Thursday, October 27, 2016

CÓ MẤY HỒ CHÍ MINH? - TRẦN QUANG HẢI - NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM

VŨ THẾ PHAN * CÓ MẤY HỒ CHÍ MINH?

Có mấy Hồ ông?

NHÓM HÀNH KHẤT * HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO

Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm "Sinh bình Khảo"

Nhóm Hành Khất (Danlambao) - Giáo sư Hồ Tuấn Hùng là tác giả của cuốn "Sinh bình Khảo" ("Khảo cứu về Cuộc đời Hồ Chí Minh") được xuất bản vào năm 2008, vốn đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan. Ông sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, và từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Ông ta đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu nhiều tư liệu khác nhau để hoàn thành tác phẩm mà ông ta đã từng ôm ấp từ lâu mà nó cũng là nguyện vọng của gia tộc được trọng giao lại cho ông ta, nhất là lời trăn trối sau cùng của người cha của ông ta. 
Như Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã bày tỏ trong phần mở đầu, nơi trang 11, như sau: "Nội dung cuốn sách nầy hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người." Rất nhiều lần, từ phần "Thay lời tựa," suốt trong cuốn sách, đây đó, đến phần cuối cùng, tác giả luôn luôn khẳng định là: "Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc." Và cũng như thế, rất nhiều lần ông ta hoàn toàn khẳng định là việc làm nầy của ông ta không phải vì mục đích tìm kiếm danh lợi mà chỉ muốn trả sự thật về cho lịch sử mặc dù nếu xét ra Hồ Chí Minh chính là bác ruột của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng.
A. Về thân thế Hồ Tập Chương:
Nơi trang 53, tác giả Hồ Tuấn Hùng cho biết về thân thế của nhân vật Hồ Tập Chương như sau:
- Sinh năm 1901 (Minh Trị năm thứ 34).
- Cha là Hồ Dần Lượng vốn là tú tài (sinh đồ), mở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân địa phương phục tài xưng là "Thánh nhân" và mẹ là Lý Thị.
- Là người con thứ 7 trong số 10 anh chị em (người anh thứ 3 tên là Hồ Tập Phỉ, người em út là Hồ Tập Dưỡng).
- Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp số 1 Đài Bắc vào năm 1921 trong thời Nhật chiếm đóng Đài Loan.
- Trong khoảng thời gian 1922--1928, ông ta trở về vùng Miêu Lật và mở xưởng nấu rượu và tiệm thuốc Bắc cùng người anh trưởng.
- Kết hôn vào năm 1926 với người địa phương tên là Lâm Quế.
- Có đứa con gái đầu lòng tên là Hồ Tố Mai vào năm 1928 và đứa con trai trưởng là Hồ Thự Quang vào năm 1930 (tính đến năm 2013 là 83 tuổi).
- Tham gia "Tổ chức Lao động Thái Bình Dương" của Cộng sản Quốc tế với bí danh là Hồ Quang vào năm 1929.
- Bị bắt ở Quảng Châu vào năm 1931 và được giải cứu.
- Từ năm 1932--1933, ông ta đến vùng núi Quảng Tây khai thác quặng mỏ và qua Xiêm La hoạt động và mất liên lạc với gia đình.
Và khoảng thời gian quan trọng là thời kỳ sau năm 1933 được tác giả cho biết như sau:
- Khoảng cuối năm 1938 (tháng 11 và 12) làm thông dịch cho quân đội Nhật.
- Khoảng đầu năm 1939, gia nhập Bát lộ Quân và từ đó không liên lạc gì với gia đình.
B. Nhận định sơ lược:
Cùng một mục đích "trả lại sự thật cho lịch sử," Ngô Trọc Lưu vốn là người từng được vinh danh là "Người cha của nền văn nghệ Đài Loan" vào năm 1946 (theo trang p51) cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Nhật với tựa đề "Hồ Chí Minh" được chuyển qua Trung văn là "Đứa con côi châu Á," từng nói: "Cần phải xem việc lẩn tránh sự thật chính là xuyên tạc lịch sử."
Nơi trang 51 cho biết thêm là "Trước đây, Ngô Trọc Lưu và Hồ Tập Chương rất quen biết nhau, sau nầy ông cùng với em trai Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, cháu rể Hồ Tập Chương là La Lộc Xuân có mối quan hệ rất thân mật." Ông ta cũng thừa nhận là:
"Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan" (trang 05).
Qua hàng loạt những sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhiều bằng chứng và dẫn chứng hùng hồn cho kết quả thừa nhận của mình. Và qua đó, tập thơ "Ngục trung Nhật Ký" ("Nhật ký trong Tù") vốn gây nhiều tranh cãi về vấn đề ai là tác giả mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã từng tung ra rất nhiều sách để ca tụng tác giả Hồ Chí Minh, được Giáo sư chứng minh rất cụ thể qua từng ý nghĩa, cũng như nguồn gốc của chữ, cách chơi chữ của một người lão luyện về Hán tự mà một Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành không tài nào có thể có được một kiến thức sâu rộng về Trung văn đến như thế vì không có đủ thời gian tu tập về chữ Hán trước đây hay nói đúng hơn là trình độ Hán văn của Nguyễn Tất Thành chỉ là sơ cấp. Mặc dù sau nầy, Nguyễn Tất Thành được Tăng Tuyết Minh, người vợ Quảng Châu đầu tiên của ông ta, dạy thêm về tiếng Quảng nhưng đó cũng chỉ là văn nói hơn là văn viết.
Tiếng Tàu đơn âm cũng như tiếng Việt, nên học nói rất dễ nhưng học viết lại là một vấn đề khác, mà học cách viết văn, thơ điêu luyện lại càng rắc rối hơn. Cái cách điêu luyện đó, chỉ có những người bản xứ mới hiểu thấu. Và đó là cách nhận định của Giáo sư với tư cách là người cùng địa phương của tác giả "Ngục trung Nhật ký."
Trong khi đó, một Hồ Chí Minh sau năm 1933 đã cố tình tung ra lai lịch "huyền thoại" hầu tự ca tụng và che lấp quá khứ của chính mình trong cuốn sách đầu tay là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1948 và tại Paris năm 1949, và tiếp theo là một cuốn sách khác với nội dung và mục đích như cuốn sách đầu tiên là cuốn "Vừa đi đường Vừa kể chuyện" của tác giả T.Lan (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu vào năm 1950 tại Trung Quốc và trên báo "Nhân dân" của Hà Nội vào năm 1961.
Mặc dù trên khía cạnh chính trị, dường như tác giả cũng có ít nhiều niềm tin vào những người Cộng sản, khi tin rằng Hồ Chí Minh có khuynh hướng dân tộc hơn là Cộng sản và tin tưởng vào những gì mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố về vấn đề "hòa hợp hòa giải" mà không hề đá động gì đến vấn đề cải tạo trừng phạt những quân nhân của Việt Nam Cộng hòa mà qua đó chính là chủ ý của chế độ Cộng sản. Dường như đó là cách mà tác giả cố tình bảo vệ, bào chữa cho Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một người yêu dân tộc, không hẳn là một tay mật vụ của Cộng sản Quốc tế sau nầy. Tác giả cũng quá ngây thơ khi nghĩ rằng, một tay mật vụ Cộng sản Quốc tế khi muốn quay về với dân tộc thì dễ dàng tuyên bố và thoát ra khỏi lưới mật vụ trừng phạt như trường hợp Hồ Chí Minh, trong khi mạng tình báo Trung cộng lúc nào cũng cận kề trong và ngoài nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhận định chi tiết:
Nhằm bổ sung thêm tư liệu "Sinh bình Khảo" của tác giả hầu làm sáng tỏ vấn đề ai là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương, và Hồ Chí Minh; Qua những tài liệu dồi dào hôm nay, người ta có thể ngẫm nghĩ, tự hỏi, và so sánh để tìm ra một lý lẽ thích hợp nhất. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách giấu kín sự thật đến khi họ khó lòng có thể chối bỏ thì tìm cách bào chữa cho hành động của họ hoặc "im lặng" phớt lơ, xem như việc đã rồi (đó là cách mà họ hay sử dụng nhất). Và không những thế, họ xem đó là một thành công về tuyên truyền dù phải xem thường lịch sử, hay phải sửa đổi, thậm chí nếu cần thì xóa bỏ luôn phần đó.
I. Về thể hình:
Về vấn đề nhận diện thể chất của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương, tác giả có nhắc đến vấn đề vành tai trái có vết sẹo của Hồ Tập Chương mà người ta có thể dễ dàng nhận ra trong những bức hình của Hồ Chí Minh sau nầy:
                                       Hình 01                   Hình 02                     Hình 03 
Hình 01: Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 (theo ghi chú dưới hình).
Hình 02: Bức hình nầy theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng có nhiều nghi ngờ. Quả thật, nếu so với hình số 1, nó rất thiếu tự nhiên như là cái đầu được cắm vào (càm nhọn hơn, quay hàm chạy một đường thẳng --lộ hẳn bên ngoài vành khăn, đôi chân mày được tô đậm hơn, hàm răng lộ ra, hai vành mũi nhỏ lại, vần trán cũng bị thu hẹp)
Hình 03: Bức hình nầy theo Giáo sư chính là Hồ Tập Chương lúc còn trẻ. Từ bức hình số 02, vốn bị sữa lại sao cho khuôn mặt ốm đi, qua cách vẽ lại quay hàm, để sao cho có nét gần giống bức hình số 03 nầy. Tuy nhiên, nếu nhìn vành tai trái sẽ thấy sự khác biệt: hình số 03 có trái tai to hơn, và vành tai tròn, rộng hơn.
                                         Hình 04                  Hình 05                   Hình 06
Hình 04: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tour, Pháp vào tháng 12/1920. Bức hình số 03, phần nhiều có nét như bức hình số 05, được xem như là Nguyễn Ái Quốc
Hình 05: Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Bán đảo Đông Dương tại Đại hội Cộng sản Pháp ở Marseilles vào năm 1921
Hình 06: Dù được cho là hình của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1921, nhưng xét ra không có nét của hai bức hình số 04 và 05 vì chân mày trái cong gãy về phía cuối, trong khi bên phải nhô cao hơn (tương tự hình số 03). Phần lớn có nét của hình số 01 là Hồ Tập Chương với cái miệng hơi nhọn nhưng không rộng quá so với hình số 04 và 05.
                                          Hình 07                     Hình 08                   Hình 09
Hình 07: (Sau đại hội ở Moscow, Nguyễn Ái Quốc (theo tác giả nhìn nhận) vào năm 1925, lúc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam). Tuy nhiên, nếu so sánh với bức hình số 08, cho thấy phần lớn có nét giống nhau, nhưng bức hình nầy dường như không có nét nào của người dân quê miền Bắc, vùng Nghệ Tỉnh. Dường như đây lại là một bức hình được chỉnh sữa từ bức hình số 08.
Hình 08: (Nguyễn Ái Quốc??? trong thời gian bị tù ở Hương Cảng được Luật sư Francis (Frank) Henry Loseby biện hộ và bảo vệ cho chuyến trốn thoát đến Moscow vào khoảng năm 1932). Bức hình nầy có nét chân mày trái cong gãy của bức hình số 06, và càm nhọn vì vậy khó chấp nhận là hình của Nguyễn Ái Quốc mà là hình của Hồ Tập Chương cũng bị bắt trong khoảng thời gian nầy.
Hình 09: (Nguyễn Ái Quốc vào năm 1930 trong nhà triển lãm ở Việt Nam. Bức ảnh truyền thần của của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc). Cái miệng rộng ngang và nhất là cái mũi hơi to mang nét đặc trưng của người Nghệ Tỉnh hơn, cũng như chiếc càm khá rộng, có khả năng đúng là hình của Nguyễn Ái Quốc đang mang bệnh lao nặng làm gầy ốm khuôn mặt nhiều trong khoảng thời gian trước vào sau ngày lao tù.
                                        Hình 08b                       Hình 10                    Hình 11
Hình 08b: Bức hình trong nghi vấn nầy lại có nhiều nét giống với bức hình số 10 (tái xuất hiện trong một khoảng thời gian mất tích) và bức hình số 11 (lúc nầy tự xưng là Hồ Chí Minh). Từ chân mày trái cong gãy đến vành tai phải nhọn đầu trong khi vành tai phải cong tròn khác với bức hình số 09 ở trên.
Hình 10: Ảnh Hồ Chí Minh năm 1934 tại Mạc Tư Khoa trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker. (Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, đây là Hồ Tập Chương). Như vậy, chứng minh ngược lại là bức hình số 08 cũng là Hồ Tập Chương.
Hình 11: Tấm ảnh Hồ Chí Minh nầy do Andred Roth chụp đăng trong "Tân Việt Nam" vào năm 1946 tại Việt Bắc. Và từ đây trở về sau, nhân vật chính trong đảng Cộng sản Việt Nam đã thay thế hoàn toàn một Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Tập Chương.
                                             Hình 11b                                      Hình 12
Hình 11b: Bức hình Hồ Tập Chương (tức Hồ Chí Minh) nầy có những nguồn tin khác cho là vào năm 1944 ở Việt Bắc (không phải là 1946).
Hình 12: Theo vi.wikipedia, bức hình Hồ Chí Minh nầy vào năm 1946, sau khi cướp lấy chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim.
                                                  Hình 13                                    Hình 14
Hình 13: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1954, trong thời kỳ thảm sát đẫm máu nhất của công cuộc Cải cách Ruộng đất và bắt đầu cuộc ly hương của những người dân miền Bắc vào Nam theo ký kết hiệp ước giữa hai miền.
Hình 14: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1957, trong thời kỳ chuẩn bị ráo riết những cuộc vận chuyển vũ khí do Liên Xô và Trung cộng cung cấp bằng những con tàu "không số" do Trung cộng chế biến, và bằng những đường rừng núi của "Đường mòn Hồ Chí Minh" để tiến hành cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam lâu dài qua chiêu bài "thống nhất đất nước." Có lẽ, Hồ Tập Chương chỉ được huấn luyện để làm cách mạng Cộng sản hơn là có sự hiểu biết về làm cách nào phát triển đất nước, nên con đường phải đi là quyết chiếm cho bằng được miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Phân chia Genève 1954 để khỏa lấp nền kinh tế đang suy bại khủng khiếp sau công cuộc Cải cách Ruộng đất.
Hình 15
Hình 15: (Ghi chú trong bức hình: "Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm viện "Cải lão hoàn đồng" ở Rumani, tháng 8/1957"). Đây là bằng chứng cho thấy Hồ Tập Chương thường đi ngoại quốc để sửa chữa da mặt, tiêm thuốc căng da.
                                                 Hình 16                                    Hình 17
Hình 16 và 17: Trong cuộc phỏng vấn của một nữ phóng viên Pháp với Hồ Chí Minh vào tháng 6/1964, hai hình ành 16 và 17 có nét rất nhiều của một Hồ Tập Chương, đặc biệt là vành tai trái nhọn và vết cắt bên vành tai phải trên cao --mà lúc trước mật vụ Pháp có thể lầm tưởng giữa giữa Hồ Tập Chương và Nguyễn Ái Quốc vì lúc bắt Nguyễn Ái Quốc lại có giấy tờ của Hồ Tập Chương trong phòng-- mặc dù gương mặt bấy giờ dường như được tiêm thêm thuốc căng da làm cho no đầy hơn.
                                         Hình 18               Hình 19                       Hình 20
Hình 18: Bức hình tuyên truyền lãnh tụ Hồ Chí Minh vào khoảng tháng 9/1963 được tô vẽ thêm từ tóc, chân mày, râu, màu sắc v.v. để trở thành một nhãn hiệu cầu chứng cho đảng Cộng sản Việt Nam. (theo vi.wikipedia, là do nhiếp ảnh gia Lục Văn Tuấn (陸文駿) của "Quảng Đông họa báo")
Hình 19: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1966
Hình 20: Bức hình Hồ Tập Chương trong sân sau biệt thự Bắc Bộ Phủ vào năm 1969
II. Về bút tích: 
Điều trước tiên phải nhắc đến là lá thư xin được học trường Pháp vào năm 1911 của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian theo con tàu buôn Amiral Latouche-Tréville của Pháp làm việc lặt vặt trên đó để được ra nước ngoài.
Hình 01
Hình 01: Cho thấy nét chữ rất cứng và đều đặn, cũng như những chữ nét chữ hoa đầu câu chứng tỏ là một người tài hoa --mặc dù vẫn bị lỗi đôi chút về ngữ Pháp và văn phạm. Vấn đề đặt ra là đó có phải là nét chữ thực sự của Nguyễn Ái Quốc hay anh ta nhờ một ai đó có trình độ hơn trên tàu, viết dùm lá thư? Vì nên nhớ rằng, Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc sau nầy) trải qua không nhiều thời gian để làm quen, nắn nót những mẫu tự La-tinh mà từ lúc bắt đầu đi học là tiếng Hán từ năm 9 tuổi đến 14 tuổi dù chỉ là trong giai đoạn sơ cấp dù có được kèm thêm một ít tiếng Pháp trong những năm về sau trước khi chính thức được xin vào trường Quốc tự Giám, Huế, nhờ danh vị đỗ đạt của người cha, Nguyễn Sinh Sắc, nhưng Nguyễn Tất Thành chưa hẳn là một học sinh thực thụ vì chưa đủ trình độ Pháp ngữ.
Điều đáng chú ý nữa là chữ "Nguyễn" lại viết là "Nguyển" và chữ "quốc ngữ" viết là "quấc ngử"
Hình 02
Hình 02: Đây là bút tích của một thành viên Nguyễn Ái Quốc khác trong nhóm 5 người. Có người cho rằng, có thể là bút tích của Nguyễn An Ninh, người anh đỡ đầu của Nguyễn Tất Thành khi vừa đặt chân lên đất Pháp, cũng là người bị Cộng sản sát hại khi trở về Việt Nam sau nầy. Nhưng xét ra, trong nhóm chỉ có 2 người chưa làm quen nhiều với mẫu tự La-tinh là cụ Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành. Trong lối hành văn xưa, kiến thức về tình hình chính trị, và chữ "Nguyễn Ái Quấc" có thể là bút tích của cụ Phan nhiều hơn (ngày xưa chữ "quấc" dùng cho chữ "quốc" như chữ "quấc hồn" trong bài trên. Mặc dù nét chữ rất yếu, nhưng không sai chính tả của tiếng Việt.
                            Hình 03                                          Hình 04                                          Hình 01b
Hình 03: Bức thư ngắn vốn được gởi cho một người bạn nào đó trong nước Pháp - ám chỉ bằng chữ "đồng bào" - nhằm cảm ơn cho việc nhận được bộ sách Tây Du Ký vào năm 1922, chưa hẳn có khả năng là bút tích của Nguyễn Tất Thành vì chữ ký rất khác và có vẻ được dùng thường xuyên qua nét cong tự nhiên.
Hình 04: Có nhiều khả năng chính là bút tích của Nguyễn Tất Thành vào năm 1923 dưới bí danh là Nguyễn Ái Quốc, gởi thư đi để thanh toàn tiền ai đó đặt mua báo "Người cùng Khổ" ("Le Paria") mà anh ta đang hoạt động trong ban biên tập. Điều đáng chú ý là mẫu tự "d" (như trong chữ "du" tiếng Pháp) được viết theo kiểu Tây phương hơn là cách viết bình thường mà trong bức thư xin đi học không có dùng, và cách viết chữ hoa cũng khác biệt.
                                            Hình 05                                                                      Hình 06
Hình 05: Bức thư kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh vào năm 1946, cho thấy cách viết rất khác biệt cũng như cách dùng chữ Việt rất lạ như chữ "gi" hoặc "d" viết là "z" (thí dụ: "giờ" viết là "zờ"; "dân" viết là "zân"), chữ "ph" viết là "f" (thí dụ: "phải" viết là "fải") và đây đó có khá nhiều lỗi chính tả của tiếng Việt như thể là do một người không thuần túy là gốc Việt. Từ đó có thể hiểu, chính là bút tích của Hồ Tập Chương, một người quen dùng Hán tự, cũng như cách cầm bút khác biệt hơn khi dùng mẫu tự La-tinh nên nét viết yếu hơn nhiều như trường hợp của cụ Phan.
Hình 06: Bức thư ngắn nầy lại có nét viết cứng hơn nhiều, khác xa hình 05, vào năm 1948. Chữ ký cũng khác dù chỉ cách khoảng 2 năm. Mặc dù vẫn dùng cách viết lạ của hình 05 ("gi" viết là "z," v.v.), một vài nét khác biệt rõ hơn (như mẫu tự "v). Điều đáng chú ý là nét cuối của mẫu tự thường được kéo dài lên cao (như mẫu tự "n," "m" v.v.) mà trong hình 05 không có. Cho thấy là không phải cùng một người viết ra.
                                              Hình 07                                                                    Hình 08
Hình 07: Bút tích nầy được cho là của Hồ Chí Minh ghi lại cảm tưởng trong sổ vàng ở điện Kremli trong chuyến thăm Liên Xô vào năm 1955. Cho thấy có nhiều nét gần gũi với hình 05 và 08 hơn là hình 06. Không có những nét cuối đẩy lên cao. Trong phong cách là chủ tịch một nước ghi lại trong sổ vàng nước ngoài thì không bao giờ có chuyện cố tình viết dối (như trường hợp trong hình 05 hoặc 08) để bào chữa cho nét chữ yếu kém, thiếu đều đặn của mình. Điều nầy càng chứng tỏ rằng vì người viết không thuần là người Việt vốn quen sử dụng chữ Việt Nam. Có nghĩa là Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.
Hình 08: Bức thư nầy vào năm 1964 là một chứng minh khác về thân thế Hồ Chí Minh khi nó được viết để cảm ơn kiều bào Lê Đình Cao trước khi trở về miền Bắc đã gởi đi 92 chiếc xe đạp để biếu nhà cầm quyền, cũng như chi phí để xây ngôi trường 4 lớp học.
                          Hình 09                                                                      Hình 10
Hình 09: Bút tích bằng Hán tự của Hồ Chí Minh có vẻ điêu luyện nhiều hơn so với bút tích Việt ngữ
Hình 10: Ngay cả khi đọc sách, Hồ Chí Minh cũng dùng Hán tự để ghi chú. Điều nầy có thể hiểu qua cách cầm bút "trên cao" để dễ dàng vẽ nét Hán tự hơn là dùng để gò nét viết tiếng Việt.
C. Về câu hát Trung Quốc:
Trong khoảng thời gian trở bệnh của Hồ Chí Minh vào năm 1969, một phần nào do ảnh hưởng của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 bị thiệt hại nhiều về quân số và vũ khí nhưng hoàn toàn thất bại nặng nề, sau nhiều lần qua Trung cộng để chạy chữa vẫn không bình phục. Phái đoàn Bác sĩ của Trung cộng được cử qua Hà Nội để giúp đỡ, nhưng đến sáng ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng.
Theo bài viết "Ba lần Bác cười Trước lúc Đi xa" được đăng trên trang mạng qdnd.vn của nhà nước vào ngày 25/01/2010, do Nguyễn Hòa dịch lại từ bài viết của Vương Tinh Minh, là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, vào tháng 8/1969, trong đó có đoạn:
"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo."
Tại sao Hồ Chí Minh là người Việt Nam lại muốn nghe "một câu hát Trung Quốc"? Điều nầy càng chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh thực chất hoàn toàn không phải là người có gốc Việt dù đã ở miền Bắc Việt Nam hoạt động rất lâu. Chỉ được giải thích một cách thỏa đáng trừ khi Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, một lần nữa, ra sức tuyên truyền, thêu dệt thêm câu chuyện tưởng tượng để gây xúc động những người dễ tin, những người từng được nhồi sọ về tư tưởng tôn sùng tuyệt đối nhằm khỏa lấp tất cả sự thật trước mắt, hiển hiện trước họ. Một thí dụ điển hình là bài viết "Tình yêu Bác Hồ dành cho những Khúc dân Ca" trên trang mạng lamdong.gov của Phạm Huỳnh Hoa (tự xưng là người sưu tầm, nhưng không biết ai là tác giả) kể lại một câu chuyện "xạo," không đúng như Vương Tinh Minh thuật lại. Và đồng hợp ca tuyên truyền "xạo" thêm là bài hát "Lời Bác dặn Trước lúc Đi xa" của Trần Hoàn bắt đầu bằng câu: "Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế" nhưng không có ai quanh đó, nên "Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ" mãi đến lần thứ ba "Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, bước vào gần Bác." Chính bài hát nầy dựa trên là nội dung tuyên truyền "xạo" của bài viết nói trên trong mục đích tiếp tục đánh lừa công chúng Việt Nam cho đến nay.
Cũng như ngày Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) mất cũng từng được nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc lúc bấy giờ tuyên bố trước thế giới là ngày 3/09/1969 thay vì là ngày 2/09. Một thí dụ điển hình là trên trang mạng biography.com trong phần "Ho Chi-Minh" vẫn còn bị lầm lẫn khi ghi nhận ngày mất của ông ta là 3/09/1969: "He declared Vietnam’s independence in 1945 and became the first president of the republic in 1954. He died on September 3, 1969, in Hanoi, Vietnam." [Ông ta tuyên bố nền độc lập của Việt Nam vào năm 1945 và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nền Cộng hòa vào năm 1954. Ông ta mất vào ngày 3 tháng Chín năm 1969, ở Hà Nội, Việt Nam.]
Và nơi trang 171, về "Di chúc" của Hồ Chí Minh có đoạn: "... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác..." Có phải chăng câu "các vị cách mạng đàn anh khác" là ẩn ý của Hồ Tập Chương muốn trở về cùng với mẫu quốc, Chủ tịch Mao, của ông ta? Mà đáng lý ra, một Hồ Chí Minh gốc Việt sẽ không nghĩ như thế, vì ông ta dù sao cũng không thể nào không biết đến tổ tiên, dòng họ của mình, là điều tối thiểu, hoặc dòng giống Việt Nam. Dù mang nặng tinh thần Cộng sản Quốc tế đến như thế nào, Hồ Tập Chương vẫn yêu mến dân tộc của riêng mình hơn. Đó là điều hiển nhiên mà một Hồ Chí Minh, hay bất kỳ nhân vật Cộng sản nào cũng thừa biết rằng không ai không yêu dân tộc mình hơn bằng chính giống nòi mình. Vì đó là cứu cánh của cuộc sống mình mà trong đó chứa đầy những thâm tình, thân thuộc.
D. Thay lời kết:
Người ta thường nghĩ rằng chỉ có người ngoại tộc mới ra tay tàn ác với người bản xứ. Điều nầy quả không sai. Và càng đúng hơn khi ý niệm đó được thúc đẩy mạnh bạo hơn bởi chủ thuyết Cộng sản: phân biệt giai cấp. Và mục đích phân biệt giai cấp là nhằm tiêu diệt hoàn toàn giai cấp có kiến thức nhưng bất phục Cộng sản. Mặc dù những người Cộng sản luôn hô hào thế giới đại đồng vô sản, vô giai cấp, nhưng ngược lại, họ luôn luôn gây sự phân biệt giai cấp tiềm tàn trong mọi lãnh vực nhằm mục đích thao túng quyền lực độc tài nắm giữ được tất cả mọi người.
Điều nầy được chứng minh qua nhân vật Hồ Chí Minh, một Hồ Tập Chương luôn đặt vấn đề dân tộc của riêng mình trên hết nên ông ta dấn thân mình thực hiện cho bằng được mục đích lợi ích lâu dài cho riêng dân tộc mình là Trung Quốc, mặc dù ông ta là người Đài Loan nhưng vẫn hướng lòng về một Trung Quốc Cộng sản hơn. Ông ta không những thảm sát không nương tay những người đồng chí thân thiết của Hồ Chủ tịch trong công cuộc Cải cách Ruộng đất, kéo dài chiến tranh Bắc-Nam Việt Nam mà không cần thương tiếc sinh linh. Tất cả không ngoài mục đích cuối cùng là dâng lên mẫu quốc một nước An Nam thuần phục và cũng là một nước có nhiều đại thù trong lịch sử với Trung quốc.
Hồ Tập Chương đã thực sự thành công trọn vẹn vai trò được giao phó bởi Trung cộng. Ông ta đáng là một vị anh hùng, chỉ đứng sau họ Mao, trong phần ghi công vinh danh. Và có lẽ, đã đến lúc Trung cộng cần phải tuyên bố công trạng của Hồ Chí Minh và cũng không nhất thiết trả về sự thật của lịch sử. Vì lịch sử có được chính là do mỗi người dân đương thời góp phần tạo nên trong cuộc sống hàng ngày dù là vô tình hay hữu ý. Những kẻ hèn nhát không dám nhìn sâu vào gương lịch sử là những kẻ luôn chối biến vai trò của mình để đùn lại cho kẻ khác, luôn luôn nói rằng: "Hãy để cho lịch sử phán xét. Việc nầy chẳng dính dáng đến tôi." Đây chính là một thái độ của kẻ "thất phu" dù là người có văn hóa cao. Vì theo như câu nói đó, vậy cái gì là lịch sử? Lịch sử dân tộc được tạo nên từ hòn đá, cây cỏ? Và hôm nay, người đang sống trong xã hội, sẽ không trở thành lịch sử? Lịch sử là một cái gì quái dị, cấm kỵ trong chế độ Cộng sản đến nỗi người đương thời nghe nói đến là phải chối bỏ ngay mình đang là một thành phần cũng tạo nên nó? Nói như trên, có nghĩa là tổ tiên của anh ta không có mặt trong lịch sử, và hôm nay anh ta cũng muốn biến mất luôn khỏi nó sau nầy!
Cũng như nơi trang 181, tác giả ghi lại lời nói của một du học sinh Việt Nam có trình độ đại học ở Đài Loan khi được hỏi cảm nghĩ thế nào về tin tức Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương: "... Còn chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay Đài Loan hãy để cho lịch sử phán xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc nầy không phải là quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ tươi sáng trong tương lai." Anh chàng đó chỉ thấy cái "tiền đồ" mà không nghĩ rằng cài "tiền đồ" tự nó cũng sẽ trở thành "lịch sử." Anh ta không dám nhìn nhận lịch sử giống như một người xây nhà không dám nện mạnh cho nền đất cứng hơn vì e ngại khoảnh đất đó sẽ bị lún xuống. Nhưng sau khi xây dựng căn nhà trên nền đất "mềm" đó, anh ta có bảo đảm được cái "tiền đồ" tươi sáng nào đó không? Hay bất chợt, nó sẽ chôn vùi chính anh ta trong lúc còn "mê ngủ" theo cái "tiền đồ" hắc ám đó. Hay nên nói thẳng hơn là anh ta cố gắng học để mong chiếm lấy một địa vị nào đó trong xã hội vì cái "tiền đồ tươi sáng của chính mình" hơn là mượn câu nói thuộc lòng là "xây dựng đất nước" mà chẳng cần biết nền móng vững chắc hay không. Anh ta chính là một kẻ thời cơ mà thời đại nào cũng không thiếu!
Cuối cùng, xin mượn câu viết của tác giả Hồ Tuấn Hùng để đúc kết: "Bỏ đi những phán xét của công chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam mới chính là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân tộc và sự tôn nghiêm của ông ta."
Chia sẻ bài viết:

Sunday, September 8, 2013

BBC * HỘI NGHỊ TRUNG ƯONG VIII


Trang Chủ

Hội nghị Trung ương 8 có gì đáng lưu ý?

BBC – thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

Đảng cộng sản VN
Dàn xếp nhân sự cao cấp của Đảng có thể tới 2015 sẽ rõ hơn, theo quan sát trong nước
Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp nhóm họp trong tháng 10 có thể xem xét một số nội dung từ nhân sự tới chống tham nhũng, và lắng nghe báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm và chủ đề sửa đổi Hiến pháp, theo ý kiến quan sát từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 07/9 từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng Chính phủ, cho hay đây là một hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ của BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Trước khi diễn ra Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cử 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: “Tôi nghĩ 7 đoàn này sẽ có báo cáo với Bộ chính trị và Bộ chính trị sẽ báo cáo ra Hội nghị Trung ương, tiếp theo những nỗ lực mà ông Tổng Bí thư đã có về chấn chỉnh Đảng, về chống tham nhũng, tiêu cực.”
Về vấn đề nhân sự, gần đây, Đảng đã có điều động nhân sự cao cấp qua việc Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân được điều nắm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và trước đó đã có kiện toàn bộ máy nhân sự với các Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận tiếp: “Tôi nghĩ Hội nghị Trung ương có lẽ sẽ có một số quyết định về mặt nhân sự, chí ít là với ông Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân đã được cử sang làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc.
“Chắc ông không thể nào kiêm nhiệm chức Phó Thủ tướng.”
Một nguồn khác giấu tên nói với BBC rằng hội nghị tháng 10 sẽ bàn khung nhân sự cấp Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị khóa tới.
Khung nhân sự tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng sẽ được bàn luận.
‘Hiến pháp trình Đảng’
Tin cho hay từ ngày 9-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam sẽ nhóm họp để bàn thảo, xử lý, xem xét một số dự án sửa đổi, bổ sung luật.
Hôm thứ Bảy, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, đã họp và công bố vào tháng 10/2013, Quốc hội sẽ họp và thông qua Hiến pháp sửa đổi, bổ sung.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận: “Bản sửa đổi bổ sung đó, như ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói, sẽ trình ra Hội nghị Trung ương.
“Hội nghị Trung ương sẽ có một cuộc thảo luận và sẽ có ý kiến về dự thảo Hiến pháp này.”
Cũng từ Hà Nội, hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng Hội nghị trung ương 8 sẽ có hai nội dung đáng quan tâm.
Theo nhà quan sát này, đó là chỉ đạo thông qua Hiến pháp sửa đổi và xử lý các vấn đề nội bộ của Đảng, bao gồm vấn đề nhân sự cấp cao, chống tham nhũng.
Tiến sỹ Quang A nói: “Thứ nhất là vấn đề Hiến pháp, vì đến tháng 10, Quốc hội họp, dự kiến là thông qua.
“Và thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản cũng quyết, sau đó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay đi.”


‘Nhân sự nội bộ’


Lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam

Hiến pháp sửa đổi, nhân sự nội bộ được cho là những chủ đề và nội dung được bàn tại Hội nghị TƯ8 của Đảng
Về nội dung nội bộ của Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện Chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể), nói:
“Có lẽ vấn đề thứ hai là vấn đề mà ông Tổng Bí thư đã nói rất nhiều lần là vấn đề nội bộ của Trung ương (Đảng) chuẩn bị cho nhân sự.”


Còn một nội dung nữa là bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng như ở Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, nhưng theo Tiến sỹ Quang A, hiện chưa rõ vấn đề này còn được nhắc lại hay đặt ra nữa hay không ở Hội nghị 8.


Về vấn đề nhân sự cao cấp của Đảng, TS Quang A cho rằng có thể phải đợi đến năm 2015 mới rõ ràng.
Ông nói: “Bây giờ mới đang là chuẩn bị, đến năm 2015, nó mới nổi lên. Thực sự ở Việt Nam không có một kế hoạch như bên Trung Quốc chẳng hạn. Nhiều năm trước ở Trung Quốc, người ta biết ông Tập Cận Bình sẽ lên thay. Ở Việt Nam, hầu như không có cái đấy và đến phút thứ 89, có khi vẫn còn bất ngờ.”
Trước đó, hồi tháng Năm đã diễn ra Hội nghị Trung ương 7 của Đảng.
Hội nghị này bầu bổ sung vào Bộ chính trị hai tân Ủy viên là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân.
Tại Hội nghị 7, hai phương án nhân sự được cho là được ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu, đề cử vào Bộ chính trị là các ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng, đều không hội đủ phiếu bầu để trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.
*****

VŨ HOÀNG RFA * NGHỆ THUẬT ĐÀN MÔI

GS-TS Trần Quang Hải và nghệ thuật đàn môi

Vũ Hoàng - RFA
2013-09-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
mouth-organ
Hai cô gái người Mong với đàn môi
Courtesy voworld.vn photo
Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn giáo sư đã dành thời gian cho chương trình âm nhạc cuối tuần hôm nay. Thưa ông, chúng tôi được biết là ông mới trở về từ hội nghị quốc tế về nhạc dân tộc và ở đây, ông đã một lần nữa giới thiệu đến bè bạn quốc tế về nghệ thuật đàn môi. Hôm nay, qua làn sóng của đài RFA, xin nhạc sĩ giới thiệu lại về môn nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam được không ạ?
GS-TS Trần Quang Hải: Một trong những cây đàn độc đáo nhất của Việt Nam là cây đàn môi, cây đàn môi ít có ai để ý đến lắm, vì đó là cây đàn của người dân tộc Mông. Người Mông có thể tìm thấy ở vùng Sa Pa hoặc phía Bắc của Việt Nam. Ngoài ra, những dân tộc khác hoặc người Gia Rai, Bana… ở Tây Nguyên cũng có cây đàn môi. Việt Nam là xứ duy nhất có đến 10 loại đàn môi khác nhau.
...khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.
GS-TS Trần Quang Hải
Chú là người đầu tiên phát hiện ra sự phong phú đó và đã nói trên khắp thế giới từ 45 năm nay và cho đến bây giờ cây đàn môi được thế giới nhìn nhận là cây đàn của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ Trần Quang Hải, ông vừa nhắc tới có 10 loại đàn môi khác nhau, sự giống và khác nhau của các loại đàn môi ở các khu vực như thế nào thưa ông?
GS-TS Trần Quang Hải: Thứ nhất, đa số cây đàn môi của Việt Nam là cây đàn môi chỉ có thân đàn và lưỡi gà là cùng kim loại hoặc loại tre chứ không phải bằng hai thành phần khác nhau như các cây đàn môi bên Âu Châu. Cây đàn môi của Việt Nam, người Mông dùng để tỏ tình giữa đôi trai gái, người con trai khi gặp người con gái sẽ nói chuyện với nhau qua đàn môi mà không cần phải tỏ bằng lời. Thành ra khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.
Chính cây đàn môi là cây đàn có thể dùng nói chuyện, tôi dùng ý để nói chuyện đó phát triển bên Âu Châu này, dùng cây đàn môi để trị bệnh cho những người bị đứt dây thanh quản để có thể nói chuyện được.
Cây đàn môi của người Tây Nguyên làm bằng tre, cây đàn nào cũng có một lưỡi gà ở chính giữa, một cái khung để vào trong miệng, cái miệng trở thành một loại phát thanh để âm thanh được lớn hơn. Thí dụ, tôi lấy một cây đàn môi của người Gia Rai, tức là một khúc tre thì âm thanh không rung động bằng đàn kim loại của người Mông hay một vài sắc tộc khác ở miền Bắc. Đây là đàn môi của người Gia Rai, âm thanh làm bằng tre nên không rung động nhiều… mình có thể thay đổi
tran-quang-hai
GS-TS Trần Quang Hải, nhà dân tộc nhạc Việt Nam - courtesy honque.com photo
miệng oa oa oa… bây giờ làm ra những cao độ khác nhau, có thể đánh thành những bài bản từng tưng tưng… Đó là những âm thanh nói chung, bây giờ mình có thể làm ra những âm giai ngũ cung, tức là mình đánh ra thành 5 nốt khác nhau… trong khi đó, đàn của người Mông đánh ra với âm thanh kéo dài hơn… từ cây đàn đó, mình có thể đánh ra điệu xòe Thái… Đó là hai loại đàn khác nhau bằng kim loại và bằng tre.
Vũ Hoàng: Vâng cám ơn nhạc sĩ Trần Quang Hải, Vũ Hoàng được nghe thấy rất thú vị khi được chính nhạc sĩ biểu diễn qua làn sóng của đài. Vâng, như nhạc sĩ vừa nói, những đôi trai gái sử dụng đàn môi để tỏ tình, người dân tộc còn sử dụng đàn môi trong những dịp nào khác không ạ?
GS-TS Trần Quang Hải: Đàn môi còn dùng để đệm cho những điệu vũ dân tộc, đánh cây đàn môi cộng chung với cây khèn hay đệm cho những bài hát nói về tình yêu. Cây đàn môi này, tôi dùng nhiều cho vấn đề tiết tấu, tạo ra những âm thanh rất lạ, tạo thành những âm thanh gọi là âm thanh điện tử, mà có thể cho nghe được rất nhiều loại, dùng trong thể loại techno ở bên Âu Châu này. Tôi đã biểu diễn với một cây đàn môi rất bình thường của Việt Nam, nhưng chúng ta có thể tạo ra những âm thanh điện tử không cần máy móc tối tân. Bây giờ là âm thanh điện tử của những cây đàn môi… và những âm thanh tùy hứng trong một đoạn ngắn.
Vũ Hoàng: Rất tuyệt vời thưa nhạc sĩ Trần Quang Hải, thưa ông như ông trình bày lúc ban đầu là trong một thời gian rất dài, ông đã đi quảng bá để thế giới được biết đến nghệ thuật đàn môi của Việt Nam mình, thì có khó khăn hay trở ngại nào ông gặp phải khi bảo tồn loại hình nghệ thuật này của dân tộc Việt Nam?


GS-TS Trần Quang Hải: Thứ nhất, người mình không làm những cây đàn tinh vi, chỉ làm một cách thô sơ, thành ra khi đàn lên, chỉ trong một thời gian ngắn là đàn bị gãy. Kim loại không phải là một chất được pha trộn đàng hoàng, cho nên những cây đàn môi trông rất xinh đẹp nhưng khi đánh được 15-20 phút, một hồi bị gãy hết. Bây giờ tôi đề nghị nói với những nhà nghiên cứu tìm cách pha trộn một số kim loại bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng hay bằng thau… hoặc những loại gì khác có thể pha trộn để làm cho cái lưỡi gà được rung động lâu hơn và cứng hơn nhiều để mình có thể chơi được nhiều loại nhạc mà không sợ bị gãy. Người Việt Nam không phải tạo những cây đàn kéo dài lâu năm, mà chỉ là những cây đàn chơi trong khoảnh khắc, trong một buổi lễ, rồi sau đó mình vứt đi. Những cây đàn Việt Nam có trở ngại là không giống những cây đàn bên Âu Châu là có thể kéo dài đến 100 – 200 năm.
Nhưng đó không phải là vấn đề cốt yếu bởi vì mình càng để phát triển cây đàn thì mình tạo cho những người chơi nhạc phải tìm cách sáng tạo ra. Khi cây đàn gẫy, mình làm ra cây đàn khác, chính vì vậy tạo ra điều kiện để làm ra những cây đàn môi càng ngày càng tinh vi hơn, càng ngày càng đẹp hơn, và mỗi một người nhạc sĩ sẽ tìm cách chế ra một cây đàn có hình thù đặc biệt và có một màu sắc khác hơn người khác, thành ra có sự tranh đua liên tục trong vấn đề sáng tạo nhạc cụ, như vậy, vừa có điểm lợi và có trở ngại như tôi vừa trình bày.
Vũ Hoàng: Xin chân thành cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/professor-tran-quang-hai-and-vietnamese-jew-s-harp-09082013090803.html

SONG CHI * NGHỊCH LÝ NGHỀ NGHIỆP

ANDRÉ MENRAS * ÁNH SÁNG TRẮNG?

08/09/2013


Không trộn bảy sắc cầu vồng, lấy đâu ra ánh sáng trắng cho mọi người!

André Menras Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
Tôi không phải là cái người mang tên Amari TX, cái ông công dân ma của nước Mỹ, người nói tiếng Việt nhem nhẻm đến độ có thể làm ông bà nào thuộc loại đỏ nhất của báo Sài Gòn Giải Phóng cũng phải đỏ mặt thèm thuồng. Vậy nên tôi đề nghị các bạn mình ở trang Bauxite Việt Nam hễ định cho tôi lên tiếng thì hãy thứ lỗi cho tôi vì công việc dịch thuật vất vả này. Nhưng tôi biết rằng các bạn thấu hiểu tình cảnh khốn khó của tôi, một công dân nước Việt mà lại nghèo nàn thảm hại vốn tiếng Việt, ấy vậy nhưng công dân ấy lại có nhiệm vụ phải tham gia vào công cuộc tranh luận dân chủ hiện thời. 

Tôi không thay đổi: «họ» thay đổi
Mào đầu cho bài viết dài mà không hề lạc đề này, tôi tự cho phép chia sẻ với bạn đọc một đôi ba điều suy tư. Mấy hôm trước đây, trong khi theo dõi hết sức chăm chú những bài viết đóng góp vào cuộc thảo luận ầm ào gây ra bởi bản tuyên bố của của bạn tôi là anh Lê Hiếu Đằng, tôi phát hiện thấy trên trang Bauxite Việt Nam một lá thư ngắn của cô Đỗ Thị Minh Hạnh - tù nhân chính trị của chế độ hiện thời.
 Lá thư ngắn gọn giản dị, đầy kiềm chế và mang đậm cái chất thanh thản của những con người mà sự bất công, những trận đòn, những sự nhục mạ và cảnh biệt giam đã rèn đúc cho có được một cái mai che chắn tinh thần không sao phá vỡ nổi, một nghị lực, một ý chí quyết tâm và một sự sáng suốt không gì lay chuyển nổi. Càng đọc những hàng chữ viết đều hàng với những con chữ thật đẹp của người nữ học sinh chăm ngoan này, những hàng chữ không một lần tẩy xóa, tôi bỗng nghĩ đến những lá thư tôi viết trong bóng tối nhà giam AB4 thuộc «Trung Tâm Cải Huấn» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Chí Hòa tại Sài Gòn cách đây 40 năm. Được bí mật chuyển ra khỏi nhà tù như là những hành động phản kháng, những lá thư này của tôi cũng mang nội dung tương tự như thư của cô Hạnh. 
Khi đó, những lá thư này của tôi đã được cơ quan trung ương Đảng CS Pháp công bố [1] cái Đảng ngày nay khá kín tiếng ấy. Những lá thư đó nói về những vụ chuyển tù nhân bất ngờ từ nhà tù này qua nhà tù khác để gia đình họ bị mất dấu vết và cắt liên hệ của các tù nhân đó với những tù nhân khác, nói về những vụ đánh đập như mưa lên những tù nhân thuộc hạng dũng cảm hơn cả và bị cách ly song vẫn từ chối hợp tác với chính quyền, những kẻ «ngoan cố» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND), nói về những người tù không chịu chào cờ, không chịu đi làm … Những lá thư này nói về việc dùng tù hình sự để đàn áp tù chính trị, nói về những bệnh không được chữa chạy đối với những tù nhân biệt giam, nói về tình đoàn kết và giúp đỡ nhau của các tù chính trị… 
Những lá thư này nói về quyết tâm của chúng tôi không chịu khuất phục, quyết ngẩng cao đầu. Các bạn «tà ru» [2] ơi, các bạn vẫn còn nhớ chứ? Các bạn còn nhớ những bài hát đã cất lên, «Giải phóng miền nam», «Kết đoàn» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)… giữa khói lựu đạn cay, khi bị bọn «cảnh sát dã chiến» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) đánh đập khi bị đày ra Côn Đảo? «Vận nước đã đến rồi, Bình minh chiếu khắp nơi… Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời»… «…Trong ánh dương xây đời mới trong dân chủ mới» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). 
Dưới ánh sáng của những vụ bắt bớ, những vụ giam cầm các công dân hiền hòa dũng cảm và có trách nhiệm, qua những cách đối xử bất nhân đối với nhiều anh chị em nhân danh cái chế độ mà chính chúng ta đã góp phần xây dựng, những lời lẽ này như từ quá khứ vang dội về và ngày lại ngày khiến tôi bị ám ảnh. Phải chăng đó là cái «Bình minh» và cái «ánh dương» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) mà những cuộc đấu tranh ấy từng kêu gọi sự tự nguyện của chúng ta? Phải chăng đó là cái «dân chủ mới» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) mà chúng ta từng mơ tưởng? Phải chăng đó là kết quả của cái «Đoàn kết» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND), cả cộng sản và không cộng sản hòa trộn với nhau đã khiến bọn cai ngục của chúng ta khiếp hãi? 
Các bạn ơi, hãy nói với tôi đi rằng tôi đang gặp ác mộng, rằng những điều đó không có thực. Hãy nói đi, bảo tôi rằng những giá trị được chúng ta giương cao đã không bị tước bỏ, bị phản bội, bị bôi nhọ như vậy. Hẳn nhiên là sẽ không trung thực nếu so sánh con số tù chính trị thời đó với thời nay (ở miền Nam là hơn 200.000 trước năm 1975). Cũng sẽ không trung thực nếu so sánh các điều kiện giam cầm (tra tấn đánh đập hàng ngày, chuồng cọp, bắn bỏ và thủ tiêu mất tích…). Những ai coi ngày nay hệt như ngày trước là không trung thực và có ý đồ xấu.
 Nhưng ta cũng phải thừa nhận rằng có những yếu tố của chế độ hiện thời đang đi theo hướng cái triền dốc tụt đó trong bối cảnh quốc gia và quốc tế với những phương tiện thông tin đã ngăn chặn họ đi hết con đường mang những ý đồ đen tối của họ. Những cuộc tuyệt thực, những lá thư tuồn ra khỏi nhà tù (Xuân Lộc và các nơi khác), những bằng chứng của các gia đình, đều cho thấy rất rõ rằng hiện tượng kia còn xa mới là hiện tượng riêng lẻ trong một xã hội được điều hành một mình một cõi bởi Đảng cộng sản Việt Nam trong cái nước cộng hòa «xã hội chủ nghĩa» Việt Nam mà tôi là công dân. Tôi những mong nhắc lại đây một sự thật đã được Lịch Sử dạy cho và hiếm khi thấy sự thật ấy được thanh minh: các nhà tù chính trị là căn bệnh của một chế độ đang hết thời, và những cội rễ của một xã hội mới được ra đời chính trong các nhà tù đó.
Tôi không phản bội: tôi bị bội phản
Chỉ từ một góc nhìn đó thôi, chỉ bằng một tình hình giam giữ tù chính trị như thế thôi, đã đủ để hoàn toàn biện minh cho cuộc tham gia hiện thời của tôi vào cuộc tranh luận về dân chủ và về tính chính danh của Đảng cộng sản trong tư thế kẻ duy nhất quyết định số phận của đất nước. Cách nay hơn ba năm, tôi có khiêm nhường tham gia vào cuộc tranh luận này mà không tránh né đưa ra vài ba ý tưởng mang tính công dân công bố trên Bauxite Việt Nam [3, 4, 5, 6]. Giờ đây, tôi vẫn giữ nguyên những gì là căn bản tôi đã nói khi đó. 
Đúng là cái Đảng cộng sản mà tôi chiêm ngưỡng đã làm tôi thất vọng đau đớn đến vô cùng. Khi nói điều này, không phải tôi đã phản bội những người cộng sản, chính họ đã phản bội lại tôi. Và tôi nói ra điều đó với nỗi đớn đau và vô cùng tiếc rẻ. Tôi nói về Đảng cộng sản Pháp mà tôi đã tham gia vì nó đấu tranh chống chế độ thuộc địa và chống chủ nghĩa phát xít, vì nó chiến đấu không nghiêng ngả sát cánh với nhân dân Việt Nam. Tôi cũng nói về Đảng cộng sản Việt Nam mà tôi chưa bao giờ tham gia song lại vô cùng chiêm ngưỡng. 
Chế độ tập trung đến tuyệt đối đang nghiền nát nền dân chủ, chân lý mang duy nhất một gương mặt được người ta chưng cất cho cả những người «lãnh đạo» lẫn những công dân bình thường, những cuộc đấu đá nội bộ, cái lối vào Đảng chỉ để kiếm chác, tính không khoan dung, thói nghi ngờ nhau, lối nói năng suy nghĩ thô thiển xơ cứng, sự thiếu năng lực, lối giữ im lặng vào hùa với những tội ác phản lại chính cái hệ ý thức được tuyên ngôn to tát hoặc có khả năng làm suy yếu «tính Đảng», sự từ bỏ trong thực tế những giá trị của những thay đổi xã hội vừa mới nhen, tất cả những thứ đó đã khiến tôi xa cách với Đảng cộng sản Pháp. 
Tất cả những điều này hội lại, thêm vào đó là sự bạo hành ngày một gia tăng nhằm giết chết nền tự do để «xử lý» những cuộc phản đối hoặc những đối kháng hòa bình, sự không có khả năng bảo vệ độc lập quốc gia và bảo vệ các công dân ngư dân chống lại bọn xâm lược Tàu, tệ tham nhũng có hệ thống bắt rễ vào cấp cao nhất, sự phản bội những hy sinh đã qua và sự đàn áp bằng bạo lực những người chống đối, tất cả những điều này đã khiến tôi xa cách với Đảng cộng sản Việt Nam đang ngoan cố đi theo một con đường đáng lo ngại phản lại dân tộc, phản lại dân chủ, cực kỳ tư bản chủ nghĩa, theo đuôi Bắc Kinh. 
Nói như vậy song tôi vẫn giữ lại trong hai đảng này những người bạn chân chính, những chiến sĩ tranh đấu chân tình «cộng sản nhưng mà tốt», vô số bè bạn mà tôi kính trọng, và với một số người, thì tôi hoàn toàn yêu thương. Với tư cách một người bạn thực thụ, tôi không bao giờ che giấu họ những gì tôi nghĩ trong lòng: chế độ hiện thời của Việt Nam đang đi theo con đường độc tài bạo lực, được khuyến khích và được củng cố bởi một chiếc răng phương Bắc lạnh lẽo đang sợ cái môi mở ra. Ta chỉ còn con đường đứng lên chống lại cái khuynh hướng chỉ dẫn dắt tới hoang tàn và chết chóc đó. Vâng, các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đã đúng, những người bạn cộng sản thất vọng ấy, những con người đã bị bộ máy của họ làm cho thành vô hiệu, các anh hẳn sẽ hoàn toàn có chỗ đứng trong một Đảng khác – bất kể tên đảng đó là đảng gì – hoặc trong một mặt trận của công dân đấu tranh đòi thay đổi. 
Thế nhưng, muốn xây dựng các công cụ chính trị nhằm thay đổi xã hội ấy, cần tránh không bị rơi vào chế độ một vị thần, cần phải chứng tỏ là có sự thăng bằng và biết phân biệt. Nói ngắn gọn: cần biết hồ nghi các mô hình có sẵn.
Lóng lánh chưa chắc đã là vàng
Tôi muốn nói lại lần nữa cùng các bạn mình những người đang lấy roi vụt ông Marx hoặc, khi có dịp, thì đối xử với ông như với một ông già lẩm cẩm nói năng những điều cũ mèm, (tôi muốn nói rằng) tệ nạn bóc lột, ở bất cứ đâu, nhất hạng là ở các xã hội phương Tây, đối với một số lượng người đau khổ ngày càng gia tăng, là điều không thể chấp nhận nổi nữa, không còn là điều đạo đức nữa, không còn thơm tho gì nữa. Tuy nhiên, nhìn từ bên ngoài và nhìn bằng con mắt những ai chưa từng bị nạn bóc lột đó dập vùi, với những ai vẫn còn có phương tiện sinh sống phần nào trong phẩm giá, thì sự bóc lột đó có vẻ như vẫn còn «dịu hơn», «dân chủ hơn». 
Xin đừng bao giờ quên rằng trong các xã hội tật bệnh của một chủ nghĩa tư bản ăn không biết no biết chán này, nếu như tất cả của cải dường như là trong tầm tay của vô số người càng ngày càng nhiều trên đường phố của Hy Lạp, của Tây Ban Nha, của Italia, của Pháp, của Hoa Kỳ…, thì những của cải ấy liền biến mất ngay khi ta chìa tay ra định nhặt, chúng nằm đó mà tay ta không sao với tới, như một trò khiêu khích không sao chịu nổi, như cái cánh mũi trơ tráo bên kia lớp kính. Chưa từng khi nào ta thấy như ngày nay vô vàn con người hoang mang bị hạ nhục và bị vứt ra vỉa hè sống cuộc đời ăn nhờ từ thiện hoặc nhờ bới các sọt rác …
 Khi phát triển mạnh nỗi tuyệt vọng và đắng cay vì bị xã hội vứt bỏ, khi nạn phân biệt chủng tộc và tội phạm gia tăng, khi có ngày càng nhiều nạn tự vẫn khi đang lao động vì xí nghiệp và hãng buôn đóng cửa, khi những tiếng súng nổ vang tại các nơi cấp cứu của bệnh viện do thiếu giường nằm và thiếu nhân viên đón tiếp những người bệnh tuyệt vọng, khi có nhiều triệu người lao động sống dưới ngưỡng nghèo túng tối thiểu, khi tỷ lệ thất nghiệp bốc cao, khi con người chết vào mùa đông lúc đi tìm hơi ấm ở nơi cửa cống vì không nhà ở...
Khi những người giàu được vỗ béo vì cảnh khủng hoảng lại vẫn luôn luôn giàu phất mãi lên, và khi người nghèo luôn luôn càng ngày càng nghèo hơn. Khi tại một trong những xứ sở «dân chủ» kia, vị tổng thống nước cộng hòa, chẳng thèm hỏi ý kiến cái đa số đã bầu ông lên để củng cố hòa bình, dân chủ và thế quyền, chỉ một mình ông ta ra quyết định trút bom lên nhân dân Syrie đã cạn kiệt máu, gián tiếp nối tay cho những người Hồi giáo cực đoan đang muốn thế chỗ tên độc tài Assad. Làm ơn đừng khoe khoang với tôi về những mô hình đó
Cho dù thật là điều đáng tiếc phải nói hết ra, song đó là thực tại, dù thực tại đó không làm vừa lòng những ai đang lấy roi vụt ông Marx. Cuộc cướp phá tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa mà ông Marx đã mô tả với tầm nhìn đúng đắn từ bao lâu rồi, về giai đoạn sức mạnh của tất cả các nhà ngân hàng lưu manh đang làm giàu với sự trụ đỡ của các Nhà nước sẵn sàng phục vụ cho chúng quả là điều không thể chấp nhận, bất nhân, và cần phải chống lại ở khắp nơi. Cái cung cách đó không thể coi là một hình mẫu cho được. Đó là một vấn đề giản dị đặt ra thuộc về nhân phẩm. Tôi xin nhắc lại và xin nhấn đi nhấn lại điều đó: chúng ta cần phải biết nghi ngờ những sơ đồ cùng những điều xơ cứng và viển vông như thế. Lịch sử đã tiêm chủng cho chúng ta chống lại các mô hình như thế. 
Những người «mác-xit tùy thời» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)
Trong cùng mạch tư duy ấy, tôi cũng muốn nói đôi lời với những nhà lý luận giả danh mác-xít, mà tôi gọi tên là bọn «mác-xít tùy thời», những nhà mác-xít vô giá trị, những nhà lý luận mác-xít luôn luôn nhìn chiều gió mà xoay buồm, khi là gió Đông kiểu Mao và khi là gió Tây kiểu tân tư bản chủ nghĩa, kiểu «thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa», với những nhà báo rởm, những cây bút kiếm ăn bằng cách nhúng ngòi bút của mình vào bát súp của nhà cầm quyền, những kẻ đang được chính quyền hiện tại xua ra chống lại ông Lê Hiếu Đằng và các bạn ông để làm giảm thanh danh họ, bôi nhọ họ, chửi bới họ, biến họ thành ma thành quỷ và đe dọa họ
. Tôi nói với bọn này rằng: thôi đi, hãy ngừng những trò hề nhạt của các ông đi! Tôi hỏi họ: Trong cái nước Việt Nam hiện thời đang la to là đi lên chủ nghĩa xã hội, số phận của họ ra sao, những người «vô sản» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) không có sự bảo vệ thực sự của Công đoàn độc lập và của quyền năng chính trị? Số phận họ ra sao, những «bần cố nông» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) bị lấy mất đất đai, bị đánh đập, bị bỏ tù, số phận họ phó mặc cho bọn ăn thịt người đang đầu cơ đất đai và bọn «cướp ngày» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) đang bao che cho chúng? 
Trong khi đang «nở rộ» những Vinashin, những Vinalines và những thứ Vina khác nữa…, đâu là công tác quản lý dân chủ của «những đại phương tiện sản xuất và trao đổi»? Đâu là cuộc đấu tranh «có tính cộng sản» chống lại sự «tích tụ và tập trung tư bản» một khi, cái phần nổi của tảng băng, cái phần cao ngạo nhất của những xe hơi Rolls Royce trên các đường phố Hà Nội và Sài Gòn đang đọ sức với những bộ quần áo rách rưới thảm thê nhất? Những xe Rolls Royce «siêu tư bản» hay là những bộ quần áo rách rưới «quá vô sản» ấy, «giai cấp» (3 chỗ tiếng Việt trong nguyên văn – ND) nào hưởng lợi nhiều hơn cả trong chế độ «xã hội chủ nghĩa»? Giai cấp nào phô ra và giai cấp nào che giấu đi để minh họa đầy kiêu hãnh cho sự gia tăng GDP của mình? 
Nhà nước «xã hội chủ nghĩa» định giở trò gì khi trong tình trạng nghèo khó toàn quốc lại nói tới việc xây những cây cầu cho trẻ nhỏ vượt thác đến trường hoặc nuốt hàng tỷ đô-la cho một đường sắt cao tốc Bắc Nam có giá vé ngăn người ta mua và chỉ có lợi cho chủ nghĩa bành trướng nước ngoài? Đâu rồi cái quyền cơ bản cho tất cả mọi người, nhất là cho người nghèo, được hưởng giáo dục, được chăm sóc y tế, được lao động? Nhà nước «xã hội chủ nghĩa» liệu có «xã hội hóa» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) – một cách diễn tả chuyện «tư nhân hóa bừa bãi» mới trâng tráo làm sao – những khu vực sống còn của đời sống xã hội. Nhà nước đã từ bỏ các trách nhiệm thiêng liêng đấy thôi khi tịch thu những quyền cơ bản, hợp hiến của những kẻ tay trắng để thả họ vào cảnh khốn cùng hoặc cho cảnh sống nhục mạ bằng từ thiện. 
Vâng, thưa các ngài giáo sư «mác-xit tùy thời», tôi thật buồn phiền phải nói với các ngài điều này: trong cái nước Việt Nam gọi là «xã hội chủ nghĩa» này, và trong bối cảnh một thế giới hiện đại nơi con người đã đặt chân lên Mặt trăng và tiến gần đến sao Hỏa, sự bóc lột mang tính cách «siêu tư bản chủ nghĩa» đôi khi lại còn bạo hành hơn và khó chịu hơn tình trạng ấy vào thời phong kiến hoặc thuộc địa! Nếu Marx đã có thể nhìn rõ thấy cái xã hội mà các ngài và các đồng chí Tàu của các ngài đã tạo ra nhân danh Marx, nếu Marx có thể trông thấy rõ cách thức các ngài làm biến chất và bất nhân hóa tầm nhìn thế giới của ông, hẳn ông sẽ quay lại nấm mồ của mình ngay lập tức. 
Bởi lẽ, cái chủ nghĩa Marx mà các ngài đang khạc ra không phải là một giáo điều hạn hẹp nhằm phục vụ một nhóm hoặc một đảng. Hoàn toàn ngược lại. Đó là một công cụ phân tích sáng suốt và cởi mở trong nhiều công cụ khác nữa đối với xã hội tư bản chủ nghĩa vào một giai đoạn phát triển nhất định, với một tầm nhìn của Marx về sự tiến hóa của xã hội đó. Đó chỉ là một công cụ khả dĩ có được để làm thay đổi cái xã hội bất công kia sang chỗ phục vụ tất cả những ai tạo ra của cải xã hội.  
Chủ nghĩa Marx về cơ bản là một chủ nghĩa nhân bản, chống lại Luật rừng nghiền nát Con Người và biến con người thành hàng hóa. Đó là một công cụ đề kháng và giải phỏng, song bằng cách rút hết tinh túy nhân bản của nó, các ngài đã biến chủ nghĩa Marx đó thành một công cụ nô dịch và lệ thuộc. Khi các thế lực của những bọn đại độc quyền tài chính đang đẩy hành tinh chúng ta vào một cuộc khùng hoảng sâu xa, toàn cầu, cách phân tích của Marx vẫn tỏ ra đúng đắn về căn bản, ngay cả khi nó cần được cập nhật vì có những thay đổi khoa học, kỹ thuật và xã hội. Nhưng những gì các ngài đã làm đâu có phải là cập nhật, mà đó chỉ là biếm họa một cách bệnh hoạn khiến gương mặt chủ nghĩa Marx bị biến dạng đi.
Nhu cầu cấp bách phải hành động
Nói như vậy, cuốn «Tư bản» không phải là Kinh thánh, cũng không phải là một đoạn văn bắt buộc phải đọc để xây dựng cái mới và cái mang màu sắc riêng, để xây dựng một xã hội dân sự mang tính chất Việt Nam trong một Nhà nước pháp quyền. Không phải bằng cách giảng đạo, mà bằng cách cụ thể hóa trong hành động. Chẳng cần thiết phải là đại lý thuyết gia của chủ nghĩa Marx mới có thể bảo vệ đất nước nhờ một đạo quân công dân trung thành với quốc gia dân tộc chứ không bị tịch thu bởi một bè hay một đảng; mới có thể đem lại cho các công dân quyền của họ được giáo dục, được chăm sóc sức khỏe, quyền lao đọng, quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin; để có thể bảo vệ an ninh của các công dân bởi một đội ngũ cảnh sát sạch dưới sự giám sát thường trực của những tổ chức công dân; để có thể điều hành sự phát triển kinh tế theo nhịp điệu của những khả năng khoa học, kỹ thuật, nhân loại hiện đang có trên thế giới đồng thời vẫn bảo tồn được các nền văn hóa dân tộc và môi trường vì lợi ích của đại đa số nhân dân; để có thể tập trung và duy trì sự chú tâm vào những người nghèo khổ hơn cả và tất cả những người đang tạo ra các của cải xã hội, cả của cải vật chất hoặc phi vật chất. 
Tất cả những điều vừa kể cần được diễn ra dưới ánh sáng của các quyết định và sự kiểm soát mang tính dân chủ, trong một cuộc hợp tác quốc tế lành mạnh, tức là đôi bên cùng có lợi, một công trường đẹp và huy hoàng mà hẳn là Marx sẽ vui mừng được chứng kiến. Marx và cả Chúa trời nữa, cho những ai tin vào Chúa. Một công trường ở đó tất cả các thành phần xã hội, tất cả các dòng tư tưởng, tất cả các sáng kiến đều có chỗ đứng của mình, vì thế giới không phải là một bộ đồng phục xam xám mà là một sự hòa trộn của những đa sắc màu. Chỉ cần chúng ta cùng xắn tay áo lên. Yes, we can! (tiếng Anh trong nguyên văn – «Vâng, chúng ta có thể (làm điều đó) – ND).
Một bước đi đầu tiên dũng cảm và sáng suốt mở ra con đường cho mọi khả năng
Lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận chính là đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách đó. Động cơ của lời kêu gọi này là một quyền lợi vô cùng cao hơn cái quyền lợi tạm bợ của cái Đảng đang suy thoái, cái đảng bá quyền và bạ cái gì cũng cấm đoán: là quyền lợi của quốc gia của hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Lời kêu gọi đó không chống lại một đảng chính trị mà tiến bộ xã hội, kinh tế và chính trị trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Lời kêu gọi đó không hủy hoại sự bình ổn chính trị mà ngược lại nó mang tính xây dựng khi đề xuất tính chính danh của một chế độ đa nguyên đã có trong xã hội và việc bóp nghẹt nó sẽ đe dọa dẫn đến sự mất bình ổn của đất nước, khi đề xuất một lực lượng kiểm soát và tư vấn độc lập để chống lại nạn tham nhũng, tệ cướp bóc và những lãng phí lặp đi lặp lại. 
Lời kêu gọi đó mang tinh thần yêu nước trong bản chất vì nó đáp ứng nhu cầu ánh sáng và dưỡng khí cần thiết cho sự phát triển một nước Việt Nam thanh xuân, hòa bình và thực sự độc lập, một nước Việt Nam kiêu hùng vì nền văn hóa trải nhiều ngàn năm, đầy những tài năng, giàu năng lượng người, giàu nguồn lực tự nhiên, khát khao đổi mới và thông tin, và đủ khả năng thấy mình trở thành một trong những ngọn đèn pha của Đông Nam châu Á. Lời kêu gọi này mang tinh thần đoàn kết thống nhất vào một thời điểm nhân dân Việt Nam đang cần đến sự gắn bó và đoàn kết cả bên trong cũng như bên ngoài đất nước.
 Sau hết, lời kêu gọi này thật là dũng cảm, vì ông Đằng, người chẳng vì tiền bạc (ông không có tiền trả viện phí), tuổi như thế và sức khỏe như thế ông cũng chẳng là con người thèm khát quyền hành, song ông đã có gan nói to lên những gì mọi người khác chỉ dám nghĩ thầm trong bụng suốt bao nhiêu năm trời nay. Hệ quả là, ông đã hình dung tỏ tường chuyện thế nào cũng xảy ra đàn áp. Ông không ngồi yên vị cùng phía với bên có lợi, như đồng chí Sáu Quang-không-thay-đổi. Ông đã ra đường với những người biểu tình đầu tiên vào buổi sáng ngày 05/06/2011 và, tôi có thể chứng thực điều đó, đối diện với ông Đua và ông Sáu Quang-không-thay-đổi để nói với hai ông này rằng «sự bình ổn chính trị» không thể tồn tại nếu thiều sự kính trọng chủ quyền quốc gia. Tại đây, tôi xin bày tỏ với anh Lê Hiếu Đằng toàn bộ lòng tôn kính của tôi, toàn bộ niềm tin cậy của tôi, cùng những lời chúc cho anh mau lành bệnh.
Sau một cuộc chiến kéo dài cả trăm năm, cuối cùng đã áp đặt được một nền hòa bình cho Việt Nam, với những hy sinh vô tận, với trí thông mình và lòng kiên trì, nhân dân Việt Nam đã vượt qua cái ngưỡng giải phóng đầu tiên trên con đường dài để tiến tới trở thành một quốc gia mang tầm vóc lớn: chặng đường giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. 
Giờ đây Việt Nam đang đứng trước một chặng đường mới không kém phức tạp so với chặng trước, giai đoạn nó còn phải băng bó những vết thương chưa lành, giữ gìn những thành tựu độc lập quốc gia đang bị đe dọa và tiến hành tốt đẹp sự phát triển đất nước bằng con đường dân chủ, con đường duy nhất đi theo được, và bằng sự hợp tác quốc tế. Mặc dù có vai trò không ai chối cãi, song Đảng cộng sản Việt Nam đã không một mình thắng cuộc trong trận chiến giải phóng và thống nhất đất nước. 
Còn xa mới là như vậy. Có những lực lượng khác của dân tộc cũng chen vai thích cánh với đảng cộng sản trong cuộc chiến để rồi sau đó bị nuốt gọn hoặc bị dập tắt. Cũng như vậy, đàng cộng sản Việt Nam không một mình một ngựa đánh thắng trong trận chiến phát triển kinh tế và xã hội. Tình hình hiện thời cho thấy điều ngược lại. Thật là điên rồ nếu cứ bướng bỉnh đi theo con đường độc đảng được điều 4 Hiến pháp đưa lên ngôi và đem áp đặt trong cuộc sống thực bằng các lực lượng quân sự và sự đàn áp của cảnh sát. Lập trường đó chẳng vinh quang gì và thế nào thì cũng không giữ vững được. Không có sự hòa trộn của bảy sắc cầu vồng, làm gì có ánh sáng trắng cho bất kỳ ai.
_____________________________
(1) Báo l’Humanité ngày 29/06/1972
(2) Tù ra
(3) «Con người cần có ô-xy ánh sáng và không gian» BVN ngày 04/08/2010.
(4) «Giấc mơ dân chủ: giấc mơ vĩnh cửu và cuộc chiến đấu hàng ngày» – BVN ngày 10/08/2010
(5) «Dân chủ: vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn» – BVN ngày 22/11/2010. Trong bài này cũng nêu vấn đề về một bài viết của ông Lê Hiếu Đằng qua đó tôi bày tỏ hoàn toàn đồng tình về vấn đề này.
(6) «Đại Hội XI ĐCSVN: «Cẫn như vũ?» - BVN ngày 02/01/2011
Sans le mélange des couleurs,
il n’y a de lumière pour personne.
André Menras Hồ Cương Quyết
Je ne suis pas Amari TX, ce fantomatique citoyen américain qui maîtrise la langue vietnamienne au point de faire rougir d’envie le plus rouge des communistes du journal SGGP. Je prie donc mes amis de BVN qui veulent bien me donner la parole, de m’excuser pour cette rude et difficile tâche de traduction. Mais je sais qu’ils comprennent ma pénible situation de citoyen vietnamien indigent de sa langue en même temps que mon devoir de participer au débat démocratique actuel.
Je n’ai pas changé : « ils » ont changé.
En préambule à ce long article mais pas du tout hors du sujet, je me permets de faire part au lecteur d’un certain nombre de réflexions. Il y a quelques jours, alors que je suivais avec la plus grande attention les contributions au débat tumultueux relancé par les déclarations de mon ami Lê Hiếu Dằng, j’ai découvert sur BVN la courte lettre de Melle Đỗ Thị Minh Hạnh détenue politique du régime actuel. 
La lettre est sobre, pleine de retenue et empreinte de cette sérénité tranquille de ceux à qui l’injustice, les coups, les humiliations et l’isolement ont forgé une carapace mentale indestructible, une volonté, une détermination et une lucidité inébranlables. Au fur et à mesure que je lisais ces mots bien alignés aux lettres bien formées d’écolière appliquée, sans une rature, je pensais à celles que j’écrivais dans l’obscurité humide de ma cellule AB4 du « Trung Tâm Cải Huấn » de Chí Hỏa à Sàigòn, il y a plus de 40 ans. Ces lettres, sorties clandestinement de la prison, comme des actes de résistance, avaient un contenu semblable à celle de Melle Hạnh. 
Ces lettres étaient alors publiées par l’organe central du parti communiste français (1) aujourd’hui bien silencieux. Elles parlaient des transferts inattendus de détenus d’une prison à l’autre pour faire perdre leur trace au familles et couper les contacts avec les autres détenus, des coups qui pleuvaient sur les détenus les plus courageux et isolés qui refusaient de collaborer avec l’administration, les « ngoàn cố », ceux qui refusaient de saluer le drapeau, de se soumettre à des travaux…
Elles parlaient de l’utilisation des criminels de droit commun pour réprimer les détenus politiques, des maladies non soignées pour les détenus isolés, de la solidarité et de l’entraide entre détenus politiques…Ces lettres parlaient de notre détermination à ne pas plier, à garder la tête haute. Vous en souvenez-vous, amis «tà ru» (2) ? Vous souvenez-vous de nos chants « Giải phóng miền nam », « kết đoàn »…dans la fumée des grenades lacrymogènes, sous les coups des « cảnh sát dã chiến » lors des déportations à Côn Đảo ? « Vận nước đã đên rồi, Bình minh chiếu khắp nơi…Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời »… « …trong ánh dương xây đời mới trong dân chủ mới. ». 
A la lumière de ces arrestations, de ces emprisonnements de citoyens pacifiques, courageux responsables, des traitements inhumains que certains subissent au nom du régime que nous avons contribué à asseoir, ces paroles remontent du passé et me hantent quotidiennement. Est-ce cela le « Bình minh et le « ánh dương » que nos combats appelaient de nos vœux ? Est-ce là la « dân chủ mới » dont nous rêvions ? Est-ce là le fruit de cette «Đoàn kết», communistes et non communistes confondus, qui faisait si peur à nos geôliers ?
 Dites- moi que c’est un cauchemar, que ce n’est pas vrai. Que les valeurs que nous portions si haut n’ont pas été ainsi confisquées, trahies, salies. Bien sûr, il serait malhonnête de comparer le nombre des emprisonnés politiques d’alors avec celui d’aujourd’hui (plus de 200000 au sud avant 1975). Ni leurs conditions d’incarcération (tortures, tabassages quotidien, cages à tigres, fusillades et disparitions…). Ceux qui le font sont malhonnêtes et de mauvaise foi. 
Mais il faut bien reconnaître que certains éléments du régime actuel s’orientent vers cette pente dans un contexte national et mondial où les moyens de communication et d’information leur interdisent d’aller au bout de leurs noirs desseins. Les grèves de la faim, les lettres sorties des camps (Xuân Lộc et autres), les témoignages des familles, montrent clairement que ce phénomène est loin d’être un cas isolé dans une société dirigée sans partage par le Parti communiste vietnamien et dans la République «socialiste» du Vietnam dont je suis citoyen. Je voudrais rappeler ici une vérité enseignée par l’Histoire et rarement démentie : les prisons politiques qui se peuplent traduisent la maladie d’un régime finissant et c’est dans ces prisons que naissent les racines de la société nouvelle.
Je ne trahis pas : j’ai été trahi.
De ce seul point de vue, cette situation carcérale suffirait à justifier pleinement ma contribution au débat actuel sur la démocratie et la légitimité du parti communiste comme seul décideur du sort de la nation. J’ai déjà, il y a plus de trois ans, modestement participé à ce débat sans me dérober par quelques réflexions citoyennes publiées dans les pages de BVN (1-2-3-4). Je maintiens l’essentiel de ce que j’ai dit alors. C’est vrai que les Parti communistes que j’ai admirés m’ont profondément déçu, meurtri. En disant cela, ce n’est pas moi qui les trahis : je le dis parce que ce sont eux qui m’ont trahi. Et je le dis avec douleur et énormément de regrets. Je parle du Parti communiste français auquel j’ai adhéré pour sa lutte anti coloniale et contre le fascisme, pour son combat sans faille au côté du peuple vietnamien. Je parle aussi du parti communiste vietnamien auquel je n’ai jamais adhéré mais que j’ai beaucoup admiré. 
Le centralisme extrême qui écrase la démocratie, la vérité à visage unique que l’on distille aux militants et aux citoyens, les intrigues internes, le carriérisme, l’intolérance, le soupçon, la langue de bois, l’incompétence, le silence complice devant des crimes qui viennent contredire l’idéologie proclamée ou qui sont susceptibles d’affaiblir « l’esprit de Parti », l’abandon dans les faits des valeurs de transformation sociale annoncées, m’ont éloigné du Parti communiste français. Tout ceci réuni, auquel s’ajoute la violence liberticide grandissante pour « régler » les contestations ou les oppositions pacifiques, l’incapacité de défendre la souveraineté nationale et de protéger les citoyens pêcheurs des agressions chinoises, la corruption systématique s’enracinant au plus haut niveau, la trahison des sacrifices passés et la répression violente des opposants m’ont éloigné définitivement du Parti communiste vietnamien qui s’obstine aujourd’hui dans une inquiétante voie anti nationale, anti démocratique, ultra-capitaliste, à la remorque de Pékin. 
Ceci dit, je garde, dans ces deux partis, des amis véritables, des militants sincères « communistes mais bons », de nombreux amis que je respecte et, pour certains, qui ont toute mon affection. En vrai ami, je ne leur cache jamais ce que je pense : le régime vietnamien actuel prend le chemin d’une dictature violente, encouragée et renforcée par une dent frileuse du Nord qui a peur que la lèvre s’ouvre. On ne peut que se lever pour combattre cette tendance qui ne mènera qu’à la ruine et au deuil. Oui, messieurs Le Hieu Dang et Ho Ngoc Nhuan ont raison : ces amis communistes déçus, neutralisés par leur appareil, auraient toute leur place dans un autre parti -peu importe son nom- ou dans un front citoyen pour le changement.
.
Mais, pour construire ces outils politiques du changement social, il faut se garder de manichéisme, faire preuve d’équilibre et de discernement. Bref : se méfier des modèles.
Tout ce qui brille n’est pas d’or.
Je voudrais redire à mes amis qui fustigent Marx ou, au mieux, le traitent comme un vieux radoteur désuet, que l’exploitation, où qu’elle soit, notamment dans les sociétés occidentales, n’est pas, pour un nombre croissant de malheureux, plus acceptable, plus morale, plus parfumée. Certes, vue de l’extérieur par ceux qui ne la subissent pas de plein fouet, par ceux qui ont encore les moyens de la vivre dans une certaine dignité, elle peut paraître «plus  douce », «  plus démocratique ». N’oubliez jamais que dans ces sociétés malades d’un capitalisme insatiable, si toutes les richesses semblent à portée de la main, pour le plus grand nombre, sans cesse croissant dans les rues grecques, espagnoles, italiennes, françaises, américaines…, ces richesses se dérobent quand on tend la main pour les attraper, inaccessibles, comme une insupportable provocation, un cynique pied de nez de l’autre côté de la vitrine. Jamais on n’avait vu comme aujourd’hui autant des gens désemparés, humiliés, jetés brusquement sur le trottoir à vivre de la charité ou fouiller les poubelles …
Quand se développe le désespoir et l’amertume de l’exclusion sociale, quand montent le racisme et la délinquance, quand se multiplient les suicides au travail, les fermetures d’entreprises, de commerces, quand retentissent les coups de feux dans les services d’urgence des hôpitaux faute de lits et de personnel pour accueillir des patients désespérés, quand des millions de citoyens vivent en dessous du seuil minimum de pauvreté, quand le taux de chômage s’envole, quand l’on meurt , l’hiver, sans abris, sur une bouche d’égout en cherchant la chaleur...
Quand les riches, nourris par la crise, sont toujours plus riches, et les pauvres sont toujours plus pauvres. Quand, dans un de ces pays « démocratiques », le Président de la République, sans consulter la majorité de ceux qui l’ont élu pour consolider la paix, la démocratie et la laïcité, décide seul de déverser des bombes sur le peuple syrien déjà exangue, faisant indirectement le jeu des islamistes extrémistes qui veulent succéder au dictateur Assad.  
Ne me vantez pas de ce modèle-là. Aussi regrettable que cela puisse paraître, ceci est la réalité, n’en déplaise à ceux qui fustigent Marx. Le saccage capitaliste mondialisé qu’il a décrit de façon visionnaire, au stade de la toute puissance des banques voyous qui s’enrichissent avec l’appui des Etats à leur service, est inacceptable, inhumain, et partout doit être combattu. Il ne peut servir de modèle. C’est une simple question de dignité humaine. Je le répète avec beaucoup d’insistance : nous devrions nous méfier des clichés et des chimères. L’histoire nous a vaccinés contre eux. 
Les «marxistes-tùy thời».
Dans le même ordre d’idée, je désire aussi m’adresser aux pseudos théoriciens marxistes, que j’appellerai les «marxistes-tùy thời», les marxistes de pacotille, ces théoriciens de tout acabit qui changent de voile à tous les vents, du vent de l’Est Maoiste au Vent de l’Ouest néo-capitaliste «d’orientation socialiste», à ces faux journalistes, plumes alimentaires qui trempent dans soupe du pouvoir et que le régime actuel lâche contre M. Lê Hieu Dang et ses amis pour les disqualifier, les salir, les insulter, les diaboliser et les menacer. Je leur dit : s’il vous plaît, messieurs, arrêtez vos clowneries ! Je leur demande : Qu’en est-il dans le Vietnam actuel, qui clame bien fort sa volonté de se diriger vers le socialisme, du sort des « vô sản » privés de réelle protection syndicale indépendante du patronat et du pouvoir politique ? 
 Qu’en est-il des « bần cố nông » expropriés, frappés, emprisonnés, à la merci des prédateurs de la spéculation foncière et des « cướp ngày » qui les couvrent ? Alors que fleurissent les Vinashin ,Vinalines et autres Vina…, qu’en est-il de la gestion démocratique « des grands moyens de production et d’échange » ? Qu’en est-il du combat « communiste » contre l’ «accumulation et la concentration capitaliste» quand, partie visible de l’iceberg, la plus hautaine des Rolls Royce toise dans les rues de Hà Nội et de Sài Gòn les haillons les plus pitoyables ? De la Rolls Royce «siêu tư bản » ou des haillons «quá vô sản» laquelle des deux « giải cấp » bénéficie des égards déférents du régime « socialiste » ? Laquelle montre-t-il et laquelle cache-t-il pour illustrer fièrement la croissance de son GDP ? Que préconise l’Etat « socialiste » dans une situation de pauvreté nationale : construire des ponts pour permettre aux enfants pauvres de franchir le torrent vers l’école ou bien engloutir des milliards de dollars pour une ligne de TGV Nord-sud aux prix prohibitifs pour les usagers et propice à l’expansionnisme étranger ? Qu’en est-il du droit élémentaire de tous, surtout des plus pauvres, à l’éducation, à la santé, au travail ? L’Etat « socialiste » n’a-t-il pas « xã hội hóa » - bien cynique expression pour dire « privatiser à outrance » - ces secteurs vitaux de la vie sociale. N’a-t-il pas abandonné ses responsabilités sacrées en confisquant les droits élémentaires, constitutionnels, des plus démunis pour les livrer à la misère ou à la charité humiliante. 
Oui, messieurs les professeurs de marxisme-«tùy», je suis désolé de vous le dire : dans ce Vietnam dit « socialiste » et dans le contexte d’un monde moderne où l’homme a posé le pied sur la lune et s’approche de Mars, l’exploitation à caractère ultra-capitaliste revêt quelquefois une forme plus violente encore et plus choquante qu’elle ne l’était pendant l’époque féodale ou coloniale ! 
Si Marx pouvait voir quelle société, vous et vos camarades chinois avez concocté en son nom, s’il pouvait voir comment vous avez dénaturé, déshumanisé sa vision du monde, il se retournerait dans sa tombe.
Car le marxisme dont vous vous gargarisez n’est pas un dogme étriqué au service d’un groupe ou d’un parti. C’est tout le contraire. C’est un outil d’analyse parmi d’autres, lucide et ouvert, de la société capitaliste à un stade donné de son développement avec une vision de son évolution. C’est surtout un instrument possible pour transformer cette société injuste au bénéfice de tous ceux qui produisent les richesses sociales
. Le Marxisme est fondamentalement humanisme, contre la loi de la jungle qui écrase l’Homme et en fait une marchandise. C’est un outil de résistance et de libération et vous en faites, en l’émasculant de ce contenu humaniste, un instrument de soumission et de dépendance. A l’heure où les puissances des grands monopoles et de la finance plongent la planète dans une crise profonde, globale, l’analyse de Marx reste vraie sur l’essentiel, même si elle doit être actualisée à cause des transformations scientifiques techniques et sociales. Mais ce que vous en faites n’est pas une actualisation, c’est une caricature malsaine qui la défigure.
Le besoin urgent d’action.
Ceci dit, le « Capital » n’est pas une bible ni un passage obligé pour construire du neuf et du propre, pour édifier une société civile aux couleurs du Vietnam dans un Etat de droit. Non pas en prêchant mais concrètement dans l’action. Il n’est pas nécessaire d’être grand théoricien du Marxisme pour protéger le pays par une armée citoyenne, fidèle à la nation et non confisquée par un clan ou un parti ; pour donner aux citoyens leur droit à l’éducation, à la santé, au travail, à la libre expression et à l’information ; pour protéger leur sécurité par une police propre, sous le contrôle permanent des instances citoyennes ; pour conduire le développement économique au rythme des possibilités scientifiques, techniques, humaines existantes, en préservant les cultures nationales et l’environnement au profit de la majorité du peuple ; pour centrer et maintenir l’attention sur les plus pauvres et tous ceux qui produisent les richesses sociales, matérielles ou non. Tout ceci dans la clarté des décisions et du contrôle démocratiques. 
Dans une coopération internationale saine, c’est-à-dire mutuellement profitable. Un beau et gigantesque chantier que Marx se réjouirait voir se réaliser. Marx et Dieu aussi, pour ceux qui y croient. Un chantier dans lequel toutes les composantes sociales, tous les courants de pensée, toutes les initiatives ont leur place car le monde n’est pas une grisaille uniforme mais un mélange de couleurs plurielles. Il suffit de se retrousser les manches. Yes we can !
Un premier pas courageux et lucide qui ouvre la voie des possibles
C’est à ce besoin pressant que répond l’appel de M. Lê Hiếu Đằng et de M.Hồ Ngọc Nhuận. Il est motivé par un intérêt infiniment supérieur que celui, dérisoire, d’un Parti décadent, hégémonique et inhibiteur : l’intérêt de la nation, celui de plus de 100 millions de Vietnamiens à l’intérieur et à l’extérieur du pays. Il n’est pas dirigé contre un Parti politique mais pour le progrès social, économique et politique dans la défense de la souveraineté nationale. Il n’est pas destructeur de la stabilité politique mais, au contraire il est constructif et salvateur en proposant la légitimation d’un pluralisme déjà existant dans la société et dont l’étouffement menace la déstabilisation du pays, en proposant une force ou plusieurs forces de contrôle et de consultation indépendantes pour combattre la corruption, les pillages et les gâchis répétés.  
Cet appel est patriotique par essence car il répond au besoin de lumière et d’oxygène nécessaires au développement d’un Vietnam jeune, pacifique et réellement indépendant, fier de sa culture multi millénaire, riche en talents, en énergies humaines, en ressources naturelles, avide d’innovations, d’informations et qui peut prétendre à devenir un des phares de l’Asie du Sud-est. Cet appel est unificateur à un moment où le peuple vietnamien a besoin de cohésion et de solidarité à l’intérieur comme à l’extérieur du pays. Enfin, cet appel est courageux car M. Đằng, qui n’est ni un homme d’argent (il n’a pas de quoi payer les soins de sa maladie), ni un homme assoiffé de pouvoir étant donnés sa santé et son âge, a osé dire tout haut ce que d’autres pensent tout bas depuis des années. Comme conséquence, il a envisagé clairement l’éventualité de la répression. 
Il n’est pas assis confortablement du côté du manche, comme le camarade Sau Quang-qui-n’a-pas-changé. Il était dans la rue avec les premiers manifestants au matin du 05/06/2011 et, je peux en témoigner, face à M. Dua et Sau Quang-qui-n’ a-pas-changé pour leur dire que la « stabilité politique » ne pouvait exister sans le respect de la souveraineté nationale. Je lui signifie ici tout mon respect, toute ma confiance ainsi que mes meilleurs vœux pour sa guérison.
En imposant finalement, après un combat séculaire, une paix vietnamienne, le peuple vietnamien a franchi par des sacrifices infinis, avec intelligence et ténacité, le premier seuil de sa libération dans son long chemin pour devenir une grande nation : l’étape de la libération du colonialisme et de l’impérialisme. Il est maintenant confronté à une nouvelle étape, non moins complexe que la première, où il doit panser les blessures encore ouvertes, conserver ses acquis menacés en termes d’indépendance nationale et mener à bien son développement par la voie démocratique, seule possible, et la coopération internationale. 
Malgré son rôle incontestable, le parti communiste vietnamien n’a pas gagné seul dans le pays la bataille de libération et de réunification nationales. Loin de là. D’autres forces nationales ont lutté à ses côtés pour être ensuite phagocytées ou mises sous l’éteignoir. De même, il ne gagnera pas seul la bataille du développement économique et social. La situation actuelle témoigne du contraire. S’entêter dans la voie du Parti unique intronisé constitutionnellement par l’article 4 et imposé sur le terrain par la menace militaire et la répression policière est pure folie. C’est une position peu glorieuse et, de toutes façons, intenable. Sans le mélange des couleurs, il n’y a de lumière pour personne.
Chú thích :
(1) l’Humanité 29/06/1972
(2) Tù ra
(3) « Con ngừơi cần có ô –xy ánh sáng và không gian » BVN 04/08/2010.
(4) « Giấc mơ dân chủ : giấc mơ vĩnh cửu và cuộc chiến đấu hàng ngày.» BVN 10/08/2010
(5) « Dân chủ : vài chuyên nhỏ chung quanh một vấn đề lớn » BVN 22/11/2010. Dans cet article, il est d’ailleurs question d’un article de Lê Hiếu Đằng avec lequel j’exprime mon plein accord sur ce sujet.
(6) « Đại Hội XI ĐCSVN : «Cẫn như vũ?» BVN 02/01/2011

No comments: