Monday, October 19, 2009

ĐIỂM MẶT NHÂN VẬT CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người Yêu Nước
12.10.2009

Hồi cụ Tôn Đức Thắng còn làm Chủ tịch nước, có lần cụ đi thăm tỉnh Quảng Ninh. Cụ Tôn phải nói chuyện với 2 hội nghị, một với công nhân mỏ, một với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh.

Tại hội nghị công nhân mỏ than Quảng Ninh, cụ Tôn rút tờ giấy viết sẵn ở trong túi ra, chậm rãi đeo kính vào, và chậm rãi đọc to từng chữ “Kính–thưa-các-chị -em-phụ-nữ”. Có vài tiềng cười nổi lên, nhưng phần lớn cả hội nghị cố gắng im lặng để không làm vị Chủ tịch nước xấu hổ.Thế rồi cụ ngừng đọc, nhìn xuống hội nghị, và chậm rãi buột miệng nói ngay bên cạnh micro “Chui-cha-nhầm-rồi”, rồi cụ lại từ tốn gập tờ giấy cho vào túi, rút tờ giấy khác ra đọc. Bây giờ thì mới đúng.

Cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước là sản phẩm của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”. Cụ Tôn chẳng có năng lực, cũng chẳng muốn làm Chủ tịch nước, nhưng Bộ Chính Trị quyết định theo cơ cấu, sau khi cụ Hồ mất, thì cụ Tôn thay thế. Thời kỳ đầu làm Chủ tịch nước, cụ Tôn cũng có niềm đau khổ vì cái chức vụ cơ cấu này, vì 2 vợ chồng già cụ phải ăn riêng. Cụ Tôn ăn theo chế độ Chủ tịch nước, cụ bà ăn theo chế độ dân thường. 2 cụ 2 mâm khác nhau, ngồi trong cùng một nhà. Vì Bộ Chính trị quyết định như vậy. Nghe nói có khi cụ ứa nước mắt ngồi ăn một mình, bảo vệ đứng bên cạnh, còn vợ cụ cũng lủi thủi ăn một mình ở phòng bên cạnh, chủ yếu chỉ có rau dưa. Mãi sau này Bộ chính trị thấy khó coi quá, mới quyết định cho 2 cụ được ăn cùng. Nghe nói khi cụ Tôn nói “chui cha nhầm rồi” ở Quảng Ninh, là thời kỳ cụ còn ăn riêng!

Ở Hà Nội thời ông Nguyễn Thanh Bình còn làm bí thư, ông cũng có chuyện nhầm lẫn như vậy. Về nói chuyện với một trường phổ thông, ông rút tờ giấy chuẩn bị cho hội nghị khác ra đọc. Khi trả lời phỏng vấn một tờ báo, gần xong cuộc phỏng vấn rồi, ông lại hỏi nhà báo: “đồng chí ở báo nào nhỉ?”. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng nổi tiếng ở một lần đi thăm địa phương, ông bắt tay những người ra đón, và miệng luôn nói tốt tốt, vì người cộng sản thì phải luôn lạc quan chiến thắng. Ông gặp một lái xe cũ, và hỏi thăm nhiệt tình “vợ con cậu thế nào”. Người lái xe cũ nói “Dạ, vợ em mới mất ạ”. “Tốt, tốt”, ông Thanh Bình nói. Rồi ông biết mình buột miệng, nên nói lại vài câu chữa ngượng.

Còn ông Nguyễn Đức Tâm, bí thư tỉnh Quảng Ninh, thì nhân dân Quảng Ninh có nhận xét về ông như sau: “Ưu điểm lớn nhất của đồng chí bí thư tỉnh ta, là, khi ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn, không hay nói chuyện riêng”. Nhờ ưu điểm này, ông Nguyễn Đức Tâm sau này được điều về trung ương, làm Trưởng ban tổ chức trung ương, chức vụ hiện nay của ông Hồ Đức Việt.

Ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khi mới nhậm chức Tổng bí thư hòi năm 2001, cũng đi thăm một trường phổ thông ở Hà Nội. Đi thăm các cháu thiếu nhi, ông cũng rút tờ giấy viết sẵn ra đọc chăm chỉ, thỉnh thoảng cũng ngửng đầu lên cho có vẻ “ta không chỉ dựa vào giấy đâu”. Nhiều cử tọa đứng dưới nói thầm “Tổng bí thư gì mà chán quá, nói chuyện với các cháu thiếu nhi thì cứ nói tự nhiên, thăm hỏi ân cần, việc gì mà phải đọc giấy do thư ký viết sẵn như thế.”

Người dân Việt Nam ta vẫn nhớ ông Thủ tướng Phan Văn Khải, trong chuyến đi thăm Mỹ hồi năm 2005, ông Khải ngồi nói chuyện với Tổng thống Bush, tay cầm giấy đọc. Còn ông Bush ngồi nói chuyện thoải mái, tự nhiên, cười tươi, chẳng có giấy má gì cả. Hình ảnh đó được chiếu rộng rãi trên tivi. Dân ta nói, Thủ tướng của ta nói chuyện phải dùng “phao”. “Phao” là từ để chỉ học sinh vào phòng thi, bí mật mang theo tài liệu, tài liệu đó được gọi là “phao” - phao cứu sinh cho người sắp bị chết đuối. Thủ tướng phải dùng “phao”, thì học sinh cả nước khi thi đều dùng phao cũng phải.

Ông Bush sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống, già hẳn đi, tóc bạc ra. Vì ông phải tự sức làm việc. Còn các vị lãnh đạo ở nước ta hiện nay chủ yếu là do cơ cấu xắp xếp, không phải do ganh đua, cạnh tranh, thi tài thi sức như ở các nước dân chủ. Nếu nằm trong cơ cấu rồi, thì cứ thế mà lên như diều, lên rồi thì khó xuống. Làm việc chẳng vất vả gì cả. Công việc có thư ký lo, chủ yếu đi dự các hội nghị, nghe giới thiệu “Kính thưa đồng chí...” rất oai, rồi rút giấy ra đọc thôi (mà còn nhầm). Cho nên ông Vũ Oanh, khi còn làm Ủy viên Bộ Chính trị, một tháng họp đủ 26 ngày. Vào ngày Chủ nhật, không thấy đi họp gì cả, ông buồn, hỏi thư ký rằng “Sao, hôm nay không họp à?”. Bởi vậy các vị lãnh đạo Đảng ta sau khi lên làm lãnh đạo, đều béo đỏ ra, không vất vả như các vị lãnh đạo các nước dân chủ.

Ông Phan Khôi, thời Nhân văn giai phẩm năm 1956, đã viết truyện “Ông bình vôi”. Các bà ăn trầu ở nước ta đều biết cái bình vôi ăn trầu, càng lấy vôi ra để ăn trầu, cái cổ bình vôi càng bị vôi bịt kín lại, nhỏ đi. Ông Phan Khôi muốn ám chỉ cán bộ đảng viên càng lên cao, thì đầu óc càng bé lại, như cái ông bình vôi.

Cái chuyện “Ông bình vôi” đó, cách đây hơn 50 năm, bây giờ có vẻ vẫn đúng với các vị lãnh đạo Đảng ta.

Chừng nào dân ta chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, hoặc chí ít, Quốc hội chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, Đại hội Đảng chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, vẫn là cơ cấu “đảng cử, dân bầu”, thì các vị lãnh đạo “Ông bình vôi”, thích họp còn nhiều lắm trong Đảng ta.
trich FORUM x-cafevn


No comments: