Thursday, September 22, 2011

LÀNG CHÀNG THÔN, SƠN TÂY



Đình Chàng thôn

Quê hương ta ngày xưa gọi là làng Chàng. Danh từ Chàng là một tiếng nôm. Đến khi chữ nho được thịnh hành ở nước ta thì thêm chữ “Thôn” và gọi là “Chàng Thôn” nhưng chữ Hán âm Việt ở sau chữ Chàng nên mới gọi là Chàng Thôn (theo ngữ pháp Trung Hoa). Nhưng nhân dân ta quen gọi là làng Chàng Thôn. Ngày nay làng Chàng đã chở thành xã Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất – tỉnh Sơn Tây cũ. Từ năm 1965-1979 thuộc tỉnh Hà Tây ((tức Hà Đông)), Sơn Tây hợp nhất; từ cuối năm 1979, xã ta lại thuộc tỉnh Hà-Sơn-Bình (tức Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình hợp nhất). Sau đó lại thuộc Hà Nội; đên năm 1991 lại trở về với Hà Tây, Tháng 8-2008 trờ về Hà nội.

Xã Chàng Sơn ngày xưa gọi là làng Chàng. Danh từ "Chàng" là một tiếng nôm (tên một dụng cụ làm mộc được đặt cho tên Làng). Đến khi chữ nho được thịnh hành ở nước ta thì thêm chữ “Thôn” và gọi là “Chàng Thôn” nhưng chữ Hán âm Việt ở sau chữ Chàng nên mới gọi là Chàng Thôn (theo ngữ pháp Trung Hoa). Nhưng nhân dân ta quen gọi là làng Chàng Thôn. Ngày nay làng Chàng đã chở thành xã Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất – tỉnh Sơn Tây cũ. Từ năm 1965-1979 thuộc tỉnh Hà Tây (tức Hà Đông, Sơn Tây hợp nhất); từ cuối năm 1979, xã ta lại thuộc tỉnh Hà-Sơn-Bình (tức Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình hợp nhất). Sau đó lại thuộc Hà Nội; đên năm 1991 lại trở về với Hà Tây. Từ tháng 8-2008 trở về Hà Nội.

Xã Chàng Sơn là một trong những xã của huyện Thạch Thất có nền văn hiến từ xa xưa. Nguồn sống chính của xã là nghề phụ (nghề mộc là chủ yếu) và nghề nông. Chàng Sơn là một xã người nhiều ruộng ít nên nghề thủ công phát triển khá mạnh từ xa xưa. Có những nghề độc đáo, nổi tiếng như nghề mộc, nghề làm quạt, nghề nề .... Những nghề này đã giúp ích cho cuộc sống của nhân dân. Về các mặt khác Chàng Sơn là một xã có cuộc sống lành mạnh, tinh anh nên từ xa xưa đã có câu: “Chớ cho Nủa coi” – ý nói người dân nủa Chàng tinh anh, lanh lợi, ham học hỏi, giỏi bắt chước.

Về sự thành lập làng Chàng thì từ xa xưa đến nay, ở quê ta không thấy một văn bản nào chính thức ghi chép cả. Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có trả lời xác đáng. Hiện tại có hai ý kiến khác nhau về sự thành lập làng.


Ý kiến thứ nhất
Quê ta thành lập tập từ thời kỳ Hùng vương. Ý kiên này căn cứ vào truyền thuyết về cụ thợ mộc tên là Sần (Phó Sần)ở làng ta xưa đã dẫn một đoàn thợ mộc lên núi Ba – Vì để làm đền, đài cho thánh Tản Viên là con rể của vua Hùng Vương thứ 18-Tức Hùng Duệ Vương 300-500 năm trước công nghuyên (tức cách đầy 2300-2500 năm). ý kiến này hầu như được cả làng ta đều nhất chí vì cả làng ta ai cũng biết chuyện cụ Phó Sần. Chuyện này nhà văn Nguyễn Tuân xưa đã viết trong tác phẩm “Vang bóng một thời”- trước năm 1945. Qua ý kiến này thì quê hương ta đã là quê hương cổ kính lắm rồi.


Ý kiến thứ hai
Lại căn cứ vào ý kiến thứ nhất mà nêu thành luận điểm: Một tụ điểm dân cư sinh sống và phát triển đến mức đã có một nghề thợ mộc như vậy thì tụ điểm dân cư đó không phải là mới thành lập vào thời kỳ Hùng Vương được mà phải là phải được thành lập trước đó hàng nghìn năm, nghĩa là quê ta được thành lập từ thời kỳ Văn Lang - Âu lạc hay chí ít cũng là vào thời kỳ đầu dựng nước Văn Lang của vua Hùng. Luận điểm này rất có biện chứng, có lý bởi những chứng minh sau đây:

Dẫn chứng về địa lý
Trước khi thành lập nước Văn Lang thì ở trên giải đất mà những cư dân cổ thời xưa ở gồm toàn bộ đất Bắc Bộ và miền đất phía trước Bắc-Trung-Bộ ngày nay. Thuở ấy trên giải đất này có 15 bộ lạc cư trú, trong đó có Bộ lạc Văn Lang-Tên các bộ lạc xem trong sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quyềnh và sách Địa dư chí của Nguyễn Trãi. Họ Hùng ở trong bộ lạc Văn Lang có thế lực mạnh đến khi dựng nước thì lấy tên bộ lạc mình đặt tên cho nước vậy. Vậy vị trí bộ lạc Văn Lang ở đâu? Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập I, trang 45 do Uỷ ban khoa học xã học xã hội Việt Nam XB năm 1971 có ghi” ... Lãnh thổ của bộ lạc này-tức Văn Lang trải rộng từ chân núi Ba Vì đến sườn Tam Đảo, có sông Hồng cuộn phù sa chảy xuyên giữa” (Xin chú ý là mấy chữ từ chân núi Ba Vì đến sườn núi Tam Đảo-Nơi quê ta có thể ở trong khu vực này.

Mặt khác theo tạp chí khảo cổ số 7,8 tháng 12 năm 1970, do Viện Khảo cổ học xuất bản, bài I mục đất nước và con người, trong tiểu mục “Đất nước và con người” phần nhỏ nói về “Cương vực nước Văn Lang, trang 47 có ghi”...nứơc Văn Lang hình thành trên lưu vực các sông Hồng, Lô, Đà, Đáy, Cầu, Thương, Tích, sông Cà Lồ ở Bắc Bộ; sông Mã, Chu ở Thanh Hoá; sông Cả, La ở Nghệ An”. Cũng xin lưu ý là ngay đến hai con sông áp sát quê ta là sông Tích và sông Đáy. Sông Tích cách quê ta 3-4 km, sông Đáy cách quê ta 6-7 km đường chim bay. Lưu vực hai sông này xưa kia đã có người ở. Những ngừơi Việt cổ đó chắc chăn có ngừơi quê ta. Đó là một dẫn chứng về địa lý.

Tìm được dấu vết người cổ ở hai bên vên sông Tích và sông Đáy
Lấy ở năm 1989 làm mốc thì trước đó hơn 60 năm ở xóm Đình trên miếng đất nhà cụ Hai-Ngãi ở bây giờ, nhà cụ Hai Túm ở đất ấy lúc đó có sửa chữa lại nhà, đào móng nhà có thấy những mảnh xương ngừơi như đốt xương sống, xương chân tay ... Lúc đó ai cũng nói đây là xương người ngày xưa trên gò Nủ Rùa chết đem chôn trị đó là rìa gò Nủ Rùa. Những mẩu xương đó có thể là xương người thật. Lại theo tạp chí Khảo cổ học số 2, năm 1979 bài: “Cư dân Việt Nam trước, trong và sau thời Hùng Vương”, Trang 12 có ghi: “Đó là quần thể người cổ phát hiện ở di chỉ Vinh Quang, thuộc huyện Hoài Đức, đã được định niên đại tuyệt đối băng phương pháp C.14. là 3045 năm cách đây mốc là năm 1950 với sai số 120 năm”.

Vinh quang là xã Cát-Quế thuộc huyện Hoài Đức ngày nay, cách quê ta 4-5 km đường chim bay, đứng ở gò Mã Lão cũng trông thấy xã Cát-Quế. Đây là dấu vết ngừơi Việt cổ ở ven sông Đáy. Còn ở ven sông Tích gần quê ta hơn thì theo cúôn sách: Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cần Kiệm cũng khẳng định nhân dân xã Cần Kiệm đã thành lập làng từ thời các vua Hùng dựng nước. Như vậy ven sông Tích, Đáy xưa kia đã có người ở thì quê ta ngày xưa kia đã có người ở là điều chắc chắn.

Tìm ra tiếng nói cổ
Danh từ “chạ” là một từ rất cổ của người Việt cổ khi ở chung chạ. Từ chạ này ít nơi có mà chỉ thấy ở quê ta. Tổ tiên ta xưa đã dùng từ này để gọi thôn Thạch bây giờ là Chạ Bé ngày xưa. Xem sách lịch sử Việt Nam ngày xưa gọi làng là “chạ”, làng thì cả, chạ thì bé; chạ là một đơn vị hành chính địa lý cư dân bế hơn làng. Bây giờ ta mới thỉnh thoảng được nghe chèo cổ ra sân khấu hát chiềng làng, chiềng chạ tức là trình làng, trình chạ mà thôi.


Đó là chứng cứ về tiếng nói cổ. Ý kiến thứ hai này thực ra không trái với ý kiến thứ nhất mà chỉ là phát triển thêm ý kiến thứ nhất cho thêm có ý có tình và làm rõ thêm luận điểm quê ta thật là cổ kính mà thôi. Đến đây ta có thể giải đáp rõ ràng, có lý, có tình được câu hỏi quê ta cổ kính như thế nào. Chính vì thế mà ông cha, tổ tiên ta xưa đã viết câu đối cho đời sau: “ức niên văn vật thanh danh địa”- Nghĩa là đất này là đất văn vật có hàng ức năm. Theo: Changson.net





Mộc Chàng Sơn

07:33 | 17/07/2011 Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 30km về phía Tây, thôn Chàng Sơn, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất vốn nổi tiếng với nghề mộc thủ công mỹ nghệ. Những sản phẩm của làng từ lâu đã theo chân khách hàng đi khắp mọi miền đất nước, vượt cả đại dương đến với bạn bè năm châu.

.


Nghệ nhân Nguyễn Tư Viện, làng mộc Chàng SơnHuyền thoại ngày ấy Trong tuyển tập Vang bóng một thời nổi tiếng của mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã dành cho xóm mộc xứ Chàng những dòng như: “Làng Chàng Thôn (tên gọi cũ của Chàng Sơn ngày nay), tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây là một khu trung du mà hai phần ba dân số làm nghề thợ mộc. Cái chàng, cái đục của dân Chàng Thôn không những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng cứ dăm bảy năm một, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến...”

Giai thoại về ngôi làng có nhiều người thợ mộc tài hoa đến mức đích thân thánh Tản Viên (trên đỉnh non Tản) xuống núi mời lên để sửa đình thờ cho mình mà Nguyễn Tuân nhắc đến trong tác phẩm của mình hầu như mọi người con xóm Chàng ai cũng thuộc. Thật hư của giai thoại ấy thế nào không ai rõ nhưng những nghệ nhân cao niên trong làng khẳng định, làng nghề mộc Chàng Sơn đã tồn tại và có tiếng từ thời Hùng Vương dựng nước.


Các đời vua chúa về sau, mỗi khi có công trình xây dựng hay tu sửa cung điện, lăng tẩm, đều triệu những thợ mộc xóm Chàng vào kinh. Chỉ có những người thợ tài hoa, khéo léo và cẩn trọng Chàng Sơn mới có thể tạc nên những hoa văn cầu kỳ, tinh xảo đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của những bậc quân vương sành sỏi và khó tính nhất. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, Chàng Sơn ngày nay vẫn không thiếu những người thợ tài hoa có thể làm nên những công trình đi vào huyền thoại như thế.


Sản phẩm của họ làm ra không còn dành cho những bậc vua chúa mà để bán cho khách thập phương, từ những người bình dân nhất đến những khách hàng sành sỏi nhất. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự trợ giúp của máy móc hiện đại, giờ đây công việc của người thợ mộc Chàng Sơn đã phần nào bớt nặng nhọc hơn, năng suất cao hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sản phẩm mộc xóm Chàng giảm giá trị. Vẫn còn đó những hoa văn, đường nét đục đẽo tinh xảo mà chỉ đôi tay người thợ mới có thể làm ra. Người mua vẫn tìm đến nườm nượp, vẫn say đắm mỗi lần được nhìn, được tiếp xúc và được trở thành chủ nhân của những sản phẩm ấy.


Trăn trở chuyện thương hiệu Trò chuyện với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND xã Chàng Sơn Nguyễn Kim Toàn cho biết, trong tổng số hơn 1.800 hộ với khoảng trên dưới 8.000 nhân khẩu của xã Chàng Sơn hiện nay thì có tới hơn 70% làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó nghề mộc chiếm đa số. Ngày trước nghề mộc chỉ được coi là nghề phụ nhằm giải quyết nhu cầu việc làm và kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Nhưng trên thực tế, với diện tích ruộng bình quân đầu người của xã quá thấp (10 thước/người) thì chính nghề được coi là nghề phụ này lại trở thành nghề chính nuôi sống các gia đình.

Không tính những người vốn lớn, tự đứng ra mở xưởng sản xuất hoặc thành lập công ty môi giới, buôn bán các sản phẩm mộc thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm thì với giá tiền công hiện nay cho một người thợ làm thuê là 100.000 đồng/ngày, trung bình mỗi tháng một người thợ lành nghề cũng có thu nhập 2 - 3 triệu đồng. “Trong tương lai, khi quá trình đô thị hóa về đến Chàng Sơn, sẽ có nhiều diện tích đất nông nghiệp biến thành đất đô thị hoặc khu công nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp của xã đã ít sẽ càng ít hơn. Khi đó những nghề thủ công nghiệp như nghề mộc sẽ có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân”, ông Toàn trăn trở.

Một khó khăn nữa đối với làng mộc Chàng Sơn là mặc dù sản phẩm của làng đã nổi tiếng từ lâu nhưng đến nay chưa có thương hiệu dành cho đồ mộc của làng. Những sản phẩm tinh xảo do đôi tay người thợ xóm Chàng làm ra, ngay sau khi ra khỏi cổng làng, rất có thể nó sẽ mang tên người khác.

Phó chủ tịch UBND xã Chàng Sơn Nguyễn Kim Toàn phân trần: “Trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì thương hiệu là vấn đề cốt tử đối với sự sinh tồn của một làng nghề. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là tình trạng sản xuất trong làng còn phân tán, không có quy hoạch. Phần lớn người dân quen với việc “mạnh ai nấy làm”, tự làm ra sản phẩm và tự tìm mối buôn bán. Chính vì thế, không có một hiệp hội, một tổ chức nào đứng ra đăng ký thương hiệu cho làng. Chúng tôi đang xúc tiến việc này, hy vọng không lâu nữa, sản phẩm gỗ mộc Chàng Sơn sẽ có thương hiệu riêng”. Hồng Quý



Đến thăm nghề quạt làng Chàng (VOV) -

Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà mỗi chiếc quạt Chàng Sơn còn mang trong mình một ý nghĩa triết lý lịch sử lâu bền. Làng Chàng Sơn vốn là một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Dân Chàng Sơn cũng nổi tiếng là dân “bách nghệ” và nghề làm quạt cũng chỉ là một trong những nghề của làng. Người Chàng Sơn thường tranh thủ làm quạt vào những lúc nông nhàn. Trước Tết Âm lịch là mọi thứ đã được mua về sẵn để tiện khi nào rảnh rỗi thì đem ra làm. Nghề làm quạt tuy không quá gian nan, vất vả nhưng lại đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ đến thành kiểu cách vô cùng.




Để có được một chiếc quạt nan như ý, người nghệ nhân phải bỏ rất nhiều công sức để chọn lựa từng ống tre làm nan quạt, từng sợi mây để làm viền và từng thếp giấy để làm cánh quạt. Tre phải dẻo, già có độ tuổi từ 3 năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp. Tre cắt thành ống, cạo tinh xanh, lấy dao tách cật ra, gắn sơn ta vào giữa hai thanh tre.

Sau đó, các thanh tre được bó chặt lại vài tháng, đến khi khô sơn mới vót thành nan quạt. Sợi mây phải óng, mượt, dài để khi đan không phải nối nhiều đoạn lại với nhau. Giấy quạt là loại giấy dó, giấy điệp mua tận Đông Hồ (Bắc Ninh) đem về. Khi vào giấy cho nan quạt phải khéo léo, tỉ mỉ, sao cho giấy không bị nhàu, nếp gấp phẳng, đều, tiện cho công việc vẽ tranh. Khi vẽ, điều khó nhất của người họa sỹ là căn chuẩn nếp gấp giữa các nan quạt.

Phải tính toán kỹ lưỡng sao cho khi hoàn thành, gấp quạt lại không ảnh hưởng đến tranh, các nếp gấp nằm vào đúng khoảng không, không được cắt người hay cắt vật. Nếu trường hợp bắt buộc phải cắt, thì cái tài của người vẽ chính là tạo mối liên kết sao cho người xem không biết vật đó bị cắt nếu không tận tay sờ vào quạt. Khi các công đoạn làm quạt hoàn thiện, người họa sỹ sẽ phủ lên đó một lớp sơn bóng để giữ cho quạt sáng đẹp, bền lâu.

Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà mỗi chiếc quạt Chàng Sơn còn mang trong mình một ý nghĩa triết lý lịch sử lâu bền. Quạt có thể là vật làm duyên trên tay của các cô thiếu nữ, các đức ông trong những dịp đặc biệt, hay những bức tranh nghệ thuật độc đáo treo trên tường để trang trí. Cho dù là treo tường hay cầm tay thì từ chiếc quạt vẫn toát lên một vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ từ những họa tiết, hình ảnh giữa chiếc quạt.

Chiếc quạt càng ấn tượng hơn bởi chất liệu the tơ óng ánh màu hoàng tộc, các vân sáng lung linh tự nhiên hòa quyện với các họa tiết được trạm trổ phía trên. Mỗi hình vẽ trên quạt là tượng trưng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước và cả những tích truyện cổ, tích sử về các vị anh hùng dân tộc…Theo các nghệ nhân làm quạt của làng kể lại, chiếc quạt làng Chàng đã được gắn với rất nhiều câu chuyện cổ tích: ngày xưa có "hội đồng tiên quạt", vì lương duyên nên kết quạt để giải tâm phiền: Có câu thơ xưa để giải thích cho xuất xứ nghề làm quạt the ở làng Chàng Sơn. "Tiên đồng hội quạt, hội đồng tiên, Lương duyên kết quạt, giải tâm phiền. Phiền tâm quạt, tay đưa gióGió đưa tay quạt, hội đồng tiên".

Trong thời buổi hiện đại, quạt máy, điều hòa nhiệt độ ngày càng rẻ và tiện dụng. Quạt giấy Chàng Sơn vẫn có được chỗ đứng trong thị trường trong nước và còn vươn ra cả các thị trường nước ngoài với nhiều loại quạt trang trí nghệ thuật độc đáo. Điều này vừa là sự khẳng định sức sống của một làng nghề truyền thống lâu đời, lại vừa khẳng định sự tồn tại của một nét đẹp mang nhiều mầu sắc lịch sử văn hóa đậm chất nông thôn xưa.

Hình ảnh những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt giấy hay quạt nan dưới bóng cây đa râm mát nơi sân đình, bên hiên nhà hay ở quán trà đầu làng… gợi cho ta liên tưởng đến một làng quê thanh bình, yên ả, thấy lòng mát rượi bởi có chiếc quạt thân quen./




Tre là nguyên liệu để làm nan quạt. Đến làng Chàng Sơn có thể thấy trong làng, ngoài xã đâu cũng có tre, tre ở trên đường làng, tre đang ngâm dưới hồ, tre trong từng gia đình làm nghề truyền thống.
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc đã có 3 đời làm quạt giấy, trong nhà mọi thành vien đều biết là quạt, mỗi người làm một công đoạn khác nhau.



Những chiếc quạt làm từ chất liệu giấy có in hoa văn tranh thủy mặc.


Kiểm tra nan xương quạt sau khi đóng chốt



Phất quạt lụa “công đoạn bồi lụa lên quạt” luôn là công đoạn khó và đòi hỏi những người thợ có kỹ năng tay nghề cao.






Phơi quạt được phất từ giấy bản dọc theo các con ngõ nhỏ trong làng.


Trong một gia đình nhỏ, mẹ làm quạt, con học bài.



Có nhiều gia đình thành lập những xưởng sản xuất lớn, vừa là nơi sản xuất vừa là nơi thu mua lại những sản phẩm từ các hộ gia đình trong làng để đáp ứng nhu cầu của thị trường


Quạt lụa chuẩn bị được giao đến tận cơ sở thu mua.

No comments: