Pages

Monday, February 27, 2017

NGUYỄN VŨ BÌNH & CHÍNH TRỊ

Cần phân biệt giữa đấu tranh dân chủ và hoạt động (làm) chính trị (Bài 1)


     Trong quá trình tham gia vào phong trào dân chủ, chúng ta đã từng nghe quan điểm của nhiều người về vấn đề tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ và làm chính trị. Có rất nhiều người đã nói rằng, họ chỉ nói lên sự thật, chỉ lên tiếng cho quyền con người chứ không muốn và không thích làm chính trị. Nhiều người nói rằng, chính trị là thủ đoạn, là nhơ bẩn và không bao giờ họ tham gia. Một số người lên tiếng phê phán những người có đạo, hoặc chức sắc tôn giáo đang tham gia vào phong trào dân chủ là bỏ bê đạo pháp, tham gia hoạt động chính trị, đi ngược lại các giáo lý tôn giáo của những người này. Có nguời lại cho rằng, cần phải có người hoạt động đấu tranh (làm chính trị) chuyên nghiệp...Vậy đấu tranh dân chủ và hoạt động chính trị, làm chính trị có phải là một hay không? Có liên quan gì tới nhau hay không? Chúng ta cần làm rõ các quan điểm đúng đắn về vấn đề này để những người đã, đang và sẽ tham gia vào công cuộc đấu tranh dân chủ thông suốt trong nhận thức và hành động.
     Trước hết, về mặt lý thuyết, lý luận hoạt động đấu tranh dân chủ và hoạt động chính trị hoàn toàn không liên quan gì tới nhau. Hoạt động đấu tranh dân chủ, theo nghĩa rộng nhất của từ này, bao gồm toàn bộ những hoạt động nhằm mục đích cuối cùng là thay đổi chế độ xã hội. Cụ thể là chế độ độc tài toàn trị cộng sản sang chế độ dân chủ. Đặc trưng quan trọng nhất trong hoạt động đấu tranh dân chủ là tính đối kháng trong các hoạt động của những người tham gia. Nhưng hoạt động chính trị, theo khái niệm chính trị học hiện nay, đó là những hoạt động của các đảng phái, các tổ chức chính trị cạnh tranh nhau để lãnh đạo và quản lý đất nước, theo một khuôn khổ pháp luật đã được tất cả người dân đồng thuận. Đặc trưng của các hoạt động chính trị là đối trọng, đối lập giữa các lực lượng, đảng phái. Đó là sự đối trọng về quyền lực, đối lập về quan điểm, tức là giữa những tổ chức đảng phái bình đẳng, cạnh tranh nhau, tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng về đường lối chính sách của tổ chức, đảng phái của mình. Như vậy, chúng ta có ngay nhận xét, hai vấn đề hoàn toàn khác và không liên quan gì tới nhau.
     Có những ý kiến, khi nói về chính trị, lại hàm ý các hoạt động của cá nhân, quan chức trong hệ thống đảng và nhà nước hiện nay. Nhưng hàm ý này, nếu đem gắn kết với hoạt động đấu tranh dân chủ thì sự vô lý còn lớn hơn khi nói tới hoạt động chính trị đảng phái nêu trên. Hoạt động của các cá nhân, hoặc quan chức trong hệ thống đảng và nhà nước hiện nay chỉ là những thủ đoạn để cạnh tranh, luồn lách và tranh đoạt để vươn lên các nấc thang cao hơn trong hệ thống cai trị hiện hành. Những người đấu tranh dân chủ hầu hết không nằm trong hệ thống và không sử dụng các phương thức đó trong hoạt động của mình. Một lần nữa, hoạt động đấu tranh dân chủ hoàn toàn không liên quan đến làm chính trị như mọi người thường nói.
     Ý nghĩa đích thực của hoạt động đấu tranh dân chủ đó chính là cách mạng. Những người tham gia vào phong trào dân chủ đang góp phần vào công cuộc cách mạng của đất nước. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của hoạt động đấu tranh dân chủ là thay đổi một chế độ xã hội, thay đổi một phương thức tổ chức xã hội - và đó là một cuộc cách mạng. Chính vì vậy, những hoạt động và những người đang hoạt động đấu tranh dân chủ có thể gọi là làm cách mạng, chứ không phải là làm chính trị.
     Khi đã hiểu được hoạt động đấu tranh dân chủ và hoạt động chính trị khác nhau và không liên quan tới nhau, chúng ta cần quán triệt thêm một số vấn đề, để quá trình tham gia vào phong trào dân chủ hạn chế được các nhầm lẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động và trên một khía cạnh nào đó, vạch rõ các chiêu bài của dư luận viên muốn đánh tráo khái niệm, xóa nhòa ranh giới giữa các phương thức hoạt động.
     1/ Chuẩn bị tâm thế khi tham gia vào hoạt động dân chủ, vào phong trào dân chủ.
     Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa của hoạt động đấu tranh dân chủ, sự khác nhau giữa hoạt động đấu tranh dân chủ và làm chính trị. Rất nhiều người không hiểu về vấn đề này, về guồng máy an ninh của chế độ hoạt động nên đã rất sốc khi gặp phải sự đàn áp và khủng bố của nhà cầm quyền Việt Nam. Khi chúng ta coi các hoạt động của chúng ta là hoạt động chính trị, làm chính trị thì mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng, chúng ta có những quyền con người và quyền công dân căn bản. Chúng ta không hề nghĩ, và không hề tưởng tượng được rằng, đối với chế độ, đối với bộ máy an ninh, chúng ta đã là đối tượng phản động, đối tượng nguy hiểm. Chẳng hạn, chúng ta đưa ra một số vấn đề về sự thật, khác hay ngược với những thông tin chính thống hoặc chúng ta tố cáo tham nhũng...chúng ta nghĩ rằng đó là điều bình thường, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Việc chúng ta đang làm, đó sẽ là điều mà hệ thống an ninh gọi là nguy hiểm cho chế độ. Và ngay lập tức guồng máy sẽ hoạt động bao vây và thu thập đầy đủ thông tin về chúng ta. Tất cả lực lượng đặc tình, tai mắt nhân dân khu vực ta đang sinh sống, rồi an ninh mạng...sẽ vào cuộc và guồng máy an ninh sẽ có đầy đủ các thông tin về bản thân và thân nhân của chúng ta. Như vậy, nếu hiểu được điều này, chúng ta sẽ chuẩn bị tâm thế khi tham gia khác với việc chúng ta nghĩ rằng, chúng ta làm chính trị, khi chúng ta có những quyền con người và quyền công dân tối thiểu.
     Một vấn đề quan trọng nữa, khi chưa chuẩn bị tâm thế đầy đủ, chỉ nghĩ rằng, việc nói lên sự thật và việc đấu tranh với cái sai, cái xấu, cái ác là đúng, là bình thường chúng ta không biết rằng, nếu như bản thân chúng ta, gia đình chúng ta có vấn đề gì đó với pháp luật, ví dụ con nghiện hút, vợ làm công ty trốn thuế (mặc dù công ty nào hiện nay cũng phải trốn thuế mới tồn tại được) hoặc bản thân chúng ta bồ bịch, quan hệ ngoài luồng...an ninh sẽ tìm hiểu và xác định được ngay. Sau đó, họ sẽ lấy những khiếm khuyết này của chúng ta đưa ra mặc cả để yêu cầu tham gia làm việc cho an ninh, dưới nhiều góc độ. Nếu không đồng ý với họ, họ sẽ đưa các vấn đề đó ra xử lý. Phần lớn những người trong phong trào dân chủ làm việc cho an ninh đều rơi vào trường hợp này.
     Cuối cùng, nếu chúng ta chưa chuẩn bị tâm thế đầy đủ khi tham gia vào đấu tranh dân chủ, chúng ta sẽ nghĩ, chúng ta không bao giờ bị bắt, không bao giờ phải ngồi tù. Khi không chuẩn bị tinh thần cho việc bị bắt, cho việc ngồi tù mà sự việc lại xảy ra, chúng ta sẽ bị sốc rất mạnh, vì sự khác biệt cực lớn cuộc sống bên trong và bên ngoài nhà tù, chúng ta sẽ bị gục ngã.
     Như vậy, chuẩn bị tâm thế cho việc tham gia vào công cuộc đấu tranh dân chủ là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Việc chuẩn bị tâm thế tốt phụ thuộc một phần vào nhận thức phân biệt giữa hoạt động đấu tranh dân chủ và làm chính trị...
Hà Nội, ngày 13/01/2017
N.V.B

