Pages

Monday, February 27, 2017

HÒA ÁI * NĂM GÀ NÓI CHUYỆN CŨ

    

 

Trao đổi Thư tín: Năm Gà bới chuyện cũ

Hòa Ái, RFA
2017-01-28
 

Thiệp chúc xuân của thính giả Tam Ngoc Tran gửi Ban Việt Ngữ RFA.
Photo: RFA
Trao đổi Thư tín: Năm Gà bới chuyện cũ



Trong không khí vui tươi của những ngày Tết đầu năm Đinh Dậu, Hòa Ái kính chúc toàn thể quý khán thính giả và độc giả Đài RFA một năm mới hạnh phúc và vạn sự như ý! Và cũng nhân dịp này, Hòa Ái kính lời cảm tạ quý vị đã đồng hành với Đài Á Châu Tự Do trong suốt năm qua; đồng thời gắn bó cùng chương trình “Trao đổi Thư tín” với những chia sẻ trên tinh thần góp một tiếng nói để tạo nên sự thay đổi cho những điều tốt đẹp hơn.

Hòa Ái cũng xin được cảm ơn quý anh chị trong Ban Việt ngữ luôn nhiệt tình tham gia Mục “Trao đổi Thư tín” để chuyển tải các ý kiến gửi về đài đến với quý thính giả khắp nơi.
Kể chuyện rồng và cá mập

… Người Việt mình thuộc dòng dõi ‘con rồng cháu tiên’, vậy mà qua mấy ngàn năm, không ngờ lại đột biến gen đến mức không rõ là con gì nữa-
Thính giả RFA

Theo phong tục của người Việt, chúng ta thường ôn lại những câu chuyện vui trong ba ngày Tết. Trong chương trình hôm nay, có lẽ Hòa Ái dành thời gian để trò chuyện cùng quý vị về “con rồng” nhân những ngày xuân của năm mới “con gà”.

Chắc chắn quý vị đoán được Hòa Ái muốn nhắc đến con rồng lạ ở Hải Phòng. Con rồng được trang trí bằng hoa cúc nhựa màu vàng này là đề tài được bàn tán xôn xao trong những ngày cận Tết. Một thính giả nhắn tin qua Facebook hỏi rằng:

“Cô Hòa Ái có thấy hình con rồng trang trí đón xuân năm nay ở Hải Phòng không? Người Việt mình thuộc dòng dõi ‘con rồng cháu tiên’, vậy mà qua mấy ngàn năm, không ngờ lại đột biến gen đến mức không rõ là con gì nữa.”

Hòa Ái ghi nhận có rất nhiều nhận xét của quý thính giả về con rồng được cho là kỳ lạ này. Nhiều thính giả cho rằng thân giống con giun nhưng đầu giống con Pikachu, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản và đây là ý tưởng gây lãng phí. Thính giả Thanh Trúc Đặng thì nghĩ rằng “Đây là một con quái vật nhất hành tinh”. Còn thính giả Lee Min Hou nói là “Cái đầu rồng có vẻ giống con hải cẩu, cũng có nét giống con lạc đà, nhưng nhìn kỹ nó là con sâu bự đục khoét ngân sách”. Trong khi đó không ít thính giả bày tỏ niềm vui mặc dù có những lời bao biện con rồng là một con vật trong trí tưởng tượng nên có thể phóng khoáng trong thiết kế mô hình, tuy nhiên chính quyền Hải Phòng đã ra lệnh dỡ xuống trước lời góp ý của dân chúng. Thính giả Giáp Võ lên tiếng “Đúng là mạng xã hội đang góp phần thay đổi những quyết định sai trái của các cơ quan chức năng tại Việt Nam”.

Quả là một câu chuyện vui và dường như kết thúc rất có hậu khi những tiếng nói đóng góp của người dân được chính quyền lắng nghe.

Và Hòa Ái còn một câu chuyện vui khác kể hầu quý vị trong dịp Tết “con gà”. Đó là câu nói cửa miệng của cư dân mạng ở Việt Nam “Cá mập cắn cáp nữa rồi!” Con cáp mập luôn xuất hiện trong các sự kiện được cho là quan trọng diễn ra ở trong nước hay ở nước ngoài liên quan đến Việt Nam. Các cư dân mạng hy vọng câu chuyện về con cá mập cắn cáp quang biển AAG cũng sẽ có kết thúc tốt đẹp trong năm Đinh Dậu.
Ước muốn trong năm Đinh Dậu


Mời quý vị cùng nghe ước muốn trong năm mới của quý thính giả từ trong nước:

“Bước sang năm mới, điều mong muốn trước tiên là sức khỏe, kế đến là công việc làm ăn được thuận lợi và cầu Trời cho mưa thuận gió hòa để dân chúng được bình an.”



“Mong muốn đất nước được ngày càng phát triển, chính phủ quan tấm đến đời sống của người dân, pháp luật cần được thượng tôn pháp luật, nhân quyền được đảm bảo và nhất là những người dân nghèo như chúng tôi có tiếng nói, cần được các tổ chức bảo vệ và đặc biệt là chính quyền Trung ương cho đến địa phương quan tâm đến ý kiến tâm tư nguyện vọng của người dân nghèo.”



“Mong cho đất nước được yên bình và bà con mạnh giỏi, bình an.”



Trong những ngày Tết vui xuân Đinh Dậu, chúng ta có nhiều ước mong, có nhiều hy vọng không chỉ cho riêng mình và người thân mà có lẽ mỗi người trong chúng ta, ai cũng khấn cầu một năm mới được quốc thái dân an khi đồng bào, đồng hương còn lắm nỗi truân chuyên, nghèo khó. Hòa Ái tin rằng ít nhiều chúng ta cũng chạnh lòng nhớ đến những hoàn cảnh không đón mừng năm mới; đó là hàng trăm người dân ở Nha Trang bị trắng tay sau một đám cháy thêu rụi hoàn toàn xóm nhà yên bình của họ; đó là hàng trăm gia đình ở miền Trung gánh chịu những đợt “lũ chồng lũ” liên tiếp; đó là những ngư dân bốn tỉnh Bắc miền Trung không thể ra khơi vì thảm họa môi trường biển do Fomosa gây nên và còn rất nhiều nữa những cảnh đời không có Tết.

Chúng ta cùng nghe chia sẻ của cư dân khu chung cư Bình Thạnh, ở Sài Gòn, những người bị chính quyền địa phương cưỡng chế nhà cửa, đẩy họ ra đường trước ngày Tết Bính Thân:

“Một năm vừa qua là những hộ này sống lang thang mà không một đơn vị hay cơ quan nào quan tâm để coi cuộc sống của người dân như thế nào. Rất là đau khổ. Mình là người dân thấp cổ bé mọn, chỉ biết làm đơn kêu gào với những người có thẩm quyền nhưng người ta cứ hứa giải quyết, giải quyết.



Đất nước phải có tổ quốc, gia đình phải có bàn thờ để thờ cúng ông bà vào dịp Tết. Năm nay là bước sang năm thứ hai rồi. Tâm trạng rất là hoang mang. Hy vọng chính quyền sáng suốt giúp đỡ hay bồi thường hay tạo điều kiện như thế nào chứ sống như vầy còn hơn là tội phạm nữa.”

Trao đổi với Hòa Ái trong dịp Tết Đinh Dậu, một số cư dân tuổi gần đất xa trời ở khu chung cư Bình Thạnh bị mất nhà cho biết không còn cách nào hơn là làm đơn xin đi tù vì ít ra có chổ ăn, chổ ngủ.

Và còn đó bao nhiêu gia đình của các tù nhân lương tâm không đón Tết? Thính giả Lan Ngọc chia sẻ rằng chính quyền Việt Nam cứ gia tăng bắt bớ như những ngày vừa qua thì chẳng bao lâu nhà tù sẽ là nơi sum họp quây quần đón Tết của số đông dân lành Việt Nam.

“Năm nay gia đình tôi không có Tết, không có xuân, không chuẩn bị gì hết. Thật ra, lần đầu tiên trong cuộc đời tôi phải xa con tôi. Bây giờ hai đứa bé thấy ngoài kia nhà hàng xóm cũng ồn ào, cũng có hoa, có đèn sáng trưng thì làm sao chúng nó không nhớ đến cảnh mẹ chúng cho đi chợ hoa…Đứa lớn thì nhận biết mẹ nó bị tù. Nhưng đứa nhỏ, 4 tuổi, thì không biết, cứ hỏi ‘Sao mẹ đi đâu mà lâu quá? Con nhớ mẹ quá. Con thương mẹ quá!’ Chắc quý vị đang nghe tiếng khó của thằng bé đang hỏi chị nó và chị nó đang dẫn ra ngoài, dỗ nó. Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả ân nhân đã giúp đỡ gia đình chúng tôi. Xin chúc họ một năm đầy an khang và hạnh phúc.”



Vừa rồi là tâm tình của thân mẫu Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Sau đây cuộc đối thoại ngắn giữa Hòa Ái với cháu Phú, 6 tuổi, con bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động vì nhân quyền và dân oan, vừa bị bắt vài ngày trước Tết Đinh Dậu:

“-Con ơi, mẹ đi đâu rồi con?

-Đi vào tù

-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều không?

-Con đón Tết, con nhớ mẹ nhiều.”

Với nhận thức non nớt của một đứa bé 6 tuổi, nói về mẹ mình bị đi tù đơn thuần như mẹ có việc vắng nhà vài hôm rồi mẹ lại về, khiến cho người nghe có cảm nhận với niềm tin rằng những tù nhân lương tâm rồi sẽ sớm về nhà, sum vầy cùng gia đình trong trong ba ngày Tết năm sau. Quý vị có nghĩ như vậy không?
Lời chúc tụng đầu năm



Mong muốn đất nước được ngày càng phát triển, chính phủ quan tấm đến đời sống của người dân...đặc biệt là chính quyền Trung ương cho đến địa phương quan tâm đến ý kiến tâm tư nguyện vọng của người dân nghèo-
Thính giả RFA

Quý anh chị trong Ban Việt ngữ gửi lời chúc đầu năm đến quý thính giả:

“Bước sang năm mới, Cát Linh xin được gửi đến quý khán thính giả lời chúc sức khỏe cùng vạn sự như ý. Chúc cho người người, nhà nhà có trọn niềm vui và tài phúc trong những ngày đầu xuân.”



“Năm mới Đinh Dậu, Thanh Trúc chân thành kính chúc quý thính giả một mùa xuân vui và những ngày tháng an bình, hạnh phúc, ước gì được nấy, sức khỏe dồi dào, may mắn và tài lộc bằng năm bằng mười năm ngoái.”

“Nhân dịp xuân về, Nguyên Lam xin được kính chúc quý vị cùng gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc và luôn gặp được nhiều may mắn.”

“Nhân dịp Tết Đinh Dậu, Nam Nguyên kính chúc quý khán thính giả Đài Á Châu Tự Do một năm an khang thịnh vượng. Chúc các ngư dân ra khơi an toàn , thu hoạch tốt, ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung bộ sớm phục hồi sau thảm họa môi trường. Chúc các bạn nông dân được mùa được giá, thủy sản đạt an toàn vệ sinh thực phẩm đạt giá cao. Xin chúc các nhà trồng cà phê, trồng tiêu phát triển sung túc. Xin chúc các bạn công nhân lao động an toàn và quyền lợi được bảo đảm. Xin chúc các nhà hoạt động xã hội dân sự vì quyền dân sinh phát triển họat động trong năm mới Đinh Dậu. Nam Nguyên kính chào và cảm tạ quý vị!”

“Bước sang năm Đinh Dậu, Phương Anh mới chúc quý thính giả sức khỏe tràn đầy, tấn tài-tấn lộc-tấn bình an.”

“Tôi là Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do. Cùng với anh chị em phát thanh viên, phụ trách trang web và chương trình truyền hình, xin được gửi đến quý vị và các bạn lời cầu chúc đầu năm Đinh Dậu, mong mọi người, mọi nhà, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và triệu triệu điều may mắn.



Tất cả anh chị em chúng tôi hy vọng năm nay, quý vị và các bạn vẫn xem Ban Việt Ngữ là người bạn đồng hành, để cùng nhau chúng ta tiến về trước, vừa đi, vừa bảo với nhau là sẽ có ngày chúng ta cùng nắm chặt tay nhau vượt qua điểm đến. Chúng tôi luôn luôn tin rằng nếu cùng đi và cùng nâng đỡ nhau, chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy ngày thành công, và chúng tôi tin tưởng ngày đó cũng chẳng còn bao xa.

Chúng tôi cũng hy vọng năm mới là mức khởi đầu cho một nước Việt Nam thật sự đổi mới, để ước mơ nhỏ nhoi của tất cả chúng ta sẽ trở thành sự thật. Ước mơ đó là sẽ có ngày chúng tôi và quý vị, các bạn gặp nhau, tay bắt mặt mừng ngay ở quê nhà.

Một lần nữa, trước thềm năm mới Đinh Dậu, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu tự Do chúng tôi xin kính chúc quý vị và các bạn một năm mới an khang, thịnh vượng.”



Và những lời chúc xuân của quý khán thính giả cùng độc giả RFA:

“Nhân dịp năm mới, xin chúc cho toàn thể Ban Việt ngữ Đài RFA và quý khán thính giả của đài được nhiều sức khỏe, mọi sự an lành, hạnh phúc và cũng cầu mong cho xã hội, đất nước Việt Nam sớm có được tự do dân chủ.”



“Nhân dịp năm mới cùng Tết cổ truyền của Việt Nam, tôi xin chúc mọi người nói chung và tất cả anh chị em trong Đài RFA được dồi dào sức khỏe. Tôi cũng cầu chúc cho nước Việt Nam được an bình, yên vui và mọi người được hạnh phúc.”



“Hy vọng và mong mỏi sẽ có được một ngày sắp đến đây tay bắt mặt mừng với tất cả quý vị trong tiếng cười rộn rả, trong ánh mắt thân thiện, chan hòa thương yêu, đoàn kết và gần gũi sau bao năm đau đớn và chia lìa.”

“Chúc mọi người đón xuân vui vẻ. Hy vọng có ngày chúng ta gặp nhau. Nếu mà có thì sẽ là ngày hội lớn. Mong mỏi lắm, cháy lòng cháy ruột!”



Ban Việt ngữ luôn mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Kính chúc quý vị ba ngày Tết được an vui cùng người thân trong gia đình!
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-012917-ha-01262017140848.html

 


SAIGÒN MỒNG MỘT TẾT ĐINH DẬU




Sài Gòn khác lạ ngày đầu năm - VnExpress

Không còn những dòng người đông nghìn nghịt, hối hả... trên các tuyến đường và người dân cũng được "sống chậm lại" trong sáng mùng 1 Tết Đinh Dậu. 
 




7h ngày 28/1 (mùng 1 Tết) - góc chợ Bến Thành, công trường Quách Thị Trang (quận 1) thường ngày tấp nập xe cộ và người dạo bộ nhưng sáng nay chỉ lác đác vài xe qua lại.

Cùng thời điểm, hầm Thủ Thiêm xuyên lòng sông Sài Gòn chỉ lác đác vài người qua lại (trái) trong khi thường ngày tấp nập xe của người dân từ quận 1 sang quận 2 (phải) và ngược lại.

Khu vực nhà thờ Đức Bà (quận 1) vắng lặng, bình yên sáng đầu năm (trái). "Chỉ có những ngày Tết mới thấy mình được sống chậm lại như thế này. Bình thường đường phố lúc nào cũng đông người xe, thân già như tôi cứ ra đường là chóng mặt, không dám băng qua đường thế này đâu", bà Linh (79 tuổi, cán bộ hưu trí quận 1) cho biết.

8h, đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) hướng về trung tâm thành phố khá thông thoáng (trái). "Con đường này ngày thường đông xe từ  sáng sớm. Cứ nhìn vào dòng người lũ lụt rời Sài Gòn về quê ăn Tết là đủ hiểu bình thường ở đây đông thế nào", anh Tư (39 tuổi) chờ khách đi xe ôm, cho biết.

 

Ngã tư đường Tôn Đức Thắng (quận 1) với phố đi bộ Nguyễn Huệ thông thoáng, ngày thường đây là giao lộ luôn xảy ra ùn tắc (phải).

Vẻ đối lập trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hướng về quốc lộ 13.

Tương tự, đường Trường Chinh giao với đường Tân Sơn Nhì (quận Tân Bình) sáng nay khác hẳn tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường ngày.

Friday, January 27, 2017


THƠ CÁCH MẠNG






Nếu ngày ấy...


Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.


Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bấy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng


Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
"Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an


Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm


Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”


Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!


Caubay
(theo caphevanhanh)


1.Văn Tế Bác
Nguyễn Công Luận

Đêm thu, Hồ Gươm gió thổi rì rào,
Tháng bẩy, Hà Nội mưa dầm ướt át.

Nhớ Bác xưa:
Mắt sáng tai vênh,
Trán cao râu bạc.
Lúc trung niên gầy cà tong cà teo,
Khi già lão béo nục nà nục nạc.

Nhân tình nhân ngãi nhiều bà, không ai hay con cái ở mô tê,
Đổi tên đổi họ lắm lần, chẳng thể biết ngày sinh nào chính xác.
Chốn thâm cung sữa tươi thuốc ngoại, tuy rất mực xa hoa,
Trước công chúng cơm nắm muối vừng, vẫn ra điều mộc mạc.
Lắm tài đóng kịch, từng nhiều phen rơi lệ khóc Lenin,
Nhiều bận ngồi tù, vẫn một mực dốc lòng thờ Karl Marx.
Dung mộc y như dụng nhân, Bác có tài lập đảng, lũ bầy tôi hết sức cúc cung,
Cứu cánh biện minh phương tiện, Bác không ngại ra tay,
phe đối lập thảy đều tan tác.
Thu phục tay chân bằng đặc quyền,
Diệt trừ địa chủ tận gốc gác.
Tả phù như chú Duẫn nhiều con lắm vợ,
việc Đảng Đoàn cật lực lo toan,
Hữu bật có chú Khu đấu mẹ tố cha,
cuộc Cải Cách tận tâm gánh vác.
Bác bạo tay thuổng văn Hoa Thịnh Đốn,
cho tuyên ngôn đượm vẻ Hoa Kỳ,

Bác mạnh lời chôm ý Tôn Trung Sơn,
để tiêu ngữ có mùi Đại Pháp. (1)
Anh dũng thật! Bác mượn lời ai nói,
mà nhận văn của chính mình,
Can đảm thay! Bác viết sách tự khen,
nhưng ký tên như kẻ khác.(2)

Bác ưa bài hát Kết Đoàn, trẻ già mỏi tay vỗ nhịp, mà chẳng hay đâu chỗ phát sinh,
Bác khoe tập thơ trong ngục, đàn em líu lưỡi khen tài, nhưng nào biết ai là nguyên tác. (3)
Vâng lời cụ Mác, đưa ngu dân lên chỗ quyền uy,
Học sách bác Mao, coi trí thức là đồ cỏ rác.
Hướng đến Thiên Đường Vô Sản, Bác không dung trí phú địa hào,
Đi lên Thế Giới Đại Đồng, Bác cứ phép tam vô nhị các.
Việc văn hóa không kém Tần Thủy Hoàng,
Thuật chính trị chẳng thua Tào Mạnh Đạt.

Nhưng thương ôi!
Bệnh hoạn luôn ngoài bẩy tháng năm Gà, (4)
Lâm chung lúc gần tám tuần tuổi hạc.
Tang lễ đầy ngũ sắc tinh kỳ,
Ma chay đủ bát âm nhã nhạc.
Khóc tiễn đưa bộ hạ bàng hoàng,
Chào vĩnh biệt đàn em ngơ ngác.
Đọc điếu văn giọng nhấm nha nhấm nhẳn ấy chú Đồng,
Chào mặc niệm mắt liếc dọc liếc ngang là chú Giáp.

Dù Bác còn ở trên dương thế, dẫu có ba đầu sáu cẳng, nước chúng ta chẳng thêm chút đẹp tươi,
Nếu Bác chưa về chốn âm cung, hẳn với ngàn mẹo trăm mưu, đời các cháu sẽ vạn phần hốc hác.
Bác chết đi, khi quốc gia nội chiến điêu linh,
Bác để lại, một chế độ độc tài bệ rạc.
Lũ đàn em chuyên thanh trừng đàn áp, nên kinh tế u u minh minh,
Bầy đồ đệ giỏi xuyên tạc lộng ngôn, mà văn hóa ù ù cạc cạc.
Ở trong nước thì thừa ngón gian tham,
Ra quốc tế chỉ giỏi nghề khoác lác.

Buổi chợ chiều lớn bé ráng bon chen,
Thời mạt vận nhỏ to lo kiếm chác.
Nặng tay áp bức người trí thức bất đồng,
Ngon ngọt dối lừa giới nông dân chất phác.

*

Nay nhân tiết Trung Nguyên giải trừ oan khuất, hận Thăng Long mây cuốn âm u.
Vừa lúc mùa Vu Lan xá tội vong nhân,
lệ Ba Đình mưa rơi lác đác.
Hỡi hồn phách triệu người oan khuất, bị hành hình nơi đồng hoang Châu Đốc, hoặc bỏ mình vì khủng bố, tù đầy, (5)
Hỡi anh linh thập loại chúng sinh, chịu chôn sống nơi rừng rậm Trị Thiên, hay mất mạng vì thủ tiêu, tàn sát.
Thỉnh chư Phật và các vị Bồ Tát: Xin lấy lượng từ bi hỷ xả, để giải oan nỗi hận còn vương,
Hãy vì đức đại độ khoan hồng, mà xá tội cho người đã thác.
Cầu Đức Thầy lãng quên chuyện cũ, để Bác thôi nằm ngục A Tì,
Xin cụ Phan tha thứ việc xưa, để Bác được về miền Cực Lạc. (6)

Ai tranh bá đồ vương bằng sắt máu, dẫu ướp xác muôn hoa ngào ngạt, nhưng ngàn năm chẳng thể mạo tiếng thơm,
Ai hại dân phản nước vì hư danh, dù xây lăng trăm thước nguy nga, thì vạn kiếp vẫn còn lưu tiếng ác.
Nếu còn anh linh, Bác nên tôn vinh Đức Chúa Trời độ lượng, hầu về cõi vĩnh hằng,
Hoặc có khôn thiêng, Bác hãy nương nhờ cửa Phật Tổ từ bi, để tìm đường đại giác.

Xác bày lăng đâu dễ được tiêu diêu,
Thân nằm hộp nên khó bề siêu thoát.
Mau thổ táng, cho hồn Bác thôi lưu luyến trần gian,
Hoặc hỏa thiêu, để linh Bác hết vấn vương thể xác.

Nay cháu có bài văn tế nôm na,
Xin bác thứ cho lời quê mộc mạc.
Với một nén nhang, nhân ngày giỗ Bác.
Ô hô! Thượng hưởng.


Ngày 22 tháng 7 Giáp Tuất

(3/9/1994)


Chú thích:



(1) Tuyên Ngôn mà ông Hồ đọc ngày 2/9/45 có mượn nguyên văn tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ câu "Con người ta sinh ra đều bình đẳng..." Tiêu ngữ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" là mượn của chủ

nghĩa Tam Dân: Dân Tộc: Độc Lập; Dân Quyền: Tự Do; Dân Sinh: Hạnh Phúc. Được ghi trên đầu các văn kiện giống như tiêu ngữ của Pháp Quốc (Tự Do-Bình Đẳng-Bác Ái).


(2) Ông Hồ mượn văn Quản Trọng "vì lợi ích mười năm, trồng cây..." l

(3) - Ông Hồ đi thăm dân ở đâu cũng cùng hát bài Kết Đoàn, ca khúc Trung Hoa dịch lời Việt, để gây ấn tượng trong lòng người, nhất là các thiếu nhi. Nhiều nhà nghiên cứu văn học quả quyết văn mà là của một nhân sĩ tru phong tập thơ trong tù không thể là của ông Hồ.

(4) Theo Đảng CSVN, ông Hồ mất ngày 22 tháng 7 năm Kỷ Dậu

(3/9/1969). Sau này Đảng CSVN đính chính lại ngày ông Hồ chết là 2/9/1969.

(5) Hàng ngàn tín đồ Hòa Hảo bị tàn sát ở Châu Đốc năm 1947.

(6) - Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và vụ tàn sát Hòa Hảo.

- Cụ Phan Bi Châu bị ông Hồ và ông Lâm Đức Thụ báo cho nhà chức trách Pháp biết chỗ cụ cư ngụ ở Trung Hoa để bắt giam và đưa cụ về Việt Nam xử tội.





NGƯỜI LÍNH GIÀ
Nguyễn Công Luận

(2010)


Có một người lính già:
Quân vụ mười chín rưỡi,
Niên tuế bẩy mươi ba.\
Con cả thẩy bốn đứa,
Vợ chỉ có một bà.

Bởi thẳng gối thẳng lưng, công danh suốt đời lẹt đẹt,
Vì cứng đầu cứng cổ, võ nghiệp mới cứ tà tà.
Một góc cuộc đời là quân nhân, vào lúc đứt phim tuổi xanh đã hơn ba giáp
Ngót hai mươi năm trong binh nghiệp, đến ngày sập tiệm mai trắng mới có một hoa.
Trong quân ngũ công việc vẹn toàn, để cho bạn bè không trách cứ,
Chốn gia đình bản bài đầy đủ, miễn sao mụ vợ chẳng rầy rà.
Nhiều lần phạm lỗi vặt, tổng cộng vài chục ngày trọng cấm vì ham chơi trốn việc
Đôi phen lập công quèn, trước sau ba bốn tấm huy chương khi lửa đạn xông pha.
Đã chút ít báo đền đất nước,
Từng phần nào trả nợ quốc gia.
Lương bổng ít oi, hí viện thanh lâu ít khi bén mảng,
Túi tiền rỗng tuếch, trà đình tửu điếm chẳng hay kề cà
Tuy vậy "Không cơm nào bằng cơm vợ,"
Xem ra "Chẳng của ai bằng của nhà."
Thời niên thiếu nhiều ước vọng cao, toan vận sức chuyển xoay sông núi,
Tuổi đôi mươi những xây mộng lớn, muốn ghé vai gánh vác sơn hà.
Nào ngờ đất nước mất nửa chừng, qua tám trại giam khi địch thắng,
Ai biết quân binh tan giữa độ, đã 7 năm tù lúc chúng tha.
Đời tranh đấu là trọn cơn ác mộng,
Cuộc chiến chinh thành một giấc Nam Kha

Dốc trọn tim gan vì quốc gia, thời trai trẻ đi khắp đó đây, kiếp lính tráng thật giống dân du mục,
Đem hết hơi sức cho đất nước, lúc về già sống nơi viễn xứ, đời sĩ quan không khác nghiệp cầm ca.
Suy cho cùng, bon chen lắm chẳng sống làm ông thánh,
Nghĩ lại kỹ, cựa quậy nhiều rồi chết cũng ra ma.
Cuối Thu Ất Mùi (1) theo bạn hữu vào Đà Lạt tòng quân, khi mặt mũi còn ngô nghê, mồm miệng u ơ, lấc cấc một tên binh sữa,

Đầu Đông Canh Ngọ (2) cùng vợ con sang Hoa Kỳ tị nạn, lúc đầu óc đà lẩm cẩm, chân tay chậm chạp, loạng quạng một anh lính già.
Thân hữu tản mát từ Paris, London qua New York,
Bạn bè lưu lạc khắp Sydney, Quebec tới Georgia.
Kẻ thèm thịt bò thì đi Texas,
Ai thích lắm vợ thì về Utah.
Người không sợ bão tuyết, người ở Massachussetts
Ta cóc ngán động đất, ta chọn California.
Hết tuổi trẻ trung, phong đội không còn ham le lói,
Đến hồi già lão, quần áo đâu có cần lụa là.

Ăn uống đơn sơ, thiếu giò lụa nhấm đỡ hot dog,
Khẩu vị giản dị, hết bánh bao dùng tạm pizza.
Thể xác tuy hơi ọp ẹp,
Trái tim còn khá đậm đà
Nhớ lại thuở thanh xuân, tình ái lăng nhăng lãng mạn,
Nghĩ đến thời niên thiếu, say mê lăn lóc trăng hoa.
Đôi khi trái gió trở trời, chợt nghĩ tiếc bệnh già sao đến sớm.
Những lúc đau vai nhức khớp, mới thấy buồn tuổi trẻ đã đi qua,


Nay lúc tuổi già:
Thường dậy con nơi đất mới phải noi gương tín nghĩa,
Vẫn răn cháu nhớ quê xưa cần giữ tính thật thà.
Thấy cộng đồng đầy rẫy tị hiềm, chung gốc gác mong có lòng độ lượng,
Vì đồng hương cực kỳ chia rẽ, cùng giống dòng nên tấc dạ xót xa.
Sao không để sức chống kẻ thù độc ác
Mà chẳng hết lòng trừ giặc cộng điêu ngoa?
Xem chúng làm, thấy rõ bọn mặt người dạ thú,
Nghe chúng nói, biết ngay quân khẩu phật tâm xà.
Phải tranh đấu nhiệt tình, để nhổ vuốt nanh bọn nó
Quyết thành tâm đoàn kết, chớ làm xấu mặt phe ta.
Nếu là bạn nên nhớ lời "đi với Phật, chớ vận áo giấy,"
Nếu là thù chớ quên câu "đi với quỷ đừng khoác cà sa."

*
Nhân năm mới thắp nén hương thành khẩn,
Dịp xuân sang nâng chén rượu khề khà.
Cầu cho đất nước mau thoát tay bạo quyền gian ác,
Mong sao dân tộc sớm dựng nền dân chủ hiền hòa.

*
Là người lính già không bao giờ chết, chỉ tan biến giữa cõi đời ô trọc,
Như ngôi sao sáng chẳng khi nào tàn, chỉ phai mờ trong vũ trụ bao la.

Đông Chí Kỷ Mão, 1999.

______


(1) 1955.
(2)  1990.



NGUYỄN QUỐC KHẢI * CẢM NGHĨ VỀ XUÂN ĐINH DẬU

Vài cảm nghĩ nhân dịp Xuân Đinh Dậu




Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, ngày 23/1/2017.
Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, ngày 23/1/2017.
Tôi vừa xem một vài đoạn video trình bày cảnh người dân ở Sài Gòn nhộn nhịp chuẩn bị đón Xuân Đinh Dậu. Hình ảnh chợ Bến Thành, Nhà Thờ Đức Bà, khu Tòa Đô Chánh, Đường Nguyễn Huệ và Tự Do xưa có nhiều thay đổi nhưng một số di tích cũ vẫn còn giúp tôi nhận ra những khu vực này dù gần 30 năm qua tôi chưa trở lại Việt Nam. Tôi cảm thấy một điều là tôi không còn xúc động trước cái Tết đang tới như những năm còn trẻ sống ở Việt Nam. Dù đất nước ở giai đoạn đó trong tình trạng chiến tranh tàn khốc, nhưng khi còn nhỏ, tôi không thấy sự tàn phá của chiến tranh một cách sâu đậm vì không cảm nhận được rõ ràng sự liên hệ giữa chiến tranh và đời sống chật vật khó khăn và hình ảnh chiến tranh thì ở rất xa. Cho nên tôi vẫn nôn nức chờ đợi Tết đến.
Đêm Giao Thừa thật là huyền bí. Đó là khoảng khắc tiễn biệt năm cũ sang năm mới, tạm biệt quá khứ và hy vọng một tương lai mới. Hy vọng giúp con người có can đảm chờ đợi những thay đổi tốt đẹp hơn và tiếp tục bám vào cuộc sống. Nhưng chiến tranh ngày càng khốc liệt, sự tốt đẹp hơn đã không bao giờ tới. Trái lại sự đau khổ ngày càng đè nặng trên tâm trí và thể xác người dân Việt. Qua một đêm là ngày đầu năm, những tiếng pháo nổ làm lòng người rộn ràng. Không khí Tết thật là linh thiêng. Nhưng chỉ một hai ngày sau, mọi người lại trở về với thực tế, lo lắng vật lộn với đời sống hàng ngày.
Khi tôi vào tuổi trưởng thành, chiến tranh ngày càng về gần thành thị. Tiếng bom đạn ngày càng nghe rõ hơn. Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng sản Việt Nam (CSVN) làm Sài Gòn và toàn cõi miền Nam Việt Nam bàng hoàng thức tỉnh giữa đêm giao thừa. Tôi dần dần trở thành chai đá với chiến tranh, làm quen với cảnh chết chóc xung quanh, nhưng tôi vẫn thực sự xúc động khi đi tiễn người thân trong họ hàng hay bạn bè thân thuộc vùi sâu vào lòng đất. Tôi oán hận những người CSVN đã đưa quê hương vào cảnh lầm than.
Hơn bốn thập niên sống trên đất Mỹ, Tết ở đây không còn hương vị thiêng liêng ngày xưa vì người Việt chỉ là một nhóm dân thiểu số lại ở rải rác trong một quốc gia quá rộng lớn. Hầu hết mọi gia đình đều có một đời sống sung túc về vật chất, an toàn về mặt xã hội và tự do về mặt tinh thần, nhưng Tết đến làm chúng tôi cảm thấy cô đơn hơn vì cảnh vật chung quanh chúng tôi đều thờ ơ với Tết. Có lẽ thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở quê hương này sẽ không còn cảm giác Tết nữa.
Với Tết Đinh Dậu năm nay tôi thú thật không vui chút nào trước cái tin Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký lệnh hành chánh vào ngày 23/1/2017. Tôi đã theo dõi hiệp định này liên tục trong bảy năm vừa qua và đã tham dự vào việc vận động thành công để đưa điều kiện lao động vào TPP. Nay TPP không còn nữa, Việt Nam sẽ mất một cơ hội rất tốt để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, giao tiếp chặt chẽ hơn với các nước dân chủ tân tiến và bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, một anh láng giềng tham lam và quỷ quyệt. Không bị TPP ràng buộc, CSVN sẽ không bao giờ chấp nhận cho công nhân có quyền thành lập công đoàn độc lập để tự bảo vệ quyền lao động. Công đoàn độc lập là một bước tiến xa của xã hội dân sự đang thành hình ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, với ông tổng thống tỉ phú giỏi về những mánh lới làm giàu, chủ trương “America First”, nhưng không đáng tin cậy này, tôi e rằng ông Trump sẽ không chú trọng về mặt nhân quyền, lơ là với các nước Á châu và quay về với cạm bẫy Trung Đông. Do đó, tôi đã tham gia cuộc biểu tình vĩ đại với nửa triệu người ở thủ đô Washington để lưu ý ông về sức mạnh và ý nguyện của dân. Ngoài hành pháp, lập pháp, và tư pháp còn có báo chí và dân. Đạo Luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và đã được Tổng thống Obama ký thành luật vào ngày 23/12/2016. Đây là một thắng lợi quan trọng cho phong trào đấu tranh cho nhân quyền. Nó đánh đúng vào chỗ yếu nhất của các chế độ độc tài hiện nay và có nhiều triển vọng thành công ở Việt Nam so với những áp lực quốc tế trước đây.
Luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu sẽ hướng dẫn tổng thống áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền và những viên chức chính quyền tham nhũng bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Bất kể vi phạm xảy ra ở đâu, thủ phạm có thể bị từ chối cấp thị thực vào Hoa Kỳ và bị ngăn cấm sử dụng những cơ sở tài chánh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tổ chức chánh quyền của Hoa Kỳ dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, tổng thống Hoa Kỳ vẫn có quyền ban hành những quyết định hành pháp độc lập. Ông Trump cũng đã từng tuyên bố không muốn can thiệp vào nội tình của các nước. Đó là điều chúng ta đáng lo ngại.
Một số không ít người Việt ủng hộ ông Trump vì nghĩ rằng ông sẽ mạnh tay với Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng trước tiên, rút ra khỏi TPP, Tổng thống Trump đang giúp Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại Á Châu. Kinh tế luôn luôn liên hệ với ngoại giao và chính trị. Cho đến nay Hành pháp Trump dọa sẽ phong tỏa những đảo nhân tạo của Trung Quốc và xét lại chính sách một nước Trung Hoa của Hoa Kỳ. Nhưng nói thì dễ, làm sẽ gặp nhiều rủi ro.
Đối với Việt Nam, Hành pháp Trump chưa đưa ra một dấu hiệu rõ rệt nào, ngoại trừ trong dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống đắc cử Trump, hai bên ca ngợi quan hệ ngoại giao mật thiết giữa hai nước và muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ này. Tuy nhiên khi rút khỏi TPP, điều này có nghĩa là Hoa Kỳ cũng chấm dứt luôn hiệp định vùng thương mại tự do (free-trade zone) với Việt Nam, một thiệt hại cho Việt Nam vì Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ lớn cho sản phẩm của Việt Nam.
Tóm lại, ông tân Tổng thống Trump làm cho Tết Đinh Dậu kém vui khá nhiều. Nhân dịp năm hết Tết Đinh Dậu sắp đến, tôi mong ông Trump sáng suốt lãnh đạo nước Mỹ. Nếu ông thất bại, nước Mỹ sẽ thất bại, chúng ta cũng sẽ thất bại theo. Tôi cũng mong người Việt ở hải ngoại sáng suốt, biết hợp tác hữu hiệu với những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước vì chính họ mới là lực lượng tiên phong, ngày đêm trực tiếp đối đầu với cộng sản độc tài.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chínhphủ Hoa Kỳ.


CHỢ HOA NỔI

Chợ nổi hoa kiểng ở Sài Gòn




0:00:00 /0:03:15




Cứ đến gần Tết, bến Bình Đông lại nhộn nhịp, cảnh mua bán trên bến dưới thuyền mang đậm chất Nam Bộ của người dân nơi đây.
Hàng năm, cứ vào tuần lễ cuối của tháng Chạp là có hàng trăm ghe xuồng từ miền tây nhộn nhịp chở hoa kiểng cập dọc kênh Tàu Hủ, tạo thành chợ hoa xuân trên bến dưới thuyền rất thú vị tại bến Bình Đông này. Phần lớn ghe hoa kiểng ở đây là của nông dân xứ Cái Mơn, Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Nét chân chất, quê mùa của người bán thể hiện ngay trong cách trò chuyện với khách, khi mà anh thanh niên xứ Cái Mơn than đi ghe cực do con nước bị cạn, nhưng khuôn mặt luôn tươi roi rói với nụ cười.
“Cái quảng đường từ ở dưới đi lên đây có cái trở ngại là nước. Thì nước cũng hơi bị cạn nên đi nó hơi trễ, thì rồi vô bến thì ghe nhiều quá thì mấy ghe trễ vô bến cực dữ lắm. Ghe năm nay, ghe tắc nó lớn quá, ghe em vô khó vô dữ lắm vô. Bị ghe lô, thì lô mua có bề ngang có 3 mét, mà đi ghe tới 6 mét hoặc 7 mét lận…”.
“Nói thì phải cực rồi, rất là cực luôn. Công đoạn cây mai làm ra cái sản phẩm thì phải để từ 3 năm đến 4 năm mới được thành phẩm một cây mai. Năm rồi thì cũng có được như em muốn, nhưng năm nay thì chưa biết ra sao. Thì giá thành hiện nay ở đây thì giá so mọi năm chắc hổng hơn nỗi”.
Ông chủ ghe tên Khanh, cũng cười roi rói khi thấy người mua đông đúc: “Tăng, tăng hơn mọi năm. Thấy người ta mua hơn mọi năm đó!”.
Chẳng ai rõ chợ hoa Tết ở bến Bình Đông có từ khi nào, chỉ biết rằng từ khi tàu thuyền trên kênh Tàu Hủ lưu thông vào Chợ Lớn, dịp Tết đến là hoa trái khoe sắc trên bến lẫn dưới thuyền. Công bằng mà nói thì bến Bình Đông ngày Tết không hẳn là chợ nổi trên sông, nhưng nó lại vừa mang vẻ đẹp của một chợ hoa truyền thống ở đồng bằng Nam Bộ, vừa mang nét đẹp dung dị của khu chợ nổi trên vùng sông nước miền Tây thân thuộc được hòa vào trong không gian nhộn nhịp và chật chội của đô thị Sài Gòn. 
Thương hồ hoa kiểng chia sẻ với VOA rằng miệt Bến Tre vừa rồi chịu cảnh hạn mặn kéo dài, nên mấy chủ ghe cứ sợ khách chê, khi nhiều loại cây kiểng bày bán có phần không ưng ý lắm.
Ông Khanh, than: "Nước mặn, nước nổi quá nên hổng làm được suông sẻ, chị. Khó khăn nhất là nước mặn mà nhà nước chưa có đê bao nên mình làm hổng được suông sẻ."
Ông chủ ghe xứ Cái Mơn, tình thiệt nói rằng, “Cái khó đó là năm nay thời tiết nó hơi nghịch. Mưa gió quá, mai cũng hổng được đạt gì mấy so với mọi năm trước. Mong muốn làm sao cây mai nó rất đẹp, và nở hoa đúng tết cho bà con ở năm sau em cũng lên bán tiếp tục vậy đó”.
Đêm cuối ở chợ hoa kiểng bến Bình Đông, ông Khanh mong mỏi: “Yêu cầu cái sản phẩm của mình làm ra thì yêu cầu làm sao mình bán được hết là mình mừng rồi”.
29 Tết là đêm cuối cùng của mùa hoa kiểng bán Tết Đinh Dậu ở bến Bình Đông. Cây kiểng vẫn còn tràn ngập chợ. Mấy năm gần đây do tiền bạc không còn được rộng rãi như trước, nên người Sài Gòn thường để đến sáng 30 khi hoa kiểng đại hạ giá, người ta mới tranh nhau mua. Thế nhưng năm nào cũng vậy, dân thương hồ vẫn cứ ước mong mùa Tết tới sẽ đông khách chơi hoa kiểng hơn. Và trong niềm hy vọng đó, trưa 30 Tết, các chủ ghe bắt đầu rời kênh Tàu Hủ, tạm biệt Sài Gòn để xuôi con nước về quê chuẩn bị cho cúng giao thừa.


BÙI VĂN PHÚ * TẾT NHỚ NGƯỜI XƯA

Tết về, nhớ người năm cũ




Khách du xuân Hội Tết Quý Hợi 1983. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Khách du xuân Hội Tết Quý Hợi 1983. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Cuối tuần qua tôi xuống San Jose. Trời mưa tầm tã đã nhiều ngày qua nên Ông Táo dù bay về trời rồi mà không khí tết năm nay ở San Jose chưa thấy đâu.
Chiều 20/1 bên trong nhà vòm của tòa thị chính San Jose có buổi triển lãm nghệ thuật, chủ đề “Journey of Táo” – Ông Táo về Trời – do San Jose Việt Arts tổ chức, luật sư Jenny Đỗ phối hợp và được sự bảo trợ của thành phố và Nghị viên Nguyễn Tâm. Đã có hơn hai chục nghệ sĩ thuộc nhiều trường phái đóng góp tác phẩm, như Trương Thị Thịnh, Hà Cẩm Tâm, Võ Tá Đồng, Rừng, Phạm Thế Trung, Thomas Chu, Prenn Nguyễn, Patrick Đặng v.v... Tiếc là cuộc triển lãm chỉ trong một ngày, lại rơi vào đúng lúc Hoa Kỳ có tân tổng thống nhậm chức gây xôn xao nên nhiều người đã không có cơ hội thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ gốc Việt.
Khi tôi đến khu Lion Plaza và Grand Century chiều 22/1, ở đây ướt át, vắng khách qua lại. Nếu trời nắng đẹp những nơi này đã có chợ hoa, người người chen chân mua sắm đón tết, đã nghe pháo nổ đì đùng.
Phía trước Grand Century Mall không thấy người bán pháo như mọi năm nên không có tiếng pháo nổ. Gian hàng hoa ngay cửa vào thương xá cũng co ro lạnh dưới cơn mưa. Bên trong lưa thưa khách qua lại. Tôi ghé vào một tiệm băng nhạc mua ít tờ báo xuân.
Bên kia đường, dưới hàng hiên của tiệm bán thạch chè có một bà mặc áo mưa, đội nón lá bầy hàng bán tết là pháo đủ loại, đủ cỡ. Giá 5 đôla một phong pháo ngắn, mua 5 phong, bà cụ nói 20 đôla. Một cuộn pháo dài là 15 đôla.
Mỗi khi tết đến mà trời đổ mưa thì trong lòng tôi lại nhớ đến một cái tết ở San Jose trong cơn mưa bão.

Trẻ em vui xuân đón Tết Quý Hợi 1983. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Trẻ em vui xuân đón Tết Quý Hợi 1983. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Tôi nhớ Tết Quý Hợi 1983 vì đó là năm đầu tiên nhiều hội đoàn trong vùng San Jose phối hợp với nhau tổ chức sinh hoạt đón tết. Trước đó, vui tết chỉ có trong nội bộ riêng của từng hội đoàn ái hữu. Nhớ tết năm 1983 cũng vì là năm tôi đón tết với cộng đồng rồi chuẩn bị khăn gói lên đường sang châu Phi dạy học mà tôi chắc là sẽ không có cơ hội đón tết nữa.
Hội Tết Quý Hợi 1983 được tổ chức tại San Jose High School, lúc đó còn ở trên đường số 2 và Julian, không xa trung tâm thành phố là bao.
Cũng may là ở trường học nên có thính đường, phòng thể thao và các lớp học nên dù bên ngoài có mưa bên trong các sinh hoạt vẫn diễn ra.
Cụ Đào Đăng Vỹ, một bậc trưởng thượng của cộng đồng, đã cùng ông hiệu trưởng của trường cắt băng khai mạc. Vội vã với múa lân, đốt pháo rồi vào bên trong.
Chiếc cổng tam quan dựng lên giữa sân trường để đón khách du xuân thả bộ, chụp hình, nhưng vắng vẻ vì trời không chiều lòng mình. Đổ mưa.
Vào thời điểm đó, cộng đồng người Việt ở Thung lũng Hoa vàng chỉ chừng vài ba chục nghìn, mới chân ướt chân ráo đến Mỹ sau những hành trình đầy gian nan, khổ đau và nước mắt. Đến được đất nước tự do chỉ mong mau chóng hội nhập, đa số còn đi học ESL, học nghề. Người có việc thì làm đầu tắt mặt tối, làm thêm cuối tuần để giúp đỡ gia đình đang thiếu thốn nơi quê nhà, hay giúp người thân có vàng để vượt biển.
Cộng đồng người Việt lúc bấy giờ chưa có tiếng nói trong chính quyền ngoài sự kiện nổi bật là học sinh gốc Việt ngoan và học giỏi được thày cô khen, được báo chí nhắc đến vào mỗi dịp ra trường cuối niên học.
Tết về không thể thiếu pháo. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Tết về không thể thiếu pháo. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Giới chức các cấp, các dân cử địa phương còn đang trong thời gian tìm hiểu về một sắc dân mới, đến từ một đất nước với tên gọi quen thuộc là “Việt Nam” mà họ chỉ biết là nơi có chiến tranh đã làm chia rẽ xã hội Hoa Kỳ trong nhiều năm.
Trong khi đó người Việt tha hương vui xuân đón tết nhưng trong lòng cũng sôi sục ước mơ giải phóng quê hương. Hội chợ có phòng chiếu phim sinh hoạt cộng đồng với hình ảnh kháng chiến quân, với Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Cao Kỳ. Lời ca “Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu…” vang vang trong phòng học, trong tim người Việt bỏ xứ ra đi với một ước mơ.
Dạo quanh hội chợ, chỗ này là quầy hàng của các trường học, chỗ kia là trò chơi ném bóng, thảy vòng. Ngoài sân bán thức ăn với bánh chưng bánh tét, bún, bò khô, chả giò, hột vịt lộn. Có gian hàng trưng bày đồ gốm. Sang phòng thể dục đang có tranh giải bóng bàn.
Gian hàng của International Rescue Committee (IRC) đông khách vì là cơ quan đã bảo trợ nhiều gia đình tị nạn đến Mỹ định cư. Nhiều người, trong đó có tôi, ghé vào hỏi thủ tục bảo lãnh thân nhân từ trại tị nạn cũng như bảo lãnh gia đình qua chương trình ODP. Ít tháng sau tôi đã làm thủ tục đoàn tụ cho bố mẹ.
Những người tôi đã có dịp gặp trong các buổi họp hay sinh hoạt cộng đồng thì hội chợ tết là nơi mọi người qui tụ về, như các cụ Đào Đăng Vỹ, Trần Hữu Phúc, cụ bà Phạm Trương, các anh Lại Đức Hùng, Nguyễn Bá Trạc, Trần Trúc Việt, Ngô Thanh Lập, Trần Mạnh Hòa, giáo sư Hà Mai Phương, bác sĩ Đỗ Văn Hội, cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, cựu Đại tá Mã Sanh Nhơn v.v…
Khách du xuân thắp nhang cầu khấn những điều tốt đẹp trong năm mới. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Khách du xuân thắp nhang cầu khấn những điều tốt đẹp trong năm mới. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Tại hội chợ, dù đang đón tết giữa mùa đông gió bão nơi xứ người, gặp người thân quen chúng tôi đều ngỏ lời: “Chúc mừng năm mới.”
Anh Ngô Thanh Lập lo chương trình văn nghệ, trong đó sinh viên Đoan Tâm của Đại học Berkeley đóng góp phần trình diễn áo dài của Hai Bà Trưng.
Sinh viên Berkeley những năm đó tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng, từ văn nghệ, hội thảo đến biểu tình cho thuyền nhân, đêm không ngủ cho nhân quyền Việt Nam. Đại học Berkeley cũng có nữ sinh viên Phạm Hiền Diệu Thúy đoạt giải Á hậu Áo dài Bắc California.
Sau Tết 1983 cũng đánh dấu sự ra đời của Đại hội Đoàn Kết với những cuộc tranh tài thể thao của sinh viên Việt từ 12 trường đại học trong vùng và đại hội được kết thúc bằng một chương trình văn nghệ liên trường.
Ăn tết xong, tôi rời Hoa Kỳ sang xứ Togo ở châu Phi dạy học trong chương trình Peace Corps.
Tưởng ở một nơi xa xôi hẻo lánh sẽ không có tết, nhưng ở Togo tôi đã được cùng mấy gia đình gốc Việt đón hai cái tết với bánh chưng, bánh tét, giò chả, heo quay, với mai đào giấy, bầu cua tôm cá, với nhiều khách là người ngoại quốc. Chỉ thiếu tiếng pháo.
Tết Giáp Tí 1984 ở Togo, châu Phi. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Tết Giáp Tí 1984 ở Togo, châu Phi. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Nhớ lại tết xưa, nhiều người của năm cũ giờ đã qua bên kia thế giới. Các cụ Đào Đăng Vỹ, Trần Hữu Phúc, giáo sư Hà Mai Phương, cựu Đại tá Mã Sanh Nhơn không còn ở với cộng đồng. Các lãnh đạo Nguyễn Cao Kỳ, Hoàng Cơ Minh, Phạm Văn Liễu cũng xuôi tay nhắm mắt với giấc mộng giải phóng quê hương không thành, nhưng họ đã là một phần của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vùng San Jose và cả Hoa Kỳ.
Mới đây đọc lại một bài viết của mình trên tờ báo cũ về sinh hoạt đón Tết Quý Hợi 1983, tôi bỗng nhớ đến cô bạn học tên Kim Ninh là người cũng thích viết văn, làm báo. Năm đó khi viết bài, tôi hỏi tết đến có làm gì không, Kim trả lời: “Em giúp vui văn nghệ tất niên với sinh viên. Chặt cành đào đem về cắm trong nhà. Tết nhà em có tổ chức đánh bài, ăn uống.”
Mấy năm qua Kim Ninh công tác ở Myanmar. Không biết nơi đó có tết không.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


