Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Việt Nam và Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù
Tham gia Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù – 15 tháng 11 năm 2009 -, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã phổ biến một bài viết bằng Pháp và Anh ngữ đến các giới truyền thông Thụy Sĩ và quốc tế. Bài viết cũng được gởi để thông tri đến Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và ban Chấp hành Văn Bút Quốc Tế, Uỷ Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, các Trung tâm thành viên và nhiều thi văn hữu. Toàn văn bài này, dưới tựa đề ‘’Nhà Văn, Nhà Báo bị Đàn Áp, bị Giam Cầm và bị Ám Sát’’, được đăng lần đầu tiên, ngày 3 tháng 11 năm 2009, trên Diễn đàn của tổ chức quốc tế Bảo Vệ Nhân Quyền PROTECTION INTERNATIONAL.
Đúng vào ngày 15 tháng 11, trang Thông Tin của Trung tâm Văn Bút Pháp (P.E.N. Club Français) phổ biến một bản tin dưới tựa đề ‘’Ngày Nhà Văn bị Đàn Áp: (Vận động can thiệp) cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy’’. Văn Bút Pháp trích đăng bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt kể lại chuyện tác giả ‘’Viết từ Hang đá - Nhỏ lệ cùng Dân’’ bị hành hung, đánh đập do những kẻ lạm dụng quyền thế tổ chức. Để rồi nhà nữ trí thức nạn nhân lại bị công an bắt giam độc đoán từ đêm 8 tháng 10 năm 2009 về tội ‘’cố ý gây thương tích cho một người khác’’. Văn Bút Pháp cực lực phản kháng sự đàn áp đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải thật sự tôn trọng nhân quyền và quyền tự do phát biểu quan điểm. Đồng thời Văn Bút Pháp yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp cho nữ văn hữu Việt Nam.
Ngày 4 tháng 11, nhựt báo thông tin ngôn luận độc lập LE COURRIER đăng bài ‘Đừng Quên các Nhà Văn và Nhà Báo bị Đàn áp, bị Cầm tù và bị Ám sát’’. Tờ báo nhấn mạnh Quyền Tự do Phát biểu quan điểm và viết rằng: ‘’Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Văn Bút Quốc Tế, Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới, tố cáo chế độ CSVN đối xử tồi tệ các nhà báo, dân chủ đối kháng’’. Đến ngày 14 tháng 11, nhựt báo lớn và lâu đời TRIBUNE DE GENÈVE đăng giới thiệu trong mục Lá Thư Ngày Hôm Nay bài ‘’Tưởng Nhớ các Nhà Văn bị Đàn áp’’. Tiếp theo, ngày 18 tháng 11, nhựt báo LE TEMPS (khuynh hướng báo LE MONDE Pháp) cho đăng bài:
‘’Các Nhà Văn bị Đàn Áp’’, kèm theo hình vẽ một nhà văn bị nhốt, hai tay nắm hai chấn song sắt của cửa sổ nhà giam. Hưởng ứng cuộc vận động toàn cầu của Văn Bút Quốc Tế trong tinh thần đoàn kết để Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù*, ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức, Pháp và Ý thoại đã hợp tác tổ chức ba buổi Hội luận và Họp báo tại ba thành phố Zurich, Genève và Lugano. Năm nay, hai diễn giả được mời là bà Pinar Selek, nhà văn, nhà báo và nhà xã hội học Thổ Nhĩ Kỳ, lưu vong ở Berlin, nước Đức và bà Susanne Scholl, nhà văn và nhà báo Áo, phái viên Văn phòng Mạc Tư Khoa của đài Vô tuyến Truyền hình Áo, hội viên Trung tâm Văn Bút Áo. Tại Genève, ngoài các hội viên Văn Bút hiện diện còn có giới truyền thông đại chúng và những người quan tâm đến vấn đề ‘’Bảo vệ Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm’’.
Các tham dự viên nhận được một tập tài liệu giới thiệu hoạt động của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù và thông tin về tình trạng các nhà văn, dân chủ đối kháng và bảo vệ nhân quyền bị trấn áp tại các chế độ độc tài, thiếu dân chủ hoặc cuồng tín cực đoan. Thành viên Ủy Ban của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đảm nhiệm việc sưu tập, biên soạn tài liệu. Các văn hữu ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ còn gởi kháng nghị thư đến những nhà nước không bảo vệ được Quyền Tự do Phát biểu Quan điểm, sách nhiễu và giam nhốt nhứt là những người cầm bút vì họ hành sử quyền Tự do căn bản và thiết yếu này. Ngoài ra, các văn hữu còn viết thư yêu cầu một số chính phủ dân chủ can thiệp để trả lại tự do cho các tù nhân ngôn luận và lương tâm được Văn Bút Quốc Tế ủng hộ.
Genève ngày 10 tháng 12 năm 2009 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Sau đây là bản Việt ngữ do Nguyễn Ngọc chuyển dịch từ bản Pháp và Anh ngữ của bài báo. Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù Chủ nhựt 15 tháng 11 năm 2009 là Ngày Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù kỳ thứ 29. Trong 12 tháng qua, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế đã kiểm tra hơn 900 cuộc tấn công nhắm vào những nhà văn và nhà báo dám hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm và ý kiến. Hầu hết những người này đã bị sách nhiễu, bị bắt giữ, bị tra tấn hoặc bị nhốt tù. Khoảng 200 người đang bị cưỡng bách chấp hành hình phạt tù nặng nề. Tệ hại hơn nữa : hơn hai mươi người khác bị làm cho im lặng tuyệt đối bằng những cuộc ám sát, hình thức tối hậu và ghê rợn của chế độ kiểm duyệt.
Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh đến năm trường hợp tiêu biểu cho năm khu vực trên thế giới: ở Cameroun, ông Pierre Roger Lambo Sandjo, ca sĩ kiêm nhà soạn lời hát; ở Trung Hoa, ông Liu Xiaobo, nhà văn đối kháng và chủ tịch Trung tâm Văn Bút Trung Hoa độc lập; ở Ba Tư, ông Maziar Bahari, nhà báo Ba Tư - Gia Nã Đại, nhà viết kịch và làm phim (nộp tiền bảo chứng để được tại ngoại hầu tra); ở Mễ Tây Cơ, ông Miguel Angel Gutiérrez Avila, nhà nhân chủng học, ngôn ngữ học và tác giả của nhiều cuốn sách về người bản xứ của Tiểu bang Guerrero (bị đánh đập đến chết ngày 25/26 tháng 7 năm 2008) và ở Nga, bà Natalia Estemirova, một nhà báo dũng cảm và nhà bảo vệ nhân quyền không biên giới (bị bắt cóc và sát hại tại Tchéchénie ngày 15 tháng 7 năm 2009). Ngày hôm nay, chúng tôi không thể quên được hàng trăm nạn nhân khác. Cuối tháng 10 năm 2009, Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc tế kỳ thứ 75 tại thành phố Linz, nước Áo, đã thông qua nhiều Quyết Nghị lên án cuộc đàn áp và đe dọa đối với các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà dân chủ đối kháng, luật sư bảo vệ nhân quyền ở Trung Hoa, Cuba, Erythrée, Géorgie, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Dưới chế độ cộng sản Việt Nam, nhiều người đã bị giam giữ kéo dài, thường quá 12 tháng trước khi xử án, giam cầm suốt nhiều năm qua trong các trại lao động cưỡng bách sau các vụ án theo kiểu mẫu Staline. Tội của các phạm nhân : phát biểu quan điểm bất đồng hoặc đối kháng của mình, viết bài trên Internet tố cáo tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Các điều kiện của trại giam thật là vô nhân đạo.
Thiếu dinh dưỡng, chăm sóc y tế và vệ sinh, một số tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả nhứt là phụ nữ, còn bị tra tấn, hành hung hoặc bị làm nhục bởi các tù nhân hình sự. Trong số tù nhân ngôn luận và lương tâm (nhiều người ít được báo chí nói đến) có Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ) 81 tuổi, nhà thơ và trí thức bị quản chế từ năm 2003; linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (không được thừa nhận hợp pháp), 8 năm tù; hai cộng tác viên biên tập, ông Nguyễn Phong và ông Nguyễn Bình Thành, 6 và 5 năm tù; hai luật sư bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài, 3 và 4 năm tù; bà Lê Thị Kim Thu, phóng viên độc lập và nhà bất đồng chính kiến, 18 tháng tù; ba nhà bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyển và luật sư Trần Quốc Hiền, 4, 3 và 5 năm tù; hai nhà bất đồng chính kiến, ông Trương Quốc Huy và ông Phạm Bá Hải, 6 và 5 năm tù; hai nhà báo độc lập, ông Trương Minh Đức và ông Nguyễn Văn Hải (bút ký điện tử Điếu Cày), 5 và 2 năm 6 tháng tù; bà Phạm Thanh Nghiên, nhà báo độc lập và dân chủ đối kháng, bị giam cầm từ ngày 17 tháng 9 năm 2008; ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ, nhà văn và dân chủ đối kháng, 6 năm tù; ông Vũ Văn Hùng, nhà giáo, nhà văn và nhà bảo vệ nhân quyền, 3 năm tù, bị tra tấn trong trại giam; bốn nhà dân chủ đối kháng, sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn Phạm Văn Trội, nhà thơ Nguyễn Văn Túc và nhà thơ Trần Đức Thạch, 3, 4, 4 và 3 năm tù; ông Nguyễn Văn Tính, nhà giáo, cộng tác viên biên tập tạp chí Tổ Quốc (không được thừa nhận hợp pháp), 3 năm tù; ông Nguyễn Kim Nhàn, nhà dân chủ đối kháng và nhà bảo vệ nhân quyền, 2 năm tù; ông Nguyễn Mạnh Sơn, nhà thơ và nhà dân chủ đối kháng, 3 năm tù; bốn nhà bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Thăng Long, bà Trần Thị Thu và bà Lê Thị Thu Thu, bị bắt giam ngày 24 tháng 5 và ngày 4 tháng 6 năm 2009; luật sư Lê Công Định, nhà bênh vực nhân quyền và nhà bất đồng chính kiến, bị bắt giam ngày 13 tháng 6 năm 2009; hai nhà bất đồng chính kiến, ông Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim, bị bắt giam ngày 7 tháng 7 năm 2009.
Thêm nữa, ngày 8 tháng 10, nhà thơ kiêm nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nguyên tù nhân ngôn luận và lương tâm, đã bị bắt sau khi các nhân viên an ninh mặc thường phục đến nhà bà, gây sự để sách nhiễu bà và thân nhân gia đình. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã bị những kẻ bạo hành tấn công bằng gạch và thân nhân lo sợ bà có thể bị một chấn thương đầu. Giới truyền thông chính thức của nhà nước CS lại tung tin rằng bà Trần Khải Thanh Thủy và chồng bà đả thương một người khác. Tuy nhiên, chỉ một mình bà bị khởi tố về tội ‘’cố ý gây thương tích’’ và chỉ một mình bà bị câu lưu vô hạn định. Sự giam cầm độc đoán (và vô nhân đạo) đó còn khiến cho bà Trần Khải Thanh Thủy không tiếp nhận được thuốc men, chăm sóc y tế cần thiết để trị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và áp huyết thấp. Cần nhắc lại, bà Trần Khải Thanh Thủy từng mắc bệnh lao phổi nặng vừa chữa lành. Cũng giống như trường hợp nhà báo dân chủ đối kháng Taoufik Ben Brik* bị bắt giữ mới đây ở nước Tunisie, nhà văn dân chủ đối kháng Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ khiêu khích hoàn toàn được tổ chức (và điều khiển trong bóng tối nhằm gây sự để đánh đập bà rồi vu oan để bắt giữ bà). Công an CS đã công bố một tấm hình cho thấy một người đàn ông bị thương. Thật ra, các nhà viết nhựt ký điện tử Việt Nam đã mau lẹ phát hiện sự ngụy tạo của công an CS. Bức ảnh đó đã được chụp ngày 28 tháng 2 năm 2005 chớ không phải ngày 9 tháng 10 năm 2009 (như công an CS đã phao tin sau khi giam nhốt bà Trần Khải Thanh Thủy). Genève ngày 15 tháng 11 năm 2009 Nguyên Hoàng Bảo Việt Hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong (CEVEX). ---------------------------------------------------------
http://www.protectionline.org/spip.php?article8893 3 novembre 2009 ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES PERSÉCUTÉS, EMPRISONNÉS ET ASSASSINÉS par Nguyên Hoàng Bao Viêt Le 15 novembre 2009 aura lieu la 29ème Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les 12 derniers mois, le Comité des Écrivains en prison du PEN International a recensé plus de 900 attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercé leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés. Environ 200 personnes purgent de lourdes peines de prison. Pire encore: une vingtaine d’autres ont été réduits au silence absolu par des assassinats, l’ultime et sinistre forme de censure. Cinq cas pour cinq régions de la planète : au Cameroun, Pierre Roger Lambo Sandjo, chanteur-compositeur-interprète; en Chine, Liu Xiaobo, écrivain dissident et président du Centre PEN des écrivains chinois indépendants; en Iran, Maziar Bahari, journaliste irano-canadien, éditeur, dramaturge et cinéaste (libéré sous caution); au Mexique, Miguel Angel Gutiérrez Avila, ethnologue, linguiste, auteur de plusieurs livres sur le peuple autochtone de l’État de Guerrero (battu à mort le 25/26 juillet 2008) et en Russie, Natalia Estemirova, brave journaliste et défenseur des droits de l’homme (enlevée et assassinée en Tchétchénie le 15 juillet 2009).
En cette Journée, nous ne pouvons pas oublier des centaines d’autres victimes. En octobre dernier, le 75ème Congrès mondial du PEN International à Linz, en Autriche, avait adopté des résolutions condamnant la répression et les menaces à l’encontre des poètes, romanciers, journalistes, cyberdissidents, avocats, défenseurs des droits de l’homme en Chine, au Cuba, en Erythrée, en Géorgie, en Iran, en Turquie et au Viêt Nam. Dans l’Etat communiste vietnamien, plusieurs personnes ont été placées en détention préventive prolongée, souvent au delà de 12 mois, ou internées durant de longues années dans des camps de travaux forcés au terme des procès staliniens. Leur crime : avoir exprimé leur dissidence, écrit en ligne sur la corruption et les atteintes aux droits de l’homme. Les conditions de leur détention sont inhumaines. Mal nourris et privés de soins médicaux et d’hygiène, certains prisonniers d’opinion, les femmes notamment, ont été torturés ou agressés et humiliés par des internés de droit commun. Parmi tant d’autres: Dang Phuc Tuê (nom religieux Vén. Thich Quang Dô), 81 ans, moine bouddhiste, poète et intellectuel en résidence surveillée depuis 2003; Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, 8 ans de prison; Nguyên Phong et Nguyên Binh Thanh, corédacteurs, 6 et 5 ans de prison; Lê Thi Công Nhân (f) et Nguyên Van Dài, avocats des droits de l’homme et cyberdissidents, 3 et 4 ans de prison; Lê Thi Kim Thu (f), reporter indépendant et cyberdissidente, 18 mois de prison; Lê Nguyên Sang, médecin, Nguyên Bac Truyên et Trân Quôc Hiên, avocats des droits de l’homme, cyberdissidents, 4, 3 et 5 ans de prison; Truong Quôc Huy et Pham Ba Hai, cyberdissidents, 6 et 5 ans de prison; Truong Minh Duc et Nguyên Van Hai (blogueur Diêu Cày), journalistes indépendants, 5 et 2 ans et 6 mois de prison; Pham Thanh Nghiên (f), journaliste indépendante et cyberdissidente, détenue depuis le 17 septembre 2008; Nguyên Xuân Nghia, poète, écrivain et cyberdissident, 6 ans de prison; Vu Van Hung, enseignant et défenseur des droits de l’homme, 3 ans de prison, torturé en détention; Ngô Quynh et Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc et Trân Duc Thach, écrivains et poètes, cyberdissidents, respectivement 3, 4, 4 et 3 ans de prison; Nguyên Van Tinh, enseignant, collaborateur à la revue clandestine la Nation, 3 ans de prison; Nguyên Kim Nhan, cyberdissident et défenseur des droits de l’homme, 2 ans de prison; Nguyên Manh Son, poète et cyberdissident, 3 ans de prison; Trân Huynh Duy Thuc et Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) et Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents et défenseurs des droits de l’homme, arrêtés le 24 mai et 4 juin 2009 ; Lê Công Dinh, avocat des droits de l’homme et cyberdissident, arrêté le 13 juin 2009; Nguyên Tiên Trung et Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrêtés le 7 juillet 2009. Par ailleurs, le 8 octobre dernier, la poète - écrivaine et ancienne prisonnière d’opinion Trân Khai Thanh Thuy a été arrêtée après que des agents de sécurité en civil sont venus à son domicile pour harceler elle, son époux et leur fille de 13 ans. Elle a été frappée par ces agresseurs avec des briques et il est à craindre qu’elle ne souffre d’un traumatisme crânien. Les médias officiels ont rapporté que Trân Khai Thanh Thuy et son époux ont frappé et blessé un autre homme. Elle seule a été inculpée pour coups et blessures et reste en détention préventive d’une durée indéterminée, ce qui l’empêchera de recevoir des soins médicaux nécessaires pour le diabète, les maladies cardiovasculaires et l’hypotension. Pour rappel, Trân Khai Thanh Thuy était atteinte d’une tuberculose avancée à peine guérie. Comme le journaliste Taoufik Ben Brik interpellé récemment en Tunisie, la cyberdissidente a été victime d’une provocation organisée, un coup monté de toutes pièces. La sécurité a publié une photo montrant un homme blessé. En fait, les blogueurs vietnamiens ont découvert que cette photo a été prise le 28 février 2005 et non pas le 9 octobre 2009. Nguyên Hoàng Bao Viêt Blogueur sur le Site Protection International membre du Centre PEN Suisse Romand, du Centre des écrivains vietnamiens en exil CEVEX et du PEN Club vietnamien en Europe
------------------------------------------------------------------
International PEN Day to Defend Freedom of Expression, Persecuted and Imprisoned Writers and Journalists November 15, 2009 will be the 29th Day held by International PEN to defend persecuted and imprisoned writers and journalists. During the past 12 months, International PEN's Writers in Prison Committee recorded more than 900 attacks against writers and journalists who dared exercise their right to freedom of expression and opinion. Most of them have been harassed, arrested, tortured or imprisoned. Approximately 200 people currently serve long terms of imprisonment. Worse yet, more than twenty other persons were reduced to silence by murder and assassination, the ultimate and sinister form of censorship. Focus is on five cases in five regions of the world: in Cameroon, Pierre Roger Lambo Sandjo, singer-songwriter; in China, Liu Xiaobo, dissident writer and former President of the Independent Chinese PEN Centre; in Iran, Maziar Bahari, Canadian/Iranian journalist, editor, playwright and filmmaker (released on bail); in Mexico, Miguel Angel Gutiérrez Avila, anthropologist, linguist, author of a number of books on the indigenous people of the Guerrero state (beaten to death on 25/26 July 2008); and in Russia, Natalia Estemirova, a courageous journalist and human rights defender (kidnapped and murdered in Chechnya on July 15, 2009). On this day, we must not forget hundreds of other victims. Last October, the 75th World Congress of International PEN in Linz, Austria, adopted resolutions condemning repression and threats against poets, novelists, journalists, cyberdissidents, lawyers, and human rights defenders in China, Cuba, Eritrea, Georgia, Iran, Turkey and Vietnam. In the communist state of Vietnam, many persons have been placed in lengthy preventive detention, often beyond 12 months or interned for years in hard labour camps after Stalinist Trials. Their crime: voicing their dissent, writing on line about corruption and abuses of human rights. Their detention conditions are inhuman. Undernourished and deprived of medical care and hygiene, some prisoners of opinion and conscience, women in particular, were tortured or abused and humiliated by common law criminals. Among many others: Dang Phuc Tuê (religious name Ven. Thich Quang Dô), 81 year old, Buddhist monk, poet and intellectual. under house arrest since 2003; Nguyên Van Ly, priest and editor of the clandestine review Freedom of Opinion, 8 years in prison; Nguyên Phong and Nguyên Binh Thanh, co-editors, 6 and 5 years in prison; Lê Thi Công Nhân (f) and Nguyên Van Dai, human rights lawyers and cyberdissidents, 3 and 4 years in prison, in very poor health; Lê Thi Kim Thu (f), independent reporter and cyberdissident, 18 months in prison; Lê Nguyên Sang, Nguyên Bac Truyên and Trân Quôc Hiên, human rights lawyers, cyberdissidents, 4, 3 and 5 years in prison; Truong Quôc Huy and Pham Ba Hai, cyberdissidents, 6 and 5 years in prison; Truong Minh Duc and Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cay), independent journalists, 5 and 2 years and 6 months in prison, in very poor health; Pham Thanh Nghiên (f), independent journalist and cyberdissident, detained since 17 September 2008, in very poor health; Nguyên Xuân Nghia, poet, writer and dissident, 6 years in prison, in very poor health; Vu Van Hung, teacher, writer and human rights defender, 3 years in prison, tortured in detention, in very poor health; Ngô Quynh and Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc, and Trân Duc Thach, writers and poets, cyberdissidents, respectively 3, 4, 4 and 3 years in prison; Nguyên Van Tinh, teacher, co-editor of the clandestine review the Nation, 3 years in prison; Nguyên Kim Nhan, dissident writer and human rights defender, 2 years in prison; Nguyên Manh Son, poet and dissident, 3 years in prison; Trân Huynh Duy Thuc and Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents and human rights defenders, arrested on 24 May and 4 June 2009; Lê Công Dinh, human rights lawyer and dissident, arrested on 13 June 2009; Nguyên Tiên Trung and Trân Kim Anh, cyberdissidents arrested on 7 July 2009. Furthermore, on 8 October 2009, poet, writer and former prisoner of conscience Trân Khai Thanh Thuy (honorary member of English PEN Centre and winner of Hellman-Helmet Prize by Human Rights Watch in 2007) was arrested after security agents in civilian clothes came to her home to harass her, her husband and their 13-year-old-daughter. She was hit with bricks by these aggressors and there are fears she might suffer a cranial traumatism. Official media reported that Trân Khai Thanh Thuy and her husband had struck and injured another man.
Only Trân Khai Thanh Thuy has been charged with assault and remains in custody for an indefinite period, which will prevent her from receiving necessary medical care for diabetes, cardiovascular disease and low blood pressure. As a reminder, Trân Khai Thanh Thuy suffered from advanced tuberculosis barely cured. As the journalist Taoufik Ben Brik arrested recently in Tunisia, woman writer and cyberdissident has been the victim of an organized provocation, a completely staged coup. The public security published a photo showing a wounded man. In fact, Vietnamese bloggers have discovered that this photo was taken on 28 February 2005 and not on 9 October 2009. Nguyên Hoàng Bao Viêt Member of Suisse Romand PEN Centre, Vietnamese Writers in Exile Centre (CEVEX) and Vietnamese PEN Club in Europe. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * p.e.n. club français
http://www.penclub.fr/spip.php?article22 LA JOURNÉE DES ÉCRIVAINS PERSÉCUTÉS : POUR TRÂN KHAI THANH THUY dimanche 15 novembre 2009 Le 15 novembre est, tous les ans, la journée des écrivains en prison ou persécutés. Les PEN Clubs, à l’origine de cette journée, sont tout au long de l’année le carrefour des informations, des protestations et des interventions en faveur de ces écrivains. Le Comité des écrivains en prison de PEN International a ainsi comptabilisé cette année environ 900 écrivains et journalistes ayant fait l’objet de persécutions dans le monde, dont 200 emprisonnés. Cette année, l’accent est mis particulièrement sur la situation du Camerounais Lapiro De Mbanga, auteur de chansons et opposant au Président Bya, condamné à trois ans de prison et emprisonné depuis avril 2008, et celle du Chinois Liu Xiaobo, emprisonné depuis le 8 décembre 2008 pour avoir signé la "Charte 08", appelant à des réformes politiques et un plus grand respect des droits humains. Le PEN Club français souhaite ajouter à cette liste le cas de l’écrivaine vietnamienne Trân Khai Thanh Thuy. Sur sa situation, notre confrère Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Comité de Défense des écrivains persécutés et emprisonnés du Centre PEN Suisse Romand, fait le résumé suivant:
« Le 8 octobre dernier, la poète – écrivaine et ancienne prisonnière d’opinion Trân Khai Thanh Thuy (49 ans) a été arrêtée après que des agents de sécurité en civil sont venus à son domicile pour harceler elle, son époux et leur fille de 13 ans. Elle a été frappée par ces agresseurs avec des briques et il est à craindre qu’elle ne souffre d’un traumatisme crânien. Les médias officiels ont rapporté que Trân Khai Thanh Thuy et son époux ont frappé et blessé un autre homme. Elle seule a été inculpée pour coups et blessures et reste en détention préventive d’une durée indéterminée, ce qui l’empêchera de recevoir des soins médicaux nécessaires pour le diabète, les maladies cardiovasculaires et l’hypotension artérielle. Pour rappel, Trân Khai Thanh Thuy était atteinte d’une tuberculose avancée à peine guérie.
Tôt le matin du 8 octobre, Trân Khai Thanh Thuy a quitté Hanoi pour Hai Phong avec l’espoir de pouvoir assister aux procès de ses six confrères cyberdissidents qui seront injustement condamnés à de très lourdes peines de prison. Interpellée loin avant l’entrée à la ville maritime, l’écrivaine a été reconduite à Hanoi par la sécurité. Relâchée puis de nouveau arrêtée à son domicile avec son époux le soir même. La cyberdissidente vietnamienne a été victime d’une provocation organisée, un coup monté de toutes pièces par la sécurité publique pour l’enfermer de nouveau. La sécurité publique a publié une photo montrant un homme blessé. En vérité, les blogueurs vietnamiens ont découvert que cette photo a été prise le 28 février 2005 et non pas le 9 octobre 2009. Trân Khai Thanh Thuy, auteure prolifique, est membre de l’Union des écrivains et du Club des femmes poètes d’Hanoi.
Emprisonnée en 2007-2008, elle a été élue membre honoraire du Centre PEN Anglais. Trân Khai Thanh Thuy est également lauréate 2007 du Prix Hellman/Hammett de Human Rights Watch». Le PEN Club français, en mettant l’accent sur la situation de Tran Khai Thanh Thuy, entend élever une protestation solennelle contre le traitement qui lui est infligé et appelle les autorités vietnamiennes à une attitude plus conforme au respect des droits humains et à la liberté d’expression. Il appelle les autorités françaises, alors que le Premier ministre était en visite au Vietnam, à intervenir en faveur de Trân Khai Thanh Thuy.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
LE COURRIER L’essentiel, autrement. Rédaction 3 rue de la Truite CP238 1211 Genève 8 Mercredi 4 novembre 2009 NE PAS OUBLIER LES ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES PERSÉCUTÉS, EMPRISONNÉS ET ASSASSINÉS LIBERTÉ D’EXPRESSION Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre de l’association mondiale d’écrivains PEN dénonce les mauvais traitements infligés aux journalistes dissidents au Vietnam (Ndlr) Le 15 novembre 2009 aura lieu la 29ème Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le Comité des Écrivains en prison du PEN International a recensé plus de neuf cents attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés. Environ deux cents personnes purgent de lourdes peines de prison. Pire encore: une vingtaine d’autres ont été réduits au silence absolu par des assassinats, l’ultime et sinistre forme de censure (...).
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * tribune de genève 11 rue des Rois 1204 Genève | 14.11.2009 | La lettre du jour UNE PENSÉE POUR LES ECRIVAINS PERSÉCUTÉS Genève, 9 novembre. – Le 15 novembre aura lieu la 29e Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Centre PEN suisse romand | 14.11.2009 | Le 15 novembre aura lieu la 29e Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le Comité des écrivains en prison du PEN International a recensé plus de 900 attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion. La plupart d’entre eux ont été harcelés, arrêtés, torturés ou emprisonnés (...).
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
LE TEMPS 3 place Cornavin 1211 Genève 3 18 novembre 2009-12-10 Eclairages Opinions Des écrivains persécutés Nguyên Hoàng Bao Viêt, membre du Centre PEN suisse romand, du Centre des écrivains vietnamiens en exil (CEVEX) et du PEN Club vietnamien en Europe, Genève. Le 15 novembre dernier a eu lieu la 29è Journée pour la défense des écrivains persécutés et emprisonnés. Pendant les douze derniers mois, le comité des écrivains en prison du PEN International a recensé plus de neuf cents attaques contre des écrivains et journalistes qui ont osé exercer leur droit à la liberté d’expression et d’opinion (...). * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Excepts from Sara Whyatt, Programme Director, Writers in Prison Committee International PEN’s Press Release 15 November 2009 International PEN Writers in Prison Day Round up of PEN Centre Activities December 2009 On and around 15 November 2009, International PEN’s membership of writers world-wide, celebrated the courage of their colleagues who have suffered in the practice of their right to freedom of expression. Activities centred around five emblematic cases: Cameroon – Lapiro de Mbanga, Iran – Maziar Bahari, China – Liu Xiaobo, Russia – Natalia Estemirova, and Mexico Miguel Ángel Gutiérrez Ávila. Also calls were made for justice for the 35 writers and journalists who were murdered in the past 12 months. For details go to: Day of the Imprisoned Writer. This year’s celebrations were especially successful. There were events, many of them sell-outs, with readings, performances and music in Sweden, Canada, Australia, Belgium, Catalunya, Italy, Denmark, England, Scotland, Ghana, Kenya, Germany, Switzerland, the USA, the Netherlands and Norway. Nobel Literature Laureates lent their support, with the 2009 winner, Herta Müller standing up for writers under attack in Russia at an event in Berlin, and Nadine Gordimer, Wole Soyinka and J. M. Coetzee contributing to a book of writings for Swedish PEN. Other world famous writers took part, including Michael Ondaatje in Canada, and Germaine Greer in Sydney. Many of these events featured an “Empty Chair” signifying the absence of a writer who could not attend due to imprisonment or even murder. Events included debates on censorship in China, Iran, Kenya, Ghana Turkey, Fiji and New Zealand. This was also an opportunity to award writers who have made particularly sacrifices in the past year. Awards were granted by PEN Canada to the Mexican journalist, Lydia Cacho, by the Independent Chinese PEN Centre to Prof Xu Xerong, detained in China, and the Ossietsky Award in Norway to the Palestinian journalist, Mohammed Omer. Maziar Bahari – Iran, Irakli Kakabadze – Georgia, Sonali Samarasinghe – Sri Lanka, Dawit Isaac – Eritrea, and Chi Dang – Vietnam, were all granted the Oxfam Novib PEN Free Expression award in The Hague. Dawit Isaac was also granted the Tuchkolsky Award in Sweden. There was excellent coverage of the events in many countries. New technology was used extensively, with lively website contributions, sent mass protest emails, and even a Twitter campaign, all serving to spread the message. For more, see details below and visit the PEN Centres websites. Summary of PEN Centre Activities for 15 November 2009 Day of the Imprisoned Writers December 2009 The following are based on reports received from Centres (...) French PEN The French PEN Centre focussed its attentions on the plight of the Vietnamese writer, Trân Khai Thanh Thuy, arrested in October for publicly supporting dissidents on trial. She has long been subjected to harassment, and was imprisoned from April 2007 to January 2008 for her outspoken views. To see French PEN’s website, go to http://www.penclub.fr/spip.php?article22. For more on Trân Khai Thanh Thuy go to http://www.englishpen.org/writersinprison/writersunderthreat/vietnam/trankhaithanhthuy/ Swiss Centres – Swiss German, Suisse Romande, and Swiss Italian Reto-romansh This year, the three Swiss PEN Centres invited Pinar Selek, Turkish writer, sociologist, feminist and peace activist who spent time in prison and Susanne Scholl, author of fiction and non-fiction, member of Austrian PEN and former correspondent of Austrian Television ORF in Moscow to share their experiences and knowledge of freedom of expression in Turkey, Russia and Chechnya. Events were held in the Italian, French and German speaking parts of Switzerland – in Lugano, Geneva and Zurich. They attracted audiences interested in freedom of expression, human rights in Europe with regard to Turkey's wish to join the EU and the constant threat and pressure on journalists and writers in Russia. Pupils at the Lugano High School the Swiss Italian and Retoromansh Centre who traditionally visit on Writers in Prison Day held a lively debate about how to support writers in danger and uphold freedom of expression. The event in Zurich was transmitted live by the independent local radio station LoRa, accessible on their website www.lora.ch. In Geneva every single chair at the venue of the Swiss Press Club was taken. After an introduction, short readings, statements and back ground information were made by Pinar Selek and Susanne Scholl a lively discussion ensued. For more on Selek go to her website: http://www.pinarselek.com/public/destek.aspx?id=45 A number of articles were published in the Geneva electronic and print media on the Day of the Imprisoned Writer by Suisse Romande PEN member Nguyen Hoang Bao Viet: on Protect Online www.protectionline.org/spip.php?article8893, Le Courrier and Le Temps (Réf. CEVEX : and La Tribune de Genève) which also covered the situation for writers detained in Vietnam. (...)
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
No comments:
Post a Comment