TRƯƠNG DUY NHẤT * KỶ VẬT TRONG TÙ

Triển lãm “những kỷ vật trong tù”


Tiếp sau triển lãm “giấy triệu tập – giấy mời” của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, gợi cho tôi ý tưởng về một cuộc triển lãm khác, có thể đem đến nhiều bất ngờ, thú vị hơn: Triển lãm “những kỷ vật trong tù”.
– Tập hợp hình ảnh các kỷ vật trong tù của những thế hệ tù nhân chính trị Cộng sản (tù nhân chính trị, hoặc các đối tượng chính trị bị nguỵ trang bởi án hình sự; không chấp nhận các án tù đơn thuần là hình sự).
Các cựu tù, hoặc thân nhân, có thể chụp lại những kỷ vật gửi cho website Một Góc Nhìn Khác theo địa chỉ: truongduynhat.org/contact.
Hoặc, inbox qua facebook: https://www.facebook.com/nhabaotruongduynhat.
– Một kho ảnh, như bảo tàng kỷ vật trên mạng sẽ được mở tại website Một Góc Nhìn Khác (truongduynhat.org). Bắt đầu từ hôm nay 15/1/2017, và sẽ tự động bổ sung không ngừng dựa trên sự hưởng ứng góp cùng từ các cựu tù nhân chính trị và thân nhân của họ.
Trước hết, là một cuộc triển lãm trên mạng. Tiền đề cho việc hình thành một kho tư liệu ảnh, một “bảo tàng kỷ vật tù” – Tại sao không?
Tôi, Trương Duy Nhất, với vai trò đề xướng, xung phong góp trưng bộ 32 hình ảnh kỷ vật đầu tiên này:
1. Bộ áo quần tù sọc “Juventus” của Trương Duy Nhất. Để đem lọt bộ “Juventus” đặc biệt này ra khỏi nhà tù, trước mấy tháng, tôi đã âm thầm cuộn nhỏ lại, khâu kỹ chằng chịt, dấu trong nhiều lớp màn và vải độn làm ruột gối.

2. Chiếc áo thun sọc đỏ tôi mặc hôm bị bắt 26/5/2013. Và cũng mặc chính chiếc áo sọc đỏ này cùng với chiếc quần xanh đen có đóng dấu “phạm nhân” trong ngày ra tù 26/5/2015.

3. Chiếc áo khoác mùa đông có câu tôi viết “Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng!”.

4. Chiếc áo khoác mùa đông phía trước ngực có kẻ tên tôi và số tù.

5. Bộ áo quần tôi mặc trong hai phiên toà sơ và phúc thẩm.

6. Chiếc quần đùi tôi hí hoáy kẻ câu “Vào tù viết chuyện ngụ ngôn/ Trông mặt thằng X giống… mồm chị em”. Ban đầu tôi định kẻ dòng này vào phía trước quần, cho chữ “mặt thằng X” dính ngay vào giữa… Nhưng nghĩ lại thấy như vậy hoá ra đi xúc phạm các con c. mình sao? Thế nên bèn kẻ hai dòng “ngụ ngôn” ấy vào sau đít quần. Cho chữ “mặt thằng X” dính ngay giữa lỗ đ. Nó phải nằm ở chỗ đó, phải dán vào chính chỗ đó. Đây là chiếc quần đùi tôi mặc thường xuyên trong nhũng ngày ở Trại 6. Giám thị, quản giáo hay thằng… X nào muốn đọc thì phải nhìn vào đấy. Có tay quản giáo dại dột táy máy hỏi “anh Nhất viết gì vào quần thế?” Tôi chẳng nói gì, chỉ cúi gập mình chĩa đít cho họ đọc. Đọc xong, hắn tái mặt, đứng đực một lát như ngỗng ỉa rồi lặng lẽ quay lui. Cả khu tù chính trị ở Trại 6, ai cũng thuộc câu này.

7. Chiếc mũ lưỡi trai tôi đội hàng ngày có viết số tù và câu tuyên ngôn “Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng”.

8. Đôi dép cao su tôi sử dụng trong những ngày ở Trại 6.

9. Đôi dép tôi đi trong 2 phiên toà. Trước cả 2 phiên sơ và phúc thẩm, tôi đều có đơn yêu cầu (yêu cầu chứ không phải “xin” đâu nhé - trong suốt 730 ngày ở tù, tôi chưa bao giờ dùng hai chữ “xin”, “cho”) toà án và trại giam phải để tôi được mặc áo quần do gia đình gửi vào, có thắt lưng và giày da. Nhưng người ta đã sợ. Họ sợ một hình ảnh Trương Duy Nhất đẹp và hiên ngang trước toà, nên chỉ chấp thuận để tôi mặc áo quần của gia đình gửi vào, ngăn cản không để tôi được dùng thắt lưng và đi giầy. Vì vậy tôi đã ra toà với đôi dép nhựa cũ kỹ này.

10. Chiếc chiếu tôi đã dùng trong suốt 730 ngày qua 3 nhà tù, từ B14 Hà Nội đến Hoà Sơn, Đà Nẵng và Trại 6 Thanh Chương, Nghệ An.

11. Chiếc mền theo tôi suốt 3 nhà tù.

12. Bộ cờ tướng trong tù được mài cắt từ những mảnh nhựa. Bàn cờ tướng vẽ bằng nước cà phê trên tấm áo may ô.

13. Bộ bát chén cốc ca nhựa tôi dùng trong những năm ở tù.

14. Hai thùng nhựa và một chiếc va li vải đựng đồ dùng cá nhân của tôi. Nó được tống lên một chiếc xe dạng cấp cứu cùng với tôi rồi vứt xuống vệ đường Hồ Chí Minh tại một khúc vắng vẻ, trong buổi sáng tôi ra tù 26/5/2015.

15. Mấy hộp nhựa đựng các vật dụng cần thiết trong tù. Cái hộp to hình chữ nhật là kỷ vật anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để lại tặng tôi.

16. Chiếc quạt nhựa tôi dùng từ những đầu ở Trại an ninh B14 Bộ Công an.

17. Trại 6. Một gốc hồng trước sân, buồng giam số 1. Nhờ thằng Phương hình sự ra ngoài khu lao động nhổ về, từ khi bé tẹo, chưa quá gang tay. Đến khi tôi ra tù, nó đã thành một khóm xum xuê, mùa hoa rộ đến mấy chục bông. Kịp ép được mấy bông, đem về tặng con gái. Cả khu tù chính trị, mỗi phòng số 1 ấy có hoa. Quản giáo mấy lần đòi nhổ, bị tôi mắng: Tù cũng có nhiều loại, có tù thối có tù thơm. Phòng này là tù thơm, phải có hoa! Đây là hai bông hồng, tôi tự ép gửi về tặng con gái.

18. Tôm và cún. Được tết từ các sợi dây ni lông (sợi se từ các bao ni lông đựng thức ăn). Tôi xin từ mấy bạn tù Trại giam Hoà Sơn (Đà Nẵng), gửi về tặng con gái.

19. Lọ bút trong tù.

20. Cuốn sổ tay mi ni ở Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An.

21. Cuốn lịch tay 2015. Hai trang cuối, những ngày sắp mãn hạn tù. Được tôi đánh lùi số để tính từng ngày ra tù.
22. Sổ thăm nuôi, ở Trại B14.

23. Cây đàn guitar của buồng giam số 1, Trại 6. Bạn tù Rơlan Thik tặng lại tôi.

24. Chiếc quạt nhựa có viết tên và số tù của Nguyễn Văn Hải Điếu Cày và Trương Duy Nhất. Anh Hải Điếu Cày để lại tặng tôi. Nghe bảo đây là chiếc quạt do một bạn tù hình sự tặng anh Hải khi còn thụ án ở mấy nhà tù phía Nam. Anh đem theo ra Trại 6 và trước khi đi Mỹ để lại tặng tôi (Tôi đã trao lại anh Hải Điếu Cày trong cuộc hội ngộ Philadenphia, Hoa Kỳ, tháng 6/2016).

25. Chiếc thìa nhựa khuấy cà phê bạn tù Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để lại tặng tôi.

26. Đôi găng tay mùa đông anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để lại tặng tôi (Tôi đã trao lại anh Hải Điếu Cày trong cuộc hội ngộ Philadenphia, Hoa Kỳ, tháng 6/2016).

27. Hòn sỏi anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày dùng để mài răng, mài móng chân tay trong những năm ở tù. Anh Hải tặng lại tôi. 1408121 khắc đục lên hòn sỏi là số tù Trương Duy Nhất.

28. Chiếc khẩu trang bịt miệng bạn tù Nguyễn Văn Hải Điếu Cày tặng tôi. Cháu Dũng con trai anh Hải gửi vào 2 cái, một in hình 88 gạch chéo tặng bố, một in hình 258 dành tặng tôi.

29. Chiếc mền anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để lại tặng tôi. Nghe nói, là của anh Phạm Văn Trội. Anh Trội ra tù để lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Khi anh Nghĩa bị chuyển trại để lại cho anh Hải Điếu Cày. Khi anh Hải Điếu Cày ra tù đi Mỹ đã để lại cho Trương Duy Nhất.

30. Tập tem và bì thư anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày để lại tặng tôi.

31. Bài thơ “tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải Điếu Cày. Trong tù, anh Hải viết và chuyển cho tôi cất hơn 10 bài thơ dạng này. Tuy nhiên khi ra tù, Trại 6 đã cướp thu hết cùng với 4 tập nhật ký, một quyển vở nháp của tôi và nhiều sổ sách giấy tờ khác của anh Hải để lại. Đây là bài thơ duy nhất của anh Hải Điếu Cày (với bút tích của chính anh) tôi đem lọt ra tù, bởi được dán kỹ dấu giữa hai mặt của bìa sách.

32. Lời chia buồn của anh Nguyễn Văn Hải Điếu Cày và Trương Duy Nhất nhân việc hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff bị phiến quân IS sát hại. Lời chia buồn này đã được anh Hải trực tiếp chuyển đến đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi vào Trại 6 gặp anh, hơn tháng trước khi anh bị trục xuất sang Mỹ. Sau đó, anh đã cẩn thận khâu dấu nó, cùng với một trang thư nguệch ngoạc của tôi vào gấu áo đem sang tới Mỹ.

CÁNH CÒ * CON RỒNG XHCN

Con rồng xã hội chủ nghĩa


Con rồng vàng “rực rỡ” Hải Phòng cuối cùng thì cũng bị cư dân mạng khai tử và kết quả là nó trở về với tính cách huyền thoại của nó: Biến mất
Nhưng trước khi tự biến mất vào không gian vô tận con rồng “tạp giống” này là một câu chuyện hay ho nói về quyền lực và quần chúng. Nó nằm chễm chuệ tại một con đường đẹp nhất Hải Phòng bởi sự cho phép của quyền lực. Quyền lực từ thể chế Đảng, âm ỉ và luôn có xu hướng phò “phong kiến” tuy âm thầm nhưng chưa bao giờ vắng bóng trong mọi sinh hoạt của người cộng sản. Phong kiến thờ rồng, lấy kiểu dáng của nó làm chủ đạo. Vua luôn mặc áo màu vàng vì đó là màu của rồng theo hình ảnh mà dân gian tạo ra từ hàng ngàn năm trước.
Con rồng vàng đất cảng không ra ngoài ước vọng âm thầm của lãnh đạo Hải Phòng khi tự cho phép mình một ảo vọng về “cửu trùng” ngay trong triều đại mà cộng sản chỉ tôn sùng màu đỏ.
Rồng không đẹp và rồng tự biến.
Giải pháp đơn giản đến ngạc nhiên, giống như một cán bộ cộm cán nào đó phát ngôn không phù hợp thì sự im lặng của ông ta sẽ là câu trả lời cho công luận hay nhất. Và ở Việt Nam người ta chấp nhận sự im lặng ấy như một cách tự nhận lỗi chứ không phải là hành vi xem thường công luận đến mức chẳng cần trả lời cho phát ngôn hay hành động sai trái của mình.
Con rồng Hải Phòng là sản phẩm của một sự kiêu ngạo lên tới tận mây xanh. Kiêu ngạo trong hành xử và kiêu ngạo trong chuẩn mực nhận thức thẩm mỹ của bộ phận quan viên có tâm thức nông dân chưa bao giờ rời xa mảnh ruộng con con của nhà mình.
Rồng không ai thấy nhưng cái thấy trong tiềm thức người dân Việt Nam và Trung Quốc là mạnh mẽ, có khả năng bay lượn như thần vật, có thể phun lửa, đạp mây lướt gió và từ những đặc tính ấy nó trở thành biểu tượng của vua chúa chứ không phải cho quan viên.
Không ai ngạc nhiên khi motif rồng đã vào nhà rất nhiều lãnh đạo về hưu của Việt Nam. Nông Đức Mạnh là một thí dụ đầy tai tiếng cũng như Trần Đức Lương dùng voi phục để bày tỏ “chí khí” của mình.
Những ao ước âm thầm ấy tạo tâm lý khấu đầu trước thiên triều và người dân Việt Nam tuy “vô tình” hết mực vẫn không thể chấp nhận những cuộc đi triều kiến trong thời đại Internet làm bá chủ. Trước “sân rồng” Bắc Kinh, những cái đầu rồng Việt Nam be bé, lai tạp, dị hình không biết sẽ làm gì cho con rồng phương Bắc chấp nhận nó như một chú rồng hoang có quá nhiều khuyết tật.
Tâm lý của những chú rồng con là dựa dẫm vào rồng cha để tránh bão tại địa phương mình. Rồng phía Bắc là chỗ dựa vững chắc nếu dân chúng có biến động, và vì vậy xuân thu nhị kỳ, rồng phương Nam phải bay về nhận giáo huấn của cha mặc cho dân tình có lồng lộn trong sự bực tức hay căm phẫn.
Con rồng vàng Hải Phòng suy cho cùng chỉ là sản phẩm dị hình của một thể chế hợm hĩnh. Nó không những điển hình cho sự dốt nát về tính thẩm mỹ mà còn phần nào chứng minh tính cách của hệ thống cầm quyền: thờ phụng thứ lý luận tạp nham dưới nhãn mác con rồng Xã hội chủ nghĩa.
Con rồng là một linh vật không có thật, nó khiến người dân tin vào sức mạnh của tạo hóa.
Xã hội chủ nghĩa cũng không có thật nhưng nó như cái khiên để đảng Cộng sản che chắn những cục đá nhân dân khi giận dữ ném vào hệ thống.
Con rồng Hải Phòng đã bị ném đá và sụp đổ. Cái khiên xã hội chủ nghĩa còn vững tới bao giờ?

Cách đây 30 năm, tôi chứng kiến một người hái trộm bưởi. Đó là những năm giữa thập niên 1980, rồi sau đó, những năm giữa thập niên 2010, tin người ta ăn trộm bưởi da xanh vào dịp cận Tết, bước qua hai thế kỉ, bước qua nhiều sự thay đổi và phát triển, dường như thói quen ăn trộm không những được loại bỏ mà nó còn phát triển mạnh hơn, đáng sợ hơn so với thế kỉ trước!
Chuyện trộm bưởi trước đây 30 năm, hồi đó vừa xong thời kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã, vừa qua thời mà mẹ tôi phải dậy lúc 4 giờ để đi xếp hàng nhận lương thực tem phiếu, tôi phải lẽo đẽo theo mẹ để cùng xếp hàng, để lỡ nếu mẹ có đi đâu thì tôi đứng trông chừng xấp tem phiếu và giữ vị trí thứ tự (và trong một lần, do dậy quá sớm, sợ tôi mất giấc ngủ, mẹ không gọi tôi, bữa đó mẹ bị đau bụng, kết quả là nguyên một bộ tem phiếu còn 11 tháng chưa nhận đã bị mất mặc dù mẹ tôi đã chồng vào chỗ qui định. Mẹ tôi hỏi thì các bà lương thực sưng sỉa ngay: “Chị không có chồng tem phiếu vào đây. Vị trí chị ở chỗ nào? Chị mới vào sau, làm gì có tem phiếu trong chồng!”. Nguyên một năm gia đình tôi không có lương thực, mẹ tôi phải lén lút bán từng chỉ vàng để mua thức ăn ngoài ‘chợ đen’). Hồi đó, nạn trộm cắp cũng không phải là ít. Nhưng cách trộm cắp khác xa so với bây giờ.
Tôi nhớ là tài sản gia đình tôi có đúng một con heo nặng gần một tạ, một cây bưởi đang rộ trái và một giàn trầu. Con heo gần một tạ đó phải chờ đến khi nhà nước tổ chức mua thì mới được chở lên sân hợp tác xã để cân ký và đợi vài tháng sau thì nhà nước chuyển tiền về hợp tác xã, rồi hợp tác xã thông báo để người bán heo lên nhận tiền. Mức tiền bao nhiêu thì không ai được biết, nói chung là tùy vào hợp tác xã trả mà nhờ chứ chẳng có giá chung nào để mà tin là mình bán được con heo thì được số tiền a, b, c nào đó. Bán heo thời đó khổ còn hơn thứ gì!
Còn cây bưởi và giàn trầu thì bà chờ đến lứa lại hái bán, riêng cây bưởi, chỉ bán được những trái xanh, mởn vào mùa Tết, mùa bình thường thì chỉ hái ăn cho vui, ai xin thì bà tôi hái cho vài trái chứ chẳng bán được, không có giá trị và cũng chẳng ai mua mặc dù đây là cây bưởi năm roi, ngọt và ngon có tiếng trong vùng. Tôi còn nhớ tháng Chạp năm 1990. Lúc đó mới bước qua kinh tế thị trường, nhà tôi cũng chưa có điện, xóm làng tối om trong những ngày cuối năm. Tối đó là 25 tháng Chạp, nhà tôi vừa ăn cơm xong thì nghe tiếng chó sủa gắt chỗ gốc bưởi. Tôi lẻn ra chỗ ảng nước quan sát và thấy một cái bóng đen đang ngồi trên cây bưởi. Tôi quay vào nhà, lấy cây súng nhựa (trông rất giống súng thật) và cái đèn pin. Ra tới nơi, tôi pin đèn pin lên và quát to: “Bước xuống, trèo nhẹ nhàng, không tao bắn!”. Dường như người ngồi trên cây bưởi bị khiếp, tôi quát tiếp: “Mày mà còn ngồi trên đó thì tao nổ súng!”. Vừa nói tôi vừa hươ cây súng nhựa vào trước đèn pin.
Người ngồi trên cây bưởi rón rén vừa tránh né mấy chùm gai bưởi vừa trụt xuống, gần tới gốc, tôi chỉa thẳng súng vào người đó và dọi đèn pin vào mũi súng và anh ta, tôi quát tiếp: “Mày mà chạy là tao nổ súng ngay!”. Lúc này tôi nghe tiếng khóc òa lên: “Mày ơi tao lạy mày đừng bắn tao, tao là thằng Đ. Đây, tao với mày là bạn mà, mày thương tao, ngày mai Tết rồi mà tao không có gạo… Tao lạy mày!”.
Lúc này tôi vừa sợ thằng Đ. Nó phát hiện là súng giả và nổi khùng với tôi, vừa thương thằng Đ. Nhưng tôi cũng quát: “Đ., mày đứng im tại chỗ. Mày muốn tao không bắn thì đứng im đó để tao đi cất súng rồi tự ra về. Mày phải mang luôn mấy trái bưởi này ra khỏi nhà tao ngay tức khắc!”. Thắng Đ. Không đợi tôi “cất súng” mà cúi xuống nhặt mấy trái bưởi rồi co giò chạy, nó vừa chạy vừa hét to: Tạo lạy máy đừng bắn tao!”. Cái tiếng hét thất thanh của một thằng bạn lớn hơn tôi vài tuổi, có vợ quá sớm, có con rồi đi cuốc đất thuê, bữa được bữa mất, phải đi ăn trộm, phải van nài bạn mình đừng bắn…  trong cái đêm tháng Chạp đó ám ảnh tôi đến giờ. Bây giờ thằng Đ., bạn tôi đã chết vì căn bệnh hiểm nghèo, mỗi khi thắp nhang nó, tôi mua một trái bưởi để xin lỗi nó và cố gắng nói với nó là “Hồi đó vì tao sợ quá, nên mang cây súng nhựa ra để dọa chứ tao làm gì có súng. Mày đừng buồn tao nghe Đ.”.
Bẵng đi ba mươi năm, thằng bạn lớn tuổi học cùng lớp của tôi đã thành cát bụi. Bỗng dưng chiều nay, đọc một bản tin về nạn trộm bưởi da xanh, tôi lại thấy nhớ nó, nhớ tuổi thơ trong một xã hội đầy mông muội của mình. Và tự dưng tôi thấy thương những kẻ trộm thời trước. Bởi chí ít, họ cũng vì quá nghèo, không có lối thoát, phải đi ăn trộm trái bưởi, con gà để mà bán mua gạo, bán mà mua lúa gánh đi nộp thuế nuôi quân ở tận kho lương thực huyện. và khi bị bắt, họ không bao giờ dám chống cự, họ sợ chủ nhà, dù chủ nhà chỉ là đứa con nít giống như tôi hồi đó. Nói chung, kẻ trộm thời đó dù có nói gì thì người ta vẫn con đậm tính người. Những kẻ mất tính người thì bị xếp vào kẻ cướp.
Nó khác với bây giờ, kẻ trộm vào vườn bưởi để hái, nhưng nếu chủ nhà phát hiện, không chừng chủ nhà sẽ bị đánh đến không còn mạng sống. Thậm chí, có trường hợp đào trộm gốc mai. Một cây mai lớn gần trăm tuổi, gốc của nó có đường kính 80cm, bộ rễ của nó vô cùng cứng và sâu. Thế mà trong một đêm mưa, hai kẻ trộm đã đào hỏng nguyên cây mai nhưng không tài nào khiêng đi được, đang loay hoay thì chó sủa, chủ nhà dậy bật đèn, chúng lẻn đi. Nhưng không phải để trốn mà để gọi thêm đồng bọn tới và đưa cả chiếc xe tải đặt ngoài đầu đường làng để cả nhóm khiên gốc mai ra bỏ lên xe tải.
Rất may là chủ nhà đi kiểm tra trước sân, thấy gốc mai bị hỏng nên bật đèn và gọi điện thoại sang các nhà hàng xóm báo động. Cả xóm dậy bật đèn, kèo ra đường. Lúc này, nhóm đào trộm mai mới lục đục kéo lên xe tải bỏ đi. Cung cách vác đòn khiêng, dây chão và cuốc, thuổng của chúng bước lên xe không hề tỏ ra sợ sệt mà có vẻ như có người nào chặn chúng lại, những thứ cuốc thuổng sẽ là vũ khí mà chúng dùng. Nguyên đêm đó (cách đây chưa đầy ba đêm), cả xóm tôi phải mất ăn mất ngủ, công an xã yêu cầu chủ nhà không được cho báo chí biết vụ này vì như vậy là mất điểm thi đua của xã… Chủ nhà sợ, đành im lặng và chôn lấp sự uất ức xuống chỗ gốc mai, nơi bọn trộm vừa đào mà chưa lấy được.
Chuyện trộm bưởi cũng vậy, các vườn bưởi ở An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, vườn bưởi ở Kim Long, Huế đang ngày đêm mất ngủ vì nạn trộm bưởi trong dịp Tết, mà không riêng gì Kim Long, nơi nào có trái cây, hoa dịp Tết đều mất ăn mất ngủ vì chuyện trộm. Không dừng ở đó, nhà nhà sợ mất trộm, người người sợ mất trộm, cả một đất nước nóng lên vì nạn mất trộm và lo mất trộm…!
Nạn trộm cắp và nỗi lo trộm cắp trở thành vấn nạn và nỗi lo thường trực của một quốc gia, một dân tộc. Nạn trộm cắp, cướp bóc không chỉ diễn ra trong xã hội thuần túy mà còn diễn ra ngay trong hệ thống quản lý xã hội, hệ thống nhà nước. Chưa bao giờ mà khái niệm trộm cắp tài nguyên, trộm cắp tài sản nhân dân, rút ruột ngân sách… Những từ ngữ chỉ sự trộm cắp lại được nhân dân gán cho giới càn bộ nhà nước như hiện nay. Và trên một góc độ nào đó, nhân dân không những không sai mà còn rất chính xác.
Cuối năm, ngồi nhìn lại một năm trôi qua, rồi nhìn lại quãng lịch sử ngắn ngủi ba mươi năm kể từ khi tôi biết nhận thức về cuộc đời, xã hội cho đến bây giờ, phải chấp nhận buồn bã để thấy rằng đất nước không những không đi tới, không tiến bộ mà còn thụt lùi vào quá khứ của những thói quen trộm cắp, thói quen thiếu lòng tự trọng.
Bởi, một đất nước tốt đẹp, dù muốn hay không thì phải là một đất nước mà ở đó, con người và thiên nhiên hài hòa, dung dưỡng nhau trong mối quan hệ thân thiện, tương kính và yêu thương. Con người có quyền yêu một cái cây, nhiều cái cây và giữ thể diện, giữ lòng tự trọng với những cái cây trước khi yêu một người khác và giữ thể diện với người khác. Ngược lại, một đất nước mà cái xấu phát triển quá nhanh thì màu xanh của cây cối cũng nhanh chóng vắng bóng, thay vào đó là sự trơ tráo của con người trước những cái cây. Việt Nam là một quốc gia, dân tộc mà ở đó, câu chuyện kể của những cái cây về con người thật là thảm hại!
Ảnh của tuankhanh

Nếu theo dõi các chuyển động thời sự gần đây, bất kỳ ai cũng có thể hiểu rằng chuyến đi của ông John Kerry lần này, hoàn toàn mang ý nghĩa là giải thích với các quan chức chóp bu VN về Tổng thống đắc cử và nội các mới, trấn an các quốc gia như VN trước các xáo trộn về chính sách của Hoa Kỳ với các khu vực, đặc biệt là cam kết về sự có mặt của người Mỹ ở biển Đông trong tương lai.
Vì vậy, dù đại diện cho nước Mỹ và đứng trên chủ trương nhân quyền hay tự do ngôn luận gì đó, ông John Kery vẫn đến, mang tư cách xã giao và gỡ rối cho hoàn cảnh ngoại giao mới mẻ giữa hai nước. Đó mới là mục đích chủ yếu. Thậm chí trong các phát biểu của ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tại VN, nếu có ngụ ý gì các vấn đề mà Hà Nội không thích như nhân quyền, tự do... thì lúc này, ông John Kerry cũng chỉ thể hiện tính nguyên tắc, hơn là thật sự hết lòng cỗ võ cho một mặt trận bất đồng chính kiến tại VN trong bối cảnh hiện thời đang mệt mỏi và ô hợp.
Ông John Kerry quay về Mỹ với kết quả lớn nhất cần có, là cầm theo một hồ sơ tái cam kết về các mối quan hệ cấp quốc gia, và đặc biệt là sẽ không để những tiểu tiết bất đồng như tù nhân lương tâm, các nhóm XHDS hay tự do tôn giáo làm cản trở việc lớn của nước Mỹ.
Vì vậy, việc ngành an ninh VN tung một lực lượng hùng hậu để chận, theo đuổi, cản phá sinh hoạt bình thường của nhiều người trong đôi ngày vội vã của ông John Kerry ở Hà Nội và Sài Gòn, có vẻ là không cần thiết.
Nếu nhìn lướt qua các nhân vật bị chận, bị quấy rối vào những ngày này, người ta nhìn thấy đủ các thành phần như giới blogger phản biện, giới XHDS, giới trí thức nói chung, bao gồm cả văn nghệ sĩ. Số nhân viên an ninh đeo bám các nhân vật bị coi là "nguy hiểm" cho đất nước, được huy động ít nhất từ 2 người, cho đến cả 10 người, cho mỗi nhân vật. Quả là một sự chuyển động quy mô và đầy tốn kém, nhưng đầy im lặng, suốt từ Hà Nội đến Sài Gòn.
Anh Hoàng Dũng, thành viên của nhóm XHDS Con đường Việt Nam, có ghi lại hình ảnh anh bước ra cửa vào một đêm khi ông John Kerry chưa có ở Sài Gòn. Khoảng 8 thanh niên mặc thường phục đứng chặn ở cửa nhà của anh, không nói lý do ngăn cản, cũng như không giải thích được tình trạng hành động bất hợp pháp của họ.
Chị Đỗ Thị Minh Hạnh, đại diện cho Phong trào Lao Động Việt, cũng bị khoảng 10 thanh niên chận trước cửa nhà trong nhiều ngày. Những người này cũng im lặng trước hành động của mình, và dù vậy, ai cũng biết rằng việc giam lỏng công dân, cũng chỉ vì chuyến đi của ông Bộ trưởng ngoại giao Mỹ.
Ông Nguyễn Viện, nhà văn, với vũ khí duy nhất là những cuốn tiểu thuyết không thích xin phép kiểm duyệt của mình, cũng bị nhân viên an ninh mời đi uống nước. "Mời" là một cách nói khá phổ biến, mô tả cách làm việc của giới an ninh Việt Nam khi muốn quấy nhiễu hay tiếp cận để "thẩm vấn mềm" một ai đó. Nhiều năm sau 1975, có khá nhiều chữ nghĩa của người Việt biến dạng, sinh ra thêm các giá trị ẩn dụ. Chẳng hạn "mời" có vỏ bọc rất lịch sự, nhưng ẩn trong đó đôi khi là sự trơ trẽn hoặc thô bỉ.
Trên thực tế, việc canh giữ, theo đuổi, sách nhiễu... nhiều người như trong trường hợp ông John Kerry đến Việt nam là loại bài bản rất cũ. Thậm chí là phản tác dụng. Vì loạt hành động như vậy, có thể giúp cho nhiều người nhanh chóng nhận ra những nhà lãnh đạo Cộng sản đang nghĩ gì, cảm nhận được tình hình xã hội chính trị phía sau bức màn nói chung , và hơn nữa, có thể hiểu việc lập nhóm canh gác, theo dõi, giam lỏng... có khi chỉ là những bài tập thực hành cho các nhân viên an ninh trẻ mới vào nghề, chứ không có ý nghĩa gì cao quý.

Tháng 11/2016, phóng viên John Sudworth của BBC làm cả thế giới sửng sốt khi phát đi những hình ảnh của ông ở Trung Quốc, bị khoảng 20 người đàn ông che mặt, im lặng chận không cho ông tiếp xúc với bà Liu Huizhen, 45 tuổi, chỉ vì bà này tự ứng cử trong một chương trình bầu cử ở địa phương. Sự tương phản của lời kêu gọi tự do ứng cử từ chính quyền và hình ảnh các nhân viên an ninh mặc thường phục che, cản cuộc tiếp xúc bình thường ấy đều có thể khiến người xem vừa chán chường vừa thương hại cho nhà cầm quyền. Bài viết trên BBC gọi những người ngăn cản này là 'thugs', tức bọn lưu manh đầu đường xó chợ. Tên gọi thật xứng đáng.

Trong những hình ảnh mà anh Hoàng Dũng phát đi, về những kẻ lạ mặt ngăn cản anh, không cho ra khỏi nhà, đó cũng là những kẻ cũng đeo khẩu trang, cũng im lặng cúi mặt né đi khi ống kính video đi tới. Tôi chợt nhớ đến những bộ quân phục giống nhau đến kỳ lạ của quân đội Việt Nam và Trung Quốc qua bức ảnh mà báo Lào Cai giới thiệu trong buổi hai nước giao lưu với nhau cuối năm 2016, và tôi cũng nhớ đến cách hành động của những kẻ bị BBC gọi là "du thủ du thực" cũng giống nhau một cách kỳ lạ ngay ở nhà bà Liu Huizhen, và trước cửa nhà anh Hoàng Dũng. Thật khó tả, khi những hình ảnh so sánh đó lướt qua, cũng dễ gây một cảm giác vừa buồn chán vừa thương hại không kém .

Chắc chắn những cuộc gặp của ông John Kerry hay của phái đoàn Liên Minh Châu Âu với dăm ba người cũng sẽ không thể lật đổ được chế độ Hà Nội, hay làm thay đổi được gì vĩ đại trên đất nước này. Một vài người Việt Nam được thăm hỏi hay tiếp cận không thể vụt lên trở thành lãnh tụ của một cuộc cách mạng bí mật. Ngay cả việc nhận định như vậy là một giả thuyết, thì đó cũng là một loại giả thuyết ngu ngốc nhằm dựng nên một khung cảnh quốc gia đầy bất an, nhằm âm mưu để tạo thêm quyền và lực cho cho riêng một bộ phận nào đó.

Nếu như có đổi thay, thì đó là khát vọng đổi thay của cả dân tộc Việt Nam để đi tới một ngày mai tốt đẹp hơn với một quốc gia vững vàng về công lý và pháp luật, để tìm kiếm những người lãnh đạo tương xứng với giá trị lịch sử và tương lai mà tổ tiên Lạc Hồng di huấn. Chính nội lực của người Việt Nam sẽ quyết định tất cả chứ không thể là một âm mưu nào đó từ Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh. Giống như Đức Tăng thống Thích Quảng Độ từng nói "đừng trông chờ vào ai, mà hãy là tự chính chúng ta".
 

Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:
Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!
Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”
Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là “kiêu ngạo nhận vơ!” mà thôi!”
Nhận xét thượng dẫn về “Cụ Trường Chinh” khiến tôi chợt nhớ đến công trình biên soạn rất công phu (Bên Thắng Cuộc) của nhà báo Huy Đức. Tác giả đã dành nguyên một chương (chương 10, tập I)  cho ông Trường Chinh, nhân vật được coi là đã đặt nền móng cho chính sách “đổi mới” và được mô tả như một vị thánh tử vì đạo:
Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình.
Cách nhìn của những người ngoại đạo, hay đã bỏ đạo (cộng sản) lại hoàn toàn khác:
  • Nguyễn Minh Cần:
Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên làm TBT. Ông vốn là một “lãnh tụ” nổi tiếng “giáo điều.” Ngay cái biệt hiệu của ông cũng nói lên đầu óc sùng bái họ Mao... Cũng trên cương vị TBTĐCSVN, hồi những năm 50, Trường Chinh đã lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) Ở NÔNG THÔN MIỀN Bắc rập khuôn theo hình mẫu trung quốc đã đem lại vô vàn tai hoạ cho nhân dân. (Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016).
  • Vũ Thư Hiên:
Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp (*) của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville. 
Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông, trừ đoạn mở đầu rất đẹp, là một áng văn rất hay ...  (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. 2sd ed. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).
Riêng trong lãnh vực thi ca thì Trường Chinh không hoàn toàn không bị tai tiếng gì ráo trọi. Ông sáng tác mình ên, không “mượn” câu chữ nào – nửa chữ cũng không – bất kể là của Tây hoặc của Tầu. Thơ của Trường Chinh, với bút hiệu Sóng Hồng, chỉ có chút khuynh hướng (và hơi hướng) Mạc Tư Khoa thôi:
Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.
( Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942)
Hơn 40 năm sau, sau khi kêu gọi giới thi sĩ “cùng công nông vun sới cuộc tương lai,” đến năm 1986 (vào lúc cuối đời, chả hiểu sao) bỗng Anh Cả Trường Chinh đổi ý. Ông Tổng Bí Thư đến già mới chợt tỉnh, theo như cách nói của nhà báo Tống Văn Công:
“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày.
Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế – nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày. Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân!” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tiếc rằng ông không “tỉnh” được lâu. Chỉ hai năm sau, năm 1988, Trường Chinh đột ngột từ trần. Thôi thế cũng xong. Cuối cùng, rồi ông cũng thoát. Thoát khỏi cái XHCN do chính ông đã dụng công xây đắp nhưng giai cấp công nhân thì không. Họ kẹt: kẹt lớn, kẹt lắm, và (e) sẽ kẹt luôn – nếu chế độ hiện hành vẫn tiếp tục tồn tại.
Báo Vietnamnet, số ra ngày 9 tháng 3 năm 2015, ái ngại cho hay: “Lương tối thiểu mới đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu tối thiểu.”  Và đó là mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chớ giới công nhân thì  còn tệ hơn thế nữa!
Thế họ sống làm sao?
Thưa họ “ăn thịt mình để sống” – như nguyên văn lời Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (PGS-TS Lê Bạch Mai) vào ngày 28 tháng 8 năm 2015:
Những khảo sát của viện năm đó cho thấy chất lượng bữa ăn của công nhân không khác gì hai chữ “tồi tệ” khi trong khẩu phần ăn chỉ có 12% protein (chất đạm), 16% chất béo…
“Khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì (cơ thể) phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi đó khối cơ của người lao động bị bào mòn, bị lấy đi hằng ngày… và họ rơi vào thực trạng như ăn thịt mình ...’ Họ chưa chết đói. Nhưng sẽ đói đến lúc chết”.
Bản thân ông Trường Trinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:
“Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, tr. 208).
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người ... đã chết. Vấn đề, chả qua, vì chẳng đặng đừng – như "lời trăng trối" của triết gia (ngoại đạo) Trần Đức Thảo:
Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.
Tưởng Năng Tiến
(*) Vì thấy nhà văn Vũ Thư Hiên đánh dấu hỏi (?) sau chú thích về cuốn sách của Roger Garaudy nên chúng tôi tìm hiểu thêm, và được biết tên chính xác của tác phẩm là  Le communisme et la renaissance de la culture français –Paris, Éditions sociales, 1945 – chứ không phải là Le Marxisme et la Renaissance de la culture Français.
Trong cuốn Những Lời Trăng Trối (trang 309) Trần Đức Thảo cho biết là ông được giao trách nhiệm “dịch ngược” tác phẩm Đề Cương Văn Hoá Văn Nghệ Cách Mạng ra Pháp ngữ, và được chính Trường Chinh mời gặp để “bắt tay” cùng với lời cảm ơn.

VIỆT CỘNG, TRUNG CỘNG CẶP SONG SINH XÂU XÍ

SƠN TRUNG 


Hồ Chí Minh ca tụng mối tình Việt Hoa:
Mối tình thắm thiết Việt Hoa,
Vừa là đồng chí vừa là anh em.






Quyển " Người Trung Quốc Xấu Xí " , bản dịch tiếng Anh là The Ugly Chinaman and the Crisis of Chinese Culture (Chouloude Zhongguoren 醜陋的中國人) của  Po-Yang và  Jing Qing, người Trung Quốc ,  . Sách này vốn là bản thuyết trình của ông tại đại học  Iowa University, vào ngày  24 -9- 1984 , Don  Cohn dịch ra Anh văn, sau được  Hong Kong Pai-shing Fortnightly (Baixing banyuekan 百姓半月刊)- Bách Tính Bán Nguyệt San  xuất bản, rồi  Viễn Lưu , Đài Loan xuất bản 2009 (Yuanliu chuban 遠流出版). Sách này cũng đưoợc xuất bản tại Úc, vào tháng 12 -1992 do Allen & Unwin Australia
 Tác giả  Bá Dương 柏楊 ( Po Yang) cho ta thấy rõ Việt Cộng và Trung Cộng quả là hai anh em song sinh, có nhiều điểm xấu xí giống nhau.
Bá Dương  tên thật là Guo Yidong (1920–2008), là nhà văn  Đài Loan , quê Hồ Nam, sang Đài Loan trong thập kỷ 40 . Trong tác phẩm này ông kể rất nhiều khuyết điểm của Trung Quốc, ở đây chúng tôi chỉ nêu vài điểm quan trọng.

I. CHỦ NGHĨA MARX VÀ MAO LÀ TAI HỌA

Các cuộc cách mạng, các lãnh tụ Trung Quốc đều gây tai họa cho Trung Quốc :

-Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, (thật ra Đông Nam Á
còn rộng hơn ý ông Bá Dương muốn nói - ND) - còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một
chuyên viên Anh đóng ở Ma-lai-xi-a nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là
một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương
giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà
tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn.
Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ
như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương
lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên
tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi
tệ liên miên vô tận...... Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếptheo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh
cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú có
(Bá Dương, Lời nói đầu.Người Trung Quốc Xấu Xí, tr.10)


Bá Dương kết tội nền giáo dục Trung Cộng đã làm băng hoại bao lớp trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào?(tr.12)


Liên Xô, Trung Quốc truyền bá chủ nghĩa Cộng sản sang Việt Nam gây ra nhiều tai họa cho dân Việt Nam. Mao Trạch Đông muốn mở đường Nam tiến nên đã thúc đẩy Việt Cộng gây chiến tranh. Trung Cộng dùng Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp là những tay sai đắc lực gây ra bao tội ác. Vụ Ôn Như hầu, tàn sát Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, CCRĐ, Chỉnh Đốn đảng, Mậu thân và xâm lược miền Nam ...đã khiến hơn hai triệu người chết choc, tù tội. Ngoài chiến tranh, Việt Cộng còn tàn phá núi rừng, cướp đoạt tài nguyên quốc gia, chiếm nhà cửa, ruộng đất tư nhân và các giáo hội. Chúng còn bán nước, hai dân, gây ra sự đồi trụy đạo đức trong xã hội Việt Nam. Bao lớp trẻ đã sinh và lớn lên trong địa ngục đã trở thành ác quỷ gian dối, trộm cắp, lừa thầy phản bạn.



II. KHÔNG NHẬN LỖI


Cái lúng túng lớn nhất của người Trung Quốc khi mới đến Mỹ là gặp quá nhiều loại lễ nghi
phức tạp của người Mỹ. Ngoài đường nhỡ vô tình chạm vai vào một người khác, dù chạm thật
nhẹ cơ hồ như không chắc có chạm không, là người kia đều nói: "Xin lỗi!" Nếu như đụng thật,
da thịt đôi bên đều cảm thấy, thì cái câu xin lỗi ấy sẽ rất là ai oán. Còn nếu đụng mạnh vào
nhau một cái rầm thì cái câu xin lỗi này sẽ trở thành liên hồi, liên thanh khó mà chống đỡ
được.
Tại Trung Quốc nếu hai người đụng nhau trên đường thì lại hoàn toàn khác. Phản ứng của đôi
bên sẽ nhanh như chớp, mắt long lên, trợn trừng nhìn nhau như sắp biểu diễn một màn nhẩy
cao. Câu đầu tiên dùng để nói với nhau sẽ là kiểu: "Mắt mù à?" Đối thủ cũng lập tức nhảy cỡn
lên phản công: "Ái dà! Ai mà cố ý! Đi đụng vào người ta mà lại còn không biết điều! " Người
kia lại gân cổ to tiếng hơn: "Đụng vào người ta mà lại còn già mồm, không biết được giáo dục
kiểu gì?" Đối thủ mồm cũng không kém: "Đụng vào thì đã chết chưa? Chắc muốn người ta
quỳ xuống lậy mình chắc? Bảo người ta đụng mình à? Thế mình lại không đụng vào người
khác đấy? Chính mình đi đụng vào người ta mà lại còn muốn đổ vấy cho người!". Sự tình đến
đây, người có vẻ yếu thế hơn sẽ bỏ đi, mồm lẩm bẩm chửi rủa, trong khi đó cái người có vẻ
cứng mạnh hơn dơ chân múa tay, giọng điệu đe dọa khiến cho cả đám đông kéo nhau đến như
thể sắp xem một đám đánh lộn.
Nếu độc giả chú ý, từ lúc đụng nhau cho đến lúc rã đám, chúng ta không hề nghe được một
câu "xin lỗi". Cái môn "đến chết cũng không nhận lỗi" rất tinh thông này của người Trung Quốc (tr.. 54)

Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng
không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh
nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi
mà uống rượu chúc mừng....[...]. Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương.(tr.16)


Tính xấu này của người Trung Quốc mà cũng là của người Việt Nam. Có vài nguyên do:

(1). Sợ xấu hổ, mất mặt, mất địa vị.

(2). Cộng sản đề ra phê và tự phê nhưng tự phê chỉ dùng cho cấp dưới. Đó là thủ tục làm kiểm điểm ở quân đội, đảng, trường học, công sở. Nhưng phê thì coi chừng bị kết tội phản động, bôi lọ lãnh đạo.

(3). Chủ trương "sùng bái cá nhân" của Stalin đã tạo ra sự nịnh hót trong đảng và quần chúng. Hồ Chí Minh biết dân chống đối CCRD nên bày ra việc sửa sai. Ông không đứng ra nhận lỗi hoặc khóc lóc như bọn ninh thần nói. Ông đẩy gánh ô nhục cho Võ Nguyên Giáp đứng ra nhận lỗi, sau đó ông hạ Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp luôn! Trường Chinh cũng không nhân lỗi. Vì nhận lỗi là tự mình sa thải mình, tự kéo mình xuống đất đen cho nên không tên cộng sản nào nhận lỗi.
Ngày nay, Việt Cộng bao che cho Trung Cộng thải chất độc làm biển chết, cá chết, dân biển đói khổ nhưng không một ai lãnh trách nhiệm. Chúng chối tôi, đổ quanh, thậm gì còn giở trò dối trá như đi tắm biển, ăn cá, và nói ba láp rằng biển đã sạch trở lại, và cá chết là chuyện tự nhiên. Chúng không nhận tội lỗi vì nhận tội tức là tố cáo Trung Cộng gây ra ô nhiễm môi trường, hủy hoại đời sống  Việt Nam, và cộng nhận bọn chúng vì sợ Trung Quốc vì ăn hối lộ của Trung Quốc như Nguyễn Phú Trọng được Formosa tặng hình lão Cáo bằng vàng nặng 50 ký loại 999.

III. BUÔN BÁN CẠNH TRANH VÀ THIẾU THÀNH THẬT

Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài . Có nhiều cách cạnh tranh nhưng thường theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20....(tr.14).

Người Việt Nam ta cũng vậy. Người ta bán tô phở 5 đô, mình bán 4 đô, người ta bán 4 đô mình hạ xuống 3 đô. Cạnh tranh nhau cho đến khi một trong hai bên gục mới thôi. Trung Quốc và Việt Nam còn có trò loan tin thất thiệt, nào phở nấu thịt người, bánh bao nhân thịt chuột, hoặc thuê du đãng quấy phá...

Ngày nay, Mỹ đánh thuế hàng Trung Cộng từ 4% đến 4,6%, còn Trung Cộng đánh thuế hàng Mỹ từ 49% cho đến97%. Họ còn chơi trò hạ giá đồng quan kim, bảo hộ mậu dịch cho nên hàng rẻ, hằng năm thu lãi trên 300 triệu Mỹ kim.

Nay Trump đòi Trung Cộng phải buôn bán thành thật thì làm sao Trung Cộng chịu! Cái gian lận, mánh lới đã ăn sâu và từng giòng máu, thớ thịt Trung Quốc, sao mà họ bỏ đi!


Bá Dương còn kể sự thành thật của người Mỹ đồng thời nói lên tính gian manh, hung hãn của người Trung Quốc:

Lúc chúng tôi ở Las Vegas vợ tôi có đến một cửa hiệu nhỏ tìm mua một cái áo khách [một loại áo
cánh dầy và dài - jacket]. Trong tiệm có một cái đề giá là 12 đô. Tiền đã trả xong, chỉ còn chờ
gói hàng, lúc ấy vợ tôi mới chợt thấy dưới cánh tay áo bên phải hình như có một vết đen bé
bằng hạt gạo, liền nói: "Ái dà, cái gì thế này?"
Bà già bán hàng cầm lên xem rất kỹ, và nói như xin lỗi: "Thực ra vết bẩn này có thể giặt sạch,
nhưng cũng có thể không. Nếu bà vẫn đồng ý mua, tôi đi hỏi chủ tiệm xem có thể bớt được ít
tiền không?" Nói xong lật đật lên lầu, rồi lại lật đật chạy xuống bảo có thể bớt cho vợ tôi 2
đôla. Nghe vợ tôi kể lại chuyện này tôi hơi choáng váng. Vốn bị người bán hàng ngược đãi đã thành thói quen, bây giờ như bỗng có một ngọn gió xuân đến làm rơi mưa xuống, tôi thật tình chỉ muốn đến mà hôn vào mồm bà bán hàng ấy một cái. (tr. 53)

Nếu chuyện này mà xảy ra ở Đài Bắc hay Hồng Kông, có lẽ nó sẽ là một tiết mục đấu súng
giữa cảnh sát và ăn cướp. Nhất định sẽ ầm ĩ lên như kiểu này: nếu bà khách chết tiệt kia dám
cả gan bới lông tìm vết, người bán hàng tất phải phùng mang trợn má sấn sổ ngay:
"Cái gì? Nói thế nào? Đen à? Buồn cười thật! Bộ người ta không có mắt hay sao? Dù có đen
nữa đi mà ở dưới nách thì có hề hấn gì. Chẳng lẽ lúc nào cũng cứ dơ nách lên cho người ta
xem à?
Muốn bới móc thì cứ nói thẳng ra. Người mua cũng còn khối kẻ thật thà chán! Bây giờ đã ngả
giá rồi còn định trả hàng lại đấy chắc? Giảm giá à? Giời mà hiểu được! Lần sau có đi mua
hàng thì cứ phải đếm trước hầu bao đi cái đã. Tiền không có mà cứ làm bộ như ta đây giầu
lắm! Cái gì? Còn không đúng ấy à?
Người ta là con người của một nước lễ nghĩa, văn hóa truyền thống 5.000 năm, đối với khách
như đối với kẻ về nhà, chẳng lẽ không thấy được điều ấy hay sao mà còn lậu bà lậu bậu như
kiểu bị người ta lừa mình đấy!
Cửa hàng của người ta to thế này mà cứ trông mong vào mấy đồng xu của các người thì có mà
chết đói! Mấy cái đồ ngoại quốc nhà quê, văn hóa nông choẹt. Chẳng bõ công cho người ta đi
kêu cảnh sát.
Cứ nói huỵch toẹt ra! Mua không nổi chứ gì? Thôi! Quên đi! Đưa đây!"(tr.54)


Người Việt Nam ta cũng vậy như vụ con ruồi Hiệp phát, tư sản đỏ kết hợp tham quan ô lại hãm hai người tố giác. Và vụ Formosa, rành rành Trung Cộng đổ chất độc tiêu diệt môi trường Việt Nam nhưng bọn đầu gấu tìm cách biện hộ rất ấu trĩ! Họ dùng thủ đoạn " cả vú lấp miệng em" và "lấy tay che kín mặt trời"!


IV. NGƯỜI MỸ CƯỜI

Các vị chắc chắn có thể thấy người Trung Quốc rất ít cười. Phải chăng vì quá nhiều hoạn nạn,
đau khổ, sầu não quá lâu làm cho họ không thể cười nổi nữa? Cho nên tôi mới thấy dân Mỹ
thật là rất vui sướng, ít nhất đó là nước Mỹ mà tôi gặp, tôi tiếp xúc. Một nước rất hạnh phúc,
lương thiện, hay giúp đỡ người khác. So sánh với người Mỹ thì người Trung Quốc lúc nào
cũng lo âu, lòng đầy những ý tưởng hận thù, chỉ sợ người khác làm cho mình thiệt hại. Trong
cuộc sống lúc nào cũng lo ngay ngáy, đôi mắt để tự vệ lúc nào cũng sẵn sàng long lên sòng
sọc.(tr. 40)


Điều này rất rõ ràng. Trước 1975, xã hội miền Nam được an bình dù cho Việt Cộng quấy phá. Ở đâu ta cũng thấy có nụ cười và những lời nói và cử chỉ thân thiện.Sau 1975, bọn Bắc Việt hung hãn và thô bỉ đã làm cho bộ mặt cả nước xấu xí. Từ Cán bọ tỉnh huyện cho đến các cô mâu dịch đều gắt gỏng cau có.Cái phương thức thương mại có một không hai ấy có lẽ đã hằn vào đời sống người thủ đô từ thời bao cấp. Khi đó, cả người bán và người mua cùng quen với “văn hóa mậu dịch”. Người bán thì trịnh thượng, bề trên, ban phát. Người mua thì nhờ vả, xin xỏ. Và đương nhiên không cảm thấy bị xúc phạm trước thái độ kẻ cả của người bán. Phải chăng họ lộ bản bản chất vô sản vô học và cũng vì họ bị đè nén, bóc lột, mắng chửi cho nên khuôn mặt của họ biến tướng thành cây xương rồng!


V. BẮT NẠT NGƯỜI LẠ

Tôi đã từng đi khắp các tỉnh Trung Quốc và thấy rằng, ngoài Bắc Kinh, không có nơi nào
 không có hiện tượng "bắt nạt người lạ".


Con người là một loại động vật biết cười. Nhưng những cô y tá, những cô bán vé xe người
Trung Quốc lại là một ngoại lệ. Về việc này hơn 10 năm nay mọi người đều than vãn nhưng
cái bộ phận quản lý xe buýt và nhà thương quá bận về việc ăn tiền để có thể chú ý đến nó. Cứ
xem tình hình này, trừ phi vứt tiền vào mặt họ, thì ngay cả ông trời cũng chẳng có thể cậy
mồm họ ra cho họ cười được.

Thực ra gương mặt những cô bán hàng bây giờ hầu như cũng có khá lên đôi chút. Ngay lúc
anh bước vào cửa hàng, giống như con mèo thấy con chuột vào ổ của mình, đôi mắt nhỏ của
các cô nhìn về phía anh chứa đầy những dò xét như đối với một địch thủ. Các cô bắt đầu bằng
việc đánh giá áo quần của anh, và nói một câu gì đó kiểu: "Ấy, cái này đắt lắm đấy!" Nếu anh
hỏi: "Còn thứ gì tốt hơn nữa không?" thì sẽ được trả lời: "Còn đắt hơn nữa đấy!". (tr.52)



Điều này cũng rất phổ biến. Dân Bắc thấy dân Huế hay dân Nam đều chặt đẹp, nhất là đối với Việt kiều và người ngoại quốc.



Việt Cộng và Trung Cộng đồng bệnh vì cùng môi trường:
-Việt Cộng và Trung Cộng cùng theo Marx, Lenin, Stalin là những bạo chúa độc tài và hoang tưởng nếu không là ngu ngốc vì đã đưa ra những chính sách phản dân, hại nước và phản khoa học.

-Chủ nghĩa Marx, Lenin và Mao chú trọng cai trị dân bằng bàn tay sắt. Đó là chủ trương "vô sản chuyên chính". Chính vì lý do này, và cũng vì bị các đồng chí cộng sản phe Martov và các tầng lớp nhân dân chống đối, Lenin,Stalin phải dùng bọn côn đồ giết người và phá hoại quốc gia. Vì vậy mà cộng sản đưa bọn vô sản lưu manh, vô học, vô đức lên cầm quyền. Chính bọn Marx, Lenin, Satalin, Mao, Hồ và bọn côn đồ cai trị xã hội tạo ra những tệ đoan như thế.

-Cộng sản chú trọng cướp chính quyền và tài sản nhân dân. Giáo dục của họ là loại bỏ nhân nghĩa lễ trí tín mà theo chủ trương tàn sát, vu khống của chính sách đấu tố điêu, con tố cha, vợ tố chồng, học trò theo dõi thầy đã tạo ra một xã hội băng hoại đạo đức, một xã hội trộm căp và dối trá làm quốc sách.

No comments:

Post a Comment