GÓI BÁNH CHƯNG

Gói bánh chưng gia đình đón Tết




0:00:00 /0:03:28




Nhiều ý kiến cho rằng ngày nay, công việc bận bịu, nhịp sống cứ ào ào trôi qua, chẳng mấy ai còn nhớ đến cách gói bánh chưng sao cho chặt, cách luộc bánh sao cho ngon. Có đúng vậy không?
Nhắc đến phong vị Tết, là nhớ cái mùi hăng hắc, cay cay tỏa ra từ chiếc bếp đốt toàn củi gộc nấu bánh chưng. Để có một nồi bánh chưng thơm ngon dâng lên ông bà tổ tiên thì các nguyên liệu cũng phải được chuẩn bị vô cùng kỹ càng. Gạo nếp phải mua đúng chuẩn nếp cái hoa vàng, ngâm qua đêm, ướp nước lá giềng. Thịt phải chọn thịt vai sấn nửa nạc nửa mỡ, vừa mềm vừa thơm thịt, đậu xanh phải chọn loại bở, bùi thì bánh mới ngon. Lá dong cũng được rửa sạch, tước sống và để ráo nước từ mấy hôm trước rồi mới đem gói.
Ông Bình nói với VOA rằng gia đình ông đã nhiều đời gói bánh như vậy ở những ngày giáp Tết.
Ông Bình khoe: "Truyền thống của gia đình em cũng là lâu lắm rồi, từ ông bà tới giờ rồi. Em sau này cũng được gói và gói cũng được gần hơn 20 năm. Bánh chưng nó có nhiều ý nghĩa lắm à. Một năm cả gia đình quây quần lại gói bánh chưng. Rồi tập họp lại kể chuyện một năm đã qua. Xong, làm biếu cho những bạn bè, biếu cho người thân mình nữa, cảm thấy mình vui lắm, hạnh phúc lắm."
Anh Minh, một người trẻ chia sẻ: "Mình rất hạnh phúc khi mà gia đình được sum vầy lại, mọi người sum vầy lại làm một bánh chưng để cho nó có một cái không khí Tết."
Cách đơn giản nhất là gói bánh chưng bằng khuôn, giúp cho ra những chiếc bánh vuông vức, đều nhau. Người ta chỉ cần cho nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào khuôn gói bánh chưng đã lót lá dong. Đầu tiên là đổ gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó cho một nắm đậu xanh lên, dàn ra cho đều. Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp gia vị để ở giữa, rồi một nắm đậu xanh. Cuối cùng là đổ tiếp gạo nếp lên trên cùng, rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều. Nhớ là cần gói chặt và đều tay các mối lạt.
Còn nếu tự tin vào tay nghề của mình thì cũng có thể gói bánh mà không cần khuôn. Trong lúc gói luôn phải chắc tay thì chuyện gói bánh chưng tại nhà mà không cần khuôn mới đẹp mắt và vuông vắn. Nhớ là giấu các mép gấp lại bên trong. Cuối cùng là gấp phần đầu lá dưới lên, và gấp phần lá thừa bên trên lại tạo thành hình vuông cho bánh.
Cái khéo của tay người gói và chuyện ngon dở của chiếc bánh còn tùy vào chữ tình của người gói bánh.
Anh Minh nói: “Mình chủ yếu làm cái bánh chưng này để tặng biếu bạn bè, để trong gia đình thưởng thức với nhau thôi, quây quần lại, chứ không hề có kinh doanh”.
Ông Bình cho rằng tự tay mình làm nên chiếc bánh nặng chở nặng chữ tình: “Mình vui lắm chứ. Một cái bánh chưng do bàn tay mình nấu ra, của truyền thống gia đình mình thì người ta cũng quý, những người mà mình biếu, người ta quý lắm. Bánh chưng ở nhà làm, nó vui hơn, kỷ niệm hơn nhiều. Xuân về thì cũng chúc trong gia đình một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc, và chúc cho tất cả người Việt một mùa xuân ấm no và hạnh phúc”.

Ông Bình nhắc là lúc nấu bánh, hãy nhớ đem các sống lá dong xếp xuống đáy nồi để tránh cháy bánh và cũng để nước luộc xanh hơn. Người ta xếp bánh lên trên, có thể thành nhiều lớp bánh, và lá dong sẽ là lớp đệm giữa. Đổ nước ngập toàn bộ phần bánh, rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ kiểm tra bánh 1 lần để xem mực nước. Nước hụt bớt thì cho thêm nước đun sôi vào, chứ không được dùng nước lạnh vì sẽ làm sượng nếp. Thời gian luộc bánh trong khoảng từ 8 đến 10 tiếng thì vớt bánh ra. Kinh nghiệm cho biết nấu bánh chưng bằng củi, nồi làm bằng tôn thì chiếc bánh có màu xanh tự nhiên rất đẹp.

Khi vớt bánh ra cho vào thau nước nguội, dùng khăn sạch để lau bên ngoài bánh, sau đó xếp bánh ra chỗ thoáng mát. Dùng một miếng ván mỏng đè lên bánh, sau đó dùng vật nặng đè lên trên. Làm như vậy để bánh săn chắc cho tới khi nguội.
Những ngày cận Tết, nhiều gia đình thức trắng đêm canh nồi bánh chưng, bánh tét được nhóm lửa, bắt nồi ngay trước nhà. Ở Sài Gòn thời khắc này, Tết đang gần lắm rồi.

LÊ HẢI LĂNG * TRUMP VÀ NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN

Hiện tượng Trump và ý thức người Việt tỵ nạn CS

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Từ ngày tranh cử sơ bộ cho đến lúc làm lễ tuyên thệ nhậm chức TT, phải nói rằng Trump tạo ra hiện tượng xã hội sôi động. Báo chí tốn nhiều giấy mực, đài TV radio có nhiều việc để bàn luận. Phê bình chỉ trích hay bênh vực giữa phe này nhóm kia là sinh hoạt dân chủ. Trong thời kỳ tranh cử sơ bộ Trump không những bị phe của 16 ứng cử viên Cộng hòa đả kích mà còn bị phe đảng Dân chủ tấn công dữ dội khi thấy Trump dẫn xa các đối thủ CH. Khi Trump đương đầu với bà Clinton để vào ngồi ghế WH, Trump gặp nhiều khó khăn trong nội bộ đảng của ông mà phần đông người chống đối là chính trị gia.

Đến khi Trump ngồi vào ghế TT, mặc dù ngày bầu cử ông có 30 triệu phụ nữ bỏ phiếu, nhưng sự kiện tuần hành Women's March có những người tài tử, ca sĩ tên tuổi dùng diễn đàn chỉ trích Trump trong đó Madonna nói rằng có ý nổ tung WH (Blowing up White House). Nhà làm phim tài liệu Michael Moore đứng trước bục cầm tờ báo Washington Post có hàng chữ headline Trump lên cầm quyền (Trump takes power) rồi nói tôi không nghĩ thế. Cũng có thể ông nhân cơ hội này đóng vai phản kháng để gây ấn tượng mai kia làm phim về đời TT theo như nghề của ông. 
Các trang mạng chữ Việt ở hải ngoại có một số đăng tải bài không mấy thiện cảm vối Trump kể cả báo đài chính phủ tài trợ như VOA, RFA. Nhờ cái đa chiều đa dạng giữa chỉ trích và khen góp phần làm hiện tượng Trump thêm ồn ào. Sinh hoạt ở chính thể tự do dân chủ có tam quyền phân lập có hiến pháp bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận là thế. Không ai có thể bắt bỏ tù người biểu tình để điều tra trừ khi họ lợi dụng để có hành vi bạo động đốt phá tài sản kẻ khác. 
Chuyện đời có nhiều cái tréo cẳng ngổng. Ông Thủ tướng Anh David Cameron khi còn tại chức nói là sẽ không muốn Trump tới Anh trong thời gian Trump tuyên bố mà theo báo chí tường thuật là không cho người Hồi giáo vào Mỹ (thật ra Trump nói cần qua cơ quan điều tra chờ đợi xét mới cho nhập cảnh). Cameron từ chức sau vụ bỏ phiếu Brexit rời thị trường chung Âu châu. Trong cuộc họp báo mới đây ông Sean Spicer có đề cập bà Thủ tướng Anh Theresa May sắp tới sẽ gặp Trump. 
Chuyện chính trị xứ tự do có nhiều cái vui. Thời kỳ dân biểu Cộng hoà Newt Ginrich đưa ra QH ép buộc ông CT hạ viện đảng Dân chủ từ chức về phạm luật đức hạnh (ethics violation). Đến khi ông làm Chủ tịch Quốc hội ông lại bị đảng DC chống đối, bắt buộc đảng CH gây áp lực ông ta từ chức về tội ethics violation. Chuyện đời có câu: What goes around comes around là vậy. Nói theo kiểu Việt ta là gây hậu quả cho người rồi có ngày bị người khác chơi lại như thế. 
Trong chính trường Mỹ người ta biết Mitt Romney ra tranh cử TT thua Obama. Khi tranh cử được Trump ủng hộ hết mình. Thế mà năm nay không ra ứng cử, ngược lại tấn công cố tình triệt hạ Trump hơn cả 16 ứng cử viên đảng CH, và còn chửi Trump thậm tệ làm lợi cho Clinton. Thế mà xuất hiện tới gặp Trump xin bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngoại giao dù là không được chọn. Những chuyện như thế này khó xảy ra trong sinh hoạt chính trị của người VN trong và ngoài nước. 
Trump có cái miệng nói rất táo bạo như thiếu suy nghĩ. Nhưng biết đâu ông muốn thế. Trong việc thu phục nhân tâm nhiều khi nhược điểm đối với nhóm người này nhưng lại là ưu điểm của tập thể khác. Có ai đứng trước mặt người giàu mở miệng đòi cho tiền, họa là người điên. Có ai đứng trước mặt người nghèo đòi cho họ việc làm với ổ bánh mì mà không được tán thưởng vỗ tay chứ. 
Hiện tượng Trump gây ra nhiều chuyện tranh cãi. Ông chưa làm đã bị nhiều phía chống đối công kích kể cả một số dân biểu đảng DC không dự lễ nhậm chức. Người đạo Hồi chống. Người Mễ chống. Người da đen chống. Phụ nữ chống... Thật ra họ chống ông vì nghe lời ông nói trước khi Trump chưa bắt tay vào việc. Tại sao không chờ ông làm sai mới chống. Đó là một câu hỏi khó trả lời. Chỉ biết rằng vài ba tỉ phú bỏ tiền ủng hộ bà Clinton trong đó có George Soros. Ông này vừa rồi đi dự World Economic Forum tại Davos đã có ý kiến là mong Trump thất bại. Nhưng Trump thất bại là người Mỹ chết chứ ông tỉ phú này hề hấn chi. Cũng cần nên nói một số tài tử ca nhạc sĩ Hollywood quá tin tưởng vào bà Clinton thắng cho nên thách thức là Trump làm TT họ sẽ bỏ đi nước khác ở. Hollywood là cái tổ đạo diễn minh tinh phần đông là người nước ngoài, họ có tiền thuê an ninh gác trong biệt thự bạc triệu, nếu họ thực sự có lòng bảo vệ phụ nữ tại sao 8 năm dưới triều Obama không gom tiền cùng nhau làm một cái gì đó chẳng hạn trung tâm thiện nguyện. Trên khán đài thay nhau đọc bài lên án Trump tại Women's March có nhiều bộ mặt nổi tiếng trong địa hạt điện ảnh. 
Có người Mỹ viết trên trang FB cho rằng phải có ai đó đứng đằng sau. Có người đưa quan điểm đặt câu hỏi ngày bầu cử 30 triệu phụ nữ bỏ phiếu Trump, thế tại sao báo chí cứ thổi phồng chuyện mấy trăm ngàn người trong bối cảnh Women's March để làm bỉ mặt Trump. Họ đặt câu hỏi nhưng họ quên rằng vợ chồng Clinton làm chính trị quá lâu, móc nối cội rễ chằng chịt từ các nước Hồi giáo giàu có dầu hỏa Trung Đông qua cái quỹ Clinton Foundation. Cả nước Mỹ mà 57 tờ báo lớn công bố ủng hộ Clinton trong lúc Trump chỉ có 2 tờ. Phần đông các đài như CNN có trụ sở nhiều nơi trên thế giới là cái miệng Clinton. 
Ông Obama làm 8 năm mới có đủ dữ liệu làm tốt hay xấu cho Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Hiện tượng Trump chỉ là một hình ảnh của nước Mỹ tự do dân chủ. Chống đối để diễn đạt quyền được phát biểu cũng là một phương cách làm Trump điều chỉnh chính sách để đáp ứng nguyện vọng dân chúng khắp mọi tầng lớp trong xã hội một nước hợp chủng đa văn hóa đa chủng tộc. 
Trong lúc Mỹ đang lên cơn sốt một thương gia tỉ phú làm TT, Trump phải vất vả lắm mới đối đầu tả xung hữu đột từ mọi phía kể cả người trong đảng của ông. Đó là một thử thách cho người cầm lái chiếc thuyền quốc gia. 
Lợi dụng tranh tối tranh sáng của võ sĩ mới bước lên võ đài, Trung cộng cũng như CSVN và Bắc Hàn đua nhau lên gân chĩa miệng la làng vào Trump. Đánh Trump có nghĩa là muốn Trump thất bại dẫn đến một nước Mỹ kiệt quệ cho Tàu cộng lên ngôi. 
Trung Cộng lồng lộn lên khi phát giác Trump nói chuyện với TT Đài Loan. Lại tức hộc máu khi Trump bổ nhiệm Bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson, ông này ra điều trần đưa quan điểm là chống lại TC lấy biển đảo làm của riêng bất hợp pháp. 
Buồn thay là hiện tượng Trump xảy ra trong một nước dân chủ, một số trang mạng VN ở hải ngoại, có báo mang danh chống cộng nhưng cứ trích dịch hoặc đăng tải các bài viết vạch lá tìm sâu Trump. Trump đã là TT tại sao không chờ đợi xem kết quả Trump làm rồi công kích cũng chưa muộn. Mà tại sao người VN tỵ nạn cs mất hết quê hương lại chống nơi cưu mang mình mà ở đó họ đã bầu ra vị TT điều hành đất nước. Tại sao mình không chạy theo đám đông đại đa số mà lại theo nhóm thiểu số vụ lợi không ăn được thì phá đạp cho bỏ ghét. 
Hiện tượng Trump cũng là cho người Việt tỵ nạn CS thấy rõ là mình đi bầu ai là một chuyện. Nhưng khi đã có người thắng thì hãy đứng sau lưng họ. Trump mới bắt tay vào việc. Chuyện ở đời có đúng không khi phải đánh một đứa trẻ mới đứng dậy tập đi. Ngành truyền thông Mỹ thiên tả moi móc đào sâu thân thế sự nghiệp Trump kể cả người viết chương trình Saturday Night Live viết lên mạng là đứa con trai 10 tuổi của Trump sẽ là người đầu tiên trong nước học ở nhà bắn súng (homeschool shooter). Đó là chuyện của họ. Còn mình là nạn nhân của CS lại hùa theo Trung Cộng để chống một TT mà dân Mỹ bầu ra mới bắt tay vào việc là điều nên xét lại tư cách thuyền nhân tỵ nạn chính trị của mình. Hơn nữa Trump cương quyết trong vấn đề không muốn TC xây đảo nhân tạo rồi nhận của mình trong biển Đông. 
Người Việt tỵ nạn cộng sản trở thành công dân Mỹ tại Hoa Kỳ có tất cả mọi quyền bầu cử, tự do ngôn luận, bình đẳng như nhau trước pháp luật. Tuy nhiên phải có ý thức đối với một vị lãnh đạo mới lên nhậm chức, có nghĩa là tôn trọng sự lựa chọn của công dân Mỹ đã bầu Trump. Dẹp bỏ qua mọi thành kiến cá nhân phe phái. Nước Mỹ cưu mang cho ta được tới đây thở sinh khí tự do. Ít ra theo luân lý Á Đông ta phải biết điều. Thêm một chuyện nữa nếu sách lược Trump làm TC từ bỏ tham vọng đường lưỡi bò thì là người VN chống đảng cộng sản VN làm tay sai, và ta chống Trung Cộng phải vỗ tay mừng Trump mới phải. 
26.01.2017

No comments:

Post a Comment