Wednesday, November 23, 2016

TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN =TUẤN KHANH=LƯU Á CHÂU=HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THIÊN THỤ * TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN



          

TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN

TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM


NGUYỄN THIÊN THỤ



So sánh hai chế độ tư bảb và cộng sản thì đòi hỏi phải ra công nghiên cứu nhiều, và cũng mất nhiều giấy bút. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày sơ lược để đôc giả có thể thấy sự dị biệt của hai chế độ sau khi đã phân tích sự dị biệt giữa lý thuyết và thực hành của chế độ cộng sản.Chúng tôi sẽ điểm qua các khía cạnh giáo dục, y tế, xã hội, chính trị,văn hóa


A. CỘNG SẢN DẪY CHẾT



I. GIÁO DỤC
Thời Pháp thuộc, nước ta có ba bậc giáo dục: tiểu học, trung học và đại học nhưng ban đầu chưa phổ biến. Tại Hà nội có trường Đại học và Cao đẳng, các tỉnh lớn có trường trung học, các thành phố đều có trường tiểu học . Các vị trưởng sở các cơ sở giáo dục, các giáo sư, giáo viên đều do triều đình và chính quyền Pháp bổ nhiệm. Học trò không phải đóng học phí.
Thời Viêt Nam cộng hòa, sau hiệp định Geneve, các trường trung, tiểu học mở khắp nước. Các trường đại học công và tư mở khắp Saigon, Huế, Tây Ninh, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên. Tại Đại Học, sinh viên đóng học phí tượng trưng. Các giáo sư có tự do giảng dạy. Học sinh đỗ bằng tú tài toàn phần đều có thể ghi danh bất cứ đại học nào, Chỉ có hai trường đại học thi tuyển là đại học Sư Phạm và Đại Học Quốc gia hành chánh để chọn sinh viên ưu tú. Học sinh trung học, tiểu học trường công không phải đóng học phí. Học sinh nhập học trường công lập phải qua kỳ thi tuyển.
Tại Việt Nam khu vực cộng sản, người ta tuyển chọn giáo viên là những kẻ cô thân và kém cỏi:"
Nhất Y, nhì Dược,
Sư Phạm bỏ qua,
Bách Khoa tạm được."
Giáo viên không được tôn trọng, thường bị cán bộ địa phương bắt nạt vì truyền thống cộng sản khinh trí thức, trọng công nông. Sau 1955, Cải Cách Ruộng Đất, con nhà tư sản, địa chủ, phú nông không được đi học. Sau 1975, cộng sản ưu tiên cho con em cán bộ. Con em nhà cộng sản 5- 6 điểm là có thể vào đại học, con nhà thường dân và "nguỵ quân, ngụy quyền" phải 17-19 điểm mới được vào đại học. Tốt nghiệp đại học, hạng này cũng khó có việc làm. Chương trình giáo dục có tính ngu dân và nhồi sọ, lấy việc học chính trị làm đầu. Vì theo đường lối tuyên truyền cho cộng sản nên nội dung là ca tụng cộng sản, xuyên tạc sự thật. Khoảng năm 2000, cộng sản chủ trương bán bằng cấp, họ đặt chỉ tiêu mấy chục ngàn tiến sĩ, thạc sĩ một năm cho nên có nhiều tiêu cực trong việc này.
Theo Báo Mới, (HQ Online)- Theo kế hoạch mà Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014, trong năm 2014, tỷ lệ đào tạo tiến sỹ sẽ tăng khoảng 7% và chỉ tiêu thạc sỹ tăng 5% so với chỉ tiêu năm 2013 để phục vụ cho mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đưa ra là đào tạo 20.000 tiến sỹ năm 2020.http://www.baomoi.com/Bo-GDDT-chay-dua-de-dat-muc-tieu-20000-tien-si/108/12773942.epi
Giáo viên bị học sinh làm mật thám theo dõi và báo cáo với nhà trường. Cuộc sống khó khăn, cô giáo phải bán kẹo trong lớp hoặc mở lớp kèm tại nhà, còn nam giáo viên phải đạp xich lô để sống.
Tạp chí "Người Lao Động" cho biết:
Một công trình nghiên cứu, khảo sát lương giáo viên vừa công bố cho thấy: Thu nhập bình quân của giáo viên từ 3-3,5 triệu đồng/tháng. Lương mới ra trường ở cả 3 cấp trên dưới 2 triệu đồng/tháng; lương trung bình giáo viên sau 13 năm từ 3-3,5 triệu đồng/tháng; sau 25 năm từ 4,1 - 4,7 triệu đồng/tháng. Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận: Thu nhập và phụ cấp lương của giáo viên không bảo đảm nhu cầu đời sống của họ. Trên 40% giáo viên khảo sát muốn bỏ nghề sư phạm.
Học sinh các cấp phải đóng học phí cao, và phải đóng nhiều thứ khác. Một giáo sư trung học lương 3-5 triệu, nhưng mỗi đưá con học trung học phải trả học phí từ 500 ngàn đến một triệu mỗi tháng nếu học ở các trường danh tiếng.
Tạp chí Thanh Niên Online cho biết như sau:
Mức thu học phí các trường mầm non, phổ thông và GDTX được quy định như sau:
Cấp học
Năm học 2013 – 2014
Đơn vị tính : đồng/học sinh/tháng
Trong đó: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và quận Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Học sinh hệ chuyên trong các trường THPT chuyên và trường THPT công lập có lớp chuyên không thu học phí (theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Các trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du thực hiện cơ chế thu học phí theo “mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập” với mức thu hiện hành như sau (cho đến khi Đề án của các trường được duyệt sẽ áp dụng mức thu mới): Lớp 10: 890.000 đồng/học sinh/tháng; Lớp 11: 850.000 đồng/học sinh/tháng; Lớp 12: 900.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường Mầm non Nam Sài Gòn và THPT Nam Sài gòn: thu theo mức thu hiện hành. Cụ thể: Nhà trẻ: 400.000 đồng/học sinh/tháng; Mẫu giáo: 400.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học: 400.000 đồng/học sinh/tháng; THCS: 600.000 đồng/học sinh/tháng; THPT: 600.000 đồng/học sinh/tháng.
II.Y TẾ
Tại các thành phố, người Pháp đã lập nhà thương, mọi người đều có thể vào bệnh viện mà không phải trả viện phí. Tại Việt Nam có hai loại nhà thương, nhà thương công và nhà thương tư. Nói chung, dân nghèo được chữa bệnh miễn phí.
Trong chế độ cộng sản, các thôn xã có trạm y tế nhưng chỉ là hình thức vì thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, và thiếu bác sĩ, y tá giỏi. Các y tá lâu năm có thể được thăng làm bác sĩ. Sau 1985, cộng sản bỏ bao cấp, nhân dân phải trả viện phí và các khoản hối lộ cho bác sĩ, y tá, y công và các loại dịch vụ khác. Cộng sản thu nhiều tiền bạc nhưng không mở thêm bệnh viện khiến cho bệnh viện bị tràn ngập. Các bệnh nhân phải nằm chung sáu, bảy người một giường. Họ phải nằm ngoài hành lang, dưới gậm giường.
III. XÃ HỘI



Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp, trước 1945 là một xã hội an bình mặc dầu thực dân Pháp cai trị, đàn áp và bóc lột nước ta. Sau 1945, Cộng sản cướp chính quyền, sát hại các chiến sĩ quốc gia, và tạo ra một không khí khủng bố. Cộng sản chiếm núi rừng, lấy núi rừng uy hiếp nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị, phá hoại nhà cửa, cầu đường, ám sát, bắn sẻ gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu giữa anh em đồng bào. Những ai không theo cộng sản thì bị giết hại. Những ai theo cộng sản thì trở thành giai cấp thống trị, còn nhân dân bị coi là phản động, cộng sản có quyền bắn giết và gán cho họ là Việt gian, phản động.
Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ của đệ tam quốc tế, là tay sai Nga Tàu. Hồ Chí Minh lãnh chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam để mở rộng biên cương quốc tế cộng sản. Sau 1954, Cộng sản chiếm nửa nước, đảng cộng sản công khai hoạt động.Trong CCRD, cộng sản đã giết hại, tù đày hàng trăm ngàn nông dân trong đó có nông dân nghèo và dán cho họ nhãn hiệu tư sản, địa chủ. Ngoài ra các cán bộ thuộc diện phong kiến, tư sản và có liên hệ với thực dân.
Tại miền Nam, tuy bị cộng sản đánh phá, chính phủ quốc gia đã bảo vệ được an ninh cho nhân dân. Dân chúng được tự do sinh sống. Một phần nông dân đã dùng cày máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Việc chăn nuôi tuy không theo quy mô lớn như Âu Mỹ mà theo phương pháp tư nhân tự túc. Heo được nuôi bằng cám, gạo, được tắm rửa sạch sẽ.
Tại miền Bắc, cộng sản dùng chiêu bài chia ruộng cho nông dân nhưng sau CCRD, mỗi nông dân chỉ được vài thước đất "con chó nằm ló đuôi ra ngoài". Được khoảng một năm, khoảng 1967-1968, cộng sản thu hồi ruộng đất, lập các HTX nông nghiệp, bắt dân làm nô lệ trong các nông trại tập thể. Cộng sản tố cáo tư sản bóc lột, địa chủ tàn ác nhưng cộng sản càng bóc lột tàn tệ trăm ngàn lần tư bản và địa chủ. Thời trước, nông dân làm rẽ, phải trả hoa màu cho địa chủ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, thường thì nông dân tại miền Trung được hưởng một nửa hoặc 2/3 lợi tức.Sau 1955, chính phủ Ngô Đình ban hành luật thu tô. Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong bốn đạo dụ:
Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất mà điền chủ được áp dụng.Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm.Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa / năm (Cải cách điền địa .Wikipedia).
Dẫu sao, nông dân cũng hưởng được 75%-50% hoa màu, trong khi tại các HTX, cộng sản chiếm 90% lợi tức. Những nông dân lao động hạng nhất mỗi ngày được một ký lúa tức hơn nửa ký gạo. Nủa ký gạo tức hai lon sữa bò. Một nông dân ăn mỗi bữa hơn một lon gạo, không đủ cho ngày ba bữa. Ngoài ra không có tiền mắm muối,quần áo. Những một ký lúa này chỉ được trả vào cuối vụ mùa. Tại miền Bắc, sau khi lập HTX, cộng sản đưa máy cày về biểu diễn, được it lâu thì thu hồi. Dân chúng phải bón phân người trong canh tác nhưng dân Trung Kỳ cũng như Nam Kỳ không dám làm việc này. Nói chung, đời sống dân chúng rất khổ. Trong công trường, nông trường, công nông phải làm việc ngày đêm không nghỉ:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ".
Chế độ cộng sản bất công. Trong khi giai cấp công nông lao động cực nhọc thì đói khổ, còn bọn nịnh hót, gian dối thì sung sướng:
Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no,
Thằng bò thì sướng"
Kinh tế HTX không có hiệu quả, vì mọi người làm chiếu lệ "Mười người khiêng một cộng rơm".Nông dân không tích cực vì đói, và vì thấy sức lao động của họ bị cộng sản chiếm đoạt:
Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sửa sân"
Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sắm xe."
Một người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vửa nằm vừa ăn."
Sau 1986, Việt cộng theo Trung Quốc, quay trở lại tư bản chủ nghĩa, kêu gọi tư bản đầu tư, bãi bỏ kinh tế chỉ huy thì giai cấp tư sản đỏ phát triển mạnh. Họ cướp tài sản công, cướp ruộng đất, nhà cửa của các giáo hội và nhân dân đem bán lấy tiền bỏ túi, khiến cho nhân dân mất nhà cửa trở thành dân oan. Họ và các nhà tranh đấu dân chủ bị cộng sản đánh đập tàn nhẫn, có người bị chết, một số phải ngồi tù. Công cuộc tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
IV.VĂN HÓA
Thời Pháp đô hộ, nước ta bắt đầu có báo chí. Ban đầu là báo chí của Pháp nhằm mục đích thông tin và truyền bá quốc ngữ cùng văn học, nghệ thuật của Pháp. Sau tư nhân Việt Nam cũng được ra báo, có loại văn học nghệ thuật, có loại tranh đấu chính trị.Thời VNCH, tại miền Nam có báo chí và nhà xuất bản tư nhân. Ai muốn viết gì thì viết miễn là đừng làm tay sai cho cộng sản. Cộng sản lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền đã dùng báo chí để tuyên truyền phá hoại. Khi chưa cầm quyền, cộng sản đòi hỏi quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn nhưng khi đã nắm quyền, cộng sản độc quyền báo chí và xuất bản.
Năm 1956, vừa tiếp thu Hà Nội, cộng sản còn để lại một vài tờ báo tư nhân và cho tư nhân ra báo. Nhân Văn, Giai Phẩm ra đời lúc này và bị đánh phá dã man. Những nhà văn trong phong trào này và những người liên hệ đều bị trả thù một cách dã man.Những văn thi sĩ có tinh thần dân chủ thì bị bỏ tù. Những tác phẩm văn học nghệ thuật thì bị chỉ trich gắt gao bởi những công an văn nghệ. Những tác phẩm nào không theo đường lối" hiện thực xã hội chủ nghĩa" nghĩa là nói láo, là tuyên truyền cho cộng sản đều bị chụp mũ " phản động, lãng mạn, đồi trụy."
Miền Bắc phải theo khuôn mẫu "Thép đã Tôi Thế Đấy "," Ruồi Trâu" của quốc tế cộng sản. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu,Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan ... đã trở thành sách giáo khoa trong nhà trường XHCN. Ca nhạc cũng phải theo đường lối tuyeên truyền.Tân nhạc với nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài hát: Anh vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thành), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Lá thư hậu phương (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Ðỗ Nhuận), Bài ca may áo (Xuân Hồng), Hành khúc giải phóng (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức Lưu Hữu Phước), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước)... trong đó bài Giải phóng miền Nam được dùng làm bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1975.
Nhân dân miền Nam thích văn nghệ. Các văn nghệ sĩ tự do sáng tác và biểu diễn.Đa số thích tân nhạc. Đài phát thanh và truyền hình được nhân dân ưa thích vì có tính nghệ thuật cao với các ca sĩ Thái Thanh, Thanh Lan, Hoàng Oanh, Thái Châu, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Duy Trác, Duy Khánh, Thanh Thúy Thanh Tuyền. Miền Nam cũng yêu nhạc tiền chiến và các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao, Văn Phụng.


Nhân dân miền Nam rất thích Cải lương nhưng sau 1975, đa số nhân dân bị thất nghiệp và ngồi tù, không có tiền đi xem cải lương cho nên bộ môn này bị đào thải. Sau 1975, Cộng sản mở các trung tâm ca nhạc với các ca sĩ miền Bắc như Tô Long Phương với các bản Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn thì chẳng ai đi nghe. Sau cộng sản bỏ nhạc cộng sản, hát nhạc vàng, nhạc Âu Mỹ thì dân chúng nhiệt liệt ủng hộ. Từ đây, nhạc tình cảm chiếm ngôi vị cao quý. Sau 1975, dân Bắc Kỳ đổ xô vào Nam mua sách báo, tiểu thuyết , kinh Phật. Về quân sự, miền Nam tạm thời thoái lui, nhưng văn hóa miền Nam đã ngự trị miền Bắc.




B. MIỀN BẮC ĐIÊU TÀN



Trong xã hội cộng sản, các văn nô phải ca tụng lãnh tụ và đảng dù cho họ ngu dốt, sai lầm và tàn ác. Trái lại những nhà văn chân chính luôn nói sự thật.
Qua các nhân vật Biền, Kha, Dương Thu Hương đã tố cáo cộng sản gian manh:
Trước tiên là ông Biên, một nông dân và là bố chiến sĩ. Ông cho rằng cán bộ bây giờ tệ hơn các ông lý trưởng, chánh tổng ngày xưa: Thời xưa, cứ mười người thì phải có bảy tám người là con nhà tử tế, có lễ nghĩa. Muốn làm bậy cũng còn sợ nhục. Bây giờ đa phần là bọn không học cương thường đạo lý. Họ học luân lý Mác Lê. Cướp vườn, cướp ruộng nhà người ta cũng là theo sách Mác Lê. Lột quần vợ người ta mà ngủ cũng là vì lợi ích của giai cấp đấu tranh (118).
Kha đã tố cáo các lãnh đạo tham nhũng trong việc lợi dụng xây cất nghĩa trang liệt sĩ để bỏ túi , và anh kết luận: Em nghĩ nhiều. . . Em cũng nghe chán vạn điều thiên hạ nói. Nhưng mà nhân dân lúc có thật, lúc như bóng ma: Nếu cần có lúa, nhân dân là con bò kéo cày. Lúc có chiến tranh, con bò ấy mặc áo giáp và cầm súng. Rồi khi mọi sự đã qua, vào những ngày lễ lạc hội hè. . . người ta tôn xưng nhân dân như hú vọng các hồn ma, tưởng thưởng cho khói thơm và tro tiền, còn phần xôi thịt thì kẻ khác hưởng ;Nhân dân phải đóng kịch, phải tuân lệnh để sống. Bà đã nói đến cảnh các bà mẹ trong ngày con nhập ngũ:


Chúng tôi đứng thành hàng nghiêm ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước trong lúc các bà mẹ lén lút hỉ mủi vào vạt áo, ghìm tiếng nức trong họng, để rồi mỗi khi có vị đại diện nào tới thăm hỏi thì lại giương đôi mắt đỏ hoe lên, trệu trạo cười: -Dạ thưa bác, cháu nó đuợc lên đuờng, chúng em phấn khởi lắm ạ! . . (38).
Dương Thu Hương đã tố cáo chế độ cộng sản tuyên truyền bịp bợm bằng một hoạt cảnh chụp hình nông dân như sau đây:
- Bác cào cỏ khoai của đội hay của nhà?
Bà ta quay lại, gương mặt võ vàng, lầm lụi:
-Khoai này của bày tui? Của hợp tác bên tê.
Anh lại hỏi:
Sao các bác tới đây cào cỏ?
-Bà ta ném cây cuốc xuống, ngồi thở hổn hển và đáp:


Mấy ông lãnh đạo xã bảo tới đãy làm cho báo chí chụp phim. Ruộng bầy tui nứt thụt ống chân, có giọt nước mô mà trồng khoai, cấy lúa. Hai tháng nay nỏ có hột cơm vào bụng. Bữa diếp nghe có đoàn các chú về, hợp tác lên huyện xin nếp về chia cho mỗi nhà hai cân với ba lạng thịt heo. . . Nói xong bà ta lau mồ hôi giục:'

Chú có chớp hình chớp nhanh lên cho bầy tui về. Nhọc quá. . . .anh gọi cậu nhiếp ảnh kia trở lại chụp hình. Cậu ta thì thào: Dân đói quá anh ạ. Em không dám ghi rõ hình đành phải làm mờ đi. Tại sao người ta lại bảo mình huyện này làm ăn tấn tới lắm? (41)
Bùi Ngọc Tấn nói đến cái bất hạnh của người tù trong chế độ cộng sản. Vào truyện, tác giả cho biết thân phận người tù và thời gian ngồi tù:
Người một lệnh, người hai lệnh, người ba lệnh. Nhiều người tới sáu, bảy lệnh. Mỗi lệnh ba năm. [. . ] Nhưng chưa ai tù một lệnh (ba năm) mà được trở về. Chưa hết bọp này đã được dí thêm bọp khác. Cái án cao-su. Cái án tù mù. (2). Số phận người tù không phải là do công an một mình quyết định, mà còn do đảng, và cơ quan văn hóa (161, 267).
Họ là những con người hiền lành, yêu nước và tin đảng như già Đô bên Pháp, bỏ vợ con mà về Việt Nam cứu nước lời theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh để rồi ngồi tù vì bị nghi là gián điệp. Tất cả bọn họ, thường dân, bộ đội, nhà văn theo tác giả đều chung một tội ''Sự ngây thơ. Nhẹ dạ. Cả tin. Và đều phải trả giá ''(26).
Xã hội cộng sản là một nhà tù vĩ đại, hầu hết cư dân đều là tù nhân. Khi ra tù, người cựu tù nhân thấy dường như đâu cũng là bạn tù:
Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người đi trên đường, hắn giật mình : "Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ [.. .]. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại (165).
Kết thúc buồn nhưng mang một ý nghĩa lờn lao: Xã hội cộng sản nhân danh tự do dân chủ nhưng đã giết chết con người dù nó ở trong tù hay ra ngoài tù. Dự, Min, Giang (220-223), già Đô ra tù còn khổ hơn ở trong tù (169).
Nhân dân miền Bắc căm thù cộng sản. ghét lây cả Trần Đĩnh..Ông thuật lại cái bi hài kịch của đời ông khi về Quỳnh Côi ( Thái Bình ) bị nhân dân chửi xéo vì nghi ông là " chó săn của đảng" về rình mò việc làm ăn của Hợp tác xã:
Lần ấy tôi đến một hợp tác xã, gần thị trấn Quỳnh Côi. Vừa tới đầu làng, thấy một nhóm bà con trục lúa, tôi đứng lại xem. Liền bị chửi tức thì - nhanh hơn cả pháo phòng không sau này: “Kìa, gớm chưa, thính hơi thế!” , “về đánh hơi rình mò mà,” “Này, con đốm nhà tôi nó đã hít hít hực hực ở đâu là y như có cáo...,” “Nào, cót kiếc, thúng mủng chuyến này đem đốt mẹ nó hết đi mà hun chuột đồng, nó về thì còn cái đ. gì để mà cần cót, cần thúng nữa?”
Bà con cho là tôi về đánh giá sản lượng để bóp nặn thuế nông nghiệp.( ĐC,283)
Trần Đĩnh cho biết một vài cảnh bi hài kịch của xã hội cộng sản:
Tôi chợt nhớ tới chuyện Lê Duẩn xưa tắc “chỗ kia” mà chả bác sĩ ta nào dám mổ đâu. Cả Phạm Văn Đồng thong manh cũng vậy.
Vợ Vũ Hoàng Địch, giáo viên bảo tôi bọn tôi vừa ăn tối xong thì trường triệu tập họp gấp 7g rưỡi. Đang đại hàn chi cực, rét ghê rét gớm. Tôi ngồi cạnh một cô cứ thấy nó run bắn người lên. Hỏi thì nó bảo chị sờ quần em xem. Ướt đẫm. Em có mỗi cái quần dạy xong đem giặt thì bị gọi họp. Nhà không có bàn là mà có thì hôm ấy cũng mất điện. Đạp xe đến bạn ở khu phố khác để là thì không kịp thế là đành… Lớp không có cửa gió bấc cứ hun hút. Tối ấy tôi tưởng nó chết… Ở Đinh Công Trứ, gần nhà Vũ Hoàng Địch, Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên bán vé xổ số.
Dân tổng kết quá siêu đầu ra của võ công oanh liệt:
Đầu đường đại tá bơm xe,
 Giữa đường thượng tá bán chè đậu đen,
 Trung tá đi bán cà - rem, 
Thiếu tá thì bận thổi kèn đám ma
, Đại úy chăn vịt đuổi gà, 
Trung úy nhà bám đít con trâu, 
Còn thằng thiếu úy đi đâu,
 Ba - lô lộn ngược buôn tàu bắc nam. 
Bao giờ Trung Quốc tràn sang
Trung ương Đảng gọi, sĩ quan chạy làng![...].


Một chiều xếp hàng mấy tiếng ở Bách hoá tổng hợp mua săm lốp xe đạp Sao Vàng theo tem phiếu một đời xe may mới được cấp một lần, tôi chứng kiến một cảnh chắc chắn khắp thế giới không đâu có.


Cach chúng tôi đám người mua săm lốp chừng mươi mét là quầy sữa. Bảy tám chị em còn trẻ nhấp nhổm chờ ở đó đã khá lâu. Chốc lại nhăn nhó hỏi cô bán hàng sao lâu thế, con em ở nhà chẳng có người trông. Nghe đâu bị giữ ở đây bốn tiếng, chị em đã gọi đây là Hoả lò ngọai trú. Khoảng nửa giờ sau, một người đàn ông thấp, vạm vỡ, hai cánh tay trần xăm xăm đi tới, miệng nói lớn. “Trật tự, lần lượt từng người, xếp hàng vào... Nào, đúng là đã chờ đủ bốn tiếng chứ?” vừa nói vừa nhặt một tờ giấy ghi tên những người đến vào giờ nào giờ nào để ở trên quầy lên xem. “Ai không đủ bốn tiếng thì về hôm khác đến...” (Một ông xếp hàng cạnh tôi nói khẽ: - Sửa trụ sở y tế phường nên chị em phải đem vú đến chỗ chợ búa thử thách xem tươi hay héo, rắn hay nhão. Chúng nó cấm về nhà vì sợ chi em cho con bú hay vắt kiết sữa đi... Chốc sẽ còn bắt chi em uống nước thật nhiều cho sữa dễ rịn ra.)


Tôi thật sự không tin vào mắt mình. Những bà mẹ trẻ lần lượt trật vú ra cho người đàn ông bóp kiểm tra trữ lượng sữa sẽ nuôi các Phù Đổng tương lai. Hai tay hai bầu, mắt chằm chằm vào núm vú, anh ta nói: - Cố nhịn đau đấy, tôi nhẹ tay thì lại bảo tôi ngoắc ngoặc, thiên lệch... Cô bán hàng bên cạnh bỗng bình giá: - Bốn hộp! Người mẹ vừa nghiến răng xoa ngực vừa vội kêu lên: - Ối, bốn hộp thì con em bú sao đủ, tiền đâu mua sữa phe, khổ con em...


Tôi quàng lốp vào cổ vội lách ra. Nghĩ đến tít xã luận báo Nhân Dân: “Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người” mà không thể không rủa thầm bố tiên sư nhà nó!


Vừa tới cổng bách hóa đằng Hai Bà Trưng thì bị giật về đúng ba ngả: trái, phải và đằng sau. Một cô liến thoắng: - Bố hớ rồi, dớ mẹ nó loại hai rồi, phải xem có sợi chỉ xanh ở vải lót bên trong cơ, bố Khốt (khù khờ) quá… Thôi, thương bố Khốt con mua đỡ cho với giá giữa loại hai và loại một xuất khẩu.


Tôi nghẹn cổ không trả lời được vì một cô bên trái đã hai tay níu lấy cái lốp xoắn lại và nó lập tức thít lấy cổ tôi. “Có mỗi con là chơi đẹp với bố Khốt. Nghĩa là trả đúng loại một, chỉ xin bố Khốt bớt kha - ra - sô năm đồng. Thế là ố chìn tuyệt, bố Khốt nhẻ nhẻ!”
Tôi cố gỡ ra khỏi gọng kìm. Nói: - Tôi mua dùng, bánh xe tôi vấn một năm nay rồi…
- Bán đi. Đi vành sắt không lốp đỡ trượt ngã!...

Tôi chẳng thiết ngó xem ai vừa mách mẹo thiết luân xa. Bụng nghĩ: chủ nghĩa tư bản biến người thành hàng hoá, mình hơn là còn được làm cái giá treo hàng cho nên mới thành lương tâm thời đại… đồ…


It lâu sau, mấy chị em ở báo cho hay tay bóp vú ăn lương kia bị vợ li dị. Quen thói hóa thành quỷ bạo dâm với ngay vợ. Cũng cho hay hôm nọ y tế lộ ra bí mật quốc gia là 90 % trẻ sơ sinh của ta bị ỉa chảy. Loại cho bóp vú được tám hộp sữa Liên Xô cũng điêu đứng. Sữa Nga để quá ba ngày là kém phẩm chất. Ăn vội được ba hộp còn năm lại đem ra Hàng Buồm cho phe đỡ hộ. Sữa Similac Nga ăn vào là trôn tháo cống ồ ồ ngay. Khéo mà các ta - va - rít làm nhầm thuốc tẩy ra thành sữa à?… Một chị vặn lại: - Thế Nétxlê nó cho thuốc táo bón vào ư?


Một chị nhắc lại hôm nào công đoàn bán cho đoàn viên sữa Mộc Châu. Đặc quánh hệt mỡ tra ổ líp xe đạp. Nhiều người mách nhau nấu chè bà cốt. Cứ tương cho nửa bàn tay gừng vào là chắc dạ . Nhưng có chè lại khổ nỗi không thìa, phải lấy dao bếp nạy.(ĐC, 511-514)

C. MIỀN NAM HUY HOÀNG



Xã hội Miền Nam còn  có nhiều vấn đề do:
-Con người tham, sân, si
-Chiến tranh, Việt Cộng phá hoại
Tuy nhiên, so với miền Bắc, miền Nam ta có rất nhiều tự do và thịnh vượng dù là tương đối.
Chúng ta có báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, chúng ta muốn đi đâu thì đi không cần xin phép phường khóm, chúng ta có tự do hôn nhân không cần đảng chấp thuận. Chúng ta không làm được việc này thì làm việc khác không bị rút phép thông công, bao vây kinh tế.
Trong khi ngoài Bắc ăn độn, trong Nam con heo cũng được ăn cơm trắng, được tắm rửa hàng ngày và được nằm mùng.
Ngoài Bắc, sau CCRD, cộng sản đưa về HTX vài cái cày máy, sau vài tháng rút đi mất tiêu, người nông dân trở lại đời kéo cày thay trâu, còn trong Nam, tư nhân có cày máy, thuyền đuôi tôm và chế ra máy quạt lúa khiến ngoài Bắc phải vào mua. Trong Nam tư nhân chế tạo xe đạp còn ngoài Bắc phải nhập cảnh xe đạp Trung Quốc! Xe đạp là món xa xí quý trọng phải xin phép mới được mua, phải đăng ký như thể xe hơi!
Ngoài Bắc cũng có nồi đồng soong nhôm song it bữa là méo mó, hư hao và nứt nẻ!
Một sinh viên bộ đội học Đại Học Tổng Hợp miền về hè thăm quê Bắc , gặp tôi, tôi hỏi sao anh vào sớm vậy? Anh nói: "Thưa thầy, ngoài Bắc chán lắm. Con gái một con mà vú nhão nhẹt và lép kẹp , da nhăn nheo như bà già, còn đàn bà trong Nam, 40-50 vẫn tươi mát như con gái mười tám"!
Trần Đĩnh ca tụng cái Ng. học ở Đức về đi xăng đan cao gót, cậu bảo bàn chân con gái tự nhiên trông thành một đường arabesque - uốn lượn quá đẹp… Đúng, nhưng cậu mới thấy cái chất vật lý của bàn chân con gái gói bọc trong những quai da. Tớ còn thấy ở đó động thái ưỡn dướn của cơn mê nhục cảm.(ĐC, 497)
Trần Đĩnh chỉ thấy một cái Ng. đi giày cao gót mà ca tụng ầm lên, còn trong Nam có cả triệu đôi chân với động thái ưỡn dướn đầy nhục cảm! Và hàng triệu cái mông có gânnổi cộm rất khêu gợi!
Việt cộng tuyên truyền trong Nam dân chúng bị Mỹ Ngụy bóc lột nên đói khổ. Đến khi vào Saigon, cán bộ mới thấy Saigon đẹp đẽ biết là bao.
Trần Đĩnh thuật lại cảm tưởng của ông khi vào đến Đà Nẵng, một vùng trời bình yên và tươi sáng hiện ra, và ông nói đến những tặng vật mang từ ngoài Bắc vào:
Đêm miền Nam đầu tiên nghỉ ở Đà Nẵng. Hành khách ngủ vạ vật trên đường quanh xe. Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!


Tôi tới nhà, cô em út trông thấy tôi đầu tiên.
Cách đây hai mươi năm, ở Đại học Bắc Kinh, tôi nhận được một bưu thiếp, sản phẩm đặc biệt của cái thời “tạm chia cắt.” Hân, mười sáu tuổi, viết: “Em mơ thấy anh được Nobel, à, nhưng anh có biết Nobel là gì không? Em khoe với bọn bạn là anh rất giống Marlon Brando và Anthony Perkins, ôi, chúng nó ghen quá, đã đẹp trai lại giỏi nữa chứ. À, nhưng anh có biết hai diễn viên Mỹ này không?”


Nay Hân ngẩn ra nhìn mãi cái người tiều tụy đang cố rút chân ra khỏi đống bị, sọt, can, ba lô tha vào cứu tế chất đầy sàn xích lô. Gắng rút được chân thì một chiếc dép nhựa nâu văng lên thành một parabol hoàn hảo của một chiếc lá đa già, mỏng sắc, nó liệng vồng lên qua đường rồi rơi đánh đạch một cái trước khung cửa gỗ tăm tối của nhà tôi: tiền trạm của tôi lại là cái gót rỗ kỳ khu nằm trình diện kia! Khi xỏ lại chân vào nó, tôi chợt thấy mình đúng là khố dây đi đất. Tôi không có nền móng gì ở dưới chân. Nhẹ bỗng. Trống trơ. Trừ tình gia đình, bố con anh em… Tôi đồng thời cũng thấy một ngỡ ngàng lớn trên mặt em gái (ĐC, 483)
Trần Đĩnh nói đến cảm giác của các cán bộ cộng sản vào Nam trong những năm đầu 1975 :
" Thương miền Nam đang sướng rồi khổ đây thì mọi người cũng lại xuýt xoa trong kia dân nó ối chà giàu ơi là giàu. Vàng chỉ năm chục đồng Cụ một cây. Tủ lạnh vài chục đồng một chiếc. Lạnh cứ là liên lu liền lù suốt năm. Bảo cho tay vào lâu là hoá ra đá.
Một sáng P. K. bên giáo dục chuyển sang làm báo mời tôi ăn phở Phú Gia. Lúc chờ, anh nói: - Chỉ với anh thì tôi mới nói thật cái này: nhà tôi là tư sản anh ạ.
Thấy vẻ sung sướng trên mặt anh, tôi mừng thay nhưng cũng lo. Tôi nói khéo sẽ mất hết. K. nói: - Tôi đã mách cách phân tán cả rồi. Sao để họ lấy không được chứ? Trả lời tôi hỏi trong ấy họ sống thế nào, anh nói: - Đủ hết nhưng nay nhà tôi đã cho nghỉ máy lạnh. Giả nghèo. Buồng nào cũng máy lạnh. Xin lỗi anh, tôi thấy sướng nhất là đi toa lét. Ối trời, anh biết không, rộng, thoáng, mát., sạch… Buồng trưởng phó ban báo ta thua xa…(ĐC, 480 ).
Nguyễn Chí Thiệp trong Trại Kiên Giam viết cũng giống Trần Đĩnh:
“Ở miền Bắc người ta đều hiểu sai về miền Nam, hệ thống tuyên truyền của Hà Nội đã mô tả xã hội miền Nam cực kỳ xấu xa, lạc hậu và nghèo đói”. Khi được phép vào Nam chú lo lắng không biết lấy gì để đem về làm quà cho bà con – vì chú không có dư dả. Chú thím bàn nhau mãi mới quyết định trích phần tiền nhỏ nhoi để dành mua được 5 khăn tay, 4 hộp sữa nhãn hiệu Liên Sô viện trợ và hai ký muối, 5 khăn tay để làm quà cho 5 người cháu ruột ở Đà Nẵng, 4 hộp sữa và 2 ký muối làm quà cho gia đình anh ruột và gia đình tôi.


Khi lên xe đò chú giữ nâng niu món quà, tưởng tượng thân nhân sẽ vô cùng sung sướng. Đường quốc lộ số 1 lồi lõm đầy hố bom Mỹ, xe chạy tung bụi mờ mịt, có đoạn xe phải băng xuống ruộng vì khoảng quốc lộ đã bị bom phá nát không đi được. Qua khỏi Thanh Hóa chú mất cái khăn tay. Đường còn xa, bụi dơ bẩn, không thể nào không dùng một cái khăn. Đầu óc chú cứ phân vân, nếu dùng một cái khăn tay thì một người cháu ở Đà Nẵng không có quà.


Chú phấn đấu với bản thân, khi xe ngừng ở Vinh để hành khách rửa mặt giải lao, chú quyết định xé ngang vạt áo sơ-mi làm khăn lau để đảm bảo đủ 5 cái khăn cho 5 đứa cháu. Một quyết định lúc đó đối với chú thật quan trọng, chú phải hy sinh một cái áo “còn tốt” của chú để bảo vệ quà đủ cho người thân ở miền Nam. Xe qua Bến Hải vào đến Quảng Trị, chú Bình thoáng chút nghi ngờ, đường quốc lộ rộng thênh thang, thẳng tắp, rồi thành phố Huế khang trang hiện ra, chú tự hỏi nếu đời sống miền Nam cơ cực làm sao nhà cửa, phố xá, quốc lộ đều to lớn, mới mẻ nói lên một cảnh ngược lại những gì chú được học từ bấy lâu nay. Về đến Đà Nẵng, chú bắt đầu thấy rõ là mình bị lừa gạt. Về đến nhà người anh, chú sững sờ trước một ngôi nhà đồ sộ hai tầng, chú sợ lầm địa chỉ, đi tới, đi lui cả buổi không dám gọi cổng. Cuối cùng chú “đánh liều” bấm chuông cửa. Hơn 20 năm chú còn nhận ra người anh ruột.


Cuộc sống của gia đình người anh, một thương gia hạng trung ở Đà Nẵng đã làm chú choáng ngộp, phương tiện vật chất, xe hơi, xe Honda của các cháu, TV, tủ lạnh, quạt máy đầy đủ tiện nghi, tương quan trong gia đình tôn ti trật tự cha con, chồng vợ, anh chị em không khác thời nhỏ chú được dạy và giờ đây chú mới lại tìm thấy. Chú Bình đã khóc ngon lành trước sự kinh ngạc của mọi người.

Các món quà lúc đầu chú không dám đưa ra, nhưng cuối cùng để cho mọi người hiểu chú đem ra tất cả để trình bày mà không cần giữ lại 2 lon sữa và 1 kg muối cho gia đình tôi. Mọi người thương chú và cười ra nước mắt. Đồng thời lúc đó gia đình còn phát giác chỉ cho chú một điểm nhỏ của sự lừa bịp có hệ thống: Những lon sữa có nhãn hiệu Liên Sô thật ra là sữa Foremost sản xuất tại miền Nam, người ta đem về Bắc bóc giấy in nhãn hiệu Liên Sô dán vào nhưng chữ F đóng nổi ở dưới đáy hộp không xóa được. (Ch.II)
Ông chú của Nguyễn Chí Thiệp vô cùng ngạc nhiên trước cuộc sống đạo đức và tự do của miền Nam. Người chú của Nguyễn Chió Thiệp xuc động vì bữa ăn vui vẻ và hiếu thuận của gia đình người anh:
Bữa cơm xoàng trong gia đình làm chú xúc động. Thấy mấy em nhỏ vào bữa cơm chào mời lễ phép chú khóc. Ngoài Bắc đã mất những hình ảnh đó từ lâu rồi. Giáo dục miền Bắc chỉ dạy trẻ con trung với Đảng, hiếu với dân, họ muốn vô hiệu hóa gia đình nên chỉ dạy trẻ con tinh thần đấu tranh, đấu tranh từ bản thân đến cha mẹ, anh em. Phần vì chủ trương đường lối, phần vì cuộc sống, cha mẹ không gần gũi con cái trong sinh hoạt của chúng nên trẻ em ngoài Bắc rất mất dạy, chúng không còn biết tôn trọng cha mẹ hay thầy cô giáo.(Ch.II)
Ông chú của Nguyễn Chí Thiêp vô cùng sửng sốt trước việc uống la ve không cần tiêu chuẩn của Miền Nam:
Chúng tôi vào quán cơm bình dân ăn cơm; khi ăn chú Bình nhìn về bàn một người đàn ông mặc áo Treillis xanh, quần đùi, trước mặt anh ta là một đống vỏ Bia 33 chừng 5 hay 6 chai.
Tôi chợt nhớ không mời chú uống bia. Tôi nói:
– Xin lỗi chú, cháu không uống được bia nên vô tình không mời chú uống bia, chú uống bia nhé?
– Bộ mình cũng có tiêu chuẩn bia sao? Có thì uống chứ.
– Chú nói gì tiêu chuẩn, mình mua uống thì trả tiền chứ tiêu chuẩn gì, chú uống bao nhiêu cũng có, miễn đủ tiền trả.
– Có thật không? Chú hỏi lại.
– Thật, mời chú uống. Tôi gọi Bia 33.
Ngồi ăn uống, chú vẫn như ngẫm nghĩ điều gì, chú hỏi tôi:
– Người đó làm gì mà uống nhiều bia quá vậy?
Nhìn lối ăn mặc của người ngồi bàn đối diện, tôi nói:
– Có lẽ một phu xích lô hay phu ba gác.
Chú vẫn không tin vào lời nói của tôi, nhân lúc người kia nhìn qua, chú chào xong bước qua bàn hỏi:
– Xin lỗi ông bạn nhé, tôi hỏi nếu không phải thì ông bạn thứ lỗi. Ông bạn làm gì mà tiêu chuẩn bia nhiều vậy?

Người kia cười ha hả nói:
– Tiêu chuẩn gì, chắc ông ở miền Bắc vào, tôi làm gì hả, tôi đạp xích lô, tôi có tiền tôi uống, không có tiêu chuẩn gì hết. Trước kia chạy xe khá, tôi uống 10 hay 12 chai, bây giờ làm ăn khó tôi chỉ uống 5 chai.
Chú vẫn chưa tin hỏi tiếp:
– Thực anh làm phu xích lô?
– Không thực thì sao tôi ngồi ung dung như thế này, nếu tôi làm quan quyền chế độ cũ, tư sản này nọ thì đang lo sốt vó, có thì giờ đâu mà thong dong nhàn hạ.
Nói xong, người kia kêu tính tiền, đứng lên, ra lề đường đẩy chiếc xích lô rồi nhảy lên đạp thẳng như để chứng minh cho chú, anh ta là phu xích lô thật.
Ở ngoài Bắc cũng như tất cả các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đều qui định tiêu chuẩn và chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết. (Ch.II)
Cũng như ông chú của Nguyễn Chí Thiệp, Trần Đĩnh, Trần Đức Thảo đã vô cùng ngạc nhiên khi vước chân vào Nam:
Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ - Nguỵ bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải “cắn hạt gạo làm tư” để cứu giúp miền Nam cơ mà… Và mọi người ở đây sao mà nói năng cởi mở thoải mái quá vậy? Ngay những cán bộ của “đảng” ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đẳng tôi, họ giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở làng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của “Mỹ-Nguỵ” chứ không phải của “đảng”. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của các bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. Những lời của những bái hát ấy đã lay động tâm hồn tôi. Phải thú nhận là trong đời tôi, có hai lần bị thúc đẩy phải thoát khỏi thái độ sợ hãi đến hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc bao trí thức, văn nghệ sĩ… của Hà Nội. Lần thứ nhất là do nhà thơ trẻ Trần Dần, khi anh ta tới mời tôi tham gia vào nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm! Lần thứ nhì là khi được nghe mấy bài hát thẩm thía của Trịnh Công Sơn! Đấy là thứ âm nhạc phát ra từ trái tim của dân tộc. Những lời ca đau đớn trước cuộc chiến tranh của “một lũ điên”, của câu hỏi bão lòng: “tại sao một đất nước đói nghèo mà vẫn còn chiến tranh”… Những lời ca như thế đã lôi kéo tôi ra khỏi mặc cảm sợ hãi vì đang bị kìm kẹp, đang bị coi như “kẻ có vấn đề”. Dám cất lên tiếng hát phản chiến, giữa lúc cả hai phía đang đam mê “thề phanh thấy, uống máu quân thù” như thế, chứng tỏ Trịnh Công Son là một con người đũng cảm, không sợ ngục tù… Không hiểu sao chính quyền miền Nam lại để cho anh ta tự do sáng tác những bài ca làm mất tinh thần chiến đấu như thế? Điều này khiến phải suy nghĩ tới trình độ dân chủ rất khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc. Một chế độ để cho người nghệ sĩ được tự do cất tiếng hát lên những nỗi niềm như thế, không phải là một chế độ tồi tệ. Xét chung thì miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Cả giới trí thức lẫn dân chúng của miền Nam đều bàn chuyện chính trị cởi mở, phê phán lãnh đạo và đảng rất tự nhiên. Ở miền Bắc thì không thể. Miền Bắc là cái lò của giáo điều, của chiến tranh. Không có chỗ cho một Trịnh Công Sơn, điều đó dễ hiểu. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Dương Văn Minh đã ra lệnh buông súng… và đã được nghe theo. Vì có lẽ dân đã thấm mệt với bao nỗi đau khổ, chết chóc. Tôi cảm ơn miền Nam vì đã sinh sản được một Dương Văn Minh, một Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ trẻ ấy đã góp phần vào giờ phút thiêng liêng buông súng, thôi băn giết nhau… Đấy thật sự là một anh hùng của hoà bình, chính anh ta đã nêu gương can đảm cho Trần Đức Thảo này! Chi tiếc rằng người cán bộ sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ”, khi tiến vào dinh Độc Lập gặp Dương Văn Minh, thì đã có thái độ thô bạo rất đáng tiếc… Riêng tôi thì thú thật là tôi rất cảm ơn cái lệnh buông súng ấy. Vì nó đã giải thoát được hàng vạn thanh niên miền Bắc ra khỏi rừng núi đầy bom đạn và muỗi, mòng… Vì nó đã cứu hàng vạn thanh niên với sổ phận “sinh bắc, tử nam”! Vậy mà cách mạng đã có chính sách miệt thị, người sĩ quan bộ đội ấy đã có cách hành xử thô bỉ quá kém cỏi với một lãnh đạo chính quyền miền Nam như thế! (tri Vũ, Trần Đức Thảo, ch.XI)

Dân Nam chán ghét và sợ hãi cộng sản.
Trần Đĩnh còn nghe một chị Saigon bán ve chai nói về " Giải Phóng":
Như có trời xui, cách chúng tôi hai ba mét một phụ nữ ve chai ngồi tựa vào hông chiếc ghế dài trống không. Tôi bảo ngồi lên ghế thì lắc: “Cháu không quen ngồi vào thứ sang.” Cụ bạn bèn đến bên: - Bây giờ được ở trong các nhà thế này cô có quen không?
- Không ạ!
- Cô thấy nó đẹp không?
- Đẹp… Nhưng cháu chỉ muốn Mỹ nó lại thả bom cho tan hết…
Chúng tôi trố mắt. Không ngờ tới câu trả lời dứt khóat, đanh thép này chút nào.
Người phụ nữ nói tiếp: - Thế hồi đánh nhau đâu có như thế này? Chả là đều nghèo như nhau cả thôi. Bây giờ đấy, đứa ăn chẳng có mà đứa thì sướng quá vua. ..Thôi cháu chào hai cụ, cháu đi đây. Sáng đến giờ mới kiếm được hai mươi tư nghìn...” (ĐC, 492 )
Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã là lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng.Khi trở về nhà cũ, đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên...( ĐC, 486)
 
\D. SO SÁNH  TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN


Người Việt   Nam  đã sáng tác  những bài thơ phẩm bình cộng sản và so sánh hai chế độ:

-Một năm bên Đức không bằng một chủ nhựt Sài gòn.
-Ba năm bên tây không bằng một ngày Sài gòn
-“Việt Nam kiêu hãnh hiên ngang,
Mua cái đinh ranh cũng phải xếp hàng,
mua mẩu khoai lang thì bẩm chờ em tìm tem phiếu"

- Ở với Thiệu Kỳ mua gì cũng có,
Ở với Hồ Chí Minh,
Mua cái đinh cũng phải đăng ký"
Mua trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng phải cai đẻ
Bán lẻ chạy công-an
Lang-thang đi cải-tạo
Hết gạo ăn bo-bo
Học-trò không có tập
Độc-Lập với Tự-Do
Nằm co mà Hạnh-Phúc !

-Mổ cha thằng Thiệu dời dinh,
Để cho tao phảỉ đào kinh đêm ngày"


- Ai sinh thằng Cáo thằng Hồ
Để em đói rách tô hô không quần
Ai sinh thằng Duẩn thằng Duân
Em đã không quần nay áo cũng không
Ai sinh thằng Sắt thằng Đồng
Em đã mất chồng nay mất thằng cu
Ai sinh thằng Khủ thằng Khu
Tố chết thằng bác, bỏ tù thằng cha..


-Ngày xưa  chống  Nhấậ, chống Tây,
Bây giờ chống cửa rước ngay  Mỹ  vào:"


Trần Đĩnh kể chuyện anh bạn Ba Lan ra vào Sài Gòn xoành xoạch khi làm việc cho Ủy ban quốc tế giám sát ngừng bắn. Tôi hỏi bọn Mỹ thế nào? Anh bạn nhìn quanh rồi giơ ngón tay cái lên. Tôi đùa: “Mais c’est l’ennemi? Kìa, kẻ thù đấy!.” Anh ta nhún vai: “Chúng tớ thấy họ là người làm từ thiện
(ĐC, 387)



So với cộng sản, quân chủ và thực dân dễ sống hơn.Thi sĩ Hữu Loan viết :
Một loạt các quyền tự do đã tồn tại ngay cả dưới chế độ thuộc địa. Hãy để tôi liệt kê một số điểm đáng nhớ trong Pháp chiếm Việt Nam vẫn còn trong bộ nhớ của nô lệ này: Đầu tiên, tự do bầu cử. Hầu hết các cơ quan hành chính là đối tượng phổ thông đầu phiếu. Các quan chức Pháp tỉnh chỉ đơn giản là đóng vai trọng tài. Khác thấp hơn [Việt Nam] các quan chức không dám nhận hối lộ.Mọi người có thể kiện và thậm chí còn buộc tội các quan chức từ các vị trí của họ. Quan chức tham nhũng đã khinh miệt bởi tất cả mọi người. Tham nhũng dẫn đến thiệt hại cho đời sống, thậm chí còn tồi tệ hơn. Một viên quan ở một huyện ở Huế tham nhũng thì cả nước đều biết.


Điều thứ hai là có tự do báo chí, và quyền phát biểu tư tưởng.
Các cá nhân được phép thành lập báo chí riêng của họ. Họ từ chối chấp nhận trợ cấp của chính phủ. Trong số các tạp chí nổi tiếng nổi tiếng là tờ Nam Phong ( Gió Nam) Tạp chí, Phụ Nữ) Tạp chí, Phụ Nữ Thời Đàm, Tạp chí, Tiếng Dân , Phong Hóa Ngày Nay vv. Trong số những nhà văn có uy tín và các phóng viên là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Thụy An, Huỳnh Thúc Kháng, etc.
Các thí sinh bất kỳ vị trí nào phải tham gia kỳ thi vòng loại. Những người có tài năng sẽ vượt qua. Lương của người lao động đã đủ để trả tiền cho sinh sống và một số tiền tiết kiệm của họ. Một giáo viên của hai lớp sơ đẳng và dự bị, thu được 12 piasters một tháng, tương đương với 2 "chỉ " của vàng ngày hôm nay.

Sinh viên không phải nộp học phí. Chỉ có giáo dục đại học phải nộp một đồng một tháng. Học sinh giỏi đã được trao học bổng, thậm chí học bổng du học ở bên Pháp. Bệnh nhân được cho thuốc tại trạm xá huyện. Bệnh viện tỉnh đã dành khu vực cho bệnh nhân nghèo đã được điều trị và ăn uống miễn phí. Những bệnh viện này đã được biết đến như bệnh viện từ thiện.
Ngày nay, y đức từ lâu đã biến mất. Các bệnh viện ở khắp mọi nơi lấy tiền của bệnh nhân nhưng chắc không có hiệu quả điều trị. Chế độ thực dân Pháp thực sự là khủng khiếp, nhưng nó vẫn là một giấc mơ xa cho người dân dưới các chế độ vỗ ngực khoe khoang của họ về độc lập và quay lại đàn áp người dân của họ. ( TÁC PHẨM HỮU LOAN).
Nguyễn Chí Thiện viết:
Ôi thằng Tây mà trước khi người dân không tiếc máu xương đánh đuổi.
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng.
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả [1]
Đúng là thực dân tử tế hơn cộng sản bởi vì tư bản, quân chủ còn chút nhân ái, từ bi còn cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp và vô sản chuyên chính cho nên vô cùng tàn độc!
Các nhân vật trong Đèn Cù đã cho ta thấy rõ tính " ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man hơn thực dân. Khi công an bắt Vũ Đình Huỳnh, ông nói: " - Các đồng chí cho tôi vào hôn mấy cháu bé.

- Thằng phản động, ai đồng chí với mày hả?
Sau ông Huỳnh nói với Trần Đĩnh: - Mật thám Tây đến bắt không vô văn hóa như vậy (ĐC, 338).
Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định để đời: Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia! ....Thời Pháp thuộc, mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó .[2]
Nguyễn Đức Thuận cho biết rằng cơm ăn nước uống của tù rất khá. Mỹ cho mỗi tù mỗi ngày một đô - la ăn uống cơ mà. Thuận đã so sánh cụ thể:- Ra đây tôi thấy cơm vụ trưởng không bằng cơm tù chúng tôi những ngày không bị đánh đạp (ĐC, 298 ).
Trần Độ so sánh lực lượng an ninh xã thôn ngày xưa và bộ máy công an cộng sản ngày nay:
Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật!.....Lực lượng Công an nhân dân hiện nay được giới thiệu như một lực lượng của nhân dân, trong nhân dân và vì nhân dân. Nhưng sao mà trong thực tế nó lại hay giống nhưng cái ngày xưa ở ta, và giống các nước tư bản quá. Nhiều người nhìn vào nó, thấy rõ nó tiêu biểu cho một lực lượng đàn áp và khủng bố. Dân sợ nó nhiều hơn và cho đó là một nghề "thất đức" và quả nhiên nó làm cho nhiều người sợ thật:


Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu trang bị rất sắc bén và hùng hậu. Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó. Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày. Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI 2



Trần Độ kể lại lời chị họ của ông:" Tôi có một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)



Trần Độ viết ":Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II, 3)
Sau đây là những đoạn văn so sánh tù thực dân và tù cộng sản.Trước tiên là việc Trần Văn Giàu ngồi tù thời thực dân:
Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn (trang12)



Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã tà đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm.. .


.Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ; chúng tôi còn đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở, thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai.( TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ I ,42)
Qua vài trang nhật ký của Trần Văn Giàu, ta thấy tù nhân ăn uống thuốc men đầy đủ, không bị tra tấn đánh đập dã man. Có thể nói ở tù mà như đi dạo chơi. Còn trong trại tủ cộng sản, họ dùng cái đói, cái rét để hành hạ và kiềm chế tù nhân.Đa số tù nhân người quốc gia đều viết về cái đói trong trại tù cộng sản. Phan Lạc Phúc trong tác phẩm Bè Bạn Gần Xa viết như sau:
Lũ tù cải tạo chúng tôi ra Bắc nếm mùi xã hội chủ nghĩa, đói quanh năm suốt tháng, đói triền miên, đói dài dài, miếng sắn, miếng khoai là ước mơ to lớn nhất. Từ sự kiện này, tôi mới nhận ra rằng cái nghệ thuật cao tay của người Bôn sê vich trong việc quản trị là nghệ thuật nắm cái dạ dày. Ngày ấy, ngoài Băc chế độ tem, phiếu còn đang thịnh hành, lương thực còn do tay nhà nước quản lý. Anh em tù lên huyện Phù Yên lĩnh gạo về cho hay rằng nhân dân không ai có quyền được có quá 5 ký gạo trong nhà [3]


Hà Thúc Sinh viết:
" Khoai mì này là loại khoai già, được xắt cả vỏ và phơi khô lâu ngày. Vì để cả vỏ, và lại được phơi khô, do đó khi nấu lên khoai mì mang một màu tím than quắt queo như đống cứt chó bị dầm mưa dãi nắng nhiều ngày với một mùi vị vừa hôi mốc vừa nhầm nhậm đắng như có lộn một hai vị thuốc bắc. Được phát kèm với bát khoai mì ân huệ của bác và đảng là ít cộng rau muống, hoặc một tí bí ngô, hoặc tí củ cải kho nước muối [3]
Cái tàn ác thứ hai là bắt lao động quá sức trong khi thực dân không bắt tù nhân lao động. Hà Thúc Sinh kể cho ta nghe một cảnh đốn cây và kéo cây về trại:
Đội 17 hiện có công tác phụ trách kéo những thân cây lớn đã được anh em đốn ngã. Những thân cây này nhiều khi có đường kính hơn nửa thước tây và dài cả 20 thước phải kéo qua địa thế gồ ghề những gò mối, bụi rậm và ao tù làm cực khổ vô cùng. Những thân cây này được kéo thẳng về khối mộc nằm gần bệnh xá cho khối mộc khai thác. Nhà 2 đội 17 và nhiều nhà khác có cùng công tác, chỉ việc kéo với chỉ tiêu 8 cây mỗi ngày, kéo một đoạn đường rừng dài 500 thước và kéo dọc con đường chính của căn cứ vào tới trại mộc quãng một cây số [4]
Cái tàn ác thứ ba là cộng sản còn đánh người và dùng cực hình tra tấn. Hà Thúc Sinh kể chuyện một công an trẻ dùng báng súng đánh các bác sĩ già nua, trong đó có bác sĩ Triển và Lý Trung Dung:
Mày! Thằng già này! Từ lâu tao đã chú ý đến cái lông mày rậm rạp của mày.Nội cái lông mày thôi trông cũng đủ muốn đánh rồi!. . . Không hiểu ông trả lời ra sao mà thình lình thằng vệ binh xốc lại đập luôn một báng súng vào mặt ông [4]
Và sau đây là môn "tuốt nứa" của trại Đầm Đùn do Trần Văn Thái thuật lại:
Đầu Trâu nhấc cây nứa đã lựa rồi bảo thợ rèn:Bổ làm tư.Thợ rèn ngồi xuống lúi húi sửa soạn.. .. Tù thợ rèn thận trọng nhấc một trong bốn mảnh nứa, vòng ra sau lưng 983, lom khom cúi xuống, lựa khe hở giữa hai bắp đùi, đút đầu nứa cho lọt qua chừng gang tay. Y ngắm nghía sửa lại cho hai mép nứa ngậm đều vào bắp đùi nạn nhân. Mặc dầu 983 gầy gò nhưng vì hai đầu gối bi cột khít với nhau nên hai cạnh của mảnh nứa úp chặt vào thớ thịt, chỉ khẽ cử động là tinh nứa cắt đứt bắp đùi liền. Mãy người tù trong phòng tra tấn lấm lét nhìn nhau rợn người. Họ thừa biết tinh nứa sắc là đường nào. Hai cẳng chân Toàn run lẩy bẩy, đứng không vững. Trong mảnh nứa sắc sắp cắt lem lém da thit người đồng cảnh, anh rợn khắp chân thân liên tiếp. .
. Một tiếng rú rùng rợn nổi lên, xiên vào óc mọi người.. . .Y đảy ngược mảnh nứa để ấy đà tay rồi giật xuôi mạnh một cái. Tức thì 983 thét lên một tiếng rùng rợn.Giám thị lại lùi theo một tốc độ đồng đều, đến đoạn chót của mảnh nứa dài thì vừa vặn ngưng như đã có cỡ tay. .(5)


Dù Ngục Trung Nhật Ký không phài của "Bác" cũng nói lên chế độ tù của Quốc Dân Đảng Trung quốc.Tù Trung Quốc không phải lao động, suốt ngày rảnh rang:
開卷
老夫原不愛吟詩
因為囚中無所為
聊借吟詩消永日
且吟且待自由時
Khai quyển
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Dịch nghĩa
Già này vốn không thích ngâm thơ,
Nhân vì trong ngục không có gì làm.
Hãy mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài,
Vừa ngâm vừa đợi ngày tự do
Trong ngục được ngủ trưa:
獄中午睡真舒服,
Ngục trung ngọ thuỵ chân như phục,
Nhất thuỵ hôn hôn kỷ cú chung. (Ngọ)
Trong nhà lao, giấc ngủ trưa thật khoan khoái,
Một giấc say sưa suốt mấy tiếng liền;
Trong ngục, học đánh cờ:
閑坐無聊學奕棋 (學奕棋)
Nhàn toạ vô liêu học dịch kỳ, ( Học dịch kỳ)
Ngồi trong giam cấm buồn tênh, học đánh cờ,
每餐一碗紅米飯
無鹽無菜又無湯 (囚糧 )
Tù lương
Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn,
Vô diêm vô thái hựu vô thang.
Mỗi bữa một bát cơm gạo đỏ,
Không muối, không rau cũng chẳng canh;
(Tù Việt cộng chỉ lưng bát cơm, hoặc vài mẫu khoai sắn)
Lính Quốc Dân đảng rất tử tế, đôi khi cho tù ăn cá thịt:
芭鄉拘肉
過果德時吃鮮魚
過芭鄉時吃狗肉
可見一般迎解人
生活有峙也不俗
Bào Hương cẩu nhục
Quá Quả Đức thì ngật tiên ngư,
Quá Bào Hương thì ngật cẩu nhục;
Khả kiến nhất ban đệ giải nhân,
Sinh hoạt hữu thì dã bất tục.
Dịch nghĩa
Khi qua Quả Đức, ăn cá tươi,
Lúc qua Bào Hương, ăn thịt chó;
Thế mới biết bọn lính giải tù,
Cách sống có lúc cũng sành sỏi.
Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện. T.Lan kể việc "bác" ngồi tù Hương Cảng":Mỗi ngày ăn hai bữa cơm gạo xay, một phần tư là thóc. Hôm nay, thức ăn bữa sáng có rau muống, bữa chiều có mắm thối hoặc cá ươn. Hôm sau, để thay đổi “khẩu vị”, bữa sáng có mắm thối hoặc cá ươn, bữa chiều có rau muống. Mỗi tuần được ăn một bữa tiệc: một phần cơm trắng cùng vài miếng thịt bò.

Qua những so sánh trên, ta thấy cộng sản dã man nhất, tàn bạo nhất. Thực dân, đế quốc tuy ác nhưng vẫn có it nhiều tính nhân bản. Nói tóm lại, lý thuyết của Marx sai lầm, dối trá, đảng cộng sản từ đầu cũng đã sai lầm dối trá. Từ trước cho đến nay, thế giới đã hiểu rõ chủ nghĩa Marx gian xảo, những lãnh đạo cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot là những con thú mang lốt người, và đảng cộng sản là một đảng cướp.
Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, có những trang đen tối là lịch sử thời cộng sản. Đó là những trang sử chứa đầy máu và nước mắt của một nửa thế giới bất hạnh, trong đó có Việt Nam chúng ta. Cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, còn lại Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia, Lào, Tây Tạng, Bắc Hàn. Chúng ta phải đoàn kết với nhân dân thế giới đang tranh đấu chống Trung Cộng xâm lược. Chúng ta phải quyết tâm tranh đấu để giải phóng chúng ta và giải phóng nhân loại khỏi gông cùm và tai họa cộng sản.
Trần Độ là một vị tướng của cộng sản nhưng ông là người cộng sản giác ngộ
Cũng như Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, bài thơ ngắn của ông là một lời phê phán ngay thẳng vào chế độ cộng sản:
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

Trên đây là những so sánh giữa hai phe cộng sản và quốc gia Việt Nam. Nhìn xa hơn, chúng ta sẽ thấy cộng sản gây tai họa cho hơn nửa thế giới. Các nhà văn, nhà chính trị đã nhận định và so sánh hai phe cộng sản và tư bản như sau:
Triệu Tử Dương (1919-2005) là một người cộng sản giác ngộ. Ông khác hẳn những cộng sản giáo điều.Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm. Theo tiền đề này, Trung Quốc cần thử nghiệm nhiều hệ thống kinh tế nhằm kích thích sản xuất. Triệu Tử Dương đã đề xuất tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước, một đề xuất từ đó đã trở thành chủ đề cấm kỵ. Theo các nhà quan sát phương Tây, 2 năm làm Tổng bí thư của Triệu Tử Dương là thời gian mở cửa nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại—nhiều hạn chế về tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được nới lỏng, cho phép giới trí thức tự do đề xuất các cải thiện cho đất nước.(Wikipedia, Triệu Tử Dương)
Trần Độ nhận định rằng đảng cộng sản là tai họa, làm chậm bước tiến của dân tộc:
Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I ,1)
 Nguyễn Kiến Giang vẽ lên toàn bộ cảnh vật bi thảm của Việt Nam sau ngày hòa bình:
Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu ở tình trạng lạc hậu kinh tế và kỹ thuật của đất nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới đang bước qua giai đoạn văn minh hậu công nghiệp (điện tử - tin học), thì nước ta vẫn chưa ra khỏi giai đoạn văn minh tiền công nghiệp (văn minh nông nghiệp); sản xuất không đủ ăn (1.932 kilôcalo mỗi người mỗi ngày so với yêu cầu 2.300 kilocalo); không tạo được nguồn tích luỹ bên trong đáng kể, chưa đủ bảo đảm tái sản xuất giản đơn, chưa nói tới tái sản xuất mở rộng, trong khi sức ép dân số và thoái hóa môi trường sinh thái ngày càng tăng; lạm phát vẫn ở mức nghiêm trọng; mức tăng giá cả khá cao; tài sản quốc gia ngày càng giảm sút, không ít xí nghiệp đứng trước nguy cả bị mất dần tài sản, kể cả tài sản cố định; ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng, dù mức chi ngân sách cho các hoạt động kinh tế và văn hóa rất thấp; nạn buôn lậu hoành hành, thị trường hỗn loạn...SUY TƯ 2 * KHỦNG HOẢNG & LỐI RA
Những tính toán gần đây cho biết các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đều thua lỗ, chỉ có 21% có lãi, [..]. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ tới khoảng 200 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 1/2 tống sản phẩm quốc dân (SUY TƯ 4 , 3).
Richard Pipes nhận định về hai nước Triều Tiên như sau:
Ở nước Bắc Triều Tiên cộng sản, trong những năm 1990 phần lớn trẻ em bị mắc các căn bệnh do đói ăn mà ra; theo các số liệu hiện có, trong nửa sau của thập kỉ 1990 gần hai triệu người Bắc Hàn đã bị chết vì đói. Tại nước này tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh là 88 trên 1000, trong khi ở Hàn Quốc là 8 trên 1000; tuổi thọ của đàn ông Bắc Hàn là 48,9 trong khi ở Nam Hàn là 70,4. Tính the GDP mỗi người Bắc Hàn $900 còn Nam Hàn $ 13.000 (Pipes, 152)
Milovan Djilas viết:" Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hâu. (GIAI CẤP MỚI 4 ,1, 58)
Barry Loberfeld viết về kinh tế Liên Xô :" Trong khoảng 1861, nông dân là nông nô, nhưng có cây trồng và gia súc. Nhưng sau đó, khoảng 1935, canh tác tập thể, một nông trường xuống cấp, nông dân vẫn là nông nô, một hộ gia đình nông dân thu được từ 247 rúp một năm, chỉ đủ để mua một đôi giày [6].
Chủ nghĩa Marx được xây dựng trên triết thuyết của Marx. Triết thuyết của Marx lại được Lenin phù trợ nhưng tập thể nào cũng đưa đến dị biệt và mâu thuẫn, nhất là chủ nghĩa Marx. Dị biệt và mâu thuẫn là do lý luận của Marx, Lenin tự thân mang nhiều hủy thể. Mầm hủy thể đó là sự kết hợp của ước mơ, tưởng tượng và dối trá, là sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành, mâu thuẫn giữa thiện và ác. Hủy thể đó là tham, sân, si. Tự thân có hủy thể, bên ngoài cũng đầy những yếu tố hủy thể xâm nhập. Có áp bức là có tranh đấu, tranh đấu gắn liền với áp bức và tiêu diệt áp bức.Andre Malraux nói:"Cộng sản phá hủy dân chủ, Dân chủ cũng phá hủy cộng sản. [7] 
Cuối đời, Trần Đức Thảo đã nhận định đúng về Hiồ Chí Minh và Larl Marx:<!-
Về Hồ Chí Minh, ông viết : Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê đạt tới mục tiêu của mình. Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu!...Cụ Hồ còn nêu gương sống thanh đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài, nhưng trong thực tế thì lại khác, ‘ông cụ’ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả về vấn đề sinh lý”. (Tri Vũ. TĐT, 82-83)
Về Marx, ông nhận định: Ta đã trồng cây tư tưởng của Marx, và cho tới nay thì cây đó vẫn cho toàn quả đắng- (Tri Vũ.69)
Không có một thứ lý luận biện chứng nào có thể chứng minh rằng một xã hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ quyệt, đầy hận thù , tranh chấp , đầy chia rẽ và tham nhũng của hôm nay sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp cho nhân loại …tung tích của thủ phạm đưa tới sai lầm cơ bản của cách mạng là : sự thiếu vắng của thực tế hiện tại trong lý luận- (Tri Vũ,207)… hạnh phúc ở nơi không có con quỷ quyền lực và con quỷ chiến tranh nó ám …phải biết rằng chỉ có con quỷ mới kiêu căng, mới vui khi làm khổ, làm nhục con người. ..quỷ ấy là thứ đầu óc đầy ý đồ gian xảo, hung bạo của quyền lực. Quỷ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù - Chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của quỷ (Tri Vũ,.342-344)
Cộng sản bây giờ lộ rõ bộ mặt phản quốc hại dân, là lũ cướp của giết người, phi dân chủ, phi nhân nghĩa, là đại họa của dân tộc Việt Nam..Chính lực lượng dân chủ sẽ tiêu diệt cộng sản để xây dựng thế giới hòa bình và thịnh vượng.



___
CHÚ THICH

[1].Nguyễn Chí Thiện (1939-2012). Hoa Dia Nguc II, ấn bằng hai sinh ngữ, then complete in Vietnamese in 2006.
[2]. Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghê. California. 1997, tr.28, 139.
[3].Phan Lạc Phúc . Bè Bạn Gần Xa. (bút ký, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 2000. 2nd ed. Australia 2001,78.
[4].Hà Thúc Sinh .Đại Học Máu, ký, Nhân Văn USA, 1985. 2ed.USA, 1985.tr. 463., 637,721
[5].Trần Văn Thái. Trại Đầm Đùn" .Nxb Nguyễn Trãi, 1969, Sài-gòn, Việt-nam
[6]. Barry Loberfeld FrontPageMagazine.com | June 12, 2006
[7]. Communism destroys democracy. Democracy can also destroy Communism.http://www.brainyquote.com/quotes/authors/a/andre_malraux.h

VIỆT TÂN =VIETTUSAIGON =NGUYÊN THẠCH = LƯU Á CHÂU

Saturday, November 28, 2015


PHUNG NGOC SA * TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH !



TIẾNG CHUÔNG  CẢNH TỈNH   Về ÐẢNG VIỆT TÂN
Phùng Ngọc Sa


Vào đầu năm 2004, nhân dịp cựu đại tá Phạm Văn Liễu (PVL), nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (từ năm1981 đến năm1984), ra mắt phần III quyển hồi ký Trả Ta Sông Núi để tố cáo những việc làm sai trái của Mặt Trận (MT), thì sau đó vào ngày 10-9-04, ông Nguyễn Kim, người thay thế ông PVL trong chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận Quốc GiaThống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) đã có Thư Lên Tiếng, minh xác với đồng bào và thân hữu về một số dữ kiện để phản bác hồi ký của ông PVL, thư được tóm gọn trong 4 điều chính, mà điều đầu tiên đã viết: “Sau nhiều cố gắng chấn chỉnh (?),Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc, cơ quan lãnh đạo tối cao của MTQGTNGPVN, đã phải giải nhiệm ông Phạm Văn Liễu khỏi trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, vào tháng 12 năm 1984, vì lý do kỷ luật.”


Nhờ có Thư Lên Tiếng, qua giấy trắng mực đen chúng tôi mới biết, là ông Phạm Văn Liễu bị loại ra khỏi MT vì lý do kỷ luật.


Câu hỏi được nêu lên, cái được gọi Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc (HÐKCTQ) mà ông Nguyễn Kim nói là cơ quan lãnh đạo tối cao, đã trực tiếp hay qua trung gian của Hội Ðồng Kỷ Luật (HÐKL) để loại ông PVL? Nếu HÐKCTQ trực tiếp giải nhiệm thì xin hỏi, hội đồng đó thành lập từợ lúc nào? Họp tại đâu? Ai chủ tọa hội đồng nầy? Hội đồng dựa theo điều khoản nào trong bản nội quy, và do quyết định số mấy để giải nhiệm ông PVL? Mặt khác, khi áp dụng biện pháp kỷ luật đối với một thành viên cao cấp như ông PVL, MT đã hành xử dưới hình thức dân chủ, hay là một tổ chức phát xít theo lãnh tụ chế? Nếu đã là một tổ chức dân chủ, thì mỗi cấp bộ MT (1) ắt phải có đại biểu được bầu lên để hình thành hội đồng đại biểu (congress) ; thế thì liệu cái được gọi là HÐKCTQ để giải nhiệm ông Liễu có sự tham dự của hội đồng đại biều đó không? Nếu có, thì gồm có các đại diện của cơ sở nào, sao không thấy ông Nguyễn Kim nói đến? Ngoài ra, liệu hội đồng này có đũ tư cách để luận tội một lãnh tụ nòng cốt, đồng sáng lập MT tầm cở như ông Liễu không?


Chắc chắn ông Nguyễn Kim sẽ không trả lời được những câu hỏi của chúng tôi. Lý do cái được gọi là HÐKCTQ, HÐKL hay là “hội đồng chuột” chăng nữa, cũng chỉ là sự tưởng tượng của ông Hoàng Cơ Minh và phe nhóm, vì MT đã từng chủ trương buôn bán kháng chiến; đã có khu chiến giả, trận địa giả, thì tại sao lại không thể phịa ra cái Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc Ma. Việc đó chẵng qua chỉ là một sự dối trá thì ai có thể tin được.


Chẳng cần phải dựa vào quyểản hồi ký Trả Ta Sông Núi (Trtsn) phần III thì chúng tôi mới biết đến tổ chức MT, mà qua nhiều tài liệu sưu tầm, cũng như của những người từng tham gia MT, chúng tôi biết là trước sau MT cũng chỉ có 2 bộ phận: Quốc Nội, tức là Tổng Vụ Quốc Nội do đề đốc Hoàng Cơ Minh (HCM) lãnh đạo, Tổng Vụ Hải Ngoại do cựu đại tá Phạm Văn Liễu phụ trách. Nói chung, cả 2 Tổng Vụ nói trên đều có bổn phận hổ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu tối hậu là “Giải Phóng Việt Nam” khỏi ách thống trị CSVN. Tổ chức đã minh định rõ như vậy, thì không có việc ai lãnh đạo ai, ngoài ra trong phân nhiệm cũng không đề cập việc ai là người tổng chỉ huy MT, vậy thì ai, hội đồng nào đũ tư cách giải nhiệm ông PVL? Chính vụ việc xảy ra tại Bangkok vào năm 1982 khi ông PVL đi thăm “Khu Chiến” của ông HCM, đã cụ thể chứng minh là 2 ông Tổng Vụ Trưởng Quốc Nội và Hải Ngoại tự coi mình ngang và như nhau, vì thế mới có chuyện ông PVLngang nhiên “sửa lưng” HCM khi ông nầy tự xưng là “Chủ tịch MT” với câu hỏi: “Tại sao ông tự phong làm Chủ tịch Mặt Trận mà không cho tôi biết.? (Trtsn 211). Chủ tịch MT mà còn tự phong ẩu, thì việc đẻ ra những cái khác đâu khó.


Ðiều xác thực và tất cả mọi người đều biết, sở dĩ ông PVL bị đá văng ra khỏi chức Tổng Vụ Hải Ngoại, vì ông PVL đã quyết định cách chức Hoàng Cơ Ðịnh, em ruột của ông HCM do y lem nhem tiền bạc và Nguyễn Xuân Nghĩa (thuộc phe nhóm HCÐ), cháu ruột của Mười Cúc, tức Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng Bí Thư đảng CSVN, về những hành vi mờ ám trong quan hệ với VC và muốn qua mặt ông PVL. Tình thế đó buộc phe nhóm họ Hoàng vì quyền lợi mà phải lật ngược thế cờ bằng cách ngụy tạo HÐKCTQ Ma để loại ông PVL. Ðáng buồn, và quá thất vọng cho ông PVL, người từng đãm nhiệm một chức vụ quan trọng như thế, mà không có được một biện pháp đề phòng, chỉ thụ động “nhận tội” rồi ôm đầu máu bỏ cuộc chớ không có được một hành động thích ứng nào để triệt hạ tổ chức tội ác nầy. Hậu họa chắc chắn ông PVL phải lãnh đũ. Ðồng bào hải ngoại đã lên án ông PVL là một tội đồ của dân tộc cũng không sai.


Quả thật, đây đúng là một kinh nghiệm quá đắng cay, đồng thời cũng là bài học đắt giá cho những ai muốn làm chính trị mà thiếu tiên liệu, không có được tầm nhìn chính xác; không biết tiên đoán và ước tính thời cuộc, thì sao có thể lãnh đạo thành công. Thử hỏi, những nhân vật với khả năng và nhãn quan hạn hẹp như ông Liễu mà trước đây từng được giao phó trọng trách “Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Quốc Gia”, tức lãnh đạo guồng máy an ninh để bảo vệ Miền Nam thì làm sao mà Việt Nam Cộng Hòa không bị rơi vào tay cộng sản Bắc Việt?


Nói chung, nhờ Thư Lên Tiếng của ông Nguyễn Kim, mà toàn thể đồng bào mới thấy được khả năng cũng như sự hiểu biết chính trị nông cạn của cái được gọi là cán bộ lãnh đạo MT. Chính diễn biến nói trên chứng minh cung cách hành sử của MT chỉ là hành vi của một tập đoàn phát xít; một tổ chức chính trị ấu trĩ, thiếu đạo đức không có ý thức lãnh đạo. Họỳ chỉ biết lợi dụng cơ hội để “chơi nhau”, hoặc thủ tiêu bất cứ ai mà họ cảm thấy không vừa lòng và đi ngược chủ trương của mình. Như vậy, việc giải nhiệm hay khai trừ một thành viên nào đó, chẳng qua chỉ là một hành động khủng bố với đường lối độc tài rừng rú chứ không phải là một tổ chức dân chủ. Chưa nắm được chính quyền mà đã giở trò độc tài chuyên chế; thử hỏi nếu MT có thực quyền trong tay, ắt còn tác yêu tác quái và thậm tệ hơn bọn CSVN; vì cộng sản dù nó dã man, độc tài chuyên chế, nhưng chúng còn cái gọi là đảng quy, Bộ Chính Trị, Trung Ương Ðảng, Hội Ðồng Kỷ Luật; còn hành xử theo kiểu MT thì người Việt hải ngoại cho rằng, đây chỉ là sinh hoạt của một tổ chức xã hội đen, hay một đám thảo khấu.


Cho phổ biến Thư Lên Tiếng, một tài liệu được coi là quan trọng nhưng lại để lộ nhiều sơ hở mà vẫn được thông qua, thế mà giờ đây đám người nầy lại là cấp lãnh đạo của đảng VT, thử hỏi làm sao họ có đũ khả năng để mà “canh tân cách mạng” đất nước? Vậy xin hỏi, với sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động chính trị tầm cở như Nguyễn Kim, tức Nguyễn Kim Hườn, Lý Thái Hùng, tức là Bùi Bằng Ðoàn (?)mà tập thể tị nạn gọi đó là hạng “blanc bec” (2) chỉ có thành tích ăn chơi, và lý lịch không rõ thì làm sao có đũ khả năng đối đầu với CSVN, một tổ chức chính trị siêu về kỹ thuật, đệ nhất gian giảo và lừa bịp, chắc chắn hạng người nầy cuối cùng chỉ biết xin làm tay sai. Phải chăng vì thế người ta nghĩ là Nguyễn Kim cũng như Lý Thái Hùng chỉ là những con chốt để làm kiểng, còn thực sự ở đàng sau đã có bàn tay bí mật khác điều khiển?


Nên nhớ, hoạt động chính trị tại các nước chậm tiến và cựu thuộc địa như Việt Nam thì học vị, bằng cấp chưa đũ mà đòi hỏi phải có đạo đức cách mạng. Thiếu đạo đức thì chỉ là một bọn buôn bán xương máu của đồng bào.


Nhắc đến việc thành lập đảng VT cũng đũ chứng tỏ cấp lãnh đạo MT vì không chịu học hỏi; không được trang bị tối thiểu về lý luận chính trị nên đã hành động sai nguyên tắc. Hoạt động chính trị thì phải biết, đảng là một công cụ đấu tranh để dành chính quyền. Do đó đảng là tổ chức chiến lược, mặt trận là một bộ phận chiến thuật: Chiến lược có trước chiến thuật mới theo sau. ” Ðảng đẻ ra mặt trận, chứ không khi nào mặt trận lại sinh ra đảng.” Lịch sử đất nước ở hậu bán thế kỷ thứ 20 đã cụ thể chứng minh: Năm 1960, đảng Lao Ðộng Việt Nam, (tên cũ của CSVN) lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dùng nó làm công cụ phá hoại Việt Nam Cộng Hòa để khỏi bị mang tiếng với quốc tế là cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam; Mặt Trận Tổ Quốc, là cơ quan ngoại vi của đảng CSVN, chúng dựng lên nó hầu khống chế toàn bộ đất nước sau năm 1975 mà được tiếng là toàn dân tham gia ủng hộ chính quyền. MT do không được trang bị căn bản chính trị, nên không những làm chuyện ngược đời; mà còn tiền hậu bất nhứt: Năm 1981, MT giải tán các đảng Người Việt Tự Do (Nhựt), Lực Lượng Dân Quân, Phục Hưng Miền Nam(3) thành lập MTQGTNGPVN, mục tiêu là để Giải Phóng Việt Nam, tức chủ trương triệt hạ đương quyền cộng sản Hà Nội. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1982, MT lại thành lập đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng, nói là làm nòng cốt cho MT để tiến hành công tác Canh Tân đất nước, tức làm ngược lại với chủ trương Giải Phóng chỉ trước đó một năm. Với hành động nầy đảng VT đã xác nhận sự hiện hữu của cộng sản, một chế độ phi nhân và phản tộc; cách nhau chỉ một năm mà MT đã thay đổi như chong chóng, hành động như thế thì dễ mấy ai tin, và xem đó là một sự dối trá lường gạt.


Nếu cho rằng, làm chính trị thì phải nói láo, nói láo liên tục và phải biết kiểm soát việc nói láo của mình. Ðàng nầy MT đã nói láo, nhưng lại dấu đầu hở đuôi. MT nói đảng VT do ông HCM thành lập tại Khu Chiến từ năm 1982, thế mà ông PVL,Tổng Vụ Hải Ngoại, một lãnh đạo cao cấp đồng sáng lập MT, người mà cho đến cuối tháng 12-1984, trước khi bị loại ra khỏi MT vẫn thường xuyên liên lạc và yểm bộ phận quốc nội, thế mà không hay biết gì về đảng VT, do đó trong hồi ký TRTSN, phần III ông PVL lại viết đảng VT là do Nguyễn Xuân Nghĩa bày ra.


Nên nhớ, ngày nay ngoài trình độ dân trí của quần chúng đã cao, họ lại sẵn có phương tiện truyền thông tân tiến, nhờ thếÔ dễ dàng phán đoán sự việc, vì thế không nên bưng bít hay dấu nhẹm sự thực. Dối trá lường gạt sẽ bị khinh rẻ. Và, một sự đã bất khả tín thì vạn sự khác dù có thật cũng không thuyết phục được ai. Do đó phải nên thành thực với nhau. Nếu cần, và do đòi hỏi của tình thế MT có thể nói, đảng VT đã được thành lập tại Hoa Kỳ, tại Âu châu v,v, thậm chí là nó được hình thành tại một khu ăn chơi nào đó tại Thái Lan, miễn sao bảo đảm được yếu tố an ninh và hoạt động cứu nước của nó được hữu hiệu là tốt, cần gì nói dối là được hình thành tại rừng núi Ðông Dương khiến người ta nghi ngờ..


Trong diễn văn ra mắt đảng VT vào ngày 19-9-04, ông Chủ Tịch Nguyễn Kim, cũng như Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng đều xác nhận đảng VT xem CSVN là một thực thể, một thành phần của dân tộc. Khẳng định như vậy chắc hẵn đảng VT đãờ có kế hoạch nắm chính quyền. Chúng tôi ước mong đảng VT sớm hoàn thành ý nguyện để Việt Nam sớm được thanh bình. Tuy nhiên, xin hỏi: Ðối với một chế độ độc tài, toàn trị đầy quyền và lực như như CSVN hiện nay, thì đảng VT có kế hoạch gì để cướp được chính quyền trong tay chúng?


Muốn cướp được chính quyền thường có 3 đường lối hành động: Ðánh hay cướp mà lấy; Hòa mà lấy và hạ sách là Luồn mà lấy:


* - Ðánh cướp mà lấy, chắc chắn đảng VT cũng bất cứ một tổ chức nào khác đều không có sức cũng như lực. Hơn nữa, xu thế thời đại chủ trương đối thoại, không chấp nhận đối đầu. Lấy thị trường thay chiến trường. Do đó đường lối hành động nầy bất khả thi.


* - Hòa mà lấy, tức hai bên đánh nhau bất phân thắng bại, đánh tới trầy vi tróc vẩy mà không chiếm được đành phải đưa nhau vào bàn hội nghị, tỉ như Hội Nghị Genève 1954 và Hội Nghị Paris 1973 để tranh luận hơn thua rồi chia chác. Ðảng VT bây giờ cũng như mãi mãi sẽ không bao giờ thực hiện được, vì từ trước đến nay họ chỉ toàn làm giả: Khu Chiến giả, Kháng Chiến Ma, chứ có đánh nhau bao giờ đâu mà nói chuyện hòa. Nhớ rằng, cộng sản chỉ chịu hòa lúc chúng cảm thấy yếu. Lịch sử cận đại chứng minh: Năm 1945-1946, Mặt Trận Việt Minh chấp nhận hòa với Mặt Trận Quốc Dân Ðảng (MTQDÐ), một tập hợp gồm Ðại Việt, Việt Cách và Việt Quốc. MT có một lực lượng mạnh, nổi tiếng và được quần chúng biết từ những năm 1930, trong khi đó thì mấy ai biết được tên tuổi Hồ Chí Minh cũng như đảng cộng sản; trên toàn quốc lúc bấy giờÔ mặt trận Việt Minh (VM) chỉ mới có 5 ngàn cán bộ. Vì yếu thế VM buộc phải hòa và nhường cho MTQDÐ 72 ghế đại biểu quốc hội (khỏi cần tranh cử); trong chính phủ Liên Hiệp, ngoài cụ Nguyễn Hải Thần, là Phó Chủ tịch Nhà Nước đứng ngay sau Hồ Chí Minh còn có 4 ghế do các ông Nguyễn Tường Tam đứng đầu Bộ Ngoại Giao; Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch Quân Ủy Hội, tức Bộ Quốc Phòng và Chu Bá Phượng nắm Bộ Kinh tế; riêng cụ Huỳnh Thúc Kháng, tuy nói là “không đảng phái”, nhưng lại là một nhân sĩ có lập trường quốc gia chân chính và yêu nước làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Với một lực lượng đông đảo, góp mặt đũ nhân tài ái quốc, đầy kinh nghiệm đấu tranh, thế nhưng vì thiếu cảnh giác, không đề phòng nên bị bọn VM sau khi đã tống khứ được quân Tàu ô hợp củaTưởng Giới Thạch ra khỏi nước, rãnh tay chúng quay lại đánh MTQDÐ tan nát, khiến người thì theo phe Tưởng chạy sang Tàu, kẻ khác phải đầu hàng và trở thành cán bộ cộng sản như Chu Bá Phượng, phần cụ Huỳnh Thúc Kháng đành trở lại quê nhà ở Quảng Ngãi và chết một cách bí mật. Thử hỏi với những nhân tài ái quốc tầm cở như thế mà còn bị bọn cộng sản đánh cho thất điên bát đảo, thì với các cấp lãnh đạo VT hiện nay, hạng người từng bị mang tiếng lừa gạt và dối trá thì làm sao có khả năng đánh nhau với VC rồi hòa mà có chính quyền.


* - Luồn mà lấy: Tức là luồn cúi, giả bộ xin hàng phục cộng sản rồi đợi cơ hội chớp thời cơ; nôm na bắt chước kiểu VM cộng sản cướp chính quyền vào năm 1945. Xin nhắc độc giả, sở dĩ VM chớp được thời cơ là nhờ hoàn cảnh lịch sửÔ đã tạo ra một khoảng trống chính trị tại Việt Nam, nên chúng mới thành công. Bối cảnh lịch sử lúc đó như sau: Nhật đã đầu hàng, Pháp chưa trở lại Ðông Dương, chính phủ của vua Bảo Ðại chỉ làm bù nhìn không có thực quyền, nên VM mới thừa cơ chiếm được. Luồn mà lấy là hạ sách, muốn thực thi điều đó đòi hỏi các cán bộ phải có khả năng và đầy đũ bản lãnh. Thử hỏi đảng VT có được loại cán bộ đó không? Còn như hiện tại họ chỉ có một số quá non yếu, và chủ trương rình để “chôm credit”, thì đảng nầy chỉ biết xin làm tôi tớ.


Nhiều lần đảng VT đã xác định là chấp nhận đương quyền cộng sản, thì việc CSVN chọn VT làm đối lập thì cũng không gì khó hiểu. Theo VC, thà chúng chấp nhận bọn này làm đối lập thì dễ ăn nói với quốc tế hơn: vì trước là có thêm bộ mặt mới, những con nai tơ từng được gắn nhãn hiệu chống cọng ở hải ngoại, còn hơn là để cho các phần tử đối kháng trong nước đóng vai trò đối lập thì quá nguy hiểm. Lý do, một là tụi đối kháng trong nước cũng một lò với mình, đã biết rõ đường đi nước bước của mình quá nhiều, dùng nó thì từ bị thương đến chết; hai là nếu chọn đối kháng cở như mấy tên Bùi Tín, Vũ Thư Hiên v.v. thì người dân trong nước ai mà tin. Hơn nữa chấp nhận một tổ chức mà đã sẵn có người của “phe ta” thì rất có lợi.


Với mưu đồ nói trên, nếu đảng VT, một tổ chức có lắm tiền, từng kiếm được một cách không minh bạch trước đây, tìm cách vận động để đại diện cho hải ngoại tiến tới nói chuyện với CSVN, và được bọn nầy mớm hơi tiếp sức thì sẽ vô cùng tai hại.


Một số người đứng đắn và đầy hiểu biết, tuy rõ MT đã làm nhiều đều xằng bậy, nhưng vẫn phát biểu :”MT chống cộng sản sao mình cứ thắc mắc; tại sao lại không để cho họ thử đi với cộng sản làm đối lập, dù đối lập cuội chăng nữa thì biết đâu sẽ có cơ hội đểợ “lộng giả thành chân.” Mới nghe coi được; không làm thử sao biết. Song, là người từng được huấn luyện từ trong một tổ chức chính trị, chúng tôi xin được dẫn chứng một sự kiện lịch sử để tất cả cùng chung rút kinh nghiệm và dùng đó để làm bài học cho tương lai.


Trong một buổi họp lịch sử của MTQDÐ vào năm 1946, trong đó có mặt đầy đũ cấp lãnh đạo Mặt Trận; từ Chủ tịch Trương Tử Anh, đến các ủy viên khác như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Chu Bá Phượng v.v. Ông Lê Khang tức Lê Ninh, một ủy viên cao cấp MT, sau phần thuyết trình chứng minh cho hội nghị biết, là cộng sản VM đã lộ diện làm tay sai cho cộng sản quốc tế, chắc chắn thời gian tới chúng sẽ có nhiều hành động thất lợi cho phía quốc gia. Tiếp liền ông đề nghị, MTQDÐ phải vận dụng lực lượng võ trang lật đổ ngay bọn VM. Một số cấp lãnh đạo trong hội nghị góp ý:”VM, họ đang tranh đấu cho nền độc lập đất nước, tại sao chúng ta chống họ; cứ để cho họ làm, nếu họ phản, thì chúng ta dẹp đâu có muộn gì”. Ông Lê Khang quá giận, chỉ vào mặt các lãnh đạo MT có mặt nói:”Các anh không lo diệt chúng bây giờ, tương lai các anh sẽ không có đất để chôn thân.”( 4) Quả thật lịch sử đã chứng minh, chỉ một thời gian ngắn sau, các ông Trưởng Tử Anh, Lê Khang vì do dự, không quyết tâm tiêu diệt VM cộng sản nên đã bị nó thủ tiêu; quý ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam phải trốn chạy sang Tàu, còn Chu Bá Phượng đầu hàng và trở thành đảng viên cộng sản. Riêng hạ tầng cở sở của MTQDÐ thì sau vụ Ôn Như Hầu và Cầu Sơn, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tên hung thần khát máu Võ Nguyên Giáp, hắn đã phóng tay tàn sát hằng vạn cán bộ MTQDÐ; bị giết hại quá nhiều nên đã ứng nghiệm lời của ông Lê Khang trước đây “là các anh sẽ không còn có đất chôn thân.”


Bài học lịch sử là câu trả lời cho những ai có tư tưởng nói trên. Với những nhà ái quốc yếu nước của MTQDÐ tài ba như thế, mà còn bị VC tiêu diệt, huống gì đảng VT mà từ trước đến giờ chỉ nói láo; nói láo từ việc tổ chức Khu Chiến Giả đến Kháng Chiến Ma; dấu nhẹm về cái chết của ông HCM, đợi đến 14 năm sau mới dám công khai báo tử. Ngoài ra, mọi việc đều cố bắt chước theo CSVN: từ việc tổ chức Trung Thu cho nhi đồng tại Texas theo kiểu VC; nào là đội nón cối, cầm lồng đèn sao, nói theo lời ”bác Hồ”, thậm chí cấp lãnh đạo MT lại cố tạo sao cho mình giống hình ảnh tên phản quốc Hồ Chí Minh từ cách để râu, mặc bà ba đen, quàng khăn rằn, mang dép cao su râu v.v.. Thử hỏi với chủ trương như thế thì VT đã chống cộng bao giờ đâu? Còn chuyện để cho đảng VT làm thử thì quả thật quá khốn nạn cho đất nước; đã tan nát vì cộng sản rồi còn bị vùi dập bởi đám tay sai thì đúng là trời đày dân tộc Việt Nam. .


Trình bày vài ý kiến trên, không phải để tranh cải với đảng VT, mà chúng tôi chỉ xin lấy nhiệt tình và kinh nghiệm cả một cuộc đời đấu tranh, và thân phận một nạn nhân cộng sản, xin gióng lên một tiếng chuông để cảnh tỉnh đồng bào, đặc biệt là quý bạn trẻ hãy thận trọng, xin đừng tiếp tay với bọn tay sai cọng sản nằm vùng có hại cho sự nghiệp giải phóng đất nước.


Ðảng VT xác định họ công nhận CSVN là một lực lượng chính trị, thì rõ ràng họ muốn Hòa Hợp với Hà Nội, tức tình nguyện theo chúng làm tay sai để kiếm ăn, chứ đời nào CSVN chịu Hòa Giải bao giờ. Chỉ có nhân dân, vì tính mạng và vì quyền bị thiệt thòi được quyền đòi cộng sản Hà Nội phải hòa giải, tức là trả lại những quyền căn bản, quyền làm người mà VC đã ngang nhiên tước đoạt của người dân, đảng phái chính trị trong đó có đảng VT không lấy tư cách gì, hoặc đại diện cho ai đểợ đòi hòa giải.


Trước khi chấm dứt người viết xin nhắn gởi bọn cộng sản và tay sai nằm vùng biết, là trong cuộc bầu cử vào đầu tháng 11-04, cơ quan công lực Hoa Kỳ đã nắm bắt được nhiều tài liệu chứng tỏ là CSVN đã có nhiều hành động được xem là, “can thiệp vào nội bộ Hoa Kỳ”, tức là đã vi phạm công ước quốc tế. Hãy mở mắt để chờ đòn, và đừng tưởng là tiếp tay xúi bọn tay sai, hết làm cuộc tập họp nầy, đến cuộc biểu dương lực lượng kia để tỏ “Ta thực sự đại diện tập thể tị nạn tại Mỹ” thì vô ích, vì người Mỹ đã biết ai là kẻ đứng đàng sau tổ chức đó.



PNS.


1-/ Trên lãnh thổ Hoa Kỳ, Au châu và Uc châu hầu như nơi nào cũng có tổ chức MT.
2-/ Blanc bec (tiếng Pháp), mõ con chim non còn trắng, tức ấu trĩ;
HCM, theo PVL trong Trtsn từng chê Nguyễn Kim Hườn là tay chỉ biết ăn chơi.
3-/ Phong trào Phục Hưng Miền Nam vì thế không gia nhập MT,
4-/ Việt Nam QDÐ của Nguyễn Văn Ðào.

VIETTỪSAIGON * LỊCH SỬ

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?
Ở đây, có ba vấn đề cần nêu: Mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm; Sự đánh tráo môn học lịch sử với tuyên truyền chính trị và; Phá bỏ sự đánh tráo để đi đến một cuộc tẩy não kiểu mới.
Ở vấn đề thứ nhất, mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm. Có thể nói nhanh rằng không có xứ sở nào lại có nhiều loa sắt để tuyên truyền cho chế độ hơn xứ sở Cộng sản. Và đương nhiên Cộng sản Việt Nam cũng nhiều loa sắt thuộc vào top hàng đầu thế giới. Đi bất kì đâu cũng có thể nghe giọng the thé từ bụi chuối, lùm tre, gốc mít, nóc nhà, thân trụ điện, nóc hợp tác xã… Hình ảnh cái loa sắt trở thành biểu tượng truyền thông của chế độ Cộng sản Việt Nam.
Và, chính những cái loa sắt có lúc ru ngủ, có lúc ma mị, có lúc đe nẹt để người dân sống trọn trong cái chuồng trâu ngựa chỉ biết vâng dạ để tồn tại là cẩm nang giữ mạng của thời đại Cộng sản. Và chính cái loa sắt cũng rêu rao tính ưu việt của chế độ cũng như nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, rót vào tai người dân sự thần thánh của Hồ Chí Minh cũng như thiên tài lãnh đạo của đảng… Trong đó có cả vấn đề thuế giá trị gia tăng là một loại thuế nhân đạo, người dân đỡ phải tốn kém, đỡ phải lo toan.
Và đây là mấu chốt vấn đề giữa cái loa sắt với tượng đài, ống tiêm. Bởi tin vào cái loa sắt, người dân không hề hay biết rằng mọi khoản tiền mà bất kì quan chức nhà nước nào lãnh nhận đều là mồ hôi, xương máu của ngót nghét một trăm triệu dân Việt Nam đóng mà có. Và tiền xây tượng đài cũng lấy từ mồ hôi, xương máu đó mà ra.
Nhưng, theo lý thuyết thì đa phần tượng đài được vận động kinh phí từ tư nhân, doanh nghiệp. Vậy tư nhân Việt Nam những ai có nhiều tiền để đóng góp tỉ này tỉ nọ mà xây tượng đài? Cũng như có bao nhiêu doanh nghiệp giàu có để đóng góp? Xin miễn bàn về đồng tiền mà họ có, bởi nguồn gốc của đồng tiền giàu có tại Việt Nam rất dễ thấy, hoặc là có kiều hối từ nước giàu gởi về hằng tháng, hoặc là làm ăn chân chính (con số này rất hiếm hoi), hoặc là tham nhũng, mở công ty để rửa tiền, hoặc là trộm cắp tài nguyên, đất đai bằng nhiều cách… Và có cả buôn ma túy.
Vấn đề tiền buôn ma túy, có thể nói rằng không có nơi nào mà tiền buôn bán ma túy lại được đóng thuế một cách trọn vẹn như tại Việt Nam. Bởi lẽ, nếu bán được một tỉ đồng tiền ma túy, kẻ buôn ma túy mang một tỉ đồng đó mua một chiếc xe hơi chẳng hạn. Thì anh ta đã đóng thuế đúng nghĩa, đúng tỉ lệ bằng tiền ma túy, nghĩa là đồng tiền đó đã góp phần vào công quĩ quốc gia thông qua thuế giá trị gia tăng. Mua đất, mua nhà, mua bất kì thứ gì bằng đồng tiền buôn bán ma túy hay buôn bán phụ nữ đều có thể vỗ ngực tự hào về khả năng đóng thuế đầy đủ của một công dân.
Và khi tượng đài được xây lên bằng ngân sách nhà nước, có thể nói rằng trong tượng đài chứa gồm cả mồ hôi của dân lành và cả khoản tiền thuế của việc buôn ma túy, buôn hàng lậu, buôn thần bán thánh… Bởi lẽ, kẻ buôn ma túy càng mua sắm được nhiều thứ thì đồng thuế giá trị gia tăng của quốc gia càng dày thêm. Và khi tượng đài càng xây dựng hoành tráng một cách dễ dãi, mặc cho đất nước lộn xộn bao nhiêu thì con nghiện, ống tiêm và giấy hít càng tăng bấy nhiêu.
Có lẽ vì vậy mà không phải ngẫu nhiên, tượng đài xây lên rồi bỏ hoang, tượng đài tốn càng nhiều tiền thì con nghiện càng thích đến những chỗ đó để hút chích, ống tiêm càng dày đặc ở đó bấy nhiêu. Điều này giống như một thứ nhân quả trước mắt, không cần che đậy.
Và tượng đài, loa sắt như một thứ nhân, ống tiêm là hệ quả của cả một quá trình mà đảng Cộng sản đã trắng trợn đánh tráo lịch sử bằng kiểu tuyên truyền hoành tráng và tốn kém, đạp lên sự đói khổ của nhân dân. Và đây cũng là một trong những chiêu bài đánh tráo lịch sử bằng trực quan sinh động. Từ bài học lịch sử ca ngợi chiến thắng, đầu độc lòng thù hận cho đến đi đến bất kì nơi nào cũng gặp những biểu tượng chiến thắng được xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhân dân.
Nhưng có vẻ như đến thời điểm hiện tại, kiểu đánh tráo này không còn hợp thời. Đòi hỏi về những mốc lịch sử đồng đại như chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, Gạc Ma 1988, Giàn Khoan HD 981 và những tuyên bố của Bắc Kinh về đường lưỡi bò trên biển Đông… Tất cả những chuyện đó là lịch sử. Nếu còn giữ môn lịch sử thì bắt buộc phải nhắc đến những mốc này. Nghiệt nỗi, hiện tại là thời đại thông tin toàn cầu, nếu không đưa những mốc lịch sử vừa nêu vào giáo khoa thì tự làm lộ sự bưng bít, nói dối và lừa mị của mình.
Chính vì vậy, muốn tiếp tục tồn tại, đảng Cộng sản phải đi từ chỗ đánh tráo lịch sử sang chỗ triệt tiêu lịch sử và bóp méo thành môn học khác không cần đảm bảo tính khoa học nhưng đảm bảo tính tuyên truyền và nhồi sọ, tẩy não để lớp trẻ yêu đảng như yêu dân tộc và không cần biết gì về mối hiểm họa phương Bắc cũng không cần biết gì về quá khứ dân tộc.
Và khi đưa ra cái gọi là “tích hợp các môn học nhằm đảm bảo tính sinh động của lịch sử” để dạy môn “công dân và tổ quốc” thay vì dạy môn lịch sử là một dã tâm xóa bỏ ký ức dân tộc, xóa bỏ mọi giá trị của cha ông, tẩy não những thế hệ sau để con em chúng ta thấy rằng việc đảng Cộng sản theo Tàu, thân Tàu, thậm chí làm trâu ngựa cho Tàu là một việc làm thông minh, sáng suốt…!
Và, cái giá của một nền chính trị mà trong đó ký ức dân tộc, lịch sử dân tộc bị chính trị hóa, sau đó đánh lệch hướng và tẩy não, thay thế bằng cái bóng của chế độ cầm quyền sẽ là sự vong nô của tương lai. Và hiện tại, biểu hiện dễ thấy nhất là một nền lịch sử với sự đồng hành của loa sắt, tượng đài và ống tiêm ma túy. Điều này cũng là một trực quan sinh động về tương lai khô máu của dân tộc Việt Nam này.
Cần phải chặn đứng ngay tội ác này bằng mọi giá. Và kẻ nào đã lỡ tay nhúng chàm thì cũng nên dừng ngay trước khi quá muộn!

TUẦN KHANH * NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chút nghĩa thầy cô


Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.
Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.
Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà. “Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.
Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.
Rất nhiều người đau đớn nói rằng thế hệ trẻ hôm nay đã hỏng tất cả, khi mỗi ngày nhìn thấy chuyện trò đánh thầy, trò vây đánh trò… mỗi lúc càng ghê sợ. Nhưng phải đi và đến những điểm tận cùng của cuộc sống, nhìn thấy của những đứa trẻ chơ vơ ấy, chứng kiến chúng khao khát được gọi tiếng “thầy-cô”, khao khát được nhìn nhận như một học trò, có thể mới hiểu rằng mọi vấn nạn đều sinh ra từ nhà trường, từ chính sách, từ xã hội… Chúng chỉ là những nạn nhân. Những nạn nhân mỏng manh của người lớn.
Một thằng bé không chịu nói tên, chăm chút vẽ ngôi trường của nó và tô toàn bộ là một màu đen. Mấy đứa bạn cười ngặt nghẽo, nói nhìn là biết ngay là trường bị cúp điện. Đứa khác nói vì hết màu nên nó tô đại màu đen. Nhưng có thể tác giả của cái thiệp thì biết rõ hơn ai hết, trường của nó chỉ là tưởng tượng, đêm đến, hết làm việc thì nó được học ở ngoài trời, khi các thầy cô thiện nguyện đến.
Những năm cuối thập niên 70, cái đói hoành hành toàn miền Nam. Nơi nơi người ta phải nấu hạt bo bo dành cho ngựa và bò, được viện trợ từ Liên Xô, để ăn ngày hai bữa. Cô giáo tiểu học của tôi, lúc đó đi dạy luôn mang theo chuối nấu và bánh kẹo để bán chịu cho học trò, nhằm có thêm chút tiền sinh sống. Cuối năm, tặng quà tết cho cô, mẹ tôi cứ đắn đo giữa việc tặng quà hay đưa tiền mặt. Cuối cùng nắm chặt bì thư nhét vào tay cô giáo kèm một lời xin lỗi, mẹ tôi về kể lại với ánh mắt buồn buồn rằng cô giáo đã ôm mẹ tôi, nói rằng cô cám ơn vì mẹ tôi đã rất thực tế giữa buổi khốn khó đó. Hôm nay thì chuyện nhét ít tiền vào túi thầy cô đã không còn lạ, rất thông tục – thậm chí không có là không xong. Nhưng tôi thì nhớ mãi phút giây mẹ tôi cứ đau đáu vì sợ làm tổn thương người dạy học, thành phần được vô cùng kính trọng trong nền văn hoá giáo dục của miền Nam cũ.
Trong tập truyện kể Những tâm hồn cao thượng (Les Grands Coeurs) của Edmond De Amicis mà mẹ tôi tặng cho tôi khi vào lớp 3, như một cẩm nang sống, câu chuyện vị tướng quân quay lại ngôi trường cũ, cúi đầu trước người thầy già luôn làm tôi cảm động rơi nước mắt. Tình người và nghĩa thầy trò mới cao đẹp làm sao.
Bơi lặn trong cuộc đời, nhìn thấy những điều quặn lòng trong đời Việt, tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ đó như để ủi an cho mình. Tôi đọc những câu chuyện có thật về trò giết thầy rồi nhơn nhơn tự đắc như chuyện của Vũ Quang Hùng, chuyện hiệu trưởng dụ dỗ học trò vào đường cùng như Sầm Đức Xương… cho đến nhan nhản những chuyện trò nghèo không có kịp tiền đóng học phí, bị thầy cho bêu tên làm nhục dưới cột cờ, cô giáo thẳng tay đuổi học trò vì bị mẹ phê bình… Tôi hiểu cuộc sống hôm nay không đẹp như ngày xưa nữa, nghĩa thầy trò cũng phai nhạt theo thời gian. Tôi luôn nhớ câu chuyện của Edmond De Amicis mà dặn lòng, rồi sẽ có một ngày, người Việt sẽ dựng xây lại đất nước này với những điều tốt đẹp nhất – như thế hệ tôi từng biết.
Trong học vấn kém cõi của mình, tôi chỉ có hai người thầy hiếm hoi, bao dung nổi tính cách ngang ngược của mình. Một là người thầy trong Nhạc Viện, và người thầy môn Anh Văn. Thầy dạy Anh Văn là một người uyên bác lạ kỳ, ông biết năm thứ tiếng và đặc biệt là tiếng Latin, nên thường được chính quyền cậy nhờ làm việc mỗi khi đối thoại, thư từ với Vatican trong thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Người thầy dạy nhạc với hơn 30 năm tuổi đảng thì dặn tôi phải lớn khôn và đừng bao giờ trở thành người cộng sản. Người thầy dạy chữ thì khó tính và lặng lẽ, nhưng lại dạy cho tôi hiểu biết rất nhiều về thế giới không cộng sản.
Tôi nhớ hoài một cánh tay của ông bị liệt, nên khi dạy luôn phải dùng tay này đỡ tay kia. Sức khoẻ ông yếu nên mỗi ngày cần phải uống một viên multivitamin. Nhưng loại thuốc đó thì rất khó tìm trong thời tôi đi học. Nhiều năm sau khi ra đời, chuyến đầu tiên ra nước ngoài, tôi đã chạy tìm mua mấy hộp multivitamin để mang về cho thầy. Nhưng về, thì thầy đã mất. Sức ông yếu, lại trãi qua nhiều năm trong trại tù – gọi là trại học tập cải tạo nên đột quỵ, gượng phục hồi sau khi bị liệt nửa người, nhưng rồi suy nhược dần.
Ngày 20/11 luôn nhắc tôi nhiều điều. Dịp đến thăm lớp học tình thương của những đứa trẻ nghèo lại càng gợi lên trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi không đo được nghĩa thầy cô trong lòng những đứa trẻ được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa hôm nay như thế nào, nhưng với thế hệ tôi, đó là điều thiêng liêng khôn tả, nó giống như sự kính trọng và thương mến thầy cô mà tôi nhìn thấy ở những lớp học tình thương đó.
Nhìn tấm thiệp tô mái trường đen ngòm của đứa trẻ, tôi chợt nhận ra rằng đời khốn khó không bao giờ có thể giết chết được nghĩa thầy cô. Mà chỉ khi nghĩa thầy cô cao cả ấy bị bóp chết trong một xã hội nhiễu nhương, trong một chính quyền với nền giáo dục nhiễu nhương, ấy mới chính là lúc tất cả chúng ta và mai sau đang có một cuộc sống rất đỗi đen ngòm.
———————-
tranh minh họa: họa sỉ Lê Thiết Cương

LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI * NHIỆM VỤ

Ngày thứ Bảy: Nhiệm vụ khả thi và nhiệm vụ bất khả thi.

Trước khi kể lại câu chuyện này, tôi xin lỗi cơ quan an ninh, tôi không có ý chê bai quí vị, bởi vì bất kể ai rơi vào hoàn cảnh này cũng hành động giống như tôi, kể cả là an ninh.
Từ một tháng trước, tôi đã có hẹn gặp ăn sáng và nói chuyện với chị Gisela, đại diện cho chương trình Rule of Law của CHLB Đức vào ngày thứ Bảy 28-11. Vô tình lại trùng lặp với Lễ Đính hôn của Thanh Nghiên và Anh Tú.
An ninh đóng chốt tại sân khu tập thể từ chiều ngày 27-11, suốt đêm cho tới trưa ngày 28-11. Bởi vậy việc đi Hải Phòng dự Lễ Đính hôn trở thành nhiệm vụ bất khả thi.
Vấn đề làm sao để việc đi ăn sáng và nói chuyện với chị người Đức lúc 8 giờ sáng tại Hotel de l’Opera ở phố Tràng Tiền trở nên khả thi. Bởi nếu an ninh biết tôi đi gặp người nước ngoài, họ sẽ chặn tôi tại nhà. Tôi suy nghĩ và quyết định thực hiện kế hoạch của mình.
7.30 sáng, tôi xuống lấy xe máy, một tốp an ninh 6 người ập đến hỏi tôi đi đâu. Tôi cười và nói đi ăn sáng và mua chút bánh cho gia đình. Tôi chủ động mời một cậu an ninh ngồi lên sau xe máy của tôi cho họ yên tâm. Tôi nói hôm nay rảnh nên đi ăn sáng hơi xa, gần Nhà hát lớn. Cậu an ninh vui vẻ ngồi sau xe, những an ninh khác đi xe máy phía sau.
Tôi đến khách sạn Hilton Opera Hotel, tới nơi không tìm thấy người cần gặp, gọi điện thì mới biết là hai KS này tên gần giống nhau, nên tôi đã tới nhầm địa chỉ. Lúc này, những an ninh đi cùng đã phát hiện ra mục đích chính của tôi, họ liên tục gây sức ép kéo tôi về. Tôi đành vào trong nhà hàng, gọi chị Rabea người thiết kế cuộc hẹn tới đón tôi.
Chị Rabea tới, chúng tôi đi bộ từ Hilton Opera Hotel ở Hai Bà Trưng sang Hotel de l’Opera ở Tràng Tiền. Khi cách đích chừng 20m, một an ninh lao tới kéo tay tôi trở lại, nhưng tôi thoát được mấy lần, chị Rabea phải che chở cho tôi cho tới khi vào hẳn bên trong khách sạn.
Tốp an ninh kéo đến vây bên ngoài khách sạn, bên trong chúng tôi ăn sáng và trò chuyện vui vẻ.
Chị Rabea và chị Gisela lo ngại tôi sẽ gặp rắc rối sau khi kết thúc buổi gặp. Tôi nói họ yên tâm, vì nhóm an ninh khá thân thiện, khi ra về tôi sẽ mời họ café để bù đắp.
Kết thúc buổi gặp, tôi ra về, mời mấy an ninh café nhưng họ từ chối. Mọi việc lại vui vẻ, tôi về nhà nghỉ ngơi, an ninh tiếp tục đóng chốt cho tới khoảng 12 giờ thì giải tán.
Chỉ tiếc một điều, việc tới dự Lễ Đính hôn của Thanh Nghiên và Anh Tú là bất khả thi.

NGUYÊN THẠCH * TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Đảng CSVN hãy trả lời cho tuổi trẻ chúng tôi - Ai là phản động?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.
*
Tiên sư nhà sản các ông, một lũ già đạo đức giả, mụ mị, gian dối, tham lam và độc tài toàn trị. Đảng các ông mở miệng ra là giáo huấn, là đạo đức cách mạng, đặt đủ điều đủ khoản để áp đặt tuổi trẻ vào khuôn khổ để chỉ biết cúi mặt im lặng, để phấn đấu, nhằm xứng đáng là cháu ngoan của Bác, để xứng tầm với thế hệ Hồ Chí Minh vĩ đại nhưng khi đảng các ông làm thì hoàn toàn ngược lại. Ban tuyên giáo, Bộ giáo dục, các ban ngành đoàn thể của Mặt trận Tổ Quốc lúc nào cũng hô hào nào là đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, tự do dân chủ gấp vạn lần tư bản giãy chết v.v...và v.v...nhưng các ông vẫn luôn cũng cố chủ trương bưng bít, bịt mồm, bịt miệng. Hở ra là các ông gán cho là PHẢN ĐỘNG nếu ai không chịu cúi đầu răm rắp nghèo theo lời mụ mị của đảng các ông.
Tập thể lãnh đạo? Ông nào, bà nào chịu trách nhiệm trước sự tụt hậu thê thảm của đất nước?. Đạo lý suy đồi, xã hội vô cảm, nhà nước vô trách nhiệm trước hố sâu vực thẳm của nợ nần, của hiểm họa vong nô!. Đùn đẩy cho ai đây khi tầng lớp của cái gọi là lãnh đạo của các ông, thằng nào, con nào cũng tha hóa, cũng tham ô giàu sụ. Các ông đục khoét ngân quỹ nhà nước, cướp của dân, vay mượn nước ngoài 10 phần bỏ túi 7 còn 3. Nhà nước các ông cứ hoang phí tiệc tùng, tiêu xài vô tội vạ, xong cưỡng bách đóng thuế để các ông đập phá tan nát những thứ còn tốt, còn có thể sử dung rồi qui hoạch xây lên những cái mới hầu các ông có dịp để chia nhau liếm láp. Các ông vin vào cái xác chết mà các ông tự tôn hắn là Thánh, là "Cha già dân tộc vĩ đại" rồi các ông xây đúc tượng đài hàng ngàn tỷ khắp nơi để các ông có dịp bỏ túi, hưởng phần trăm!.
Đảng các ông buôn dân bán nước, buôn Thần bán Thánh, cái gì bán được là các ông cứ bán. Lớp lãnh đạo các ông cũng chẳng ngại ngần bán luôn tư cách, phẩm giá tối thiểu của một con người. Góp ý, phê phán thì các ông các bà íu chịu nghe. Vạch mặt chỉ tên, tố giác những tên tham nhũng, đồi bại về đạo đức thì các ông bao che bênh vực cố dìm để "cứt trâu hóa bùn", đã thế các ông còn ghim tâm thù, lưu ý, theo dõi và trả thù biết bao nhiêu tấm gương trung trực, một lòng vì dân vì nước, vì tương lai của bao thế hệ, dám đứng lên tố giác.
Hồi trước 1975 ở miền Nam, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nói: "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm", câu nói để đời thiệt là đúng làm sao. Lớp đảng già của các ông chuyên "nói một đàng, làm một nẻo" vậy mà các ông các bà cứ áp đặt để tuổi trẻ noi gương theo, noi thế íu nào? Là thành phần lãnh đạo mà cứ làm bậy hết việc này đến việc khác một cách lỳ lợm triền miên, không chịu vươn lên chính mình mà cứ muốn tuổi trẻ phải thật thà, phải học tốt, làm tốt là sao?. Chính các ông bà không chịu làm gương tốt cho lớp trẻ noi theo, khi tuổi trẻ bất mãn không đồng thuận thì các ông bà cho là PHẢN ĐỘNG, là nghịch tử là nghĩa gì?.
Này nhé, nếu đảng các ông bà cho rằng tuổi trẻ chúng tôi là PHẢN ĐỘNG, là hư hỏng, là... là... bất cứ từ gì mà mấy ông bà muốn gán cho thì hãy lắng nghe tuổi trẻ chúng tôi nêu ra một số thí dụ trong vô vàn thí dụ như sau:
- Hồ Chí Minh: Là một người có nhiều tên, nhiều tuổi, nhiều ngày sinh tháng đẻ và thậm chí ngày chết cũng gian dối! (Lúc thì 3 tháng 9, lúc thì 2 tháng 9). Tại sao ông ta lại là Thiếu tá Hồ Quang - Hồ Chí Minh trong Bát lộ quân thuộc lực lượng quân đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc?. Ông ta đã tàn sát biết bao người vô tội qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953 - 1956?. Hãm hại bao nhiêu nhân sĩ trong "Nhân Văn Giai Phẩm" xét lại chống đảng?. Ai đã chủ trương sẵn sàng sát hại hàng triệu thanh niên miền Bắc dẫu phải đốt cả Trường Sơn để CƯỚP cho được miền Nam đang sống tự do ấm no hạnh phúc?. Ai là tác giả C B của bài đấu tố "Địa chủ ác ghê" để "hào hùng" dùng những viên đạn cách mạng bắn vào đầu một người vừa là phụ nữ, vừa là ân nhân nuôi dưỡng mình cũng như góp công góp của cho cái gọi là "Lời kêu gọi của Bác Hồ".
Ai là người nhiều vợ, nhiều con mà vẫn chối bai bải là ta độc thân một lòng vì dân vì nước?. Vậy Tăng Tuyết Minh là ai? Nông Thị Xuân là ai?. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tất Trung con của tên nào?.
 
Bài tố giác "Lần gặp Bác Hồ, tôi bị mất trinh" của Huỳnh Thị Thanh Xuân (1) ở Quảng Nam nói gì?. Hình ảnh Bác ôm trẻ con hôn môi nút lưỡi rành rành đã nêu được là hình ảnh của con quỉ dâm dục đến độ báo chí của Nam Dương(Indonesia) cũng đã lên tiếng.
 
Ai là Trần Dân Tiên tự ca tụng chính mình là khiêm nhường, là đạo đức, là "vị cha già dân tộc" qua quyển sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch"?.
Bác đã thế, nối nghiệp bác, Lê Duẩn hoang dâm hung bạo thế nào, Trường Chinh đấu cha tố mẹ thế nào, Lê Đức Thọ tàn ác ra sao, Tố Hữu nịnh bợ ngoại bang cỡ nào, Đỗ Mười phá hoại đất nước khủng không, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng hèn hạ bán nước qua "Công hàm 1958", qua "Mật Nghị Thành Đô 1990" ra sao, Lê Đức Anh mật giao với giặc Tàu sát hại 64 chiến sĩ QĐND ở đâu, Nguyễn Phú Trọng rước voi dày mả tổ trắng trợn và quì lạy Tàu Cộng để chúng ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự kiên cố và nhiều sân bay hiện đại và nuốt trọn 7 đảo thuộc chủ quyền ngàn đời của VN mà không hề hó hé ngay cả việc kiện chúng ra tòa án quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh, Viện trưởng VKSND Nguyễn Hòa Bình, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... tất cả biển thủ của công và làm giàu cho cá nhân, cho dòng họ của chúng như thế nào?. Tất cả giờ đã lộ rõ ra nhiều sự thật.
Tuổi trẻ VN giờ đây đã nhận rõ chân tướng của đảng CSVN là loài sâu bọ đục khoét thân thể của mẹ Việt Nam đến tàn tạ mục ruỗng, chúng là bầy thú hoang khỉ đột, dã nhân đã phá hoại đất nước tanh banh, là loài trùng độc đã tàn phá dân tộc một cách tàn nhẫn không thương tiếc.
Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng
Hãy nhìn bao cây xanh ở Hà Nội bị chặt phá, môi trường sông lạch bị ô nhiễm, tài nguyên biển đất đang bị hủy hoại tiêu diệt, thực phẩm đầy chất độc không được kiểm soát đúng mức, bệnh tật đầy dẫy mà nhà thương, bệnh viện không hề là nơi để phục vụ dân sinh. Trường học tha hồ thu phí, bóc lột học sinh sinh viên nghèo chúng tôi đến tận xương tủy trong khi con cháu các ông bà trong guồng máy cầm quyền thì du hí nước ngoài, chơi bời hưởng thụ, ăn uống phủ phê, nhà cửa đầy đủ, đồng thời cũng là nơi đáp cánh an toàn cho các ông bà khi đất nước có biến cố.
Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.
Dưới bóng màn đêm, ta vẫn trẻ
Hòa nhập tâm tư với dòng đời
Chợt thấy rằng ta không cô lẻ
Nhìn về phía trước, áng rạng ngời.
22/11/2015
______________________________________
Chú thích:

MỘT BÀI LUẬN VỀ TRUNG QUỐC

Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động

Hải Võ |
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
(Ảnh minh họa)

"Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác."

LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
---
Tín niệm và đạo đức
Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.
Lịch sử phương Tây là quá trình "bỏ ác theo thiện". Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình "bỏ thiện theo ác".
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám "khoe" bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết "mặc quần áo". "Mặc quần áo" cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.
Hegel nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato...
Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta "kiểm duyệt" ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là "tất cả xoay vòng quanh quyền lực".
Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là "ngụy tôn giáo"; nếu là tín ngưỡng, thì đó là "ngụy tín ngưỡng"; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị "quan trường hóa".
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.
Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.
Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện
Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.
Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã "phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ" ở châu Âu.
Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ "thành trì phong kiến" của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?
Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá "ăn khách": Đài Loan là một "chiếc khóa". Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì "chiếc khóa" sẽ chặn "cửa lớn" của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.
Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.
Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.
Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?
Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm "hải quyền".
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.
Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.
Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.
Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?
Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.
Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.
Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.
Quan niệm "nhất thống" cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là "cừu" trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là "sói" trước chính đồng bào của mình.
[...]
Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!
3. Thấp hèn, thô tục
Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa "tình mới" về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: "Nhảy đi! Nhảy đi!" Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.
Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.
Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.
Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.
Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.
Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.
Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.
Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm "trước 11/9".
Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí "kém lành mạnh" lan tỏa khắp nơi.
Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang "khua chiêng gõ trống".
Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.
Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.
Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố "vĩnh viễn không hoan nghênh".
Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: "Nổ rất hay".
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.
Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có "giá trị thời sự". Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.
Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là "Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng". Bài báo này chẳng khác đưa tin "Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm" là mấy, giá trị chỉ có vậy.
Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục "Phỏng vấn tiêu điểm" trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về... tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.
Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. "Những cái miệng quốc gia" (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.
Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.
Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.
Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.
Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.
Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là "Made in China".
Phóng viên hỏi các em nhỏ: "Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?", đám trẻ trả lời rằng: "Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra". Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.
Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.

Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố
Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.
Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.
Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác "hưng phấn" của nhà thống trị trong đám đông.
Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.
Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen "xét xử giữa công chúng" vẫn còn.
Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?
Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? [...]
Anh thực hiện được "4 hiện đại hóa" thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm "chạy" nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.
Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.
Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.
Gần đây có một cuốn sách tiêu đề "Trung Quốc có thể nói 'Không'". Tôi nói, đúng là anh có thể nói "không", nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.
Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: "Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói 'không' với các cường quốc phương xa!"
Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện
Mỹ là quốc gia như thế nào?
Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?
Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm "phái thân Mỹ", nhưng cũng không thể đơn giản là "phái chống Mỹ", mà phải là "phái hiểu Mỹ" thành thục.
Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là "sâu bọ", rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào "không bằng cả sâu bọ".
Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ "xưng bá". Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.
Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.
Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.
Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không "cười lăn cười bò" mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ "nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời" thì cũng không được.
Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày "quyết chiến" với kẻ địch hay không?
Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.
Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: "Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa."
Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải "dắt mũi" được người khác chứ không phải bị người ta "dắt mũi".
Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov "to gan" phê phán Stalin.
Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?
Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: "Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!..." Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.
Khrushchyov bèn nói: "Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?"
Cả hội trường liền vỗ tay.
Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:
"Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao 'ẩn nhẫn' của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới."
Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải "đồng bước" cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.
Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.
Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.
Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.
Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.
[...]

Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?
Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.
Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.
Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: "Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa 'giãy chết', giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt."
Tôi - một sinh viên công-nông-binh trang bị "tận răng" - lập tức phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc - là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa."
Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: "Em dám nói những lời như vậy ư!"
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ "dám". Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính "quốc gia tư bản chủ nghĩa 'giãy chết'" đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!
Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:
1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.
Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.
Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để "nâng" giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.
[...]
Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi "quốc thế" (vị thế quốc gia-PV).
Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là "tạo thế"? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức "ngưng tụ", mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.
Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.
Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ "dắt mũi" thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả "vốn liếng" chiến lược.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.
Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[...], Ấn Độ cũng không giảm.
Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.
Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.
Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, [...]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia...
Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia "dân chủ" như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng
Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.
Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.
Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói: "Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?"
3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất.
Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.
Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.
Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.
Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.
Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.
Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc "liều chết" với những tên khủng bố.
Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.
Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.

Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. [...] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.
Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập "Ủy ban 11/9", cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.
Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi "học tập Thường ủy" thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!
Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.
Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.
Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãng phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.
Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.
Lời kết
Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để "nhận biết" tôi.
Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi "toàn bộ bản thân" cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.
Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.
Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:
Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.
Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.
Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.
Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: "Quốc nhục trăm năm!"
Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.
Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.
Lần đầu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.
Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy "vào tai này lọt tai kia", xem như chưa nghe thấy.
Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.
Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.
theo Trí Thức Trẻ

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến



Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
Hồ Chí Minh
Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương – “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng ....
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Nhờ chị Trùng Dương, tôi mới biết được thêm Phan Khôi từng được mệnh danh là một Ngự Sử Văn Đàn. Ông đã có những đóng góp lớn lao cho làng báo Việt, vào giai đoạn sơ khai. Gần đây, qua biên khảo (Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932) của Linh Mục Thanh Lãng, tôi lại được dịp xem qua quan niệm về nữ quyền vô cùng phóng khoáng (và rất cách mạng) của ông:  
 “Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời ; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà goá nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra ; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu ? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi ; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa.” (Phụ Nữ Tân Văn số 95,13-8-1931).

Nguồn ảnh: vuisongmoingay



“Cái luật cải giá” khắt khe của thời phong kiến tại Việt Nam – tiếc thay – đã không bị “phế trừ” mà còn trở nên khắt khe hơn,  sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở xứ sở này:
Ả Định mới hai mươi hai tuổi đã có ba đứa con, nhưng trông còn son lắm. Da trắng, má lúc nào cũng ửng hồng, ngực phây phây như cái thúng. Anh mất, ả nghĩ mình là người của Đoàn thể nên rất giữ gìn. Hơn nữa, gia đình ả có công với cách mạng từ lâu. Bác Hoe Chu, bố chồng, tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ năm 1927. Chồng của ả vào Đảng từ khi còn bóng tối. Về làm dâu, ả được bố chồng và chồng giác ngộ, cũng trở thành đảng viên… Không may giữa đường đứt gánh tương tư. Giữ nếp nhà, ả mặc áo sổ gấu, đội nón không vành. Nhưng sức lực càng ngày càng căng ra... Tuy thế, ả vẫn tránh tất cả các trường hợp đàn ông cợt nhả khi gặp riêng trên đường làng… Rồi đến một hôm, trong cuộc họp, anh Cu Kình liếc mắt nhìn ả, ả quay mặt đi. Cứ quay mặt mãi cũng không tránh được cái vòng vây tình ái của anh Cu Kình. Đôi má của ả càng ngày càng đỏ au như con gái dậy thì khiến anh mê như điếu đổ. Anh đón gặp ả trên đường làng, gặp ngoài đồng, gặp ban ngày, gặp ban đêm. Rồi hai người hò hẹn nhau. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Và ả có thai sau bảy năm giữ gìn. Đảng uỷ triệu tập ả lên trụ sở...
 Khi nêu vấn đề khai trừ ả Định, có người gợi ý “chiếu cố quá trình tham gia cách mạng của gia đình”. Nhưng đồng chí bí thư diễn giải một cách kiên quyết: “Tội quan hệ tình ái bất chính là tội rất nặng. Hơn lúc nào hết, trong hoàn cảnh hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng ta phải thật trong sạch. Đảng viên đi trước làng nước theo sau... (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn Hoá & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện).
Cách “diễn giải” của “đồng chí bí thư” về “quan hệ tình ái” , xem ra, có vẻ hơi xa (rời) với cuộc sống của “làng nước.” Sau những lũy tre xanh, người dân Việt vẫn cứ sinh hoạt theo nhịp thở, nhịp tim, và tiếng lòng của họ (thay vì theo ý Đảng) bất kể là vào thời bình hay thời chiến:
Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. Nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa.
Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.
Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Diệu nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu.
Anh Đa sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.
Anh con liệt sĩ, lại con một, khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ. Mẹ anh khóc lên khóc xuống, anh vẫn chẳng quan tâm đến chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân. Mình hỏi anh sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm...
Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền. Cứ mùa lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi bộ đội, một đêm đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình bộ đội...
Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đa đi từ nhà chị Thơm ra. Mình hỏi anh đi đâu, anh nói không.
Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (anh lùn mà). Nghi nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hoá ra anh không mặc quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh cười phì một tiếng rồi bỏ đi.
Nguồn ảnh minh họa:trannhuong
Nhà chị Thơm một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm. Mình lẻn theo anh Đa.
Anh Đa lại vào nhà chị Hà. Chị Hà có chồng hy sinh, vừa báo tử năm ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu...v.v. Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói với con gái con dâu: đó, sang nhà con Hà mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị Hà Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu hệt như mèo kêu. Mình chặn anh Đa ở cổng nhà chị Hà nói em biết rồi nha. Anh Đa túm cổ áo mình nói mày nói tao giết.
Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của anh, vừa nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá giỏi. Hi hi.
Làng Đông có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1 trăm nóc là nhà hoặc là vợ bộ đội hoặc là vợ liệt sĩ. Không biết anh Đa chui vào bao nhiêu nhà trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đa lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối, không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến nhà kia, 5 giờ sáng thì về.
Mình hỏi sao anh không mặc quần. Anh nói mặc mần chi, cởi vô cởi ra mệt. ( “Anh Cu Đa” –  Nguyễn Quang Lập).
Một anh trai làng “lùn, đen, xấu” và “mặt  chành bành giống cái l. trâu” mà còn “bận” đến cỡ đó thì anh Ba Duẩn (“ngọn đèn cháy sáng 200 nến”, soi khắp Bắc/Nam) làm sao mà rảnh rang cho được:
Tháng 7-1986 Duẩn chết, dân đứng hai bên đường đếm mấy bà tổng goá. Chúng khẩu đồng từ bảo nhau cái bà tre trẻ mặc áo dài đen dắt đứa con be bé kia đứt đuôi là vợ tư! Ấy, chưa kể những bà bị gạt xuống nữa chứ. Cho lên cả thì khéo phải một hai xe nữa...
 Ngày ấy nếu blogger nhiều như ba chục năm sau thì trên mạng cử là lũ lụt lời bình về sức mạnh tính dục của Lê Duẩn.
Rõ ràng là có nỗi sự riêng tư thầm kín của thân thích ông, sau cái chết của ông, vị hoàng đế đỏ từng làm run sợ và đau khổ biết bao con người. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Những vị “hoàng đế đỏ” kế tiếp (Đỗ Mười, Lê Khả , Nông Đức Mạnh) cũng đều là những nhân vật mà sinh hoạt tình dục của họ khiến cư dân mạng phải tốn không ít thời giờ. Điều may mắn là đất nước  bước vào “thời mở cửa” (chả còn phải giấu diếm gì, và muốn dấu cũng không thể được) nên không có tình nhân nào bị biến thành nạn nhân – bị xe tông bể sọ – như bà Nông Thị Xuân ngày trước nữa.


Ảnh: vietnamnet
Cũng từ thời đổi mới, quan niệm về sinh hoạt tình dục của toàn dân rất nới (và rất mới) – theo thông tin của tờ Việt Báo: “Việt Nam Tỷ lệ nạo phá thai cao hàng đầu thế giới.”
Tờ Vietnamnet thì đưa ra một con số khiêm tốn và nhẹ nhàng hơn, chút xíu: “Hiện Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.”
Tại sao Việt Nam lại đứng đầu thế giới, hay toàn khu vực về tỷ lệ nạo/phá thai như thế? Tôi trộm nghĩ thế này, đúng sai xin được công luận quan tâm để vấn đề thêm được tỏ tường: chắc tại ở những quốc gia khác không có một vị lãnh tụ đạo đức như Hồ Chí Minh nên dân chúng không phải học tập và làm theo tấm gương của Bác.

KHOA HỌC =NGƯỜI VIỆT THA PHƯƠNG= TRỘM CHÓ

Sunday, November 29, 2015

KHOA HOC



Khí hậu bị hâm nóng thêm vì Châu Á ăn thịt nhiều hơn ?


media 
Một góc rừng bị đốt gần Palangkaraya, trung tâm đảo Kalimantan, Indonesia, ngày 28/10/2015. Đây là một nguồn phát thải carbon quan trọng.REUTERS/Darren
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
Đến nay, mọi người chủ yếu nêu bật thủ phạm là các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên nhiều báo cáo và công trình nghiên cứu đã nêu bật ảnh hưởng của cách sống, sinh hoạt cá nhân hàng ngày của con người, những điều mà khi nói ra gây ngạc nhiên không ít : Bạn thích ăn thịt bò ư, hay là ăn kem, uống sữa ư ? Cẩn thận đấy ! Bạn đã góp phần làm khí hậu nóng lên !
Nói không đùa, một số báo cáo gần đây được báo giới Pháp trích dẫn, đã nêu bật vấn đề là tại Châu Ấ, với đời sống khá giả lên, những sản phẩm như thịt bò hay sữa chẳng hạn, trước đây được xem là hàng xa xỉ, thì nay đã trở thành đại chúng, với mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Giới quan sát đã ghi nhận là không nơi nào mà sự thích thú tiêu thụ lại lớn như ở Châu Á, với những tầng lớp trung lưu mới phát triển nhanh chóng và mức tiêu thụ thịt cũng như sản phẩm từ thịt tăng cao hơn bao giờ hết, nhờ thu nhập cao hơn và cách thức ăn uống thay đổi theo.
Ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ được nêu bật với số dân hơn một tỷ người mỗi nơi, và Indonesia với hàng trăm triệu dân.
Hãng tin Pháp AFP, trong một bài phóng sự thực hiện tại Indonesia, đã hỏi chuyện người dân và lấy ví dụ của cô Sari, một kế toán viên 31 tuổi, ở Jakarta. Cô cho biết là những món ăn mà trước đây hiếm khi ăn ngoài các buổi lễ lộc, thì giờ đây người dân bình thường như cô có thể mua đẽ dàng, thậm chí còn mua nhiều.
Cô kể lại rằng cô đã lớn lên ở thôn quê, thịt đỏ chỉ được ăn vào ngày lễ lớn, một hai lần trong năm. Nhưng giờ đây thì điều đó không còn là xa xỉ nữa và còn có nhiều loại để chọn. Và không chỉ thịt, cô còn kể đến những món khác mà trước đây cô ít với tới được: kem, sữa chua, các sản phẩm khác từ sữa, quả là tuyệt vời !
Một cô gái khác Adeline Palar 25 tuổi, không còn nhớ có được ăn thịt hay không lúc nhỏ nhưng bây giờ cô giải thích là cô ăn thịt hầu như mỗi ngày.
Bữa cơm đầy đủ thịt, đời sống sung túc là điều đáng mừng cho các tầng lớp trung lưu ở các nước đang trỗi dậy, nhưng các nhà khoa học nhìn thấy ảnh hưởng không hay đối với hành tinh trong thời buổi thay đổi khí hậu.
Nhưng miếng thịt trên bàn ăn của cô Sari hay Adeline có tác động ghê gớm thế nào ? Ví dụ của hai cô là ví dụ của hàng triệu người : tiêu thụ tăng tức chăn nuôi phải phát triển và mấu chốt là ở chỗ này.
Khí thải : chăn nuôi tệ hại hơn là giao thông chuyên chở
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO thì 14,5 % khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay đến từ ngành chăn nuôi, còn nhiều hơn khí thải trong ngành vận tải.
Các loài nhai lại thải ra một khối lượng lớn khí methane, loại khí gây hại hơn gấp 20 lần khí carbon. Còn protoxyte azote, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nữa, xuất phát từ phân chuồng và phân bón đất canh tác.
Các loại khí thải sẽ còn tăng nhanh khi mà mức tiệu thụ thịt và sản phẩm từ sữa sẽ tăng vọt, tăng 76% và 65 % từ đây đến năm 2050, theo ước tính của FAO.
Tính ra theo AFP, số 250 triệu dân Indonesia ăn thịt còn ít hơn các nước láng giềng : Trung bình họ chỉ ăn 2,7 kg/năm, trong khi ở Malaysia là 8kg/năm. Nhưng theo một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chattam House, Luân Đôn, từ đây đến năm 2021, Indonesia sẽ nằm trong danh sách 10 nước trỗi dậy mà mức tiêu thụ thịt, bò, heo, gà tăng mạnh nhất.
Còn về sản phẩm từ sữa, thị trường Indonesia rất « có tiềm năng » theo giới kinh doanh. Tập đoàn Fonterra của New Zealand nhìn Indonesia như thị trường quan trọng nhất của họ và hiện nay thì Indonesia nhập đến 90% sản phẩm sữa tiêu dùng, chủ yếu từ Úc và New Zealand.
Giới chăn nuôi tại chỗ cũng rất vui mừng trước tình hình tiêu thụ hiện nay. Một nhà sản xuất sữa ở ngoại ô Jakarta giải thích : lúc mới đến đây thì gia đình tôi chỉ có 20 con bò bây giờ thì có đến 70 con.
Chăn nuôi dẫn đến phá rừng làm mất nguồn hút khí carbon
Vấn đề tiêu thụ thịt và chăn nuôi tăng còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng khác, nhiều đàn bò hơn có nghĩa nông trại được mở rộng, dẫn đến nạn phá rừng, vốn đã rất nghiêm trọng do việc khai thác dầu cọ. Và Indonesia như thế là đã phá đi của mình những cái « giếng » carbone của mình và thế giới, vì cây xanh có chức năng hút carbon trong không khí.
Năm nay theo giới chuyên gia, nạn cháy rừng với khói mù lan rộng ra các nước láng giềng, và tùy theo ngày, đã nhả ra một lượng khí carbon còn nhiều hơn là toàn bộ hoạt động kinh tế của Mỹ !
Trong một bản báo cáo công bố năm ngoái, Chattam House đã nêu bật việc thay đổi chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản để nhiệt độ hành tinh không tăng lên quá 2 độ. Đây là giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã ấn định, nếu vượt quá thì hành tinh sẽ lâm nguy, mực nước biển dâng cao, dẫn đến những phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên để làm cho người dân hành tinh ý thức được và thay đổi chế độ ăn uống, bớt ăn thịt đi để làm giảm tốc độ hâm nóng trái đất thì không dễ.
Giám đốc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF ở Indonesia, Nyoman Iswarayoga, đã nhận định : « Người dân ở đây còn chưa thấy được mối liên hệ giữa cháy rừng và khí thải carbon, thì đừng nói chi là liên hệ với việc ăn thịt. Thay đổi cách sống và suy nghĩ phải mất nhiều thời gian ».
 


Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng


media 

Hiệu ứng nhà kính là một thực tế liên tục bị phủ nhận trong nhiều thập niênGETTYIMAGE
Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày thứ Hai tới tại Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. « Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21 » là tựa lớn trang nhất Le Figaro. Libération chạy tựa chính : « Thượng đỉnh bị siêu bao bọc ». Chủ đề chính của Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde : « An ninh và các quyền tự do : thế nào là cân bằng ? ». Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành chú ý đặc biệt cho khí hậu. « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » là tựa đề hồ sơ chính của phụ trương Le Monde.
Đại diện gần 200 quốc gia tụ hội tại Paris để tìm một đồng thuận toàn cầu nhằm giảm khí thải cacbon, ngăn chặn tốc độ Trái đất bị hâm nóng, với mục tiêu chung không để nhiệt độ tăng quá 2°C. Việc chính quyền các nước cuối cùng chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng về mục tiêu chung nói trên là kết quả của những nỗ lực vô cùng bền bỉ. Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » của Le Monde thuật lại một vài nét lớn của quá trình vô cùng gian nan này.
« Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » mở đầu với một thời điểm lịch sử : năm 1988, khi nước Mỹ phải đối mặt với đợt nắng hạn chưa từng có. Đại diện của NASA chuyên về khí hậu thừa nhận : khả năng 99% Trái đất đang bắt đầu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phát ra từ các hoạt động của con người. 1988 cũng là năm đầu tiên khối G7, các cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới, yêu cầu Liên Hiệp Quốc lập ra GIEC, Nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề Trái đất bị nóng lên do các hoạt động của con người được cảnh báo. Thực tế này đã được nhiều nhà khoa học báo động với giới chính trị ngay từ những năm 1950-1960, với nhiều bằng chứng. Người được coi là đã thông báo hiểm họa này đầu tiên trước Quốc hội Mỹ là nhà đại dương học Roger Revelle, vào năm 1956. Theo nhà xã hội học Stefan Aykut, đồng tác giả cuốn sách quan trọng « Liệu có thể quản trị được khí hậu ? », một loạt cảnh báo trong những năm 1960-1970, với các bằng chứng khoa học được tập hợp ngày càng nhiều hơn.
Tính chất nước đôi của các cường quốc
Việc thành lập nhóm GIEC năm 1988 cho thấy các cường quốc muốn quốc tế hóa vấn đề này, tuy nhiên, cùng lúc đó là nỗ lực kiểm duyệt các kết luận khoa học ngay trong chính GIEC. Bản báo cáo đầu tiên của GIEC ra đời hai năm sau đó khẳng định một quan điểm nước đôi : « Việc Trái đất bị hâm nóng là điều có thể dự kiến được, nhưng chưa được xác định một cách chắc chắn ».
Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » cho thấy nỗ lực đạt dến nhận thức chung về hiện tượng Trái đất bị hâm nóng đã liên tục bị ngăn chặn như thế nào. Phải đến năm 1995, cộng đồng quốc tế mới tổ chức được một thượng đỉnh đầu tiên (COP). Và phải đến ba năm sau nữa, thế giới mới đạt được một hiệp ước đầu tiên về khí hậu mang tính cưỡng chế tại Kyoto, năm 1997. Hiệp ước Kyoto được đánh giá là đầu voi, đuôi chuột, bởi chưa bao giờ thể thức cưỡng chế này được cụ thể hóa. Hoa Kỳ - nước phát thải lớn nhất lúc đó – đã không phê chuẩn Kyoto, và một loạt các quốc gia công nghiệp khác cũng từ bỏ.
Trong thời gian đó, lượng khí thải do các nước đang trỗi dậy phát ra tăng lên với tốc độ chóng mặt : năm 2012 tăng gấp ba so với năm 1990, vượt xa khối các nước công nghiệp phát triển (20 tỷ tấn CO2 - trong đó riêng Trung Quốc chiếm khoảng gần ½ - so với 13 tỷ của khối các nước công nghiệp).
Bài « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » cũng điểm lại những nỗ lực kể từ thất bại của Thượng đỉnh COP 15 tại Đan Mạch, để cộng đồng quốc tế một lần nữa tụ hội trước một cơ hội lịch sử tại Paris, 60 năm sau lời báo động khẩn thiết của Roger Revelle trước Quốc hội Mỹ.
« Sau ngày 13/11 là một thế giới khác »
Thượng đỉnh khí hậu Paris diễn ra trong bối cảnh nguy cơ khủng bố bao trùm. « Sau ngày 13/11 là một thế giới khác » là hàng tựa lớn của tuần báo Le Courrier International.
« Châu Âu phải hành động tập thể » là tựa đề xã luận của tuần báo quốc tế Pháp, với nhận định : « Và cái đêm khủng khiếp ấy, một chút tin tưởng cuối cùng còn lại vào Châu Ấu đã mất đi ». Xã luận báo động : « Hiệp ước Schengen đã lập ra một không gian tự do lưu thông, nhưng tin tức tình báo lại không được chia sẻ. (…) Trong nhu cầu khẩn cấp hiện tại, nhiều nước – trong đó có Pháp – đã thiết lập việc kiểm soát biên giới, và ít nhất cũng có ý định xem xét lại hiệp ước Schengen. (…) Thiếu một trung tâm đủ mạnh, các lực ly tâm đang đe dọa xé Châu Âu ra thành nhiều mảnh nhỏ ».
Để giải quyết được bế tắc này, theo Le Nouvel Observateur (bài « Châu Âu trong hầm trú ẩn »), « không phải là một lần nữa lên án Châu Âu, hay cổ vũ cho một Châu Âu ít vai trò hơn nữa, mà ngược lại. (…) Việc lập nên một cơ quan điều tra kiểu FBI của Châu Âu chắc chắn không đơn giản hơn so với việc lập nên một ngân hàng trung ương Châu Âu (điều mà châu Âu đã làm được). Tuy nhiên, dù chậm còn hơn không ».
« Nước Pháp sẽ khải hoàn từ cơn nguy biến »
Trong bối cảnh không khí chống khủng bố căng thẳng, L’Express có bài phỏng vấn Tổng thống Hollande với tựa đề chính trên trang nhất : « Khủng bố, Khí hậu. Nước Pháp sẽ khải hoàn từ cơn nguy biến ».
Xã luận tuần báo L’Express khẳng định : « Hành động kháng cự đầu tiên là không được liên tục nghĩ đến nguy cơ khủng bố, bác bỏ thiên hướng rơi vào hoang tưởng. (…) Điều đó không có nghĩa là phủ nhận nguy cơ và phủ nhận nỗi lo sợ ; nỗi sợ là yếu tố của tinh thần kháng cự, nó là nguồn lực của sự cảnh giác. Thái độ đúng đắn là không được sợ hãi cho bản thân mình, sống một cách bình thường, nhưng trước hết lo sợ cho những người mà mình yêu thương, và yêu thương hơn nữa, với niềm nhiệt thành cao gấp bội ».
L’Express cảnh báo tình trạng nhiều hoạt động tập thể bình thường (đặc biệt là hoạt động ở nhà trường) bị các cấp thừa hành hoãn lại với lý do nguy cơ khủng bố, trong khi đó « văn hóa, hội hè, hoạt động tập thể » là « các vũ khí chống khủng bố của nền dân chủ ». « Đi nhà hát, nghe hòa nhạc, đến nhà hàng » chính là các hành động kháng chiến.
COP 21 : An ninh và Tự do ngôn luận
Thượng đỉnh COP 21 chính là lúc mà nền dân chủ Pháp đồng thời phải đối mặt với thách thức về an ninh và thách thức bảo đảm các quyền tự do căn bản, đặc biệt là tự do ngôn luận. Tờ Le Figaro nhận định : với sự hiện diện của lãnh đạo 150 các quốc gia, thủ đô nước Pháp sẽ trở thành « một siêu cơ hội truyền thông » đối với mọi nhóm cực đoan đang tìm cơ hội khẳng định mình. Le Figaro nhấn mạnh : giả thuyết « khủng bố trả đũa » cần phải được các cơ quan an ninh nhìn nhận « nghiêm túc nhất ».
Libération cũng thừa nhận tình trạng an ninh được siết chặt vào dịp COP 21, nhưng đặc biệt lo ngại tình trạng khẩn cấp, với mức độ kéo dài và các biện pháp của nó, « trên thực tế ngăn cản quyền tự do biểu đạt của xã hội » về biến đổi khí hậu.
12 biện pháp để xã hội dân sự lên tiếng tập thể
Theo Libération, lệnh cấm biểu tình trong thời gian diễn ra thượng đỉnh sẽ bó hẹp quyền tự do biểu đạt của 14.000 đại diện chính thức của « xã hội dân sự ». Vậy làm thế nào để các đại diện này có thể nói lên quan điểm của mình ?
Tờ báo thiên tả dành hai trang để giới thiệu một cẩm nang với 12 kinh nghiệm, hay 12 hoạt động, nên tham khảo để có thể tác động được đến COP 21, trong tình trạng chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp, cấm biểu tình. Ví dụ như « biểu tình trên mạng », tham gia thượng đỉnh Các công dân vì khí hậu tại Montreuil (ngày 05-06/11/2015) ; tham gia dự án trồng cây công dân của hiệp hội Verges urbaine, tại nhiều địa điểm ở Paris ; tham gia cuộc diễu hành của hàng nghìn đôi giày tại quảng trường République (Cộng hòa) vào sáng ngày mai – như một hành động ủng hộ cuộc tuần hành tượng trưng vì khí hậu ; một dòng người nối tay nhau trên các vỉa hè nối liền hai quảng trường Cộng hòa và Dân tộc cũng là một hoạt động khác nhằm thay thế cho cuộc diễu hành ngày 29/11 bị hủy bỏ...
Trong cẩm nang của Libération cũng có một đề xuất, « biểu tình bất chấp lệnh cấm », với nguy cơ bị phạt tới 75.000 euro và án tù 6 tháng. Các thành viên hiệp hội Désobeissance kêu gọi mọi người lặng lẽ tới quảng trường Cộng hòa trưa Chủ nhật như dự kiến, với ý thức « tưởng niệm cùng lúc các nạn nhân khủng bố, và các nạn nhân của biến đổi khí hậu ».
Fabien Clain – đầu não mạng lưới khủng bố Pháp
Trở lại với vấn đề khủng bố, tuần báo Le Nouvel observateur có hồ sơ về « Fabien Clain, 15 năm thánh chiến nhãn hiệu Pháp ». Chuyên mục tập trung lột tả hình ảnh kẻ đứng đằng sau một loạt các vụ khủng bố trong những năm gần đây, bao gồm loạt khủng bố Paris 13/11, vụ tàu Thalys bị ngăn chặn, tấn công Charlie Hebdo hồi đầu năm… Các thông tin điều tra cho thấy, hàng chục kẻ khủng bố, bị bắt, bị giết, tự sát, đang trốn chạy hay đang có mặt tại Syria, đều có quan hệ xa gần với Fabien Clain, 37 tuổi, có biệt danh là « Omar ».
Theo nhiều nhân chứng, đây là một nhân vật có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến nhiều thanh niên có xu hướng cực đoan hóa. Tìm hiểu hành trạng của Fabien Clain và các đệ tử chính là đi vào trung tâm lịch sử của hoạt động khủng bố tại Pháp từ hơn một thập niên nay. Phóng sự điều tra của Doan Bui đặc biệt chú ý đến các ảnh hưởng về mặt tôn giáo của thủ lãnh Daech tại Pháp đến các thiếu niên thành phố Toulouse.
Hiện tại, theo cơ quan an ninh, Fabien Clain đang có mặt tại Syria.
Báo độc lập Trung Quốc lột mặt con số tăng trưởng chính thức
Nhìn sang Trung Quốc, tuần báo Le Courrier International có bài viết đáng chú ý « Trung Quốc : một sự tăng trưởng dối lừa ». Bài viết được đăng tải trên một trang mạng độc lập có trụ sở tại Hồng Kông, Duanchuanmei/Đoan Truyền Môi (The Initium.com), lột trần sự giả dối của các con số thống kê chính thức, về mức độ tăng trưởng của Trung Quốc, tuy chậm lại, nhưng vẫn xấp xỉ 7%.
Theo ngòi bút độc lập Trung Quốc Wen Kejian, chính sách chấn hưng kinh tế của Trung Quốc (năm 2008) đã tạo ra một tình trạng sản xuất dư thừa, nợ nần chồng chất (đến hơn 250% GDP) và sự hình thành của nhiều thành phố ma. Tuy nhiên, vẫn theo bài viết, đa số công chúng hiện nay đã hiểu ra sự thật và tìm ra được cách đọc riêng cho mình về sự thật đằng sau các con số thống kê chính thức. Chỉ riêng trong quý 3/2015, việc khoảng 300 tỷ đô la vốn đã được chuyển ra khỏi Trung Quốc cho thấy « áp lực hết sức lớn đối với trị giá các cổ phiếu bằng tiền yuan », « nguy cơ bùng nổ một cuộc khủng hoảng tiền tệ là chưa bao giờ lớn như vậy ». Bài viết dự báo Trung Quốc chưa bao giờ gần với "thời điểm Minsky" đến như vậy (thuật ngữ nói trên chỉ tình trạng các nhà đầu tư buộc phải bán ồ ạt cổ phiếu để trả nợ, do thiếu thanh khoản, làm tăng cao nguy cơ sụp đổ tài chính). 
Duanchuanmei.com là một trang mạng thông tin độc lập, thành lập tại Hồng Kông hồi tháng 8/2015, để tránh kiểm duyệt tại Hoa Lục. Trang mạng có mục tiêu cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thời sự Trung Quốc, đặc biệt với các điều tra, và việc phân tích các dữ liệu thống kê.

COP21: Có hy vọng đạt thỏa thuận

  • 29 tháng 11 2015

 
Image copyright Getty

Gần 150 nhà lãnh đạo toàn cầu nhóm họp tại Paris vào ngày Chủ nhật cho phiên họp quan trọng về khí hậu của LHQ với an ninh được siết chặt.
Hội nghị, được gọi là COP21, sẽ cố đưa ra một thỏa thuận dài hạn để giới hạn lượng khí thải carbon.
Giới quan sát nói rằng các cuộc tấn công khủng bố gần đây tại thủ đô nước Pháp sẽ làm tăng cơ hội đạt được một thỏa thuận mới.
Khoảng 40.000 người dự kiến sẽ tham gia vào các sự kiện được tổ chức cho đến ngày 11/12/2015.
Việc 147 người đứng đầu các nước và chính phủ nhóm họp kể như qui mô lớn hơn nhiều so với con số 115 nhà lãnh đạo đã đến Copenhagen vào năm 2009, lần cuối cùng thế giới tiến gần tới sự nhất trí cho một thỏa thuận dài hạn về biến đổi khí hậu.
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo bao gồm cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình luôn có mặt để tham dự hội nghị này, các cuộc tấn công bạo lực gần đây ở Paris đã khuyến khích những nhà lãnh khác đến đây trong một biểu hiện của tình đoàn kết với nhân dân Pháp.
Không giống như ở Copenhagen, nhà tổ chức tại Pháp đã để các nhà lãnh đạo gặp nhau ngay khi khai mạc hội nghị thay vì chờ đợi cho họ đi vào lúc kết thúc, một chiến thuật có thể xem là sự thất bại lớn tại thủ đô của Đan Mạch.

 
Image copyright Other
Một vấn đề quan trọng là những sẽ gì tạo thành một thỏa thuận. Chẳng hạn Hoa Kỳ sẽ không cam kết vào một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý mà sẽ có rất ít hy vọng có thể thông qua được tại Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm ưu thế.
Nhiều nước đang phát triển không đồng ý về cơ bản. Liên hiệp châu Âu cũng vậy.
Và trong số nhiều vấn đề khác gây tranh cãi, thì tiền gần như chắc chắn là chủ đề.
Trong khi các nước giàu và các nước khác hứa sẽ cấp 100 tỉ USD vào năm 2020 cho các nước đang phát triển từ năm 2009, quá trình giải ngân bị chậm. Ngay lúc này không có thoả thuận về những gì xảy ra sau năm 2020.
Trong khi có không khí chung của sự lạc quan và sẵn sàng để tiến tới một thỏa thuận, không ai dám chắc hội nghị sẽ thành công vào lần này.
Nhiều người tin rằng một quốc gia như Ấn Độ, với gần 300 triệu người không có điện, sẽ từ chối cam kết ký một thỏa thuận hạn chế mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151129_cop21_sunday
 

Saturday, November 28, 2015

NGƯỜI VIỆT THA PHƯƠNG

 
 Người Việt bán hàng rong ở Thái Lan

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-11-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chiếc xe bán trái cây tại Bangkok, Thái Lan
Chiếc xe bán trái cây tại Bangkok, Thái Lan
Photo Xuan Nguyen, RFA
Trên các tuyến phố đông đúc tại thủ đô Bangkok cũng như tại một số địa phương khác của Thái Lan lâu nay xuất hiện một số xe bán hàng rong dạo của lao động Việt.
Hoạt động kinh doanh bán hàng rong như thế ra sao?
Theo thống kê, có khoảng 50 vạn người lao động Việt Nam đang làm việc tại Thái Lan. Khi đặt chân đến xứ Thái, họ phải tìm kiếm và học nghề rất vất vả, đa số đều là những nghề lao động chân tay như giúp việc nhà, quán ăn, may mặc… và một số đông trong họ đã chọn nghề bán hàng rong để mưu sinh. Có rất nhiều mặt hàng được bày bán như trái cây, nước trái cây, kem, các loại bánh, các loại chè, nem, thịt nướng…
Những khó khăn ban đầu
Những người bán hàng rong cũng là những người lao động chui (bất hợp pháp) tại xứ Thái như bao nhiêu người khác, bởi tính đến thời điểm này, chính phủ Việt Nam và Thái Lan chưa chính thức hợp tác với nhau trong vấn đề người lao động. Cho nên, họ đến xứ Thái bằng visa Du lịch, và mỗi tháng họ phải đi ra khỏi nước Thái và trở lại để có thêm 30 ngày Visa du lịch. Tuy nhiên, việc duy trì visa du lịch để lao động chui không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Anh Lai – quê ở Thanh Hóa, hiện đang bán hàng rong tại Thành phố cổ Ayuthaya, chia sẻ về vấn đề gia hạn Visa du lịch hàng tháng:
“Tôi đi tò (gia hạn visa du lịch) visa hàng thàng, mỗi lần đi tò bình thường hết 1.200 bạt, nhưng gặp phải tình trạng gắt gao thì mất từ 3.500 bạt đến 4.500 bạt”
Cũng theo anh Lai, vì số tiền để đi gia hạn Visa hàng tháng rất cao, cho nên có rất nhiều người đã để hộ chiếu chết (Visa quá hạn), và số người để cho hộ chiếu chết cũng khá là nhiều.
Ngôn ngữ cũng là vấn đề khó khăn đối với những lao động Việt Nam, họ phải học từ từ, rồi sau đó mới đi giao tiếp được với người Thái.
Anh Bình – quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hiện đang bán trái  cây tại Bangkok, anh cho biết thêm về những khó khăn trong ngày đầu tiên bán hàng rong tại Thái Lan, anh chia sẻ:
“Mới đầu thì mình đi theo họ, nói chung đầu tiên mình chưa biết tiếng, mọi người họ bày (chỉ) cho. Mới đầu mình chỉ biết giá tiền rồi biết vài ngôn ngữ sơ sơ, rồi bạn bè ‘bày’ cho.”
Tôi đi tò (gia hạn visa du lịch) visa hàng thàng, mỗi lần đi tò bình thường hết 1.200 bạt, nhưng gặp phải tình trạng gắt gao thì mất từ 3.500 bạt đến 4.500 bạt
Anh Lai hiện đang bán hàng rong
Anh Bình cho biết thêm, sau khi biết được chút ít về ngôn ngữ và chọn một mặt hàng để đi bán rong, những người bán hàng rong còn phải chọn cho mình một chiếc xe đẩy để đi bán hàng. Thông thường có hai loại xe để bán hàng rong, xe đẩy bình thường và xe đẩy được gắn vào xe mô tô. Khi mua có thể chọn mua xe cũ hoặc xe mới, mua trả góp hoặc trả một lần, điều này tùy thuộc vào tài chính của mỗi người bán hàng rong. Số tiền để mua xe cũ giao động từ 2.000 – 10.000 bạt, và xe mới là 10.000 – 50.000 bạt. Người bán hàng rong cũng có thể không cần phải mua xe, như đối với những người bán kem, thường xe bán hàng sẽ do ông chủ, bà chủ cung cấp.
Đối với những người bán hàng rong nho nhỏ, vốn liếng, kinh nghiệm ít… họ phải đi lấy sản phẩm bán rong ở chợ, xưởng kem… Nhưng những người sang xứ Thái lâu năm, họ thường tự sản xuất lấy những mặt hàng này hòng cải thiện thu nhập.
Chị Tú Uyên – quê ở tỉnh Hòa Bình, chị đang bán kem tại tỉnh Udon Thani chia sẻ:
“Sang bên này lúc đầu, đi làm thuê, đi làm ở Bangkok, ở Udon Thani cũng có, làm mấy năm rồi mình lấy cái tiền, lấy cái kinh nghiệm đi học hỏi, học tiếng đấy. Rồi mình đi làm cho một ông chủ hãng kem nhỏ nhỏ, mình học lấy nghề làm kem của họ, sau đó mình nhảy ra ngoài để tự làm, tự bán. Lúc đầu thì cũng bán nhỏ nhỏ, rồi dần cứ nhân dần lên, mình làm có uy tín, kem ngon thì người ta sẽ đến đặt kem, phần nhiều họ đặt, họ gọi điện cho mình thì đã có rồi. Đi rao vẫn rao, vẫn bán và còn có cả người đến nhà lấy nữa.”
Luôn luôn phải né tránh cảnh sát.
Tất cả những lao động chui tại Thái Lan đều phải né tránh cảnh sát, bởi họ là những người lao động bất hợp pháp, và những người bán hàng rong cũng vậy. Tuy nhiên khi bán hàng họ phải chi một số tiền cho cảnh sát khu vực, 500 bạt là số tiền cố định phải đóng cho cảnh sát khu vực nơi họ sinh sống khi họ muốn đi bán hàng rong. Ngoài ra, còn phải mất một khoản tiền nếu muốn có một chỗ bán ổn định ở nơi đông khách du lịch.
Anh Bình chia sẻ về vấn đề này:
“Mình phải đóng số tiền để đứng bán chứ, có nơi thì 2000, nơi thì 3000, có nơi dăm (vài) trăm bạt, theo tháng có, theo ngày có. Nó cũng không quy định tháng hay ngày gì cả, có thể mình đứng chỗ này mình trả cho họ 100 – 200 bạt để bán một ngày, rồi ngày khác mình đi chỗ khác để bán tiếp.”
Tháng này thì thôi không phải nộp nữa rồi, tại vì bây giờ họ (cảnh sát) thôi không nhận tiền từ người Việt Nam nữa, vì họ không đảm bảo cho người Việt được nữa rồi
Chị Tú Uyên
Tùy vào mỗi địa phương và kinh nghiệm của người bán rong mà số tiền phải chi cho cảnh sát đều khác nhau. Trường hợp của anh Lai bán bánh ở tỉnh Ayutthaya, anh không mất một khoản chi phí nào cho cảnh sát khu vực, bởi trước đây anh từng làm việc cho một người cảnh sát trong suốt 4 năm ròng rã.
Còn ở tỉnh Udon Thani, số tiền mà những người bán hàng ròng phải chi cho cảnh sát khoảng 2.000 – 3.000 bạt. Nhưng từ tháng 11.2015, cảnh sát ở đây sẽ không nhận tiền từ tay người bán hàng rong nữa.
Chị Tú Uyên buồn bã nói về việc cảnh sát không nhận tiền:
“Tháng này thì thôi không phải nộp nữa rồi, tại vì bây giờ họ (cảnh sát) thôi không nhận tiền từ người Việt Nam nữa, vì họ không đảm bảo cho người Việt được nữa rồi.”
Thu nhập tốt hơn Việt Nam
Theo anh Lai, người bán hàng rong tại Ayutthaya, dù gặp phải rất nhiều khó khăn khi bán hàng rong trên xứ Thái, nhưng những người lao động Việt Nam vẫn chọn nghề này, bởi thu nhập tốt hơn ở quê nhà. Tùy thuộc vào thời tiết, vào địa điểm bán, vào lượng người mua mà thu nhập của những người bán hàng rong dao động từ 200 – 300 bạt một ngày.
Anh Lai nói thêm:
“Tôi bán được ít thì ăn ít, bán được nhiều thì ăn nhiều. Hai vợ chồng tôi bình quân mỗi tháng cũng được 7 – 8 triệu vnđ.”
Anh Lai cũng cho biết, nếu tháng đó mà bị cảnh sát xuất nhập cảnh bắt giam, thì họ không thể có được số dư như vậy, có khi còn bị mất nhiều tiền hơn, thậm chí bị trục xuất về Việt Nam.
Vào khoảng tháng 3.2016, chính phủ Thái Lan và Việt Nam sẽ chính thức áp dụng chương trình hợp tác lao động, để cho những lao động Việt Nam có Visa làm việc tại Thái Lan. Những ngành nghề mà lao động Việt Nam được phép làm tại Thái bao gồm, giúp việc gia đình, phục vụ quán ăn – nhà hàng, lao động chân tay, đánh bắt hải sản. Nghề bán hàng rong vẫn không được chấp nhận, và số phận của người Việt bán hàng rong trên xứ Thái vẫn phải đối diện với những khó khăn như bây giờ.

VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

Nạn đập chó trộm, cướp chó lại bùng phát ở Nghệ An

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-11-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hai đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Hai đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Nghean24h.vn
Người đập chó vì tiền, người đập người vì chó, câu chuyện này đã trở thành đề tài tương đối cũ ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Vấn nạn đập trộm chó, cướp chó vì tiền và người dân đập chết kẻ trộm chó để bảo vệ chó của họ cũng như xả cơn tức giận đã là hiện tượng xã hội suốt vài năm nay. Hiện tại, nạn trộm chó ở Nghệ An đang bùng phát và chuyện này dự cảm những cái chết oan khiên sắp tới!
Trộm chó và cướp chó có vũ khí
Bà Mai, một cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, chia sẻ về chuyện trộm chó, cướp chó: “Nó nhiều hình thức lắm, nó câu, nó thả bả, nó dùng đầu cá tẩm thuốc, chó ăn vào là nằm lăn ra ngay, nó bắt. Rồi nó đập, bắt bằng vợt cũng có. Nó có cả một quân đoàn đi bắt chó, mỗi đêm nó bắt cả tạ chó. Nó có quân đoàn năm sáu thằng đi bắt. Ở Nghệ An có chuyện dân bắt, đập chết người đốt xe nhiều rồi nên tụi nó khôn, đi nhiều thằng. Mình mà đi một đến hai người không bắt được tụi nó đâu. Nó có cả súng tự chế và roi điện. Mình mà một hai người rượt nó là nó quay lại đập chết chứ không giỡn chơi!”.
Theo bà Mai, hiện tại, nạn trộm chó đã tạm lắng xuống nhưng nạn cướp chó lại tăng cao. Những thanh niên không còn trộm chó theo kiểu chờ chó ra đường chạy chơi thì đập, ném bả hoặc lén lút ném bả độc vào sân nhà người ta vào đêm khuya, chờ chó dính bả thì trèo tường vào mang đi như trước… Mà hiện tại, đập chó công khai trước mặt chủ vẫn là trò phổ thông nhất.
Bà Mai cho rằng xã hội đã thật sự đảo lộn khi mà con chó vốn dĩ là vật nuôi thân thiết của con người, vật hỗ trợ an ninh cho con người từ bấy lâu nay thì bây giờ, chó trở thành đối tượng nhắm đến của kè trộm, kẻ cướp và con người phải ngày đêm canh gác cho chó. Có thể nói là kẻ cướp chó đã lộng hành như chốn không người. Đây là vấn đề an ninh xã hội, nó thể hiện sự yếu kém của công an địa phương cũng như những kẽ hở khổng lồ của pháp luật.
Bà Mai cho rằng chuyện trộm chó đánh người nuôi chó bị thương và nhiều làng có chó bị mất trộm đã đánh chết kẻ trộm chó rồi đốt xác, đốt xe là một chuyện động trời. Nhưng vẫn chưa có điều khoản nào qui định cụ thể để giảm tình trạng này cũng như không chó một chiến dịch đàng hoàng từ phía ngành an ninh để triệt tiêu những đường dây cướp chó, tiêu thụ chó trên đất nước này.
Bà Mai bức xúc nói rằng đây là sự thiếu trách nhiệm và cố tình bỏ lơ của chính quyền địa phương và cả chính quyền trung ương. Bởi khi đã có sự việc chết người thì bắt buộc chính quyền trung ương cũng phải có sách lược để chấn chỉnh. Với bà, chuyện chấn chỉnh quá đơn giản. Thứ nhất, tất cả các cửa khẩu đều phải có kiểm kê bài bản, không cho vận chuyển chó qua cửa khẩu nếu không có đầy đủ hồ sơ và chứng nhận của cơ quan chức năng.
Về phía địa phương, phải quản lý những điểm thu mua chó một cách nghiêm túc. Ví dụ như cấp những biên lai hoặc hợp đồng mua bán cho người buôn chó và đại lý phân phối chó lấy thịt để người bán chó và đại lý chó đảm bảo qui trình thỏa thuận mua bán cũng như xác minh nguồn gốc chó trong đại lý của họ.
Vì đây không đơn giả là chuyện mua bán một con vật lấy thịt mà liên quan đến an ninh xã hội, vấn đề nhân tâm và đạo đức xã hội cũng như vấn đề bảo vệ động vật, bảo vệ thú cưng, tài sản vô giá của các gia đình trong xã hội nên không thể dựa trên định giá mua bán của một ký lô thịt chó để xem xét vấn đề và liệt vào chuyện mua bán thuần túy.
Chính vì cách quản lý lỏng lẻo của ngành thuế, ngành thị trường và ngành an ninh ở các địa phương mà hiện tại, đa số chó trong các đại lý phân phối là chó có nguồn gốc bất minh, được mua với giá rẻ bèo từ những kẻ trộm chó, cướp chó.
Và cũng chính vì nguồn lợi nhuận quá cao và quá dễ dãi của việc trộm chó mà kẻ trộm chó đã không ngần ngại mua sắm, trang bị công cụ, vũ khí để đi cướp chó. Roi điện, súng hoa cải, thuốc mê hạng nặng là những thứ mà bất kỳ kẻ cướp chó nào cũng có trang bị. Khi bị phát hiện, kẻ cướp chó có thể quay sang đánh đập, hành hung người nuôi chó. Chính vì không có qui định rõ ràng, cụ thể và luôn xếp việc trộm, cướp chó vào diện vi phạm hành chính rồi phạt qua loa mà kẻ trộm chó, cướp chó có cơ hội lộng hành.
Những cái chết oan uổng
Ông Hiển, cư dân huyện Quỳ Châu, Nghệ An chia sẻ: “Nói chung là có sự xuống cấp đạo đức, do sự cộng hưởng của đám đông. Nói chung là xã hội xuống cấp quá nặng, do cả đói khổ, cùng đường mà người ta đi bắt trộm chó nữa. Cùng đường ở đây nên hiểu là sự cùng đường về lý trí và công việc kiếm cơm. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là lực lượng bảo vệ an ninh cho nhân dân đang làm gì, ở đâu mà để kẻ trộm, kẻ cướp lộng hành như vậy?!”.
Theo ông hiển, vấn đề an ninh quá lỏng lẻo, luật pháp quá nhiều kẽ hở và không nghiêm minh, một phần nào đó những nhân viên an ninh của địa phương đã thả lỏng hoặc tiếp tay cho kẻ gian là nguyên nhân của nhiều cái chết oan uổng của kẻ trộm chó, cướp chó trong thời gian gần đây.
Vì chưa bao giờ có một cuộc kiểm tra nghiêm túc các đại lý tiêu thụ chó nên kẻ trộm, kẻ cướp xem các đại lý này là chỗ tiêu thụ chó từ việc trộm, cướp tốt nhất. Và với mức lãi cao ngất, các đại lý này không ngần ngại thu mua chó của dân trộm, cướp với giá rẻ để tập trung thành từng xe tải đưa ra Bắc, đưa sang Trung Quốc. Để được làm ăn suông sẻ, các đại lý này chỉ cần chung chi cho công an khu vực, công an phường, xã thì trong trường hợp trong đường dây của họ có kẻ bị bắt đưa lên công an cũng chỉ bị phạt rất nhẹ, phạt hành chính, viết kiểm điểm.
Chính vì lối làm việc tắc trách của nhân viên an ninh mà người dân cảm thấy bị tổn thương, họ đã hành xử theo cách của họ. Hơn nữa, kẻ trộm chó, cướp chó luôn trang bị vũ khí như dùi cui, roi điện, dao lê, mã tấu, thậm chí súng hoa cải để hành hung người dân khi bị phát hiện. Điều này dẫn tới hệ quả là người dân nổi giận và luôn tự vệ một cách thái quá dẫn tới đánh chết kẻ trộm chó. Trong đó có không ít những người từng bị mất chó và bị kẻ cướp chó hành hung, họ sẵn sàng dùng hết sức bình sinh để đập kẻ trộm chó, cướp chó, dẫn đến chết người. Và không dừng ở đó, sự căm phẫn tập thể có thể dẫn đến những hành vi man rợ như đốt xác kẻ trộm chó, đốt xe, bắt kẻ trộm chó đeo chó trên người và đánh tập thể cho đến chết…
Theo ông Hiển, mọi hành vi man rợ chỉ diễn ra khi con người không còn tôn trọng pháp luật và pháp luật cũng không có gì để người dân tôn trọng. Hay nói cách khác là với một hệ thống pháp luật phi lý và lỏng
lẻo cộng với hệ thống hành pháp lủng củng, đồi bại sẽ dẫn đến hậu quả là người dân sẵn sàng dùng bạo lực để chống lại bạo lực và cái xấu. Điều này sẽ dẫn đến một xã hội đầy bạo lực.
Ông Hiển chua chát đưa ra kết luận là những con chó có thể cắn nhau đến rách da rách thịt vì giành nhau cục xương nhưng con người còn ghê gớm hơn nhiều khi họ sẵn sàng giết nhau vì con chó. Hay nói cách khác, luật xử thế của con người với nhau còn tệ hơn luật của chó đối với nhau. Điều này chỉ có những những nước quá lạc hậu và tăm tối!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.\



Những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-11-30
620
Cậu bé này bán vé số chuyên nghiệp vì đã nghỉ học, mới học hết lớp ba


RFA photo

Mùa Giáng Sinh sắp về, cái lạnh giá của mùa Đông cũng đang phủ dần mặt đất. Đâu đó giữa gió mùa lạnh lẽo, có những em bé không mẹ, không cha, không người thân lang thang giữa cuộc đời để tìm hơi ấm của sự sống.
Những em bé bán vé số, đi đánh giày, đi làm thuê trong bến xe, quán nước… Có thể các em còn cha mẹ nhưng đời sống quá kham khổ đã dần đẩy các em xa tuổi thơ, bươn bả với cuộc đời. Ngày Giáng Sinh, những em bé may mắn có cha mẹ dắt đi chơi lễ, đi nhà thờ, ăn những món ngon. Với những em bé lang thang cơ nhỡ, một ổ bánh mỳ nóng đã là thiên đường. Chúng tôi gọi các em là những em bé bán diêm thời xã hội chủ nghĩa với đầy đủ nỗi thống khổ trong khái niệm này.


Món quà Noel…
Một em bé bán vé số trong thành phố Sài Gòn, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, tên Hùng, chia sẻ: “Con nít làm việc ở các quán nhậu á, với lại bán hàng rong, bán vé số thì tội lắm. Buổi tối đi bán phụ với gia đình, ban ngày đi học hoặc cũng đi bán luôn. Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!”.
Theo Hùng tâm sự, cuộc đời em buồn nhiều hơn vui. Em có đầy đủ cha mẹ và các em nhưng gia cảnh nghèo khổ quá thể, không còn cách nào khác, em phải bỏ học từ năm lớp ba để đi bán vé số phụ giúp cha mẹ. Em theo cha mẹ rời bỏ quê hương, vào thành phố Sài Gòn lây lất qua ngày. Cha của Hùng đi phụ hồ, mẹ em đi bán trái cây dạo, còn em thì đi bán vé số. Hằng tháng, cả nhà gom tiền lại gởi về quê để ông bà nộp tiền học cho hai đứa em.
Không có tuổi thơ gì đâu, cũng không có sân chơi cho tuổi thơ đâu. Chỉ biết làm kiếm tiền, lây lất ngày qua ngày vậy thôi!.
- Hùng, bán vé số
Hùng nói rằng ở quê nhà, đất đai chật chội, không có ruộng vì thời người ta chia ruộng đất thì cha mẹ em vẫn còn ở Tây Nguyên nên không có tiêu chuẩn ở Quảng Ngãi, sau khi rời bỏ đất Tây Nguyên bởi không có cơ hội nào cho gia đình em, cả nhà kéo về Quảng Ngãi sống với ông bà. Công việc bữa được bữa mất ở đất Quảng Ngãi không bao giờ giúp gia đình em đủ sống, cả nhà lại kéo vào Sài Gòn để làm thuê làm mướn, buôn thúng bán mẹt với hy vọng đổi đời.


Nhưng suốt gần mười năm nay, gia đình em vẫn cứ âm u và chưa bao giờ dư được một số tiền đáng kể để mà đổi đời. Hùng nói rằng nếu kiếm được một số tiền kha khá thì em sẽ cùng cha mẹ về quê để chăn nuôi. Vì cuộc sống ở thành phố đất chật người đông, tiền thuê phòng trọ đắt đỏ, mọi thứ nguy hiểm rình rập. Đó là chưa nói đến những ngày mưa ngập, em và mẹ phải lội nước cả ngày với hy vọng bán được đồng nào mừng đồng đó. Hùng chưa bao giờ thấy được một ngày vui vẻ và không còn lo toan. Nỗi lo của em sâu thẳm mỗi khi nghe âm thanh của gạo rơi vào chiếc nồi rỗng. Âm thanh đó như một thứ gì đó vừa thân thiết lại vừa ai oán của số phận.
Với tuổi đời chưa tròn mười lăm mà phải luôn căng trán suy nghĩ về bữa cơm của gia đình, về những ngày nếu lỡ đau ốm, về hai đứa em học hành thiếu thốn ở quê và về ông bà nội. Đôi khi Hùng tự hỏi nếu lỡ không may, ông hay bà qua đời, gia đình Hùng lấy gì để về xe, mua áo quan cho ông và bà, rồi tiền lo đám… Thời đại coi nặng đồng tiền, nếu không có tiền thì sẽ không làm được gì. Em biết hy vọng vào phép màu gì đây?


Mùa Noel đến, cũng như mọi năm, em lại đi bán vé số buổi tối, cùng bạn bè có số phận như em tụm năm tụm ba để ngắm đèn màu, ngắm những bạn cùng lứa được cha mẹ đưa đi chơi trong bộ áo quần mới thơm tho và sạch bóng. Đôi khi em ước mơ có một ông già Noel xuất hiện và tặng cho em một món quà, duy nhất chỉ một món quà này thôi. Đó là em được đi học, em rất muốn tới trường. Nhưng rồi em lại thấy buồn bởi vì bây giờ nếu tới trường để học trở lại lớp ba thì em không tài nào học được cùng các em nhỏ. Nếu học đúng độ tuổi thì em không thể học nổi bởi đầu óc em hoàn toàn trống rỗng, ngay cả những cái chữ thời học lớp ba cũng rơi dần trên đường đi bán vé số.

Những em bé tuổi mười lăm
Nói về đội tuổi mười lăm, người ta ví đó là độ tuổi trăng rằm, trong sáng, vô tư và đẹp nhất trong cuộc đời. Đây cũng là độ tuổi mà trang ký ức mở rộng hết mức để đón nhận mọi tín hiệu của đời sống. Nhưng, trong đất nước xã hội chủ nghĩa này, độ tuổi mười lăm hình như không phải là độ tuổi trăng rằm của bất kỳ ai, đó có thể là độ tuổi trăng rằm của những em bé may mắn. Có những em bé ở tuổi trăng rằm phải lây lất ngoài đời, thậm chí phải theo cha mẹ ăn nắng ngủ sương giữa thành phố lạ để đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng về chỗ ở, chỗ học tập.
Câu chuyện về Nguyễn Mai Trung Tuấn qua nhận xét của bé Nga, một em bé đang bán vé số ở thành phố Sài Gòn nhau nhiều năm cùng cha mẹ ra Hà Nội chờ kêu oan trên công Lý Tự Trọng và vườn hoa Mai Xuân Thưởng nhưng không được:


“Em thấy người ta đối xử với bạn Mai Trung Tuấn như vậy là không đúng đâu vì bạn còn nhỏ. Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia. Trẻ em ở Việt Nam bị đối xử bất công nhiều lắm, em không tin vào nhà nước Việt Nam và pháp luật Việt Nam đâu. Toàn là bất công thôi. Kinh nghiệm gia đình em là một vết thương làm cho em hết tin vào nhà nước này!”.
Theo bé Nga, nếu Chúa rũ lòng yêu thương và cho em một điều ước, em sẽ ước mình không phải sống ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi cuộc sống đã cho em một kinh nghiệm quá đau buồn. Từ chỗ có nhà cửa đàng hoàng, được đến trường học hành cùng bạn bè, nhà nước qui hoạch đất, nhà em bị tịch thu nhà với mức tiền đền bù rẻ mạt, ba mẹ em không đồng ý nhưng người ta vẫn cứ giải tỏa, cưỡng chế di dời và đập bỏ căn nhà của em.


Cuối cùng, em theo cha mẹ ra tận Hà Nội để nộp đơn kêu oan nhưng chờ mãi vẫn không được giải quyết, khoản tiền đền bù nhỏ nhoi chỉ đủ để sống trong thời gian đầu, sau đó cả nhà lây lất, sống nhờ vào tiền nhặt ve chai, giấy hộp bỏ và thi thoảng có người nào thương tình lại cho gia đình em vài chục ngàn đồng, vài ký gạo để cầm hơi. Cuối cùng, oan vẫn cứ oan, tiền thì khô túi, cả nhà phải ra bến xe Nước Ngầm để khuân vác thuê gần hai tháng trời mới đủ tiền mua vé vào Sài Gòn.
Những người như tụi em bị đối xử bất công nhiều lắm, thậm chí em bán vé số mà có khi người ta không muốn trả tiền, quát tháo em nữa kia.
- Một em bé bán vé số
Và cuộc đời làm thuê làm mướn của gia đình em bắt đầu từ đó. Nga nói rằng cuộc đời đã cho em quá nhiều nỗi buồn để em đủ trưởng thành mà nhìn thấy mình may mắn hơn nhiều bạn khác bởi mình còn có cha mẹ bên cạnh và không đến nỗi phải vào tù như bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn. Nga lắc đầu ngán ngẩm và sợ hãi khi nói về bốn năm rưỡi ngồi tù của một bạn nhỏ có tuổi đời ngang với em.
Em nói rằng mặc dù không quen biết, chưa hề gặp nhau lần nào nhưng nhân danh những đứa bé không may mắn trong xã hội, nhân danh những đứa trẻ kêu oan giữa xã hội, em tha thiết cầu mong Đức Chúa Trời hãy nhìn thấy bạn Nguyễn Mai Trung Tuấn và chìa bàn tay yêu thương của Ngài để cứu lấy bạn ấy. Bởi bạn Tuấn không làm nên tội tình gì và còn quá nhỏ để chịu sự đày đọa kinh khủng như vậy.
Mùa Noel sắp đến, chúng tôi xin cầu nguyện cho các em bé không may mắn trong xã hội có được một mùa Noel ấm áp trong tình yêu thương của Chúa! Xin Ngài đừng để những que diêm tuổi thơ cuối cùng phải cháy hết mà vẫn không đủ để sưởi ấm giá lạnh của cuộc đời!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/street-kid-vendors-ttvn-11302015122720.html

Gái đứng đường và người Trung Quốc tràn lan ở Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-11-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
File photo
Hai năm trở lại đây, đặc biệt là thời gian chừng ba tháng trởi lại, thành phố Đà Nẵng xuất hiện gái đứng đường và người Trung Quốc nhiều nhan nhản. Nếu như Gái điếm lấy phía Tây thành phố làm bản doanh thì người Trung Quốc làm phía Đông thành phố làm chỗ trú ngụ vững chắc. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, sự xuất hiện của gái đứng đường và người Trung Quốc như một mối dung hòa giữa cung và cầu. Bởi khi người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, trong bối cảnh hiện tại cũng đồng nghĩa với tình trạng lộn xộn, mất an ninh và những đường dây ngầm của kĩ nghệ bán dâm, ma túy và cho vay nặng lãi.
Bản doanh gái bán dâm phía Tây thành phố
Một cư dân Đà Nẵng, không muốn nêu tên, hiện đang sống ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, chia sẻ: “Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm.”.
Theo người này, khu vực Hòa Khánh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là một thủ phủ của gái bán dâm, trong đó có nhiều hình thức, từ đóng vai sinh viên cho đến một số sinh viên nghèo cải thiện cuộc sống và duy trì học tập và không ngoại trừ những cô gái bán dâm chuyên nghiệp cao cấp, mỗi lần đi khách có thể lên đến vài trăm USD. Nhưng, theo người này, vấn đề đáng ngại nhất là những cô đứng đường, các cô này chấp nhận bán dâm với giá rẻ mạt, có khi chỉ là hai mươi ngàn đồng nếu ế khách. Trường hợp bữa nào đông khách thì các cô bán dâm với giá từ năm mươi đến bảy mươi ngàn đồng trên một lần.
Gái bán dâm chia theo khu vực, mỗi khu vực tạm xem như là một tầng lớp, đằng cấp trong giới bán dâm. Ví dụ như gái bao cao cấp thường kín tiếng, chỉ có một số cán bộ cao cấp, cỡ chuyên viên cấp thành phố, thậm chí cao hơn chuyên viên, đứng đầu các ngành trong thành phố biết đến. Và cái khác của gái chân dài cao cấp này là họ diễn xuất rất tốt, khó mà để lộ hoặc làm ảnh hưởng đến người mua dâm.
Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm
Một cư dân Đà Nẵng
Giải thích thêm về khả năng diễn xuất của các gái gọi cao cấp, người này nói rằng hầu hết các cô đều diễn rất tài tình, có thể nhập vai đồng nghiệp hoặc sếp cao cấp hoặc chuyên viên cấp trung ương đi kinh lý. Điều này khiến cho nhiều bà vợ của một số chuyên viên vẫn nhầm tưởng là chồng đi tiếp khách của bộ vào làm việc, không hề nghi ngờ ông chồng.
Thường thì giới gái gọi cao cấp này thường hẹn hò ở các khách sạn cao cấp và khoản thù lao khá cao. Điều này khác xa với tràn lan đại hải các tiệm gội đầu, uốn tóc và massage trá hình trên các con đường như Lê Duẩn, Trường Chinh, Hoàng Văn Thái, Bắc Sơn… Ở đây, khách chỉ cần vào trong tiệm gội đầu cùng với một ma cô hoặc một khách làng chơi quen mặt, khi đặt vấn đề thỏa thuận giá và sau đó là cuộc mua bán dâm ngay trong phòng gội đầu. Giá thường dao động từ 250 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng.
Riêng các trung tâm massage thì chuyện này diễn ra lộ liễu và có vẻ phổ thông hơn, nghĩa là không cần phải có ma cô hoặc khách quen giới thiệu. Khách vào mua một vé massge, xông hơi với giá từ 70 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng tùy vào tiêu chuẩn giường và phòng tắm hơi. Sau đó vào bên trong, gặp các nhân viên massage, họ sẽ tự động đặt vấn đề và thỏa thuận giá.
Ở những trung tâm như vậy, vấn đề an ninh cho khách làng chơi tương đối tốt vì hệ thống bảo kê khá vững. Nhưng nếu lỡ có động tịnh gì, trung tâm massage có thể đóng vai nạn nhân, tố thẳng khách và cô gái để thí tốt, xem như mình bị oan, cô gái và khách đã qua mặt chủ chứ chủ không hề có ý định kinh doanh tình dục.
Người này cho biết là những cô bán dâm theo dạng nhân viên massage thường phục vụ cho khách người Trung Quốc, bởi đây là trung tâm ăn chơi của khách Trung Quốc từ phía Đông thành phố di chuyển sang mỗi đêm. Ngoài ra, còn có một ít khách Việt thuộc dạng trung lưu cũng vào đây.
Riêng những cô gái đứng đường thì nhiều vô kể, gồm cả một số nữ sinh viên cần tiền dể trang trải học tập và gởi về quê, nói dối với cha mẹ là tiền học bổng hằng tháng. Đối tượng mua dâm ở các trục đường về khuya thường là dân lao động, thợ hồ, xe ôm, dân buôn bán rày đây mai đó… Giá thành khu vực này rẻ mạt.
Người Trung Quốc ở phía Đông thành phố
Một người tên Kha, sống ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng chia sẻ: “Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc...”.
Theo ông Kha, vấn đề người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, kéo theo nhiều thứ tệ nạn xã hội, trong đó nạn xì ke ma túy và mại dâm phát triển mạnh, bởi có cung thì có cầu, có cầu thì có cung. Ông Kha cho rằng những biệt khu mà công an khu vực không được phép kiểm tra của người Trung Quốc tại Đà Nẵng có thể chứa bất kì thứ hàng hóa nào, không ngoại trừ vũ khí và ma túy.
Trong đó đáng sợ nhất là ma túy. Bởi vì với vũ khí, cho dù có tiêu thụ ra thì trường thì vẫn không mất đi, vẫn lần ra dấu vết nơi phát tán. Trong khi đó, ma túy chỉ cần một chỗ tập kết an toàn, sau đó phát tán và xóa dấu vết, khi công an có đầy đủ lệnh kiểm tra thì mọi chuyện xem như đã xong. Và hiện tại, đường dây buôn ma túy, cho vay nặng lại cũng như cầm cái số đề mà đầu sỏ là người Trung Quốc, họ quản lý cả một hệ thống ma cô người Việt đã tác oai tác quái trên thành phố Đà Nẵng.
Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc
Ông Kha
Theo ông Kha, đây không còn là chuyện bí mật nữa. Nhưng không hiểu sao cho đến nay, hệ thống này vẫn tồn tại, số lượng thanh niên xài ma túy ở Đà Nẵng ngày càng nhiều, nạn trộm cắp cũng bắt đầu xuất hiện, gái bán dâm thì nhiều vô số kể, kẻ cho vay nặng lãi cũng nhiều. Nhưng nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có động thái nào nhằm chặn đứng tệ nạn xã hội. Đó là chưa muốn nói rằng sắp tới đây, có thể người Trung Quốc sẽ sang Đà Nẵng theo diện chuyên viên kĩ thuật với 300 người chỉ để quản lý 350 lao động phổ thông người Việt.
Theo ông Kha, đây là chuyện hết sức khôi hài và vô lý. Bởi với 350 công nhân, nếu thật sự cần chuyên viên kĩ thuật thì không tới 10 người là quá đủ để quản lý họ. Trong khi đó, những cán bộ đầu ngành có liên quan đến vấn đề người Trung Quốc vào Đà Nẵng sắp tới lại cho rằng đó là chuyện rất bình thường, không nằm trong tầm quan sát và quan tâm của họ.
Ông Kha cho rằng với đà quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm, để người Trung Quốc vào Đà Nẵng quá nhiều nhưng không biết được họ làm gì, đi đâu thì một lúc nào đó, Đà Nẵng sẽ trở thành một bản doanh của các trùm ma cô, đầu gấu, mại dâm và xã hội đen. Đây là bài học lớn từ Bình Dương, Hà Tĩnh mà nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng cần phải nhận thấy ngay từ đầu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments: