Pages

Friday, November 25, 2016

VIỆT CỘNG = TẢN ĐÀ = THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM *



HẠNH DƯỢNG * NGUYỄN TẤN DŨNG

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN: TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG CẤM THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG ĐƯỢC ĐI MỸ HỌP VỚI TT BARACK OBAMA VÀO NGÀY 14-15/2/2016

Sunday, February 07, 2016

NGUYỄN QUÝ ĐẠI * TƯỞNG NIỆM TẢN ĐÀ

TƯỞNG NIỆM TẢN ĐÀ (1888-2009)
Nguyễn Quý Đại
Tiểu sử

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (năm Mậu Tý), và mất ngày 7 tháng 6 năm 1939 (năm Kỷ Mão), tại nhà thuê số 71 đường Cầu Mới, ngày nay 47 Nguyễn Trãi Hà Nội, hưởng thọ 51 tuổi (1). Quê ông làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây cũ nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Thân phụ Tản Đà là ông Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều. Ông Kế vốn là người phong lưu thích thơ nhạc, thường lui tới chốn bình khang và quen với bà Lưu Thị Hiền (Nhữ Thị Nghiêm) là một đào hát tài sắc ở Hàng Thao. Ông Nguyễn Danh Kế cưới bà làm vợ thứ khi ông làm tri phủ Xuân Trường. Bà là người hát hay, có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trai út trong bốn người con của đời sau. Tản Đà lên 3 tuổi thì thân phụ từ trần, đời sống gia đình khó khăn, thêm sự bất hoà với gia đình chồng, bà Nghiêm bỏ nhà trở lại nghề xưa. Tản Đà cùng anh Nguyễn Mạn và 2 chị phải về ở với anh cùng cha khác mẹ là ông Nguyễn Tài Tích (sinh năm 1864 nối nghiệp cha thi đỗ Phó bảng) và Nguyễn Cổn. Tản Đà sống theo anh đi các nơi vì ông Tích được bổ nhiệm làm Đốc học các tỉnh miền Bắc .
Thời thơ ấu Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo, 5 tuổi ông học Tam tự Kinh Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,... 6 tuổi học Luận Ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc Ngữ, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích thơ văn, được người anh hết lòng chỉ dẫn nên 14 tuổi đã thạo các lối văn chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức là trường học thực nghiệm cải cách của Pháp ở Hà Nội, ông viết bài "Âu Á nhị châu hiện thế" được các báo ở Hong Kong đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Tản Đà không thành đạt trên đường khoa bảng, thất bại trong tình yêu đã làm ảnh hưởng suốt cuộc đời của thi nhân, đôi khi ông sống với mộng tưởng, phẫn uất chua cay, tư tưởng ngông cuồng và yếm thế... Về đường văn học Tản Đà là nhà thơ thuộc phái cựu học như Phan Khôi, nhưng Phan Khôi với " Tình Già" đã mở màn cho phong trào thơ mới lãng mạn, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, đó là thời điểm quốc ngữ còn phôi thai, bắt đầu chuyển mình thay đổi nhanh chóng phổ biến rộng rải trên báo chí bằng thơ và văn xuôi. Tản Đà giữ một điạ vị quan trọng là nhịp cầu nối liền giữa hai nền văn học cổ điển và hiện đại đóng góp cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam phát triển mạnh. (về thơ mới trên Đông Dương Tạp Chí số 40 năm 1914 Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn "Con ve sầu và Con kiến" của La Fontaine không theo cách của lối thơ cũ, nhưng phải chờ tới Phan Khôi, thơ mới dần dần lớn mạnh)
 
Con đường sư nghiệp
Năm 1909 (Kỷ Dậu) Tản Đà dự kỳ thi Hương ở Nam Định bị rớt. Ông về nhà ở Phủ Vĩnh Tường tiếp tục dùi mài kinh sử. Trong thời gian này, ông yêu cô gái họ Đỗ ở phố hàng Bồ. Nếu thi đậu thì vinh quy bái tổ "võng anh đi trước võng nàng theo sau", Nhưng 3 năm sau (1912) dự kỳ thi Hậu bổ bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp, mùa thu năm ấy ông lại đi thi Hương cũng thất bại và chuyện tình tan vỡ, người yêu đi lấy chồng.
Ông thất tình chán nản bỏ về Hòa Bình vào dãy Hương Sơn trên ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc". Trong thời gian nầy ông đọc Tân thư, sách của K�ang yu Wei/ Khang Hữu Vi (1858-1927) và Liang Ch�i ch�ao/ Lương Khải Siêu 1873-1929) về cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Dật Tiên/ Sun Yat-Sen (1886-1925) khởi xướng lật đổ triều đại Mãn Thanh. Tản Đà còn được người anh rể Nguyễn Thiện Kế dìu dắt vào con đường văn chương. Nguyễn Thiện Kế từng làm tri huyện Tùng Thiện và Phúc Thọ của xứ Đoài, vốn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng đương thời, lại là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20, thường làm thơ đả kích táo bạo bọn quan lại tay sai cho thực dân Pháp.
Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích qua đời. Tản Đà về Vĩnh Phú làm nghề báo, đầu tiên ông cộng tác với Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) phụ trách mục "Một lối văn nôm". Đến năm 1915, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một tri huyện ở Hà Đông. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Đông dương tạp chí phát hành từ năm (1913-1916) do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, nhằm truyền bá nền giáo dục bách khoa phổ thông theo văn minh Tây phương, phát triển chữ quốc ngữ nâng cao dân trí... số đầu tiên xuất bản vào ngày thứ 5 ngày 15.05.1913 hoạt động được 4 năm. Năm 1916 Nguyễn Khắc Hiếu lấy bút hiệu Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp dùng ngòi bút mưu sinh.
Phận nam nhi tang bồng là chí,
Chữ trượng phu ý khí nhường ai.
Non sông thề với hai vai,
Quyết đem bút sắt mà mài lòng son.
Cuộc đời Tản Đà với những mối tình đầu trong trắng đam mê một thời, đã vỗ cánh bay cao, để lại Tản Đà những thương tiếc bâng quơ. Từ sự tan vỡ đó đã mang lại cho ông đau khổ khôn nguôi, cảm xúc đã làm nên những vần thơ trữ tình
Vì ai cho tớ phải lênh đênh
Nặng lắm ai ơi, một gánh tình" Mình ơi có nhớ ta chăng?
Nhớ mình đứng tựa ánh trăng ta sầu.
Duyên hồ thắm bổng dưng phai lạt,
Mối tơ vương đứt nát tan tành,
Tấm riêng, riêng những thẹn mình,
Giữa đường buôn đứt gánh tình như không!
Suối tuôn róc rách ngang đèo,
Gió thu bay lá bóng chiều về tây
Chung quanh những lá cùng cây,
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm...
(Vô đề)
Mùa thu là mùa của thi ca lãng mạn, các thi nhân thường chọn mùa thu làm thơ soạn nhạc, mùa thu là một xúc tác cho họ trở về với đời sống thiên nhiên, ca ngợi và vẽ thành những bức tranh tuyệt mỹ...
Làn cây khuất bóng trăng tà,
Đêm thu một khắc quan hà mấy mươi
Nhớ ai đất khách quê người,
Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ.
(Nhớ ai)
Bàn tay con người làm sao giữ được thời gian, thời gian trôi qua lặng lẽ như một giấc mơ. Để rồi tất cả trở thành một quá khứ xa khơi, ngỡ ngàng vụt mất. Ông sáng tác rất nhiều thơ với nhiều thể loại, thường diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán cuộc đời...đắm chìm trong cõi mộng với mối tình cùng người tri kỷ năm xưa.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi... Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?
Những mối tình chắp cánh cuả Thi Nhân đã để lại cho chúng ta một thi tài Tản Đà, mở màn cho trào lưu lãng mạn sau này (phong trào thơ mới), với những bài thơ ghi dấu sự chuyển giao giữa hai thời đại.
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi.
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng.
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
Những lúc canh gà ba cốc rượu.
Vài khi cánh điệp bốn phương trời.
Tìm đâu cho thấy người trong mộng.
Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?
                     (Giấc mộng con).
Tản Đà ảnh hưởng Nho học từ thuở ấu thơ, nhưng thơ cuả ông ít dùng điển tích. văn chương của Tản Đà trong sáng giàu khả năng gợi cảm, ông có biệt tài dùng các hư từ điệp từ, âm điệu tiết tấu rất gợi cảm. Bài Tống biệt hành: nào lá đào rải thảm đường đi, suối tiễn, oanh đưa, ngậm ngùi, bước trần ai, đá mòn, rêu nhạt, nước chảy bao trùm cả không gian và thời gian... nổi bật tràn đầy tình cảm trong sáng, phối hợp âm sắc, tiết tấu diễn tả bước chân ngập ngừng của cảnh trần tục và tiên cảnh chia ly
Lá đào rơi rắc lối Thiên thai.
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi.
Nửa năm tiên cảnh.
Một bước trần ai.
Ước cũ duyên thừa, có thế thôi!.
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, huê trôi.
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ nay xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi
(Tống biệt hành)
Cuộc đời Tản Đà thất bại về công danh và tình yêu, nên bản tính trở thành ngông, yếm thế. Nghèo nhưng lúc có tiền thì thích phong lưu ăn nhậu, say sưa dù cái say vì nhân thế, vì cảnh đời. Nhưng đã nói say thì không thể kềm chế được tư cách con người.
Cảnh đời gió gió, mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say ta lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái đỉnh phù du
Trăm năm thi sĩ tửu đồ là ai?
(Thơ rượu).
Tản Đà hờ hững với công danh, chấp nhận số phận sống với đời trong niềm vui thơ và rượu, hai thứ đó có thể là một giải thoát con người ra khỏi vòng tục lụy?
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thì hư vậy, say thì cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
Say chẳng biết phen này là mấy,
Nhìn non xanh chẳng thấy lại là say
Quái! Say sao? Say mãi thế nầy?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh,
Thê ngôn túy tửu chân vô ích.
Ngã dục tiêu sầu thả tự do.
Việc trần ai, ai tỉnh, ai lo,
Say lúy túy nhỏ to đều bất kể.
Trời đấy nhỉ! Cái say là sướng thế!
Vợ khuyên chồng, ai dễ đã chừa ngay,
Muốn say lại cứ mà say.
(Lại say)
Nếu con người sống theo chủ nghiã khoái lạc, ăn uống nhậu nhẹt say sưa suốt đời sẽ không giúp ích được gì cho xã hội, bị người ta chán ghét khinh rẽ, nhưng Tản Đà say rượu với thơ văn, giọng châm biếm chua cay, tố giác bọn quan lại tham nhũng hối lộ của dân nghèo. Cảm đề của Tản Đà thời ấy với ngày nay vẩn còn giá trị đối với văn học và lịch sử. Thế kỷ 21 nhưng vấn nạn tham nhũng, hối lộ, bán nước chưa chấm dứt ...
Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn
Mặt sắt còn bia miệng thế gian
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quan nó dễ làm quan
Cũng phường dối nước quân ăn cắp
Cũng lũ tàn dân giống hại dân
Lạnh lẻo hơi sương tòa Tạp chí
Lệ ai giàn giuạ với giang sơn
(Cảm đề)
Tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã bỏ xương máu, dựng nước và giữ nước, mở mang bờ cõi qua các triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần-Nguyễn chống lại các triều đại phong kiến Trung Hoa giành độc lập sau một ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không thoát khỏi cảnh gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Tản Đà cũng như mọi người đau lòng trước hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, dù sống trên giang sơn gấm vóc Việt Nam nhưng làm người dân nô lệ. Vịnh Bức Dư Đồ Rách in lần đầu năm 1921, trong tập thơ Còn Chơi. Đến năm 1925 được tuyển chọn in trong tập Thơ Tản Đà, nói lên tâm trạng, hoàn cảnh nước nhà trong giai đoạn suy vong, cương thường đạo nghĩa nghìn xưa đảo lộn, bọn tay sai tiếp tay với thực dân ăn hại của dân.
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười,
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sau con cháu lấy làm chơi!
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ,
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi!
Đất nước Việt Nam độc lập, nhưng bị bọn bành trướng Trung cộng xâm chiếm biên giới, lãnh hải. Ngư dân bị bọn cướp biển Trung quốc bắn giết, bắt bớ giam cầm, tịch thu ghe lưới, tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Cũng như dư luận ồn ào trong và ngoài nước về vấn đề khai thác Bauxite ở Tây nguyên làm ảnh hưởng môi trường và an ninh quốc gia... Bức dư đồ nầy ai sẽ chịu trách nhiệm bồi lại? Tựa đề truyện Thề non nước của Tản Đà diễn tả một phần tâm sự của mình trong thời gian đất nước bị nô lệ, Tản Đà đã tế nhị lồng ý nghĩ trung thành với giang sơn gấm vóc, là một bài thơ dài có tính tiêu biểu cho lòng yêu nước tha thiết nhưng không ước lệ, lời thơ óng ả điêu luyện, chân thật và thanh thoát.
Nước Non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện Nước cùng non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngón cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây bong ngả tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha,
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thề nhớ Nước, Nước còn quên Non
(Thề non nước)
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn Tản Đà, ông còn là một thiên tài dịch thơ Đường. Những bài thơ lục bát không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào thơ, được nhiều nhà phê bình văn học như Phạm Văn Diêu cho là hay hơn các bản dịch khác Hai câu kết của bài Hoàng hạc lâu :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sâu
Tản Đà không dịch chữ sử nghiã là "xui khiến", nhưng dịch là "cho" rất hay
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Tản Đà ảnh hưởng bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Ngồi buồn nhớ chị Xuân Hương
Hồn thơ còn hãy như nhường trêu ai....
Đã trót hở hang khôn khép lại
Lại còn e nỗi chị em ghen
(Hoa sen nở trong đầm)
Hay vịnh cảnh đi chơi chùa
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi con mỏi gối
Phàm trần chưa biết nhắn nhe cho
(Chơi chùa Hương Tích)
Làm báo
Sự nghiệp làm báo của Tản Đà luôn gặp khó khăn! Tờ "Đông Dương tạp Chí "đình bản, Tản Đà viết cho Nam phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút (1917-1932). Phạm Quỳnh ca ngợi Khối Tình Con" nhưng phê bình nặng tác phẩm Giấc mộng con. Tản Đà bỏ Nam Phong không cộng tác tiếp. Năm 1921 Tản Đà làm chủ bút tạp chí Hữu thanh, nhưng đến năm 1926 báo đình bản. Năm 1922 ông lập "Tản Đà thư điếm" sau đổi lại "Tản Đà thư cục" với nhà xuất bản riêng nầy Tản Đà đã xuất bản và tái bản những tác phẩm của ông, ngoài ra còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố... Tản Đà thích sống với mộng, không có kinh nghiệm làm báo, như một cái nghiệp dĩ đeo đuổi, chưa dứt được ... An Nam tạp chí (1926-1933) phát hành lần đầu ngày 01.7.1926 Tản Đà làm chủ bút, Ngô Tất Tố thư ký tòa soạn. Tờ An Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển văn học thời cận đại, thể hiện tinh thần yêu nước qua các bài tiểu luận. Nhưng báo luôn gặp khó khăn về tài chánh đã trải qua ba lần đình bản, chỉ được 48 số vĩnh viễn ngưng hoạt động Tản Đà đã than thở
Tội nặng nhất trần gian
Là bắt anh Khắc Hiếu
Làm tạp chí "An Nam"
Tản Đà vào Gia định viết cho báo Thần chungĐông Pháp thời báo của ông Diệp văn Kỳ. Giấc mộng lớn, nhỏ đều bay vào hư không, nên Tản Đà phải sống với nghề dịch thơ Đường cho báo Ngày nay, chú thích truyện Kiều, dịch Liêu trai chí dị cho nhà xuất bản Tân Dân. Năm 1931-1932 Tản Đà bút chiến với nhà văn Phan Khôi (1887-1960) về luận lý Tống Nho, ông đòi đem Phan Khôi ra Văn Miếu quất roi vào đít. Đối với phong trào thơ mới đang lên, các tờ báo mới như Phong Hoá của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, đem Tản Đà ra phê bình gây nhiều tranh cãi giữa phe cựu học và tân học. Vào giai đoạn cựu học lùi vào bóng tối lãng quên, Tản Đà mở trường dạy chữ Hán không có người theo học, mở phòng xem bói cũng vắng khách, đời sống vất vả, không đủ tiền trả tiền thuê nhà. Ông phải tự trách mình
Khi làm chủ báo, lúc viết mướn
Hai chục năm dư cảnh khôn cùng
Trần gian thước đất vẫn không có
Bút sắt chẳng hơn gì bút long
Ngày xuân như ngựa, đầu xanh bạc
Chán cả giang hồ hết cả ngông
(Tiễn ông công lên trời)
hay
Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có cửa nhà thi không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gío trăng..
(thú ăn chơi) Tết đến năm nay nghĩ cũng buồn
Tiền thì không có nợ đòi luôn
(Tết than việc nhà)
Cuộc đời không phải luôn bình yên hay đẹp như mộng, Tản Đà trải qua nhiều giai đoạn khó khăn từ tinh thần đến vật chất. Theo lời kể lại người con trưởng của Tản Đà là Nguyễn Khắc Xương ở Phú thọ nay đã hơn 85 tuổi, đã tập hợp biên soạn những tác phẩm của thân phụ: "lúc ông 17 tuổi thì nhà thơ Tản Đà mất, để lại 7 người con 4 trai và 3 gái với cảnh nghèo trong nhà không đầy 2 kilo gạo và 10$ lẻ! " Nhưng đến lúc xuôi tay về bên kia thế giới, thì những người trước đây phê bình chỉ trích Tản Đà rất nặng lời đã viết những loạt bài tưởng niệm và thương tiếc nhưng đã muộn màng !! Qua những bài học của người xưa chúng ta thấy điều quan trọng nhất con người sống với nhau cần phải có cái TƯØ TÂM, nên đối xử với nhau tốt đẹp, vì theo luật tạo hoá tất cả sẽ trở về với cát bụi hư vô.
Tác phẩm của Tản Đà được xuất bản, tiểu thuyết và luận thuyết
Thề non nước
Trần ai tri kỷ (1932)
Giấc mộng lớn. Giấc mộng con (1916)
Giấc mộng con II (1932)
Tản Đà luận văn, Tản Đà văn tập (1932)
Tản Đà xuân sắc (1934)
Khối tình con (1918)
Giáo khoa: Lên sáu(1919), Lên tám(1920), Đài gương truyện, Quốc sử huấn mông,(1924) Đàn bà Tàu (dịch liệt nữ truyện) , Còn chơi (1921)
Tuồng chèo: Tây Thi, Tỳ bà Hành, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai
Dịch thuật. Đại học, Đường Thi, Liêu Trai Chí Dị
Khảo cứu Truyện Kiều chú giải ....
Thơ văn Tản Đà trước 1975 đã đưa vào chương trình giáo dục Đại Học văn khoa và Trung học của miền Nam tự do. Tản Đà đã đóng góp vào kho tàng văn chương Việt Nam thật phong phú, thơ Tản Đà phác họa cái đẹp lãng mạn đa tình, hoà hợp giữa thiên nhiên màu sắc, âm thanh và cảm xúc, là những đóa hoa rực rỡ hương sắc, dù thời gian trôi qua không dừng lại nhưng hương sắc thơ Tản Đà không bao giờ phai tàn trong văn học Việt Nam. Thơ Tản Đà luôn bày tỏ nỗi niềm ưu ái đối với quốc gia và dân tộc.
 
Tài liệu tham khảo
Việt Nam Thi Nhân tiền Chiến của Nguyễn Tấn Long
Tự điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quyết Thắng NXB Văn hoá
Thơ Tản Đà những lời bình luận NXB văn hoá Thông tin 2003
1/ Ngày sinh của Tản Đà nhiều tài liệu khác viết ông sinh năm 1889 (?)
Trong bài viết "uống rượu với Tản-Đà" của nhà văn Trương-Tửu, tác giả cũng xác nhận Tản Đà sinh vào ngày 27 tháng 4 năm Thành Thái nguyên niên 1889

SẤM TRẠNG

Hào 4, lục tứ: Hồng tiệm vu mộc, hoặc đắc kì giốc, vô cửu (Chim hồng nhảy lên trên cây,
may tìm được cành thẳng mà đậu, không có lỗi).
Hào 4 nằm ngoại quái, chim hồng đã bay ra ngoài (chỉ nười Việt hải ngoại), vẫn được yên
ổn ởtrên vị thế cao (cành thẳng), điều đó không gì là lỗi nhưng bởi chim hồng là giống sống
dưới nước chứ không phải trên cây nên không mấy hợp (người Việt hải ngoại vẫn là người Việt),
không chịu trở về với (h.1 nội quái) là đất nước và dân chúng, đó mới là cái lỗi.
Hào 5, cửu ngũ: Hồng tiệm vu lăng, phu tam tuế bất dựng, chung mạc chi thắng, cát
(Chiêm hồng lên gò cao, vợ ba năm không sinh đẻ, nhưng cuối cùng không gì thắng nổi chính
đáng, tốt)  Hào 5 dương, trung chính, nhưng trong thời quái tiệm (từ từ không thể nhanh được) nên
sự kết hợp hào 5 với hào 2 (như việc vợ chồng) tuy hợp nhưng không thể nhanh, cũng gặp nhiều
trở lực (bị h.4 âm, chỉ kẻ xấu, ngăn cản) nhưng dù gì đi nữa, cuối cùng vẫn tốt vì có trung chính.
Liên hệ thực tế VN, sự xung đột người Việt quốc nội và hải ngại, cũng như VN và các
nước phương Tây (h.5 và h.2 đều trung chính) gặp nhiều trở ngại nhưng cuối cùng sẽ giải
quyết tốt. Điều nầy cũng dễ hiểu, cái trở lực ngăn cản 2 và 5, với quái Tiệm, là h. 4 dương
(không trung , không chính), đối với hiện thực là bị TC cản mũi kì đà, nhưng những trở lực sẽ
không còn nữa khi Trung Nhật đụng độ và TC thua như đã bàn trong quái Sơn Phong Cổ.
Hào 6, thượng cửu: Hồng tiệm vu quì, kì vũ khả dụng vi nghi, cát (Hào thượng trên
cùng, dương: Chim hồng bay bổng đường mây, lông (rớt) có thể lấy trang điểm, tốt)
Đối chiếu với VN, cuối thời kỳ Tiệm, VN tuy không chiến (bất chiến), cũng thành công
(tự nhiên thành) do đã có cuộc chiến Nhật Trung giải quyết xong và sẽ đưa ra quốc tế để giải
quyết v/đ biển đảo.
VN sau đó sẽ phát triển tốt đẹp (như chim hồng bay bổng đường mây), có thể làm khuôn
mẫu cho nhiều nước (khả dụng vi nghi)
@ ĐỐI CHIẾU QUÁI PHONG SƠN TIỆM VỚI HIỆN THỰC VN
Trên hiện thực, từ khi có đảng CSVN làm công cụ tay sai của Tàu, lên nắm quyền điều hành
đất nước (Điều 4 HP giành quyền lãnh đạo cho đảng), VN bị cột chặt trong vòng kìm tỏa rất
thâm độc và tinh vi của Tàu, khiến không tìm ra được lối thoát. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam
mất chủ quyền từ đó, cuộc sống người dân rất cơ cực, khổ đau, kêu than nhưng lại không lỗi, vì
trong thời Tiệm và trong hoàn cảnh đó chẳng làm gì hơn được nên quẻ nói là “vô cửu” (không
lỗi). Và, không lỗi nữa là trong thời tiệm (tiến chậm), người dân đã kiên trì chịu đựng mà không
nổi loạn quật cường, dễ bị đàn áp như ở Thiên An Môn bên Tàu, như thế là hợp với hào 1 của
quái Tiệm, hợp với “bất chiến tự nhiên thành”, hợp với thời quẻ và hợp với sự sắp xếp của siêu


quyền lực (Nói điều nầy không đồng nghĩa với ý thụ động và vô vô cảm mà phải hành động

cương quyết nhưng ôn hòa, hợp với thời vị …Cũng có nghĩa là phải từng bước, trước tiên cần

loại bỏ nội thù mới trừ được ngoại xâm. Đến hôm nay điều này không khó vì dân đã bị dồn vào


thế cùng nên không sợ CS nữa)


III. KẾT LUẬN


Tất cả đều bị/được gài thế! Nhưng ai đã gài thế ? Dưới cái nhìn chiến lược của tây

phương dựa vào vị thế địa dư, cái thế đó là thế gài do địa dư tính nên cần có con đường phải

chọn để hành động chính trị cho phù hợp, người ta gọi con đường chính trị đó là Địa Chính Trị

(geopolitics). Đông phương cũng dựa vào “núi sông thiên định đặt bày” (Cụ Trạng NBK), gọi


10


là cái “hồn thiên sông núi” của địa dư, lại còn dựa vào Đạo học, Dịch học nữa để thấy thế gài và

con đường tốt nhất để giải trừ: Con Đường Đạo học là hướng đi tra cứu Lẽ Biến Dịch của

chính sự vật trong trời đất (Càn Khôn) được con Lý Số Càn (___), Khôn (_ _) chưng ra.
4Các Đạo gia tiên khởi đã lấy cái tượng Càn Khôn Trời Đất, là các dấu chỉ của signs và


symbols, như Càn (___), Khôn (_ _) hay nòng (0), nọc (1)… được ấn ký trong sự vật, và mô

phỏng theo đó để lập ra các con Lý Số (reason numbers) và các đồ hình của Dịch (Yin Yang

Road Maps), gọi là cái “Thiên Thư Định Phận” (Lý Thường Kiệt: Định phận tại Thiên Thư). Cái

Thiên Thư nầy huyền thoại Việt gọi là Sách Ước không chữ (Sách Ước Trinh Nguyên: “Sách

Ước trinh nguyên không một chữ…”)


Các ‘Thiên Thư’ chưng ra Đạo Biến Dịch, nên các Đạo gia hay những người thông Dịch

thấy được Đạo Lý, nên có khả năng tiên tri. Chính cụ Trạng nói rằng ông viết Sấm Truyền nhờ

Đồ Thư và ông đã toán việc (tính việc dựa trên những con lý số) như thần! Ông đã thấy việc 500


năm trước và 500 năm sau… trong đó có lời tiên tri về sự kiện biển Đông hôm nay: Ông nói,


“kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng”. Và, theo đó, hải ngoại không mang nghĩa là ngoài biển

mà là biển ngoài: chiến tranh không xảy ra khu vực hải nội (Hải chiến không xảy ra ở biển

Việt Nam (biển Đông) mà xảy ra ở biển ngoài, biển Nhật Bản (hải ngoại)! Thế nên mới có câu

Sấm tiếp theo của Ngài nữa là “Bất chiến tự nhiên thành” để xác định VN không đánh cũng

thành công (đương nhiên là Nhật phải đánh, như đã viết ở phần Sơn Phong Cổ).

Tất cả nằm trong thế cài, thế cài nầy nảy sinh từ “núi sông thiên thiên định đặt bày”(5) và

muốn rõ, hãy tra cứu trên Đồ Thư Sách Ước: “Đồ thư một quyển xem ngay mới rành” (6).

Ngày nay, trong lãnh vực chính trị liên quốc gia, mọi hành động nhằm gỡ ra thế cài đó,
như là cái thế thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu: “Thế chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế,

phải thế”! (7)


Toán việc chính trị dựa trên sông núi thiên nhiên đặt bày, cùng dựa vào Việt Lý, Việt

Dịch Dịch, tôi tạm gọi cái chính trị đó là: PHONG THỦY CHÍNH TRỊ.

Qua cái nhìn phong thùy chính trị nầy tôi xin khẳng định: Hải chiến Nhật Tàu tất phải

xảy ra: Tàu sẽ thua, Nhật dưới sự yểm trợ của đồng minh, sẽ thắng để Thế giới sẽ bước vào

kỷ nguyên mới của hòa bình, phát triển và phồn thịnh trong nhiều trăm năm.

Riêng VN, nhiệm vụ con dân Việt là cần sớm cúng cố nội lực mà văn hóa là trọng tâm,

loại bỏ CS là nhiệm vụ trước mắt, để sớm hướng đến xây dựng Dân Chủ, Dân Quyền, Nhân

Quyền và Nhân Bản với Nhân Vị là Người đứng giữa Trời Đất “Trung lập nhi bất ỷ cường chi

kiểu” (Đứng giữa Trời Đất mà không cậy vào, cách đứng như vậy hùng mạnh thay!). Lối hướng

đến đó chẳng những cho VN mà cho cả CON NGƯỜI hay nhân loại nói chung!


San Jose, ngày 7 tháng 11, 2013.

Cước Chú:


(1): Jung: Carl G. Jung: Nhà phân tâm học người Đức đã cùng cộng tác cùng ông Richard Wilhelm (lấy


tên tiếng Hán là Vệ Lễ Hiền), đã bắt nhịp cầu cho hai cõi Đông Tây. Hai ông rất mê Kinh Dịch (Book of


Changes) và tin tưởng vào bói Dịch, hai ông đã có công rất lớn trong việc đem Dịch của phương Đông


truyền bá sang Tây phương.


(2): Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm (1491 _ 1585), tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là


Bạch Vân Cư Sĩ. Ông đã dựa vào hai hình Đồ Thư (Hà Đồ, Lạc Thư) mà viết ra Sấm Trạng để đời:


“Nước Nam từ thuở Hồng Bàng


Đổi thay cuộc thế, gian san chuyển vần


11





Đinh, Lê, Lý Trần thuở trước


Đã bao lần vận nước đổi thay


Núi sông thiên định đặt bày


Đồ Thư một quyển, xem ngay mới rành”…


(3): “Nam quốc sơn hà Nam đế cư


Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư


Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm


Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” Lý Thường Kiệt


(4): “Chưa từng thấy ai không thông Dịch mà thông Sự Lý Sự Vật, muốn thong Sự Lý Sự vật phải thông


Dịch” Nguyễn Duy Cần (1907 _ 1998) tại làng Điều Hoà, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho


(nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông là một học giả lớn của Nam Việt Nam trước 75,


chẳng những nhiều tác phẩm mà còn có chiều sâu về ảnh hưởng trên phương diện học thuật.


(5), (6): Trạng Trình NBK.


(7): Ngô Thời Nhậm (NTN), tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, con của Ngô Thời Sĩ, đậu tiến sĩ


năm 1775, đầu Ngyễn Huệ và được phong làm Tả thị Lang Bộ lại. Bởi có mối tư thù với Đặng


Trần Thường (ĐTT) dưới trướng của Gia Long, nên khi nhà Tây Sơn suy vong, NTN bị ĐTT


đánh roi có tẩm thuốc độc mà chết. Giữa hai Ông Nhậm và Thường có 2 câu đối rất hay:


NTN thất thế bị bắt ông nói: “Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời, phải thế”!


Cậy ở vào thế thắng ĐTT đáp: “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ, biết ai”!


Cái hay là đối đáp rất chỉnh với lại cái lối chơi chữ ở đây nữa


(*): Các lời giải thoán từ và hào từ hầu hết phỏng theo Nguyễn Hiến Lê _ Kinh Dịch Đạo của


Người Quân Tử _ NXB Văn Học 1994


12

No comments:

Post a Comment