Sunday, August 30, 2009

SƠN TRUNG * VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM

VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


SƠN TRUNG


Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống về nghề nông. Trước cách mạng tháng 10 Nga, Liên Xô, Trung quốc, Đông Âu cũng là những nước nông nghiệp lạc hậu. Theo triết thuyết Marx, chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công tại các nước tư bản, và trong các nước tư bản Anh, Pháp Đức. Marx hy vọng vô sản Đức là giai cấp vô sản đầu tiên đứng lên lật đổ chính quyền tư bản. Nhưng than ôi, ông thầy tiên tri Karl Marx đã đoán trật. Nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu lại nhảy ra làm cuộc cách mạng cộng sản. Lenin, Stalin đã làm trái lời Marx, đã đưa nước Nga lện xã hội chủ nghỉa mà bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Lời dạy của Marx rất đúng. Ăn cướp nhà giàu thì tốt hơn là ăn cướp nhà nghèo. Nhưng sau khi đã cướp một nhà nào đó, dù giàu hay nghèo cũng phải kiếm tiền bạc hay quần áo, dù rách dù lành, chứ lẽ nào lại lui binh? Marx dạy là phải cướp chính quyền, nhưng sau khi cướp chính quyền, không lẽ lại để cho tư sản cầm đầu? Quân " cách mạng" phải có tiền bạc, địa vị chứ! Vì vậy, bất chấp lời Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ tiến hành công cuộc xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam đều là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số.


Muốn chiêu dụ nông dân tham gia cộng sản, họ đưa ra những thủ đoạn:

+Gọi tất cả dân nghèo là vô sản để cho hợp với cách mạng vô sản, để họ theo cộng sản. Thật ra theo Marx, vô sản hay giai cấp công nhân chỉ là những thợ lành nghề làm trong những hãng xưởng tư bản, còn thợ mộc, thợ nề, thợ rèn đều không phải vô sản. Bác Hồ phụ bếp, làm thợ rửa ảnh, bác Đỗ Mưòi thiến heo là những người thuộc giai cấp trung lưu, bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là vô sản lưu manh, làm ăn cá thể, không phải là vô sản theo quy định của Marx.

+Hứa hẹn sẽ chia ruộng đất cho nông dân
Điều này rất hấp dẫn với nông dân Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, số đông nông dân đã theo cộng sản. Vì vậy sau khi nắm quyền, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã ra chủ trương Cải Cách ruộng đất, giết các địa chủ, cướp ruộng đất của họ mà chia cho dân nghèo. Mới nghe chủ trương đấu tố địa chủ, nhiều người đã khoan khoái hoan hô vì nghĩ rằng địa chủ là mấy thằng giàu sụ, có ruộng hàng trăm, hàng ngàn mẫu, cò bay thẳng cánh, nhiều người ghen ghét, vui sướng mà nói giết đi là phải!

Nhưng mấy ai ngờ rằng địa chủ chính là ta đây, là những trung nông, dần dần được thăng lên phú nông, rồi điạ chủ!Trong chế độ cộng sản, giao thông khó khăn, từ nơi này đến nơi kia phải đi bộ. Kinh tế khó khăn, người dân không đủ tiền bạc, chỉ sống thủ phận trong nhà, it ai muốn đi xa. Người dân muốn đi xa phải có giấy thông hành. Thư tín bị kiểm duyệt. Vì những lý do trên, dân chúng không hề biết chuyện gì xảy ra ở làng bên. Hơn nữa, cộng sản giữ bí mật tuyệt đối, cho nên chỉ khi nào việc xảy ra đến xã thôn hay đụng đến mình thì mình mới hay.Sau khi đoàn Cải cách đến thôn phát động, người dân vẫn còn ngơ ngác.


Trước đó, một hai gia đình trong làng được xếp là phú nông, trong cải cách đợi I hóa thành địa chủ. Cải cách đợt 2, trung nông đôn lên phú nông rồi lên địa chủ. Cải cách đợt 3, 4, 5, trung nông hạng dưới trở thành địa chủ cho theo đúng chỉ tiêu của đảng, và lệnh của cố vấn Trung Quốc! Lúc đó, những người lạc quan mới méo mặt và hiểu rõ thủ đoạn của cộng sản. Mới hôm nào, anh trung nông hân hoan chào mừng đoàn Cải cách, và lớn tiếng chửi bới địa chủ, nhưng chỉ vài tháng sau, đến lượt anh bị trói vào cột và bị người khác lên đấu tố! Chuyện này cũng giống như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ban đầu người ta đưa Trần Dần, Lê Đạt ra đấu tố, thiên hạ cũng hùa theo cho vui lòng đảng, và cũng tưởng thế là yên, không ngờ sau đó từng dây lòi tói kéo dài, những kẻ ủng hộ tiền bạc, hay những kẻ năng lui tới tòa soạn hay nhà của Hoàng Cầm, Nguyển Hữu Đang đều bị liên lụy!


Trong khi qua cơn bão táp, người ta mới hiểu rõ chủ trương của Cộng sản Việt Nam:

-Bất cứ ở đâu, dù là tại một thôn xóm hẻo lánh, phải có ít nhất một địa chủ.
-Cứ theo tỷ lệ 5% dân số là địa chủ
-Những ai không trực tiếp canh tác, phải cho người khác làm thuê, cấy mướn đều bị quy là địa chủ bóc lột dù chỉ có một hai sào ruộng. Thí dụ ông giáo, ông thầy thuốc, bà tiểu thương, ông cách mạng bỏ nhà theo đảng đều bị quy là địa chủ.

-Bên cạnh tội địa chủ, nông dân phải bịa tội cho địa chủ như hãm hiếp phụ nữ, cướp ruộng đất nông dân, đánh đập nông dân, theo Quốc dân đảngv .v. .
-Những nông dân khác cũng bị ghép vào các tội như cường hào ác bá, làm tay sai cho Nhật, Pháp, cho phong kiến. . .


Theo Hoàng Văn Chí trong Từ Thực DÂn Đến Cộng Sản, lúc bấy giờ cộng sản chia nhân dân nông thôn làm 7 bậc:
(1).địa chủ
(2).phú nông
(3).trung nông cứng
(4).trung nông vừa
(5).trung nông yếu
(6).bần nông
(7).cố nông.

Quan trọng nhất là việc phân định thành phần.Quy định này là do tài sản của các nông dân:
-Trung nông cứng: có 1 bò, 1 heo, 1 đàn gà.
-Trung nông vừa: 1 heo, 1 đàn gà.Địa chủ hay địa chủ phong kiến chỉ là một nhãn hiệu mà cộng sản dán cho nông dân nhằm khủng bố toàn dân, bắt mọi tầng lớp phải cúi đầu làm nô lệ đảng cộng sản. Phú nông không được tham gia đấu tố, nhưng được hứa hẹn sẽ cho yên thân.


Sự thực ranh giới giữa địa chủ và phú nông, quả là huyền huyền ảo ảo, không một người nào có thể biết trước mình sẽ là địa chủ hay phú nông (224). Khoảng thời gian sau, một đội cải cách khác lại về, có cả cán bộ Trung Quốc đi theo, đòi hỏi nông dân phát hiện thêm địa chủ. Lúc này, phú nông, trung nông cứng trở thành địa chủ, trung nông thường trở thành phú nông. Tổng số địa chủ kỳ này đông gấp năm lần trước. Số người bị giết, tự tử, chết đói cũng tăng gấp khoảng năm lần (225).. .Kết quả Cải cách ruộng đất là một tấn kịch bi hài.

Kết quả CCRD rất tồi tệ.

1. Địa chủ:
CCRD chỉ là một chiến dịch diệt chủng của cộng sản. Hoàng Văn Chí căn cứ vào tài liệu của Gérard Tongas, một giáo sư Pháp ở Hà Nội ( J'ai vécu dans l'Enfer Communist du North Vietnam. Les Nouvelle Editions Debress, Paris, 1960,222), thì năm 1959, kết quả cuộc tàn sát là một trăm ngàn người (225). Theo Hoàng Văn Chí, CCRD (1953-1956), đã giết chết hơn nửa triệu (1) người , tức 4% dân số Bắc Việt (105).


-Theo báo Nhân Dân, cũng như lờì Võ Nguyên Giáp, trong đợt sửa sai, số nạn nhân CCRD được thả, không biết là bao nhiêu, nhưng có 12 ngàn đảng viên. (261, 288). Cộng sản không bao giờ nói thật, sự thực số bị giam cao hơn nhiều, chưa kể số người chết.

2. Nông dân :Họ được chia ruộng đất, tài sản địa chủ nhưng hầu hết là vô giá trị. Cái giá trị thì đã bị Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc mang đi. Theo chuyên viên Nga, V.P. Karamichev viết trong tạp chí Chăn Nuôi và Kinh Tế Nông Thôn tập V, 1957 của Nga cho biết:CCRD tại Bắc Việt tịch thu 720.000 mẫu tây ruộng đất, 1,846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22 tấn thực phẩm. Tất cả chia cho 1.500.000 gia đình công nhân và nông dân (271).


Trường Chinh tuyên bố mỗi hộ sau CCRD được một mẫu tây, nhưng theo kết quả trên, mỗi hộ chỉ được khoảng 4000 thước vuông ruộng đất, trong đó có công điền là đất nông dân bao giờ cũng được xã thôn cấp phát. Lại nữa, con số trên không chính xác thì trong thuế nông nghiệp, công sản đã ép dân khai gấp lên ba, bốn lần. Còn nông cụ thì mỗi hộ được một cái, không hiểu là cuốc, xẻng hay liềm, hái, rỗ? Còn về gia súc, mười mấy gia đình mới được một con gà hay con chó? Tài liệu của Karamichev lạc quan nhất. Theo thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội, là vùng giàu ở đất Bắc, thì tịch thu , trưng thu, trưng mua 20.482 mẫu ta ruộng, 511 trâu bò, 6.156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. . . 24.600 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm 98.000 nhân khẩu, đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8thước, và mỗi trung nông 2 sào 13 thước (273).

Theo tài liệu trên, ngoại thành Hà Nội :-1.032 nhà bị tịch thu, tức là 1032 gia đình địa chủ. So với 4.690 hộ nông dân, ta thấy con số địa chủ được quy định từ 4 đến 5% số dân chúng. Trong trang khác, Hoàng Văn Chí cũng nói cộng sản đã tàn sát 5% dân số Bắc Việt. (285). Một vài tài liệu khác cũng nói 5%. So với số ruộng đất bị tịch thu, mỗi gia đình địa chủ chỉ có trung bình 7.000 thước vuông, nửa con gia súc, 6 nông cụ, 500 cân thực phẩm, và 6.000 đồng bạc cụ Hồ, tương đương 50 dồng của Việt Nam Cộng hòa.(2)

Như vậy, việc kết án họ là địa chủ là một việc phi lý và tàn ác.Sau CCRD, cộng sản chia ruộng đất cho nông dân nghèo. Tài liệu cộng sản không thống nhất thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội mỗi hộ có khoảng hai sào có lẽ tương đối gần đúng. Ở miền Trung, mỗi hộ nông dân có lẽ chưa được một sào.



Trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn thuật lời Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:
Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169).
Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:
Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc Bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài ( 229).


Dù nhiều dù ít, đa số nông dân có lẽ phấn khởi vì nhờ đảng mà họ có ruộng tư hữu! Nhưng niềm vui của họ không kéo dài được bao lâu, tất cả chỉ là bánh vẽ vì sau đó it tháng sau, họ phải đem tư hữu vào Hợp tác hóa (270), nghĩa là trở thành nông nô cho chủ nhân ông cộng sản.Khi dân chúng đã vào hợp tác hóa, cộng sản giở trò thứ hai. Họ đem về mỗi xã một vài máy cày và tuyên bố rằng kể từ nay ta sẽ tiến lên đại nông nghiệp theo kế hoạch vĩ mô, ruộng đất sẽ san bằng để cày máy, mồ mả ông bà cũng dẹp qua một bên để cày máy cho dễ. Và từ nay, nông dân không còn cảnh " con trâu đi trước, cái cày theo sau".


Nghe nói thiệt mà mê.Nhưng máy cày (Trâu đỏ ) chưa cày đã hư. Rồi những HTX nào muốn cày ruộng thì phải hối lộ những tay lái máy cày. Vì vậy nông dân có câu: "Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà" là vậy! Cái trò cày máy cũng không tồn tại bao lâu, không biết tại sao đảng thu hồi cày máy, để đem bán hay bỏ xó? Không ai nói cho mà biết!Đảng dẹp cày máy thì nông dân phải làm trâu mà cày. Thời trước, đảng chê bai nông nghiệp lạc hậu, khoe khoang nhờ có đảng mà nông dân thoát cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau. Nay trâu bò đã nộp cho HTX, mà HTX đã bán, đã giết mà cày máy cũng được đảng thu hồi, nông dân đành phải còng lưng làm trâu kéo cày.



** *



Nay nông dân phải làm việc dưới quyền ban Giám đốc HTX là những nông dân đảng viên trong xã.Từ đó, nông dân làm theo sự phân công của ban giám đốc HTX. Nông dân phải làm hai ba vụ lúa trong một năm mà trước đó nông dân chỉ làm một hay hai vụ tùy theo đất . Hồi trước, nông dân trồng khoai, trồng đậu, trồng cà, nay thì chỉ trồng lúa. Hồi trước nông dân trồng gì là tùy ý họ, nay Cộng sản bắt họ trồng lúa Thần nông. Lúa Thần nông cho nhiều lúa nhưng thân ngắn, phải bón phân hóa học, phải dùng thuốc trừ sâu. Vì vậy nông dân không thể dùng rạ lợp nhà, và trong ruộng không còn tôm cá nữa. Như vậy là trong chế độ mới, dân chúng phải ăn muối hoặc phải bỏ ra một số gạo để mua tôm, cá, mắm,muối. Mỗi nông dân khỏe nhất được tính mỗi ngày một ký thóc (nửa ký gạo, tức hai lon sữa bò gạo), và đến mùa sau mới được lãnh. Như vậy họ chỉ ăn đủ một bữa.

Nhiều học sinh trung tiểu học bỏ học tham gia sản xuất để có gạo mà ăn.Thóc lúa được bao nhiêu, HTX nộp cho nhà nước và chia nhau bỏ túi:Một ngưòi làm việc bằng ba,Để cho cán bộ xây nhà sắm xe.



** *

Sau CCRD, ông Hồ bèn sửa sai. Thực ra đó là một màn quỷ thuật do cộng sản trình diễn. Thấy dân chúng bất mãn như vụ Nhân Văn, Giai Phẩm, và Quỳnh Lưu, nên ông Hồ sai Võ Nguyên Giáp lên tiếng xin lỗi và cách chức Trường Chinh.(3)
Nhưng thực tế là lúc bấy giờ Nikita Khrushchev hạ bệ Stalin, kết tội Stalin sùng bái cá nhân và giết hại nhân dân. Ông Hồ nhân việc này truất phế Trường Chinh, chặt tay chân Võ Nguyên Giáp vì nếu Việt Nam xảy ra vụ xét lại thì hai ông này có thể lên thay ông Hồ.Ông Hồ chơi trò cắt tóc thay vì chặt đầu của Tào Tháo. Ông chỉ tha một số tù nhân nhưng những nhân vật quan trọng thì đã giết. Dù sửa sai nhưng vẫn tịch thu ruộng đất, nhà cửa của địa chủ, và đưa nông dân lên nắm quyền ở xã thôn và các cơ quan. Và cuối cùng, ông Hồ bắt toàn dân làm nông nô trong các nông trường hay HTX.Và cũng từ CCRĐ, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Đảng và Nhà nước.
Người ta lợi dụng chia ruộng đất cho dân cày nhưng thực chất là mượn tay nông dân để cướp vàng bạc, của cải, nhà cửa, ruộng đất của nông dân, và bắt toàn dân làm nô lệ cho đảng Cộng sản.Chính sách CCRĐ của cộng sản đã thất bại từ Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
Thất bại thứ nhất là chủ trương tập thể tập đoàn chỉ đem lại năng suất kém làm hàng triệu dân Liên Xô và Trung quốc, Việt Nam chết đói.
Thất bại thứ hai là cộng sản càng ngày lộ mặt gian ác. Trong khi nông dân chết đói chúng không phát lương thực cứu tế, trái lại chúng đem nônfg sản xuất khẩu và chém giết nông dân để che giấu thất bại của chúng. Ngày naycộng sản càng lộ bộ mặt gian ác cướp núi rừng, đất đai của nhân dân và các giáo hội.Tội nghiệp cho nông dân miền Bắc ngày xưa chỉ có vài sào ruộng mà bị kết là địa chủ còn ngày nay bọn đảng viên cao cấp, bọn tướng tá tha hồ phá rừng lấy gỗ xuất khẩu, và chiếm hàng ngàn mẫu đất làm tài sản.Một ngày không xa công lý sẽ xét xử những tên cướp này!
Thất bại thứ ba là chính sách Cải Cách Ruộng Đất cho dân cày không giải quyết được vĩnh viễn cho nông dân bởi vì Malthus đã nói đất đai thực phẩm không tăng nhưng dân số gia tăng cấp số nhân. CCRD chỉ là biện pháp chính trị tạm thời, còn một trăm năm sau, chia ruộng đất sẽ lâm vào bế tắc vì lúc đó một người chỉ đưọc vài tấc đất.
Thất bại thứ tư là khi ruộng đất biến thành tài sản nhà nước, nhất là nhà nước cộng sản gian ác thì chúng sẽ cướp đất khiến cho nông dân không còn đất canh tác.Sau 1975, cộng sản đã chiếm đất nông dân để xây nhà cửa, biệt thự. Sau 1986, ngoại quốc đầu tư, cộng sản lại càng trắng trợn cướp đất của nhân dân để bán cho ngoại quốc. Đất đai của tôn giáo đều bị chúng chiếm cứ để bán lấy tiền. Chúng coi đất đai của nhân dân, của tổ tiên là của riêng chúng, chúng thản nhiên đem bán đất dâng biển cho ngoại quốc.
Ngày nay, đồng bào Bắc Nam Trung đã vùng lên đòi lại đất đai. Dân oan Hậu Giang, Tiền Giang, Vũng Tàu, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn. . .đồng bào Thiên chúa giáo Thái Hà, Quảng Bình và Vinh đã nhất tề phản kháng Cộng sản. Những người yêu nước , những đồng bào Phật tử, Cao,Đài, Hòa Hảo và Tin Lành ở quốc nội và hải ngọai cương quyết ủng hộ dân oan khắp nước và đồng bào Thiên chúa giáo Quảng Bình anh dũng chống cộng sản cướp nước hại dân.

** *

Nói tóm lại, chính sách CCRD của cộng sản hoàn toàn thất bại. CCRD chẳng qua là một thủ đoạn chính trị của cộng sản để lấy lòng nông dân mà thực chất là cướp tài sản nhân dân. Những sự kiện từ trước đến nay cho thấy chủ nghĩa cộng sản là đại họa của dân tộc, cần phải diệt trừ. Trong các vấn đề, vấn đề đất đai và lãnh thổ rất quan trọng. Chúng ta phải thanh toán thù trong giặc ngoài để cứu dân, cứu nước. Phải trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải bảo vệ nhân dân, trong đó nông dân là đa số. Cộng sản đã phản dân hại nước, khiến nhân dân Bắc Nam đều bỏ nước mà đi, nhất là nông dân đã chán ruộng đồng, đã mất đất đai nhà cửa vì bàn tay gian ác của cộng sản mà phải đem thân đến Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn!

Trong tương lai, cộng sản sẽ bị tiêu diệt. Các luật gia, các nghị viên trong chế độ mới phải nghĩ đến việc trả ruộng đất lại cho nông dân. Phải trả lại ruộng đất cho nhân dân để nông dân canh tác và bảo vệ đất đai. Còn để như hiện nay chỉ tạo cơ hội cho bọn quyền thế đem bán mà lấy tiền bỏ túi. Có nhiều phương án:
+Trả lại cho chủ nhân trước 1954 (Bắc ) và sau 1975( Nam). Trả hết hay trả bao nhiêu phần trăm?
+Chia đều cho nông dân?
+Bán lại cho nông dân?
+ Nhà nước giữ lại bao nhiêu để làm công điền công thổ?
Ngoài ra còn một vấn đề nữa. Dân số gia tăng nhưng đất đai và lương thực có hạn. Làm sao giải quyết lương thực và môi trường ? Các khoa học gia cần phải đưa ra những phát minh mới và biện pháp mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Chúng ta phải đánh đuổi bọn cộng sản ngu dốt và tham lam để kiến tạo đất nước hòa bình thịnh vượng.

Đấy là những vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ cho tương lai Việt Nam thời hậu Cộng sản.
Sơn Trung
*
____
(1). Không có con số chính xác vì cộng sản bưng bít và hủy tang chứng. Nước ta khoảng 1930 dân số 20 triệu. Năm 1975 là 60 triệu. Như vậy khoảng 1954 là 30 triệu dù là chiến tranh. Giả thiết dân Bắc có 15-20 triệu thì 5% là khoảng 800,000 đến một triệu người bị kết tội địa chủ. Bên cạnh còn có cường hào, ác bá. Mỗi gia đình địa chủ có 5 đàn bà và con trẻ, như vậy tổng số nạn nhân lên đến vài triệu là ít. Đó là nói chung, không biết rõ số bị giết, bị bỏ đói, tự tử chết trong lao tù. . .
(2).Số ruộng đất không đúng vì cộng sản kê gấp hai, ba, tư lần để đánh thuế nông nghiệp. Ở Bắc, có vài sào ruộng là phải có một con bò. Mỗi hộ địa chủ chỉ có nửa con gia súc là quá nghèo. Còn 50 đồng VNCH theo gía hối đoái 1954-1956 một mỹ kim ăn 5 đồng VNCH. Lúc bấy giờ tại thôn quê miền Bác tổ phở không người lái 50-100 đồng cụ Hồ, còn Saigon tô phở 3 đồng-5đồng.
Nói chung, những nông dân bị CS kết tội địa chủ là những nông dân nghèo.
(3). Các tài liệu nói ông Hồ lên đài truyền thanh xin lỗi, nhưng ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Hà nội thì cho rằng không có việc này, ông Hồ lánh mặt, sai Võ Nguyên Giáp xin lỗi.
=

No comments: