Monday, July 3, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 474

Monday, June 26, 2017


NGUYỄN HOÀNG HÔN * BIỂN ĐÔNG



Ánh Mắt Buồn Của Biển Đông Dậy Sóng 
Nguyễn Hoàng Hôn
Nếu bây giờ có ai hỏi tôi:" Có phải bạn là một thuyền nhân Việt Nam tị nạn vượt biển không?", chắc chắn tôi sẽ trả lời người đó là: "Không! Tôi không phải!!!".
Cái quá khứ hãi hùng năm xưa dù nhiều lần tôi chối bỏ, muốn quên đi, vẫn thỉnh thoảng trở lại trong tôi, qua những cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy, đã làm cho tôi ú ớ kinh sợ, với mồ hôi toát ra ướt đẫm cả thân người. Không bao giờ tôi có thể quên được ngày thứ ba hôm đó, trời âm u với những cơn mưa như trút nước. Tôi cùng Duy tay trong tay với niềm chan chứa hy vọng sẽ được con tầu bé nhỏ mong manh, do cha mẹ chúng tôi gửi gấm, mang hai đứa con thân yêu đi tìm tự do, đến được một bến bờ nào đó, an toàn gửi một bức điện thư về báo tin mừng.

 Duy hơn tôi ba tuổi, năm đó Duy hai mươi, tôi mười bảy."tuổi bẻ gãy sừng trâu ". Không biết ai đã nói câu đó, nhưng với tôi thì tôi chỉ là một cô bé yếu đuối. Duy chăm sóc cho tôi từng ly từng tí. Chúng tôi là bạn cùng xóm, ba mẹ chúng tôi đã có lời đính ước cho hai đứa khi mẹ tôi sinh ra tôi. Chúng tôi lại hợp nhau, chơi với nhau từ nhỏ. Khi tôi gần xong trung học thì Duy đã đi dậy học thêm ở một trường Trung Học, và đang là sinh viên năm thứ hai của Đại Học Luật Khoa. 

Vì tương lai của hai đứa, ba mẹ chúng tôi đành phải gạt nước mắt cho chúng tôi ra nước ngoài, sau khi tổ chức lễ đính ước thật vội vàng cho chúng tôi. Chuyến đi lúc đầu thì trót lọt, nhưng càng lúc càng thấy rối rắm, khó khăn. Trước hết là máy tầu bị quấn lưới không quay cánh quạt được. Phải sửa hết gần nửa ngày với hai người thi nhau lặn xuống dưới nước để tháo gỡ những sợi dây chằng chịt dính trong đó. Đi thêm ba ngày nữa, khám phá ra mấy thùng nước ngọt dự trữ không hiểu sao ai đó vặn lỏng nút đậy, nước chảy hết ra ngoài. Thế là người ta không còn nước uống!

 Khỏi nói thì ai cũng lo âu, chỉ biết chắp tay cầu Trời khấn Phật ra tay tế độ. Trên tầu có hơn bốn mươi người, khủng hoảng đã xảy ra khi ba ngày sau có đứa con gái của bà kia rú lên những tiếng kinh dị vì khát quá.
 Tinh thần mọi người lúc đó bất an, bị tiếng hét của cô gái đó càng làm cho bấn loạn thêm. Duy ôm tôi thật chặt trong tay. Dù sao tụi tôi cũng còn vài trái chanh trong túi xách có thể cầm cự được vài ngày, nhưng đây là một điều nguy hiểm, vì nếu có ai thấy, họ dám giết chúng tôi để cướp mấy trái chanh như chơi! Chắc cũng có một số người trên tầu có giấu đồ ăn riêng như chúng tôi, nhưng ai dại gì chia sẻ lúc này. Biết tình hình ngày mai sẽ ra sao? Không ai dám ăn nhiều, vì ăn vào thì khát nước. Thức ăn thì cũng sắp cạn vì chỉ chuẩn bị chuyến đi có hai tuần.

Người ta cầm cự bằng cách ăn cam, ăn chanh, ăn bưởi. Thuyền của chúng tôi gặp rất nhiều tầu lớn...nhưng những tầu đó, cuối cùng đều chạy rất xa... Vài ngày sau nữa, ai nấy đều lừ đừ. Bây giờ thì vừa đói vừa khát. Mẹ của cô gái hét ngày hôm qua đã phải cắt tay nhỏ máu vào miệng cho cô đỡ khát. Một vài người cũng bắt chước cắt máu nhỏ vào miệng cho con mình. Người ta cầu trời cho mưa xuống. Mưa mà xuống lúc này thì đỡ lắm vì chủ tầu đã chuẩn bị mấy tấm ván hứng nước mưa dự trữ. Nhưng mưa chưa xướng dù bầu trời đen nghịt!

 Ngồi cạnh tôi, một ông bố ôm đứa con gái nhỏ lên bảy với khuôn mặt hốt hoảng thống khổ...Con bé đã nhắm nghiền hai con mắt mệt lả vì thiếu nước uống, nói mê sảng:" Bố ơi...con chết bố đừng ăn thịt con nghe bố "...Không biết cô bé đã nghe những điều này từ đâu, có thể từ những chiếc thuyền vượt biên khác đã xảy ra thảm trạng đau lòng này... Tôi run lên từng cơn, không phải vì lạnh mà vì đói! Đói mà chỉ có vài giọt chanh vào miệng càng xót ruột hơn! Duy thì chịu đói giỏi hơn tôi. Duy ôm tôi thật chặt trong hai tay, cố xốc cho tôi ngồi tựa vào người duy để tỉnh táo hơn... Duy sợ tôi ngủ...ngủ rồi không thức dậy là điều mà Duy sợ lắm! Người đàn ông nấc lên từng hồi...Ông xoay qua Duy rồi bất chợt chấp tay vái Duy mấy cái: - Tôi lạy cậu...Cậu làm ơn cho tôi xin một ít nước tiểu...tôi cho con tôi uống không cháu chết mất... Duy lúng túng nhìn ông...mấy ngày rồi, có được giọt nước nào vào bụng đâu rồi làm sao mà đái!

Tôi thều thào: "Ráng thử đi Duy ". Duy xoay qua một bên, cầm cái ly cúi xuống, một lát Duy quay ra, lắc đầu:" Anh không thể làm được..." người đàn ông thất vọng...Ông nói to hơn, xin những cậu con trai trên thuyền...Chẳng có nước đái mà cho...Ông khóc mà khuôn mặt mếu máo, không một giọt nước mắt nào chảy ra. Tôi chỉ còn một nửa trái chanh cuối cùng, nửa trái chanh đã vắt nước gần hết. Nếu tôi cho cô bé vài giọt thì cũng tốt, dù không biết có cứu sống được cô bé không! Rất mệt nhọc, tôi bỏ tay vào túi thì chiếc thuyền lắc nhẹ, càng lúc càng mạnh hơn...

Một người ở trên lái la to: - Có tầu... Mọi người vui mừng như muốn đứng hết dậy để nhìn, dù sức khoẻ họ không cho phép. Lát sau, một ca-nô chạy lại gần thuyền chúng tôi. Đó là một chiếc tầu của nước Nga. Khi biết chúng tôi cần thức ăn, nước uống, họ tiếp tế cho những thứ chúng tôi cần sau đó họ đi thẳng, mặc cho lời van xin cầu cứu của những người trên thuyền... Ngày hôm sau, ai nấy đều có vẻ khoẻ hơn vì được ăn cháo, uống nước từ tối hôm qua cho đến sáng. Tôi cũng đỡ hơn nhưng còn rất mệt, dù vậy tôi cũng cố ngồi lên để đón những ngọn gió biển mát mẻ giữa đại dương xanh thẳm không biết đau là bến bờ. Chủ ghe cho biết:" Còn vài gày nữa là đến Mã Lai, tương lai của chúng ta có mòi tươi sáng rồi bà con ơi..." Ai nấy đều phấn khởi trong lòng. Hai bố con ngồi cạnh tôi thì da mặt cô bé đã có vẻ tươi hơn một chút.

 Cô gái có tiếng hét lanh lảnh ở góc kia bây giờ ngu ngơ cười một mình...Hình như có cái gì không ổn trong đầu cô rồi! Còn bao nhiêu người trong kia mà tôi không biết mặt...Cả tôi và Duy nữa. Tội nghiệp cho Duy, cái gì cũng nhịn cho tôi mà không than thở một lời nào... Nhìn Duy đang ngủ ngon lành tôi chợt thấy thương Duy hết sức. Mới có hơn hai tuần mà Duy ốm hẳn đi...Không chỉ mình Duy, tất cả mọi người trên thuyền hình như ai nấy đều hốc hác thấy rõ.


Qua một đêm bình yên, giờ thì mọi người gần như lại sức. Nắng rực rỡ lên cao...Tôi ngước mắt tìm cho ra một cánh chim. Không có. Bầu trời xanh ở phía trên, ở dưới nước cũng xanh. Người ta nói có thấy chim thì mới mong tới gần đất bằng...Chừng nào chúng tôi mới đến được đất bằng i chủ ghe lại reo lên: - Có tầu... Mọi người vui mừng...sắp được cứu rồi...Duy ôm tôi: - Mình sắp đến bờ tự do rồi Hoàng ơi... Chúng tôi ngóng về chiếc tầu.

Nhưng tôi thấy ông chủ ghe biến sắc, ông xua vợ con xuống hầm: - Thuyền hải tặc, tụi nó có súng...Đi xuống mau...Trét đồ dơ lên người... Rồi ông xoay qua chúng tôi: - Coi chừng thuyền hải tặc đó bà con ơi!!! Người ta nhốn nháo lên. Ai nấy mặt mũi tái nhợt, người thì lo cất giấu nữ trang vàng bạc, kẻ thì la lối phải đối phó làm sao...Duy kéo tôi đến bên nồi cơm trên bếp, lấy lọ nồi trét tùm lum trên tay, lên mặt tôi rồi chà lan trên da một cách vội vã, Duy thì thầm: - Hoàng làm bộ bịnh nặng nghe không...nằm úp mặt xuống đừng cho tụi nó thấy... Vài cô gái trên tầu cũng được cha mẹ làm y như Duy lo cho tôi. Mọi người run rẩy chờ đợi tai họa tiến đến. Chiếc tầu lớn cặp sát ghe của chúng tôi. Mấy thằng hải tặc thật kinh dị, khuôn mặt chúng bóng lẫy và đen thui, đứa nào đứa nấy bắp thịt cuồn cuộn rất khoẻ mạnh, như những con trâu nước!

Chúng nhẩy sang ghe tị nạn, tay lăm lăm khẩu súng. Đàn ông bị lùa ra sau, đàn bà con nít một góc, con gái một góc. Mấy cô gái cỡ tôi khóc như ri... Đợt đầu chúng thu nhặt tất cả tiền bạc vòng vàng, sau khi khám xét thật kỹ trên từng thân thể con người. Có thằng mất dạy vừa khám vừa bóp mông ngực con gái mấy bà rồi cười hô hố khiến ai nấy bất mãn ra mặt mà không dám nói. Tôi giả bộ đau cũng bị một tên lôi dậy. Tên này có lẽ là Chúa đảng nên thấy hắn hay ra lệnh cho tụi kia. Hắn bắt tôi đứng thẳng trước mặt hắn rồi đưa tay kéo áo tôi xuống.

Bộ ngực thanh tân của tôi hiện ra, tôi xấu hổ lấy tay ghì chiếc áo lại thì hắn chĩa súng vào đầu tôi. Phía sau tôi, mấy cô gái trên tầu cũng bị bắt cởi truồng tồng ngồng đứng đó không mảnh vải che thân... Gia đình và nhứng bà mẹ các cô khóc lóc van xin, những tên cướp mặt lạnh như tiền! Mấy tên khốn nạn này nếu tôi đoán không lầm thì chúng bắt chúng tôi thoát y để lựa cô nào ưng ý nhất bắt đem theo đây mà... Không, tôi không thể để cho hắn làm nhục như thế này được...Tôi cảm thấy tức tối khi bị súc phạm...Tại sao mấy cô kia lại im chịu cho hắn làm nhục chứ...

 Khi hắn đưa khẩu súng hạ xuống để hất cái quần tôi đang mặc, thì tôi nhào vô người hắn đánh đấm lung tung, cùng một lúc Duy ở phía cuối ghe cũng chạy xông vào cứu tôi. Mấy tên trong bọn nhảy vào trận. Duy bị một tên quất một báng súng ngay đầu, Duy gục xuống còn bị bọn chúng đánh đập tàn nhẫn trong lúc tôi hét lên đau đớn " Trời ơi! Duy...Duy.." sau cùng bọn cướp vất xác Duy xuống biển. Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Duy là thân xác chàng máu me cùng khắp, bồng bềnh trên mặt biển từ từ trôi xa... Tôi gào lên muốn giết hết bọn chúng...

Nhưng tôi không phải là " 17 bẻ gãy sừng trâu "...Bọn chúng lại có súng và đông quá! Chúng đè tôi xuống lột quần tôi ra dù tôi phản ứng dữ dội. Có tên giận quá vung tay tính đánh vào mặt tôi, trả thù khi tôi cắn vào tay hắn thì tên Chúa đảng ngăn lại. Bọn chúng nói với nhau bằng thứ tiếng gì tôi không hiểu...sau cùng hắn trói tôi lại bằng sợi dây dù mà chúng mang theo từ tầu của chúng qua. Nước mắt tôi chảy dài khi nghĩ đến Duy, chàng còn sống hay đã chết...Làm sao chàng sống nổi với trận đòn chí tử của bọn khốn nạn này. Lúc đó bọn cướp vẫn tiếp tục lôi những cô gái trên ghe ra đọa đầy. Có đứa bé mới chỉ 12 cũng bị hành hạ tận tình...

Nước mắt tôi biến thành một lòng căm giận và tôi như hóa đá! Sau đó, mười mấy đứa con gái bị bắt qua tầu bọn cướp. Trước khi rời thuyền tị nạn, bọn chúng còn đục thủng vài lỗ cho nước tràn vào, với những trận cười ha hả trước khi quay thuyền đi. Những ngày lênh đênh theo bọn cướp trên thuyền, không nói gì thì cũng biết chúng tôi là những người mang lại niềm vui thể xác cho bọn chúng! Riêng tôi, tôi được cái may mắn là:" Người tình của Chúa đảng"!

Tên Chúa đảng dù hắn yêu thích tôi, chiều chuộng tôi...nhưng hắn đâu có biết rằng trong thâm tâm tôi thù hắn tận xương tủy. Tôi nghĩ đến Duy, tôi nghĩ đến con bé 7 tuổi với khuôn mặt thiên thần của nó, tôi nghĩ đến lúc bọn chúng lột quần áo tôi...Niềm căm thù của tôi dâng cao như ngọn sóng thần. Tôi phải giết bọn chúng nó mới hả giận...Tôi phải trả thù cho dân tộc tôi. Chúng đã ăn cướp, hãm hiếp, còn giết người không gớm tay.

Con bé cạnh tôi không biết giờ ra sao??? Phải mất một tháng tôi mới biết cách bắn như thế nào. Tôi phải nhìn cách tên Chúa đảng lau súng, bỏ đạn vào, lấy đạn ra, lên nòng...tôi biết giờ ăn giấc ngủ của tụi nó...Tôi biết tôi phải làm gì... Và tôi sẽ hành động một mình. Tôi được tên Chúa đảng cho lên đất Thái Lan chơi vài lần. Tôi biết cách gọi taxi bằng tiếng Thái, học lõm bõm vài câu Thái Lan, quen biết vài người ngoài chợ nhờ mua thứ mình cần.

Thế rồi một ngày phải đến, khi thuyền vừa cập bến đất Thái, tôi mời chúng buổi chiều ghé lại thuyền ăn cơm do tôi đãi. Chúng vui vẻ trở lại chiều đó. Những cô gái bị bắt cùng với tôi đã bị chúng đem ra những nhà thổ bán. Tôi là người may mắn nhất trong mười cô. Chuyện phải đến đã đến. Các tên cướp biển đã bị tôi cho thuốc mê nằm ngủ như chết. Tôi định giết chúng bằng khẩu súng có sẵn trên thuyền, nhưng rồi tôi cảm thấy tôi không nên bạo động như thế hại cho đời tôi...Ba má tôi và ba má chàng đang đợi chúng tôi ở quê nhà...

Tôi ra phố, không quên lấy theo những bằng chứng cướp của giết người của bọn chúng. Tôi đi tìm những người Việt Nam sinh sống tại đây kể đầu đuôi câu chuyện và xin giúp đỡ. Máu chảy ruột mềm, tình đồng hương thắm thiết. Tôi đã được giúp đỡ tận tình, được cả báo chí ngoại quốc phỏng vấn, được qua Mỹ định cư vì là trường hợp đặc biệt, vì ước muốn của tôi là được đến Mỹ. Bọn cướp đã bị bắt, chúng sẽ phải đền tội "Thiên dung bất gian " tôi rất tin tưởng điều đó. Trong những ngày còn ở Thái Lan, tôi đã tình nguyện đi tìm những người con gái bị hải tặc đem bán cho các động mãi dâm tại Thái. Cũng không ít con gái Việt Nam trong những nơi này. Tôi cũng đi vào trại tị nạn Thái để tìm cho ra những người đi cùng tàu của tôi, hỏi thăm về Duy người yêu quí của đời tôi...

Cuối cùng thì tôi không gặp được ai...Những người đó đã đi về đâu, hay họ xuất trại, hoặc trôi dạt đi một trại tị nạn nào khác? Tôi không biết, tôi hoàn toàn không biết, và không bao giờ tôi muốn nghĩ rằng, con thuyền tị nạn nhỏ nhoi, mong manh đi tìm tự do có hai chúng tôi trên đó, chính mắt tôi thấy đã bị bọn cướp đục lỗ cho nước tràn vô, để tầu chìm giữa đại dương, dễ dàng phi tang những tội ác do chúng gây ra mà không ai biết, không hề có một bằng chứng nào để tố cáo. Bây giờ chỉ còn mình tôi và chín cô gái bị bắt, số phận lẽ ra ở trong nhà thổ làm nô lệ tình dục Suốt đời...May mắn được cứu sống, tương lai có thể sẽ được sáng sủa...Còn tất cả những đồng bào đi chung trên ghe, mục đích tìm hai chữ tự do, trong đó có Duy và tôi, đã biến mất tăm mất tích như truyện đời xưa, như một cơn ác mộng dữ dằn... 
::: Nguyễn Hoàng Hôn:::

CHUC THUẦN * TÂM SỰ VỢ TÙ

 

Tâm Sự Của Một Người Vợ Tù Nhân "Cải Tạo"

Xem kết quả: / 16
Bình thườngTuyệt vời 
Chúc Thuần

Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới. 

Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.
Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi thì sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự giàu sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong một chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi chín.
Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên bao nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ con tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo cộng sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với người mẹ góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ con tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự do" sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị kế 10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của người mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ tôi là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu ra được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi vào ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ ngang sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong suốt thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau khi cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm coi như ổn định.
Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được những chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho Việt Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe danh 2 tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú, nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ trong tâm khảm của tôi.
Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã ca tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập cải tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng tóm vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà, không tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản nghiệp chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương tựa vào 2 bà chị của tôi.

Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!
Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo, nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính thức là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của mấy người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại; nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng kinh tế mới rồi.
Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những lúc tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ Quan Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có rất nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng đã vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!
Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh, con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!
Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua đếm về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu, về chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm không thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi cũng đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia đình tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin tưởng cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền mua được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà đã hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2 người con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm sóc hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.
Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã thấy lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi. Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng.
 Nhờ có thân nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào cơm nắm, nào bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200 ký. Đường đi từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại thì đường xá gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. Những lúc trời mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải tuột xuống đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy mãi mà bánh xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng anh phu xe phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu muỗi bọ thật nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột bắp; sau cùng chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp cho các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.
Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của tôi trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp chồng.

Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.


Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm chồng tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng biết hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy chồng tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi bằng một từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn, quần áo rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi chảy ra như thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những chàng trai hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương và yêu mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà, nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!

Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ, chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết. Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".


Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước) vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8 đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay tôi đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một quốc gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không còn ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn phải đi tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành hết rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo.
 Vợ chồng chúng tôi bây giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi làm và có thu nhập chút đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa nữa. Quãng đời còn lại vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN, nghĩ đến quê hương còn rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam hãm, rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to lớn, nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu ơn Tam Bảo giúp sức và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi theo gương hạnh Bồ Tát của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.

ĐẶC SẢN TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG

Đặc sản từ trên trời rơi xuống

  • 25 tháng 6 2017

Mexicans have eaten insects since the Mesoamerican times 
Bản quyền hình ảnh Nikhol Esteras
Image caption Người Mexico đã ăn món kiến cánh kể từ thời Mesoamerican
"Giống như là trận mưa kiến. Chúng rơi từ trên trời xuống, và bạn có thể quét vun lại thành đống to, rồi rang lên trong comal [chảo phẳng]."
Gabriel Hernández Cruz là giáo viên sống ở ngoại vi thành phố Oaxaca thuộc miền nam Mexico. Anh luôn mong ngóng đến mỗi mùa xuân, sau khi có những trận mưa đầu tiên, khi những đàn kiến cánh, được gọi là 'chicatanas', rời tổ và bay lên bầu trời.
Vào đầu giờ sáng, trên trời kín đặc những đàn kiến cánh màu đỏ sẫm, loại kiến có thân béo mập và những chiếc cánh mỏng trong trong lớn. Tiếng cánh đập vo ve trong không trung.
Delhi, thành phố cực kỳ dễ sống ở Châu Á
Thiên đường tội ác ở Thái Lan
Lạc vào thủ phủ dao gấp ở châu Âu
Trước lúc bình minh, các gia đình trên toàn bang Oaxaca ra ngoài bắt kiến, thứ được coi là đặc sản của vùng.
"Không khó," Hernández Cruz giải thích. "Chúng bay chậm và tự rơi xuống đất, nhưng bọn trẻ con đứa nào cũng thích chạy quanh để vợt kiến."
Hàng năm, khi chicatanas bay tới, trên không trung rộn rã cảm giác phấn khích. Kiến cánh chỉ tới trong độ một, hai hôm mà thôi.
Đầu bếp Ricardo Arellano từ một thị trấn nhỏ ở vùng La Cañada thuộc Oaxaca nhớ lại việc được ăn món kiến cánh này hàng năm. "Mẹ tôi bỏ chúng lên memelas [một loại bánh mỳ mỏng, chỉ dày hơn bánh tráng một chút] hoặc làm món xốt", ông hào hứng.
Trong khu bếp của Criollo, một trong những nhà hàng sang nhất của Oaxaca, một phần thuộc sở hữu của đầu bếp trứ danh Enrique Olvera, tôi xem Arellano chuẩn bị làm món xốt của mẹ ông.


Nikhol Esteras 
Bản quyền hình ảnh Nikhol Esteras
Ông bắt đầu bằng việc rang kiến, vẫn để nguyên cánh nguyên chân, trong chiếc comal, đảo qua đảo lại nhẹ nhàng bằng một mớ lá cọ.
Sau đó, ông nướng lá cây bơ và ớt chile de arbol rồi bỏ tất cả các thứ vào một cái molcajete, là bộ chày cối truyền thống của Mexico, được làm từ đá lấy ở núi lửa, và cho thêm chút tỏi tươi.
Món hàng mới trên Con đường Tơ lụa cổ
'Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện'
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới

Món xốt này, mà tôi đã nếm thử với bánh tortilla làm từ bột ngô, không mịn cho lắm. Nó lổn nhổn, giòn giòn với những miếng kiến cắn lách tách trong miệng, kèm những miếng tỏi nho nhỏ để nhai. Nó có vị khá là đa dạng, tuy chỉ có ít thành phần nguyên liệu khác nhau. Vị đậm đà của những con côn trùng tôi từng ăn thường khiến tôi nghĩ tới vị pho-mail xông khói, và món này cũng vậy.
Việc ăn món kiến cánh trở nên phổ biến ở Mexico kể từ thời Mesoamerican, dẫu tình trạng khan hiếm thực phẩm và cảnh đói nghèo đóng vai trò nhiều hơn trong việc dẫn tới các nhóm cộng đồng nào căn món chicatanas trong thời thuộc địa và thậm chí trong cả thời nay.
"Khi một người mẹ cố gắng tìm cái gì đó cho các bữa ăn gia đình trong lúc không có thực phẩm nào thì kiến cánh là một lựa chọn tốt, bởi chúng có hương vị rất ngon, lại giàu dinh dưỡng," Arellano nói với tôi.
Từng là món ăn chỉ có mặt trong các hộ gia đình và không bao giờ xuất hiện tại các nhà hàng, chicatanas nay được bán với giá cao ở các tiệm ăn sang trọng.
Arellano mua những túi cánh kiến sống với giá khoảng 850 peso một cân Anh (454g) trong năm nay. Đây là món đặc sản xa xỉ, chỉ có trong vài ngày mỗi năm, và giá bán thể hiện rõ 'đẳng cấp' của nó.

Nikhol Esteras 
Bản quyền hình ảnh Nikhol Esteras
Ngày nay, nhiều loại côn trùng được phục vụ tại các nhà hàng cao cấp ở Mexico, và rất được các khách hàng ưa chuộng. Arellano cho rằng lý do là bởi sự tò mò hiếu kỳ của khách, cũng như bởi côn trùng đang được coi là một phần của phong cách ăn uống sành điệu trong tương lai.
Dẫu tỷ lệ protein trong các loài côn trùng khác nhau là khác nhau, và ngay trong một loài côn trùng cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến, nhưng có các tường thuật cho thấy chúng có độ protein trên mỗi gram tương đương với thịt bò.
Bí ẩn những vụ giết người tàn bạo 2.000 năm trước
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Chuyện về những cái cây biết đi

Điều này, lại thêm mức tác động môi trường khá là thấp trong việc tiêu thụ côn trùng, khiến chúng được Liên hiệp quốc đánh giá là thực phẩm của tương lai.
Thế nhưng cũng chớ nên quên rằng chúng ta đang có mặt tại một trong những nhà hàng sang trọng nhất ở Oaxaca, thưởng thức món xốt làm từ kiến cánh, món ăn trong rất nhiều năm trước kia luôn bị coi là thức ăn dành cho người nghèo.
Chế biến thành món xốt không phải là cách duy nhất để ăn kiến cánh.

Chef Ricardo Arellano uses the ants to make a sauce flavoured with chili and avocado leaves 
Bản quyền hình ảnh Nikhol Esteras
Image caption Đầu bếp Ricard Arellano dùng kiến cánh để làm món xốt
Một số người chỉ rang chúng lên, rồi vặt cánh cho vào miệng ăn như thể ăn loại hột, hạt nào đó.
Một số người khác thì chỉ dùng phần đuôi thay vì ăn cả mình cả cánh của con kiến như Arellano, và nhiều người bóp thứ nước béo màu trắng bên trong ra để làm món xốt béo ngậy.
Một số người còn giã chicatanas ra rồi trộn với muối để ăn kèm với mezcal, không khác mấy so với món sâu muối, sal de gusano, vốn được dùng trong suốt năm.
Tại nhà hàng Pujol Enrique Olvera ở Mexico City, đầu bếp dùng chicatanas làm món xốt mayonnaise ăn với ngô bao tử, tạo ra một món ăn đường phố Mexico thời hiện đại, elotes.
Khó để đoán được là mối quan tâm tới món kiến cánh trong các nhà hàng cao cấp có nhanh chóng qua đi hay không.
Nhưng có một điều chắc chắn là hàng năm, khi chicatana xuất hiện thì sự phấn khích sẽ tưng bừng trên không trung, và các gia đình ở Oaxaca sẽ lôi các comal ra, sẵn sàng chế biến.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

LAN HƯƠNG * BẰNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Giới trẻ lo ngại về giá trị tấm bằng đại học

Lan Hương, RFA
2017-06-26
Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014
Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014
AFP
Hiện tượng giới trẻ hoài nghi về giá trị của tấm bằng đại học đã xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Điển hình gần đây nhất là vụ việc một hot girl 20 tuổi ở Biên Hòa đã so sánh giá trị của tấm bằng đại học với cuộn giấy vệ sinh. Bài viết của cô được đăng tải trên trang cá nhân và đã “gây bão” mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều.
Vì sao một bộ phận người trẻ không còn tin vào giá trị “đổi đời” của bằng cấp và những thay đổi gì cần được hệ thống giáo dục và các sinh viên thực hiện để tấm bằng đại học phát huy đúng giá trị của nó.

Tấm bằng đại học thời nay

Trên trang cá nhân của mình, cô gái trẻ tuyên bố:
“Tấm bằng Đại học đẹp đấy, oai đấy, nhưng một ngày không có nó không ai đi tìm nó cả.... Còn một cuốn giấy vệ sinh thì không thể thiếu”.
Nếu ai đó hỏi tôi: Tấm bằng Đại học có thật sự quan trọng không? Tôi sẽ nói “Không”! Tôi đã tự đi một con đường dài, bằng đôi chân của một cô gái không bằng cấp 2, chưa giàu bằng ai, chỉ nỗ lực bằng ước mơ và niềm tin vào chính mình.”
Những chia sẻ của cô gái này nhanh chóng nhận được các luồng ý kiến trái ngược nhau. Bạn trẻ Giang Bùi nói trên Facebook:
“Em không biết chị thành công thế nào, cũng không tranh cãi giàu nghèo nhưng em chỉ muốn nói là học đại học không phải con đường duy nhất, nhưng là con đường nhanh nhất và có thể chính là bằng phẳng nhất.
'Tâm lý của tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, họ nhìn thấy rằng việc có tấm bằng đại học có thể thay đổi cuộc sống cho con cháu tương lai cho nên họ dồn hết sức cho đi học đại học'
- GS. Tiến sĩ Vũ Minh Giang
Bạn K.T.V 23 tuổi lại đồng tình với quan điểm của cô gái này:
Tôi đã đọc rất kỹ bài viết của cô gái này. Dù không quen biết, chưa từng một lần gặp gỡ nhưng tôi đồng tình với những ý kiến của bạn gái này.
Thực tế là tôi đã từng học Đại học ở Việt Nam nhưng sau đó cảm thấy không thật sự phù hợp nên đã quyết định lựa chọn con đường vừa du học vừa làm thêm trải nghiệm.
Còn theo Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát ngôn của cô gái mặc dù thiếu văn hóa, nhưng cũng phần nào thể hiện đúng thực trạng giáo dục hiện nay của Việt Nam. Theo ông, một trong những lý do dẫn tới giá trị của bằng đại học Việt Nam bị suy giảm là vì số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm quá nhiều:
Tâm lý của tất cả người dân, đặc biệt là nông dân, họ nhìn thấy rằng việc có tấm bằng đại học có thể thay đổi cuộc sống cho con cháu tương lai cho nên họ dồn hết sức cho đi học đại học. Đứng về góc độ giáo dục, hiện tại Việt Nam đang thiếu hụt giáo dục hướng nghiệp, còn thiếu và yếu. Hầu hết các trường phổ thông không có hướng nghiệp nên người ta cứ nghĩ học xong phổ thông là phải thi đại học.
000_Hkg10120665-400.jpg
Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014 AFP
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang dẫn một ví dụ về một khảo sát do chính ông thực hiện với hàng ngàn hộ nông dân Việt Nam. Câu hỏi là nếu có điều kiện cho con học đến đâu, thì hơn 70% người được hỏi chọn cấp Tiến sĩ.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển IDS tự giải thể, nhiều người trẻ tỏ ra nghi ngại về giá trị bằng đại học của Việt Nam là vì chất lượng giáo dục đại học không cao, và nó đào tạo ra một số lượng đông người thất nghiệp:
Không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, tình trạng thương mại hóa giáo dục đã xảy ra. Mọi thứ bằng cấp trở thành thứ đồ hàng hóa để mua bán. Đây là một xu hướng rất đáng tiếc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam điều này càng thể hiện rõ hơn trong thời gian vừa qua.
Một trong những biểu hiện của hiện tượng thương mại hóa trong giáo dục là tình trạng mua bằng giả tràn lan. Theo Bộ GD&ĐT, tính đến đầu năm 2001, đã phát hiện hơn 3.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp, trong đó có hơn 1.000 công chức bị phát hiện dùng bằng giả. Còn theo số liệu của Sở GD-ĐT Sóc Trăng năm 2011, toàn tỉnh có đến 284 cán bộ sử dụng bằng giả, trong đó có 107 viên chức ngành giáo dục.
Một báo cáo khác của Bộ LĐ-TB&XH công bố đầu năm nay cho thấy tính đến quý 4 năm ngoái, cả nước có hơn 218.000 người trình độ đại học trở lên thất nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người có bằng đại học thất nghiệp là do tư tưởng “phải làm quan” trong bộ máy Nhà nước:
Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước. Trong khi bộ máy nhà nước đã phình rất to rồi, và nó cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng công ăn việc làm. Mà tuyệt đại bộ phận việc làm phải ở khu vực tư nhân tạo ra.
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang lại cho rằng việc đổ sô vào học các ngành được đồn đoán là “hot” chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầm bằng trong tay mà việc không có:
Thực tế là việc làm không có nhiều đến vậy cho những người tốt nghiệp đại học. Chương trình đào tạo cũng có nhiều điều cần cải tiến, chưa đáp ứng được nhu cầu. Đấy là còn chưa kể đến việc tư vấn yếu, do đó vào đại học sinh viên cứ sô vào những ngành nghe đồn là dễ kiếm việc, lương cao thì tự nhiên khối đó rất đông ví dụ như quản trị kinh doanh, luật,…
Mới đầu tháng 6 vừa qua, công luận xôn xao vụ một cử nhân đại học đã treo cổ tự sát. Theo lời kể của một người bạn thân, anh này tốt nghiệp đại học đã nhiều năm nhưng không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành và thời gian trước đó liên tục than phiền với bạn bè về công việc.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình - Xã hội năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%.
'Ở Việt Nam người ta có tâm lý từ xa xưa là học ra muốn để làm quan, chạy đổ xô vào khu vực nhà nước.'
- TS. Nguyễn Quang A

Tập bơi trong nước lớn

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng để giảm tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cần điều chỉnh chất lượng nền giáo dục và thực hiện tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT:
Trước hết phải có cách nào đó để nâng cao chất lượng giáo dục, không phải cứ cao lên là thành chất lượng cao mà phải phù hợp với xu thế chung của thế giới, với hoàn cảnh của Việt Nam và trình độ kinh tế của một đất nước. Thứ hai, phải sớm đưa vào trường phổ thông lực lượng chuyên gia hướng nghiệp. Họ sẽ theo dõi từng học sinh và có những lời khuyên cho học sinh nên đi hướng nào là tốt.
Bổ sung quan điểm của Giáo sư Vũ Minh Giang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mặc dù nền giáo dục Việt Nam hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng học sinh cũng không nên vì vậy mà chán nản buông xuôi việc học, mà thay vào đó hãy tự chủ và năng động hơn trong học tập để tương lai sau khi ra trường thuận lợi hơn:
Thái độ tích cực nhất của sinh viên trong hoàn cảnh này là tự chủ, tìm mọi cách để học, không chỉ học ở trường, mà còn học qua công việc, qua mối quan hệ và phải học suốt đời. Như vậy để thấy rằng dù học đại học hay cao đẳng cũng chỉ là một bước để cho mình một nền tảng nhất định.
Ông nói thêm rằng đội ngũ sinh viên là những người nếu được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành một lực lượng có tiếng nói rất ảnh hưởng, và thậm chí có thể thay đổi được cả thể chế giáo dục hiện nay.
Ngoài chuyện ôm tấm bằng đại học “chạy ngược chạy xuôi” tìm việc, sinh viên mới ra trường còn phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền khi đồng lương ít ỏi so với chi phí đắt đỏ ở đô thị.  Theo khảo sát của trang dịch vụ việc làm trực tuyến JobStreet công bố hồi tháng 7/2015 thì mức lương của đa số sinh viên mới ra trường ở Việt Nam phần lớn dao động ở mức 2 - 5 triệu đồng/tháng.

LAN HƯƠNG * THỰC TRẠNG Y TẾ VIỆT NAM

Thực trạng y tế ở Việt Nam

Lan Hương, phóng viên RFA
2017-06-26
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/05/2017.
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 30/05/2017.
AFP
Người dân trong nước than phiền nhiều về ngành y tế; trong khi đó bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố trước Quốc hội là gần 90% bệnh nhân được hỏi ý kiến nói họ hài lòng với thái độ của nhân viên chăm sóc y tế ở những cơ sở công.
Thực tế ra sao và cần có những giải pháp gì để thoát khỏi tình trạng lâu nay?

Công - tư trái ngược!

Ngược lại với tuyên bố của bà bộ trưởng Nguyễn thị Kim Tiến, một người dân nói với đài RFA rằng chị không dám đến bệnh viện công khám khi mang thai vì nhân viên ở đó không cởi mở và thủ tục quá rườm rà:
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài. Đợt có bầu tôi toàn đi bệnh viện tư thôi vì bệnh viện công thủ tục rườm rà mà khám qua loa chứ không tận tình từng tí từng tí một như ở ngoài.
Bệnh viện công tôi không đến mấy đâu vì họ không nhiệt tình, niềm nở, không tận tâm chu đáo bằng ở ngoài.
-Một người dân
Một người dân khác thì nói rằng chị cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy tiền “bồi dưỡng” cho bác sĩ, nhưng vẫn phải làm vậy là vì:
Vì cách ứng xử của bác sĩ luôn tỏ ra không hài lòng, hôm rồi tôi phải chờ bác sĩ đến hơn một tiếng song không thấy bác sĩ đâu cả. Nghe người ta bảo là phải biết đưa phong bì.
Một người khác lại phản ánh rằng nhân viên tại các bệnh viện công quá vô trách nhiệm:
Khi vào bệnh viện tư thì dịch vụ phục vụ tốt hơn, thái độ phục vụ của họ thì tốt và họ có trách nhiệm hơn. Bệnh viện công thì tồi quá, không tin tưởng, họ làm thất sách vô trách nhiệm lắm.Chỉ trách là dân nghèo thôi chứ còn là những người có tiền, quan chức họ cũng chẳng bao giờ đi khám ở đây đâu mà.

Lỗi tại ai?

Cuối tháng 3 vừa rồi, BV Nhi đồng 1 TP.HCM đưa ra kết quả khảo sát về những điều bệnh nhân không hài lòng khi đến khám tại bệnh viện này. Kết quả đưa ra 15 điều người dân không hài lòng nhất, trong đó 3 điều đầu tiên liên quan đến thủ tục rườm rà, và điều thứ 4 và 5 liên quan đến thái độ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ.

000_P27WU-960.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 29/05/2017. AFP

Hồi giữa năm ngoái, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) công bố số liệu cho thấy chỉ trong vòng 2 năm có đến gần 16.000 nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà phản ảnh qua đường dây nóng về thái độ phục vụ.
Nhận xét về nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của bệnh nhân, ông Lê Đình Sáng, giảng viên đại học Y khoa Hà Nội cho rằng đó là do tư tưởng ban ơn của một số nhân viên:
Có thể là vì người ta chưa hiểu được rằng người bệnh là khách hàng của mình. Mô hình y tế bây giờ chính người bệnh mới nuôi sống các bệnh viện. Thứ hai, có thể họ sống quen trong tàn dư của bệnh viện cũ ngày xưa, vẫn theo tư tưởng ban ơn. Một số cá nhân thì do nhân cách của con người. Thứ 3, cũng có thể do áp lực công việc của họ quá lớn nên nhiều lúc họ bức xúc.
Trong khi đó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thành, một giảng viên y khoa trường Đại học Y dược Hà Nội nay đã về hưu lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến những thái độ chưa được đẹp của một bộ phận nhân viên y tế là do áp lực “cơm áo gạo tiền” khi đồng lương của họ không được xứng đáng:
Vấn đề tốt hay xấu phụ thuộc vào đồng lương và điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên. Muốn tốt thì sự đãi ngộ của xã hội với nhân viên đừng để họ thiếu thốn quá. Hi sinh đã quá nhiều nhưng không được đáp ứng lại nên đời sống của họ còn quá khó khăn.
Tuy nhiên Giáo sư Lê Văn Thành cũng nói rằng thái độ đáng chê trách trong ngành y không chỉ đến từ một phía nhân viên, mà ngay cả một số người dân cũng có thái độ quá khích, không tôn trọng đội ngũ y tế:
Hiện nay nhân viên y tế cũng bị người dân đối xử không tốt, đánh bác sĩ, nhân viên chỉ là vì chẩn đoán hơi sai hay chưa vừa ý cái gì. Hôm nay mới nghe nói mới thông qua luật rằng bệnh nhân đánh lại bác sĩ thì phải tù nhưng thực ra có bệnh nhân nào đánh đâu, mà là người nhà họ đánh bác sĩ. Luật phải sửa một câu là bệnh nhân đánh bác sĩ không được nhưng thân nhân đánh bác sĩ cũng phải bị pháp luật xử lý.

Bất ổn tại bệnh viện

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 2010 đến nay, cả nước có không dưới 20 vụ điển hình về mất an ninh trật tự trong bệnh viện. Tính riêng các vụ vũ lực thì có đến 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng và 60% vụ việc xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh.
Hầu hết các vụ bạo lực xảy ra là do người nhà bệnh nhân bất mãn với một quyết định hay kết quả điều trị của bác sĩ.
Về vấn đề này, ngày 20/6 vừa qua Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, theo đó tội hành hung người chữa bệnh cho mình có thể bị phạt tù 3 năm.

Cách giải quyết

Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa.
-Ông Lê Đình Sáng
Ông Lê Đình Sáng cho rằng để thay đổi thái độ của nhân viên y tế, trước hết cần giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công để đội ngũ y tế tự gánh lấy hậu quả nếu số lượng bệnh nhân giảm:
Giao cho bệnh viện tự chủ và lãnh đạo mà làm gương cho nhân viên. Phải coi người bệnh thực sự là khách hàng để thay đổi thái độ phục vụ bởi vì nếu không người bệnh đi chỗ khác. Nếu họ mất khách hàng, thấy thuốc mà không có bệnh nhân thì chắc chắn là không hay nữa. Ngày xưa bệnh nhân tìm đến bệnh viện còn ngày nay họ có quyền lựa chọn ai cung cấp dịch vụ cho mình.
Quyền tự chủ ở các bệnh viện công được Chính phủ quy định từ năm 2006, có thể hiểu đơn giản là quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các bệnh viện. Tuy nhiên hiện tại còn nhiều bệnh viện công chưa thực hiện theo cơ chế này.
Còn theo Giáo sư Lê Văn Thành, ngoài biện pháp tăng thu nhập cho nhân viên y tế,  giáo dục là căn cơ gốc rễ nếu muốn thay đổi thái độ làm việc của họ:
Muốn thay đổi căn cơ phải thay đổi giáo dục ngay từ nhà trường, xã hội và gia đình. Con người đó mà được giáo dục tốt và trả đồng lương đầy đủ thì ít có chuyện làm sai lắm. Đừng cứng nhắc dạy vài khẩu hiểu, không thể giáo dục một con người như vậy được. Nếu giáo dục không nhìn rộng ra thì sẽ đưa đến chỗ xuống cấp.
Ngành Y tế đầu tháng 6 vừa qua đã chính thức áp dụng tăng giá 1.900 dịch vụ đối với những người không có thể bảo hiểm y tế. Người dân nói rằng đây là một chính sách ép họ phải tham gia bảo hiểm y tế trong khi dịch vụ này bộc lộ quá nhiều bất cập khiến họ không muốn tham gia.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/current-medical-situation-in-vietnam-06262017074418.html

VĨNH PHUC * BÀ MỘNG ĐIỆP

Mạn đàm với bà Mộng Điệp
Vĩnh Phúc




“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!” – Bà Mộng Điệp.
 
 Những năm cuối đời cựu hoàng Bảo Đại. Những nỗi long đong và kết thúc bi thảm của ấn kiếm triều Nguyễn


Đã có một số người viết về cuộc sống của cựu hoàng Bảo Đại trong những năm cuối đời, nhưng chưa tác giả nào biết rõ được những tình tiết rất riêng tư và éo le trong những sinh hoạt cuối đời của vị vua cuối cùng triều Nguyễn, mà khi còn ngồi trên ngai vàng đã được tôn là Hoàng Đế Bảo Đại. Ngoài ra, hình như cũng chưa có ai tìm hiểu được lý do tại sao thanh kiếm báu của triều Nguyễn lại bị bẻ gẫy làm đôi khi được thu hồi cùng với bảo ấn. Vậy thì ai đã làm gẫy thanh kiếm? Và ai đã tìm thấy kiếm và ấn sau khi hai vật quốc bảo này rời khỏi Huế và trải qua một thời gian biệt tích sau lễ tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại trước cửa Ngọ môn để trở thành công dân Vĩnh Thụy và trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu đại diện của Hồ Chí Minh?

 
Vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận. Nguồn: “バオ・ダイ帝 “ (Hoàng đế Bảo Đại)

Khi còn sinh thời, bà Mộng Điệp đã dành cho người viết mấy buổi mạn đàm trong đó bà kể nhiều về cuộc đời của bà, cuộc sống trong những năm cuối đời của cựu hoàng, về các người con của bà với cựu hoàng, và về lý do tại sao thanh kiếm báu triều Nguyễn bị bẻ gẫy, và tại sao kiếm và bảo ấn lại được tìm thấy để bà có nhiệm vụ đem sang Pháp trao cho cựu Hoàng hậu Nam Phương.

Bà Mộng Điệp tên thật là Bùi Mộng Điệp, sinh ngày 22 thàng6 năm 1924, nguyên quán Bắc Ninh, nhưng lên Hà Nội sống. Tại đây, năm 16 tuổi, bà gặp và trở thành người yêu của bác sĩ Phạm Văn Phán tốt nghiệp Y Sĩ Đông Dương khoá 1935. Tiếng tăm và địa vị xã hội của một bác sĩ vào thời đầu thập niên 1940 ở Hà Nội đã đủ hấp dẫn người thiếu nữ Mộng Điệp. Còn ông Phán thì bị thu hút bởi nhan sắc của nàng. Hai người có với nhau một con trai năm 1944.

Nhưng điều bất hạnh cho Mộng Điệp là khi nàng muốn bác sĩ Phán chính thức làm đám cưới thì ông cho biết điều này không thể thực hiện được. Lý do là vì ông đã có gia đình và là người theo đạo Công Giáo nên không được phép có hai vợ. Do đó, Mộng Điệp dứt khoát cắt đứt liên hệ với bác sĩ Phán và tự lực nuôi con. Nàng đặt tên cho con trai là Bùi Hữu Hưng, lấy họ của mẹ.

Sau này khi Mộng Điệp ở với cựu hoàng Bảo Đại và được ông nhận Hưng làm con đỡ đầu và khi ở Pháp thì Bùi Hữu Hưng có thêm tên Jean Bùi. Jean Bùi được đi học và thành đạt ở Pháp, nhưng trong lòng lúc nào cũng căm hận ông bố ruột đã bỏ rơi mình. Cho nên năm 1996 bác sĩ Phạm Văn Phán trước khi qua đời ở Paris xin được gặp mặt người con mà ông đã không nhìn nhận cưu mang trước kia. Nhưng Jean Bùi từ chối. Thật cũng đau lòng. Phần Jean Bùi cũng qua đời năm 2009.


Về số phận long đong của cặp ấn kiếm triều Nguyễn, ngược dòng lịch sử, chúng ta còn nhớ: tài liệu của phe Việt Minh nói là ngày 30 tháng Tám, năm 1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trong một buổi lễ tại cửa Ngọ môn, Huế, và trở thành công dân Vĩnh Thụy. [Nhưng tác giả Đoàn Thêm – trong cuốn Hai Mươi Năm Qua -1945 – 1964, Việc Từng Ngày, trang 12 – ghi là 24/8/1945? ]

Ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã cho mời ông ra Hà Nội để làm cố vấn tối cao cho chính phủ do ông Hồ thành lập. Thực ra, đây chỉ là một cách để giam lỏng vị vua đã mất ngôi, thất thế. Họ Hồ vốn là người xảo quyệt và nhiều mưu lược, vẫn ngại rằng có thể có những thành phần dân chúng hay đảng phái còn luyến tiếc nhà Nguyễn, sẽ tôn ông Vĩnh Thụy lên làm lãnh tụ để chống lại Việt Minh.

Hoặc cũng có thể người Pháp sẽ tìm cách dùng cựu hoàng để qui tụ lại những người thân Pháp và những phần tử yêu nước đã nhìn thấy chân tướng cộng sản của Hồ Chí Minh, đế chống Việt Minh. Cho nên ngoài mặt thì họ Hồ rêu rao cho mời ông Vĩnh Thụy ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới được thành lập, nhưng dụng ý ngầm là giam lỏng ông tại đó để ông hết đường cựa quậy, nếu còn có ý đó. Nhưng chưa hết!

Vốn biết vị vua trẻ tính tình trăng hoa, gặp gái đẹp là như mèo thấy mỡ, nên HCM đã ngầm ra lệnh cho bộ hạ đem Mộng Điệp lại với Vĩnh Thụy. Qủa nhiên hai bên vừa gặp nhau là “kết” liền. Phần ông Vĩnh Thụy thấy nhan sắc khá mặn mà của “gái một con trông mòn con mắt” thì mê liền. Còn Mộng Điệp hồi đó cũng không hẳn có một cuộc sống và nghề nghiệp vững vàng, cho nên dễ dàng bị hào quang của một vị vua (dù đã thất thế) làm cho lóa mắt. Riêng Hồ Chí Minh hẳn phải xoa bụng cười, vì thấy kế hoạch mình đặt ra đã thành công. Đó là làm sao cho ông vua vừa mất ngôi kia vì say mê nữ sắc mà quên hết mọi chuyện quốc gia đại sự.

.

Hồ Chí MInh và Bảo Đại (25/8/1945

Trong thời gian được Việt Minh nuôi và cho ở ngôi biệt thự số 51 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội, ông Bảo Đại đã đem Mộng Điệp về đó. Rồi bà Mộng Điệp sinh với ông người con đầu lòng – con gái – đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946 (nhưng trong chỗ riêng tư rất thân, Phương Thảo còn được mẹ và mấy bà bạn thân của mẹ gọi là Hường).
 

Bà Phương Thảo, con gái của bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại.


Năm 1948 Bảo Đại thành lập Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Từ đó cho tới tận ngày nay, báo chí, sách vở, và người ta vẫn gọi bà Mộng Điệp là Thứ phi. Gọi như vậy e rằng không được chính danh. Bởi vì khi thoái vị, Hoàng Đế Bảo Đại với câu nói đi vào lịch sử “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”, đã trở thành công dân Vĩnh Thụy.
Rồi khi lập ra chính phủ Quốc Gia Việt Nam, ông Bảo Đại chỉ xưng là Quốc Trưởng (Head of State) chứ không xưng là Quốc vương hay Hoàng đế. Như thế không thể tôn bà Mộng Điệp là Thứ phi được. Vì theo thứ phi, từ Hán Việt ngĩa là vợ bé của một ông vua. Hơn nữa, dù đã có với ông Bảo Đại mấy mặt con, nhưng ông không làm hôn thú với bà.

Năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại đem bà Mộng Điệp lên Đà Lạt ở. Bà cũng được ra mắt cựu hoàng thái hậu, tức là bà Từ Cung. Bà vốn khéo léo và tính tình cũng cởi mở, thẳng thắn nên ăn ở rất đẹp lòng đức Từ Cung. Và bà Mộng Điệp rất lấy làm hãnh diện đã được bà cụ ban khăn áo và dặn dò hãy cố gắng đẻ cho cụ một đứa con trai. Điều này dễ hiểu, vì hoàng hậu Nam Phương từ khi về triều cũng như khi đã có con với Bảo Đại, song bà và tất cả con của bà theo đạo Công giáo, và quá xa cách với bà cụ. Trong khi đó bà Mộng Điệp theo đạo Phật nên cụ mong có một cháu trai để sau này khi cụ khuất bóng thì mẹ con bà Mộng Điệp sẽ lo phần hương khói cho cụ, cũng như trông nom lăng mộ các tiên đế.
Bà Bùi Mộng Điệp trên bậc thang của biệt điện ở Hồ Lắk (Đăk Lăk).


Năm 1953, bà Mộng Điệp được Quốc trưởng Bảo Đại uỷ nhiệm đem thanh kiếm báu và chiếc kim ấn nhà Nguyễn sang Pháp. Nhân dịp này, bà mang luôn cả Phương Thảo lẫn người con riêng Bùi Hữu Hưng theo. Tại Pháp, bà trao trả ấn kiếm cho cựu hoàng hậu Nam Phương và Bảo Long. Sau đó, bà lại sinh tiếp cho Ông Bảo Đại hai người con trai đặt tên là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Bảo Hoàng sinh năm 1954 nhưng vắn số, chỉ sống được một tuổi, đến năm 1955 thì qua đời vì bệnh.

Còn Bảo Sơn sinh năm 1955, lớn lên được đi học ở những trường danh tiếng, đỗ đạt và có địa vị trong xã hội. Nhưng đến năm 1987 đi du lịch ngoại quốc, khi tắm biển không may bị sóng lớn đánh va đầu vào ghềnh đá nên tử nạn khi mới 32 tuổi. Từ đó bà Mộng Điệp chỉ còn lại người con gái là Phương Thảo. Phương Thảo kết hôn với một người Pháp khá giàu, nhưng cô này bị bệnh tim nên theo bà Mộng Điệp thì cũng mấy lần “sống dở chết dở” song cũng may là cô vẫn còn sống cho tới nay. Tuy nhiên, sau khi mất cả ba người con trai (một với bác sĩ Phán và hai với ông Bảo Đại), chỉ còn lại người con gái, nhưng cô này cũng không sống gần với mẹ, nên càng ngày bà Mộng Điệp càng cảm thấy cô đơn.


Bà sống lẻ loi trong căn nhà thuộc hạng trung bình nằm trong một dãy chung cư trên đường Neuilly, quận 12, Paris. Cho nên hễ có thân hữu hay khách quen đến thăm thì bà vui lắm. Có lần vợ chồng tôi cùng bà Lan Phương đến thăm (bà LP chủ quán Đào Viên, quận 13, nay đã nghỉ hưu, vốn rất thân với bà Mộng Điệp). Quá vui vì gặp lại người quen để hàn huyên, bà Mộng Điệp để quên nồi cá đang kho trên bếp khiến bị cháy khét khói um nhà. Bà phải mở hết các cửa cho khói và mùi cá cháy thoát ra, làm khổ lỗ mũi các ông Tây bà Đầm hàng xóm!

Trên tường phòng khách đã từ nhiều năm có treo bức họa chân dung vị vua trẻ đang ngồi, khoảng mười sáu, mười bẩy tuổi, mặc hoàng bào. Bà Mộng Điệp bảo rằng bức chân dung này do một nữ họa sĩ người Pháp vẽ. Nhưng không hiểu tại sao nó lại bị đem bán ở một chợ trời. May mắn có người báo cho bà biết nên bà vội tới ngay và cố mua cho bằng được bức họa. Kể từ ngày đó bức họa vẫn có vị trí trang trọng trên bức tường ở phòng khách.

 
Bà Mộng Điệp (bên trái) và bà Vĩnh Phúc (bên phải) dưới chân dung Vua Bảo Đại.

  Trở lại với thanh kiếm và chiếc bảo ấn. Theo các tài liệu của phe Việt Minh, hai bảo vật này đã được vua Bảo Đại trao tận tay Trần Huy Liệu, trưởng một phái đoàn gồm ba người đại diện Hồ Chí Minh mà hai người kia là Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận, trong buổi lễ thoái vị tổ chức tại cửa Ngọ môn ngày 30/8/1945. Hồ Chí Minh ra lệnh phải đem gấp về Hà Nội để kịp khoe ra trước công chúng vào ngày lễ 2/9/1945 của họ. Thế rồi sau đó hai bảo vật quốc gia này biến mất, không ai nghe hay biết là chúng nằm ở đâu, hoặc do cơ quan hay nhân vật nào chịu trách nhiệm bảo vệ.
Mãi tới năm 1952 khi toán công binh của quân đội Pháp bất ngờ tìm thấy, thì người ta mới hiểu cớ sự. Thì ra, đêm 19/12/1946 xảy ra cuộc đụng độ lớn giữa quân Pháp với quân Việt Minh và lực lượng thanh niên sinh viên ở Hà Nội. Vào khoảng 20 giờ, nhà máy đèn bị phá, điện tắt hết và súng nổ nhiều nơi trong thành phố. Trước tình hình nguy ngập, Hồ Chí Minh cùng một số cơ sở quan trọng của Việt Minh phải lén lút rời Hà Nội, chạy lánh vào tỉnh lỵ Hà Đông và những vùng phụ cận.

Và trên đường hoảng loạn chạy trốn, chẳng biết ai đã ra lệnh đem chôn kiếm và ấn. Hai báu vật quốc gia bị bỏ vào trong một cái thùng bằng sắt tây, loại có dung tích 20 lít nguyên thuỷ để đựng dầu hôi (người Bắc gọi là dầu lửa), thường được dân chúng dùng làm thùng gánh nước. Thanh kiến dài nên bị bẻ gập đôi. Và thùng sắt tây được bịt kín bằng nhựa đường, rồi chôn. Bởi vậy mà sau này có những tài liệu và một số người nói rằng ấn kiếm bị sơn đen. Có tài liệu lại nói rằng chúng có màu đen vì rỉ sét!

Thực ra, hai bảo vật đều làm bằng vàng, ngọc, và thép, toàn là những chất không thể nào rỉ sét được. Chính bà Mộng Điệp bảo rằng chỉ cái thùng sắt tây bị mít kín bằng nhựa đường mà thôi. Điều này dễ hiểu và hợp lý, vì chính cái thùng bằng sắt tây là vật dễ rỉ sét nên cần sơn và phủ kín bằng nhựa đường (chất nhựa tráng mặt đường, màu đen, asphalt). Chứ còn hai báu vật không thể rỉ thì đâu cần phải sơn đen để chống rỉ và ngụy trang. Lý do ngụy trang lại càng ngây thơ! Vì khi kẻ nào đó tìm thấy cái thùng, tất nhiên họ phải phá cái thùng để xem nó chứa cái gì bên trong. Thế thì cái thùng đã bị phá tất phơi bầy hai báu vật, nên còn ngụy trang cách nào được nữa?
Sự kiện thanh kiếm bị bẻ gẫy rồi nhét vào cái thùng sắt tây cùng cái ấn mà đem chôn, cho thấy những người Việt Minh (tức là cộng sản lộ mặt sau này) rất xem thường những bảo vật mang tính lịch sử và văn hoá dân tộc. Khi cần tuyên truyền thì họ cố tìm cách chiếm đoạt báu vật. Đến khi cần chạy thoát thân thì họ bẻ kiếm rồi chôn vùi cùng bảo ấn một cách vô trách nhiệm. Cho nên chính Nguyễn Đắc Xuân một người chuyên tuyên truyền rẻ tiền cho chế độ theo kiểu bịt mũi ăn phân và khen ngon, cũng đã phải viết trên Tạp Chí Sông Hương ngày 4/3/2010 trong bài “Cặp ấn kiếm triều Nguyễn — Kết thúc chặng đường bị lãng quên” như sau:
“…từ đấy toàn dân Việt Nam đinh ninh quốc ấn và quốc kiếm đã được những người có trách nhiệm (người viết gạch dưới) gìn giữ như những món quốc bảo của dân tộc.”
Vậy ai là người có trách nhiệm? Thì đó chính là người đã ra lệnh cho Trần Huy Liệu vào Huế lấy ấn kiếm của vua Bảo Đại, và cũng chính người đó có ra lệnh thì kẻ khác mới dám bẻ gẫy thanh bảo kiếm chứ?
Theo bà Mộng Điệp, khi tìm thấy cái thùng chứa báu vật, người Pháp thông cáo tìm người thân cận với ông Bảo Đại để trao trả. Vì ông Bảo Đại cùng mẹ con bà Nam Phương đều ở cả bên Pháp, nên tại Việt Nam chỉ còn có bà Mộng Điệp. Do đó họ trao cho bà trong một buổi lễ tổ chức ở Đà Lạt. Bà Mộng Điệp thì có nhìn thấy ấn và kiếm bao giờ đâu, nên phải mời bà cụ Từ Cung từ Huế lên Đà Lạt để chứng kiến.
Sau đó bà sai người tìm thợ hàn thật giỏi để hàn lại thanh kiếm, rồi mài dũa chỗ hàn làm cho bóng mịn như mới. Kiếm và ấn được trao trả cho bà từ năm 1952, nhưng tới năm 1953 khi tình hình chiến sự quá rối ren nên Quốc Trưởng Bảo Đại ở lỳ bên Pháp không đặt chân về Việt Nam. Ông bảo bà Mộng Điệp mang sang Pháp cho ông ấn kiếm và một số đồ cổ quí giá. Trong chuyến đi này, bà đem theo cả hai người con là Bùi Huy Hưng 9 tuổi, và Phương Thảo 7 tuổi.
 
 Bà Từ Cung, mẹ Bảo Đại, đầu năm 1980. 
 
Trong căn phòng khách nơi trên tường có bức họa chân dung nhà vua đang nhìn xuống, bà Mộng Điệp kể tiếp về cuộc sống của cựu hoàng ở Pháp. Lúc đầu khi chưa bị truất phế và vẫn được Bẩy Viễn (tức Lê Văn Viễn, tướng cưóp khét tiếng, làm chủ các sòng bạc Đại Thế Giới, Kim Chung và khu mại dâm Bình Khang ở Chợ Lớn, được Bảo Đại phong thiếu tướng, cho chỉ huy công an cảnh sát Saigon-Chợ Lớn) cung phụng tiền bạc mỗi ngày rủng rỉnh, nên ông sống rất phong lưu, xài tiền như rác. Ông có du thuyền, máy bay, và lâu đài ở miền Nam nước Pháp.
Nhưng sau khi bị truất phế, Bẩy Viễn bỏ chạy sang Pháp thì ông không còn nguồn cung cấp tài chính nữa. Thấm thoát tất cả đều mất hết. Rồi ông bắt đầu cuộc sống vô định, gần như bệ rạc. Bà Nam Phương và đàn con từ lâu đã không thèm ngó ngàng tới ông, coi như đồ bỏ đi. Hồi đầu bà Mộng Điệp còn cho người theo dõi, nhưng ông tỏ ý bất bình, nên dần dà cũng thôi. Chỉ khi nào có chuyện gì khiến cảnh sát Pháp phải tìm người thân của ông để liên lạc, thì lúc đó bà mới biết.


Ví dụ có lần ông sống với một cố gái ăn sương ở khu đèn đỏ gần Moulin Rouge, nơi giải trí nổi tiếng thế giới ở Paris. Buổi tối, cô đầm này đi ra đường đón khách, còn ông Bảo Đại đang lên cơn sốt nằm một mình trong căn phòng tồi tàn. Bất ngờ gendarme (tức cảnh sát) Pháp xông vào khám phòng. Họ bắt được ma tuý dấu dưới nệm. Ông bị còng tay. Rồi ông khai ra là cựu hoàng của Việt Nam. Đám cảnh sát phải gọi về Tổng hành dinh báo cáo. Tại đây cấp thẩm quyền xác nhận có một cựu hoàng đế của Việt Nam tên là Bảo Đại thật, và ra lệnh ém nhẹm vụ này đi, để giới truyền thông khỏi làm rùm beng lên, chẳng đẹp gì cho người Việt Nam. Rồi họ báo cho bà Mộng Điệp để cho người đến lãnh ông về.
Ông tiếp tục sống bệ rạc như vậy khoảng chục năm cho tới khi ở với Monique Baudot, người sau này chính thức thành vợ ông. Người phụ nữ này nguyên quán vùng Lorraine, sát biên giời Đức (nên có một số người tưởng là người Đức), trẻ hơn ông Bảo Đại tới 30 tuổi (sinh năm 1946). Monique Baudot là người rất tầm thường, ham danh và lý tài.
Sở dĩ cô gặp ông Bảo Đại là vì có thời ông Bảo Đại đang sống lêu bêu thì được một mạnh thường quân thuê cho một căn chung cư trong một cao ốc trên đường Fresnel Quận 16 để ở. Và cô Monique (tên Anh là Monica) đang làm bồi phòng tại đó. Có lần ông bị bệnh. Monique nghe nói ông là một cựu hoàng đế của Việt Nam, nên tận tụy săn sóc và lấy lòng ông. Vốn đang sống cô đơn nay có người quan tâm và chăm nom nên cựu hoàng cảm động. Rồi hai người ở với nhau nhưng cũng chưa chính thức về mặt pháp lý. Tuy vậy Monique kiểm soát cựu hoàng rất khắt khe và đi đâu cũng khoe mình là “Princesse Vĩnh Thụy”!
Sự tầm thường và tham lam của Monique khiến cho những người Việt Nam nào có dịp tiếp xúc với bà cũng phải nhăn mặt. Một buổi tối, cựu hoàng gọi điện thoại cho bà Lan Phương chủ nhà hàng Đào Viên:
– Tôi thèm nem rán (chả giò) quá. “Mệ” có thể đem cho tôi một ít không?” – Thưa Ngài, tôi sẽ đem tới ngay để Ngài xơi ạ.
Rồi bà Đào Viên sai nhân viên chiên ngay một khay chả giò, đóng cửa nhà hàng sớm, rồi lái xe đem tới … dâng Ngài ngự. Nhưng bà Monique đón lấy khay chả giò, lạnh lùng bảo:
– Tôi đã làm trứng chiên cho ông ấy rồi. Tối nay phải ăn trứng đã. Chả giò để đến mai!
Một lần cụ Hoàng Bá Vinh mời cựu hoàng đi ăn nhà hàng (cụ Vinh ngày trước rất thân với nhà Ngô, đã từng giúp ông Diệm rất nhiều khi ông còn long đong). Monique thấy bà Vinh mang cái ví đầm thuộc loại sang và đắt tiền, ngồi ăn mà cứ ngó lom lom ra vẻ thèm thuồng. Bà Vinh hỏi:
– Bà có thích cái ví này không?
Dĩ nhiên Monique thích quá! Hôm sau bà Vinh đi mua cho mụ một cái ví tương tự. Monique hớn hở như đứa trẻ được gói kẹo.
Vẫn cụ Hoàng Bá Vinh kể rằng trong một lần họp mặt có mấy người, trong đó có cựu tướng Trần Văn Đôn. Khi có một cuộc tranh luận nhỏ với vài người, mụ Monique văng ra một câu thật tục tĩu không biết đã học được ở đâu:
– Vous êtes tous des bú c… (Các anh toàn là đồ “bú c…”)
Tướng Đôn đã xáng cho mụ một bạt tai, ngay trước mặt ông Bảo Đại.
Tuy ăn ở với Monique từ năm 1971 nhưng mãi tới 1982 cựu hoàng mới chịu làm hôn thú, vì bị mụ dồn ép quá. Việc này khiến Bảo Long giận lắm. Và cựu hoàng cũng xin rửa tội để theo đạo Công giáo, tuy rằng từ xưa ông vẫn giữ đạo Phật, vì luật nhà Nguyễn qui định nhà vua phải giữ đạo Phật của tổ tiên.

Cựu hoàng Bảo Đại và người vơ sau cùng, Bà Monique Baudot.

Cặp ấn kiếm bà Mộng Điệp đem sang năm 1953 do cựu hoàng hậu Nam Phương giữ. Sau khi bà qua đời năm 1963 thì chuyển qua Bảo Long giữ. Đến khi cựu hoàng viết cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam” (Con Rồng An-nam) năm 1982, muốn mượn cái ấn để đóng vào cuối mỗi chương cho cuốn sách thêm trang trọng. Nhưng Bảo Long không cho mượn.
Thế là cha con càng xung khắc, đối xử với nhau chẳng còn chút tình nghĩa gì nữa. Rồi cựu hoàng kiện Bảo Long để đòi lấy lại ấn kiếm. Kết quả toà án Pháp xử cựu hoàng được giữ cái ấn, còn Bảo Long giữ thanh kiếm. Thật là một mối sỉ nhục! Và điều chua sót là khi cựu hoàng qua đời, cái ấn bằng vàng nặng suýt soát 13kg (bà Mộng Điệp xác nhận chính tay bà cân ) đương nhiên thuộc về quyền sở hữu của bà Monique.

Những năm cuối đời, số phận của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn cũng long đong như số phận hai bảo vật tượng trưng cho uy quyền của ông là cặp ấn kiếm, để cuối cùng đều kết thúc trong ê chề.

Cuộc sống của cựu hoàng kể từ sau khi bị truất phế, có lẽ chỉ có bà Mộng Điệp là biết khá rõ. Bà cũng thỉnh thoảng kể lại, nhưng phần nhiều chỉ là những khúc ngắn gặp khi bà vui chuyện. Chỉ ai có cơ duyên lắm mới được bà kể tường tận đầu đuôi. Tuy nhiên, cũng có khi bà tỏ ra hối hận và bực mình vì người ta đem chuyện kể lại mà bóp méo sự thật. Một lần bà tỏ ra bất bình mà nói:

“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”

Điều này không lạ! Bởi vì người được gọi là “nhà nghiên cứu” này có thói quen sử dụng lối viết của một cán bộ tuyên truyền hạ cấp để bịa đặt bóp méo sự thật và lịch sử một cách trắng trợn, không hề quan tâm đến liêm sỉ và tự trọng. Ông ta thường dùng lối viết mập mờ như “nghe nói… nghe kể …” để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu. Ví dụ: khi tả lại chuyến đi thăm dinh Gia Long là nơi ở của TT Ngô Đình Diệm và gia đình ông Ngô Đình Nhu, Nguyễn Đắc Xuân hạ bút:

“ … khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kín bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng này bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?”
(NguyễnVăn Lục, Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975, tr. 148.)


Nguyễn Đắc Xuân nhận xét về bà Mộng Điệp:
“Đó là một con người trọng đạo nghĩa nhưng rất thẳng tính, dám nói thẳng nói thật.”
Vâng, quả thật bà Mộng Đệp rất thẳng tính và dám nói thẳng nói thật, cho nên bà mới than:

“Cái thằng Nguyễn Đắc Xuân nó xin tôi kể. Nhưng khi viết lại, nó viết sai nhiều lắm!”

Ghi lại nhân dịp sinh nhật bà Mộng Điệp 22/6 và húy nhật 26/6

No comments: