Pages

Monday, February 27, 2017

BẢO GIANG * HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TÀU ?


 

 Hồ Chí Minh, người Tàu hay kẻ bán nước?


Bảo Giang (Danlambao) - Trong suốt chiều dài của lịch sử hơn 4000 năm, Việt Nam mãi mãi còn lưu ký trong dòng sử Việt những công đức của các bậc tiền nhân, những đấng Quân Vương như Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ… và tất cả những Công Thần, những người đã hy sinh vì nghiệp nước. Tuy nhiên, ở đó cũng có những điểm đen tủi nhục với những cái tên như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc…

Rồi vào thời cận đại, nếu ở đó còn ghi lại những tên tuổi như Duy Tân, Hàm Nghi thì cũng không thể thiếu bóng anh hùng Ngô đình Diệm, là những vì Vương đã hy sinh cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Ở một chiều ngược lại, khi Lịch sử Việt Nam còn ghi những tên tội đồ muôn đời của nòi giống là Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc… thì nay, không thể không ghi thêm tên của những kẻ bán nước, triệt dân để cầu vinh là Hồ chí Minh và tập đoàn Cộng sản.
Ai cũng biết, chiến tranh và bạo tàn là hai vũ khí khủng khiếp đã hủy biệt con người, cũng như những nhân sinh quan tốt đẹp của nhân loại. Tuy thế, chiến tranh thường chỉ là một giai đoạn, có hạn kỳ. Sau đó, những thế hệ mới sẽ đứng dậy, cùng xây dựng lại hướng đi của con người và xã hội theo một tiến trình nhân bản, tiến bộ. Duy chỉ có bạo tàn, với hình dạng là một tổ chức chính trị xã hội, ngoài khả năng gây ra tội ác man rợ trong chiến tranh, chúng còn có khả năng bạo hành, hủy diệt cuộc sống của con người trong mọi thời bằng một sách lược phi nhân, bá đạo. Tổ chức bạo tàn ấy là Cộng sản. Nó không chỉ là câu chuyện bên kia biên giới, nhưng là kẻ ngoại sinh ngay trong lòng Việt tộc. Và dưới đây là những dấu chân của chúng.
1. Nơi nào có dấu chân cộng sản, nơi đó không có bình yên.
a. Tại miền bắc Việt Nam.
Khi cộng sản đến, ngoài những cái chết đau thương do đạn bom gây ra, gần một triệu đồng bào thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội vội vàng bỏ nhà bỏ cửa, bỏ lại mọi tài sản, và bỏ cả người thân để trốn chạy cộng sản, vào miền nam tìm Tự Do. Số phận những người không chạy kịp gặp nhiều rủi ro, bi đát hơn. Trước hết, hơn 170000 ngàn trưởng gia đình có tiền của, có học thức xã hội, trong đó có nhiều người mang chính xương máu và tài sản của mình ra để giúp cộng sản đạt chiến thắng đã bị tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đấu tố, giết chết trong mùa gọi “cải cách ruộng đất”. Cuộc gọi là cải cách này đã nổ ra với một chủ đích duy nhất: Bạo hành tinh thần con người để cướp đoạt toàn bộ tài sản của họ. Kế đến, triệt tiêu tài sản nhân bản, luân lý của xã hội để mở ra một guồng máy cuồng đồ và vô nhân tính do CS lãnh đạo.

b. Tại miền nam Việt Nam. 
Ngay sau vụ việc giết người làm khủng hoảng lương tâm của thế giới. Hồ chí Minh tiếp nhận súng đạn của Tàu, là kẻ thù truyền đời của dân tộc Việt Nam, xua quân vào nam. Từ đây, Hồ chí Minh đã gây ra cái chết, thương tật, với con số tổn thất trong chiến tranh là không dưới 4,000.000 người. Ở đó, Huế và tết Mậu Thân 1968 là một điển hình. Trong quyển Death by Government (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J Rummel, giáo sư khoa Chính Trị Học đại học Yale, ghi nhận con số các nạn nhân bị giết vì nạn cuồng đồ trên thế giới như sau:
(1) Mao’s Regime 76 702 000 ( 1958-1962 là 35 236 000 ; PRC từ 1928- 1987 là 76 702 000 người).
(2) Lenine, Staline (Liên Xô) 61 911 000 người.
(3) The Nazi Genocide State (Hitler 20 946 000 người).
(4) Quân phiệt Nhật 5 964 000 người.
(5) Khmer đỏ 2 035 000 người (Polpot).
(6) Thổ Nhĩ Kỳ 1 883 000 người.
(7) Hồ Chí Minh, Cộng Sản Việt Nam 1 670 000 người.
(8) Cộng Sản Ba Lan 1 585 000 người.
(9) Cộng Sản Nam Tư 1 072 000 người.
Tất cả những hệ thống cuồng đồ trên đã bị tiêu diệt hoặc bị thay thế, ngoại trừ 2 điểm còn giữ nguyên màu áo của nó là Trung cộng và cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên, đây là con số ghi dấu tội ác do các tên hung thủ này gây ra. Nó không chỉ đơn thuần là con số chết vì bom đạn, vì chiến tranh nhưng còn là sự bạo tàn nữa. Đó là lý do để cho thấy, ngay sau khi cộng sản bắc Việt chiếm được miền nam, hàng triệu người dân miền nam, sau này có thêm một số đồng bào tại miền bắc cũng bỏ nước ra đi tìm Tự Do trên những ván thuyền mong manh. Nếu chỉ tính số người bị chết trên đường vượt biển, vượt biên có lẽ cũng lên đến hàng triệu người. Ngay thân nhân ruột thịt của tôi đã mất tích trong những chuyến đi này là 7 người. Đìều này cho thấy một sự thật là: Nơi nào có dấu chân cộng sản đến, nơi đó không có bình yên, không có sự sống của con người nhân bản. Con người phải trốn chạy chúng. Bởi lẽ, ở đó chỉ có tội ác và gian trá của chúng tạo nên cuộc sống cho nó, nên người ta phải xa lánh nó. Mà cần gì phải đến con người mới là minh chứng, “ngay cái cột đèn, nếu biết đi nó cũng không ở lại” (Duyên Anh). Và cũng chẳng có một con chó nào không muốn theo chủ nhân của nó ra đi!
Sự việc là thế, nhưng vẫn có người ra điên thành dại ca tụng, đánh bóng Y như như là một thứ “cha già của dân tộc” thay vì lên án Hồ là kẻ diệt chủng. Rồi lại có nhiều kẻ u mê, mất trí, ra công ra sức đánh bóng sự gian dối vô đạo của Hồ bằng thứ ngôn ngữ buồn nôn. Hoặc tuyên truyền đầu độc giới trẻ “học tập theo gương đạo đức HCM”. Đã thế, còn bầy đoàn xây đài, đúc tượng cho Y để hưởng lộc! Với hành động vô lương này, tôi đề nghị họ nên đổi cái khẩu hiệu ấy đi, và dạy dỗ các đoàn đảng viên của mình bằng một khẩu hiệu khác, đúng hơn, chuẩn hơn: “học tập theo gương giết người của Hồ chí Minh”! Bởi vì nếu Y không giết 170000 ngàn lương dân ở miền bắc, không dùng súng đạn Nga, Tàu mở chiến tranh vào nam, đã không có cộng sản tại Việt Nam với những tang thương chất ngập trong hơn nửa thế kỷ qua!
2. Nơi nào có dấu chân của cộng sản, nơi đó gian trá nở hoa.
a. Hồ chí Minh có phải là Nguyễn tất Thành không?
Hiện nay, hầu như chẳng một ai có thể xác minh được ngày sinh của Nguyễn sinh Cung. Bởi lẽ, theo bản văn do chính Y viết khi xin vào trường thuộc địa thì Nguyễn sinh Cung cũng chỉ đề năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Theo đó, cái ngày 19-5 mà CS tung hê là ngày sinh của Hồ chí Minh chỉ là một cảnh hề. Nó phải được coi là một mốc điểm dối trá của CS, hoặc cá nhân Y.
Theo sách vở ghi nhận, Nguyễn sinh Cung sinh 1892 là con út của phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (còn có tên là Huy) một viên chức thuộc triều đình Huế. Ông Sắc là người vốn nghiện rượu. Trong một cơn say rượu vào tháng 1-1910, tri huyện Sắc dùng roi mây cùng thuộc hạ đánh chết một người tù. Gia đình nạn nhân kiện lên cấp trên. Kết quả, triều đình Huế ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh Nguyễn sinh Sắc 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan và bị sa thải. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘Indochine au Vietnam (Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 133). Lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắm giữ thể diện cho một quan chức triều đình! Trước đó, nhờ vị thế của cha khi còn tại chức, Cung được nhận vào trường Quốc Học, Huế. Chẳng bao lâu sau. Y bị đuổi khỏi trường vì tham gia vào phong trào kháng thuế! Khi đó Cung đang học lớp 6.
Sau khi bị đuổi học, Cung đổi tên, làm nhiều nghề trước khi xin xuống tàu làm chân phụ bếp. Khi đến Pháp, Nguyễn tất Thành rất khẩn thiết van nài, cuối cùng vẫn không được nhận vào trường nội địa ở Pháp. Trong đơn xin học đề ngày “Marseille le 15 septembre 1911, chỉ có năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Không được nhận vào trường, Thành tiếp tục đi theo làm phụ bếp trên tàu và đi lại nhiều nơi trong đó có Anh và Hoa Kỳ. Sau này Y trở lại Pháp và theo cộng sản. Y có sinh hoạt với CS Pháp, CS Liên Sô.
Theo lý lịch, Nguyễn tất Thành xin gia nhập và là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng (khoảng 1929). Y không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. “Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?...Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để ‘bác’ gia nhập đảng CSTQ và đưa vào làm việc trong Bát Lộ Quân… rồi chỉ đạo ‘bác’ đứng ra thành lập đảng CSVN để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (Trần Đức Thảo. Những lời trăn trối - trang 254)
Như thế là sáng tỏ việc HCM là đảng viên đảng CS/TQ. Rồi vào ngày 3-2-1930 cùng với 6 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng cộng sản Đông Dương ở Hồng Kông. Năm 1931 với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt. Y được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã chết.

b. 1932-1939: Một giai đoạn bỏ trống. không có nhiều ghi chép về Y.

c. Hồ chí Minh là Hồ Quang?
Sang đến năm 1940, Nguyễn tất Thành được cho là đã xuất hiện trở lại với lý lịch như sau: Thiếu tá Huguang (Hồ Quang sau 1940 đổi là Hồ chí Minh) là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức vào cuối năm 1939. Phần hồ sơ quân bạ được Quân Ủy Trung Ương Trung cộng, ghi như sau: “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh sau này) tại lớp huấn luyện Nam Nhạc, thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Thông tin này cũng được công bố trên trang web của Cục Văn Thư & Lưu Trữ Hà Nội. Với bản lý lịch này, thiếu tá Hồ chí Minh là người mang quốc tịch nào? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?
1. Những khác biệt thực tế.
Những điểm căn bản khác nhau giữa hai bản lý lịch trên:
- Năm Sinh 1892 và 1901. 
- Sở học, một người học chưa hết lớp 6, biết đọc, biết viết chữ Hán Nôm. Một người tốt nghiệp Đại Học tại Lĩnh Nam, được xếp vào hàng trí thức.
- Một người có gốc Việt. Một người cho thấy gốc Tàu hẹ. Hỏi xem, hai người này có thể là một người hay không?
2. Theo văn bản.
Trong Đảng Ta, bài viết được coi là có giá trị nhất trong số các tài liệu của cộng sản BV còn lưu trữ, Hồ chí Minh viết như sau: "Trong số, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi (tức Hồ chí Minh) nay chỉ còn đồng chí Hồ tùng Mậu và Trịngh đình Của Đồng chí Tán Anh và mấy đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước cách mạng thang 8" (HCM toàn tập, tập 5, trang 547). Ở đây, chính Hồ chí Minh (Hồ Quang) đã xác quyết vấn đề nhân sự trong thời kỳ tổ chức, xây dựng đảng. Có lẽ, Nó phải là điều khả tín. Theo đó:

3. Nguyễn tất Thành có thể là Hồ chí Minh hay không?
Có nhiều câu hỏi đến nay người ta không tìm ra câu trả lời và chính tập đoàn CSBV cũng không thể trả lời. Trước tiên, vốn liếng Hán văn của Nguyễn tất Thành trước khi vào trường Quốc Học Huế, và mấy năm lang thang ở Trung Hoa, có giúp nổi Y viết “những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” hay không?
Nhắc lại, cuốn sách này nguyên bản là Hán văn, đã được xuất bản ở Thượng Hải 1949, in lại tại Pháp 1950 và dịch ra tiếng việt sau 1951. Xin nhớ, đây là thời gian Hồ chí Minh bị rơi vào cảnh khốn cùng tại hang Pacpó sau khi phải rời Hà Nội. Theo đó, dù có khả năng, Y cũng không có đủ thời gian để viết ra nó. Như thế, phải chăng quyển sách nầy đã do một nhóm nghiên cứu người Tàu viết bằng Hán văn để đánh bóng thiếu tá Hồ Quang trong lộ quân của Chu Đức, nay đang là lãnh đạo tại Việt Nam dưới cái tên mới là HCM không? 
Ở trường hợp, nếu bảo đó chính là cuốn sách do Hồ chí Minh viết về thân phận mình trong lúc kháng chiến thì người đem sang Trung Hoa để in ấn là ai? Chẳng lẽ do chính Hồ chí Minh mang đi? Xin nhớ là, Hồ chí Minh chỉ thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung quốc vào đầu năm Canh Dần 2-1-1950 mà thôi. Khi ấy cuốn sách đã xuất bản ở Quảng Đông và nó đã được gởi đi in lại tại Pháp rồi!
Kế đến, cũng xin nhắc là, cho đến nay tập đoàn cộng sản đã dày công gian trá, kê khai hơn 170 cái tên là bút danh, ký hiệu của Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, rất nhiều trong số đó có thể là cái áo của những người đã chết, đem khoác vào cho Y để cho vui cửa vui nhà? Tuy thế, dù với rất nhiều xảo trá do bản năng, tập đoàn CSBV vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh nằm trong danh sách đó. Bởi lẽ, nếu xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh sẽ xảy ra trường hợp tam đoạn luận trực diện, ngọt ngào, không bàn cãi như sau:
Trần dân Tiên = Hồ chí Minh. Dẫn đến,
Trần dân Tiên = Nguyển tất Thành. Dẫn đến
Hồ chí Minh = Nguyễn tất Thành. (gọn nhẹ, sung sướng qúa, vỗ tay đi!)
Tuy nhiên, lại nghẹn, mấy chục năm rồi, vẫn nuốt không trôi. Bởi lẽ, có nhiều lý do, trong đó có hai lý do chính yếu để CS không dám dùng tam đoạn luận này. Thứ nhất: Nguyễn tất Thành đã chết và nếu chưa chết, Y cũng không có khả năng viết cuốn truyện tào lao này bằng chữ Hán. Ấy là chưa kể đến cốt cách của bản thân. Dầu gì Y cũng là con cháu một nhà Nho, có ăn học ít nhiều. Biết trên, biết dưới. Y không dám lỗ mãng xưng mình là “bác” là “cha già dân tộc” với mọi người.
Kế đến, xem ra Hồ chí Minh (dù là Hồ Quang hay Ngyễn tất Thành) không hề biết, nói chi đến việc thực hiện cuốn sách láo lếu, tự xưng là “cha già dân tộc” này vào 1949? Lý do, như nói ở trên. Y đang dở sống dở chết ở khu kháng chiến Pac Bo. Sống chết tính từng giờ. Giờ đâu tiểu thuyết trăng hoa? Đã thế, nếu Y viết, thì Y đã nhờ người nào trong ban bí thư, trong bộ chính trị, hay đích thân Y mang “bản thảo” cuốn sách này sang Trung Hoa để in vào năm 1949? Có lẽ nào, “bác” của Việt cộng có phép thần thông thổi những trang sách này sang Trung quốc nhờ họ in chăng? Nếu “bác” của Việt cộng tài thế, tại sao cái bản di chúc HCM phải viết đi viết lại, tẩy xóa nhòe nhoẹt trong nhiều năm chưa thành? Đã thế, nét chữ lại không có một chút nào mang hình dạng mẫu tự của Thành viết trong đơn xin nhập học ở Pháp. Có phải tại vì Y không rành tiếng Việt Nam không? Theo đó, chúng ta chỉ còn cách dùng tam đoạn luận để chứng minh như sau:
a. Trần dân Tiên không phải là Hồ chí Minh. Điều này có thể đúng vì đến nay đã hơn 65 năm tình từ ngày cuốn sách ra đời, Việt cộng vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh. Dẫn đến:
b. Trần dân Tiên không phải là Nguyễn tất Thành. Kết qủa:
c. Trần dân Tiên là một người khác. Ở trường hợp này không thể xác định Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành!
Đó là lý do, cho đến nay, Cộng sản bắc Việt dù rất muốn, nhưng vẫn không dám đề vào danh mục Hồ chí Minh còn có tên là Trần dân Tiên, vì nó lộ liễu và bỉ ổi qúa. Họ tự biết, đó là cục xương bị nghẹn. Dù có tài dối trá siêu quần, CS vẫn không thể nuốt trôi bảy chữ: Trần dân Tiên là Nguyễn tất Thành! 
d. Vấn đề căn bản của đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.
Bạn hỏi tôi, một đảng viên cộng sản khi tuyên thệ vào đảng, họ có biết là họ tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản nào và phục cho ai hay không? Trước khi trả lời, tôi xin trích đăng lại nguyên văn “lời tuyên thệ của các đảng viên CS/VN” khi nhập đảng, thay cho câu trả lời và xin góp ý sau:

Lời tuyên thệ của đảng viên mới

(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh, các đảng viên trong Chi bộ đứng nghiêm)

Tôi tên: …( Hồ Chí Phèo (thí dụ)…………………………… sinh ngày 19… tháng 05… năm…. , hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đồng chí đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”. (trích: Viện kiểm soát nhân dân)
Một điểm cần lưu ý. Theo bản văn “lời thề” chính thức được trích dẫn này thì không có chỗ nào quy định đảng viên đảng CSVN phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam, với đất nước hay với nhân dân Việt Nam. Thay vào đó, họ chỉ nói khơi khơi trung thành với tổ quốc và đảng CS mà thôi. Hỏi xem, đó là Tổ Quốc Nào?
Điểm nhấn của bản văn này là đứng trước “chân dung CT Hồ chí Minh” họ thề nguyền, mà Hồ chí Minh là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc, HCM đã thề trung thành với tổ quốc Trung quốc khi vào đảng, theo đó điểm nhấn phải quy về đây. Điều này là rõ ràng như khi HCM nhập đảng tịch đảng CS Trung Cộng. Như thế, bản văn và lời thề của các đảng viên đảng CSVN phải được hiểu là buộc đảng viên đảng CSVN phải thề trung thành với tổ quốc Trung quốc theo gương Hồ chí Minh!
Chữ viết, lời văn ý nghĩa rõ là thế, tuy nhiên, chẳng có một kẻ nào dám té nước vào mặt Hồ chí Minh và bảo rằng, tôi chỉ thề trung thành với tổ quốc Việt Nam thôi! Trái lại, tất cả đều ngậm tăm, lừa nhau. Đó là lý do họ chỉ viết trống không hai chữ Tổ Quốc mà không có tên riêng Việt Nam đi kèm. Đây là chuyện chính danh, đừng cho là đơn giản. Bởi vì chữ thì phải đi với nghĩa của nó. Như thế, hãy hòi xem khi đảng viên cộng sản Việt Nam thề trung thành với tổ quốc Trung cộng theo gương HCM, Việt Nam sẽ đi về đâu? (Bài đã dài, tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài sau với những ý kiến của bạn. Bạn đồng ý chứ?)
Để tạm kết cho bài viết, tôi khẳng định là: Dù HCM là người Tàu, hay Y là kẻ bán nước thì trách nhiệm của con dân Việt Nam cũng chỉ có một. Phải loại trừ kẻ đại gian ác này ra khỏi lòng dân tộc để Việt Nam có ngày mai. Nếu dân tộc Đức đã đóng nắp mồ của kẻ sát nhân mang tên Hitler lại, và nhân dân Liên xô đã xô đổ những tượng đá, hình hài của Stalin, Lenin xuống, để cùng thế giới nhìn về một tương lai, và họ đã có tương lai. Nay, nếu người Việt Nam muốn cho dân tộc của mình có Tự Do, có tiếng nói trong ngày mai, xem ra người trong nước, kẻ ngoại biên cũng chỉ có duy nhất một hướng đi là:
Hãy cùng đứng dậy, nắm lấy tay nhau. Hãy cùng nhau đạp đổ những hình hài, gỗ đá mang tên tội ác Hồ chí Minh xuống. Hãy quẳng nó ra ngoài vòng văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cùng nhau khép lại một giai đoạn đen tối của lịch sử đã qua. Rồi từ đây, chúng ta cùng san xẻ, chia nhau từng nỗi khó khăn, chung nhau mọi niềm vui. Được thế, đất nươc ta nhất định sẽ có Độc Lập, dân tộc ta nhất định phải có Tự Do. Rồi Hoà Bình, Nhân Quyền, Công Lý sẽ là hoa xuân, nguồn sống đem lại một sức sống mới cho chúng ta và con cháu chúng ta cùng tiến bước, chung tay xây dựng lại quê hương. Ngoài ra, không còn một phương cách nào khác.
Dẹp liềm búa tà ma dáo Mác.
Dựng Tự Do ta hát muôn thơ.
Núi sông chung một bóng cờ,
Cháu con giữ lấy cõi bờ quê cha.
Chiều cuối năm, 30-12-2016. 

Hồ chí Minh: người Tàu hay kẻ bán nước? (Phần 2)

Bảo Giang (Danlambao) - Trước khi vào bài, tôi xin trích lại đôi ý kiến trong số hơn 180 ý kiến của bài trước, để các bạn tường: “dù tuổi trẻ VN biết HCM giết 172.008 dân Việt, tuổi trẻ VN vẫn tha thứ, cho rằng HCM vì độc lập dân tộc… Nhưng nếu tuổi trẻ VN biết sự thật lịch sử HCM là một tên gián điệp Tàu để phá nát nước VN, tuổi trẻ VN sẽ vùng dậy mà phá nát lăng Hồ."(Mylinh Nguyen). 
- Theo tôi, tội ác với dân tộc mà Hồ chí Minh và cộng sản đã thực hiện trên đất nước này trong 75 năm qua, phải được đền trả! Chuyện Hồ chí Minh là người Tàu chỉ là một lý do phụ thuộc, để chúng ta dứt khoát sớm hơn mà thôi!

“Nếu tuổi trẻ VN có biết được Hồ chí Minh là Hồ Quang hay Hồ tập Chương là người Tàu thật thì tuổi trẻ cũng không dám làm gì CS cả. Vì CS đang giữ vũ khí súng ông trong tay, mà tuổi trẻ VN thì tay không lấy cái gì mà bắn CS."(đại nam)
- Theo tôi, có thể có đến 20% dân số hay nhiều hơn thế có ý kiến này. Đó là lý do để ta ngồi chờ chết hôm nay. May là cha ông ta như Lê Lợi, Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Quang Trung, Hưng đạo Vương… cả quyết hơn, không gặp những loại… quân sư này! Nơi họ chỉ có một ý chí: Vì đất nước, vì dân tộc, cha ông ta dám chấp nhận hy sinh gian khổ để chiến thắng bọn Tàu xâm lược.
Trong khi đó, có một vài ý kiến gần giống chủ đích của bài “Người VN bảo HCM là người Tàu, nên HCM là kẻ cướp nước. Bọn cs bảo HCM là người VN, nên HCM là kẻ bán nước. Kiểu nào thì HCM cũng đáng bị xử lăng trì và tru di cửu tộc.” Tiếc rằng người bạn này không đưa ra phương pháp để có thể lăng trì tập đoàn Cộng sản VN mà cứu dân, cứu nước… Nay trở lại phần 2 của bài, tôi cho rằng:
I. Việt Nam đã mất nước ngay từ khi HCM lập chi bộ đảng cộng sản trên đất Tàu.
Ai cũng biết, Hồ chí Minh là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Rồi cùng với 7 thành viên khác, trong đó có một Hoa kiều tên là Hồ tập Chương, đứng ra lập chi bộ đảng cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông vào ngày 3-2-1930. Lạ là tất cả các ủy viên trong nhóm này đã là người thiên cổ trước ngày 2-9-1945. Nhóm còn lại (nếu chưa chết, chưa bỏ đảng) được cho là có Nguyễn tất Thành, Hồ tập Chương và Trịnh đình Cửu? Tuy nhiên, trong ba người này chỉ có một Trịnh đình Cửu giữ lại cái tên này và im lặng cho đến chết. Riêng 2 nhân vật Nguyễn tất Thành và Hồ tập chương đã biến mất. Cho đến năm 1939, Nguyễn tất Thành được cho là đã sống lại dưới cái tên Hồ Quang là thiếu tá trong Bát Lộ quân của quân đội Nhân dân Trung quốc, dưới quyền Chu Đức. Tuy nhiên lý lịch của Quang thua Thành đến 10 tuổi. Sau này, 1941, Hồ Quang đổi tên là Hồ chí Minh. Một nghi vấn của lịch sử đã phát sinh từ đây. Hồ chí Minh là Hồ tập Chương hay là Nguyễn tất Thành? 
Nghi án này đến năm 1957, Hồ chí Minh tự xác minh Y là Nguyễn tất Thành sau khi tất cả những anh em ruột thịt của Nguyễn tất Thành tức Nguyễn sinh Cung là Nguyễn thị Thanh và Nguyễn sinh Khiêm đã êm mồ, nhưng mả chưa đẹp. Tuy thế, cho đến nay còn rất nhiều câu hỏi vây quanh câu chuyện như bí hiểm này chưa được trả lời. Đó là phần của lịch sử. Riêng bài viết này chỉ thu gọn trong phần tìm hiểu về thân phận của các đảng viên đảng cộng sản mà thôi. Nói rõ hơn, đi tìm hiểu xem đảng viên đảng cộng sản Việt Nam phải phục vụ cho chủ thầu Trung cộng hay phục vụ cho quyền lợi của đất nước và nhân dân Việt Nam khi họ tuyên thệ vào đảng?
a. “Lời tuyên thệ của đảng viên mới

(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh, các đảng viên trong Chi bộ đứng nghiêm)

Tôi tên:… (Hồ Chí Phèo (thí dụ)…………………………… sinh ngày 19… tháng 05… năm 1989…., hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đồng chí đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp lệnh của nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”. (trích: Viện kiểm soát nhân dân)
b. Cùng với lời thề này, Việt Nam ở nơi nao?

1. Hình thức:
Thứ nhất, trong toàn bộ bản văn lời thề để trở thành đảng viên của tổ chức mang tên đảng Cộng này, bạn không tìm ra được một chữ Việt Nam nào ở trong đó. Thay vào đó là những hình hài nhân sự và chỉ dẫn cũng như hướng đi của họ hoàn toàn không cho thấy có ý định phục vụ cho Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam. Đây là những điểm chính yếu họ viết ra và thề khi vào đảng CS.
a. “Đứng trước cờ tổ quốc”. 
Cờ tổ quốc nào đây? Ai cũng biết, mỗi tổ quốc đều có một cái tên riêng. Ở đây, họ chỉ nói chung, không có một cái tên riêng nào để xác định. Theo đó, chúng ta chỉ có một phương cách giải là tìm về nguồn gốc của lời thề, hay nhóm từ ngữ bên cạnh để làm chỉ dẫn mà thôi.
Lúc trước, khi chưa có những hình ảnh được phơi bày tường tận trên màn ảnh, báo chí, người ta, kể cả các đảng viên CSVN không hề biết lá cờ mà họ đặt tay, hay đứng dưới nó để tuyên thệ là cờ của đảng cộng sản Thiên Tân. Thay vào đó, tất cả đều cho rằng đó là cờ của Việt Minh (tên của đảng CSVN trước kia). Nay thì ai cũng biết rõ rồi. Đó là là cờ của đảng cộng sản Thiên Tân, một tổ chức cộng sản hoàn toàn biệt lập với đảng cộng sản Trung cộng của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, sau cuộc thất bại ở Thiên Tân, tổ chức này đã xát nhập với đảng cộng sản do Mao lãnh đạo. Chính Hồ Quang (sau đổi thành Hồ chí Minh) là người đã từng sinh hoạt và phát xuất từ nơi đây. Như thế, cờ “tổ quốc” ở đây có được hiểu là ngọn cờ của đảng CS Thiên Tân, thuộc Trung quốc không? Nếu phải thì điều đó có nghĩa gi? Có phải là tập đoàn Hồ chí Minh không chỉ lừa dối các đảng viên đảng CSVN, nhưng Y còn lừa dân ta sống dưới lá cờ của đảng CS Thiên Tân từ hơn 70 năm qua không?
b. Cờ đảng.
Lá cờ hình búa liềm này phát xuất từ đảng CS Liên Sô. Đảng cộng sản và cả nhà nước Liên Bang Sô Viết đã dẹp tiệm. Tuy thế, cái ý nghĩa của nó vẫn thuộc về CS Liên sô. Không thuộc về cộng sản Việt Nam.
c. “Chân dung Hồ chí Minh”.

Hình ảnh của Hồ chí Minh ở đây có một chủ đích lớn nhất và quan trọng nhất. Nó không chỉ theo gương Y, nhưng còn là phục tùng theo ý định của Y nữa. Chủ đích của đảng cộng sản là rất rõ ràng như thế. Tuy nhiên, tấm gương giết vợ từ con của y thì ít người dám theo, vì sợ đi tù. Riêng phần phục tùng theo Y, có một vấn đề được đặt ra là: Hồ chí Minh dù là Nguyễn tất Thành hay Hồ Quang đều là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Y đứng dưới lá cờ của đảng cộng sản TC, Y tuyên thệ nhập đảng tịch, thề giữ lòng trung thành với đảng cộng sản Trung cộng và phục vụ cho nhà nước Trung cộng. Y không bao giờ đứng dưới cờ Việt Cộng để tuyên thệ lòng trung thành và phục vụ cho Việt Nam. Y không bị ràng buộc gì với Việt Nam. Hỏi xem, những đảng viên đảng cộng sản VN nay đứng dưới ngọn cờ Thiên Tân, cờ đảng CS, thề nguyện theo Y thì họ sẽ phục vụ cho tổ quốc Việt Nam hay tổ quốc Tàu? Hỏi xem, họ đã bị lừa gạt, hay họ đều muốn theo HCM thờ tổ quốc Tàu? (Hãy nhìn cung cách của những Trọng, Phúc, Lịch… và những quan cán cộng cũ, mới đi chầu TC sẽ có câu trả lời.

2. Phần nội dung:
Về nội dung theo “lời thề” chính thức được trích dẫn này thì không có một chỗ nào quy định đảng viên đảng CSVN phải trung thành với Tổ Quốc hay với nhân dân Việt Nam. Thay vào đó, họ chỉ xác định trống không, mơ hồ: "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng… phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. Riêng Phần “pháp lệnh của nhà nước” (không có tên nước) tuy cũng được nhắc đến 2 lần, nhưng trở thành thứ yếu, phụ thuộc. Đặc biệt, không có một điều khoản nào buộc đảng viên DCSVN phải trung thành và bảo vệ tổ quốc Việt Nam! 
Kế đến, theo nguyên trạng trong bản văn này là không có gia đình, không có tổ quốc, không có tôn giáo, chỉ có đảng. Theo đó, muốn trở thành đảng viên đảng cộng sản, ứng viên phải qua học tập, đào tạo để tự tháo bỏ nhân tính tự nhiên của con người là yêu gia đình, yêu tổ quốc và trọng thị tôn giáo ra ngoài. Rồi thay vào đó học tập ba yếu tố làm nên một đảng viên đảng cộng sản như sau:
1- Vô Tổ Quốc. Với chúng ta, một người sống không thể không có tổ quốc. Trong khi đó CS chủ trương là sẽ tiến lên thế giới Đại Đồng. Xóa bỏ biên giớigiữa các quốc gia! Từ đó, đã là cộng sản sẽ không có chuyện yêu Tổ Quốc của mình. Họ chỉ yêu bác, yêu đảng, yêu xã hội chủ nghĩa! Hỏi xem, đó có phải là lý do để trong văn kiện tuyên thệ vào đảng họ không thề trung thành với Tổ Quốc (Việt Nam) nơi mình sinh ra, nhưng lại tuyên thề phục vụ cho thể giới đại đồng, cho lãnh tụ tối cao của Cộng sản quốc tế mà nay Trung cộng là đại diện không? Nếu phải thì… Sorry người Việt Nam nhá!
2. Vô Tôn Giáo: Ai cũng biết, với cộng sản là không có tôn giáo. Không có thần thánh. Người cộng sản chuyên chính không tin vào bất cứ đấng thiêng liêng nào. Tôn giáo của CS chính là đảng CS. Thần thánh của cộng sản là các lãnh tụ. Luân lý của đảng là nguồn tội ác. Ở đó, lãnh tụ đảng dù là những kẻ tàn bạo độc ác, vô luân, bất nhân, bất nghĩa như Hồ chí Minh, Mao, Stalin… đều trở thành thần thánh, buộc họ phải đi theo và tôn thờ! Đơn giản hơn, với cộng sản, lãnh tụ là cái máng, trong cái máng đó, dù chỉ là những tội ác mà cộng sản tạo ra cho con người, nhưng lại là nơi ban cho họ cuộc sống.
3. Vô gia đình. Với con người, gia đình là nền tảng của cuộc sống, cũng là nền tảng đạo đức, luân lý của xã hội. Tuy nhiên, Cộng sản xem ra lại hoàn toàn khác biệt. Chúng chủ trương đạp đổ nền tảng gia đình, phá hủy luân thường, đạo lý của xã hội bằng cách thoát ly. Chúng dạy cho các đoàn đảng viên một cuộc sống khác người, phản tổ tông. Con tố cha, vợ tố chồng, đầy tớ tố chủ, học trò tố thầy, anh em tố giác nhau. Để ở đó, gia đình, xã hội không còn chữ tín nghĩa, không còn luân lý, khiến cho giềng mối đạo đức của xã hội băng hoại, rồi tan nát. Từ đây, cộng sản tiến chiếm, tước đoạt mọi quyền sinh sống của con người và đạp đổ mọi ý niệm về Đạo Đức, Nhân bản, tiêu hủy Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền của xã hội. Rồi thay vào đó là một hệ thống đảng trị. Như thế, nếu ngày nay chúng ta thấy CS còn có gia đình thì đó chỉ là những trò đùa, hoặc là tráo trở lừa dối, hoặc là cái bình phong để CS che đậy cho cái lý thuyết duy vật biện chứng đã vỡ nát của chúng mà thôi.
Kết quả, với lý thuyết Tam Vô không nhân tính này, đảng cộng sản lớn lên. Nhưng nó đã lớn lên trong điều bất tường đối với cái nước nhỏ, nó phụ thuộc nhiều vào nước lớn, điển hình là trường hợp Việt Nam hiện nay. Ở đó, nó trở thành những kẻ nô lệ, mất tổ quốc rồi bỏ nguồn cội, tuyệt đối tôn thờ TC, chống lại cuộc mưu sinh tự tồn của nòi giống. Tự nó trở thành sản vật bất tường của xã hội. Đây không phải là một suy diễn, nhưng từng chữ từng câu ngay trong bản tuyên thệ này đã xác nhận là: “đứng trước chân dung CT Hồ chí Minh” họ thề nguyền, xin gia nhập đảng, tuân theo huấn lệnh của đảng. Hỏi xem, Hồ chí Minh là ai đây?
Về phần cá nhân ai cũng biết HCM là đảng viên đảng cộng sản Trung Hoa, sau này Y là chủ tịch đảng cộng sản Việt Nam. Y chính là người đã giết chết hơn 172000 ngàn người chủ gia đình Việt Nam trong cuộc đấu tố để chiếm đoạt tài sản của họ từ 1953-56. Và Y cũng chính là kẻ thực hiện chương vô gia đình bằng cách giết vợ không cưới là Nông thị Xuân, sau khi Y thị đã sinh cho Y một con trai tên là Nguyễn tất Trung. Y cũng là kẻ áp dụng sách lược Vô Tôn Giáo tại Việt Nam qua việc đốt phá các chùa chiền, đền miếu và nhà thờ! Trong “những lời trăng trối” của Trần đức Thảo, một công thần rồi thành tội đồ của CSBV đã xác định một phần lý lịch khá quan trọng của Y như sau: “Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để “bác” gia nhập đảng CSTQ và đưa vào làm việc trong bát lộ quân… rồi chỉ đạo “bác” đứng ra thành lập đảng CSVN để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (Trần đức Thào. Những lời trăn trối, trang 254).
Là người thức giả hay là bạn đọc, sau khi đọc đoạn văn hồi ký của người từng “lăn lóc” bên HCM, bạn nghĩ gì? Rồi hỏi xem, khi vào đảng cộng sản Trung Hoa, Hồ chí Minh tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản và cho tổ quốc nào? Chẳng lẽ Y xin gia nhập đảng cộng sản TC, rồi khi đứng trước chi bộ đảng cộng sản TC, Y đã tuyên thệ trung thành và phục vụ cho đảng CS và tổ quốc Việt Nam ư?
Nếu đúng như thế, tôi nghĩ là Mao trạch Đông đã không tiếc một đường dao mã tấu dành cho Y từ lâu rồi! Từ đó cho chúng ta thấy một sự việc rất nghiêm trọng cần phải đặt lại cho đúng là. Khi vào đảng, Hồ chí Minh (không biết lúc đó dùng cái tên nào) đã tuyên thệ trung thành và phục vụ cho đảng cộng sản và tổ quốc Trung cộng mà thôi. Y không bao giờ tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản và tổ quốc Việt Nam. Và đó chính là lý do, Y được đưa vào làm việc trong Bát lộ quân của cộng sản TC với tên Hồ Quang, và sau này nhận trách nhiệm đứng ra tổ chức đảng CSVN để phò tá cho Trung cộng! Như thế, từ điểm then chốt này, bản văn và lời thề của các đảng viên đảng CSVN phải được hiểu là buộc đảng viên đảng CSVN phải trung thành với đảng và tổ quốc Trung quốc theo gương Hồ chí Minh! Họ không hề bị buộc phải trung thành và phục vụ cho tổ quốc Việt Nam!
Đây không phải là lý luận sai lề. Trái lại, chữ viết, lời văn, ý nghĩa rõ ràng trong bản tuyên thệ vào đảng CSVN trong hơn 70 năm qua là thế. Hỏi xem, đã có một kẻ nào dám té nước vào mặt Hồ chí Minh và bảo rằng, tôi chỉ thề trung thành với tổ quốc Việt Nam mà thôi chưa? Hay tất cả đều ngậm tăm, lừa nhau? Xin nhớ, đây là chuyện chính danh, đừng cho là đơn giản. Bởi vì khi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam thề trung thành với tổ quốc Trung cộng theo gương HCM, hỏi xem Việt Nam sẽ đi về đâu?
II. Vai trò của Cộng sản trên đất Việt.
Một câu hỏi được đặt ra là: Với bản văn tuyên thệ khi vào đảng như thế, vai trò của đảng CSVN trên đất Việt ra sao? Xem ra việc đảng CS ở đây chỉ còn lại một ý nghĩa là triệt tiêu cuộc sống nhân sinh của nòi giống Việt Nam như CS TC đã làm, và dần đưa đất nước này vào vòng nô lệ cho Tàu cộng mà thôi.
a. Triệt tiêu cuộc sống của nhân sinh Việt Nam:
Về vật chất. Cuộc sống của con người sau hơn 70 năm có mặt ở đây chỉ còn lại là sự nghèo đói, bệnh tật và ngu dốt (không phát triển) đúng với từ vô sản, họ đem đến cho người dân. Trong khi đó tất cả tài sản của đất nước nằm gọn vào trong tay của các đảng viên đảng cộng và phe nhóm của chúng.
Về tinh thần. Nền luân lý, đạo đức của gia đình, của xã hội đã gần như bị triệt tiêu theo chữ Tam vô của cộng sản. May thay, niềm tin tôn giáo, trong đó đáng kể là Kitô Giáo vẫn còn giữ được phong thái, nếp sống trong lòng người, đứng vững trong xã hội. Tiếc là các đình, chùa, phần lớn đã bị tràn ngập bởi sự ô uế của cộng sản. Tinh thần tôn nghiêm của nhà phật không còn. Tệ hơn, đôi khi còn trở thành nơi tạo ra múa rối cho các lãnh tụ cộng sản khi chúng xuôi tay về với giun dế, về với Mác, Lê, Hồ. Bởi lẽ, với cộng sản là Vô tín ngưỡng. Theo đó, việc chúng đưa xác cán cộng vào đây và cúng nhang đèn là chỉ muốn nhờ nơi thờ phượng linh thiêng của người dân để lừa đảo người dân lần cuối mà thôi! Ngoài ra không có ý gì khác!
Tôi nói ra điều này là vì cộng sản tôn thờ chủ nghĩa Tam vô. Nhà thờ, chùa chiền, đền miếu đã là những mục tiêu để chúng đập phá, hủy diệt nhằm triệt hạ niềm tin của con người. Kết quả, sách lược ấy hoàn toàn thảm bại. Những nhát búa vô thần ấy lại tái quy bổ vào đầu chúng. Để nay, sự dối trá, lừa người, gạt đời trở thành kẻ lừa gạt chính bản thân của mình khi nằm trong áo quan, xin đưa vào chùa để nghe tụng kinh gõ mõ! Quả là điều bất tường! Tuy thế, chúng không có cách lụa chọn khác. Vì đời của chúng là sống trong gian trá và cũng chết như thế. Đó là lý do, chẳng có tên cộng sản nào dám xây mộ cho mình mà trên đó lại đặt cái búa và cái liềm là biểu tượng cho cuộc sống vô đạo của mình.
b. Đưa đất nước vào vòng nô lệ cho Tàu cộng.
Với một bản lời thề, không có một chữ nào xác định danh tính Việt Nam, lại tuyên thệ đi theo kẻ là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Hỏi xem đảng cộng sản ở đây, dù là mang tên Việt Nam, có phục vụ cho quyền lợi của người dân và tổ quốc Việt Nam không? Có lẽ là không. Bởi ngay từ đầu, Phạm văn Đồng, phần lý lịch chỉ ghi, “được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương 1940”, nhưng cái bản công hàm giao Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho Trung cộng, được đảng CS sửa soạn ngay từ năm 1956 qua Ung văn Khiêm thì tự bản thân nó là không phục vụ cho tổ quốc Việt Nam rồi.
Tuy thế, khi xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng chỉ là cái nút mở khởi đầu của đảng CSVN mà thôi. Sau đó, chúng ta còn thấy những Hiệp Ước, Hiệp Thương biên giới (1999,2000) đều đưa từng phần đất của Việt Nam vào bản đồ của Trung cộng. Rồi đỉnh cao là lời công bố của Nguyễn văn Linh, người được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương 1936, là tổng bí thư đảng CSVN khi sang xin làm hòa với Trung cộng vào 1989. Ở đây, Linh đã đại diện cho đảng CSVN, công khai bản văn bán nước như sau:
“Nhờ Trung Quốc mà đảng CSVN mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn của Trung quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không thành… Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua… Từ đó, Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của trung quốc là cho Việt Nam được hưởng “quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh” như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây… Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn xát nhập là 60 năm trong ba giai đoạn 1990-2020. 2020- 2040. 2040-2060…” (Nguyễn văn Linh).
Vào 1989-90 Linh công bố như thế. Nhưng thực ra, nó chỉ vẽ lại vết xe mà Hồ chí Minh đã đi từ trước. Trong "cam kết” được Hồ Chí Minh ký bằng "lời hứa danh dự" với 2 viên tướng Tàu cộng là Trần Canh và Vi Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Để rồi bốn năm sau, năm 1930, sau khi đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa với Tổng lý Chu Ân Lai là: "Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...." Theo đó, nếu gương bán nước của Nguyễn văn Linh còn đời đời ở lại với sử sách Việt Nam bằng một lời than: "Tôi biết rằng đi với TQ là mất nước nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng." thì Hồ chí Minh lẽ nào thua Y? Bởi lẽ, Trong Giao ước có tên “Bản ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:
“Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa… với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập chung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953….

Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).

Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông “(Đặng chí Hùng)
III. Về đâu? Việt Nam về đâu?
Phần trả lời này không của riêng ai, nhưng sẽ là quyết định của người dân Việt Nam. Phần cá nhân, tôi khẳng định là, dù HCM là người Tàu hay là kẻ bán nước thì trách nhiệm của con dân Việt Nam cũng chỉ có một: Phải loại trừ Cộng sản ra khỏi lòng dân tộc để Việt Nam có ngày mai. Những tượng đài mang tên tội ác Hồ chí Minh, phải bị đạp đổ. Gian đảng của nó phải bị quăng ra ngoài vòng lịch sử của dân tộc để Việt Nam có ngày mai. Có thế, đất nước ta mới có Độc Lập, dân ta mới có Tự Do và nguồn Hạnh Phúc, Nhân Quyền, Công Lý sẽ đến với dân tộc Việt Nam khi nơi đó không còn dấu vết tội ác của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản.
Trường hợp, còn cộng sản, tiếng Tàu sẽ là nguồn trợ lực cho kẻ theo nó. Khi ấy, ước mơ Độc Lập, Tự Do của dân tộc Việt Nam chỉ như áng mây trôi, không hẹn kỳ!
12-01-2017



GS. PHẠM ĐỨC LIÊN * GIÁO DỤC VIỆT NAM

Giáo Dục Thời Việt Nam Độc Lập (9/3/1945) và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)
GS Phạm Đức Liên



Kính dâng quý vị tiền bối (Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn
Khắc Kham ...)
"Đã không cầm bút thì thôi,
Học cho đài các, Tây thời khiếp luôn"


Dẫn nhập:

1. Giáo dục "Việt Nam thời Độc Lập" là chương trình trung học Hoàng xuân Hãn mà chánh phủ
Trần Trọng Kim long trọng trình quốc dân vào trung tuần tháng 4, năm 1945. Giáo dục đó là
"Legacy of Excellence" mà thế hệ 1939-1965 (trong đó có người viết bài) hân hạnh được đào
tạo. Chương trình "Educating the Whole Person" đó nhằm huấn luyện một căn bản vững chắc, "a
strong foundation", cho người học trò, dù chỉ là tốt nghiệp Tú Tài Toàn Phần nhưng cũng sẵn
sàng trở thành những nhà lãnh đạo đất nước (từ Giám Đốc trở lên) được đồng lòng tiếp nối - qua
những chánh phủ quốc gia - nhất là dưới thời Bộ Trưởng Giáo Dục / BS Phan Huy Quát, kể từ
khi Cựu Hoàng Bảo Đại trở lại nắm chánh quyền (1948).
2. Chương trình giáo dục bao gồm tiểu, trung và cao đẳng đại học, hậu đại học (Post Doctoral
Degree) - thế nhưng "360 Degrees of Education" (cốt lõi của giáo dục) vẫn là trung học.
Chương trình Hoàng Xuân Hãn, chương trình Phan Huy Quát ... là những "Gateway To The
Future" cho tuổi trẻ Việt Nam.

3. * Cụ thể, đó là nền giáo dục tự do, nhân bản và bình đẳng:
a. Mọi người được giáo dục miễn phí trong sự đào tạo căn bản là tiểu học (cưỡng bách
giáo dục đến lớp nhất = lớp 5), không phân chia giai cấp, không phân biệt đảng phái, Kinh,
Thượng...
b. Người học trò xuất sắc, thi đậu vào lớp đệ thất (lớp 6) trường công lập thì được học
miễn phí đến hết bậc trung học (lớp đệ nhất = lớp 12). Trường công thâu nhận từ 15%-20% học
trò trung học. Số học trò còn lại do hệ thống trường tư huấn luyện, phụ huynh phải trả học phí
tương đối nhẹ. Sau khi có Tú Tài 2, những học sinh giỏi thi đậu vào học ở các trường Cao Đẳng
Chuyên Nghiệp như Sư Phạm, Công Chánh, Hành Chánh ... đều không phải đóng tiền học, lại
còn được học bổng hàng tháng trong suốt học trình (3 hay 4 năm). Bằng không thì ghi danh học
các đại học Luật, Văn Khoa, Khoa Học ... Học phí và lệ phí cũng phải chăng vì hầu hết là những
đại học công lập (học và lệ phí cả năm học ở bậc cử nhân chỉ trên dưới 200 đô la trong khi ở Mỹ
là 2,000 đô la cho sinh viên (thời điểm 1965, 200 đô=7,000 đồng. Lương tháng của thiếu úy là
4,500 đồng, GS cử nhân là 7,500 đồng).
* Đó là nền giáo dục có kế hoạch toàn mỹ từ giới chức thẩm quyền và tích cực hợp tác
của phụhuynh, con em. Học cụ tân tiến từ những quốc gia Âu Mỹ và phương pháp giảng dạy
sống động của thầy cô - tận tâm yêu nghề. Điển hình là thầy cô được trọng vọng. Giáo Học Bổ
Túc (có bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp được đào tạo trong 3 năm ở Trường Quốc Gia Sư
Phạm...) có chỉ số lương bổng là 350 - trong khi Biên Tập Viên (có bằng Tú Tài) có chỉ số lương
là320. Giáo Sư Cử Nhân (học từ Đại Học Sư Phạm hay Khoa Học, Văn Khoa) hay Giáo Sư
Trung Học Đệ Nhứt Cấp có chỉ số lương là 470 - trong khi Kỹ Sư Nông Lâm Súc chỉ được 430
(Kỹ Sư từ Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ là 470).
* Kết quả đó là nền giáo dục có phẩm chất cao.

a. Những trường cao đẳng (colleges), đại học (universities) đào tạo được những chuyên
viên thượng thặng, nhất là về khoa học, kỹ thuật (hay STEM = Science, Technology,
Engineering, và Math) đã huấn luyện được những kỹ sư, những nhà kỹ thuật tài ba đóng góp trực
tiếp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Cụ thể là năm 1960, kỹ sư nước ta tiếp nhận công ty CEE
(Compagnie dé Eaux et d'Electricites – Công Ty Cung Cấp Điện Nước) từ tay những kỹ sư Pháp
để rồi quản trị một cách ngoạn mục (người Pháp cho rằng kỹ sư Việt Nam không thể điều hành
nổi công ty quá lớn bao trùm Saigon và các tỉnh miền Nam!). Rồi đến Nhà Máy Thủy Điện Đa
Nhim do quý vị kỹ sư Nhật bàn giao, kỹ sư Việt Nam đã quản lý dễ dàng.

b. Với bằng Tú Tài, du sinh Việt Nam làm rạng rỡ con cháu Rồng Tiên khắp năm châu
bốn biển. Ngoại ngữ còn lúng túng nhưng nhiều sinh viên nước Nam đã xong BA/BS chỉ sau 2, 3
niên khóa (trong khi dân bản xứ phải mất 4, 5 năm) rồi đậu Manga Cumlande (3.8+) để được nhà
trường chọn lựa học thẳng lên Cao Học (Master's Degree) và Doctoral Degree. Đó là Nguyễn
Đôn (Chu văn An), Nguyễn Duy Dũng (Võ Trường Toản), Nguyễn Xuân Hương ( Nguyễn Trãi),
Đỗ Ý Ngọc (Gia Long), Đặng Kim Kiểm (Lê Văn Duyệt), Nguyễn Thị Phương ( Trịnh Hoài
Đức) ... thành tài, trở về nước, phục vụ dân tộc. Sau biến cố 1975, di tản qua Mỹ, các học sinh đó
học trở lại để trở thành những kỹ sư tài ba của các công ty Lockheed (Phạm Lệ Hà), IBM
(Trương Sản) … Đào tạo ở Saigon nhưng khi ra nước ngoài, chỉ ngỡ ngàng vài tháng, kỹ sư Việt
Nam đã làm chủ tình hình khi trở lại ngành của mình (Kỹ sư công nghệ Nguyễn văn Ngọc,
Canada, và rất nhiều kỹ sư công chánh làm việc cho công chánh Hoa Kỳ ...)

4. Giáo dục Việt Nam thời độc lập (9/3/1945) với bộ trưởng là GS Hoàng Xuân Hãn tới thời
VNCH với Tổng Trưởng là DS Ngô Khắc Tỉnh là nền giáo dục nhân bản (lấy con người cao quí
làm nền tảng), dân tộc (lựa chọn dòng giống Hùng Vương là căn bản) và khai phóng (cánh cửa
mở rộng để đón tiếp văn hóa nhân loại) và cập nhật hóa kiến thức STEM ngõ hầu phát triển kinh
tế đất nước.

A. Giáo Dục Bậc Tiểu Học:
Học sinh tiểu học
Niên học Số học sinh Số lớp học Số trường
1955-56 400865 8191
1957-58 717198
1959-60 1115000
1960-61 1230000
1963-64 145679 30123
1964-65 1554063
1970-71 2556000 44104 5208
1973-74 3101560


1. Đại cương và chương trình học:
* Giáo dục Việt Nam thời độc lập, bậc tiểu học là 5 năm: từ lớp năm tới lớp nhất. Rào
cản phải học 2 năm lớp nhì dưới thời Pháp độ hộ hoàn toàn được bãi bỏ.
* Theo Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) thì chánh phủ “cưỡng bách giáo dục”
đến hết lớp ba. Học sinh được miễn phí hoàn toàn (học phí và lệ phí). Trường sơ học (lớp năm,
tư, ba) phát triển rộng rãi đến tận xã làng khắp miền Nam trù phú. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa
(1967) ấn định “cưỡng bách giáo dục” đến hết bậc tiểu học (hết lớp nhất hay lớp 5).
* Học sinh tiểu học chỉ học một buổi (sáng hay chiều) và đến trường 6 ngày mỗi tuần (từ
thứ hai đến thứ bảy) . Đó là "cưỡng bách giáo dục " đến hết bậc tiểu học, thế nhưng cũng chỉ có
82% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi đến trường mà thôi (1970-71). Cũng có nhiều trường tư
ở bậc tiểu học.

* Trường tiểu học được khai giảng đầu tháng 9 mỗi niên khóa. Nghỉ hè ba tháng (6, 7, và
8) và trong năm học, học sinh thường được nghỉ khoảng 10 ngày lễ (Khổng Tử, Giáng Sanh, Tết
Trung Thu ...)
Mỗi tuần lễ học 25 giờ:
- Lớp năm (lớp 1) có:
9.5 giờ Quốc Văn
2 giờ Công Dân Giáo Dục (Đức Dục)
còn lại là Khoa Học Thường Thức, Toán ...
- Lớp tư (lớp 2):
8 giờ Quốc Văn
2 giờ Công Dân Giáo Dục.
2 giờ Sử Ký, Địa Lý
làm Toán cộng trừ có số thập phân, còn lại là Khoa Học Phổ thông (Khoa
Học Thường Thức, Cách Trí, Vệ Sinh ...)
- Lớp ba (lớp 3), lớp nhì (lớp 4), lớp nhất (lớp 5):
6, 7 giờ Quốc Văn
2 giờ Đức Dục
2 giờ Sử Địa, Cách Trí và thêm giờ cho Toán: nhân chia tạp số, phân số ..
(cuối năm lớp nhất - ôn lại tất cả - nhất là Toán động tử để học sinh thi bằng tiểu học và thi
tuyển vào lớp đệ thất trường công. Danh dự của quí thầy cô dạy lớp nhất là ở đây: Học trò của
mình đậu nhiều và hạng cao).

2. Một đề thi Luận Quốc Văn và Toán tiêu biểu: những năm cuối thập niên 1950 trong kỳ thi tiểu
học (học xong lớp nhất):
* Luận Quốc Văn: Bình giảng câu: "Kẻ gieo gió là người gặt bão" và cho thí dụ cụ thể
qua lịch sử Việt Nam hay kinh nghiệm trường đời nếu có.
* Toán đố: Hải Phòng cách Hà Nội 132.5 km Đôi tình nhân đi xe đạp ngược chiều và hẹn
gặp nhau ở quán ăn giữa đường mà ăn trưa mỗi chủ nhật. Trời cuối thu, sương mù quá, Lan Anh
chỉ đạp xe được 10 km/giờ và khởi hành lúc 5 giờ sáng từ Hà Nội. Hai giờ sau, Lâm mới lên
đường từ Hải Phòng với vận tốc 15 km/giờ. Hỏi họ gặp nhau lúc mấy giờ (đáp số: 11:30 sáng).
* Hai bài trên, nếu học sinh lớp nhất trả lời thật nhanh và chánh xác (nhẹ nhàng như trở
bàn tay) thì trông thấy ngưỡng cửa của lớp đệ Thất. Thế nhưng đừng quên: còn bài Câu Hỏi
Thường Thức (6 câu Sử Địa, 6 câu Cách Trí, Khoa Học Phổ Thông ...).

Người viết bài có những
con số thống kê về 3 bài thi trên trong các kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất trường Trịnh Hoài Đức
Bình Dương từ tháng 6 năm 1963 đến tháng 6 năm 1967. Những thí sinh được thâu nhận
(khoảng 400 = 55 x 7 lớp) mỗi năm thường thường có điểm 24 trở lên (tức là 8 trên 10 - thang
điểm 10 cho mỗi bài). Educator of the Year 2005, Charlotte Mecklenburg Schools USA kết luận:
“Học Trò Trịnh Hoài Đức nói riêng học trò các trường trung học công lập miền Nam nói chung :
rất thông minh mà IQ của các em ở nhóm 110-125 (cao nhất là >125 như Albert Eistein, Ngô
Bảo Châu, quí vị bác sĩ với 17, 18 năm học trường thuốc)”. À quên, số thí sinh dự thi kỳ thi vào
lớp đệ thất trường Trịnh Hoài Đức mỗi năm trên 2,000 em.
3. Đào tạo giáo chức dạy Tiểu Học:
Trường Sư Phạm Saigon


a. Giáo chức Tiểu Học có 2 cấp (ít nhất):
* Giáo viên tiểu học: có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (hay Diplôme, Brevet
Élémentaire), trúng tuyển vào trường Sư Phạm và được đào tạo trong một niên khóa để thi tốt
nghiệp. Ngạch trật và lương bổng (chỉ số 250) ngang chuẩn úy. Dạy các lớp năm, tư, ba.
* Giáo Học Bổ Túc: điều kiện như trên nhưng được huấn luyện trong 3 niên học
và thi ra trường ngạch trật và lương bổng (chỉ số 350) tương đương trung úy. Dạy lớp nhì, nhất
và 2 lớp tiếp liên (đệ thất, đệ lục). Các trường trung học vì không đủ phòng nhiều trường tiểu học
trở thành trường trung tiểu học và mở các lớp tiếp liên. Để nâng cao trình độ giáo chức tiểu học,
kể từ niên học 1961-62, muốn trở thành Giáo Học Bổ Túc, thí sinh phải có Tú Tài I và thi vào
trường Sư Phạm để học 2 niên khóa.

b. VNCH có các trường sư phạm ở các thành phố lớn như : Sài Gòn, Long An, Mỹ Tho,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Quy Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột ... Mỗi năm, các
trường sư phạm nầy đào tạo cho quốc gia trên 2,000 giaó chức tiểu học nhưng vẫn không đủ cho
nhu cầu, các Ty Tiểu Học phải tuyển dụng giáo chức tiểu học theo tiêu chuẩn: lương công nhật,
lương khế ước ... sau 3 đến 5 niên học thì cũng được vào chánh ngạch.

c. Xin đọc thêm bài "Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập và VNCH . Đa tạ !
B. Giáo Dục Bậc Trung Học:
Học Trò Trung Học
Niên học Số học sinh Số lớp học Số trường
1955-56 51,465 890
1959-60 132,529
1960-61 160,500
1963-64 264,866 4,831
1964-65 291,965
1967-68 471,000
1968-69 554,000 534
1969-70 632,000 9,069
1974-75 1,091,779

1. Đại cương:
a. Trung Học Đệ Nhất Cấp: học sinh lớp nhất chăm chỉ dễ dàng đậu bằng tiểu học (tỉ lệ
đỗ là trên dưới 60%). Bằng nầy được Bộ Quốc Gia Giáo Dục bãi bỏ vào đầu thập
niên 1960. Thế nhưng trúng tuyển kỳ thi vào đệ thất (lớp 6) trường công là cả một
vấn đề (tỉ lệ trúng tuyển từ 15% đến 20% mà thôi). Đậu được vào đệ thất trường công
lập là một chân trời mới, điển hình là 4 năm được học miễn phí với quí thầy cô đầy
khả năng và bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp trong tầm tay.
Bằng không ta tìm nơi tư thục,
Đường có hơi dài, vẫn tới Rome”.

 Trung Học Đệ Nhất Cấp gồm 4 lớp: đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ (là các lớp 6, 7, 8,
9). Mỗi lớp, ngoài điểm hàng tháng còn có 2 kỳ thi đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt
cho tất cả các môn học kèm theo là lời phê từng giáo sư. Từ đệ thất học trò phải chọn
một sinh ngữ chính là Anh hay Pháp Văn. Các môn chánh: Việt Văn, Công Dân Giáo
Dục, Việt Sử, Địa Lý, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Thể Dục, Vẽ, Âm Nhạc và các môn
nhiệm ý như Nữ Công, Gia Chánh ... Mỗi tuần học từ 25 đến 27 giờ, ban sáng hay
chiều và từ 8 giờ sáng ngày thứ hai đến 6 giờ chiều ngày thứ bảy. Cuối năm lớp đệ tứ,
học sinh phải thi bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đầu tiên là thi viết. Đậu thi viết mới
được vào thi vấn đáp. Cũng may, Bộ Giáo Dục bỏ kỳ thi vấn đáp từ tháng 6 năm
1959, và bãi bỏ hẳn kỳ thi nầy vào tháng 6 năm 1967.


 Học hết lớp đệ tứ, học sinh phải có đủ điểm trung bình 10 trên 20 (thang điểm 20)
hay phải đỗ bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp thì mới được tiếp tục học trường công bậc
trung học đệ nhị cấp. Những chỗ trống đó nhường cho học trò trường tư đậu Trung
Học Đệ Nhất Cấp từ Bình Thứ trở lên (12 + là Bình Thứ, 14+ là Bình, 16+ là Ưu, 18+
là Ưu Ban Khen= Summma CumLaude). Niên khóa 1957-58 do áp lực của Hiệp Hội
Tư Thục Việt Nam các trường trung học công ở Saigon nhận tất cả học sinh từ trường
tư đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Bình Thứ (xin được nhắc nhở: từ 80 đến
85 % học trò trung học ở miền Nam phải học trường tư) vào học đệ tam (lớp 10).
Riêng trường Chu văn An năm nầy buộc học trò đang học trường công phải hội đủ
hai điều kiện: Điểm trung bình 10 và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tỉ số đậu
Trung Học Đệ Nhất Cấp là trên dưới 30%) . Lớp đệ tam Chu văn An 1957-58 tinh
hoa hơn bao giờ hết nhất là những lớp truyền thống như B1, B2 và A1, A2 (toàn là
Bình Thứ, Bình, Ưu sau nầy là những kỹ sư, giáo sư, bác sĩ ... tài giỏi của đất nước.
Thật đáng ca ngợi nền giáo dục VNCH.

b. Trung Học Đệ Nhị Cấp:
Trung học đệ nhị cấp gồm 3 lớp: đệ tam, đệ nhị, đệ nhất (lớp 10, 11, 12). Từ lớp đệ
tam, học sinh phải chọn thêm sinh ngữ phụ (sinh ngữ 2) Anh hay Pháp Văn. Cũng từ
lớp đệ tam, học sinh phải chọn 1 trong 4 ban:
 Ban A: Khoa Học Thực Nghiệm hay Vạn Vật: học nhiều giờ Thực Vật,
Động Vật, Cơ Thể Học ...
 Ban B: Toán: học nhiều giờ Toán : 9 giờ/tuần về Hình Học, Đại Số,
Lượng Giác, Cơ Học, Thiên Văn ...
 Ban C: Văn Chương : học nhiều giờ Văn Chương, Việt Hán, Sinh Ngữ
Anh, Pháp Văn...
 Ban D: Văn Chương Cổ Ngữ: học sinh chọn Hán Tự hay La Tinh là ngoại
ngữ thứ hai sau Anh hay Pháp.
*Ở lớp đệ nhất (lớp 12), Việt Văn được thay thế bằng môn Triết Học: mà học Luận
Lý Học, Đạo Đức Học, Tâm Lý Học, Siêu Hình Học tuỳ theo ban mà học sinh đã chọn
hồi năm đệ tam.
* Học sinh bậc trung học đệ nhị cấp học từ 28 đến 30 giờ mỗi tuần vào buổi sáng hay
buổi chiều. Giờ học từ 8 giờ sáng ngày thứ hai đến 6 giờ chiều ngày thứ bảy. Học sinh
lớp đệ nhị và đệ nhất rất bận rộn.

* Cuối năm lớp đệ nhị (lớp 11) học sinh phải thi tú tài 1 (Tú Tài Bán Phần): các em
thi viết các môn chánh của từng ban (như ban B là Toán, Lý Hoá, Việt Văn, Sinh Ngữ
chính …). Đủ điểm trung bình 10/20 (thang điểm 20) thì được vào thi vấn đáp (tất cả các
môn học). Tỉ lệ đậu Tú Tài I là từ 15% đến 20%. Rất may, kỳ thi vấn đáp được Bộ Giáo
Dục bỏ từ năm 1968 để rồi năm học 1972-73, bộ ký nghị định bãi bỏ hoàn toàn kỳ thi Tú
Tài phần thứ nhất. Trước đó, phải đậu Tú Tài phần I học sinh mới được học lớp đệ nhất
và thi Tú Tài II. Người có bằng Tú Tài I có thể đi làm Lục Sự ở toà án hay làm Thơ Ký
Hành Chánh với số lương khoảng 2,400 đồng/tháng (cơm tháng là 600 đồng).

Cuối năm lớp đệ nhất, học sinh phải thi Tú Tài II (Tú Tài Toàn Phần). Các em thi viết các
môn chánh mỗi ban (như ban A thi Vạn Vật, Lý Hoá, Triết …) . Khi đủ điểm trung bình
mới được vào thi vấn đáp (tất cả các môn). Kể từ tháng 6 năm 1974, bằng tốt nghiệp
trung học được gọi là Tú Tài Phổ Thông, thi tất cả các môn bằng phương pháp trắc
nghiệm (thay vì viết luận văn) và được chấm bằng máy điện tử IBM 360/20, 30, 40, 50.
Tỉ số đậu Tú Tài II là trên dưới 30%. Thế nhưng với trắc nghiệm và chấm bằng máy điện
tử IBM hai kỳ thi Tú Tài Phổ thông năm 1974 (khoá 1 tháng 6 và khoá 2 tháng 8) tỉ lệ
trúng tuyển tăng nhiều (từ 30% lên 50%). Những năm đầu thập niên 1960, học trò có
bằng Tú Tài Toàn Phần và có quen biết dễ dàng được vào dạy học ở các trường tư tại Sài
Gòn như Trường Trung Học Kỹ Thuật Don Bosco (do tu sĩ dòng Don Bosco thành lập
năm 1956 tại Gia Định) với lương tháng của thầy giáo dạy Toán các lớp đệ thất, lục, ngũ
(20 giờ/tuần) là 3,000 đồng (trong khi một tạ gạo giá 500 đồng/ 1 người mỗi tháng ăn hết
10 kg gạo = 50 đồng, tiền thuê studio = phòng nhỏ 100 đồng, tô phở ngon là 5 đồng và vé
xem chiếu phim thường trực là 3 đồng).

Là một nước nghèo, với bằng Tú Tài Toàn Phần mà trúng tuyển vào các trường
cao đẳng hay chuyên nghiệp (Cao Đẳng Công Chánh, Đại Học Sư Phạm, Kỹ Sư Nông
Lâm Súc ..) là một giấc mơ của đại đa số sinh viên (Kỹ Sư Công Chánh mỗi năm tuyển
25 sinh viên, mà số thí sinh cả ngàn, tương tự cho Đại Học Sư Phạm Sài Gòn), lại lọt
được vào mắt xanh của giai nhân.

Tháng 8 năm 1928, dưới thời Pháp Thuộc, Nha Học Chánh Đông Pháp mở kỳ thi
Baccalaureat Première Partie đầu tiên ở Hà Nội (bằng tiếng Pháp). Đó là kỳ thi Tú Tài
phần I lần đầu tiên tại Đông Dương. Tháng 9 năm 1929, người Pháp cho mở kỳ thi
Baccalaureat Deuxième Partie. Đó là kỳ thi Tú Tài II (toàn phần) đầu tiên vậy. Sau ngày
độc lập (9/3/1945) vua Bảo Đại ký đạo dụ dùng chữ Quốc Ngữ trong chương trình học và
các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp và Tú Tài.
Kết quả kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp và Tú Tài Hai
khoá mùa hè năm 1955 (tháng 6 và tháng 8)
Chương trình Việt Số thí sinh Đậu Tỉ lệ
Tú Tài Phần I –khoá 1 1077 257 24%
Tú Tài Phần I –khoá 2 576 88 15%
Tú Tài Phần II –khoá 1 332 145 44%
Tú Tài Phần II–khoá 2 148 62 42%
Bằng Tương Đương Tú Tài Việt Nam 13 5 38%
Trung Học Đệ Nhất Cấp – khoá 1 2975 1325 45%
Trung Học Đệ Nhất Cấp – khoá 2 1393 255 18%
Bằng Tiểu Học 32143 19525 61%
Chương trình Pháp Số thí
sinh
Đậu Tỉ lệ
Bac. 1 ère Partie (Tú Tài I) 1714 341 20%
Bac. 2 ère Partie (Tú Tài II) 655 230 35%
Brevet Elementaire (Trung Học Đệ Nhất Cấp) 5369 994 19%
Certificat d’Etudes Primaire (Tiểu Học) 545 341 63%
Ban Giám Đốc, Giáo Sư và học sinh Trịnh Hoài Đức (Bình Dương)
nghiêm chỉnh chào cờ

Những năm đầu của VNCH ảnh hưởng văn hoá/giáo dục Pháp còn nhiều lắm:
điển hình là kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp (Brevet Élémentaire): thi bằng tiếng Pháp có
5,369 thí sinh trong khi chương trình Việt chỉ có 2,975 thí sinh mà thôi. Việc giảng dạy
đôi khi còn dùng tiếng Pháp như môn Sử Việt nam, dạy cho sinh viên Việt Nam (mấy
khoá đầu ở trường ĐHSP Sài Gòn – khai giảng khoá 1 năm 1958 – giáo sư là người Việt
nhưng giảng bài bằng tiếng Pháp!).
Học sinh trung học ngay từ lớp đệ thất đã phải mặc đồng phục (nhất là các trường
công lập). Nam sinh thì áo sơ mi trắng, quần màu xanh biển, nữ sinh thì áo dài trắng,
quần đen hay trắng. Học sinh phải đeo phù hiệu tên trường trên áo, phía tay trái. Đồng
phục là một trong những yếu tố mạnh của giáo dục VNCH.
Một phần Nội Quy của học sinh trường Trịnh Hoài Đức – Bình Dương (hình: Hồ thị
Huyền Chi)

3. Những trường trung học đệ II cấp tiêu biểu của quốc gia:
VNCH cho tới năm 1974 có 44 tỉnh và 10 thị xã (tương đương tỉnh). Tỉnh lỵ và
thị xã có ít nhất một trường trung học đệ II cấp (xin hiểu là bao gồm cả trung học đệ nhứt
cấp). Mỗi tỉnh có nhiều quận và bình thường, mỗi quận có một trường trung học đệ nhứt
cấp. (khoảng 1,000 học sinh).
Sài Gòn và vùng phụ cận có nhiều trường trung học nổi tiếng (giáo sư đầy đủ khả
năng, tận tậm và học sinh giỏi, đậu Tú Tài với tỉ lệ trên 50%). Đó là các trường Pétrus
Ký, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Mạc Đĩnh Chi, Gia Long, Trưng
Vương, Lê Văn Duyệt … Rồi Trịnh Hoài Đức (Bình Dương), Ngô Quyền (Biên Hoà), Lê
Ngọc Hân - Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Tống Phước Hiệp (Vĩnh Long), Đoàn Thị
Điểm – Phan Thanh Giản (Cần Thơ), Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), Hoàng Diệu (Ba
Xuyên), Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Đồng Khánh - Quốc Học (Huế), Phan Chu Trinh
(Đà Nẵng), Cường Để (Qui Nhơn), Võ Tánh (Nha Trang), Bùi thị Xuân - Trần Hưng Đạo
(Đà Lạt), Nguyễn Huệ (Tuy Hoà), Nguyễn Hoàng (Quảng Trị) …
Giáo Viên Tiểu Học và Giáo Học Bổ Túc do Ty Giáo Dục mỗi tỉnh điều động.
Giáo Sư Trung Học Đệ Nhứt Cấp và Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp trực thuộc Nha
Trung Học ở trung ương (Bộ Giáo Dục). Một, hai năm trước khi VNCH tan rã, với chánh
sách tản quyền, quí vị giáo sư trung học trực thuộc Ty Học Chánh ở mỗi tỉnh (Ty Tiểu
Học được sát nhập vào Ty Học Chánh). Đô thành Sài Gòn và những thành phố lớn là Sở
Học Chánh. Từ Việt Nam qua Âu Châu đến Mỹ thì ở bất cứ thời điểm nào: Nhà thương
và trường học là khoa bảng nhất.


4. Đào tạo giáo chức bậc trung học: (Ty Học Chánh = Ty Văn Hoá Giáo Dục):
Giáo dục nước ta thời Độc Lập và ngay cả thời VNCH (cho đến cuối thập niên
1960-67 là hậu thân, không ít thì nhiều của giáo dục Pháp. Mà Pháp thì lãng mạn, văn
chương, phóng túng … đến độ: “Tự do ơi!, nhân danh mi mà người ta phạm không biết
bao nhiêu tội lỗi!!.” Thế nhưng giáo dục Pháp lại rất chặt chẽ, kỹ luật nghiêm minh, khoa
bảng hàng hàng lớp lớp, thầy cô được đào tạo rất kỹ, được trọng vọng (quân, sư, phụ).
Học trò tôn kính thầy (Tôn Sư Trọng Đạo). Tôi yêu giáo dục Hoàng xuân Hãn, Phan Huy
Quát …

Để trở thành giáo sư trung học, ứng viên có bằng Tú Tài Toàn Phần và trúng
tuyển vào Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập từ năm 1914, hay Trường Đại Học
Sư Phạm Sài Gòn (từ năm 1958):
Sinh viên được đào tạo trong 2 niên khoá, và đậu kỳ thi tốt nghiệp. Nha Trung
Học bổ nhiệm làm Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng tư. Ngạch trật và lương bổng :
chỉ số 370 tương đương Đại Uý Thực Thụ bậc 1. Trách nhiệm: dạy 18 giờ/tuần.
Sinh viên được huấn luyện qua 4 năm học, và đỗ kỳ thi ra trường. Bộ Giáo Dục
bổ nhiệm làm Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp hạng tư. Đó là Giáo Sư Cử Nhân Giáo
Khoa. Ngạch trật và lương bổng: chỉ số 470, ngang Thiếu Tá thực thụ bậc 1. Trách
nhiệm: dạy 15 giờ/tuần. Sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Huế (1957), Cần Thơ
(1960) phải học mỗi tuần 45 giờ vì bên cạnh những môn chuyên ngành (như ban Sử Địa,
Lý Hoá …) còn phải học những môn học về giáo dục như : Triết Lý, Tâm Lý Giáo Dục,
Vệ Sinh Học Đường, Quản Trị … và đi thực tập dạy học ở các trường trung học.
Đại Học Sư Phạm không cung ứng kịp cho đà phát triển giáo dục bậc trung học
nhất là Trung Học Đệ II Cấp (đòi hỏi thầy cô phải có 4 năm đại học) nên quí vị Cử Nhân
Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa (chỉ số 430 hay BA) và Cử Nhân Giáo Khoa Toán,
Giáo Khoa Anh Văn (chỉ số 470 hay BS) được Bộ Giáo Dục tuyển dụng. Lúc đầu làm
giáo sư dạy giờ, rồi công nhật, khế ước và vào chánh ngạch …
(Xin đọc thêm Giáo Chức thời Việt Nam Độc Lập và VNCH. Đa tạ).


Giáo sư làm việc chăm chỉ, hạnh kiểm tốt, cứ 2, 3 năm thăng một trật và cứ như
thế lại thêm 40 chỉ số: hạng ba: 510, hạng nhì 550, hạng nhất: 590. Giáo Sư Trung Học
Đệ Nhị Cấp hạng nhất sau 2, 3 năm công vụ thì lên: Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp
Thượng Hạng - Hạng Tư (chỉ số 690 – lên 100 chỉ số), ngach trật tương đương Tiến Sĩ
Quốc Gia, Bác Sĩ Y Khoa, Đại Tá thực thụ bậc 1).
5. Hệ thống trường tư: Ngoài những trường trung học công lập, 80% học sinh trung học
(1974-75) phải học ở các trường tư thục (gần 1,000 trường). Có ít nhất 3 hệ thống tư
thục:
* Giáo Hội Thiên Chúa: quản trị trực tiếp hay gián tiếp hệ thống Lasan Taberd
(nam sinh), Couvent des Oiseaux, Regina Pacis, Regina Mundi, Nguyễn Bá Tòng …
Những trường nầy có cả bậc tiểu học ở các thành phố lớn, nâng số trường tư lên gần
1,100 trường (trung và tiểu học) hoạt động mạnh từ thời Pháp đô hộ.
* Phật Giáo Việt Nam: có hệ thống trường Bồ Đề chỉ hoạt động mạnh sau năm
1963.
* Trường của tư nhân: Văn Lang, Hưng Đạo, Trường Sơn, Văn Học, Nguyễn
Khuyến, Bác Ái, Phan Sào Nam, Hệ Thống Thánh Mẫu, Thánh Giuse, Thánh Thomas,
Sao Mai, La Vang…
Vị giáo sư ban Tú Tài – ngày cuối niên học 1965/66 tại một trường trung học tư.
6. Trường Kỹ Thuật và Tổng Hợp:
Tất cả những trường trung học công và tư ở trên đều là trường phổ thông (dạy
chữ). Trường kỹ thuật dạy phổ thông và dạy nghề, học sinh phải trúng tuyển kỳ thi vào
lớp đệ thất (lớp 6) và thời khoá biểu kín mít (học 42 giờ/tuần) Các trường trung học kỹ
thuật: Cao Thắng (1956), Nguyễn Trường Tộ , trường Kỹ Thuật Bình Dương… Ngoài ra,
còn có các trường trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Bình Dương … Tư thục là trường
Don Bosco (1956, Gia Định).
Từ năm 1969, giáo dục thực tiễn của Mỹ ngấm dần và những trường trung học
tổng hợp ra đời (học theo lỗi tín chỉ = credit)/ hướng nghiệp với các môn kinh doanh,
kinh tế gia đình, công nghệ… Đó là các trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, Huế. Ở
Sài Gòn có trung học Nguyễn An Ninh, Sương Nguyệt Anh…


7. Học trò trường tư có 3 cơ hội để học trường công lập:
* Trúng tuyển kỳ thi vào lớp đệ thất (lớp 6).
* Đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp - từ Bình Thứ trở lên được vào lớp đệ Tam
* Đậu bằng Tú Tài Phần Một: được vào học lớp đệ Nhất miễn phí.
8. Phải khó khăn lắm, Bộ Quốc Gia Giáo Dục - qua Nha Trung Học – và với sự cộng tác
ngoạn mục của Nha Nhân Viên, Nha Sư Phạm và Tu Nghiệp, Nha Kế Hoạch, Trung Tâm
Học Liệu, Thanh Tra Đoàn .. mới quản lý hữu hiệu được hệ thống các trường trung học
công lập, nhất là bậc trung học đệ nhị cấp - cầu nối giữa trung và đại học. Nha Tư Thục
với nhà giáo khả kính Vũ Đức Chang đã ngụp lặn trong gần 1,100 trường tiểu và trung
học tư (1974-75 - với khoảng 1.2 triệu học trò!). 80% Tổng, Bộ Trưởng Giáo Dục miền
Nam là nhà khoa học kỹ thuật (giáo sư toán, bác sĩ, dược sĩ) nhưng quí vị ấy đã quên học
trò tư thục. Các trường tư thục đúng ra phải được quản lý bằng một Thứ Trưởng Tư Thục
có tầm cỡ. Hoa Kỳ vốn coi thường giáo dục (thầy cô gọi là teacher, lương rẻ như bèo),
CMS (North Carolina) chỉ là một Khu Học Chánh cỡ trung bình (160 trường, 145,000
học sinh, 9,300 teachers = giáo viên, với ngân sách niên khoá 2013-14 là 1.2 tỉ đô la) mà
Trưởng Khu Học Chánh và dàn quản trị, cố vấn đã có 6, 7 Tiến Sĩ Giáo Dục (EdD, PhD).
Trong kỳ thi trắc nghiệm giáo dục toàn cầu (PISA = Program for International Student
Assessment) tổ chức tháng 11 năm 2013 tại Amsterdam – Hoà Lan dành cho học trò từ
10-15 tuổi với 65 quốc gia với hơn nửa triệu học sinh tham dự, Hoa Kỳ đứng hạng thứ 20
cho cả 3 môn thi quốc tế. Trong khi đó Thượng Hải (Trung Quốc) đứng thứ nhất. Những
nước có điểm cao là Singapore, South Korea, Japan, và Hongkong. Hân hạnh lắm, Việt
Nam được xếp hạng cao hơn Mỹ (thi lần đầu).
Hạng Đơn vị tham dự Toán Khoa Học Reading
1 Shanghai (1) 613 580 570
International Average 494 501 496
20 Hoa Kỳ 481 498 498
65 Peru 373 373 384

(1) Dân số Thượng Hải là 23 triệu (2010).
C. Giáo Dục Bậc Cao Đẳng, Đại Học:
Niên học Số sinh viên
1959-60 7,500
1960-61 11,708
1962-63 16,835
1964-65 20,834
1970-71 50,000
1974-75 166,475

1. Đại cương:
Đại học Việt Nam thời Độc Lập và Cộng Hoà là tiếp nối truyền thống Đại Học
Đông Dương (1906) ở Hà Nội. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp cho đến năm 1969!.
Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn là phân khoa đầu tiên có nỗ lực cho bài vở được
giảng dạy bằng tiếng Việt. Hoan hô quí vị Giáo Sư Thạc Sĩ: Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc
Thúc, và Nguyễn Cao Hách …

Với bằng Tú Tài Toàn Phần, sinh viên được tự do ghi danh và học trường đại học
mình muốn, không phải đóng học phí (đại học công), nếu có, chỉ là lệ phí (fee) thi cử
cuối năm. Các ngành chuyên nghiệp như Kỹ Thuật (Cao Đẳng Công Chánh, Kỹ Sư Canh
Nông), Sư Phạm, Hành Chánh, Y, Dược, Nha Khoa … thì sinh viên phải qua một kỳ thi
tuyển rất gay go. Sinh viên các trường chuyên nghiệp đa số được cấp học bổng trong suốt
học trình và khi ra trường thì chắc chắn có việc làm và phải làm 10 năm cho chánh phủ.
Đại học có 4 bậc:
Bốn năm đầu cho bậc một: undergraduate tức là Cử Nhân, ba bậc sau là grad.
Có Cử Nhân rồi học lên 2 năm nữa và đậu là Cao Học (DES = Diplôme d’Étude
Supérieure = Master’s Degree).
Có Cao Học rồi học thêm 2 năm nữa và trình luận án sẽ có bằng Tiến Sĩ
(Doctorate’s Degree = PhD).
Có Tiến Sĩ rồi học thêm 1, 2 năm nữa và thi đậu kỳ thi tuyển là Concours
d’Agrégation thì có bằng Thạc Sĩ (Agrégé Postdoctorate’s Degree = Post Doctor Fellow
= đỉnh cao của khoa cử).

Để có bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ, sinh viên phải qua Pháp mà trình, mà thi. Bằng
cấp của Pháp ở hai bậc cuối rắc rối lắm. Đối với ngành: Văn Khoa, Khoa Học, Sư Phạm
thì Agrégé < Docteur, nhưng đối với Y Khoa, Luật Khoa thì Agrégé > Docteur và kìm
kẹp quá vì có ba loại Docteurs: Docteur de Troisième Cycle, Docteur de L’Université và
Docteur d’État. Xin giản dị và thực tế như Mỹ - cho tất cả các môn học có 4 bậc:
Bachelor, Master, Doctor, Postdoctor. Nên lắm thay! Đừng gọi DES, hay Master là Thạc
Sĩ nhé!

Ban đầu đại học, học mỗi niên học là 2 lục cá nguyệt nhưng dồn lại thi cuối năm
và tháng 5. Đầu thập niên 1970 hầu hết các đại học chuyển qua lối tín chỉ. Năm học chia
ra 3 học kỳ: mùa thu, đông và xuân. Một môn học 3 giờ một tuần trong một học kỳ và thi
đậu thì được 3 tín chỉ (credits). Giáo sư Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Hiệu Trưởng Viện
Đại Học Sài Gòn đã hết lòng cổ võ cho lối học theo credit nầy. Hoan hô!
2. Đại học công: Có 4 viện đại học công. Mỗi viện đều có nhiều phân khoa. Viện trưởng do
tổng thống bổ nhiệm. Khoa trưởng do giáo sư trong Hội Đồng Khoa bầu lên. Dân chủ tự
trị lắm.

a. Viện Đại Học Sài Gòn:
 Viện Đại Học Đông Dương, năm 1955 đổi tên là Viện Đại Học Quốc Gia. Đến
năm 1957, Viện Đại Học Quốc Gia lại đổi tên là Viện Đại Học Sài Gòn. Các viện
trưởng: Linh Mục Cao Văn Chiếu, Bác Sĩ Trần Quang Đệ, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc
Huy, Tiến Sĩ Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Lê Văn Thới, Tiến Sĩ Trần Văn
Tấn…
 Là viện đại học lớn nhất nước có hầu hết các phân khoa nên 70% sinh viên theo
học tại đó (niên học 1970-71 tổng số sinh viên VNCH là 50,000 thì 35,000 là sinh
viên Viện Đại Học Sài Gòn. Văn phòng viện trưởng đặt tại số 3 Công Trường
Chiến Sĩ (gần trường Luật).

b. Viện Đại Học Huế:
 Được thành lập năm 1957 với 5 phân khoa: Khoa Học, Luật, Văn Khoa, Y Khoa,
Sư Phạm.
 Viện trưởng đầu tiên là GS Nguyễn Quang Trình rồi LM Cao Văn Luận. Niên học
1969-70 có 3,359 sinh viên. Ở đây còn có Viện Hán Học, Trường Cán Sự Y Tế,
Trường Nữ Hộ Sinh và Cao Đẳng Mỹ Thuật.

c. Viện Đại Học Cần Thơ:
 Được thành lập năm 1966 với 4 phân khoa: Khoa Học, Luật Khoa và Khoa Học
Xã Hội, Văn Khoa, Sư Phạm.
 Viện trưởng đầu tiên là: Thạc Sĩ Phạm Hoàng Hộ. Niên học 1969-70 có 2,694
sinh viên.

d. Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (Thuduc Polytechnic University hay Thuduc
Poly):
 Được thành lập năm 1973. Tiền thân là Trung Tâm Quốc Gia Kỹ thuật (1957),
Học Viện Quốc Gia Kỹ Thuật (1972). Nhà trường chú trọng đến các ngành thực
tiễn: Kỹ Thuật, Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thú Y…
 Viện trưởng là Tiến Sĩ Đỗ Bá Khê, EdD. Thủ Đức Poly gồm các trường Đại Học
Kỹ Thuật, Đại Học Nông Nghiệp, Đại Học Giáo Dục (Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật), Đại Học Kinh Thương, Đại Học Khoa Học Cơ Bản, Đại Học Thiết Kế
Thành Thị Nông Thôn, và College of Graduate Studies đào tạo Cao Học và Tiến
Sĩ.

3. Đại học tư:
a. Viện Đại Học Đà Lạt:
 Được thành lập năm 1957 với 5 phân khoa: Khoa Học, Chánh Trị Kinh Doanh,
Văn Khoa, Thần Học và Sư Phạm. Viện Đại Học Đà Lạt trực thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam.

 Viện trưởng đầu tiên là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, sau đó là Linh Mục
Nguyễn Văn Lập (1961-70) và Linh Mục Lê Văn Lý. Niên học 1958-59 có 49
sinh viên, 1969-70 có 2,500. Từ năm 1957 đến 1975, theo ước tính, nhà trường đã
đào toạ được 26,500 sinh viên. Những năm đầu, không có sinh viên, Bộ Giáo Dục
đã phải gởi sinh viên 2 ban Triết và Pháp Văn từ ĐHSP Sài Gòn lên học ở Đà Lạt
để hỗ trợ (trường có khu nội trú rất khang trang).

b. Viện Đại Học Vạn Hạnh (Vạn Hạnh là tên một danh tăng Việt Nam đời Lý):
 Được thành lập năm 1964 tại số 222 đường Trương Minh Giảng Sài Gòn và trực
thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ( khối Ấn Quang) với 5 phân
khoa: Phật Học, Văn Học và Nhân Văn, Khoa Học, Xã Hội Giáo Dục, và Khoa
Học Ứng Dụng. Niên học 1964-65 có 696 sinh viên, 1969-70 có 3,210 sinh viên.
 Viện trưởng đầu tiên là Thượng Toạ Thích Minh Châu (Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn
Độ).

c. Viện Đại Học Phương Nam:
 Được thành lập năm 1967 tại số 16 đường Trần Quốc Toản Sài Gòn và trực thuộc
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (khối Việt Nam Quốc Tự) với 3 phân
khoa: Kinh Thương, Ngoại Ngữ, và Văn Khoa.
 Viện trưởng đầu tiên là Tiến Sĩ Luật Khoa Lê Kim Ngân. Niên khoá 1969-70 có
khoảng 750 sinh viên.

d. Viện Đại Học An Giang (hay Viện Đại Học Hoà Hảo):
 Được thành lập năm 1970 ở Long Xuyên và trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hoà
Hảo với 6 phân khoa: Thương Mại Ngân Hàng, Khoa Học Quản Trị, Giao Dịch
và Bang Giao Quốc Tế, Nông Nghiệp, Văn Khoa và Sư Phạm, Đông Y và Trung
Tâm Sinh Ngữ. Lớp cử nhân đầu tiên với khoảng 500 sinh viên các ngành đã tốt
nghiệp tháng 3 năm 1975.
 Viện trưởng là Thượng Nghị Sĩ Lê Phước Sang, một thanh niên đầy nhiệt huyết
của giáo hội và tuổi trẻ miền Tây. Ông tốt nghiệp từ University of Pittsburg,
Graduate School of Public and International Affairs.

e. Viện Đại Học Cao Đài:
 Được thành lập năm 1971 tại Tây Ninh, và trực thuộc Giáo Hội Cao Đài với 3
phân khoa : Thần Học Cao Đài, Nông Lâm Súc, và Sư Phạm.
 Viện trưởng là Luật Sư Nguyễn Văn Lộc (nguyên Thủ Tướng VNCH).
 Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (Trưởng Ban Hoá Học , ĐHSP Sài Gòn) là Giám Đốc
Học Vụ của viện (tháng 3/1973, ông được nhà trường trả lương hàng tháng là
20,000 đồng).

f. Viện Đại Học Minh Đức: với tôn chỉ: Dân Tộc, Hiện Đại Hoá và Thực Dụng.
 Được thành lập năm 1970 tại Sài Gòn do Giáo Hội Thiên Chúa Giáo điều hành
với 5 phân khoa: Kỹ Thuật Canh Nông, Khoa Học Kỹ Thuật, Kinh Thương (Kinh
Tế & Thương Mại), Nhân Văn Nghệ Thuật, (Triết Học) và Y Khoa (khi Sài gòn
tan rã, nhà trường đang có lớp Y Khoa năm thứ 5. Sau đó sinh viên được học tập
chánh trị và được tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ , tháng 6 năm 1976: BS Nguyễn Bích
Hạnh …)
 Viện trưởng là LM Bửu Dưỡng. Khoa trưởng khoa Kinh Thương là Tiến Sĩ
Nguyễn Hải Bình.
4. Đại Học Cộng Đồng 2 năm: (2 year community colleges): từ 1971 – theo mô hình Hoa
Kỳ phục vụ cộng đồng từng địa phương:
a. Trường công:
 Đại Học Cộng Đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho: trung tâm nông nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải ở Nha Trang: hướng về ngư nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Long Hồ ở Vĩnh Long: chuyên về nông, ngư nghiệp.
 Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà ở Đà Nẵng: chủ yếu là kỹ thuật, đào tạo cán sự
(cơ khí, điện …) và ngư nghiệp. Sử gia Trần Gia Phụng (tốt nghiệp ĐHSP Huế) là
GS Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà.

b. Trường tư:
 Đại Học Cộng Đồng Regina Pacis (dùng phòng ốc của trường trung tiểu học
Regina Pacis) trực thuộc Giáo Hội Thiên Chúa, thành lập năm 1969 và chỉ dành
cho phái nữ.
5. Các trường âm nhạc, mỹ thuật:
Bên cạnh những trường cao đẳng , đại học và đại học cộng đồng 2 năm, miền Nam còn
có các trường nghệ thuật: Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn (1956),
Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế (1962), Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
(1954)…


6. Đào tạo giáo chức bậc đại học:
a. Giáo chức bậc đại học: một phần là quí vị tốt nghiệp từ Đại Học Đông Dương ở Hà
Nội trước năm 1954 (như cụ Nghiêm Toản…), một phần là du sinh Việt Nam thành
tài rồi về nước (niên học 1064-65 có 1522 sinh viên đi Pháp học và 399 du sinh (1) đi
Mỹ, một trong những du sinh thành tài là Dr. Võ Hân PhD in Economics …)

b. Xin đọc thêm bài Giáo Chức Việt Nam thời Độc Lập (3/1945). Đa tạ.
c. Niên học 1970-71, VNCH có tổng cộng 50,000 sinh viên thế nhưng chỉ có 941 nhân
viên giảng huấn. Theo đúng cấp số thì giáo chức đại học phải là Tiến Sĩ (Docteur),
Thạc Sĩ (Postdocteur). Thế nhưng Việt Nam thời Độc Lập và thời Cộng Hoà đa số
quí vị giáo sư đại học chỉ là Cử Nhân, Cao Học (DES). Nói khác đi là quí vị dạy giờ,
công nhật hay khế ước – là Chargé d’Enseigmnet (Giảng Viên), là Chargé de Cours
(Phụ Giảng hay Giảng Sư). 941 tính tròn là 1,000 rồi tính tròn đến cấp Tiến Sĩ thì ta
có tỉ số là 1,000/50,000 =1/50 nhân viên giảng huấn. Nhìn qua Hoa Kỳ hôm nay
(2013), như ở University of Richmond (VA) là National Liberal Arts College (TOP
50) thì tỉ số đó là 1/8, ở Williams College (MA) (TOP 5) thì tỉ lệ là 1/7, và giáo sư là
Professor Postdoctor (đôi khi là Professor Dual Doctor như Tiến Sĩ Lưỡng Khoa
Nguyễn Mạnh Tường). Professor Postdoctor thì ngay tại Mỹ hôm nay cũng còn hiếm
lắm. Ngành nhân văn thì chắc chắn chưa có. STEM thì đã có từ những năm 1995- 96,
và càng ngày càng tiến bộ: với khoảng 3,000 người có Postdoctoral Fellowship (bằng
3 nước Trung Quốc, Nhật, và Nam Hàn cộng lại). Miền Nam cho tới tháng 4/1975 chỉ
có 8 vị: Luật 3 và Y Khoa 5).

Kể từ niên học 1970-71, nhiều đại học mới được khai giảng: Minh Đức, Cao Đài,
Hoà Hảo và Đại Học Cộng Đồng 2 năm (Community College) Số sinh viên gia tăng
nhưng số thầy cô vẫn thế (941). Giáo sư đại học là những phi hành gia!: đầu tuần dạy
ở Đà Lạt, giữa tuần bay xuống dạy ở Miền Tây (Hoà Hảo), cuối tuần lại bay ra Cộng
Đồng Duyên Hải Nha Trang để trả bài!. (Không có thì giờ để khảo cứu, tìm tòi trong
khi teaching to research and research for teaching - dạy học để khảo cứu và khảo cứu
để dạy học). Giáo trình năm nay giống y chang năm trước!.

Lời kết:
Phòng thí nghiệm thì quá sơ sài, giáo sư thì bay vào quỹ đạo (2) , và đôi khi thiếu khả
năng (Đại Học Văn Khoa Sài Gòn mời quá nhiều học giả vào giảng dạy, nhiều vị không có một
ngày học đại học, chỉ viết vài cuốn sách về một ngành nào đó mà thôi). Tiến Sĩ Sử Học Vũ Ngự
Chiêu (tốt nghiệp tại Mỹ) bảo rằng: “Muốn viết sử Việt Nam phải có bằng Tiến Sĩ Sử Học”. Tiến
Sĩ Sử Học Trần Anh Tuấn thêm rằng: “Muốn viết sử Việt Nam, phải ít nhất có cử nhân và tiếng
Việt trôi chảy như một học sinh đỗ Tú Tài II của Việt Nam”. Ấy thế mà đậu xong cử nhân hay
đỗ cao học ở trong nước (local university) – có cơ hội ra nước ngoài - mắt trước mắt sau - du
sinh Việt Nam bắt kịp được văn minh tiến bộ của nhân loại, nhất là các bạn theo học STEM để
có bằng Cao Học hay Tiến Sĩ – không Summa thì cũng Magna. Con cháu Văn Lang sao mà
thông minh thế!
Yêu quá Việt nam ơi!
Cho Lạc Long ngạo nghễ,
Cho Âu Cơ mỉm cười,
Cùng năm châu bốn bể…
Bên dòng sông Charles, cuối thu năm 2013
GS Phạm Đức Liên
Former Professor, Central Piedmont Community College, N.C.

_____

Chú thích:
(1): Theo Tiến Sĩ Vuong Gia Lê, EdD (người lăn lộn với Giáo Dục Việt Nam, Canada và Mỹ
gần nửa thế kỷ và dạy từ trung đến đại học) thì học trò Canada có căn bản vững chắc đặc biệt về
toán, khoa học và kỹ thuật (STEM) ở trung học và đại học cấp I (undergraduate schools) vì họ có
giáo sư rất giỏi. Thế nhưng ở hậu đại học (grad schools) như cao học, tiến sĩ, thạc sĩ … thì những
giáo sư danh tiếng thường qua Mỹ (ở đó có nhiều tiền cho công cuộc nghiên cứu và những
phòng thí nghiệm tiên tiến). Điển hình là mỗi năm Canada mất cả trăm bác sĩ (MD) vì họ đi Mỹ
hành nghề hoặc học lên cao nữa. Đào tạo một bác sĩ gia đình (Family Medicine) tại Mỹ là 11
năm đại học (4+4+3) và tốn trên 2 triệu đô la. Số bác sĩ Mỹ qua Canada hành nghề rất ít (năm
2011 chỉ có 2 người). Học 4 năm đầu đại học (BA/BS), sinh viên Mỹ qua Canada học rất nhiều
cho dù phải trả học phí cao của international students (vẫn còn rẻ hơn ở Mỹ), mà lại được giáo
dục với phẩm chất cao (high quality). Cũng theo GS Vương Gia Lê, đại học VNCH dù phòng thí
nghiệm thiếu thốn (ngay cả Thủ Đức Poly, thành lập năm 1974 rập khuôn theo Cal Tech), dù
giáo sư chỉ có khả năng hạn chế, nhưng sinh viên Việt Nam thông minh và có truyền thống chăm
chỉ, kỹ luật đã vượt qua bao cơn bão táp của tình thế, với hồn thiêng sông núi và khí thiêng dân
tộc phù hộ, đã huấn luyện được những sinh viên xuất sắc (như các Tiến Sĩ Vật Lý Cao Xuân An,
Nguyễn Trần Trác …) cho Việt Nam minh châu trời đông.

(2): Đại học Văn Khoa được thành lập ở Hà Nội năm 1950. Năm 1954, di chuyển vào Sài Gòn.
Sau 25 năm (1950-1975) thành lập, tới đầu năm 1975 mới cho ra lò được một vị tiến sĩ (Tiến Sĩ
Địa Lý Lưu Kim Sanh) rồi tan hàng rã ngũ. Quí vị sĩ quan: ra trường năm 1948, 49, 50 là thiếu
uý thì ngày 2/11/1963 đã là thiếu tướng, trung tướng… và trở thành lãnh đạo đất nước (như
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu). Lúc miền Nam tan vỡ thì Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có
khoảng 15 vị Giáo Sư Tiến Sĩ (đa số tuyệt đối tốt nghiệp từ các đại học ở Châu Âu như Thuỵ Sĩ,
Bỉ … dĩ nhiên là những ngành nhân văn, văn chương ….). Đại học VNCH hình như là ngăn chận
– hơn cả đại học nước ta thời Pháp cai trị?! Với biết bao áp lực, nhà trường (Văn Khoa) cũng chỉ
trình cho cả nước được 30, 40 vị cao học (DES = Master) mà cao học chỉ là tập tễnh con đường
khảo cứu lâu dài!. Giáo sư tiến sĩ (Professeur Docteur) áo thụng vái nhau, bảo vệ ghế của mình,
hình như không muốn cho sinh viên học ra tiến sĩ!. Ngày nay (2013) thì tại Việt Nam lục địa,
tiến sĩ chạy đầy đường (nếu tính từ giám đốc = director) trở lên thì Việt Nam lục địa nhiều ở cả
Nhật Bản về số ông Nghè!)
Có con thì mặc có con,
Thắt lưng cho giòn, mà lấy chồng quan!
(ca dao)
Tôi yêu nước Việt lạ thường,
Ca dao tục ngữ vấn vương tâm hồn.
Việt Nam Vạn Tuế, Vạn Vạn Tuế !
*


No comments:

Post a Comment