Điểm Sách & CD ĐVD (Nhớ lại Chiều Văn Học Nghệ Thuật ngày 13/06/2004 tại FIAP-Phòng Bruxelles do CLB Văn Hóa Paris tổ chức) :
Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên giới thiệu
CD Việt Nam Mến Yêu của Minh Cầm-Phạm Đình Liên
Quê hương yêu dấu của ta ơi
Hàng tre xanh ngắt uốn quanh đồi
Đồng quê man mác mùa hoa nở
Lúa chín thơm nồng trong gió mai
Ôi ngày thơ ấu ta vương vấn
Kỷ niệm còn ghi mấy dặm trường
Biệt ly theo mộng đường lưu luyến
Xa cách gia đình vạn nhớ thương (Thơ Lê Mộng Nguyên)
Sở dĩ 8 câu thơ trên (đăng trong CHTY VIII- 2002) vì sau lúc nghe CD ‘’Việt Nam Mến Yêu’’ của Minh Cầm-Phạm Đình Liên, tôi không cầm được nỗi nhớ nhung nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là kinh thành Huế ngàn năm vạn vâ.t. Tôi tin chắc rằng đồng bào chúng ta, một khi thưởng thức tiếng hát Minh Cầm với đàn đệm Tây Ban Cầm của phu quân Phạm Đình Liên, sẽ có những cảm xúc tương tự.
--------------------------------------------------------------.
Làm thế nào để phê bình một giọng ca ? Một nữ ca sĩ đúng với danh xưng ấy phải dựa trên tiêu chuẩn nào ? Theo tôi, người ca sĩ muốn hát đúng phải có một trình độ nhạc lý tối thiểu nghĩa là biết đọc các nốt nhạc cùng những dấu thăng, giảm và bình trong một partition để đi thấu vào âm thanh là phần chính của một bản nha.c. Đổ Tú Tài toàn phần ban Vạn Vật năm 1957 và tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1959, Minh Cầm (sinh năm 1938 tại Huế, trưởng nữ của ông bà Nguyễn Đình Hàm), đã từng hành chức giáo sư Trường Nữ Trung Học Đồng Khánh tại Huế suốt 5 năm. Cùng một lúc, nàng chăm chú học piano ở nước nhà và tiếp tục học đàn dương cầm khi đặt chân trên đất Pháp với một giáo sư người Pháp. Nàng cũng là cựu sinh viên ‘’Conservatoire Régional de Musique de Grenoble’’ về phần solfège. Như thế, Minh Cầm có đủ tính chất để trình bày với lương tâm nhà nghề một nhạc phẩm về phần âm thanh.
Trong bài tường thuật Chiều Hồn Đại Việt (ngày 09 tháng 11 năm 2003) do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris của thi sĩ Đỗ Bình tổ chức, tại Montreuil-Pháp (đăng trên nguyệt san Nghệ Thuâ.t-Montréal, số 118 Tháng 01-2004, tr. 39-43), cảm tưởng của tôi về phần Ca Nh?c đại khái qua mấy dòng : Sau khi c?m xúc giọng ca trầm ấm, liêu trai của Tuyết Dung trong Chiều Vàng Năm Xưa và giọng Ténor cao mạnh của Phạm Đăng Thiện đã trình bày một cách huy hoàng và tế nhị nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối và Thu Trên Sông Seine của Lê Mộng Nguyên (phổ nhạc thơ Vương Thu Thủy)... và nhắc nhở đến các nữ ca sĩ có mặt hôm ấy như Đỗ Quyên (trong Tình Hoài Hương), Thúy Hằng (êm dịu và uyển chuyển trong Tiếng Sáo Chiều Quê của Thu Hồ), Ngọc Xuân (trongThôn Trang của Mạnh Bích), Kim Thu (Lối Về Xóm Nhỏ của Trịnh Hưng), Hải Yến (Đường Về Quê Hương) vân vân, tôi tiếp tục... ‘’ Nhưng cặp nghệ sĩ đã làm tôi ngạc nhiên nhất, vui sướng nhất là đôi uyên ương Phạm Đình Liên và Minh Cầm. Hôm nay có lẽ là lần đầu tiên tôi được nghe một giọng ca của Minh Cầm đúng với tình cảm, đúng với trạng thái trong ‘’Tình Nghệ Sĩ’’của Đoàn Chuẩn - Từ Linh (một ca khúc tiền chiến), với đàn đệm guitare espagnole rất thích hợp của phu quân Phạm Đình Liên... Bài này được vào CD VNMY (số 7) với những lời kết cục rất lãng mạn :
Theo gió tha hương bay về miền xưa
Nâng phím tơ lên mấy cung lả lơi
Đây phím đưa duyên đây hoa đợi bướm
Lá thu lìa cành nhớ hoa ngàn xưa
Trong CD, nghe Minh Cầm hát một bài nhạc tiền chiến thứ hai cũng do tác giả Đoàn Chuẩn-Từ Linh sáng tác (Thu Quyến Rũ -bài số 10), tôi nhớ lại nữ danh ca Joan Baez trong kỷ niệm (cách đây hơn 20 năm) lúc cô tự đàn đệm Tây Ban Cầm, trình bày (với giọng ca tuyệt vời) nhiều ca khúc đề cao các vị anh hùng của bất-ba.ođdộng, trong chiều 15 tháng 07-1983 tại Place de la Concorde trước 150 000 khán thính giả : Báo ‘’Le Monde’’ hồi ấy viết : ‘’ Une voix dans la ville, un jaillissement de souvenirs, Joan Baez place de la Concorde vendredi soir. Juste une voix et une guitare, ses armes de pèlerin, et chevillé dans la gorge, un hymne aux anonymes de la souffrance, aux héros de la non-violence ‘’ (Cl. D). Xin dịch : ‘’Một giọng ca trong đô thành ánh sáng, làm cho bao kỷ niệm dồn dập trở lại, Joan Baez có mặt với chúng ta hôm nay chiều thứ sáu tại Công Trường Concorde. Chỉ một giọng ca và một Tây Ban Cầm, lợi khí của người hành hương, và với lời đệm tự đáy lòng, nàng hát để tán dương những kẻ âm thầm trong đau khổ, những vị anh hùng của bất bạo động’’. Riêng phần Minh Cầm, nàng cũng trình bày với đàn đệm Tây Ban Cầm của phu quân, qua tiếng hát trong trẻo ... trong như tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du), sáng sủa và rõ ràng như chuông chùa Thiên Mụ đón hừng đông, đặng ca tụng mối tình muôn thuở trong hạnh phúc quê hương yêu dấu :
Anh mong chờ mùa thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Màu áo xanh là mầu anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ
-----------------------------------------------
Tôi gặp lại hai vợ chồng Phạm Đình Liên hôm nữ nghệ sĩ lừng danh quốc tế Bích Thuận ra mắt hồi ký ‘’Từ Làng Vân Hồ đến UNESCO’’ trong Chiều Văn Hóa tại Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 18 tháng 04-2004, và tôi đã viết, cũng đăng trên nguyệt san Nghệ Thuâ.t-Montréal (số 122 Tháng 05-2004), cảm tưởng về phần nghệ thuật.... đôi uyên ương Phạm Đình Liên (Tây Ban Cầm) và Minh Cầm (giọng chuông vàng) đã cho mọi người đi vào ‘’Nỗi Niềm’’ của Tuấn Khanh... (tr. 29). Một lần nữa, tôi được nghe giọng hát MC nhưng lần này nàng làm tôi nhớ tới nữ danh ca Hà Thanh (một người bạn của thời niên thiếu) trong ‘’Ai Lên Xứ Hoa Đào’’ của Hoàng Nguyên (mà vừa rồi tôi được nghe lại trên mạng lưới) hoặc ‘’Nhớ Huế’’ của Lê Mộng Nguyên trong băng Tiếng Hát Hà Thanh Khúc Tình Ca Xứ Huế (Giáng Ngọc 2) do Lê Bá Chư thực hiện...
Nỗi Niềm (bài số 1) được Minh Cầm trình bày (cũng như trong 13 bài khác) với tiếng đàn của phu quân Phạm Đình Liên... Được biết anh là trưởng nam của ông bà Phạm Đình Ái... tôi có cảm tình ngay vì ngày xưa thân phụ của anh giữ chức Hiệu Trưởng Trường Trung Học Khải Định, đã không ngần ngại ký giấy cho phép tôi từ lớp 6ème E.O. (extrême orientale) được đổi sang lớp 6ème Occidentale với hai ngoại ngữ Pháp-Anh. Hành trình văn hóa của Phạm Đình Liên thật vững chắc ở trong nước cũng như hải ngoa.i. Sinh năm 1935 tại Huế (Trung Việt) và sau khi đổ bằng Tú Tài toàn phần ban Toán tại trường Trung Học Khải Định năm 1954, anh trúng tuyển kỳ thi Học Bổng Quốc Trưởng toàn quốc vào tháng 07 năm 1954 và được Chính Phủ gửi sang Pháp du học tại Paris bắt đầu niên khóa 1954-1955... Từ dạo ấy, anh đổ bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat 3ème Cycle) về Vật Lý Hạt Nhân năm 1962 và bằng Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Vật Lý (Doctorat d’État ès Sciences Physiques) tại Đại Học Grenoble, năm 1969. Anh Phạm Đình Liên đã từng hành chức giáo sư trong 2 năm tại Đại Học Minnesota (Hoa Kỳ) và trong 35 năm tại Đại Học Grenoble (Pháp). Về mặt khảo cứu khoa học... Phạm Đình Liên đã cho đăng 60 kết quả nghiên cứu trên những tạp chí khoa học Vật lý Hạt nhân lừng danh khắp hoàn cầu (Physical Review, Physics Letters, Nuclear Physics, IL Nuovo Cimento... ). Nhờ đó, Anh được Hội ‘’Association Américaine pour le Progrès de la Science’’ (American Association for the Advancement of Science, viết tắt là : A.A.A.S.) rất tiếng tăm ở Mỹ mời làm Hội viên. GS Phạm Đình Liên về hưu trí từ năm 2000 và ngụ tại Maisons-Alfort (Pháp) với phu nhân Minh Cầm mà anh đã kết hôn từ năm 1964 tại Grenoble, nay có 4 con và từ hơn 5 năm nay đã có cháu gọi ông bà. Về phần tập luyện âm nhạc, từ thời theo học tại Sorbonne với tư cách sinh viên, anh Phạm Đình Liên cũng đã theo học biểu diễn Tây Ban Cầm (độc tấu cổ điển và đệm đàn hòa âm) trong nhiều năm với giáo sư nổi tiếng Romain Worschech. Kế đó, anh ghi tên theo học một khóa đàn điêu luyện dưới sự điều khiển của bà GS Ida Presti là một Tây ban Cầm lừng danh trên thế giới, sau Andrès Ségovia. Lẽ dĩ nhiên là anh đã tham dự những buổi văn nghệ sinh viên tại Paris và Grenoble với cây đàn guitare espagnole hoặc độc tấu hoặc đàn đệm cho nam nữ ca hát. Nhưng anh Phạm Đình Liên cũng là một nhà soạn nhạc, đã sáng tác một bài ca Hẹn Một Ngày Về trong năm 1957 (thời hậu chiến) tại Paris để âu yếm tặng Minh Cầm người vợ tương lai... Theo tác giả, bài này mang số 9 trong CD ra mắt hôm nay (ngày 13 tháng 06 năm 2004) tại FIAP (Salle Bruxelles) để kỷ niệm 40 năm thành hôn của đôi uyên ương (1964-2004) : Tôi đã đọc đi đọc lại partition và nghe đi nghe lại Minh Cầm ca, thật quá nhẹ nhàng, nhung nhớ như một thoáng hương xưa (xin trích 8 câu cuối) : ...
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời
Về đây lúc con tim còn say
Nhịp theo mơ khúc ân tình
Tiếng tơ lòng phím đàn lướt theo
Đầy những chuỗi ngày nhạc vời...
Viết theo cung ré majeur (khóa Sol với do dièse va fa dièse) có chủ âm (tonique) ré, áp âm (dominante) la và cảm âm (sensible) do dièse, theo đúng mỗi 4 trường canh đặng nhạc và lời được đi từ đầu đến cuối câu, để diễn tả tâm tình (trong bốn câu đầu) :
Đời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với giai nhân
Là người yêu vẹn đời...
HMNV gồm tất cả 40 trường canh, theo lối hành nhạc blues 4/4 hoặc C, khá đúng nhạc lý dẫn giải và luật nhịp nhàng thông thường... Tuy nhiên, bắt đầu trường canh 18 cho đến TC 24, tác giả dùng đến ba lần nhịp ngoại (lời cuối của một câu không nằm dưới nốt đầu của trường canh 19, 22 và 24 trong đoạn khúc nói trên)... Dầu sao, tôi cũng nồng nhiệt khuyến khích Phạm Đình Liên tiếp tục sáng tác những bài nhạc tương tự như HMNV (và nên tránh các thứ nhịp nghịch, để bài nhạc được dễ đàn dễ hát hơn)... Tôi tin chắc, với giọng ca Minh Cầm & tiếng đàn Phạm Đình Liên, anh chị sẽ đem lại hạnh phúc cho đời và tình thương cho người. May mắn hơn tôi, anh viết nhạc để tặng người vợ tương lai trong Hẹn Một Ngày Về (năm 1957) và nay hai người chung sống hạnh phúc , riêng tác giả Trăng Mờ Bên Suối viết năm 1949 để tặng người yêu dấu, nhưng bây giờ hai đứa vẫn xa nhau, đó là tất cả những cái thê lương và định mệnh oái oăm của cuộc đời...
Bài Nhạt Nắng của Xuân Lôi và Y Vân (số 11 trong CD) : Xuân Lôi là một nhạc sĩ lão thành mà mọi người đều kính mến, đồng thời và được làm quen với những văn nghệ sĩ và học giả nổi tiếng như Phan Khôi, Văn Cao, Đào Duy Anh, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Vũ, Canh Thân, Lê Mộng Long, Quốc Vũ... ‘’Nhạt Nắng’’ cũng ca tụng miền quê như ‘’Lối Về Xóm Nhỏ’’ của Trịnh Hưng, nhưng Xuân Lôi ... thương miền quê, nhớ hoàng hôn trên đất xưa. Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều hè... một cách êm dịu (very slow) và buồn thương (cung ré mineur ở đây rất thích hợp) , chứ không nhịp múa như qua những bài dân ca Mambo của tác giả ‘’Tôi Yêu’’. Nữ ca sĩ Minh Cầm diễn tả tâm tình của tác giả Xuân Lôi với giọng ca thánh thót và đầy xúc cảm...
Suối Tóc của Văn Phụng (bài số 3) làm tôi nhớ tới Linh Chi (ca sĩ và nhạc sĩ dương cầm cùng vĩ cầm) đã trình bày nhiều lần trên mạng lưới một cách uyển nhã, dễ thương trong lúc Minh Cầm theo đúng dặn dò của tác giả, hát bài này theo kiểu valse lente một cách dằng dặc, dịu dàng mà chỉ người ca sĩ riêng thấu hiểu... (xin trích bốn câu đầu):
Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi
Hãy đi tìm dòng suối tóc trên vai
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai
Tôi thấy em một đêm thu êm ái...
Thì giờ ngắn ngủi không cho tôi được nói hết tất cả 14 tình khúc mà Minh Cầm-Phạm Đình Liên đã biết lựa chọn để cho vào CD đầu tiên. Một kỷ vật mà quí vị sẽ đón tiếp một cách nồng hậu và riêng tôi, chỉ một ước mong : sau buổi ra mắt này, Việt Nam Mến Yêu sẽ là một thành công mỹ mãn trong giới văn nghệ hải ngoa.i. Để kết thúc, tôi xin nhắc tên mấy bài khác :
Bài số 2, Lệ Đá của Trần Trịnh & Hà Huyền Chi (HHC là một nhà thơ thao thao bất tuyệt : mỗi ngày ông làm ít nhất là 3 bài thơ, đưa lên Internet, theo tiết điệu ấy, tôi đã đọc hàng trăm, hàng ngàn (có lẽ) bài thơ của HHC từ ngày tôi vào mạng lưới); Bài số 4, Mưa Chiều Kỷ Niệm của Duy Yên & Quốc Kỳ; Bài số 5, Xin Trọn Đời Yêu Anh của Lê Khắc Thanh Hoài :
Tôi xin trọn đời còn yêu anh
Tôi xin trọn đời tình không phai
Trăm năm một cuộc tình chứa chan
Tôi xin trọn đời còn say sưa...
Bài số 6, Nắng Thủy Tinh của Trịnh Công Sơn (đã được đạo diễn Trần Anh Hùng - nếu tôi không lầm - cho vào phim A la verticale de l’été qua tiếng ca của hai nữ tài tử chính trong truyện); Bài số 8, Chiều Tím của Đan Thọ & Đinh Hùng; Bài số 12, Tóc Mây của Phạm Thế Mỹ; Bài thứ 13, Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm; Bài thứ 14, Tiếng Hát Lênh Đênh của Từ Phác & Lương Ngọc Châu...
Nói tóm lại, tình yêu đã làm đôi uyên ương Minh Cầm-Phạm Đình Liên thực hiện một CD khá hoàn hảo gọi là Việt Nam Mến Yêu , tâm đầu ý hiệp, như hai câu thơ của Nhật Vũ & Nhật Linh : Hai đứa mình tuy hai mà một, Hai đứa mình tuy một mà hai... Qua giọng ca Mezzo soprano (nằm giữa Soprano và Contralto) của Minh Cầm và Tây Ban Cầm lão luyện của Phạm Đình Liên, buổi ra mắt CD hôm nay sẽ đánh dấu một cuộc đời mới của hai người trong hành trình văn nghệ và tình yêu vĩnh viễn.
No comments:
Post a Comment