VŨ DUY THÁI * THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG
Thảm kịch Biển Đông
Vũ Duy Thái
Tôi tên là Vũ Văn Thái, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1936 tại Hóa Lộc, Tuyên Sơn, Ninh Bình (Bắc Việt). Thuở nhỏ rất nghèo, phải chăn trâu cắt cỏ từ lúc 5 tuổi. Mồ côi cha năm 10 tuổi, mẹ ốm đau thường xuyên, nhưng lần hồi đến năm 23 tuổi thì đời sống tương đối dễ chịu hơn với nghề thợ may.
Tôi di cư vào Nam năm 1954 và lập gia đình vào ngày 6-4-1958 ở xứ An Lạc, Gia Định. Nhà tôi tên là Đinh Thị Bằng, sinh năm 1940 tại Phú Nhai, Nam Định (Bắc Việt). Nhà tôi cũng thuộc thành phần di cư năm 1954. Lúc mới lấy nhau, chúng tôi rất nghèo. Tiền đám cưới có 6,000 bạc chúng tôi cũng lo không nổi phải đem bán cái máy may được hai ngàn và vay mượn bạn bè thêm bốn ngàn nữa mới tạm đủ. Như thế nhà tôi đã khởi sự chia sẻ với tôi nỗi gian nan, vất vả của đời sống ngay từ lúc mới bước chân về nhà chồng. Những năm đều sống thiếu thốn cực nhọc trôi qua trong sự đảm đang, tần tảo của nhà tôi. Là một phụ nữ yếu đuối về thể chất nhưng lại rất mạnh mẽ về tinh thần, nhà tôi đã phấn đấu, hy sinh rất nhiều để lo lắng cho chồng con. Gần như trong suốt cuộc đời, nhà tôi không được hưởng thụ gì, không có một thói quen giải trí nào, không ưa thích một điều gì ngoài niềm vui lo toan sắp xếp công việc tề gia nội trợ, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng cho con. Lúc nào nhà tôi cũng cố gắng sắp xếp để cho chồng con được ăn ngon, mặc đủ. Dưới mắt tôi, nhà tôi là một phụ nữ tuyệt vời, một mẫu người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hậu, hiền hòa, luôn luôn là niềm an ủi khích lệ, là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể gia đình.
Chúng tôi sinh hạ được tất cả 7 con, tuần tự gồm có:
1 Giuse Vũ Duy Thanh sinh năm 1959
2. Vincente Vũ Duy Khanh sinh năm 1961
3. Phero Vũ Duy Tuấn sinh năm 1963
4. Maria Vũ Thị Thanh Thủy sinh năm 1966
5. Maria Vũ Thị Thanh Thủy Trang sinh năm 1968
6. Martin Vỹ Duy Tài sinh năm 1971
7. Phero Vũ Duy Trí sinh năm 1975
Gia đình tôi được kể như hoàn toàn hạnh phúc nếu như không có sự sụp đổ miền Nam, đất nước rơi vào tay Cộng Sản (CS). Là một gia đình Thiên Chúa giáo ngoan đạo, các con tôi đã thụ hưởng một nền giáo dục nằm trong tình yêu thương của Thiên Chúa do đó không bao giờ chúng tôi có thể sống nổi dưới ách độc tài, đàn đáp của CS. Vì thế chúng tôi đành quyết định bỏ nước ra đi.
Chuyến vượt biển thứ nhất, vợ chồng tôi cho ba cháu trai đầu đi trước. Tầu khởi hành từ bến Bạch Đằng, Sài Gòn vào ngày 1 tháng 10 năm 1978 chở theo 130 người. Nhưng chỉ đi được 4 ngày thì chết máy. Ghe lạc vào một đảo san hô đầy đá ngầm thuộc đảo Bành Hồ (Đài Loan). Sống ở đó 50 ngày, thực phẩm hết, số người chết vì đói cứ tăng dần và những người sống sót đành xẻ thịt người chết mà ăn để sinh tồn. Hai cháu lớn của tôi, Vũ Duy Thanh và Vũ Duy Trung đã bị rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát này. Các cháu đã chết và xác của các cháu đành cho bạn đồng ghe ăn thịt.
Mãi tới sáng ngày thứ 50 trên đảo mới có tầu đánh cá Đài Loan tới cứu. Cả ghe 130 người chỉ còn sót có 60 người. Nhưng trên đường từ đảo san hô vào Đài Loan, lại có thêm một số người chết nữa vì quá kiệt sức. Rút cục khi đặt chân lên đất liền ở Đài Loan, chỉ còn 34 người sống sót, trong số đó có con trai thứ ba của tôi là Vũ Duy Tuấn và một đứa con đỡ đầu của tôi nữa tên Trịnh Vĩnh Thụy. Hiện cháu đang ở Đài Bắc. Còn cháu Thụy, nhờ có thân nhân ruột thịt bảo lãnh nên đã định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Trước thảm kịch có hai anh ruột bị chết thảm, cháu Tuấn vì sợ bố mẹ đau buồn nên đã dấu biệt tin tức. Mãi tới ngày 20-12-1978, một người bạn của tôi tên Đỗ Minh Ngự ở Mỹ viết thư báo tin, gia đình tôi mới được rõ tin tức về chuyến đi kinh hoàng đó. Vào đúng thời điểm này, gia đình chúng tôi lại đang chuẩn bị vượt biển chuyến thứ hai. Chung tôi làm lễ cầu nguyện 3 ngày liền cho hai cháu ở nhà thờ An Lạc, Chí Hòa, rồi mặc dù vô cùng đau đớn, chúng tôi vẫn tiếp tục xúc tiến cuộc hành trình vượt biển với cả gia đình.
Chúng tôi rời Sài Gòn vào ngày 28 tháng 12 năm 1979 lúc 4 giờ sáng để đi xuống Rạch Giá. Qua 4 giờ sáng ngày 29-12 thì ghe của chúng tôi ra khơi, chiếc ghe mang số VNKG 0980, dài 13 m, ngang 2,5m, chở 120 người. Ghe chạy tới 7 giờ chiều ngày 30-12 thì gặp hải tặc Thái Lan (trên tàu cướp có treo cờ Thái Lan), chúng xáp lại cướp lần đầu. Cướp xong, chúng bỏ đi. Qua 8 giờ sáng ngày 31-12 lại gặp một tầu cướp khác. Lần này cướp xong, chúng phá máy tầu. Một chuỗi 8, 9 tiếng nổ phát ra ở hầm may làm chiếc ghe lập tức bị chao đi và chìm lỉm ngay ít phút sau đó. Tất cả mọi người trên ghe đều la khóc kinh hoàng. Vào những giây phút cực kỳ khiếp đảm này, vợ chồng chúng tôi không nói được với nhau câu nào. Tôi chỉ còn kịp nhìn thấy nhà tôi với vẻ mặt hết sức kinh hoàng, thảng thốt. Rồi tôi cuối xuống hôn hai con chót của tôi là cháu Tài (8 tuổi) và cháu Trí (4 tuổi). Tôi cũng nghe thấy tiếng cháu Thùy kêu la: “Cha ơi... chú Tuynh kìa..” và cháu Trang la lên “Cha ơi ... chết rồi..” Rồi ghe chìm lỉm. Lúc đó nhà tôi vẫn ở bên cạnh tôi. Nhưng nhà tôi không hề níu kéo lấy tôi. Đây là sự hy sinh cao cả cuối cùng của nhà tôi dành cho chồng con. Nhà tôi không muốn tôi bận bịu, vướng mắc giữa sóng biển để tôi có cơ hội cứu các con. Khốn thay, một con sóng độc ác đã ùa tới nhận chìm tất cả những người thân yêu của tôi. Tôi không còn thấy ai nữa. Chỉ có sóng nước ngập đầu. Ngay lúc đó tôi được một người cháu tên Phương níu tôi lại và tôi bíu vào một cái can nước. Tôi ôm cái can một cách hoàn toàn theo bản năng. Và lúc tôi mở được mắt ra thì tôi thấy nhà tôi vật vờ ngay trước mắt.. Rồi sau đó tôi ngất đi, không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy tôi nhìn thấy mình đang nằm trên tàu của hải tặc. Bên cạnh tôi là hai em Hùng và Châu đang làm hô hấp nhân tạo cho nhà tôi, chắc là nhà tôi vừa được các em vớt lên. Tôi cũng gượng dậy để ra phụ giúp nhưng bọn hải tặc đã ra hiệu là phải hất nhà tôi xuống biển. Thật không còn gì tan nát hơn lòng tôi lúc đó. Tôi nhào lại, ôm nhà tôi vào lòng, đau đớn nhìn nhà tôi hai mắt vẫn còn mở nhưng thân hình đã bất động. Tôi đã đã dùng tay vuốt cho hai mắt của nhà tôi khép lại rồi tôi khiêng ở đầu, hai em Hùng và Châu khiêng ở chân hạ nhà tôi xuống biển. Đó là lần cuối cùng tôi ở cạnh nhà tôi.
Những giây phút đau đớn nhất của một đời người. Một cơn sóng áp tới.
Biển xanh bao vây nhiều sóng dữ đã vĩnh viễn lôi cuốn đi người vợ thân
yêu nhất đời của tôi. Không bao giờ tôi còn gặp lại. Không có cả một nấm
mồ để tôi lui tới thăm viếng. Một thoáng lay động trên mặt biển. Rồi
vĩnh viễn chia lìa. Ôi đau đớn nào cho bằng sự đau đớn mà tôi đã phải
chịu đựng. Tất cả những người thân yêu nhất của tôi đã ra đi trong
khoảnh khắc. Khi chết, nhà tôi bận một cái quần đen, một cái áo montagut
đen. Nét mặt nhà tôi không tỏ vẻ đau đớn gì cả. Chỉ có nét thảng thốt
thoáng qua trên khuôn mặt bình thản. Đó là hình ảnh cuối cùng của nhà
tôi mà tôi ghi nhớ được trước giây phút ngàn năm vĩnh biệt.
Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả bốn đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thùy, cháu Thùy Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đã vĩnh viễn đi vào lòng biển sâu. Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm họa đau đớn nào thì thảm họa giáng xuống gia đình của tôi phải kể là một trong những thảm họa lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người... Cùng số phận với vợ con tôi còn có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đã bị chết chìm. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đã bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc. Số còn lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một hòn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan. Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tị nạn bằng thuyền. Bởi vì bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành: Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, còn phụ nữ thì lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển. Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương vãi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đã bỏ xác ở đó.
Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 6 giờ chiều ngày 31-12 năm 1979. Lòng đớn đau, thân xác rã rời, bệnh hoạn. Các em tôi phải tìm kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo tìm thức ăn cho tôi ăn. Vì tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đã chịu khó đi mày mò ở khắp mọi chỗ, bòn mặt ở những nơi có vật dụng vương vãi của đồng bào đi trước bỏ lại để tìm kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đã vữa nát vì nắng mưa, có những viên mòn vẹt chỉ còn lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khỏe đã vô cùng suy sụp của tôi.
Sáu ngày trên đảo là sáu ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.
Đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, chúng tôi được Cao Ủy LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23-1-1980.
Hôm nay là ngày 10 tháng 4 năm 1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi tìm tự do. Tôi đang ở trại tị nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Úy Joe Devlin đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại. Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho. Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy xót thương cho những linh hồn đã chết đớn đau trong thảm họa đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ bình an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hãy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió bão khủng khiếp của đời người, để cho con còn đầy đủ minh mẫn, đủ sức khỏe để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con còn đang sống ở Đài Loan. Con đã chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân còn lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ bình an.
Songkhla, ngày 10 tháng 4 năm 1980
Vũ Duy Thái
(Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)
(Trích: Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981)
Kiểm điểm lại, chẳng những nhà tôi chết trên biển mà tất cả bốn đứa con của tôi đều chết đuối hết, cháu Thanh Thùy, cháu Thùy Trang, cháu Duy Tài, cháu Duy Trí, những người thân yêu nhất của đời tôi đã vĩnh viễn đi vào lòng biển sâu. Tôi tưởng rằng nếu trên đời này có những thảm họa đau đớn nào thì thảm họa giáng xuống gia đình của tôi phải kể là một trong những thảm họa lớn nhất, khủng khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng của một con người... Cùng số phận với vợ con tôi còn có 65 người khác nữa đi cùng ghe với tôi cũng đã bị chết chìm. Như thế, cả thảy 70 sinh mạng thuyền nhân trong ghe này đã bị chết dưới bàn tay bạo tàn của hải tặc. Số còn lại được hải tặc đưa vào đảo Kra, một hòn đào nằm trơ vơ giữa biển cả trong Vịnh Thái Lan. Đảo này bây giờ trở thành địa ngục của dân Việt Nam tị nạn bằng thuyền. Bởi vì bất cứ ai bị đưa vào đây đều trở thành nạn nhân của sự bạo hành: Tra tấn đàn ông để khảo của, và bắt chỉ chỗ trốn của phụ nữ, còn phụ nữ thì lẩn lút trong hốc núi, trong rừng sâu hay trong vách đá ngầm nhô ra ngoài biển. Trên đảo có nhiều dấu tích thảm thương của đồng bào đi trước để lại như những hàng chữ viết lên vách đá, những mớ tóc đàn bà vương vãi rải rác khắp mọi nơi (chắc là được cắt đi để giả trai) và cả những xác thuyền, những ngôi mộ của những người đã bỏ xác ở đó.
Chúng tôi được đưa lên đảo vào lúc 6 giờ chiều ngày 31-12 năm 1979. Lòng đớn đau, thân xác rã rời, bệnh hoạn. Các em tôi phải tìm kiếm cỏ khô trải thành nệm cho tôi nằm, lo tìm thức ăn cho tôi ăn. Vì tôi quá đau ốm nên chú Chiếu đã chịu khó đi mày mò ở khắp mọi chỗ, bòn mặt ở những nơi có vật dụng vương vãi của đồng bào đi trước bỏ lại để tìm kiếm cho tôi những viên thuốc. Có những viên đã vữa nát vì nắng mưa, có những viên mòn vẹt chỉ còn lại một phần tư nhưng tôi vẫn cố nuốt để cầm cự được cho sức khỏe đã vô cùng suy sụp của tôi.
Sáu ngày trên đảo là sáu ngày buồn thảm, kinh hoàng. Đói, bệnh và những nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của tâm hồn tôi. Trong khi ấy, các phụ nữ đi cùng ghe vẫn phải lẩn trốn như những con vật vô phương tự vệ trước những cuộc lùng sục bạo tàn của hải tặc.
Đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, chúng tôi được Cao Ủy LHQ phát hiện (bằng trực thăng bay qua đảo) và đưa thuyền ra đón vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đó 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì chúng tôi được đưa về trại Songkhla ngày 23-1-1980.
Hôm nay là ngày 10 tháng 4 năm 1980, là ngày thứ 100 nhà tôi và các cháu chết trên biển, trong Vịnh Thái Lan trên đường vượt thoát xứ CS để đi tìm tự do. Tôi đang ở trại tị nạn Songkhla. Cách đây 50 ngày, Cha Tuyên Úy Joe Devlin đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho nhà tôi và các con tôi tại nhà thờ ở trong trại. Hôm nay, nhân dịp 100 ngày, Người cũng dâng lễ cầu nguyện cho. Tôi vô cùng đớn đau, vô cùng chua xót nhớ lại những người thân yêu nhất của đời tôi. Vợ tôi, sáu con tôi đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy xót thương cho những linh hồn đã chết đớn đau trong thảm họa đớn đau chung của cả Dân Tộc Việt Nam chúng con. Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn vợ con, các con của con để đưa tất cả về nơi an nghỉ bình an hạnh phúc đời đời nơi nước Chúa. Xin Chúa hãy giúp con đầy đủ can đảm để đứng vững sau cơn gió bão khủng khiếp của đời người, để cho con còn đầy đủ minh mẫn, đủ sức khỏe để lo lắng cho đứa con trai duy nhất của con còn đang sống ở Đài Loan. Con đã chịu đau thương quá nhiều. Con cầu nguyện ơn Chúa ban xuống cho tất cả thân nhân còn lại của con, các đồng bào của con, những người sẽ vượt biển ra đi đều tới bến bờ bình an.
Songkhla, ngày 10 tháng 4 năm 1980
Vũ Duy Thái
(Nhân giỗ 100 ngày của vợ và các con chết trên Biển Đông)
(Trích: Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ấn hành 1981)
LÊ PHI ĐIỂU * KHI TÔI VỀ
Khi Tôi Về
Lê Phi Điểu
Một ngày cuối đông năm 1981, tôi được gọi tên ở lại trong trại không
phải ra ngoài đi lao động. Xin thưa các bạn, đây là trại giam Tù Cải Tạo
Vĩnh Quang B. thuộc tỉnh Vĩnh Phú miền Bắc Việt Nam! Trại do công an
cộng sản quản lý. Theo thông lệ của trại này, khi cán bộ từ ban giám thị
trại giam xuống sân tập họp của đám tù cải tạo là có chuyện… Thường
thường là những chuyện đem lại rắc rối cho anh em tù cải tạo, nhưng cũng
có đôi khi thông báo những tin vui cho vài người tù có người nhà thăm
nuôi đang chờ ngoài khu thăm viếng.
Tôi đã có một lần bị gọi tên và bắt ở lại trại để lên ban giám thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “ỉa” và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đội 9 của tôi. (Xin lỗi quí độc giả vì phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối là tôi không dại gì đi làm chuyện đó vì đêm hôm qua họp đôi bình bầu để đánh giá từng người và tôi là người bị cho là chay lười lao động, hay khai bịnh để lánh nặng tìm nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống còn 13 kg một tháng. Cuối buổi họp bình bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với Đội Trưởng Thuận (cũng là người tù cải tạo được trại chỉ định làm đội trưởng, Đôi 9 có khoảng 70 tù nhân). Tôi nói rằng tôi bị bịnh hen suyển nên khó thở, sức khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá, đi khiêng gỗ, cưa xẽ gỗ, đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược lại… Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của đội để không bị đánh giá thấp so với các đội khác. Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động năng như bao nhiêu anh em khác . Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa như vậy. Tôi kết luận “Các anh dã man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”
Tôi nghĩ là tôi không “iả” và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ mình bằng cách lý luận rằng “Tôi không ngu dại gì mà đêm qua tôi vừa mới cự cãi to tiếng với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận vì hành vi đó chẳng khác gì tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hãy tự giác khai ra. “Anh hay người nào khác đã trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về lán nghỉ đi lao đông ngày hôm nay. Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu giường anh Thuận và cũng không biết ai đã làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh phòng giam.
Sáng nay ban giám thị kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên ra khỏi cổng đi lao động thì cán bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại khám xét. Trong lòng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa… Nên bị kiểm tra bất thình lình. Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đã nói trên thì cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả tự do. Môt nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng mọi người. Thế là gần sáu năm làm người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia đình.
Từ nhà tù nhỏ tôi được thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hội An quê tôi (Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than đang đón chờ chúng tôi phía trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống ngoài xã hội với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm lộ phí khi trở về trong lúc thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ trại gọi tên từng người lên văn phòng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa… Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận xét “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”
Tôi chọn địa chỉ là nhà cha mẹ vợ tôi ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (qua tìm hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở với gia đình ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ, chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần 6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành và tự do (dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đã cao hứng mua rượu uống và có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa. Trong lúc chờ tàu đi về Nam tôi đi loanh quanh trong ga và nhìn xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán, quán xá ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn còn mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng… Có người khoác thêm lên chiếc áo mưa cũ kỹ hay những tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời. Quán xá thì chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do hợp tác xã địa phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất khoảng 15 phút thì người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài ba lát thịt bò nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên và hít hà vì đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt đổ vào tô phở khoắng đều lên rồi mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám hỏi vì khi xưa đi hành quân tôi để ý là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn còn phải dùng bột ngọt vì thiếu xương bò xương heo… làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao? Cuối cùng thì tàu hỏa cũng đã vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng tôi cũng đã vội vã lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt tàu xuôi Nam. Còi tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ì ạch chạy về phương Nam.
Đây là lần thứ hai tôi nhìn lại phân nửa phía Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài Gòn và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn, tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đã cập cảng Hải Phòng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại ngồi chờ lịnh.
Xin trình bày thêm là hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội, âm u vì thiếu ánh sáng, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hãi hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong tàu dùng dây thòng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống. Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung tóe ướt đẫm sàn hầm tàu. Nhiều người bị tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên nồng nặc còn hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa. Hai ngày đêm nằm chen chúc như giòi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi được lên cảng Hải Phòng chúng tôi mừng thầm là đã có thể hít thở khí trời một cách thoải mái và bơm đầy sinh khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hãnh, đã cho chúng tôi biết là chúng tôi đã vào cảng Hải Phòng. Tôi tự nhủ: Hải Phòng miền đất văn minh của Xã Hội Chủ Nghĩa mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!
Tập họp điểm danh xong chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa. Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước đục ngầu và phân trâu bò nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu bò đang ngâm mình dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại (tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái. Trên đường đi một số người đã ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những sĩ quan tù nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Trong mớ âm thanh reo hò hỗn loạn, tôi nghe thấy được một giọng của ai đó đã vang lên trong lúc chúng tôi lầm lũi bước đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy” Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường điệu nhưng cũng đã làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn còn có người kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo dòng người phờ phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen của một quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những hình ảnh hai bên đường những nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nhìn thấy một bầy trâu năm, sáu con cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung trong hợp tác xã nông nghiệp địa phương) Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh vách đất, đằng trước hoặc đằng sau nhà đều có trồng vài giồng khoai lang, vài bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẻ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà giữ trẻ. Những cái chòi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó chõng chơ còn thua cái chuồng trâu của người miền Nam. Thế mà vì sao chúng tôi lại thất bại thảm hại thế này!!!
Sau hơn mười hai tiếng đồng hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải Vân để về Đà Nẵng. Mãi mê man ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải Vân hùng vĩ tôi quên mất là mình nên về Sài Gòn thăm vợ con trước hay xuống tại ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm thoát khỏi vòng lao lý và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. Tình mẫu tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài Gòn chứ không phải Hôi An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.
Giây phút gặp lại mẹ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rủ, có lẽ vì đang nhớ đến tôi. Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đò tằng hắng một cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẫng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ và muốn qụy xuống ghế vì quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới bình tĩnh trở lại. Mẹ tôi ở một mình trong căn nhà thờ cổ xưa, các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.
Những người hàng xóm nghe tin tôi vừa từ trại giam về đã cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.
Ở nhà với mẹ được mấy hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề phòng chống nước. Ôi! tình mẹ đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần thì tôi nói với mẹ tôi là tôi phải vào Sài gòn vì trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ con ở ngã tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ quá không biết sức khỏe mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm mẹ trước vì tôi sợ vào Sài Gòn rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ. Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ý thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhưng khuôn mặt bà trở nên buồn bã kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm thì tôi nói với bà là tôi còn đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ gì mà đúng ghê hỉ! “.
Qua ngày hôm sau tôi lên đường vào Sài Gòn để sum họp với vợ con. Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi đưọc chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đã viên sẵn, nhắc tôi nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó“. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng vào tới Sài Gòn mà không phải trả tìền xe vì chủ xe và lơ xe thấy tôi là người vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc gì nhiều nên họ đã không nhận tiền chuyên chở tôi về đến Sài Gòn.
Khi về đến Sài Gòn gặp lại một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn còn thương mến bọn mình nên họ sẵn lòng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi còn mua bánh mì, bánh ú cho mình ăn ngay trên xe. Ôi! tấm lòng nhân ái, nhân hậu của người dân miền Nam thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ thay phần kết sau đây.
Khi Tôi Về
Khi tôi về khu vườn xưa xơ xác.
Giàn hoa xanh Thiên Lý chết lâu rồi.
Cội mai già hiu hắt đứng chơi vơi.
Tường vách đổ, ngói rơi đầy sân vắng.
Khi tôi về, khu vườn xưa yên lặng.
Như đời ai qua mấy chặng thăng trầm.
Khi tôi về gió Bắc thổi căm căm.
Mẹ ngồi đó, miệng lâm râm khấn nguyện.
Bước vào nhà sau một phút lặng yên.
Mẹ bật khóc khi lời nguyền đã tới.
Con về đây thưa với mẹ một lời.
Mẹ tha thứ vì tai trời ách nước.
Chuyện đổi thay giữa đời ai biết được.
Mộng ngày xưa! sau trước đã không thành.
Và bây giờ còn một chút thanh danh.
Con xin giữ với lòng thành muôn thuở.
Bài viết này con kính dâng hương hồn Mẹ. Mẹ đã un đúc cho con ý chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.
Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò chúa nấy”.
Seattle. 01/ 12 /năm 2016.
Lê Phi Điểu
Nguồn XứQuảng.com
Tôi đã có một lần bị gọi tên và bắt ở lại trại để lên ban giám thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “ỉa” và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đội 9 của tôi. (Xin lỗi quí độc giả vì phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối là tôi không dại gì đi làm chuyện đó vì đêm hôm qua họp đôi bình bầu để đánh giá từng người và tôi là người bị cho là chay lười lao động, hay khai bịnh để lánh nặng tìm nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống còn 13 kg một tháng. Cuối buổi họp bình bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với Đội Trưởng Thuận (cũng là người tù cải tạo được trại chỉ định làm đội trưởng, Đôi 9 có khoảng 70 tù nhân). Tôi nói rằng tôi bị bịnh hen suyển nên khó thở, sức khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá, đi khiêng gỗ, cưa xẽ gỗ, đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược lại… Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của đội để không bị đánh giá thấp so với các đội khác. Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động năng như bao nhiêu anh em khác . Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa như vậy. Tôi kết luận “Các anh dã man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”
Tôi nghĩ là tôi không “iả” và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ mình bằng cách lý luận rằng “Tôi không ngu dại gì mà đêm qua tôi vừa mới cự cãi to tiếng với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận vì hành vi đó chẳng khác gì tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hãy tự giác khai ra. “Anh hay người nào khác đã trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về lán nghỉ đi lao đông ngày hôm nay. Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu giường anh Thuận và cũng không biết ai đã làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh phòng giam.
Sáng nay ban giám thị kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên ra khỏi cổng đi lao động thì cán bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại khám xét. Trong lòng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa… Nên bị kiểm tra bất thình lình. Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đã nói trên thì cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả tự do. Môt nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng mọi người. Thế là gần sáu năm làm người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia đình.
Từ nhà tù nhỏ tôi được thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hội An quê tôi (Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than đang đón chờ chúng tôi phía trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống ngoài xã hội với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm lộ phí khi trở về trong lúc thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ trại gọi tên từng người lên văn phòng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa… Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận xét “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”
Tôi chọn địa chỉ là nhà cha mẹ vợ tôi ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (qua tìm hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở với gia đình ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ, chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần 6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành và tự do (dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đã cao hứng mua rượu uống và có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa. Trong lúc chờ tàu đi về Nam tôi đi loanh quanh trong ga và nhìn xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán, quán xá ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn còn mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng… Có người khoác thêm lên chiếc áo mưa cũ kỹ hay những tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời. Quán xá thì chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do hợp tác xã địa phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất khoảng 15 phút thì người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài ba lát thịt bò nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên và hít hà vì đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt đổ vào tô phở khoắng đều lên rồi mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám hỏi vì khi xưa đi hành quân tôi để ý là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn còn phải dùng bột ngọt vì thiếu xương bò xương heo… làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao? Cuối cùng thì tàu hỏa cũng đã vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng tôi cũng đã vội vã lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt tàu xuôi Nam. Còi tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ì ạch chạy về phương Nam.
Đây là lần thứ hai tôi nhìn lại phân nửa phía Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài Gòn và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn, tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đã cập cảng Hải Phòng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại ngồi chờ lịnh.
Xin trình bày thêm là hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội, âm u vì thiếu ánh sáng, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hãi hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong tàu dùng dây thòng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống. Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung tóe ướt đẫm sàn hầm tàu. Nhiều người bị tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên nồng nặc còn hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa. Hai ngày đêm nằm chen chúc như giòi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi được lên cảng Hải Phòng chúng tôi mừng thầm là đã có thể hít thở khí trời một cách thoải mái và bơm đầy sinh khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hãnh, đã cho chúng tôi biết là chúng tôi đã vào cảng Hải Phòng. Tôi tự nhủ: Hải Phòng miền đất văn minh của Xã Hội Chủ Nghĩa mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!
Tập họp điểm danh xong chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa. Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước đục ngầu và phân trâu bò nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu bò đang ngâm mình dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại (tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái. Trên đường đi một số người đã ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những sĩ quan tù nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Trong mớ âm thanh reo hò hỗn loạn, tôi nghe thấy được một giọng của ai đó đã vang lên trong lúc chúng tôi lầm lũi bước đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy” Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường điệu nhưng cũng đã làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn còn có người kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo dòng người phờ phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen của một quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những hình ảnh hai bên đường những nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nhìn thấy một bầy trâu năm, sáu con cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung trong hợp tác xã nông nghiệp địa phương) Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh vách đất, đằng trước hoặc đằng sau nhà đều có trồng vài giồng khoai lang, vài bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẻ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà giữ trẻ. Những cái chòi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó chõng chơ còn thua cái chuồng trâu của người miền Nam. Thế mà vì sao chúng tôi lại thất bại thảm hại thế này!!!
Sau hơn mười hai tiếng đồng hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải Vân để về Đà Nẵng. Mãi mê man ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải Vân hùng vĩ tôi quên mất là mình nên về Sài Gòn thăm vợ con trước hay xuống tại ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm thoát khỏi vòng lao lý và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. Tình mẫu tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài Gòn chứ không phải Hôi An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.
Giây phút gặp lại mẹ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rủ, có lẽ vì đang nhớ đến tôi. Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đò tằng hắng một cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẫng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ và muốn qụy xuống ghế vì quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới bình tĩnh trở lại. Mẹ tôi ở một mình trong căn nhà thờ cổ xưa, các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.
Những người hàng xóm nghe tin tôi vừa từ trại giam về đã cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.
Ở nhà với mẹ được mấy hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề phòng chống nước. Ôi! tình mẹ đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần thì tôi nói với mẹ tôi là tôi phải vào Sài gòn vì trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ con ở ngã tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ quá không biết sức khỏe mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm mẹ trước vì tôi sợ vào Sài Gòn rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ. Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ý thông cảm hoàn cảnh của tôi, nhưng khuôn mặt bà trở nên buồn bã kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm thì tôi nói với bà là tôi còn đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ gì mà đúng ghê hỉ! “.
Qua ngày hôm sau tôi lên đường vào Sài Gòn để sum họp với vợ con. Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi đưọc chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đã viên sẵn, nhắc tôi nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó“. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng vào tới Sài Gòn mà không phải trả tìền xe vì chủ xe và lơ xe thấy tôi là người vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc gì nhiều nên họ đã không nhận tiền chuyên chở tôi về đến Sài Gòn.
Khi về đến Sài Gòn gặp lại một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn còn thương mến bọn mình nên họ sẵn lòng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi còn mua bánh mì, bánh ú cho mình ăn ngay trên xe. Ôi! tấm lòng nhân ái, nhân hậu của người dân miền Nam thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ thay phần kết sau đây.
Khi Tôi Về
Khi tôi về khu vườn xưa xơ xác.
Giàn hoa xanh Thiên Lý chết lâu rồi.
Cội mai già hiu hắt đứng chơi vơi.
Tường vách đổ, ngói rơi đầy sân vắng.
Khi tôi về, khu vườn xưa yên lặng.
Như đời ai qua mấy chặng thăng trầm.
Khi tôi về gió Bắc thổi căm căm.
Mẹ ngồi đó, miệng lâm râm khấn nguyện.
Bước vào nhà sau một phút lặng yên.
Mẹ bật khóc khi lời nguyền đã tới.
Con về đây thưa với mẹ một lời.
Mẹ tha thứ vì tai trời ách nước.
Chuyện đổi thay giữa đời ai biết được.
Mộng ngày xưa! sau trước đã không thành.
Và bây giờ còn một chút thanh danh.
Con xin giữ với lòng thành muôn thuở.
Bài viết này con kính dâng hương hồn Mẹ. Mẹ đã un đúc cho con ý chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.
Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò chúa nấy”.
Seattle. 01/ 12 /năm 2016.
Lê Phi Điểu
Nguồn XứQuảng.com
SƠN TRUNG *NGÔI NHÀ VÀNG
NGÔI NHÀ VÀNG
Ở Việt Trì, tại Ngã Ba Hạc có một
cây đa rất lớn, mà bên dưới là hang hốc chồn cáo. Nhiều đêm, bọn ma
quỷ, bọn hồ tinh thường hội họp bàn tán. Chúng bàn mọi việc trên
trời dưới đất, trong xóm ngoài làng. Một con Ma chê bọn Cáo:
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
Hồ ly nói:- Đó là nét văn hóa đặc
thù của loài Cáo chúng tôi. Dù có tài thiên biến vạn hóa, chúng tôi
vẫn giữ truyền thống cũ:
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!
Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!
Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
-Thật chứ. Cái nhà toàn bằng vàng, ở
trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo
rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian, ngay gần đây không xa.
Câu chuyện lọt vào tai Thổ công. Ông nghĩ rằng ông là thổ công xứ này, đưọc thiên đình giao cho việc theo dõi tình hình địa phương. Dưới ông là các đội trưởng, toán trưởng , tổ trưởng và hàng trăm quan lại thượng thừa đủ chủng loại và cấp bậc gồm những thằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, trung tướng, thiếu tướng, và hàng chục vạn nhân viên , cứ mỗi nhân viên coi mười nhà. Nhân dân chúng nó ăn gì, vợ chồng chúng nó chửi nhau ra sao, yêu nhau ra sao đều báo cáo đầy đủ về bộ An Ninh Thiên Đình. Thế mà một cái nhà vàng nằm chình ình trong khu vực của ông lại không ai báo cáo việc này. Nhân viên ông, thủ hạ ông toàn là những tay cốt cán, đã có thành tích phá tan hàng vạn cuộc nổi dậy và biểu tình chống đối. Chúng rất tích cực đến độ trước mắt quốc tế, chúng đánh đập nhân dân công khai, và trước tòa án, trước các phóng viên báo chí trong ngoài, chúng lấy tay bịt miệng người ta không cho nói. Danh từ " bịt miệng" không còn là nghĩa bóng mà là nghĩa đen rùng rợn, rõ rệt và man rợ! Chúng luôn trung thành với ông, với Thiên Đình, không lẽ chúng lo làm giàu mà quên nhiệm vụ? Không lẽ tất cả chúng nó đã chạy theo "diễn biến hòa bình" mà bỏ ngũ? Không lẽ kẻ thù tài ba ghê gớm có thể che thần nhãn của ông?
Việc to lớn như thế mà ông không biết, chứng tỏ ông và thủ hạ bất lực, sớm muộn sẽ bị thiên đình phát giác và trừng phạt. Lúc đó thì ông ăn cám, và về đuổi gà cho vợ cũng không xong!
Theo thói quen nghề nghiệp, ngay đêm ấy ông đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói xem thử hư thực như thế nào. Thành hoàng rất ngạc nhiên khi nghe ông bạn An Ninh kể chuyện. Ngài bảo:
- Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. Tôi quanh năm nằm trong đình làng thôi thì làm sao biết việc ở làng khác, tỉnh khác!
Hai ông ngẩn người, bèn bảo nhau qua nhà Đông Trù Tư mạnh Táo quân, rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh Táo quân. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện Phong thần, cười và nói:
- Tôi chỉ công tác trong nhà chứ đâu công tác ngoài xã hội. Nếu có nhà vàng thì phải do cấp trên cao hơn theo dõi, chứ tôi chỉ công tác trong xó bếp nhân dân thôi! Nước ta nghèo, theo XHCN, làm gì có kiểu sang giàu như vua chúa đời xưa! Lạ quá. Xin các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe.
Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ.
- Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, và nghe các đồng nghiệp trình tâu tình hình các nơi mà không thấy một việc lạ như thế. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu, hoặc vài nơi mạ vàng như bàn thờ hoặc câu đối chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo.
Thành hoàng nói:
-Vùng Sơn Tây thuộc Tản Viên linh thần. Ta nên lên Tản Viên hỏi thử.
Cả ba lên Tản Viên nhưng không được gặp vì Tản Viên sơn thần đi đự hội nghị ngoài biển đông với Long vương.
Táo quân nói:-Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian xem sao.
Cùng nhau lên xe mây, để thiên ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại hiện ra giữa không trung chặn đường.
Các thần đều hỏi:
- Ông là ai? Xin cho biết quý danh?
Người lạ đáp:
- Tôi là nhà tu Thích Đủ Thứ, sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết.
Các thần hỏi:
- Vậy ông chận đường chúng tôi có việc gì?
Nhà sư kỳ dị đáp:
- Tôi cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Bọn họ chỉ lo kiếm vàng chứ không biết chuyện nhà vàng đâu. Các ông một là phải theo thủ tục đầu tiên, hai là phải có quyền thế, vây cánh và phải có giấy giới thiệu của cơ quan và của lệnh bài của Thiên Đình. Nếu không, chúng chỉ sang Nam Tào, Nam Tào lại chỉ về Bắc Đẩu, Bắc Đẩu lại chỉ sang Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng lão quân lại chỉ sang Vương Mẫu, Vương mẫu lại chỉ sang Đông Hải Long vương. Các ông chạy trăm năm cũng không có ai giải quyết vấn đề cho đâu!
Các thần nhìn nhau, rồi hỏi:
- Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không?
Nhà sư kỳ lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về thôn Đoài, tỉnh Đoài. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía xa, trỏ cho các thần xem. Các thần chăm chú
nhìn tức thì thấy cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị.
Các thần rú lên:
- Đích rồi! Hoàng kim ốc!
Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, rồi nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng rừng núi và đồng ruộng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh nhỏ.
Lúc bấy giờ trong ngôi nhà tranh, một chàng thư sinh vừa buông sách xuống, định ngả lưng nằm nghỉ. Bỗng nhiên ngó lên mái nhà, thầy ba bóng người đang vạch mái tranh nhìn xuống. Một ông mặt đen như nhọ chão, một ông đội mũ vàng, một ông bịt khăn rằn che mặt. Cả ba ông bàn cãi nhau và trong giấc mộng, chàng nghe ba ông bảo:
-Sao lại thế nhĩ?
Chàng thở ra, thở vào đều đều, rồi an giấc.
Đông trù cằn nhằn Thổ công:
- Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Hoang đường quá! Mộng mị quá ! Các ông là nhà cách mạng lại đi tin những điều yêu hồ nhảm nhí! Nếu dân chúng và thiên đình biết được thì uy tín các ông không còn, mà lại có thể bị rút thẻ "Ưu tiên" và đuổi xuống hạ giới!
Thành hoàng cũng bực mình:
- Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Mấy ông thần hoàng bạn tôi ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định mời tôi về ăn nhậu, chơi bời, có em út và ca sĩ khắp bốn bể năm châu về, có sòng bài, đủ thứ vui. Khi về còn được hàng chục phong bao dày cộm. Thế mà vì việc chẳng ra chi mà đành lỡ hẹn với các ông trên ấy. Thật đáng tiếc, mất cả chỉ lẫn chài! Chẳng cái dại nào bằng cái dại nào!
Thổ công vuốt râu cười hắt:
- Thôi các ông đừng trách móc nhau nặng lời. Ta thử xem trên đường có gặp thằng nhà sư quỷ quái kia không mà cho nó một trận nên thân!
Ba ông vừa đi vừa nhìn kỹ, quả nhiên thấy bên gốc cây vệ đường, nhà sư kỳ dị đang nằm ngủ.
Cả ba thần đánh thức nhà sư và quát lón:
-Ông là nhà sư sao lại nói dối hả?
Nhà sư cười:
-Các ông quyền cao chức trọng nhưng sức học lớp ba, lớp năm trường làng cho nên chẳng biết chữ nghĩa của thánh hiền. Tôi xin mời ông trở lại ngôi nhà vàng.
Ba vị thần linh theo nhà sư bước vào ngôi nhà tranh. Người học trò đang nằm ngủ. Nhà sư mở cửa cùng ba thần linh đi vào nhà . Vị sư chỉ hai câu đối treo trên tường nhà người học trò:
Ngã độc thư, ngô mao lư thị hoàng kim ốc,
Quân hành thiện, quân Phật tâm tức bích ngọc thành.
(Ta đọc sách, nhà tranh ta là nhà vàng,
Ông làm thiện, tâm Phật của ông ấy thành ngọc)
Ông sư lại mở bồ sách, lấy ra một quyển nhan đề là "Trạng Nguyên Thi" và chỉ cho ba thần xem thì thấy hàng chữ:
"An cư bất dụng giá cao đường. Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.Thiện tâm mao ốc hóa lâu đài."
( Ở yên là đưọc, không cần làm nhà cao. Trong sách có nhà vàng. Có lòng thiện thì nhà tranh thành lâu đài.)
Sau cả ba lên thiên đình, trình tấu sự việc. Thượng Đế cười:
-"Chúng nó lý tưởng quá, lý tưởng quá thì khổ. Nhà tranh sao là nhà vàng, sách nói hoang đường. Ta đây sống trên trời nhưng rất thực tế. Ta tranh đấu là tranh đấu cho ta, cho chúng ta, cho địa vị, tiền bạc cho vật chất vì chúng ta theo Duy Vật chủ nghĩa mà! Nhà của ta đây mới là nhà vàng, cung điện của ta giá hàng tỷ mỹ kim, nơi nghỉ mát của ta giá hàng triệu mỹ kim, tối tân hơn vạn lần cái nhà vàng trong mộng của chúng nó! Nhưng thằng đó nghèo mà dám nói nhà nó là nhà vàng. Đó là tư tưởng duy tâm thần bí! Nói như thế là nó bảo nó giàu sang hơn ta, đó là hành động chống phá triều đình! Các khanh nên đem nó đi học tập Đại Học Trường Kỳ."
Các thần bèn lạy tạ mà lui ra!
SƠN TRUNG * NHỮNG CON CÁO ĐỎ
DOROTHY M. JOHSON * NGƯỜI MẸ KẾ
Nguyên tác của
Dorothy Marie Johnson (1905-1984), Hoa Kỳ. NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch Rời bỏ quê nhà, xe của chúng tôi chậm chạp vượt qua từng dặm đường dài, băng qua cánh đồng cỏ lộng gió hướng về dãy núi cao.
Chúng tôi ra đi với chiếc wagon một ngựa kéo và một ít đồ đạc. Ban đầu
chúng tôi có bốn người. Cha tôi và tôi đi bộ theo xe vì tôi tuy mới mười
một tuổi mà đã lớn xác. Hai đứa em gái tôi lon ton, nô đùa phía sau xe,
rồi bị tống lên xe nằm sau khi đã thấm mệt.
Xe thuộc loại Conestoga có bánh xe rất lớn, không có mui, thuận tiện để
vượt qua những cánh đồng cỏ. Giống như những chiếc mà bà con của Cha đã
dùng để đi về miền Viễn Tây trước đây, nhưng chiếc xe nầy thì cũ kỹ quá,
ngựa lại yếu nhớt, uể oải. Lúc thì kêu cót két, lúc thì kêu rầm rầm, xe
ì ạch nhắm hướng một thành phố nhỏ nơi bìa rừng mà Cha nghĩ là có một
ông bác đang làm chủ một trại cưa nhỏ.
Đi được hai tuần thì có thêm cô Mary nhập bọn. Từ đâu cô lạc lõng đến
đây cô không hề hé môi về chuyện đó. Cha không muốn cho cô thêm vô nhóm,
nhưng cô nhứt định đòi đi theo.
Cô cương quyết: "Em muốn nhập bọn với một gia đình và chăm sóc tụi nhỏ.
Em không trở về đâu. Nếu anh không cho em đi theo, em sẽ đi theo bất kỳ
xe nào khác". Cha cau mày nhìn cô, cô trừng đôi mắt xanh lơ ngó Cha.
Cha hỏi: "Cô mấy tuổi?"
Cô đáp: "Em mười tám tuổi rồi chớ bộ. Thiếu gì người đi ngựa ngang qua
đây, nhưng em thích theo gia đình anh. Em không trở về đâu!"
Cha dịu giọng: "Bốn cha con tôi sắp cạn lương thực rồi. Tiền nong cũng
sạch bách. Tôi không xoay sở nổi nếu đoàn có thêm người. Ông quay đi làm
như thể là không muốn nhìn mặt cô. "Cô phải đi bộ theo".
Thế là cô theo chúng tôi và chăm sóc cho hai em gái tôi, nhưng Cha không buồn ngó ngàng hay chuyện vãn lời nào với cô.
Ngoài đồng thì gió thổi mạnh. Đến núi thì trời đổ mưa. Dân cư cho biết
vùng này mưa liên miên suốt mùa Hè. Mưa làm rã mục gốc rạ, làm hư hại
mùa màng. Người ta tiếp đón chúng tôi một cách thờ ơ. Những người nghe
chúng tôi trình bày đều đi qua với cùng tâm trạng của chúng tôi, lo âu
cho tương lai cuộc sống.
Cha tôi cũng thế. Mỗi ngày, so với xe, ông đi gấp đôi. Ông mang súng vào
rừng, sục sạo nhiều nơi nhưng chẳng thấy bóng dáng con mồi nào. Trước
đến giờ ông săn nai lấy thịt nuôi gia đình. Nhưng lúc nầy chúng tôi đâu
được nếm qua chút nào đâu, may mà được dân định cư miễn cưỡng tặng cho
một ít.
Chỉ một lần, ông mang về được một con nhím; loại này thịt ngon, nhiều
mỡ. Cô Mary đem chặt khúc và nướng. Khói bay mù mịt làm cô chảy nước mắt
sống ràn rụa. Hai cha con tôi căng tấm vải dầu che mưa để lửa khỏi tắt.
Một ngày kia, chúng tôi dừng chân tại một căn chòi gỗ cũ kỹ và trống
trải, chẳng có gì trong đó hết. Cha cho biết phải tạm trú nơi đây thôi
vì ngựa đã kiệt sức rồi, không thể kéo xe trên những đoạn đường núi nữa.
Căn chòi ít ra cũng hữu dụng để che chắn gió mưa. Chúng tôi còn lại mấy
củ khoai và một ít bột bắp. Cha bỏ cả buổi trời xuống mò cá ở một khe
suối gần đó, cuối cùng cũng chẳng bắt được con nào. Cho đến ngày nay,
tôi chẳng tha thiết gì tới chuyện bắt cá. Bộ mặt buồn so, hốc hác của
Cha ngày xưa còn mãi ám ảnh tôi.
Cha kéo cô Mary và tôi ra ngoài chòi. Những giọt mưa từ các cành cây rơi ướt vai chúng tôi. Ông cho biết:
- "Ta biết chúng ta đang ở đâu. Từ đây đến nhà bác John rồi trở về mất
khoảng bốn ngày đường. Đó là một thành phố nhỏ, sẽ có đồ ăn. Họ sẽ cho
ta một ít dù bác John còn ở đó hay không cũng vậy".
Ông nhìn tôi và khuyên: "Con phải nghe lời cô Mary nghe con".
Đó là lần đầu tiên ông chấp nhận sự hiện hữu của cô Mary kể từ khi cô theo gia đình chúng tôi, cách đây hai tuần.
Ông nói tiếp: "Lâu nay con luôn luôn nghe lời Cha nhưng từ nay con phải tuân lời cô Mary. Cô có thể khôn lanh hơn".
Bỗng ông chua chát: "Người đời chẳng hề tốt với mình, họ chỉ biết 'sống chết mặc bây ai lo phận nấy' thôi. Nhưng ra thành phố, ta sẽ tìm được đồ ăn đem về đây".
Ông hít mạnh, nói tiếp: "Ở đây, nếu đói quá thì giết con ngựa đi. Thà làm như thế còn hơn chịu chết đói hết".
Ông hôn từ giã hai đứa nhóc, đoạn cầm súng, choàng cái mền lên người rồi chầm chậm lê bước đi.
Căn chòi mốc meo, không có nền. Chúng tôi đốt lửa trên nền đất và cho
khói thoát ra qua một cái lỗ ở nóc chòi. Khói bay mịt mù, nhưng chúng
tôi phải đốt lửa để hong củi cho khô bớt.
Đêm thứ ba chúng tôi mất con ngựa. Một con gấu làm nó hoảng sợ nên đã
tung chạy biệt dạng. Nghe tiếng động, cô Mary và tôi phóng ra nhưng trời
tối đen, chẳng thấy được gì.
Vừa rạng sáng tôi đã ra đi tìm nó. Tôi đã đi có lẽ đến mười lăm dặm.
Phải tìm cho ra con ngựa đem về. Chắc chắn tôi sẽ bị Cha quất nếu Cha về
mà thấy mất ngựa. Tôi bị lạc đường hai ba lần, tưởng phải chết mất xác
vì có ai biết đâu mà tìm. May mà tôi tìm được đường về.
Ngày thứ tư. Chưa thấy cha về. Chúng tôi đã ăn đến phần lương thực cuối cùng.
Ngày thứ năm, cô Mary đi tìm con ngựa. Hai đứa em gái tôi thút thít, co
ro sát vào nhau trong mền bên cạnh đống lửa. Chúng vừa sợ vừa đói.
Người tôi chẳng bao giờ khô ráo vì luôn phải ra ngoài đem thêm củi vô
hay phải ra gọi cô Mary. Nghe gọi, cô sẽ không đi lạc. Tôi không khóc
như hai đứa nhỏ vì tôi đã lớn, mười một tuổi rồi.
Gần tối, men theo tiếng tôi gọi, cô Mary trở về chòi.
Cô không tìm được ngựa, đến một miếng da hay một túm lông cũng chẳng
thấy đâu. Thay vào đó, cô vác về một cục lớn màu trắng, dòm giống như
một trái bí rợ.
Chẳng nói chẳng rằng, cô ngó quanh quất, biết là Cha tôi chưa về.
Em Elizabeth hỏi: "Cái gì vậy cô?"
- "Nấm. Có lẽ nặng đến ba ký".
- "Cô làm gì với cục nấm đó," tôi nhếch mép: "Để đá banh chắc!"
- "Ăn - có thể". Cô đặt nó vào góc chòi. Tóc cô sũng nước, xõa xuống đôi vai. Cô ngồi co ro bên cạnh đống lửa.
Bé Sarah bắt đầu thút thít, luôn miệng kêu: "Đói bụng quá".
Tôi nói: "Nấm không ăn được đâu. Ăn vô chết liền đó".
- "Có thể," Cô Mary đáp. "Nấm có thể làm chết người. Cô không làm bộ
giống như một số người rằng mình biết hết mọi thứ trên đời đâu".
Tôi hỏi cô: "Cái dấu gì trên bờ vai của cô vậy? Cô bị gai quào rách áo khi vô rừng hả?"
- "Theo cháu, nó là cái gì?". Cô vừa nói vừa cúi đầu xuống đám khói.
Tôi đoán: "Trông giống như những vết thẹo".
- "Đúng là thẹo. Chúng đã dùng roi quất cô. Thôi, lo việc của cháu đi. Cô cần suy nghĩ một chút".
Bé Elizabeth lại thút thít: "Sao Cha không về?"
Cô Mary dỗ dành: "Cha sắp về rồi. Trời tối quá Cha chưa về được. Chắc chắn Cha sẽ về lo cho cháu mà".
Cô đứng dậy, đến lục lọi hộp đựng lương thực. Tôi càu nhàu:
- "Trong đó chỉ còn mấy cái dĩa không thôi mà. Nếu còn chút gì trong đó tụi cháu đã thấy rồi".
Cô đứng lên, đi lấy cái hộp mỡ nhím. Cô nói tỉnh bơ:
- "Cô có đồ gì để ăn rồi. Nhưng các cháu chưa được ăn đâu. Cô không muốn nghe ai kêu ca gì hết, rõ chưa?"
Rồi cô hành động, thấy thiệt là ác. Cô cắt cục nấm, đem chiên bằng mỡ
nhím. Mùi nấm chiên thơm lừng khiến hai nhóc chui ra khỏi mền. Nhưng
bằng giọng quyết liệt, cô bắt buộc chúng chui trở vô. Chúng tấm tức
khóc, thấy thiệt thương tâm.
Tôi nén khóc, căm gan, theo dõi coi cô làm gì tiếp theo.
Tôi cố chịu đựng mùi thơm của nấm chiên. Nhưng được một lúc, tôi ngỏ lời:
- "Chia cho cháu một ít đi".
- "Mai nghe. Ngày mai, có thể được. Nhưng hôm nay thì không".
Cô quay lại phía tôi, quyết liệt: "Đừng quấy rầy cô. Để cô tính".
Cô quỳ cạnh đống lửa và chiên hết số nấm.
Ước gì có được cây súng của cha, tôi sẽ nã vô cô lập tức.
Cô không ăn liền. Cô nhìn lát nấm chiên dòn một hồi lâu. Đoạn nói: "Sáng
ngày mai, cô nghĩ là cháu có thể cho biết là các cháu có muốn ăn hay
không".
Hai đứa nhóc nhìn cô chăm chăm khi cô ăn. Bé Sarah gặm đỡ cái bao tay bằng da cũ.
Rồi cô Mary bò vào mền ngủ với chúng. Chúng cố tránh xa cô.
Tôi hoảng sợ đến nỗi bao tử bồn chồn dù rằng nó trống trơn.
Cô Mary nằm trong mền đâu được lâu. Cô ra lấy nước trong xô uống, đoạn ngồi bên đống lửa. Cô nhìn tôi qua màn khói.
Cô nói nhỏ với tôi: "Nếu gặp nấm độc, cô không biết cô sẽ ra sao. Cháu
cố gắng lo cho hai đứa em nhe. Vì Cha cháu sắp về rồi... Cháu nên đi ngủ
đi. Đêm nay cô sẽ đi ngủ rất trễ " .
Và người ta cũng sẽ ngồi thức như thế. Nếu đó là đêm cuối cùng của đời
người. Thần Chết có thể đến với người ta bất kỳ lúc nào. Người ta ngồi
kế bên đống lửa mịt mù khói. Ngồi đấy để ôn lại những gì cần nhớ lại, để
cảm nhận được sự thú vị của đời người.
Chúng tôi ngồi yên lặng; hai đứa trẻ đã ngủ. Được một lúc, tôi hỏi:
- "Bao lâu thì chất độc mới ngấm hả cô?"
Cô đáp: "Cô chẳng nghe thấy gì hết. Thôi đừng nghĩ đến chuyện đó nữa " .
Một lúc sau tôi gục xuống, cằm tựa vào ngực, ngủ ngon lành.
Có lẽ thánh Peter cũng ngủ gục như vậy trong khi Đức Chúa Trời quỳ cầu
nguyện suốt đêm khi Ngài biết rằng ngày mai mình sẽ bị bắt.
Cô Mary đi tới đi lui chộn rộn làm tôi tỉnh ngủ. Màn đêm sáng dần. Cô nói:
- "Cô nghĩ là nấm không độc. Bây giờ ta có thể nói như vậy được rồi, phải không?"
Tôi đáp cụt ngủn: "Cháu đâu biết được " .
Cô ra đứng trước cửa chòi. Ngước nhìn bầu trời. Mưa còn rơi rơi. Hình như cô thấy bầu trời đẹp lắm.
Cô đi vào, đem chiên các lát nấm. Hai nhóc háo hức thèm thuồng mà lòng
lo sợ. Ba anh em chúng tôi ăn một cách ngon lành, no nê cho đến lúc cô
Mary nói: "Mấy cháu ăn nhiêu đó đủ rồi." và cô không chiên thêm nữa.
Phần cô, cô không ăn miếng nào.
Hôm ấy căn chòi buồn tẻ bỗng có một ngày khác thường. Cô Mary vui hết
biết, cô kể hết chuyện này đến chuyện khác, cô còn cùng chúng tôi tham
gia trò chơi "Tìm cái đê" với trái thông khô.
Đến xế chiều mọi người bỗng nghe một tiếng gọi lớn, hai em tôi reo lên, tôi lao ra trước, chạy đến quãng rừng thưa.
Mưa đã dứt. Cha tôi phóng ra từ quãng rừng. Ông dẫn theo một con ngựa,
trên lưng chở một cái bao. Tôi biết trong đó là cả một kho lương thực.
Ông cắt dây cột quanh cái bao, ngó chúng tôi với ánh mắt âu lo:
- "Còn một người nữa đâu rồi?"
Ngay lúc đó, cô Mary từ tốn bước ra khỏi căn chòi. Khi cô tiến về phía chúng tôi, mặt trời bắt đầu sáng hừng lên.
Người mẹ kế của tôi là một người đàn bà tuyệt vời.
Victorville, CA, July 10- August 1, 2012
NGUYỄN VĂN SÂM
chuyển dịch
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 19.10.2012.
. Xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com khi trích đăng lại.
HÀ THÚC SINH * CƯ SĨ
CƯ SĨ
Cụ Đạo là người hạnh phúc, hiểu theo nghĩa có một cuộc đời êm ả hanh thông, con cái đỗ đạt. Trẻ từng tu chùa, lớn không thoải mái cụ hồi tục, lập gia đình. Lương thiện là bước đầu phải có của một người tốt, cụ tin thế, mọi thứ khác theo sau. Tuổi hưu cụ vẫn hồng hào, đọc sách báo không cần kính, đi không cần gậy. Nhà thương xứ Mỹ chưa lấy được của cụ đồng bạc nào cho đáng như ở các cụ bạn. Lại nữa từ nước nhà ra nước người cụ được làm một nghề duy nhất cụ thích, nghề quản thủ thư viện. Chỉ một bệnh cụ có từ trẻ là chứng tê tay. Có khi rờ ấm trà thật nóng cụ không cảm thấy gì. Cụ không quan tâm chữa trị.
Từ hưu đời sống cụ đâm thay đổi. Nhà con cháu vắng dần. Xứ này vậy. Cơm áo nghề ngỗng lôi mỗi đứa một nẻo. Nhưng ngạc nhiên thay, hai vợ chồng già xem ra lại tất bật hơn, ấy là do khách khứa.
Cụ bà là người nhân từ, thuận thảo từ trẻ. Cụ như cái bóng đen lặng lẽ và trung thành của cụ ông, như cánh bèo nương theo con nước, đúng đạo xướng tuỳ. Mà khách nào phải hạng rượu chè cờ bạc gì, toàn những vị thức giả, đến để đàm đạo với cụ ông những vấn đề nhìn chiều nào cũng thấy nghĩa lý. Từ những vấn đề siêu hình như con người từ đâu tới rồi đi về đâu, khổ đau rời khỏi mặt đất phải vì đã không được chọn lựa khi đến mặt đất, tiếng khóc có thực là phản diện của tiếng cười; hoặc thực tiễn như nhai miếng cơm phải nhiều lần ra sao, điều tiết hơi thở quan trọng thế nào... Không thiếu lúc ngồi nhà sau thiu thiu ngủ, cụ bà chợt tỉnh mỉm nụ cười đến từ một hồi tưởng. Nhưng nói chung cụ vui. Có người đàn bà nào kém vui khi chồng được đời tin tưởng? Lượng khách ở đây là thước đo sự uyên bác của chủ nhà. Cụ Đạo biến thành một nhà thuyết giảng thật rồi.Nhưng những hành động vong thân của một chủ thể phải chăng thường thoát thai từ hấp lực của khách thể, của thế giới ngoại tại? Nhưng người vong thân hiếm khi tự nhận ra mình là nạn nhân một sự lệ thuộc. Có thể cụ Đạo không thoát khỏi lối mòn này. Dù sao bản chất khiêm tốn, có bao giờ cụ dám nghĩ đời tối; nhưng đời như áng mây nhàn nhã trôi qua, phiền hà gì ánh trăng không toả sáng cho mây thấy rõ hơn vũ trụ còn trùng điệp tinh tú? Nhưng mây thì dài quá, nhiều quá, mà trăng lại hữu hạn từ quang năng đến thời lượng hiện diện. Chỉ đôi ba năm cụ Đạo đuối nhanh chóng về sức khoẻ và cạn cũng nhanh về kho kiến thức. Cụ âm thầm tự chống lại sự sa sút nhưng xem ra không hiệu quả. Cứ như một sa mạc phát tiết cạn nhiệt dần, một ngày cụ nhận chân một điều: Hạnh phúc chính là mình sống suy niệm với chính mình chứ không hẳn đem sự suy niệm ấy rao giảng ầm ỹ cho ai. Các triết gia sẽ là triết nhân nếu họ im lặng. Rao giảng biết đâu không là một hình thái bộc lộ bế tắc? Xưa nay có phải cụ không biết bên kia cánh đồng hoa đẹp rực rỡ của đời là một bãi lầy bế tắc đâu. Hãy sống nhàn hạ đời hữu hạn với cánh đồng hoa, hà tất bước chi bước lớn để sa vào bãi đầm lầy mà ở đó, từ cổ kim, đám triết gia bất hạnh đã om sòm đùn đẩy nhau tới chia đều mỗi người một khoảnh.
Cụ Đạo đã nhận ra mình chọn nhầm lối rẽ ở một ngã ba. Cụ không tiết lộ với vợ. Và vì thế, cứ chiều đến là: “Hôm nay ông đãi khách trà gì để tôi liệu pha?”Một tối đeo kính, chống gậy thả bộ một vòng quanh khu vực nhà, về tới trước cửa cụ ngẩn người. Khóm dạ lan vợ trồng hồi nào mà giờ sao thơm lạ lùng. Cụ đứng lại, dưới trăng, nhìn những cụm hoa trắng li ti ẩn hiện như bầu trời tinh tú thứ hai mơ hồ, huyền bí. Cụ bước lên thềm, chìm trong nghĩ ngợi. Đúng lúc đó, từ sâu trong tâm khảm, cụ thấy có gì máy động, rồi bung lơi, như tơ; nó khiến cụ ngất ngây, run rẩy, không thể giải thích, không thể chống cự, và cụ ngã xuống. Ít phút sau cụ thấy mình ngồi trong ghế bành. Về đêm nhà vắng ngắt như bao giờ. Bất giác cụ hiểu ra những sợi tơ lan dần ban nãy là hơi lạnh bốc lên từ một khối cô đơn. Cụ nhìn quanh.
Mừng quá. Đó là lần đầu cụ đột ngột ngộ được sự hiện diện của một con người có thực là bà vợ già lặng lẽ.
“Cơ khổ!” cụ bà nói. “Ông đi lang thang làm gì cho ngã sấp ngã ngửa. Ông dùng chút trà gừng nóng cho khoẻ rồi đi nằm.”
Cụ đỡ lấy tách trà từ tay vợ. Cụ lại sửng sờ. Đó cũng là lần đầu cùng lúc cụ cảm được hai luồng ấm lạnh thấm vào tay, dẫn vào tim, thật tách bạch, thật trong sáng, là hơi nóng từ tách trà và hơi mát từ bàn tay người bạn đời. Cụ Đạo cứ cầm tách trà như thế trong tay lúc lâu, và cầm cả bàn tay nhăn nheo của vợ nữa. Cụ buột miệng nói thầm vào vẻ mặt nửa dò hỏi nửa bối rối của vợ:
“Mình nhỉ, đời ngắn sao người ta cứ sống mãi với những thứ giả!”
Cụ bà nhẹ rút tay ra, nhớ mang máng gần năm mươi năm trước dường như đã một lần cụ ông nói câu ấy, duy chỉ khác giọng, và không nhớ rõ trong dịp nào.
Alhambra 8-95
TRẦN TRUNG ĐẠO * TRUMP
Chủ nghĩa dân túy Mỹ và Donald Trump
Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Một
số người lo ngại một Donald Trump dân túy sẽ đưa nước Mỹ vào vòng độc
tài cá nhân, phe nhóm, đảng phái như tại một số quốc gia khác. Điều đó
không thể xảy ra trong sinh hoạt chính trị Mỹ. Ngoài nguyên tắc đối
trọng (checks and balances) giữa ba ngành, sự đối trọng còn diễn ra
trong nội bộ mỗi đảng và đối trọng giữa cử tri và đại diện cử tri diễn
ra trong suốt nhiệm kỳ của họ... Bốn năm tới mới chính là thời gian để
hiểu, đo lường và đánh giá hiệu quả các chính sách đối nội và đối ngoại
của Donald Trump và qua đó nhìn ông là một nhà dân túy như Jonathan
Chait viết, một người theo chủ nghĩa bảo vệ người bản xứ như TT Obama
nhận xét, hay chỉ là kẻ cơ hội như George Clooney gọi Trump...
*
Bốn năm trước trong loạt bài về Thổ Nhĩ Kỳ người viết có giới thiệu chủ
nghĩa dân túy (populism) trong đó Mustafa Kemal, người sáng lập nền Cộng
Hòa Thổ (Republic of Turkey), quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của
Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của
toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành
trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạn cho dân tộc Thổ Nhĩ
Kỳ.
Tuy nhiên trường hợp thành công của Mustafa Kemal là một trường hợp hiếm
hoi. Không ít chính trị gia sử dụng dân túy kể cả tại Thổ dưới chính
quyền Recep Tayyip Erdoğan, như một phương tiện để dẫn đến mục đích
chính trị cực đoan (tả và hữu), và tàn phá niềm tin của các tầng lớp
người trước đó đã bầu họ lên.
Không ít người hiểu không đầy đủ nội dung và phương tiện của chủ nghĩa
dân túy nên thường phân tích quan điểm dân túy với tính tiêu cực nhằm
kết án một lãnh tụ chính trị và bỏ qua các mặt tích cực, cao cả có tính
lịch sử của chủ nghĩa này.
Trước hết, chủ nghĩa dân túy là gì?
Theo các tác giả Mỹ Mary Beth Norton, David M. Katzman, David W. Blight,
Howard Chudacoff, Fredrik Logevall trong cuốn hai của bộ Lịch sử Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân túy rút ra từ chữ Latin populus,
là chủ thuyết chính trị ủng hộ quyền lực của những người dân thường
trong cuộc đấu tranh với tầng lớp đặc quyền (The political doctrine that
supports the rights and powers of the common people in their struggle
with the privileged elite).
Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi nhưng khá tổng quát vì rất ít khi
lãnh đạo các phong trào dân túy thừa nhận họ là “đại biểu của tầng lớp
người dân thường”. Dù sao, nếu đồng ý với định nghĩa trên, dân túy là
một lý tưởng cao cả, qua đó, những người đại diện cho đa số bị thiệt
thòi, áp bức để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại thiểu số nắm phần lớn
các đặc quyền, đặc lợi trong xã hội.
Michael Kazin, tác giả của The Populist Persuasion and A Godly Hero: The Life of William Jennings Bryan,
không cho dân túy là một chủ nghĩa mà đúng hơn là một thúc giục, một
ngôn ngữ, qua đó người vận dụng hiểu được nguyện vọng của những người
bình thường, không bị ràng buộc một cách hạn hẹp bởi giai cấp, nhìn các
đối thủ của họ như là một nhóm nhỏ chỉ biết vì tư lợi, phi dân chủ và
tìm cách vận động thành phần trước chống lại nhóm nhỏ sau này.
Nếu đồng ý với định nghĩa của Michael Kazin thì dân túy còn có thể là
một thủ thuật chính trị của những kẻ nắm được thời cơ, vận dụng tâm lý
quần chúng để nắm lấy quyền lực bằng các phương pháp dân chủ. Theo định
nghĩa này, Hitler cũng là dân túy, ít nhất cho đến khi ông ta tập trung
toàn bộ quyền lực trong tay vào đầu năm 1933.
Chủ nghĩa dân túy tại Mỹ
Các học giả phân loại chủ nghĩa dân túy Mỹ dựa trên tư tưởng chính trị
như dân túy cánh tả cuối thế kỷ 19 hay dân túy cánh hữu trong thời kỳ
đầu của Chiến tranh lạnh và sau này.
Dân túy cánh tả Mỹ
Về mặt lịch sử, Đảng Nhân Dân (People's Party) hay còn được gọi là đảng
Dân Túy phát xuất từ phong trào nông dân Mỹ cuối thế kỷ 19. Giới nông
dân trong giai đoạn này phải vừa chịu đựng giá bông sợi xuống thấp, hạn
hán kéo dài mà vừa phải mang gánh nặng lãi xuất ngân hàng cao, cộng thêm
với giá chuyên chở cao.
Trong tình trạng đó, nông dân, nghiệp đoàn và cảm tình viên đã đoàn kết
dưới danh nghĩa của Đảng Nhân dân (People's Party), và những người trong
phong trào thường được gọi là những nhà dân túy. Đảng Nhân dân đòi hỏi
quốc hữu hóa hệ thống xe lửa, giải tán các ngân hàng cho vay lớn, loại
bỏ tiêu chuẩn vàng.
Cao điểm của đảng Nhân Dân là cuộc bầu cử tổng thống năm 1892 trong đó
ửng cử viên James B Weaver của đảng chiếm được 8.5 phần trăm số cử tri
đi bầu và thắng cử tri đoàn trong năm tiểu bang (Colorado, Idaho,
Kansas, Nevada, North Dakota).
Sau cuộc bầu cử, Đảng Nhân Dân chia làm hai cánh, một cánh chủ trương
tiếp tục là một đảng độc lập và cánh khác chủ trương sáp nhập vào đảng
Dân chủ. Dù sau đó tan rã, phong trào dân túy đã để lại nhiều ảnh hưởng
trong nhận thức chính trị cũng như chính sách của các lãnh đạo Mỹ sau
này trong đó có chính sách New Deal của tổng thống Franklin Delano
Roosevelt.
Dân túy cánh hữu Mỹ
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa dân túy Mỹ chuyển hướng từ tả
sang hữu da trắng. Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy chống Cộng sản, Thống
đốc Alabama George Wallace chống khuynh hướng quan liêu thư lại trong
chính phủ liên bang. Đảng độc lập của George Wallace thắng 13.8 phần
trăm số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968.
Sau khi tổng thống Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ đầu, chủ nghĩa dân túy
cánh hữu Mỹ phục hồi mạnh mẽ với sự ra đời của phong trào “Tea Party”
vào tháng 2, 2009. Phong trào lấy ý nghĩa từ chiến dịch chống thuế trà
của Anh xảy ra tại Boston vào 16 tháng 12, 1773. Phong trào “Tea Party”
là một tập hợp lỏng lẻo của nhiều nhóm Cộng hòa bảo thủ nhằm chống lại
các chính sách y tế của TT Obama, đòi hỏi các biện pháp giảm nợ quốc
gia, hạ thấp mức thiếu hụt ngân sách, cắt giảm chi phí điều hành chính
phủ liên bang và giảm thuế.
Mặc dù chỉ là một phong trào, “Tea Party” có ảnh hưởng rất sâu sắc trong
nội bộ đảng Cộng hòa. Nhiều thống kê cho thấy hơn 10% người dân Mỹ xác
định họ là thành viên của phong trào. Ảnh hưởng của “Tea Party” kéo dài
cho tới ngày nay và đóng một vai trò ý nghĩa trong cuộc bầu cử tổng
thống vừa qua.
Trump, một nhà dân túy?
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, lý luận dân túy lại một lần nữa
được mổ xẻ trong sinh hoạt chính trị Mỹ vì cả Bernie Sanders (tả) lẫn
Donald Trump (hữu) đều tranh cử mang ít nhiều màu sắc chính trị dân
túy.
Cả Sanders và Trump đều cho rằng họ dựa trên ước muốn đại đa số nhân dân
bị bỏ rơi bởi các hệ thống (establishments), tức những nhóm chế ngự cơ
cấu chính trị quốc gia bằng cách nắm giữ các chức vụ quan trọng trong
guồng máy điều hành chính phủ hay các trung tâm lý luận của một quốc
gia.
Từ quan điểm đó, nhiều nhà phân tích cho rằng Donald Trump là nhà dân
túy và ứng cử dựa trên hệ thống lý luận dân túy, tuy nhiên, cũng có một
số phản biện, trong đó có Barack Obama, cho rằng Trump chỉ theo chủ
nghĩa bảo vệ quyền lợi người bản xứ (nativism) hẹp hòi.
Trong buổi vận động cho bà Hillary Clinton hôm 23 tháng Sáu, 2016 tại
North Carolina, Obama giải thích rằng suốt cuộc đời chính trị ông đã
thật sự quan tâm đến vấn đề giáo dục dành cho học sinh nghèo, bảo đảm
sức khỏe của mọi người dân đều được quan tâm, và công bằng trong thuế
má. Tổng thống nói, những việc làm đó cho thấy “tôi mới nên được gọi là nhà dân túy”.
Tuy nhiên quan điểm của TT Obama bị một số nhà phân tích bác bỏ và cho
rằng nói như tổng thống thì Donald Trump mới chính là người dân túy vì
ông đã đứng lên chống lại chính phủ thối nát và các nhóm đặc quyền, đặc
lợi.
Michael Kazin, tác giả uy tín nghiên cứu về chủ nghĩa dân túy, cho rằng Trump đã “bày
tỏ một mặt của chủ nghĩa dân túy, giận dữ nhắm vào cơ chế và các thành
phần ưu tú. Ông tin rằng dân chúng Mỹ đã bị các thành phần ưu tú này
phản bội. Nhưng mặt khác của chủ nghĩa dân túy là ý thức của một con
người đạo đức, con người đã bị phản bội bởi những lý do và có một đặc
tính rất riêng biệt, dù người đó là công nhân, nông dân hay người trả
thuế. Trong khi Trump thì khác, tôi không thấy nhiều ý thức như vậy nơi
ông”.
Đừng nói chi là bầu cử tổng thống, ngay trong vòng sơ bộ của đảng Cộng
Hòa đã cho thấy đảng viên Cộng hòa, những người nghĩ họ là nạn nhân của
chính sách toàn cầu hóa, hệ thống quan liêu thư lại, chi dùng liên bang,
đã dứt khoát muốn có một khuôn mặt ngoài cơ chế, người ngoài cuộc quyết
tâm phục hồi các quyền lợi, bù đắp những thiệt thòi, củng cố vị trí
đang yếu kém của nước Mỹ. Các đặc điểm về cá tính, đời tư, lời ăn tiếng
nói không quan trọng bằng các quan tâm về an ninh, thuế má, phát triển
kinh tế và màu da. Người đó là Donald Trump.
Khác với những lãnh tụ phong trào dân túy hữu bảo thủ như George Corley
Wallace hay Pat Buchanan, Trump thu hút thành phần trung hữu. Ông tách
ra khỏi khuynh hướng Cộng hòa cực đoan khi phê bình Pat Buchanan “Tôi đoán chừng ông ta là người ngưỡng mộ Hitler, chống Do Thái, ghét da đen, ghét đồng tính”. Trong tác phẩm quan trọng xuất bản năm 2000 The America We Deserve, Donald Trump đưa ra các chính sách gần với quan điểm trung hữu hơn là bảo thủ.
Trump, một “dealmaker”?
Đa số người Việt quan tâm đến chính sách đối ngoại của Donald Trump. Cũng trong The America We Deserve,
ông chủ trương các biện pháp đối ngoại mềm dẻo với Nga và cứng rắn với
Trung Quốc. Theo Trump, phương pháp ngoại giao theo kiểu chơi cờ trong
Chiến tranh Lạnh đã qua, “chính sách ngoại giao hiện nay phải đặt
trong tay những người giao thương chuyên nghiệp nhằm đạt mục đích cho
lợi nhất cho họ (dealmaker)”.
Một ví dụ điển hình cho quan điểm này của Trump xảy ra ngày 3 tháng 12,
2016 khi Bộ Ngoại Giao Trung Cộng gởi một phàn nàn đến Mỹ về cú điện
thoại giữa Donald Trump và TT Đài Loan và cho rằng cú điện thoại đã thay
đổi chính sách của Mỹ từ năm 1979 nhìn nhận Đài Loan là một phần của
Trung Quốc.
Cách giải thích của Donald Trump đúng như giọng của một “dealmaker”: “chẳng lẽ bán cho họ nhiều tỉ đô la vũ khí mà không chấp nhận một lời chúc mừng hay sao.”
Phát biểu này không phải phát xuất từ cá tính bộc trực mà đã được Trump
khẳng định trong tác phẩm của ông ta mười sáu năm trước.
Đừng quên, chính sách “Một Trung Quốc” hiện nay là sản phẩm của
Chiến tranh Lạnh khi Mỹ chủ trương thỏa hiệp với Trung Cộng yếu để tập
trung đối đầu với Liên Xô mạnh. Ngoài việc gián đoạn ngoại giao với Đài
Loan, Mỹ còn chấp nhận Eo Biển Đài Loan (Taiwan Strait) như là một tình
trạng thực tế (status quo) thuộc về Trung Cộng. Chính sách này lẽ ra
không còn tác dụng gì nữa và phải thay đổi.
Nhưng không, hiện nay, Tập Cận Bình mở rộng ‘status quo’ đó bằng cách
cấp tốc quân sự hóa các vùng khác trên Biển Đông. Chủ trương của họ Tập
là dù không chiếm hết Biển Đông trong thời gian ngắn, ít nhất cũng thiết
lập các “status quo” mới để trong trường hợp phải ngồi vào một hội nghị
quốc tế, Trung Cộng sẽ dùng các “status quo” đó đặt quốc tế trước một
sự kiện đã rồi.
Tuy nhiên tham vọng của Tập sẽ phải gặp phải lực đối đầu rất mạnh và cụ
thể vì Trump có lẽ đang chủ trương xoay trục ngược lại với chính sách
của TT Nixon. Trong hướng tới, Trump có thể sẽ thỏa hiệp với Nga để
đương đầu với Trung Cộng bành trướng.
Một số người lo ngại một Donald Trump dân túy sẽ đưa nước Mỹ vào vòng
độc tài cá nhân, phe nhóm, đảng phái như tại một số quốc gia khác. Điều
đó không thể xảy ra trong sinh hoạt chính trị Mỹ. Ngoài nguyên tắc đối
trọng (checks and balances) giữa ba ngành, sự đối trọng còn diễn ra
trong nội bộ mỗi đảng và đối trọng giữa cử tri và đại diện cử tri diễn
ra trong suốt nhiệm kỳ của họ.
Trở lại với định nghĩa dân túy “là lý thuyết chính trị ủng hộ quyền của những người dân thường trong cuộc đấu tranh với tầng lớp đặc quyền”.
Hiện còn khá sớm để áp dụng định nghĩa này vào trường hợp Trump. Bốn
năm tới mới chính là thời gian để hiểu, đo lường và đánh giá hiệu quả
các chính sách đối nội và đối ngoại của Donald Trump và qua đó nhìn ông
là một nhà dân túy như Jonathan Chait viết, một người theo chủ nghĩa bảo
vệ người bản xứ như TT Obama nhận xét, hay chỉ là kẻ cơ hội như George
Clooney gọi Trump.
Dù sao, kết quả cuộc bầu cử cho thấy sự xuất hiện của Donald Trump là
một đáp ứng trước nhu cầu thay đổi chính sách của người dân Mỹ và chương
mới trong lịch sử Mỹ vừa bắt đầu.
15.12.2016
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Người đứng đầu hạm đội của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương hôm 14/12 nói rằng
Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh tiếp tục các hành động
“hung hăng” để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có lưu lượng hàng hóa giao thương bằng đường biển khoảng 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.
Các nước láng giềng như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền ở khu vực này.
Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết hồi tháng Bảy của tòa án trọng tài ở La Haye, theo đó bác tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở hải lộ chiến lược này.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu tại Sydney, Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành động một cách “hung hăng” và rằng Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đối phó.
Ông Harry nói: "Chúng tôi sẽ không cho phép một khu vực chung bị đơn phương đóng lại dù có bao nhiêu căn cứ được xây trên các đảo nhân tạo đi chăng nữa ở biển Đông. Chúng tôi sẽ hợp tác khi cần hợp tác, nhưng chúng tôi sẵn sàng đối đầu khi cần phải đối đầu."
Khi được hỏi về nhận xét của Đô đốc Harris, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết rằng tình hình ở Biển Đông hiện nay ổn định, nhờ sự nỗ lực của Trung Quốc và những nước khác trong khu vực.
Ông Sảng nói tại một cuộc họp báo hàng ngày: “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể giữ lời hứa của mình và không đứng về phe nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cùng nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Hoa Kỳ ước tính rằng trong ba năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng thêm gần 1.300 ha diện tích đất trên 7 đảo ở Biển Đông, cùng với việc xây dựng đường băng sân bay, bến cảng, nơi chứa máy bay và các thiết bị thông tin liên lạc.
Đáp lại, Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt các đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, và đợt mới nhất là vào tháng Mười.
Đô đốc Harris nói rằng chính phủ Australia, một đồng minh của Hoa Kỳ, nên đưa ra một quyết định liệu Australia có nên thực hiện việc tuần tra tự do hàng hải hay không, nhưng nói rõ rằng Mỹ sẽ tiếp tục với việc tuần tra này.
http://www.voatiengviet.com/a/my-san-sang-doi-dau-voi-bac-kinh-tai-bien-dong/3635809.html
Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có lưu lượng hàng hóa giao thương bằng đường biển khoảng 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.
Các nước láng giềng như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền ở khu vực này.
Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết hồi tháng Bảy của tòa án trọng tài ở La Haye, theo đó bác tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở hải lộ chiến lược này.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu tại Sydney, Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành động một cách “hung hăng” và rằng Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đối phó.
Ông Harry nói: "Chúng tôi sẽ không cho phép một khu vực chung bị đơn phương đóng lại dù có bao nhiêu căn cứ được xây trên các đảo nhân tạo đi chăng nữa ở biển Đông. Chúng tôi sẽ hợp tác khi cần hợp tác, nhưng chúng tôi sẵn sàng đối đầu khi cần phải đối đầu."
Khi được hỏi về nhận xét của Đô đốc Harris, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết rằng tình hình ở Biển Đông hiện nay ổn định, nhờ sự nỗ lực của Trung Quốc và những nước khác trong khu vực.
Ông Sảng nói tại một cuộc họp báo hàng ngày: “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể giữ lời hứa của mình và không đứng về phe nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cùng nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Hoa Kỳ ước tính rằng trong ba năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng thêm gần 1.300 ha diện tích đất trên 7 đảo ở Biển Đông, cùng với việc xây dựng đường băng sân bay, bến cảng, nơi chứa máy bay và các thiết bị thông tin liên lạc.
Đáp lại, Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt các đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, và đợt mới nhất là vào tháng Mười.
Đô đốc Harris nói rằng chính phủ Australia, một đồng minh của Hoa Kỳ, nên đưa ra một quyết định liệu Australia có nên thực hiện việc tuần tra tự do hàng hải hay không, nhưng nói rõ rằng Mỹ sẽ tiếp tục với việc tuần tra này.
http://www.voatiengviet.com/a/my-san-sang-doi-dau-voi-bac-kinh-tai-bien-dong/3635809.html
Ông Tillerson có thể đương đầu sóng gió biển Đông?
0:00:00 /0:01:13
▶
Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump chọn ông Rex Tillerson cho vị
trí ngoại trưởng gây chú ý vì tổng giám đốc Exxon Mobil từng được Tổng
thống Nga Putin tặng huân chương.
Tuy nhiên, theo giới quan sát trong nước, việc lựa chọn người nắm vị trí nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam vì tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ do ông Tillerson lãnh đạo từng có các dự án liên doanh với Hà Nội, khiến Trung Quốc bất bình.
Hồi giữa năm 2008, Bắc Kinh gây áp lực đòi tập đoàn Exxon Mobil phải rút khỏi hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam ở biển Đông vì cho rằng hoạt động thăm dò của công ty Mỹ với tập đoàn dầu khí PetroVietnam “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Sáu năm sau đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc cáo buộc Việt Nam “thiếu thành thật” khi đàm phán với Exxon Mobil về dự án khí đốt thuộc khu vực mỏ khí Cá Voi Xanh ở vùng biển ngoài khơi miền Trung.
Dù Hà Nội tuyên bố vị trí của mỏ khí nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó nằm trong “đường đứt khúc chín đoạn” hay “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch ra để tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Sau khi ông Trump chính thức thông báo đề cử tổng giám đốc Exxon Mobil nắm giữ Bộ Ngoại giao Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói với VOA Việt Ngữ rằng “đây là một sự lựa chọn gây ngạc nhiên và rất thú vị”.
Ông nói thêm:
“Nhiều điều bất ngờ diễn ra với cuộc bầu cử ở Mỹ và những điều bất ngờ diễn ra với việc ông Trump lựa chọn các chức vụ vào các cương vị quan trọng. Người nào mà làm ngoại trưởng thì sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các chính sách của Mỹ bởi vì ông Trump chỉ quan tâm mức độ nào đó đến các hoạt động, cho nên tôi nghĩ các quyền hành của cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng sẽ rất là quan trọng. Và nếu như một người hiểu biết vấn đề biển Đông thì lại càng quan trọng. Về phía Việt Nam, rất hoan nghênh những người nào hiểu biết về những vấn đề của khu vực, và chúng tôi cũng đang lo ngại rằng là khu vực này nó sẽ ít được quan tâm. Nhưng mà, tôi nghĩ là với một nhân vật thông thạo và hiểu biết về vấn đề biển Đông như thế này, hiểu biết về vấn đề châu Á, hiểu biết những vấn đề châu Á, hiểu biết cả vấn đề Trung Quốc thì rất là tốt cho việc nước Mỹ tiếp cận những vấn đề của châu Á”.
Hồi năm 2014, Chủ tịch Việt Nam khi ấy là ông Trương Tấn Sang đã tiếp đoàn các lãnh đạo Exxon Mobil và nghe đại diện tập đoàn Mỹ “thông báo về những kết quả tích cực trong việc hợp tác, triển khai các dự án với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”.
Ông Sang được VNA trích lời nói “đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp Hoa Kỳ” và rằng “Việt Nam ủng hộ các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp Hoa Kỳ với đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí”.
Tờ The Wall Street Journal hôm 14/12 dẫn lời đại diện của Exxon Mobil cho biết rằng tập đoàn này thương thảo với Việt Nam về việc phát triển các mỏ khí tự nhiên mang tính thương mại ở ngoài khơi tại những vùng biển không có tranh chấp.
Cũng theo tờ này, năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình gần Hoàng Sa, tức nằm ở phía đông các lô dầu khí của Exxon Mobil, ông Tillerson đã bay sang Bắc Kinh để gặp gỡ với các giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc, vốn kiểm soát giàn khoan dầu gây tranh cãi. Tuy nhiên, theo the Wall Street Journal, đôi bên không công bố các chi tiết được mang ra thảo luận.
Tờ báo này cũng đưa tin rằng Exxon Mobil từ chối bình luận về quan điểm cá nhân của ông Tillerson đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về biển Đông.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai ông Trump lựa chọn để làm ngoại trưởng Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-tillerson-co-the-duong-dau-song-gio-bien-dong/3635776.html
Tuy nhiên, theo giới quan sát trong nước, việc lựa chọn người nắm vị trí nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của công chúng Việt Nam vì tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ do ông Tillerson lãnh đạo từng có các dự án liên doanh với Hà Nội, khiến Trung Quốc bất bình.
Hồi giữa năm 2008, Bắc Kinh gây áp lực đòi tập đoàn Exxon Mobil phải rút khỏi hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam ở biển Đông vì cho rằng hoạt động thăm dò của công ty Mỹ với tập đoàn dầu khí PetroVietnam “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Sáu năm sau đó, tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc cáo buộc Việt Nam “thiếu thành thật” khi đàm phán với Exxon Mobil về dự án khí đốt thuộc khu vực mỏ khí Cá Voi Xanh ở vùng biển ngoài khơi miền Trung.
Dù Hà Nội tuyên bố vị trí của mỏ khí nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó nằm trong “đường đứt khúc chín đoạn” hay “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch ra để tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Sau khi ông Trump chính thức thông báo đề cử tổng giám đốc Exxon Mobil nắm giữ Bộ Ngoại giao Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói với VOA Việt Ngữ rằng “đây là một sự lựa chọn gây ngạc nhiên và rất thú vị”.
Ông nói thêm:
“Nhiều điều bất ngờ diễn ra với cuộc bầu cử ở Mỹ và những điều bất ngờ diễn ra với việc ông Trump lựa chọn các chức vụ vào các cương vị quan trọng. Người nào mà làm ngoại trưởng thì sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các chính sách của Mỹ bởi vì ông Trump chỉ quan tâm mức độ nào đó đến các hoạt động, cho nên tôi nghĩ các quyền hành của cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng sẽ rất là quan trọng. Và nếu như một người hiểu biết vấn đề biển Đông thì lại càng quan trọng. Về phía Việt Nam, rất hoan nghênh những người nào hiểu biết về những vấn đề của khu vực, và chúng tôi cũng đang lo ngại rằng là khu vực này nó sẽ ít được quan tâm. Nhưng mà, tôi nghĩ là với một nhân vật thông thạo và hiểu biết về vấn đề biển Đông như thế này, hiểu biết về vấn đề châu Á, hiểu biết những vấn đề châu Á, hiểu biết cả vấn đề Trung Quốc thì rất là tốt cho việc nước Mỹ tiếp cận những vấn đề của châu Á”.
Hồi năm 2014, Chủ tịch Việt Nam khi ấy là ông Trương Tấn Sang đã tiếp đoàn các lãnh đạo Exxon Mobil và nghe đại diện tập đoàn Mỹ “thông báo về những kết quả tích cực trong việc hợp tác, triển khai các dự án với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”.
Ông Sang được VNA trích lời nói “đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp Hoa Kỳ” và rằng “Việt Nam ủng hộ các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp Hoa Kỳ với đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí”.
Tờ The Wall Street Journal hôm 14/12 dẫn lời đại diện của Exxon Mobil cho biết rằng tập đoàn này thương thảo với Việt Nam về việc phát triển các mỏ khí tự nhiên mang tính thương mại ở ngoài khơi tại những vùng biển không có tranh chấp.
Cũng theo tờ này, năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình gần Hoàng Sa, tức nằm ở phía đông các lô dầu khí của Exxon Mobil, ông Tillerson đã bay sang Bắc Kinh để gặp gỡ với các giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc, vốn kiểm soát giàn khoan dầu gây tranh cãi. Tuy nhiên, theo the Wall Street Journal, đôi bên không công bố các chi tiết được mang ra thảo luận.
Tờ báo này cũng đưa tin rằng Exxon Mobil từ chối bình luận về quan điểm cá nhân của ông Tillerson đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về biển Đông.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai ông Trump lựa chọn để làm ngoại trưởng Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-tillerson-co-the-duong-dau-song-gio-bien-dong/3635776.html
Ông Trump ‘đổ dầu vào chảo lửa’ biển Đông?
Trung Quốc mới đây đã triển khai máy bay ném bom tầm xa vần vũ ở biển
Đông, ít ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc
Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng
thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò hôm 8/12, chương trình Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Đây được coi là lần đầu tiên Bắc Kinh bay dọc theo đường ranh giới mà Trung Quốc tự lập ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, nhưng đã bị Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ hồi tháng Bảy năm nay.
Các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được trích lời nói rằng động thái chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc nhằm “phát đi một thông điệp cho tân chính quyền của Tổng tống đắc cử Donald Trump”.
Khi được hỏi liệu các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Bắc Kinh thời gian qua có thể “đổ thêm dầu vào chảo lửa biển Đông”, hay “thổi bùng căng thẳng” ở vùng biển tranh chấp này như một số nhận định trên mạng xã hội, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, nói:
“Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động Trung Quốc hơn, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm Trung Quốc cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì các nước cứ tiếp tục nhún nhường, Trung Quốc sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược”.
Hồi mùa hè vừa qua, Trung Quốc cũng từng đưa máy bay ném bom bay qua các đảo tranh chấp ở biển Đông, nhưng không bay xa như lần mới nhất, theo tin tức từ Hoa Kỳ. Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết rằng trong các chuyến bay tầm xa này, thậm chí các chiến đấu cơ cũng đã được triển khai để hộ tống máy bay ném bom.
Ngoài ra, kênh truyền hình của Mỹ còn dẫn thông tin từ các vệ tinh tình báo của Mỹ cho thấy rằng Bắc Kinh chuẩn bị dùng tàu vận chuyển các tên lửa đất đối không ra các hòn đảo tranh chấp ở biển Đông.
Trong những ngày gần đây, theo Fox News, các vệ tinh tình báo của Mỹ đã phát hiện các bộ phận của hệ thống tên lửa SA-21 của Trung Quốc tại cảng Yết Dương ở đông nam Trung Quốc, nơi các quan chức nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện các vụ vận chuyển các thiết bị quân sự tương tự trong quá khứ tới các đảo ở biển Đông.
Không thể tách rời
Trung Quốc gần đây đã phản đối việc ông Trump nhận điện thoại của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh lâu nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời của mình.
Theo tờ The Wall Street Journal, các máy bay ném bom của Trung Quốc đã vần vũ trên bầu trời Đài Loan trong một cuộc tập trận cuối tháng trước, ít lâu trước cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng đây là một hành động “chưa từng có” của Bắc Kinh.
Reuters hôm 12/12 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết rằng trong một phần của các cuộc diễn tập tầm xa, các máy bay quân sự của Trung Quốc hôm 10/12 đã bay qua các tuyến hải lộ gần Đài Loan, lần đầu tiên kể từ cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên, theo Bộ này, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Hôm 11/12, trả lời chương trình “Fox News Sunday”, ông Trump đặt dấu hỏi về chuyện liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm bấy lâu nay về việc Đài Loan là một phần của chính sách “một Trung Quốc” hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ được trích lời nói: “Tôi hoàn toàn hiểu chính sách ‘một Trung Quốc’, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘một Trung Quốc’, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với Trung Quốc về những thứ khác như thương mại”.
‘Xu hướng hiếu chiến hơn’
Quan sát từ Singapore, Tiến sỹ Hiệp cho rằng những động thái mới nhất
của ông Trump đối với Trung Quốc “cũng có thể coi là một dấu hiệu cho
thấy rằng ông sẽ cứng rắn với Bắc Kinh trong tương lai, chứ không phải
mềm mỏng với Trung Quốc như một số nhà quan sát dự đoán”.
Nhà nghiên cứu này nói rằng đó là “điều dễ hiểu và hợp lý” vì “về truyền thống, Đảng Cộng hòa có xu hướng cứng rắn hơn và hiếu chiến hơn”.
Tiến sĩ Hiệp nói tiếp:
“Xét về dài hạn, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ, và có lẽ là cường quốc duy nhất có đủ khả năng, đủ sức mạnh để thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ ở trên thế giới cũng như tại khu vực. Chính vì vậy mà sớm hay muộn Mỹ cũng phải tìm cách để mà đối phó hay là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vừa rồi có động thái ông Trump có thể đề cử ông tổng giám đốc điều hành của Exxon Mobil vào vị trí ngoại trưởng. Ông này có tiếng là quan hệ gần gũi với Nga. Tôi cũng như một số nhà quan sát mà tôi nói chuyện nhận định rằng có thể dưới thời của ông Trump, Hoa Kỳ có thể cải thiện quan hệ với Nga. Đó là một cách để tách Nga, và Trung Quốc ra khỏi nhau, và tiến thêm một bước trong việc cô lập Trung Quốc nhiều hơn”.
Người Việt thời gian qua từng bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt áp lực của quốc gia đông dân nhất thế giới đối với các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, nhất là sau khi ông gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông hôm 4/12.
Ông Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ ở trong nước, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
Mới đây, một nhóm cố vấn về biển Đông có trọng lượng ở Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc “có thể thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp” ở vùng biển được coi là có trữ lượng dầu khí lớn này.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-co-do-dau-vao-chao-lua-bien-dong/3632779.html
Máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò hôm 8/12, chương trình Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Đây được coi là lần đầu tiên Bắc Kinh bay dọc theo đường ranh giới mà Trung Quốc tự lập ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, nhưng đã bị Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ hồi tháng Bảy năm nay.
Các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được trích lời nói rằng động thái chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc nhằm “phát đi một thông điệp cho tân chính quyền của Tổng tống đắc cử Donald Trump”.
Khi được hỏi liệu các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Bắc Kinh thời gian qua có thể “đổ thêm dầu vào chảo lửa biển Đông”, hay “thổi bùng căng thẳng” ở vùng biển tranh chấp này như một số nhận định trên mạng xã hội, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, nói:
“Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động Trung Quốc hơn, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm Trung Quốc cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì các nước cứ tiếp tục nhún nhường, Trung Quốc sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược”.
Hồi mùa hè vừa qua, Trung Quốc cũng từng đưa máy bay ném bom bay qua các đảo tranh chấp ở biển Đông, nhưng không bay xa như lần mới nhất, theo tin tức từ Hoa Kỳ. Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết rằng trong các chuyến bay tầm xa này, thậm chí các chiến đấu cơ cũng đã được triển khai để hộ tống máy bay ném bom.
Ngoài ra, kênh truyền hình của Mỹ còn dẫn thông tin từ các vệ tinh tình báo của Mỹ cho thấy rằng Bắc Kinh chuẩn bị dùng tàu vận chuyển các tên lửa đất đối không ra các hòn đảo tranh chấp ở biển Đông.
Trong những ngày gần đây, theo Fox News, các vệ tinh tình báo của Mỹ đã phát hiện các bộ phận của hệ thống tên lửa SA-21 của Trung Quốc tại cảng Yết Dương ở đông nam Trung Quốc, nơi các quan chức nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện các vụ vận chuyển các thiết bị quân sự tương tự trong quá khứ tới các đảo ở biển Đông.
Không thể tách rời
Trung Quốc gần đây đã phản đối việc ông Trump nhận điện thoại của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh lâu nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời của mình.
Theo tờ The Wall Street Journal, các máy bay ném bom của Trung Quốc đã vần vũ trên bầu trời Đài Loan trong một cuộc tập trận cuối tháng trước, ít lâu trước cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng đây là một hành động “chưa từng có” của Bắc Kinh.
Reuters hôm 12/12 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết rằng trong một phần của các cuộc diễn tập tầm xa, các máy bay quân sự của Trung Quốc hôm 10/12 đã bay qua các tuyến hải lộ gần Đài Loan, lần đầu tiên kể từ cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên, theo Bộ này, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Hôm 11/12, trả lời chương trình “Fox News Sunday”, ông Trump đặt dấu hỏi về chuyện liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm bấy lâu nay về việc Đài Loan là một phần của chính sách “một Trung Quốc” hay không.
Tổng thống đắc cử Mỹ được trích lời nói: “Tôi hoàn toàn hiểu chính sách ‘một Trung Quốc’, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘một Trung Quốc’, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với Trung Quốc về những thứ khác như thương mại”.
‘Xu hướng hiếu chiến hơn’
Tôi không muốn Trung Quốc ra chỉ thị cho tôi.
Nhà nghiên cứu này nói rằng đó là “điều dễ hiểu và hợp lý” vì “về truyền thống, Đảng Cộng hòa có xu hướng cứng rắn hơn và hiếu chiến hơn”.
Tiến sĩ Hiệp nói tiếp:
“Xét về dài hạn, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ, và có lẽ là cường quốc duy nhất có đủ khả năng, đủ sức mạnh để thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ ở trên thế giới cũng như tại khu vực. Chính vì vậy mà sớm hay muộn Mỹ cũng phải tìm cách để mà đối phó hay là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vừa rồi có động thái ông Trump có thể đề cử ông tổng giám đốc điều hành của Exxon Mobil vào vị trí ngoại trưởng. Ông này có tiếng là quan hệ gần gũi với Nga. Tôi cũng như một số nhà quan sát mà tôi nói chuyện nhận định rằng có thể dưới thời của ông Trump, Hoa Kỳ có thể cải thiện quan hệ với Nga. Đó là một cách để tách Nga, và Trung Quốc ra khỏi nhau, và tiến thêm một bước trong việc cô lập Trung Quốc nhiều hơn”.
Người Việt thời gian qua từng bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt áp lực của quốc gia đông dân nhất thế giới đối với các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, nhất là sau khi ông gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông hôm 4/12.
Ông Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ ở trong nước, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
Mới đây, một nhóm cố vấn về biển Đông có trọng lượng ở Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc “có thể thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp” ở vùng biển được coi là có trữ lượng dầu khí lớn này.
http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-co-do-dau-vao-chao-lua-bien-dong/3632779.html
Ấn, Indonesia yêu cầu TQ tuân thủ UNCLOS về Biển Đông
ursday, December 15, 2016
NV MỸ* TRUMP
Nguồn Cội là mảnh vườn văn học nghệ thuật không bờ bến, xin được đón
nhận những sáng tác của mọi con tim trên khắp nẻo đường đời.
Tại sao tôi bầu cho Trump
Tại sao tôi bầu cho đảng Cộng Hòa
Đây chỉ là vấn đề tranh luận, xem ai thuyết phục được ai thế thôi. Tôi quan niệm bầu cho chính sách chứ không bầu cho cá nhân,
từ đầu tôi đã chọn ông Marco Rubio, ông Scott Wlker, ông Mike Huckabee,
bà Carly Foirina nhưng nay chỉ còn lại ông Donald Trump nên tôi không
có một chọn lựa nào khác hơn là phải bầu cho ông Trump và đảng Cộng Hòa
hơn nữa chính sách của đảng Cộng Hòa thì rất phù hợp với quan niệm sống
của tôi. Là người Việt
Nam tỵ nạn, tôi hiểu quá về chính sách xã hội chủ nghĩa của cộng sản,
cho nên tôi ủng hộ chính sánh của đảng Cộng Hòa đã nêu ra rõ ràng chứ
không thể nào ủng hộ cái chính sách hoang tưởng của đảng Dân Chủ. Nếu
tôi bầu cho tất cả các ứng viên Cộng Hòa mà không bầu cho ông Trump thì
bà Clinton sẽ thắng và các chính sách mà tôi muốn sẽ không được thực
thi. Trong
8 năm qua với lối mỵ dân, TT Obama đã đưa đất nước Hoa Kỳ xuống rất thê
thảm, chính phủ liên bang tiêu xài vô tội vạ, nợ lên đến 20 ngàn tỷ
dollars (gần 11 ngàn tỷ nợ vào thời Obama), chỉ một mình tt Obama đã vay
nợ hơn 43 vị tổng thống tiền nhiệm cọng lại; chưa hết, 13 ngàn
tỷ cho các chương trình phúc lợi (pensions) của chính phủ liên bang và
tiểu bang. ObamaCare đã tiêu hềt 270 tỷ dollars (theo như MSNBC) mà lại
đang trên đà phá sản (chính cựu tt Bill Clinton đã nói trong tuần qua: “ObamaCare là một chương trình điên rồ nhất thế giới”),
chưa nói đến quỹ an sinh xã hội sẽ hết tiền vào khoảng hơn chục năm
nữa, tt Obama luôn đổ dầu vào lữa cho vấn đề kỳ thị người da đen, từ năm
1975 đến giờ tôi chưa thấy nạn kỳ thị lại tồi tệ như hiện nay, phần lớn
là lỗi của chính phủ Obama và bà Clinton, họ chỉ mang ra nói cho đã vào
những năm bầu cử tổng thống và rồi chẳng làm gì hết cho đến lần bầu cử
tới rồi mang ra nói tiếp. Chiến tranh Iraq đã tạm ổn khi tt Bush bàn
giao cho tt Obama nhưng ông Obama và bà Clinton quyết chí rút quân về để
lại lỗ trống to bự cho ISIS thành hình và bây giờ lại phải đem quân qua
để tái chiếm (khoảng 6 ngàn quân Mỹ đang ở Iraq). Ông Ghadafi sợ Hoa Kỳ
làm tới sau chiến tranh Iraq nên đã vội vã giao nộp hết kho hạch nhân
cho chính phủ Hoa Kỳ thế mà bà Hillary và Obama quyết chí lật đổ cho
bằng được Ghadafi mà không có một chính sách gì cho Libya sau nầy cho
nên cả đất nước của họ hiện giờ toang hoang và ISIS đang có hàng chục
ngàn quân ở đó và đang thao túng đất nước Libya nầy; lập tòa lãnh sự ở
Banghazi mà không cho bảo vệ an ninh và một khi bị khũng bố giết chết
nhân viên tòa lãnh sự kể cả ông Đại Sứ Stevens, chính phủ Obama và bà
ngoại trưởng Clinton đổ lỗi cho cuốn Video, bà ta nói láo với thân nhân
người chết, cho bà Susan Rice lên nói láo trên các đài truyền hình và tệ
nhất là bỏ tủ người làm cuốn video. Vì hành động chần chờ của Obama mà
nước Syria nay lọt hẳn vào nước Nga và họ còn đe dọa nếu Hoa Kỳ léng
phéng thì họ sẽ không tha. Thảm cảnh Lippo đang diễn ra kinh khũng, hàng
ngàn người chết mỗi ngày mà chính phủ Hoa Kỳ và toàn thế giới đang
ngoãnh mặt làm ngơ, đường lằn đỏ
của tt Obama ở đâu rồi? Một khi Hoa Kỳ yếu thế là lúc thế giới lọan
lạc, biển đông đang bị trung cộng chiếm đóng mà cả thế giới chỉ biết
nhìn xem. Hiện nay đâu có ai coi Hoa Kỳ ra gì, ông tt Phi Duterte không
tin nên đã bảo Obama rút hết quân về, khi tt Obama qua tàu dự cuộc họp
G20 tập Cận Bình bắt tt Obama phải xuống bằng cửa sau của Air Force One,
còn gì nhục cho bằng phải không quý cử tri?.
Đó là đường hướng thê thảm của đảng dân chủ trong 8 năm qua; cho nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần thay đổi. Về đối nội thì tôi chú ý các chính sách sau đây: Chính sách (Platform) của đảng dân chủ là cho phá thai từng phần, có nghĩa là nếu đứa bé chưa chào đời cho dù là ngày mai sẽ sinh thì bác sĩ vẫn có quyền cho cắt ra từng phần ở trong bụng người mẹ và từ từ lấy ra từng chi thể một; chúng mình nghĩ sao khi chính phủ lại làm luật cho con người tàn ác như vậy? chính phủ phải khuyến khích người mẹ nên chịu trách nhiệm phần nào và nếu có sinh ra thi đâu có thiếu người nhận nuôi dưỡng đứa bé, rất nhiều người Hoa Kỳ đi xin con nuôi khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam điển hình là cặp Brad & Angelina cũng đã có một đứa con nuôi là người VN. Là một con người có niềm tin, cuộc sống của tôi cũng như của mọi người đều hạn hữu, mình sẽ phải trả lời sao đây với đấng tối cao của mình khi mình ủng hộ và bầu cho một đảng, một cá nhân đã và đang giết những đứa trẻ con như thế chỉ vì chúng chưa được đi bầu, cho nên tôi phải bầu cho đảng Cộng Hòa và ông Donald Trump cho dù tôi biết ông ta có rất nhiều khuyết điểm nhưng những khuyết điểm của ông chỉ anh hưởng đến ông và một số rất ít người khác còn khuyết điểm của bà Hillary Clinton ảnh hưởng đến quốc gia đại sự trong đó có gia đình của tất cả chúng ta; giả sử 33 ngàn email của bà đã bị xóa sạch và nếu Nga, Trung Cọng hoặc một nước nào đó có được những chuyện bất lợi cho bà và bắt ép bà làm những việc bất lợi cho Hoa Kỳ thì sao? “Thượng bất chính, hạ tắt loạn”, theo dõi các việc làm của chính phủ Obama trong vụ “email gate” nầy đã làm cho tôi rất thất vọng về hai chữ “Công Lý” của Washington DC, họ chỉ biết bảo vệ cho nhau cho dù sự việc có tồi tệ đến đâu đi nữa.
Đó là đường hướng thê thảm của đảng dân chủ trong 8 năm qua; cho nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần thay đổi. Về đối nội thì tôi chú ý các chính sách sau đây: Chính sách (Platform) của đảng dân chủ là cho phá thai từng phần, có nghĩa là nếu đứa bé chưa chào đời cho dù là ngày mai sẽ sinh thì bác sĩ vẫn có quyền cho cắt ra từng phần ở trong bụng người mẹ và từ từ lấy ra từng chi thể một; chúng mình nghĩ sao khi chính phủ lại làm luật cho con người tàn ác như vậy? chính phủ phải khuyến khích người mẹ nên chịu trách nhiệm phần nào và nếu có sinh ra thi đâu có thiếu người nhận nuôi dưỡng đứa bé, rất nhiều người Hoa Kỳ đi xin con nuôi khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam điển hình là cặp Brad & Angelina cũng đã có một đứa con nuôi là người VN. Là một con người có niềm tin, cuộc sống của tôi cũng như của mọi người đều hạn hữu, mình sẽ phải trả lời sao đây với đấng tối cao của mình khi mình ủng hộ và bầu cho một đảng, một cá nhân đã và đang giết những đứa trẻ con như thế chỉ vì chúng chưa được đi bầu, cho nên tôi phải bầu cho đảng Cộng Hòa và ông Donald Trump cho dù tôi biết ông ta có rất nhiều khuyết điểm nhưng những khuyết điểm của ông chỉ anh hưởng đến ông và một số rất ít người khác còn khuyết điểm của bà Hillary Clinton ảnh hưởng đến quốc gia đại sự trong đó có gia đình của tất cả chúng ta; giả sử 33 ngàn email của bà đã bị xóa sạch và nếu Nga, Trung Cọng hoặc một nước nào đó có được những chuyện bất lợi cho bà và bắt ép bà làm những việc bất lợi cho Hoa Kỳ thì sao? “Thượng bất chính, hạ tắt loạn”, theo dõi các việc làm của chính phủ Obama trong vụ “email gate” nầy đã làm cho tôi rất thất vọng về hai chữ “Công Lý” của Washington DC, họ chỉ biết bảo vệ cho nhau cho dù sự việc có tồi tệ đến đâu đi nữa.
Các vấn đề chính của Hoa Kỳ hiện nay:
Tối Cao Pháp Viện:
Tối Cao Pháp Viện là nơi diễn giải Hiến Pháp Quốc Gia thì phải là những
người sáng suốt có tinh thần bảo thủ đôi chút để vệ quyền lợi quốc gia,
chị nhìn xem các thẩm phán được cử bởi đảng dân chủ đều là những người
có khuynh hướng cấp tiến và dẫn giải Hiến Pháp theo lối suy nghĩ của họ,
nếu để cho bà Clinton lên làm Tổng Thống bà ta sẽ đưa những người cấp
tiến làm quan tòa thì nước Hoa Kỳ nầy một ngày không xa sẽ là xã hội chủ
nghĩa.
Di dân:
Tạ ơn đất nước Hoa Kỳ, phải nói là tạ ơn Tổng Thống Gerald Ford đã cho
chúng ta có cơ hội đến đây lập nghiệp nhưng nếu TT Ford không quyết liệt
tranh đấu thì thương nghị sĩ Joe Biden và ông phản chiến John Kerry đã
không cho chúng ta qua đây một mống nào.
Chúng ta ủng hộ immigrant nhưng phải có trật tự, ai nộp đơn trước thì
xét trước ai sau thì xét sau. Đảng dân chủ và bà Hillary muốn mở toang
biên giới ai đến từ đâu và bao nhiêu cũng được vì họ chủ trương nhận
nhiều người nhập cư thì họ sẽ có nhiều phiếu bầu, bằng chứng là hiện nay
nhà trắng và bộ nội an cho nhân viên làm tối đa giờ phụ trội (overtime)
để có nhiều người tuyên thệ công dân Hoa Kỳ trước ngày 8 tháng 11 nầy
vì trên 70% sẽ bầu cho đảng dân chủ. Hơn nữa theo như: “bên nây biên
giới là nhà bên kia biên giới vẫn là anh em” thì không cọng sản thì là
thứ gì? nếu mở cửa biên giới thì sẽ giảm mức di dân của người Việt Nam
vì sẽ không còn chỉ số.
Năng lượng:
Năng lượng độc lập (energy independent): Đảng Cộng Hòa chủ trương làm
sao cho khỏi phụ thuộc năng lượng vào các nước Trung đông bằng cách bỏ
bớt hàng rào ngăn cản của chính phủ với tư nhân để cho các hãng xưỡng dễ
dàng hơn trong các ngành nghề về năng lượng như xăng dầu, khí đốt, than
đá trong lúc đảng dân chủ thì siết hết lại vì xảo thuật hâm nóng môi
trường. Kỷ nghệ xanh thì tốt nhưng cũng phải theo đà thănh tiến của khoa
học làm sao cho giá thành không ảnh hưởng đến nên kinh tế, ô nhiễm môi
trường từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng đang ảnh hưởng
đến bầu trời Bắc Mỹ.
Thuế má:
Hai bằng chứng hiển nhiên là hai thời kỳ khác nhau tt Kennedy và tt
Reagan giảm thuế thì kinh tế Mỹ tăng vọt: thời kỳ giảm thuế của Kennedy
GDP tặng 7.6%, thời kỳ giảm thuế của Reagan GDP tăng 4.2%, so với thời
kỳ tăng thuế của Obama GDP là 1.5%. Với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ hiện
nay và nếu GDP tăng 3.5% trở lên thì đất nước sẽ giàu mạnh mà nếu muốn
GDP tăng thì phải giảm thuế mà bà Clinton hứa sẽ tăng lên 1,200 tỷ thuế
nữa để trả chi các chi phí của bà thì nền kinh tế của Hoa Kỳ suy đồi là
cái chắc.
Học Đường:
Hiện nay chính phủ liên bang và các nghiệp đoàn chủ trương nắm giữ các
ưu thế phúc lợi cho ban giảng huấn, cho nhân viên các cấp, đảng DC thì
được phiếu bầu và người thua lỗ là phụ huynh và con cháu của mình vì các
chương trinh với mục đích nhồi vào đầu các em bằng những tư tưởng cấp
tiến chẳng ăn nhập gì đến khả năng của các em cho những công việc mai
sau. Lệ phí tăng một cách kinh khủng để lo cho phần nhiều là phúc lợi,
tôi nhớ năm 1975 lệ phí cho California State University khoảng dưới $200
cho một năm nay 2016 các em phải đóng $6,344.00 cho một năm chưa tính
sách vở ăn uống chỗ ở. Không được giáo dục tốt cho nên đa số các em
người da màu luôn sống trong một nếp sống không lối thoát, 59% thanh
thiếu niên người da đen bị thất nghiệp, hỏi sao tội ác không gia tăng
được. Chính sách giúp người nghèo (welfare) của cố tổng thống Lyndon
Johnson với một thiện chí nhưng kết quả thật vô cùng bi đát cho người da
màu, vì những điều kiện của nó đã biến những gia đình người da đen
không có người cha đến 72% như hiện nay; giống như chính sách “xóa đói
giảm nghèo” trong chế độ cọng sản VN mà khô nổi trong 8 năm của tt Obama
lại thêm 12 triệu người nữa được hưởng trợ cấp Food stamp.
Việc làm:
Tỷ số thất nghiệp của bộ lao động cho ra mỗi tháng không phù hợp với
thực tế vì theo thống kê thì tỷ số người có việc làm hôm nay là 62.4%
(tệ nhất trong vòng 38 năm qua) trong lúc năm 2000 nó là 67%. Các việc
làm ở các nền công nghệ cho những người có tay nghề gọi là (blue
workers) đã biến mất ra ngoại quốc với sân chơi không công bằng ví dụ
như Tàu cọng: họ tập trung nhân công vào một nơi ăn ở làm việc trong môi
trường tồi tệ và trả đồng lương rẽ mạt, số còn lại thì chính quyền giữ
để khuynh loát thế giới trong lúc ở Hoa Kỳ thì môi trường và công nhân
thì tuyệt đối được bảo vệ, sân chơi như vậy là không công bằng và người
thua thiệt là người của phe ta. An ninh: Có lẽ nước Hoa Kỳ đang bị chia
rẽ trầm trọng, hãy nhìn các thành phố Fugerson, Baltimore, New York,
Chicago, và nhiều nơi khác đang diễn ra hằng ngày, khủng bố San
Bernardino, Miami, New York, New Jersey, Minnesota, Boston, Fort Hook;
gần 40 cảnh sát bị giết khắp mọi nơi trong 9 tháng qua. Tội
phạm gia tăng, chỉ ở thành phố Chicago mà có đến 3000 người bị bắn
trong 9 tháng qua và có đến gần 4000 người bị giết trong thành phố nầy
đa số là người da đen trong vòng 8 năm của tt Obama, các thành phố nầy
đều dưới quyền điều hành của đảng Dân Chủ.
Theo
tôi, chính phủ chỉ lo bảo vệ an ninh cho quốc gia như quân đội, cảnh
sát, chữa lữa, và an sinh xã hội vừa đủ để bảo vệ những người sa cơ thất
thế có một mức sống tối thiểu cho cuộc sống của con người, đặc biệt
luật pháp để bảo vệ tính cách công bằng xã hội, không chèn ép kẻ nghèo
người giàu, phải công minh để giá trị con người luôn được thăng tiến.
NVMỹ
Wednesday, December 14, 2016
TRÒ CHƠI DÂN CHỦ BẨN THỈU!
TRÒ CHƠI DÂN CHỦ BẨN THỈU!
Kết quả tái kiểm phiếu ở Wisconsin không như con rối Jill và người giật nó mong muốn. Số phiếu Trump thắng Hillary lại cao hơn trước lúc chưa đếm lại !. . . .
Jill Stein, con rối rẻ tiền
Gần bốn chục năm ở Mỹ, 7 lần đi bầu, chưa bao giờ tôi thấy một màn kịch chính trị rẻ tiền và đau bụng như màn kịch diễn ra hậu bầu cử Tổng thống 2016.
Sau khi thú nhận thua cuộc, Hillary được quân sư quạt mo mớm hơi cho biết bà vẫn còn hy vọng thắng vì số phiếu khác biệt ở 3 tiểu bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania quá khít khao. Chẳng lẽ muối mặt đòi đếm lại? Đùng một cái, Jill Stein, người của đảng “Xanh Mét(!)” một ứng cử viên với số phiếu tồi tệ nhất nhào ra đòi 3 tiểu bang trên phải đếm phiếu lại. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng?
Thoạt đầu, chỉ có Jill Stein ra mặt. Bà ta cho biết bà đã quyên góp được hơn 6 triệu đô la, đủ để trả lệ phí cho 3 tiểu bang. Lấy vải thưa che mắt thánh! Làm thế nào bà có thể quyên được số tiền quá lớn trong thời gian ngắn như vậy? Chỉ cần suy đoán một chút người ta sẽ hiểu ngay có người lòn tiền cho Jill, mượn tay bà “giết giặc”. Ai lòn tiền, câu trả lời đã rõ như ban ngày.
Được trả tiền, tiểu bang Wisconsin đồng ý tái kiểm phiếu. Ngay lập tức Hillary tuyên bố ủng hộ nỗ lực đòi đếm lại phiếu của bà Jill. Nói ủng hộ cho đỡ nhục, kỳ thật, bọn hoạt đầu thân với phe Dân Chủ đã núp sau lưng Jill Stein để giật dây. Cá mập nghe mùi máu, chừng như đánh hơi thế cờ ở 3 tiểu bang trên sẽ có thể được lật ngược (!), Hillary than thở rằng chính Obama đã thúc gịục bà gọi Trump để thú nhận thua cuộc và chúc mừng Tổng thống đắc cử. Có lẽ trong cái đầu tôm của bà đã nảy ra ý nghĩ rằng, vài hôm nữa nếu vì lý do gì (nhờ gian lận chăng?) mà bà hơn phiếu ở 3 tiểu bang trên, bà sẽ rút lại câu thú nhận thua cuộc bà nói rạng sáng ngày 9 tháng 11 và sẽ hùng hồn tuyên bố "Tôi không thua! Tôi sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ! Tại Tổng thống Obama biểu tôi gọi Donald Trump chứ tôi đâu có chịu thua!” Mèn ơi, chẳng lẽ Obama bảo bà ăn .... bà cũng ăn. Trước đây khi bị chỉ trích về vụ email lem nhem, bà ta cũng lôi Colin Powell ra. Thế mới biết đổ lỗi cho người khác để chạy tội mới đúng là sở trường chính trị của bà.
Kết quả tái kiểm phiếu ở Wisconsin không như con rối Jill và người giật nó mong muốn. Con số phiếu Trump thắng Hillary lại cao hơn trước lúc chưa đếm lại.
Bọn hoạt đầu chính trị tiếp tục giật dây. Chạy sang Michigan. con rối Jill mồm loa mép dãi đòi đếm lại phiếu tại tiểu bang này cho dù số phiếu của bà ta chỉ được một phần trăm trên tổng số phiếu. Bà viện lý do phải đếm lại để xác định mức độ trung thực của kết quả bầu cử. Biết mình không tài nào thắng nổi với 1.07% số phiếu nhưng vẫn đòi đếm lại, nếu không phải do ai xúi biểu thì chắc bà có bệnh tâm thần.
Tòa án tiểu bang xét đơn kiện cáo của bà Jill rồi thẳng thừng phán “với số phiếu chỉ được 1.07% tổng số, bà không đủ tư cách để đòi “recount”. Bọn hoạt đầu chính trị trong hậu trường tiếp tục giật dây, mớm vào tai Jill “Jill ơi, kháng cáo lên quan tòa liên bang đi con!”. Thế là con rối Jill vác chiếu chạy lên khóc bù lu bù loa với tòa cấp trên, rằng, bà lo ngại kết quả kiểm phiếu lần đầu trong ngày bầu cử 8 tháng 11 không chính xác. Thấy bà quá tội nghiệp, khuya thứ hai tòa liên bang ra lệnh tiểu bang Michigan bắt đầu cuộc tái kiểm phiếu.
Hai ngày sau, thứ tư 7 tháng 12, cũng chính tòa này lại ra lệnh ngưng “recount”. Chánh án Mark Goldsmith phán rằng không có lý do gì tòa liên bang lại ra một án lệnh ngược lại với phán quyết của tòa tiểu bang. Tòa tiểu bang đã xử sự đúng khi cho rằng bà Jill chỉ được 1.07% số phiếu thì đòi đếm lại để làm gì! Nói cách khác, bà có phải là người thiệt hại đâu mà đòi và thưa với kiện. Tên bà là Jill, đâu phải Hillary! Chánh án liên bang Goldsmith tái xác nhận rằng ứng cử viên Jill đứng hạng thứ tư với số phiếu quá ít, chắc chắn không có cơ hội nào để thắng: UCV Jill Stein không đủ lý do chính đáng và không có căn bản pháp lý để đòi đếm phiếu lại.
Chủ tịch đảng Cộng Hòa tại Michigan Ronna Romney McDaniel và Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Bill Schuette tuyên bố đây chính là chiến thắng lớn của người dân. McDaniel nói ứng cử viên Jill Steen không có lý do gì để làm kỳ đã cản mũi, ngăn chận bước tiến của cử tri tại đây và buộc tiểu bang phải xài tiền thuế của người dân một cách vô lý.
Chưa khuất phục, bọn đầu tôm trong hậu trường tiếp tục giật dây, mớm vào tai con rối Jill “con ơi, còn hy vọng mà... con chạy lên Tối cao Pháp viện của tiểu bang thử xem sao!” Để xem lũ hoạt đầu chính trị có làm được việc này hay không.
Kết quả hiện tại: Wisconsin xem như đã xong, số phiếu của Trump lại cao hơn Hillary so với kết quả kiểm phiếu lần đầu. Tại Michigan, cả hai tòa tiểu bang và liên bang đều không đồng ý đếm phiếu lại. Xem như Trump đã nắm chắc phần thắng tại 2 tiểu bang này. Nếu vì lý do gì Donald Trump mất 20 phiếu cử tri đoàn ở Pennsylvania, ông vẫn còn 286 phiếu, dư sức thắng vinh quang.
Phe chiến bại, “sore loser”, ngoài mặt nhận thua nhưng trong lòng đau xót, hằn học, căm tức lắm. Bằng mặt, không bằng lòng. Khẩu phục, nhưng tâm không phục.
Bây giờ, với kết quả rành rành tại 2 tiểu bang Wisconsin và Michigan mà họ vẫn tiếp tục giật dây con rối Jill nữa thì thật không còn gì để nói. Nếu biết điều, có lẽ họ nên ngừng tay quấy rối. Như vậy sẽ đỡ nhục hơn.
Con rối rẻ tiền, nguời giật dây còn rẻ hơn. Đến khi nào lũ đầu tôm mới “hồi đầu thị ngạn”?
Muỗi Cà Mau
======================
Tia sáng cuối đường hầm?
Những ai theo dõi tin tức thời sự Hoa Kỳ hẳn chưa quên cảnh Obama đã không được Trung Cộng đón tiếp theo nghi lễ dành cho các nguyên thủ quốc gia khi ông ta đáp xuống Hàng Châu để tham dự đại hội thượng đỉnh 20 nước diễn ra trong tháng 9 năm 2016 vừa qua. Đã không được trải thảm đỏ, Obama lại còn phải xuống phi cơ bằng cửa hậu.
Tệ hại hơn, cán bộ Trung cộng đã mắng vào mặt phụ tá Obama khi bà này lên tiếng phản đối:"Đây là quốc gia của chúng tôi, phi trường của chúng tôi!"
Tám năm Bạch Cung nằm trong tay Dân Chủ là tám năm Trung Cộng không ngừng củng cố và bành trướng chủ nghĩa bá quyền của chúng tại Á châu. Tàu bè chúng đi lại ngoài khơi Việt Nam như chỗ không người. Công binh Trung cộng liên tục xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông. Phi trường và các căn cứ quân sự tại Hoàng Sa, Trường Sa cũng nhanh chóng mọc lên.
Phản ứng của Mỹ rất yếu ớt trước thái độ hung hãn của Trung Cộng. Ngay cả khi Tòa án Quốc Tế tại Hague phán Trung Cộng đã vi phạm công pháp quốc tế tại biển Đông, Mỹ vẫn đứng yên. Bất mãn trước thái độ yếu ớt của Hoa Kỳ, Tổng thống Phi Luật Tân Rodridgo Duterte xem thường Obama ra mặt và "nghỉ chơi" với Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ luôn khom lưng, cúi đầu trên võ đài thế giới, Hoa Kỳ đã trở nên con cọp giấy dưới mắt bọn bá quyền cộng sản Bắc kinh. Ngay cả lãnh tụ của một nước nhỏ như Bắc Hàn cũng xem Obama không ra gì.
Lịch sử Hoa Kỳ cho thấy dân Mỹ không dễ dàng chấp nhận thua thiệt như vậy. Không thể đảo chánh bằng vũ lực như những nước chậm tiến, người Mỹ nhẫn nhục đợi ngày dùng lá phiếu để hạ bệ, tống cổ, đá đít những tên lãnh tụ bất tài, nhu nhược. Ngày đó đã đến trong tháng 11 năm 2016 vừa qua.
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Trong chuyến đi Ohio thăm gia đình nạn nhân bị thương vì hành vi khủng bố của một tên sinh viên gốc Somali, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã không ngần ngại tố cáo Trung cộng là một tên trùm ăn cắp sản phẩm tinh thần, đối xử với công ty Mỹ một cách bất công bằng cách đánh thuế rất cao và bình chân như vại trước sự đe dọa của Bắc Hàn. Trước đó vài hôm, ông cũng đã nhắc đến việc Trung cộng có những hành vi trái phép tại biển Đông.
Người Mỹ vẫn luôn nói “talk is cheap... action speak louder than words”. Chưa biết trong tương lai Tổng thống Donald Trump sẽ đối phó với Trung cộng như thế nào, nhưng những gì ông nói hôm nay ít nhiều cũng mang lại niềm tin cho các quốc gia đang bị Trung Cộng đe dọa.
Thời đại của một nguyên thủ luôn cúi đầu khom lưng trên võ đài thế giới sắp cáo chung. Sáu tám năm dài lầm lũi trong đường hầm, cuối cùng dân Mỹ đã thấy lóe lên tia sáng hy vọng. Họ đang chờ người đã được họ chọn mặt gửi vàng làm cho nước Mỹ hùng cường và vĩ đại trở lại đúng như chiêu bài tranh cử của ông ta “Make America Great Again”
Muỗi Cà Mau
Tuesday, December 13, 2016
VÕ KỲ ĐIỀN * CÂU CÁ XỨ LẠNH
Võ Kỳ Điền
Bạn hiền,
(kỷ niệm buổi đi câu 6 janvier 2008)
Bạn hiền,
Tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện câu cá nơi xứ lạnh và tôi tin là bạn chưa
biết. Tại sao tôi dám đoán ẩu như vậy, khoan trách nghen, bởi vì tôi đã ở
xứ nầy lâu lắm, mãi cho đến mấy ngày gần đây tôi mới biết được trò chơi
nầy lần đầu… Bạn ở một nơi xa, đâu dễ gì biết được. Trừ khi bạn du lịch
qua đây, có người hướng dẫn đi câu cá trên nước đá thì mới biết được
một trong những thú vui mùa đông là thế nào. Mà nè, bạn có thiền hay tu
hành không, nếu có thì dĩ nhiên là không được rồi, chơi trò câu cá là
dành riêng cho người phàm tục, chớ đối với kẻ tu hành là phạm tội sát
sanh đó, mình vui khi cá buồn, thiệt là tội lỗi, tội lỗi, không nên.
Nhưng tôi nhớ mang máng là bạn cũng thích câu cá lắm mà…
Khi thằng con trai tôi điện thoại rủ về Montréal câu cá trên nước đá thì tôi đồng ý ngay, không do dự chút xíu nào. Thằng nhỏ bị ảnh hưởng tôi từ lúc còn bé xíu, từ ngày định cư ở đây, vào mùa hè hai cha con suốt ngày thường kiếm bờ nước câu cá, bất kể trời nắng hay mưa, từ lúc mờ sáng cho đến đêm khuya…, câu cho vui chớ không phải để ăn vì cá sông St -Laurent bị ô nhiễm, các cơ quan truyền thông đều nói vậy và cảnh báo nhiều lần, thiệt ra mức độ ô nhiễm bằng cá bày bán ở siêu thị Việt Nam và Trung Hoa hay không, tôi không biết. Đi câu đối với đa số người lớn tuổi là một thú giải trí, thể thao nhẹ nhàng vào những ngày cuối tuần, giữa thiên nhiên khoáng đãng, hấp dẫn, thư thái, nhàn hạ, nhứt là ít tốn kém…
Khi thằng con trai tôi điện thoại rủ về Montréal câu cá trên nước đá thì tôi đồng ý ngay, không do dự chút xíu nào. Thằng nhỏ bị ảnh hưởng tôi từ lúc còn bé xíu, từ ngày định cư ở đây, vào mùa hè hai cha con suốt ngày thường kiếm bờ nước câu cá, bất kể trời nắng hay mưa, từ lúc mờ sáng cho đến đêm khuya…, câu cho vui chớ không phải để ăn vì cá sông St -Laurent bị ô nhiễm, các cơ quan truyền thông đều nói vậy và cảnh báo nhiều lần, thiệt ra mức độ ô nhiễm bằng cá bày bán ở siêu thị Việt Nam và Trung Hoa hay không, tôi không biết. Đi câu đối với đa số người lớn tuổi là một thú giải trí, thể thao nhẹ nhàng vào những ngày cuối tuần, giữa thiên nhiên khoáng đãng, hấp dẫn, thư thái, nhàn hạ, nhứt là ít tốn kém…
Sau khi nhận lời con thì tôi giựt mình nhớ lại, câu cá mùa đông đâu có
giống như câu cá mùa hè. Dĩ nhiên là khác nhau rất xa. Tôi vẫn thường
nghe bạn bè nói chuyện đi câu mùa đông và cũng từng coi truyền hình thấy
cảnh câu cá của thổ dân Inuits, Esquimaux,… họ mặc quần áo dày cộm bằng
da thú, trùm kín cả người, mũ nón bao tay kín mít, khoét một lỗ tròn
trên nước đá, ngồi co ro cầm cần câu chờ cá ăn mồi, giữa trời đất mênh
mông tuyết phủ trắng xóa ở vùng Bắc Cực lạnh lẽo. Tỉnh Québec của tôi ở
đâu có cách xa Bắc Cực bao nhiêu, tôi tưởng tượng cách câu của cha con
tôi sắp thực hiện, chắc cũng y vậy thôi.
Nhận lời con xong rồi mới thấy mình dại, ham vui một chút lại đi làm
chuyện mạo hiểm, điên rồ. Câu cá suốt đêm đông trên một dòng sông lạnh
lẽo, trong một làng nhỏ tên là Sainte-Anne-de-la-Perade, trên đường đi
về hướng Québec. Tại sao không đi ban ngày cho đỡ, đi chi ban đêm cho
khổ sở, vất vả. Thằng con nói ban đêm câu đươc nhiều cá hơn… Trời đất !
kể từ hôm đó, trong đầu tôi miên man tưởng tượng cảnh trên dòng sông
mênh mông hiu quạnh, mặt nước đóng băng cứng ngắt, trời tối mò mò, gió
lạnh thổi phần phật từng cơn, tuyết bay phơi phới, hai cha con trang bị
quần áo mùa đông dầy mo, kín mít, đầu đội mũ (tuque), cổ quấn khăn
choàng (foulard), tay mang bao tay (gants, mitaine), cả hai ngồi lom
khom trên mặt nước đá, tay cầm cần câu quờ quạng chờ mong rình rập bắt
từng con cá ngu dại đêm khuya đói bụng đi kiếm mồi. Thiệt tình, không
biết vui sướng ở cái chỗ nào !
Ngàn năm trước, danh sĩ Đào Tiềm, người đời Tấn đã từng nói trong Qui Khứ Lai Từ một câu bất hủ, làm sao mà quên cho được – ký tự dĩ tâm vi hình dịch hề, trù trướng nhi độc bi
(bắt lòng ham muốn làm tôi mọi cho thân xác, đó chẳng phải là điều đáng
buồn của kiếp người sao !) Cha con tôi bây giờ có khác gì câu nói người
xưa, do lòng ham vui một chút mà đem thân xác phơi bày giữa tuyết gió
bão bùng, giữa đồng không hiu quạnh mênh mông, tối tăm lạnh lẽo… suy đi
nghĩ lại đâu có cái ngu nào hơn !
Nhưng rồi lời hứa đã thốt ra, làm sao rút lại được, dù là hứa hẹn với
con. Người ta làm được thì mình làm được, tại sao lại sợ sệt, rụt rè…
Thế là tôi bắt đầu lo lắng chuẩn bị. Ngoài trời lạnh giá, không có bao
tay làm sao chịu nổi, cần phải móc mồi câu và rửa tay bằng nước lạnh
buốt, tôi soạn lại các bao tay mùa đông, lựa lấy một bộ thật ấm và ít
thấm nước. Phải có một cái mũ trùm đầu cho thiệt kín và dầy. Trời lạnh
mà không có mũ trùm đầu, tôi thường thấy một cảm giác như xương sọ bị
nứt ra. Dĩ nhiên là cần một bộ quần áo mùa đông thật ấm, bên trong lót
bằng lông ngỗng trời (duvet), rồi bộ quần áo lót bằng len ấm, khăn quàng
cổ… và nhứt là đôi giày tuyết cao cổ, ít nhứt cũng phải chịu đựng nổi
suốt đêm ngồi đứng trên nước đá…
Tất cả đã chuẩn bị đầy đủ, mà trong bụng phân vân không biết có còn
thiếu gì nữa hay không, trang bị như vậy có đủ không và tự dặn trong
bụng là phải nhớ đi đứng nhè nhẹ, êm ái, nếu quên mà bước mạnh chưn, dậm
thình thịch, rủi mặt nước đá nứt bể ra thì sao… Lọt xuống nước là toàn
thân lạnh quéo rồi, còn hơi sức đâu mà lội, rồi bám vào đâu mà leo lên,
bờ nước đá trơn như thoa mỡ, rồi giữa mặt sông lạnh khuya khoắc còn có
ai huỡn mà tới cứu mình ?
Tôi đã sống ở xứ lạnh nầy gần ba mươi năm, đã từng đi bộ ngoài trời trên
cả giờ đồng hồ vào những lúc trời đổ lạnh trừ ba, bốn chục độ âm. Lúc
gió nổi lên từng cơn thì độ lạnh càng xuống thấp khủng khiếp, khi đi
ngoài trời, lạnh quá chịu hết nổi, tay chưn đầu cổ, vành tai, lỗ mũi…tê
cóng, tất cả biến đâu mất hết chỉ còn duy nhứt trái tim đập thoi thóp,
thì lẹ lẹ kiếm một nơi tá túc hoặc chạy lánh vô nhà cửa bắt gặp dọc
đường hầu sưởi ấm lại toàn thân, còn bây giờ thì già rồi sức yếu, bày
đặt ngồi câu suốt đêm trên sông lạnh. Nếu nửa đêm lạnh quá, chịu hết nổi
thì núp ở chỗ nào ? Trên mặt sông, giữa đồng không mênh mông hiu quạnh,
trời tối mù mù, biết đi đâu, về đâu.
Thiệt tình tôi không tưởng tượng được cảnh thê thảm khi đó tới mức nào…
Không những tôi nghĩ như vậy mà những bạn bè quen ở Toronto khi nghe tôi
về Québec câu cá mùa đông, đều hỏi một câu giống nhau – anh không sợ
nước đá nứt bể sao ? rồi trời lạnh suốt đêm, anh lớn tuổi rồi chịu lạnh
nổi không, khi buồn ngủ quá thì làm sao ? Tôi bèn nhớ tới thằng con, nó
nói câu cá trên nước đá vui lắm, ba khỏi lo gì hết rồi không nói gì thêm
nữa, cúp phone. Hổng lẽ nó hại cho mình khổ sở. Mình là cha nó, mình
khổ thì nó đâu có vui. Rồi tự dặn lòng, thôi đi đại, đừng sợ…
Nhưng mà bạn hiền nè, chuyện tưởng vậy chớ không phải vậy. Viết
tới đây tôi đâm nhớ câu thành ngữ mới nầy, thiệt tình khâm phục cách
nói chuyện dân Sài Gòn mình. Câu nầy áp dụng trong trường hợp câu cá mùa
đông của riêng tôi cũng đúng nữa. Những gì tôi tưởng tượng ra kể cho
bạn nghe nãy giờ, đều khác xa thực tế. Quả vậy, chuyện tưởng vậy mà
không phải vậy !.
Từ Montréal, sau khi mua sắm thức ăn và đồ dùng cho chuyến đi, cha con
tôi khởi hành lúc sáu giờ chiều, mùa đông vào giờ nầy trời đã tối đen.
May là xe chạy trên xa lộ nên đường xá quang đãng dễ đi, đoạn đường dài
chừng hai trăm cây số, còn một đoạn ngắn nữa là tới thành phố Québec.
Khi xe ghé lại một làng nhỏ có tên là Sainte-Anne-de-la-Pérade lúc tám
giờ rưỡi, thì tôi ngạc nhiên sững sờ lẫn thích thú, nhìn chỗ nầy chỗ
kia, rồi đâm bật cười và thấy tất cả những gì mình ngồi ở nhà tưởng
tượng ra đều trật lật hết trơn ! Đúng là quê một cục !.
Bạn hiền nè, bạn biết tại sao tôi cười không ? bởi vì nơi đây, chỗ xe
cha con tôi dừng lại, cũng là chỗ câu cá đêm nay, không phải là đồng
không hiu quạnh, cũng không tối tăm mù mù, cũng không vắng vẻ, quạnh
hiu, cũng không thấy sông nước đâu hết… Vậy thì nó ra sao ? Tôi sẽ kể rõ
từng chi tiết cho bạn nghe. Từ trên một con đường dọc bờ sông của cái
làng nhỏ nầy, xe chạy thẳng xuống mặt sông hồi nào tôi không hay, chỗ
nào cũng có đường xe chạy, liên tiếp nhau, không ngừng.
Mặt sông đã đóng băng biến thành một cánh đồng trắng xóa rộng rãi, mênh
mông. Trước mắt tôi là một thành phố nhỏ, chấp chóa, rực rỡ ánh đèn
vàng, người đi đông đúc tươi vui, tiếng xe chạy, tiếng nói chuyện cười
đùa rộn rịp. Trên các con đường dọc ngang là các túp lều sơn trắng xinh
xắn đẹp đẽ có lớn có nhỏ, lớn thì như cái nhà, nhỏ như cái lều, được sắp
xếp chạy dài san sát theo lối đi. Ngay hàng thẳng lối trật tự, nhìn rất
là đẹp mắt. Cạnh mỗi lều là hai ba cái xe hơi của khách câu đậu sát
cạnh bên.
Đèn điện được thắp sáng ngoài đường, dọc theo lối đi, trên nóc lều, bên
trong lều… chỗ nào cũng đèn đuốc sáng trưng, thiệt là vui mắt và ấm áp.
Những người câu cá kéo nhau đi từng đoàn trò chuyện tưng bừng, đông vui.
Đa số khách câu tham dự là người dân Québec, thường họ đi chơi cả gia
đình cha mẹ, bạn bè cùng con cái, đùa giỡn, cười nói giọng địa phương
đặc sệt khó nghe. Tôi rời xa tỉnh nầy hơi lâu, bây giờ mới nghe lại được
giọng nói quen thuộc, cảm thấy gần gũi dễ thương (giọng dân quê Pháp
thế kỷ 16, 17, một nghịch lý kỳ lạ là khi nghe giọng sang trọng
Parisienne tôi lại khó chịu và không thích, hay là tại mình nhà quê rồi
đâm ra hạp với tây nhà quê!) Từng đoàn xe truợt tuyết chạy bằng xích sắt
chỡ đôi (motoneige -Skidoo) đua nhau vun vút, tiếng máy kêu ầm ầm vang
động cả trời khuya. Xa xa có vài chiếc máy cày màu vàng đậu im lìm lẻ
loi, những chiếc nầy nặng hàng năm, mười tấn dùng để kéo các lều sắp xếp
ngay hàng thẳng lối đặt trên mặt sông khi mùa câu bắt đầu… Có vài đứa
trẻ đang tập đi patin té lên té xuống…
Nhìn toàn cảnh tôi cứ tưởng như là mình đang tham dự hội chợ (kermesse)
của một địa phương nào đó. Cái làng câu cá nhỏ trên mặt sông đóng băng
nầy chứa năm, bảy trăm cái lều cho mướn. Mỗi gia đình mướn một lều tùy
theo số người đông hay ít. Giá vé mỗi người là hai mươi đồng Canada. Nếu
ít hơn bốn người thì giá tối thiểu một lều phải trả là tám mươi đồng.
Lều nhỏ ngang hai thườc rưởi, dọc ba thước chứa được từ sáu đến tám
người. Lều lớn hơn ngang hai thước rưởi, dọc năm thước chứa được từ mười
đến mười hai người. Lều lớn hơn nữa chứa tới hai mươi lăm người câu.
Con nít dưới mười hai tuổi được giảm nửa giá và dưới sáu tuổi thì miễn
phí. Trọn buổi câu nếu muốn dùng cà phê, củi đốt lò sưởi và mồi câu thì
miễn phí, muốn lấy bao nhiêu cũng được.
Câu cá trên nước đá thì xứ lạnh nào cũng có (ice fishing) tiếng Pháp gọi
là pêche sur glace, cũng có thể gọi là pêche sous la glace hay pêche
blanche, cá thì nhiều loại lớn nhỏ khác nhau, tùy từng vùng. Những xứ
lạnh xung quanh Bắc Cực, mùa đông nước đóng cứng chắc thì có thể đi câu,
nếu bạn chịu đựng được cái lạnh teo ruột teo gan. Nhưng theo tài liệu
được phổ biến mà tôi đọc được thì vùng Mauricie của tỉnh Québec là nơi
duy nhứt trên thế giới có loại cá tên gọi là Poulamon Atlantique (tiếng
Anh là Migragadus Tomcod), tiếng bình dân thường dùng là poissons des
chenaux (cá sông rạch). Vào năm 1938 một dân làng tình cờ thấy được trên
dòng sông Sainte-Anne nầy, từng đàn cá poulamon lúc nhúc chen nhau
trong một khúc sông nhỏ để đẻ trứng, mỗi năm vào giữa tháng chạp đến
giữa tháng hai tây, tất cả chừng chín trăm triệu con cá nhỏ cở bằng cườm
tay, mỗi con dài từ 15 đến 38cm, nặng chừng 45 đến 570 gr, da cá nâu
đen, trơn láng hình dáng giống con morue hay là cod tiếng Anh (thời tụi
mình hiểu sai cod là cá thu, do dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều, (viện bào chế
Cophavina) quảng cáo dầu gan cá thu là Liver cod, đúng ra cá thu là thon
-tuna).
Chúng từ cửa sông Sainte-Laurent lội ngược dòng vô sông nhỏ Sainte-Anne,
con mái bụng phình ra với cặp trứng to cở bằng trứng gà chứa hàng trăm
ngàn trứng nhỏ, cá trống thì ốm nhỏ tong teo, bụng chứa đầy tinh trùng
màu trắng sữa, khi cá mái đẻ thì cá trống xịt làn sữa trắng trên các
trứng để thụ tinh, làm xong nhiệm vụ truyền giống chúng quay về biển.
Khác hẳn với tất cả loài cá khác như cá hồi (saumon…) chẳng hạn, khi đẻ
thì chúng ngưng ăn uống, còn loại cá poulamon nầy khi đẻ thì chúng ăn
uống liên hồi, nhứt là vào đêm. Phải nói con người thiệt là khôn, người
ta lợi dụng khi chúng đói mà thả cần, làm sao không bắt thiệt nhiều cho
được !
Tôi bước vào chiếc lều đẹp đẽ, vững chãi khá rộng, đã đặt mướn trước,
chỉ có một cửa ra vô, rất kín đáo và riêng tư chỉ dành riêng cho cha con
tôi. Hai ngọn đèn trăm watts chiếu sáng cả phòng. Trong phòng một chiếc
ghế nệm dài dặt sát tường để khi ai mệt mõi thì có chỗ mà nằm, một cái
bàn nhỏ, hai cái ghế, một tủ cây, một lò sưởi đốt bằng củi khô đang cháy
nóng hừng hực.
Trên mặt lò sưởi nóng hực đó mình có thể để chiếc ấm nấu nước sôi, để
một vĩ sắt nướng bánh mì hoặc các món ăn khuya. Phía duới mặt sàn được
làm bằng dán ép dầy trên cái nền bằng cây chắc chắn. Nhưng cái chánh tôi
muốn thấy là chỗ câu trong phòng ra làm sao. Nhìn kỹ đó là một đường
rãnh sâu hình chữ nhựt, được cưa theo bề dọc của sàn trên mặt nước đá,
dài ba thước, bề ngang chừng bốn mươi phân tây, nhìn kỹ phía dưới nữa,
thấy nước đông đá cứng dầy chừng hai, ba mươi phân, dưới nữa là nước
đóng váng mỏng lỏng bỏng, nhấp nhô theo từng cơn sóng. Có một thanh sắt
to dài, đặt dọc ở giữa đường câu, để ngăn ngừa khi người câu mê man vô
ý, tránh bị lọt xuống nước, nguy hiểm…
Bên trên chiếc rãnh đó, có băng ghế dài để ngồi câu. Phía trên, trước
mắt tôi có một thanh gỗ được đóng theo bề dài của lều, cao hơn đầu người
một chút. Hai mươi dây câu được quấn vào những hàng đinh trên thanh gỗ
ngang đó, mỗi cây đinh được đóng đều đặn cách nhau khoảng hai mươi phân.
Dây câu to bằng cọng bún nhỏ gắn cục chì nặng và dưới mỗi cục chì có
móc hai lưỡi câu cở tương đối lớn, loại câu cá trê. Mỗi vách lều đều có
cửa sổ gắng kiếng, bên ngoài đèn đuốc sáng sủa, khi bên trong muốn kín
đáo thì có màn cửa bằng vải che lại dễ dàng. Thiệt là tiện lợi đôi bề,
chỗ ngồi, dây câu, chỗ câu, chỗ để mồi… tất cả đều trong tầm tay với.
Bên ngoài ở các túp lều kế cận, tụi tây đầm mỗi lần câu được cá, họ đua
nhau la hét reo hò, tiếng vang lồng lộng giữa trời khuya, thiệt là hồi
hộp và vui hết sức. Tôi có một thói quen xấu, hễ mỗi lần đi câu, thấy
sông nước là mê man quính quáng, bèn để nguyên quần áo mũ nón không kịp
cởi thay, lụp chụp tháo từng sợi dây câu, vội vàng móc mồi để bắt đầu.
Mồi là gan heo đông lạnh được xắt nhỏ ra, có loại mồi bằng tôm tép nhỏ..
Xung quanh người ta đã câu từ lâu, mình tới hơi trễ… phải lè lẹ, nếu
không thì còn con nào mà câu với kéo!
Khi cha con tháo xong hai mươi sợi dây câu và gắn mồi đủ thả hết xuống
rãnh nước bên dưới thì tôi toát mồ hôi chịu hết nổi, coi ra thì củi
trong lò sưởi cháy đỏ rực, nhiệt độ trong phòng lên cao quá. Lạnh đâu
không thấy mà mồ hôi toát ra đầy người, tôi phải cởi áo, tháo nón, tháo
khăn quàng, và mở thoáng cửa cho hơi lạnh ùa vào. Cửa vừa mở thì bên
ngoài có vài người tay cầm chai bia, vừa uống vừa thò đầu vô chào hỏi,
chắc là say rồi nên giọng nhừa nhựa, ồm ồm -tụi bây câu được nhiều
không, tôi chưa kịp trả lời thì có thằng nhỏ nhìn vô thùng đựng cá, thấy
có một con nhỏ xíu, bèn la lớn -ê ê, ông nội coi nè, cá thiệt là lớn,
cá thiệt là lớn. Cả đám xúm nhau cười, chọc quê. Trước khi đi ông tây
già nói nhắn -nếu tụi bây muốn nhiều cá thì qua bên tao, nhiều lắm, tao
cho. Rồi có một cô đầm, cao lêu khêu, mặc đồ hề xanh đỏ (clown) quảng
cáo chụp hình kỷ niệm, mỗi ảnh chụp với cô giá bốn đồng.
Đám tây đầm nầy vừa đi thì đám khác tới, chào hỏi, làm quen nhau, vui vẻ
thân tình, ngoài đường thì mấy đứa con nít đi patin, năm ba cặp lớn
tuổi đua xe trượt tuyết, tiếng máy nổ ầm ầm, vang động cả đêm khuya. Xe
chạy rất nhanh trên mặt sông, biến mất trong đêm đen và đi tới đâu, tôi
không biết ! Trong đầu tôi phân vân tự hỏi, nửa đêm xe nặng chạy đua
trên mặt sông như vầy, rủi nước đá nứt bể, thì chuyện gì xảy ra. Ở đời,
chuyện gì cũng có thể xảy ra được mà…
Lại có tiếng gõ cửa, một người làm của công ty cho mướn lều, ôm tiếp tế
một đống củi mới dành đốt suốt đêm. Lò sưởi đơn giản làm bằng sắt vuông
vức, đặt cao hơn mặt sàn chừng một gang tay, mỗi lần đốt độ ba khúc củi
to. Lữa cháy phừng phừng, thiệt là ấm áp. Tôi bèn hỏi thăm vụ nước đá
cứng mềm và có bao giờ bị nguy hiểm chưa. Anh nầy trả lời -dễ lắm, quen
rồi, thấy là biết liền, nhìn nước đá trong xanh thì biết là cứng chắc,
còn khi nào trắng hay đục mờ thì yếu bở. Mặt nước đá phải dầy đủ hai
mươi phân trở lên, mới được phép câu. Khi nhiệt độ tăng trên không độ và
bị liên tiếp bốn trận mưa lớn thì không được câu nữa, mặt băng trên
sông sẽ tan rã, như mùa đông năm vừa qua. Nói xong anh ta tiếp -ông yên
tâm, nếu có gì nguy hiểm thì người ta đóng cửa khu vực nầy rồi, đâu có
cho ai vô, thanh tra kỹ lắm… Củi trong lò phơi chưa khô lắm cháy nổ lép
bép như tiếng pháo chuột ngày tết, thỉnh thoảng có tiếng nổ thật lớn
khiến giựt mình.
Trời càng về khuya thì cá ăn câu càng nhiều, đôi khi gỡ và móc mồi lại
không kịp. Cũng có nhiều lúc ngồi ngáp dài vì không có một con. Những
lúc đó phải chịu khó đổi mồi câu vì gan heo đã hết mùi thơm hấp dẫn cá
rồi. Mồi để lâu trên năm phút là phải đổi mồi mới cho thơm ngon. Mồi
bằng tôm tép thì cá mê lắm. Cục chì phải thả cho sát đáy sông, sau đó
kéo lên cao chừng một lóng tay (inch) hầu cho hai lưỡi câu nằm nghiêng
theo mặt đất, phải đúng như vậy thì cá mới ăn. Tôi biết được điều nầy
nhờ đọc được bảng hướng dẫn có vẽ hình rõ ràng gắn trên vách. Chừng độ
hai giờ khuya thì tôi chịu hết nổi, cơn buồn ngủ kéo đến và cái lưng sao
mà mỏi quá chừng chừng. Thằng con tôi còn trẻ nên dáng còn tỉnh rụi,
hết gỡ cá dây câu nầy tới móc mồi dây câu kia.. Tôâi qua nằm trên chiếc
ghế dài mong tìm giấc ngủ ngắn ngủi cho đỡ mệt. Nằm thì cho có nằm vậy,
chớ có nhắm mắt được đâu, cặp mắt vẫn ngó lom lom hàng dây câu có gắn
diêm quẹt, làm sao mà ngủ cho được khi cá tranh nhau rỉa mồi.
Vừa nằm xuống chưa yên chỗ thì mấy cọng diêm quẹt tiếp tục đong đưa. Ở
giữa mỗi sợi dây câu người ta gắn sẵn cho mình một cây diêm quẹt nhỏ,
khi cá rỉa mồi dù nhẹ cách mấy đi nữa thì cây diêm quẹt cũng rung rinh,
nhìn là biết liền. Như vậy là cá đương rỉa mồi, phải giựt lên ngay, nếu
không thì uổng lắm… Mấy chục cây diêm quẹt cứ rung rinh hoài làm sao mà
ngủ nghê cho đươc. Cứ như vậy mà cha con tôi thức suốt đêm cho tới sáng,
gần một trăm con cá câu được thì quăng ra ngoài trời, ướp lạnh trong
đống tuyết trước sân, coi chúng nằm lạnh tanh vậy chớ không chết đâu.
Khi trở về để trong thau, đổ nước hơi ấm vô một hồi là chúng ngáp ngáp,
cựa quậy, sống lại…
Bạn hiền, như vậy là tôi suốt đêm không hề chợp mắt vì mê câu cá, vậy mà
khi thấy tia sáng đầu tiên le lói chưn trời xa, tôi đâm nhớ lại câu – tương dữ chẩm tạ hồ chu trung, bất tri đông phương chi ký bạch
của đại thi hào họ Tô đời Tống (ôm gối mơ màng trên thuyền, nào ngờ
vừng đông đã sáng trắng hồi nào không hay) . Bận về cha con phải thay
nhau mà lái xe, nếu không cơn buồn ngủ kéo đến thì xe lọt xuống ruộng
chỉ trong một chớp mắt. Thằng con cười và hỏi – ba có còn sợ nước đá nứt
bể hay lạnh lẽo gì không ? Tôi cười trả lời – cái thằng, biết câu kiểu
nầy thì tao đâu có sợ, tao cứ tưởng mầy tổ chức kiểu câu thể thao khoan
lỗ trên nước đá ngoài trời như ở Alaska (ice fishing outside), như của
người da đỏ….
Buổi đi câu đêm đó tuy vất vả, mệt mỏi nhưng rất vui. Cũng nhờ sự hiểu
lầm đó mà tôi hiểu rõ tại sao, do đâu mà người Sài Gòn đặt được câu
thành ngữ thần tình. Một trong những thất bại đời người là do sự hiểu
biết giới hạn nên thường tưởng tượng, mơ mộng, vẽ vời đủ kiểu, cuối cùng
khi thực tế xảy ra thì lại khác hẳn cái biết mình nghĩ trong đầu –
chuyện tưởng vậy chớ không phải vậy ! Câu nói mới nghe thì hơi cải lương
nhưng đối với riêng tôi, người nào đặt câu nầy đầu tiên, sao mà khéo và
hay quá sức, tại hạ thành tâm… bái phục, bái phục !
Võ Kỳ Điền(kỷ niệm buổi đi câu 6 janvier 2008)
SOREN KIRCHNER * DONALD TRUMP & VIỆT NAM
DONALD TRUMP MUỐN GÌ CHO VIỆT NAM
Soren Kirchner
Tuesday, November 22, 2016 4:27 AM
Đôi lời về ông Soren Kirchner, sinh năm 1963, học đại học, nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công học vị tiến sỹ tại Florida State University, Pacific Western University (Mỹ). Vừa giảng dạy tại khoa sau đại học Quốc gia Hà nội (HSB), Soren vừa đảm nhận vị trí giám đốc phụ trách quan hệ với nước ngoài tại IDJ Financial. Khâm phục hiểu biết và kiến thức sâu rộng của ông, Tổng giám đốc IDJ Financial Trần Trọng Hiếu quyết mời bằng được ông về làm quân sư. "Quan hệ giữa chúng tôi không phải là người làm thuê với ông chủ mà là cộng tác. Thu nhập của ông được tính bằng cổ phiếu và gộp cả năm", ông Hiếu cho biết.
Những gì Tổng Thống Trump muốn cho Việt Nam
Tôi đã ở Việt Nam trong 9 năm, đã từng làm việc, kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam và đã mua một ngôi nhà ... và tôi nghĩ tôi biết khá rõ những gì mọi người hy vọng và ước mơ. Tôi đã có tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp, VCCI, Cộng đồng PEC / PTI của / chủ sở hữu kinh doanh nhỏ và vừa (SME), và hàng ngàn sinh viên MBA từ tất cả các tầng lớp xã hội.
Tôi đã thu thập các ý kiến phản hồi của các bạn như tôi đã phát biểu nhiều lần tại các cuộc họp về hội nhập toàn cầu hóa. Cho đến ngày nay tôi luôn khẳng định rằng Việt Nam có tất cả yếu tố cần thiết để trở thành một cường quốc, làm ra sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu uy tín, xây dựng mang lưới khách hàng tiêu thụ ngay trong nước. Tóm lại tôi luôn luôn là một người ủng hộ sức mạnh dân tộc và chủ quyền quốc gia của bạn.
Tôi đã bỏ nhiều thời gian để giảng dạy các bạn như một diễn giả, tác giả, huấn luyện viên rằng, các bạn không thể bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang để đổi lấy thương mại và những thuận lợi để làm ra sản phẩm tốt.
Tôi thấy rằng, nhiều bạn đang bối rối và một số khó chịu về chiến thắng bất ngờ gần đây của tổng thống Trump. Và tôi có thể hiểu được lý do tại sao bạn đã rất ngạc nhiên. Tôi dự đoán chiến thắng bất ngờ này trên VOV và trên chương trình Quốc Khánh, vì tôi không bị ảnh hưởng thông tin sai lệch của các tập đoàn truyền thông ngoại bang.
Donald J. Trump muốn gì cho Việt Nam?
Nguyên văn tiếng Anh
...................
What President Trump Wants for Vietnam
I have been in Vietnam for 9 years, have worked, married a Vietamese woman and have bought a home... and I think I know pretty well what people hope and dream for. I have had exposure to the business community, VCCI, The PEC/PTI community of small/medium business owners (SME), and thousands of MBA students from all walks of life.
I have listened well to your feedback as I have spoken against globalization at many conferences on integration. I still to this day think that Vietnam has all that it needs now to be prosperous if it makes high quality, owns its own trademarks, brands, and customers while it builds its supply network inside Vietnam. In short I have always been an advocate of your national strength and sovereignty.
I have invested my time as an author, speaker and coach to many to teach that you do not have to abdicate your national sovereignty to foreign elements just to make good products and trade!
I see that many of you are confused and some are upset about the recent surprise victory of President Trump. And I can understand why you were surprised. I predicted this surprise victory on VOV and the Quoc Khanh Show. I was able to do this because I have not be deceived by disinformation from globalist corporate media.
What Does Donald J. Trump Want for Vietnam? Well, I’m going to tell you now:
1) Donald J Trump wants you to have a strong country, strong borders and for Vietnamese people to decide what happens inside your country, not Globalists. He does not want to meddle in your internal affairs. That’s your business!
2) Donald J. Trump wants you to make high quality products and make them in the most efficient way you can to achieve high quality. After all, he is a business man! He wants for you to make really cool brands and sell them to the world including the USA, ok?
3) Donald J Trump wants you to know that the existing bilateral trade agreements are more than enough for you to do business in the USA. You don’t have to sell your country to outside Globalist foreign elements to do business with the USA, believe me.
4) Donald J. Trump wants you to visit and immigrate to the USA!! Nothing has changed so long as you do it legally. For example, if you plan to come to the USA through Mexico or Canada, you have a problem. If you use the existing legal process, president Trump welcomes you! So chill out and relax…
5) Donald J. Trump is not interested in interfering with your foreign affairs and your domestic affairs. This means you have more freedom, independence and hopefully, happiness.
6) Donald J Trump will be fine with Putin which means we don’t have to have a nuclear war against Russia over Syria. This would have killed billions of people, trashed the environment and would be very bad for business in Vietnam.
IN conclusion: President Trump will prove to be a surprise gift to Vietnam. This is your opportunity to work hard, make quality and build your country up, rather than just selling it out to Globalist Bankers and their allies.
Soren Kirch
Tuesday, November 22, 2016 4:27 AM
Đôi lời về ông Soren Kirchner, sinh năm 1963, học đại học, nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công học vị tiến sỹ tại Florida State University, Pacific Western University (Mỹ). Vừa giảng dạy tại khoa sau đại học Quốc gia Hà nội (HSB), Soren vừa đảm nhận vị trí giám đốc phụ trách quan hệ với nước ngoài tại IDJ Financial. Khâm phục hiểu biết và kiến thức sâu rộng của ông, Tổng giám đốc IDJ Financial Trần Trọng Hiếu quyết mời bằng được ông về làm quân sư. "Quan hệ giữa chúng tôi không phải là người làm thuê với ông chủ mà là cộng tác. Thu nhập của ông được tính bằng cổ phiếu và gộp cả năm", ông Hiếu cho biết.
Những gì Tổng Thống Trump muốn cho Việt Nam
Tôi đã ở Việt Nam trong 9 năm, đã từng làm việc, kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam và đã mua một ngôi nhà ... và tôi nghĩ tôi biết khá rõ những gì mọi người hy vọng và ước mơ. Tôi đã có tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp, VCCI, Cộng đồng PEC / PTI của / chủ sở hữu kinh doanh nhỏ và vừa (SME), và hàng ngàn sinh viên MBA từ tất cả các tầng lớp xã hội.
Tôi đã thu thập các ý kiến phản hồi của các bạn như tôi đã phát biểu nhiều lần tại các cuộc họp về hội nhập toàn cầu hóa. Cho đến ngày nay tôi luôn khẳng định rằng Việt Nam có tất cả yếu tố cần thiết để trở thành một cường quốc, làm ra sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu uy tín, xây dựng mang lưới khách hàng tiêu thụ ngay trong nước. Tóm lại tôi luôn luôn là một người ủng hộ sức mạnh dân tộc và chủ quyền quốc gia của bạn.
Tôi đã bỏ nhiều thời gian để giảng dạy các bạn như một diễn giả, tác giả, huấn luyện viên rằng, các bạn không thể bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang để đổi lấy thương mại và những thuận lợi để làm ra sản phẩm tốt.
Tôi thấy rằng, nhiều bạn đang bối rối và một số khó chịu về chiến thắng bất ngờ gần đây của tổng thống Trump. Và tôi có thể hiểu được lý do tại sao bạn đã rất ngạc nhiên. Tôi dự đoán chiến thắng bất ngờ này trên VOV và trên chương trình Quốc Khánh, vì tôi không bị ảnh hưởng thông tin sai lệch của các tập đoàn truyền thông ngoại bang.
Donald J. Trump muốn gì cho Việt Nam?
Vâng, tôi sẽ nói với bạn bây giờ
1) Donald J Trump muốn bạn có một quốc gia hùng mạnh, biên giới mạnh mẽ để cho người dân có quyền tự quyết số phận chứ không phải các tập đoàn ngoại bang. Ông không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của bạn. Hãy tự lo cho bản thân bạn.
2) Donald J. Trump muốn bạn làm ra sản phẩm có chất lượng và sử dụng chúng hiệu quả nhất. Ông ý là một nhà kinh doanh ! Nên ông ý muốn bạn hãy làm ra sản phẩm tốt và bán ra nước ngoài trong đó có cả Mỹ, được không ạ?
3) Donald J Trump muốn bạn biết rằng các hiệp định thương mại song phương hiện có là quá đủ để bạn có thể làm ăn với Mỹ. Hãy tin tôi đi, bạn không cần phải bán nước cho ngoại bang, đổi lấy các yếu tố cần thiết để bắt tay kinh doanh với Mỹ.
4) Donald J. Trump muốn bạn đến tham quan và nhập cư vào Mỹ !! Không có gì đã thay đổi, miễn là bạn làm điều đó một cách hợp pháp. Ví dụ, bạn lên kế hoạch sang Mỹ qua ngả Canada hay Mexico, bạn chắc chắn sẽ gặp khó. Nếu bạn làm theo đúng trình tự luật pháp, tổng thống Trump sẽ chào đón bạn ! Vì vậy hãy bớt căng thẳng và thư giãn...
5) Donald J. Trump không quan tâm đến việc can thiệp vào vấn đề đối ngoại và đối nội của bạn. Điều này có nghĩa bạn có quyền tự quyết về độc lập, tự do, hy vọng và hạnh phúc.
6) Donald J Trump sẽ giải quyết ổn thỏa với Putin và chúng ta không phải lo một cuộc chiến hạt nhân với Nga về vấn đề Syria. Điều này sẽ giết chết hàng tỉ người, ảnh hưởng môi trường và tương lai xấu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Kết Luận: Tổng thống Trump sẽ mang lại lợi bất ngờ cho Việt Nam. Đây là cơ hội để bạn làm việc chăm chỉ, làm sản phẩm chất lượng và xây dựng đất nước của bạn đi lên, thay vì ngày đêm tính kế hại dân, bán nước cho ngoại bang và bè lũ thông đồng.
.....................
1) Donald J Trump muốn bạn có một quốc gia hùng mạnh, biên giới mạnh mẽ để cho người dân có quyền tự quyết số phận chứ không phải các tập đoàn ngoại bang. Ông không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của bạn. Hãy tự lo cho bản thân bạn.
2) Donald J. Trump muốn bạn làm ra sản phẩm có chất lượng và sử dụng chúng hiệu quả nhất. Ông ý là một nhà kinh doanh ! Nên ông ý muốn bạn hãy làm ra sản phẩm tốt và bán ra nước ngoài trong đó có cả Mỹ, được không ạ?
3) Donald J Trump muốn bạn biết rằng các hiệp định thương mại song phương hiện có là quá đủ để bạn có thể làm ăn với Mỹ. Hãy tin tôi đi, bạn không cần phải bán nước cho ngoại bang, đổi lấy các yếu tố cần thiết để bắt tay kinh doanh với Mỹ.
4) Donald J. Trump muốn bạn đến tham quan và nhập cư vào Mỹ !! Không có gì đã thay đổi, miễn là bạn làm điều đó một cách hợp pháp. Ví dụ, bạn lên kế hoạch sang Mỹ qua ngả Canada hay Mexico, bạn chắc chắn sẽ gặp khó. Nếu bạn làm theo đúng trình tự luật pháp, tổng thống Trump sẽ chào đón bạn ! Vì vậy hãy bớt căng thẳng và thư giãn...
5) Donald J. Trump không quan tâm đến việc can thiệp vào vấn đề đối ngoại và đối nội của bạn. Điều này có nghĩa bạn có quyền tự quyết về độc lập, tự do, hy vọng và hạnh phúc.
6) Donald J Trump sẽ giải quyết ổn thỏa với Putin và chúng ta không phải lo một cuộc chiến hạt nhân với Nga về vấn đề Syria. Điều này sẽ giết chết hàng tỉ người, ảnh hưởng môi trường và tương lai xấu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Kết Luận: Tổng thống Trump sẽ mang lại lợi bất ngờ cho Việt Nam. Đây là cơ hội để bạn làm việc chăm chỉ, làm sản phẩm chất lượng và xây dựng đất nước của bạn đi lên, thay vì ngày đêm tính kế hại dân, bán nước cho ngoại bang và bè lũ thông đồng.
.....................
Nguyên văn tiếng Anh
...................
What President Trump Wants for Vietnam
I have been in Vietnam for 9 years, have worked, married a Vietamese woman and have bought a home... and I think I know pretty well what people hope and dream for. I have had exposure to the business community, VCCI, The PEC/PTI community of small/medium business owners (SME), and thousands of MBA students from all walks of life.
I have listened well to your feedback as I have spoken against globalization at many conferences on integration. I still to this day think that Vietnam has all that it needs now to be prosperous if it makes high quality, owns its own trademarks, brands, and customers while it builds its supply network inside Vietnam. In short I have always been an advocate of your national strength and sovereignty.
I have invested my time as an author, speaker and coach to many to teach that you do not have to abdicate your national sovereignty to foreign elements just to make good products and trade!
I see that many of you are confused and some are upset about the recent surprise victory of President Trump. And I can understand why you were surprised. I predicted this surprise victory on VOV and the Quoc Khanh Show. I was able to do this because I have not be deceived by disinformation from globalist corporate media.
What Does Donald J. Trump Want for Vietnam? Well, I’m going to tell you now:
1) Donald J Trump wants you to have a strong country, strong borders and for Vietnamese people to decide what happens inside your country, not Globalists. He does not want to meddle in your internal affairs. That’s your business!
2) Donald J. Trump wants you to make high quality products and make them in the most efficient way you can to achieve high quality. After all, he is a business man! He wants for you to make really cool brands and sell them to the world including the USA, ok?
3) Donald J Trump wants you to know that the existing bilateral trade agreements are more than enough for you to do business in the USA. You don’t have to sell your country to outside Globalist foreign elements to do business with the USA, believe me.
4) Donald J. Trump wants you to visit and immigrate to the USA!! Nothing has changed so long as you do it legally. For example, if you plan to come to the USA through Mexico or Canada, you have a problem. If you use the existing legal process, president Trump welcomes you! So chill out and relax…
5) Donald J. Trump is not interested in interfering with your foreign affairs and your domestic affairs. This means you have more freedom, independence and hopefully, happiness.
6) Donald J Trump will be fine with Putin which means we don’t have to have a nuclear war against Russia over Syria. This would have killed billions of people, trashed the environment and would be very bad for business in Vietnam.
IN conclusion: President Trump will prove to be a surprise gift to Vietnam. This is your opportunity to work hard, make quality and build your country up, rather than just selling it out to Globalist Bankers and their allies.
Soren Kirch
__
THÔNG TIN& BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2016
Tham dự buổi lễ có khoảng 200 đồng hương, đại diện các đoàn thể trong vùng Boston và các Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt những tiểu bang lân cận như New York, Connecticut, và New Hampshire. Ngoài ra cũng có nhiều đồng hương đến từ Canada, và phái đoàn Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, và phái đoàn Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại. Về phía quan khách chính quyền địa phương có Ông Phạm Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, đại diện Thống đốc tiểu bang Massachusetts, Dân biểu Keiko Orrall, Ông Michael Moynihan, đại diện Thượng nghị sĩ Mark Montigny.
Sau nghi thức khai mạc, chương trình được bắt đầu bằng diễn văn chào mừng quan khách của ông Thân Vĩnh Bảo Toàn, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts.
Ông nhấn mạnh đến nghĩa vụ của tập thể người Việt hải ngoại nói chung, và của Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts nói riêng trong việc yểm trợ công cuộc đấu tranh cho Tự do-Dân chủ-Nhân quyền của đồng bào trong nước. Ông cũng bày tỏ niềm hãnh diện được cộng tác với MLNQVN để tổ chức Lễ trao Giải Nhân quyền năm 2016.
Tiếp đến là diễn văn của Ts Nguyễn Bá Tùng,Trưởng Ban phối hợp MLNQVN, về ý nghĩa Ngày Quốc tế Nhân Quyền lần thứ 68 trong bối cảnh việc vi phạm các quyền cơ bản tại Việt Nam càng ngày càng trở nên tệ hại hơn. Ông nói:
“Sau gần 3/4 thế kỷ tại Miền Bắc và hơn 40 năm ở Miền Nam Việt Nam, cuộc chiến đấu dành lại quyền làm người đích thực từ chế độ bạo tàn cộng sản vẫn tiếp diễn, và càng ngày càng khốc liệt hơn, càng khẩn trương hơn. Do đó, buổi hội ngộ hôm nay cũng là dịp để chúng ta hướng về quê hương. Ở đó đồng bào chúng ta, đặc biệt là các chiến sĩ nhân quyền, đang ngày đêm dấn thân vào cuộc chiến đấu gian lao và dũng cảm để giành lại quyền làm người, mà những người nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay: Mạng Lưới Blogger Việt Nam, LS Võ An Đôn, và 2 nhà đấu tranh cho dân oan Trần Ngọc Anh và Cấn Thị Thêu là những tấm gương tiêu biểu.”\
Cao điểm của buổi lễ là phần tuyên dương và trao giải. Bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các thành viên trong Ban Tổ Chức đã lần lượt đọc lên thành tích đấu tranh cho nhân quyền của những khôi nguyên cũng như những gian khổ họ phải chịu đựng. Cũng như những lần trao giải trước đây, không một khôi nguyên nào có mặt để nhận giải cho nên các tấm huy chương đã được trao cho các đại diện của họ. Nhà hoạt động cộng đồng Đỗ Kỳ Anh đến từ Toronto (Canada) nhận giải thay cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam từ TS Nguyễn Bá Tùng; nhà thơ Trần Trung Đạo thay mặt LS Võ An Đôn nhận giải từ GS Nguyễn Thanh Trang, cố vấn MLNQVN; nhà hoạt động cộng đồng Lạc Việt đến từ Vancouver (Canada) thay mặt Bà Trần Ngọc Anh nhận giải từ ông Thân Vĩnh Bảo Toàn, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Massachusetts; và nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thay mặt Bà Cấn Thị Thêu nhận giải từ Ông Nguyễn Duy Quang, Trưởng Cơ sở Phong Trào Giáo dân VN Hải ngoại Boston.
Sau mỗi lần tuyên dương, cử tọa chăm chú theo dõi phát biểu của các khôi nguyên hoặc đại diện qua những đoạn video được phát trên màn hình lớn.
Tiếp theo phần trao giải, Thứ trưởng Phạm Văn Nam đã nhân danh Thống đốc Charlie Baker trao các bằng vinh danh của TB Massachusetts đến các khôi nguyên Giải nhân quyền VN 2016 và MLNQVN qua tay các vị đại diện. Dân biểu Keiko Orrall, nhân dịp này cũng nhân danh Quốc hội Bang Massachusetts tuyên dương thành tích hoạt động vì công ích của Cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts.
Một số quan khách chọn lọc đã được mời phát biểu gồm Thứ trưởng Phạm Văn Nam, nhà bình luận Trần Trung Đạo, blogger Điếu Cày, BS Đỗ Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ.
Một số nghệ sĩ thiện nguyện ở Boston và từ xa đến đã làm sinh động buổi lễ với những ca khúc đấu tranh làm nức lòng người nghe.
Sau cùng, ông Lại Tư Mỹ, thay mặt Ban Tổ chức, đã tuyên bố kết thúc buổi lễ và cám ơn chính quyền địa phương, đại diện các đoàn thể và đồng hương đã góp công sức để buổi lễ được thành công tốt đẹp.
Nhiều thân hào nhân sĩ địa phương đã bày tỏ niềm phấn khởi trước sự kiện Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại tiểu bang Massachusetts với sự trang nghiêm chu đáo. Nhiều người bùi ngùi lo lắng khi được biết hai vị được trao giải - Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, con chim đầu đàn của Mạng Lưới blogger Việt Nam vừa bị bắt, và nhà đấu tranh cho dân oan Cấn Thị Thêu vừa mới bị tòa án phúc thẩm cộng sản y án tù giam 20 tháng; tuy nhiên tất cả đều phấn khởi khi biết được rõ hơn là ở trong nước đã, đang và chắc chắn sẽ có những người dấn thân đấu tranh cho nhân phẩm và công lý chống độc tài, tham ô và bất công.
Mọi người đều tin tưởng ở một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-human-rights-award-2016-12132016122907.html
Biểu tình cho Nhân Quyền Việt Nam tại London
Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 11/12/2016, hơn 200 thanh niên Việt
Nam trên khắp nước Anh đã đáp lời kêu gọi của cơ sở Việt Tân Anh Quốc và
phong trào Con Đường Việt Nam đến biểu tình trước tiền đình Đại sứ quán
CSVN tại London để đòi Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ cho dân tộc Việt Nam.
Nhiều bạn trẻ đến từ miền Bắc nước Anh phải mất nhiều giờ đi London
bằng xe lửa hay xe đò trong thời tiết giá rét và sương mù, nhưng họ vẫn
bất chấp để mang các tấm hình khổ lớn của các tù nhân lương tâm như LS
Nguyễn Văn Đài, bà Cấn Thị Thêu, anh Trần Huỳnh Duy Thức, cô Nguyễn Đặng
Minh Mẫn, Ba Sàm, Trần Thị Thuý, Nguyễn Đình Ngọc, Mẹ Nấm, v.v... để
giương cao trong suốt 2 giờ đồng hồ biểu dương bất bạo động vây kín
chung quanh Đại Sứ Quán CSVN tại London. Vì đại sứ quán này nằm ngay ngã
ba đường nên cả 3 phía đều bị các thanh niên biểu tình vây kín.
Tràn ngập trong đoàn người biểu tình là các biểu ngữ cầm tay tiếng Anh
như Vietnamese Government Must Respect Human Rights, Release Prisoners
Of Conscience, Freedom For VN, Democracy For Vietnam, tiếng Việt như:
Tôi nhớ anh HỒ ĐỨC HÒA – trả tự do cho anh Hồ Đức Hòa, v.v... và các tấm
hình khổ lớn của tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam và 3
banners dài 3 mét ghi rõ “Human Rights For Vietnam”, “Democracy &
Human Rights For Vietnam” & “International Human Rights Day –
Remembering Vietnam’s Prisoners Of Conscience”.
Lúc 11 giờ, một đại diện phong trào Con Đường Việt Nam phát biểu bằng
tiếng Việt về mục đích biều tình và một đại diện trẻ của Cơ Sở Việt Tân
Anh Quốc phát biểu bằng tiếng Anh về thực trạng vi phạm nhân quyền của
CSVN và kêu gọi đấu tranh cho Nhân Quyền, Tự Do & Dân Chủ cho đồng
bào quốc nội.Đặc biệt là nhóm hội viên Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) do ông Clive hướng dẫn đến tham gia cùng đoàn biểu tình suốt từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Chúng tôi cũng ghi nhận sự hiện diện của vị đại diện Công Đoàn Tự Do của UK tay cẩm biểu ngữ “FREE TRADE UNIONS FOR VIỆT NAM” (xem hình bên dưới). Hai vị khách tham gia biểu tình nầy đứng cạnh nhau ngay tại trung tâm cuộc biểu tình suốt buổi, trong khi các thành viên Ân Xá Quốc Tế mặc áo phông màu cam in Logo Ân Xá Quốc Tế đứng xen lẫn với thanh niên Việt Nam.
Hơn 200 tấm truyền đơn tiếng Anh (tờ rơi /flyers) đã được trao tận tay
người Anh đi qua lại dưới đường phố. Tiếng hô vang các khẩu hiệu bằng
tiếng Anh trên loa phóng thanh và từ hơn 200 thanh niên đầy nhiệt huyết
đã vang động khắp khu phố suốt buổi biểu tình. Sau khi hô khẩu hiệu là
phần hát chung các bản nhạc đấu tranh như:
Nối vòng tay Lớn, Dậy Mà Đi, Trả Lại Cho Dân, v.v... vang lừng khí thế
như một dàn đồng ca trên 200 con người đầy nhiệt huyết. Vì biết rõ cuộc
đấu tranh nào của ngưới Việt trong nước và hải ngoại đều là bất bạo động
nên sở Cảnh Sát Anh chỉ gời 4 cảnh sát viên đến đứng xa xa quan sát
đoàn biểu tình. Lúc 1 giờ trưa đoàn biểu tình đã ra về trong trật tự,
tuy nhiên nhiều thanh niên đã nán lại vây quanh các đảng viên Việt Tân
và các thành viên phong trào Con Đường VN để bày tỏ niềm vui được tham
dự đấu tranh và mong ước tham gia các biến cố kế tiếp sau này.
Khi đồng đô la lên giá
Nguyên nhân
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Như nhiều người chờ đợi, tuần này Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất làm Mỹ kim sẽ lên giá so với các ngoại tệ khác, sau khi đã lên giá từ hai năm qua. Từ mươi ngày qua, Việt Nam lên cơn sốt vì đồng bạc Việt Nam sụt giá mạnh so với đô la Mỹ và đã có lúc vượt qua ngưỡng 23 ngàn đồng mới ăn một Mỹ kim. Vì vậy, kỳ này, thưa ông, Diễn đàn Kinh tế đề nghị ông trình bày về nguyên nhân và hậu quả của việc Mỹ kim lên giá.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ nâng lãi suất ngắn hạn 25 điểm bách phân tức là 0,25% cách nay một năm, hầu hết mọi người đều chờ đợi là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng sau kỳ họp tuần này của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng Hoa Kỳ, gọi tắt là FOMC. Lý do cơ bản là kinh tế Mỹ hồi phục nhanh hơn và thất nghiệp giảm mạnh sau khi thống kê lao động được công bố hôm Thứ Sáu đầu tháng. Lý do quan trọng hơn vậy là Tổng thống Tân cử Donald Trump sẽ áp dụng chính sách kinh tế có nội dung tăng chi, giảm thuế và thậm chí bảo hộ mậu dịch để giữ việc làm cho nhân công Mỹ nên nhiều phần thì lạm phát sẽ tăng với hậu quả là trong năm tới, lãi suất tại Hoa Kỳ còn tăng nữa, ít ra là hai lần. Kết cục thì việc Mỹ kim lên giá từ năm 2014 sẽ còn tiếp tục và đấy là vấn đề cho nhiều nước chứ không chỉ có Việt Nam.
Lý do quan trọng là Tổng thống Tân cử Donald Trump sẽ áp dụng chính sách kinh tế có nội dung tăng chi, giảm thuế và thậm chí bảo hộ mậu dịch để giữ việc làm cho nhân công Mỹ...Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, dù có sản lượng kinh tế lớn nhất vì bằng với gần một phần tư sản lượng toàn cầu, vì sao đồng bạc Mỹ lại có thể gây nhiều ảnh hưởng như vậy cho các nước?
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là ta nên cẩn thận khi theo dõi và nhận định chuyện này vì tính trật là lại mất tiền! Tôi còn nhớ là sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và Hoa Kỳ liên tục hạ lãi suất tới sàn rồi bơm tiền ào ạt, nhiều người, kể cả tại Hoa Kỳ, vội nói đến ngày tàn của tư bản chủ nghĩa và vai trò của kinh tế Hoa Kỳ trong khi nhiều xứ hưởng lợi nhờ đô la rẻ như bèo. Từ giữa năm 2013, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo quyết định họ gọi là “vuốt nhọn chính sách tiền tệ” là giảm dần việc bơm tiền và có khi tăng lãi suất, thì người ta thấy Mỹ kim lên giá. Khi ấy, chương trình chuyên đề của chúng ta đã cảnh báo việc đó. Rằng kinh tế Hoa Kỳ có thể bị suy trầm nhưng so với nhiều khối tiền tệ khác như Âu Châu hay Nhật Bản, thì Mỹ kim vẫn là ngoại tệ đáng tin cậy hơn cả, hoặc ít tệ nhất để bảo vệ giá trị tài sản của mình và nếu tưởng tiền Mỹ rẻ mà đi vay thả dàn thì sẽ khốn khi đô la lên giá. Ta nên nhớ lại chuyện xưa để khỏi lầm chuyện sau nầy khi thiên hạ cứ nói đến ngày tàn của nước Mỹ!
Vị trí đồng Mỹ kim
Nguyên Lam: Nếu vậy, thưa ông, ta trở lại chuyện xưa, là vì sao Mỹ kim lại ngự trị trong luồng giao dịch toàn cầu khiến các nước bị chấn động mỗi khi đồng bạc xanh lên hay xuống giá?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là chúng ta phải trở ngược lên một năm Thân, cách nay 72 năm, thì mới hiểu vì sao Mỹ kim trở nên một ngoại tệ dự trữ của toàn cầu, rồi sau mỗi khi thăng trầm thì thiên hạ lại mất tiền và oán Mỹ! Trước khi Thế chiến II chấm dứt vào năm 1945 thì từ năm 1944, Hoa Kỳ và các đồng minh Tây phương đã xây dựng lại một kiến trúc tài chính quốc tế khác để tránh loại biến động tài chính và khủng hoảng kinh tế đã góp phần gây ra chiến tranh. Đó là Hội nghị tại Bretton Woods và sự ra đời của các định chế tài chính toàn cầu như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế là tiền thân của Ngân hàng Thế giới ngày nay. Hội nghị ấy quy định rằng ngoại tệ của các nước không còn giàng giá vào vàng, tức là từ bỏ chế độ “kim bản vị”, mà neo giá vào tiền Mỹ theo tỷ lệ nhất định giữa đồng đô la Mỹ và vàng. Đại lược là 35 Mỹ kim ăn một troy ounce, khoảng 31 gram vàng.
... đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất vì được sử dụng trong hơn 85% nghiệp vụ giao dịch ngoại hối của thế giới, 39% các khoản nợ toàn cầu và tiền Mỹ nằm trong hơn 63% của dự trữ ngoại tệ của các nước.Sau đó, cách nay đúng 70 năm, kế hoạch viện trợ Marshall của Mỹ nhằm tái thiết Âu Châu từ năm 1947 đã bơm tiền Mỹ vào việc phục hồi Âu Châu. Khi ấy, là cường quốc ít bị thiệt hại về chiến tranh, Hoa Kỳ là đầu máy tái thiết các nước và Mỹ kim trở thành ngoại tệ phổ biến nhất, đến độ các nước Âu Châu còn phát hành công khố phiếu để vay tiền mà là trái phiếu yết giá bằng tiền Mỹ. Người ta gọi đó là “Đô la Âu châu”, hay Euro-Dollar!
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Tháng Tám năm 1971, khi bội chi gia tăng một phần vì phí tổn của cuộc chiến tại Việt Nam, Hoa Kỳ từ bỏ chế độ giao hoán thiết lập từ Hội nghị Bretton Woods, là hết giàng Mỹ kim vào vàng như trước, và gây chấn động nặng khiến nhiều người lại nói đến ngày tàn của nước Mỹ và thiên hạ chẳng xài đô la mất giá nữa. Sự thật không như vậy vì vụ khủng hoảng dầu khí sau đó vẫn khiến các nước cần đô la mua dầu vì dầu thô của xứ Saudi Arabia lại giàng giá vào Mỹ kim và dẫn tới sự xuất hiện của đồng “Đô la Dầu hỏa” hay Petro-Dollar, được các nước trao đổi với nhau và sau cùng vẫn lại gửi vào ngân hàng Mỹ để kiếm lời cho an toàn.
Nguyên Lam: Khi ông nhắc lại bối cảnh lâu dài như vậy thì ta mới thấy ra vị trí khác thường của đồng bạc xanh. Nhưng ông có nói đến vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều người lầm tưởng là tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng và tiền Mỹ mất luôn vị trí thống trị. Sự thể diễn biến ra sao mà ngày nay, và tuần này, xứ nào cũng lo rằng Mỹ kim lại tăng giá?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta lầm khi cho rằng khủng hoảng tài
chính bùng nổ tại Mỹ với sự sụp đổ của các tập đoàn đầu tư Bear Sterns
vào Tháng Ba rồi Lehman Brothers vào Tháng Chín năm 2008. Thật ra, cả Âu
Châu lẫn Hoa Kỳ có chính sách bơm tiền và vay mượn dễ dãi, nhất là các
ngân hàng Âu Châu vay mượn bằng tiền Mỹ, và thổi lên trái bóng gia cư
địa ốc. Bên trong khối tiền này là nhiều khoản nợ xấu được gói kín như
trong kén nợ mà xấu chừng nào thì chẳng ai biết. Khủng hoảng tài chính
manh nha từ năm 2007 tại Âu Châu rồi mới bùng nổ dữ dội tại Hoa Kỳ. Khi
ấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ lại đẩy lui nạn ách tắc tín dụng của các
ngân hàng với biện pháp tiền tệ dễ dãi làm Mỹ kim sụt giá. Rồi vì tiền
Mỹ quá rẻ trong sự trì trệ của khối kinh tế Âu-Mỹ-Nhật, tư bản chảy vào
các nước đang phát triển để kiếm lời. Tức là người ta vay nhau vẫn bằng
đô la tưởng rẻ như bèo. Khi Mỹ kim lên giá chầm chậm từ hai năm qua thì
các nước lỡ vay quá nhiều bắt đầu hụt hơi. Chuyện hôm nay là tiền Mỹ sẽ
tăng giá mạnh và nhiều nước đang phát triển sẽ thiếu Mỹ kim để trả nợ và
lâm khủng hoảng!
Nguyên Lam: Sau khi nhắc lại khung cảnh ngày trước, xin
ông tổng kết cho bức tranh ngày nay và vị trí của đồng Mỹ kim trong
luồng giao dịch toàn cầu để thính giả của chúng hiểu được vì sao mà
nhiều nước sẽ khổ khi đô la lên giá.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dù lâu lâu thiên hạ lại nói Hoa Kỳ sắp bị
khủng hoảng, đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất vì được sử dụng
trong hơn 85% nghiệp vụ giao dịch ngoại hối của thế giới, 39% các khoản
nợ toàn cầu được yết giá bằng Mỹ kim và tiền Mỹ nằm trong hơn 63% của dự
trữ ngoại tệ của các nước. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi kinh tế Âu
Châu, Tầu và Nhật đều gặp khó khăn thì người ta thấy rằng lưu giữ tài
sản bằng tiền Mỹ là cách an toàn nhất. Nghịch lý ở đây là thiên hạ vẫn
cần tiền Mỹ trong khi thế giới lại lo rằng với việc ông Donald Trump là
Tổng thống Tân cử thì Hoa Kỳ sẽ trôi vào giai đoạn bất trắc. Điều bất
trắc thật ra là thiên hạ sẽ thiếu đô la và kinh tế thế giới thiếu thanh
khoàn để giải quyết nhu cầu chi dụng!
Rủi ro
Nguyên Lam: Một cách cụ thể, thưa ông, các nước sẽ gặp những rủi ro gì khi Mỹ kim lên giá?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Rủi ro ấy không đồng đều vì tùy hoàn cảnh từng
nước căn cứ trên ba yếu tố là có khối dự trữ ngoại tệ nhiều hay ít, mắc
nợ bằng Mỹ kim cao hay thấp và có trương mục vãng lai hay cán cân chi
phó bằng ngoại tệ bị thiếu hụt hay không và người ta so sánh ba yếu tố
ấy căn cứ trên Tổng sản lượng của từng nước. Trên cơ sở đó, hiện nay,
các nước như Venezuela, Turkey, Chile, và Ai Cập đang bị nguy nhất trong
tám nước sẽ bị rủi ro, sau đó mới là cảnh ngộ ngặt nghèo của sáu bảy
nước khác, trong đó có Hy Lạp, Angentina, Mexico, Peru và cả Việt Nam
nữa vì mắc nợ quá nhiều mà dự trữ ngoại tệ chưa đủ dầy! Nhưng ngoài mười
mấy quốc gia đó, chính là kinh tế Trung Quốc mới đáng ngại hơn cả và
tuần này khi thiên hạ nói đến việc Mỹ kim lên giá là thị trường cổ phiếu
Thượng Hải rơi rớt thê thảm.
Nguyên Lam: Thưa ông, Trung Quốc có sản lượng kinh tế
đứng hàng thứ nhì thế giới và bề gì họ vẫn có dự trữ ngoại tệ trị giá
hơn ba ngàn tỷ Mỹ kim thì vì sao tình hình lại đáng ngại nhất khi Mỹ kim
lên giá?
Kể từ năm 2014 dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh hao hụt mất một phần tư, từ gần bốn ngàn tỷ thì chỉ còn hơn ba ngàn. Bây giờ, khi tiền Mỹ lên giá thì dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc càng bị bào mỏng hơn.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, Trung Quốc lâm thế kẹt khi tưởng đã
thành đại gia kinh tế. Thứ nhất, họ vẫn giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ
và khi Mỹ kim lên giá thì từ 18 tháng nay, họ phá giá, là ấn định tỷ giá
đồng Nguyên thấp hơn so với tiền Mỹ khoảng 12% kể tử đầu năm 2014.
Tưởng là tiền rẻ sẽ giúp xuất khẩu để kích thích sản xuất nhưng họ bị
hậu quả bất lường là nạn tẩu tán tư bản, là doanh nghiệp tìm tiền Mỹ đầu
tư ra ngoài. Để tránh tình trạng đó, Bắc Kinh ra biện pháp trái ngược
là bán Mỹ kim nhằm giữ giá đồng Nguyên cho cao thì lại càng mất ngoại
tệ. Kể từ năm 2014 dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh hao hụt mất một phần tư,
từ gần bốn ngàn tỷ thì chỉ còn hơn ba ngàn. Bây giờ, khi tiền Mỹ lên
giá thì dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc càng bị bào mỏng hơn. Vậy mà tuần
trước, Bắc Kinh vẫn bị Tổng thống Tân cử Donald Trump đả kích là lũng
đoạn hối đoái khi phá giá đồng bạc và cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ có biện
pháp trả đũa. Hậu quả là làm đồng Nguyên càng sụt giá và nạn tẩu tán tư
bản càng tăng.
Kết luận ở đây là Ngân hàng Trung ương Mỹ chưa tăng lãi suất thì việc
thị trường dự báo đồng đô la Mỹ còn lên giá khiến Trung Quốc càng lúng
túng. Thay vì áp dụng chính sách ngoại hối ổn định, họ cố can thiệp, khi
nâng khi hạ giá đồng bạc và rơi vào tư thế còn vất vả hơn nữa, đó là
mắc tội lũng đoạn hối đoái để tìm lợi thế thương mại. Cách nay đúng 15
năm, Bắc Kinh được Hoa Kỳ chấp nhận cho gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO kể từ ngày 11 Tháng 12 năm 2001. Khi ấy, họ được điều kiện đặc
miễn dù nền kinh tế chưa hội đủ tiêu chuẩn gọi là kinh tế thị trường.
Chuyện đặc miễn ấy nay phải chấm dứt sau 15 năm mà Bắc Kinh vẫn can
thiệp vào thị trường thì sẽ bị gần 160 thành viên WTO còn lại khiếu nại
và trừng phạt về tội lũng đoạn. Đúng lúc ấy, Mỹ kim lại lên giá thì
Trung Quốc càng rơi vào cảnh lưỡng nan khó xử!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.
Trung Quốc: Xuất khẩu giảm liên tiếp, thặng dư mậu dịch tăng cao
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm liên tiếp trong 7 tháng tính từ
tháng 10 năm 2016, nhập khẩu cũng không khá gì hơn khi giảm xuống so với
cùng kỳ năm ngoái 1.4%.
Với con số 7.3% xuất khẩu giảm Trung Quốc đang phải đối phó với thặng dư mậu dịch lên tới 49.1 tỷ chỉ tính riêng trong tháng 10 năm 2016
Mặc dù chính phủ Bắc Kinh đã phá giá đồng nhân dân tệ liên tục trong suốt 6 năm qua, nhưng vẫn không thể kéo lại nổi xuất khẩu của các mặt hàng mà nó từng làm bá chủ trước đây vì giá rẻ so với các nước.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng "Đóng góp Thương mại cho nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang thu nhỏ lại khi nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu trong nước".
Đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa vào ngày thứ Ba 8/11 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm gần 46 tỷ đô la trong tháng 10/2016.
Đây là đợt suy giảm lớn thứ hai của Bắc Kinh trong năm nay khi dòng vốn thâm vào kho dự trữ của nước
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/china-exports-drop-11082016133552.html
Với con số 7.3% xuất khẩu giảm Trung Quốc đang phải đối phó với thặng dư mậu dịch lên tới 49.1 tỷ chỉ tính riêng trong tháng 10 năm 2016
Mặc dù chính phủ Bắc Kinh đã phá giá đồng nhân dân tệ liên tục trong suốt 6 năm qua, nhưng vẫn không thể kéo lại nổi xuất khẩu của các mặt hàng mà nó từng làm bá chủ trước đây vì giá rẻ so với các nước.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng "Đóng góp Thương mại cho nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang thu nhỏ lại khi nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu trong nước".
Đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa vào ngày thứ Ba 8/11 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm gần 46 tỷ đô la trong tháng 10/2016.
Đây là đợt suy giảm lớn thứ hai của Bắc Kinh trong năm nay khi dòng vốn thâm vào kho dự trữ của nước
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/china-exports-drop-11082016133552.html
Mỹ: Chớ dùng chính sách 'một nước Trung Hoa' để mặc cả
Tòa Bạch Ốc ngày 13/12 nhấn mạnh chớ nên dùng chính sách “một nước Trung
Hoa” như một lá bài để mặc cả với Bắc Kinh sau khi Tổng thống tân cử
Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ không cần thiết bị ràng buộc bởi lập trường
lâu nay rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Đưa ra những dấu hiệu thêm cho thấy ông Trump sẽ gặp chống đối tại Washington nếu ông nỗ lực đảo ngược một nguyên tắc đã kéo dài hơn 4 thập niên về mối liên hệ Mỹ-Trung, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói cá nhân ông ủng hộ “chính sách Trung Quốc” và không ai nên vội vàng kết luận rằng Tổng thống tân cử sẽ bỏ nguyên tắc này.
Ông Trump đã gây bão ngoại giao khi phát biểu trên kênh truyền hình Fox News đại ý rằng cớ gì Mỹ lại bị ràng buộc bởi chính sách “một nước Trung Hoa” mà không có điều kiện, kể cả điều kiện về thương mại. Tuyên bố này được đưa ra tiếp sau một vụ phản đối trước đây của Trung Quốc về việc Tổng thống tân cử điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 2 tháng 12 vừa qua.
Đây là vấn đề rất nhạy cảm đối với Trung Quốc vốn xem Đài Loan như một tỉnh khó trị, và Bắc Kinh đã bày tỏ “quan tâm sâu sắc” đối với bình luận mới đây của ông Trump.
Trung Quốc gọi chính sách “một nước Trung Hoa” là căn bản trong mối quan hệ Mỹ -Trung, và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo những động thái làm thiệt hại “những quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc rốt cuộc sẽ là ‘gậy ông đập lưng ông’.
Một số nhà phân tích cảnh báo là ông Trump có thể khiêu khích một cuộc đối đầu quân sự nếu ông đưa vấn đề Đài Loan đi quá xa.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói Hoa Kỳ cam kết tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Hoa” và sẽ không dùng Đài Loan để chiếm lợi thế trong bất cứ thỏa thuận nào với Bắc Kinh.
Sau cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Đài Loan, chính quyền Obama cho hay các cố vấn cao cấp Tòa Bạch Ốc đã nói chuyện với các giới chức Trung Quốc để trấn an họ là chính sách “một nước Trung Hoa” vẫn không thay đổi.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, trong một bài bình luận ngày 13/12 viết rằng rõ ràng là ông Trump không hiểu chính sách này.
Đưa ra những dấu hiệu thêm cho thấy ông Trump sẽ gặp chống đối tại Washington nếu ông nỗ lực đảo ngược một nguyên tắc đã kéo dài hơn 4 thập niên về mối liên hệ Mỹ-Trung, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói cá nhân ông ủng hộ “chính sách Trung Quốc” và không ai nên vội vàng kết luận rằng Tổng thống tân cử sẽ bỏ nguyên tắc này.
Ông Trump đã gây bão ngoại giao khi phát biểu trên kênh truyền hình Fox News đại ý rằng cớ gì Mỹ lại bị ràng buộc bởi chính sách “một nước Trung Hoa” mà không có điều kiện, kể cả điều kiện về thương mại. Tuyên bố này được đưa ra tiếp sau một vụ phản đối trước đây của Trung Quốc về việc Tổng thống tân cử điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 2 tháng 12 vừa qua.
Đây là vấn đề rất nhạy cảm đối với Trung Quốc vốn xem Đài Loan như một tỉnh khó trị, và Bắc Kinh đã bày tỏ “quan tâm sâu sắc” đối với bình luận mới đây của ông Trump.
Trung Quốc gọi chính sách “một nước Trung Hoa” là căn bản trong mối quan hệ Mỹ -Trung, và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo những động thái làm thiệt hại “những quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc rốt cuộc sẽ là ‘gậy ông đập lưng ông’.
Một số nhà phân tích cảnh báo là ông Trump có thể khiêu khích một cuộc đối đầu quân sự nếu ông đưa vấn đề Đài Loan đi quá xa.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói Hoa Kỳ cam kết tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Hoa” và sẽ không dùng Đài Loan để chiếm lợi thế trong bất cứ thỏa thuận nào với Bắc Kinh.
Sau cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Đài Loan, chính quyền Obama cho hay các cố vấn cao cấp Tòa Bạch Ốc đã nói chuyện với các giới chức Trung Quốc để trấn an họ là chính sách “một nước Trung Hoa” vẫn không thay đổi.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, trong một bài bình luận ngày 13/12 viết rằng rõ ràng là ông Trump không hiểu chính sách này.
Donald Trump: Các nhà tư bản Hoa Kỳ phải lựa chọn
Mặc dù cho đến ngày 20/1/2017 tới đây, Tổng thống tân cử Donald Trump
của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức, nhưng qua việc chuẩn bị nhân sự cho
nội các và các chức vụ quan yếu khác trong guồng máy hành pháp, cũng như
những lời tuyên bố đó đây của ông về chủ trương chính sách đối nội, đối
ngoại, đã cho thấy quyết tâm thực hiện nhiều điều được ông hứa hẹn
trong thời gian tranh cử. Về mặt đối ngoại, trên lãnh vực kinh tế dường
như ông Donald Trump đang nỗ lực chuẩn bị thực hiện chủ trương dành ưu
tiên cho kinh tế đối nội bằng chính sách bảo vệ sản xuất và mậu dịch
trong nước.
Trong chiến dịch kéo dài nhiều ngày qua để chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ hạn chế sự ra đi của các công ty và sẽ mang trở lại những công việc đã bị chuyển ra nước ngoài. Ngày 4/12, ông cảnh báo nghiêm khắc các doanh nghiệp Mỹ rằng nếu họ chuyển hoạt động ra nước ngoài họ sẽ phải đối mặt với thuế suất 35% nếu sau đó họ tìm cách bán sản phẩm của họ trở lại Hoa Kỳ.
Sử dụng Twitter, ông Trump loan báo đã có kế hoạch "giảm đáng kể" thuế và các quy định đối với doanh nghiệp. Nhưng ông cảnh báo rằng bất cứ công ty nào "sa thải nhân viên, xây dựng một cơ xưởng mới" ở một quốc gia khác "và sau đó nghĩ rằng họ sẽ bán sản phẩm trở lại vào Hoa Kỳ mà không bị trả đũa hoặc gặp hậu quả gì thì họ nghĩ sai rồi!"; và rằng "Quý vị hãy lưu ý đến lời cảnh báo này trước khi mắc một sai lầm đắt giá!..."
Trong chiến dịch kéo dài nhiều ngày qua để chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ hạn chế sự ra đi của các công ty và sẽ mang trở lại những công việc đã bị chuyển ra nước ngoài. Ngày 4/12, ông cảnh báo nghiêm khắc các doanh nghiệp Mỹ rằng nếu họ chuyển hoạt động ra nước ngoài họ sẽ phải đối mặt với thuế suất 35% nếu sau đó họ tìm cách bán sản phẩm của họ trở lại Hoa Kỳ.
Sử dụng Twitter, ông Trump loan báo đã có kế hoạch "giảm đáng kể" thuế và các quy định đối với doanh nghiệp. Nhưng ông cảnh báo rằng bất cứ công ty nào "sa thải nhân viên, xây dựng một cơ xưởng mới" ở một quốc gia khác "và sau đó nghĩ rằng họ sẽ bán sản phẩm trở lại vào Hoa Kỳ mà không bị trả đũa hoặc gặp hậu quả gì thì họ nghĩ sai rồi!"; và rằng "Quý vị hãy lưu ý đến lời cảnh báo này trước khi mắc một sai lầm đắt giá!..."
Mới đây, ông Trump đã nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của
Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone lập nhà máy ngay tại Hoa
Kỳ. Sau đó trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times hôm 23/11/2016 ông nói sẽ đưa ra các chính sách về thuế có lợi để Apple "xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ"
thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam. Chỉ
tính riêng tại Việt Nam, theo dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế
hoạch & Đầu tư), công ty Apple đã lập chi nhánh tại Việt Nam cuối
năm ngoái với số vốn 15 tỷ đồng. Trong khi thống kê của Hoa Kỳ cho hay
từ năm 2000 Mỹ đã mất khoảng 5 triệu việc làm trong ngành chế tạo.
Nguyên nhân một phần là vì tự động hóa và một phần vì các hoạt động sản
xuất kinh doanh ở nước ngoài nơi các chủ công ty trả lương công nhân
thấp hơn nhiều so với mức họ đã trả ở Hoa Kỳ.
Như vậy là Tổng thống đắc cử Donal Trump đã đặt các nhà tư bản và các công ty Hoa Kỳ trước một sự lựa chọn:
Một là, chọn con đường đầu tư lập cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước.
Nghĩa là chấp nhận chi phí nhiều hơn cho lương bổng và thực thi nghiêm
túc các quy định bảo vệ an toàn và quyền lợi của người lao động, dẫn đến
giá bán sản phẩm cao, rất khó cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ của các
nước khác trên thị trường quốc tế. Hệ quả là hàng hóa có bán được trong
nước cũng như hải ngoại số lượng không nhiều, lợi nhuận ắt sẽ thấp hơn
nhiều so với công cuộc làm ăn mở rộng sản xuất và mậu dịch tại các nước
có nhân công rẻ, chi phí thấp, giá sản phẩm rẻ.
Thế nhưng, nếu các nhà tư bản lựa chọn con đường này, để bù lại, Tổng
thống đắc cử Donald Trump đã hứa sẽ đưa ra chính sách ưu đãi về thuế
khóa, "giảm đáng kể thuế" và các quy định thuận lợi khác cho doanh nghiệp để bảo đảm vẫn có lời, chỉ có lời ít hay lời nhiều mà thôi.
Hai là tiếp tục con đường đầu tư cơ sở sản xuất ở nước ngoài như bao lâu
nay, với lương công nhân thấp và các chính sách bảo hộ người lao động
dễ dãi, giá thành sản phẩm thấp, thị trường mở rộng, bán được nhiều
hàng, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn là sản xuất tại Hoa Kỳ bán cho thị
trường trong nước và các nước ngoài với mãi lực cạnh tranh thấp.
Thế nhưng, nếu tiếp tục con đường này, thì như Tổng thống đắc cử Donald
Trump đã cảnh báo là các biện pháp chế tài có thể được áp dụng, như đánh
thuế thật cao để thúc ép các nhà tư bản phải đưa các cơ sở sản xuất
kinh doanh trở về trong nước. Những biện pháp này là áp dụng thuế suất
cao tới 35% nếu sau đó các công ty cố gắng bán sản phẩm của họ trở lại ở
Hoa Kỳ, có thể dẫn đến việc sản phẩm ít bán được vì giá cao. Đó là chưa
kể biện pháp đánh thuế lợi tức cao đối với tiền lời do đầu tư bên ngoài
khi chuyển về nước.
Tựu trung, Tổng thống tân cử Donald Trump dường như đang đặt các nhà tư
bản và các công ty Hoa Kỳ phải lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và tập đoàn (lợi nhuận cao…) với lợi ích cho các công nhân (có nhiều công ăn việc làm…) và lợi ích quốc gia (giải quyết được vấn đề thất nghiệp, xã hội an toàn hơn…).
Đó là một sự lựa chọn tuy khó khăn, nhưng theo thiển ý chúng tôi tin là
hoàn toàn có thể thực hiện được, chỉ cần các nhà tư bản và các công ty
chấp nhận số lời ít hơn ở mức mà hoạt động sản xuất kinh doanh không bị
đình trệ, để đem công ăn việc làm vào trong nước cho người lao động
chiếm số đông trong xã hội. Bởi vì thực ra mà nói lợi nhuận mà các nhà
tư bản thường quá dư thừa sau khi đã thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của
cuộc sống. Số của cải dư thừa khi chết cũng không thể mang theo, thì
việc giảm bớt tiền lời mà đem lại cho nhiều người lao động một đời sống
ấm no, hạnh phúc, góp phần vào trật tự an toàn xã hội, là điều các nhà
bản Hoa Kỳ nên làm và có thể làm được.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
MỸ - TRUNG CỘNG - ĐÀI LOAN
Bắc Kinh kêu gọi Trump tôn trọng « quyền lợi cốt lõi » của Trung Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh ngày 25/08/2016 tại Bắc Kinh.REUTERS/Jason Lee
Trong một phản ứng đáp trả những tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ về
Đài Loan, ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo ông Donald Trump « sẽ tự hủy
hại » nếu không tôn trọng nguyên tắc « một nước Trung Hoa ».
Theo ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, mọi động thái xâm phạm đến quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc sẽ « tự hủy diệt ».
Lời khuyến cáo này được xem là phản ứng mạnh nhất của Trung Quốc sau
khi tổng thống tân cử Mỹ dọa sẽ dẹp bỏ nguyên tắc một nước Trung Hoa duy
nhất, cơ sở trong quan hệ Mỹ-Trung từ năm 1979.
Trong cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter tại Bern hôm 12/12/2016, ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố : « bất cứ một chính quyền nào, chính quyền Thái Anh Văn hay một đại cường nào trên thế giới, nếu âm mưu xâm hại nguyên tắc một nước Trung Hoa, thì hậu quả duy nhất là chân của họ bị tảng đá này dập nát ».
Trước đó vài giờ, từ Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cũng thúc giục « chính quyền mới tại Mỹ thông hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề Đài Loan và tôn trọng nguyên tắc nền tảng không thể lay chuyển được trong bang giao Mỹ-Trung ».
Hai phản ứng trên đây của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi ông Donald Trump, khi trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình Mỹ tuyên bố là ông « không cảm thấy bị trói buộc với chính sách một nước Trung Hoa ».
Theo phân tích của một chuyên gia Trung Quốc, Bắc Kinh cố gắng tránh rơi vào vòng xóay leo thang căng thẳng. Nhưng giờ đây họ cảm thấy tổng thống tân cử Mỹ có dụng ý muốn thương thuyết lại « nguyên tắc một nước Trung Hoa » để ép Trung Quốc nhượng bộ trong lãnh vực thương mại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161213-bac-kinh-keu-goi-donald-trump-ton-trong-%C2%AB-quyen-loi-cot-loi-%C2%BB-cua-trung-quoc
Trong cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter tại Bern hôm 12/12/2016, ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố : « bất cứ một chính quyền nào, chính quyền Thái Anh Văn hay một đại cường nào trên thế giới, nếu âm mưu xâm hại nguyên tắc một nước Trung Hoa, thì hậu quả duy nhất là chân của họ bị tảng đá này dập nát ».
Trước đó vài giờ, từ Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cũng thúc giục « chính quyền mới tại Mỹ thông hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề Đài Loan và tôn trọng nguyên tắc nền tảng không thể lay chuyển được trong bang giao Mỹ-Trung ».
Hai phản ứng trên đây của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi ông Donald Trump, khi trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình Mỹ tuyên bố là ông « không cảm thấy bị trói buộc với chính sách một nước Trung Hoa ».
Theo phân tích của một chuyên gia Trung Quốc, Bắc Kinh cố gắng tránh rơi vào vòng xóay leo thang căng thẳng. Nhưng giờ đây họ cảm thấy tổng thống tân cử Mỹ có dụng ý muốn thương thuyết lại « nguyên tắc một nước Trung Hoa » để ép Trung Quốc nhượng bộ trong lãnh vực thương mại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161213-bac-kinh-keu-goi-donald-trump-ton-trong-%C2%AB-quyen-loi-cot-loi-%C2%BB-cua-trung-quoc
Khả năng Trung Quốc gây sự ở Biển Đông và Đài Loan để dọa Donald Trump
Trung Quốc không thiếu phương tiện để "dọa" Donald Trump.
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump trong những ngày qua đã không ngần
ngại chọc giận Trung Quốc trên hồ sơ Đài Loan, vấn đề được cho là nhạy
cảm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung. Cho đến lúc này, Bắc Kinh chỉ mới phản
ứng bằng lời nói, qua các tuyên bố, nhưng theo hãng tin Anh Reuters ngày
13/12/2016, Trung Quốc có trong tay cả chục cách để trả đũa Hoa Kỳ, từ
kinh tế đến quân sự, trong đó có việc tập trận gần Đài Loan và nhất là
gây sự tại Biển Đông.
Tình hình Biển Đông hiện nay đã chuyển biến đến mức rất dễ trở thành đấu
trường Mỹ-Trung, và Trung Quốc cũng có thể răn đe chính quyền Donald
Trump bằng cách gây nên một sự cố. Điều này đặc biệt có ý nghĩa sau vụ
ông Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng Trường Sa.
Phải nói là giới diều hâu Trung Quốc thân cận với Tập Cận Bình rất bực tức trước các cuộc tuần tra do Hải Quân Mỹ tiến hành trên Biển Đông, gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho bồi đắp, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Gần đây là chuyến tuần tra gần khu vực đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa do một chiến hạm của Hạm Đội 3 Hoa Kỳ thực hiện.
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh chỉ phản ứng một cách thụ động trước các cuộc tuần tra của Mỹ, bằng lời nói hay bằng cách cử tàu của họ bám đuôi chiến hạm Mỹ. Thế nhưng, để tỏ thái độ, Trung Quốc có thể dùng đến những biện pháp mạnh mẽ hơn.
Mọi người đều nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2001, khi một phi cơ do thám của Mỹ đã bị buộc phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc sau khi va chạm với một chiến đấu cơ Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có thể chơi lại trò dùng tàu cá sách nhiễu tàu Mỹ, như họ đã từng làm vào năm 2009 với chiếc khảo sát USNS Impeccable.
Có điều là khi gây sự trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc hai điểm : Một là chính Bắc Kinh cũng cần đến một vùng Biển Đông hòa bình và ổn định vì đó là nơi có các tuyến thương mại sinh tử đối với Trung Quốc.
Một điểm thứ hai mà Bắc Kinh phải chú ý là tính khí khó lường của ông Donald Trump, không ai biết là ông có thể phản ứng ra sao trong trường hợp Mỹ bị khiêu khích.
Một cách trực tiếp hơn, theo Reuters, Bắc Kinh có thể cho thấy rõ quyết tâm không buông Đài Loan của mình bằng một cuộc tập trận gần hòn đảo này. Khi làm vậy, Trung Quốc sẽ đồng thời đạt được hai mục tiêu, vừa « dằn mặt » chính quyền mới Washington, vừa cảnh cáo chính phủ tại Đài Bắc trong tay đảng Dân Tiến chủ trương đòi độc lập.
Khi tập trận, dĩ nhiên Trung Quốc sẽ phải ban hành các biện pháp như cấm bay ngang khu vực, cấm tàu thuyền qua lại trên biển để có thể tiến hành các vụ bắn tên lửa thị uy xuống vùng biển đông dân cư ở phía tây Đài Loan. Hành động đó dứt khoát sẽ có tiếng vang lớn, làm dấy lên quan ngại sâu sắc trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy các nước khác tạo sức ép trên chính quyền Mỹ.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn có thể ban hành lệnh trừng phạt các công ty Mỹ có dính líu đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Đây là biện pháp Trung Quốc từng nhắc đến vào năm 2010 khi chính quyền Obama xúc tiến một thương vụ bán vũ khí có quy mô lớn cho Đài Loan. Tuy nhiên đó chỉ là lời đe dọa suông mà thôi.
Theo Reuters, Bắc Kinh còn có thể viện đến một loạt những biện pháp khác, chẳng hạn như ồ ạt bán đi lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ (1.160 tỷ đô la tính đến tháng 9/2016) mà họ nắm trong tay, gây áp lực trên các tập đoàn Mỹ làm ăn với Trung Quốc, giảm nhẹ áp lực trên Bắc Triều Tiên…
Tóm lại, Bắc Kinh không thiếu biện pháp để đấu với Washington, nhưng biện pháp nào cũng sẽ có hậu quả tai hại cho Trung Quốc, và chính đây là điểm khiến Bắc Kinh không dám manh động.
Phải nói là giới diều hâu Trung Quốc thân cận với Tập Cận Bình rất bực tức trước các cuộc tuần tra do Hải Quân Mỹ tiến hành trên Biển Đông, gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho bồi đắp, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Gần đây là chuyến tuần tra gần khu vực đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa do một chiến hạm của Hạm Đội 3 Hoa Kỳ thực hiện.
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh chỉ phản ứng một cách thụ động trước các cuộc tuần tra của Mỹ, bằng lời nói hay bằng cách cử tàu của họ bám đuôi chiến hạm Mỹ. Thế nhưng, để tỏ thái độ, Trung Quốc có thể dùng đến những biện pháp mạnh mẽ hơn.
Mọi người đều nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2001, khi một phi cơ do thám của Mỹ đã bị buộc phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc sau khi va chạm với một chiến đấu cơ Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng có thể chơi lại trò dùng tàu cá sách nhiễu tàu Mỹ, như họ đã từng làm vào năm 2009 với chiếc khảo sát USNS Impeccable.
Có điều là khi gây sự trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc hai điểm : Một là chính Bắc Kinh cũng cần đến một vùng Biển Đông hòa bình và ổn định vì đó là nơi có các tuyến thương mại sinh tử đối với Trung Quốc.
Một điểm thứ hai mà Bắc Kinh phải chú ý là tính khí khó lường của ông Donald Trump, không ai biết là ông có thể phản ứng ra sao trong trường hợp Mỹ bị khiêu khích.
Một cách trực tiếp hơn, theo Reuters, Bắc Kinh có thể cho thấy rõ quyết tâm không buông Đài Loan của mình bằng một cuộc tập trận gần hòn đảo này. Khi làm vậy, Trung Quốc sẽ đồng thời đạt được hai mục tiêu, vừa « dằn mặt » chính quyền mới Washington, vừa cảnh cáo chính phủ tại Đài Bắc trong tay đảng Dân Tiến chủ trương đòi độc lập.
Khi tập trận, dĩ nhiên Trung Quốc sẽ phải ban hành các biện pháp như cấm bay ngang khu vực, cấm tàu thuyền qua lại trên biển để có thể tiến hành các vụ bắn tên lửa thị uy xuống vùng biển đông dân cư ở phía tây Đài Loan. Hành động đó dứt khoát sẽ có tiếng vang lớn, làm dấy lên quan ngại sâu sắc trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy các nước khác tạo sức ép trên chính quyền Mỹ.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn có thể ban hành lệnh trừng phạt các công ty Mỹ có dính líu đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Đây là biện pháp Trung Quốc từng nhắc đến vào năm 2010 khi chính quyền Obama xúc tiến một thương vụ bán vũ khí có quy mô lớn cho Đài Loan. Tuy nhiên đó chỉ là lời đe dọa suông mà thôi.
Theo Reuters, Bắc Kinh còn có thể viện đến một loạt những biện pháp khác, chẳng hạn như ồ ạt bán đi lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ (1.160 tỷ đô la tính đến tháng 9/2016) mà họ nắm trong tay, gây áp lực trên các tập đoàn Mỹ làm ăn với Trung Quốc, giảm nhẹ áp lực trên Bắc Triều Tiên…
Tóm lại, Bắc Kinh không thiếu biện pháp để đấu với Washington, nhưng biện pháp nào cũng sẽ có hậu quả tai hại cho Trung Quốc, và chính đây là điểm khiến Bắc Kinh không dám manh động.
Donald Trump chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump cảm ơn cử tri tại thành phố Cincinnati (Ohio - Hoa Kỳ) ngày 01/12/2016.REUTERS/William Philpott
Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump ngày 04/12/2016 đã bất ngờ chỉ
trích Trung Quốc về việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đây là
lần đầu tiên nhà tỷ phú New York bình luận về những hành động của Bắc
Kinh ở Biển Đông kể từ khi ông đắc cử tổng thống.
Trên trang Twitter của mình, ông Donald Trump viết : “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để cho họ xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ngay giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ thế”. Tuy nhiên, chưa ai hiểu “tổ hợp quân sự” mà ông Trump nói đến là gì.
Cho tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp nhiều đảo ở Trường Sa, xây trên đó các phi đạo, hải cảng, hệ thống radar, với tốc độ ồ ạt, gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực, mà cả Hoa Kỳ.
Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump rất ít khi nói về Biển Đông. Ứng cử viên Cộng Hòa vẫn chủ trương một chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, nên Bắc Kinh nghĩ rằng với chính quyền Trump, Hoa Kỳ có thể sẽ không can thiệp nhiều vào Biển Đông.
Chính sách tiền tệ Trung Quốc cũng bị đả kích
Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết : “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ ( khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh ), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?”
Hiện giờ Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về những tuyên bố nói trên của ông Trump. Tổng thống tân cử đã chỉ trích Trung Quốc sau khi khiến Bắc Kinh giận dữ vì đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào cuối tuần trước.
Đây là lần đầu tiên có một tiếp xúc như vậy giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức công nhận một nước Trung Quốc duy nhất, mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc sau đó đã gởi công hàm phản đối Hoa Kỳ và ông Donald Trump, mặc dù phó tổng thống tân cử Mike Pence đã cố giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc điện đàm, khẳng định đây là chỉ cuộc điện đàm xã giao, chứ không phải là Washington thay đổi chính sách về Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161205-donald-trump-chi-trich-trung-quoc-ve-bien-dong
Cho tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp nhiều đảo ở Trường Sa, xây trên đó các phi đạo, hải cảng, hệ thống radar, với tốc độ ồ ạt, gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực, mà cả Hoa Kỳ.
Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump rất ít khi nói về Biển Đông. Ứng cử viên Cộng Hòa vẫn chủ trương một chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, nên Bắc Kinh nghĩ rằng với chính quyền Trump, Hoa Kỳ có thể sẽ không can thiệp nhiều vào Biển Đông.
Chính sách tiền tệ Trung Quốc cũng bị đả kích
Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết : “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ ( khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh ), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?”
Hiện giờ Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về những tuyên bố nói trên của ông Trump. Tổng thống tân cử đã chỉ trích Trung Quốc sau khi khiến Bắc Kinh giận dữ vì đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào cuối tuần trước.
Đây là lần đầu tiên có một tiếp xúc như vậy giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức công nhận một nước Trung Quốc duy nhất, mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc sau đó đã gởi công hàm phản đối Hoa Kỳ và ông Donald Trump, mặc dù phó tổng thống tân cử Mike Pence đã cố giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc điện đàm, khẳng định đây là chỉ cuộc điện đàm xã giao, chứ không phải là Washington thay đổi chính sách về Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161205-donald-trump-chi-trich-trung-quoc-ve-bien-dong
Điểm lại các diễn biến mới ở Biển Đông
- 13 tháng 12 2016
Ngay sau khi các không ảnh chụp từ vệ tinh được công bố cho thấy Việt Nam đang làm công việc cải tạo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa, một số nước đã đưa ra phản ứng.
Nhanh nhất là Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết
Biển Đông. Như thường lệ, Trung Quốc khẳng định chủ quyền "không thể
chối cãi" với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời yêu cầu
Việt Nam "dừng ngay việc xâm chiếm và xây dựng trái phép, không có các
hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình".Đá Lát, một bãi đá ngầm, nằm cách đảo Trường Sa Lớn cũng do Việt Nam kiểm soát khoảng 15 hải lý về phía Tây.
Cho tới nay, Việt Nam chưa có phản ứng gì trước các động thái nói trên.
Sau Trung Quốc, Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác không cơi nới cải tạo cũng như không quân sự hóa Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói với các phóng viên ở Washington DC rằng Hoa Kỳ nắm được thông tin về việc cải tạo bãi đá của Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38287888
Đài Loan vừa mừng vừa lo về Donald Trump
- 13 tháng 12 2016
NGUYỄN NGỌC SẴNG - TẬP CẬN BÌNH PHÁT ĐIÊN
Tập Cận Bình phát điên vì Donald Trump
Ts Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao)
- Trong cuộc du hành để cám ơn một số tiểu bang Mỹ, hôm 9 tháng 12 năm
2016, Tổng Thống tân cử Donald Trump tuyên bố tại Michigan rằng “Mỹ không nhất thiết phải đi theo chính sách Một nước Trung Hoa”. Ông thắc mắc rằng Mỹ có nhất thiết phải đi theo lập trường từ trước là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn ngày Chủ Nhật 11 tháng 12 dành cho đài truyền hình Fox, Ông Trump tuyên bố rằng “ông
hiểu chính sách Một nước Trung Hoa, nhưng ông không hiểu tại sao Mỹ
phải theo chính sách đó, trừ khi Mỹ có cuộc thương lượng với Trung cộng
về nhiều việc khác, trong đó có vấn đề mậu dịch.”
Ông Trump cũng đã lên án nhiều chính sách của Tàu cộng, trong đó có
chính sách tiền tệ, vấn đề biển Đông, Bắc Triều Tiên. Ông nói Bắc Kinh
không can dự gì vào việc ông điện đàm với Tổng Thống Đài Loan cả.
Ông tiếp “tôi không muốn Trung cộng ra lệnh tôi và đây là cuộc điện
đàm của tôi. Đó là cuộc nói chuyện rất lịch sự, ngắn ngủi. Tại sao nước
khác lại có thể nói tôi không thể làm việc nầy? Tôi nghĩ rằng việc nầy
thực sự không tôn trọng (người khác), và đừng nên làm thế.” Nhà báo Caren Bohan tường thuật.
Ông nhận cuộc điện đàm chúc mừng từ bà Tổng Thống Đài Loan, Thái Anh
Văn, đó là cuộc điện đàm đầu tiên trong cương vị Tổng Thống tân cử, kể
từ sau việc Tổng Thống Carter thừa nhận Đài Loan là bộ phận của một
Trung Quốc từ 1979.
Ban đầu chính Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị không thấy cuộc điện
đàm này là một xúc phạm và coi đó là sự xã giao, không ảnh hưởng đến sự
bang giao bấy lâu nay dựa trên chính sách Một nước Trung Hoa.
Nhưng theo tiết lộ mới nhất từ những nhân vật thân cận với Trump thì đây
là sự sắp xếp của những người vận động hành lang của Đài Loan, thông
qua tổ hợp luật sư của cựu Thượng Nghị Sĩ Bob Dole có văn phòng ở Đài
Loan sắp đặt nhiều tháng nay. Như vậy, cuộc điện đàm được sắp xếp, cân
nhắc kỹ lưỡng, cả người gọi và người nhận đều theo thuyết âm mưu riêng
của họ.
Trong tuần qua tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung cộng trên trang đầu có bài bình luận gay gắt rằng “gây khó khăn cho mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ tự tạo sự khó khăn cho chính chính phủ Trump”, đồng thời cũng “làm giảm thiểu cơ hội để Mỹ đạt mục tiêu trở thành vĩ đại” như Trump tuyên bố trong cuộc vận động bầu cử.
Nhà báo Trọng Nghĩa viết: “Bài báo của thông tín viên Le Monde tại
Bắc Kinh, Brice Pedroletti, trước hết ghi nhận "gáo nước lạnh" mà ông
Donald Trump vừa đổ lên đầu Trung Quốc với hai hành động: Cuộc điện đàm
với tổng thống Đài Loan ngày 02/12/2016, và sau đó là tin nhắn trên mạng
Twitter cực lực đả kích Trung Quốc và nhất là đã nhắc đến việc Trung
Quốc hoành hành tại Biển Đông.”
“Theo Le Monde, Bắc Kinh bắt đầu nhận ra rằng quả thực ông Trump rất
bị ảnh hưởng của các học giả hay chính khách trong đảng Cộng Hòa rất có
ác cảm với sự vươn lên của Trung Quốc. Một ví dụ được tờ báo Pháp nêu
bật là ông Peter Navarro, cố vấn cho ông Trump về các vấn đề thương mại
trong chiến dịch vận động tranh cử.
Nhân vật này là tác giả một quyển sách đả kích gay gắt chủ nghĩa quân
phiệt Trung Quốc, xuất bản năm 2015 dưới tựa đề "Ngọa hổ: Chủ nghĩa
quân phiệt Trung Quốc có ý nghĩa ra sao đối với thế giới - Crouching
Tiger: What China's Militarism Means for the World)". Trong một bài biên
khảo trên chuyên san The National Interest tháng Bảy vừa qua với tựa đề
"Hoa Kỳ không thể bỏ rơi Đài Loan", ông Navarro viết: "Trước các hành
vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đã đến lúc Hoa
Kỳ phải dấn thân mạnh hơn nữa vào việc hiện đại hóa khả năng phòng thủ
của Đài Loan". (Trọng Nghĩa).
Ông Trump chú ý đến mối bang giao với cường quốc thứ 2 của thế giới,
Trung cộng. Trong một tuyên bố ngày 8 tháng 12 tại Des Moines, Iowa rằng
“Hoa Kỳ cần và phải cải thiện mối bang giao với Trung cộng” nhất
là chính sách kinh tế mà ông cho rằng Trung cộng chưa có một nền kinh
tế thị trường tự do đích thực và không kiềm chế được Bắc Hàn.
Trong chuyến đi để cám ơn những tiểu bang quan trọng, nhưng không thuộc
bên nào, giúp ông thắng cử, ông Trump liên tục kết án Trung cộng về việc
ăn cắp tài sản trí tuệ (intellectual property theft), đánh thuế không
công bằng với những công ty Mỹ ở Tàu, làm ngơ trước mối đe dọa từ Bắc
Hàn, cố ý làm giảm giá trị đồng Quan, tung hàng thừa mứa giá rẻ mạt ra
nước ngoài.
Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới kết án Trung cộng lạm dụng
trong việc điều hành tiền tệ. Tổ chức Thương Mại Quốc Tế cho biết Trung
cộng áp đặt thuế xuất cao với những món hàng nhập khẩu từ Mỹ để chận bớt
hàng Mỹ và để tiêu thụ hàng nội địa, trong khi đó Mỹ không đánh thuế
hàng Trung cộng.
Trong khi vận động tranh cử, ông Trump nhiều lần lập đi, lập lại là
“tiêu thụ hàng hóa Mỹ, thuê mướn nhân công Mỹ, áp lực công ty Mỹ không
chuyển công việc ra nước ngoài, ưu tiên cho quyền lợi nước Mỹ” và sẽ
đánh thuế 35 phần trăm cho những hàng hóa do công ty Mỹ sản xuất ở nước
ngoài và mang ngược trở về Mỹ bán. Nếu thực hiện những lời hứa nầy, thì
hàng hóa sản xuất từ Tàu, công nhân Tàu trong những xí nghiệp của Mỹ
chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ. Tập “bức xúc” việc này không ít.
Tờ Le Monde ngày 8 tháng 12 có bài "Trung Quốc báo động trước ý định của Donald Trump",
bài báo nêu bật sự kiện tổng thống Mỹ vừa đắc cử đã khiến Bắc Kinh hết
sức bực bội khi chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.(Trọng
Nghĩa).
Từ một số tín hiệu đáng ngại trên, tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 06/12, ông Thời Ân Hoằng (Shi Yin Hong) giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh đã kêu gọi: "Hành
động của ông Trump đã nhắc nhở giới truyền thông, giới nghiên cứu và
người dân chúng ta là có lẽ chúng ta đã có cái nhìn quá tích cực về
chính sách Trung Quốc trong tương lai của ông Trump".(Trọng Nghĩa).
Với những tuyên bố về chính sách Hoa Kỳ trong lúc vận động tranh cử làm
cho nhiều người không biết ông Trump sẽ làm gì sau khi chính thức nhận
quyền lực Tổng Thống, họ biết rằng đó không phải là những tuyên bố ngẫu
hứng, bốc đồng mà là chính sách tương lai của Tổng Thống Trump. Vì vậy
tháng rồi Tập Cận Bình mướn một nhà ngoại giao 94 tuổi của Mỹ, Henry
Kissinger, sang để giải thích về chính sách bang giao tương lai của Hoa
Kỳ mà Tập Cận Bình và cả Bộ Chính trị của Trung cộng không thể giải mã
nổi.
Làm được những gì? Làm như thế nào? Chúng ta có bốn năm nữa để có câu trả lời chính xác.
Để kết thúc, tôi xin mượn lời của vị Tổng Thống thứ 40 của Hoa Kỳ, Ronald Regan tuyên bố, trong bang giao quốc tế “phải có sức mạnh mới có người bạn trung thành”. Phải chăng ông Trump đang áp dụng quan niệm nầy trong khi lãnh đạo nước Mỹ?
13.12.2016
VIETTUSAIGON * TỪ THIỆN
Tính cách người Việt qua lăng kính từ thiện
Thứ Hai, 12/12/2016 - 01:08 — VietTuSaiGon
Lời tâm sự: Việt Nam hiện tại giống như một chiếc xe lỗi thời, tuy
rằng nó vẫn còn vận hành được nhưng đây là chiếc xe cũ kĩ và cần phải có
một cuộc đại tu. Nội lực của con dân Việt, xét cho cùng là một nguồn
năng lượng tiềm ẩn, bền bĩ, chẳng khác nào cổ xe nồi đồng cối đá với sức
chịu đựng và hoạt động kinh hoàng. Nhưng, muốn cho một chiếc xe chạy
tốt, vấn đề không phải là tìm ra điểm mạnh “nồi đồng cối đá” của máy móc
mà phải nhìn thấy những điểm yếu của nó, chẳng hạn như dây điện quá cũ,
đã bong tróc, hoặc thùng xăng đã bị rò rỉ, ốc vít đã long… Tất cả những
chi tiết nhỏ này, nếu không khắc phục, có khi chỉ trong phút chốc,
chiếc xe trở thành một đống đổ nát vĩnh viễn. Với phương châm này, bài
viết Tính Cách Người Việt Qua Lăng Kính Từ Thiện sẽ không đụng đến điểm
ưu của người Việt mà chủ trương tìm ra những điểm yếu, những điểm nhược
của người Việt hiện tại. Và với khả năng nhỏ bé nhưng nỗi thao thức thì
không nhỏ trước hiện tình đất nước, tôi chỉ mong góp tiếng nói bé mọn
của mình vào đại cuộc – tìm tương lai tự do, dân chủ và tiến bộ cho dân
tộc Việt Nam. Bài viết này có thể đụng chạm rất nhiều, kính mong quí vị
lượng tình vì đây là tâm thành của người cầm bút!
Kì 1: Tâm thức nông nghiệp dai dẳng
Người Việt, ai cũng biết và thuộc lòng phương châm “lá lành đùm lá
rách”. Hiện tại, người ta đã phát triển lên cấp độ “lá rách đùm lá nát,
lá nát đùm lá te tua”. Và, dường như mỗi khi đồng bào miền Trung nói
riêng và bất kỳ đồng bào tỉnh nào trên cả nước gặp thiên tai, dịch họa,
không riêng gì người Việt hay cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà cả
những người bạn không cùng ngôn ngữ Việt cũng chìa tay giúp đỡ. Ấy là
tình người và lòng trắc ẩn vốn có đang luân chuyển nơi huyết quản.
Nhưng, cũng qua quan sát, tham gia nhiều đợt cứu trợ, theo dõi nhận cứu
trợ, qua nhiều gói cứu trợ và qua nhiều hoạt động thiện nguyện, tiếp
xúc, tương tác, phân tích, quan sát tổng quát… Tôi thực sự buồn khi phải
đưa ra nhận xét: Người Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi tâm thức nông
nghiệp. Mà không có gì đáng sợ cho sự phát triển của một dân tộc hơn là
mọi thứ vẫn dẫm chân trong tâm thức nông nghiệp.
Vậy tâm thức nông nghiệp là gì? Nên hiểu như thế nào? Đặc trưng tâm thức nông nghiệp Việt Nam nằm ở đâu?
Để nói về tâm thức nông nghiệp, tôi khẳng định: Người Việt Nam hiện tại
đã có cơ hội đi nhiều nơi, làm việc trong nhiều lĩnh vực và tương tác
trong nhiều không gian hoàn toàn không có dấu vết nông nghiệp. Tuy
nhiên, cái bóng nông nghiệp phủ nặng trong tâm thức vẫn chưa bao giờ
được gọt bỏ ở một bộ phận không nhỏ người Việt. Số người đã thoát, đã
loại bỏ thứ tâm thức nặng nề này hiếm hoi, không phải là không có nhưng
chiếm tỉ lệ không cao trong xã hội Việt Nam hiện tại.
Và đáng buồn hơn nữa là ngay trong cả một số nhà hoạt động xã hội dân
sự, nhà đấu tranh dân chủ, cái bóng của tâm thức nông nghiệp vẫn còn đè
nặng. Và đáng sợ hơn cả là hầu hết các giấc mơ về dân chủ của Việt Nam
đều bị tình trạng “bóng đè” này. Điều đó dẫn đến hệ lụy là công cuộc đấu
tranh dân chủ, nhân quyền và tiến bộ tại Việt Nam vẫn luôn trong tình
trạng chậm chạp, chưa bao giờ có sự bứt thoát như những gì các nhà phân
tích dự đoán và chưa tương xứng với nỗ lực đấu tranh, phổ biến dân chủ
của các nhà dân chủ, hoạt động xã hội dân sự…
Vì sao? Vì nếu viết ra thì đụng chạm và nguy cơ bị ném đá sẽ rất cao
nhưng tôi chấp nhận mọi cục đá để nói lên những gì mình cảm nhận (và
thấy rằng nó chính xác!) là người Việt Nam trải qua quá lâu các triều
đại phong kiến, đặc biệt là thứ giáo dục Khổng Nho đã làm người ta đánh
mất khả năng sáng tạo, tiếp đến là Cộng sản xã hội chủ nghĩa, một thứ
môi trường chứa đầy độc tố lưu manh hóa con người đã làm cho đất nước
tiếp tục lao đốc. Ông cha chúng ta chưa có công trình nào gọi là sáng
tạo. Ngay từ cái xe nước của nông dân cũng do cụ Phạm Phú Thứ sang Pháp
học được mà mang về phổ biến cho nước Việt. Bởi Khổng Giáo là thứ giáo
dục người ta chỉ biết tin và tin, đáng sợ hơn cả là tin vào người đi
trước, tin vào lời của người đi trước, rằng nó luôn đúng.
Ngay bản thân Khổng Tử, khi viết Tứ Thư, Ngũ Kinh, ông không hề sáng tạo
bất kỳ một chữ nào trong đó và điều này được ông khẳng định rằng “chỉ
ghi chép lại điều của người xưa dạy vì thấy nó đúng”. Và trong Ngũ Kinh
thì Kinh Lễ được chép kĩ nhất. Bởi bản thân Khổng Khâu là một thầy cúng,
ông chuyên đi cúng cho các gia đình có đám ma, đám giỗ hay các đám trừ
tà từ lúc còn rất trẻ. Và Lễ ở đây đừng hiểu là Lễ Độ hoặc Lễ Phép với
người cao tuổi, là chừng mực ứng xử xã hội như cách diễn dịch của các
nhà Khổng Học tự nhận mà là lễ bái, lễ nghi cúng kính. Cái câu “Tiên Học
Lễ Hậu Học Văn” được các ông sau này dùng treo ở các trường là bê
nguyên văn của Khổng Tử. Trong khi đó, Lễ của thời Khổng Tử là lễ cúng
đối với thần linh và lễ bái đối với bậc vua chúa, quan lại. Nghĩa là
biết kính và biết lạy với các quan, với thiên tử.
Vô hình trung, sự tôn thờ, quì lụy trước các vua chúa, quan lại được
chuyển tiếp từ thời phong kiến sang thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa và
người ta mặc nhiên đón nhận điều này như một thứ triết lý giáo dục. Hệ
quả của nó là thứ văn hóa đội trên đạp dưới, đè đầu cưỡi cổ, chui luồn,
tôn sùng lãnh đạo. Ngay trong đám cưới, đám tang, lời phát biểu của chủ
hôn hay chủ tang cũng đặt việc “kính thưa các cấp lãnh đạo địa phương”
lên trước mọi thứ kính thưa và việc kính thưa đã chiếm gần hết bài phát
biểu… Mọi thứ nhan nhản từ cơ quan nhà nước cho đến công ty, xí nghiệp
tư nhân, gia đình… ngay trong hiện tại chứ không đâu xa.
Và, bên cạnh đó, kiểu làm ruộng rất ư lạc hậu và manh mún của người Việt
suốt cả ngàn năm nay cũng đẫn đến tình trạng tâm lý ức chế, chưa bao
giờ vượt thoát khỏi lũy tre làng hay bờ đê, bờ ruộng. Người ta dù có cố
thoát vẫn phải ngoi ngóp trong vạt ruộng đời. Thậm chí, số phận người ta
biểu hiện trên đám ruộng của người ta, những mảnh ruộng eo óc, nhỏ
nhôi, chắp vá, cằn cỗi.
Và đáng sợ nhất là giai đoạn kinh tế tập trung bao cấp, nông nghiệp tập
thể thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Từ công chức nhà nước, trí thức
cho đến người nông dân chân lấm tay bùn, không có ai thoát khỏi cảnh xếp
hàng, chầu chực miếng ăn, lo sợ mất miếng ăn. Đây là thời kì làm cho
mọi giá trị ý chí cũng như sáng tạo bị thui chột nặng nề nhất.
Chưa hết, sau kinh tế tập trung bao cấp thì liền đó là kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kéo dài mãi cho đến hiện nay.
Nếu như kinh tế tập trung bao cấp, nông nghiệp tập thể làm cho người ta
lo sợ, thui chột trước miếng ăn bao nhiêu thì kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho người ta bị lưu manh hóa nhanh
chóng bấy nhiêu.
Bởi chính cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” đó đã hàm chứa bên trong nó
lợi ích nhóm, lợi ích đỏ. Và nó nhanh chóng phát sinh hàng triệu thứ đeo
bám vào quyền lực đảng. Để được dẫm chân lên lợi ích nhóm, người ta tự
đánh tráo lý tưởng của mình bằng miếng ăn, chỗ ở và tiền bạc. Không
thiếu, thậm chí có rất nhiều người trẻ có năng lực, mặc dù không tin vào
chủ nghĩa Cộng sản nhưng vẫn nỗ lực để vào đảng hoặc chạy chọt bằng mọi
giá để vào cơ quan nhà nước với mục đích kiếm miếng ăn một cách dễ dàng
trong hệ thống này. Và với thứ qui trình/qui luật thăng tiến dựa trên
lý lịch chứ không dựa trên năng lực trong hệ thống nhà nước Cộng sản,
bất kì trí thức nào khi bước vào nó, muốn thăng tiến thì phải nỗ lực cho
có được cái thẻ đảng, nó như một thứ bùa hộ mệnh.
Một khi có được đà thăng tiến thông qua lợi ích nhóm và quyền lực đỏ,
người ta phải chấp nhận luật chơi và dấn sâu vào thế giới của nó, thủ
đoạn, sự bẩn thỉu, tính ích kỉ, lòng tham và tính manh mún được khai
triển, được biểu hiện rõ nét trong giai đoạn này. Chính vì vậy, tất cả
các công chức nhà nước tử tế đều rất cô đơn, thậm chí cô độc và đời sống
của họ gần như là đời sống “lập dị”, dựa vào đồng lương và chăn nuôi,
làm thêm, qua quýt qua ngày đoạn tháng rồi chờ ngày hưu, chờ vào khoản
lương hưu tuổi già, khép kín và yếm thế. Ngược lại, những kẻ cơ hội khi
nắm quyền bính trên tay thì họ nhanh chóng trở thành ông vua một cõi.
Chuyện này nhan nhản trong xã hội Việt Nam hiện tại, đi đâu cũng thấy,
ngửi trong không khí cũng nghe mùi.
Về phía người nông dân, họ không nằm trong các nhóm lợi ích, họ không
nằm trong quyền lực đỏ, thế nhưng họ vẫn không thoát được vòng xoáy của
xã hội. Người nông dân nhanh chóng trở thành nạn nhân và tòng phạm của
thời đại. Về khía cạnh nạn nhân, người nông dân vốn thật thà, chất phác,
ít quan tâm đến chuyện chữ nghĩa, người nông dân dễ dàng bị mắc bẫy của
nhà cầm quyền từ địa phương tới trung ương. Đất đai vốn nhỏ hẹp, phúc
lợi xã hội vốn teo tóp của người nông dân bị chính quyền tùng xẻo, xâu
xé đến mức hàng ngàn nông dân phải màn trời chiếu đất, hàng triệu dân
oan ra đời và chưa dừng ở đó…
(Còn nữa…).
Tính cách người Việt qua lăng kính từ thiện
Thứ Hai, 12/12/2016 - 18:55 — VietTuSaiGon
Kỳ 2: Tính toàn tri và hành xử
Nói rằng người nông dân Việt vừa là nạn nhân lại vừa là tòng phạm trong vấn đề đất nước tuột hậu, nghe ra có vẻ không thuyết phục và có chút gì đó võ đoán, phiến diện. Bởi từ trước tới nay, cụ thể là từ thời phong kiến đến thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, nông dân Việt chỉ toàn bị trù dập, đè đầu cưỡi cổ, bị bóc lột chứ làm gì có chuyện tòng phạm làm đất nước chậm phát triển? Đất nước chậm phát triển phải là do giới lãnh đạo, bộ máy lãnh đạo (!?).
Trên thực tế, đại bộ phận nhân dân, trong đó số đông là nông dân đã tiếp tay, là tòng phạm trong vấn đề làm cho đất nước bị tuột hậu mà chưa bao giờ nhìn thấy điều nhày. Bởi nếu người nông dân nhìn thấy điều này thì đất nước không tệ hại như ngày hôm nay. Đặc biệt, ở đây nếu xét trên khía cạnh tâm lý hay thói quen, tính cách toàn tri của người Việt thì dễ dàng nhận thấy nguyên nhân của ngày hôm nay với đầy đủ khổ ải và trả giá mà người dân Việt phải gánh chịu lại do sự tiếp tay của chính người Việt cho hệ thống độc tài chứ không ai khác.
Trở lại tính toàn tri của đại bộ phận người Việt Nam, có vẻ như đã là người Việt thì ai cũng có sẵn máu toàn tri trong người và luôn thấy mình đúng, thậm chí thấy mình là trung tâm thế giới, là kẻ đi tiên phong, là… vân vân và vân vân. Mà truy nguyên tính cách này, thì hỡi ôi, nó lại do Khổng Nho và Cộng sản mà ra. Bởi không có sách vở nào dám khẳng định, dám xem sự hiểu biết của mình là chân lý giống như sách vở của Khổng Tử. Tôi có một người quen, ông này cũng có đọc đông tây kim cổ, cũng có hiểu biết ít nhiều và khá khiêm tốn, chịu học hỏi. Không may cho ông là sau này, ông nghiền ngẫm tất cả sách vở liên quan đến Khổng Tử và xem Khổng Tử là vị thầy lớn nhất của mọi thời đại, ông khẳng định rằng Khổng Tử là “vạn đại sư biểu” và kính thưa các loại ca ngợi. Kết quả là ông ngày càng trở nên ngáo ộp bởi không xem ai ra gì, tất cả đều dưới mắt của ông. Bởi ông tin rằng mình đã đọc được tinh hoa của người xưa, mình đã học toàn điều đúng và những ai ngược với ông đều là sai.
Cuộc sống lúc rảnh nghiền ngẫm sách Khổng Nho, rồi sách bói toán và luôn tự sướng mình là tinh hoa của xã hội, giờ làm việc thì vo nếp, gói bánh chưng, nấu bánh chưng, sáng mai chất lên xe cho vợ chở ra chợ bán, lúc rảnh lại học thuộc lòng một câu nào đó trong sách Khổng (mặc dù ông chẳng biết lấy nửa chữ Hán hay Nôm mà chỉ đọc sách của người ta dịch). Thời gian dần biến ông bạn thành loại người quái dị, chẳng giống ai, mặt mũi thì đen đúa nhọ nồi, tay chân thô thiển, trán hẹp, nói năng lỗ mãng, chẳng mấy khi đi ra ngoài và cũng chẳng biết gì ngoài mấy tờ báo nhà nước… Nhưng lúc nào cũng tự tin là mình biết mọi thứ trong thế giới này và mình luôn đúng.
Có lẽ không nên kéo dài câu chuyện rất ư cá biệt của ông bạn! Điều mà tôi muốn nói là ông bạn tưởng chừng như cá biệt này lại rất phổ biến và đa dạng tại Việt Nam hiện tại. Tôi từng tiếp xúc rất nhiều trí thức, họ nói năng hòa nhã, vui vẻ, thậm chí chơi thoáng. Nhưng chỉ cần đụng đến quan điểm, chính kiến là gân cổ lên cãi, thiếu điều đập nhau với đối phương. Có nghĩa là họ sẵn sàng chia sẻ trong cái họ thấy là họ đúng, trong hệ qui chiếu của họ nhưng họ không chấp nhận ý kiến trái chiều.
Nói rộng ra, hầu như số đông người Việt Nam vấp phải tính cách này, nghĩa là bình thường, người ta sẵn lòng chia sẻ, thậm chí có thể sớt bớt nửa chén cơm mình sắp ăn cho người khác và chịu đói để cho người khác ăn. Nhưng nếu đụng đến chính kiến, đụng đến quan điểm thì mọi chuyện lại khác. Mà chính kiến, quan điểm ở đây nhiều khi chẳng có liên quan gì đến bản thân họ, trong khi có những loại chính kiến, quan điểm trực tiếp liên quan đến họ thì họ bỏ lơ, xem như không phải chuyện của mình và không thuộc về “phận sự” của mình.
Ví dụ, chắc chắn ví dụ này của tôi sẽ bị ném đá nhưng tôi cũng vui vẻ nhận sự ném đá, thậm chí trứng thối hoặc thứ gì tệ hại hơn nữa. Và tôi cũng xin nói trước là tôi cám ơn tất cả những người ném đá và trứng thối (nếu có), đó là chuyện Phan Anh và cứu trợ. Cùng lúc với chuyện của Phan Anh có thêm chuyện của Dũng Vova. Cả hai người này đang bị dư luận ném đá một cách không thương tiếc sau một số trục trặc cũng như sự thiếu minh bạch trong tài chính cứu trợ của họ.
Ở đây, nếu xét trên khía cạnh dư luận và hiệu ứng vết dầu loang của nó, rất dễ dàng nhận thấy cả Phan Anh, Dũng Vova và những người ném đá anh ta đều mắc sai lầm. Nếu như Phan Anh, Dũng Vova mắc sai lầm trong việc thiếu minh bạch về tài chính hoặc sử dụng tiền không đúng mục đích thì phía những người ném đá lại mắc sai lầm toàn tri. Mà cái bẫy toàn tri là một loại bẫy do chính bản thân người ta giăng ra để bẫy lý trí của mình, và chắc chắn là không có kết quả tốt đẹp.
Trở lại vấn đề Phan Anh và Dũng Vova trước, ở đây, nếu Dũng Vova bị tố là ăn chặn tiền cứu trợ thì Phan Anh cũng bị tố tương đương, nghĩa là số tiền sử dụng không đúng mục đích và số còn lại không minh bạch. Cả hai vấn đề này nếu thực sự xảy ra thì đáng lên án và cần phải có những giải pháp thích đáng để điều chỉnh. Nhưng, vấn đề của Phan Anh lại tiến xa hơn một bước khi anh quyết định chuyển 2 tỉ đồng trong số tiền còn lại cho quĩ Hiểu Về Trái Tim. Liền sau đó, Phan Anh nhận tiếp búa rìu dư luận, bị ném đá tới tấp về việc “sử dụng tiền cứu trợ không đúng mục đích”.
Tôi xin nhấn mạnh, tôi không nói Phan Anh đúng, thậm chí anh sai trong vấn đề thiếu minh bạch về vùng cứu trợ cũng như số lượng suất quà (mà cũng có thể anh ta đã minh bạch điều này riêng với những mạnh thường quân thông qua email cũng không chừng!?). Nhưng ở đây, những người ném đá đã rơi vào toàn tri mà không biết. Sự toàn tri này không sai, không xấu nhưng lại đụng chạm đến vấn đề nhân đạo. Bởi lẽ, cũng là một người tham gia cứu trợ ở vùng lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh, từng đến từng nhà và tìm hiểu đời sống của người dân vùng lũ. Tôi nhận ra, cái mất của người dân là khó bù đắp. Nhưng không phải ai cũng mất. Và cứu trợ thì luôn có tính chất chung chung, tính đại đồng.
Chính vì tính đại đồng này mà các đoàn cứu trợ không thể dồn hết các suất quà cho riêng các gia đình bị mất mà phải trang trải cho cả cộng đồng chung quanh. Và có một thực tế: Các gia đình bị sập nhà, có người chết thì không gì bù đắp nổi, bên cạnh đó, có những gia định bị ảnh hưởng nhẹ vẫn có những suất quà bằng với gia đình thiệt hại nặng. Và có một số gia đình vừa nhận quà của các đoàn, vừa nhận quà từ bà con phương xa gởi về giúp, tổng số tiền người ta nhận được lên đến 60 triệu đồng – 70 triệu đồng, hàng tấn gạo và vài chục thùng mì tôm. Đó là sự thật!
Và khi đã nhận quá nhiều quà cứu trợ, người ta dễ có thói quen sáng ra uống cà phê, ăn sáng và ngồi nhà chờ xem còn đoàn nào tới nữa không, vì đi làm một ngày công chỉ được cao lắm 200 ngàn đồng, nhận một suất quà có khi lớn hơn nhiều. Điều đáng sợ nhất và nguy hiểm nhất là tâm lý yếu đuối, tự thấy mình là nạn nhân cần được cứu xét. Đây là thứ tâm lý nhanh chóng đẩy người ta xuống mồ, nó còn đáng sợ hơn cả chính sách ngu dân và nô bộc hóa người dân bằng rượu, ma túy.
Kỳ 3: Toàn Tri Toàn Cục và Toàn Tri Manh Mún
Xét lại quĩ Hiểu Về Trái Tim, hầu như toàn bộ tài chánh của quĩ này đều dành cho miền Trung, đặc biệt là các tỉnh vừa bị lũ lụt vừa qua là điểm đến của quĩ này. Các hoạt động của quĩ này suốt nhiều năm nay đã giúp được rất nhiều cho các em bé miền Trung. Hiện tại, sau khi có quá nhiều đoàn cứu trợ tìm đến Quảng Bình, Hà Tĩnh, nếu không có thêm một suất cứu trợ, đồng bào vùng lũ cũng không đến nỗi đói. Nhưng nếu có thêm một ca phẫu thuật tim, sẽ có một sinh linh bé bỏng được cứu sống.
Và còn một chi tiết cũng khá tế nhị là trong số rất nhiều người ném đá Phan Anh là tôi vẫn chưa tìm ra một người cụ thể đã gởi tiền vào tài khoản của anh, nghĩa là những người ném đá không đưa ra được bằng chứng họ đã gởi bao nhiêu, bao giờ, chứng từ gì…. Nói như vậy, tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa là không để bao biện cho Phan Anh mà là để thấy rằng tính toàn tri của người Việt còn quá cao. Họ ném đá bởi họ tin mình đúng, thậm chí rất có thể có nhiều người đã gởi tiền cho Phan Anh nhưng không muốn trưng ra bằng chứng và cũng không muốn làm lớn vấn đề nhưng cảm thấy uất ức, tức giận vì Phan Anh không làm đúng mục tiêu ban đầu, đó là Cứu Trợ Bà Con Vùng Lũ!
Và đó là tính toàn tri, nghĩa là yếu tố nhân đạo ở đây được định nghĩa và lấy tiêu chuẩn theo thước đo của người cứu trợ. Cứ gởi tiền cứu trợ vùng lũ là phải cứu trợ vùng lũ, không đuợc sai mục đích. Và tính toàn tri này hoàn toàn tốt chứ không xấu, bởi người gởi tiền lo và thương đồng loại, muốn chia sẻ và họ luôn canh cánh trong lòng vì nhìn thấy đồng bào của mình thiếu thốn, đói khổ, rét lạnh…
Nghiệt nỗi, đó là đỉnh điểm của toàn tri, họ tin vì họ nhìn thấy qua tivi, qua báo chí và nhiều yếu tố khác. Trong khi đó, vì không thể đến trực tiếp để cứu trợ, người ta phải chuyển nhờ một ai đó tìm đến vùng khốn khổ thay cho mình để tặng, để chia sẻ. Vì người gởi tặng tiền không thể tới nơi, trực tiếp tương tác thì không thể biết rõ ràng, rành mạch được. Sự biết này chắc chắn bị giới hạn bởi lăng kính truyền thông cũng như cập nhật không đầy đủ. Và người đại diện cứu trợ (chỉ xét ở người có lương tri, biết trăn trở trước nỗi đau đồng loại, đồng bào) mới đi thực tế, mới tiếp xúc và hiểu được vùng nào cần gì, nơi đâu nên dừng cứu trợ.
Và đương nhiên, người trực tiếp cứu trợ thấy mọi việc đã tạm ổn, không thể kéo dài thêm tình trạng cho và nhận nữa, mà số tiền trong tài khoản còn quá nhiều, anh/chị ta buộc phải chuyển hóa sang dạng hoạt động khác để đạt hiệu quả và mục đích nhân đạo. Việc này chắc chắn sẽ rơi vào tầm ngắm của tính toàn tri. Và hệ lụy của nó thì dông dài, chẳng biết đâu là điểm dừng! Người tặng tiền cảm thấy bị tổn thương vì tiền của mình gởi không đúng mục đích, đã bị sử dụng sai với qui ước ban đầu (mặc dù trước khi tặng, ai cũng nghĩ rằng mình cho bằng bàn tay trái thì không nên để bàn tay phải biết mình đã cho!). Người ta tổn thương, nổi giận bởi vì người ta thấy mọi việc diễn ra không theo đúng lộ trình và định dạng mà người ta đã xây dựng ban đầu. Và cũng vì người ta tin chắc rằng lộ trình và định dạng của mình không có gì sai sót nên người ta càng nổi giận hơn với đối tác khi lộ trình, định dạng này bị bẻ lệch.
(Trong khi đó, có một bài toàn xác suất giữa người kêu gọi và người cho mà ít ai để ý. Tỉ lệ mong muốn của nhà cứu trợ bao giờ cũng là 10 – 5 – 3 – 1, nghĩa là kêu gọi 10 người, hi vọng 5 người nghe lời kêu gọi, trong đó còn 3 người quan tâm và có 1 người chia sẻ. Trường hợp đạt tỉ lệ 10/10 thì chắc chắn số tiền sẽ vượt xa so với số quà cứu trợ cần có và người cứu trợ buộc phải ứng phó linh hoạt để tránh tình trạng lạm phát nhà cứu trợ và bội thực quà cứu trợ).
Hơn nữa, mọi thông tin về vùng lũ hiện tại đã bị bóp méo quá nặng nề, thay vì cả nhà nước, nhà hoạt động xã hội dân sự và người dân cùng suy xét, đưa kẻ tội phạm xả đập thủy điện ra trước pháp đình thì người ta đã khéo léo lái vấn đề sang chỗ Phan Anh, Dũng Vova và nhiều nhà cứu trợ khác, làm cho mọi chuyện rối như canh hẹ. Và thay vì cảm kích, thậm chí biết ơn người đã mang hơi ấm sự sống đến chia sẻ với mình, không ít người rơi vào tâm lý đám đông, dè bĩu, khinh bỉ nhà cứu trợ bởi họ nghĩ (lại toàn tri!) rằng nhà cứu trợ đã lợi dụng nỗi đau khổ, mất mát của họi để kiếm ăn. Mọi chuyện đã bị xô lệch đến mức khó cưỡng lại được bởi một bàn tay nào đó, một kiểu chơi “thập diện mai phục” để thanh trừng người tốt và hành động tốt trong xã hội Việt Nam. Làm cho kẻ xấu, chuyện xấu (cụ thể ở đây là nhà cầm quyền và nhóm lợi ích) nhanh chóng chìm xuồng và nhởn nhơ vô can!
Ngược lại, về phía người nhận cứu trợ. Có một thực tế đau lòng. Tôi đến Hương Khê, Hà Tĩnh vào trận lụt đầu, ngày 14 tháng 10 và đã tự bỏ tiền túi ra tặng một số suất quà nho nhỏ cho một số gia đình khó khăn. Sau đó tôi có đi tiếp một chuyến cứu trợ ủy lạo của một số bà con người Việt sống ở Mỹ sau trận lụt tháng 11. Và lần đi này, khi đến Hương khê, vừa rời thị trấn để đến điểm cứu trợ thì trên đường đi, tôi chứng kiến một trận ẩu đả nảy lửa của các bà trong một trụ sở thôn vì chia quà không đều và tố nhau chuyện nhà này có áp phe với trưởng thôn, nhà kia là bà con chủ tịch xã… Chưa kịp hoàn hồn vì chuyện này thì tiếp đó, tôi nhận điện thoại của một ông cựu chiến binh quân đội Cộng sản, ông này nói với tôi là cố gắng cho ông nhiều suất quà một chút vì… ông có quen biết với tôi! Nghe xong điện thoại thì tôi toát mồ hôi vì nhà ông này thuộc hàng khá giả trong làng và ông cũng chẳng tổn thất gì mấy.
Đến nơi, tôi gặp riêng ông, không phải để thỏa ý nguyện của ông mà để hỏi ông tại sao bị tổn thất không đáng kể, cũng có của ăn của để mà lại có ý định xin riêng cứu trợ. Ông này thú thực: “Tôi cũng không phải quan tâm đến quà lắm đâu nhưng mình cũng là người của chính quyền, mình cũng có số có má, vậy mà tụi thôn, tụi xã nó xin được đủ thứ, mình không xin được gì cũng bẽ mặt với vợ con lắm!”. Tôi im lặng một lúc để tìm giải pháp và cuối cùng tôi nói với ông: “Sao bác không nói với gia đình bác rằng sau trận lụt, thứ mà người ta rinh về cho vợ con là quà cứu trợ thỏa thích, còn bác, bác chỉ muốn rinh về cho vợ con chút lòng tự trọng và danh dự của một người chồng, người cha bất khuất trước thiên tai, nhân họa?!”. Nghe đến đây, ông im lặng, có vẻ như ông không đồng tình với tôi nhưng ông cũng không thể phản pháo tôi được bởi tôi đã chạm vào thứ cần chạm của người đàn ông này.
Và câu chuyện cứu trợ của tôi ở Hương Khê, Hà Tĩnh thực sự buồn khi tôi đến xã Phương Mỹ, rốn lũ Hường Khê, nơi mỗi ngày có đến năm, sáu đoàn cứu trợ đổ về, nơi mà một người bạn sống ở đây đã chia sẻ thành thật với tôi là đừng ghi ông vào danh sách nhận quà, hãy cất phần quà của ông cho nơi khác bởi ông không muốn dối lòng trước Chúa. Bởi gia đình ông, nếu tính luôn cả tiền cứu trợ của các đoàn và tiền của họ hàng phương xa gởi về cho thì ông đã nhận được 73 triệu đồng, mì tôm lên đến hơn 30 thùng và gạo đã lên hàng tấn. Những gia đình khác cũng vậy. Tôi không dám tin vào tai mình, thử đi thăm một số gia đình, mặc dù không thể tìm hiểu được số tiền họ đã nhận là bao nhiều nhưng qua quan sát, số gạo và mì tôm người ta chất trong nhà cũng ngang ngửa với con số mà ông bạn tôi nói. Và một thực tế khác mà tôi nhìn rõ, nhận rõ là khi người ta đi nhận quà, suất quà 500 ngàn đồng của đoàn chúng tôi trao được nhận một cách hờ hững, nhận để mà nhận chứ không mấy mặn mà. Dường như người dân nơi đây đã bắt đầu mệt mỏi với quà cứu trợ nhưng họ không thể không nhận! Đó là một sự thật, ở Ba Đồn, Lệ Thủy, Quảng Bình cũng có nhiều gia đình nhận cứu trợ lên đến con số tương đương con số ở Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Sau chuyến đi, sau mọi mệt mỏi và vui mừng. Mệt mỏi vì đi nhiều, tránh trớ cũng nhiều và thu thập “chứng cứ cứu trợ” cũng khá vất vả, nhất là chứng kiến nhiều nhà cứu trợ bị ném đá và hoạt động cứu trợ bị bị đánh giá theo chiều hướng không mấy vui. Còn vui mừng nhiều vì đã tiếp xúc với bà con, đã nhìn thấy niềm vui của người nhận quà, đã ăn bữa cơm đạm bạc của người dân vùng lũ và đã được các Cha Xứ mời ăn cơm, ân cần, vui vẻ, ấm áp… Hồi tâm lại, theo dõi thông tin, tự dưng tôi lại thấy hoang mang tột độ. Sự hoang mang của tôi không nằm trong vấn đề cũ, tức cứu trợ, lòng thành thật của nhà cứu trợ nữa mà nằm ở vấn đề dân tộc tính. Nói ra nghe to tát và vung tay quá trán nhưng thực sự, chưa bao giờ tính toàn tri – tâm thức nông nghiệp lại lấn chiếm mọi tính cách khác của đại bộ phận người Việt như hiện nay!
Chỉ riêng câu chuyện của Dũng Vova và Phan Anh, có hàng triệu kiểu toàn tri xuất hiện, mà trong đó có hai luồng chính, đó là Toàn Tri Toàn Cục và Toàn Tri Manh Mún. Trong đó, Toàn Tri Toàn Cục xuất hiện sau Toàn Tri Manh Mún.
Trở lại vấn đề của Phan Anh và Dũng Vova, có một điểm dễ nhận biết nữa, ngoài vấn đề hầu hết người ném đá không trưng ra được bằng chứng đã gởi tiền vào tài khoản của hai người này, còn có thêm vấn đề khác là hầu như những người ném đá cũng không hiểu rõ cho lắm về đời sống miền Trung nói chung và đời sống vùng lũ nói riêng. Thậm chí họ cũng chưa đến đó. Bởi nếu đã đến, họ sẽ không rơi vào kiểu phán xét võ đoán rằng “bà con vùng lũ đang đói kém, không có để ăn” sau khi các đoàn cứu trợ đã chính thức khép lại chương trình cứu trợ nơi đây.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, cứu trợ là nhân đạo, và sự nhân đạo không đi đôi với kiểu chia sẻ vô tội vạ để rồi đẩy người ta vào tình thế yếu đuối, nhược tiểu. Từ trước đến nay, kẻ độc tài luôn chủ trương đẩy người dân vào tình thế yếu đuối và nhược tiểu, từ chỗ ngu dân đến biến mỗi ngôi làng thành một làng rượu, biến người mạnh khỏe thành kẻ nghiện ngập cho đến biến những người lành mạnh thành những con người yếu đuối, trông chờ vào sự ban phát, bố thí của người khác. Cứu trợ quá đà sẽ dẫn đến tình trạng này. Và cứu trợ quá đà, để quà cứu trợ bội thực sẽ là tội ác cùa nhà cứu trợ chứ không còn là vấn đề nhân đạo nữa.
http://www.rfavietnam.com/node/3599
Nói rằng người nông dân Việt vừa là nạn nhân lại vừa là tòng phạm trong vấn đề đất nước tuột hậu, nghe ra có vẻ không thuyết phục và có chút gì đó võ đoán, phiến diện. Bởi từ trước tới nay, cụ thể là từ thời phong kiến đến thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, nông dân Việt chỉ toàn bị trù dập, đè đầu cưỡi cổ, bị bóc lột chứ làm gì có chuyện tòng phạm làm đất nước chậm phát triển? Đất nước chậm phát triển phải là do giới lãnh đạo, bộ máy lãnh đạo (!?).
Trên thực tế, đại bộ phận nhân dân, trong đó số đông là nông dân đã tiếp tay, là tòng phạm trong vấn đề làm cho đất nước bị tuột hậu mà chưa bao giờ nhìn thấy điều nhày. Bởi nếu người nông dân nhìn thấy điều này thì đất nước không tệ hại như ngày hôm nay. Đặc biệt, ở đây nếu xét trên khía cạnh tâm lý hay thói quen, tính cách toàn tri của người Việt thì dễ dàng nhận thấy nguyên nhân của ngày hôm nay với đầy đủ khổ ải và trả giá mà người dân Việt phải gánh chịu lại do sự tiếp tay của chính người Việt cho hệ thống độc tài chứ không ai khác.
Trở lại tính toàn tri của đại bộ phận người Việt Nam, có vẻ như đã là người Việt thì ai cũng có sẵn máu toàn tri trong người và luôn thấy mình đúng, thậm chí thấy mình là trung tâm thế giới, là kẻ đi tiên phong, là… vân vân và vân vân. Mà truy nguyên tính cách này, thì hỡi ôi, nó lại do Khổng Nho và Cộng sản mà ra. Bởi không có sách vở nào dám khẳng định, dám xem sự hiểu biết của mình là chân lý giống như sách vở của Khổng Tử. Tôi có một người quen, ông này cũng có đọc đông tây kim cổ, cũng có hiểu biết ít nhiều và khá khiêm tốn, chịu học hỏi. Không may cho ông là sau này, ông nghiền ngẫm tất cả sách vở liên quan đến Khổng Tử và xem Khổng Tử là vị thầy lớn nhất của mọi thời đại, ông khẳng định rằng Khổng Tử là “vạn đại sư biểu” và kính thưa các loại ca ngợi. Kết quả là ông ngày càng trở nên ngáo ộp bởi không xem ai ra gì, tất cả đều dưới mắt của ông. Bởi ông tin rằng mình đã đọc được tinh hoa của người xưa, mình đã học toàn điều đúng và những ai ngược với ông đều là sai.
Cuộc sống lúc rảnh nghiền ngẫm sách Khổng Nho, rồi sách bói toán và luôn tự sướng mình là tinh hoa của xã hội, giờ làm việc thì vo nếp, gói bánh chưng, nấu bánh chưng, sáng mai chất lên xe cho vợ chở ra chợ bán, lúc rảnh lại học thuộc lòng một câu nào đó trong sách Khổng (mặc dù ông chẳng biết lấy nửa chữ Hán hay Nôm mà chỉ đọc sách của người ta dịch). Thời gian dần biến ông bạn thành loại người quái dị, chẳng giống ai, mặt mũi thì đen đúa nhọ nồi, tay chân thô thiển, trán hẹp, nói năng lỗ mãng, chẳng mấy khi đi ra ngoài và cũng chẳng biết gì ngoài mấy tờ báo nhà nước… Nhưng lúc nào cũng tự tin là mình biết mọi thứ trong thế giới này và mình luôn đúng.
Có lẽ không nên kéo dài câu chuyện rất ư cá biệt của ông bạn! Điều mà tôi muốn nói là ông bạn tưởng chừng như cá biệt này lại rất phổ biến và đa dạng tại Việt Nam hiện tại. Tôi từng tiếp xúc rất nhiều trí thức, họ nói năng hòa nhã, vui vẻ, thậm chí chơi thoáng. Nhưng chỉ cần đụng đến quan điểm, chính kiến là gân cổ lên cãi, thiếu điều đập nhau với đối phương. Có nghĩa là họ sẵn sàng chia sẻ trong cái họ thấy là họ đúng, trong hệ qui chiếu của họ nhưng họ không chấp nhận ý kiến trái chiều.
Nói rộng ra, hầu như số đông người Việt Nam vấp phải tính cách này, nghĩa là bình thường, người ta sẵn lòng chia sẻ, thậm chí có thể sớt bớt nửa chén cơm mình sắp ăn cho người khác và chịu đói để cho người khác ăn. Nhưng nếu đụng đến chính kiến, đụng đến quan điểm thì mọi chuyện lại khác. Mà chính kiến, quan điểm ở đây nhiều khi chẳng có liên quan gì đến bản thân họ, trong khi có những loại chính kiến, quan điểm trực tiếp liên quan đến họ thì họ bỏ lơ, xem như không phải chuyện của mình và không thuộc về “phận sự” của mình.
Ví dụ, chắc chắn ví dụ này của tôi sẽ bị ném đá nhưng tôi cũng vui vẻ nhận sự ném đá, thậm chí trứng thối hoặc thứ gì tệ hại hơn nữa. Và tôi cũng xin nói trước là tôi cám ơn tất cả những người ném đá và trứng thối (nếu có), đó là chuyện Phan Anh và cứu trợ. Cùng lúc với chuyện của Phan Anh có thêm chuyện của Dũng Vova. Cả hai người này đang bị dư luận ném đá một cách không thương tiếc sau một số trục trặc cũng như sự thiếu minh bạch trong tài chính cứu trợ của họ.
Ở đây, nếu xét trên khía cạnh dư luận và hiệu ứng vết dầu loang của nó, rất dễ dàng nhận thấy cả Phan Anh, Dũng Vova và những người ném đá anh ta đều mắc sai lầm. Nếu như Phan Anh, Dũng Vova mắc sai lầm trong việc thiếu minh bạch về tài chính hoặc sử dụng tiền không đúng mục đích thì phía những người ném đá lại mắc sai lầm toàn tri. Mà cái bẫy toàn tri là một loại bẫy do chính bản thân người ta giăng ra để bẫy lý trí của mình, và chắc chắn là không có kết quả tốt đẹp.
Trở lại vấn đề Phan Anh và Dũng Vova trước, ở đây, nếu Dũng Vova bị tố là ăn chặn tiền cứu trợ thì Phan Anh cũng bị tố tương đương, nghĩa là số tiền sử dụng không đúng mục đích và số còn lại không minh bạch. Cả hai vấn đề này nếu thực sự xảy ra thì đáng lên án và cần phải có những giải pháp thích đáng để điều chỉnh. Nhưng, vấn đề của Phan Anh lại tiến xa hơn một bước khi anh quyết định chuyển 2 tỉ đồng trong số tiền còn lại cho quĩ Hiểu Về Trái Tim. Liền sau đó, Phan Anh nhận tiếp búa rìu dư luận, bị ném đá tới tấp về việc “sử dụng tiền cứu trợ không đúng mục đích”.
Tôi xin nhấn mạnh, tôi không nói Phan Anh đúng, thậm chí anh sai trong vấn đề thiếu minh bạch về vùng cứu trợ cũng như số lượng suất quà (mà cũng có thể anh ta đã minh bạch điều này riêng với những mạnh thường quân thông qua email cũng không chừng!?). Nhưng ở đây, những người ném đá đã rơi vào toàn tri mà không biết. Sự toàn tri này không sai, không xấu nhưng lại đụng chạm đến vấn đề nhân đạo. Bởi lẽ, cũng là một người tham gia cứu trợ ở vùng lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh, từng đến từng nhà và tìm hiểu đời sống của người dân vùng lũ. Tôi nhận ra, cái mất của người dân là khó bù đắp. Nhưng không phải ai cũng mất. Và cứu trợ thì luôn có tính chất chung chung, tính đại đồng.
Chính vì tính đại đồng này mà các đoàn cứu trợ không thể dồn hết các suất quà cho riêng các gia đình bị mất mà phải trang trải cho cả cộng đồng chung quanh. Và có một thực tế: Các gia đình bị sập nhà, có người chết thì không gì bù đắp nổi, bên cạnh đó, có những gia định bị ảnh hưởng nhẹ vẫn có những suất quà bằng với gia đình thiệt hại nặng. Và có một số gia đình vừa nhận quà của các đoàn, vừa nhận quà từ bà con phương xa gởi về giúp, tổng số tiền người ta nhận được lên đến 60 triệu đồng – 70 triệu đồng, hàng tấn gạo và vài chục thùng mì tôm. Đó là sự thật!
Và khi đã nhận quá nhiều quà cứu trợ, người ta dễ có thói quen sáng ra uống cà phê, ăn sáng và ngồi nhà chờ xem còn đoàn nào tới nữa không, vì đi làm một ngày công chỉ được cao lắm 200 ngàn đồng, nhận một suất quà có khi lớn hơn nhiều. Điều đáng sợ nhất và nguy hiểm nhất là tâm lý yếu đuối, tự thấy mình là nạn nhân cần được cứu xét. Đây là thứ tâm lý nhanh chóng đẩy người ta xuống mồ, nó còn đáng sợ hơn cả chính sách ngu dân và nô bộc hóa người dân bằng rượu, ma túy.
Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nhưng nó đã xảy ra với một số người,
một số gia đình. Mà sở dĩ có như vậy cũng do toàn tri mà ra, nghĩa là
người ta thấy việc mình làm là đúng, là chuẩn mực và không cần suy nghĩ
gì nhiều, người ta nghĩ rằng kẻ có tiền mới mang đi làm từ thiện, nước
chảy từ trên cao xuống thấp, mình ít tiền hơn, mình gặp lũ lụt thì mình
có quyền nhận. Thậm chí, người ta tin chắc rằng cứ làm từ thiện là phải
giàu chứ người ta không thể hình dung ra có những người vì lòng trắc ẩn,
vì lòng lân mẫn trước khốn cảnh đồng loại có thể nhịn ăn, có thể mang
cả tháng lương ki cóp phòng khi đau ốm mà gởi làm quà cứu trợ!
Và trong tình trạng này, nếu tiếp tục đổ tất cả tiền có được trong tài
khoản (do cộng đồng quyên góp) để tặng bà con vùng lũ là có lỗi, thậm
chí là tội ác, vô tình làm cho người khác trở nên yếu đuối và tự bi kịch
hóa thân phận của họ chứ chẳng còn là nhân đạo nữa. Và là người cầm một
số tiền lớn của các nhà hảo tâm trên tay, nếu có lương tâm, chắc chắn
không ai dám cho để mà cho, để “giải ngân” cả! Người ta buộc phải cân
nhắc cho mục đích cuối cùng là Nhân Đạo. Vả lại, cứu trợ, xét cho cùng
là chia sẻ “một miếng khi đói bằng một gói khi no” để người ta tiếp tục
sống và đi tới bằng chính sức mạnh bản thân. Việc nên dừng ở đó, và cứu
trợ vùng lũ Bắc miền Trung xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Người ta sụp
cây cầu, sụp ngôi nhà mà không nhìn thấy được nguyên nhân do thủy điện
xả đập, do nhà nước vô trách nhiệm và thay vì đấu tranh để lấy lại những
gì mình bị hại, người ta lại ơ hờ, lại chờ cứu trợ để bù vào thì mối
nguy dân tộc nằm trong chính những gói cứu trợ dông dài chứ không đâu
khác! Và không chừng lòng yêu thương, trắc ẩn của nhà hảo tâm lại bị sập
bẫy của nhà cầm quyền!
(Còn nữa…).
Xét lại quĩ Hiểu Về Trái Tim, hầu như toàn bộ tài chánh của quĩ này đều dành cho miền Trung, đặc biệt là các tỉnh vừa bị lũ lụt vừa qua là điểm đến của quĩ này. Các hoạt động của quĩ này suốt nhiều năm nay đã giúp được rất nhiều cho các em bé miền Trung. Hiện tại, sau khi có quá nhiều đoàn cứu trợ tìm đến Quảng Bình, Hà Tĩnh, nếu không có thêm một suất cứu trợ, đồng bào vùng lũ cũng không đến nỗi đói. Nhưng nếu có thêm một ca phẫu thuật tim, sẽ có một sinh linh bé bỏng được cứu sống.
Và còn một chi tiết cũng khá tế nhị là trong số rất nhiều người ném đá Phan Anh là tôi vẫn chưa tìm ra một người cụ thể đã gởi tiền vào tài khoản của anh, nghĩa là những người ném đá không đưa ra được bằng chứng họ đã gởi bao nhiêu, bao giờ, chứng từ gì…. Nói như vậy, tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa là không để bao biện cho Phan Anh mà là để thấy rằng tính toàn tri của người Việt còn quá cao. Họ ném đá bởi họ tin mình đúng, thậm chí rất có thể có nhiều người đã gởi tiền cho Phan Anh nhưng không muốn trưng ra bằng chứng và cũng không muốn làm lớn vấn đề nhưng cảm thấy uất ức, tức giận vì Phan Anh không làm đúng mục tiêu ban đầu, đó là Cứu Trợ Bà Con Vùng Lũ!
Và đó là tính toàn tri, nghĩa là yếu tố nhân đạo ở đây được định nghĩa và lấy tiêu chuẩn theo thước đo của người cứu trợ. Cứ gởi tiền cứu trợ vùng lũ là phải cứu trợ vùng lũ, không đuợc sai mục đích. Và tính toàn tri này hoàn toàn tốt chứ không xấu, bởi người gởi tiền lo và thương đồng loại, muốn chia sẻ và họ luôn canh cánh trong lòng vì nhìn thấy đồng bào của mình thiếu thốn, đói khổ, rét lạnh…
Nghiệt nỗi, đó là đỉnh điểm của toàn tri, họ tin vì họ nhìn thấy qua tivi, qua báo chí và nhiều yếu tố khác. Trong khi đó, vì không thể đến trực tiếp để cứu trợ, người ta phải chuyển nhờ một ai đó tìm đến vùng khốn khổ thay cho mình để tặng, để chia sẻ. Vì người gởi tặng tiền không thể tới nơi, trực tiếp tương tác thì không thể biết rõ ràng, rành mạch được. Sự biết này chắc chắn bị giới hạn bởi lăng kính truyền thông cũng như cập nhật không đầy đủ. Và người đại diện cứu trợ (chỉ xét ở người có lương tri, biết trăn trở trước nỗi đau đồng loại, đồng bào) mới đi thực tế, mới tiếp xúc và hiểu được vùng nào cần gì, nơi đâu nên dừng cứu trợ.
Và đương nhiên, người trực tiếp cứu trợ thấy mọi việc đã tạm ổn, không thể kéo dài thêm tình trạng cho và nhận nữa, mà số tiền trong tài khoản còn quá nhiều, anh/chị ta buộc phải chuyển hóa sang dạng hoạt động khác để đạt hiệu quả và mục đích nhân đạo. Việc này chắc chắn sẽ rơi vào tầm ngắm của tính toàn tri. Và hệ lụy của nó thì dông dài, chẳng biết đâu là điểm dừng! Người tặng tiền cảm thấy bị tổn thương vì tiền của mình gởi không đúng mục đích, đã bị sử dụng sai với qui ước ban đầu (mặc dù trước khi tặng, ai cũng nghĩ rằng mình cho bằng bàn tay trái thì không nên để bàn tay phải biết mình đã cho!). Người ta tổn thương, nổi giận bởi vì người ta thấy mọi việc diễn ra không theo đúng lộ trình và định dạng mà người ta đã xây dựng ban đầu. Và cũng vì người ta tin chắc rằng lộ trình và định dạng của mình không có gì sai sót nên người ta càng nổi giận hơn với đối tác khi lộ trình, định dạng này bị bẻ lệch.
(Trong khi đó, có một bài toàn xác suất giữa người kêu gọi và người cho mà ít ai để ý. Tỉ lệ mong muốn của nhà cứu trợ bao giờ cũng là 10 – 5 – 3 – 1, nghĩa là kêu gọi 10 người, hi vọng 5 người nghe lời kêu gọi, trong đó còn 3 người quan tâm và có 1 người chia sẻ. Trường hợp đạt tỉ lệ 10/10 thì chắc chắn số tiền sẽ vượt xa so với số quà cứu trợ cần có và người cứu trợ buộc phải ứng phó linh hoạt để tránh tình trạng lạm phát nhà cứu trợ và bội thực quà cứu trợ).
Hơn nữa, mọi thông tin về vùng lũ hiện tại đã bị bóp méo quá nặng nề, thay vì cả nhà nước, nhà hoạt động xã hội dân sự và người dân cùng suy xét, đưa kẻ tội phạm xả đập thủy điện ra trước pháp đình thì người ta đã khéo léo lái vấn đề sang chỗ Phan Anh, Dũng Vova và nhiều nhà cứu trợ khác, làm cho mọi chuyện rối như canh hẹ. Và thay vì cảm kích, thậm chí biết ơn người đã mang hơi ấm sự sống đến chia sẻ với mình, không ít người rơi vào tâm lý đám đông, dè bĩu, khinh bỉ nhà cứu trợ bởi họ nghĩ (lại toàn tri!) rằng nhà cứu trợ đã lợi dụng nỗi đau khổ, mất mát của họi để kiếm ăn. Mọi chuyện đã bị xô lệch đến mức khó cưỡng lại được bởi một bàn tay nào đó, một kiểu chơi “thập diện mai phục” để thanh trừng người tốt và hành động tốt trong xã hội Việt Nam. Làm cho kẻ xấu, chuyện xấu (cụ thể ở đây là nhà cầm quyền và nhóm lợi ích) nhanh chóng chìm xuồng và nhởn nhơ vô can!
Ngược lại, về phía người nhận cứu trợ. Có một thực tế đau lòng. Tôi đến Hương Khê, Hà Tĩnh vào trận lụt đầu, ngày 14 tháng 10 và đã tự bỏ tiền túi ra tặng một số suất quà nho nhỏ cho một số gia đình khó khăn. Sau đó tôi có đi tiếp một chuyến cứu trợ ủy lạo của một số bà con người Việt sống ở Mỹ sau trận lụt tháng 11. Và lần đi này, khi đến Hương khê, vừa rời thị trấn để đến điểm cứu trợ thì trên đường đi, tôi chứng kiến một trận ẩu đả nảy lửa của các bà trong một trụ sở thôn vì chia quà không đều và tố nhau chuyện nhà này có áp phe với trưởng thôn, nhà kia là bà con chủ tịch xã… Chưa kịp hoàn hồn vì chuyện này thì tiếp đó, tôi nhận điện thoại của một ông cựu chiến binh quân đội Cộng sản, ông này nói với tôi là cố gắng cho ông nhiều suất quà một chút vì… ông có quen biết với tôi! Nghe xong điện thoại thì tôi toát mồ hôi vì nhà ông này thuộc hàng khá giả trong làng và ông cũng chẳng tổn thất gì mấy.
Đến nơi, tôi gặp riêng ông, không phải để thỏa ý nguyện của ông mà để hỏi ông tại sao bị tổn thất không đáng kể, cũng có của ăn của để mà lại có ý định xin riêng cứu trợ. Ông này thú thực: “Tôi cũng không phải quan tâm đến quà lắm đâu nhưng mình cũng là người của chính quyền, mình cũng có số có má, vậy mà tụi thôn, tụi xã nó xin được đủ thứ, mình không xin được gì cũng bẽ mặt với vợ con lắm!”. Tôi im lặng một lúc để tìm giải pháp và cuối cùng tôi nói với ông: “Sao bác không nói với gia đình bác rằng sau trận lụt, thứ mà người ta rinh về cho vợ con là quà cứu trợ thỏa thích, còn bác, bác chỉ muốn rinh về cho vợ con chút lòng tự trọng và danh dự của một người chồng, người cha bất khuất trước thiên tai, nhân họa?!”. Nghe đến đây, ông im lặng, có vẻ như ông không đồng tình với tôi nhưng ông cũng không thể phản pháo tôi được bởi tôi đã chạm vào thứ cần chạm của người đàn ông này.
Và câu chuyện cứu trợ của tôi ở Hương Khê, Hà Tĩnh thực sự buồn khi tôi đến xã Phương Mỹ, rốn lũ Hường Khê, nơi mỗi ngày có đến năm, sáu đoàn cứu trợ đổ về, nơi mà một người bạn sống ở đây đã chia sẻ thành thật với tôi là đừng ghi ông vào danh sách nhận quà, hãy cất phần quà của ông cho nơi khác bởi ông không muốn dối lòng trước Chúa. Bởi gia đình ông, nếu tính luôn cả tiền cứu trợ của các đoàn và tiền của họ hàng phương xa gởi về cho thì ông đã nhận được 73 triệu đồng, mì tôm lên đến hơn 30 thùng và gạo đã lên hàng tấn. Những gia đình khác cũng vậy. Tôi không dám tin vào tai mình, thử đi thăm một số gia đình, mặc dù không thể tìm hiểu được số tiền họ đã nhận là bao nhiều nhưng qua quan sát, số gạo và mì tôm người ta chất trong nhà cũng ngang ngửa với con số mà ông bạn tôi nói. Và một thực tế khác mà tôi nhìn rõ, nhận rõ là khi người ta đi nhận quà, suất quà 500 ngàn đồng của đoàn chúng tôi trao được nhận một cách hờ hững, nhận để mà nhận chứ không mấy mặn mà. Dường như người dân nơi đây đã bắt đầu mệt mỏi với quà cứu trợ nhưng họ không thể không nhận! Đó là một sự thật, ở Ba Đồn, Lệ Thủy, Quảng Bình cũng có nhiều gia đình nhận cứu trợ lên đến con số tương đương con số ở Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Sau chuyến đi, sau mọi mệt mỏi và vui mừng. Mệt mỏi vì đi nhiều, tránh trớ cũng nhiều và thu thập “chứng cứ cứu trợ” cũng khá vất vả, nhất là chứng kiến nhiều nhà cứu trợ bị ném đá và hoạt động cứu trợ bị bị đánh giá theo chiều hướng không mấy vui. Còn vui mừng nhiều vì đã tiếp xúc với bà con, đã nhìn thấy niềm vui của người nhận quà, đã ăn bữa cơm đạm bạc của người dân vùng lũ và đã được các Cha Xứ mời ăn cơm, ân cần, vui vẻ, ấm áp… Hồi tâm lại, theo dõi thông tin, tự dưng tôi lại thấy hoang mang tột độ. Sự hoang mang của tôi không nằm trong vấn đề cũ, tức cứu trợ, lòng thành thật của nhà cứu trợ nữa mà nằm ở vấn đề dân tộc tính. Nói ra nghe to tát và vung tay quá trán nhưng thực sự, chưa bao giờ tính toàn tri – tâm thức nông nghiệp lại lấn chiếm mọi tính cách khác của đại bộ phận người Việt như hiện nay!
Chỉ riêng câu chuyện của Dũng Vova và Phan Anh, có hàng triệu kiểu toàn tri xuất hiện, mà trong đó có hai luồng chính, đó là Toàn Tri Toàn Cục và Toàn Tri Manh Mún. Trong đó, Toàn Tri Toàn Cục xuất hiện sau Toàn Tri Manh Mún.
Trở lại vấn đề của Phan Anh và Dũng Vova, có một điểm dễ nhận biết nữa, ngoài vấn đề hầu hết người ném đá không trưng ra được bằng chứng đã gởi tiền vào tài khoản của hai người này, còn có thêm vấn đề khác là hầu như những người ném đá cũng không hiểu rõ cho lắm về đời sống miền Trung nói chung và đời sống vùng lũ nói riêng. Thậm chí họ cũng chưa đến đó. Bởi nếu đã đến, họ sẽ không rơi vào kiểu phán xét võ đoán rằng “bà con vùng lũ đang đói kém, không có để ăn” sau khi các đoàn cứu trợ đã chính thức khép lại chương trình cứu trợ nơi đây.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, cứu trợ là nhân đạo, và sự nhân đạo không đi đôi với kiểu chia sẻ vô tội vạ để rồi đẩy người ta vào tình thế yếu đuối, nhược tiểu. Từ trước đến nay, kẻ độc tài luôn chủ trương đẩy người dân vào tình thế yếu đuối và nhược tiểu, từ chỗ ngu dân đến biến mỗi ngôi làng thành một làng rượu, biến người mạnh khỏe thành kẻ nghiện ngập cho đến biến những người lành mạnh thành những con người yếu đuối, trông chờ vào sự ban phát, bố thí của người khác. Cứu trợ quá đà sẽ dẫn đến tình trạng này. Và cứu trợ quá đà, để quà cứu trợ bội thực sẽ là tội ác cùa nhà cứu trợ chứ không còn là vấn đề nhân đạo nữa.
Dường như những người ném đá Dũng vova và Phan Anh đều có chung một yêu
cầu là “tiền cứu trợ lũ lụt thì phải dùng để cứu trợ lũ lụt chứ không
dùng cho mục đích nhân đạo khác”. Đây là cách nghĩ đầy tính võ đoán và
toàn tri. Bởi không ai hiểu rõ vùng cứu trợ hơn chính nhà cứu trợ, những
người đã lăn lộn trong vùng lũ. Rất tiếc, đây lại là một kiểu toàn tri
manh mún! Manh mún bởi người phát biểu nó không hiểu biết đầy đủ về đối
tượng và hiện tượng họ đang đề cập. Bởi nếu hiểu rõ thì họ đã không phát
biểu như vậy.
Và khi có quá nhiều trường hợp toàn tri manh mún diễn ra thì lại có thêm
kiều Toàn Tri Đại Cục, những ông thầy phán, nhân danh đại cục, nói gì
cũng nêu đại cục, kính thưa các loại đại cục ra đời. Thực ra, các ông
thầy phán này cũng chẳng hiểu mấy về thực tế mà chủ yếu dựa trên các số
liệu sản sinh từ bàn phím để tổng hợp, phân tích, kết luận rồi sau đó
phán xét, đứng vai tài phán hoặc thầy phán. Kết quả việc này cũng chẳng
tới đâu nếu không muốn nói nó càng làm cho vấn đề thêm rối rắm.
Nói cho cùng, tâm tính của số đông người Việt vẫn chưa thoát khỏi tâm
thức nông nghiệp. Cái bóng của tâm thức nông nghiệp đã bao trùm, chi
phối hầu hết hành vi cùa nhiều người. Phán xét vội vã, giận dữ vô căn
cớ, ngụy biện, chụp mũ, ném đá giấu tay… Tất cả đều là biểu hiện của
phần tâm thức nông nghiệp trong tư duy toàn tri còn sót lại trong mỗi
người. Thực tâm mà nói, nếu chúng ta vẫn còn để cho loại tâm thức nông
nghiệp này hoành hành thân xác và tinh thần chúng ta thì sẽ còn rất lâu
chúng ta mới chạm đến được tự do, tiến bộ và dân chủ!
http://www.rfavietnam.com/node/3599
NS.TUẤN KHANH * GIÁNG SINH BUỒN
Ông Noel không đến
Mùa Giáng sinh năm nay, các bậc phụ huynh ở nhiều quốc gia nói rằng họ
lo âu trước việc bọn trẻ ngày càng sớm không tin vào sự có mặt của ông
già Noel, một nhân vật đã nuôi trí tưởng tượng của hàng tỷ trẻ em qua
bao năm tháng. Ông Noel là nhân vật truyền kỳ vĩ đại trên thế gian này,
suốt đời mang sứ mạng tạo niềm vui cho trẻ em mà không cần bất cứ một
điều kiện đổi chác nào.
Một cuộc thăm dò của Yougov Poll hồi năm ngoái, cho biết trẻ em thường nhận ra sự thật đáng buồn rằng không hề có ông Noel trên đời, trễ nhất, thường từ tuổi lên 9. Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu PEW thì còn ảm đạm hơn, nói rằng giờ đây chỉ còn có 1 trong 5 đứa trẻ (từ 8 tuổi) được hỏi là còn tin vào ông Noel. Điều buồn cười rằng phần lớn trẻ em sau 8 tuổi đểu làm bộ tin vào chuyện ông Noel để làm ba mẹ vui lòng và được nhận quà. Rất nhiều người mẹ hay người bố cũng đoán là con mình không còn tin vào chuyện có ông già Noel nữa, nhưng cả nhà cùng làm bộ như nhau, chỉ để cho vui mà thôi.
Từ nhiều năm nay, giới giáo dục và nghiên cứu tâm lý trẻ em thường khuyên rằng phụ huynh nên tìm cách nói sớm và khéo léo cho bọn trẻ biết về sự thật của chuyện ông già Noel, trễ nhất là vào lúc chúng 9 tuổi. Vì theo các nghiên cứu, đánh lừa trẻ em trong một thời gian quá lâu, đến khi chúng tự biết, sẽ có những trường hợp bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến nhiều năm sau trưởng thành.
Vậy đó, cuối cùng thì, sự thật vẫn là điều cần thiết cho một con người, dẫu sống trong sự huyễn hoặc vẫn luôn có một ánh hào quang đẹp đẽ bao phủ.
Con người vẫn luôn dễ tin vào các huyền thoại, để làm mờ đi sự tẻ nhạt hoặc khốn khó thường ngày đang vây hãm mình. Đôi khi, con người tạo nên các huyền thoại, nuôi nấng, như một cơ hội để băng bó các vết thương tinh thần. Liều thuốc giảm đau đó đôi khi để mình tự nuốt lấy, hoặc có lúc thì để một nhóm người, một quốc gia sử dụng để mê mị đám đông, chèo chống qua các cơn đau hiện thực.
Việt Nam một quốc gia Châu Á, nhưng có vẻ cũng thích sử dụng liệu pháp ông già Noel như vậy, thậm chí sử dụng không cần theo mùa.
Có thể đó là một giải pháp của một số người yêu thể thao Việt Nam. Trong những trận túc cầu quốc tế, người ta dễ dàng tìm thấy nhiều người cỗ vũ có thói quen mang theo hình của ông Võ Nguyên Giáp, ông Hồ Chí Minh… mới đây còn có cả Fidel Castro như một biểu ngữ. Những trận tranh tài thể thao đơn thuần luôn bị bóp nặn để đạt đến cực khoái bởi chủ nghĩa dân tộc và tệ sùng bái cá nhân, không khác gì những đứa trẻ luôn tin rằng hình dáng một ông Noel nào đó sẽ mang đến phép lạ đời thường. Tiếc thay, ông già Noel thì không bao giờ đến, và những người Việt như vậy, mãi mãi không thể trưởng thành – và mang vác những vết thương tâm lý suốt đời mình.
Mùa Giáng Sinh năm nay, bà Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến dạo quanh bệnh viện trên chiếc xe nai, có nói thêm một câu bất hủ “4 bác sĩ ngồi 1 giường có chịu được không?”. Tuyên bố này làm cho người ta nhớ đến 5 năm trước, khi đi nhìn quanh các bệnh viện, bà Tiến cũng nói như một du khách đến Việt Nam “Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện quá tải như tại Việt Nam”. Suốt 5 năm nay trong triều đại bạc nhược của bà, sự cùng quẫn của ngành y tế Việt Nam vẫn y nguyên, chỉ có đối mới trong các nhận định của bà Tiến như lớp trang trí xanh đỏ trên cây thông. Như một bà già Noel giả trang tệ hại, bà Tiến cũng ghé qua và mùa Giáng Sinh và ban phát những lời có cánh, cho một vài tờ báo tung hô như những đứa trẻ chưa đến tuổi tin vào sự thật.
Cũng như vậy, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cưỡi xe nai đi quanh mùa Giáng Sinh, ban cho một món quà adrenalin toàn dân, về việc một mai mỗi người dân Việt sẽ có một bác sĩ riêng. Một món quà hứa hẹn như một món nợ mà truyền đời các nhà lãnh đạo Việt Nam chắc không trả nổi, nhất là trong một thế giới đầy những khốn cùng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ xếp Việt Nam đứng ở hàng 160/190 quốc gia trên thế giới về khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trong hàng triệu những đứa trẻ không muốn vào sự có mặt của một ông già Noel trên đời, chắc hẳn sẽ có rất nhiều đứa trong số hơn 1 triệu 700 ngàn trẻ em Việt Nam phải cực nhọc mưu sinh bởi đói nghèo là nguyên nhân. Đó là số liệu được ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho biết vào đầu mùa Giáng Sinh này, mà chỉ mới là số ước đoán vì thực tế, còn cao hơn vậy. Ông già Noel thì chỉ có thể tặng những món quà, nhưng không thể thay đổi số phận, nhất là số phận của con người sống và chết lặng lẽ ở Việt Nam, bó chiếu vác về nhà từ bệnh viện thành phố hay chìm trong cơn trong xả lũ giữa đêm khuya ở đâu đó rất xa thành thị.
Mùa Giáng sinh năm nay, tôi đọc được một câu chuyện cảm động. Một đứa trẻ 5 tuổi ở Nashville, Hoa Kỳ, bị bệnh nan y và đang chết dần, bé mơ ước được thấy ông già Noel. Một viên cựu quân nhân đã được mời đóng giả làm Santa Claus đến tặng quà cho bé. Lấy hết sức tàn, đứa bé ôm lấy ông và mở quà. "Con sẽ chết, nhưng nếu con chết, con sẽ đi đâu?". "Ở nơi con đến, sẽ có một Santa Claus tốt nhất đợi và đón con ở đó", viên cựu quân nhân trả lời. Ít phút sau, đứa bé chết trong vòng tay của ông già Noel giả trang đó.
Hóa ra, con người tạo ra những huyền thoại để làm dịu những nỗi đau của con người và nuôi những ước mơ chân thành từ trái tim của con người. Tôi đã rơi nước mắt với câu chuyện nhỏ đó, để cho hiện thực và cổ tích trộn lẫn trong trí tưởng, giữa một mùa yêu thương và hy vọng mà con người đã dịu dàng cùng nhau gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Và bất chợt, tôi cũng nghe văng vẳng những tuyên ngôn và hứa hẹn rất nhiều trên đất nước này, bất kể đó có là mùa Giáng sinh hay không, nhưng rồi thật dễ nhận ra, đó là những huyền thoại chưa bao giờ có hơi thở con người.
-----------------------------
Tham khảo thêm http://thepatientfactor.com/canadian-health-care-information/world-healt...
Một cuộc thăm dò của Yougov Poll hồi năm ngoái, cho biết trẻ em thường nhận ra sự thật đáng buồn rằng không hề có ông Noel trên đời, trễ nhất, thường từ tuổi lên 9. Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu PEW thì còn ảm đạm hơn, nói rằng giờ đây chỉ còn có 1 trong 5 đứa trẻ (từ 8 tuổi) được hỏi là còn tin vào ông Noel. Điều buồn cười rằng phần lớn trẻ em sau 8 tuổi đểu làm bộ tin vào chuyện ông Noel để làm ba mẹ vui lòng và được nhận quà. Rất nhiều người mẹ hay người bố cũng đoán là con mình không còn tin vào chuyện có ông già Noel nữa, nhưng cả nhà cùng làm bộ như nhau, chỉ để cho vui mà thôi.
Từ nhiều năm nay, giới giáo dục và nghiên cứu tâm lý trẻ em thường khuyên rằng phụ huynh nên tìm cách nói sớm và khéo léo cho bọn trẻ biết về sự thật của chuyện ông già Noel, trễ nhất là vào lúc chúng 9 tuổi. Vì theo các nghiên cứu, đánh lừa trẻ em trong một thời gian quá lâu, đến khi chúng tự biết, sẽ có những trường hợp bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến nhiều năm sau trưởng thành.
Vậy đó, cuối cùng thì, sự thật vẫn là điều cần thiết cho một con người, dẫu sống trong sự huyễn hoặc vẫn luôn có một ánh hào quang đẹp đẽ bao phủ.
Con người vẫn luôn dễ tin vào các huyền thoại, để làm mờ đi sự tẻ nhạt hoặc khốn khó thường ngày đang vây hãm mình. Đôi khi, con người tạo nên các huyền thoại, nuôi nấng, như một cơ hội để băng bó các vết thương tinh thần. Liều thuốc giảm đau đó đôi khi để mình tự nuốt lấy, hoặc có lúc thì để một nhóm người, một quốc gia sử dụng để mê mị đám đông, chèo chống qua các cơn đau hiện thực.
Việt Nam một quốc gia Châu Á, nhưng có vẻ cũng thích sử dụng liệu pháp ông già Noel như vậy, thậm chí sử dụng không cần theo mùa.
Có thể đó là một giải pháp của một số người yêu thể thao Việt Nam. Trong những trận túc cầu quốc tế, người ta dễ dàng tìm thấy nhiều người cỗ vũ có thói quen mang theo hình của ông Võ Nguyên Giáp, ông Hồ Chí Minh… mới đây còn có cả Fidel Castro như một biểu ngữ. Những trận tranh tài thể thao đơn thuần luôn bị bóp nặn để đạt đến cực khoái bởi chủ nghĩa dân tộc và tệ sùng bái cá nhân, không khác gì những đứa trẻ luôn tin rằng hình dáng một ông Noel nào đó sẽ mang đến phép lạ đời thường. Tiếc thay, ông già Noel thì không bao giờ đến, và những người Việt như vậy, mãi mãi không thể trưởng thành – và mang vác những vết thương tâm lý suốt đời mình.
Mùa Giáng Sinh năm nay, bà Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến dạo quanh bệnh viện trên chiếc xe nai, có nói thêm một câu bất hủ “4 bác sĩ ngồi 1 giường có chịu được không?”. Tuyên bố này làm cho người ta nhớ đến 5 năm trước, khi đi nhìn quanh các bệnh viện, bà Tiến cũng nói như một du khách đến Việt Nam “Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện quá tải như tại Việt Nam”. Suốt 5 năm nay trong triều đại bạc nhược của bà, sự cùng quẫn của ngành y tế Việt Nam vẫn y nguyên, chỉ có đối mới trong các nhận định của bà Tiến như lớp trang trí xanh đỏ trên cây thông. Như một bà già Noel giả trang tệ hại, bà Tiến cũng ghé qua và mùa Giáng Sinh và ban phát những lời có cánh, cho một vài tờ báo tung hô như những đứa trẻ chưa đến tuổi tin vào sự thật.
Cũng như vậy, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cưỡi xe nai đi quanh mùa Giáng Sinh, ban cho một món quà adrenalin toàn dân, về việc một mai mỗi người dân Việt sẽ có một bác sĩ riêng. Một món quà hứa hẹn như một món nợ mà truyền đời các nhà lãnh đạo Việt Nam chắc không trả nổi, nhất là trong một thế giới đầy những khốn cùng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ xếp Việt Nam đứng ở hàng 160/190 quốc gia trên thế giới về khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trong hàng triệu những đứa trẻ không muốn vào sự có mặt của một ông già Noel trên đời, chắc hẳn sẽ có rất nhiều đứa trong số hơn 1 triệu 700 ngàn trẻ em Việt Nam phải cực nhọc mưu sinh bởi đói nghèo là nguyên nhân. Đó là số liệu được ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho biết vào đầu mùa Giáng Sinh này, mà chỉ mới là số ước đoán vì thực tế, còn cao hơn vậy. Ông già Noel thì chỉ có thể tặng những món quà, nhưng không thể thay đổi số phận, nhất là số phận của con người sống và chết lặng lẽ ở Việt Nam, bó chiếu vác về nhà từ bệnh viện thành phố hay chìm trong cơn trong xả lũ giữa đêm khuya ở đâu đó rất xa thành thị.
Mùa Giáng sinh năm nay, tôi đọc được một câu chuyện cảm động. Một đứa trẻ 5 tuổi ở Nashville, Hoa Kỳ, bị bệnh nan y và đang chết dần, bé mơ ước được thấy ông già Noel. Một viên cựu quân nhân đã được mời đóng giả làm Santa Claus đến tặng quà cho bé. Lấy hết sức tàn, đứa bé ôm lấy ông và mở quà. "Con sẽ chết, nhưng nếu con chết, con sẽ đi đâu?". "Ở nơi con đến, sẽ có một Santa Claus tốt nhất đợi và đón con ở đó", viên cựu quân nhân trả lời. Ít phút sau, đứa bé chết trong vòng tay của ông già Noel giả trang đó.
Hóa ra, con người tạo ra những huyền thoại để làm dịu những nỗi đau của con người và nuôi những ước mơ chân thành từ trái tim của con người. Tôi đã rơi nước mắt với câu chuyện nhỏ đó, để cho hiện thực và cổ tích trộn lẫn trong trí tưởng, giữa một mùa yêu thương và hy vọng mà con người đã dịu dàng cùng nhau gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Và bất chợt, tôi cũng nghe văng vẳng những tuyên ngôn và hứa hẹn rất nhiều trên đất nước này, bất kể đó có là mùa Giáng sinh hay không, nhưng rồi thật dễ nhận ra, đó là những huyền thoại chưa bao giờ có hơi thở con người.
-----------------------------
Tham khảo thêm http://thepatientfactor.com/canadian-health-care-information/world-healt...
Monday, December 12, 2016
DU TỬ LỆ * VŨ TÀI LỤC
Vũ Tài Lục, một mất đi, khó người thay thế
Du Tử Lê
Từ phải qua: Trần Lê Nguyễn, Ngọc Dũng, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Tài Lục, cô dâu chú rể Duy Thanh và các phụ dâu. (Hình Duy Thanh)
Tới hôm nay, khi ông không còn nữa, tôi vẫn không biết nên chọn chỉ-danh nào để biểu thị về ông một cách đầy đủ mà, ngắn gọn nhất?!?
Lý do, mỗi người, tùy cơ duyên, vị trí, tương quan hay sự hiểu biết về ông mà, sẽ dành cho ông một chỉ-danh nào đó…
Tôi biết, nhiều người đã nhìn ông như một nhà Tử Vi Đẩu Số, do say mê cuốn “Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư” (dịch từ cuốn sách cùng tên của Trần Đoàn” hay, “Tử Vi Tinh Điển”)… Hoặc từng tìm đến ông, để nghe ông nói về vận mệnh của mình hay người thân; với tất cả lòng khâm phục, kính ngưỡng.
Tôi biết, nhiều người đã coi ông như một nhà tướng mệnh học, do từng đọc cuốn “Tướng Mệnh Khảo Luận” hoặc “Nghệ Thuật Coi Tướng”…
Tôi biết, nhiều người khác, lại nhìn ông như một nhà Chính-trị-học, y cứ trên những tác phẩm sâu sắc mà ông đã cho xuất bản, như cuốn “”Quốc Tế Chính Trị,” “Thủ Đoạn Chính Trị,” hoặc “Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt”…
Tôi cũng biết, nhiều người khác lại nhìn ông như một nhà xã hội học, khi họ đọc những tác phẩm như “Thân Phận Trí Thức,” “Những Khuôn Mặt Tài Phiệt”… (1)
Họ Vũ cũng được một số bằng hữu (giới hạn) biết rằng ông còn có tài bắt mạch, viết toa thuốc cho vài bằng hữu đặc biệt, ông chọn giúp…
Với kiến thức bao trùm nhiều lãnh vực khác biệt như vậy, tôi trộm nghĩ, có thể nhiều người dễ dàng đồng ý chấp nhận một cách trân trọng hai chữ học giả, dành cho ông.
Chọn lựa chỉ danh trên, tương đối thích ứng với tài năng ngoại khổ của ông. Nhưng, điều đó không có nghĩa sẽ được toàn thể đám đông, bằng hữu của ông ưng thuận.
Do đó, trong bài viết ngắn này, tôi xin được dùng bốn chữ ngắn, gọn “Ông Vũ Tài Lục.” Với tôi, chỉ nội tên gọi của ông không thôi, cũng đã đủ nói lên giá trị tài năng, nhân cách của một người Việt Nam đặc biệt này.
Chọn lựa này của tôi, cũng tương hợp với quan điểm chung của các thành viên trong gia đình tôi là “sự mất đi của ông Vũ Tài Lục, là một mất đi khó có người thay thế.” (2)
Lý do chúng tôi dễ dàng đồng ý với nhau về kết luận trên (nhất là T.), vì chúng tôi thấy, từ Đông qua Tây, những “cao thủ” Tử Vi, Tướng Mệnh nổi tiếng, rất hiếm người viết sách về những đề tài nằm ngoài phạm vi họ thủ đắc. Ở miền Nam trước đây, dư luận cũng thường nhắc tới Thầy Chiêm, ông Ba La… Nhưng trong số những tên tuổi ấy, rất hiếm người viết sách về lãnh vực mà họ sở đắc. Càng ít hơn nữa, nếu đó là những lãnh vực nằm ngoài, xa cách hẳn thế giới tử vi, tướng mệnh… Thí dụ các lãnh vực như:
Chính trị, xã hội…; đến mức độ dư luận không ngần ngại gọi họ là học giả, như trường hợp Vũ Tài Lục.
.
Lần đầu tiên tôi gặp ông Vũ Tài Lục là khoảng giữa năm 1971, ở Sài Gòn; một kios sách – – Như một thứ “Tiền trạm” của một thanh niên mà, dân trong nghề làm xuất bản sách quen gọi là Thành-Hiện-Đại.
“Địa chỉ hoa” này, không chỉ là nơi Thành-Hiện-Đại dùng để tiếp xúc với các nhà xuất bản, những cá nhân có sách mới in mà, còn là chỗ để Thành-Hiện-Đại đề nghị, phân công cho các dịch giả thời đó, dịch những tác phẩm ngoại quốc mà nhà phát hành Hiện Đại của anh Thành muốn có. Quán sách có vị trí khá thuận tiện cho mọi tìm kiếm. Nó không có tên, nhưng nằm ngay ngã tư Công Lý và đường Lê Lợi (gần rạp Cinéma Lê Lợi, nhà hàng Thanh Bạch).
Tôi không rõ hôm đó, họ Vũ đến tìm, chờ gặp Thành-Hiện-Đại để giao sách hay thu tiền bán sách? Dù chưa từng giao thiệp, nhưng vừa gặp gỡ, chúng tôi đã nhận ra nhau, như thể biết nhau từ trước. Sau một hai câu thăm hỏi xã giao, tác giả “Tướng Mệnh Khảo Luận” hỏi tôi có thể theo ông về nhà ông ở đường Bắc Hải, khu khám Chí Hòa? Thấy tôi có vẻ ngơ ngác, ông nói rõ:
“Tôi đang muốn tìm một người có tướng mạo, dáng đi có ghi trong sách cổ, mà chưa thấy ở ngoài sách. Giờ tình cờ gặp anh, tôi muốn mời anh về nhà, nói chuyện dễ hơn…”
Bị khích động vì lời nói của ông, cộng thêm tò mò… tôi nhận lời; bỏ ngang công chờ đợi Thành Hiện Đại.
Tôi nhớ thời gian đó, dường như học giả Vũ Tài Lục chưa lập gia đình. Căn nhà trong một ngõ khá rộng, cuối đường Bắc Hải, nhỏ thôi, nhưng tươm tất, ngăn nấp và nhất là sách… Tôi không biết ông có tất cả bao nhiêu cuốn? Nhưng phải nói là sách chất quanh mấy vách tường. Đa số là sách ngoại quốc và chữ Tàu. (Hình ảnh này, tôi cũng gặp lại trong căn nhà của ông, thành phố Huntington Beach).
Họ Vũ chỉ tôi chiếc ghế đối diện với ông ở một khoảng cách vừa đủ cho tôi cảm thấy thoải mái và, ông cũng dễ dàng “quan sát” tôi. Vì không nói thêm điều với nhau; nên để giữ cho mình sự bình thản, tôi nhìn từng gáy sách nơi các bức tường. Tôi không biết tình trạng “im lặng vô tuyến” giữa chúng tôi, kéo dài bao lâu? Chỉ nhớ sau đấy, họ Vũ bảo tôi, làm ơn đứng lên; đi lại, một cách tự nhiên trong phòng khách nhỏ đó…
Sau nhiều lượt đi tới, đi lui, tôi chờ nghe câu nói đại ý…đủ rồi”… của nhà tướng số lừng danh… Nhưng không thấy! Tôi phải tự ý cho phép mình “kết thúc cuộc khảo sát bất đắc dĩ” với tác giả “Nghệ Thuật Coi Tướng” – – Và, thấy ông ghi chép gì đó, nơi cuốn sổ tay. Ông cũng nói cho tôi biết, tướng mạo và dáng đi của tôi, theo danh từ chuyên môn, thuộc loại gì đấy! Tôi không hiểu và, cũng không chờ đợi. Điều tôi chờ đợi được nghe nơi ông về việc tôi có hy vọng gì về “tiền tài hay sự nghiệp” trong tương lai không? Như thể đó là phần ông trả công cho tôi đã theo ông về tận nhà riêng, để “chiêm nghiệm!” Nhưng ông thản nhiên, lạnh lùng như không hề có chút bận tâm nào về sự có mặt của tôi.
Sau lần gặp gỡ “chính thức” vừa kể, đôi lần tôi thoáng thấy ông tới tòa soạn Việt Chiến ở đường Võ Tánh. Tôi biết tờ Việt Chiến do kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống chủ trương. Chỉ không biết là họ Vũ cộng tác hoặc giữ vai trò gì? Tất cả những lần gặp tình cờ kia, tôi đều không cảm thấy thuận tiện dừng xe, thăm hỏi.
Dù chúng tôi vẫn thường xuyên liên hệ với Thành-Hiện- Đại về sách xuất bản, cũng như vấn đề tiền bạc… Nhưng không một lần thêm, tôi gặp lại ông ở “tiền trạm” Công Lý … Lê Lợi hoặc tại kho sách của Thành-Hiện-Đại. Mãi tới đầu thập niên 80, khi nhà văn Mai Thảo dọn về Orange County từ thành phố Seattle và, sau đó là sự có mặt của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đến từ trại đảo đầu năm 1981.
(Kỳ sau tiếp)
_________
(1) Tên tất cả những tác phẩm của học giả Vũ Tài Lục, được nhắc tới trong bài viết này, là tài liệu hiện có trên trang mạng Wikipedia-Mở.
(2) Học giả Vũ Tài Lục mất ngày 18 tháng 10 năm 2016, tại nhà riêng ở thành phố Huntington Beach, miền nam California, hưởng thọ 87 tuổi.
__._,_.___
Du Tử Lê
Từ phải qua: Trần Lê Nguyễn, Ngọc Dũng, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Tài Lục, cô dâu chú rể Duy Thanh và các phụ dâu. (Hình Duy Thanh)
(Tiếp theo kỳ trước)
Thời gian “đôi bạn chân tình” Mai Thảo/Phạm Ðình có mặt ở quận Cam, là thời gian chúng tôi ở căn nhà gần cuối đường Ranchero Way. Cuối tuần họ thường đến chơi… Những lần đó, thỉnh thoảng họ cũng rủ thêm hai người bạn mà, họ thực sự quý mến, thân thiết là Vũ Tài Lục và, Nguyễn Cao Kỳ.
Chính từ những gặp gỡ thảng hoặc kia mà, tình thân giữa tôi và họ Vũ tăng dần, xóa nhòa phần nào dè dặt (nơi tôi). Cũng từ sự xích gần nhau hơn đó, sau này, những lúc chỉ có T. và tôi, nhà văn Mai Thảo thường kể một số điều về tính khí “cổ quái” của con người “ngoại khổ” Vũ Tài Lục, cho chúng tôi nghe.
Chẳng hạn, qua tác giả “Căn nhà vùng nước mặn,” chúng tôi được biết bà Tuyết Mai, người bạn đời thuở đó của ông Kỳ, là bà con với ông Lục. Cũng qua nhà văn Mai Thảo, tôi mới biết ông Lục có nhận coi tử vi cho những người biết, tìm đến ông hoặc được ai đó giới thiệu. (Cho đến ngày từ trần, họ Vũ không hề có một dòng chữ quảng cáo hay phổ biến số điện thoại của ông trên báo…)
Việc nhận coi tử vi của họ Vũ là sự kiện chưa hề xẩy ra trong suốt 20 năm ở Saigon của tác giả “Nghệ thuật coi tướng.”
Tôi không biết, có phải vì vậy mà, hơn một lần ông Vũ Tài Lục đã hỏi nhà văn Mai Thảo, có biết ông ấy là ai trong cuộc đổi đời này không?
Dĩ nhiên tác giả “Ðêm Giã Từ Hà Nội” lắc đầu. Họ Lục nói ngay, không chút ngập ngừng, mặc cảm:
“Tôi hành nghề coi bói, cũng giống như một thằng ăn mày thôi. Nó chẳng khác gì nhau hết!”
Nhưng, thưa bạn, đó chỉ là một cách nói vì, vẫn theo lời kể của nhà văn Mai Thảo thì:
Ông Vũ Tài Lục rất… “kỵ” những người khách đến trễ giờ. Ông không cần biết bạn ở tiểu bang khác về hay, ở ngay quận Cam. Mỗi khi có hẹn, trước giờ khoảng vài phút, ông thường vén màn nhìn ra đường. Nếu thấy xe của khách thì, đúng giờ ông sẽ mở cửa mời vào. Ngược lại quá giờ, ông đuổi về; không cần biết lý do…
Họ Vũ cũng nổi tiếng là người nói thẳng thừng, nói “vỗ mặt” khách mà, không quan tâm tới tự ái, sĩ diện của khách, dù họ là ai! Một khi, qua lá số tử vi, ông thấy đó là người có quá khứ thiếu phẩm chất làm người…
Nặng hơn, ông từ chối không coi, thẳng thừng đuổi người khách đó, dù họ đi với ai hoặc, do ai giới thiệu…
Nhà văn Mai Thảo cũng kể, không dưới một bà khách, bực dọc, nằng nặc hỏi lý do bị từ chối, khiến họ Lục đã nói thẳng vào mặt người đó, đại ý “số của bà là số của một con đ…, cần gì phải coi nữa?!?
Chính vì tính khí… “cổ quái” của ông mà, mỗi khi cần ông, dù có chút tình thân, chúng tôi luôn đến sớm, trước giờ hẹn ít nhất 10 phút. Tôi cũng không quên dặn dò những người nhờ tôi hẹn với ông họ Vũ, điều quan trọng ấy.
Dù tính khí ông Vũ Tài Lục có phần “cổ quái” theo cách nói của nhà văn Mai Thảo, hoặc thói quen nói “vỗ mặt” khách của ông… Nhưng tôi tin rất nhiều người đã nhận được từ ông, những hướng dẫn chí tình, cần thiết khi họ tìm đến ông với những khó khăn, bế tắc trong đời thường.
Tôi không biết trường hợp khác, riêng với gia đình tôi thì từ T., đến cháu Orchid, mỗi khi có một “vấn nạn” lớn không thể tự giải quyết, họ đều tìm đến “Ông Thần” Vũ Tài Lục (chữ chúng tôi dành cho ông).
Ở tất cả những lần tìm đến “Ông Thần” của gia đình chúng tôi, ông không chỉ hiện ra như một thầy tử vi, tướng số chưa từng nói sai một lần nào mà, ông còn như một nhà “tư vấn ngoại hạng,” về những vấn đề chuyên môn nằm ngoài lá số nữa.
Ngay khi còn nhỏ tuổi, lại lớn lên ở đất Mỹ, nhưng tôi nhớ, ít nhất hai lần cháu Orchid của chúng tôi, đã phải “cầu cứu” Bác Lụcsau những lần xuống tinh thần.
(Còn tiếp một kỳ)
(Tiếp theo và hết)
Ở lãnh vực sinh hoạt truyền thông, báo chí của con người “ngoại khổ” Vũ Tài Lục, nếu không tình cờ gặp nhà báo Nguyễn Mạnh Cường, tôi không hề biết rằng, họ Vũ còn có một thời gian điều hành nhật báo Lập Trường vào đầu thập niên 1970, trong vai trò chủ nhiệm mà, nhà báo Nguyễn Mạnh Cường được mời vào vị trí tổng thư ký. (1)
Tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm nhất mà họ Vũ để lại trong tôi, ngay tự những năm tháng quê nhà, là kiến thức, tầm hiểu biết sâu, rộng của ông, ở nhiều lãnh vực khác nhau; nhất là lãnh vực chính trị. Tới hôm nay, dù đã trải qua mấy chục năm, mỗi khi đọc lại những trang sách có tên “Huyền Thoại Trương Lương,” mở vào tác phẩm “Thủ Ðoạn Chính Trị” của Vũ Tài Lục, tôi vẫn còn khâm phục về những nhận định, phân tích bất ngờ, khác hẳn những ghi nhận của những học giả khác về nhân vật Trương Lương, một trong “Tam kiệt” xây dựng cơ đồ nhà Hán, trong cuộc tranh hùng Hán-Sở của lịch sử Trung Quốc nhiều nghìn năm trước.
Dưới dây là những dòng chữ của tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thủ Ðoạn Chính Trị” mà thời gian hoàn tất được ghi là “20 tháng 7, 1968”:
“Cách đây hai ngàn một trăm tám mươi năm, vua nhà Tần là Doanh Chính thống nhất Trung Quốc, tự hiệu là Tần Thủy Hoàng, ngụ ý muốn bảo cho người đời hay rằng dòng họ nhà ông sẽ đời đời cai trị Trung Quốc. Nhưng chưa trọn mười lăm năm và truyền nhau chưa hết hai đời thì nhà Tần đã bị lật đổ. Huyền thoại Trương Lương ra đời trong khung cảnh lịch sử này. Trương Lương là con cháu dòng dõi của nước Hàn (một trong sáu nước bị nhà Tần thôn tính.) Cha ông của Trương Lương đã năm đời làm tể tướng nước Hàn. Khi Hàn bị Tần diệt, Trương Lương liền đem hết sản nghiệp của mình đi tìm một thích khách để ám sát Tần Vương. Ðến nước Triều Tiên làm Lương Hải Quân, Trương Lương gặp một dũng sĩ với sức muôn người không địch, có thể múa đôi chùy nặng chừng năm trăm cân nhẹ như người thường cầm hai chiếc quạt. Trương Lương cùng người dũng sĩ liền về Bác Lãng Sa, đón Tần Thủy Hoàng đi săn ở đây mà giết. Kết quả quả chùy ngàn cân đã đập nát chiếc xe giá không có Tần Thủy Hoàng ngồi trong. Chết hụt, Tần Thủy Hoàng ra lệnh tầm nã Trương Lương. Khắp nơi mật vụ bủa lưới. Việc làm kinh thiên động địa kia khiến cho nhân dân khắp nơi tán tụng. Trương Lương còn trẻ lại làm việc động trời nên chỉ trong ít ngày Trương Lương đã trở thành một vị thiếu niên anh hùng, người của thần thoại trong đầu óc nhân dân. Nhưng trước mắt nhà chính trị, trước mắt những con người lão luyện giang hồ thì công việc ném chùy ở Bác Lãng Sa của Trương Lương chẳng qua chỉ là một hành vi vung kiếm vươn người lên mà quyết đấu của kẻ thất phu, chỉ là một thứ anh hùng chủ nghĩa cá nhân thoát ly quần chúng không có tổ chức. Với hành vi đó thật khó lòng mà lật đổ cả một bộ máy bạo ngược của nhà Tần, khó lòng đương nổi với cuộc cách mạng có trăm đầu ngàn mối. Tuy nhiên, họ cũng nhận là cái phẩm chất thanh niên của Trương Lương thật là đáng quý. Tấm lòng yêu chánh nghĩa nhiệt thành, lương tâm sáng rọi muốn cứu đời, cứu người là những chất liệu nếu đem rèn đúc với sự hiểu biết nữa thì phải thành thứ vũ khí đạp đổ bạo Tần…” (Nguồn: Nguyễn Kim Vỹ, người tạo E-Book “Thủ Ðoạn Chính Trị” của Vũ Tài Lục)
Từ kết luận “Tấm lòng yêu chánh nghĩa nhiệt thành, lương tâm sáng rọi muốn cứu đời, cứu người (của Trương Lương) là những chất liệu nếu đem rèn đúc với sự hiểu biết nữa thì phải thành thứ vũ khí đạp đổ bạo Tần,” tác giả đưa người đọc tới gặp một nhân vật tên là Hoàng Thạch Công – – Người thử thách rồi “rèn luyện” Trương Lương thành một quân sư tài ba để giúp Lưu Bang sau này! Nhưng, đó lại là một nhân vật theo họ Vũ, vốn không có thật! Vậy, những gì Trương Lương học được là từ đâu? Bởi ai?
Tác giả “Thủ Ðoạn Chính Trị” giải mã bí ẩn này bằng một nhận định mới mẻ, độc đáo:
“Hoàng Thạch Công hoàn toàn là một huyền thoại, Hoàng Thạch Công chính là bản thân lịch sử hiển hiện thành người dã sử để tô điểm thêm cho cái tài an bang tế thế tột bậc của Trương Lương. Cuộc đời và sự nghiệp của Trương phải có Hoàng Thạch Công thì mới thành tựu được. Mười ba năm sau vụ ám sát Tần Thủy Hoàng là mười ba năm Trương Lương theo học thầy Hoàng Thạch Công, nhưng ông thầy đó lại không có thực. Vậy thì lời dạy trong mười ba năm ấy đúng ra là lời dạy của lịch sử, của thực tiễn đấu tranh…” (Nđd)
Họ Vũ nhấn mạnh từ một thanh niên với lý tưởng, lãng mạn, Trương Lương được “lịch sử” dạy rằng:
“Lề lối tác loạn vô chính phủ và khủng bố không đủ khả năng để tiêu diệt guồng máy thống trị bạo Tần (…) Lúc Trương Lương cúi xuống nhặt dép cho ông lão rồi quỳ xuống xỏ dép vào chân người lạ, chính là lúc mà Trương Lương đã từ bỏ hẳn cái học vô ích của mình từ trước đến nay, dứt khoát hẳn với cái thân phận danh gia tử đệ ra mặt đứng vào cái thế chính trị mới để lao vào cuộc đấu tranh thời đại của thân phận áo vải làm hoàng đế sau này là Lưu Bang…”
Cảnh cúi xuống xỏ dép cho Hoàng Thạch Công của Trương Lương, khiến họ Vũ Tài Lục trực nhớ: “Cảnh ấy cũng tựa như cảnh Trifimo trong vở kịch Ciseraie (Tchekov) đánh chiếc xe troika dời bỏ khu rừng cũ để vào cuộc đời mới, cuộc đời mới của Trương Lương là trở nên một tay chính trị nhà nghề, thoát bỏ hẳn cái xác chính trị dũng sĩ trước kia…” Cho thấy sở học và đọc sâu, rộng của họ Vũ.
__.
Sunday, December 11, 2016
NGUYỄN VĂN TÂM * BẦU CỬ MỸ
Thấy gì qua bầu cử tổng thống Mỹ 2016
Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm (Danlambao)
- Sau hơn một năm với những vận động tranh cử nhiều gay go và cay đắng
có những lúc lời qua tiếng lại thật là dơ bẩn, gây hấn hạ cấp đi thẳng
vào cá tính đưa tới nhiều ân oán, căm hờn gây ra nhiều tranh cãi nhất từ
trước tới nay trong lịch sử tranh cử tổng thống Hoa Kỳ trên những diễn
đàn công cộng, những đài TV và radio, báo chí và trên các trang mạng xã
hội trên toàn thế giới.
Sau cùng thì cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 cũng đi đến một kết thúc
vào ngày 8 tháng 11, 2016 là ông Donald Trump đã thắng bà Hillary
Clinton để trở thành tổng thống 45 của nước Mỹ.
Đây là một kết thúc phải nói gây bàng hoàng, ngạc nhiên, ngỡ ngàng và
hụt hẫng cho những dự đoán ở Mỹ và thế giới. Đây cũng được coi như một
kết quả “ngựa về ngược”.
Ngựa Về Ngược? Với kết quả Trump (CH) thắng bà Clinton (DC) cho
thấy không phải ngựa về ngược như dư luận đã ồn ào. Chúng ta coi kết quả
bầu cử như một truyền thống người dân Mỹ rất công bằng với hai đảng.
Nếu đảng đang cầm quyền đủ hai nhiệm kỳ thì qua cuộc bầu cử kế tiếp
người dân Mỹ luôn bầu cho ứng cử viên của đảng đối lập. Họ muốn thay đổi
từ Cộng Hòa qua Dân Chủ rồi từ Dân Chủ qua Công Hòa. Chỉ có một trường
hợp của “Bush cha” (CH) sau tám năm của Reagan (CH) lại được dân Mỹ bầu
tiếp cho CH thêm bốn (4) năm nữa. Sau đó “Bush cha” phải thua Bill
Clinton (DC) dù lúc đó Bill Clinton chưa phải là một khuôn mặt quen
thuộc và nổi danh hay tài ba. Sau Clinton (DC) thì đến “Bush con” (CH)
dù lúc đó “Bush con” không phải là người có tầm vóc để lãnh đạo nước Mỹ
đã thắng Gore qua quyết định của Tối Cao Pháp Viện. Rồi từ “Bush con”
(CH) đến Obama (DC) khi đó Obama được đánh giá như một lính mới tò te
chưa được một nhiệm kỳ đầu thượng nghị sĩ, còn non nớt trong chính
trường Mỹ.
Điều này cho thấy người dân Mỹ rất công bằng và luôn muốn có những thay
đổi mà họ tin là sẽ tốt hơn khi bầu lại tổng thống. Người dân Mỹ phải
nói là khôn ngoan, sáng suốt và khách quan và không quá lệ thuộc vào
tinh thần đảng phái quá cực đoan như những đảng cộng sản hay những đảng
phát xít hay đảng của các nước độc tài lúc nào cũng coi đảng mình là ưu
việt ra lịnh cho đảng viên, áp lực và khống chế người dân phải bỏ phiếu
theo lịnh đảng bầu cho người của đảng mình không cần biết có tài hay
không và không cần biết ứng cử viên đó có làm tốt cho đất nước và dân
tộc mình hay không mà chỉ biết theo lịnh đảng mà thôi. Với nước Việt Nam
cộng sản thì đảng cử rồi đảng bầu và người dân ngó.
Tám (8) năm qua nước Mỹ dưới sự cai trị của Dân Chủ qua chính quyền
Obama thì năm 2016 phải đến phiên Cộng Hòa là Donald Trump đó là chuyện
đương nhiên dù dư luận đánh giá Trump không xứng đáng là tổng thống Hoa
Kỳ.
Hiện tượng Trump. Ý dân và ý đảng. Từ khi cuộc bầu cử sơ
bộ của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bắt đầu để chọn người đại diện đảng
ra tranh chức tổng thống Hoa Kỳ thì người ta thấy ngay một hiện tượng
Donald Trump. Lúc đó dư luận đồn đoán và rò rĩ cho rằng Trump ra tranh
cử chỉ làm trò hề mà thôi, là thứ có tiền mua vui, mua danh mà thôi. Với
Trump không có một chút kinh nghiệm và kiến thức gì về chính trị, quân
sự, ngoại giao và chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong chính quyền dù
là cấp thấp nhứt phải đương đầu với 16 ứng cử viên rất sừng xỏ của đảng
Cộng Hòa: như Jeb Bush, Ted Cruz, Marco Rubio, John Karsich, Chris
Chirstie v.v... thì Trump chỉ đóng vai trò như một thằng hề làm trò giễu
cợt cho thiên hạ mà thôi.
Nhưng rồi xuyên qua thời gian vận động phải nói là gay gắt và gây oán
thù vì những câu nói thô lỗ, cục mịch, thiếu văn hóa của Trump đã “phan
bừa” tấn công những đối thủ không thương tiếc đi thẳng vào cá tính riêng
tư không chừa lối thoát cho đối thủ của mình. Một bãi chiến trường chửi
bới, gây hấn, moi móc đời tư cá nhân nhơ nhớp tồi tệ nhứt trong lịch sử
bầu cử tổng thống Mỹ. Rồi những ứng cử viên sừng xỏ đó từ từ rơi rụng
và cuối cùng ông Trump được cử tri của đảng Cộng Hòa bầu là đại diện
đảng Cộng Hòa tranh với bà Clinton của đảng Dân Chủ. Và sau cùng thắng
luôn bà Clinton trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Điều này cho
thấy “ý dân” thắng “ý đảng” (CH).
Tự ái dân tộc cực đoan. Trump đã tích cực thuyết phục vận động
lôi kéo những cử tri da trắng nghèo, ít học đa số ở miền quê lâu nay bị
bỏ quên. Trump đã kích động lòng yêu nước và tự ái dân tộc của những
người da trắng này là dân tộc Hoa Kỳ một thời hãnh diện về một quốc gia
hùng mạnh nhứt thế giới là “siêu cường” trên thế giới. Trump lắng nghe
được tiếng nói của họ và đã đánh thức và kích động sự bực tức, sự giận
dữ vì bị lãng quên, bị thiệt thòi của giai cấp này cùng đứng lên đi ra
khỏi cái ốc đảo nghèo khó hẻo lánh hành động để lấy lại cái thế đa số
của mình (theo thống kê người Mỹ da trắng hiện nay vẫn còn chiếm khoảng
70% dân số Mỹ). Trump cho rằng nếu chúng ta (những người da trắng) không
có những hành động ngay thì trong vài chục năm sắp tới sắc dân da trắng
của chúng ta sẽ trở thành thiểu số.
Đây là khích động đánh vào tự ái dân tộc cực đoan và tự hào của người Mỹ
da trắng nhứt là với nhóm da trắng luôn luôn tự coi mình là “White
Supremacy”. Với khẩu hiệu và chiêu bài “Making America Great Again”
Trump cho người dân “da trắng supremacy” thấy rằng họ có thể sẽ làm
nước Mỹ hùng mạnh trở lại giống như thời của tổng thống Reagan một thời
được toàn dân Mỹ tôn sùng và kính trọng. Đến đây chúng ta thấy được cuộc
vận động của Trump phảng phất cái tinh thần và ảnh hưởng của KKK qua sự
endorse của tờ báo chính thức của nhóm này trong cuộc bầu cử. Điều này
sẽ làm cho dư luận dè dặt về chính quyền Trump về chính sách liên hệ đến
các sắc dân (racial).
Tinh thần hay chủ nghĩa dân tộc thực sự đã hiện hữu từ lâu với bất cứ
dân tộc nào. Những vị anh hùng dân tộc của người Việt chúng ta từ ngàn
năm xưa như Hai bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Quang
Trung Nguyễn Huệ v.v... đã biết tận dụng chủ nghĩa dân tộc này qua những
chiêu bài về giống Lạc Việt, Con Rồng, Cháu Tiên để chống đế quốc xâm
lược từ phương Bắc v.v... Tập Cận Bình đang khích động người Tàu về tinh
thần dân tộc Đại Hán để thực hiện mộng bá quyền Đại Hán. Gần đây bên Âu
Châu tinh thần chủ nghĩa dân tộc cũng đang trỗi dậy qua vụ Brexit nước
Anh tách ra khỏi khối Âu Châu. Ngày nay Trump đã và đang tận dụng và
kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan chỉ là một nối tiếp làn
sóng đang lan tràn mà thôi.
Người Mỹ da trắng ít học, nghèo, giai cấp lao động và ở thôn quê giai
cấp này cảm thấy bị bỏ quên bởi những chính trị gia tại DC cả Cộng Hòa
và Dân Chủ. Họ không có một chút tin tưởng nào vào giới thống trị ở DC.
Họ đang sống trong một tâm trạng ngoài lề xã hội, cuộc sống bất an và bị
giai cấp tinh hoa có học ở thành thị bỏ quên họ, miệt thị và coi thường
họ. Họ tủi thân và tự hứa phải làm một cái gì quật khởi để giành lại vị
trí hiện hữu của mình là những người da trắng từ thời lập quốc.
Trump đánh động được tâm lý sợ hãi này và khích động tinh thần tự ái
giai cấp thúc đẩy họ đứng lên giành lại những gì đã bị mất.
Trump đã thành công khi Trump thắng hầu hết các tiểu bang thôn quê và
những tiểu bang kỹ nghệ gọi là “battle states” đông đảo giai cấp lao
động trung lưu nghèo như Wisconsin, Michigan, Pennsilvania mà từ nhiều
năm nay đã bỏ phiếu cho những ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ.
Ở đây chúng ta cũng nên biết thêm đa số người Mỹ da trắng ở thôn quê mà
tổ tiên họ là những người Mỹ da trắng từ thời lập quốc có tinh thần rất
thủ cựu và bảo thủ có khuynh hướng nghiêng về phía Cộng Hòa nhiều hơn
Truyền thông chính mạch và trang mạng xã hội. Trong suốt cuộc vận động
Trump đã bị báo chí giòng chính coi thường và luôn tìm cách đánh phá để
loại Trump cũng như một số chính trị gia lão thành và những lãnh tụ uy
tín của đảng Cộng Hòa đã làm. Những cơ quan truyền thông này đã cùng
nhau về hùa xa luân chiến đánh Trump tơi bời dồn Trump vào thế cơ lập và
bị động. Nhiều lúc Trump đã phải lên tiếng than trách mình bị đối xử
bất công và bị cô đơn trong trận chiến truyền thông này. Trump coi giới
truyền thông chính mạch như kẻ thù. Không chịu thua Trump mạnh dạn đương
đầu thách thức và tuyên chiến với giới truyền thông chính ngạch này.
Làm sao Trump có thể đương đầu với một lực lượng truyền thông chính
ngạch với 57 tờ báo và các đài truyền hình và radio ủng hộ bà Clinton
chỉ có 2 ủng hộ Trump?.
Nhưng ban vận động của Trump đã nhạy bén khôn ngoan tận dụng công cụ
truyền thông bên lề đang được phát triển mạnh và phổ quát là Facebook và
Twitter và thu hút và lôi cuốn nhiều ủng hộ viên tham gia đông đảo.
Chính truyền thông mạng xã hội này đã giúp Trump đem lại phần nào sự cân
bằng trong trận chiến truyền thông. Thăm dò cho biết thắng lợi của
Trump là nhờ vào mạng xã hội Facebook và Twitter này.
Tiên tri, chiêm tinh gia, tử vi, bói toán trong lãnh vực tâm linh mê
tín, dị đoan cũng can dự vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016. Từ nhiều
thập niên qua lãnh vực thần linh, chiêm tinh này đã tham dự liên tục vào
những cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
Dù đang sống trong xã hội Tây Phương vật chất và thực tế, khoa học nhưng
lãnh vực này cũng chi phối một phần không nhỏ. Lãnh vực này có ảnh
hưởng đến sinh hoạt chính trị Mỹ vì từ nhiều năm qua những chiêm tinh
gia, những nhà tiên tri đã đưa ra những lời tiên đoán đúng về những biến
cố lớn trên thế giới và Hoa Kỳ để rồi những ai còn hoài nghi không tin
cũng phải tin. Tin còn cho biết Trump thành công trong kinh doanh địa ốc
và đắc cử tổng thống này cũng một phần nhờ nhà phong thủy người Trung
Hoa đã giúp ông về phong thủy.
Những chiêm tinh gia, nhà tiên tri tử vi bói toán nổi tiếng thế giới can
dự vào cuộc bầu cử như Nostradamus, Baba Vanga (mù), giáo sư tiên tri
Allan Lichtman và phía người Việt có GS Trần Quang Quyến qua tướng pháp
Ngô Hùng Diễn và nhà tiên trị Trần Dần v.v... đã có những tiên đoán đúng
gần giống nhau về kết quả cuộc bầu cử là sự thắng cử của Trump trước bà
Clinton .
Những nhà tiên tri, chiêm tinh gia này còn có những tiên đoán kế tiếp về
Trump rất là mạnh bạo và gây shock như: Trump sẽ bị ám sát hoặc Trump
sẽ bị truất phế (impeachment). Trump sẽ dẩn dắt nước Mỹ đi vào một cuộc
chiến mới về kinh tế, mậu dịch, khủng bố và quân sự v.v...
Nếu những tiên đoán trước bầu cử đúng về Trump thì sẽ không có nhiều
nghi ngờ về những tiên đoán kế tiếp sau này về Trump và tình hình nước
Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump. Tin hay không tin về những tiên đoán đúng
hay sai chúng ta phải chờ xem.
Thay lời kết
Giờ đây nước Mỹ đã có tổng thống thứ 45 là Donald Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, 2017.
Những vận động tuyên bố dao to búa lớn, cường điệu, hùng hổ, cực đoan, thô lỗ, cọ cằn v.v... chắc phải qua đi.
Từ đây người dân Mỹ sẽ trông chờ theo dõi những gì Trump sẽ làm có đúng
với những hứa hẹn hay không? làm nhiều hay ít hay nuốt lời hứa để trở
thành “con ma nhà họ hứa”?. Nước Mỹ có trở lại là một cường quốc mạnh và
được kính nể như trước đây hay không như khẩu hiệu và chiêu bài “Making
America Great Again”?. Trump sẽ làm được gì cho đất nước và nhân dân
Hoa Kỳ nhất là cho người Mỹ da trắng, ít học nghèo thuộc giai cấp lao
động và ở những vùng thôn quê vừa qua đã ủng hộ đưa ông vào Tòa Bạch Ốc
theo lời hứa của ông, “Amercia First”?
Nói thì dễ. Nhưng làm được những gì mình hứa không phải là dễ khi những
chuyện đó có tính cách quốc gia đại sự có liên quan đến thế giới qua
những liên hệ chằng chịt phức tạp về quyền lợi và quyền lực. Chắc Trump
và những cố vấn của ông cũng phải hiểu được chế độ tam quyền phân lập
của nước Mỹ không thể một mình Trump hay đảng Cộng Hòa muốn làm gì thì
làm mặc dù đảng Cộng Hòa đang nắm hành pháp và lập pháp và có thể là Tư
Pháp nữa.
Hãy chờ xem.
Saturday, December 10, 2016
ĐƯỜNG HẦM BẮC TRIỀU TIÊN
Bên trong đường hầm Triều Tiên có thể vận chuyển 30.000 quân tới Hàn Quốc
Hàn Quốc phát hiện 4
đường hầm bí mật được cho là xuất phát từ Triều Tiên, có thể chứa kho vũ
khí, chỗ ngủ, đường ray và di chuyển 30.000 quân trong một giờ.
No comments:
Post a Comment