Tuesday, December 29, 2009

QUỐC VIỆT * PHIẾM LUẬN

 


Chuyện nói năng ở Hà Nội
Tác Giả : Quốc Việt

Cô gái trẻ tay cầm mảnh sắt tam giác khều ốc, mồm cứ chì chiết về một lão "quái thai ngâm giấm" nào đó là nhân tình cũ. "Cái lão ầy dở hơi không thể nào tin nổi, cứ chăm chăm buộc tao phải làm bu của mấy đứa con lão. Nhưng bọn mày xem tao có điên mới chịu làm vợ lẽ cái lão quái thai ngâm giấm dặt dẹo ấy..."

Tôi trợn mắt suýt nuốc cả vỏ ốc vào mồm khi nghe cô gái Hà Nội trẻ đẹp Thùy (Ô) kể chuyện "người yêu". Anh bạn chính gốc trai phố Hàng Bông chỉ chép miệng cười với tôi "Ba hoa bốc phét ! Rượu vào lời ra ấy mà. Cái ngữ đỏ vỏ đen lòng như con ranh ấy thì mấy thằng "củ chuối" yếu choèn choẹt dễ chảy thành nước lắm". Rồi anh ta nhổ toẹt các đuôi ốc đang nhai trong mồm, giải thích cho cái thằng miền Nam là tôi nghe ấy là bốn "cave" đi ăn đêm "Tình bướm đêm tanh như cá ! Gặp giai nào bao được cũng ti tỉ yêu thương trẹo cả mỏ, nhưng quay lưng đi là chửi vãi cả tiên sư người ta"...

Tốp "cave" vừa lên xe "a còng" vọt về bãi đáp khách sạn thì lại thế ngay vào đó một nhóm học sinh đi chơi khuya. Các em chỉ trạc lớp 11, 12. Giọng véo von dễ thương như chim hót. Nhưng thú thật nếu không có anh bạn dân Hà thành làm thông dịch, thì với vốn ngôn ngữ "lúa" của mình, tôi chỉ có nước giơ tay chào thua. Các em đang say sưa bàn tán về một chàng ca sĩ miền Nam nào đó đang Bắc tiến "Anh chàng trông cũng hầm hố nhỉ. Ít ra cũng quần bò, áo phông, tóc mui rùa bụi bặm chứ không đến nỗi ẻo lả như mấy lão xăng nhớt gì cũng chơi tất tần tật..."

Cô bạn cứ mải mê hỏi chuyện Năm Cam trong Nam, nhưng khi tôi hỏi lại tiếng đồ các cô cậu ấm Hà thành dám vung đô la mua một chúc cả chục chiếc "a còng" thì cô ta chỉ bình luận "Cái đồ voi đú chuột chù cũng đú ấy mà". Nhìn ánh mắt người ngoài hành tinh của tôi, anh bạn phì cười "Trong ông thì đại loại gọi là đua đòi học làm sang đấy"

Đầu giớ sáng, tôi ngoắc xe ôm, mới mở miệng vài câu, nghe giọng miền Nam đặc tương trúng mánh lạnh băng toang tác giá 50 nghìn đồng. Tôi chưa kịp trả giá hết câu đã ù cả lỗ tai vì mấy câu gắt gỏng "DM! Mới mở mắt đi cuốc đầu tiên đã vớ phải mặt hãm tài đành đạch như quả táo tàu khô. Đi không đi ngoác cái mồm nhanh lên cho người ta nhờ. Đồ dở hơi!" Sự việc có lẽ sẽ không dừng lại mấy lời đôi co nếu tôi không kịp nghe những bạn xe ôm của anh ta nói chuyện với nhau cũng những lời như vậy ...

http://my.opera.com/xahoihoc/blog/show.dml/984453

PHỞ & DIET


PHỞ & DIET


Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vỗ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gĩa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo, cứ như là thánh chỉ đến thần dân rạp đầu đón nhận vậy.
Cha con anh coi thử em dạo này có mập không? Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ.

Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổi đã nhảy cẫng lên la lớn:
- Mẹ mập, mẹ mập!
- Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu – Tôi cẩn thận tránh dùng chữ mập, từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo
- Như vậy cha con anh cũng nói em mập? Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết – Mặt bà xã bổng đanh lại – chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai!

Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phải đai-ét theo, cả nhà diet, người người diet, thế có chết không chứ? Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt, trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn “chớt” luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗi gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chỗ nào “vacancy” hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền. Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi.

Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiêng vô một đống rau. Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh rờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain Dew…. là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi. Thay vào đó là rau và đậu hũ, đậu hũ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hũ và đậu hũ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hũ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗi thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏi nằm mơ thấy cái gì mà la lối òm xòm? Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏi nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phải nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa… cái rượt tôi chạy trối chết.

Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mới có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. Ðến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụi nó qúa cỡ, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, Burger King, Big Mac, Happy Meal cho chúng. Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra do thám tình hình. Mẹ nó hỏi con ăn cái gì đó? Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật. Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa? Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông? Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi.

Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hễ bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mới thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợi gì hết. Mọi hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc, còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây … thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn ít hơn cơm tù cải tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗi, đổ bịnh ra đó thì khổ. Ði làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngủ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy cool aid, bà xã lấy trái cây, rồi mới đến tôi, cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi. Ngày nay chẳng còn mấy ai còn “chạy” tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không.

Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xã bỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt … máu. Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước… khóc ròng. Ðai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngủ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa. Công bằng mà nói bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. Tôi đã từng nếm trải những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100%, có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì? Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗi, tỏ lòng sám hối ăn năn và dốc lòng chừa cãi.
Ðã hơn mấy lần chúng tôi nghe lời xầm xì sau lưng, “Ối giời sao cô ấy ốm quá vậy?” “Ốm thấy mà ghê?” Có người còn hỏi thẳng vợ chồng tôi: “Ủa em bị bệnh hay sao mà ốm và xanh qúa vậy?” Gặp tình cảnh như vậy tôi đành nhào ra đỡ đạn: “Dạ tại lo lắng chuyện con cái nhà cửa nên hơi ốm một chút.” Cái từ “hơi ốm” của tôi là nói thách đấy, chứ thật tình ốm qúa đi chứ còn gì nữa. Từ một người đàn bà có da có thịt, trắng trẻo, hồng hào trở thành một người tiều tụy xanh xao như dân kinh tế mới hỏi sao người ta không thắc mắc? Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi. Lắm lúc sẵn dịp đi chợ tôi muốn dẫn bả tạt ngang quầy thịt, biểu ông Mễ cắt giùm một cục mười pound, đưa cho bả coi bả đã mất chừng đó thịt biểu sao không ốm o gầy mòn. Còn nữa, bao nhiêu quần áo ngày trước phải xếp lại cho vào túi nilon nhét hết vào closet, rồi lại đi shopping mua quần áo mới.

Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa, chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt trong mấy khi đi shopping chăng? Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần, cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít.

Ðã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng với biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bỗng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lở miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏi. Nhưng lần này không phải vậy. Càng ngày nó càng sưng to, sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hãi vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Ðợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Ðó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu!

Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. Bỗng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: “Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp”. Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe.

Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trề, hỏi làm sao tôi chửi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuôn mặt trái xoan của bả, vén những cọng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng … câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó. Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Ðức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con … hứa sẽ làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Ðấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền:
- Em ra sao rồi?
- Em đói bụng lắm anh à − bả thều thào
Ðược rồi em muốn ăn gì anh đi mua ngay – Tôi sốt sắng
- Anh mua cho em tô phở, em thèm phở qúa – Bả trả lời
- Ðược rồi, em ăn phở gì? – Dù biết bả thích loại phở nào nhưng tôi vẫn hỏi
- Cho em phở tái chín, bò viên
- Ok, anh đi ngay đây – Tôi đứng dậy định đi ra.
- Anh kêu thêm nước béo và giá trụng hành trần cho em nha – Bả nói tiếp

Tôi gật đầu đi vội ra cửa, bả còn ngoắc tay nói theo:
- Tô lớn nha anh.

LÊ DIỄN ĐỨC * CHÍNH LUẬN




Đàn cá trong ao Bác Hồ và những con chó của Pavlov



"Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"! - Ảnh: Vietnamnet


Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.
Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác. Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ, nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.
Khi mới ở tuổi lên mười tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đấy là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới: “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra!
Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế!
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười! Cười cả chính mình! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.
Phải thừa nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ý đồ của mình.
Thế hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái bóng Đảng, Bác bao trùm lên đời sống.
Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.
Vào năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với vườn cây, ao cá.
Ngôi nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/05/1958, bằng gỗ loại bình thường, chiểu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.
Tuy nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng đáng bàn. Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ, hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giãn, hút thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thì còn gì bằng! Đấy là chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới trần, quả là chưa có tiền lệ.


Nhà sàn Bác Hồ, toàn cảnh - Ảnh: OnTheNet

Nhà sàn Bác Hồ, tầng trệt - Ảnh: OnTheNet
Vào thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia tư bản đỏ chơi độc theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà Nội.
Hồi nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”…
Mỗi lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đã thành công. Khi cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gõ gõ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ ao gì đó là cả đàn lúc nhúc bơi lại.
Lên cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lý thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng Nobel Y học năm 1904.

Ivan Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó. Qua nghiên cứu sinh lý học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước bọt bẩm sinh, là phản xạ vô điều kiện.


Con chó của Pavlov - Ảnh: Age-of-The-Sage.org
Thì ra, những con cá của ông Hồ chỉ là một phiên bản nhỏ từ con chó của Pavlov.
Phiên bản lớn mới thật hãi hùng.
Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi.
Trong cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc trăm năm” của… Đảng.
Bằng quản lý trong tay sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phẩm, phiếu vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”, biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con chó của Pavlov.
Ngoài ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục đập vào não trạng con người ngay từ thưở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn. Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình, người thân bị phong toả đến bần cùng…
Cho nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ. Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp.

Nhưng nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học tôi đã nhanh chóng nhận ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản. Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ Hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm! Hàng tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước!

Và tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn nhưng thành quả phát triển giành được thấy rõ qua từng năm tháng, nhãn quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu pháp điện áp của thực tế một xã hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.

Ba Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công lý. Quá khứ đã chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng họ mới làm ra vẻ hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền lực.


Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.

Thiếu tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh cao chói lọi” rồi.
Mẹ kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực – rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy cỡ này là cùng!
Vậy mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy chục năm trước đây!
Lạ lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia dân chủ, tự do.

Lạ lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.
Lạ lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét lại Chống Đảng, Thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, Cải tạo Tư bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Không biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời “đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người. Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá.
Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa! ■
Warsaw, Ba Lan 20/12/2009
http://ledienduc.wordpress.com/2009/12/24/dan-ca-trong-ao-bac-h%e1%bb%93-nh%e1%bb%afng-cho-c%e1%bb%a7a-pavlov/


THÍCH VIÊN ĐỊNH * CHÍNH LUẬN


TỔ QUỐC LÂM NGUY
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thuờng gán tội “cấu kết với các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền” lên các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các Giáo Hội độc lập của các tôn giáo, các thân hào, nhân si, các nhà trí thức, các văn nghệ si, các sinh viên, học sinh biểu tình, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Tổ quốc Việt Nam.

Không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”, không luật pháp nuớc nào có tội danh đó.
- Tại sao Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản luôn có các “Thế lực thù địch”?
Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt dùng vu lực cuỡng chiếm miền Nam rồi duy trì sự cai trị độc tài, độc đảng suốt từ đó đến nay bằng súng đạn, quân đội, nhà tù, công an, khủng bố, bung bít, lừa dối, tuyên truyền.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là một trong số rất ít những nhà cầm quyền còn sót lại trên thế giới đa cuớp chính quyền bằng bạo lực. Trong khi đó, toàn dân lại luôn mong muốn có một chính quyền đuợc bầu cử hợp pháp bằng lá phiếu của nguời dân một cách tự do, dân chủ, công bằng, một chính quyền thật sự của dân, do dân, và vì dân. Không do dân bầu, bất hợp pháp, nên Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam luôn ở trong tình trạng bất an, lúc nào cung cảm thấy có “các thế lực thù địch âm muu lật đổ chính quyền”.

Trong một chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng, câc đảng phái, mặc dù đối lập nhau, nhung không thù địch, trái lại, hỗ tuong, bổ khuyết nhau, rất cần cho sự cạnh tranh để phát triển đất nuớc. Trái lại, duới chế độ độc tài, độc đảng, thì bất cứ tổ chức, cá nhân nào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đều bị xem là vi phạm luật pháp, là thù địch.

Mặc dù bị nhà cầm quyền độc tài bỏ tù, quản thúc, gán tội vi phạm luật này, luật nọ, những điều luật mo hồ, phản tự do, phi dân chủ, chống nhân quyền, trái với Công uớc quốc tế… những nguời bị hãm hại này lại chính là những nguời mà Đức Cố Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại Lão Hoà thuợng Thích Huyền Quang gọi là những nguời “tù không tội”. Bởi vì vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ, góp công với đất nuớc, sao gọi là tội ?
- Các “ thế lực thù địch” của Nhà cầm quyền cộng sản là ai?

“Thế lực thù địch” dễ biết nhất là cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản ở nuớc ngoài, tiếp đến là các đảng phái chính trị không cộng sản trong và ngoài nuớc, và cuối cùng là 85 triệu nguời dân Việt trong nuớc ngày đem mong muốn đuợc sống trong không khí Tự do, Dân chủ, Nhân quyền nhu các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Ngoài ra, cung phải kể đến một số tổ chức, hội đoàn và chính quyền các nuớc văn minh chống độc tài, độc đảng, yểm trợ các phong trào vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, phát triển tại Việt Nam.
- Có “âm muu lật đổ chính quyền” hay không?

Tất cả các đảng Cộng sản trên thế giới đều dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Trái lại, các đảng phái chính trị, không cộng sản, của nguời Việt trong và ngoài nuớc, các cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các bậc si phu, trí thức, văn nghệ si, sinh viên, học sinh và 85 triệu nguời dân trong nuớc, hiện nay, không có thành phần nào chủ truong dùng bạo lực để lật đổ chính quyền.
Theo trào luu dân chủ trên thế giới, nguời dân Việt Nam, ai cung mong muốn có một cuộc bầu cử trong tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra một chính quyền đích thực “của dân, do dân, và vì dân”. Đảng phái nào đuợc dân ủng hộ, đắc cử, thì đứng ra lập chính quyền. Trong thế giới dân chủ, văn minh ngày nay không chấp nhận việc dùng bạo lực để cuớp chính quyền. Cung không chấp nhận việc dùng súng đạn, công an, nhà tù…để duy trì quyền lực.

Nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam, theo chủ thuyết Mác-Lê, vừa sai lầm, vừa lạc hậu đa cản trở buớc tiến của dân tộc. Vì đặc quyền đặc lợi, muốn tiếp tục nắm giữ quyền hành, nhung Nhà cầm quyền cộng sản lại không dám tranh cử công bằng với các đảng phái, cá nhân thuộc thành phần đối lập, nên cố tình gán cho các thành phần khác là “các thế lực thù địch” để dễ tuyên truyền, đan áp, tiêu diệt. Việc ghép tội “âm muu lật đổ chính quyền” lên các cá nhân, đảng phái đối lập là hoàn toàn vu cáo.
Tình trạng độc tài đảng trị lâu ngày sinh ra các tệ nạn tham nhung, hối lộ, cắt xén, mua bằng, bán chức…làm băng hoại xã hội, cản trở buớc tiến của dân tộc.


Lo lắng truớc hiểm hoạ độc tài này, trong Thu Chúc Xuân gửi các bậc si phu, trí thức, văn nghệ si năm Ất Dậu, 2005, Đại Lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ, Viện truởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đa nói rằng, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trong cuong vị Tăng si, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị. Nhung chúng tôi phải có thái độ chính trị”. Hoà thuợng đa đề nghị giải pháp đa nguyên đa đảng, buớc đầu có thể là 3 đảng, “Chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng suy nghi chính luu”.

Nhung Nhà cầm quyền cộng sản cứ khăng khăng cố giữ thể chế độc tài độc đảng, cho rằng “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Điều 4 trong Hiến Pháp hiện nay, dành cho Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nuớc, giống nhu thời phong kiến, Thiên tử, con trời, đuợc độc quyền cai trị đất nuớc, không ai đuợc tranh giành.

Nghị quyết 1481, ngày 25.1.2006, Quốc Hội Âu châu đa lên án các Đảng cộng sản trên thế giới là phi nhân tính, là thảm hoạ dân tộc, là tội ác chống nhân loại. Hoa kỳ đa lập Đai tuởng niệm trên 100 triệu nạn nhân đa bị các chế độ cộng sản sát hại trên thế giới. Vậy mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục làm những việc trái luật pháp, phản dân chủ, bắt nguời, giam giữ mà không cho liên lạc với thế giới bên ngoài, không cho luật su biện hộ, dùng những lời khai, đua lên báo, đai để bôi nhọ, lăng nhục, trong khi Hiến Pháp, điều 72, xác nhận rằng : “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chua có bản án kết tội của Toà án đa có hiệu lực pháp luật”.
Không sao cả, có thể, nay một vài luật su, mai vài ba bác si, ngày mốt là các tu si, bữa kia là công nhân, rồi tiếp đến là nông dân, thuong gia, sinh viên, học sinh…các giới cùng bị đua lên báo, đai, với cùng tội danh, “chống nhà cầm quyền độc tài, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý”. Càng có nhiều nguời chống độc tài, nền dân chủ sẽ đến với dân tộc ngày càng gần hon.

Mỗi nguời, tuỳ sức khoẻ cá nhân, tuỳ hoàn cảnh gia đinh, vợ dại, con tho, cha già, mẹ yếu, có cách đối phó riêng trong cuộc chiến giành tự do rất gian khó này. Cần phải sống để giành cho đuợc Tự do, Độc lập cho dân tộc. Cái tội, “chống độc tài, yêu tự do”, ai lại không muốn lãnh ? Nếu những nguời vận động cho tự do, dân chủ, nhất thời có bị đan áp, chỉ đua tới sự thắng thế của bạo lực, không có gì phải tủi hỗ. Cuối cùng, Tự do, Dân chủ sẽ thắng !

Tuy chăm chú việc lên án các đảng phái chính trị và những nguời khác chính kiến là “thù địch”, nhung hiện nay Nhà cầm quyền cộng sản, luôn tránh né, không bao giờ đề cập, lên án tội “ Cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam”, cái tội liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc mà các nhà lãnh đạo các tôn giáo, các đảng phái, các tổ chức, các si phu, trí thức, sinh viên, học sinh và 85 triệu nguời dân đang rất quan tâm, hồi hộp, lo lắng từng ngày. Nếu gọi là thù địch thì giặc ngoại xâm mới thật sự là thù địch. Không nên điên đảo, nhìn kẻ cuớp nuớc là bạn, xem đồng bào ruột thịt là thù.

Cái “ Thế lực thù địch lâu đời” này mới đáng lo, nó không âm muu lật đổ chính quyền, mà nguy hại hon, “âm muu xâm chiếm Tổ quốc Việt Nam !” . Việc thay đổi chính quyền chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ. Tổ quốc là của chung, không phải riêng ai. Các đảng phái thay nhau lập chính phủ chỉ là sự cạnh tranh, cần có, tránh sự trì trệ, để phát triển đất nuớc. Không thể một mình một chợ, một đội bóng một sân banh, mặc tình, tham nhung, hối lộ, cắt xén, làm đất nuớc suy yếu, nghèo đói, tụt hậu. Nay, đảng này lên, mai, đảng kia xuống, chỉ là những chuyện thuờng ngày trong các bản tin thời sự quốc tế, không có gì là quan trọng, ầm i hay thù địch. Tổ quốc bị xâm lăng mới là chuyện lớn, mới là chuyện thù địch.

- “Thế lực thù địch” của Dân tộc đang “âm muu xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam” là ai?
Hỏi tức là trả lời. Toàn dân, già, trẻ, lớn, bé, ai cung biết, cái “thế lực thù địch” với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ xua đến nay chính là Bắc phuong! Việt Nam đang bị Hán hoá! Hoạ mất nuớc đa bắt đầu:
- Năm 1958, Nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố lãnh hải của Trung quốc bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc. Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Truờng sa. Năm 2005, 2006, ngu dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt nguời bị thuong, cuớp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải Nam Trung quốc.


Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Truờng sa của Việt Nam. Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam. Năm 2009, Trung cộng đuợc nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy co an ninh quốc phòng noi vùng chiến luợc yết hầu của Việt nam và Đông duong do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi truờng, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến luợc quốc phòng bị chiếm đóng. Năm 2009, Trung cộng cấm đánh cá 3 tháng trên Biển Đông, bắt tàu thuyền, ngu dân Việt Nam, đoi tiền chuộc…

Suốt 4 ngàn năm lịch sử, ông cha ta không làm mất một tấc đất, ngày nay, mới vài chục năm, tổ quốc đa bị xâm lấn từ biên giới phía Bắc đến hải đảo phía Đông, cả Tây nguyên cung sắp mất.
Đa xác định đuợc “thế lực thù địch âm muu xâm lăng Tổ quốc” là “Trung cộng” thì cung xác định đuợc:
- Ai là kẻ “cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng Tổ quốc”?
Nhân dân Việt Nam, với truyền thống anh hùng, mấy nghìn năm chống “thế lực thù địch phuong Bắc”, tại sao ngày nay lại để quê huong tổ quốc, từng phần, roi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp một cách âm thầm nhu vậy?

Phải có sự cấu kết trong nuớc nên các cuộc biểu tình, lên tiếng chống Trung cộng của sinh viên, học sinh và đồng bào ta mới rụt rè, yếu ớt, mau tàn rụi vì bị hăm doạ, cản trở từ phía Nhà cầm quyền vào đến cảc truờng đại học bởi lý do : “không đuợc phép”.
Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng mới vừa là kẻ xâm lăng vừa lại đuợc uu tiên trong việc đấu thầu các công trình khai thác ở Việt Nam.
Phải có sự cấu kết trong nuớc, Trung cộng mới dễ dàng xâm chiếm các hải đảo, lãnh hải, biên giới, đua dân tràn vào Việt nam một cách tự do, ào ạt, không cần chiếu khán. Đây là một cuộc xâm lăng kiểu mới, rất tinh vi, quân dân Trung cộng đang đổ bộ vào chiếm đóng nuớc ta một cách nhẹ nhàng, êm thắm, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu.

Quân đội và đồng bào ta đa anh dung hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong các trận chiến đảo Hoàng sa năm 1974, đảo Truờng sa năm 1988, nhất là cuộc chiến rất ác liệt ở biên giới phái Bắc năm 1979, gần 40 nghìn quân đân Việt Nam đa bỏ mình vì tổ quốc, vậy mà hàng năm không thấy tổ chức kỷ niệm, nêu guong hy sinh bảo vệ tổ quốc cho con cháu noi theo. Trái lại, cứ mỗi lần Tết đến, Nhà cầm quyền lại tổ chức viếng lễ các nghia trang quân xâm lăng Trung cộng, đặt vòng hoa: “đời đời nhớ on các liệt si Trung quốc”.

Công Hàm ngày 14.9.1958, do Thủ tuớng Bắc Việt, Phạm văn Đồng, ký công nhận tuyên bố của Trung cộng, lãnh hải Trung quốc bao gồm đảo Hoàng sa và Truờng sa của Việt Nam, có phải là bằng chứng cấu kết với thế lực thù địch âm muu xâm lăng tổ quốc ?
Phuong châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, huớng tới tuong lai” và 4 tốt : “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” có phải là bằng chứng của sự cấu kết ?
Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết Mác-Lê với lý tuởng : “vô gia đinh, vô tổ quốc, vô tôn giáo”. Nếu hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc đa: “ hợp tác toàn diện” theo lý tuởng “vô tổ quốc” trong tinh thần : “đồng chí tốt” thì còn gì là Dân tộc !, còn gì là non sông!
Hoạ mất nuớc đa đến, tái hiện cảnh : Ngàn năm làm nô lệ Bắc phuong!
Tổ quốc lâm nguy!!!
Thích Viên Định


Sunday, December 27, 2009

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ * THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN


THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN

Trước năm 1975. Cha tôi là thầy giáo, dạy tại một trường tiểu học ở quận Cái Răng thuộc tỉnh Phong Dinh. Chú Ba, em ruột của cha tôi, là phi công loại phi cơ quan sát L19, căn cứ không quân đóng tại phi trường Bình Thủy, cách thị xã Cần Thơ khoảng 4 cây số.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chú Ba lái xe jeep xuống chợ quận Cái Răng gặp cha mẹ tôi tại nhà. Trông chú có vẻ khẩn trương, nhìn cha tôi, nói:
- “Sớm hay muộn gì Cộng Sản Bắc Việt sẽ nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam. Nếu như, Miền Nam Việt Nam lọt vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt. Em sẽ bay sang Thái Lan rồi qua Mỹ tỵ nạn. Em sẽ tìm cách liên lạc với gia đình sau. Anh chị Hai hãy an tâm!”
Thấy tôi đang đứng xớ rớ bên cạnh cha, chú hỏi:
- “Nếu anh chị Hai đồng ý! Em sẽ đưa thằng Bỉnh sang Hoa Kỳ. Em hứa sẽ lo cho nó ăn học đến thành tài. Anh chị nghĩ sao?”
Cha quay sang mẹ tôi, hỏi:
“Ý kiến của chú Ba cũng tốt đó! Còn ý của bà thế nào?”
Nhưng, mẹ tôi có vẻ e ngại, nói:
- “Tôi đồng ý với ông và chú Ba. Nhưng mà,” mẹ tôi ngập ngừng, nói. “Thằng Bỉnh chưa đầy 11 tuổi. Tôi chỉ sợ, nó sẽ là gánh nặng cho chú Ba thôi!”
Chú Ba nói:
- “Anh chị bằng lòng là được rồi! Nhưng, việc nầy còn phải tùy cháu nữa!” rồi chú Ba quay sang, hỏi tôi: “Sao, cháu có muốn đi máy bay theo chú sang Mỹ học hành không nào?”
Tôi nghe nói đi máy bay là khoái chí tử rồi, gật đầu chịu liền; vì lúc đó, tôi đâu có biết nước Mỹ cách xa đất nước tôi gần nửa vòng trái đất. Trong lúc mẹ lo thu xếp đồ đạt của tôi cho vào cái túi xách. Tôi thấy cha bảo chú đứng trước bàn thờ tổ tiên, thắp một nén nhang cắm lên lư hương, rồi trịnh trọng nói với chú tôi:
- “Anh chị Hai bằng lòng gởi thằng Bỉnh cho chú. Nhưng, chú phải hứa với tổ tiên nhà họ Huỳnh một chuyện.”
Chú Ba hỏi:
- “Thưa anh Hai, hứa chuyện gì mới được chớ?”
Cha tôi nói:
- “Chú phải phải nhắc nhở thằng Bỉnh rằng, khi nó trưởng thành phải ghi tâm, khắc cốt điều nầy: “Hấp thụ một nền giáo dục và khoa học kỹ thuật của Hoa Ky,ø không phải để trở thành người Mỹ mà phải biết áp dụng sở học đó để thăng hoa nền Văn hóa – Giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng dấn thân giúp Quốc Gia - Dân Tộc mình sau nầy,” cha tôi nói tiếp. “Chú hãy nhớ rằng, không có một chế độ chính trị nào tồn tại vĩnh viễn, chỉ có Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam là trường tồn mà thôi! Gia đình anh Hai đặt hết kỳ vọng nơi chú Ba đó!”
Chú Ba trả lời một cách dứt khoát:
- “Trước bàn thờ tổ tiên nhà họ Huỳnh! Em hứa sẽ làm tròn trách nhiệm đối với gia tộc và anh chị.”
Thế rồi vài giờ sau đó. Sau khi nghe Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng vũ trang Cộng Sản Bắc Việt. Chú Ba cùng một người bạn đưa tôi lên chiếc phi cơ L19, cất cánh rời phi đạo vào lúc 11 giờ trưa, từ phi trường Bình Thủy bay thẳng sang Thái Lan. Phi trường Utapao là trạm dừng đầu tiên trên bước đường lưu vong, trước khi được đưa sang Hoa Kỳ định cư...
Mười tám năm sau, vào mùa xuân năm Quí Dậu 1993.. Trong lúc tôi đang phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ với cấp bực Đại úy trong ngành Quân Y. Vâng lệnh cha mẹ ở quê nhà và chú, tôi thành hôn với cô Lê Tú Quyên, con gái đầu lòng của bạn chú Ba. Một năm sau đó, chúng tôi đã có một đứa con trai đầu lòng thì má tôi cũng qua đời.
Mùa Đông năm 2005. Cháu Huỳnh Quật Cường vừa tròn 11 tuổi. Và cũng cuối năm đó, tôi rời quân ngũ. Trong thời gian nghỉ xả hơi, tôi dự định đưa thằng cháu nội đích tôn của cha tôi về Việt Nam cho ông nội thấy mặt, ít nhứt cũng một lần. Tôi nghĩ cha tôi cũng già yếu lắm rồi, không biết cha đi sum họp với mẹ lúc nào.
Vừa hay tin tôi quyết định đưa con về Việt Nam, ăn Tết Nguyên Đán Bính Tuất 2006 với gia đình bên nội. Nhạc mẫu tôi từ Cali gọi sang Maryland chất vấn:
- “Con đưa thằng Cường về Việt Nam thăm ông nội của nó! Tại sao con không dẫn vợ con cùng đi chớ?”
Tôi trả lời:
- “Thưa má, vợ con cũng muốn đi lắm! Nhưng, Quyên về Việt Nam vào lúc này chưa thuận tiện thôi, má à!”
Bà nói:
- “Sao kỳ vậy cà? Đâu, bảo vợ con nói chuyện với má coi nà!”
- “Dạ được, má chờ chút nghe!”
Tôi trao điện thoại cho vợ tôi đang đứng bên cạnh. Quyên lên tiếng:
- “Alô! Con đây! Má đó hả?”
- “Ừ, má đây! Sao, con không đi Việt Nam cùng với cha con thằng Bỉnh để thăm cha chồng con một lần cho biết, để nó đi một mình nguy hiểm lắm!”
- “Con mới nhận được một cái “Job” mới rất thơm, làm việc trong cơ quan chánh phủ chưa đầy hai tháng, làm sao con rời nhiệm sở được chớ?” Vợ tôi làm ra vẻ ngây thơ, tiếp. “Ảnh đi với con hay một mình cũng vậy thôi! Có gì nguy hiểm đâu hả, má?”
Bà lo lắng, nói:
- “Tại con không muốn biết thôi! Có mấy khứa lão ở Cali, tuổi gần đất xa trời mà cũng sanh tật, bỏ vợ bỏ con, chạy theo đào nhí ở Việt Nam, tuổi đáng con đáng cháu của mình đó, con gái à!”
Nàng trấn an bà:
- “Má an tâm đi! Chồng con không phải hạng người như vậy đâu; vả lại, con đã sắp đặt kế hoạch hết rồi. Vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất, cậu Năm sẽ đích thân hộ tống hai cha con ảnh về nhà ngay lập tức. Sáng hôm sau, cậu sẽ dẫn độ hai cha con ảnh về Cái Vồn, giao cho cha chồng con ngay. Má đừng có lo gì hết. OK?”
Bà có vẻ an tâm, nói:
- “Con nói vậy, má cũng an lòng! Hôn thằng cháu ngoại cưng của má một cái. Bye, bye các con và thằng Cường nghe!”
Chỉ còn một ngày nữa là sáng mai bước lên máy bay. Bà xã tôi dặn dò đủ thứ thập cẩm, nào là: “Về Sài Gòn tuyệt đối không ăn óc khỉ sống, bồ cạp, kỳ tôm, cá sấu, rắn rết...nghe chưa?”, “Cấm vào các quán bia ôm, ngủ ôm; tóm lại, dịch vụ nào có gái ôm để phục vụ là cấm triệt để!”, “Cho con đi ngủ đúng giờ!”, “Đừng cho nó tắm sông!”, “Nhắc cha phải uống thuốc mỗi ngày đó nghen!”... làm tôi cũng bực mình, phát cáu. Tôi trả lời:
- “Đã bảo nhớ rồi mà! Nhắc đi nhắc lại mãi hoài vậy má nó!”
Cả đêm tôi trằn trọc, thấp tha, thấp thỏm.. Quá nửa đêm về sáng, vừa mới thiu thỉu ngủ là cái đồng hồ báo thức reo lên inh ỏi. Tôi bật đèn ngồi dậy, ngáp dài. Mới đó, mà đã 4 giờ sáng rồi.. Vậy là mất toi một đêm, rồi tôi tự an ủi: “Thôi, sáng mai lên máy bay ngủ tiếp!”
Đúng 5 giờ sáng ngày thứ tư 25/1/ 2006. Đến hẹn, thằng bạn thân lái xe đến nhà, đưa hai cha con tôi ra phi trường quốc tế Dulles ở Virginia. Tôi đáp máy bay hảng All Nippon Airways. Máy bay cất cánh rời phi đạo lúc 10 giờ sáng đi Tokyo. Và từ đó bay đi Tân Gia Ba để đổi máy bay về Sài Gòn. Chuyến máy bay mang số 742 của hảng hàng không VietNam Airlines cất cánh từ phi trường Tân Gia Ba đưa chúng tôi vào không phận Việt Nam vào lúc 11 sáng 27/1/2006 giờ VN. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, tôi dẫn thằng con ra ngoài sân phi trường Tân Sơn Nhất. Gia đình cậu mợ Năm của bà xã tôi đang sốt ruột chờ tôi bên cạnh chiếc xe van. Tôi nhận diện cậu Năm dễ dàng nhờ tấm ảnh mang theo. Cậu bảo bác tài lái xe đưa chúng tôi đi một vòng thành phố Sài Gòn để xem chợ Tết. Ngồi trên xe, tôi bấm máy lia lịa. Nhìn dòng xe gắn máy đủ loại phân khối phun khói mù mịt, bóp kèn inh ỏi làm tôi choáng ngộp. Sau đó, tôi mời tất cả mọi người dùng cơm trưa tại nhà hàng Đồng Khánh, rồi đưa tôi về nhà cậu ở Tân Định ngủ qua đêm, mặc dù trái giờ giấc, nhưng hai cha con tôi vẫn ngủ say như chết vì đi đường xa mỏi mệt.
Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 28/1/2006. Cậu Năm đánh thức chúng tôi dậy để chuẩn bị lên đường về quê cho kịp đón giao thừa với gia đình.. Aên điểm tâm qua loa vừa xong, chiếc xe van do cậu mướn cũng vừa dừng trước cửa. Tôi lấy mấy cái bao “lì xì” màu đỏ của Quyên đã chuẩn bị sẵn để biếu mấy em, con của cậu mợ Năm, và cả bác tài xế để lấy lộc đầu năm.
Lúc xe leo dốc cầu cầu Mỹ Thuận, bác tài hỏi tôi:
- “Ở bên Mỹ có cây cầu nào vĩ đại bằng cây cầu Mỹ Thuận nầy không hả cậu?”
Tôi chỉ cười không trả lời. Cậu Năm nói:
- “Nhưng, cũng nhờ cây cầu nầy mà cuộc hành trình về Miền Tây đã rút ngắn được ít nhất cũng được vài ba tiếng đồng hồ.”
Thật vậy, khoảng 11 giờ trưa. Chiếc xe van đã đưa chúng tôi vào thị xã Vĩnh Long, rồi theo quốc lộ 1A để đi về Cái Vồn là quê nội của tôi. Khi xe chạy qua thị trấn Ba Càng, rồi đến cầu Rạch Mút và khi vừa vượt qua cầu Cái Vồn Lớn thì cậu Năm bảo tài xế ngừng lại ở dãy quán cóc bên đường.
Cha tôi và một người chú họ đang nóng ruột ngồi trong quán chờ. Rời quê hương gần 31 năm, đây là lần đầu tiên tôi gặp lại cha. Tôi rất ngạc nhiên, tuổi đời của cha ngoài thất tuần, nhưng trông người vẫn còn khá khỏe mạnh, đôi mắt vẫn còn tinh anh. Hai cha con ôm nhau mà nước mắt chảy ràn rụa.
Thằng Cường nhìn ông nội, rồi ngơ ngác hỏi tôi:
- “Who is he, daddy?”
Tôi trả lời:
- “He is your grandpa!”
Thằng Cường chìa tay ra bắt tay ông nội, theo lối xã giao phương Tây:
- “Hello, Grandpa! How are you doing!”
Cha tôi nhìn thằng cháu đích tôn trân trối, nét thất vọng hẹn rõ trên gương mặt già cỗi của người.. Cha tôi nói, giọng bất mãn ra mặt:
- “Bộ thằng con mầy không biết kêu ông nội bằng tiếng Việt sao hả, Bỉnh?”
Tôi mỉm cười, nói:
- “Con là công dân Mỹ, phải làm nghĩa vụ đối với đất nước đã cưu mang người tỵ nạn Việt Nam, còn vợ con đi làm suốt ngày, đến tối mò mới về nhà. Làm sao tụi con có thì giờ dạy nó nói tiếng Việt. Cha thông cảm cho tụi con đi!”
Sau khi biết sự thật khá phủ phàng. Cha tôi mất thiện cảm đối với thằng cháu nội đích tôn và ngậm ngùi nói:
- “Cha cầm bằng kể như không có thằng cháu nội đích tôn nầy đi! Làm người Việt Nam mà không biết nói tiếng mẹ đẻ là người vong bản. Lớn lên, nó lấy một con vợ Mỹ, rồi đẻ ra một lô con lai Mỹ, thế là mất gốc luôn!”
Cậu Năm nói an ủi:
- “Thôi, đừng buồn mà anh Giáo! Thằng cháu nội đích tôn của anh nó sanh ở bên Mỹ, ăn đồ Mỹ, học trường Mỹ thì nó phải nói tiếng Mỹ là đúng rồi! Có trách là trách người lớn kìa, như con mẹ Năm bán cá ở chợ Cầu Ông Lãnh, mới bỏ nước ra đi theo diện ODP được năm, sáu năm gì đó, mà khi trở về nước đã quên hết tiếng Việt, đi đâu cũng dẫn con em theo tò tò để làm “thông dịch viên”. Thế mới là dị hợm chớ!”
Cha nhìn tôi, hỏi:
- “Con về thăm Việt Nam, định ở chơi với cha bao lâu?”
Tôi thưa:
- “Dạ, đúng một tuần lễ! Mùng 8 con trở lên Sài Gòn, mua sắm một ít quà tặng gia đình và bè bạn. Mùng 10, con và thằng Cường lên máy bay trở qua Mỹ. Con còn phải lo công ăn việc làm. Sau khi việc làm ổn định, con hứa năm sau sẽ về thăm cha và sẽ ở lâu hơn.”
Cha hỏi về chú tôi:
- “Còn chú thím Ba mầy dạo nầy thế nào? Sao, không cùng về Việt Nam cho cha gặp mặt?”
Tôi nói:
- “Về Việt Nam đi bằng đầu gối, còn phải nạp tiền hối lộ cho tụi công an Hải quan ở phi trường. Chú Ba dứt khoát không trở về Việt Nam đâu, cha ơi!”
Cha tôi hỏi:
- “Còn con thì sao? Có hối lộ cho tụi nó không?”
Tôi trả lời bằng sự thật:
- “Có chớ sao không, cha! Ai sao mình vậy mà; vả lại, con không muốn họ bắt chẹt, làm khó dễ tháo tung hành lý, lục lọi quà cáp của con đem về biếu cha và bà con mình..”
Cậu Năm nhìn đồng hồ, rồi đến bắt tay cha và tôi, chào từ giã:
- “Bây giờ tôi phải trở về Sài Gòn để còn kịp cúng giao thừa. Sáng mùng tám, khoảng giờ nầy, tôi sẽ có mặt tại đây để đón hai cháu về Sài Gòn.”
Chờ khi chiếc van nổ máy, quay trở về hướng Sài gòn. Cha dẫn tôi và thằng Cường xuống bờ rạch Cái Vồn Lớn, một chiếc ghe tam bản có gắn máy đuôi tôm đang cắm sào dưới chân cây cầu dừa. Chờ mọi người xuống ghe xong, người chú họ cho nổ máy, chiếc ghe tam bản lồng lên, cất mũi, chạy ngược về phía trong rạch Cái Vồn. Hai bên bờ rạch với những xóm nhà lá mọc san sát bên nhau, nhà nào cũng đào mương, lên líp, lập vườn trồng cây ăn trái; thỉnh thoảng, mới thấy vài căn nhà ngói ba gian của các điền chủ thời xa xưa. Thằng Cường nằm trong khoang ghe, gối đầu lên cái xách tay ngủ vùi. Còn cha tôi ngồi xếp bằng trước mũi ghe yên lặng, ánh mắt đăm chiêu nhìn dòng sông cuộn chảy; thỉnh thoảng, người lại thở dài... Tánh cha tôi bảo thủ, người thất vọng vì thằng cháu đích tôn vong bản, không biết nói tiếng Việt. Còn tôi, len lén nhìn cha rồi nhớ đến người mẹ kính yêu đã quá vãng mà nước mắt bỗng trào ra.
Từ khi rời Việt Nam vào lứa tuổi thằng Cường cho mãi đến bây giờ, tôi mới có dịp ngồi trên chiếc ghe tam bản di chuyển trên dòng sông. Con rạch Cái Vồn làm tôi nhớ quá khúc sông Cần Thơ, đoạn chảy qua cầu Cái Răng đến vàm sông Ba Láng. Hồi đó, vào những mùa trăng thơ mộng, cha mẹ tôi thường dẫn tôi xuống chiếc ghe tam bản của chú Khai - người lái đò dọc - mướn chú ấy chèo ghe dọc theo sông Cần Thơ để ngắm trăng. Cha mẹ tôi rất tâm đầu ý hợp, cả hai người đều có tâm hồn nghệ sĩ và rất yêu thích Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Bản thân tôi cũng được dạy cho những kinh sống rút ra từ Truyện Kiều. Cha thường khuyên bảo: “Làm người phải giữ sao cho cái “TÂM” của mình luôn trong sáng, vì chữ “TÂM” kia mới đích thực bằng ba chữ “TÀI”đó con!” hoặc “Có tài mà cậy chi tài / Chữ tài liền với chữ tai một vần.” Trong lúc chiếc ghe hơi chòng chành, lướt sóng theo nhịp chân của người lái đò dọc, cha thường ngồi trước mũi ghe thổi sáo để mẹ ngâm Truyện Kiều cho cha tôi thưởng thức....
Khoảng một giờ sau, chiếc ghe tam bản đã vào địa phận xã Thuận An, quận Bình Minh. Cha tôi nói: “Đến nhà rồi đó con! Đánh thức thằng Cường dậy.”
Tôi nhìn lên trên bờ, thấy các chú bác, cô dì, bà con hai bên nội ngoại trên mươi người, đứng dọc theo con rạch Cái Vồn, trước căn nhà hương hỏa lợp ngói đỏ, gồm có ba gian để đón cha con tôi. Nhìn cái thân xác đồ sộ của tôi: cao gần 1 mét 80, nặng trên 190 pounds. Ai cũng lắc đầu, cười, nói đùa với cha tôi:
-“Chắc thằng Bỉnh qua Mỹ, uống sửa...voi, sao mà nó bự con quá nè trời!”.
Một bà cô nhìn thằng Cường, hỏi :
- “Cháu tên gì? Mấy tuổi rồi?”
Thằng Cường nghe hỏi, nó trố mắt nhìn rồi lắc đầu, đáp:
- “I’ m very sorry! I don’t understand what you say!”
Cha tôi ngó thằng Cường, rồi nhìn tôi như thầm trách, nói :
- “Thằng cháu nội đích tôn của tôi mất gốc rồi chị Tám ơi! Nó có nói được tiếng Việt đâu mà hỏi nó làm gì cho mệt chớ! Mà thôi, tôi mời tất cả bà con vô nhà, dùng với tôi một bữa tiệc tất niên đạm bạc, để mừng gia đình cha con chúng tôi đoàn tụ trong dịp Tết Bính Tuất.”
Vừa bước chân vào trong nhà, hai cha con tôi thắp nén nhang thơm trên bàn thờ tổ tiên và quỳ lạy trước di ảnh của mẹ. Trên cái bàn tròn kê giữa nhà, mọi người trong nhà lo sắp chén đũa, một cái lẩu mắm kho và rau sống đủ loại, một cái nồi cơm còn đang bốc khói nghi ngút. Mắm kho và rau là món ăn khoái khẩu nhất của tôi từ thuở còn tắm truồng. Cha mời mọi người ngồi vào bàn. Hai cha con tôi ngồi bên phải và trái của cha già. Thằng Cường ngửi thấy mùi mắm kho là nó làm bộ nhăn mặt, lấy tay bịt mũi làm cha tôi giận tái mặt. Bỗng thấy con ruồi xanh từ đâu bay vào đậu trên bàn, nó lật đật nhảy xuống ghế, chạy đến ôm tôi cứng ngắt, sợ hãi, hét lớn:
- “Daddy! Blue bee scares me!”
Mọi người trên bàn tiệc cười ầm lên. Đến nước nầy, cha tôi dằn cũng hết nổi, quát:
- “Thằng nhóc con! Con ruồi xanh chớ không phải con ong đâu mà mầy sợ!”
Thấy ông nội nổi giận, nó lấm lét nhìn tôi như ngầm hỏi ý. Tôi bèn mỉm cười, nháy mắt, thầm nhắc tuồng cho nó. Thằng Cường hiểu ý, trở về chỗ ngồi. Bất ngờ, nó cầm chai rượu đế “Song Phú” rót vào cái ly xây chừng, hai tay kính cẩn dâng lên ông nội, rồi xổ một câu tiếng Việt rành rọt, đúng giọng, làm cha tôi chưng hững:
- “Con kính dâng ông nội một ly! Con cũng nhậu với ông nội xã láng, sáng về sớm! Nhậu không say không trở về Mỹ!”
Cha tôi sửng sốt, nghe thằng Cường bật nói được tiếng Việt, cha mừng đến chảy nước mắt. Người ngửa mặt lên trần nhà, cười ha hả một cách sảng khoái, rồi nói:
- “Cháu nội đích tôn của nhà họ Huỳnh ta, ít ra phải như vậy mới được chớ!”
Thằng Cường nó mang một kho pháo từ Mỹ về nước, chờ dịp nổ với ông nội. Nó nói:
- “Ông học giả Phạm Quỳnh có nói rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Việt Nam mình còn”. Bây giờ, con đọc một đoạn Kiều gồm 4 câu, có đủ ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Mỹ cho ông nội thưởng thức.
Cha tôi không tin, nói:
- “Đâu, con đọc thử cho mọi người nghe coi! Con mà đọc được, muốn đòi cái gì ông nội cũng thưởng hết!”
Thằng Cường nắm tay nội, nói:
- “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, à nghen ông nội!”
Cha tôi khoái chí, xoay người lại, nhìn lên bàn thờ như khoe với mẹ tôi:
- “Bà nó ơi! Thằng cháu nội đích tôn của mình nó biết đọc thơ Kiều, còn xài cả chữ Nho với tui nữa nè bà!”
Tôi nói với thằng con:
- “Thôi, đọc Kiều cho ông nội thưởng thức coi.”
Nó tằng hắng lấy giọng, lên gân cổ, đọc:
- “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một, hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi “dách”, tài đành họa “two”....”
Nó sợ ông nội không hiểu, liền giải thích:
- “Tiếng Hoa “dách” là “một”; còn tiếng Mỹ “two” là “hai”. Ông nội thua con rồi!”
Cha tôi chỉ chờ có vậy, người ôm thằng cháu nội lạc loài vào lòng mà hai hàng nước mắt chan hòa vì vui mừng. Cha mắng yêu:
- “Tổ cha mầy! Chơi chữ với ông Nội đó hả? Ừ, nội chịu thua rồi đó! Con muốn nội thưởng cái gì đây?”
Thằng Cường bá cổ, hôn lên má của ông nội một cái chụt, nói:
- “Hồi sáng đến giờ, ông nội xài xể con te tua. Bây giờ, phải bù lỗ cho con. Hôn con 10 cái đi, ông nội!”.
Trong lòng tràn đây hân hoan và sung sướng, cha tôi hôn chùn chụt lên hai má nó như hôn tôi lúc còn bé, rồi mời mọi người cầm đũa. Thằng Cường nó ăn mắm và rau như điên. Nó lua luôn một hơi 3 chén cơm còn khen mắm kho ngon hết sẩy, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người.
Sau bữa cơm đạm bạc, cha tôi vuốt tóc thằng Cường, hỏi:
-“Ai dạy con mấy câu thơ Kiều vậy, Cường?”
-“Dạ, Ba má dạy con mấy câu thơ Kiều để về Việt Nam đọc cho nội nghe chơi. Ba má còn dạy con đọc, viết tiếng Việt và cả lịch sử nước Việt Nam. Sau khi trở qua Mỹ, con sẽ viết thơ thăm ông bằng tiếng Quốc Ngữ để cho ông vui,” thằng Cường còn khoe. “Ông chú còn dạy con võ Vovinam Việt Võ Đạo nữa đó!”
Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán Bính Tuất. Tất cả con cháu tụ họp nơi căn nhà hương hỏa, trước để làm lễ cúng gia tiên và sau đó chúc Tết cha tôi. Thằng Cường vận võ phục Vovinam Việt Võ Đạo, lưng thắt đai trắng. Mừng tuổi ông nội xong, nó nói:
- “Tết không có lân múa. Con xin biểu diễn võ thuật cho ông nội, các ông bà, cô dì, chú bác thưởng thức.”
Nói xong, thằng Cường bước ra giữa nhà, cuối đầu chào mọi người theo nghi thức con nhà võ, rồi bắt đầu thi triển quyền pháp, cước pháp . Cha tôi say sưa nhìn thằng Cường ra đòn tấn công địch nhanh lẹ, thế thủ gọn chắc và đôi lúc nhào lộn để tránh đòn và phản đòn vô cùng linh hoạt.. Cuộc biểu diễn chấm dứt, mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Cha tôi ôm thằng Cường vào lòng, hỏi:
- “Con học võ để đánh lộn với tụi Mỹ con, phải không Cường?”
Thằng Cường lắc đầu, đáp:
- “Con luyện võ Vovinam vì lòng kiêu hãnh và lòng tự hào về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam mình, chớ không phải để đánh lộn đâu!”
Lời nói đó, làm cha tôi sung sướng đến nhỏ lệ. Tôi lấy bàn tay lau những giọt nước mắt yêu thương, trân quý đó như để nó thấm vào máu thịt, cuộn chảy mãi trong dòng máu Việt Nam của tôi...
Nguyễn Vĩnh Long Hồ

FRANCIS. P. CHURCH * TRUYÊN NGẮN GIÁNG SINH


Câu chuyện không mất thời gian tính

Câu chuyện xảy ra vào năm 1897. Cô bé tám tuổi Virginia O´Hanlon sống tại New York muốn biết chắc rằng, liệu có Ông Giáng Sinh (còn gọi là „ông già Noel“) không. Vì thế cô bé đã gửi thư đến hỏi tòa soạn của tờ nhật báo New York „Sun“. Ký giả Francis P. Church đã trả lời thư của cô bé; và bài viết trả lời của ông đã trở thành một áng văn nổi tiếng.

Hơn nửa thế kỷ, nhật báo „Sun“ đã đăng lại cuộc trao đổi thư tín này mỗi độ Giáng Sinh về, mãi cho đến khi tờ báo đình bản vào năm 1950.

Bản dịch tiếng Việt:
„Chúng tôi rất vui để trả lời ngay và qua đó cũng trang trọng và hân hoan thông báo rằng, nữ tác giả (của câu hỏi) là một thân hữu của báo "Sun":

Quý tòa soạn thân mến: Cháu năm nay 8 tuổi. Một số bạn nhỏ của cháu bảo rằng: không có Ông Giáng Sinh. Nhưng bố cháu bảo: „Nếu con thấy trong tờ Sun đăng như thế, thì nó là như thế!“ Xin quý toà soạn cho cháu biết sự thật: Ông Giáng Sinh có thật không?
Virginia O´Hanlon - 115 West Ninety-fifth Street.

(Bài trả lời của ký giả Francis P. Church)
Virginia, các bạn nhỏ của cháu nói không đúng đâu. Các em này bị ảnh hưởng bởi não trạng ngờ vực của một thời đại ngờ vực. Chúng không tin những gì chúng không nhìn thấy. Chúng cho rằng, những thứ mà tinh thần nhỏ bé của chúng không nhận ra được thì cũng không thể hiện hữu. Virginia ạ, tinh thần của người lớn hay của trẻ thơ thì cũng đều nhỏ bé. Trong vũ trụ bao la thì tri thức của con người chỉ là một côn trùng, một con kiến. Cái tri thức nhỏ bé này không đủ để nhận ra và hiểu được tất cả sự thật.

Đúng thế, Virginia, Ông Giáng Sinh có thật. Sự hiện hữu của ông chắc chắn như sự hiện hữu của tình yêu, sự rộng lượng và lòng thành tín. Và cháu cũng biết rằng, những điều đó hiện hữu dư tràn khắp nơi và làm cho cuộc sống tươi đẹp. Cứ tưởng tượng xem, nếu không có Ông Giáng Sinh thì thế giới sẽ tối tăm thế nào! Sẽ không có những Virginia. Sẽ không có những tin yêu đơn giản, không có thi văn, không có sự lãng mạn... là những điều làm cho cuộc đời đáng sống. Sẽ chỉ còn niềm vui đến từ những điều có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được bằng cảm giác. Nhưng rồi cái ánh sáng của tuổi thơ chan hoà trong thế giới vì thế sẽ lịm tắt.

Nếu cháu không tin rằng có Ông Giáng Sinh, thì cháu cũng không thể tin những chuyện cổ tích. Dĩ nhiên, cháu có thể nói bố cháu nhờ người đêm Giáng Sinh đi canh giữ tất cả các lò sưởi để bắt Ông Giáng Sinh. Nhưng nếu họ cũng không thấy Ông Giáng Sinh leo xuống từ ống khói, thì điều đó sẽ chứng minh cái gì? Không ai thấy Ông Giáng Sinh cả, nhưng đó không phải là bằng chứng để nói rằng, không có Ông Giáng Sinh! Những điều thật sự quan trọng của thế giới này thường là những điều mà cả mắt người lớn và trẻ em đều không thấy được. Cháu đã bao giờ thấy Elfen nhảy múa trên bãi cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa. Nhưng đó không phải là bằng chứng để nói rằng chúng không có mặt ở đó. Ngay cả những cái đầu khôn ngoan nhất cũng không có khả năng để thấy hoặc tưởng tượng ra tất cả những phép nhiệm màu vô hình trong thế giới này.

Cháu có thể mở con búp bê ra để xem cái gì đã tạo ra những âm thanh. Nhưng cái thế giới nhiệm mầu vô hình được che bởi một bức màn, mà người khỏe nhất; không, tất cả những người khoẻ nhất hợp sức lại cũng không thể nào vén lên được. Chỉ có niềm tin, óc tưởng tượng, thi văn, tình yêu và sự lãng mạn mới có khả năng vén bức màn huyền diệu này để ngắm nhìn và diễn tả vẻ đẹp tuyệt vời cũng như sự huy hoàng của nó. Thật thế không? Đúng thế Virginia, trên thế giới không có điều gì thật hơn và vĩnh cửu hơn điều đó.

Ông Giáng Sinh vẫn sống. Cám ơn trời! Và ông sống mãi. Ngàn năm nữa, không Virginia, hàng nhiều nhiều nghìn năm nữa ông vẫn tiếp tục đem niềm vui nồng ấm đến cho trẻ thơ!. Chúc Virginia Giáng Sinh vui vẻ! Francis Church."
(bản dịch của Lê Văn Hồng)

Nguyên bản tiếng Anh:
We take pleasure in answering thus prominently the communication below, expressing at the same time our great gratification that its faithful author is numbered among the friends of The Sun:


I am 8 years old. Some of my little friends say there is no Santa Claus. Papa says, "If you see it in The Sun, it's so." Please tell me the truth, is there a Santa Claus?
Virginia O'Hanlon -115 West Ninety-fifth Street.

Virginia, your little friends are wrong. They have been affected by the skepticism of a sceptical age. They do not believe except what they see. They think that nothing can be which is not comprehensible by their little minds. All minds, Virginia, whether they be men's or children's, are little. In this great universe of ours, man is a mere insect, an ant, in his intellect as compared with the boundless world about him, as measured by the intelligence capable of grasping the whole of truth and knowledge.

Yes, Virginia, there is a Santa Claus. He exists as certainly as love and generosity and devotion exist, and you know that they abound and give to your life its highest beauty and joy. Alas! how dreary would be the world if there were no Santa Claus! It would be as dreary as if there were no Virginias. There would be no childlike faith then, no poetry, no romance to make tolerable this existence. We should have no enjoyment, except in sense and sight. The external light with which childhood fills the world would be extinguished.

Not believe in Santa Claus! You might as well not believe in fairies. You might get your papa to hire men to watch in all the chimneys on Christmas eve to catch Santa Claus, but even if you did not see Santa Claus coming down, what would that prove? Nobody sees Santa Claus, but that is no sign that there is no Santa Claus. The most real things in the world are those that neither children nor men can see. Did you ever see fairies dancing on the lawn? Of course not, but that's no proof that they are not there. Nobody can conceive or imagine all the wonders there are unseen and unseeable in the world.

You tear apart the baby's rattle and see what makes the noise inside, but there is a veil covering the unseen world which not the strongest man, nor even the united strength of all the strongest men that ever lived could tear apart. Only faith, poetry, love, romance, can push aside that curtain and view and picture the supernal beauty and glory beyond. Is it all real? Ah, Virginia, in all this world there is nothing else real and abiding.

No Santa Claus?Thank God he lives and lives forever. A thousand years from now, Virginia, nay 10 times 10,000 years from now, he will continue to make glad the heart of childhood. Merry Christmas, Virginia! Your Francis Church."

Bản tiếng Đức:
„Mit Freude beantworten wir sofort und damit auf herausragende Weise die folgende Mitteilung und drücken gleichzeitig unsere große Befriedigung aus, dass ihre gewissenhafte Autorin zu den Freunden der Sun zählt:

Lieber Redakteur: Ich bin 8 Jahre alt.
Einige meiner kleinen Freunde sagen, dass es keinen Weihnachtsmann gibt.
Papa sagt: ‚Wenn du es in der Sun siehst, ist es so.‘
Bitte sagen Sie mir die Wahrheit: Gibt es einen Weihnachtsmann?
Virginia O’Hanlon - 115 West Ninety-fifth Street.

Virginia, deine kleinen Freunde haben unrecht. Sie sind beeinflusst von der Skepsis eines skeptischen Zeitalters. Sie glauben an nichts, das sie nicht sehen. Sie glauben, dass nichts sein kann, das für ihre kleinen Geister unfassbar ist. Alle Geister, Virginia, seien sie nun von Erwachsenen oder Kindern, sind klein. In diesem unseren großen Universum ist der Mensch vom Intellekt her ein bloßes Insekt, eine Ameise, verglichen mit der grenzenlosen Welt über ihm, gemessen an der Intelligenz, die zum Begreifen der Gesamtheit von Wahrheit und Wissen fähig ist.

Ja, Virginia, es gibt einen Weihnachtsmann. Er existiert so zweifellos wie Liebe und Großzügigkeit und Zuneigung bestehen, und du weißt, dass sie reichlich vorhanden sind und deinem Leben seine höchste Schönheit und Freude geben. O weh! Wie öde wäre die Welt, wenn es keinen Weihnachtsmann gäbe. Sie wäre so öde, als wenn es dort keine Virginias gäbe. Es gäbe dann keinen kindlichen Glauben, keine Poesie, keine Romantik, die diese Existenz erträglich machen. Wir hätten keine Freude außer durch Gefühl und Anblick. Das ewige Licht, mit dem die Kindheit die Welt erfüllt, wäre ausgelöscht.

Nicht an den Weihnachtsmann glauben! Du könntest ebensogut nicht an Elfen glauben! Du könntest deinen Papa veranlassen, Menschen anzustellen, die am Weihnachtsabend auf alle Kamine aufpassen, um den Weihnachtsmann zu fangen; aber selbst wenn sie den Weihnachtsmann nicht herunterkommen sähen, was würde das beweisen? Niemand sieht den Weihnachtsmann, aber das ist kein Zeichen dafür, dass es den Weihnachtsmann nicht gibt. Die wirklichsten Dinge in der Welt sind jene, die weder Kinder noch Erwachsene sehen können. Sahst du jemals Elfen auf dem Rasen tanzen? Selbstverständlich nicht, aber das ist kein Beweis dafür, dass sie nicht dort sind. Niemand kann die ungesehenen und unsichtbaren Wunder der Welt begreifen oder sie sich vorstellen.

Du kannst die Babyrassel auseinanderreißen und nachsehen, was darin die Geräusche erzeugt; aber die unsichtbare Welt ist von einem Schleier bedeckt, den nicht der stärkste Mann, noch nicht einmal die gemeinsame Stärke aller stärksten Männer aller Zeiten, auseinanderreißen könnte. Nur Glaube, Phantasie, Poesie, Liebe, Romantik können diesen Vorhang beiseiteschieben und die himmlische Schönheit und den Glanz dahinter betrachten und beschreiben. Ist das alles wahr? Ach, Virginia, in der ganzen Welt ist nichts sonst wahrer und beständiger.

Der Weihnachtsmann lebt! Gottseidank! Und er lebt auf ewig. Noch in tausend Jahren, Virginia, nein, noch in zehnmal zehntausend Jahren wird er fortfahren, das Herz der Kindheit zu erfreuen. Frohe Weinacht, Virginia! Dein Francis Church“