CƠN LỐC VÀO ĐỜI
Lê Tùng Minh
Cơn lốc mùa Thu cách mạng đến nhanh đến
nỗi làm cho bao nhiêu tuổi trẻ phải bàng hoàng,
nhất là đối với tuổi trẻ học trò, lứa tuổi đang
mộng mơ và hoài bảo. Riêng đối với Tùng, các
thiệt thòi lớn nhất là không còn điều kiện để
sang Pháp du học, như cha chàng đã hứa! Mọi
dự tính của mùa Thu trước cho mùa Thu này
đều bị đảo lộn. Nhưng đâu có thời gian để suy
nghĩ trước làn sóng "Này Thanh Niên ơi, đứng
lên đáp lời sông núi" và "xếp bút nghiên lên
đường tranh đấu" của hàng vạn, hàng vạn học
sinh sinh viên...
- Nước nhà độc lập rồi! Không được đi du học
thì cưới vợ và đi dạy học hay làm hãng, sở nào
cũng được - Cha Tùng gợi ý.
Tùng nghĩ: Tuổi của hai đứa còn trẻ quá - Tùng
18 tuổi, Ngọc Dung 17 tuổi - đều là tuổi "ăn
chưa no lo chưa tới", chưa có sự nghiệp, cưới
nhau chỉ làm nặng thêm nỗi lo cho cha mẹ. Vì
thế Tùng thưa với cha mẹ:
- Cứ để vài năm nữa, khi con có công ăn việc
làm vững vàng rồi cưới vợ cũng không muộn.
Nhưng diễn biến của thời cuộc đã làm thay đổi
tất cả.
Lá cờ độc lập của Tổ Quốc Việt Nam vừa
giương lên tròn đúng 21 ngày thì bắt đầu
nhuộm máu. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực
dân Pháp được quân đồng minh Anh-Ấn giúp
đỡ quay trở lại tái chiếm Nam bộ. Cuộc Nam bộ
kháng chiến bắt đầu "Mùa thu rồi, ngày hai
mười ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến"
đã vang động khắp thị thành, thôn quê nam bộ.
Giặc Pháp trang bị đầy đủ súng đạn, máy bay,
xe tăng, tàu chiến. Còn dân quân cách mạng
chỉ có súng kíp và tầm vông vạc nhọn, dao găm.
Giặc Pháp tấn công như vũ bão, lấn chiếm
Sàigòn - Chợlớn rồi lan ra các tỉnh trên toàn
Nam bộ. Các chi đội Vệ quốc Đoàn của cách
mạng Việt Nam, dù anh dũng hy sinh nhưng
vẫn phải rút lui từ mặt trận này sang mặt trận
khác.
Chánh quyền non trẻ của cách mạng vừa mới
sinh ra đã chịu một sức ép nặng nề cả về hai
phía: Thù trong giặc ngoài. Bên ngoài thì giặc
Pháp tấn công lấn chiếm. Bên trong, đặc biệt ở
miền Tây Nam bộ thì bọn người "Thổ" (1) nổi
dậy "cáp duồn" (2).
Khi giặc Pháp chiếm Cần Thơ, thì ở thị xã Sóc
Trăng được lệnh tản cư triệt để, thực hiện
chính sách tiêu thổ kháng chiến, vườn không
nhà trống. Cũng như mọi nhà, gia đình Tùng
tản cư về vùng quê Bưng Sa - một xóm thuộc
xã Viên An, huyện Long Phú. Tùng đã gia nhập
Đoàn Thanh Niên Tiền Phong và được phép
đoàn cho về cùng tản cư với gia đình.
Bưng Sa là một xóm ven sông có độ 50 gia
đình người Việt bao quanh xóm toàn người
Miên.
Chiều xuống, bầu trời ảm đạm giới thiệu cơn
giông. Tin tức từ thị xã Sóc Trăng đưa về Bưng
Sa: Tây chuẩn bị tấn công Sóc Trăng! Cũng là
lúc chú Sơn - ngưỡi em họ cha Tùng, sống tại
Bưng Sa đã hàng chục năm nay, hổn hển chạy
về báo tin: Bọn "Thổ" sắp nổi dậy rồi!
- Có chuyện đó thiệt sao? Chú cứ bình tĩnh kể
lại cho tôi nghe coi. Cha Tùng hỏi.
Chuyện như thế này... Chú Sơn bắt đầu kể:
"Tôi có một thằng bạn kết nghĩa là người Thổ
tên là Thạch Uông, chúng tôi gọi nhau bằng "ní".
