BÙI MỸ DƯƠNG * THƯ CHO CÁC CON
Lời viết cho các con tôi
Sinh hữu hạn tử vô kỳ. Thật vậy, sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ tuy có xê-xích nhưng thế nào thai-nhi cũng chào đời và ngày sinh được xác-định mặc dù có mấy ai biết được ngày mình sẽ ra đi. Vì thế phải có những lời trăn-trối với người ở lại sợ không kịp nói, hay chưa kịp nói, thì đã tắt lịm đi vào thiên-thu!
Bây giờ đã ở tuổi thất-thập nói cũng không “gở”, muốn vài lời với đàn con cháu yêu-quý kẻo một mai yếu đuối, quên lãng không từ-giã, không kịp, hay chưa kịp bầy tỏ tâm-tình với các con, các cháu, gia-đình yêu-dấu mà vợ chồng đã dầy công vun đắp xây dựng và thương yêu.
Các con trai, gái, dâu, rể, cháu nội, ngoại thương yêu của Mẹ ơi! Trước hết cám-ơn các Cụ, Ông Bà nội ngoại đã cho đời sống đến bây giờ có bầy con cháu để yêu, để hãnh-diện và vui lúc tuổi già. Mầu-nhiệm của Đất Trời, của Tạo-hóa cho muôn loài nối tiếp cuộc sống. Con cháu là hiện-thân của chính mình vì đó là những tế-bào đang được luân-lưu nuôi-dưỡng trong cơ-thể của con, cháu, chắt!
Trong lời từ-giã Bố Quốc-anh đã nói: “Chúng con mỗi đứa vẫn mang phần nào của Bố, vì vậy Bố ra đi nhưng thật sự Bố vẫn còn đây mãi với chúng con!”
Vì những lý-do đó nên người ta mới lấy vợ, lấy chồng hầu con cháu nối tiếp cuộc sống mãi mãi về sau.
Bố Mẹ đã kết hợp theo trong giá-thú là ngày 7 tháng 5 năm 1963 nhưng lễ cưới đời thường được hai bên gia-đình tổ-chức có họ hàng, bạn bè chứng kiến là ngày 29 tháng 9 năm 1963. Thời tiết của mùa thu dịu-dàng, mát-mẻ, đẹp-đẽ cho cuộc tình. Trong bài “Mầu tím hoa sim” của Hữu-Loan và Phạm-Duy đã tả thân-phận của người lính: “Cưới xong là tôi đi”. Đúng vậy, Bố ra đơn-vị (Pleiku) còn Mẹ ở lại nhà (Sài-Gòn) hoàn-tất việc học, nhớ thương vời-vợi…!
Gia-đình thành-hình là sự ra đời của các con. Tên các con được bàn-luận và lựa chọn cho có ý-nghĩa, và âm điệu. Khởi-sự từ tên Bố, Chương (ngọc đẽo) một loại ngọc viết theo chữ Hán có bộ ngọc đứng cạnh; vì thế tên của các con cũng theo phương cách đó.
Nguyễn Quốc-Anh (ánh sáng ngọc) ra đời lúc 8 giờ 10 sáng, ngày 9 tháng 12 năm 1964 (tức là ngày 5 tháng Chạp năm Giáp-thìn) tại Sài-gòn, thủ-đô của miền Nam Tự-Do, cũng mệnh-danh là “Hòn ngọc Viễn-đông”. Quốc-Anh, nhà gọi là “ Cu”, cái tên quê mùa dễ thương được âu-yếm đặt cho đứa con trai đầu lòng. Nơi con sinh ra, nhạc-sĩ Y-Vân đã ngợi ca “Sài gòn đẹp lắm Sài-gòn ơi, Sài-Gòn ơi”. Bệnh-viện
Nguyễn ngọc Mỹ-Trinh ra đời lúc 1 giờ 10 tối, ngày 16 tháng 11 năm 1966 (ngày 5 tháng Mười năm Bính-ngọ) tại Dân-y-viện Pleiku. Bố đỡ và cô Trần thị Lan nữ-hộ-sinh phụ giúp. Con nặng 3.500kg khỏe mạnh nhưng lần này máu chảy không ngừng ngay trên bàn đẻ. Bác Phạm văn Hoàng và bố cứu chữa mãi tới 7 giờ sáng hôm sau mới ra khỏi phòng sinh. Nguy cấp phải truyền máu nên “ máu Việt cộng hay máu Mỹ” cũng phải chấp-nhận thôi. Để khỏi làm độc, phải chích thêm Penicilin. Một lần nữa thấp-thoáng cửa Thiên-đường vì Mẹ bị phản-ứng thuốc. Anh Quốc-Anh nay thêm em gái Mỹ-Trinh là niềm vui của Bố Mẹ nên những đau-đớn mệt mỏi cũng quên nhanh. Mỹ-Trinh giống Bố nhiều, theo tướng-số “con gái giống cha giầu ba mươi đụn” ???
Xưa nay trinh-tiết là nét đẹp và quý nhất của người con gái (chữ trinh đáng giá ngàn vàng). Vì ước muốn con gái vừa đẹp, vừa quý, nên Mỹ-Trinh là tên của con. Như đã ước-định tên các con phải có bộ ngọc giống Bố nên Nguyễn ngọc Mỹ-Trinh đã có trong khai-sinh. Cô gái miền cao-nguyên, sinh-quán xã Hội-thương Hội-phú, tỉnh Pleiku tuy xa lạ với người miền xuôi nhưng giờ đây là chứng tích một phần đất của nước Việt đã ngàn trùng xa cách. Gia đình có một gái “má đỏ môi hồng” y như trong thơ của Vũ-hữu-Định và nhạc của Phạm Duy trong bài “Còn một chút gì để nhớ ”.
Nguyễn Anh-Hoàng (nửa ngọc bích) ra đời lúc 1 giờ 30 tối ngày 17 tháng 2 năm 1968 (nhằm ngày 19 tháng Giêng Mậu-thân) tại Quân-y-viện Pleiku. Cô nữ-hộ-sinh Phan thị Huế phụ Bố đỡ con ra khỏi lòng Mẹ. Đề-phòng trước thuốc cầm máu uống trong thời kỳ mang thai nhưng độ đông không tăng mấy vì thế tử-thần vẫn quanh-quẩn mỗi khi sinh nở. Năm sinh con thật kinh-khủng; Việt-cộng vi-phạm lệnh ngưng bắn đã tấn-công ào-ạt vào các đô-thị, tỉnh-lỵ giết biết bao dân vô-tội. Điển-hình nhất tại Huế với nhiều mồ chôn tập-thể. Máu chẩy rồi cũng phải ngừng, bắn giết rồi cũng dẹp yên. Hoàng của Mẹ bụ-bẫm nặng 3.800kg. Con hay ăn chóng lớn còn có tên “Hoàng heo”. Con giống Bố nhiều. Dấu tích những ngày chinh-chiến vẫn còn vì Hoàng ở lâu dưới hầm tránh đạn pháo nên phổi yếu và rất sợ lạnh. “Một chàng trai đi lên đi xuống” trong thơ nhạc, yêu biết chừng nào Pleiku nơi chôn rau cắt rốn của hai đứa con và nhiệm-sở đầu tiên của Bố Mẹ.
Nguyễn Hoàng-Việt sinh lúc 11 giờ trưa ngày 2 tháng 5 năm 1974 năm Giáp-Dần, tuổi rất tốt cho con trai. Con nặng 3.850kg lớn hơn tất cả các anh chị. Nhà thương Tầu Sùng-chính phía Chợ-Lớn phường Chợ-Quán là nơi con chào đời. Một lần nữa lại thoát-hiểm; cũng trong ngày đầy tháng, mẹ phải vào nhà thương vì máu chẩy. Người ta thường nói “y-gia đa quái-tật” còn Bố thì cho rằng trong thời-gian học y-khoa hay thực-tập có những sai-sót nên bị quả-báo chăng? Mê chồng, mê con nhưng nguy-hiểm cho tính-mạng cũng phải ngừng để nuôi-dưỡng vì thế Hoàng-Việt còn gọi là thằng Út. Lúc đầu Bố đặt tên con là Vũ, một loại ngọc nhưng trùng với một cụ trong họ. Muốn đổi hoặc xóa phải ra tòa; văn-phòng đề nghị chữa lại dễ nhất là đổi ra chữ “Việt”. Việt là “vượt” như câu “cá vượt vũ-môn” ý rất hay. Việt còn là tên nước Việt
Theo nhận xét: Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng giống Bố khuôn mặt tròn, vai ngang mặc âu-phục đẹp còn Quốc-Anh, Hoàng-Việt mặt dài, vai xuôi giống mẹ một chút cho công-bằng.
“Banh da, xẻ thịt, chết lên chết xuống mấy lần” được đàn con, có trai, có gái, một gia-đình đầy đủ. Lúc bé ngoan-ngoãn dễ thương, khi lớn chịu học, có nghề-nghiệp tốt, hiếu-đễ với Bố Mẹ, thật không còn mơ ước gì hơn. Quốc-Anh, Ngọc Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng, Hoàng-Việt, tên được chọn lựa cẩn-trọng, máu huyết tế-bào của Bố Mẹ luân-lưu trong cơ-thể các con. Mong các con thương yêu đùm bọc nhau vì “một giọt máu đào hơn ao nước lã.”
Vật đổi, sao dời. Năm 1975 bao công-lao xây đắp vụt tan như mây khói. Với hai bàn tay trắng dắt-díu bốn con thơ tìm đất sống; thật mừng tất cả đã an-toàn đến bến Tự-Do.
Làm lại từ đầu mặc dầu tuổi lớn nhưng nặng gánh, Bố học lại, Mẹ chấp-nhận làm bất-cứ việc gì miễn sao cho các con tiếp tục cắp sách tới trường. Cuộc sống khiêm-tốn, vất-vả nhưng kết quả tốt; Bố đã lấy được bằng hành-nghề, giúp các con tiến-thân.
Từ miền quê nhỏ bé, nghèo-nàn thoát khỏi lũy tre rồi bằng ý-chí và học-lực Bố Mẹ mong xây dựng tương-lai cho đàn con. Các con đã nối nghiệp nhà, nghề mà trước kia Bố vất-vả lắm mới đạt được. Mỹ là nước cho nhiều cơ-hội. Ai cố-gắng sẽ thành-công. Bố Mẹ giúp các con phương-tiện bước vào tầng lớp cao của xã-hội và cháu chắt cứ thế mà đi. Mấy chục năm xa quê-hương tổng-kết lại gia-đình ta đã thêm người, thêm của nếu so-sánh với lúc ra đi.
Con gái Mỹ Trinh lập gia-đình với Phan gia-Quang ngày 16 tháng 10 năm 1993 tại tiểu-bang
Ở hải-ngoại các gia-đình nhỏ có bà nội, bà ngoại là nhất vì con cháu được coi sóc kỹ-lưỡng. Sau 10 năm Trinh mở phòng nha tại quận
Con trai út Hoàng-Việt và Trịnh thị Bão-Hương đã thành-hôn ngày 10 tháng 5 năm 2003 sau những nghi-lễ chạm-ngõ, vấn-danh (đám-hỏi). Gia-đình này đã có hai con gái. Bố mẹ đặt tên cho con cháu gái đầu lòng Nguyễn Việt Anh-Thư sinh ngày 12 tháng 2 năm 2006; cháu gái thứ hai do bên ngoại chọn lựa: Nguyễn Trịnh Trâm-Anh chào đời vào ngày 17 tháng 8 năm 2009. Gia đình Việt-Hương trước ở Loma Linda cách quận
Nhớ xưa ngày lễ Tết, sinh-nhật, kỷ-niệm ngày cưới, các con tự vẽ lời chúc ngây-ngô mộc-mạc. Rồi sau có những tấm thiếp đẹp thay thế tình-cảm chân-thành, hoa-mỹ hơn. Lúc còn đi học, chỉ có chút tiền mà các con đã góp lại mua quà tặng; thật cảm-động trước tình-cảm các con dành cho. Rồi những món quà lớn hơn, giá trị hơn. Những bữa tiệc ở tiệm ăn sang-trọng, quần áo dầy dép do những nhà vẽ kiểu nổi tiếng. Không cân đo tình-cảm bằng những quà tặng nhưng nó thể-hiện được sự chú-tâm thương-mến tận-tình của người cho và người nhận.
Dù ở đâu, xã-hội nào chữ Hiếu phải được đề-cao. Với suy-nghĩ bình-thường “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “uống nước nhớ nguồn”, Gia-huấn của Nguyễn Trãi, lời dậy của Khổng-Phu-tử đã bị lãng quên dần tại xã hội này, nhưng gia-đình ta vẫn còn giữ-gìn tuân-thủ. Ông ngoại lúc sinh-thời cũng nói: “Chỉ cần lúc sống đối-sử tử-tế chứ khi chết rồi dù mâm cao cỗ đầy nào có ích gì??” Một bài hát mang tên “Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ” cũng là có ý đó. Vậy hiện-tại mới quan-trọng. Bố Mẹ ghi-nhận và trân-quý lòng hiếu-thảo của các con, từ lời nói tới việc làm. Bố lâm-bệnh các con trai, gái, dâu, rể đều chăm lo, săn-sóc tận-tình, chắc Bố cũng hài-lòng về tình thương yêu đó.
Thời thơ-ấu ở nơi thôn-ổ nếp sống đơn-sơ giản-dị. Rồi chinh-chiến kéo dài, bao biến-động thời-cuộc để rồi trắng tay nên tính Bố cần-kiệm, lo xa đã hằn xâu trong tâm-não, không bao giờ hoang-phí cho riêng mình! Ngày nay các con trưởng-thành ở một nước văn-minh giầu mạnh vẫn không quên nguồn cội; lòng hiếu-thảo thực-hiện bàng-bạc trong mọi phương-cách. “Trẻ nhờ cha, già cậy con” là mô-hình cho cuộc sống cho dù ở xứ Mỹ có chương-trình hưu-bổng đầy đủ, không là gánh nặng cho các con.
Quốc-Anh, Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng, Hoàng-Việt, những đứa con yêu-quý, là nguồn vui, là cái phao lúc gặp sóng gió của cuộc đời. Phan gia-Quang rể thảo, Trịnh thị Bão-Hương dâu hiền; các cháu nội Anh-Thư, Trâm-Anh, cháu ngoại Quỳnh-An, Thành-vũ đã cho Bố Mẹ hưởng những thương yêu và hạnh-phúc. Bố đã mãn-nguyện mang theo hình ảnh đẹp về gia-đình mình. Nói đến con dâu và con rể, Bố mẹ thực sung-sướng và hạnh-phúc vì Quang đã là thành-viên trong gia đình họ Nguyễn 17 năm mà chưa một lần làm phiền lòng, luôn vui-vẻ đón tiếp chân-thành. Căn nhà ở
Bão Hương con dâu út thật dễ thương đã về với gia-đình này 7 năm. Bố Mẹ cũng chưa lần nào phàn-nàn về con. Nhiều người than phiền con dâu ở xứ này nhưng mẹ con ta đều giữ bổn-phận: con lễ-phép, kính-trọng nghe lời; Mẹ giúp con an-tâm coi sóc cháu khi đi làm. Cụ nội bà thường nói: “Bắc cầu mà noi, chứ đừng bắc cầu mà lội” ý nói “gieo nhân nào gặt quả ấy”. Một lần nữa cám ơn con dâu của Mẹ.
Đời Bố Mẹ trải qua cuộc chiến kéo dài, nào chống thực-dân Pháp rồi Quốc Cộng điêu-tàn làm cho mọi người mệt mỏi và nghèo-nàn nên “du-lịch” chỉ là những ý-nghĩ viển-vông không-tưởng. Ở quê-hương mới, một nước phồn-thịnh, có làm có hưởng, năm 1998 mẹ đã cùng Quốc-Anh đến Trung-Hoa, nước có quan-hệ mật-thiết: láng-giềng phương bắc, 1000 năm cai-trị nên phong-tục, văn-hóa ảnh-hưởng rất nhiều. Chuyến đi Cao-miên, Thái-lan, Bố Mẹ được hưởng tiện-nghi tối-đa. Bố ít chịu đi chơi nhưng một chuyến như thế thật đầy đủ và ý-nghĩa. Bố không còn ở với chúng ta nữa. Bây giờ các con, cháu dồn hết tình thương cho Mẹ, cố tạo niềm vui hầu quên những nỗi khổ đau mà gia-đình vừa trải qua nhưng càng được hưởng những ưu-ái thương yêu, lại càng xót-xa nhớ đến người xưa!
Anh Hoàng cho mẹ đi chơi miền Địa-trung-hải bằng du-thuyền, đã ghé Tây-ban-nha, Pháp, Roma, một cái nhìn sơ qua về Âu-châu.
Muốn biết nước Mỹ phải đến Washington, DC trung-tâm quyền-lực về chính-trị còn New York, trọng-tâm sức mạnh của kinh-tế thế-giới, gia-đình Quang-Trinh và Quốc Anh đã hướng dẫn chuyến đi. Được ăn ngon ngắm nhìn cảnh lạ, cái đẹp của một nước văn-minh, khoa-học nhất thế-giới và cũng tự nhủ mình đã dẫn con đi đúng hướng. Việt và Trinh đã phối-hợp chuyến nghỉ hè tại
Đời là bể khổ nhưng chuốt lọc lại, bỏ qua những bất-hạnh thì đời Mẹ thật đẹp và hạnh-phúc. Lúc bé là chắt, là cháu, là con đầu tiên hưởng biết bao tình yêu thương của cụ nội, bà nội, ông bà ngoại, bà cô và cha mẹ. Gia-đình đông đủ anh chị em. Khi lập gia-đình thì chồng chung-thủy, yêu thương, các con hiếu-thảo các cháu ngoan. Đời sống vợ chồng ấm êm, một đàn con ngoan thành-đạt và Mẹ một lòng lo tròn bổn-phận làm vợ, làm mẹ, làm bà. Thời-gian ở trần-thế không còn bao lâu nhưng một mai phải ra đi cũng không ân-hận và mang theo hình ảnh đẹp về cuộc đời. Cám ơn, cám ơn….tất cả
Đầu hạ Canh Dần 6/2010 Bùi Mỹ Dương*
No comments:
Post a Comment