Pages

Saturday, March 13, 2010

VĂN HÓA VIỆT NAM * RẰM THÁNG GIÊNG

*



VĂN HÓA VIỆT NAM * RẰM THÁNG GIÊNG





NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG Ở SÀI GÒN


Sáng sớm nay, các ngôi chùa ở TP HCM đông người đến cầu an, giải hạn cho cả năm. Tuy nhiên cảnh mua bán diễn ra lộn xộn cũng làm mất đi nét đẹp trong văn hóa đi chùa của người dân.

Theo lời người dân tương truyền rằng: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" nên nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ làm lễ cúng gia tiên. Ngoài việc cúng tại nhà nhiều người từ cụ già, bậc trung niên, đến giới trẻ và các em nhỏ, tranh thủ lên chùa thắp hương cầu nguyện để cả năm được bình an.hắp hương cầu nguyện để cả năm được bình an.


Người dân thắp nhang cầu an ở chùa Phổ Quang, Tân Bình. Ảnh: Hải Duyên.

Con đường đi vào chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, từ sáng sớm đã tấp nập người ra vào. Trên tay ai cũng cầm một bó nhang hay một vài nhánh cây sống đời đính kèm bông sen để làm đồ dâng cúng.

Tay cầm vòng tim sen với những bông hoa nhài trắng tinh, chị Tố Quyên ở Tân Bình chia sẻ: "Năm có hai ngày quan trọng nhất mà tôi nhất định lên chùa, đó là ngày mùng một Tết và rằm tháng Giêng. Đi vào những ngày này, là mình cầu cho cả năm tai qua nạn khỏi, gia đình hạnh phúc, sức khỏe tràn đầy, làm an phát tài".

Nằm gần trung tâm thành phố, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn là nơi được người dân đến đi lễ đông nhất. Từ tối qua (14/1 âm lịch) tại đây đã có tới hàng nghìn người, tuy nhiên nhiều người vẫn trọn đúng ngày rằm nên sáng sớm nay người lên chùa đông hơn.

Ngày lễ này cũng thu hút khá đông các bạn trẻ, với mong muốn cầu cho việc học hành, thi cử đỗ đạt, có người thì cầu tìm được người yêu thương mình để xây dựng gia đình rồi cầu cho đường tình duyên may mắn.

"Năm nay là năm cuối cấp nên em cũng theo mẹ lên chùa cầu cho mình vượt qua hai kỳ thi sắp tới. Việc thi đậu hay không chủ yếu là ở bản thân mình, nhưng em tin vẫn có những điều may mắn thì kết quả sẽ tốt hơn", Minh Phương một học sinh phổ thông thành thật nói.

Một số các chùa lớn khác như Xá Lợi (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10) cũng thu hút hàng nghìn người đến đi lễ.

Việc đi chùa cầu an đã trở thành một nét đẹp tâm linh trong lòng người dân Việt Nam, bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những cảnh tượng khó coi nơi cửa Phật. Nắm bắt nhu cầu của người đi chùa, các dịch vụ ăn theo như gửi xe, buôn bán trả giá chèo kéo người mua cũng diễn ra ở hầu hết các chùa trong ngày rằm tháng Giêng. Giá gửi xe ngày thường chỉ có 2.000 đến 3.000 đồng thì hôm nay lên tới 5.000 đến 10.000 đồng.

Dịch vụ bán chim phóng sinh những ngày này cũng khá đắt khách. Mỗi chục chim có giá từ 70.000 đến 100.000 tùy vào từng loại. Hàng nghìn chú chim yến được nhốt trong lồng không có đồ ăn, có những con khi được phóng sinh không còn đủ sức để bay.
* Hình ảnh khó coi nơi cửa chùa

Tại chùa Phổ Quang, Tân Bình, nhiều loại hàng rong bán đồ ăn, bánh trái đứng thành hàng dài bày bán trước cổng chùa nơi có đông người qua lại. Bên trong sân chùa những người bán nhang, sách tử vi, các loại vật lưu niệm, vòng đeo...cảnh chào mời, trả giá như ngoài chợ. Nhiều người ăn mày rách rưới cũng kéo đến van nài xin tiền người đi chùa mà không biết đâu là thật, giả.

Trong sân chùa Vĩnh Nghiêm, những đứa trẻ mặt mày nhem nhuốc ngồi bệt xuống đất trước cửa lên chùa đốt lửa, châm nhang sẵn cho khách và xin tiền. Ở chùa Xá Lợi, nhiều người đi chùa thiếu ý thức cắm nhang khắp nơi ngay cả những chỗ có biển cấm tạo nên những hình ảnh không đẹp nơi cửa chùa.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/02/3BA19241/

NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG Ở HÀ NỘI


Hôm nay, chính rằm tháng Giêng: Cầu an, cầu phúc đầu năm
28/02/2010 06:31
(HNM) - Tết Nguyên tiêu là ngày lễ thiêng đầu năm mới, người người đổ đến đền, chùa cầu phúc, cầu an. Tục truyền, trong ngày Rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng giám lòng thành của tín đồ, bởi thế, ngày 14 hoặc chính Rằm tháng Giêng, đền, chùa trở nên quá tải, Rằm tháng Giêng năm Canh Dần cũng không phải là ngoại lệ.

Nô nức lễ chùa
Từ ngày 12 tháng Giêng, nhiều chùa ở Hà Nội đã bắt đầu mở các khóa lễ cầu an. Một vị sư ở chùa Hòa Mã cho biết: Mỗi khóa lễ ở chùa Hòa Mã có tới hàng trăm hộ gia đình tham gia. Nhu cầu dâng sớ cầu an rất lớn nên chùa sẽ tổ chức các khóa lễ đến ngày 22 tháng Giêng.


Đi lễ ngày Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ. Ảnh: Viết Thành

Nổi tiếng linh thiêng, lại là danh thắng đẹp nên người đến khu vực chùa Trấn Quốc trong dịp Rằm tháng Giêng năm Canh Dần rất đông. Bác Nguyễn Văn Nam, người đã quy bái cửa chùa Trấn Quốc từ 25 năm nay cho hay: Dự kiến lượng khách đến trong ngày Rằm tháng Giêng vào khoảng 5.000 đến 7.000 người. Phủ Tây Hồ, một trong những đền phủ có lượng người đến dâng lễ dịp Rằm tháng Giêng nhiều nhất Hà Nội, không lúc nào ngớt khách. Ông Trương Công Đức, Trưởng ban Quản lý Phủ Tây Hồ cho biết: Hơn chục ngày qua, Phủ đã đón gần 10 vạn lượt khách. Từ trước Tết, BQL phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án phân luồng giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, phân công người trông giữ xe, bố trí bảo vệ. Nhờ đó, hiện tượng móc túi, lấy trộm đồ lễ ở Phủ Tây Hồ đã giảm so với những năm trước.

Là một trong gần 5 vạn lượt khách hành hương về đất Phật Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) trong ngày 14 tháng Giêng, chị Nguyễn Thị Nguyệt, phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa nói: "Gia đình tôi đi lễ chùa, những mong cả năm thanh thản làm ăn, công tác chứ không phải vì mê tín dị đoan".

Giá dịch vụ tăng
"Lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng", đình, đền dù to hay nhỏ đều tổ chức khóa lễ, nhà nhà sắp cơm, chút hương hoa thơm cúng tổ tiên, khiến giá cả một số loại hàng hóa, dịch vụ tăng đột biến. Một cặp trầu cau có giá 4.000-6.000 đồng; một cành hoa cúc có giá từ 2.000-3.000 đồng, hoa hồng cũng tăng lên so với ngày thường, tới 1.000-2.000 đồng/bông. Hoa đào vẫn được ưa chuộng. Bác Đặng Tấn Dương, chuyên bán đào ở Nhật Tân cho biết: Dịp Tết Thượng nguyên, những cành đào nhỏ nhắn nhiều lộc bán rất chạy, một cành đào bé cũng có thể thu về 50.000-100.000 đồng; bó đào lộc cũng phải 20.000-30.000 đồng.

Tại chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn, nhiều người đăng ký dâng sao từ Rằm tháng Chạp, dịch vụ thi nhau mọc lên, hộ dân gần chùa "khoanh" vỉa hè làm bãi giữ xe cho khách. Giá gửi xe máy lên tới 10.000 đồng, thậm chí là 20.000 đồng/xe. "Giá chung là thế rồi. Đất chật, kiếm được chỗ gửi xe vất vả lắm" - một chủ trông xe tại 232 Tây Sơn phân trần. Mỗi lần dâng lễ cầu an ở chùa Quán Sứ, Hòa Mã, Phủ Tây Hồ, có giá từ 100.000-300.000 đồng cho một hộ gia đình; gặp "sao xấu", muốn "giải", tín chủ phải bỏ ra từ 50.000-100.000 đồng/người. Dù vậy, không mấy ai do dự bởi họ cho rằng được dâng sớ lên các chùa lớn trong ngày Rằm tháng Giêng đã là điều phúc. Ông Giang, thành viên Ban khánh tiết chùa Quán Sứ cho biết: Lượng sớ khách dâng lên mỗi ngày ở chùa không tính được bằng tờ mà là bằng cân, có ngày lên đến hàng chục cân.

Rằm tháng Giêng, lễ chùa là nét đẹp văn hóa của người Việt nhưng không mấy ai muốn thấy cảnh chen lấn nơi cửa Phật, phó thác việc đời cho một khóa lễ cầu may. Hòa thượng Thích Thanh Dương, chùa Quán Sứ phân tích: Nghi lễ dâng sao tiếp thêm nghị lực để mỗi người yên tâm hơn trước những việc khó khăn trong năm mới chứ không nên dựa vào nghi lễ này mà thiếu ý thức phấn đấu, chủ quan.

Hôm nay ngày Rằm tháng Giêng, những nén hương thơm tiếp tục được thắp trên ban thờ Phật các gia đình. Hương khói ngày Rằm, ước vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc, no đủ của người dân Việt lại được thắp lên.







NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG NĂM 2001 TẠI HÀ NỘI


Với quan niệm rằng "lễ cả năm không bằng lễ rằm tháng Giêng" nên dòng người cứ chen chân đi lễ bất kể ngày hay đêm, bất kể trong chùa hay ngoài vỉa hè, ngõ phố. Và có đến 1001 kiểu lễ, tư thế lễ Phật trong ngày rằm.





Chùm ảnh: 1001 tư thế lễ Phật trọng ngày rằm tháng Giêng qua ống kính phóng viên











Đến 21h, những người đi lễ muộn đành chấp nhận đứng bên lan can cầu vượt Ngã Tư Sở hướng tâm về tổ đình Phúc Khánh niệm Phật. Dự kiến khoá lễ sẽ kéo dài đến nửa đêm nên tình trạng giao thông đoạn Tây Sơn qua đây sẽ còn ùn tắc kéo dài do dòng người đi lễ đổ về đây.




*

No comments:

Post a Comment