Trưa nay khi tôi đang ở ngoài đồng gặp nó. Nó
một mực lôi tôi về nhà nhậu rượu. Tôi với nó
thường nhậu với nhau lắm. Thạch Uông rất
nghèo. Vợ nó chết yểu, bỏ lại 2 con nhỏ. Gà
trống nuôi con, thật đáng thương! Nó trọng tình
bạn và quan hệ rất tốt với mọi người trong xóm
này. Người Việt ở xóm Bưng Sa không ai ghét
Thạch Uông.
Khi về đến nhà hắn, tôi thật bất ngờ. Thạch
Uông đã dọn xong một tiệc nhậu ê hề, thịt heo,
lòng heo đầy một mâm. Tôi hỏi:
- Hôm nay ní (3) mầy cúng ai vậy?
- Tao cúng ní mày đấy!
Tôi cứ nghĩ nó nói đùa, nên đùa lại:
- Mày cúng tao thì tao ăn cho hết.
-2-
- Vớ (4), ní mầy cứ ăn thật no đi. Tao chỉ được
đãi ní mầy lần này thôi đó!
Khi nhập tiệc đã ngà ngà say. Thạch Uông
nghẹn ngào nói:
- Tao nói cho ní mày nghe. Tao có con heo vừa
được 10 kí, tính để Tết bán mua quần áo mới
cho con tao đó. Nhưng hôm nay tao phải giết
nó để lấy thịt đãi ní mày.
- Trời, mày điên à, sao mày làm vậy? Tôi trách
nó.
- Không! ní mày đừng nói tao điên, tao không
điên đâu. Vớ, tao không còn bữa nào nhậu với
ní mày, chỉ có bữa nay thôi. Rồi nó đứng dậy,
rút cây phảng kéo ngay đã mài sáng quắc từ
lúc nào.
Tôi lấy làm lạ:
- Phảng mà mày kéo cán ngay ra thì làm sao
phát cỏ được, hở thằng ní khờ khạo.
- Không phải phát cỏ đâu, mà là để "cáp duồn"
đó ní mày biết không?
Nói tới đó nó khóc rống lên, nói tiếp:
- Ní mày biết không? Tao không muốn làm
chuyện sát nhân thất đức đó đâu, nhưng "lục
thum" (5) ở xa đến ra lệnh cho đàng Thổ tao
đấy!
Tôi đã cảm thấy có chuyện không ổn, nhưng cố
bình tĩnh hỏi thêm:
- Mày nói thiệt hay nói chơi đó?
- Tao không nói láo ní mày đâu? Bọn đàng Thổ
chúng tao mỗi đứa được phát một lá bùa hộ
mạng, súng bắn không chết đâu! Hắn móc ra
một tờ giấy màu vàng hình chữ nhật, trên đó có
vẽ ngoằn ngoèo, chữ không ra chữ, hình không
ra hình - Hắn nói tiếp, "lục thum" bảo mang lá
bùa này trong người súng đạn phải sợ, tránh xa
đó.
- Trời ơi! Sao mày ngu quá vậy? Tôi tức quá
kêu lên.
Nó trừng mắt dữ tợn nhìn tôi, tôi thấy rợn người.
Hắn nói tiếp:
- Tao cho ní mày hay: 12 giờ khuya nay, các
chùa khắp xứ này sẽ gióng chuông, chớ không
riêng Bưng Sa đâu. Đó là hiệu lệnh "cáp duồn"
đấy - Hắn giơ phảng lên nói tiếp trong tiếng
khóc: "Ní mày đừng giận tao, tao là thằng bạn
tốt của mày, tao không giết mày thì tụi nó cũng
giết mày."
Tôi hoảng quá, tông cửa chạy về đây báo tin
cho mọi người hay.
Nghe xong câu chuyện đó, cha Tùng bảo chú
Sơn cấp tốc cho cả xóm hay: chuẩn bị rút khỏi
xóm trước 12 giờ đêm.
- Chúng ta không có khả năng đối phó với "Thổ
dậy" vì bọn họ đông người hơn mình gấp bội -
Cha Tùng thuyết phục một số người muốn tổ
chức bảo vệ xóm. Họ không muốn chạy bỏ nơi
mình sinh sống gần hết cả đời người.
Gia đình Tùng và vợ chồng chú Sơn mượn
được chiếc ghe cà vom của ông xã Sóc, liền
dọn những thứ cần thiết xuống ghe, rồi rời khỏi
xóm Bưng Sa đúng vào lúc 10 giờ đêm.
Từng đoàn ghe, xuồng của người Việt ở xóm
Bưng Sa chạy loạn "giặc Thổ dậy", nối đuôi
nhau xuôi giòng sông nhỏ về hương Thạch
Thới An - một làng kế bên, không có dân Miên.
Ai cũng nghĩ rằng, chỉ chạy loạn vài ngày, chờ
quân cách mạng dẹp xong "loạn Thổ dậy" thì
quay về xóm cũ. Nhưng nào ngờ tình thế quá bi
đát. Quân cách mạng rút đi đâu hết, chỉ còn lại
anh em Thanh Niên Tiền Phong, Dân quân Tự
vệ võ trang bằng giáo mác, tầm vông vạc nhọn,
không sao chống cự lại bọn "Thổ dậy" cầm
"phảng kéo ngay" đông gấp 10 lần.
Tiếng mõ, tiếng phèn la, tiếng trống báo động
dồn dập, chuyển từ Bưng Sa - Trà Đức, sang
Đai Cho... rồi đến Thạch Thới An, làm xáo động
cả một vùng đồng bằng. Tiếp theo đó, từng
cụm lửa nhà cháy do bọn Thổ đốt, bốc lên,
sáng rực cả một góc trời. Trống đánh, lửa cháy,
tiếng la hét say máu "cáp duồn" của bọn "Thổ"
cộng tiếng la khóc của trẻ con chạy loạn, tạo
nên một cảnh hỗn loạn bi thương quá sức
tưởng tượng. Bao nhiêu gia đình, trong một
đêm "Thổ dậy", bao nhiêu sản nghiệp của ông
cha để lại đã bị tiêu tan, bao nhiêu người chết
thê thảm dưới lưỡi phảng kéo ngay của bọn
người "Thổ" bị kích động vì hận thù dân tộc.
Lịch sử mùa Thu năm 1945, nếu miền Bắc nạn
đói làm khốn khổ cho bao gia đình, thì Nam bộ
ghi bằng máu và nước mắt. Cách mạng - xâm
lược, nội phản - đã xoắn vào nhau trên nhữn
-3-
trang sử bi thương. Thực tế ấy đã làm cho
những nhà giáo như cha Tùng, những nông
dân như chú Sơn, những thanh niên có học
như Tùng đều có sự suy nghĩ, băn khoăn, lo
lắng.
Trước mắt của họ chỉ có một con đường là
chạy "giặc Thổ dậy". Sau khi rời khỏi Thạch
Thới An, ra đến cửa sông lớn - sông Dù Tho,
các ghe, xuồng chạy loạn tỏa đi, kẻ chạy
ngược lên Bãi Tàu - Sóc Trăng ra Đại Ngãi -
Trà Ôn, kẻ chạy xuôi xuống Cổ Cò - Vàm Lẻo
để về Bạc Liêu, tỉnh căn cứ cách mạng của
miền Tây Nam bộ. Cha Tùng quyết định chạy
về Bạc Liêu và đi sâu vào vùng U Minh Hạ, chờ
vài tháng cho tình hình yên rồi trở lại quê nhà,
chớ không ai nghĩ rằng lần chạy loạn này sẽ
kéo dài đến hàng chục năm.
- Anh Hai này - chú Sơn gọi cha Tùng - theo ý
em chúng ta chạy lên Sóc Trăng về Cần Thơ.
Anh nguyên là thày giáo của chế độ Bảo hộ,
còn Tùng được học bổng đi du học Pháp, chắc
người Pháp họ thông cảm không sao đâu? Chớ
chạy xuống U Minh, e rằng chúng ta đi vào
đường cùng đó anh!
- Chú nói nghe gì lạ vậy? - Cha Tùng nổi giận -
chú không biết, nước nhà đã độc lập rồi, Tây
trở lại xâm chiếm nước ta, ta về sống với Tây
sẽ bị coi là Việt gian, mà mang tội Việt gian là
tội chết chú có biết không?
Chú Sơn cúi đầu, im lặng! Tùng thấy thương
chú Sơn quá. Anh hiểu rằng chú Sơn có nỗi lo
lắng riêng của chú, nên Tùng thưa với cha:
- Thưa Ba! con nghĩ chú Sơn không có ý xúi Ba
và con trở về làm việc cho Tây, mà là...
- Mà là cái gì? - Cha Tùng chặn lại - chú sơn
thử giải thích cho tôi nghe coi.
Chú Sơn ngẩng đầu lên, tha thiết nhìn cha
Tùng:
- Anh Hai đừng nóng, ý của em hoàn toàn khác.
Em nghĩ mình chạy xuống U Minh Hạ là vào
đường cùng vì Tây cũng tiến chiếm vùng ấy.
Vậy thì bây giờ ta ở lại vùng đất mà ta đã quen
đường đi nước bước, dù là giặc Tây đã chiếm
rồi. Ta sống đời sống của người dân bình
thường, không làm việc cho Tây thì đâu phải là
Việt gian. Bao nhiêu người còn lọt ở lại vùng
giặc chiếm như anh Phán Tân đó, tất cả họ đều
là Việt gian hay sao?
Cha Tùng thở dài ngao ngán:
- Thà lỡ ơ lại như anh Phán Tân, còn mình là
tản cư, đã chạy "giặc Thổ", mà quay lại thì khó
khăn lắm. Hay là... hay là vợ chồng chú trở lại
đi. Còn tôi và gia đình tôi không chọn con
đường nào khác đâu!
Vì thế, khi đến Cổ Cò, dừng lại để nấu cơm, vợ
chồng chú Sơn thu vén mấy bộ quần áo và vật
dụng cần thiết vào trong hai bao cà ròn, chia
tay với gia đình Tùng.
- Anh Hai đừng buồn. Vợ chồng em quyết định
ở lại. Anh chị và các cháu đi mạnh giỏi. Khi nào
yên, anh em mình sẽ gặp lại - Day qua Tùng,
chú Sơn bảo: Cháu ráng chăm sóc Ba Má cháu.
Thời buổi loạn ly này khó đoán trước được họa
phước cháu à!
Ai cũng ngậm ngùi trước cảnh chia ly giữa
đường chạy giặc. Nhìn vợ chồng chú Sơn quẩy
gánh hành lý lội sâu vào trong đồng. Cha Tùng
không cầm được nước mắt. Ông nói với Tùng:
"Tính của chú sơn mày là vậy. Việc gì nó đã
quyết thì không ai cản nó được... Đến giờ này
Ba chẳng biết Ba đúng hay chú ấy đúng nữa?
* * *
Chiều hôm đó, ghe của gia đình Tùng đến Vàm
Lẻo.
- Alô! Alô! Tất cả ghe, xuồng chạy loạn Thổ dậy
đều phải dừng lại để kiểm soát giấy tờ... Tiếng
loa từ trạm gác Vàm Lẻo phát ra vang vang.
- Chạy loạn làm gì có giấy tờ để xét. Một ông
lão chèo chiếc tam bản thắc mắc.
- Nếu ghe, xuồng nào không ghé thao lệnh của
Trạm kiểm soát thì chúng tôi bắn à... Đoành!
Đoành! Một anh lính Quốc gia tự vệ cuộc vừa
hô vừa bắc chỉ thiên hai phát súng kíp để hăm
dọa.
Không có ghe thuyền nào dám trái lệnh.
Một, hai, ba, bốn... ghe đều bị giữ lại vì không
có giấy giới thiệu của Ủy ban hành chánh
kháng chiến địa phương. Ghe của gia đình
Tùng cũng chung số phận với các ghe chạy
loạn khác.
-4-
Thấy một người ăn mặc quân phục màu vàng,
đầu đội ca lô có phù hiệu nền vàng sao đỏ,
lưng có đeo một cây súng lục. Đoán hắn ta là
cán bộ chỉ huy, nên cha Tùng hỏi:
- Anh có thể cho chúng tôi biết: chừng nào mới
giải quyết cho chúng tôi đi.
- Chúng tôi phải chờ lệnh của cấp trên - Viên
đội trưởng kiểm soát trả lời cho cha Tùng. Rồi
hắn day qua bảo anh lính vừa bắc chỉ thiên lúc
mới rồi: "Chú dẫn hết bà con vào ở tạm trong
lẫm lúa bỏ trống và không cho ai ra khỏi vòng
rào... Nếu ai trái lệnh... Hắn không nói tiếp mà
lấy tay ra hiệu bóp cò súng.
Tùng thấy hành vi của hắn đúng là hành vi của
những tên phát xít Nhật lúc mới đến chiếm, anh
không nhịn nhục nổi.
- Dân chúng chạy loạn, vừa giặc Tây vừa Thổ
dậy đã quá khổ rồi, thế mà các anh đối xử với
đồng bào mình không khác nào đối xử với kẻ
thù! ... Anh nghẹn ngào: "Các anh có phải là
chiến sĩ cách mạng hay không?"
- Đúng đó! Đúng đó! Nhiều người dân tản cư
hưởng ứng sự phản đối của Tùng.
Viên đội trưởng "Quốc gia Tự vệ cuộc" nổi
nóng, hắn quắc mắt nhìn Tùng, chỉ tay vào mặt
Tùng.
- A! cái thằng này dám xách động quần chúng
chống lại cách mạng hả?
Cha Tùng thấy chuyện trở nên phức tạp, ông
vội lên tiếng:
- Cháu nó còn trẻ, ăn nói không lựa lời, mong
anh thông cảm cho. Cháu nó cũng là Đoàn viên
Thanh niên Tiền phong - cha Tùng ngỡ rằng
nói lên sự thật đó thì hắn thông cảm, nhưng
không ngờ...
Tùng đã bị bắt ngay sau đó, vì cái tội "Đoàn
viên Thanh niên Tiền phong".
Hắn quát cha Tùng:
- Đáng lý ông cũng bị bắt vì có thằng con là
"Đoàn viên Thanh niên Tiền phong". Nhưng vì
ông thành thật khai báo nên tôi tha cho đó.
- Xin anh giảng giải cho chúng tôi biết: vì sao
cách mạng lại bắt người của cách mạng? Cha
Tùng cật vấn.
- "Đoàn viên Thanh niên Tiền phong" là tay sai
của Nhật, vì tổ chức này do Nhật nặn ra, ông
biết không? Viên đội trưởng Quốc gia Tự vệ
cuộc gằn giọng.
Không ai dám lên tiếng trước thái độ hung dữ
của kẻ có súng cầm tay. Thời loạn mà. Vàng
thau lẫn lộn, trắng đen pha trộn. Ai có súng đạn
là kẻ mạnh. Kẻ cầm quyền là chính nghĩa. Giặc
Tây đang đánh tới. "Thổ dậy" khắp nơi! Còn
đâu thời gian để mà giảng giải. Mỗi người cầm
súng vỗ ngực cách mạng chống Tây là một ông
tướng con, trong khi hệ thống cách mạng đã bị
đứt tung ở khắp mọi nơi, còn dân chúng chạy
loạn chỉ là tôm tép.
Tùng bị tách khỏi gia đình, đem giam ở một nơi
khác. Mẹ Tùng khóc. Cha Tùng cúi đầu im lặng
thương xót cho con: "số phận của nó sẽ ra
sao?" Dân chúng chạy loạn thông cảm nhìn
theo chàng trai bị bắt oan.
Viên đội trưởng "Quốc gia Tự vệ cuộc" ra lệnh
cho tên lính đứng cạnh hắn:
- Hãy giam nó vào chung với tên Việt gian mới
bắt được hồi sáng.
- Thưa anh, giam ở "phòng mò tôm" - Tên lính
có vẻ ngạc nhiên.
- Tại "phòng mò tôm" chớ còn hỏi gì nữa?
Tùng vừa đi theo tên lính vừa thắc mắc "sao lại
giam mình vào phòng mò tôm", "Phòng mò
tôm" mang ý nghĩa gì? Tùng đánh bạo hỏi tên
lính:
- Anh làm ơn cho tôi biết "Phòng mò tôm" là gì
không?
- "Phòng mò tôm" là "phòng mò tôm" - tên lính
gắt. Nhưng sau đó ít giây hắn dịu giọng: "Anh
đừng lo, tối nay chú Bảy Sâm ra tới, chắc anh
và chú kia được tha thôi mà!". Rồi hắn lẩm bẩm
một mình: "sao mà ai cũng có thể mang tội Việt
gian hết?".
Đến một gian nhà lá, vách ván hở trước hở sau,
vừa giống nhà bếp vừa giống chuồng heo bỏ
trống. Tên lính mở khóa cửa, nói:
- "Vào làm bạn với chú Việt gia kia cho vui! Nhớ
là không được kêu la đó, vì kêu la càng có hại
cho anh thôi!"
-5-
Khi cánh cửa gỗ đóng sầm lại, khóa cửa vang
lên lắc các, Tùng cảm thấy chóng mặt. Chàng
ngồi bịch xuống nền đất đầy rác rến. Anh nhắm
mắt dựa vào vách ván, định tâm và suy nghĩ số
phận của mình, số phận của một thanh niên
vừa mới đến tuổi trưởng thành, lại rơi vào cảnh
tù tội một cách vô cớ.
- Ê! chú nhỏ, mang tội gì mà bị bắt vô đây?
Tùng giật mình, mở mắt ra nhìn dáo dác.
- Lại đây, nói chuyện chơi... chú nhỏ.
Lúc này Tùng mới nhận ra một người trung
niên đang ngồi dựa vào vách của góc gian nhà
gọi là "phòng mò tôm". Đó là một chú nông dân
lực lưỡng, mặc quần đùi, áo vắt vai, đầu quấn
khăn rằn, m`inh còn bám đầy sình bùn. Tùng
thấy tỉnh người ra, ngó ra ngoài thấy tên lính
không còn ngoài cửa nữa. Anh dè dặt:
- Họ có cho mình nói chuyện không?
- Mặc kệ nó! chúng nó có luật rừng thì chúng
mình cũng phải có luật rừng của mình. Giang
hồ mà...
- Chú nói gì? cháu không hiểu???
- Muốn hiểu thì lại đây chú em!
Tùng mạnh dạn đứng dậy, đến ngồi cạnh
người lạ mặt. Quan sát qua con người có mặt
vuông chữ điền, miệng rộng, cằm nhô ra với
đôi chân mày xếch trên cặp mắt to và vầng trán
rộng, anh bỗng nhớ chú Sơn, vì hai người cùng
trạc tuổi và thân hình, khuôn mặt cũng na ná
như nhau. Anh thấy có cảm tình với ông ta.
- Dạ thưa chú, cháu tên là Tùng. Còn chú, có
thể cho cháu biết được danh tánh không?
- Chà, cái chú nhỏ này giống học trò quá ta.
Tao chẳng có danh tánh gì cả. Chú em cứ gọi
tao là "Năm móc cua" - nói đến đó, ông cười
xòa, tiếp: "Cây móc cua chỉ có hai chĩa có
ngạnh thôi, còn qua là "Năm móc cua" nên có
đến mười chỉa lận... ghê chưa?"
Theo yêu cầu của chú "Năm móc cua" Tùng kể
lại từ đầu câu chuyện, lý do vì sao mình bị bắt.
Nghe xong, "Năm móc cua" tặc lưỡi: "Từ ngày
cách mạng, Việt Minh nổi lên, không biết bao
nhiêu dân lành bị chết oan rồi."
Rồi ông ta vừa chậm rãi kể hoàn cảnh của ông
ta cho Tùng nghe:
- Vốn là thế này, nhà tao ở đây khoảng 10 cây
số, cuốc bộ mất hai tiếng đồng hồ. Tao còn một
mẹ già hơn 80 tuổi, và có một vợ hai con. Vợ
tao đang đau. Hàng ngày tao phải đi móc cua
để nuôi sống cả nhà. Tao làm sao biết được
các ông Quốc gia Tự vệ cuộc lập mặt trận
chống Tây ở Vàm Lẻo này? Thằng Bảy Sâm...
Vừa nghe tên Bảy Sâm, Tùng nhớ lại lời của
anh lính giải mình đến đây, nên vội hỏi:
- Bảy Sâm là ai vậy chú Năm?
"Năm móc cua" vỗ đùi, hậm hực:
- Tao có lạ gì cái thằng đó! Ngày xưa nó học
nghề múa võ với tía tao. Tía tao vốn là thày võ
vườn, ở tận Cao Lãnh lưu lạc về đây, ngày đi
làm mướn, tối dậy võ. Nhờ ổng giỏi nghề võ
nên mới được ông ngoại tao gả má tao cho ổng
đó. Năm đó, tao mới 13 tuổi, còn Bảy Sâm đã
17 tuổi. Trong buổi dợt võ, nó bị tao đá một cú
vào hạ bộ, quỵ xuống, khóc không ra nước mắt.
Nó giận tao lắm. Sau khi học võ xong, nó đi
đứng bến xe, gia nhập vô đám anh chị ở Cần
Thơ do Năm Lửa cầm đầu.
Chú "Năm móc cua" nói tới đó, bỗng dừng lại,
vò đầu ra vẻ suy nghĩ... nói:
- Tao không hiểu nó theo Việt Minh hồi nào?
Mà sau ngày cướp chánh quyền thấy nó mặc
đồ ka ky vàng, đầu đội mũ ca lô có phù hiệu
nền đỏ sao vàng, lưng mang gươm Nhật, rồi
hắn tự xưng là Trưởng chi "Quốc gia Tự vệ
cuộc" này.
- Thế vì sao chú bị bắt? Tùng nôn nóng.
- À! Vốn là thế này: Ngày hôm qua tao đi móc
cua ở ven sông Vàm Lẻo, đúng vào lúc Bảy
Sâm dắt mấy thằng lính Quốc gia Tự vệ cuộc đi
nghiên cứu địa hình địa vật gì đó, để bày trận
phục kích đánh Tàu Tây. Xui cho tao là móc
cua đúng ngay trận địa mà Bảy Sâm dự định.
- Nhưng mà chú Bảy Sâm quen với chú mà?
Tùng thắc mắc.
Chú Năm móc cua cười gằn:
- Bảy Sâm đâu có thèm nhìn thằng "móc cua"
này. Có lẽ nó còn thù tao về cú đá vào hạ bộ
năm xưa. Nó ra lệnh bắt tao, với lý do là dám đi
vào khu cấm. Tao hỏi tụi nó: "khu cấm sao
không để bảng cấm?" Nó trả lời "cấm mà đề
bảng đặng bọn Việt gian biết rồi báo cho Tây
-6-
sao?" Hơn nữa, nó xét trong mình tao thấy có
cái áo vá ba màu xanh trắng đỏ, tụi nó nói tao
mang ám hiệu cờ "tam sắc", lũ Việt gian được
Pháp sai đến dò xét mặt trận Vàm Lẻo (?). Mẹ
nó! Thế là tao bị bắt và giam tại đây một đêm
rồi.
- À! Tại sao gọi là "Phòng mò tôm" hả chú?
- "Phòng mò tôm" là phòng tử hình bằng cách
cho "mò tôm" theo kiểu Việt Minh - "Năm móc
cua" trở nên giận dữ - "Đ. mẹ, tao không hiểu
thằng nào bày đặt ra cách giết người kiểu trung
cổ này. Thật dã man! Chúng nó cho người bị
xử tử vô trong bao chỉ xanh - bao đựng lúa đó,
rồi cột chặt miệng bao lại, cột thêm đá vào cho
nặng. Chúng đem ném bao có người đó xuống
giòng sông sâu để ngộp nước mà chết. Thảm
không?
Tùng nghe "Năm móc cua" kể mà nghe rợn
người.
- Người tù không biết xé bao chun ra sao?
Tùng hỏi.
- Trước khi cho người tù vào bao, chúng trói
chặt cả chân lẫn tay thì làm sao xé bao để chui
ra được - "Năm móc cua" lại nói đùa "Thôi số
kiếp đã định rồi chú em ơi! Ta quyết định đi mò
tôm phen... này".
Tùng suy nghĩ rất nhiều về cá tính của chú
nông dân mang tên "Năm móc cua". Cái chết
gần kề, mà chú còn xuống hò theo điệu vọng
cổ hoài lang được. Hết chỗ chê!
- Vậy, chú với cháu sẽ bị cho "mò tôm" à ?
Tùng hỏi chú Năm như muốn khóc.
- Chắc vậy rồi! Chết người nào đỡ người đó!
Để thằng Thổ nó "cáp duồn", hay để thằng Tây
mũi lõ bắn cũng vậy, thà người mình giết mình
sướng hơn! Phải không cậu học trò?
- Cháu rần thúi ruột, mà chú cứ giỡn hoài.
Nghe nói chú Bảy Sâm tối nay về Vàm Lẻo,
mình có hy vọng được thả không chú? Mình có
tội tình gì đâu?
- Chú em ngây thơ quá. Chính sách của chúng
nó rõ ràng quá rồi: "Thà giết lầm hơn là tha
lầm!"
Bỗng hai người đều im lặng. Không gian nhỏ
hẹp của gian nhà lá thô sơ như trầm xuống
giữa đêm trời chuyển mình. Mỗi người theo
đuổi một ý nghĩ riêng tư trước khi lìa khỏi cuộc
đời nhiễu nhương này. "Cái chết có gì dáng sợ.
Khi ta còn sống thì nó chưa đến. Khi nó đến thì
ta đâu còn biết gì." Tùng nhớ lại câu nói của
nhà Triết học cổ đại nào đó, hình như Pla-tông
thì phải. Nhưng triết lý vẫn là triết lý. Còn sự
thật, với tuổi 18 của Tùng thì cái chết là một ám
ảnh khó thở. Tùng không hiểu chú "Năm móc
cua" nghĩ thế nào, chớ Tùng cảm thấy nỗi sợ
hãi tràn ngập khắp cơ thể. Tùng bật lên tiếng
than "Trời ơi! mình sẽ chết thiệt sao?"
- Tại sai lại phải chết? "Năm móc cua" bật nói
to lên làm Tùng giật nẩy mình.
Trời nổi cơn giông. Sấm chớp. Và cơn mưa bắt
đầu dội xuống mái nhà, như khóc than, gào thét
cho số phận của những kẻ bạc phước.
"Năm móc cua" nắm lấy vai Tùng, kề miệng sát
lỗ tai Tùng, nói to: "Trời cứu mình rồi!"
Tùng ngơ ngác hỏi:
- Ai cứu mình?
- Trời cứu mình! Đúng hơn là Trời mưa đã tạo
cơ hội cho hai chú cháu mình thoát khỏi chỗ
này
- "Năm móc cua" khẳng định.
* * *
Ngoài trời, mưa mỗi lúc mỗi lớn. Đêm tối mịt,
đưa hai bàn tay không nhìn thấy. Tên lính canh
đã chuồn vào gian nhà đối diện để tránh mưa
từ khi trời bắt đầu chuyển cơn giông, nên mọi
hành động của hai kẻ "tử thù" chỉ có trời biết
thôi. Dựa vào một góc nhà, họ công kênh nhau,
giỡ mái nhà chui ra một cách dễ dàng. Tùng
nhảy xuống trước, "Năm móc cua" nhảy xuống
sau. Một vầng sáng của cây đèn 3 pin quét
ngang qua là cho Tùng hốt hoảng, anh nằm đó,
mình sát xuống đất. Nhưng "Năm mắt cua" vẫn
đứng yên. Chú chờ vầng sáng đèn pin của tên
lính gác di chuyển sang hướng khác, ông ta
liền kéo Tùng dậy bảo nhỏ:
- Nó không thấy tụi mình đâu. Chạy!
Tùng vẫn chưa hoàn hồn, hỏi:
- Chạy hướng nào chú?
Mỗi lần Tùng vấp ngã, "Năm móc cua" đều
động viên "Ráng lên chú em! Đấu tranh giữa
cái sống và cái chết đâu phải dễ. Con người
-7-
hơn nhau là dám quyết định dứt khoát giữa hai
con đường đi, mình chỉ được quyền chọn một
mà thôi!" Dù chạy mệt, vấp ngã đau, nhưng
nghe lời triết lý của chú "Năm móc cua", Tùng
cảm thấy vững tâm và kính phục người nông
dân nghèo khổ này. Tùng nghĩ "chỉ có trường
đời dạy cho chú hiểu được những điều mà
Tùng không tìm thấy trong sách vở".
Hai ngườira sức chạy. Qua bao cánh đồng.
Qua bao khu vườn. Qua bao con rạch... Tùng
chẳng biết nữa, chỉ biết chạy, chạy trốn khỏi cái
"Phòng mò tôm" đáng kinh tởm, chạy tránh xa
những tên đồ tể của thời đại, coi mạng người
không đáng một xu.
Mưa tạnh dần. Trời hửng sáng. Hai người đã
chạy đến ven xóm Sóc Đồn, chỉ cách thị xã Bạc
Liêu khoảng 5 cây số "Năm móc cua" hỏi:
- Sao? Đến đây chú em có thể đi một mình
chưa?
- Dạ được! Chỗ này cháu đã có đi qua hồi còn
nhỏ - Bỗng nhiên Tùng nghẹn ngào, cảm thấy
chơi vơi như sắp mất mát một người thân nhất
trong cuộc đời. Tùng hỏi: "Chú chia tay cháu ở
đây sao?"
"Năm móc cua" hình như hiểu được tâm trạng
lo lắng của Tùng. Ông vỗ vai Tùng và an ủi:
- Đến đây coi như tạm thoát nạn. Qua không
thể tiếp tục đi chung với chú em nữa được. Vì
hai lẽ, một là qua phải tạt qua nhà báo cho gia
đình hay để khỏi lo! Hai là vùng này ai cũng biết
mặt qua, kể cả đứa con nít 5 tuổi, nên cháu đi
với qua sẽ bất lợi cho cháu. Chắc chắn sáng
nay bọn nó cho người truy lùng chúng ta như
truy lùng hai tên "tử tù" vậy!
Ngẫm nghĩ một lúc "Năm móc cua" nói tiếp:
- Tốt nhất đừng lo nghĩ đến gia đình, vì cháu lo
cũng không giải quyết được. Qua tin chắc
không có gì xảy ra cho hai ông bà giáo đâu!
Còn cháu cứ đi thẳng vào thị xã rồi tìm một chi
đội Vệ quốc đoàn xin gia nhập. Đó là phương
sách hay nhất. Nhớ tìm chi đội "Hùm Xám" của
Nguyễn Hùng Phước. Gặp Nguyễn Hùng
Phước cháu nói cháu là cháu của "Năm móc
cua" thì được nhận ngay, cháu cứ kể chuyện
chú cháu mình cho Nguyễn Hùng Phước nghe,
vì Nguyễn Hùng Phước là người tốt và rất ghét
Bảy Sâm.
Lần đầu tiên, từ khi gặp Tùng đến giờ, "Năm
móc cua" mới xưng hô chú cháu với Tùng. Vì
vậy, Tùng rất cảm động, và cảm thấy có sự gắn
bó thân thiết với người chú mới quen trong cơn
hoạn nạn này. Rõ ràng quan hệ giữa người với
người đâu chỉ là "chó sói".
- Dạ! cháu sẽ nghe lời chú. Chú cho cháu gửi
lời chúc sức khỏe Bà và Thím... Chúc chú bình
an. Tùng không cầm được nước mắt.
"Năm móc cua" vừa bước đi, vừa ngoái lại nói:
- Cháu nhớ những lời chú dặn đấy! Chi đội
"Hùm Xám" đang ở mặt trận Du Da đó... nhớ...
không?
- Dạ nhớ! Tùng vừa trả lời, vừa hỏi với: "chừng
nào chú cháu mình gặp lại nhau?"
- Còn trờị.. còn đất... còn sống trên đời này... là
chúng tạ.. còn... gặp nhau. "Năm móc cua" nói
to vang vang cả cánh đồng.
* * *
"Năm móc cua" đã đi xa, khuất dần sau xóm
nhỏ. Nhưng Tùng vẫn còn đứng yên bên chòm
mả hoang. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Bình
minh ló đầu sau lũy tre làng. Tùng mơ màng dõi
theo hình bóng của người nông dân, cũng là ân
nhân của Tùng. Một kỷ niệm vào đời không bao
giờ quên.
Ghi Chú:
(1) Tức dân Khơme
(2) Chém giết Việt Nam
(3) Bạn rất thân
(4) Tiếng đệm đầu câu
(5) Ông lớn
10/2003
Nguồn: http://www.vantuyen.net
No comments:
Post a Comment