MARX VÀ Ý NIỆM VONG THÂN
Người ta dung chữ “Vong thân”, hay
“tha hóa” để dịch chữ Alienation của Anh dịch từ tiếng Đức. Alienation vốn có
nghĩa khác với quan ni ệm của Marx. Trong triết học Marx, hai chữ này đồng nghĩa với biến chất,
thoái hóa hay xa lạ. Đây là một từ ngữ triết học và tâm lý nói về tình trạng
con người mất phẩm chất, mất giá trị con người, trở thành nô lệ, thành thú vật,
ta không còn là ta, ta là một người khác, ta là kẻ xa la, ta đã mất ta. . .
I.
Ý NIỆM VONG THÂN CỦA MARX.
Karl Marx kết án tư bản với
nhiều lý do. Lý do chính ông cho là tư bản bóc lột giai cấp vô sản : In one word, for exploitation, veiled by
religious and political illusions, it has substituted naked, shameless, direct,
brutal exploitation (Communist Manifesto)
Sự bóc lột này làm cho vô sản nghèo khổ và mất
giá trị con người. Nói một cách khác, giai cấp vô sản làm việc cho tư bản thì sẽ
biến chất, không còn là con người nữa. Đó là vong thân. Marx đã nhấn mạnh vấn đề
vong thân, là mũi nhọn trong việc tuyền truyền cho giai cấp vô sản chống lại tư
bản, và đi theo cộng sản.
Marx cho rằng đồng tiền của tư bản
đã làm cho giai cấp công nhân vong thân . Đồng tiền đã chế ngự họ, làm cho họ
trở nên sùng bái đồng tiền.
"Money
is the alienated essence of man's work and existence; the essence dominates him
and he worships it" (1964b, p. 37).
Công việc chế tạo sản phẩm
cũng làm cho công nhân vong thân. Trong
lao động chế tạo sản phẩm, giai cấp thợ thuyền trở thành một loại sản phẩm,
và họ càng ngày càng trở nên nghèo nàn hơn trong đời sống
nội tâm, và càng ngày họ xa lánh họ, và mất dần họ.
(The
object produced by labor, its product, now stands opposed to it as an alien
being, as a power independent of the producer. . . . The more the worker
expends himself in work the more powerful becomes the world of objects which he
creates in face of himself, the poorer he becomes in his inner life, and the
less he belongs to himself" (1964b,
p. 122).
Con
người và sản phẩm trở thành xa lạ. Sản phẩm không thuộc về người thợ. thể xác,
tinh thần, những đau khổ, những mệt mỏi, yếu đuối, đời sống riêng tư. . . tất cả
đều chống lại người thợ, độc lập với người thợ và không còn thuộc sở hữu người
thợ.
"This is
the relationship of the worker to his own activity as something alien, not
belonging to him, activity as suffering (passivity), strength as powerlessness,
creation as emasculation, the personal physical and mental energy of the
worker, his personal life. . . . as an activity which is directed against
himself, independent of him and not belonging to him" (1964b, p. 125).
Trong tình cảnh này, mối liện hệ giữa
các thợ thuyền với nhau cũng vậy. Công nhân này xa lạ với công nhân kia, và giai cấp công nhân trở thành xa lạ với thế
giới loài người.
"What is
true of man's relationship to his work, to the product of his work and to
himself, is also true of his relationship to other men. . . . Each man is
alienated from others . . .each of the others is likewise alienated from human
life" (1964b,
p. 129).
Marx cũng đề cập đến một loại vong
thân khác, cũng nằm trong lòng tư bản, và phong kiến, đó là vong thân tôn giáo.
Tư bản và tôn giáo đã làm cho giai cấp vô sản vong thân. Bàn về tôn giáo, ông
cho tôn giáo cũng như tư bản, chỉ là mối liên hệ sản phẩm, mối liên hệ sự vật, mối liên hệ tiền bạc. Tôn
giáo đã khách quan hóa con người. Marx
viết:
"Objectification
is the practice of alienation. Just as
man, so long as he is engrossed in religion, can only objectify his essence by
an alien and fantastic being; so under the sway of egoistic need, he can only
affirm himself and produce objects in practice by subordinating his products
and his own activity to the domination of an alien entity, and by attributing
to them the significance of an alien entity, namely money. . "
(1964b, p. 39).
Marx
kết luận tôn giáo là ‘’trái tim của thế giới không tim’’, là ‘’thuốc phiện của
con người’’ Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a
heartless world, just as it is the spirit of an unspiritual situation. It is
the opium of the people" (1959, p. 263)
II. PHÊ BÌNH MARX
Những điều Marx trình bày rất
là đơn sơ, giản lược và thiếu sót. Điều Marx nói chỉ là một phần và cái nhìn của
Marx chỉ là thiên kiến. Ông nhìn bầu trời trong lòng giếng hẹp và bảo rằng vũ
trụ nằm trong vòng tay ông.
Trước hết, nhiều người, nhiều
giai cấp vong thân, không phải riêng thợ thuyền trong chế độ tư bản. Phật giáo,
Lão giáo, Khổng tử và các triết gia Hy Lạp đã thấy rằng cuộc đời và vũ trị là
luôn biến chuyển, là vô thường. Không ai tắm hai lần trên một giòng sông. Cái
ta hôm nay khác với cái ta hôm qua.
Khi
chưa yêu, chúng ta sống trong một thế giới khác, khi yêu là ta đã vong thân bởi
vì ta không còn là ta, ta đã làm nô lệ cho tình yêu.. Sống trong nhà tù, trong
bệnh hoạn dài lâu, mất gia sản, thua bạc, bị người phụ tình, bị người lừa đảo,
hỏng thi, mất việc. . . .là ta đã vong thân, ta không còn là ta, ta trở
thành một con người khác, ta đã tha
hóa..
Không phải riêng ai, kẻ
nghèo người giàu đều tôn thờ đồng tiền, và đa số sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền,
kể cả những nhà tư bản. Không phải riêng người nghèo vì đồng tiền mà đánh mất
nhân phẩm, một số người giàu cũng vậy. Họ
làm những việc bất nhân, bất nghĩa để
làm giàu. Họ lạnh lùng với cha mẹ,
vợ con, và nghiêm khắc, dè sẻn với bản thân họ. Nhiều người rất tốt, nhưng khi
nắm quyền thế, tiền bạc, địa vị, bỗng trở nên một người khác. Cậu học sinh khi
mới ra trường khác với ông giám đốc đã nắm trong tay vài tỷ bạc. Ông phú gia,
quan huyện, ông thầy tu. . . đều có thể
vong thân. Chính kẻ có quyền thế, giàu
sang cũng vong thân chứ không phải riêng người nghèo.
Lịch sử hiện đại cho thấy
giai cấp vô sản , hay những kẻ mệnh danh vô sản cũng đã vong thân, nhất là khi
họ đã nắm quyền. Đảng cộng sản khi mới thành lập khác với đảng cộng sản khi đã
nắm quyền. Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày, Lê Đức Thọ ngày xưa là hiền lành, ngoan ngoản,
điếu đóm Trường Chinh, thế mà khi từ trong Nam trở ra, hống hách, bất nghĩa bất
nhân, có lẽ y đã thẳng tay giết Trường Chinh vì Chinh cố đấm ăn xôi giành chức
Tổng bí thư với y. Cũng theo Vũ Thư Hiên, Trường Chinh ngày xưa vui vẻ, nhã nhặn,
nhưng từ khi mất chức Tổng Bí thư, bị đàn em vâng lệnh ông Hồ xỉ vã đủ điều, đã
trở thành một con người khác, một người im lặng, lạnh lùng, và tàn nhẫn!
III. VONG THÂN, BIẾN CHẤT, HAY BẢN
CHẤT?
Có hai thuyết nói về bản chất con
người khi lọt lòng mẹ. Mạnh Tử cho rằng nhân chi sơ, tánh bản thiện, tính tương
cận, tập tương viễn, nghĩa là khi mới sinh ra con người tính vốn hiền lành. Ban
đầu đứa trẻ nào cũng gần giống nhau nhưng gia đình và xã hội đã làm cho chúng
khác xa nhau. Thuyết khác cho rằng con người tính vốn ác. Chúng ta không đi sâu
vào các thuyết trên. Tôi cho rằng một số người tính vốn thiện và một số tính vốn
ác.
Trong giòng đời một số đã biến chất,
đã vong thân. Người cộng sản hô hào ầm lên là cán bộ của họ biến chất. Thực ra
họ không biến chất mà là hiện tướng, lộ tướng. Bản chất của họ là tham và ác,
xưa thế nào ,nay vẫn vậy, đâu có biến đổi!
Ngay từ đầu, ông Hồ trong quyển Sửa Đổi Lề Lối Làm Việc, ông đã kết tội
đảng viên của ông tham ô, hủ hóa, quan liêu, mệnh lệnh. . . Tại sao một đảng vô
sản mà nghe như bè lũ phong kiến gian ác và đảng cướp? Xa hơn nữa, chính ông
ông chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu, và bắt tay với thực dân Pháp để sát hại
các đảng phái quốc gia. Ngoài ra ông Hồ giết vạn người, triệu người trong Cải
Cách ruộng đất , trong chiến tranh, nhất là trong Tết Mậu Thân. Ông Hồ là một
con yêu râu xanh, sau khi thỏa mãn thú tính đã giết bao cô gái tuổi trẻ như cô
Xuân? Stalin giết đồng chí của ông Trotsky và bao tướng lãnh đã theo ông trong
công cuộc ‘’cách mạng ‘’ và xây dựng ‘’đế quốc’’ Sô Viết. Và Mao Trạch Đông đã
giết Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu các đồng chí của ông và nhân dân Trung Hoa vô tội.
Đó là bản chất tàn ác gian manh phổ biến trong con người cộng sản. Người ta cho
rằng vì nắm quyền hành mà cộng sản biến chất. Không phải đâu. Khi còn là du
kích, họ làm “ d ân vận” ăn nói ngọt
ngào, mẹ mẹ con con ngọt xớt. Khi được Trung quốc giúp đỡ, chiến thắng Điện
Biên Phủ, cộng sản gọi những bà mẹ chiến
sĩ tr ước kia nuôi dưỡng chúng là quân thù địa chủ, chúng hành hạ và lôi
ra giết. Lúc này chất ác hiện lên. Không
phải bây giờ cộng sản mới tham nhũng. Chúng tham nhũng từ khi làm du kích, cướp
hàng hóa dân buôn thúng bán mẹt, và dân buôn hàng chuyến từ thành ra chiến khu, và. từ khi đấu tố nhà
giàu, cướp vàng bạc nhà giàu. Họ theo cộng sản vì áp lực nhưng cũng là do muốn
được chia ruộng đất, có quyền lợi ăn trên ngồi trước như thời xưa cac ông lý, ông xã, ông
chánh tổng. Các anh du kích quyết tâm giết người, tố cáo cha mẹ, bạn bè để vào
đảng, vì đảng là một trong bốn mục tiêu lý tưởng của thời chống Pháp.Gọi là bốn
Đ: là Đảng, Đỗng (Đồng hồ), Đạp ( xe đạp) và Đài ( radio). Trong quy ển Sống và
Chết Ở Thượng Hải của Trung Quốc, nhân vật chính là một thanh niên, hồi trước
theo Mao, theo Giang Thanh, sau theo Đặng Tiểu Bình, học Anh văn cho giỏi để
làm tay sai cho tư bản. Tại sao lập trường trái ngược như thế? Thực sự thì
không. Anh ta không biến chất, chỉ biến thái. Bản chất của anh trước sau vẫn là
một. Theo Mao, theo Giang Thanh, theo Đặng cũng là vì quyền lợi danh vọng, theo
tư bản cũng là danh vọng lợi quy ền.
Áo lãnh tụ hay bộ vest v ẫn là bọc cái chất gian tham.
Đó là nói về người cộng sản, còn
nhân dân thì sao? Cộng sản đã coi những người
không theo họ là phản động, là kẻ thù phải đem giết hoặc bỏ tù. Họ coi những nông dân bị gán tội là địa chủ,
cường hào, tư sản là kẻ thù, bắt những người này quỳ lạy, tung hô chúng. Phong
kiến và tư bản không bao giờ bắt hàng loạt nông dân, hàng vạn, h àng triệu người
phải quỳ lạy, tung hô như thế. Cộng sản bắt các sĩ quan, văn nghệ sĩ cộng hòa
cùng nhân dân vào tù, bắt lao động, bắt sống trong cảnh đói rét, làm cho con
người không bằng con vật. Chế độ lao tù của cộng sản tàn ác gấp trăm ngàn lần đế
quốc và tư bản, phong kiến. Nhân dân luôn bị kìm kẹp, mất quyền tự do tín ngưỡng,
tự do ngôn luận. Sống trong chế độ độc tài và công an trị, chúng bắt con tố
cha, vợ tố chồng, học trò theo dõi thầy
giáo, đồng chí này rình rập đồng chí kia. Nếu trong chế độ tư bản, công nhân
vong thân ba phần, th ì trong chế độ công sản, nhân dân vong thân đến mười phần. Chính cái xã hội cộng sản đã làm cho con người
trở thành thú vật, thành vong thân, thành tha hóa. Nếu chủ nghĩa tư bản làm cho
công nhân vong thân, thì chủ nghĩa cộng sản làm cho toàn quốc gia tha hóa, tòan
thế giới vong thân.
Nói tóm lại, cách nói của Marx hoàn toàn thiếu sót, sai lầm. Về thực tế,
quan niệm này chỉ là một trong những cách tuyên truyền xảo quyệt, nhằm kêu gọi
vô sản đứng lên chống đối tư bản, gây nên một cuộc chiền tranh trong lòng người
và trong toàn cầu, chỉ có lợi cho bọn
lãnh đạo cộng sản tham dâm, ngu dốt, cho giai cấp mới xa hoa trụy lạc, cho tư bản
đỏ bóc lột và đọa đầy nhân dân. Về triết
học và tâm lý học, quan niệm của ông sai lầm, thiển cận và hàm hổ.
BÀI
II
Vong
thân là một chủ đề quan trọng trong triết học Marx. Nhưng nói trắng ra, vong
thân của Marx chỉ là một mớ lý luận chật hẹp nhằm xuyên tạc chủ nghĩa tư bản
khi Marx cho rằng trong chế độ tư bản, người công nhân mất phẩm giá con người
vì phải làm nô lệ cho đồng tiền. Marx cũng kết tội tôn giáo bị vong thân trong
chủ nghĩa tư bản.
Thực
ra, phần lớn con người , triết học, chính trị, đảng phái và tôn giáo đều bị
vong thân, bởi vì lẽ biến hóa của tạo hóa, vì sự đổi thay mà Nho giáo gọi là
"dịch ", Phật gọi là "vô thường".
Chủ
trương đấu tranh giai cấp của Marx chỉ là cơn mộng du, hay cơn điên của một
chàng say rượu mất lý trí. Đấu tranh giai cấp sẽ đưa đến giai cấp vô sản lên nắm
quyền. Giai cấp vô sản có gì đặc biệt? Giai cấp vô sản là ai? Giai cấp vô sản
có bị vong thân không?
Giai cấp vô sản là những thợ thuyền trong các hãng xưởng tư bản, bị tư bản bóc lột. Truớc đây, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản bảo nông dân, thợ thuyền thuộc giai cấp vô sản. Sau khi nắm chính quyền, sắp đặt ghế ngồi trong đảng và xã hội, cộng sản mới nói rõ nông dân chỉ là bạn của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Chỉ có những thợ thuyền tại các hãng xưởng tư bản mới là vô sản, còn thợ nề, thợ mộc, thợ rèn sống độc lập tự do theo kinh doanh cá thể thì không phải là vô sản. Trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Đào Duy Anh cho biết Việt Nam có khoảng 150.000 thơ, còn Nguyễn Thế Anh trong quyển Việt Nam Dưới Thời Thực Dân Pháp Đô Hộ, kể luôn trẻ con, nước ta có khoảng 200.000 thợ. Lúc bấy giờ nước ta có 20 triệu dân thì con số công nhân đó quả thật là một con số khiêm nhường. Trung Hoa cũng là một nước kém mở mang cho nên thời trước số công nhân, hay đúng hơn số vô sản không đáng kể, không phải là một lực lượng đáng kể. Những người vô sản này không có kiến thức văn hóa, không có trình độ khoa học cao, nhưng muốn chống tư bản, Marx phải đề cao những người này và dùng họ vào việc biểu tình, nổi loạn và khủng bố chính quyền và nhân dân các nước. Khi cộng sản nắm chính quyền thì họ lợi dụng công nông hy sinh tánh mệnh cho chúng trong nội chiến hay trong chiến tranh xâm lược..
Giai cấp vô sản là những thợ thuyền trong các hãng xưởng tư bản, bị tư bản bóc lột. Truớc đây, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản bảo nông dân, thợ thuyền thuộc giai cấp vô sản. Sau khi nắm chính quyền, sắp đặt ghế ngồi trong đảng và xã hội, cộng sản mới nói rõ nông dân chỉ là bạn của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Chỉ có những thợ thuyền tại các hãng xưởng tư bản mới là vô sản, còn thợ nề, thợ mộc, thợ rèn sống độc lập tự do theo kinh doanh cá thể thì không phải là vô sản. Trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Đào Duy Anh cho biết Việt Nam có khoảng 150.000 thơ, còn Nguyễn Thế Anh trong quyển Việt Nam Dưới Thời Thực Dân Pháp Đô Hộ, kể luôn trẻ con, nước ta có khoảng 200.000 thợ. Lúc bấy giờ nước ta có 20 triệu dân thì con số công nhân đó quả thật là một con số khiêm nhường. Trung Hoa cũng là một nước kém mở mang cho nên thời trước số công nhân, hay đúng hơn số vô sản không đáng kể, không phải là một lực lượng đáng kể. Những người vô sản này không có kiến thức văn hóa, không có trình độ khoa học cao, nhưng muốn chống tư bản, Marx phải đề cao những người này và dùng họ vào việc biểu tình, nổi loạn và khủng bố chính quyền và nhân dân các nước. Khi cộng sản nắm chính quyền thì họ lợi dụng công nông hy sinh tánh mệnh cho chúng trong nội chiến hay trong chiến tranh xâm lược..
Giai
cấp lãnh đạo, kẻ lợi dụng vô sản để cướp chính quyền đó là giai cấp trí thức mà
Marx gọi là giai cấp lưng chừng. Marx, Engels, Lenin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,
Pol Pot. . . là con cái của giai cấp trí thức và tư sản phong kiến. đã tự nhận
là giai cấp vô sản. Đó là một sự giả mạo, sự lừa đảo trắng trợn trong lịch sử và triết
học cận đại.
Về danh nghĩa, cũng như về
pháp luật, làm sao có thể quy định ai là tư sản, ai là vô
sản? Người có một triệu thì giàu hơn người có vài chục ngàn, nhưng anh có vài chục ngàn thì giàu hơn kẻ có vài
ngàn. Vậy ai là kẻ thù giai cấp? Hơn nữa, bác sĩ, kỹ sư, triệu phú là giai cấp thượng lưu, nhưng có lúc họ thất
nghiệp, và trắng tay. Vậy họ là kẻ thù giai cấp chăng?
Về thực tế, cộng sản lợi dụng
danh từ giai cấp và chủ trương đấu tranh giai cấp để giết người, bỏ tù những ai
mà họ cho là “kẻ thù”. Lịch sử Việt Nam và Trung quốc cho thấy cộng sản
đã dán những nhãn hiệu địa chủ, phú nông, tư sản và phản động để giết dân
nghèo. và người vô tội mục đích để khủng
bố nhân dân và các đảng viên của họ.
Về
tâm lý, khi chưa nắm chính quyền, anh
nông dân, bác công nhân, anh trí thức là một con người khác. Nhưng khi họ nắm
chính quyền, họ trở nên một con người khác, nghĩa là họ vong thân. Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ khi là nông dân thì chủ trương cướp của nhà giàu chia cho người
nghèo. Nhưng khi làm vua, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không còn là nông dân nữa, mà
là những vị hoàng đế, sống theo nghi thức vương giả. Cũng vậy, giai cấp vô sản
khi nắm quyền, thì trở thành giai cấp thống trị, họ không còn là giai cấp vô sản
nữa. Họ đã trở thành giai cấp đặc quyền, đặc lợi, giai cấp mới và tư sản đỏ.
Trái lại, bọn tư bản, phong kiến bị chém giết, tù đày, bị cướp hết tài sản và mọi
thứ tự do nên đã trở thành giai cấp bị trị và giai cấp vô sản. Như vậy cuộc đấu
tranh giai cấp chỉ là thay bậc dổi ngôi, làm loạn xã hội ,gây cuộc chiến tranh
chứ không giải quyết được nạn nghèo đói và bất công xã hội. Trái lại, cách mạng
vô sản còn gây ra cảnh bần cùng, lạc hậu và đào sâu sự cách biệt giàu nghèo
trong xã hội, nói chung là mọi sự tệ hại gấp mười, gấp trăm thời trước.
Xã hội quân chủ và tư bản có pháp luật, có đạo đức lại có báo chí cho nên đã làm bớt tính tham và tính ác của con người . Còn trong xã hội công sản, càng nghèo thì càng gian tham cho nên sự tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công càng ngày càng phát triển. Đảng cộng sản cũng như các chủ chứa đã để mặc các nữ tiếp viên tự lo liệu lấy tiền bạc, nhất là khi họ công khai bãi bỏ chính sách " bao cấp", và bắt đầu chính sách tư hữu hóa cho cán bộ.
Như
đã nói, người trí thức đã tạo dựng nên đảng cộng sản. Họ vốn là người có học thức,
con nhà giàu có thì có khác biệt gì người vô sản không? Và đặc tính của họ như
thế nào khi sống trong chế độ cộng sản?
Chính
người trí thức theo Marx trong chủ trương đấu tranh giai cấp, hô hào chém giết.
Giết! Giết! Giết!
Bàn tay không phút nghỉ
Để ruộng đồng thêm tốt
Lúa thêm xanh.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao
chủ tịch,thờ Stalin bất diệt
(Bài ca tháng muời)
Ở
đây, chúng ta càng thấy rõ tâm lý siêu việt của Phật giáo khi quan niệm rằng tư
tưởng, ý niệm đã dẫn đao hành động, vì vậy mà đạo Phật đã khuyên ta không nên
nghĩ ác, làm ác. Dù không giết ngườI nhưng niệm ác cũng đủ phải đọa trầm luân.
Chủ
trương " vô sản chuyên chính" thực chất là một chủ trương gian manh,
tàn ác, cướp đoạt mọi quyền lợi của nhân dân. Họ theo đường lối này cho nên tâm
hồn họ đã nhuộm máu. Cái tính tàn ác và gian manh tập thể của cộng sản đã trở
thành tập quán mất rồi. Tham gia cộng sản, những trí thức này được quyền và lợi
thì càng vong thân nhiều hơn, biến thành thú vật khát máu.
Đi xa hơn về thuyết đấu
tranh giai cấp và chủ nghĩa Marx, Trần Mạnh Tường có những nhận định khá chính
xác. Trần Đức Thảo đã tố cáo đảng Cộng sản
lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp''
để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết
Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa,
là kẻ thù của giai cấp. Trong tác phẩm cuối cùng, “Vấn Đề Con Người và Chủ Nghïa Lý Luận Không có Con Người” Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:
Ví dụ trong một
cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự
kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng
gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:
'' Anh không
nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng
nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..].
Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).
Trần Đức Thảo cũng viết rằng
nếu tuyệt
đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức
là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung
(122).
Như
vậy là lý thuyết
Marx về giai cấp đã đưa đến việc coi
khinh giá tri con người, nghĩa là chủ nghĩa Marx đã làm cho toàn thể nhân loại
vong thân!
Sự vong thân đã rõ rệt trong thế giới cộng sản. Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:
Sự vong thân đã rõ rệt trong thế giới cộng sản. Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:
Trong tình cảnh
như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan
một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người.
Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)
Trước
đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại
thêm vào một loại tha hóa thứ hai là
'' sự tha hóa
sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ
sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết
trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay
''(23).
Trần
Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình
trạng bất nhân '' (25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp
với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33).
Tóm lại, trong thế giới nhân bản, có
người thiện kẻ ác, người biến chất hay vong thân có nhiều mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Nhưng trong chế độ bất nhân cộng s
ản , vong thân là phổ
biến vì bản chất và sự độc
hại của thuyết đấu tranh giai cấp, một lý thuyết mơ hồ nhưng đã giết nửa nhân
loại.
REFERENCE:
-Karl
Marx. The Communist Manifesto
-Marx,
Karl. 1964b. Early Writings. translated and edited by T. B.
Bottomore. New york: McGraw-Hill.
Marx,
Karl. 1959. Toward the Critique of Hegel's Philosophy of right, in Marx and
Engels, Basic Writings, Lewis S. Feuer (ed). New York: Doubleday & Co.,
anchor Books. Marx, Karl. http://www.faculty.rsu.edu/~felwell/TheoryWeb/Marx.htm
-
Trần Đức Thảo. Vấn
Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không Có Con Người (Le Problème de l’Homme et
l’Antihumanisme Théorique] (1988). In lần thứ hai có viết thêm. TP Hồ Chí Minh:
Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989
No comments:
Post a Comment