Tuesday, May 17, 2011

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ





HAI PHONG TRÀO ĐÃ VÀ ĐANG NỔI DẬY

TRONG MỘT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÒI BUỘC

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 12.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Liền sau những cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Bắc Phi và Trung Đông, những nhà đấu tranh nghĩ đến, ao ước và đã kêu gọi một cuộc NỔI DẬY tại Quê Hương Việt Nam. Bác sĩ NGUYỄN ĐAN QUẾ, không ngại sợ một lực lượng Công An hùng hậu, sẵn sàng dùng võ lực đàn áp, đã chính thức lên tiếng tại chính Quốc nội, kêu gọi giới trẻ đứng lên làm Cách Mạng.

Từ nước ngoài, người Việt cũng đồng lòng thúc đẩy và sẵn lòng yểm trợ một cuộc Cách Mạng tại Quê Hương. Những bài viết nghiên cứu về tình hình chín mùi và khả năng nổi dậy được phổ biến rất nhiều trên các Diễn Đàn. Nhưng đó chỉ là những thúc đẩy, mong đợi. Khả năng nổi dậy của giới trẻ vẫn nằm đó, tuy chưa xẩy ra như những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông, nhưng còn chờ đợi một thời điểm thuận lợi hơn.

Trên các Diễn Đàn hiện nay vắng dần những bài viết kêu gọi giới trẻ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn kiên trì theo rõi và cổ võ việc NỔI DẬY, tuy không mang tính cách đồng khởi của giới trẻ như tại Bắc Phi và Trung Đông, nhưng tiệm tiến và thường trực của những giới quần chúng khác. Đã từ mấy năm nay, chúng tôi xác tín rằng việc NỔI DẬY phải đến từ Khối người nghèo Dân Oan và Công nhân bị bóc lột. Khi Phong trào Giáo dân Cầu Nguyện chống Bất Công, đòi Công lý và Sự thật nổi lên, chúng tôi tin tưởng vào sự NỔI DẬY không sợ sệt của lực lượng này.

Bài viết hôm nay không còn mang tính cách thúc đẩy và ngưỡng vọng một cuộc NỔI DẬY, mà là một sự xác nhận hai Phong trào ĐÃ và ĐANG phát triển công cuộc nổi dậy làm Cách Mạng. Tình hình Xã hội và nhất là Kinh tế của Quê Hương trở thành một động lực thúc đẩy hai Phong trào ấy phải đi tới cùng như một sự đòi buộc trách nhiệm cứu nước.

Chúng tôi lần lượt đề cập đến những điểm sau đây:

=> Tình hình Kinh tế đòi buộc NỔI DẬY

=> Hai Phong trào đã và đang NỔI DẬY

=> NỔI DẬY Cách Mạng trước hết hãy tự tin vào chính mình

Tình hình Kinh tế đòi buộc NỔI DẬY

Việc tụt dốc Kinh tế Việt Nam, hay sự thất bại của Kinh tế Nhà nước chủ đạo đang bị những Tổ chức Ngân Hàng, Tài chánh, Tín dụng Quốc tế cảnh báo cấp bách. Việc tụt dốc Kinh tế Việt Nam còn thê thảm hơn nữa bởi vì nó nằm trong một tình trạng yếu kém của Kinh tế toàn cầu.

* Tình hình Kinh tế yếu kém toàn cầu

Sau cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới 2007/2008, các khối Kinh tế lãnh đạo như Hoa kỳ, Liên Aâu vẫn chưa phục hồi mà còn rơi vào khủng hoảng riêng biệt của mỗi khối.

Thất nghiệp tại Hoa kỳ vẫn còn ở mức 9%. Hoa kỳ lo lắng thiếu hụt Ngân sách. Nợ nần của Hoa kỳ lên tới mức kỷ lục USD.13’000 tỉ và bị các Tổ chức Tín dụng Quốc tế đe dọa hạ điểm tin tưởng. Cán cân Thương mại thua lỗ. Đồng Đo-la mất giá dần dần.

Khối Liên Aâu đang gặp phải những Khủng hoảng nợ công và tiền tệ buộc mọi nước thành viên phải đưa ra quốc sách thắt lưng buộc bụng chi tiêu.

Nhật Bản, một Thị trường tiêu thụ, bất thần bị động đất thiệt hại lớn khiến Nhật phải nghĩ đến mình trước khi nghĩ đến các nước láng giềng.

Sự yếu kém của ba Thị trường chính Hoa kỳ, Liên Aâu và Nhật Bản buộc phải giảm thiểu Tiêu thụ, nghĩa là cắt đi việc nhập cảng hàng hóa tiêu thụ.

Kinh tế Việt Nam là Kinh tế sản xuất những hàng hóa nhất thời nhằm xuất cảng sang các Thị trường lớn. Đó là nền Kinh tế không có độc lập, lệ thuộc vào ba Thị trường trên đây. Việc cắt giảm mua hàng của những Thị trường lớn này tất nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời Việt Nam còn bị cạnh tranh gắt gao bởi hàng hóa Trung quốc cùng loại, nhưng với giá thành rẻ hơn. Mọi người đều chứng kiến rằng hàng hóa Trung quốc tràn ngập Thị trường Việt Nam.

Các Thị trường lớn Hoa kỳ, Liên Aâu, Nhật Bản cắt giảm việc mua hàng, như vậy Việt Nam xuất cảng không được, đồng thời tại chính nội địa lại bị cạnh tranh bởi hàng Trung quốc.

* Tình hình thua lỗ, mất tin tưởng vào Kinh tế VN

Từ ngày khám phá ra Vinashin thua lỗ tới USD.4.4 tỉ, các Tập đoàn Tài chánh, các Tập đoàn Tín dụng và các Ngân hàng lần lượt đưa ra những thua lỗ của các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh khác.

Việc thua lỗ, nợ nần và không trả nổi nợ khiến các Tổ chức Thẩm định Tín dụng quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s hạ điểm các Công ty và ngay cả Nhà nước Việt Nam về khả năng vay nợ. Vốn nước ngoài sợ không dám vào Việt Nam, trong khi ấy chính Nhà Nước thiếu hụt Ngân sách. Dự trữ Ngoại tệ bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế khám phá ra chỉ còn không đủ cho nhập cảng trong vòng chưa đầy một tháng rưỡi.

Quốc tế không còn tin tưởng vào Kinh tế Việt Nam. Nhưng điều tệ hại hơn cả là chính những những người quản trị các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh cũng không tin tưởng vào phận sự làm Kinh tế của mình. Do đó, những người được chỉ định thay thế vào những Tập đoàn quốc doanh thua lỗ để tái cấu trúc, lại không tin tưởng vào việc tái cấu trúc cho tốt hơn của mình, mà chỉ tìm cách chộp giựt biển lận những tài sản còn lại vì chính họ không tin vào nền Kinh tế nữa. Tình trạng của các Tập đoàn quốc doanh hiện nay là tình trạng vội vã chộp giựt, hôi mót của cải còn lại.

* Lạm phát phi mã làm dân nghèo phải đói ăn

Nhà Nuớc độc tài bưng bít tin tức, nghĩa là không những không cho người dân biết đến tình hình Kinh tế Thế giới yếu kém và tình hình tụt dốc Kinh tế Việt Nam, mà còn thổi phồng lên những con số thống kê ca tụng đà tăng trưởng, sản xuất đạt chỉ tiêu, Kinh tế điều hành vĩ mô…vân vân.

Nhưng có một điều Nhà Nước không bịt thông tin được, đó là Lạm phát, Vật giá leo thang. Người nào càng nghèo, càng biết rõ thông tin này hơn bởi vì chính dạ dầy của họ cho họ biết là vật giá leo thang như ngựa điên nhẩy dựng.

Nhà Nước cố tình cắt nghĩa Lạm phát bằng những lý do quốc tế mà mình không kiểm soát được. Nhưng người dân lần hồi biết rằng đó là trách nhiệm chính yếu của việc thiếu hiệu năng sản xuất của những Tập đoàn quốc doanh sánh với những số vốn đổ vào để chúng tham nhũng, vơ vét làm của riêng mà không lo sản xuất thực sự.

Lạm phát, Vật giá leo thang làm cho dạ dầy dân khổ để từ đó phát sinh thù hận đối với CSVN. Chính lòng hận thù này là động lực chính để NỔI DẬY của quần chúng.

Hai Phong trào Đã và Đang NỔI DẬY

Không phải do chúng ta thúc đẩy, cổ động để hai Phong trào này sẽ đứng lên đấu tranh. Hai Phong trào này đã tự đứng lên cách đây 4 năm và 2 năm rồi. Đó là Phong trào DÂN OAN Tiền Giang khởi đầu kéo về Sài Gòn cách đây 4 năm và Phong trào GIÁO DÂN tụ họp lại Khu đất Tòa Khâm sứ Hà Nội để cầu nguyện cách đây 2 năm.

Như vậy cả hai Phong trào ĐÃ tự động NỔI DẬY cùng nhằm chống lại những BẤT CÔNG do CSVN áp đặt lên họ. Khối người nghèo Dân Oan và Công nhân đứng lên chống BẤT CÔNG trong lãnh vực Kinh tế. Giáo dân tụ họp Cầu nguyện chống BẤT CÔNG trong vấn đề Luật pháp thuộc lãnh vực tương giao Xã hội.

* Phong trào ĐÁU TRANH KINH TẾ (Lutte Economique)

Nói Đấu tranh Kinh tế có vẻ lớn lao, nhưng cụ thể đó là Đấu tranh cho quyền DẠ DẦY, chống lại những ai đến cướp miếng cơm của họ một cách bất công. Một Bà Mẹ chỉ có mấy sào ruộng, lo lắng trồng ngô khoai sinh sống và nuôi con. Nếu CSVN bầy ra hết Dự án này đến Dự án khác để mà kiếm cớ tham nhũng và tước đoạt mấy sào ruộng làm mặt bằng cho Dự án, thì Bà Mẹ kia vì đói ăn phải đứng lên đấu tranh chống lại việc bị mất ruộng một cách bất công. Đây là lãnh vực đấu tranh cho quyền sống thân xác tối thiểu. CSVN không được quyền ngụy biện điều 88 về Chính trị để đàn áp, bỏ tù những người đấu tranh cho quyền sinh sống tối thiểu nuôi thân xác.

Người Công nhân có sức lao động làm TƯ HỮU tuyệt đối. Họ chỉ cho thuê sức lao động và không ai có quyền mua sức lao động để muốn làm gì thì làm. Chỉ có ở Thời kỳ Nô lệ, người ta mới nói đến mua sức lao động. Khi người Công nhân cho thuê sức lao động, thì họ có quyền mặc cả giá cho thuê. CSVN đã tịch thu sức lao động của Công nhân và bán cho những Công ty nước ngoài muốn làm gì thì làm. Người Công nhân bị bắt ép Dạ Dầy mà phải câm họng.

Phong trào này đã NỔI DẬY và ngày nay vẫn tiếp tục đấu tranh. Trong tuần vừa rồi, một số Dân Oan đã biểu tình trước Tòa Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Việc NỔI DẬY của đồng bào HMONG và Thượng cũng mang lý do họ phải chịu bất công về lãnh vực kiếm sống nữa.

Lực lượng dân nghèo sẵn có. Tỉnh Thanh Hóa có 240'000 người dân đang lâm vào cảnh đói. Họ là những người không còn sợ đàn áp, chết chóc.

Lực lượng dân nghèo đấu tranh cho quyền DẠ DẦY nay gặp phải tình trạng tụt dốc Kinh tế, Lạm phát phi mã khiến họ phải đói, họ càng không sợ đàn áp và chết chóc, sẽ đứng lên dành lấy miếng ăn nơi những tên đại gia tham nhũng CSVN từ Trung ương tới địa phương. Viễn tượng NỔI DẬY không phải là ước mơ Cách Mạng mà là một thực tế đòi buộc phải làm khi mà Kinh tế xuống dốc và Vật giá leo thang.

* Phong trào ĐẤU TRANH XÃ HỘI (Lutte Sociale)

Những Giáo dân tụ họp Cầu Nguyện chống Bất Công, đòi Công Lý. Đây là lãnh vực Đấu tranh Xã hội chứ không phải là lãnh vực Đấu tranh Chính trị (Lutte Politique) mà CSVN có thể ngụy biện Điều 88 để đàn áp, bỏ tù họ được.

Cuộc đấu tranh đã bắt đầu cách đây 2 năm và mới đây lại được dấy lên tại Trung Tâm Cầu Nguyện Thái Hà. Chúng tôi đã viết nhiều về Trung Tâm Cầu Nguyện này kể từ khi Luật sư Tiến sĩ CÙ HUY HÀ VŨ bị kêu án BẤT CÔNG.

Đói với việc tụ họp Cầu Nguyện mới này tại Thái Hà, lúc đầu chúng tôi còn có những lo ngại về phía Lãnh đạo Tôn giáo vì nghĩ đến kinh nghiệm thời Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT.

Nhưng cho đến hôm nay, những sự việc xẩy ra ở phía Giáo quyền Lãnh đạo Tôn giáo làm mọi người yên tâm và nhất quyết tiến tới với Phong trào Giáo dân tụ họp Cầu Nguyện chống Bất Công, đòi Công Lý và Sự Thật để có Hòa Bình. Những sự việc khuyến khích tích cực cho Phong trào tiếp tục đấu tranh như sau :

=> Giám Mục NGUYỄN THÁI HỢP, Chủ tịch Uûy Ban CÔNG LÝ & HÒA BÌNH của Hội Đồng Giám Mục VN đã công khai ký vào Danh sách chống lại việc kết án BẤT CÔNG đối với Luật sư Tiến sĩ CÙ HUY HÀ VŨ.

=> Hồng y PHẠM MINH MẪN đã chính thức cho giải nhiệm Mục vụ đối với Linh mục quốc doanh Phan Khắc Từ.

=> Giám Mục NGUYỄN THÁI HỢP cũng đã chính thức cho giải nhiệm Mục vụ đối với Linh mục quốc doanh Nguyễn Thái Từ.

Trung Tâm Cầu Nguyện Thái Hà không phải chỉ là việc đấu tranh của một Tôn giáo mà đó là sự đóng góp của Công dân vào cuộc đấu tranh chung. Trung Tâm Cầu Nguyện Thái Hà đã và sẽ là địa điểm đấu tranh lan rộng ra những thành phần Trí thức và các Tôn giáo khác cũng như những người không Tôn giáo. Ai cũng có thể đến tụ họp chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH.

Trung Tâm Thái Hà chắc chắn có sự Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Phong trào dân HMONG nổi dậy vì đa số họ là Tín hữu Tin Lành hay Giáo dân Công giáo.

NỔI DẬY Cách Mạng trước hết hãy

Tự Tin vào chính mình

Nếu phải so sánh với những cuộc xuống đường đông đảo của Giới trẻ như ở Bắc Phi và Trung Đông, thì Việt Nam chưa có. Tuy chưa có ồ ạt, nhưng hai Phong trào Đấu Tranh trên đây đã khởi công và mỗi ngày mỗi tiến triển.

Tuy chưa ồ ạt đông đảo, nhưng hai Phong trào Đấu Tranh có Lực lượng căn bản vững chắc. Lực lượng căn bản mỗi ngày mỗi vững chắc thêm lên theo nhịp mỗi ngày mỗi tụt dốc của Kinh tế quốc doanh tại Việt Nam. Lạm phát và Vật giá tăng vọt sẽ là ngòi lửa châm vào những Lực lượng căn bản này để bốc phừng lên ngọn LỬA CÁCH MẠNG.

Điều mà chúng tôi luôn luôn viết rằng hãy tự tin ở chính sức của mình đứng lên làm Cách Mạng. Không ai thương mình bằng chính mình. Vậy chính tự mình đứng lên làm Cách Mạng để cứu mình.

Việc lên tiếng hỗ trợ của nước ngoài hay các Tổ chức quốc tế nếu có thì hữu ích, nhưng không thể đặt hoàn toàn TIN TƯỞNG vào nước ngoài làm Cách Mạng thay cho mình

Nhìn kinh nghiệm của Quốc tế, ngay cả Liên Hiệp Quốc, nhằm hỗ trợ những Phong trào Cách Mạng tại các nước Bắc Phi và Trung Đông, chúng ta cũng thấy những phức tạp. Chỉ cần một vài nước hững hờ chưa chịu quyết định cũng đã đủ cho những nhà độc tài dùng vũ khí hạng nặng giết từng trăm người dân vô tội.

Tại Việt Nam, ngay khi có Hoa kỳ thực lòng (?) và vô vị lợi (?) bênh đỡ, họ cũng chần chờ thảo luận với Trung quốc !!!

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 12.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net


No comments: