Saturday, October 30, 2010

LÊ XUÂN NHUẬN * CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ





CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ

Chưa bao giờ cái-gọi-là “Chủ Nghĩa Nhân Vị” được một số nhân-vật hoài-Ngô ca-tụng và tán-dương ồn-ào như vào khoảng mấy năm đầu của thiên-niên-kỷ thứ 3 này. Trọng-tâm và cao-điểm của vụ này là một Chương (Chương 2) trong một tập tài-liệu nghiên-cứu lịch-sử của 2 tiến-sĩ người Việt tại Úc là Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn.

Chương 2 này là của Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn có nhan đề là “Chủ Nghĩa Nhân Vị ‒ Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ”. Câu chuyện thật là dài-dòng, nhưng tôi xin tạm tóm-lược như sau: *

Sự-nghiệp của nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà tại Miền Nam Việt-Nam được thu gọn trong 3 chủ-đề: Chủ Nghĩa Nhân Vị, Đảng Cần Lao (Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng), và Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Từ trước, qua nhiều tài-liệu đã có, trong cả ba lãnh-vực kể trên, Cố-Vấn Ngô Đình Nhu đều được xem là “cha đẻ”, tức là đầu não của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đó là lý-do tại sao Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nhất-quyết thà chịu chết chứ không chịu buông rời bào-đệ Ngô Đình Nhu.

A Ông NGÔ ĐÌNH NHU là “Cha Đẻ” của Thuyết Nhân Vị tại Việt-Nam

1/ Ông Nguyễn Văn Minh (cựu đại-uý quân-lực biệt-phái tại văn-phòng Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn) trong cuốn sách “Dòng họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt”, đã viết: “Để quý độc giả có một ý niệm khái quát về chủ nghĩa Nhân Vị Á Đông và Học Thuyết Xã Hội Nhân Bản do ông Ngô Đình Nhu đã nghiên cứu và hình thành...” (Xem 1)

2/ Theo Ký-Giả Tú Gàn (tức Lữ Giang, bút danh của Ông Nguyễn Cần) thì “Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch lấy “chủ nghĩa Tam Dân” của Tôn Nhật Tiên làm căn bản để xây dựng đất nước, Miền Bắc lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ đạo, còn miền Nam lấy cái chủ nghĩa gì bây giờ? Cuối cùng, bộ tham mưu của ông (Ngô Đình) Nhu quyết định lấy chủ nghĩa nhân vị (personalism)” (Xem 2)

3/ Theo Ông Nguyễn Trân (cựu cộng-sự-viên thân-tín của TT Ngô Đình Diệm) thì (dưới thời Đệ Nhất Cộng-Hoà) “Một Trung tâm Nhân vị được thành lập tại Vĩnh Long để huấn luyện lý thuyết Nhân vị cho quân nhân và công chức cao cấp như là một cái lò đúc tư tưởng, trong lúc lý tưởng Nhân vị không được thấy áp dụng ra sao... . Ông (Ngô Đình) Nhu chủ xướng thuyết Nhân vị, nhưng không khi nào giải thích thuyết ấy ra sao...” (Xem 3)

4/ Theo Luật-Sư Hoàng Duy Hùng (nhà hoạt-động chính-trị) trong “Common Quest For Vietnam's Future, a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam” thì Ông Ngô Đình Nhu khai-triển và hệ-thống-hoá các ý-tưởng của mình thành triết-thuyết hay chủ-nghĩa Nhân Vị từ năm 1953 (Xem 4)

5/ Chính Ông Ngô Đình Nhu (qua Ông Nguyễn Văn Minh) đã xác-nhận: “... Tôi thấy có thắc mắc là tại vì có lớp học Nhân Vị do các ông Linh Mục ở dưới Vĩnh Long là tiêu biểu. Chúng tôi... nói để các anh em biết rằng...

Có một số người bên Công Giáo họ đứng ra tổ chức, nội dung và đường lối học tập không liên quan gì đến Chính Phủ hay toàn dân... bởi vì ai cũng biết đó là loại Nhân Vị Thiên Chúa Giáo. Đối với Thuyết Nhân Vị Thiên Chúa Giáo, chúng tôi cũng chưa hiểu cái đó có đúng không... Bây giờ chúng ta cùng nhau tổ chức trên lập trường dân tộc, để mà đặt đúng cái đường lối Nhân Vị của chúng ta...” Tức là Ông Ngô Đình Nhu tự mình lập ra Thuyết (Chủ Nghĩa) Nhân Vị.

B Ông NGÔ ĐÌNH NHU là “Cha Đỡ Đầu” của Thuyết Nhân Vị Ky-Tô-Giáo tại Việt-Nam
1/ Theo Ký-Giả Tú Gàn thì “Lúc đó (vào năm 1954) ở Pháp mới chỉ có khái niệm triết học về thuyết nhân vị, nó chưa được xây dựng thành chủ thuyết chứ đừng nói thành một chủ nghĩa khoa học như Léninsim, Stalinism hay Maoisms, làm sao đem ra áp dụng được?” (Xem 2)

2/ Theo Ký-Giả Lê Mạnh Hùng (trên tạp-chí Viet Tide, số 336) thì “Hiến pháp 1956 của miền Nam Việt Nam chịu ảnh hưởng quan trọng của chủ thuyết Cần Lao Nhân Vị mà ông Ngô Ðình Nhu đưa ra như là một ý thức hệ để đối kháng với ý thức hệ Cộng Sản của miền Bắc.

Nhân Vị, như là một lý thuyết triết học, được đưa ra đầu tiên tại Pháp sau cuộc Ðại Khủng Hoảng Kinh Tế (Great Depression) của những năm 1930 bởi một nhóm trí thức Công giáo cầm đầu bởi Emmanuel Mounier mà những bài viết được đăng trong tạp chí Esprit đã ảnh hưởng rất nhiều đến những trí thức trẻ Công giáo của Pháp vốn muốn tìm một con đường khác ra ngoài hai ngả cực đoan, cộng sản hoặc phát xít. Trong đám những người bị ảnh hưởng này có ông Ngô Ðình Nhu mà lúc đó đang học tại trường Thủ Thư (Ecole des Chartes) tại Paris.

Và ông Nhu đã thuyết phục được ông Diệm rằng Nhân Vị là chủ thuyết duy nhất có khả năng đối kháng lại với chủ thuyết Cộng Sản tại Việt Nam.”

3/ Theo bách-khoa từ-điển mở “Wikipedia” tại địa-chỉ http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Nhu thì: “While training as an archivist in France, Nhu adopted the Catholic ideology of personalism, although critics claimed that Nhu had misused their philosophy” và “He was influenced by personalism, a concept he had acquired in the Latin Quarter. It had been conceived in the 1930s by Catholic progressives such as Emmanuel Mounier...”

Tạm dịch: “Trong thời-gian thụ-huấn làm quản-thủ thư-viện tại Pháp [đầu thập-niên 1940] Ông Ngô Đình Nhu đã tiếp nhận ý-thức-hệ nhân vị của Ky Tô Giáo, mặc dù có các người chỉ-trích rằng Ông Nhu đã khai-dụng sai triết-lý của họ” và “Ông (Ngô Đình) Nhu đã chịu ảnh-hưởng của thuyết nhân vị, là một khái-niệm mà ông ta đã hấp-thụ tại Khu La-Tinh [của sinh-viên và nghệ-sĩ tại Paris]. Thuyết ấy được tiếp-nhận bởi các phần-tử Ky-Tô-Giáo cấp-tiến trong thập-niên 1930, tỷ như Emmanuel Mounier...”

4/ Trong tác phẩm “Is South VietNam Viable?” Linh-Mục Nguyễn Thái nói rằng Ông Nhu đã say mê thuyết dân chủ xã hội dựa trên lòng bác ái và giá trị nhân bản mang danh Personnalisme của Emmanuel Mounier, và “mối lien hệ của nó với xã hội mà Ông Nhu cổ võ chẳng có gì là mới mẻ, và cái thuyết Nhân Vị “Personnalisme” cũng chẳng có gì xa lạ vì trong một trường phái triết học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain đã hết mình cổ võ cho nó …” Trong lúc đó, Ký-Giả Lê Mộng Hùng nhận xét: “Cho đến nay không mấy người hiểu gì về chủ thuyết Nhân Vị mà chính ông Nhu cũng giải thích mỗi lần một khác và mâu thuẫn với nhau.”

5/ Theo các phần-tử Ky-Tô-Giáo cấp-tiến đệ-tử của Emmanuel Mounier, qua tạp-chí Ky Tô Giáo tả-khuynh Tinh Thần do họ chủ-biên, thì họ tố-cáo Ông Ngô Đình Nhu là một kẻ lừa gạt, vì triển-khai sai triết-lý của họ (Mounier's heirs in Paris, who edited the left wing Catholic review Esprit denounced Nhu as a fraud). Tức là Ông Ngô Đình Nhu du-nhập Thuyết Nhân Vị Ky-Tô-Giáo cánh tả từ Pháp vào Miền Nam Việt-Nam. * Đến khi Chương 2 của Tiến-sĩ Nguyễn Ngọc Tấn được phổ-biến với nhan đề “Chủ Nghĩa Nhân Vị: Con Đường Mới, Con Đường Của Tiến Bộ”, tôi thấy có một làn sóng biến-động ngầm trong lãnh-vực tư-tưởng nói chung, “chủ nghĩa” nói riêng, nhất là trong giới Người Việt tại Hải Ngoại.

C Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM là “Cha Đẻ” của Thuyết Nhân Vị tại Việt-Nam

1/ Theo Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn thì: “Ngày 16 tháng 6 năm 1949, lúc còn ở ngoài chính quyên, Ông (Ngô Đình) Diệm đã bắt đầu cổ võ cho một đường lối kinh tế Nhân Vị như là một giải pháp thích hợp để đem lại dân chủ tự do thực sự cho Việt Nam” và “Ông (Ngô Đình) Diệm đã đưa ra một chương trình kinh tế... Đặt trên căn bản Thái Hòa, Nhân Vị chủ trương cuộc cách mạng kinh tế xã hội” và “Chủ Nghĩa Nhân Vị lấy ‘con người biết tu thân (thái hòa)’ làm nền tảng cho giải pháp, để giải quyết cá mâu thuẩn trong sinh hoạt của con người.

Khi Ông (Ngô Đình) Diệm nói một đường lối mới, ý Ông (Ngô Đình Diệm) muốn nói đã lâu rồi những truyền thống tư tưởng tốt đẹp nầy của dân tộc không được đem ra để áp dụng vào các sinh hoạt quốc gia vì bị nô lệ Tầu, Tây và phopng kiến, rồi lại bị ảnh hưởng bởi một tà thuyết duy vật ngoại lai.” (Trích trong: CUỘC CÁCH MẠNG NHÂN VỊ – Hội Người Việt Quốc Gia – Đặc San 2007 từ trang 132 đến 160)

2/ Linh-Mục Joseph Nguyễn Thái ở Garden Grove vào ngày 3/11/2007 đã viết những lời giới-thiệu tác-giả và tác-phẩm liên-quan: “Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đã trích lời của sử gia Henry Fairbanks tóm lược cái sự thật lịch sử bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề ‘The Enigma of Ngô Đình Diệm’, được đăng trong tờ Commonweal như sau: “Ông (Ngô Đình) Diệm tìm kiếm và khôi phục lại những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở…

Dù sao đi nữa, Ông ta (Ngô Đình Diệm) vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới này đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đưổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm... .”

3/ Ông Tôn Thất Thiện (tiến-sĩ, cựu Bộ-Trưởng Thông-Tin dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà) trong bài viết “Cần Thẩm Đinh Lại GIÁ TRỊ CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM & NỀN ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA” đã viết: “Bài của ông (Nguyễn Ngọc Tấn) tìm hiểu vấn đề nầy, đặc biệt tìm giải đáp cho những “nghi vấn lịch sử” sau đây:

1/ chủ nghĩa Nhân Vị là gì?
2/ Quan niệm Nhân Vị về các lý tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào?
3/ Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hóa của Việt Nam?
Ông Tấn nói: những nghi vấn trên đây sẽ được bàn luận “một cách tỉ mỉ” và “những câu trả lời sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền … Về Nhân Vị là gì, TS Tấn đã dựa trên những lời của chính Ông (Ngô Đình) Diệm để giải thích...

“Ông (Ngô Đình) Diệm đã hạ quyết tâm, “chọn con đường hy sinh để bênh vực phẩm giá con người: người ta có thể hủy diệt Ông (Ngô Đình) Diệm, nhưng không thể cướp đi những giá trị thuộc về Ông ấy. Do đó... các sử gia có bổn phận đem trả lại cho Ông (Ngô Đình) Diệm những gì thuộc về Ông ấy và nền Cộng Hòa...” (Xem 5) Thế là tác-giả Nguyễn Ngọc Tấn cùng với những người ủng-hộ chương sách “Chủ Nghĩa Nhân Vị: Con Đường Mới, Con Đường Của Tiến Bộ” đã công-khai lật đổ vai trò “cha đẻ” của cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, và (bằng cách viết nhiều hơn và nhấn mạnh) chuyển-giao tác-quyền sáng-lập Chủ Nghĩa Nhân Vị cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm.

D Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM là “Cha Đẻ” và Ông NGÔ ĐÌNH NHU là “Cha Đỡ Đầu” của Thuyết Nhân Vị tại Việt-Nam Đặc-biệt là có một số tác-giả trong lúc suy-tôn Tổng-Thống Ngô Đình Diệm về tư-tưởng chủ-đạo Nhân Vị nhưng cũng xen vào đôi lời đề-cao Cố Vấn Ngô Đình Nhu về mặt thực-thi chủ nghĩa này.

1/ Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn viết: “Chủ Thuyết Nhân Vị của hai Ông Diệm-Nhu mang một bản chất văn hóa và chính trị hoàn toàn Việt Nam.” (Xem 6)
2/ Linh-Mục Joseph Nguyễn Thái viết: “Được giáo dục bởi nền văn hóa Nho Giáo, hai anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã hệ thống hóa tư tưởng nhân bản này lại thành một chủ thuyết lấy tên là “Chủ Nghĩa Nhân Vị”. (Garden Grove 3/11/2007)
3/ Tiến-Sĩ Tôn Thất Thiện cũng viết: “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Tâm Linh Đông Phương của Ông Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam, không thể nào lầm lẫn với Personnalisme của Mounier (Duy Tâm Tây Phương) được”. *

Nói chung thì mối quan-tâm của độc-giả không phải là “Chủ Nghĩa Nhân Vị” ở Việt-Nam có phát-xuất từ một khuynh-hướng tư-tưởng của một giới trí-thức Ky-Tô-Giáo ở Pháp hay không, và cũng không phải là ai trong hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mới thực là “cha đẻ” của cái chủ nghĩa Nhân Vị ấy, mà là tìm hiểu xem Chủ Nghĩa Nhân Vị là gì.

E Định Nghĩa Chủ Nghĩa Nhân Vị

1/ Trong Đại Hội Văn Hoá Quốc Gia vào ngày 11-1-1957, Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã phát-biểu: “Chủ Thuyết [Nhân Vị] đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến mức độ cao nhất. quan niệm nầy … ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam.”

Trả lời Phóng Viên Báo Toronto Globe and Mail, hồi đầu năm 1963, Ông Nhu đã xác định rõ ràng: “Tôi phải nói ngay rằng Chủ Thuyết Nhân Vị của tôi... cái học thuyết Nhân Vị mà tôi cổ võ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là món quà của Ông Già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lý tưởng mà trong những điều kiện địa lý chính trị đã được định sẵn. Chính cái quan niệm về tự do nầy đã khai mào cho toàn bộ chương trình ACL. Hệ thống Ấp Chiến Lược nầy sẽ làm thay đổi cơ cấu chính trị thượng tầng của chính phủ hiện tại...” (5-5-1963, tr.68)

2/ Theo Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn thì: “Giải pháp Nhân Vị mà Ông Diệm và Ông Nhu đã cổ võ 40 năm về trước là mô hình “Xã Hội Dân Chủ Nhân Vị” đã được thí nghiệm ở Miền Nam từ 1954 đến 1963: kinh tế thị trường với sự mền dẽo của một chính phủ phúc lợi, thực hiện công bằng xã hội và dân chủ thật sự ở hạ tầng cơ sở với định hướng dân chủ trên thượng tầng kiến trúc …” và “Tóm lại, chủ thuyết Nhân Vị là một triết lý nhằm xác định và đề cao giá trị con người, vị trí của con người trong tương quan với vũ trụ, với người khác và trong cộng đồng xã hội. đồng thời là một chủ thuyết chính trị chủ trương thiết lập những định chế thích hợp để tạo cơ hội và khuyến khích việc phát triển các giá trị nầy đến mức cao rộng nhất và hương về việc phục vụ hạnh phúc con người.”

3/ Theo Tiến-Sĩ Lê Mộng Nguyên (giáo-sư, cựu luật-sư ở Paris, thành-viên Viện Hàn-Lâm Khoa-Học Pháp), thì (tạm dịch): “... Chúng tôi kết-luận rằng chủ-nghĩa nhân-vị (vốn khiêm-nhường không tự xưng danh) đã vẫn luôn luôn hiện-hữu trong nền văn-hoá Việt-Nam, về bản-chất là văn-hoá Á-Châu, và nương-dựa bình-thường trên nền-tảng của nguồn-gốc giá-trị tối-thượng của con người. Và cuộc tái-sinh cuối-cùng của học-thuyết nhân-bản chính-trị (trong bản Hiến Pháp của nền Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hoà, từ 1956 đến 1963) chỉ có thể tự chứng-minh bằng nguồn-gốc Đông-Phương thâm-sâu của chính mình. Nó cốt là một sự hoà trộn từ xưa của Lão-Giáo, của Phật-Giáo, và tất-nhiên của Khổng-Giáo, phụ thêm vào với truyền-thống thờ-phụng tổ-tiên, để đồng-quy thành một tân học-thuyết Việt-Nam về các quyền căn-bản, mà khái-niệm về con người của Ky-Tô-Giáo không phải là xa-lạ đối với nó... ” (Xem 7) *


So-sánh Lý-Thuyết với Thực-Hành giống nhau hay khác nhau thế nào, là vai trò của Lịch Sử. Ở đây, về mặt Lý-Thuyết, tôi thấy là một vấn-đề Tư-Tưởng, Triết-Lý, Học-Thuyết, Chủ-Nghĩa ‒ cao-siêu, thâm-sâu, huyền-bí, khó hiểu ‒ nên tôi không dám đi sâu, chỉ xin ghi nhận vài ba nhận-xét thô-thiển dưới đây.

F Tương-Quan Giữa Người với Trời

1/ Về Trời của Nho Giáo, Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn đã viết: “Nền tảng triết học của Chủ Nghĩa Nhân Vị là các giá trị nhân bản của Nho Giáo... Khổng Tử mới lấy Kinh Dịch làm căn bản triết học cho một đạo sống thực tiễn. Ông cho rằng cội rễ của vạn vật là do một thực tại tuyệt đối có những tánh chất như Đạo của Họ Lão. Thực tại tuyệt đối đó được mệnh danh là Thái Cực (the Absolute)... Đó là quan niệm của Nho Giáo về cách thức và lịch trình hiện tương hóa (hay còn gọi là Dịch Hóa). Kinh Dịch đã dần dần kết tập sự chuyển hóa Âm Dương thành 64 quẻ, mỗi quẻ tương trưng cho một trạng thái tương quan giữa TRỜI, ĐẤT VÀ NGƯỜI.

Tương quan nầy biểu hiện sự hòa đồng Tiểu Ngã con người với Đại Ngã của vũ trụ hay còn gọi là lý tưởng THÁI HÒA (vừa tĩnh vừa động). Cho nên Khổng Học đưa ra thuyết “Thiên, Nhân tương dữ” (Trời, Người, như nhau) làm quan niệm căn bản...” và “Nhân Vị là hai học thuyết Nho Giáo.

Nhân do chữ Nhân và chữ Nhị hợp thành có nghĩa là lòng thương người, đạo lý làm người; Vị do chữ Nhân và chữ Lập hợp thành có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ nầy hợp lại để diễn tả ý tưởng: vị trí và phẩm giá con người trong cộng đồng nhân loại và vũ trụ.” và “Lý thuyết Nhân Vị chủ trương rằng: con người có một giá trị tối thượng nên mọi sinh hoạt trên đời nầy đếu phải hướng về việc phục vụ con người”

2/ Về Trời của Thiên Chúa Giáo thì Linh-Mục Joseph Nguyễn Thái đã viết: “ông bà tổ tiên Việt Nam chúng ta đã để lại cho con cháu cái bí quyết thành công qua thành ngữ “Thiên thời địa lợi nhân hòa”. Thành ngữ này dựa trên quan niệm của Khổng Tử lấy ra từ Kinh Dịch diễn tả tương quan hòa đồng giữa Trời, Đất và Con Người, qua lý tưởng Thái Hòa... Đó là phải biết đặt mình hòa hợp vào đúng vị trí của mình đối với Thiên Chúa – Thiên...”

3/ Như thế, theo Kinh Thánh của Thiên-Chúa-Giáo thì: “Con người là do Thiên Chúa tạo ra” (Ge 1:26, 27), Con người “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm!” (Ac 5:29), “Việc ấy sẽ xảy ra khi Chúa Giê-su từ trời xuất hiện cùng với các thiên thần hùng mạnh của Người, trong ngọn lửa cháy bừng, để báo oán những kẻ không chịu nhận biết Thiên Chúa và những kẻ không vâng theo Tin Mừng của Chúa...” (2Th 1:8).

4/ Trong lúc đó Triết Lý An Vi của Triết-Gia Lương Kim Định xác quyết “ngày nay lương tâm con người không thể chấp nhận những ý nghĩ về vua thần nữa, không có Thiên Mệnh... Đó chỉ là những thứ bịa đặt có hệ thống, những giả tạo giúp kẻ chuyên chú tước quyền làm người cuả con Người...

Nhân là nhân chủ, con người phải làm chủ riêng một cỏi, chỉ liên hệ chứ không lệ thuộc cuả Trời Đất. Bởi lẽ nô lệ Trời tức là tự buộc mình vào thuyết định mệnh, một hình thức nô lệ trá hình; ... Như thế, con người mất cả quyền hành và nhân phẩm, không còn gọi là nhân chủ được... Triết lý An Vi chủ trương khác biệt với những triết lý độc « Tài » hoặc độc « Thần » chỉ ưa những định nghĩa hèn kém về con người.” (theo Lê Hùng – Xem Việt Nho). (Xem 8)

G Chủ Nghĩa Nhân Vị và Triết Lý An Vi

1/ Theo Ông Tôn Thất Thiện thì: “Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn nói về thuyết Nhân Vị... đây là lần đầu mà thuyết nầy được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan... TS Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian Ông Diệm cầm quyền. Những sưu khảo nầy nhằm vào chủ thuyết Nhân Vị. Theo Tiến Sĩ Tấn, trong 40 năm qua, ‘chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như một chủ thuyết chính trị’ dù rằng chủ thuyết nầy là chủ thuyết khai sinh ra nền Cộng Hòa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là ‘một vấn đề lịch sử còn tồn đọng’ trong thế kỷ qua.”

2/ Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn khẳng-định rằng “Nền tảng triết học của Chủ Nghĩa Nhân Vị là các giá trị nhân bản của Nho Giáo”. Và “Lý tưởng hòa đồng giữa con người với vũ trụ của Nho Giáo đã được Triết Gia Lương Kim Định hệ thống hóa trong học thuyết Tam Tài của Việt Nho”. Phải chăng vì “các nhóm An Vi được thành lập khắp nơi, từ Hoa Kỳ qua Canada, Úc Châu, Anh, Pháp, Ðức, v.v... coi Triết Gia Kim Ðịnh như bậc Ðại Sư, mà họ tôn làm tổ: TỔ SƯ AN VI.

Ảnh hưởng của Triết Gia Kim Ðịnh không những thế, mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Ðông...” và vì Việt Nho đi đôi với triết lý An Vi của Triết-Gia Kim Định, cho nên TS Nguyễn Ngọc Tấn đã viết: “Đến đầu thế kỷ 20 thì lý tưởng hòa đồng giữa con người với vũ trụ của Nho Giáo đã được Triết Gia Kim Định hệ thống hóa trong học thuyết Tam Tài của Việt Nho... xác định rõ giá trị và vị trí của con người” – có vẻ như để đồng-hoá An Vi với Nhân Vị của mình (?)


Thế nhưng, “đầu thế-kỷ 20” là từ 1901 đến 1950, mà Triết-Gia Kim Định thì, theo Linh-Mục Giáo-Sư Petrus Vũ Đình Trác, “Nhờ công phu mở đường trở về Triết Ðông của Linh Mục Giáo Sư Bửu Dưỡng và Linh Mục Giáo Sư Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, chương trình Triết Học Ðông Phương được khai giảng tại Ðại Học Văn Khoa Saigon năm 1958. Sẵn đường trở về Ðông Phương, Linh Mục Giáo Sư Kim Ðịnh tiện đường, đơn thương độc mã, xông lên một bước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam.

Năm 1960 bắt đầu dạy Triết Đông” và tác-phẩm đầu tay (“Nguyên Nho hay Cửa Khổng”) mở đường cho triết-thuyết An Vi ra đời vào năm 1960. Vậy thì Việt Nho hay An Vi của TG Kim Định chưa ra đời vào “đầu thế kỷ 20”, nhất là trước năm 1960 như TS Tấn viết. Nói cách khác, Thuyết Nhân Vị đã được Nhà Ngô khai-sinh trước rồi.

Lại nữa, TS Tôn Thất Thiện cũng viết: “[TS Tấn] đã trích dẫn những tuyên bố, phát biểu của các Ông Nhu Diệm, và những khảo luận của những nhà học giả Việt Nam có uy tín để chứng minh rằng ‘Nhân Vị là một lý thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rõ rệt’, và ‘với biện chứng mạch lạc rõ rệt của Triết Gia Kim Định, Chủ Nghĩa Nhân Vị, Tâm Linh Đông Phương của Ông Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam’ v.v...”

Nhưng trong toàn-bộ tác-phẩm vĩ-đại của đại-sư triết-gia Kim Định, tuy cũng “về nguồn” nói về “con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam” nhưng dù đã có Nhân-Ái, Nhân-Bản, Nhân-Chủ, Nhân-Dũng, Nhân-Đức, Nhân-Hoà, Nhân-Linh, Nhân-Loại, Nhân-Lực, Nhân-Nghĩa, Nhân-Phẩm, Nhân-Quyền, Nhân-Tâm, Nhân-Trị, Nhân-Văn, (Tam Tài) Thiên Địa Nhân, Thiên Nhân Tương Dữ, v.v... chứ tuyệt-nhiên không hề có Nhân-Vị, nhất là và dù cho An Vi đến sau.

Thế thì làm sao cho rằng Nhân Vị cũng tương-đồng với An Vi? Có chăng là Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn sau này mới làm giùm cho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu cái việc mà họ chỉ mới phác-hoạ dở-dang (vì, theo lời của TS Tấn thì “Chũ Nghĩa Nhân Vị chỉ được thử nghiệm trong một thời gian ngắn ở Miền Nam Việt Nam” và theo lời của TS Tôn Thất Thiện thì mãi đến nay “đây là lần đầu mà thuyết [Nhân Vị] nầy được [TS Tấn] trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan”) cho nên, do đi sau, đã phần nào dựa theo triết-thuyết An Vi của cố triết-gia họ Lương (?)

H Anh Em họ Ngô Đã Làm Gì với Chủ Nghĩa Nhân Vị?

1/ Theo Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn thì, từ năm 1950, “Theo Ông Diệm, Dân Chủ không thể đóng khung trong một số công thức và định lệ được đặt ra ở những thời đại khác, dưới những bầu trời khác. Nhiều quốc gia đã có lâu đời ở Tây Phương, phong phú về mọi phương diện, cũng đã phải cải cách cơ cấu của chế độ dân chủ đại nghị mà họ đã áp dụng từ trước. Có nhiều nước mới dành độc lập chỉ vì vội vã chấp nhận những chế độ dân chủ đó mà bây giờ rơi vào tình trạng bế tắc hổn loạn.”

Năm 1957, theo TS Tấn, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm phát-biểu: “Dân Chủ là một chế độ đạo đức chỉ phát triển nếu quan niệm Thiện Ích Chung mỗi ngày ăn sâu rộng trong Nhân Dân và Chánh quyền”, và Năm 1960, Malaya Mail về vấn đề dân chủ hóa Việt Nam, Ông Diệm lập luận rằng: “Một mô thức dân chủ nào đó không thành vấn đề tại nước kém mở mang. Điều đáng quan tâm là sự dung hòa những phương pháp dân chủ ấy với những đòi hỏi cấp bách để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng kém mở mang...

Nếu muốn thoát khỏi điều kiện thấp kém đó một cách mau lẹ chứ không phải trong hàng thế kỷ, ta nhất định phải theo một lộ trình cưởng bách nào đó... . một biện pháp hoặc kỷ luật tinh thần (yêu chuộng công ích chẳng hạn) đi kèm theo thì mới có thực nghiệm.” do đó, “Tổng thống được giao phó nhiều quyền lực nhằm mục đích thiết lập ra cái giới hạn cho một lộ trình cưởng bách với mục đích dung hòa các lý thuyết dân chủ với thực trạng của đất nước lúc bấy giờ...”>


2/ Theo Ký-Giả Lê Mạnh Hùng trong bài “Tình hình miền nam Việt Nam: Chế độ đệ nhất Cộng Hoà (1956-1963)” (đăng trên Viet Tide số 336) thì: .

3/ Cụ-thể hơn, tuy nói là Ông Diệm “ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu...” và theo Tiến-Sĩ Lê Mộng Nguyên thì Ông Ngô Đình Nhu chủ-trương “Chủ Thuyết [Nhân Vị] đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người... quan niệm nầy… ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam” mà TT Diệm nói rõ là “Chiến lược xây dựng Dan Chủ Nhân Vị bắt đầu từ hạ tầng cơ sở, ở nông thôn, nơi mà 95 phần trăm dân chúng sinh sống”, nơi mà TS Nguyên kết-luận rằng Chủ Nghĩa Nhân Vị cốt là một sự hoà trộn từ xưa của Lão-Giáo, của Phật-Giáo, và tất-nhiên của Khổng-Giáo, phụ thêm vào với truyền-thống thờ-phụng tổ-tiên, để đồng-quy thành một tân-học-thuyết Việt-Nam về các quyền căn-bản”, nhưng TT Ngô Đình Diệm, theo TS Tấn, vẫn đã Higgins:

“Cô Higgins, Cô đã viếng thăm các làng quê Việt Nam. Cô cũng đã từng nhìn thấy những người Thượng cầm cây lao và với những phong tục tập quán đầy mê tín dị đoan. Những người Chàm. Những người Cao Đài. Những người Hòa Hảo. Những làng mạc còn trong tình trạng sơ khai, cai trị bởi Ông Bà Tổ Tiên, bởi những người đã chết – đây cũng là tình trạng ở hầu hết các nơi khác của Việt Nam. Cô nói cho tôi biết, cô Haggins, một nền dân chủ đại nghị có ý nghĩa gì đối với họ?”

4/ Còn chính Cố-Vấn Ngô Đình Nhu thì (theo Ông Nguyễn Văn Minh) đã nói toạt móng heo: “Cái căn bản triết lý ấy [Nhân Vị] không ít thì nhiều cũng có va chạm vào các tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền của xứ sở. Nhưng... là một cuộc Cách Mạng phải làm, không làm không được... . Chúng ta phải nhìn nhận rằng có một số thái độ cổ truyền không thể tồn tại, vì nó chận bước tiến của dân tộc. Từ sự nhìn nhận ấy, ta ý thức được nhu cầu phải thanh toán bằng cách này hay cách khác, một số thái độ làm cản trở bước tiến của Dân Tộc, bước tiến nhằm phục vụ con người trong xã hội...”

Và việc gì phải xảy ra thì đã xảy ra rồi. * Chủ-Nghĩa Nhân Vị và Đệ-Nhất Cộng-Hoà Tóm lại, tại Miền Nam Việt-Nam đã có nhiều chủ nghĩa Nhân Vị, đúng ra là có nhiều khái-niệm khác nhau về Nhân Vị: Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu thì: – có “cái Nhân Vị của các linh mục đã dạy ở Vĩnh Long, loại Nhân Vị Thiên Chúa Giáo mà nội dung và đường lối học tập không liên quan gì đến Chính Phủ hay toàn dân”, và chính Ông Ngô Đình Nhu “cũng chưa hiểu cái đó có đúng không, có đúng tới mức không” thế mà “Chính Phủ ủng hộ và giúp đỡ”, bắt các cấp chỉ-huy chính-quyền và quân-đội phải đến học; và – có cái “Chủ Nghĩa Nhân Vị Á Đông” của Ông Ngô Đình Diệm và/hoặc Ông Ngô Đình Nhu.

Nhưng điều đáng nói là đợi cho đến năm 1963, dưới đà tuột dốc của 9 năm cầm quyền của họ Ngô rồi, Ông Ngô Đình Nhu mới bắt đầu giảng-giải ý-nghĩa cao sâu của nó [Chủ Nghĩa Nhân Vị] cho các giáo-sư đại-học và trung-học cùng các cán-bộ nòng-cốt xây dựng “quốc-sách Ấp Chiến-Lược”, mà chỉ mới thử-nghiệm trong một thời-gian ngắn mà thôi.


LÊ XUÂN NHUẬN THAM KHẢO:
NGUYỄN VĂN MINH:

““Để quý độc giả có một ý niệm khái quát về chủ nghĩa Nhân Vị Á Đông và Học Thuyết Xã Hội Nhân Bản do ông Ngô Đình Nhu đã nghiên cứu và hình thành. Dưới đây, tôi xin trích nguyên văn lời ông giải thích vắn tắt về chủ nghĩa và học thuyết này, trong buổi sinh hoạt với các Cán Bộ Xây Dựng Ấp Chiến Lược Khóa VIII dành cho các Giáo Sư Đại và Trung Học, ngày 8.1.1963 tại Trung Tâm Thị Nghè. Và cuộc nói chuyện với Cán Bộ Xây Dựng Ấp Chiến Lược tại một Tỉnh miền Trung cũng vào đầu năm 1963.

Tại Thị Nghè, ông nói: ‘... mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí chúng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc’... .

Cái căn bản triết lý ấy không ít thì nhiều cũng có va chạm vào các tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền của xứ sở. Nhưng chuyện phải dứt khoát với một số thái độ, thái độ triết lý, tín ngưỡng hay là cảm tình cổ truyền là một cuộc Cách Mạng phải làm, không làm không được... . Chúng ta phải nhìn nhận rằng có một số thái độ cổ truyền không thể tồn tại, vì nó chận bước tiến của dân tộc. Từ sự nhìn nhận ấy, ta ý thức được nhu cầu phải thanh toán bằng cách này hay cách khác, một số thái độ làm cản trở bước tiến của Dân Tộc, bước tiến nhằm phục vụ con người trong xã hội... .

Hỏi: Người ta cho rằng Thuyết Nhân Vị hiện tại ở khu vực Quốc Gia của chúng ta là cái Nhân Vị của các Linh Mục đã dạy ở Vĩnh Long, thì hoàn cảnh liên đới với một tôn giáo, bởi thế cho nên chúng tôi có thắc mắc về vấn đề Nhân Vị với lại toàn diện của con người, mà ông Cố Vấn lúc đầu có đề nghị ra? Đáp: . . . tôi thấy có thắc mắc là tại vì có lớp học Nhân Vị do các ông Linh Mục ở dưới Vĩnh Long là tiêu biểu. Chúng tôi không phủ nhận công nghiệp của ai cả, nhưng chúng tôi nói để các anh em biết rằng, chúng tôi không biết gì về chuyện dạy Nhân Vị ở Trung Tâm đó, chúng tôi không theo dõi, không chủ trương. Đó là một cố gắng cá nhân trước sự thiếu sót một Ý Thức Hệ. Có một số người bên Công Giáo họ đứng ra tổ chức, nội dung và đường lối học tập không liên quan gì đến Chính Phủ hay toàn dân... .

Ta không thể nói rằng đem cái đó ra để lừa bịp người ta, bởi vì ai cũng biết đó là loại Nhân Vị Thiên Chúa Giáo. Đối với Thuyết Nhân Vị Thiên Chúa Giáo, chúng tôi cũng chưa hiểu cái đó có đúng không, chưa hiểu cái đó nó có đúng tới mức không. Chúng ta cần minh xác, đó là một sáng kiến tư nhân, nhưng được Chính Phủ ủng hộ và giúp đỡ... . Bây giờ chúng ta cùng nhau tổ chức trên lập trường dân tộc, để mà đặt đúng cái đường lối Nhân Vị của chúng ta...” (Trích từ “Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt”)
Trở lên TÚ GÀN:

Saigon nhỏ ngày 26.10.2007 Trả lại sự thật cho lịch sử Tú Gàn Để có một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government), Washington đã hướng dẫn ông Diệm thành lập một chế độ độc đảng theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Trung Hoa Quốc Dân Đảng lấy “chủ nghĩa Tam Dân” của Tôn Nhật Tiên làm căn bản để xây dựng đất nước, Miền Bắc lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ đạo, còn miền Nam lấy cái chủ nghĩa gì bây giờ? Cuối cùng, bộ tham mưu của ông Nhu quyết định lấy “chủ nghĩa nhân vị” (personalism). Nhưng “chủ nghĩa nhân vị” là chủ nghĩa như thế nào? Lúc đó ở Pháp mới chỉ có khái niệm triết học về thuyết nhân vị, nó chưa được xây dựng thành chủ thuyết chứ đừng nói thành một chủ nghĩa khoa học như Léninsim, Stalinism hay Maoisms, làm sao đem ra áp dụng được? Nhưng mặc kệ, cứ thành lập môt cái đảng mang tên là “Cần Lao Nhân Vị Đảng” để kết họp các anh em lại, còn đường lối và phương pháp hành động sẽ bàn sau.

Trở lên NGUYỄN TRÂN:

“Một Trung tâm Nhân vị được thành lập tại Vĩnh Long để huấn luyện lý thuyết Nhân vị cho quân nhân và công chức cao cấp như là một cái lò đúc tư tưởng, trong lúc lý tưởng Nhân vị không được thấy áp dụng ra sao... . Ông Nhu chủ xướng thuyết Nhân vị, nhưng không khi nào giải thích thuyết ấy ra sao... . Mỗi khi có một dịp lễ tại Vĩnh Long là mỗi lần hội họp Bộ trưởng, Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp, Tỉnh trưởng, Dân biểu, đến nỗi ông Nhu đã phải phàn nàn: “Nay Quốc hội và Nội các họp tại Vĩnh Long.” Mỗi lần họp như vậy, đường qua phà Mỹ Thuận bị kẹt hằng trăm xe đò, dân chúng phàn nàn, ông Nhu cũng phàn nàn, nhưng không ai làm gì được khi có ông Tổng thống tới... .” (Trích từ cuốn sách “Công và Tội – Những Sự Thật Lịch Sử” của Nguyễn Trân, do “Xuân Thu” ở Los Alamitos, CA, USA, xuất bản năm 1992 – trang 341)

Trở lên HOÀNG DUY HÙNG:
During this time (1953), he (Ngô Đình Nhu) developed and systematized his ideas to found the doctrine of Personalism. (Trong thời-gian ấy (1953), Ông Ngô Đình Nhu khai-triển và hệ-thống-hoá các tư-tưởng của mình để thành-lập chủ nghĩa Nhân Vị) (Trích từ tác-phẩm tiếng Anh “Common Quest For Vietnam's Future, a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam” của Hoàng Duy Hùng)

Trở lên TÔN THẤT THIỆN:
Cần Thẩm Đinh Lại GIÁ TRỊ CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM & NỀN ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA Chương 2 của Nguyễn Ngọc Tấn, nói về thuyết Nhân Vị cũng vậy vì đây là lần đầu mà thuyết nầy được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan. Chương 3, của Tiến Sĩ Lưu, nói về thành tích 9 năm cai trị của Ông Diệm cũng là một cái gì mới. Trong quá khứ, sách báo nói về Ông Diệm và chế độ Ông thường chú tâm vào khía cạnh chính trị - nhưng không đề cập đến những thành quả lớn mà Chính Phủ Ông đạt được trong 9 năm lãnh đạo, kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh – cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách phát triễn tất cả các lãnh vực hoạt động - kỷ nghệ, nông thôn, ngư nghiệp, chuyên chở, giáo dục …

Chương nấy rất phong phú về thống kê, cho độc giả một ý niệm rõ ràng về những thành tích lớn lao mà Việt Nam đã đạt được dưới chế dộ Việt Nam Cộng Hòa I. Những sưu khảo của TS Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian Ông Diệm cầm quyền. Những sưu khảo nầy nhằm vào chủ thuyết Nhân Vị. Theo Tiến Sĩ Tấn, trong 40 năm qua, “chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như một chủ thuyết chính trị” dù rằng chủ thuyết nầy là chủ thuyết khai sinh ra nền Cộng Hòa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là “một vấn đề lịch sử còn tồn đọng” trong thế kỷ qua. Bài của ông tìm hiểu vấn đề nầy, đặc biệt tìm giải đáp cho những “nghi vấn lịch sử” sau đây:

1/ Chủ nghĩa Nhân Vị là gì?
2/ Quan niệm Nhân Vị về các lý tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào?
3/ Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hóa của Việt Nam? Ông Tấn nói: những nghi vấn trên đây sẽ được bàn luận “một cách tỉ mỉ” và “những câu trả lời sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền …”

Về Nhân Vị là gì, TS Tấn đã dựa trên những lời của chính Ông Diệm để giải thích: Nhân Vị là hai học thuyết Nho Giáo. Nhân do chữ Nhân và chữ Nhị hợp thành có nghĩa là lòng thương người, đạo lý làm người; Vị do chữ Nhân và chữ Lập hợp thành có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ nầy hợp lại để diễn tả ý tưởng: vị trí và phẩm giá con người trong cộng đồng nhân loại và vũ trụ.

Ông viết: “Tóm lại, chủ thuyết Nhân Vị là một triết lý nhằm đề cao giá trị con người trong tương quan với vũ trụ, Trời và Đất, với người khác trong xã hội. Lý thuyết Nhân Vị chủ trương rằng: con người có một giá trị tối thượng nên mọi sinh hoạt trên đời nầy đếu phải hướng về việc phục vụ con người. Chủ nghĩa Nhân Vị lấy CON NGƯỜI biết tu thân (vừa tĩnh vừa động) làm nền tảng để giải quyết các mâu thuẩn trong sinh hoạt con người”. Về nguồn gốc TS Tấn nhận xét rằng suốt 40 năm qua không mấy ai chú ý tìm hiểu Lý Thuyết Nhân Vị vì cho rằng lý thuyết đó là ngoại lai, cho rằng “Nhân Vị của Ông Diệm-Ông Nhu là của Mounier, là của Công Giáo”.

Những lời phê bình nầy hoặc
a) mang một chủ đích chính trị nào đó, b) thiếu hiểu biết về Chủ Nghĩa Nhân Vị. Trong số những người loại (a) có những người như Nguyễn Thái (linh mục). Trong tác phẩm Is South VietNam Viable?, ông nói rằng Ông Nhu đã say mê thuyết dân chủ xã hội dựa trên lòng bác ái và giá trị nhân bản mang danh Personnalisme của Emmanuel Mounier, và “mối lien hệ của nó với xã hội mà Ông Nhu cổ võ chẳng có gì là mới mẻ, và cái thuyết Nhân Vị “Personnalisme” cũng chẳng có gì xa lạ vì trong một trường phái triết học Pháp trong đó có Emmanuel Mounier và Jacques Maritain đã hết mình cổ võ cho nó …”

TS Lưu đã trích dẫn những tuyên bố, phát biểu của các Ông Nhu Diệm, và những khảo luận của những nhà học giả Việt Nam có uy tín để chứng minh rằng “Nhân Vị là một lý thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rõ rệt”, và “với biện chứng mạch lạc rõ rệt của Trie^'t Gia Kim Định, GS Lê Xuân Hồng, và học giả Đinh Văn Khang, Chủ Nghĩa Nhân Vị, Tâm Linh Đông Phương của Ông Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam, không thể nào lầm lẫn với Personnalisme của Mounier (Duy Tâm Tây Phương) được”.

Tiến sĩ Tấn đã minh chứng thêm xác quyết của ông với những trích dẫn trực tiếp từ một số tuyên bố của Ông Diệm và Ông Nhu: Ông Ngô Đình Diệm: “Nhắm mắt bắt chước nước ngoài khác gì nhận trước sự bảo hộ của ngoại bang” (nói với ký giả Marguerite Higgins Ông Ngô Đình Nhu: “Chủ Thuyết [Nhân Vị] đặt nền tảng trên quan niệm tôn trọng phẩm giá con người và đẩy mạnh sự phát triển đến mức độ cao nhất. quan niệm nầy … ở ngay trong truyền thống dân gian Việt Nam” (Đại Hội Văn Hóa Quốc Gia, 11-1-1957)

“Tôi phải nói ngay rằng: “Chủ Thuyết Nhân Vị của tôi chẳng có dính dáng gì đến cái Nhân Vị Công Giáo đang được giảng dạy bởi các tổ chức Công Giáo tại miền Việt Nam … Hiện nay cái học thuyết Nhân Vị mà tôi cổ võ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là một món quà của Ông Già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lý tưởng, mà trong những điều kiện địa lý chính trị đã được định sẳn” Phỏng vấn với báo Toronto Globe and Mail, trong Nguyệt san Gió Nam, 5-5-1963)

TS Tấn kết luận: “Giải pháp Nhân Vị mà Ông Diệm và Ông Nhu đã cổ võ 40 năm về trước là mô hình “Xã Hội Dân Chủ Nhân Vị” đã được thí nghiệm ở Mie^`n Nam từ 1954 đến 1963: kinh tế thị trường với sự mền dẽo của một chính phủ phúc lợi, thực hiện công bằng xã hội và dân chủ thật sự ở hạ tầng cơ sở với định hướng dân chủ trên thượng tầng kiến trúc … Chũ Nghĩa Nhân Vị chỉ được thử nghiệm trong một thời gian ngắn ở Miền Nam Việt Nam, nhưng trong lãnh vực lý thuyết hàn lâm, Chủ Nghĩa Nhân Vị có một giá trị đóng góp lâu dài và quan tọng vào công cuộc phát triển con người nói chung và đặc biệt tại các quốc gia nghèo đói hiện nay” Ottawa - Mùa Xuân 2006 - Ottawa, tháng 3, 2006
Trở lên NGUYỄN NGỌC TÂN: CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ - Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ (Viết cho Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm 2007)

b- Căn bản Triết Học của Chủ Nghĩa Nhân Vị. Nền tảng triết học của Chủ Nghĩa Nhân Vị là các giá trị nhân bản của Nho Giáo. Khổng Học lúc đầu, chú trọng đến việc thiết lập một hệ thống luân lý thực tiễn cho các sinh hoạt xã hội hơn là đề xướng một triết học nhận thức hoặc tôn giáo. Mãi đến khi về già, Khổng Tử mới lấy Kinh Dịch làm căn bản triết học cho một đạo sống thực tiễn. Ông cho rằng cội rễ của vạn vật là do một thực tại tuyệt đối có những tánh chất như Đạo của Họ Lão. Thực tại tuyệt đối đó được mệnh danh là Thái Cực (the Absolute).

Nhưng trong cái im-lìm và thuần nhất của Thái Cực, tự nó đã có chứa sẵn bên trong hai nguyên động lực tương sinh tương khắc gọi là Lưỡng Nghi: Đó là Âm (negative) và Dương (positive). Hai nguyên tắc Âm và Dương đó tương sinh tương khắc lẫn nhau để sinh ra Tứ Tượng (4 seasons) rồi cứ tiếp tục phân hóa như thế thành muôn vàn hiện tượng của vũ trụ nầy. Đó là quan niệm của Nho Giáo về cách thức và lịch trình hiện tương hóa (hay còn gọi là Dịch Hóa). Kinh Dịch đã dần dần kết tập sự chuyển hóa Âm Dương thành 64 quẻ, mỗi quẻ tương trưng cho một trạng thái tương quan giữa TRỜI, ĐẤT VÀ NGƯỜI.

Tương quan nầy biểu hiện sự hòa đồng Tiểu Ngã con người với Đại Ngã của vũ trụ hay còn gọi là lý tưởng THÁI HÒA (vừa tĩnh vừa động). Cho nên Khổng Học đưa ra thuyết “Thiên, Nhân tương dữ” (Trời, Người, như nhau) làm quan niệm căn bản. Đến đầu thế kỷ 20 thì lý tưởng hòa đồng giữa con người với vũ trụ của Nho Giáo đã được Triết Gia Kim Định hệ thống hóa trong học thuyết Tam Tài của Việt Nho (khác với Hán Nho), xác định rõ giá trị và vị trí của con người. Vũ trụ quan (cosmology) của Việt Nho cho rằng trong vũ trụ nầy có ba quyền lực lớn, có giá trị ngang nhau và cùng tồn tại với nhau.Vì thế Việt Nho coi con người là tiểu vũ trụ, là nơi hội tụ của trời và đất.

“VỊ” của con người là đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Vị trí nầy theo Cấu Trúc Luận của An Vị là vị trí THÁI HÒA, Thái hòa giữa tinh thần và vật chất, giữa tình và lý, giữa hơn và kém, giữa đúng và sai, giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, tức là giữa 2 đối cực. Tóm lại những giá trị nhân bản dùng làm căn bản xây dựng Chủ Nghĩa Nhân Vị đều có một cơ sở triết học vững chắc. Ngoài ra Chủ Nghĩa Nhan Vị khi được hướng dẫn bởi lý tưởng Thái Hòa, một sự kiện tâm linh (heart-spirit) bao gồm hết các giai đoạn phát triển nên mang tính toàn thể và thực dụng. Thực dụng vì nó bao gồm cả lý và tình, nên Chủ Nghĩa Nhân Vị là một chủ nghĩa hành động. II Chủ Nghĩa Nhân Vị và vấn đề Dân Chủ Hóa Việt Nam .


a-Chủ Nghĩa Nhân Vị và các mô hình dân chủ cổ điển hay đại nghị Tây Phương và dân chủ tập trung của Cộng Sản. Chủ Nghĩa Nhân Vị cho rằng dân chủ của Cộng Sản độc tài chà đạp phẩm giá con người, coi người như con vật. Theo Ông Diệm “Dân Chủ không thể đóng khung trong một số công thức và định lệ được đặt ra ở những thời đại khác, dưới những bầu trời khác. Nhiều quốc gia đã có lâu đời ở Tây Phương, phong phú về mọi phương diện, cũng đã phải cải cách cơ cấu của chế độ dân chủ đại nghị mà họ đã áp dụng từ trước. Có nhiều nước mới dành độc lập chỉ vì vội vã chấp nhận những chế độ dân chủ đó mà bây giờ rơi vào tình trạng bế tắc hổn loạn. (1950, Q.5)

Khi trả lời phóng viên báo Malaya Mail về vấn đề dân chủ hóa Việt Nam , Ông Diệm lập luận rằng: “Một mô thức dân chủ nào đó không thành vấn đề tại nước kém mở mang. Điều đáng quan tâm là sự dung hòa những phương pháp dân chủ ấy với những đòi hỏi cấp bách để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng kém mở mang, nghĩa là sự ngu dốt, nạn đói kém, tật bệnh, ngoại xâm và nỗi nhục nhã do tất cả những nạn đó gây ra. Nếu muốn thoát khỏi điều kiện thấp kém đó một cách mau lẹ chứ không phải trong hàng thế kỷ, ta nhất định phải theo một lộ trình cưởng bách nào đó. Vấn đề dân chủ nằm ngay ở điểm phải đặt giới hạn cho lộ trình cưởng bách đó” (19-2-1960)


Theo Ông Ngô Đình Diệm, các mô hình về dân chủ chẳng qua chỉ là hình thức, là lý thuyết suong (duy lý niệm), sẽ không có thực dụng. Cần phải dung hòa chúng với thực tại và một biện pháp hoặc kỷ luật tinh thần (yêu chuộng công ích chẳng hạn) đi kèm theo thì mới có thực nghiệm. Hay nói theo An Vị các lý thuyế nầy khởi đi từ “Ý” (ý niệm) nên chỉ đến “TỪ” (lời nói xuông) và không đạt tới “Dụng” (thực hành) được. b-Dân Chủ thực sự Ông Diệm chủ trương Dân Chủ Nhân Vị là một tình trạng tinh thần, một lối sống mà lối sống ấy con người thật sự biết tin6 trọng nhân phẩm của chính mình và của người khác.


Quan niệm nầy nhấn mạnh đến hai yếu tố (a) đặc tính văn hóa cổ truyền của dân tộc (1959, Q.5) và (b) yếu tố con người: tinh thần sống đạo đức (phần động) phải có, của tầng lớp lãnh đạo cũng như các tầng lớp dân chúng. Ông nói “Dân Chủ là một chế độ đạo đức chỉ phát triển nếu quan niệm Thiện Ích Chung mỗi ngày ăn sâu rộng trong Nhân Dân và Chánh quyền” (1957, Q.3, tr.12). Và đạo đức mà Ông Diệm nói ở đây chính là tinh thần yêu chuộng công ích, tôn trong người và tôn trọng cả chính mình. Đó là những đức tính được gói trọn trong hai chữ THÀNH và TÍN của Nho Giáo và mang một bản chất tự nguyện. phải tu thân mới có được. Dây chính là những nguyên tắc căn bản về nền dân chủ tương laic ho Việt Nam mà Ông Diệm đưa ra trước Quốc Hội ngày 5-10-1959, nhằm hưio71ng dẫn việc soạn thảo Hiến Phap.

Ví thế Chủ Nghĩa Nhân Vị đã đưa ra một chiến lược dân chủ hóa, một tổng hợp các phương pháp dân chủ nhằm phù hợp với hoàn cảnh Nam Việt Nam, một xã hội hậu thuộc địa và trong tình trạng chuẩn bị chiến tranh với Cộng Sản miền Bắc. c- Dân Chủ hóa từ dưới bung lên. Để thực hành lý thuyết Dân Chủ Nhân Vị, chính phủ của Ông Diệm đã phát động hai cuộc cách mạng cùng một lúc nhằm dung hòa (Thái Hòa) giữa lý thuyết và thực hành, giữa cá phương pháp dân chủ và điều kiện đặc biệt của xứ sở. Tuy nhiên, trong điểm chiến lược dân chủ hóa là từ dưới bùng lên. *

Cuộc cách mạng thứ nhất, xẩy ra trên thượng tầng cấu trúc: chuyển đổi chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa.

Cuộc cách mạng không đổ máu nầy được phỏng theo các định chế của chế độ dân chủ đại nghị ở các nước tự do đàn anh. Bắt đầu là một cuộc trưng cầu dân ý (23-10-1955) , truất phế cựu Hoàng Bảo Đại và tín nhiệm Ông Ngô Đình Diệm trong chức vụ Quốc Trưởng. Sau đó một quốc hội lập hiến được bầu ra để soạn thảo Hiến Pháp. Hiến Pháp trù liệu bầu ra một tổng thống và quyền lực quốc gia cũng được phân phối theo nguyên tắc phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhưng đặc biệt là theo tổng thống chế.

Tổng thống được giao phó nhiều quyền lực nhằm mục đích thiết lập ra cái giới hạn cho một lộ trình cưởng bách với mục đích dung hòa các lý thuyết dân chủ với thực trạng của đất nước lúc bấy giờ. Tuy nhiên tất cả chỉ là (dân chủ) hình thức, mang nặng phần lý thuyết và là “bước đầu để tiến tới công cuộc dân chủ hóa các guồng máy quốc gia”. Ông Ngô Đình Diệm kể lể với Higgins: “Cô Higgins, Cô đã viếng thăm các làng quê Việt Nam . Cô cũng đã từng nhìn thấy những người Thượng cầm cây lao và với những phong tục tập quán đầy mê tín dị đoan. Những người Chàm.

Những người Cao Đài. Những người Hòa Hảo. Ông Diệm đồng hoá Cao Đài Hoà Hảo với Thượng mê tín đi đoan Những làng mạc còn trong tình trạng sơ khai, cai trị bởi Ông Bà Tổ Tiên, bởi những người đã chết – đây cũng là tình trạng ở hầu hết các nơi khác của Việt Nam . Cô nói cho tôi biết, cô Haggins, một nền dân chủ đại nghị có ý nghĩa gì đối với họ trong khi ngôn ngữ của họ chưa có ngôn từ để diễn tả từ ngữ chính trị nầy?” (Tr.166) Tình trạng thấp kém nầy buộc hính quyền dân chủ nhân vị phải đặt giới hạn cho một lộ trình cưởng bách, giới hạn về cơ cấu (không phải về tinh thần dân chủ), để dung hòa những phương pháp dân chủ với tình trạng kém phát triển của đất nước. Để phục vụ con người của một xã hội lạc hậu, mô hình Dân Chủ Nhân Vị không thể đóng khung trong những mô thức dân chủ Tây Phương với một xã hội ổn định và có một đời sống vật chất cao.

Ấy là chưa kể đến mô thức dân chủ tập trung của Cộng sản chà đạp nhân phẩm con người và dân chủ đại nghị Tây Phương lại đặt lợi ích tư bản trên tầng lớp cần lao. Ngoài ra đây là một sự chọn lựa cần thiết để xoa dịu những đòi hỏi phải thực hiện dân chủ đại nghị kiểu Tây Phương của trí thức cấp tiến cũng như của phe đối lập. Và bổ túc cho “dân chủ đại nghị hình thức” ở thượng tầng, Chủ Nghĩa Nhân Vị thực hiện một loạt dân chủ trức tiếp bằng một cuộc cách mạng dưới hạ tầng. **

Cuộc cách mạng thứ hai, xây dựng một nền dân chủ thực sự dưới hạ tầng cơ sở: Đó là Quốc Sách Ấp Chiến Lược (ACL) hay còn gọi là cuộc cách mạng nông thôn. Một hệ thống ACL, dinh điền, khu trù mật, với tinh thần dân chủ cổ truyền của làng xã tự trị Việt Nam đã được xây dựng trên khắp miền quê Việt Nam . ở Miền Nam Việt Nam, “Đề xướng ấp Chiến Lược là để thành một cuộc cách mạng chính trị, xã hội vá quân sự, thích hợp cho nước kém mở mang và nhằm chống 3 thức giặc chậm tiến, chia rẽ và Cộng Sản.

ACL bảo đảm an ninh thôn xã và duy trì mối tương thân liên đới và tự túc. Một nền dân chủ pháp trị thực sự, cộng đồng đồng tiến, công bằng xã hội. ACL là cơ hội để luyện tập khổ hạnh cho tâm hồn thanh khiết, tự mình vượt quá mình. Mục đích của ACL là để cứu vớt và giải phóng toàn diện con người đứng trước hiện tượng chậm tiến của Á Phi. ACL nêu lênmo65t chủ trương lớn lao, một cuộc cách mạng để hoàn thành. (1962, Q.8, tr. 118-119) Chiến lược xây dựng Dan Chủ Nhân Vị bắt đầu từ hạ tầng cơ sở, ở nông thôn, nơi mà 95 phần trăm dân chúng sinh sống. Trở lên LÊ MỘNG NGUYÊN:

“Nous en concluons que le personnalisme (qui n’osait pas dire son nom) a toujours été présent dans la culture vietnamienne, essentiellement asiatique et qu’il repose normalement sur la base du principe de la valeur suprême de l’homme. Et le dernier réveil de l’humanisme politique (dans la Constitution de la Première République du Vietnam, de 1956 à 1963) ne pouvait se justifier que par son origine profondément orientale. Il s’agit d’un mélange lointain de taoĩsme, de bouddhisme et bien entendu de confucianisme s’ajoutant au culte traditionnel des ancêtres, pour aboutir à une nouvelle théorie vietnamienne des droits fondamentaux, à laquelle le concept chrétien de l’homme ne demeure pas étranger.” (Trích từ “Du Personalisme d’inspiration chrétienne à l’humanisme politique vietnamien” của Giáo Sư Lê Mộng Nguyên đăng trên tạp-chí “Kinh Tế Thị Trường” ‘Viet Marketing’ của Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long – số 56, phổ-biến trên diễn-đàn liên-mạng, ngày 10 Nov 2004) Trở lên KIM ĐỊNH: Thử nêu lên vài nét tư tưởng triết lý trong Phong thái An vi cuả Kim Định (*).

- Lê Hùng Bruxelles Ý chính cuả Cụ Kim Định là mời chúng ta cùng nhau khai quật triết lý nhân sinh cuả tổ tiên Việt tộc, hảy sống như « gió thoảng trên không (phong), như nước chảy giửa dòng (lưu)» . Nhưng vì sao Cụ Kim Định lại bỏ công sức nói đến sống cho « phong lưu » trong thời buổi « làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm » nầy ? Vì sao lại đề cập đến hai đức tính « tự tác và du hí » trong một xã hội duy « tiền tài và lợi lộc » nầy ? Đó là những nét tư tưởng khá đặc biệt trong « Phong thai An Vi », một tác phẩm cuả toàn bộ sách triết lý An vi, mà tôi xin tuần tự ước giản theo dàn bài cuả tác giả đã vạch sẳn.

Do đó, câu định nghĩa về con Người đúng đắn hơn phải hàm chứa chữ Linh còn gọi là Thần, với chiều kích vô biên như trong sách Việt Nho đã phổ biến: "Nhân linh ư vạn vật". Linh hay Thần không ở hẳn nơi nào, nên không đâu không có. Nói khác, Linh hay Thần có thể ở khắp nơi, ở khắp trong vũ trụ, đúng như câu nói con người là Đại Ngã Tâm Linh mà Việt Nho đã phân ra hai phần Tiểu Ngã và Đại Ngã.

Tiểu Ngã là phần con người bị giới hạn trong khía cạnh vật lý và tâm lý, nghĩa là cái biết hời hợt rằng con người là con vật biết sống theo bản năng (ăn uống nói cười, cân đo thân hình nặng nhẹ, suy lý xét đóan). Đại Ngã là con người không có biên giới đóng khung, con người to lớn bằng vũ trụ như trong câu "vũ trụ chi tâm", có nghĩa là tâm con người như vũ trụ. Câu nói ví von nầy độc sơ qua xem như khóac lác, nhưng độc giả định tâm mà nghiệm là thấy ngay. Từ đây con người được nâng lên ngang hàng với Trời và Đất, còn gọi là tam tài Thiên-Địa-Nhân, khi căn cứ vào thuyết Vạn vật Nhất thể mà phân tích.

Nếu Thiên là một Tài và Đất là một Tài, thì Nhân cũng là một Tài. Năng khiếu con Người phải được so sánh với Trời và với Đất, bởi lẽ con người cũng có cái tài Tự Tác, con người tự nó làm ra, tự nó dựng nên. Ngoài thiên năng dành cho vạn vật, con người có một loạt cơ năng đặc biệt là Ý, Tình và Chí. Đây là những đặc tánh cho sự Tác Hành chỉ có nơi con người, chứ không có nơi con vật.

Con vật là sản phẩm thiên năng. Trái lại, chức thiên năng nơi con người được vận dụng bởi lý trí, tình cảm và ý chí. Đây là những cơ năng để con người có khả năng đóng góp, có khả năng trở thành một "Tự Tác năng". Con người hơn con vật ở một chổ mà không con vật nào có được, đó là "tự mình làm lấy hết mọi chuyện cho mình". Tự làm nhà cửa để trú ngự, tự trồng tỉa để sinh nhai, tự chế biến thuốc men để ngăn ngừa bệnh tật...Không có gì mà con người không tự làm ra, tự đóng dấu vào và lại biến đổi theo « văn sức » con người, một đức tính văn hoá không tìm thấy nơi súc vật. Cho nên trong dân gian đã có câu: "Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh. Trời Đất Ta đây đủ hoá công".

Hoá công nên hiểu theo nghĩa là làm-ra-cái-gì-mới-mẻ mà trước đó không có, và con người cũng có thể gọi là Hoá công vì đã tạo dựng ra những cái mới mẻ như vậy. Chẳng hạn, các giá trị luân lý, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật...là những cái riêng cuả con người, là hậu quả cuả việc con người tham dự vào những cái cần thiết, nếu không làm ra nó thì cũng phải làm phần nào đó, như cách đóng dấu cuả mình lên trên. Ngoài ra con người còn khả năng vô biên là "cảm thông tham dự" cùng Trời Đất. gọi là "tham thông". Con người không ngồi chờ Trời Đất ban phát sẳn thức ăn mà sống, mà con người phải tham dự với Trời Đất để tiến lên trong việc làm mà sống, đúng như câu "nhân linh ư vạn vật". Từ đá đẽo, qua đá mài, tiến lên đồ đồng, đồ sắt, rồi qua kỷ nghệ, công nghệ, hậu công nghệ v.v. Cứ từng bước một đều do con người làm ra cả.


Khi nói đến Trời, Đất, Người là Tam Tài, thì nên theo Việt Nho mà hiểu rằng Ba Tài nầy không bằng nhau trong "Bản thể" (état primitif) mà chỉ bằng nhau về đức tính "Tự Làm" (état d'action). Nói khác, cả Ba Tài cùng hiệp sức tham dự trong tác động làm nên "thiên địa vạn vật nhất thể" (tout soit un). Tam Tài đặt con Người ngang hàng với Trời và Đất, để con người làm quen dần với ý nghĩ lớn lao về chính mình. Phäi có sự suy nghĩ ấy mới dẫn dắt con người vào đúng vị trí cuả nó, mới hiện thực được đức tính cuả mình là « tác » (làm), tự tác (tự mình làm). Đây là phần cốt lỏi cuả triết lý An Vi trong quan niệm về con người. Đứng trên phương diện hàng ngang (tức là xã hội) thì triết lý An Vi chủ trương khác biệt với những triết lý độc « Tài » hoặc độc « Thần » chỉ ưa những định nghĩa hèn kém về con người.

Từ những thuyết đó con người làm quen với ý niệm tự ty, con người bị lung lạc mới dễ bề suy phục. Còn đứng về phương diện hàng dọc (tức là tâm linh), thì triết lý An Vi chủ trương cái tài tự tác hành, tự làm như Trời Đất tài bồi óc tự động con người, tự đảm lấy trách nhiệm đặt đễ độc lập, không để cho con người rơi vào thuyết Định mệnh (tất cả đều do mệnh số cuả Trời Đất). Quan niệm tự tác hành nầy giúp con người giữ được nhân chủ tính cuả mình. Triết lý An Vi là dụng cụ đả phá những quan niệm con người thấp kém, con người nhu nhược vô tình cột chết mình vào chỗ tầm thường, lôi kéo con người ở lì lại tầng thấp bé thiếu cả hạnh phúc.


Cái tài tự tác hành, tự làm là tiêu chuẩn hiệu nghiệm để quyết định thái độ. Càng ngày con người càng nhận thức ra sự cần thiết phải có ăn uống, có truyền sinh, có yêu thương, có bè bạn,... tương đối hoá luân thường, dân chủ hoá tôn giáo và dân chủ hoá quyền cai trị. Bởi thế nên ngày nay lương tâm con người không thể chấp nhận những ý nghĩ về vua thần nữa, không có thiên mệnh, không có rồng chầu vua. Đó chỉ là những thứ bịa đặt có hệ thống, những giả tạo giúp kẻ chuyên chú tước quyền làm người cuả con Người. Đây là quan niệm hết sức thực tiễn giúp con người đóng góp sức lực cuả mình vào mọi cơ cấu xã hội bằng tác động cùng cực, bởi lẽ tác động là bản tính con người.


Chính cái biết tự làm ra, tự dựng nên sự vật nầy đã đưa con Người ngang hàng với Trời Đất và chính đây mới gọi là Biết Người.
Để khoả lấp hai triết lý xa xưa đó, hôm nay triết lý An Vi chủ trương minh bạch rằng cứu cánh cuộc sống con người là Hạnh Phúc Miên Trường cho cá nhân và cho mọi người. Nội dung Hạnh Phúc không đặt ở xa mà phải ở đây và bây giờ, có thể tóm tắt vào 5 chữ Phú, Qúy, Thọ, Khang, Ninh. Đây là tiêu chuẩn thiết thục nhất vì nó đi sát với thực tại với cuộc sống và triết lý về cuộc đời trở nên giản dị nhất. Trái lại, nến lấy Hạnh phúc con người làm cứu cánh thì phải hướng đến con người toàn diận, nghĩa là không những bằng lý trí (lý luận) như trong sự thật mà bao gồm cả tình, chí, tâm, can, tỳ, phế.

Như vậy mới tìm ra được con đường trung thực cuả « chân, thiện, mỹ ». Bản tính con người có hai đặc điểm là Hành Tác Tính (activitude) và Vô Biên Tính (infinitude). Do đó, nó đòi hỏi một siêu hình đi qua một quảng đường dài mà Việt Nho chia ra bốn bậc: Vô Hình (lý trí), Vô Tượng (mắt), Vô Thanh (tai), Vô Xú (mủi). Có như vậy mới đạt được Đại Ngã và có đạt Đại Ngã mới đạt Hạnh Phúc miên trường, tức là cứu cánh con Người.


Siêu hình đặt trên thời gian thì ắt phải mang theo quan niệm mênh mong về con người, bởi lẽ người là đức cuả trời cuả đất chung đúc lại mà làm ra. Nó thường để lại những dấu vết trong Từ, Tượng, Số, Chế, qua bao kinh nghiệm cuả con người lịch sử, mà theo Việt Nho gọi đó là Minh Triết (sagesse). Lý tưởng cuả siêu hình đặt trên chữ Thời là lối sống trọn vẹn có thể gọi là hiện tại miên trường: Hiện diện ở đây và bây giờ, tức vừa cụ thể (ở đây) nhưng lại bao trùm cả trường cửu (bây giờ). Đấy là một cử chỉ gọi là an vi, vì nó không bị bó buộc vào một mục tiêu nhỏ hẹp, nhưng theo cái mẫu mực lớn lao mà văn hoá Việt gọi là Hồng Phạm. (xin xem thêm chữ Thời trong triết lý An vi, Kim Định).


Cho nên đáng gọi là miên trường, khi nào thể hiện được cả hai phương thức: vừa giử được phương thức mẫu mực vừa đón nhận những luồng sáng tạo mới. Đó là bài toán mà triết lý An Vi đã đưa ra giải quyết tiên thiên lý thuyết với 3 nguyên lý chỉ thị bằng các số 2-3-5 và số 9 Cũng như Trời và Đất là hai hạn từ hay là hai đối cực bất động, nay đặt con Người biến động làm tương quan, thì cả ba tài trở nên một nền tảng, như trong thuyết Tam Tài đã ghi đậm nét: Thiên-Địa-Nhân. Con người trở thành tác nhân như trời đất, cả ba Trời Đất Nguời đã hội thông cùng tham dự với nhau mà Việt Nho gọi là Tham Thông. Chẳng khác nào như Trời Đất cho con người thịt cá để ăn, thì con người cũng cần tham dự vào để biến chế chiên, xào thịt cá sao cho thức ăn trở nên ngon lành. Nhân chũ trong thuyết Tam tài là ở tại chỗ tham dự tùy nơi và tùy thời.

Một việc tốt là một việc do con người làm ra ở một lúc xứng hợp, trong một nơi thích đáng nghĩa là một việc đúng với thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Người tốt là người nghĩ tốt cho mình và luôn cho kẻ khác. Lý tưởng là cảm thức được nhân loại tính ở cùng khắp nơi mà con người xem như là phận sự bắt buộc phải tham dự (vũ trụ nội mạc chi phận sự) cả ý, tình và chí cách thành khẩn, chứ không nên ngồi đó mà trách trời, trách đất, trách người (bất oán thiên, bất vưu nhân).


Cá tính là điểm cao chót vót mà mỗi con người thường cố gắng đạt tới. Cũng như đạt được cứu cánh cuộc đời, khi con người đạt được cá tính trở thành con người có nhân cách, có giá trị nhân chủ. Nói nhân cách có nghĩa là đi đến cùng cực cuả con người, cũng như nói cách vật là đến chỗ cùng cực (tuyệt đối) cuả sự vật. Triết lý An Vi gọi đó là luật Chí Trung Hoà, (càng đi sâu vào sự vật càng hiểu biết sự vật an tại),

Phần 6. Triết lý An Vi.

Trên phương diện nguồn gốc thì gọi là Việt Nho còn gọi là nguyên nho, và trên phương diện cơ cấu thì gọi là An hành hay là An vi, một triết lý mức độ lý tưởng mà tác động con người có thể đạt được, bởi lẽ theo Việt Nho muốn an hành thì ba chữ « Hoà, Nhân, Linh » phải đi cùng nhau. Hòa là hoà hợp, hai mà một, một mà hai. Nhân là nhân phẩm con người nằm trên mọi sự vật, Linh là thần linh, một quan niệm then chốt để đạt được hai mục tiêu trên. Sau đây là những đặc trưng cuả triết lý Việt Nho:
Nhân là nhân chủ, con người phải làm chủ riêng một cỏi, chỉ liên hệ chứ không lệ thuộc cuả Trời Đất. Bởi lẽ nô lệ Trời tức là tự buộc mình vào thuyết định mệnh, một hình thức nô lệ trá hình; và nếu nô lệ Đất là tự buộc mình vào duy lợi cuả hạ tầng kinh tế chỉ huy. Như thế, con người mất cả quyền hành và nhân phẩm, không còn gọi là nhân chủ được.

Linh cũng gọi là Thần mà Việt Nho định nghĩa là Thần Vô Phương. Thần không có phương tức là không bị lệ thuộc vào hình thái hay vị trí nào, Việt Nho quan niệm thần là trống rỗng, nói khác thần là vô hình, vô tượng, vô thanh và vô xú. Vì có Vô như thế mới thấu nhập cùng khắp để nối kết hai thái cực Trời và Đất trong cuộc hoà hài vĩnh cữu.


Các Tăng Lữ cuả thần Brahman đã trở nên những người làm giàu mạnh nhứt, họ không từ chối cả những phương tiện phi nhân kể cả việc bắt các bà goá phải lên giàn hoả chết theo chồng để dành mọi cuả cải cho Tăng lữ Brahman. Một thời Bà la môn đã bày ra luật pháp bảo vệ nhóm Tăng lữ, để rồi về sau đã bị Phật Thích ca đập tan hơn hai triệu thần Bà la môn và làm cho đạo Ba la môn lu mờ hẳn cho đến thời Shankara mới khôi phục được nhờ sự sát nhập cuả Phật vào Bà la môn giáo, tuyên dương Phật là một hiện thân (avatar) cuả thần Brahma.

Trong thế mạnh Bà la môn đã chấp nhận mọi giá trị mới cuả Phật, tức là thu góp hết sinh lực Phật và kết quả, hôm nay Phật giáo trở nên lu mờ trên đất Ấn độ. Từ Bà la môn đến Shankara người dân Ấn độ vẩn chưa giải thoát những cảnh áp bức nghèo khổ, thế mới biết triết lý Vô vi cũng mang thất bại như Hữu vi.


Triết học không phải là khoa học, cũng chẳng phải là kinh nghiệm hay thực nghiệm như vật lý, toán học, động vật học. Nó không phải một thực trạng tri thức cố định giới hạn mà là một môn học tìm về nguyên lý gốc Do đó, triết lý An Vi, một nền triết lý Việt Nho được đề ra với thế giới hiện đại coi như xứng hợp để dẫn nhân loại đến cảnh phong lưu trước mối đe dọa cuả nạn « cơ tâm », mục đích giải phóng cái tâm con người ra khỏi sự đe dọa bởi « cơ khí ». Triết lý An Vi là chìa khoá « tác hành » độc nhất để « hữu cơ khí mà không bị cơ tâm », và như vậy mới đạt được cứu cánh Hạnh Phúc con người.



Như trên đã nói, Việt Nho quan niệm yếu tính con người là tác hành, là hành, là ngũ hành. Đó là bí quyết thành công cuả An vi, nó chủ trương liên hệ tương quan chứ không liên hệ trên sự vật, giới hạn bởi hai hạn từ « năng » và « sở ».


Tác hành cao nhất cuả Việt Nho là « đốc hành », nghĩa là hành đầy thành khẩn bằng cách đầu tư trọn vẹn sinh lực vào chính việc làm, không lãng phí chút nào vào bên năng hay bên sở (bên chủ hay bên đối tượng) để tránh phân tán sinh lực. Nhưng đây là một ví dụ trong « đốc hành vô thức ». Phân tích cùng cực trong hành động đốc hành, ta thấy có ba hạng tùy theo sự đối đãi cuả chủ thể và đối tượng. Khi đối tượng đoạt chủ thể ta hảy gọi là Hữu vi.. Khi chủ thể đoạt đối tượng thì gọi là Vô vi. Khi chủ thể và đối tượng hài hoà thì gọi là An Vi.

Trong đạo nhập thế thì hữu vi đặt nặng trên vật thể, đúng hơn là trong ý niệm cuả vật thể. Trái lại trong đạo tị thế thì vô vi đặt nặng trên chủ thể (tâm), trên thái hư, nên không làm. Trong khi đó thì An vi đặt nặng trên chữ tác hành. Tuy tác hành cùng cực nhưng không bao giờ đánh mất chữ « tiết » mà luôn giử « làm và chơi » trong nhịp điệu hài hoà. An vi coi việc làm như thành tố cấu tạo nên con người, việc làm không còn là cái gì tùy phụ, mà chính là bản tính con người, nhưng làm cho tiểu ngã chiếm 2 và chơi cho đại ngã phải chiếm 3. Hai hành động Làm (2) và Chơi (3) tạo nên 'Ngũ hành' (2+3=5). Vì thế nên Việt Nho gọi Ngũ hành là An vi.

Triết lý An vi (*) là sự xếp đặt giửa « xuất và nhập », giửa « có và không », giửa « vạn và vãn », giúp con người sống được cuộc sống như chơi, một cuộc sống thanh thoát nhẹ nhàng, không bám vào chi cả, có mà như không, không mà lại có. An vi là "đường cong duyên dáng" không tròn không vuông, là biểu tượng cho muôn vàn động ứng tế vi khác. Tóm lại, đại để triết lý An vi là lối sống cuả con người « ở đời », không « xuất thế » cũng không « nhập thế » mà là « xữ thế » sao cho con người đạt được Hạnh phúc cùng cực.

(*) An viet, Houston P.O. Box 91611, Houston, TX 77291-1819.
Trở lên Lê xuân nhuẬn

No comments: