền Trung chủ yếu là tiêu thụ các loại rau củ quả, đặc biệt, lượng rau xanh đưa ra các thành phố mỗi ngày có thể lên đến hàng trăm tấn. Nhưng rất tiếc là rau được mua với giá hết sức rẻ rúng. Ví dụ như hiện tại, một chục rau cải gồm mười hai kẹp được mua với giá chưa đến mười ngàn đồng, có đêm chỉ còn năm ngàn đồng. Một gánh rau cải nặng muốn gãy vai chứa gần sáu chục, bảy chục kẹp cải phải kẹp từ lúc năm giờ chiều và bán lúc mười hai giờ đêm, số tiền thu được chưa tới ba chục ngàn đồng. Đây là những con số làm cho người nông dân chết đứng giữa chợ nếu như nghĩ đến Tết, nghĩ đến tương lai học hành của con cái.
Và theo ông Hai Hạn, sở dĩ có chuyện thu nhập của người nông dân trở thành nỗi lo và một thứ gì đó tựa như tai ương trong dịp sắp Tết bởi vì hơn bao giờ hết, người nông dân Việt Nam rơi vào thảm cảnh thị trường thành phố bỏ rơi họ và ngay trên đám ruộng, muốn có một đám rau tốt họ phải đối mặt với nhiều thứ dịch vụ.
Như trường hợp rau cải chỉ còn dao động từ bảy ngàn đồng đến mười ngàn đồng, người nông dân vuốt mặt không kịp vì lỗ. Chỉ có một cách duy nhất để họ tồn tại là chấp nhận nhắm mắt xuôi chân, được đến đâu hay đến đó. Và bài ca trúng vụ thì rớt giá, được giá thì mất vụ vẫn mãi là bài ca không bao giờ quên của người nông dân thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tết như một lời nói thách
Ông Hiên, một nông dân lâu năm ở Đại Lộc, Quảng Nam, chia sẻ: “Ô chu choa không ra chi hết trơn, rẻ lắm. Chừ bên bãi họ làm nhiều lắm. Mình làm chừ không ăn đâu. Chủ yếu làm ngò, xà lách, tần ô và họ làm cả một bãi, làm chừ không ăn đâu. Đồ ở Gia La về cũng nhiều lắm!”.
Ông Hiên nói rằng với một nông dân như ông, trong suốt mười lăm năm nay, Tết bao giờ cũng là một lời thách thức. Thay vì vui mừng vì một năm cũ khép lại, năm mới mở ra trước mắt, hình như hầu hết người nông dân đều phải thức trắng đêm với vườn rau và những phiên chợ đêm. Và ở những phiên chợ cuối năm, nếu chịu khó quan sát, căn tính của dân tộc hiện ra rất rõ.
Mọi nỗi lo toan, eo sèo hay tính khờ khạo, mặc cảm của người nhà nông biểu hiện trong từng bó rau, kẹp cải hay trong từng tiếng thở dài khi cầm những đồng bạc lẻ sau khi bán rau. Theo ông Hiên, chính những nhà buôn Việt Nam giết chết người nông dân chứ không ai khác. Nghĩa là hiện tại, trên thành phố không phải người nào cũng trồng được rau xanh ở gia đình để có rau an toàn mà ăn. Phần lớn cư dân thành phố cũng đến chợ và siêu thị.
Trong khi đó, có một số nhà buôn chuyên mua rau của người nông dân đem đi bỏ các siêu thị. Và ở các siêu thị, rau được bán theo giá rau sạch. Ông Hiên nhấn mạnh là chuyện này chỉ có trong dịp Tết, khi mà nhu cầu tăng vọt trong khi đó lượng cung không đáp ứng kịp. Và có một kinh nghiệm dễ thấy nhất là rau của người nông dân dù trồng bằng thuốc hóa học vượt mức cho phép cỡ nào đi nữa thì cũng không gây ra cái chết ngay trước mắt. Chính vì vậy mà một số siêu thị đã qua mặt người tiêu dùng trong dịp Tết.
Nhưng đó cũng là chuyện hãn hữu. Và vấn đề chính mà ông Hiên muốn nói đến là không khí chợ đêm của thời buổi bây giờ khác xa với không khí chợ đêm trước đây chừng mười lăm năm. Nếu như chợ đêm trước đây làm cho người ta cảm thấy yêu cuộc sống, hy vọng vào tương lai và nỗ lực để năm sau khá hơn năm trước thì chợ đêm bây giờ nhiều tiếng thở dài.
Tiếng thở dài của người nông dân không dừng ở giá rau bị rớt mà còn kéo dài ra tận Hà Nội, nơi đang diễn ra đại hội 12 đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếng thở dài của lòng hụt hẫng, không còn tin vào ngày mai và nhắm mắt xuôi chân, được tới đâu hay tới đó. Bởi vì người nông dân đã sống quá lâu trong một đất nước mà niềm hy vọng chỉ là thứ xa xỉ, tương lai chưa bao giờ thôi xám xịt và mỗi cái Tết như một lời thách thức.
Tết lại về, những tiếng thở dài và lời bàn ra tán vào về đại hội 12 càng làm cho cái Tết trở nên ngột ngạt, buồn tẻ!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/year-end-night-bazzars-in-central-vn-ttvn-01292016123813.html
 

Saturday, February 13, 2016

BS. VĨNH CHÁNH * MÙA XUÂN CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU



 
MÙA XUÂN CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU


Tác giả là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại, hiện là cư dân Mission Viejo, CA. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, Vĩnh Chánh là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Với bài "Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè" viết Tháng Tư 2013, Bác sĩ Vĩnh Chánh đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ cùng năm. Trong thư kèm bài mới nhất, Vĩnh Chánh cho biết “Tết Bính Thân không thể quên Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Trong giai phẩm Tết của Binh chủng Dù VNCH tại Hoa Kỳ năm nay có đăng lại bài nói chuyện của Nhã Ca tại đại học UC Berkeley hôm đầu năm, “Tiếng Kêu Tết Mậu Thân.” Từ bài nói chuyện này, tác giả góp phần hồi ký từ chuyện Tết quê hương, tuy không phải chuyện trên đất Mỹ, những vẫn là chuyện trong ký ức của người Việt tại Mỹ.


* * *





Sáng Mùng Một Tết Nguyên Đán, gia đình bác, các cô chú và gia đình Măng tôi đồng tụ tại nhà ông bà Nội. Một truyền thống của đại gia đình qua bao nhiêu năm, kể từ khi tôi bắt đầu có trí nhớ. Nghe kể lại, ông Nội dậy sớm nhất bước ra khỏi nhà, tự đạp đất nhà mình trước khi tất cả con cháu đến chúc Tết. Gia đình nào đến trước sẽ vào thăm bàn hoa quả bánh mứt của Bà Nội ở nhà chính, hoặc đứng ngoài sân chờ đợi, chuyện trò rộn ràng với nhau trong khi những đứa con nít cùng trang lứa tranh nhau chạy chơi trong sân vườn rộng lớn. Khi mọi gia đình có mặt đầy đủ, tất cả đồng kéo qua tập trung truớc căn nhà riêng của ông Nội, nằm chéo góc bên cạnh nhà lớn.




Khi ông bà Nội đồng an vị vào 2 chiếc ghế dựa lớn để ngay ở cửa chính được mở rộng, mặt mày rạng rở trong áo gấm đỏ, lể Mừng Tuổi bắt đầu bằng tràng pháo nổ tưng bừng từ dây pháo dài treo trên cây. Riêng tôi bắt đầu ngất ngây với tiếng pháo nổ chát tai, xác pháo đỏ văng tung toé và mùi thuốc súng. Trong không khí trang nghiêm của ngày đầu xuân, Bác của tôi bao giờ cũng là người đầu tiên mở đầu cho buổi lể, khúm núm đứng trước ông bà Nội xướng to những lời chúc mừng, trước khi cả 2 vợ chồng cùng quỳ trên chiếu vái lạy thân sinh. Tôi vẫn còn nhớ rỏ Bác tôi kêu ông bà Nội bằng Thầy Mạ. Sau Bác là đến phiên các chú các cô, bao gồm luôn cả rể và dâu, trong đó có Măng tôi, cùng tiến đến quỳ lạy Thầy Mạ. Bấy giờ, ông Nội mới từ tốn ban lời mừng Tân Xuân cho từng người con, cũng theo thứ tự, từ con trai trưởng cho đến cô út.




Sau thế hệ con đến thế hệ cháu với mỗi gia đình theo thứ tự lần lượt bước vào chiếu hoa. Thông thường người con lớn nhất hiện diện tại chổ đứng giới thiệu tên từng đứa em trong gia đình mình với ông bà Nội trước khi tất cả đều quỳ lạy mừng tuổi ông bà. Ông Nội thường hay hỏi từng đứa cháu về chuyện học hành, gia cảnh nếu đã lập gia đình, trước khi nói lời chúc đầu năm. Có những năm, tất cả các cháu được cho đứng sát với nhau và đồng quỳ lạy chúc mừng ông bà Nội một lần, sau khi một cháu lớn nhât đại diện mở đâu lời Mừng Tết ông bà Nội..




Kế thế hệ cháu đến thế hệ chắc, cùng quỳ lạy chung một lúc trong khi chắc lớn tuổi nhất trong đám nói lời cầu chúc ông bà Cố, với sự nhắc lời, trợ giúp của bậc cha mẹ bên ngoài. Trong những cái Tết trước khi ông Nội tôi mất vào năm 1962, ông bà Nội tôi đã có trên cả chục đứa chít.




Xong lễ mừng tuổi ông bà Nội, các người con cùng dâu rể bước đến gần trò chuyện thân mật hơn, rót trà rượu đưa mời Thầy Mạ của mình. Đó là lúc tôi thoáng thấy các phong bì đỏ được đưa vào tay ông Nội và cả bà Nội. Sau đó, Bà Nội mới thủng thỉnh mời tất cả mọi người vào nhà lớn thưởng thức các món Tết. Tôi nhìn thấy đủ loại mứt, từ mứt hột sen, mứt thơm, mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt kim quật, mứt khoai, mứt củ sen, đậu phụng ngào, hột dưa… cho đến các món mặn như nem, chả heo, chả bò, chả thủ, tré, thịt quay, gà nấu đậu, vịt nấu măng khô, cải xanh nấu với giò heo, xôi lập xưởng & tôm khô, xôi gấc, rồi bánh tét dưa món, bánh tét chiên, củ hành dầm nước mắm, củ kiệu, bánh chưng, bánh su sê, bánh thuẫn, bánh bột nếp, bánh hột sen và đậu xanh cái tròn cái vuông gói trong giấy kiếng nhiều màu sặc sở…




Bao nhiêu món ngon vật lạ dọn bày trên mấy cái bàn khiến tôi nhìn vào thấy no mắt, và no luôn cả bụng vì mãi ham rượt đuổi nhau bên ngoài. Bao nhiêu hương vị ngọt ngào, hiếm quý và cổ truyền của một cái Tết Âm Lịch do chính tay bà Nội làm cùng các người con trong gia đình đem đến từ ngày hôm trước. Khi lớn hơn và ở xa hơn, tôi cũng đã từng đạp xe đạp đem đồ Tết của nhà mình đến biếu ông bà Nội.




Buổi ăn chấm dứt, đại gia đình xúm xít lập sòng chơi đổ tam hường, chơi bài cartê (5 lá bài), bài xì lắc, tứ sắc, bài xịp…Tiếng la hét của người hên bạc kẻ thua tiền, tiếng reo hò vui cười, chọc ghẹo hòa cùng với tiếng xoang xoảng của những con súc sóc đổ trong tô sứ, tiếng pháo lẻ nổ đì đùng ngoài sân từ lũ con nít chúng tôi làm không khí Mùng Một Tết thêm hào hừng. Sau phần chúc Tết ông bà Nội, các gia đình lần lượt kéo nhau đến đạp đất từng nhà một, nhà Bác trước rồi đến nhà các cô, chú, lập lại màn chúc Tết nhau, rồi ăn uống, và lì xì cho con nít. Truyền thống này vẫn tiếp nối dù sau này chỉ còn có bà Nội, vẫn trang trọng và ấm cúng dù mức độ nhỏ hơn vì số con cháu thưa dần với các anh chị con bác và cô chú vì sinh kế, lập gia đình và đi học nơi xa nên khó về.




Đó là những năm tháng thanh bình tại Huế, nơi tôi được nuôi dưỡng, lớn lên và đến trường, trước cuộc Cách Mạng tháng 11 năm 1963. Tiếp theo là những năm của phong trào sinh viên Phật Giáo tranh đấu bạo động, những chỉnh lý chính trị ở trung ương, sự hiện diện của quân đội Mỹ đưa đến những biến động trong quần chúng và dấu hiệu leo thang dần của chiến cuộc, nhất là vào năm cuối của tôi ở Trung Học và năm đầu tiên ở Đại Học.




Tuy nhiên, do ở thành thị, đa số học sinh sinh viên như chúng tôi vẫn thờ ơ hưởng thụ, vẫn ngây thơ với sách vở, chưa hề có khái niệm chính chắn về cuộc chiến dù có theo dỏi tin tức chiến sự, dù nhìn thấy lính tráng xe tăng máy bay, hay có bà con mình ở trong quân đội hoặc thỉnh thoảng nghe tin người quen nầy tử trận, người bà con nọ bị thương… Chúng tôi vẫn nghĩ cuộc chiến xa lạ này không phải của mình và đang xẩy ra ở miền quê hay núi rừng xa xôi, hay tại những địa danh hẻo lánh. Cho đến Tết Mậu Thân, 1968.








Nhớ Huế Tết Mậu Thân 1968, hình từ trái: Cầu Tràng Tiền bị cộng quân phá xập khi cố thủ tại Huế. Tiếp theo, cô Tường Loan, hiệu trưởng Đồng Khánh (thứ hai từ bên phải) hướng dẫn nhà văn Nhã Ca thăm trường cũ sau Tết Mậu Thân.




Đúng vậy. Có ai ngờ quân CS đã mưu mô xé lệnh hưu chiến, đem chiến tranh đến tận các thành phố trong những ngày thiêng liêng đất nước trong Tết Nguyên Đán năm Mậu Thân 1968. Biết bao nhiêu người đã sống lo âu sợ hải khi nhìn thấy chiến tranh với bom đạn và chết chóc đến ngay tận làng xóm mình, ngay tận nơi nhà mình? Đã nhìn thấy cảnh đổ nát kinh hoàng của thành phố, đã bị kẹt giữa hai lằn đạn? Đã chứng kiến sự dã man tàn ác của phe gọi là giải phóng? Có bao nhiêu người là chứng nhân cho sự thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế khi người thân trong gia đình, người quen trong khu phố bị giết chết, bị bịt mắt đem đi thủ tiêu, bị tra khảo, đập vào đầu trước khi bị xô xuống khe suối hay bị cột chùm chôn sống với 2 tay bó chặt đàng sau lưng bằng giây điện thoại? Ở đâu ra những hố chôn tập thể tại trường Gia Hội, Gò Cát, Bãi Dâu, Tây Lộc, Phú Thứ, Đá Mài…? Và biết bao ngàn người đã ai oán khóc trong căm hờn và đã chít khăn tang?




Biến cố Tết Mậu Thân 1968 xẩy ra khi tôi đang học giữa năm Thứ Nhất Trường Y Khoa Huế. Vào đêm 30, gia đình 3 người Măng tôi, chị tôi và tôi đang ở trong căn phòng lớn trên lầu 3 của trường Đồng Khánh, có cửa sổ lớn phía sau nhìn về Lao Thừa Phủ ở sau lưng Toà Hành Chánh Tỉnh. Đêm ấy, chúng tôi thức khuya chuẩn bị các món Tết cho ngày Mùng Một. Vào giao thừa, tiếng nổ xa xa của pháo Tết nghe hơi khác thường và càng lúc càng dồn dập chen với những tiếng nổ lớn hơn. Vài giờ sau, tôi nghe tiếng chân người chạy thình thịch trên thang gổ bên ngoài phòng, rồi hàng loạt tiếng súng nổ chan chát, cùng với tiếng súng bắn trả từ Lao Thừa Phủ trúng vào tường và cửa sổ căn phòng chúng tôi khiến tiếng dội nghe ghê rợn và mãnh gổ văng tung tóe. Chúng tôi nằm yên trên sàn nhà, dưới bộ ván dày, tránh gây tiếng động, đọc kinh cầu nguyện.




Qua ngày hôm sau, khi tiếng súng lắng dịu, tôi rón rén bò đến cửa sổ phía trước, nhìn xuống sân trường Đồng Khánh. Cả trăm lính VC, với nón cối và quân phục màu xanh lục, đang đóng quân, đào hầm, đặt súng lớn trên bải cỏ, hay dưới các gốc cây phượng. Biết không thể làm gì hơn, gia đình tôi đành mở cửa đi xuống lầu, mang theo chút áo quần và thức ăn Tết như bánh tét, và đến tạm trú trong phòng học cùng với những gia đình quen thuộc khác trong trường và sau đó những gia đình dân từ Bến Ngự hoặc Ga chạy đến.




Tôi nhận thấy đơn vị CS đóng ngay đây có lẻ chính quy, với đa số lính nói giọng Quảng Bình. Nhiều toán lính đi đi về về, cáng theo hàng loạt đồng đội tử thương và bị thương. Có lẽ trường ĐK nằm giữa mặt trận, nên tiếng súng nhỏ lớn nghe liên tục, khi từ hướng bờ sông Hương, khi từ hướng đường Lê Lợi của Tòa Hành Chánh Tỉnh. Các khẩu súng phòng không thường xuyên bắn nổ rền trời nhắm vào những chiếc trực thăng bay trên cao. Mức độ trận chiến có vẻ dữ dội trong suốt gần cả mười ngày. Cho đến sau một đêm bổng dưng hoàn toàn yên tỉnh, sáng hôm sau khuôn viên trường ĐK hoàn hoàn vắng lặng, không một hình bóng của người lính CS, họ đã lặng lẻ rút đi trong đêm. Đến trưa toán lính TQLC Mỹ tiến dần về phía chúng tôi, giải tỏa hoàn toàn trường ĐK và hướng dẫn tất cả mọi người di tản về hướng an toàn.




Liền sau đó, nhóm chúng tôi gồm chừng bốn năm chục người im lặng dắt nhau bước đi thật vội trên đường Lê Lợi hướng về trường Kiểu Mẫu, dưới bầu trời xám xịt có mưa phùn. Cũng con đường hàng ngày tôi thường qua lại bao nhiêu lần nay trông thật điêu tàn và xa lạ, im lặng một cách rùng rợn và phản phất mùi tử khí. Bên kia sông Hương và cột cờ, khung cảnh vẫn mờ dại trong mây mù. Chiến tranh đang thực sự ở trước mắt và xung quanh tôi, với hiện trường y như trong cảnh phim. Lá cây và cành cây gảy tràn ngập lối đi. Đây đó những cột đèn và thân cây nằm nghiêng ngữa, như muốn che đậy những xác chết, quân có dân có, ta có địch có. Có những xác nằm ngay trên mặt đường, bên lề đường. Có những xác nằm sấp hay cong queo trong các hầm cá nhân dưới các gốc cây, nhất là ở gần phía bờ sông. Rải rác đây đó là xác xe Jeep, xe cứu thương dân sự và các xe honda, lổ chổ vết đạn với xác người bên cạnh. Nhiều biệt thư to lớn trên con đường bị đổ nát, hư hại nặng. Khi đến gần khu Morin, tôi lặng người nhìn thấy cầu Trường Tiên bị gãy một nhịp.




Và tôi thấy chiếc cầu gãy nhịp

Trong đạn bom khói lửa chiến trường

Dòng sông yêu dòng sông máu đỏ

Áo em màu trắng áo tang thương*




Sau vài ngày tạm trú ở trường Kiểu Mẫu, khi biết tin gia đình người tôi yêu đang lánh nạn tại Dòng Chúa Cứu Thế, tôi tức tốc tìm đến thăm dù đường đi còn vắng hoe, nguy hiểm với dấu tích tàn phá và chết chóc hai bên đường… chỉ để kịp nhìn gặp nàng vài ba phút, thăm hỏi đôi ba câu trước khi nàng vội vã quay vào với gia đình. Hình ảnh xanh gầy của nàng với đầu tóc ngắn thân thuộc trong một buổi sáng đầy gió lạnh và mây xám trên trời mãi mãi ám ảnh tôi từ dạo đó.




Nàng là một cô bé nhỏ nhắn mặc áo đầm vàng đi dạo cùng Mẹ và các em trong công viên trước trường Đồng Khánh tôi đã tình cờ nhìn thấy trong một chiều óng ánh đầy nắng vàng vào cuối hè 1967. Vài ngày sau tại nhà tôi, tim tôi đập lỗi nhịp khi bất ngờ gặp chính cô bé đó đem bánh của Mẹ làm đến biếu “Bà Vú”, tiếng nàng gọi Măng tôi, vì Măng tôi là Vú Đỡ Đầu cho Mẹ nàng khi Ba Mẹ nàng làm đám cưới. Đây cũng là nhân vật trong bức ảnh gia đình, một món quà tặng của Mẹ nàng cho Măng tôi từ bao năm trước, được treo trên tường, gần bàn học của tôi. Mỗi khi nhìn đến, tôi thường liên tưởng rằng có ngày tôi sẽ có được nàng, như một ước mơ thầm kín, một nguyện cầu vu vơ. Dù bấy giờ nàng chỉ là một cô bé tuổi 13, đang học lớp Đệ Ngũ trường Đồng Khánh.




Do sự quen biết giữa hai gia đình, thỉnh thoảng tôi đến thăm nàng tại nhà, làm quen với gia đình và chơi đùa với các em nàng, ngoài sân trước, trong phòng khách, hay dưới nhà bếp. Nhờ đó tôi có dịp nhìn thấy nết đoan trang và sự chu đáo của nàng khi phụ giúp Mẹ săn sóc các em. Có lần, ngồi dựa lưng trên thành cửa sổ nhỏ phòng nàng, tôi hát bài “Mưa Hồng” vì tôi thích câu “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, do xúc động giọng của tôi xuống thấp không hát tiếp được, nàng im lặng không dám cười, nhưng tôi liều mạng xin hát lại lần thứ hai.




Khi một phần nhỏ của Hữu Ngạn Huế vừa được giải tỏa, và Bệnh Viện Huế vẫn còn bỏ trống, cùng với vài đàn anh trong Y Khoa, chúng tôi tình nguyện phụ giúp ngày đêm một Bác Sĩ giải phẫu người Mỹ từ Đà Nẳng được trực thăng chở thẳng đến Bệnh Viện. Đó là thời gian tôi đã nhìn thấy, tiếp thu học hỏi nhiều nhất khi trực tiếp làm việc dưới sự điều động của Y Sỹ Thiếu Tá Thomas Herod cùng với các đàn anh. Từ cách nhận bệnh nhân cả quân sự lẫn dân sự với các vết thương chiến tranh, săn sóc họ, chuyền nước biển trước khi khiêng họ vào phòng mổ, đưa lên bàn mổ rồi khiêng về giường bệnh sau mỗi ca giải phẩu hoàn tất, giúp rửa sạch các vết thương trước khi băng bó, theo dỏi tình trạng hậu giải phẩu, lau chùi phòng mổ, lau chùi và hấp dọn các dụng cụ giải phẩu, phụ đưa dụng cụ trong phòng mổ…




Toán 7-8 người chúng tôi ngủ ngay sát bên phòng giải phẩu, kể luôn cả một chị y tá chuyên đánh thuốc mê, tự nguyện làm tất cả những công việc cần thiết, từ y công cho đến y tá, cùng chia nhau tâm trạng vui buồn theo diễn tiến tốt hay xấu của các bệnh nhân và chia nhau phần lương khô C Ration.




Bẳng đi cũng vài ba tuần hăng say phụ giúp trong bệnh viện, tôi không đến nhà cô bé dù lòng luôn hướng về nàng. Mãi cho đến khi tình hình an ninh Huế tốt dần, bấy giờ tôi mới đến thăm nàng được vài lần, kể vội cho nàng nghe một vài câu chuyện trong phòng mổ, những điều tôi học hỏi được hay môt vài cảnh khổ của người dân bị thương tật. Bao giờ nàng cũng chỉ im lặng ngồi nghe, hiếm khi có thêm ý kiến trong câu chuyện.




Vào cuối mùa Xuân 68, đến ngày kề cận phải rời Huế vào Saigon học tiếp nữa năm còn lại, tôi lấy hết can đảm viết cho nàng một lá thư không viết nháp, không soạn thảo, không nắn nót, không trau chuốt, nghĩ sao viết vậy. Đó là lá thư tình đầu đời và duy nhất của tôi. Ngang tàng, mang tính hài hước nhưng rất chân thật, không có giọng chìu lụy, van xin tình cảm.




Dĩ nhiên thư tôi không được hồi âm.




Trong suốt mùa hè năm 1968, sau khi từ Saigon trở về Huế để tham dự chương trình Huấn Luyện Quân Sự Học Đường, tôi tiếp tục đến thăm và đưa nàng những đoản văn, không phải thư tình, mà những bài viết của tôi bày tỏ quan điểm yêu thương đất nước, mang tính chất hào hùng của người trai, hoặc những bản dịch ra tiếng Việt từ những bài hay trong cuốn Les Grand Coeurs mà hầu như tôi nằm lòng khi học trung học chương trình Pháp. Tuy về sau tôi biết có bản dịch tiếng Việt là Những Tâm Hồn Cao Thượng, tôi vẫn không nghĩ mình đã phí công khi những bản dịch thuật của mình gián tiếp chứng minh tính cương trực và lòng chân thành của tôi. Nhưng ở nàng vẫn là một im lặng…đáng sợ!




Sau hè 1968, tôi lại rời Huế vào Saigon học tiếp năm thứ Hai Y Khoa. Vài ngày trước Tết năm 1969, từ Saigon về Huế thăm nhà, Măng tôi cho biết gia đình nàng sẽ rời Huế trong vài ngày sau Tết vì Ba nàng nhận nhiệm sở mới ở Nha Trang. Tôi suy nghĩ và quyết định không đến thăm, nói lời tạm biệt với nàng, dù ngậm ngùi cảm giác cuộc tình đang xa dần. Tôi quyết định chờ đợi, cho mình chín chắn hơn. Cho một thời cơ thuận tiện tốt đẹp. Hay để cho nàng lớn thêm hơn vài tuổi!?




Những năm sau biến cố Mậu Thân, chiến tranh leo thang dần. Biết bao đồng môn, người thân quen nhận giấy tờ trình diện nhập ngũ. Lớp học vắng dần những khuôn mặt quen thuộc sau mỗi tựu trường. Truyền hình, tin tức, báo chí nhắc đến những trận chiến càng ngày càng khốc liệt, tên của những trận đánh như Ben Hét, Khe Sanh, Dak Tô, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài…dần dần đi vào lòng dân. Chị thứ ba của tôi bỏ học dù đang là sinh viên năm cuối của phân khoa CTKD của ĐH Đà Lạt, và quyết định lấy chồng là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11 BĐQ khi tiểu đoàn đến giải toả thị x Đà Lạt trong vụ CS tấn công vào Tết Mậu Thân. Lần chị đem người yêu về trình diện gia đình, tôi thích anh liền. Không những vì anh cao ráo và điển trai mà anh trông rất điềm đạm và thật hào hùng trong bộ đồ rằn ri. Có lẻ cũng từ đó tôi có suy nghĩ nếu muốn lấy cảm tình một người đẹp, chắc tôi phải tạo cho mình một hình ảnh sắc đá oai hùng của một chàng trai đúng nghĩa của thời chiến. Đúng với hình ảnh “Em là gái trong khung cửa, Anh là mây bốn phương trời…”




Do sự đổ nát điêu tàn của thành phố Huế trong Tết Mậu Thân, Chính Phủ trung ương thành lập ủy ban trùng tu và tái thiết Huế để xây dựng lại các cơ sở bị tàn phá cũng như để tạo thêm niềm tin cho dân Huế nói riêng và toàn dân trong nước nói chung. Linh Mục Cao Văn Luận, trước đây là Viện Trưởng viện Đại Học Huế, nhận lãnh trách nhiệm khó khăn đó.




Khoảng gần cuối tháng 2 của mùa Xuân 1970, nhà văn Nhã Ca cùng một phái đoàn văn nghệ sĩ từ Sà Gòn ra thăm Huế, cùng đi với Linh Mục Cao Văn Luận ghé đến trường Đồng Khánh trong một ngày mưa và lạnh, tặng hai trăm ngàn đồng cho trường xây dựng lại phòng thí nghiệm hóa học và vạn vật bị hư hại nặng. Hồi đó tôi vẫn ở trong trường với Măng tôi nên đã chứng kiến nhiều cảnh cảm động.




Trong buổi lễ nhận khoản hiến tặng từ nhà văn Nhã Ca cho trường Đồng Khánh, cô Hiệu trưởng Tường Loan đã trân trọng giới thiệu Linh Mục Cao Văn Luận từng là giáo sư Quốc Học, Đồng Khánh và là vị thầy cũ của chính cô cũng như các thầy cô khác. Phát biểu của Linh Mục Luận trước thầy trò Đồng Khánh hôm ấy được mở đầu bằng câu nói vui, “Hôm nay ông nội trở lại trường thăm các con, các cháu…”




Trong phái đoàn thăm trường Đồng Khánh hôm ấy còn có nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhạc sĩ Cung Tiến là hai người rất được dân Đồng Khánh ngưỡng mộ. Cho tới nay, tôi vẫn nhớ hình ảnh ngày ấy, khi chị Nhã Ca khoác tay người em gái là học sinh tại trường đi dưới mưa với Cô Hiệu Trưởng Tường Loan và cô phụ tá giữa rừng vỗ tay cám ơn ngập trời của các học sinh toàn trường.




Qua ngày hôm sau, Nhã Ca đến trường Y Khoa Huế của tôi, cũng trao tặng hai trăm ngàn đồng trong một buổi lễ đơn sơ nhưng trang trọng gồm có sự hiện diện của GS. Viện Trưởng Viện ĐH Huế, GS. Khoa Trưởng Trường Y Khoa, ban Giáo Sư, ông Tỉnh Trưởng và một số thân hào nhân sĩ cùng đại diện Sinh Viên. Trong cùng năm, giải Nhã Ca với năm mươi ngàn đồng được trao tặng lần đầu tiên cho BS. Hà Thúc Như Hỷ khi trình luận án Tiến Sĩ Y Khoa về một đề tài Y Học Dân Tộc. Qua năm sau, người nhận giải là BS. Trần Nhơn. Cả hai hiện đang hành nghề tại Quận Cam. Giải Nhã Ca cho Luận Án Tiến sĩ xuất sắc hàng năm của Y Khoa Huế còn được tiếp tục cho tới ngày miền Nam sụp đổ. Người liên lạc, điều hợp giải thưởng hàng năm này là Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, phụ tá Giáo sư Viện trưởng Lê Thanh Minh Châu hiện định cư tại San Diego.




Cũng từ những ngày đầu xuân năm ấy, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân 68 hầu như ai cũng biết “Giải Khăn Sô Cho Huế”, hồi ký của một nhân chứng cho thành phố thân yêu những ngày tang thương nhất, khi hàng ngàn người dân Huế vô tội bị thảm sát. Riêng với y khoa Huế, việc những cựu sinh viên trốn vào rừng nay trở về trường cũ, gây ra vụ thảm sát 4 vị Giáo sư Y Khoa người Đức ngay trong sân chùa Tường Vân là một vết chàm ô nhục không bao giờ phai mờ.




Tôi và nàng vẫn kẻ ở Huế, người Nha Trang. Không một thư từ, không một trao đổi tin tức. Tôi vẫn tiếp tục lên lớp cao dần ở trường YK và gián tiếp theo dỏi tin tức nàng đang ở những năm cuối trung học. Sau gần 3 năm xa cách nàng, tôi tự hỏi mình nhiều lần đây có phải là tình yêu?? Người ta thường nói cách mặt xa lòng! Dù là tình yêu một chiều, tình tôi không nhận thêm nuôi dưỡng nào ngoại trừ những nhung nhớ, những kỷ niệm và những hoài bảo!? Trong tôi, càng muốn quên thì lại càng quay quắc nhớ. Càng muốn chôn vùi kỷ niệm hiếm quý bên nàng thì hình bóng nàng càng khắc ghi sâu đậm. Càng xa vắng nàng lại càng nhận hiểu trái tim tôi chỉ biết nhung nhớ một mình nàng. Thế mới biết “kỷ niệm vẫn còn là lòng vẫn còn yêu”! Thế mới biết “yêu là mộng mơ- yêu là sầu nhớ”!




Không lẻ chỉ có một thời để thương, để nhớ để yêu rồi mãi mãi xa nhau, mất nhau sao?! Dù không một tin tức trực tiếp của nàng, tôi vẫn quyết định đến thăm nàng vào mùa Xuân 1972 khi nàng đang theo học năm thứ Nhất khoa CTKD ở Đại Học Đà Lạt.




Này tư tưởng có linh chăng tá

Trở về đây cho thỏa lòng chờ

Trở về cảnh cũ lối xưa

Cho cung cầm khỏi ngẩn ngơ tiếng đàn




Tôi đến Đà Lạt với tư cách một cộng sự viên của Sinh Viên Vụ quay phim chụp hình cho phái đoàn SV Viện Đại Học Huế tham dự Đại Hội Thể Thao Liên Viện do ĐH Đà Lạt đứng ra tổ chức. Đến nơi, tôi trao hết đồ nghề cho một bạn khác, và trong suốt 3 ngày liên tục của Đại Hội, tôi không làm gì hơn ngoài việc tìm thăm nàng, người tôi yêu và đeo đuổi trong nhiều năm qua, từ Huế vào đến Nha Trang và nay Đà Lạt. Sáng tôi đón nàng ở Kiêm Ái, chiều đến tôi trả nàng về lại cư xá. Nàng và tôi đã đi bộ qua bao con đường quanh thị xã, cùng ngồi chuyện trò ở sân Cù trong nắng ban mai, ngắm Hồ Xuân Hương, dạo phố Hòa Bình, đưa nhau đi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối…Với tôi, đó là 3 ngày hạnh phúc nhất trong quãng đời, dù ngắn ngủi, nhưng đã ghi sâu trong tim tôi những kỷ niệm đậm đà không hề phai. Ba ngày le lói bên nàng, để bù lại, thêm một lần nữa, trên 3 năm “bonjour tristesse” khi ở nơi xa, tôi chỉ cầu mong nàng trong những “đêm mai cô đơn đi về, xin người hãy nhớ tình tôi.” (2)




Vào các mùa Xuân năm 1971,1972, chiến tranh sôi động với các chiến dịch Toàn Thắng 42 đánh qua Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, đến sát hang ổ của Cục R ở Cao Mên, với cái chết của Tr. Tướng Đổ Cao Trí, vị tướng quân mà trên ngôi mộ có mang hàng chử “sống giữa ba quân, chết giữa ba quân”; chiến dịch Lam Sơn 719 hành quân vào Hạ Lào, với những tên quen thuộc như Đồng Hà, Khe Sanh, xa lạ như Đường số 9, Bản Đông, Tchepone, Đồi 31, Đồi 30 với bản nhạc bất hủ “Anh Không Chết Đâu Anh”; Không Quân Mỹ xữ dụng thường xuyên B 52 bên cạnh kế hoạch từ từ rút quân và Việt Nam hóa chiến tranh.




Giữa mùa Xuân 1972, CS vượt vĩ tuyến và tấn công vào Đồng Hà và Quảng Trị, đồng thời mở rộng chiến tranh ở Bắc Tây Nguyên và Miền Đông Nam của vùng III bao gồm Lộc Ninh, Bình Long, với trận chiến “Bình Long Anh Dũng, An Lộc Kiêu Hùng”; trận thư hùng của BĐQ ở đồi Chu Pao để lại nhân gian câu thơ khí khái “Chu Pao ai oán hờn trong gió- một chiếc khăn tang một tấc đường”, trận tử chiến Đồi Charlie của TĐ 11 ND với bản nhạc hào hùng ghi ơn “Người ở lại Charlie”, và sau đó Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng, Ben Hét và…




Hai tuần trước khi Quảng Trị rơi vào tay giặc thù vào cuối mùa Xuân, 1972, một số anh em của trường YK Huế gồm có tôi trong đó tình nguyện ra phụ giúp cho BV Quảng Trị trong 10 ngày. Thêm một lần nữa tôi đã xúc động khi thấy được sự tàn khốc của chiến tranh gây ra bởi quân xâm lược CS qua những vết thương, lổ đạn trên cơ thể của các bệnh nhân. Đó là chưa kể về sau là những hình ảnh khủng khiếp và câu chuyện đau lòng của hàng ngàn người vừa dân vừa quân bị phơi thây vì pháo và phục kích không thương tiếc trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” khi trốn chạy về hướng Nam. Rồi đến phiên người dân Huế, trong đó có cả Măng tôi vừa kịp đến tuổi về hưu, quá sợ vì đã chứng kiến việc giết người, chôn người không gớm tay của bọn VC trong Mậu Thân, tức thời bỏ Huế ra đi không chần chờ.




Ngồi trên lầu của Câu Lạc Bộ Thể Thao, mấy anh em chúng tôi trong nhóm SV YK tình nguyện ở lại phục vụ BV Huế, nhìn cảnh người bồng bế chen lấn, xe cộ nối đuôi nhau đông như kiến trên cả 2 cầu Trường Tiền và Hương Giang trong suốt một ngày trời mà lòng quặn đau, xót xa cho dân nước mình chịu cảnh chinh chiến trong bao năm qua. Những ngày sau đó, tôi thật xốn xang khi nhìn thấy thị xả Huế và lân cận hầu như bỏ phế, ngoài đường chỉ vài bóng người thất thần bước vội. Thành phố bỏ trống im lặng đến sợ, ngoại trừ tiếng xe quân đội thỉnh thoảng chạy nhanh hoặc tiếng gầm gừ từ những con chó hoang dành ăn chạy trên đường phố không người, tiếng tru ma quái của chúng về đêm và những tiếng nổ đây đó của hỏa tiển 122 ly do CS pháo bừa bải vào thành phố.




Vào khoảng cuối tháng 5, 1972, Quân Đội VNCH bắt đầu đổ quân về Huế chuẩn bị cho việc tái chiếm Quảng Trị với trận chiến rất dữ dội và đẩm máu kéo dài gần 3 tháng với sự tham dự của nhiều đơn vị thiện chiến bao gồm toàn bộ 2 Sư Đoàn ND & TQLC, LĐ 81 Biệt Kích Dù, các liên đoàn BĐQ, Kỵ Binh Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân…cho đến ngày 16 tháng 9, 1972, lá cờ vàng ba sọc đỏ chính thức phất phới trên nền trời tự do tại Cổ Thành Quảng Trị trong tiếng vang dậy của cả nước qua các bản hùng ca “Cờ Bay, Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị” và “Trên Đầu Súng Ta Đi”. Cũng vào thời điểm, không quân Mỹ bắt đầu gia tăng đánh phá Miền Bắc, nhất là vào cuối năm với B 52 trải thảm bom ngay tại Hà Nội, như một áp lực lên đàm phán hòa bình đang diễn ra ở Paris.




Chiến tranh Việt Nam bước qua một giai đoạn khác sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973, nối tiếp là những đơn vị quân đội Mỹ lần lượt rời VN, và những trao trả tù binh. Tôi có mặt trong phái đoàn sinh viên tham dự lần trao trả tù bình Việt Nam tại sông Thạch Hản vào giữa mùa Xuân 1973. Nhìn thấy trên cả ngàn tù binh Bắc Việt được nuôi ăn nuôi mặc tươm tất sạch sẻ với xách tay mới trên tay, chỉ để đổi lấy có vài trăm quân nhân của ta xơ xác, yếu ốm…mới hãnh diện nhìn thấy lòng nhân đạo và tinh thần đánh giặc cao thượng của VNCH, ngay cả trong cách cư xữ với tù nhân chính trị hay tù binh chiến tranh. Một sự thật mĩa mai sau này tôi mới càng thấm thía khi ở trong trại tù cải tạo CS.




Tưởng như cuộc chiến sẽ tốt đẹp hơn sau Hiệp Định Paris. Không ngờ chỉ sau vài tháng tạm yên tỉnh, CS leo thang dấy lại cuộc binh đao, quyết tâm dồn mọi sức lực tấn công Miền Nam trong tư thế thượng phong với toàn bộ chủ lực quân vẫn nằm ém tại Miền Nam, chiếm đất dành dân, lợi dụng thể chế tự do dân chủ của Miền nam để xúi dục các thành phần thứ Ba biểu tình, các nhóm dân biểu đối lập liên tục gây áp lực đã phá chính quyền, các linh mục “tiến bộ” như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ… công khai gián tiếp nối giáo cho giặc. Chiến cuộc dần xoay chiều và có vẻ bất lợi cho phía ta.




Chính trong bối cảnh điên đảo này, tôi tốt nghiệp YK tháng 6, 1973, sau 7 năm miệt mài với sách vở, luôn mang trong lòng một bầu nhiệt huyết với đất nước, sẳn sàng lên đường làm nhiệm vụ bất cứ nơi đâu, bất cứ trong vị trí nào khi đất nước kêu gọi. Song song với giấc mơ dài của trai thời loạn, tôi vẫn giữ kín cho mình niềm mơ ước có ngày tôi sẽ trùng phùng với người tôi vẫn mãi yêu thương và nhung nhớ, dù cho nàng ở xa ngoài tầm với, như một thôi thúc diệu kỳ và mãnh liệt không dứt trong tâm tưởng.




Sau 6 tháng làm việc tại trường YK trong bộ môn giải phẩu, tôi nhận giấy tờ nhập ngũ vào cuối năm 1973 và trình diện vào đầu năm 1974 tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ở Saigon, nằm ngay đường Tô Hiến Thành, gần Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa nơi Măng tôi dọn đi từ trường ĐK Huế vào trong thời điểm của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Vì lứa chúng tôi đã có học qua chương trình Quân Sự Học Đường trong 2 mùa hè liên tiếp của 1968/69, nên sau khi nhập ngũ, nhận số quân và trang bị tối thiểu, chúng tôi tự gắn lon Tr. Úy lên 2 cầu vai và đi thẳng về ghi danh ở Trường Quân, theo học khóa 16 YND Trưng Tập gồm hơn 160 học viên.




Sau vài tuần học tại đây, chúng tôi được tin Hải Quân VNCH vừa đánh một trận hải chiến với Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19, tháng Giêng 1974. Thêm một lần nữa, tình yêu nước trong chúng tôi có dịp dâng cao hơn. Ngày tốt nghiệp khóa 16 Trưng Tập, vì có chủ ý trước, tôi chọn Quân Y Nhảy Dù không một do dự, liền ngay sau người bạn thân Bùi Cao Đẳng. Tất cả chúng tôi gồm 9 người trong đó có 7 BS là Bùi Cao Đẳng, Lê Quang Tiến, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thành Liêm, Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Tấn Cương và tôi, NS Tùng và DS Khánh, đồng trình diện TĐQYND và theo học khóa Dù cùng lúc với nhau.




Gần 2 tháng tập luyện, rèn dũa thể xác, thách thức sức chịu đựng và vượt qua sự sợ hải tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù với 7 sauts, kể cả 1 saut nhảy đêm và 1 saut nhảy trận với đầy đủ quân trang súng ống đạn dược, cuối cùng tôi được trao nhận Bằng Dù. Cầm Bằng Dù trong tay, tôi thật sự xúc động và hãnh diện, biết mình đã qua được một giai đoạn quan trọng của đời lính chiến trong rèn luyện thể xác vững mạnh, trong chuẩn bị và xây dựng bước đầu của tinh thần Nhảy Dù Cố Gắng trước mọi hoàn cảnh thách đố cũng như tạo cho mình niềm tự tin, sự tự hào bắt buộc có của một người lính Nhảy Dù làm nghề bác sĩ. Hay đúng hơn, của một Thiên Thần Mũ Đỏ.




Chưa kịp ăn mừng với nhau về Bằng Dù gắn trên ngực ngày hôm trước thì ngay ngày hôm sau, nhóm chúng tôi được điều động ra Đà Nẳng trình diện Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐ Dù và Th.Tá Trần Đức Tường, TĐT/ TĐQY ND tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương ở căn cứ Non Nước. Vào đầu tháng 7, 1974, tôi chính thức trở thành một y sĩ tiền tuyến khi nhận lãnh trách nhiệm làm Y Sĩ Trưởng cho TĐ1ND. Như con chim nhỏ được mẹ dắt dìu chập chững tập những đập cánh đầu tiên, tôi được TĐ1ND thân ái ôm choàng, che chở và giúp tôi mở rộng đôi cánh Thiên Thần bay vút vào bầu trời đầy lửa đạn, để từ đó dấn thân vào chinh chiến cùng với đơn vị lừng danh hàng đầu này trong suốt trận đánh Thường Đức & Đại Lộc và Đồi 1062.




Trên bước đường chinh chiến với TĐ1ND, tôi quen dần với những di hành trong im lặng tuyệt đối quanh co trên các sườn đồi hay trong rừng rậm, quen dần với những dừng quân ngắn, những đóng quân nhanh gọn nhưng an toàn qua đêm, những vui đùa với binh sĩ. Tôi cũng quen dần với mức độ trận chiến càng lúc càng dữ dội, với những trận pháo 130 ly và hỏa tiển 122 mỗi ngày 3 cử, với những cơn mưa rừng suốt tuần, những ly cà phê pha với đế, những điếu thuốc chia nhau hút chung và đi ngủ lạnh run với giày saut dưới chân và áo quần trận ướt trong tư thế sẳn sàn tác chiến bất cứ lúc nào. Và quen dần với những tiếng rè rè suốt đêm của máy vô tuyến, những tiếng lóng truyền tin. Hoặc phân biệt được hướng của ta và địch, định hướng pháo ta pháo địch, hơi thở của trực thăng tản thương trong rừng rậm…




Bên cạnh học hỏi thực tế quân sự, tâm hồn tôi chùng lại khi nhìn ngắm những triền đồi tràn ngập bởi màu tím hoa sim, những ghềnh suối đẹp, những chùm hoa phong lan màu sắc rực rở nở rộ trên cành cao, tận hưởng cái đẹp thiên nhiên của rừng già nguyên thủy, của đất nước sơn hà…




Đã bao lần tôi đau đớn bó tay trước những vết thương quá nặng của thương binh, hay âm thầm nhỏ lệ trước những xác chết của cả quan lẫn quân gói chặt trong poncho nằm hai hàng bên bải đáp chờ được bốc đi (3). Phải có một cái gì linh thiêng, một niềm tin bất khuất, một tình đồng đội cùng sống cùng chết, cùng tiến cùng lùi với nhau, một tinh thần dũng cảm của Nhảy Dù Cố Gắng, mới khiến các chiến sĩ ND coi nhẹ thân mình, đội pháo trên đầu liên tục xung phong hay tạm lùi trước áp lực địch để sau đó phản công như vũ bảo đánh chiếm các công sự địch ẩn núp trên các ngọn đồi, lúc đầu thấp rồi cao dần. Những ngọn đồi không tên. Những ngọn đồi với con số cao độ vô cảm. Đơn giản thế đó nhưng là nơi bao thân người nằm xuống! Bao máu chảy thịt rơi!




Tôi rời Tiểu Đoàn 1 Dù vào Saigon trước Tết 1975, lãnh nhiệm vụ mới làm Y Sĩ Trưởng TĐ15ND Tân Lập. Như định mệnh được an bài, tôi vui mừng biết gia đình nàng nay cũng ở Saigon. Đúng vào chiều Mùng Một Tết, hiên ngang trong bộ hoa dù mũ đỏ, và chững chạc trong phong cách, hạnh phúc dồn dập đến với tôi khi tôi tìm đến thăm nàng tại nhà, sau trên 3 năm xa cách. Mối tình tôi từ từ chuyễn hướng thuận lợi theo thời gian. Dưới mắt nàng, tôi không còn là một bạch diện thư sinh mà một con người dày dạn phong sương, tự tin và lạc quan. Trong suốt cả tháng 2, hầu như chiều nào tôi cũng nhảy lên xe ôm đến thẳng nhà nàng tiếp tục chinh phục nàng, trao nàng những lá thư tình đậm đà thương nhớ viết từ trong trại hay từ chổ hành quân, hoặc trổ tài miệng lưởi chiếm cảm tình của gia đình họ hàng nàng, đưa em nàng đi nhổ răng tại phòng Nha Khoa của TĐQYND, đưa nhau đi ăn hàng quà, kể cả “đi dạo phố mùa xuân” hoặc cùng nhau về thăm bên ngoại nàng ở Thủ Đức…








Mùa xuân 1975, nàng đến tận đơn vị thăm tôi tại vòng đai Sài gòn. Ba ngày sau khi Saigon sụp đổ, trước thảm họa tù đầy, tan nát, là “đám cưới chạy tang mất nước” của chúng tôi. Tiếp theo, là hình ảnh 41 năm sau tại cuộc họp mặt kỷ niệm của Binh Chủng Dù ở California.




Mùa Xuân 1975 là một mùa Xuân tràn ngập yêu đương của tôi trong niềm vui riêng. Nhưng là một mùa Xuân thảm họa cho đất nước đang từ từ tan vở với những di tản chiến thuật, những bỏ ngỏ bỏ của chạy lấy thân. Những câu chuyện bi hùng của quân và dân từ Cao Nguyên, từ Miền Trung Huế, Đà Nẳng đến dần Nha Trang, Phan Rang, Xuân Lộc... Những trận đánh đẩm máu bất cân xứng trong những giờ thứ 25.





Theo thời gian, tình hình chính trị xấu dần, tình hình quân sự càng bi đát hơn. Dân chúng ùn ùn kéo nhau đổ về Saigon. Người quyền thế và giàu có bắt đầu di tản ra khỏi nước. Tôi đi vào trận cuối đời lính của mình thanh thản và hạnh phúc trong sự tuyệt mỹ của tình yêu. Không một níu kéo vị kỷ, không một đắn đo do dự. Hoàn toàn phó mặc trong tay Chúa. Những căng thẳng của tuần cuối. Những bồn chồn mất ngủ của những ngày và đêm 27, 28 và 29 tháng 4. Dù vậy tinh thần chiến đấu của TĐ15ND vẫn bất diệt. Cá nhân tôi vẫn bình tỉnh làm phận sự của mình và vẫn theo sát chân TĐ15, vẫn chiến đấu tại cầu Bình Triệu, khu nhà thờ Fatima. Cho đến ngày cuối cùng: 30 tháng 4. Giờ cuối cùng: sau khi được lệnh buông súng. Nghẹn ngào trong sững sờ. Bàng hoàng trong đau đớn. Xót xa trong tủi nhục!




Chiều cùng ngày, tôi về đến nhà nàng trước khi về nhà Măng tôi. Như muốn tìm một nơi an ủi duy nhất để bám víu. Với quyết định không để lạc mất nhau trong những năm tháng đen tối sắp đến, nàng can đảm nhận lấy tôi, dang rộng tay ôm choàng tôi, che chở tôi khi đôi cánh thiên thần của tôi vừa sụp gảy, giấc mơ dài bị tan vỡ. Chúng tôi trở nên vợ chồng 3 ngày sau khi mất nước, trong ngôi nhà nguyện nhỏ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Một đám cưới thật đơn sơ chạy tang cho đất nước. Chắt chiu hạnh phúc trong cơn lốc đổi đời.




Cho dù giờ đây cầu Trường Tiền được chiếu sáng đèn màu mỗi đêm, hình ảnh chiếc cầu gảy trong Tết Mậu Thân vẫn là một chứng tích mãi mãi tồn tại trong tim óc những người con Huế! Cho dù các ngôi mộ những nạn nhân trong biến cố Mậu Thân bị chính quyền mới bắt dời chổ, thay đổi mộ bia trong cố gắng xóa đi những bằng chứng phạm tội diệt chủng, ở trong nước hay hải ngoại, trên khắp thế giới tự do, ngoài những kỵ giổ vào mỗi dịp Tết hàng năm, con dân gốc người Huế chọn thêm ngày 23 tháng Năm Âm Lịch mỗi năm, nguyên thủy là ngày Kinh Đô Huế bị thất thủ vào tay quân ngoại xâm Pháp vào năm 1885, để tưởng nhớ và cầu siêu cho bao ngàn vong linh bị giết hại trong biến cố Mậu Thân.




Xin thắp những nén nhang cho bao anh hùng đã gục ngã vì bảo vệ chính nghĩa tự do của quốc gia Việt Nam. Cho bao đồng đội, chiến hữu đã nằm xuống vì Tự Do. Xin tưởng nhớ đến bao triệu sinh linh vô tôi bị giết chết trong cuộc chiến và hàng trăm ngàn người bỏ xác trên các đường di tản, vượt biên, vượt biển. Xin dâng lời cầu nguyện cho một Mùa Xuân vĩnh cữu đến với Việt Nam trong Tự Do, Dân Chủ và Nhân Ái.




Bên bờ hồ Mission Viejo, CA. Tháng Giêng 2016

Vĩnh Chánh

No comments:

Post a Comment