Monday, October 17, 2016

DÂN LÀM BÁO - SONG CHI - TRẦN TRUNG ĐẠO - TƯỞNG NĂNG TIẾN

PAULO THÀNH NGUYỄN * HÀNG ĐỘC HẠI TRUNG QUỐC

DÂN LÀM BÁO

Thư ngỏ hợp tác kinh doanh: Nói không với sản phẩm độc hại Trung Quốc

Mọi người thân mến,
Chúng ta không cực đoan đến độ cho rằng tất cả các mặt hàng Tàu là độc hại, nhưng với cơ chế kiểm soát chất lượng lỏng lẻo và yếu kém như hiện nay thì khó mà đánh giá đâu là hàng độc hại và đâu là hàng đủ tiêu chuẩn. Mỗi sản phẩm hàng Tàu đều chứa đựng một mối nguy hiểm cho chính sức khỏe của bản thân chúng ta và những người xung quanh mình.
Và, thực tế là chúng ta không thể tẩy chay hàng độc hại Trung Quốc chỉ bằng lời nói, bằng sự bất mãn. Phải bắt đầu bằng chính hành động của mỗi người. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau xây dựng một giải pháp, và giải pháp đó phải có sự phối hợp giữa người bán và người mua.


Tâm lý người tiêu dùng luôn mong mua được sản phẩm chất lượng mà giá cả lại rẻ, trong khi người kinh doanh thì yếu tố hàng đầu là lợi nhuận. Chúng ta phải cùng chung tay để tạo nên không gian hòa hợp giữa hai nhu cầu đó. Có thể hàng hóa sẽ không bắt mắt, có thể giá sẽ hơi cao, có thể lợi nhuận sẽ hơi thấp. Nhưng cái đích cuối cùng chúng ta nhắm đến đó là sản phẩm sẽ không chứa tiềm ẩn nguy cơ độc hại đến sức khỏe như xuất xứ từ Trung Quốc.

Tất nhiên, để tẩy chay hoàn toàn 95% hàng độc hại từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam như hiện nay là rất khó, nhưng chúng ta sẽ làm được nếu bắt đầu từ những việc nhỏ như: Tẩy chay các sản phẩm độc hại đang gây nguy hại đến sức khỏe mỗi ngày như thực phẩm, trái cây, hàng vải sợi, quần áo may mặc…
No China Shop được tạo lập với mong muốn sẽ là nơi tập trung những đơn vị kinh doanh không bán hàng Trung Quốc, là nơi giúp người tiêu dùng ý thức về sức khỏe với thói quen mua sắm, là nơi mà những đơn vị kinh doanh sẽ can đảm đoạn tuyệt với nguồn hàng Tàu kém chất lượng. 
Ước mơ trên rất cần có sự đóng góp của mỗi người chúng ta. Đã đến lúc chúng ta rời vị trí khán giả quan sát để tiến đến một bước trở thành khách hàng, cộng sự của www.nochina-shop.com
Cùng nhau nói không với hàng Trung Quốc kém chất lượng bằng những hành động tuy nhỏ nhưng chứa đựng một niềm tin lớn. Thay đổi thói quen mua sắm để tránh lệ thuộc vào nguồn hàng Trung Quốc với niềm tin rằng những gì chúng ta đang gieo hôm nay sẽ sinh hoa trái trong tương lai. 
Không có việc lớn nào không bắt đầu từ việc đơn giản nhất.
Rất mong được hợp tác và chào đón tất cả mọi người đến với chúng tôi.
P/S Liên lạc với chúng tôi nếu bạn là người kinh doanh những sản phẩm Việt Nam hoặc nhập khẩu từ các nước, ngoại trừ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn đến tất cả những người chúng tôi biết.

Điện thoại: (+84) 938 965168 

TRẦN ĐĂNG KHOA * THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Thơ tình người lính biển

BienDong.Net: 

 “Thơ tình người lính biển” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, sáng tác năm 1981 khi anh đang mặc áo lính trên quần đảo Trường Sa, là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ Trường Sa. 
Bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người vừa qua đời đầu tháng 1.2013 phổ nhạc và trở thành một trong những bài hát được yêu thích nhất về đề tài biển đảo. Nhân dịp đầu xuân, BDN xin giới thiệu lại sáng tác này của Trần Đăng Khoa, như một chút tâm tình gửi tới các chiến sĩ đang canh giữ biển đảo Tổ Quốc.


Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên


Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên


alt



Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa chiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn ( đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa) với cô văn công quân đội sáng 23.4.2012 ( ảnh BienDong.Net )

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên


Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.


Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…

Trần Đăng Khoa

BIỂNĐÔNG.NET

SONG CHI * XÃ HỘI VIỆT NAM

Giới trẻ VN và tình trạng sa sút về mặt đạo đức, lý tưởng sống

Song Chi.
Ở VN từ nhiều năm nay sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội đã lan vào trong môi trường giáo dục, vào các ngôi trường, lớp học, tác động đến người thầy đứng lớp và các em học sinh, sinh viên.
Nhiều hiện tượng tiêu cực ngang nhiên tồn tại như nạn quay cóp trong các kỳ thi, nạn chạy điểm, “gạ tình lấy điểm”, mua bằng…Hình ảnh người thầy và mối quan hệ giữa thầy trò nhìn chung không còn thiêng liêng như xưa, ngược lại vết đen của những vụ thầy đánh trò, trò đánh thầy, thầy có quan hệ tình dục với trò, thậm chí cưỡng bức trò…đã làm hoen ố môi trường giáo dục vốn tôn nghiêm.
Trước sự xuống cấp chung đó, không ngạc nhiên khi một bộ phận giới trẻ bây giờ có những lời nói, hành vi khiến người lớn nhiều khi phải choáng.
Choáng vì lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử của một số học sinh trong “thế giới ảo”.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 10.1 có bài “Phẫn nộ giới trẻ chửi người thân trên facebook” nói về hiện tượng một số bạn trẻ khiến cộng đồng mạng phẫn nộ vì đã lên facebook chửi người thân với những lời lẽ hết sức thô tục, hỗn hào; xưng tao, gọi bố mẹ ông bà bằng mày, bằng đủ thứ từ thô tục, chỉ vì những lý do nhỏ nhặt như bị bố mẹ mắng, không cho tiền mua điện thoại hoặc xúc phạm đến…thần tượng sao Hàn của mình. Cá biệt có trường hợp hai bạn trẻ tông xe vào một cụ già khiến cụ bị thương nặng rồi qua đời, mà còn lên mạng báo tin bằng những từ ngữ hết sức vô cảm…
Báo chí cũng báo động về nạn văng tục online của một số bạn trẻ. Trên nhiều trang mạng xã hội, việc nhiều bạn trẻ thả sức comment “bẩn” về một nhân vật, một hiện tượng nào đó không phải là hiếm. Chẳng hạn, với một ca sĩ, diễn viên, người mẫu…mà các bạn trẻ không ưa, các bạn còn lập ra “Hội những người ghét ca sĩ A, người mẫu B” và tha hồ chê bai, “ném đá”. Với những ca sĩ, người mẫu được yêu thích, cũng không ít trường hợp fan của ca sĩ này chửi bới fan của ca sĩ kia hoặc sẵn sàng thóa mạ những ai không thích thần tượng của mình, thóa mạ cả ca sĩ khác để đề cao thần tượng v.v…
Bài “Học sinh dùng điện thoại đe dọa giáo viên qua facebook” trên VietnamNet ngày 13.1 nói về hiện tượng một số em học sinh dùng điện thoại di động chụp ảnh thầy cô trong những phút hớ hênh, tư thế không đẹp mắt chẳng hạn, để tung lên mạng, “tống điểm” thầy cô. Cũng có những trường hợp học sinh ghét thầy cô, lên facebook lập hội nói xấu người đó. Báo Giáo dục Việt Nam ngày 19.1 có bài “Nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là…đồ quái vật”.
Mới đây, câu chuyện một học sinh lớp 8 trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đuổi học 1 năm vì chế lại lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh để ra “tuyên ngôn” kêu gọi học sinh chống lại thầy cô, đã làm nóng dư luận. Phần đông mọi người không chấp nhận hành động xúc phạm thầy cô của em học sinh này, nhưng cũng cho rằng việc đuổi học 1 năm là hơi nặng. Cuối cùng, được sự bảo lãnh của Đoàn phường An Xuân cùng với Đoàn trường THCS Lý Tự Trọng, em học sinh này đã được đi học lại.
Choáng vì lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử của một số học sinh trong đời thực.
Có một dạo báo chí VN liên tiếp đưa tin về các trường hợp học sinh đánh nhau, đặc biệt là nữ sinh. Nếu vào google gõ mấy chữ “nữ sinh đánh nhau” sẽ cho ra hàng loạt kết quả, kể cả những video clip do chính các em đánh nhau và quay lại, tung lên mạng hoặc do các em khác quay. Các em đánh nhau dã man không khác gì đòn thù, rồi còn lột áo để làm nhục trước đám đông. Dư luận còn phẫn nộ hơn nữa khi có những video clip cho thấy trong khi các em đánh nhau, những em khác đứng ngoài thản nhiên nhìn, không can ngăn, thậm chí còn cổ vũ. Hiện tượng này cho đến nay vẫn tiếp tục xảy ra.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 30.7.2012: “Phẫn nộ khi xem clip nữ sinh bị lột áo, bị đạp nhiều lần vào đầu”. Bài báo cho biết: “Clip có độ dài gần 6 phút, một nữ sinh đeo khăn quàng đỏ bị ba nữ sinh khác giật tóc, ấn đầu xuống đất, chửi bới, đấm, đạp hàng trăm lần vào đầu, vào mặt. Điều đáng chú ý là hai trong số ba thủ phạm của vụ hành hung cũng mặc đồng phục như nữ sinh bị đánh.” Độ tuổi của các em nữ sinh này khoàng lớp 7, lớp 8.
Báo VietnamNet ngày 24.1: “Nữ sinh bị đánh hội đồng đến mê man, hoảng loạn”. Nạn nhân là nữ sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đình Liễn thuộc xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị một nhóm nữ sinh “đàn chị” đánh hội đồng đến bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu nhiều ngày.
Báo Tin tức online ngày 22.1 “Một nữ sinh vung dao với hai người bạn: Cảnh báo nạn bạo lực học đường”, kể lại một vụ xô xát giữa các em học sinh nữ trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Một em đã rút dao đâm hai em khác khiến một trong hai em tử vong, em còn lại bị thương nặng.
Điều đáng nói, như bài báo phản ánh, là tình trạng học sinh ở đây cả nam cả nữ, đánh nhau như cơm bữa nhưng chẳng thấy CA, bảo vệ, hay thầy, cô giáo nào can ngăn. Khi hai học sinh bị thương cũng tự đèo nhau bằng xe máy đến bệnh viện, “không có thầy cô giáo hay bảo vệ trường ra giúp gọi taxi đi BV tỉnh”, và “vụ việc xảy ra cách cổng trường chỉ khoảng 20m, đúng vào giờ tan học nhưng phải đến buổi chiều, khi học sinh của mình là em Thân Thị Hồng Hà tử vong tại BV, lãnh đạo trường THPT dân lập Đồi Ngô mới biết.” 
Báo Lao động phải đặt câu hỏi “Sao mãi thờ ơ?” trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng nhưng không thấy có cơ quan, ban ngành nào đứng ra nhận trách nhiệm cũng không nghiên cứu,tìm giải pháp ngăn ngừa, khắc phục…
Nữ sinh đã vậy, nam sinh cũng không kém: “Bất bình hình ảnh nam sinh dùng ghế ‘phang’ bạn tại lớp" (Soha/ Infonet), “Một tháng, ba vụ sinh viên đánh nhau đến chết" (báo Giáo dục Việt Nam)…
Bên cạnh chuyện đánh nhau, đôi khi dùng dao đâm nhau dẫn đến tử vong là những hiện tượng sa sút về đạo đức khác: Nào đánh bài trong lớp “Lộ clip Hs cấp 2 đánh bài ăn tiền, văng tục trong lớp” (Infonet), cho vay nặng lãi “Bắt nhóm sinh viên cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản” (Báo Dân Trí)…Đó là chưa kể đến tình trạng yêu đương, quan hệ tình dục sớm ở giới trẻ ngày nay. VN từ lâu nay đã bị xếp vào một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai rất cao, trong đó tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên cao nhất khu vực v.v…
Lý giải tất cả những hiện tượng này như thế nào? Đã có rất nhiều ý kiến, bài viết của các nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học, xã hội học về hành vi ứng xử quá kém của một bộ phận giới trẻ VN ngày nay. Các nguyên nhân cũng đã được đề cập đến, như do môi trường xã hội có quá nhiều cái ác cái xấu đã tác động đến các em; do nền giáo dục VN chỉ biết dạy chữ mà không chú trọng dạy người, chỉ biết nhồi nhét kiến thức cốt để đi thi mà không giáo dục cho các em phần tâm hồn, nhân cách, triết lý sống cao đẹp; nhiều gia đình quá bận rộn, phó thác mọi chuyện dạy dỗ con cái cho nhà trường…
Bản thân các thầy cô nhiều khi chưa là tấm gương tốt cho các em về mặt nhân cách, ứng xử với các em không được hay, thậm chí xúc phạm, không tôn trọng quyền con người đối với các em...Đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, hàng loạt vụ học sinh tự tử có nguyên nhân từ cách ứng xử của thầy cô cũng như mối quan hệ chưa tốt giữa thầy cô và học sinh.
Người lớn, xã hội choáng khi được nghe/đọc/chứng kiến những hành vi ứng xử tệ hại của giới trẻ, kể cả đâm chém nhau, hay yêu đương sớm, phá thai…Nhưng thật lòng mà nói, cứ nhìn trẻ con, thanh thiếu niên ở các nước dân chủ, phát triển, mới thấy trẻ con, thanh thiếu niên VN quá thiệt thòi, khổ sở vì bị nhiều sức ép mà lại ít được cảm thông, hướng dẫn đúng cách.
Đi học, chẳng hạn, với trẻ con, học sinh các nước là niềm vui, còn ở VN ngay từ khi mới vào lớp một đã phải học miệt mài, suốt thời tiểu học, trung học cứ thế mà “cày” ở trường, rồi ở lớp học thêm, học không có mùa hè không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, không có tuổi thơ…Chương trình thì nặng nhưng đến hơn một phần ba là những kiến thức “chết”, kiến thức vô bổ hoặc lạc hậu.
Từ người lớn trong gia đình cho đến thầy cô ở trường vẫn chưa thật sự tôn trọng học sinh như những con người. Nhiều thầy cô không thích hoặc không cho phép học sinh nói khác với ý mình, với sách giáo khoa. Có một số thầy cô còn đánh đập học sinh (ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học), xúc phạm các em (lứa tuổi ở bậc trung học)…khiến các em bị ức chế, dẫn đến những hành vi như lên mạng nói xấu thầy cô, thậm chí phản ứng, đánh lại thầy.
Xã hội thì toàn những sự bất công phi lý, dối trá, nói một đằng làm một nẻo, cái xấu cái ác nhan nhản khiến các em mất lòng tin.
Một thế hệ thiếu vắng niềm tin, không có lý tưởng, (ngoại trừ lý tưởng phải học cao, đỗ đạt, để làm vui lòng cha mẹ, người thân và có cuộc sống tốt hơn cho bản thân), đa phần không quan tâm đến thời cuộc, đến tình hình chính trị xã hội của đất nước (vì nếu có quan tâm thì chỉ mang họa vào thân (!), không được hướng dẫn đúng cách và trang bị những kiến thức nhân văn, triết lý sống cao đẹp, kỹ năng sống…nên lạc loài, ngông nghênh cũng là điều dễ hiểu.
Nhìn vào giáo dục VN, nhìn vào giới trẻ VN-tương lai của đất nước, để thấy rằng nếu một ngày nào đó chế độ cộng sản ở VN sụp đổ, một trong những thách thức lớn hơn việc xây dựng lại đất nước rất nhiều lần và cũng mất thời gian hơn rất nhiều lần, đó là xây dựng lại toàn bộ hệ thống giáo dục, xây dựng lại con người.

Comments

Tat ca deu la nan nhan.....

Vang,gioi tre noi rieng,toan dan trong nuoc noi chung deu la nan nhan cua che do Cong San(Song Chi da trinh bay nhung suy doi ve moi mat that day du va chinh xac)....Chung ta can phat hoa mot duong loi khoi phuc lai nen giao duc nhan ban cho" Thoi ky hau Cong San" ngay tu bay gio...

TRẦN TRUNG ĐẠO * BÊN THẮNG CUỘC

“Hãy tôn trọng lịch sử” nhưng lịch sử nào?


Trần Trung Đạo
 
 
Tôi chưa đọc Bên Thắng Cuộc đầy đủ để viết về tác phẩm này. Có thể khi đọc xong cả hai cuốn, sẽ nhận xét Bên Thắng Cuộc với tư cách một người miền Nam đã sống những năm khắc nghiệt ở Sài Gòn, “sinh viên chế độ cũ”, đi kinh tế mới, vượt biển và trăn trở cùng đất nước. Bài viết này chỉ bàn đến luận điểm mà các báo lề đảng dùng khi viết về tác phẩm Bên Thắng Cuộc.
 
Hầu hết báo lề đảng đều đòi hỏi “Hãy tôn trọng lịch sử”, vâng, nhưng lịch sử nào?
 
Một trong những đề án lớn của các quốc gia thuộc khối CS Liên Xô cũ không chỉ phục hồi kinh tế, ổn định xã hội sau gần 80 năm sống trong chế độ toàn trị kinh hoàng, mà còn là viết lại lịch sử. Các nhà sử học Nga dành nhiều năm để đánh giá các sự kiện diễn ra từ thời Vladimir Lenin đến Mikhail Gorbachev và cho đến nay vẫn còn đang đánh giá. Nhiều chi tiết như các điều khoản bí mật trong hiệp ước Molotov-Ribbentrop, việc chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic, sự giúp đỡ của đồng minh trong thế chiến thứ hai, v.v... đã bị xóa trong sử CS. Một số sự kiện có nhắc đến nhưng lại cố tình viết sai thủ phạm như vụ tàn sát 22 ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn vào tháng 3 năm 1940 được viết là Đức Quốc Xã chứ không phải do mật vụ Sô Viết hành hình. Không chỉ sử Nga mà cả lịch sử thế giới, sự sụp đổ của đế quốc La Mã, các hình thái kinh tế cũng được giải thích theo quan điểm CS.
 
Các nhà sử học Việt Nam trong tương lai cũng sẽ nhức đầu như thế. Lịch sử không có một dòng chảy chính thống và trong suốt qua các thời kỳ đất nước. Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước là lịch sử của kẻ thắng trận, được giải thích theo quan điểm của kẻ thắng trận và để phục vụ cho mục đích của kẻ thắng trận. Lịch sử Việt Nam mà sinh viên học sinh đang học là lịch sử được phát ra từ cái loa, biểu tượng cho bộ máy tuyên truyền của chế độ, giống như cái loa mà Huy Đức có thể đã ám chỉ trong bìa sách Bên Thắng Cuộc.
 
Rất nhiều tranh luận về lý do tồn tại của chế độ CS tại Việt Nam. Trong cái nhìn của riêng tôi, chế độ CS tại Việt Nam chưa sụp đổ, không phải nhờ đổi mới kinh tế, ổn định xã hội nhưng chính là nhờ tác dụng của cái “loa lịch sử” đó. Đảng CS ít nhiều đã thành công trong việc che giấu được tội ác và khoác cho mình chiếc áo chính danh, chính nghĩa, hay ít nhất không một thành phần dân tộc nào chính danh, chính nghĩa hơn đảng CS.
 
Đảng Cộng sản tại năm quốc gia sót lại từ phong trào CS quốc tế, đặc biệt Trung Quốc và Việt Nam đã pha chế chủ nghĩa Dân tộc vào chủ nghĩa Cộng sản thành một loại hợp chất gây mê man nhãn hiệu Dân tộc Xã hội chủ nghĩa. Đảng CS lý luận rằng họ ra đời để đáp ứng một nhu cầu lịch sử và, như một tác giả viết trong báo Pháp Luật, “những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó”. Lịch sử nào giao phó?
 
Chủ trương nhuộm đỏ Việt Nam của đảng CS rõ như ban ngày khi đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc mang súng đạn của Nga, Tàu vào cưỡng chiếm miền Nam. Pháp rút sớm hay rút muộn, Mỹ đến hay không đến cũng chẳng ảnh hưởng gì đến mục tiêu thiết lập một nhà nước CS trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhất quán từ ngày thành lập đảng CS vào năm 1930. “Độc lập dân tộc”, “Thống nhất đất nước” chỉ là những chiêu bài. Nếu không dùng khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng cũng thừa khả năng để nặn ra hàng trăm chiêu bài, khẩu hiệu hấp dẫn khác để kích thích và lợi dụng lòng yêu nước. Bộ máy tuyên truyền của đảng nhồi nhét vào nhận thức của các thế hệ Việt Nam, nhất là thế hệ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến, rằng cuộc chiến tranh gọi là “Chống Mỹ cứu nước” trước 1975 là cuộc chiến chính nghĩa, “đánh Mỹ” là bước kế tục của chiến tranh chống Thực Dân Pháp. Đó là lý luận của kẻ cướp. Đảng CS không chỉ cướp đất nước mà cướp cả niềm tin và khát vọng của những người đã chết.
 
Như tôi đã viết trước đây, miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Xây dựng một xã hội dân chủ vừa bước ra khỏi phong kiến và thực dân là một tiến trình vinh quang nhưng cũng đầy trắc trở. Dân chủ ở miền Nam như một chiếc cây non lớn lên trong mưa chiều nắng sớm. Nhưng dù có khó khăn, tham nhũng thối nát bao nhiêu đi nữa, đó cũng là vấn đề riêng của Việt Nam Cộng Hòa không dính dáng gì đến đảng CS ở miền Bắc. Những ông như Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết có đủ không gian và phương tiện để đấu tranh một cách hợp pháp tại miền Nam cho một xã hội tốt đẹp hơn như hàng trăm chính khách quốc gia khác. Dĩ nhiên, họ có thể thất bại, bị tù đày và ngay cả bị giết nhưng vẫn là những người quốc gia chân chính. Tuy nhiên, khi tham gia Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, chấp nhận làm công cụ cho đảng CS, họ đã tự chặt chiếc cầu biên giới giữa họ và nhân dân miền Nam.
 
Tác giả viết trong "Sài Gòn Giải Phóng" nhắc đến "10 cô gái Đồng Lộc” mà không biết rằng nếu có thể hiện hồn về, công việc đầu tiên của các cô chết trong hố bom Đồng Lộc là đi tìm lãnh đạo đảng CS để thanh toán cả vốn lẫn lời vì cái chết oan uổng của các cô chỉ để đổi lấy một đất nước nghèo nạn, lạc hậu, một chế độ độc tài, tham nhũng, phản văn minh tiến bộ như ngày nay.
 
Tác giả trên báo "Sài Gòn Giải Phóng" cũng nhắc đến đến “nhà tù Côn Đảo”, “nghĩa trang Hàng Dương” làm tôi nhớ đến nơi này. Tôi cũng đã từng đến đó, không phải vì phải ở tù mà chỉ vì muốn biết một di tích lịch sử của dân tộc. Đảng xem nhà tù Côn Đảo như một “trường đại học CS”, tài sản riêng của đảng CS nhưng đừng quên nhà tù Côn Đảo do thực dân Pháp lập ra năm 1862 tức 68 năm trước khi đảng CS ra đời. Năm 1945, đảng CS ước lượng có khoảng 5 ngàn đảng viên. Cho dù thực dân Pháp bắt và đày nguyên cả đảng ra Côn Đảo cũng không thể so với số tù nhân thuộc các phong trào yêu nước khác. Với tôi, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và đã hy sinh trên Côn Đảo. Những đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến chống Thực Dân và bỏ xác trên đảo đều xứng đáng được tôn vinh.
 
Nếu họ đã từng là đảng viên Cộng sản thì sao? Không sao cả. Như tôi đã có dịp viết trong tiểu luận "Từ buổi chiều trên nghĩa địa Hàng Dương", việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày đó, vì điều kiện giao thông khó khăn, núi non cách trở, sự phát triển của các đảng phái chống thực dân ít nhiều bị giới hạn bởi các đặc tính địa phương, bà con giòng họ, hoàn cảnh trưởng thành. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Đảng Cộng sản như một tổ chức thì khác. Mục đích của đảng CS không chỉ nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ Việt Nam mà còn nhuộm đỏ cả dòng lịch sử.
 
Tác giả viết trên báo "Pháp Luật" so sánh việc chính quyền miền Nam tra tấn các đảng viên CS và tù “cải tạo” sau 1975 khi kết án tác giả Bên Thắng Cuộc đã “Nhấn mạnh 'chế độ hà khắc' của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước”. Những kẻ ném lựu đạn vào nhà hàng, ám sát, đặt mìn trên quốc lộ 1, quốc lộ 4, đặt bom trong sân vận động, đốt chợ, đốt làng, giết người vô tội không phải tù chính trị hay tù binh chiến tranh, mà chỉ là những tên khủng bố. Chúng là những kẻ yêu đảng chứ không phải là “những người yêu nước”. Bấm vào đây --> "Terrorist Attacks in Saigon 1960s-70s" để xem các “chiến công hiển hách” của Biệt động thành Sài Gòn Gia Định khi ám sát hàng loạt “Mỹ ngụy” còn mặc tã ở nhà hàng Mỹ Cảnh. Tội ác giết phụ nữ trẻ em của chúng phải được xét xử theo đúng luật pháp. Điều đó đã và đang được áp dụng tại mọi quốc gia trên thế giới không riêng gì Việt Nam Cộng Hòa.
 
So sánh tù CS ở Côn Đảo và tù “cải tạo” là một cách so sánh vụng về và không cân xứng. Tổng số tù tại Côn Đảo khác nhau tùy theo bên nào tống kết, 5 ngàn theo con số của VNCH công bố và 17 ngàn theo con số của Hà Nội. Dù chọn con số 17 ngàn của đảng thổi phồng vẫn không thể so với hơn 200 ngàn công nhân viên chức và sĩ quan quân đội VNCH bị giam giữ trong 150 trại tù, đa số tận rừng sâu nước độc kéo dài từ 1975 đến 1992 mà chính Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng thừa nhận. Các tổ chức quốc tế ước lượng cho đến 1982 số viên chức và sĩ quan VNCH bị giam giữ vẫn còn lên đến 300 ngàn người. Theo tổng kết của báo chí Mỹ, khoảng 165 ngàn người đã chết trong các trại tù CS. Ngoài ra, hàng triệu thân nhân, gia đình, con cái họ bị đày ra các vùng kinh tế mới, bị bạc đãi như nô lệ thời CS chỉ vì lý lịch VNCH.
 
Một điều quan trọng mà người dân miền Nam sẽ không bao giờ quên, không giống tù Côn Đảo xảy ra trong thời chiến, tội ác “tù cải tạo” vô cùng phi nhân đã được đảng thực thi sau khi đất nước đã hòa bình, sau khi Lê Duẩn ngọt ngào tuyên bố “chiến thắng này thuộc về nhân dân Việt Nam” và sau khi Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn Gia Định vuốt ve các viên chức VNCH còn trong Dinh Độc Lập “Nhân dân Việt Nam chính là người chiến thắng và chỉ đế quốc Mỹ mới thật sự là kẻ bại trận mà thôi”.
 
Phân tích như vậy để thấy lý luận trong bài viết trên báo "Pháp Luật" cho rằng cuộc chiến chấm dứt sáng 30/4/1975 “không phải là chiến thắng của một “'bên thắng cuộc' hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia” đúng là sản phẩm của chính sách tẩy não. Miền Nam sau 30/4/1975 là một nhà tù và nhân dân miền Nam là tù nhân dưới nhiều hình thức khác nhau.
 
Từ 1983, để tồn tại, đảng CS phải tự diễn biến hòa bình bằng cách mở thêm một vài ô cửa sổ cho gió vào nhưng thực chất đất nước vẫn còn bị bao bọc bằng bức tường dày bưng bít thông tin và một chế độ trấn áp không thua tiêu chuẩn một nhà tù khắt khe quốc tế nào. Lý thuyết Mác Lê có thể chỉ còn trong đầu môi chót lưỡi, trong các diễn văn, trong các bài ai điếu của các lãnh đạo đảng nhưng các phương tiện chuyên chính, toàn trị CS vẫn không khác gì nhiều so với thời triệt để cách mạng trước đây. Một nhạc sĩ trẻ Việt Khang chỉ viết hai bài hát chống Tàu bị kết án bốn năm tù. Một cô gái Đỗ Thị Minh Hạnh mới ngoài hai mươi tuổi, đấu tranh cho quyền lợi công nhân phù hợp với luật pháp của đảng CS quy định bị kết án bảy năm tù, một thanh niên trẻ Lê Sơn chỉ đưa tin tức các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên bị kết mười ba năm tù. Và hàng trăm, hàng ngàn người khác đã sống và đã chết, nhiều trường hợp rất âm thầm, trong nhà tù CS chỉ vì dám nói lên khát vọng dân chủ tự do.
 
Tác giả trên báo "Sài Gòn Giải Phóng" viết “Có thể lúc này lúc khác, Đảng có sai lầm. Cuộc sống khó khăn, đôi khi tôi cũng mất lòng tin vào đường lối của Nhà nước.” Hãy chỉ dùm tôi, không phải một năm, một tháng mà chỉ một ngày thôi đảng CS đã “lúc này lúc khác”. Bản chất của chế độ chưa hề thay đổi dù chỉ một giờ.
 
Lãnh đạo đảng có 38 năm để chọn một hướng đi phù hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại, có hàng trăm cơ hội để sửa sai nhưng họ không làm. Tất cả chính sách của đảng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là củng cố quyền cai trị mặc cho dân tộc bị bỏ lại phía sau một đoạn đường quá xa so với đà tiến của nhân loại sau cách mạng tin học và toàn cầu hóa kinh tế cuối thập niên 1980. Tội ác của đảng với “tù cải tạo”, “kinh tế mới”, “đổi tiền”, “đánh tư sản”, có viết hàng tủ sách cũng không hết. Nỗi đau và sự chịu đựng vô bờ bến của nhân dân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung, không thể nào diễn tả cạn dòng. Hàng ngàn câu chuyện thật đau lòng đã xảy ra trên con đường máu nhuộm Việt Nam sau 1975 và chỉ được phơi bày khi bức tường chuyên chính CS bị đạp đổ.
 
Có hai cách để đạp đổ bức tường chuyên chính. Thứ nhất, đi mượn một cái búa lớn của các cường quốc đem về đập phá bức tường và thứ hai xói mòn bằng những bàn tay nhỏ Việt Nam kiên nhẫn. Sau 38 năm, những người đi tìm búa hoặc chết trên đường, hoặc trở về không. Còn lại hôm nay là những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi. Bàn tay Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước khác. Dù đang ngồi trong bốn bức tường đen, họ mới chính là những người đang viết sử và thấy đâu là sự thật.
 
---------------------------------------------------
* Bài nhận được trực tiếp từ tác giả Trần Trung Đạo

TRƯƠNG DUY NHẤT 8 NGUYỄN TẤN DŨNG

Thủ tướng và “quả bom” 3000 tỷ Đà Nẵng

Trương Duy Nhất
Chủ nhật 20 Tháng giêng, 2013
da nang nguyen ba thanh
Khí trời giá lạnh. Một tuần tê cóng. Nhưng thời tiết chính trị lại nóng hực như lọt giữa chảo rang. Tâm điểm tuần qua là hình ảnh năng nổ của Thủ tướng cùng những phát ngôn ấn tượng, bất ngờ và quả bom đất đai 3000 tỷ Đà Nẵng.
Thủ tướng
Dường như ông đang cố tìm cách lấy lại hình ảnh sau cuộc kiểm điểm hụt tại hội nghị 6. Lâu rồi mới thấy một hình ảnh Thủ tướng xông xáo năng nổ và nói hay đến thế. Liên tiếp các cuộc gặp gỡ chỉ đạo, liên tiếp các phát biểu hay.
“Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”- Câu hỏi bất ngờ của Thủ tướng tại hội nghị trực tuyến Bộ Lao động- thương binh xã hội được các báo giật tít tràn kín trang.
Thú thật, tôi cũng không ngờ Thủ tướng lại có thể hỏi được một câu hay đến vậy. Chỉ có điều, người phải trả lời câu hỏi đó không phải ai khác ngoài chính ông.
Có lẽ đây là phát biểu hay nhất của Thủ tướng kể từ sau bài xin lỗi và tự bạch về việc không từ chức tại quốc hội hơn 2 tháng trước.
Cũng là lần đầu tiên nghe ông tâm sự rằng rất đau lòng trước các sự thể đổ vỡ ở Vinashin, Vinalines: “Tuy chỉ có một vài doanh nghiệp thua lỗ, sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines nhưng ảnh hưởng rất lớn, khiến người dân đặt câu hỏi còn Vina nào nữa? Tôi thực sự đau lòng, dân phê phán là đúng, thua lỗ tiền tỉ như thế ai không sốt ruột”- Lời bộc bạch trong cuộc gặp gỡ các tập đoàn kinh tế nhà nước- những mô hình “quả đấm thép” của chính phủ đang ôm món nợ khủng đến 60 tỷ USD.
Trước đó chỉ nghe ông nhận “trách nhiệm chính trị”, nhưng theo lời ông thì trong cái chuyện Vinashin ấy, Thủ tướng cũng chẳng ký gì sai!
Vì vậy, cú “đau lòng” lần này cũng khá bất ngờ và ấn tượng.
Bất ngờ và ấn tượng hơn khi nghe ông thẳng thừng chỉ trích sự tê liệt của đảng: “Tôi thấy hết sức buồn. Trong cách mạng tháng Tám ta chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn giành thắng lợi. Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Làm trái, đầu tư tràn lan, rồi trái pháp luật kéo dài một thời gian mà tôi không nhận được bất kỳ đơn thư tố cáo của bất kỳ đảng viên nào. Rồi người đứng đầu thì được bầu vào hết cấp ủy này đến cấp ủy khác.
Hay ở Vinalines, mấy nghìn đảng viên mà vẫn làm sai làm trái như thế. Con sâu làm rầu nồi canh. Người dân đặt câu hỏi còn Vina nào nữa? Doanh nghiệp nhà nước đi liền với tiêu cực, phạm pháp, tham nhũng. Đội ngũ đảng viên của chúng ta rất lớn, vậy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên ở đâu?”
Quá hay. Đâu phải mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới nói đến bầy sâu. Thủ tướng cũng nói về sâu đấy chứ. Đâu phải chỉ có Tổng Bí thư mới phê bình chỉ trích “đảng viên nhan nhản Cộng sản mấy người?”. Thủ tướng cũng phê bình chỉ trích đảng đấy chứ, ông nói bộ máy đảng bị “tê liệt” cơ mà.
Tôi… thích và ấn tượng với hình ảnh Thủ tướng tuần qua.
Quả bom Đà Nẵng
Dư luận bất ngờ đến choáng váng khi Thanh tra chính phủ tung ra kết luận sai phạm đất đai tại Đà Nẵng với mức hơn 3000 tỷ giữa lúc ông Nguyễn Bá Thanh chuẩn bị bàn giao Đà Nẵng ra Hà Nội ngồi ghế Trưởng ban Nội chính trung ương.
Ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng và cả Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất gắt: Yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đà Nẵng được cho là có liên quan giai đoạn 2003-2011, đồng thời chuyển cơ quan điều tra Bộ Công an một số trường hợp rất cụ thể.
Dư luận nóng hực. Tưởng như sắp bắt ông này bà nọ đến nơi.
Việc vốn nóng, lại như được đổ thêm dầu sau cú phản đòn tới tấp dồn dập của chính quyền Đà Nẵng. Cú phản pháo khiến tất cả các báo phải cắt bớt nhiều chuyên mục dành đất như thể một chuyên trang cho cuộc phản đòn của Đà Nẵng.
Tân Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, người vẫn còn kiêm nhiệm Bí thư Đà Nẵng khẳng định dứt dạc rằng: Đà Nẵng làm đúng và vận dụng từ chính chủ trương của chính phủ!
Chủ tịch Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến thì thẳng thừng: cú đòn thanh tra 3000 tỷ là “bất thường và không thuyết phục”.
Bất thường quá đi chứ. Cả nước bao nơi bết bê chuyện đất đai, đến biểu tình, trấn áp nhân dân, đến nổ súng đổ máu, đến mức dàn quân trấn áp dân như những trận càn của địch thuở chiến tranh, đến mức dân uất ức cùng quẫn phải chĩa súng bắn vào chính quyền… Chỉnh trang giải tỏa thì rù rì bế tắc, đô thị cày xới nhem nhuốc bẩn thỉu. Vậy mà chẳng thấy thanh tra, chẳng nói năng gì. Đà Nẵng đang yên lành, đang phát triển, đang nổi lên như một hiện tượng, một mẫu hình sáng của cả nước thì lại ập vào kiểm thanh.
Bức xúc đến mức ông Chiến thẳng băng, bất chấp: Đà Nẵng không cần giải trình nữa vì đã giải trình quá nhiều rồi.
Trước yêu cầu của Thủ tướng chỉ thị phải “kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng”, ông Chiến nói vẻ rất… thách thức: “làm sao phê bình kỷ luật được ai?”.
Đà Nẵng rúng động. Cả nước nóng lên vì chuyện Đà Nẵng.
Một hiệu ứng ngược khá hi hữu và thú vị chưa từng có trong lịch sử: Dư luận dân chúng và cộng đồng mạng ào ạt sôi lên như những đợt sóng cuộn cổ vũ, bênh vực “đối tượng sai phạm”. Thậm chí cả những trang mạng vốn được xem là chống Cộng quyết liệt đến cực đoan cũng công khai tỏ bày thái độ ủng hộ Nguyễn Bá Thanh và Đà Nẵng.
Sử Việt chưa thời nào có chuyện ly kỳ thú vị vậy: Dân tình đi ủng hộ một quan chức bị kết luận gây… “thất thu” hàng nghìn tỷ!
Thậm chí nhiều, rất nhiều bạn đọc còn tỏ thái độ sẵn sàng ủng hộ tiền, trích hàng tháng lương để quyên góp ủng hộ ông Thanh và chính quyền Đà Nẵng nếu thanh tra buộc phải truy nộp 3000 tỷ gọi là “thất thu” kia.
Cú phản đòn lập tức tạo dư chấn mạnh hơn cả quả bom 3000 tỷ từ kết luận thanh tra.
Chưa biết kết cuộc thế nào.
Dù sao, cú đòn này chắc khó tạo ảnh hưởng lớn đến đường tới của Nguyễn Bá Thanh. Nhưng lại có vẻ như đang cản “đường về” của cựu Chủ tịch Đà Nẵng, Phó trưởng ban Tổ chức trung ương Trần Văn Minh (nhiều khi có vẻ như đây cũng là…. cái đích chính không phụ tí nào trong sự thể ầm ĩ này).
Ghế Bí thư Đà Nẵng thay ông Thanh vẫn bỏ ngỏ. Ông Minh, cho dù là phương án tối ưu nhất, nhưng vẫn chỉ là 1 trong 3 ứng viên. Nếu ông Minh không phải là người được chọn để “trở về” thì đấy sẽ là một mối lo cho Đà Nẵng thời hậu Bá Thanh.
Ngoài 2 điểm nóng trên, cũng cần phải nhắc thêm chút về 2 sự kiện nữa: Những bữa cơm thịt chuột của học sinh vùng cao, ngày Hoàng Sa và quân xâm lược Trung Quốc.
Những bữa cơm thịt chuột
Hình ảnh rơi nước mắt. Những đứa trẻ học sinh vùng cao co ro giữa mùa giá rét, phải đi bẫy chuột để làm thịt cải thiện bữa ăn. Những cái bẫy thép hoen gỉ, những xác chuột (nhiều khi chẳng thể phân biệt được đâu là chuột đồng, chuột cống hay chuột nhắt) được các em thản nhiên vặt lông, nướng chặt trộn cùng gói mì tôm trong cái nồi nước lềnh bềnh làm… canh!
Không ti vi, không sách báo. Chẳng có đứa trẻ nào nghe đọc được câu hỏi… xót lòng của Thủ tướng: “mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”
Thầy giáo Phó Thủ tướng, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thiện Nhân thì đang miệt mài đi chỉ huy bắt gà lậu.
Ngày Hoàng Sa và quân xâm lược Trung Quốc
39 năm trước (19/1/1974) Hoàng Sa mất. Hôm qua, không có báo nào nhớ. Hay tất cả đều cố quên? Duy nhất một tờ Thanh Niên dành gần trọn trang báo cho ngày Hoàng Sa, thuật tả chi tiết cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù cùng trận tử thủ bảo vệ Hoàng Sa và sự hi sinh anh dũng của 53 quân nhân Việt Nam cộng hòa.
Lâu lắm, mấy chục năm rồi mới nghe một tờ báo dám nhắc đến cái tên: quân Trung Quốc xâm lược. Mấy chục năm rồi mới thấy duy nhất một tờ báo Thanh Niên gọi thẳng người bạn “16 chữ vàng 4 tốt” là kẻ thù, là kẻ xâm lăng, là quân xâm lược.
Cuối tuần. Khí trời vẫn lạnh, nhưng vẫn đầy sự thể nóng. Nóng đến mức nhiều khi muốn vung nắm đấm thụi vào đâu đó vài phát cho hả dạ!
*****
Nguồn:
http://www.truongduynhat.vn/thu-tuong-va-qua-bom-3000-ty-da-nang/

TƯỞNG NĂNG TIẾN * XÃ HỘI VIỆT NAM

Dưới Chân Tượng Bác

 Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien

The Montagnards have been repressed by Vietnam for decades. This has got to stop.
  
Ở xứ ta, xem ra, người thực sự (và duy nhất) hiểu thấu tâm hồn đơn sơ của Bác chính là nhà thơ Tố Hữu:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
 
Kỳ dư, không ai thấy được bản tính “khiêm tốn nhường ấy” ấy của Bác nên thiên hạ đã dựng cả đống tượng đồng phơi những lối mòn (tá lả) khắp mọi nơi – theo như ghi nhận của phóng viên Lý Trực Dũng:
 
Chỉ trong khoảng 15 năm gần đây đã xuất hiện tới hàng trăm tượng đài trên cả nước. Có địa phương còn lên kế hoạch sẽ xây dựng cả trăm tượng đài sắp tới… Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai trên thế giới có phong trào xây dựng tượng đài ào ạt trong một thời gian ngắn như vậy bằng 100% ngân sách nhà nước như Việt Nam. Công chúng đương thời thì bàng quan, thờ ơ với ‘tượng đài’, thứ mà Nhà nước đang hào phóng ban phát cho họ bằng tiền thuế của họ.
 
Tuy thế, pho tượng của Người –  đặt tại cần Thơ, vào năn 1976 – vẫn được cả nước nhắc đến luôn, qua hai câu ca dao (vô cùng ) duyên dáng vào Thời Cách Mạng:
        Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
        Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân!
 
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lao Động
 
Cái số “nhiều” này, ngó bộ, không được người dân địa phương tán thưởng hay hãnh diện gì cho lắm – theo như tường thuật của ký giả Hoàng Văn Minh, trên báo Lao Động, vào hôm 3 tháng 12 năm 2012:
 
Cần Thơ ‘chết tên’ vì gái bán dâm ... Một lãnh đạo thành phố Cần Thơ ta thán:‘Ra ngoài, chúng tôi xấu hổ không dám ngẩng mặt lên bởi cả nước ai cũng nghĩ là Cần Thơ của chúng tôi... xuất khẩu gái mại dâm ......”
“Tại sao các tỉnh miền Tây lại có nhiều phụ nữ làm nghề ‘em ở Cần Thơ’ đến thế? Từ cán bộ tỉnh cho đến cán bộ ấp, ai cũng nhìn tôi lắc đầu ‘chịu’, không biết nói làm sao...”
 
Nói cho đúng ra là xui thôi, chớ chả “làm sao” cả. Bác vốn nổi tiếng là một người cần kiệm, suốt đời chỉ đi dép râu, hút thuốc Điện Biên, mong manh áo vải, và khi vớ rách thì xoay chỗ rách vào bên trong chớ (nhất định) không thay cái khác.
 
Dựng tượng một ông già hà tiện tới cỡ đó (ngay giữa lòng Tây Đô) thì làm sao mà người dân miền Tây khá lên cho được, hả Trời? May mà cái “huông” của ku Nghệ vừa mới được “dời” qua nơi khác, từ Tây Đô lên tuốt Tây Nguyên – theo như tường trình mới đây của nhà báo Hoa Lư, trên Tuổi Trẻ Online:
 
Tối 9-12, tại TP Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên... Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên được khởi công xây dựng tháng 10-2010 tại quảng trường Đại đoàn kết, TP Pleiku. Tượng Bác cao 10,8m đặt trên bệ cao 4,5m được đúc bằng chất liệu đồng. Phía sau và hai bên tượng Bác là phù điêu bằng đá tự nhiên có chiều dài 58m, cao 11m, hình vòng cung với nhiều cánh sen, thể hiện nét đẹp văn hóa các dân tộc Tây nguyên như nhà rông, rượu cần, cồng chiêng...Tổng kinh phí xây dựng công trình là 230 tỉ đồng.”
Thạch thư toàn văn bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. Ảnh: baovanhoa.vn
 
Cái ông Hoa Lư này, rõ ràng, là một người đểnh đoảng. Viết báo gì mà từ hình ảnh đến bài vở đều copy của thiên hạ hết trơn; đã vậy, còn làm ẩu tả và thiếu sót nữa. Thằng chả quên ghi chi tiết quan trọng này: dưới chân tượng Bác có bức thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam – được khắc trên một khối đá granite rộng 3m, cao 4,2m, dày 2,5m, nặng hơn 135 tấn – nguyên văn như sau:
  

 Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số!

Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường xá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào. 

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta đều xa cách nhau, một là thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi dục để chia rẽ chúng ta. 

Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ”để chăm sóc cho tất cả đồng bào.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. 

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công. 
 

Lời chào thân ái

HỒ CHÍ MINH
  

Thư Bác viết đã hơn nửa thế kỷ qua mà đọc (lại) vẫn cứ muốn rơi nước mắt:“Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”
 
Coi: lúc đói thì Cô Gái Pakocon cháu Bác Hồ, gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến, gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường. Bộ đội giải phóng ơi yên tâm mà đánh thắng giặc Mỹ.” Mỹ cút rồi thì con cháu của cô gái Pako hàng ngày phải vượt sông Poko bằng dây cáp – theo như lời của hai nhà báo Trí Tín và Sơn Nguyễn:
 
Người dân đã phải góp nhau 3 triệu đồng để làm hai đường cáp chạy song song, một dây đi và một dây về. Một bên này cao thì bên kia phải thấp, nên khi lắp ròng rọc vào sẽ tự động chạy một mạch tuồn tuột sang bên kia bờ trong chớp nhoáng. Không chỉ nông lâm sản được vận chuyển qua sông bằng dây cáp, mà hầu hết trẻ em bên kia sông đều phải đi qua dây cáp để đến trường.”
 

 
Bức thư thượng dẫn cũng đã được in thành 376. 000 bản – trên giấy láng cứng, nền hoa văn đẹp – nếu để ý sẽ thấy chỉ qua một câu ngắn mà hai chữ “chúng ta” được Bác nhắc đi nhắc lại đến ba lần:
 
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.”
 
Tuy thế, ngay sau khi thâu tóm được cả giang sơn thì Chính Phủ tạo một đường ranh rất rõ giữa chúng tachúng nó – theo như nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc:
 
Từ sau năm 1975, đối với Tây Nguyên chúng ta có hai chủ trương chiến lược:
Xây dựng Tây Nguyên thành một địa bàn vững chắc về an ninh và quốc phòng.
Xây dựng Tây Nguyên thành một vùng trọng điểm kinh tế của cả nước.
Để thực hiện chủ trương chiến lược đó, đã :
 
Tăng cường lực lượng lao động lớn cho Tây Nguyên bằng cách tiến hành một cuộc đại di dân chưa từng có, chủ yếu từ đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên...
 
Tổ chức toàn bộ Tây Nguyên thành các đơn vị kinh tế lớn... Toàn bộ đất và rừng ở Tây Nguyên được quốc hữu hoá, được lấy giao cho các binh đoàn làm kinh tế, các LHXNLCN, các nông trường, lâm trường, và giao cho dân di cư từ đồng bằng lên. Người bản địa chỉ còn phần đất thổ cư và một ít đất làm rẫy.
 
Hệ quả, hay nói đúng ra là hậu quả của “hai chủ trương chiến lược” này, vẫn theo ghi nhận của Nguyên Ngọc – có những chữ in đậm, trong nguyên bản – như sau:
 
“Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn... Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn...
 
Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiểm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá. Như đã thấy ở trên, quyền sở hữu này chính là nền tảng vật chất, kinh tế của làng ; bị bứng mất đi nền tảng này, làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên, tất yếu tan vỡ...
 
Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Cho đến nay, trừ một vài vùng nhỏ như một ít khu vực quanh núi Ngok Linh, vùng Komplong..., có thể nói về cơ bản rừng Tây Nguyên đã bị phá sạch, hậu quả về nhiều mặt không thể lường.
 
Người bản địa bị mất đất. Việc mất đất, không phải trong một xã hội bình thường mà là từ tay người dân tộc bản địa sang tay người nơi khác đến là người Việt, đã khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp của sự mất ổn định nghiêm trọng đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên.
 
Văn hoá Tây Nguyên bị mai một. Việc mất rừng, tan vỡ của làng, cơ cấu dân cư bị đảo lộn lớn và đột ngột, người bản địa bị mất đất và mất gốc rễ trở thành lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình... tất yếu đưa đến đổ vỡ về văn hoá.”
 
Tất cả mọi mất mát và đổ vỡ này được Nhà Nước bù đắp bằng ... một pho tượng Bác, trị giá 230 tỉ đồng. Số tiền đủ để bắc ít nhất là 230 chục cái cầu, chấm dứt tình trạng đu dây cáp hay bơi qua sông đến trường, và ngăn được những tai nạn đắm đò xẩy ra hàng năm – nơi những buôn làng heo hút.
 
Rõ ràng những lời nói tử tế, theo kiểu mật ngọt chết ruồi (Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt) Bác và Đảng chỉ đặt dưới chân – để làm bàn đạp, khi cần. Ở Tây Đô hay ở Tây Nguyên đều cũng thế thôi. Trước đã thế và nay vẫn vậy.
 
Câu hỏi đặt ra là tình trạng “vẫn vậy” sẽ kéo dài được thêm được bao lâu nữa khi mà nhà đương cuộc Hà Nội – xem ra – hoàn toàn không học hỏi được gì sau những biến động vào năm 2001, 2004 xẩy ra ở Tây Nguyên, và 2011 ở Mường Nhé.
 
Theo AP, phát đi vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 thì “Việt Nam vừa kết án bốn người Hmong tổng cộng 19 năm tù vì tội âm mưu lật đổ chính quyền, với bằng chứng buộc tội là bốn bộ quân phục và một ... cương lĩnh chính trị.” 
Tranh: Babui
 
Tiếp tục xây dựng tượng đài cùng với nhà tù, có lẽ, là phương cách duy nhất mà những người cộng sản có thể nghĩ ra để bảo vệ chế độ trong lúc cùng quẫn. Tất nhiên, đây không phải là phương cách tối ưu. Những tượng đài của Stalin, Lenin, và Mao Trạch Đông .. bị giật đổ ngổn ngang khắp nơi minh đã chứng cho điều đó. Những “tượng đồng phơi những lối mòn” của Bác, rồi ra, cũng sẽ cùng chung số phận thôi.
 

NGUYỄN THIÊN THỤ * THE ABOLITION OF PRIVATE PROPERTY


 THE ABOLITION OF PRIVATE PROPERTY

by NGUYỄN THIÊN THỤ



I. PROPERTY


According to Wikipedia, property or private property is any physical or intangible entity that is owned by a person or jointly by a group of persons. Depending on the nature of the property, an owner of property has the right to consume, sell, rent, mortgage, transfer, exchange or destroy his or her property, and/or to exclude others from doing these things.


 Important widely-recognized types of property include real property (land), personal property (physical possessions belonging to a person), private property (property owned by legal persons or business entities), public property (state owned or publicly owned and available possessions) and intellectual property (exclusive rights over artistic creations, inventions, etc.), although the latter is not always as widely recognized or enforced.


 A title, or a right of ownership, is associated with property that establishes the relation between the goods/services and other persons, assuring the owner the right to dispense with the property in a manner he or she sees fit. Some philosophers assert that property rights arise from social convention. Others find origins for them in morality or natural law.



Personal property, roughly speaking, is private property that is moveable, as opposed to real property or real estate. In the common law systems personal property may also be called chattels or personality. In the civil law systems personal property is often called movable property or movables - any property that can be moved from one location to another. 

This term is in distinction with immovable property or immovables, such as land and buildings. Movable property on land, that which was not automatically sold with the land, included many kinds of livestock; in fact the word cattle is derived from Middle English chatel, which was once synonymous with general movable personal property.


Personal property may be classified in a variety of ways. Tangible personal property refers to any type of property that can generally be moved (i.e., it is not attached to real property or land), touched or felt. These generally include items such as furniture, clothing, jewelry, art, writings, or household goods.

 In some cases, there can be formal title documents that show the ownership and transfer rights of that property after a person's death (for example, motor vehicles, boats, etc.) In many cases, however, tangible personal property will not be "titled" in an owner's name and is presumed to be whatever property he or she was in possession of at the time of his or her death.


Marx distinguished private property from personal property. Marx did not oppose to personal property which is "Hard-won, self-acquired, self-earned" (1), by members of the proletariat. But in fact, communists did not follow strictly the Marx's theory .


II. SOCIALISM BEFORE MARX

The roots of modern Communist reach back very far. Many thinkers in the ancient time considered that war, poverty and inequality in society were caused by the passion of private property. To resolve this problem, they decided to abolish private property.

1. Socrates (469 BC–399 BC)

He was a Classical Greek philosopher, one of the founders of Western philosophy . Plato, his student, always cited his teacher's ideas in his works entitled Laws and Republic.

Socrates dreamed of an equal society in which everybody have the same joy or sorrow, every thing is common, not private (2).


2. Plato (428/427 BC)

He was a Classical Greek philosopher, writer of philosophical dialogues. Along with his mentor, Socrates, and his student, Aristotle, Plato helped to lay the foundations of natural philosophy, science, and Western philosophy.

Like his mentor, he looked for a classless state in which all citizen are friends, property is banish from life, women, children are in common. He said:


The first and highest form of the state and of the government and of the law is that in which there prevails most widely the ancient saying, that "Friends have all things in common."


 Whether there is anywhere now, or will ever be, this communion of women and children and of property, in which the private and individual is altogether banished from life, and things which are by nature private, such as eyes and ears and hands, have become common, and in some way see and hear and act in common, and all men express praise and blame and feel joy and sorrow on the same occasions, and whatever laws there are unite the city to the utmost-whether all this is possible or not, I say that no man, acting upon any other principle, will ever constitute a state which will be truer or better or more exalted in virtue .(3)

3. Pierre-Joseph Proudhon (1809 – 1865)
He was a French politician, philosopher and socialist. He was a member of the French Parliament . His best-known assertion is that Property is Theft!, contained in his first major work, What is Property? Or, an Inquiry into the Principle of Right and Government (Qu'est-ce que la propriété? Recherche sur le principe du droit et du gouvernement), published in 1840.

III. ANTI-COMMUNISM BEFORE MARX

1. Aristote (469 BC–399 BC)

Socrates and Plato were his mentors. He did not agree with his mentors about the common property. He criticized the communism because of many reasons:

+Life in Communism is absurd:
But, even supposing that it were best for the community to have the greatest degree of unity, this unity is by no means proved to follow from the fact 'of all men saying "mine" and "not mine" at the same instant of time,' which, according to Socrates, is the sign of perfect unity in a state. For the word 'all' is ambiguous. 

If the meaning be that every individual says 'mine' and 'not mine' at the same time, then perhaps the result at which Socrates aims may be in some degree accomplished; each man will call the same person his own son and the same person his wife, and so of his property and of all that falls to his lot. 

This, however, is not the way in which people would speak who had their had their wives and children in common; they would say 'all' but not 'each.' In like manner their property would be described as belonging to them, not severally but collectively. There is an obvious fallacy in the term 'all': like some other words, 'both,' 'odd,' 'even,' it is ambiguous, and even in abstract argument becomes a source of logical puzzles. 

That all persons call the same thing mine in the sense in which each does so may be a fine thing, but it is impracticable; or if the words are taken in the other sense, such a unity in no way conduces to harmony (4)

+Life in Communism is life of animals:
Nor is there any way of preventing brothers and children and fathers and mothers from sometimes recognizing one another; for children are born like their parents, and they will necessarily be finding indications of their relationship to one another. 

Geographers declare such to be the fact; they say that in part of Upper Libya, where the women are common, nevertheless the children who are born are assigned to their respective fathers on the ground of their likeness. 

And some women, like the females of other animals- for example, mares and cows- have a strong tendency to produce offspring resembling their parents, as was the case with the Pharsalian mare called Honest.[. . .]
+Life of Communism would cause assaults and homicides, quarrels and slanders, 
Other evils, against which it is not easy for the authors of such a community to guard, will be assaults and homicides, voluntary as well as involuntary, quarrels and slanders, all which are most unholy acts when committed against fathers and mothers and near relations, but not equally unholy when there is no relationship. 

Moreover, they are much more likely to occur if the relationship is unknown, and, when they have occurred, the customary expiations of them cannot be made. 

Again, how strange it is that Socrates, after having made the children common, should hinder lovers from carnal intercourse only, but should permit love and familiarities between father and son or between brother and brother, than which nothing can be more unseemly, since even without them love of this sort is improper.

 How strange, too, to forbid intercourse for no other reason than the violence of the pleasure, as though the relationship of father and son or of brothers with one another made no difference. (5)
Aristotle is an open minded philosopher. He emphasized " a democratical education for the sons of the poor with the sons of the rich" (6)

2.Saint Augustine (354-430)
According to Saint Augustine, a propertyless world was possible only in paradise - that "Golden Age " which mankind had lost because of original sin ( 7) 
3. James Harrington (1600s)
He said that the worst possible situation is one in which the commoners have half a nation's property, with crown and nobility holding the other half—a circumstance fraught with instability and violence. A much better situation (a stable republic) will exist once the commoners own most property, he suggested.(Wikipedia)

IV. VIETNAMESE PHILOSOPHY

From the ancient time, Vietnamese literature emphasized on humanity:
Love people as we love ourselves 
 (Thương người như thể thương thân)
Vietnamese patriots love their country and their people:
Oh gourd, love the pumpkin, 
Though of different species, you share the same trellis 
(Bầu ơi, thương lấy bí cùng /Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn)
Vietnamese people love their nation, their community , their family and freedom but they dislike the communism:

-Each person lives in his house while alive, but in a grave after death.
(Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người một mồ).
-No children cries for their common father
(Cha chung không ai khóc.)

-If a pagoda has too much monks, nobody closes the gate.
(Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.)
- If there are many monks in a funeral, the corpse would be decayed.
And many fathers in a family, the marriage of their daughter would be delayed
(Lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy chồng)

V. KARL MARX &F. ENGELS
Marx and Engels presented their theory of Communism, but the most prominent ideas are the "class struggle " and "abolition of property". But the true aim of communism is "abolition of property". In the Communist Manifesto, Karl Marx and Frederick Engels said:
"The theory of Communism may be summed up in the single sentence: Abolition of private property." 

VI. WHY DID MARX AND ENGELS INTEND TO ABOLISH PRIVATE PROPERTY?

Marx and Engels raised the hatefulness in the heart of the workers and people in the name of justice and equality of society. In their works such as Das Kapital, Communist Manifesto, Marx and Engels accused the capitalists of exploitation.

In Das Kapital, Marx and Engels said:Capital is dead labour, that, vampire-like, only lives by sucking living labour, and lives the more, the more labour it sucks. The time during which the labourer works, is the time during which the capitalist consumes the labour-power he has purchased of him.(9).

In Communist Manifesto, Marx and Engels wrote:
The bourgeoisie keeps more and more doing away with the scattered state of the population, of the means of production, and of property. It has agglomerated population, centralised the means of production, and has concentrated property in a few hands....

The essential conditions for the existence and for the sway of the bourgeois class is the formation and augmentation of capital; the condition for capital is wage-labour....

For many a decade past the history of industry and commerce is but the history of the revolt of modern productive forces against modern conditions of production, against the property relations that are the conditions for the existence of the bourgeois and of its rule...

In  Communist Manifesto, Marx and Engels' tactic is to cause the war between the bourgeois and the proletarians to make profits for the communist party with the idea of " class struggle"
The proletarians cannot become masters of the productive forces of society, except by abolishing their own previous mode of appropriation, and thereby also every other previous mode of appropriation. They have nothing of their own to secure and to fortify; their mission is to destroy all previous securities for, and insurances of, individual property.

The proletariat is served as a screen or a tool for the ambition of power and money of the communists . Marx and Engels proclaimed the role of master of the Communists, and the relation between the Communism and the proletariat:

The Communists, therefore, are on the one hand, practically, the most advanced and resolute section of the working-class parties of every country, that section which pushes forward all others; on the other hand, theoretically, they have over the great mass of the proletariat the advantage of clearly understanding the line of march, the conditions, and the ultimate general results of the proletarian movement. 

The immediate aim of the Communists is the same as that of all other proletarian parties: formation of the proletariat into a class, overthrow of the bourgeois supremacy, conquest of political power by the proletariat (Communist Manifesto)

Marx and Engels draw a beautiful picture of the communist paradise:
When, in the course of development, class distinctions have disappeared, and all production has been concentrated in the hands of a vast association of the whole nation, the public power will lose its political character. Political power, properly so called, is merely the organised power of one class for oppressing another.

 If the proletariat during its contest with the bourgeoisie is compelled, by the force of circumstances, to organize itself as a class, if, by means of a revolution, it makes itself the ruling class, and, as such, sweeps away by force the old conditions of production, then it will, along with these conditions, have swept away the conditions for the existence of class antagonisms and of classes generally, and will thereby have abolished its own supremacy as a class. 
In place of the old bourgeois society, with its classes and class antagonisms, we shall have an association, in which the free development of each is the condition for the free development of all. (Communist Manifesto

VII. HOW THEY ABOLISH PROPERTY?

In the Communist Manifesto, Marx pointed out some measures to destroy the capitalists:
These measures will, of course, be different in different countries. Nevertheless, in most advanced countries, the following will be pretty generally applicable. 
 (1). Abolition of property in land and application of all rents of land to public purposes.
(2). A heavy progressive or graduated income tax.
(3). Abolition of all rights of inheritance.
(4). Confiscation of the property of all emigrants and rebels.
(5). Centralisation of credit in the hands of the state, by means of a national bank with State capital and an exclusive monopoly.
(6). Centralisation of the means of communication and transport in the hands of the State.
(7). Extension of factories and instruments of production owned by the State; the bringing into cultivation of waste-lands, and the improvement of the soil generally in accordance with a common plan.
(8). Equal liability of all to work. Establishment of industrial armies, especially for agriculture.
(9). Combination of agriculture with manufacturing industries; gradual abolition of all the distinction between town and country by a more equable distribution of the populace over the country.
(10). Free education for all children in public schools. Abolition of children’s factory labour in its present form. Combination of education with industrial production, &c, &c.

But who are the capitalists, the rich people? In fact, the Kulaks in USSR, the bourgeois, and the landlords in China, and Vienam were only the poor peasants but the communists imprisoned and killed them in order to despoil their property and threaten every people.

VIII. CRITIQUE OF THE ABOLITION OF PRIVATE PROPERTY
1.Abolition of private property is a kind of stealing, and robbing

+A lot of religions advise their followers doing the good, and forbid them to steal, and to rob. The Ten Commandments shown in Exodus 20:2-17 and Deuteronomy 5:6-21 stated that the Israelites were not to steal. These texts were a blanket early protection of private property.

2. Private property is  human rights

+ Excepted the communist countries, stealing and robbing is offending against the law Property rights are protected in the current laws of states usually found in the form of a constitution or a bill of rights. The United States Constitution provides explicitly for the protection of private property in the Fifth Amendment and Fourteenth Amendment: The Fifth Amendment states:


 Nor be deprived of life, liberty, or property, without due process of law; nor shall private property be taken for public use, without just compensation. The Fourteenth Amendment states: No State shall make or enforce any law which shall abridge the privileges or immunities of citizens of the United States; nor shall any State deprive any person of life, liberty, or property, without due process of law.

Protection is also found in the United Nations's Universal Declaration of Human Rights, Article 17, and in the French Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, Article XVII, and in the European Convention on Human Rights (ECHR), Protocol 1.

Excepted the communists, many thinkers respected the property right. By the influence of Cicero, Thomas Hobbes (1600s) emphasized on "giving to every man his own. Charles Comte, in Traité de la propriété (1834), attempted to justify the legitimacy of private property. According to Adam Smith, property rights encourage the property holders to develop the property, generate wealth, and efficiently allocate resources based on the operation of the market.

 3. Property right is the instinct of human kind

 Evolutionary theory and empirical studies suggest that many animals, including humans, have a genetic predisposition to acquire and retain property. This is hardly surprising because survival is closely bound up with the acquisition of things: food, shelter, tools and territory. But the root of these general urges may also run to quite specific and detailed rules about property acquisition, retention and disposition.

Animals are known for doing certain activities without being taught or trained. These are called their natural instincts, and they include many activities that just simply come naturally to the animals.So do the human beings.The first instinct an animal or baby get when it is born is the instinct of suckling. An animal or a baby has a natural desire to be suckled by its mother. 

They need to have their mother's nipples to suck on and get the natural milk that she provides. While suckling, the baby always  raise their hands to seize her mother 's breasts. The second instinct an animal or   a baby obtains is the one to eat. The animals  live in group , they fight the other occupying their land, their food, and they protect their children, Land, food, children and wives are their property.

 4. Nobody can build a classless society and abolish private property even the communists.
In Communist Manifesto, Marx dreamed of  a society without  individual exploitation, and national exploitation.  Marx wanted  to  abolish  the borders of the classes and the borders of the nations.  

In proportion as the exploitation of one individual by another will also be put an end to, the exploitation of one nation by another will also be put an end to. In proportion as the antagonism between classes within the nation vanishes, the hostility of one nation to another will come to an end.
Despite Marx criticized Utopia, Marx's theory is also a Utopian plan. Richard Pipes, former director of Harvard’s Russian Research Center, asserts in his book, Communism: A History, that “The Socialist utopia is an imaginary horizon, forever retreating the closer one approaches it.”(8)
Boris Yeltsin said: Let's not talk about Communism. Communism was just an idea, just pie in the sky.(9)
5. The oppressor and oppressed always exist in parallel in all society.
 We cannot build an equal society or classless state. In Communist Manifesto, Marx wrote:" In the earlier epochs of history, we find almost everywhere a complicated arrangement of society into various orders, a manifold gradation of social rank. In ancient Rome we have patricians, knights, plebians, slaves; in the Middle Ages, feudal lords, vassals, guild-masters, journeymen, apprentices, serfs; in almost all of these classes, again, subordinate gradations....

Society as a whole is more and more splitting up into two great hostile camps, into two great classes directly facing each other -- bourgeoisie and proletariat."
How we can divide all of classes into two great classes ?  How about the middle class? This simplification is not correct because Marx also mention   "the middle class -- the small tradespeople, shopkeepers, and retired tradesmen generally, the handicraftsmen and peasants--" (Communist Manifesto).
Supposing that society has two classes: bourgeoisie and proletariat, or oppressor and oppressed, although the proletariat wins, two classes still survive and  stand in constant opposition to one another. We never had a classless state because when the  proletariat wins, the workers become the ruling class and the bourgeoisie becomes the oppressed class. It is the continuous changes in history. Although those individuals replace  the others, the oppressor and the oppressed  will survive forever.
6. What Marx wrote and what his disciplines did are different.
 In Marxian economics and socialist politics, there is distinction between "private property" and "personal property". The former is defined as the means of production in reference to private ownership over an economic enterprise based on socialized production and wage labor; the latter is defined as consumer goods or goods produced by an individual (10)
In Communist Manifesto, Marx also emphacised: 
"The distinguishing feature of communism is not the abolition of property generally, but the abolition of bourgeois property."

In fact,  communists seized everything and evicted the bourgeois and their family, and forced peasants bring their oxes, hens, ploughs into the collective farms. 
They labeled bourgeois and landlords to the poor people in order to seize their property and frighten them.
7. What do the communists do after they seize the private property of their people? 
(1). They destroyed country.
After the revolution, the communists seized the power, killed or imprisoned the capitalists, and  seized their property and change it into the common property.  . They etablished a dictatorship and a command economy.
Many bourgeois  are the  good administrators and businessmen. On the contrary, Lenin, Stalin, and Mao Tse tung were not the economists but they released many great economic plans and killed many million people in the collective farms.

In 1921 famine erupted in the Volga Region. It was caused by a number of reasons, but the serious reason is  “prodrazvyorstka.” In many regions peasants staged riots, killing the representatives of the Bolshevik authority. Up to 40 million people were starving. There were reports of cannibalism. 

The number of orphans and child crime grew drastically. The Soviet government had to turn to foreigners for humanitarian aid. The Famine largely stopped in 1922, in some regions in 1923. The total death toll was at least 5 million people.
Chief changes in the lives of rural Chinese included the introduction of a mandatory process of agricultural collectivization, which was introduced incrementally. Private farming was prohibited, and those engaged in it were labeled as counter revolutionaries and persecuted. Restrictions on rural people were enforced through public struggle sessions, and social pressure, although people also experienced forced labor.

 Rural industrialization, officially a priority of the campaign, saw "its development … aborted by the mistakes of the Great Leap Forward."
The Great Leap ended in catastrophe, resulting in tens of millions of excess deaths. Estimates of the death toll range from 18 million to 45 million with estimates by demographic specialists ranging from 18 million to 32.5 million. 


 South Korea is better than North Korea, West Germany is better than East Germany. Thus, we can conclude that the Marxist economy is  not as good as the capitalist economy and the communist leaders are the economic killers.
 (2).They robbed the public property and became the New class.
The leader or a group of communist hold the national assets, they  become the lords of the country. Communists seize the banks, robbed people of land and houses, Communists become the red capitalists. The communists seized the political  and economic power so they spend freely  the common property. 

The communists now build a " new class", live in a luxurious live.
 Communism as practiced by Lenin, Stalin and Chairman Mao is an entirely different proposition. This kind of communism sets up an authoritarian government, with the best goods and services going to those in government. 
 Djilas showed that, in spite lip service to “democracy” and a “classless society,” the Communist Party became “a new ruling and exploiting class…unable to act differently from any ruling class that preceded them.” The Communist Party’s “political bureaucracy” had “all the characteristics of the earlier ones as well as some new characteristics of its own.”

 Like other classes, the new class came to power by “destroying the political, social, and other orders they met in their way.”

 Unlike other classes, which arose gradually as the result of economic and social forces, the new class promoted revolution in order “to establish its power over society” while justifying its power from “an idealistic point of view.”
 Djilas said: " It is the bureaucracy which formally uses, administers, and controls both nationalized
and socialized property, as well as the entire life of society. The role of bureaucracy in society, i.e., monopolistic administration and control of national income and national goods, consign to it a special privileged position. Social relations resemble state capitalism. 

The more so, because the carrying out of industrialization is effected not only with the help of capitalists but with the help of the state machine. In fact, this privileged class performs that function, using the state machine as a cover and as an instrument. 

Ownership is nothing other than the right to profit and control. If one defines class benefits by this right, the Communist states have seen, in the finalanalysis, the origin of a new form of ownership or of a new ruling or exploiting class. (11)
The New Class is a phenomena in the Communist world. It appeared first in Soviet Union.


The nomenklatura system arose early in Soviet history. Vladimir Lenin wrote that appointments were to take the following criteria into account: reliability, political attitude, qualifications, and administrative ability. 


Joseph Stalin, who was the first general secretary of the party, also was known as "Comrade File Cabinet" (Tovarishch Kartotekov) for his assiduous attention to the details of the party's appointments. 


Seeking to make appointments in a more systematic fashion, Stalin built the party's patronage system and used it to distribute his clients throughout the party bureaucracy.


Under Stalin's direction in 1922, the party created departments of the Central Committee and other organs at lower levels that were responsible for the registration and appointment of party officials. Known as uchraspredy, these organs supervised appointments to important party posts. 


According to American sovietologist Seweryn Bialer, after Leonid Brezhnev's accession to power in October 1964, the party considerably expanded its appointment authority. 


However, in the late 1980s some official statements indicated that the party intended to reduce its appointment authority, particularly in the area of economic management, in line with Mikhail Gorbachev's reform efforts.


 At the all-union level, the Party Building and Cadre Work Department supervised party nomenklatura appointments. This department maintained records on party members throughout the country, made appointments to positions on the all-union level, and approved nomenklatura appointments on the lower levels of the hierarchy. The head of this department sometimes was a member of the Secretariat and was often a protégé of the general secretary.


Every party committee and party organizational department, from the all-union level in Moscow to the district and city levels, prepared two lists according to their needs. 


The basic (osnovnoi) list detailed positions in the political, administrative, economic, military, cultural, and educational bureaucracies that the committee and its department had responsibility for filling.


 The registered (uchetnyi) list enumerated the persons suitable for these positions.

An official in the party or government bureaucracy could not advance in the nomenklatura without the assistance of a patron. In return for this assistance in promoting his career, the client carried out the policies of the patron. 


Patron–client relations thus help to explain the ability of party leaders to generate widespread support for their policies. The presence of patron–client relations between party officials and officials in other bureaucracies also helped to account for the large-scale control the party exercised over the Soviet society.


 All of the 2 million members of the nomenklatura system understood that they held their positions only as a result of a favor bestowed on them by a superior official in the party and that they could easily be replaced if they manifested disloyalty to their patron. Self-interest dictated that members of the nomenklatura submit to the control of their patrons in the party.


Clients sometimes could attempt to supplant their patron. For example, Nikita Khrushchev, one of Lazar M. Kaganovich's former protégés, helped to oust the latter in 1957. Seven years later, Leonid Brezhnev, a client of Khrushchev, helped to remove his boss from power.


 The power of the general secretary was consolidated to the extent that he placed his clients in positions of power and influence. The ideal for the general secretary, writes Soviet émigré observer Michael Voslensky, "is to be overlord of vassals selected by oneself."


Several factors explain the entrenchment of patron–client relations. Firstly, in a centralized government system, promotion in the bureaucratic-political hierarchy was the only path to power. Secondly, the most important criterion for promotion in this hierarchy was approval from one's supervisors, who evaluated their subordinates on the basis of political criteria and their ability to contribute to the fulfillment of the economic plan. 


Thirdly, political rivalries were present at all levels of the party and state bureaucracies but were especially prevalent at the top. Power and influence decided the outcomes of these struggles, and the number and positions of one's clients were critical components of that power and influence. Fourthly, because fulfillment of the economic plan was decisive, systemic pressures led officials to conspire together and use their ties to achieve that goal.


The faction led by Brezhnev provides a good case study of patron–client relations in the Soviet system. Many members of the Brezhnev faction came from Dnipropetrovsk, where Brezhnev had served as first secretary of the provincial party organization. Andrei P. Kirilenko, a Politburo member and Central Committee secretary under Brezhnev, was first secretary of the regional committee of Dnipropetrovsk.


 Volodymyr Shcherbytsky, named as first secretary of the Ukrainian apparatus under Brezhnev, succeeded Kirilenko in that position. Nikolai Alexandrovich Tikhonov, appointed by Brezhnev as first deputy chairman of the Soviet Union's Council of Ministers, graduated from the Dnipropetrovsk College of Metallurgy, and presided over the economic council of Dnipropetrovsk Oblast. Finally, Nikolai A. Shchelokov, minister of internal affairs under Brezhnev, was a former chairman of the Dnipropetrovsk soviet.



Patron–client relations had implications for policy making in the party and government bureaucracies. Promotion of trusted subordinates into influential positions facilitated policy formation and policy execution. A network of clients helped to ensure that a patron's policies could be carried out. 


In addition, patrons relied on their clients to provide an accurate flow of information on events throughout the country. This information assisted policymakers in ensuring that their programs were being implemented.(Wikipedia-Nomenklatura)


According to the journal of the Hungarian Writers Union Irodalmi Újság (Literary Gazette) of 24 August 1956, the Communist ruling clique in Hungary was ‘more aristocratic than the Habsburgs’ (the Austrian dynasty).

They do not shop with the workers, but have special well-stocked stores for themselves, and even on holiday at Lake Balaton they bathe behind barbed wire fences with police guards to keep the workers away.

On 24 November, that is, after the defeat of the insurrection, the party daily Népszabadság, in an effort to placate the workers, still stubbornly fighting its rearguard action of strikes and go-slow tactics, admitted that:

... one of the main reasons for the insurrection was the luxurious life of the party officials... [and that] it must be acknowledged that a new aristocracy was born in the ranks of the Communist movement, the bureaucrats. These aristocrats of the regime travelled in sumptuous cars while the workers were packed together in overcrowded trams. 

They had at their disposal secret shops, where they could buy goods not available in the ordinary shops. They surrounded themselves with guards, secretaries, and became unapproachable to the workers. These aristocrats spent their holidays in luxury spots, isolated from the common herd, and their children had become true brats of rich people, insolent and conceited.

It was the extreme contrast between the luxurious life of the privileged class and the miserable existence of the mass of the working people, even more than their own personal frustration, that induced in the Communist intellectuals a mood of rebellion. They suffered from the knowledge that their talents were being prostituted in the interests of the slaveholders, and the more sensitive and courageous among them could not remain silent. Of course, disillusionment in the regime did not come suddenly. 

Doubts arose, were pushed into the background, returned, were again banished, finally came back more strongly than ever, and as the situation progressively deteriorated, the doubts became certainty. 

But some, of course, were only driven beyond doubt by the revolution itself. The case of the former Stalinist writer, and Stalin prize winner, Gyula Háy, is here worth noting as an example of the process of awakening among the sincere Communists. 

In discussion with a Swiss journalist, François Bondy, he said at the beginning of November 1956 (12) 




When the communists assumed power across Eastern Europe in the aftermath of WWII, their stated intention was to create a new, more democratic and egalitarian society. However, a gulf quickly became evident between the political elite and the masses.

 In the 1950s Yugoslav partisan and communist leader turned dissident Milovan Đilas openly condemned the emergence of what he described as a ‘New Class’ in communist Eastern Europe, comprised of the privileged political elite.

 In post-war Eastern Europe, it was soon widely recognized that membership of the communist party didn’t just give you political standing, but also provided access to numerous socio-economic advantages.

 Possession of a party card opened the door to numerous ‘perks’, including the allocation of a superior standard of accommodation, access to special shops (containing domestically produced goods in short supply and imported luxury items from the West) and holidays in special health resorts.

 Little wonder then, that many people have subsequently justified their decision to join the East European communist parties, as motivated not by  any genuine ideological or political commitment, but simply to ‘get along in life’. The higher up the power structure you climbed, the more levels of privilege reached ridiculous proportions. 

While official salary levels among the nomenklatura (communist-era bureaucrats) remained relatively low in monetary terms, in practice communist officials could supplement their basic income through corruption, bribery and blat, and they also enjoyed a range of other ‘perks’.



China’s prime minister was a schoolteacher in northern China. His father was ordered to tend pigs in one of Mao’s political campaigns. And during childhood, “my family was extremely poor,” the prime minister, Wen Jiabao, said in a speech last year. 

But now 90, the prime minister’s mother, Yang Zhiyun, not only left poverty behind, she became outright rich, at least on paper, according to corporate and regulatory records. Just one investment in her name, in a large Chinese financial services company, had a value of $120 million five years ago, the records show.





  Ho Chi Minh and his Communist groups have ruined the country in every aspect and harmed the people to a horrible destiny: They brought the country into slavery. They are ceding territory and sea to their master-country. They brought only unhappiness, starvation, misery and eternal poverty to the people. Only the groups of Communist Leaders enjoy their luxurious life while the people of Vietnam continue to suffer.



IX. FORCED LABOR AND THE

  COLLECTIVIZATION



 In the Communist Manifesto, Marx pointed out some measures to destroy the capitalism, but the important measure is " Equal liability of all to work. Establishment of industrial armies, especially for agriculture".

Indeed, abolish private property leads to forced labor. When communists seize all manufactures, compagnies, shops, land and prohibit individual business, all people in the country become the slaves of the communists..





1. LOSS OF PRIVATE PROPERTY MEANS LOSS OF WEALTH

Working in the collective farms is living in the prisons. The prisoners would be hungry, cold, and maltreated.  In the Soviet Union, in a kolkhoz, a member, called kolkhoznik (колхо́зник, feminine колхо́зница), was paid a share of the farm’s product and profit according to the number of workdays, while a sovkhoz employed salaried workers. In practice, many Kolkhoz did not pay their "members" much at all. 

In 1946, 30 percent of Kolkhoz paid no cash for labor at all, 10.6 paid no grain, and 73.2 percent paid 500 grams of grain or less per day worked. In addition the kolkhoz was required to sell their crop to the State which fixed prices for the grain. These were set very low and the difference between what the State paid the farm and what the State charged consumers represented a major source of income for the Soviet government. 

In 1948 the Soviet government charged wholesalers 335 rubles for 100 kilograms of rye, but paid the kolkhoz roughly 8 rubles. Nor did such prices change much to keep up with inflation. Prices paid by the Soviet government hardly changed at all between 1929 and 1953 meaning that the State did not pay one half or even one third of the cost of production.

Members of kolkhoz were allowed to hold a small area of private land and some animals. The size of the private plot varied over the Soviet period but was usually about 1 acre (0.40 ha). Before the Russian Revolution of 1917 a peasant with less than 13.5 acres (5.5 ha) was considered too poor to maintain a family. 

However, the productivity of such plots is reflected in the fact that in 1938 3.9 percent of total sown land was in the form of private plots, but in 1937 those plots produced 21.5 percent of gross agriculture output.

Members of the kolkhoz were required to do a minimum number of days work per year on both the kolkhoz and on other government work such as road building. In one kolkhoz the requirements were a minimum of 130 days a year for each able-bodied adult and 50 days per boy aged between 12 and 16. 

That was distributed around the year according to the agricultural cycle If kolkhoz members did not perform the required minimum of work, the penalties could involve confiscation of the farmer's private plot, a trial in front of a People's Court that could result in three to eight months of hard labour on the kolkhoz or up to one year in a corrective labor camp.(WIKIPEDIA. Kolkhoz)






In Vietnam, the farmers were divided into many classes. The farmer of first class was paid at the end of the harvest time 400gr of rice ( 1 kilo of paddy) per day when he needed 1kg of rice per day. He also needed meat, fish, vegetable and cloth. How did they live with 400gr of rice per day?

There are many Vietnamese new folklore about the Communists' exploit:

-Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sắm xe.

A person works as hard as three persons,
In order to build a house or buy a car for the cadre.

-Thằng làm thì đói,
thằng nói thì no,
thằng bò thì sướng
.
Who works will be hungry
Who speaks will be in comfort
Who crawls will be happy

Marx accused capitalists of their exploit, but in reality, communists exploit more than the capitalists.

Capitalists exploited the workers, but they did not caused the death of thousand people. But under the banner of equality, freedom, and happiness, communists killed about hundred million people in the world of communism.
As a result, we can say that having private property, we will have wealth. Without property we will have no food, no money and no happiness, we are the prisoners.
 
2. LOSS OF PRIVATE PROPERTY MEANS LOSS OF FREEDOM
Private property has a relationship with freedom. The peasants, the workers in the collective farms and collective workshops are the slaves too. On the other hand, the communists have a lot of freedom, freedom to take the public property for them and live in a luxurious life.


In German Ideology, Marx wrote:"
He is a hunter, a fisherman, a herdsman, or a critical critic, and must remain so if he does not want to lose his means of livelihood; while in communist society, where nobody has one exclusive sphere of activity but each can become accomplished in any branch he wishes, society regulates the general production and thus makes it possible for me to do one thing today and another tomorrow, to hunt in the morning, fish in the afternoon, rear cattle in the evening, criticise after dinner, just as I have a mind, without ever becoming hunter, fisherman, herdsman or critic.
This fixation of social activity, this consolidation of what we ourselves produce into an objective power above us, growing out of our control, thwarting our expectations, bringing to naught our calculations, is one of the chief factors in historical development up till now." (Private Property and Communism)

On the theoretical aspects, Marx was wrong. How a peasant or a worker has freedom when they are forced to work in a collective farm or a collective workshop?
In reality, collective farms and workshops are the prisons. In Soviet Union and in Vietnam, nobody can leave the collective farm or collective work shop without permission.
 
"In both the kolkhoz and sovkhoz, a system of internal passports prevented movement from rural areas to urban areas. Until 1969 all children born on a collective farm were forced by law to work there as adults unless they were specifically given permission to leave In effect, farmers became tied to their sovkhoz or kolkhoz in what may be described as a system of "neo-serfdom", in which the Communist bureaucracy replaced the former landowners". (Wikipedia, Kolkhoz)




On the theoretical aspects, Marx was wrong. How a peasant or a worker has freedom when they are forced to work in a collective farm or a collective workshop?


In reality, collective farm and workshop are the prisons. In Soviet Union and in Vietnam, nobody can leave the collective farm or collective work shop without permission.


"In both the kolkhoz and sovkhoz, a system of internal passports prevented movement from rural areas to urban areas. Until 1969 all children born on a collective farm were forced by law to work there as adults unless they were specifically given permission to leave In effect, farmers became tied to their sovkhoz or kolkhoz in what may be described as a system of "neo-serfdom", in which the Communist bureaucracy replaced the former landowners". (Wikipedia, Kolkhoz)
3. LOSS OF PRIVATE PROPERTY MEANS LOSS OF MOTIVATION OF WORK

Marx believed that the communist society is better then capitalist society. On the other hand, Marx praised the Capitalism. In Communist Manifesto, Marx wrote:"
"The bourgeoisie, during its rule of scarce one hundred years, has created more massive and more colossal productive forces than have all preceding generations together".
In fact the communist society ìs a society of failure. Communism in East Europe, Soviet Union collapsed totally. China and Vietnam still conserve the communist flag but they follow the capitalist economy.

Why the communist economy failed?
There were many ideas protesting the abolition of private property. In Communist Manifesto, Marx repeated what the anti-communists said:
"It has been objected that upon the abolition of private property, all work will cease, and universal laziness will overtake us."

And Marx replied:"According to this, bourgeois society ought long ago to have gone to the dogs through sheer idleness; for those who acquire anything, do not work. The whole of this objection is but another expression of the tautology: There can no longer be any wage labor when there is no longer any capital".
Writing this sentence, Marx aimed to accuse the bourgeois of their laziness. Many people by their prejudge think that the bourgeois are the lazy persons but in fact the bourgeois are the studious persons, they work hard so they become rich.

On the contrary, many people are poor because they want to play than to work. Moreover, they are addicted to cocaine, or gambling or drinking.
Why the communist economy failed? In the capitalist and the monarchical society, people have freedom in working. A man can become accomplished in any branch he wishes, society regulates the general production and thus makes it possible for him to do one thing today and another tomorrow, to hunt in the morning, fish in the afternoon, rear cattle in the evening, criticise after dinner.
He works hard because he has freedom, and he has motivation to work. He works hard and happily for his purposes: to buy a coast, to buy a car, to build a house. He works hard for his future, and for his son, and his daughter s' future. But in communist's hell, the workers do not have enough food, how can he dream of a car, a house?

In a word, we can conclude that:
1- Marx and his comrades are the imaginary or deceitful persons.
2- Nobody can build a classless state because the oppressor and oppressed always exist in parallel in all society.
3 -Nobody can abolish private property because the public private will be seized or robbed by one man, one family or one group.
4-Abolition of private property will make country and people poor and miserable.
5. The communist's dream costed hundred million people 's lives.
 __
(2)..And there is unity where there is community of pleasures and pains --where all the citizens are glad or grieved on the same occasions of joy and sorrow?
No doubt.
Yes; and where there is no common but only private feeling a State is disorganized --when you have one half of the world triumphing and the other plunged in grief at the same events happening to the city or the citizens?
Certainly.
Such differences commonly originate in a disagreement about the use of the terms 'mine' and 'not mine,' 'his' and 'not his.'
Exactly so. [. . .]. But would any of your guardians think or speak of any other guardian as a stranger?
Certainly he would not; for every one whom they meet will be regarded by them either as a brother or sister, or father or mother, or son or daughter, or as the child or parent of those who are thus connected with him (Socrates - ADEIMANTUS - GLAUCON - THRASYMACHUS )
    Plato, The Republic.Book V. Translated by Benjamin Jowett  . http://classics.mit.edu/Plato/republic.6.v.html
(4 Aristotle. Politics. Part III...http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.2.two.html
(6).http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.4.four.html. Part IX.(8). Pipes, Richard. Communism: A History. (New York: The Modern Library, 2000), 84.
(7). Richard Pipies. Communisim. A History.  (New York: The Modern Library, 2000)- 4.
(10). Capital, Volume 1, by Marx, Karl. From "Chapter 32: Historical Tendency of Capitalist Accumulation": "Self-earned private property, that is based, so to say, on the fusing together of the isolated, independent laboring-individual with the conditions of his labor, is supplanted by capitalistic private property, which rests on exploitation of the nominally free labor of others, i.e., on wage-labor. As soon as this process of transformation has sufficiently decomposed the old society from top to bottom, as soon as the laborers are turned into proletarians, their means of labor into capital, as soon as the capitalist mode of production stands on its own feet, then the further socialisation of labour and further transformation of the land and other means of production into socially exploited and, therefore, common means of production, as well as the further expropriation of private proprietors, takes a new form. That which is now to be expropriated is no longer the labourer working for himself, but the capitalist exploiting many laborers."
(11).  Milovan Djilas, The New Class (New York: Praeger, 1957), p. 35.


No comments: