Tuesday, November 29, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN = THƠ=TRUMP=GIÁO VIÊN HẦU RỰƠU=

Friday, November 18, 2016

LƯU NGUYỄN * GIÔNG TỐ

 

Giông Tố... Ta Gửi Ngươi Con Ta!

29 Tháng Tám 20166:48 SA(Xem: 311)
Giông Tố... Ta Gửi Ngươi Con Ta!
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Em có lũ con thơ
Bị quê hương ruồng bỏ
Từ bóng tối hận thù.
Em nghiến răng
Ném con cho giông tố...
.
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi con ta
Xương thịt ta. Tâm hồn ta.
Hy vọng ta.
.
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Giông tố
Giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi.
Ta gửi ngươi con ta
Như Niềm Tin Tự Do,
Từ Quê Hương Ngục Tù
Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Giông tố giông tố ngoài khơi xa
Ta gửi ngươi.
Ta gửi ngươi con ta
Ta gửi ngươi con ta...

Đó là bài “Ném Con cho Giông Tố”, nhạc và thơ của Trần Dạ Từ, do Quang Tuấn hát. Có thể nghe trên mạng bằng đường dẫn này: https://www.youtube.com/watch?v=udSF6tF4QHo&feature=youtu.be.

Theo lời giới thiệu, ca khúc được “viết trong đầu” và lưu trữ trong "hộp sọ” từ 1979, khi tác giả nằm trong trại tù Gia Trung.

Năm 1988, khi tác giả đã rời khỏi nhà tù ở Việt Nam, bài hát mới được viết ra giấy rồi lại đem cất kỹ. Mãi đến năm 2011, bài hát mới được Quang Tuấn diễn tả bằng tiếng hát lay động lòng người.

Bài hát nhắc tôi nhớ là chính mình cũng đã từng là một trong những bà mẹ “Ném Con Cho giông tố”.

*

vuotbientraitinanpanatnikhomhongphuc13tuoi
Trại tị nạn Panat Nikhom: Hồng Phúc, 13 tuổi, được cha tuyên úy trao tiền của thân nhân gởi cho.

Bốn giờ sáng một ngày cuối năm 1987. Một bà mẹ Việt Nam đã phải đành đoạn cắt ruột, xé lòng "ném con cho giông tố" khi con còn thơ dại, mới bước vào tuổi mười ba đang cần, được ấp ủ nâng niu trong vòng tay của mẹ

Lòng mẹ tan nát nhìn con vô tư, hớn hở chuẩn bị hành trang đi vượt biên một mình, sau nhiều lần cùng đi chung với cả gia đình không thành công.

Năm ấy, dù mới 13 tuổi, Hồng Phúc đã biết mẹ lo lắng, con còn an ủi mẹ:

- Mẹ ơi, con tin tưởng nơi Chúa quan phòng. Còn bị bắt nhốt tù con không sợ, rồi họ sẽ thả ra mà mẹ. Con và chị đã ăn cơm tù khi đi vượt biên với bố, mẹ quên rồi sao?

Tôi không quên. Nhưng lúc đó con mới 9 tuổi, nên họ chỉ bắt mẹ làm đơn "bảo lãnh" cho chị và con ra khỏi tù. Còn bây giờ con đã 13 tuổi.

Trước ngày đưa con ra đi, tôi còn không ngừng nhắc nhở Phúc phải học thuộc nằm lòng địa chỉ số nhà, số điện thoại của bác Nhàn bên Mỹ.

- Con đã học thuộc từ lâu rồi, để con đọc cho mẹ nghe...

Sau nhiều lần vượt biển bị bắt, chúng tôi chỉ còn sức để lo cho một đứa con ra đi. Tôi âm thầm đi hỏi thăm những gia đình quen biết, họ đã gửi con đi vượt biên thành công từ mấy tháng trước. Qua người quen uy tín giới thiệu, tôi được trực tiếp nói chuyện với người trong tổ chức vượt biên, họ cho biết rõ phương cách đưa người đi như thế nào, dùng những phương tiện gì khi đi, những nơi dừng chân trên đường đi, đều có người của họ đưa, đón rất an toàn. Nhờ tổ chức chu đáo "khép kín" nên chuyến đi nào cũng trót lọt. Đến khi lên tàu vượt biển cũng không lo gặp giông tố, vì họ có thể dự đoán đưọc thời tiết ngoài khơi trên biển đông.

Tàu chở người vượt biên được xuất phát từ bến cảng Kompong Som trên đất Campuchia, vượt qua biên giới trên biển vào hải phận Thái Lan, chờ đêm tối sẽ vào sát bờ biển "đổ" người lên đất Thái. Người tổ chức trước khi cùng với người tài công lái tàu về lại cảng Kompong Som, họ đã gom tin nhắn đem về cho gia đình người đi vượt biên, để lấy nốt chỗ vàng còn lại, theo như đã thỏa thuận với nhau, họ còn chỉ dẫn người vượt biên cách "gặp" cảnh sát và cứ an tâm, cảnh sát Thái Lan sẽ có xe đưa người vượt biên đến trại tỵ nạn nào gần nhất.

Được nghe người dẫn đường tường thuật rõ ràng, phương cách vượt biên, tôi nghĩ họ có khả năng đưa người đi vượt biên đến nơi an toàn. Chúng tôi cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng trong quyết định. Và tôi đã giao trước cho người tổ chức một lượng vàng để giữ chỗ cho con, chờ ngày "ném con cho giông tố".

Khi biết mình được bố mẹ cho đi vượt biên. Mỗi khi quây quần vui đùa với các em, con luôn căn dặn:

- Các em phải thật ngoan, đừng nghịch phá để chị cả phải la rầy nhắc nhở hoặc bắt phạt quì gối.

Con đã giành tất cả thời gian trước khi đi cho bốn đứa em. Thương yêu em gái sẽ phải thay con phụ giúp chị cả làm việc nhà, chăm sóc ba thằng em trai rất hiếu động.

Cõng út An trên lưng, con chạy nhong nhong quanh sân con nói

- Út An đừng bắt mẹ bế nữa nha. Em đã lớn hơn hai tuổi rồi. Em ngoan anh sẽ mua thật nhiều quà cho em....

Lời con căn dặn các em và hứa sẽ mua thật nhiều quà cho út An. Bố mẹ đã được biết sau khi con đi. Mỗi khi nhớ đến con, út An lại chề miệng ra khóc lóc vật vã, hu hu kêu réo bố ầm ỹ cả nhà:

- Bố ơi, đón anh Phúc về đi, con không cần quà đâu. Con cần anh Phúc. Con muốn anh Phúc về cõng con đi chơi, anh Phúc ơi, anh Phúc đi đâu rồi...

Lần nào cũng vậy, chị cả mau mau chạy đến ôm út An, thì thầm dỗ dành em trong nước mắt.

Cứ như thế, mỗi lần út An khóc vì nhớ anh Phúc là mọi người lại âm thầm khóc theo. Cả nhà đều nhớ Phúc, nhưng không ai dám khóc to và vật vã như út An. Mọi người ngày đêm, sáng, tối luôn cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ, phù trợ Phúc trên đường vượt biên và cho Phúc được đến nơi bằng an.

Như mọi lần, chuyến đi vượt biên của Phúc cũng được dấu kín không cho ai biết. Nhưng vì tiếng gào khóc thương nhớ anh Phúc của út An, đã khiến chuyện đi vượt biên của Phúc sớm đến tai hàng xóm láng giềng. Hàng xóm chăm nhìn tôi hơn, nhưng không dám hỏi. Họ đón chị và các em Phúc trên đường đi học để "điều tra".

Tội nghiệp các con tôi, khi bị hỏi thông tin về chuyện Phúc đi vượt biên như thế nào, ai đưa đi, đi lâu chưa? Các con đã rất lo sợ và bất đắc dĩ phải trả lời

- Dạ cháu không biết ạ.

Nghe câu trả lời, người hỏi không thỏa mãn trí tò mò, họ đã mắng mỏ con trẻ:

- Mày còn giấu giếm à, mày nói không biết à. Thím mày đã kể hết rồi, thằng An ngày nào nó cũng khóc gào thằng Phúc...

hongphuctotnghiepdoctorofpharmacy
2004 Hồng Phúc tốt nghiệp Doctor of Pharmacy.

Từ ngày Phúc ra đi, trong nhà vắng hẳn tiếng cười. Đã hơn hai tuần, vẫn chưa có tin tức gì của Phúc đưa về. Lòng tôi nóng như bị lửa thiêu đốt, ngẩn ngơ thương nhớ con. Chẳng biết con thơ bây giờ đang ở đâu, con ngủ nơi nào, con có khỏe không, con có được ăn uống đầy đủ như lời người tổ chức đã hứa, khi nhận trước một cây vàng của mẹ, mục đích để họ lo cho con có đủ lương thực và những phương tiện cần thiết trên đường đi.

Con ơi, nếu ngay bây giờ họ dẫn con về với mẹ. Mẹ hứa không đòi lại số vàng đã đưa, mẹ chỉ cần có con bên cạnh, cả nhà ta lại được xum họp hạnh phúc. Con bây giờ cũng đang thương nhớ gia đình và còn rất lo sợ, rất cô đơn, buồn khổ lắm, nhưng con không thể gào khóc như em An. Con phải nén lòng chịu đựng và luôn biết cầu nguyện cùng Chúa và Mẹ Maria, như con hằng cầu nguyện cùng gia đình mỗi tối, trước khi đi ngủ.

Sau gần một tháng lo âu, mỏi mòn trông ngóng tin con. Mẹ như được hồi sinh khi nhận điện tín của bác Nhàn từ Mỹ gởi về. Trong điện tín bác viết ngắn gọn "Hai em an tâm. Anh sẽ chăm sóc "cậu ấm". Đọc điện tín của bác Nhàn, cả nhà ta reo mừng và xin dâng thánh lễ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Em An bây giờ cũng không còn gào khóc, vật vã đòi bố đón anh Phúc về nữa, nhưng lại hỏi:

- Bố ơi, bao giờ cả nhà mình đi Mỹ gặp anh Phúc hả bố ?

Qua thư bác kể, khi tiếng phone reo inh ỏi, đánh thức bác dậy lúc 3 giờ sáng để nhận "Collect Call" của Phúc, gọi từ trại tỵ nạn trên đất Thái, bác đã vui đến phát khóc. Phúc cho biết, tàu cháu vượt biển vào đất TháiLan trong đêm cùng ngày rời cảng Kompong Som, trên tàu có một người chết vì bị ngộp khói xăng. Sở dĩ cháu đi lâu mới đến, vì cháu trong nhóm người vượt biên đến Phrôm Pênh đầu tiên, nên phải "nằm" chờ ở đó, khi có khoảng 50 người, thì họ mới đưa tất cả mọi người xuống tàu ra biển, chạy vào vịnh Thái Lan.
Labels


Vì là trẻ vị thành niên đi vượt biên có một mình, nên sau khi "thanh lọc", Phúc được đưa vào Trung Tâm Minor ở Panat Nikhom và được bác Nhàn bảo lãnh qua Mỹ, sau ba năm chờ đợi ở các trại tỵ nạn TháiLan.

Gia đình chúng tôi muôn vàn cảm tạ Thiên Chúa. Tri ân nước Mỹ. Biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ, nhất là giúp đỡ Hồng Phúc trên đường vượt biên. Tôi cũng xin cảm ơn thi-nhạc sĩ Trần Dạ Từ, với thi ca "Ném Con Cho Giông Tố", đã giúp tôi có bài viết này.

Lưu Nguyễn
Nguồn Việt Báo

LÊ VĂN TRẠCH * NĂM THÁNG

 

Năm tháng

21 Tháng Mười 20167:54 SA(Xem: 199)
Năm tháng
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trước khi vào truyện:
Khi được tiếp xúc với văn học nghệ thuật hải ngoại, việc đầu tiên là tôi tìm đọc những tác phẩm viết về các trại cải tạo: rất nhiều người làm việc này nhưng có hai nhà văn tôi tâm đắc nhất là Phan Lạc Phúc (Sau này gom lại trong 2 tập Bè Bạn Gần Xa) và Thảo Trường với Đá Mục, Tầm Xa Cũ Bắn Đạn Thật và Tiếng Thì Thầm Trong Bụi Tre Gai. Mỗi trại có những hoàn cảnh, điều kiện, con người khác nhau nhưng cùng chung một chính sách: lưu đày, bóp chết hầu bao, ly gián và tẩy não.
Mấy năm nay tôi có ý đợi sẽ có vị nào đó viết về trại của tôi hoặc ít ra thì có một vài chi tiết liên quan nhưng chưa thấy, thỉnh thoảng có vài anh em khuyên tôi và cũng mới đây trong chuyến về Washington D.C, đề nghị đó được lập lại. Tôi lưỡng lự. Có thể. Nhưng viết về cái gì và bắt đầu từ đâu? Những nhân vật và sự kiện của hai tác giả trên tự nhiên lại hiện ra: Trong trầm luân khổ ải với một dã tâm tiêu diệt hoàn toàn ý chí đối kháng bởi chính sách nói trên, nhiều nơi nhiều lúc khi âm ỉ, khi bộc phát, biểu lộ cái nhân cách, cái can trường của một người quốc gia chân chính. Tôi định viết về khía cạnh đó. Trong khả năng hạn hẹp và trí nhớ còm cõi, tôi cố gắng trình bày ra với cả tấm lòng của mình trước hết như một nén hương để tưởng niệm quý anh đã chết tức tưởi ở khu rừng trai, trong đợt dịch kiết lỵ trực trùng, hoặc mang tấm thân tàn ma dại về chết trong vòng tay của gia đình…và chia sẻ với những anh còn ở quê nhà hay đang sống nơi hải ngoại đã một thời cùng nhau chịu bao nỗi đắng cay oan khuất ở trại tù Hoàn Cát.
(Trại cải tạo Hoàn Cát nằm dưới chân núi Ba Hô, thuộc địa phận xã Cam Nghĩa, quận Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây giam giữ các cán bộ dân chính, cảnh sát quốc gia, sĩ quan chiến tranh chính trị, an ninh quân đội và tình báo).

AMVANGnhatutranhtranthanhchau
Âm Vang – Tranh: Trần Thanh Châu

Như thường lệ gần hai tháng nay cứ mỗi buổi sáng khi cả trại tập trung ngoài sân đi lao động, tên cán bộ thẩm cung Thanh Hiền vai mang xắc cốt, tay cầm tập giấy đi vào nói gì đó với cán bộ trực trại rồi kêu tôi ra “làm việc”. Nhưng lần này tôi không được nhận  “đề luận” và giấy viết, y hỏi tôi một số vấn đề rồi chậm rãi bằng một giọng Vĩnh Linh đặc sệt: – Công việc như thế là tạm ổn, sau này cần gì sẽ bổ sung thêm, hôm nay anh được giải lao, trong thời gian gần đây trong trại xôn xao nhiều điều anh biết không?

– Tôi im lặng.

– Các anh trao đổi với nhau là trại sắp giải tán và được đưa đi làm đường sắt thống nhất, làm thủy lợi, chặt tre ở Lao Bảo, xây dựng cơ quan Công An ở Đông Hà phải không? Có thể đúng một phần, thời gian vừa qua là thanh lọc để các anh vừa khai báo vừa làm quen với lao động trong điều kiện tương đối dễ dãi. Tôi nói điều này và anh tuyệt đối giữ bí mật: để các anh có điều kiện học tập tiến bộ trong môi trường chính quy hơn và tùy theo mức độ gây tội ác với nhân dân trong quá khứ, các anh sẽ được chuyển trại, riêng anh và một số khác được đưa đi nghiêm giam theo quy chế thời chiến.

Nghe đến đây tôi hơi lạnh xương sống và đánh bạo hỏi khi nào và đi đâu, anh ta không trả lời và lảng sang chuyện khác.

Cứ tưởng ít ra là hai hoặc ba hôm nhưng không ngờ khuya đó, lúc đầu nghe tiếng lao xao ở nhà bếp rồi chúng tôi bị đánh thức để chuẩn bị vật dụng cá nhân.

Núi rừng dường như thức giấc sớm hơn, tiếng chim tiếng gà cất lên từ nhiều phía, những đám mây hững hờ còn ôm lấy đỉnh núi Ba Hô, trời trong xanh và mặc dầu mới rạng sáng đã nghe được cái nóng nực của gió Lào.

Chúng tôi ngồi lặng yên bên túi đồ đạc trên sân đất với cảm giác lan man. Viên giám thị trưởng lập lại lời của cán bộ đã nói với tôi và tiếp: đất nước đã hoà bình, các anh khỏi phải đi đâu xa, mọi người lắng nghe khi đến tên của mình đứng lên bước ra ngoài.

Tất cả im phăng phắc: danh sách số một được dẫn vào hội trường, phần đông là tàn tật và bệnh hoạn. Sau đó chừng 20 phút danh sách số hai được dẫn ra khỏi trại, danh sách số ba cũng vậỵ Tôi nằm trong danh sách cuối cùng, số bốn, đông nhất và cũng được một số quản giáo và Công An võ trang bảo vệ nhiều nhất. (Sau này mới biết là danh sách số một được cho về ngay, danh sách số hai về Khe Mây đến 2/9/75 được thả, danh sách số ba đi Xoa, danh sách số bốn, chúng cho là thuộc loại ác ôn và nguy hiểm sẽ đi Ba Lòng). Chúng tôi bị bắt buộc đi theo đội hình hàng dọc, cách xa nhau, hai bên CA võ trang súng AK47 cầm tay, lên đạn sẵn. Qua khỏi ngã ba đi căn cứ Carrol, chúng tôi biết là không lên Lao Bảo, ra đến chợ Cùa, rẽ phải – vị trí Đông Hà được loại bỏ – và khi qua khỏi Xoa để chuẩn bị leo dốc Làng Hạ, mọi người biết chắc chắn nơi đến là Ba Lòng. Lần đầu tiên phải đi bộ trong những địa thế dốc đồi và xa như thế, nhiều người trong chúng tôi đã ngất xỉu. Xế chiều đến làng Đá Nổi, đoàn người tả tơi thất thểu, ở ngoài nhìn vào chắc chẳng giống con giáp nào … Chúng tôi được lệnh nghỉ chân, từ xa nơi mé rừng thấy từng nhóm bốn người trong đồng phục màu rêu xanh, mặt mũi hốc hác đang gánh những tấm ri sắt về phía trại, một số anh em thấy có người quen, kêu tên, nhưng họ lầm lũi đi, chẳng trả lời … (đó là anh em Triệu Hải và thị xã Quảng Trị). Tất cả chúng tôi được lùa vào một căn phòng làm bằng ri sắt, kể cả chỗ nằm, cửa bị khóa lại, không ai nói với ai một lời, buổi tối nhà bếp đem cơm vào nhưng chẳng ai đụng đến. Đêm đó thật thê thảm, hậu quả của một ngày vất vả nắng gắt, uống nước lạnh, nhiều người bị tiêu chảỵ Không có cầu tiêu trong phòng, anh em tận dụng mọi phương tiện … buổi sáng phải đợi các phòng kia đi lao động trước chúng tôi mới được mở cửa và trước khi đi phải báo cáo cán bộ … những cầu tiêu lộ thiên không đủ chỗ cho một loạt người cùng nhu cầu.

Chúng tôi được lệnh tập họp, kiểm soát “tư trang”, mọi vật dụng phải ký gởi, từ hình ảnh, thuốc men đến tiền bạc, đồ bằng kim loại … Ông Tuynh, Giám thị trưởng đọc bản nội quy với những điều khoản nghiêm ngặt : Bất cứ lúc nào, muốn đi đâu đều phải báo cáo với cán bộ, ban đêm nằm trong phòng dậy đi vệ sinh cũng phải như vậỵ Mỗi nhóm lao động 5 người thay đổi hàng ngày có một quản giáo và một công an vũ trang đi kèm, không được tiếp xúc với bất cứ ai khác phòng: tiêu chuẩn ăn uống 9 kg kể cả độn (những điều này đúng như cán bộ Thanh Hiền đã nói). Mấy tuần sau một sự kiện xảy ra làm hoang mang, chấn động toàn trại: anh Suyền sau một thời gian nhiễm bệnh, đã chết, nhìn thân xác anh quấn trong chiếu đặt trên một sạp tre được bốn anh gánh đi chôn, mọi người đều nao lòng nghĩ đến bản thân mình, gia đình, vợ con … mà rưng rưng nước mắt.

Sau 2/9/75, giám thị trại cho biết nhà nước có chính sách khoan hồng, chúng tôi sẽ được di chuyển đến một nơi khác thoải mái hơn … vài hôm sau được biết chắc chắn là trở lại Hoàn Cát và sẽ được tổ chức thành nhiều đội khác nhau tùy theo sức khoẻ dể vận chuyển tất cả tài sản của trại đến địa điểm mới. Tôi lúc đó chưa tới 30 tuổi, được phân loại 1 có nhiệm vụ phụ trách bộ phận lò rèn, cụ thể là kéo những xe cải tiến chở sắt thép … lên dốc đã khó, xuống dốc lại càng cực nhọc hơn … Gần nửa đêm, chúng tôi đến trại Xoa, được gặp lại anh em, cán bộ lúc đó chắc cũng đã thấm mệt, chẳng để ý gì nữa, chúng tôi tự do tâm sự, trao đổi tin tức…

Sáng hôm sau lên đến Hoàn Cát, cảnh quan đã đổi khác, chúng tôi được ở phía ngoài suối, bên kia chỗ trại cũ bây giờ đã có những dãy nhà xây lợp tôn cho cán bộ, khu vực kế đó đã được san ủi dọn mặt bằng, tôi liên tưởng đến sự phát triển quy mô của một trại tù lớn, ít ra là cấp tỉnh.

Chiều hôm đó, lệnh tập họp được ban ra, mọi người lót dép ngồi trên cỏ nghe cán bộ Hà lên lớp. Ông lập lại chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước đối với những “ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu với nhân dân” đáng tội treo cổ vậy mà các anh không ý thức được điều đó nhiều người còn mơ hồ, thương nhớ Đế quốc Mỹ, ai trong các anh trên đường từ Ba Lòng ra đã hát hò:

Đến mùa tóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm
Sau đó ông ta phân tích diễn giảng rất lớp lang để buộc tội. Mấy tuần sau việc này được tái diễn, nhưng từ lúc mở đầu cho đến nửa tiếng sau chẳng ai hiểu mục đích của ông là gì. Ông kể chuyện những công nhân khai mỏ ở Liên Xô, quặng khai thác xong được đưa vào nhà máy chế tạo xe hơi, những chiếc xe xuống tàu thủy đến cảng Hải phòng, được phân phối cho Bộ Nội Vụ, Bộ chuyển đến Công an Bình Trị Thiên, bên cạnh đó, nhà nước ta thắt lưng buộc bụng bỏ tiền mua xăng của Trung Đông … Trại được tỉnh ưu ái, thương các anh vất vả, cho xe vào tận Ba Lòng để chở ngọn khoai ra trồng, tạo điều kiện cho các anh bồi dưỡng có sức khoẻ để lao động, học tập tốt thế mà các anh vô ý thức bỏ lại ngoài đồng khô héo, có ý đồ phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa! Lúc đó chúng tôi mới vỡ lẽ là một số anh em trồng khoai lỡ quên không mang ngọn thừa về trại, ông ta đi kiểm tra bắt gặp!!! Lúc đầu chúng tôi được ở trong một nhà ri rất chật chội, nóng nực, tổ chức thành các đội sản xuất, kiến thiết … Những số trẻ được xếp vào đội đi rừng để chặt cây làm doanh trại.

Một chiều nọ chúng tôi được lệnh sẽ có giám thị trưởng lần đầu đến nói chuyện. Sau khi lập lại điệp khúc khoan hồng nghe đã nhàm tai, ông ta nói: tôi biết các anh được đào tạo trong những trung tâm, học viện dạy cách giết người và chống phá cách mạng rất chính quy hiện đại, bản thân tôi cũng đã qua nhiều trường đào tạo tình báo ở Trung Quốc, đặc biệt là trường Nhận Dạng. Chiều nay một số các anh đi rừng về vào khu sản xuất của bộ đội ở trong “Sư” để hái hoa màu, tôi nhận ra từng người, đừng chối, phải tự giác, sau đó là bôi nhọ: các anh đã quen thói ăn bám, bóc lột sức lao động của người khác …  Tôi nghiệm ra một điều về phương thức tẩy não của Cộng Sản là thiết lập một hệ thống ăng ten dày đặc, theo dõi mọi việc làm và lời nói của tù nhân, khi  “phát hiện” có gì gọi là sai trái sẽ kịp thời báo cáo, Cán Bộ căn cứ vào đó suy diễn phóng đại vấn đề để bôi nhọ, buộc tội, lập đi lập lại nhiều lần. Từ khi trại Hoàn Cát trở thành một trại của Bình Trị Thiên, giam cả tù chính trị lẫn hình sự do ông Nguyễn Quang To làm giám thị trưởng, ông thường xuyên đảm nhận công việc này … thao thao bất tuyệt. Một hôm có người sửa câu Kiều:

Trăm năm một cuộc nhổ râu
Những điều trông thấy mà đau tới cằm
Trại lại được triệu tập … lần này ông nhắc đến những Trần thị Tâm, Mẹ Mít, dũng sĩ  Phường Sắn và so sánh nỗi đau của bản thân họ với chúng tôi … được tha tội chết. Câu chuyện được lập lại đến khi có đề tài mới. Anh Tôn Thất Quỳnh Ngọ một hôm đi khai hoang đã ngẫu hứng:

Quê ta đâu phải chốn này
Bởi vì lạc bước tới đây phải mần!
Thế là được ông ta giảng: các anh lao động để tự nuôi chưa đủ, nhà nước phải lo bao nhiêu thứ nữa nào là quần áo thuốc men, chất tươi … các anh không cám ơn còn than van…

Như để trưởng trại có đề tài mới cho hấp dẫn, anh X. một hồi chánh viên, người Bắc, đã tự thán:

Bực mình mà chẳng nói ra
Muốn đi ăn cỗ người ta không mời!
Ông lại phán: Anh phản bội đảng, nhân dân, đồng đội, quê hương anh, tội ấy đem bắn không thương tiếc, cách mạng đã tha cho vào đây ăn học, anh còn bực nỗi gì?

Trong mấy trăm tù nhân của Quảng Trị, chỉ có một người nữ, bà Thuông, người làng Bích Giang sinh trong một gia đình khoa giáo, một người đàn bà kiên cường bộc trực. Lúc mới vào trại, chưa có nơi ở riêng, công an cho làm tạm một chỗ gần ngoài cổng. Bà là vợ một cán bộ tập kết, có mấy người con. Hằng đêm bà kêu gào HCM thiếu sáng suốt, không thấy công lao của bà ở lại nuôi con, cho chồng tham gia cách mạng, đến khi thành công lại bắt giam tù …

Tôi có một đồng sự, quê Triệu Phong, anh Lê văn Tiến, gọi vợ Lê Duẫn bằng dì ruột, vừa trở lại quê, gặp dịp bà này về làng, anh theo mẹ đến thăm, tưởng là dì sẽ giúp khỏi đi tù nhưng khi nghe anh khai phục vụ trong ngành quân báo, bà bảo kiếm trại nào gần đi học một thời gian tốt rồi về. Thế là anh được lên Hoàn Cát. Một hôm anh tâm sự:

Trời thì rộng mà lòng người quá hẹp
Cũng không tránh khỏi quy luật trấn áp của cách mạng! Anh bị đưa đi phòng kỷ luật.

Nhà trưởng của tôi, anh Lê Dũng một người vui tánh năng nổ, lúc nào đi làm về cũng dẫn đi vào trước, một hôm trong lúc trò chuyện, có người nói không biết chừng nào mình được về. Anh lắc đầu: “mu diên diến” (tức xa tít mù khơi) thế là bị nạo đưa vào giam với tù hình sự với tội danh không tin tưởng vào chính sách khoan hồng của đảng. (Một số các em hình sự này có lần nói đùa: mấy chú là ngụy quân ngụy quyền, còn cháu là ngụy tặc).

Ở tù cứ trông đến ngày chúa nhật để nghỉ ngơi … nhưng đôi lúc cũng phải đi làm, có anh bực mình: được ngày chúa nhật, hắn cũng lấy! Thế là chúng tôi được lệnh ăn cơm sớm, lên hội trường để nghe lại những điệp khúc cũ…

Trong trại có một công an người Thượng, tên Mười là người không cho tù đi lao động trong lúc trời mưa, ngay cả lúc đang làm cũng đánh kẻng cho về và có anh đã xuất khẩu thành thơ:

Cải tạo nhờ trời mưa
Thợ cưa nhờ đường bìa
Sau đó thì quý vị đoán được điều gì xảy ra.

Hình như sau vụ Phạm Tuân lên vũ trụ, trại nào cũng có nhiều trường hợp bị cùm, kiểm điểm vì “ăn nói linh tinh”. Ở Hoàn Cát không thấy có ai bị phát hiện, mặc dầu anh em xầm xì: Phạm Tuân làm ét; ngồi sau ghe đ … Hôm lên hội trường nghe anh Lê văn Trâm đọc bài thơ “Gởi một nhành Xuân” của Tố Hữu, trong đó có đoạn:

Bữa cơm khoai ít cá nhiều rau
Mà ngăn sông làm điện, khoan biển tìm dầu
Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ
Khi về phòng anh Tạ Bưởi ghé vào tai tôi nói nhỏ:

Chân dép lốp mà cũng đòi lên tàu vũ trụ
Anh Tạ Bưởi bị bắt trong vụ Phục Quốc (Mậu Ngọ), người Thừa Thiên, thường kể cho tôi nghe những chuyện cười ra nước mắt sau 75, nhất là chuyện tem phiếu: hàng năm chính quyền cũng bán vải cho dân, nhưng người có áo thì không có quần, được áo thun thì không có quần lót, nên trong dân gian có câu:

Bắt ở trần phải ở trần
Cho mai dô mới được phần mai dô!
Mấy lần trên không có ai nghe, nhưng một hôm đi rừng, anh lượm được cái ống liên hợp truyền tin, bèn cầm lên: “Hoàn Cát gọi An Cựu, nghe rõ trả lời”, khi đưa ra kiểm điểm, bị quy kết cho không biết bao nhiêu tội!

Sau giai đoạn “dự bị” học lý thuyết và khai báo ở Hoàn Cát rồi Ba Lòng, chúng tôi đã “thu hoạch” nên thỉnh thoảng mới có cán bộ “trên” ra dạy. Một hôm, phó Công An tỉnh  – tên Vĩnh Thành – đến để xác định lại chính sách khoan hồng trước sau như một của đảng …  Anh Lê văn Chính kể lại “tay này năm 72, tôi đã đụng rồi: trong một lần răn đe chúng tôi ông ta nói: các anh chỉ là những thứ bụi bặm… tôi trả lời: có thể, nhưng những hạt bụi đó bay vào mắt cũng xốn lắm cán bộ ạ ! Sau lần đó thì anh Lê văn Chính bị cùm và có lẽ do những ý tưởng như thế lâu lâu lại bộc phát nên anh đã bị giam từ năm 72 cho đến sau này, mặc dầu anh chỉ là cán bộ Nhân dân tự vệ…

Trong trại có độc nhất một người Quảng Nam, anh Huỳnh Ngô, được ghi nhận là “phản kháng có hệ thống”, anh gọi chính sách thi đua của trại là “đem kẹo phỉnh con nít”, một trưa hè, nhiều anh cởi trần nằm sải tay trên rỉ sắt, anh nói với mấy người bên cạnh: ở đây y tá quá khoẻ, mỗi lần chích ven chẳng khó nhọc gì … qua mấy năm đầu thập niên 80, đã có nhiều đợt ra trại, anh nói một mình: đến lượt mình thì có lẽ ra khỏi cổng trại, kiếm tổ ong nào đưa mặt cho đốt để về vợ con mừng … Ra trại về quê anh bị buộc phải đi kinh tế mới ở Tây Nguyên, bị ruột thừa cáng chưa đến trạm xá đã chết!

Ở tù, mỗi sợi tóc là một cái tội, chỉ một lời nói bâng quơ, vô tình như hỏi một người bạn đang đọc báo Nhân Dân: Có gì hay không, lãnh phần ăn với mắm chợp Cửa Việt: Xương cha Xương Ông chi mà dữ ri, huýt gió một bản nhạc Phật Giáo, phân tách hành khách và bộ hành hay chỉ cái loa của Trung Cộng, khai thác đá 1 + 2 chất thành khối bảo giống hàng không mẫu hạm … khi đưa ra kiểm điểm đều có vấn đề, đôi lúc còn gán cho nhiều bản án nữa …

Những sự kiện trên xảy ra thường là trong khu vực hạn chế, ăng ten (kẻ làm chỉ điểm) thu được báo cáo lên, và khi cán bộ xuống tham dự lèo lái cuộc họp, để khỏi làm phiền anh em cần được sự nghỉ ngơi, đa số đều ” khắc phục rút kinh nghiệm, xin hứa lao động tốt học tập tốt” … Nhưng có một người làm ngược lại, anh trình bày những ý kiến đối kháng của mình ở chỗ đông người và trong những buổi kiểm điểm thường có những lập luận vững chắc sắc bén để bảo vệ những giá trị của ý kiến ấy, không bao giờ nhận tội, một người mà qua bao lần kiểm soát đồ dùng cá nhân, vẫn giữ được bộ quân phục với đầy đủ phù hiệu, cấp bậc và trong hoàn cảnh tù tội đã ngang nhiên thêu sau lưng áo mình hàng chữ: “Quỷ trạng tái thế, diệt đế trừ gian”, sau bao nhiêu lần bị cùm nhốt trong xà lim, cán bộ cũng phải ngạc nhiên hỏi: Anh không muốn về với gia đình sao ? Anh đã thẳng thừng trả lời: “Không, bởi trình độ cán bộ địa phương thấp lắm, không hiểu được chính sách của nhà nước, tôi về rồi cũng bị đưa lên lại… Nhắc đến Anh hôm nay, chẳng ngại ngùng gì để phải viết tắt tên Anh, dù sao thì Anh cũng chẳng còn trên thế gian này, tôi viết đầy đủ họ tên bằng chữ hoa nắn nót: NGUYỄN VĂN CỬ.

Có lẽ ít người quên hình dáng một ông già hàng ngày với đôi triêng gióng (đôi gánh) lang thang trên mọi nẻo đường để gom phân trâu bò, có hôm anh bảo: Công nhận ông già tao hồi xưa là một chiêm tinh gia đại tài, khi sinh tao ra đã biết được nghề ngỗng sau này nên mới đặt tên là Cử: tao con đầu, dứt cử (nói lái). Tôi bắt đầu chú ý đến Anh vào mùa đông năm 1977, hôm đó nhà trưởng đi họp về, cầm theo tờ báo Nhân Dân và lập lại lời của ban điều hành trại: Nhân kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng 10, TBT Lê Duẫn có đọc một bài diễn văn rất quan trọng, các đội tìm một số người có trình độ, nghiên cứu để phổ biến đến mọi người trong đội mình. Tôi nghe tiếng anh CỬ : Ngày xưa một vị vua khi ban ra một lời gì, tất cả thần dân từ thượng tầng đến hạ cám đều hiểu, bây giờ một chính quyền gọi là của Nhân Dân mà tổng bí thư nói phải có người dịch lại thì đâu phải là minh quân!”. Mọi người giật mình, nhà trưởng lập tức đi báo cáo và sau đó anh bị cùm…
Một hôm có người kiểm điểm, Anh vi phạm nội quy vì ăn lá bánh chưng, anh không phản đối nhưng nói lại rằng: “Tôi nghĩ là chẳng vi phạm gì cả, hồi tôi đi học Thầy dạy trong vỏ trái đu đủ có loại mủ rất độc, thế mà ở đây trại vẫn để nguyên vỏ nấu canh, lá bánh chưng khi nấu nhiều giờ bao nhiêu độc tố nếu có đã thải ra ngoài, một lượng protein từ nếp thấm vào lá, chưa kể là một vài hạt nếp ẩn núp đâu đó. Tôi ăn sẽ tăng lượng calorie để lao động tốt hơn…  đúng ra các anh phải biểu dương …”'

Trong một đêm cả trại được xem phim Fidel Castro thăm vùng giải phóng. Khi về đến phòng anh nói lớn: Ông bà mình xưa có dạy:

Gà rừng, chim cú, heo rú, chớ nuôi
Râu xồm, lông ngực, chớ chơi bạn cùng”

Da vàng mũi tẹt thì đem nhốt, còn râu xồm lại ôm hôn…

Nhà trưởng (đội trưởng) cấp thời báo cáo trực trại, được chỉ thị tối mai cán bộ giáo dục sẽ xuống làm việc. Sau khi chủ tọa tường trình sự kiện, trại viên phát biểu trước. Anh CỬ bị kết tội: nói xấu lãnh tụ, phá hoại tinh thần quốc tế vô sản với nước Cuba anh em, đứng đầu là Fidel Castro, người đang cầm lái ba giòng thác cách mạng ở Châu Mỹ, đề nghị trại có những hình phạt đích đáng, đến lượt mình, anh trình bày: Thưa cán bộ, đúng là tôi đã nói như thế, nhưng trước khi đọc hai câu tục ngữ ấy tôi xác định là ông bà mình xưa dạy, nếu như hôm nay quí vị phê bình tôi này nọ, thì phải kết án ông bà mình trước. Cả phòng nhao nhao lên, cán bộ bảo: anh phải thành khẩn nhận tội để được sự khoan hồng.

Tôi không có tội gì cả, đó là những điều chí lý mà cả cuộc đời tôi đã thể nghiệm đúng, tôi không thể phản bội chủ nghĩa thánh hiền … Cán bộ quát: Anh ngoan cố mang tư tưởng chống đối có hệ thống, không chịu cải tạo. Anh đứng dậy và dõng dạc tuyên bố: La raison du plus fort est toujours le meilleure!… (Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng), tôi không nói nữa. Lần này anh bị nhốt xà lim lâu hơn và bị hạ mức ăn xuống 6 kg. Khi về phòng, thân xác tiều tuỵ, ở hai cổ chân bị cùm, thịt da thối nát hôi hám..nhưng khi vết thương chưa thành sẹo và sức khoẻ chưa phục hồi hẳn, một ngày trời mưa, anh vừa vá lại chiếc áo tù đã rách vai, vừa ngâm vịnh:

Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này…
Đêm kiểm điểm ấy kéo dài tới khuya, ngoài cán bộ quản giáo, có cả cán bộ lãnh đạo trại xuống dự, nhiều người phân tích:

– Trời đất đây là đế quốc Mỹ, nó còn đó và anh trông chờ một cuộc giải cứu như đã xảy ra ở Sơn Tây trước đâỵ

– Anh được CIA gài lại, đây là một lời nhắn qua anh để truyền đạt đến mọi người, ta không phải một mình mà là tất cả, nhìn lại quá trình sai trái của anh ta thấy âm mưu của Đế Quốc Mỹ rất là thâm độc, anh được sử dụng như một ngọn lửa để hâm nóng tư tưởng đối kháng, chống phá cách mạng; nhiều ý kiến nữa, có người đề nghị đưa ra toà.

Đến lượt anh CỬ: Xin lỗi cán bộ, mấy người vừa phát biểu đều dốt, chẳng biết gì về văn học sử. Trước khi phân tích các anh phải rõ xuất xứ của nó: Hai câu này nằm trong bài thơ Than Nghèo của Nguyễn Công Trứ lúc ông bị hàm oan cất chức phải về làm ruộng ở Thái Bình … ông tin tưởng vào sự hiển linh của trời đất và một ngày nào đó triều đình sẽ hiểu rõ nỗi oan khuất của ông … Khi đọc, tôi nghĩ đến hoàn cảnh đất nước hiện tại, ta đây là Việt Nam, sau chiến tranh giang sơn bị tàn phá, nhưng với lòng yêu nước, với bản cất thông minh cần cù, sáng tạo, chúng ta sẽ xây dựng lại, Việt Nam sẽ lừng danh trên thế giới. Chính những gì anh vừa phát biểu mới sai trai, suy bụng ta ra bụng người.

– Tại sao anh không đọc thơ cách mạng mà đọc mấy tay phong kiến vớ vẩn? Thơ Tố Hữu nhiều và hay lắm.

– Tôi không biết, đây là những gì cha tôi dạy, nếu cán bộ không cho thì từ nay trở về sau những gì từ đời cha tôi trở về trước, tôi không nói nữa, tôi chỉ nói những gì từ cha tôi trở về sau. Hai lần nhắc đến chữ cha, anh nắm tay đưa thẳng vào mặt cán bộ. Lần này anh được tháo cùm trước thời hạn kỷ luật để nhập viện!…

Lẽ ra thì Anh khỏi phải tập trung cải tạo, anh chỉ là một hạ sĩ quan truyền tin đã giải ngũ, nhưng sau 75 nhân hôm huyện Hải Lăng tổ chức đua thuyền trên sông Mỹ Chánh, anh ngang nhiên hạ cờ đỏ sao vàng trên cầu xuống với lý do là cờ bị gió đánh rách, trên quốc lộ hàng ngày du khách nước ngoài vô ra thường xuyên, để vậy nhục quốc thể … Anh bị bắt và giam chung với hình sự nhưng sau đó chuyển qua với tù chính trị.

Lúc tôi ra trại anh vẫn còn đó, không biết ở thêm mấy năm nữa. Trở về địa phương, lăn lộn với việc kiếm ăn trong hoàn cảnh bị quản chế, chẳng biết gì bên ngoài, đến lúc nhận tin về anh là một tin buồn: anh đã chết. Bản chất phản kháng trong anh không thay đổi và đối với cán bộ CS địa phương đó là điều không thể chấp nhận bởi vì chung quanh còn nhiều thành phần quần chúng cần phải giáo dục … Anh vào phòng thuế vụ nhìn trước nhìn sau rồi tấm tắc khen: Ông thầy phong thủy nào coi hướng nhà thật tốt, chỉ có tiền vô chứ không có tiền ra, một hôm anh mang chuối ra chợ bán, ghé vào phòng thuế vụ và mời nhân viên thu thuế ăn, anh cũng ăn với họ nhưng ăn nguyên vỏ rồi bảo: Tụi bây phải ăn như tao đây nè, chứ đâu cái thứ vừa bóc vừa lột!… Anh không bị đưa lên trại, bọn lưu manh (?) đã đón đường đánh anh, tuổi già còm cõi, anh lâm bệnh rồi qua đời…

Trên đường về nơi an nghĩ cuối cùng, không biết có người bạn tù nào đi bên cạnh anh hay anh vẫn cứ thui thủi một mình như những năm tháng đày ải trước kia, lang thang trên đồng cỏ, sườn đồi, đêm về một mình tả xung hữu đột, vững vàng sắt son với cái tâm của kẻ sĩ, không chịu khuất phục trước bất cứ bạo lực nào: ngẩng cao đầu, hiên ngang dõng dạc. Buồn thay chẳng có tiếng nói nào đứng về phía anh, chẳng có ai có được cái khí phách như anh cả. Bây giờ cho dù bao nhiêu lời trần tình cũng không khỏa lấp được những cảnh bẽ bàng ngày ấy!

Thời gian đi thật nhanh, mới đó mà đã trên 20 năm, nhớ những ngày khốn khổ cực nhọc ở trại tù, buổi chiều cứ chờ cơm nước xong, nằm sải người để thân xác rã rời được nghỉ ngơi, tâm trí tự do bay bổng nơi này, chốn nọ … chẳng ai thích thú gì khi được lệnh phải lên hội trường hay ra sân trại cho dù để xem phim hoặc văn nghệ. Nội quy của trại họp kiểm điểm mỗi tuần một lần, riêng nhà tôi hầu như hằng đêm … lúc đó mọi người đều bực bội, thậm chí chán ghét. Bây giờ nghĩ lại thấy ận hận và hổ thẹn vô cùng.

Tháng năm qua đi, mọi vất vả, ray rứt đều quên hết, thỉnh thoảng gặp nhau, nhắc lại chuyện cũ là nhắc đến các anh: những người trong hoàn cảnh đày ải khốn cùng nhất vẫn giữ trọn khí tiết, phong thái của một chiến sĩ, các anh lại chỉ là người bình thường: những hạ sĩ quan, nhân viên cảnh sát, cán bộ bình định, chiêu hồi…

Trại tù là thước đo phẩm chất con người, bởi khi vào đó rồi, anh chẳng còn gì ngoài thân xác và nhân cách, thân xác thì ai cũng giống nhau, nhưng phẩm cách được lượng giá trong lối hành xử hàng ngày với thù, với bạn.
Những sự kiện vừa nêu, thoạt trông có vẻ rời rạc, đơn điệu, nhưng nếu đưa lên trên bức tranh toàn cảnh thì đó là những đốm sáng lấp lánh trong bóng đêm dày đặc, cũng có thể là thông điệp để nhắn với những kẻ thắng cuộc rằng dù áp dụng bất cứ phương thức trả thù nào, chúng vẫn không thể tẩy não, cải tạo được những con người mặc dầu thua cuộc vẫn giữ được tiết tháo nhân bản của lý tưởng mà mình đã phụng thờ, phục vụ.

 Lê Văn Trạch
(Trích: Dặm Trường Lưu Dấu)

Nguồn http://t-van.net/?p=29088

Thursday, November 17, 2016

TUYẾT XỨ THI CÁC

 


Tôi Đã ChẾt RỒi!    
Tôi đã chết, xin đừng khiêng ra bể,   
Hình ảnh hãi hùng còn để trong nhau,       
Nước mênh mang... kìa mảnh ván thân tầu!
Ôm mối hận chìm sâu, xa nhân thế.  
Tôi đã chết, cám ơn lòng tử tế.            
Chẳng hẹp hòi bạn hữu kể câu thơ, 
Cáo phó, phân ưu... đủ hết thân sơ.             
Vòng hoa tươi như thẫn thờ thương hại.  
Nơi khung cửa cứ bình thường thỏai mái, 
Sau trước một lần chớ ái ngại tôi!                    
Hồng Hồng Tuyết Tuyết...” dĩ vãng lâu rồi,  
Kỷ niệm đẹp, phút tuyệt vời diễm ảo.            
Vô tích sự và suốt đời kiêu ngạo,         
Sống chết tôi thừa, giá áo túi cơm 
Phúng điếu, tiễn đưa, đèn nến, hương thơm,       
Rụp rụp qua mau khói rơm tàn tạ.      
Tôi đã chết, đất trời không chi lạ,                
Bà con, ngày tháng tất tả mưu sinh,
Gái trai sớm tối mài miệt cuộc tình,          
Người đi kẻ đến... điêu linh khó nhọc. 
Tôi đã chết! Nằm xếp hàng ngang dọc,         
Cỏ cây xanh tốt, chim chóc líu lo!                
“Ba sinh hương lửa” Ai nhỉ ? Hẹn hò!           
Mai mốt đầu thai lần mò gặp lại.                    
                             NguyỂn phú Long           
i am already dead
I have died, please do not take me to the sea
Because the horrible images have infixed in me:
Immense water... there, the boat's chips around!
People suppressed their resentment and drowned.
I have departed, thank you for being so benign
Broad-minded friends for writing each poetic line,
Obituaries, condolences, either pick-ups or dear,
Fresh wreaths as to deplore, sorrow so austere.
On the threshold, continue to behave as we were;
Sooner or later, there must be once, do not demur!
“Love, darling, sweetheart” are now the old time:
Nice memories, charming moments, so sublime.
Fuddy-duddy however all my existence haughty;
A garment mount, food bag: life or death is potty.
Offerings, procession, light candles, fragrant incense
Will pass fast like straw fire or thin smoke hence.
I have deceased; sky and earth has nothing missed,
Relatives have to hastily work all days to subsist,
Boys and girls round-the-clock pursue their affair;
The ones go, the others come, much toiling to bear.
I am dead! Vertical, horizontal will line my grave;
Leaves and grass' green color, birds' sound-wave.
Conjugal-love, eternal love, whose promise, deign?
In the future I will reincarnate, we will meet again.
                             Translation by THANH-THANH
Biến-Loạn Miền Trung                     





BA VÌ - MÙA DÃ QUỲ NỞ
(Tặng : bạn Fb.Tạ Toàn- 3 Mã Mây/HN)
                
Mây trắng bay đi...Dã Quỳ bừng nở
Vàng, vàng rơi nắng ấm Ba Vì
Ai có "phượt" thì nhanh lên nhé
trước Dã Quỳ "tự sướng" say mê.
                     *
Như đến hẹn một mùa vàng nhung nhớ
Cái mùa vàng thu mở sang đông
Nồng nàn hôn, hổn hển thở
Vượt tầm yêu trong khung kín khuê phòng.
                      *
Dã Quỳ vàng bềnh bồng mây núi
Ai như Sơn Thánh...kiệu hoa về
Ôi Phong Châu...Mỵ Nương rạng rỡ
theo lối Dã Quỳ vàng kín sơn khê.

Ba Vì - Sơn Tây  10/11/2016
            
BẠN VĂN- CHIỀU XẾ BÓNG

(Tặng : Bắc Phong- Canada)
             
Càng gắng lên cao tuổi
Bạn cũ cũng dần thưa
Tìm bạn Văn trao đổi
Đành dở sách bạn cho.
              *
Về làng toàn người lạ
Thăm mả toàn người quen (1)
Sông lâu thêm buồn bã
Cô đơn tới trước thềm.
               *
Trông một trời mây trắng
Lãng đãng câu thơ xưa
Còn một mình lẩn thẩn
Bạch vân không du du.../.
(1) mượn ý thơ Vũ Quang Tần.
      Quê 9/11/2016

CHÀO NƯỚC NGA MỚI

       (Tặng : Đặng Phương Thảo)
              
Lời thưa : Chủ nghĩa Cộng sản đến nước Nga Sa Hoàng nông nô/ nghèo khổ...đã tạo nên kỳ tích Cách mạng tháng 10...thành siêu cường Liên Xô XHCN vĩ đại ( Duy ý chí /kế hoạch hóa), kết thúc  bằng tự diễn biến /tự chuyển hóa sang Tư bản chủ nghĩa (sắp) văn minh...Nhân kỷ niệm 99 năm Cách mạng tháng mười Nga , NK có đôi vần cảm khái :

"Chủ nghĩa cộng sản là Hoa Hồng và Bánh Mì..."
             - lời hứng khởi xưa ?
                          *
Chào nước Nga , đang gồng lên mạnh mẽ
Chủ nghĩa Xã hội xưa đã xóa sạch rồi !
Những giai cấp lại hình thành/ phân rã
Người bơ sữa thừa, kẻ kiếm bánh mì rơi...
                          *
Thôi, xếp xó những vinh quang Liềm Búa
Nay là CEO, ông chủ lớn Tập đoàn
Ngôi nhà Stalin tiếc gì , chả phá
Tên lửa hành trình bán cho cả Iran...
                          *
Thế giới "tam phân" :Tàu / Nga/ Mỹ
Putin  năng nổ đang xoay chuyển thế cờ
Donald Trump đang gắng là Chủ tể
Tập Cận Bình "tọa sơn" đón thời cơ...
                          *
Chào nước Nga New - 99 năm rồi nhỉ ?
Lịch sử sang trang...Tư Bản lên ngôi
"Thời oanh liệt" đang đến ngày hủy diệt
Nhân loại đáng thương chỉ có kêu Trời.

Hà Nội 7-11-2016

 VĂN CHƯƠNG CHỜ NGÀY TẬN THẾ

       (Tăng : Paul Nguyễn Hoàng Đức)
                  
Ôi văn chương,  chừng đã hết thời ? - QUÊN !
Chỉ còn Bob Dylan "...cuốn bay trong cơn gió"
Đến Mu ra Ka mi "tắc tị" cho vào kho xếp xó
ÔI thế giới của Un/Tập/Putin/ và Donald Trump...
                         *
Văn thơ đâu rồi ? ÔI giải thưởng Nobel
trò chính trị/ chính em, nào Syria,  I S...
như Galaxy Note 7 "nổ" đến tận cùng bế tắc
Tỷ, tỷ bầy Người : lũ vô cảm / cô đơn...
                         *
Thôi còn đâu những Ts. Eliot (1), Tagore (2)
Ôi văn chương- sự khốn cùng thứ thiệt
Ta lại đọc Nguyễn Du, thương quê nhà lũ lụt
cùng Bob Dylan cuốn gió thả bất hạnh lên trời...
(1) (2) Thi hào Mỹ, Ấn Độ
     Hà Nội 19/10/2016
Nhân đọc bài "Ngô Văn Giá- đệ nhất anh hùng..." của Nguyễn Hoàng Đức.





SAO KHÔNG THẤY 
TÌNH ANH LÀ ẨN SỐ?
*
Mến tặng Các Bạn
đã thi vào đại học Bách Khoa, Phú Thọ, Sài Gòn.
(Từ lớp 11C4 & 12C4, trường NTH, Tân Bình)
* 
Em xõa tóc nghiêng nghiêng bờ vai nhỏ
Anh trộm nhìn, thương gót đỏ chân son
Gió mơn man tà áo vờn eo thon
Anh ao ước một đời theo em mãi.
 
Em khua guốc, bàn chân non quý phái
Ngón tay thon đưa vuốt tóc mây huyền
Lời vành khuyên tẩm mướt nụ cười duyên
Anh điên đảo, đêm về còn choáng váng.
 
Em Mắt Biếc dịu dàng thêm ban Toán?
Phận nhà nghèo, chăm chỉ, chẳng kiêu căng
Nhà đông em, sao em học dễ dàng?
Ai gánh nước, giặt đồ? Ai xuất sắc?
 
Mỗi môn học Cô Nương đều nổi bật,
Mỗi Cây Si đều mê nét chữ bay,
Mỗi phương trình em đều giải được ngay,
Sao không thấy tình anh là ẩn số?
 
Anh ngơ ngẩn, lá thư xanh thố lộ
Lòng hỏi lòng: thư viết có đủ hay?
Em đọc xong, có nhíu mắt, chau mày?
Ngày cuối khóa anh gồng mình, tình tỏ
 
Không nhút nhát, nhưng rất… anh-hùng-thỏ
Khổ tương tư vì Cô Bé Tiểu Thư
Gần ngày thi mà bài vở rất hư
Nhìn áo trắng anh ươm màu hy vọng.
 
Giờ lý, hóa mắt em buồn mơ mộng
Làm sao anh thực hiện sức ly tâm?
Sao cân bằng phản ứng cho khỏi lầm?
Ôi vận tốc đồng chiều tim anh gọi.
 
Anh ao ước được riêng nghe em nói,
Cầm tay em, anh nói riêng em nghe,
Mình trao nhau lưu bút cuối mùa hè
Vẽ cánh phượng chung Hoa Tình vừa hé.
 
Á Nghi, 1997
 

 
 
SAIGON BUỒN ƠI VỜI VỢI
 
Saigon buồn ơi vời vợi
Đâu còn Ciné Eden
Để cuối tuần hẹn em
Qua từng hành lang nhung nhớ
 
Saigon buồn ơi vời vợi
Nhớ La Pagode, Kim Sơn
Những quán sách trên đường Lê Lợi
Trùng trùng chữ nghĩa nước non
 
Buồn ơi Givral, Thương Xá
Nhìn phố lên đèn nô nức người qua
Saigon có mưa nhưng chỉ mưa ướt lá
Con đường như gương soi bóng tình nhân qua
 
Saigon buồn ơi vời vợi
Saigon trong bóng chiều tà
Nhưng Saigon giờ đâu và ở đâu?
Hãy khép lại một trang sầu
Để bao thương nhớ gối đầu nhớ thương!
 
NGHIÊU MINH


Thursday, November 17, 2016

ẨN SỐ DONALD TRUMP

ẨN SỐ DONALD TRUMP
 
Toàn bộ các trang nhất các tờ báo Paris đều dành để nói về Donald Trump, tổng thống tương lai của Hoa Kỳ. Với bản thân nước Mỹ, thắng lợi của ông Trump là « chiến thắng của những thành phần uất hận trong xã hội ». Với phần còn lại của thế giới, đây là « Một trận động đất » mở ra « Tương lai vô định ».
Trong xã luận ngay trên trang nhất : Le Monde không ngần ngại xem việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống là một « biến cố » quan trọng không kém sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, loạt khủng bố 11/09/2001 bởi vì, thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump đang «mở ra một thế giới mới, mà ở đó bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ».
Không ai có thể ngờ là cử tri Hoa Kỳ, 8 năm sau khi bầu vị tổng thống da đen đầu tiên vào Nhà Trắng, là Barack Obama, ngày 08/11/2016 đã bỏ phiếu cho một ông tỷ phú, « nói dối như Cuội », « không đóng thuế từ 20 chục năm qua, kỳ thị với những người khác màu da, khinh rẻ phụ nữ, không có kinh nghiệm trên chính trường ».
·       Lo ngại « khủng hoảng » trong quan hệ với đồng minh
Về đối ngoại, trong thời kỳ vận động tranh cử, Donald Trum từng có những tuyên bố gây lo ngại cho các nước đồng minh như : chủ trương hợp tác quân sự với Nga chống quân thánh chiến Hồi giáo, bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Le Monde nêu lên câu hỏi : liệu chính quyền Trump sẽ có gây ra khủng hoảng với các đồng minh truyền thống của nước Mỹ là Anh Pháp và Đức, khi biết rằng, chính ông Trump từng tuyên bố « Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là một công cụ đã lỗi thời ».
Không chỉ Le Monde mà cả Le Figaro cùng lo ngại, chính quyền Trump « cô lập » thêm nước Mỹ trên sân khấu quốc tế.
Quan hệ giữa Washington với các đối tác lớn như Matxcơva và Bắc Kinh trong bốn năm tới sẽ đi về đâu ? Nếu như Nga « vỗ tay » trước thắng lợi của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, như tựa của bài báo trên Libération cho thấy, thì theo Le Monde, với Liên Hiệp Châu Âu, kết quả bầu cử Mỹ hôm qua là « cú sốc thứ nhì sau Brexit ».
Với các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại châu Á, thắng lợi của ông Donald Trump «mang vị đắng và lo ngại » cho cả Tokyo lẫn Seoul trong lúc Nhật Bảnvà Hàn Quốc trông cậy vào Mỹ để làm đối trọng với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực và trước hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên.
·       Một nước Mỹ co cụm ?
Dưới nhãn quan của giáo sư Dominique Moisi, giảng dậy tại trường King’s College- Luân Đôn, sự kiện ông Donald Trump đắc cử là một « cuộc cách mạng văn hoá » khi ông này đã khuynh đảo được cả một hệ thống chính trị có từ lâu đời. Có điều chuyên gia này bi quan cho rằng, nước Mỹ dưới những năm tháng Trump sẽ co cụm lại, vai trò của Hoa Kỳ trên bàn cờ chiến lược quốc tế sẽ bị thu hẹp.
Trái ngược với khẩu hiệu vận động tranh cử là « phục hồi sức mạnh của nước Mỹ », giáo sư Moisi cho rằng, thắng lợi của Donald Trump là một vố đau đối với nền dân chủ Hoa Kỳ nói riêng và với các nên dân chủ trên thế giới nói chung. Lý do : đây lại càng là cơ sở để giới lãnh đạo từ Trung Quốc đến Nga và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay thâu tóm quyền lực.
·       Nguy cơ chiến tranh thương mại
Riêng trong lĩnh vực thương mại, « ẩn số » là liệu Donald Trump có mở ra những cuộc chiến tranh với các đối tác quan trọng của Mỹ hay không. 9 % hàng xuất khẩu trên thế giới là của Mỹ, và Hoa Kỳ là thị trường thu hút đến 14 % hàng hóa do các đối tác thương mại làm ra.
Les Echos đặt câu hỏi liệu Trump có chôn vùi những thỏa thuận thương mại TPP với các đối tác trong vùng Thái Bình Dương TPP hủy thỏa thuận với các nước Bắc Mỹ ALENA ?
Còn với châu Á, như nhận định của nhà báo Richard Hiault, « Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu của ông Trump » khi ông này đòi đánh thuế 45 % vào hàng nhập từ Trung Quốc. Lại cũng ứng cử viên Donald Trump từng mạnh mẽ lên án Trung Quốc « thao túng đồng tiền, trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bất hợp pháp, cướp đi công việc làm của người lao động Mỹ, ăn trộm bí mật công nghiệp của Hoa Kỳ ».
Vẫn theo Les Echos, trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ dậm chân tại chỗ hay có nguy cơ bị khai tử.
Le Figaro gọi đấy là « làn gió bảo hộ đầy rủi ro trong thế giới toàn cầu hóa».
·       Thắng lợi của sự phẫn uất trong xã hội
Trở lại với những nguyên nhân đã dẫn tới thắng lợi của ứng cử viên đảng Cộng Hòa, một người có khá nhiều khuyết điểm, tất cả các tờ báo Paris từ tả sang hữu đều coi đây là « tiếng nói của những người Mỹ uất hận ».
Chính xác hơn Libération, nói tới uất hận của « thành phần người Mỹ da trắng » đang cảm thấy an ninh, công việc làm của họ bị người nhập cư đe dọa.
Theo như quan điểm của giáo sư trường Khoa học Chính trị Paris-Sciences Po , Pap Ndiaye được tờ báo trích dẫn, ngoài lo sợ về cơm áo gạo tiền, thành phần này trong xã hội Mỹ còn cảm thấy họ bị « đe dọa cả về mặt văn hóa và chủng tộc » : Từ những thập niên 1960 xã hội Hoa Kỳ đã có nhiều biến chuyển, người nhập cư gốc Á châu hay cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha đã có cơ hội thăng tiến. Nhiều người khá thành đạt. Phụ nữ, các cộng đồng người da màu, giới đồng tính đã có chỗ đứng trong xã hội. Số này đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của nước Mỹ. Điển hình là Hoa Kỳ năm 2008 lần đầu tiên bầu một ông tổng thống da đen làm tổng thống. Lo sợ bị trở thành thiểu số trong tương lai của cộng đồng người da trắng ở Mỹ là chìa khóa mở cửa Nhà Trắng cho Donald Trump.
Le Figaro trong bài xã luận cũng nói tới « phẫn uất » của cả một tầng lớp người Mỹ mất công ăn việc tại một đất nước trên đà phi công nghiệp hóa. Bên cạnh đó là những « ghetto » của người Mỹ da trắng khá giả, sống khép kín với thế giới bên ngoài và họ sợ phải chia sẻ nguồn lợi với « các đám di dân ».
Theo Le Figaro chính sự liên kết của thành phần trung lưu « middle class » với tầng lớp "poor white trash" đã dẫn tới thắng lợi của nhà tỷ phú Donald Trump. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, khi mà có tới 1/3 người Mỹ gốc châu Mỹ La Tinh và 12 % công dân Hoa Kỳ gốc châu Phi đã bỏ phiếu cho ông Trump.
Báo công giáo La Croix kết luận : Những người không bắt Kịp con tàu kinh tế của Mỹ đã dồn phiếu cho ông Trump, tương tự như tại Anh Quốc tháng 6/2016 những thành phần bị kinh tế châu Âu bỏ rơi, đòi Brexit, tức là chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
·       « Ẩn số » về vai trò của các mạng xã hội
Nhìn lại cuộc vận động tranh cử tổng thống  Hoa Kỳ 2016, bài báo trên Les Echos thu hút tính tò mò của độc giả : « Nói dối và mạng xã hội, chìa khóa trong cuộc vận động vừa qua ».
Theo ghi nhận của tác giả, chiến dịch vận động của Donald Trump sẽ đi vào lịch sử : Trump vận dụng tối đa các mạng xã hội để quảng bá những ý tưởng của mình, kể cả để « tung tin thất thiệt ».
Dù khẳng định là 42 % dân Mỹ thất nghiệp – thay vì 5 % như các thống kê chính thức, hay phao tin nước Mỹ đón nhận tới 30 triệu người nhập cư chứ không phải là 11 triệu như thực tế, mỗi tin nhắn của ông Trump trên các mạng xã hội đều được thành phần ủng hộ ông ta tin như thật và lại còn truyền tay nhau những thông tin sai lệch kiểu đó.
Một cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama, Van Jones, dã phải nhìn nhận : trong quá khứ Franlin D.Roosvelt đã đem lại một cuộc « cách mạng » cho các hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ nhờ đài phát thanh. Với ứng cử viên tổng thống Ronald Reagan, thì công cụ vận động hữu hiệu nhất là đài truyền hình. Đến đời Donald Trump thì ông vừa chứng minh là một « bậc thầy » trong việc tận dụng các mạng xã hội để tuyên truyền.
Nhờ có phương tiện liên lạc mới này mà nhà tỷ phú New York đã thực sự « gần gũi » với những thành phần trong xã hội Mỹ bị lãng quên, cho dù họ ở tận những miền x
sâu, miền xa, ở những mảnh đất, mà có lẽ chẳng khi nào ông đặt chân tới !
·       « Ẩn số » Melania
Báo chí Paris bắt đầu chú ý đến đệ nhất phu nhân tương lai của Hoa Kỳ, Melania Trump. Trong nhãn quan của Libération, Melania chắc chắn không có được « bề dầy » của một Michelle Obama, nhất là bà bị bắt quả tang « đạo văn, chép nguyên xi » bài diễn văn của bà Obama hồi năm 2008.
Một chi tiết khác : Tới nay, trên trang mạng cá nhân, trong phần lý lịch, Melania khai tốt nghiệp kỹ sư, đại học Solvenia, nhưng gần đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thì thông tin đó đã được xóa đi. Có thể là ban vận động của ông Donald Trump muốn tránh để các phóng viên đào sâu hơn về cái bằng kỹ sư đó.
Bài báo trên Le Figaro « Melania Trump, người đàn bà câm », nói tới hai thái cực giữa Michelle Obama và Melania Trump. Melania là một người đàn bà đẹp, lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, chải chuốt đến nơi đến chốn mỗi lần xuất hiện bên cạnh chồng, như thể để tôn vinh thêm sự thành công của Donald Trump.
Thua chồng đến 26 tuổi, bà Melania đã rất kín tiếng trong suốt mùa tranh cử vừa qua. Khác hẳn với Michelle, một luật sư sáng giá và là một phụ nữ độc lập, Melania là một người đệ nhất phu nhân theo kiểu « truyền thống » : một chiếc bóng bên cạnh chồng.
Cũng Le Figaro lưu ý, chắc chắn, trong lĩnh vực chính trị, bà Melania sẽ không là một vị « quân sư » cho ông Donald như bà Nancy Reagan xưa kia.
                            http://vi.rfi.fr/quoc-te/ 20161110-an-so-donald-trump

NGUYỄN BÍCH NGÂN * XIN ĐỔI KIẾP NÀY

Thơ 'Xin đổi kiếp này' của nữ sinh lớp 8 khiến mạng XH xôn xao

Những vần thơ của học sinh Nguyễn Bích Ngân (trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng.

Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) được chia sẻ trên mạng khiến nhiều người bất ngờ, vì không nghĩ rằng cô bé mới 14 tuổi có thể viết được một bài thơ sâu sắc như thế.
Bài thơ kết cấu trùng điệp theo tứ "xin đổi kiếp này" để bao quát bức tranh toàn cảnh của môi trường thiên nhiên, xã hội đang bị hủy hoại bởi chính con người, từ sông biển núi rừng tới không khí, cây xanh đồng ruộng...
tho-xin-doi-kiep-nay-cua-nu-sinh-lop-8-khien-mang-xh-xon-xao
"Nếu được đổi kiếp này, tôi xin hóa đồng ruộng; Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất" hay "Nếu được đổi kiếp này, tôi xin hóa đại dương; Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối...". > Xem toàn bộ bài thơ
Bài thơ thu hút nhiều chú ý và bình luận từ cộng đồng. Bình luận trên Vitalk.vn, thành viên Pé Tít cho rằng bài thơ khiến "dân mạng nín lặng". Người dùng Khánh Linh nói: "Tác giả đã xuất phát từ tứ thơ độc đáo "xin đổi kiếp này" để cảm nhận và trải nghiệm những đau xót  của sông biển, đất trời khi hàng ngày hàng giờ bị con người tàn phá".
"Nỗi đau xót thấm thía ấy đã làm bật lên câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm, về lương tâm của con người trong cách ứng xử với môi trường sống - mối quan hệ nhân quả hiện hữu nhãn tiền khiến bài thơ như một thông điệp với sức mạnh cảnh báo mãnh liệt nhất".
Thành viên Thế Anh bình luận: " Bài thơ rất hay, phản ánh chính xác về thực trạng môi trường ở nước ta. Người lớn đọc cũng thấy giật mình. Hy vọng mọi người sẽ ý thức hơn về bảo vệ môi trường".
Trước đó, cộng đồng cũng từng bất ngờ trước bài thơ Tổng kết năm rất sâu sắc của cậu bé Đỗ Nhật Nam. Bài thơ được viết năm Nam 13 tuổi, nói về một năm đầy biến động và mất mát của cả thế giới.

Wednesday, November 16, 2016

TRUMP & VIỆT NAM




Phạm Chí Dũng 

‘Tổng thống Trump’: Tâm trạng giới lãnh đạo Việt Nam ra sao?
  16.11.2016
 Phạm Chí Dũng

Không hoan hỉ, không thể hoan hỉ - có thể cho đó là là tâm trạng chung của giới lãnh đạo Việt Nam, cho dù vì lẽ Trump thắng và thời gian chuyển tiếp giữa hai tổng thống Hoa Kỳ sẽ khiến công an Việt Nam cho rằng có cơ hội nhiều hơn để tranh thủ đàn áp giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền trong nước.
Không khí im lặng
Những ngày sau hiện tượng “Tổng thống Trump”, một bầu không khí im lặng có vẻ lạ lùng bao trùm lên các tòa nhà của Văn phòng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ Việt Nam. Rất đặc biệt, hai hiện tượng này diễn ra ngay sau khi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh sang Washington trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ với thông điệp sớm “Mời tổng thống mới của Mỹ sang thăm Việt Nam”.
Một hiện tượng khá đặc biệt khác là trong ngày bầu cử tổng thống Mỹ, một trang mạng dư luận viên ở Việt Nam đã tổ chức theo dõi và tường thuật rất sát sao kết quả bầu cử ở từng bang. Trước đó, chính trang dư luận viên này đã từng đe dọa là nếu Hillary thắng thì giới đấu tranh dân chủ nhân quyền còn chút hy vọng, còn nếu Trump thắng thì hết hẳn hy vọng.
Ban đầu, trang dư luận viên vừa kể tường thuật rất nhanh các chi tiết và số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng càng về cuối khi ứng cử viên Trump thắng thế, mật độ cập nhật và bình luận của trang dư luận viên này yếu dần rồi gần như chấm dứt hẳn. Cho tới nay, trang này cũng chẳng buồn nhắc lại thành tích dự đoán của mình về số phận hẩm hiu dành cho giới đấu tranh dân chủ khi Trump đắc cử.
Tuy chỉ là một trang dư luận viên, nhưng hiện tượng trên có thể phần nào phản ánh tâm trạng của giới lãnh đạo Việt Nam trước kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Đặc trưng về tâm trạng này cũng có thể được nhận thấy qua cách đưa tin về bầu cử tổng thống Mỹ của một số tờ báo đảng: trước đó hầu hết đều ồn ào cùng sắc thái hy vọng dự đoán thắng lợi của Hillary, sau đó không thèm giấu giếm nỗi thất vọng về sự thất bại của bà, đồng thời tỏ thái độ lạnh nhạt và giữ vẻ xã giao với thắng lợi của Trump.
Ngoài lời chúc mừng thuần túy công thức của Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ Việt Nam gửi Donald Trump, không thấy một quan chức cao cấp nào hé môi. Có lẽ những phản ứng sôi nổi nhất chỉ diễn ra trong các cuộc họp kín của Bộ Chính trị, nhưng không thoát nổi lên mặt báo chí. Dường như tất cả đều bị kiềm chế bởi thói quen phải dè dặt và cảnh giác tối đa trước một biến động đủ lớn có thể sẽ trở thành biến cố.
Thất vọng!
Không thể đoán trước
Lý do đơn giản nhất để giải thích cho tâm lý thất vọng trên cũng là nguyên do chung của cả thế giới: Clinton là người mà cả giới cầm quyền và cả giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam còn có thể dự đoán được chính sách và tình cảm, trong khi với Trump thì không. Thậm chí không một chút nào!
Ít ai cho rằng Clinton không phải là một chính khách chuyên nghiệp. Kể từ thời bà còn là đệ nhất phu nhân nước Mỹ, giới báo chí của đảng Cộng hòa đã không thể tìm ra một bằng chứng đáng kể nào về tính bất nhất trong phát ngôn và hành động của bà. Sau đó trong suốt thời gian làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, Clinton cũng để lại ấn tượng bà là một người không hề bốc đồng, biết cách làm việc và có thể quả quyết lúc cần thiết. Những gì mà Hillary Clinton lên kế hoạch vận động tranh cử tổng thống cho mình cũng chứng tỏ tính logic với những điều mà bà đã phát ngôn và đã làm trong quá khứ. Không chỉ người Mỹ mà cả giới lãnh đạo Việt Nam cũng có thể dễ nhận ra điều đó.
Nhưng Trump thì lại khác. Nội việc thể hiện hai quan điểm gần như trái ngược nhau về vấn đề nhập cư tại Mexico và trong nước Mỹ, hoặc quan điểm có tống người Hồi giáo vào những khu dân cư riêng biệt hay không, đã khiến ông trở thành một trong những ứng cử viên đồng bóng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Hàng loạt tính cách mang bóng dáng của nhân vật “đa nhân cách” này, cùng phong cách và cả não trạng bị xem là thiếu chuyên nghiệp chính trị của Trump đã khiến ông ta trở thành người khó đoán nhất khi thực sự điều hành đất nước.
Nếu ngay cả một số tờ báo Mỹ còn phải cho rằng sau khi Trump trở thành tổng thống, tương lai nước Mỹ sẽ bất định, thậm chí có thể trở thành một bi kịch, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người ta thấy xuất hiện trên mặt báo chí nhà nước nhiều lời thở than của giới chuyên gia và quan chức cấp bộ Việt Nam mà hầu hết đều tỏ ra lo ngại, về thực chất là lo sợ, cho một tương lai TPP chẳng đến đâu.
Chơi vơi phương Tây và bi kịch phương Bắc
Bài trả lời phỏng vấn báo nhà nước của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh là một ví dụ điển hình. Viên bộ trưởng chịu trách nhiệm về kinh tế này đã cẩn trọng đến nỗi bất chấp những câu hỏi dồn dập không chịu buông tha của báo giới, ông ta không dám đưa ra một dự đoán nào về chính sách của Tổng thống Trump và những gì có thể liên quan đến Việt Nam. Các câu trả lời đều cực kỳ dè dặt và nước đôi.
Việt Nam đang chơi vơi. Hẳn là thế, rất chơi vơi giữa ngã ba đường, trong quan hệ đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc.
Lại càng chông chênh hơn khi thế đu dây ấy bất chợt trở nên mất thăng bằng. Thậm chí có thể cần tính đến chuyện phải đu lại từ đầu.
Không khó cho phái “thân Trung” ở Hà Nội bày mưu tính kế để ngả hơn về Trung Quốc cùng với khuynh hướng thay đổi não trạng “gần Trung” của giới lãnh đạo Philippines và Malaysia. Nhưng còn mù mịt hơn nhiều so với tương lai một nước Mỹ bị cho là “bất định Trump”, lịch sử nước Việt trong quan hệ với quốc gia phương Bắc chưa bao giờ thoát khỏi bi kịch. Bi kịch trong suốt chiều dài quá khứ và có thể cả trong tương lai gần.
Có lẽ cho đến giờ này, một số lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng họ đã bỏ phí thời gian và thời cơ để giành được nhiều thứ hơn trong cuộc chơi với đảng Dân chủ của Obama. Họ đã hoài phí đến 8 năm trời để trả treo từng chút về nhân quyền, để thực thi chính sách “đổi nhân quyền lấy kinh tế”, nhưng lại kém thành tâm đến mức chính những người bị coi là cởi mở lẫn nhẹ dạ thái quá như Obama cũng bị khựng lại.
Còn sắp tới, cuộc chơi của chế độ Việt Nam với người Mỹ sẽ không còn là với đảng Dân chủ dễ đoán và có vẻ mềm mỏng thái quá, mà là với một Tổng thống Trump không biết đâu mà lường và một đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện cùng quan điểm cứng rắn truyền thống, đặc biệt là cứng rắn về nhân quyền.
Tình hình quan hệ Việt - Mỹ sẽ không còn “hoàng kim” như giai đoạn 2008 - 2016 trong suốt hai nhiệm kỳ của tổng thống phe Dân chủ Obama, mà có thể trở lại thời Bush con của phái Cộng hòa giai đoạn 2004 - 2008. Tình thế sẽ càng khó trở về điểm xuất phát 2007 khi Việt Nam vừa được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức đầy ắp lợi nhuận này, vừa được Mỹ nhấc khỏi Danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), vừa ra tay bắt bớ một loại người bất đồng chính kiến sau đó mà không quá lo làm mích lòng người Mỹ.
Hiện thời, tình thế cực kỳ tréo ngoe. Khác hẳn năm 2007, cho tới lúc này Việt Nam vẫn chưa vào được TPP, kinh tế què quặt và luôn kề miệng hố, trong lúc giới lãnh đạo ngày càng lo sợ Trung Quốc sẽ ra tay với các đảo quân sự ở Biển Đông, và chưa bao giờ Hà Nội cần đến hải quân Mỹ nhiều như lúc này.
Giữa ngã ba đường ấy, tất nhiên chính quyền và công an Việt Nam vẫn có thể thoải mái đàn áp giới đấu tranh dân chủ nhân quyền nếu họ muốn và có đủ “quyết tâm chính trị” để làm việc đó.
Nhưng sau đàn áp sẽ là con số 0 to tướng. Họ sẽ không nhận được gì hết!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.

    VN 'nghe ngóng' khả năng thay đổi chính sách Mỹ về Biển Đông


    Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ tuần tra trên Biển Đông. (Ảnh tư liệu)
    Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ tuần tra trên Biển Đông. (Ảnh tư liệu)
  • Việt Nam vừa tổ chức hội thảo quốc tế thứ 8 về Biển Đông trong hai ngày 14 và 15/11 tại thành phố Nha Trang.
    Báo chí Việt Nam đưa tin Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
    Báo Thanh Niên cho hay điều đặc biệt trong hội thảo lần này là lần đầu tiên có một phiên thảo luận riêng để “đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển của các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển”.
    Thông tin về các bài tham luận và các ý kiến tại hội thảo không xuất hiện trên báo chí trong nước. VOA đã cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, và một số cán bộ khác của học viện, song họ từ chối trả lời phỏng vấn.
    Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông, cho VOA biết ông không tham gia hội thảo năm nay, song ông nhận định hội thảo có thể quan tâm nhiều đến khả năng thay đổi chính sách của Mỹ khi có tổng thống mới vì điều đó có tác động đến Biển Đông. Ông nói:
    “Trong hội thảo nó có bàn luận liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ và đặc biệt là nội các mới dưới thời của Tổng thống Donald Trump thì chắc chắn tôi nghĩ là phải có. Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề Biển Đông. Và bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng cho nên chính sách của Hoa Kỳ luôn luôn có tác động rất lớn. Việc các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trông chờ và nhìn vào chính sách của Hoa Kỳ, từ đó vạch ra chính sách của Việt Nam là điều tôi nghĩ chắc chắn có”.

    Tỷ phú Donald Trump hôm 9/11 đạt hơn 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đánh bại bà Clinton trong cuộc đua cam go tới phút chót, và giới quan sát cho rằng kết quả này “sẽ có tác động tới Việt Nam”.
    Ông Trump giành một loạt các chiến thắng được coi là gây sốc ở các tiểu bang quan trọng như Florida, Ohio cũng như Pennsylvania.
    Sau thắng lợi của ứng viên Đảng Cộng hòa, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng cử viên độc lập từng chạy đua vào Quốc hội Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng “khá bất ngờ vì trước đây cũng có nhiều dự đoán và tỷ lệ thăm dò đều rất có lợi cho bà Clinton”.

    Các ủng hộ viên của bà Clinton.
    Các ủng hộ viên của bà Clinton.
    Khi được hỏi về tác động của chiến thắng của ông Trump đối với chính sách tới Việt Nam, nhà hoạt động xã hội này nói tiếp:
    “Có thể ông Trump sẽ thay đổi chính sách xoay trục của ông Obama, và có thể là ông ấy sẽ không hướng sang châu Á nữa, và ông ấy sẽ tập trung phát triển nội lực của nước Mỹ. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ TPP [Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương] và chính sách xoay trục, nhưng bây giờ khi ông Trump thay đổi thì Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông”.
    Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ TPP [Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương] và chính sách xoay trục, nhưng bây giờ khi ông Trump thay đổi thì Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
    Ông Hà cho rằng việc Hà Nội tiếp tục xích lại gần Mỹ là điều cần thiết, nhưng “chính phủ mới của ông Trump có đón lấy cái tay của Việt Nam hay không mới là điều quan trọng”.
    Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Đại Phượng, nguyên trưởng ban quốc tế của báo Tiền Phong, nói với VOA Việt Ngữ rằng “chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam về cơ bản không có tác động nhiều”.
    Ký giả từng theo dõi nhiều cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ trước đây nói thêm: “Chính sách đối ngoại của Mỹ là một chính sách đối ngoại của một cường quốc lớn nhất ở trên thế giới, và nó đã được hình thành, củng cố qua nhiều thế hệ rồi. Việc thay đổi người đứng đầu ở Nhà Trắng, đương nhiên nó có tác động nhất định, nhưng mà nó không thay đổi quá nhiều, đặc biệt là không thay đổi bản chất trong quan hệ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Tổng thống Mỹ giỏi lắm là làm được hai nhiệm kỳ, tức là 8 năm thôi. Nhưng mà những thành quả bây giờ trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì, cho đến nay, nó đã được xây dựng bởi nhiều đời tổng thống rồi. Nếu mà ông Donald Trump áp dụng quan điểm như ông từng phát biểu trong quá trình tranh cử của ông thì tôi nghĩ nó có hơi gây khó khăn nhất định, nhưng mà không phải là sự đảo ngược hoàn toàn”.

    Người ủng hộ ông Trump ăn mừng bên ngoài Nhà Trắng.
    Người ủng hộ ông Trump ăn mừng bên ngoài Nhà Trắng.
    Tỷ phú bất động sản trực ngôn từng nhiều lần nhắc tới Việt Nam, nhưng ở một khía cạnh tiêu cực, trong chiến dịch vận động.
    Trong cuộc tranh luận thứ ba và cũng là cuối cùng hồi cuối tháng 10, ông Trump nói rằng "hàng hóa của chúng ta đổ vào từ Trung Quốc, đổ vào từ Việt Nam, đổ vào từ khắp nơi trên thế giới”. Còn hồi tháng Hai, ông từng cáo buộc Việt Nam cũng như một số các nước châu Á khác “đánh cắp” việc làm tại Mỹ.
    Ba tháng sau đó, vị tỷ phú nói rằng ông tức giận với sự lãnh đạo “bất tài” và “thiếu năng lực” của Mỹ chứ không phải với Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ vì “đã lấy đi rất nhiều thứ của chúng ta”. Mới nhất, hồi tháng Sáu, ông Trump một lần nữa nêu đích danh Việt Nam, gọi đây là “một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới”.
    Vì sao người Việt quan tâm?
    Cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia cách xa nửa vòng trái đất cũng là tin tức được theo dõi nhiều nhất ở Việt Nam, theo Google, trong ngày 8/11, ngày bầu cử ở Mỹ, cũng như rạng sáng 9/11, khi kết quả được công bố.
    Báo chí trong nước cũng đưa tin về nhiều khía cạnh của cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và thậm chí còn trực tiếp cập nhật mọi diễn biến của cuộc chạy đua được coi là "mang tính lịch sử" vào Nhà Trắng lần này.
    Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà cho rằng việc người dân trong nước quan tâm tới cuộc bầu cử Mỹ thể hiện “khát vọng của người Việt Nam, mong muốn có một sự thay đổi trong chính trị ở Việt Nam, và người ta muốn có bầu cử dân chủ, và tự do”.
    Đây là bài học điển hình để mọi người đang theo dõi ý thức được thế nào là một cuộc tranh cử mở trong một đất nước dân chủ và tự do.
    Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS, có nhận định tương tự. Ông nói trong cuộc trao đổi trực tiếp trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ tối 8/11 (giờ Washington):
    “Đây là bài học điển hình để mọi người đang theo dõi ý thức được thế nào là một cuộc tranh cử mở trong một đất nước dân chủ và tự do. Có rất nhiều mâu thuẫn, có rất nhiều bất cập, bất đồng quan điểm này kia, nhưng trong một sự tương kính, và mọi người đều chấp nhận kết quả bầu cử. Tôi cầu mong rằng, tất cả quý vị đang theo dõi chương trình sẽ ghi nhận điều này như là một bài học rất nên giữ lại trong lòng của mình để một ngày nào đó Việt Nam chúng ta cũng có được một thể chế dân chủ. Nó không như Mỹ nhưng nó cũng là một thể chế dân chủ”.

    Bà Clinton bỏ phiếu ở New York hôm 8/11.
    Bà Clinton bỏ phiếu ở New York hôm 8/11.
    Trong mùa tranh cử lần này, ngoài hai ứng viên tranh cử tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton, còn có các cuộc tranh cử vào Thượng và Hạ viện Mỹ, những người có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách của Mỹ.
    Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam và từng đóng góp vào việc bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội và Washington, đã tái đắc cử ở tiểu bang Arizona. Tỷ phú Trump từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích ông McCain về vai trò của ông trong cuộc chiến đã kết thúc nhiều thập kỷ trước.
    Ông McCain hồi tháng Bảy lên tiếng kêu gọi Việt Nam theo chân Philippines, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, ngay sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên bố phần thắng nghiêng về Manila.
    Chống TPP
    Trong cuộc vận động tranh cử, cả ông Trump và bà Clinton đều nhắc tới và phản đối Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam là một trong 12 nước ký kết.
    Ông Trump nói rằng bà Clinton từng hậu thuẫn TPP, coi đó là “tiêu chuẩn vàng”, và nhấn mạnh rằng ông phản đối thỏa thuận thương mại tự do của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương này.
    Thậm chí, hồi tháng Sáu, tỷ phú bất động sản từng tuyên bố rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này.
    Ứng viên này nói tại tiểu bang Pennsylvania rằng TPP sẽ “buộc các nhân công Hoa Kỳ phải trực tiếp cạnh tranh với các công nhân từ Việt Nam”.
    Mới đây, quốc hội Việt Nam hoãn thảo luận và thông qua hiệp định thương mại này cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
    Dù kết quả bầu cử này nó có như thế nào đi chăng nữa, thì cái vấn đề của Việt Nam vẫn là vấn đề của người Việt Nam, và dù sao đi nữa, cái nỗ lực chung vẫn là ở chúng ta, và cái hy vọng của chúng ta là chúng ta có rất nhiều người trẻ, đã bước ra thế giới và nhìn thấy rất là nhiều vấn đề.
    Bà Genie Ngọc Giao Nguyễn, Chủ tịch của Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt, nói trong cuộc thảo luận trực tiếp trên Facebook của VOA tiếng Việt:

    “Dù kết quả bầu cử này nó có như thế nào đi chăng nữa, thì cái vấn đề của Việt Nam vẫn là vấn đề của người Việt Nam, và dù sao đi nữa, cái nỗ lực chung vẫn là ở chúng ta, và cái hy vọng của chúng ta là chúng ta có rất nhiều người trẻ, đã bước ra thế giới và nhìn thấy rất là nhiều vấn đề”.
    Đường lối đối ngoại
    Trên Facebook cá nhân, trả lời câu hỏi về “đường lối ngoại giao đối với các nước có gì thay đổi không, đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương, thứ đến là biển Đông” khi tân chính quyền Mỹ lên nhậm chức, cũng như “khi được hỏi ý kiến về việc “ông có quan điểm mới gì thổi tư tưởng mới đối với giới trẻ Việt nam”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trả lời: “Chúng tôi không thể dự đoán được tương lai, nhưng tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ các chính sách về kinh tế. Các bạn trẻ Việt Nam rất thông minh và sáng tạo, chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ để những người trẻ Việt Nam được truyền cảm hứng và thực hiện những kế hoach tương lai”.

    Tổng thống Obama trong một cuộc vận động cho bà Hillary Clinton.
    Tổng thống Obama trong một cuộc vận động cho bà Hillary Clinton.

    Dù trong khi vận động, ông Trump và bà Clinton không trực tiếp đề cập tới biển Đông, một trong các mối quan tâm của người Việt, nhưng hai ứng viên đã nhiều lần tranh cãi về chính sách đối ngoại, trong đó có khu vực châu Á, của chính quyền Tổng thống Obama.
    Trước khi cuộc bầu cử diễn ra hôm 8/11, một cuộc thăm dò ý kiến do một tờ báo nổi tiếng ở Hong Kong thực hiện cho thấy người Trung Quốc tin rằng cả hai ứng viên của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ giải quyết tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington tốt hơn ông Obama.
    Cuộc thăm dò ý kiến 1500 người Trung Quốc ở thành thị, do tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong công bố hôm 5/11, còn cho thấy một nửa trong số đó cho rằng ông Trump sẽ xử lý vấn đề biển Đông tốt hơn ông Obama (54%) cũng như về các vấn đề hợp tác về an ninh mạng (59%), thương mại song phương (57%) hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên (52%).
    Ngoài ra, khoảng 51% tin rằng tỷ phú bất động sản Mỹ sẽ can thiệp ít hơn vào châu Á so với đương kim Tổng thống Obama.
     http://www.voatiengviet.com/a/vn-nghe-ngong-kha-nang-thay-doi-chinh-sach-my-ve-bien-dong/3596657.html

HAI TRIỆUTẤM HÌNH OBAMA




Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng và 2 triệu bức hình khiến Obama ở mãi trong trái tim thế giới

Không có công việc nào tại Nhà Trắng là dễ dàng cả và với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng vậy. Hơn 8 năm đồng hành cùng Tổng thống Barack Obama, vị nhiếp ảnh gia này đã cho ra đời hơn 2 triệu tấm hình.

Có lẽ, nếu có một danh sách các công việc nào khiến bạn cảm thấy tự hào và là niềm mơ ước của nhiều người thì nhiếp ảnh gia Nhà Trắng chính là một công việc như vậy. Và người may mắn được nắm giữ vị trí quan trọng này không ai khác chính là Pete Souza, người đàn ông đã dành 8 năm trời ghi lại những khoảnh khắc trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama.

Hơn 8 năm làm việc, Pete có lẽ là một trong số ít những người có cơ hội tiếp xúc với tổng thống Barack Obama nhiều hơn bất kỳ ai khác. Từ những giây phút thảnh thơi của tổng thống trong Nhà Trắng cho tới các chuyến công du nước ngoài của ông, Pete vẫn luôn theo sát tổng thống Obama và gia đình ông.





Chân dung nhiếp ảnh gia Pete Souza.


Theo ước tính, vị nhiếp ảnh gia Nhà Trắng này đã chụp được hơn 2 triệu bức hình trong suốt ròng rã 8 năm trời. Trung bình mỗi ngày, Pete chụp 685 bức hình! Đây quả là một con số không nhỏ với sự nghiệp cầm máy của một nhiếp ảnh gia. Trên thực tế, tấm ảnh đầu tiên của nhiếp ảnh gia này chụp tổng thống Obama là từ năm 2005, khi Obama đang đi quanh quảng trường Đỏ và không ai biết ông là ai.


Trước đó, Souza đã có thời gian làm việc cho Ronald Reagan từ năm 1983 đến 1989. Có lẽ, không mấy người có được vinh dự như vị nhiếp ảnh gia nổi tiếng, được phục vụ qua hai đời tổng thống Mỹ như Pete Souza.


Hãy cùng điểm lại những khoảnh khắc thú vị của tổng thống Barack Obama mà vị nhiếp ảnh gia này đã ghi lại trong suốt nhiệm kỳ 8 năm của vị tổng thống Mỹ thứ 44 này.





Bàn công việc và tranh thủ sưởi nắng.





Nhà Trắng phát kẹo cho trẻ nhỏ dịp lễ Halloween.





Hai huấn luyện viên của đội bóng rổ ở trường cô con gái nhỏ Sasha bận việc không thể đi cùng đội tới một trận thi đấu, khi biết chuyện, ông Obama và sĩ quan phụ tá của mình đã cùng nhau đảm nhận vị trí huấn luyện viên trong trận đấu này.





Một khoảnh khắc hài hước của ông bà Obama.





Ông Obama đưa chú chó Bo đi sắm đồ dùng dành cho cún cưng.





Ông Obama đặt chân của mình lên cân trong khi một người nhân viên đang tranh thủ kiểm tra cân nặng. Trò đùa của ông đã được nhiếp ảnh gia nhanh chóng ghi lại. Bức ảnh này cũng giống như rất nhiều bức ảnh khác xuất hiện ở đây đã từng gây sốt trên các mặt báo, giúp người ta hiểu hơn về cá tính và cuộc sống thường nhật của ông Obama.





Những em bé tò mò nhìn ngài Tổng thống qua một cửa sổ.






Tổng thống Barack Obama thoải mái cắn trái táo sau cuộc làm việc tại một siêu thị.





Cũng có lúc ông thư giãn với trái bóng bầu dục ngay trong phòng làm việc.




Tổng thống Barack Obama chơi đùa cùng Ella Rhodes, con gái của Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes.





Khoảnh khắc ông chủ quyền lực Nhà Trắng đấm tay chào một công nhân vệ sinh.





Nô đùa cùng chú chó cưng Bo.





Bức ảnh Pete Souza chụp một bé trai xoa đầu Tổng thống Obama để so sánh mái tóc của hai người.





Tổng thống Barack Obam trêu chọc bác sĩ Marvin Nicholson khi ông đang cân.





Bức tranh chân dung gia đình tổng thống Barack Obama.





Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle trao nhau nụ hôn khi cùng con gái Malia và Phó tổng thống Joe Biden tham dự một sự kiện.





Tổng thống Barack Obama cưng nựng con gái 6 tháng tuổi của trợ lý Adam Neufeld.





Ông chủ quyền lực Nhà Trắng ăn tối cùng những người viết thư cho ông tại cửa hàng Wazee Supper, Denver, Colorado.





Tổng thống Barack Obama chơi đùa cùng trẻ nhỏ.





Tổng thống Obama và cầu vồng tại Jamaica khi ông vẫy tay tạm biệt sau chuyến công du tháng 4/2015.





Tổng thống Obama trong chuyến ghé thăm nước Anh và gặp mặt hoàng tử Anh William cùng với tiểu hoàng tử George, chắt nội của nữ hoàng Elizabeth.





Khi tổng thống Barack Obama chơi đùa cùng "người nhện nhí".





Tập đi cùng bé gái 1 tuổi Lincoln Rose Smith.





Buổi chạy thể dục ngoài trời cùng với con cái của các nhân viên trong một ngày mùa đông.

--

XEM TƯỚNG TRUMP


Từ cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, GS. Trần Quang Quyến nhìn về tương lai qua tướng pháp Ngô Hùng Diễn


Sơn Tùng & Bích Hải

tqq3

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ kéo dài hơn một năm với nhiều ồn ào, sôi nổi đã kết thúc vào ngày mồng 8 tháng 11, 2016 mà trước đó hầu hết những nhà quan sát chính trị, báo chí, truyền thông, kể cả các chiêm tinh gia trong và ngoài nước Mỹ đều tiên đoán bà Hillary sẽ là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Nhưng kết quả đã trái ngược hẳn trước sự sững sờ ngạc nhiên của mọi người. Trong khi đó GS. Trần Quang Quyến, một người nghiên cứu thâm sâu về tướng pháp Ngô Hùng Diễn, đã thấy trước là ứng cử viên Donald Trump sẽ đắc cử.
Qua sự nghiên cứu theo tướng pháp Ngô Hùng Diễn dựa trên tướng mạo và thần khí của hai ứng cử viên, ông Trần Quang Quyến đã nhìn thấy không những kết quả của bầu cử mà còn tiên đoán về những gì sẽ xảy ra trên chính trường nước Mỹ và tình hình thế giới trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới dưới sự lãnh đạo của tổng thống Donald Trump.
Những điều này đã được ông Trần Quang Quyến nghiên cứu và phát biểu với một số thân hữu, đồng thời có ghi lại trong cuốn sách của ông hai tháng trước ngày bầu cử.
Việc ông Trần Quang Quyến tiên đoán đúng kết quả cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi điện thư chúc mừng của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Võ Thành Nhân (giám đốc đài SBTN/DC) và nhiều bạn hữu khác tới GS. Quyến ngay vào sáng sớm ngày mồng 9 tháng 11, 2016. Điều này không làm nhiều người ngạc nhiên vì GS. Trần Quang Quyến đã được biết đến như một nhà nghiên cứu thâm sâu về tướng pháp Ngô Hùng Diễn trong hơn 60 năm nay. Ông đã xuất bản hai cuốn sách: “Tướng pháp Ngô Hùng Diễn” (*) (dày ngót 300 trang khổ lớn, bìa cứng, phát hành năm 2010, tái bản năm 2016) và cuốn tiếng Anh “Physiognomy: The Art of Reading People” (**) (ngót 600 trang, do Amazon ấn hành tháng 9 năm 2016). Qua hai tác phẩm này, tác giả đã có dịp nghiên cứu về tướng mệnh của nhiều người trong giới chính trị tại Mỹ và thế giới trong đó có Tổng thống Obama, Công chúa Diana, Tổng thống Clinton cùng phu nhân, bà Hillary Clinton, và tân Tổng thống Donald Trump. Việc này đã đưa đến lời tiên đoán về sự đắc cử của ông Donald Trump.
tqq-2-books

Chúng tôi đã đọc hai tác phẩm của GS. Quyến cũng như theo dõi và nhận định về những hoạt động của ông nên trong dịp này đã tiếp xúc với ông để được nghe giải thích thêm về áp dụng tướng pháp Ngô Hùng Diễn vào từng nhân vật.

GS. Quyến là học trò đắc ý của cụ Ngô Hùng Diễn. Ông là người đã tiên đoán rằng những việc làm và thành quả của Tổng thống Obama trong 8 năm lãnh đạo đất nước được thực hiện giống như một vở kịch mà ông Obama là người đóng vai chính. Khi màn hạ xuống là mọi việc sẽ chấm dứt, không để lại thành tích hay di sản gì đáng kể. Trước đó, GS. Quyến cũng là người đã tiên đoán công chúa Diana sẽ không bao giờ trở thành hoàng hậu ngay khi lễ cưới của công nương đang diễn ra. Và ông cũng tiên đoán vợ chồng nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam, Lê Uyên và Phương, sẽ ly dị trong thời gian ngắn sau khi đặt chân lên nước Mỹ tị nạn.
hillary

Về bà Hillary Clinton, trong giai đoạn tranh cử, dựa trên tướng pháp Ngô Hùng Diễn (TP NHD) được thấy như sau: các bộ vị tướng của bà đều có hình tròn và thần tròn, thần khí bà suy yếu. Xét về tính cách “đi bộ”, theo quan niệm “chủ – khách”, việc tranh cử của bà không thuận lợi lắm vì chủ thì yếu, khách thì đông và hỗn tạp. Nói rõ ra, theo quan niệm “chủ – khách” trong TP NHD thì bà Hillary là chủ, những người phụ tá cho bà được coi là “khách”. Vì hình tròn và thần tròn, cho nên khi gặp những cản trở trên đường tranh cử, bà Hillary không giải quyết một cách triệt để được. Người gần gũi nhất là chồng bà thì thần khí rối loạn và suy thoái, nên không những không giúp được cho bà mà còn gây khó khăn thêm cho bà. Cũng như vậy, những phụ tá thân thiết của bà cũng gây nhiều khó khăn cho bà. Đứng về lý mà nói, sự thất bại của bà là do bà hai phần và phụ tá của bà ba phần. Thần khí suy đồi còn là một yếu tố quan trọng liên quan tới sự sáng suốt và khả năng chống cự bệnh tật của cơ thể. Điều này nhận thấy qua thái độ bơ thờ của bà và sự thiếu minh mẫn của trí óc.

Cuộc đua vào toà Bạch Ốc ví như một cuộc đua ngựa. Bất kỳ yếu tố nhỏ nào gây ra sự chậm chạp cũng dẫn đến sự thất bại. Còn một yếu tố tối quan trọng nữa theo quan niệm TP NHD là bà đã phạm một lỗi lầm trầm trọng cho dù vô tình hay hữu ý cũng do thiếu tâm tướng, khi bà đã làm ngơ hơn 600 lời cầu cứu mạng của cố Đại sứ Christopher Steven và 3 nhân viên của ông tại Benghazi, Libya, vào tháng 9, 2012.
Ngoài ra cũng nên nhắc lại một yếu tố thất bại của bà Hillary Clinton mà GS. Quyến đã tiên đoán từ mùa thu năm 2009 khi bà mới làm ngoại trưởng được 9 tháng, là nếu bà làm ngoại trưởng hơn 2 năm thì công danh của bà sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể tới mức độ thân bại danh liệt. Ông cũng đã nói chồng bà không giúp ích gì được cho bà.
Về phần tỷ phú Donald Trump, theo TP NHD, ông có tướng cầm thú hoà hợp giữa tướng rồng, tướng sư tử và một phần không nhỏ của chó sói. Khi ông quyết định ra khỏi “khu rừng” của ông để tranh đấu với “loài người” thì ông sẽ bị đuổi giết từ cả bốn phía. Nếu ông tiếp tục ở trong “rừng” của ông, thì ông dễ dàng sống trên 100 tuổi, tài sản sẽ kếch xù hơn, con cái thành đạt, hạnh phúc cho tới chết. Nhưng ông có trán vuông, mặt vuông, thân hình vuông, da sáng, deo dai, mắt nhỏ và ẩn sâu vào xương chân mày, vùng quyền vuông vắn, đầy đặn và rắn chắc. Người như vậy là có tướng anh hùng, gặp thời loạn không dửng dưng hưởng thụ cho cá nhân mình được. Vì hình vuông, thần vuông nên khi gặp tấn công, người này phải đứng dậy chống đỡ kịch liệt chứ không lẩn trốn được.
donald-trump-2


Trong suốt thời gian tranh cử, ông đã luôn đứng lên mãnh liệt, mặt đối mặt với đối phương. Nếu đối phương không giết được ông thì kết quả ông sẽ thắng cuộc. Tướng ông ở cuối tai, có một phần trông mọng như túi mật. Theo TP NHD, những năm sau cùng của ông, ông sẽ đạt được một thành công về sự nghiệp lớn lao nhất trong đời. Nhưng sau phần tai nổi bật đó, tai lại thu nhỏ lại, theo TP NHD là hoạ sẽ đi theo sau mỗi thành công của ông. Tóm tắt, nếu ông không bị đối phương ám hại, hay là chết do tai nạn thì ông có thể sẽ là một vị tổng thống thành công thứ nhì sau tổng thống George Washington.

Theo các nhà phân tích chính trị và các chiêm tinh gia trên thế giới thì sự đắc cử của ông Donald Trump sẽ đưa tới những rối loạn cho nước Mỹ và thế giới, sẽ làm cho vị trí của nước Mỹ sau này không còn là một cường quốc đàn anh. Nhiều người cho rằng những vấn đề ông Donald Trump muốn giải quyết trong vòng 100 ngày đầu nhậm chức sẽ không đủ điều kiện để giải quyết được. Theo TP NHD, để biết những kết quả việc làm của ông trong vòng 100 ngày đầu tiên nhậm chức đòi hỏi một sự quan sát tỉ mỉ của sắc tướng, thanh tướng và thần tướng không những của ông Donald Trump mà còn của những người chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề đó, cũng như của những người chống đối việc giải quyết vấn đề đó theo chiều hướng của ông Trump.

Dựa vào sự nghiên cứu của GS Quyến hiện nay thì những khó khăn hay những công việc có tính chất trung và dài hạn chắc chắn sẽ được giải quyết thuận lợi vì thần khí của ông Trump rất sung mãn. Vận số của một nước còn tùy thuộc vào phong thủy và phong thái các thế hệ tương lai. Phong thủy nước Mỹ còn rất tốt, chẳng hạn như vượng khí của toà Bạch ốc còn mạnh và sung mãn. Giới trẻ Mỹ phong thái càng ngày càng đẹp nói lên đất nước này còn thịnh trị trong nhiều thế kỷ. ISIS sẽ bị triệt tiêu, thế giới sẽ yên bình, cộng tác hài hoà trong tiến trình phát triển.

Trung Quốc sẽ suy thoái nếu những nhà lãnh tụ của họ dùng cường lực với lòng tham lam và độc ác để thôn tính những nước nhỏ láng giềng. Mỹ sẽ không bỏ rơi vùng biển Nam Hải và Việt Nam sẽ có cơ hội khôi phục về quân sự, chính trị và kinh tế trong một thể chế dân chủ và tiến bộ.
Tất cả những tiên đoán ở trên sẽ diễn tiến một cách thuận lợi tùy theo “THIỆN TÂM” hay “ÁC TÂM” của những nhà lãnh đạo trên thế giới, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là một thế giới tiến bộ. Tổng thống Donald Trump sẽ là người khai sáng một kỷ nguyên mới cho thế giới.

Những tiên đoán của GS Trần Quang Quyến, dựa trên tướng pháp Ngô Hùng Diễn, đã hé mở cánh cửa bí mật để nhìn vào vận mệnh của một con người, một quốc gia, và của nhân loại. Vận mệnh ấy có thể thay đổi khi con người nhận ra rằng “tướng tùy tâm”, như câu thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
Yêu ông Trump hay ghét ông Trump, không ai có thể chối cãi việc thắng cử của ông ta đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ, và sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt thế giới trong nhiều năm tới. Có những thay đổi sẽ diễn ra, tốt hay xấu, có thể nhìn thấy qua hình tướng, sắc tướng, thanh tướng và thần tướng của ông cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới vào một thời điểm mà bất cứ nơi nào cũng có thể bùng nổ do sự xuẩn động của một vài người nắm quyền.
Sơn Tùng và Bích Hải
Virginia, 14.11.2016

Tuesday, November 15, 2016

VIỆT CỘNG BẮT GIÁO VIÊN ĐI TIẾP RƯỢU

Giáo viên đi ‘tiếp rượu’ và sở có 44 lãnh đạo

  • 59 phút trước


Học sinh tiểu họcImage copyright AFP
Image caption Giáo dục Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề

Báo chí trong nước đang phản ánh sự việc ủy ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh có văn bản điều động các cô giáo trẻ đẹp đi tiếp khách.
Trước đó báo chí cũng phản ánh sự việc xảy ra tại Sở lao động thương binh và xã hội thuộc tỉnh Hải Dương có tới 44 ghế lãnh đạo trong khi chỉ có 2 nhân viên.
Đây thực sự là một sự tha hóa của bộ máy công quyền, nếu không ngăn chặn thì tình trạng tha hóa sẽ đi đến thối nát.
Khi bị chất vấn trách nhiệm, vị chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh cho rằng đây là hoạt động đã diễn ra nhiều năm và đó là việc bình thường. Và việc tuyển các cô giáo có ngoại hình đẹp, cùng với nghiệp vụ sư phạm sẽ khiến việc tiếp khách hiệu quả hơn.
Còn khi được hỏi vị quan chức nguyên là Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương phát biểu, do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân.


Những lời ngụy biện đã được đưa ra để bao biện cho việc làm sai trái.
Điều này không lạ, vì lớp cán bộ quản lý lâu nay luôn ngụy biện để lấp liếm sai trái yếu kém. Đạo đức công vụ yếu kém, dân biết hết nhưng không làm gì được.
Ở Việt Nam người ta không còn lạ gì việc phải chạy tiền mới được vào công chức nhà nước. Và người ta cũng chẳng lạ gì việc phải hối lộ để được thăng chức cán bộ.
Vậy việc một sở mà có tới 44 ghế lãnh đạo, liệu có việc mua quan bán chức không? Có tham nhũng không? Việc này phải khởi tố hình sự để điều tra làm rõ vì nó có dấu hiệu của tội phạm về chức vụ.
Nhưng khả năng là người ta sẽ chẳng điều tra, vì lâu nay pháp luật vốn không nghiêm.
Còn sự việc ở thị xã Hồng Lĩnh, tại sao các cô giáo lại cam chịu chấp nhận cái việc làm ngang trái với chuyên môn của mình? Ý thức tự chủ và bảo vệ nhân phẩm đâu rồi, các cô giáo sẽ dạy gì cho học sinh?
Đây là những sự việc xảy ra ở tỉnh Hải Dương và tỉnh Hà Tĩnh, song nhiều người nghi ngờ tình trạng này còn tồn tại ở nhiều nơi khác.
Vì bộ máy công quyền được thiết lập vận hành giống nhau ở mọi nơi cho nên 'tật bệnh lây nhiễm' của các nơi này khó tránh khỏi là như nhau.

Vậy làm sao để phanh phui ngăn chặn?

Một lần nữa lại phải đặt câu hỏi về năng lực hoạt động của các thiết chế giám sát là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương.
Đây là thiết chế đại diện cho dân, được cho là nắm quyền lực, có chức năng giám sát bộ máy hành pháp tức Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Vậy các đại biểu Quốc hội của tỉnh Hải Dương ở đâu, làm việc thế nào?
Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã làm ăn ra sao mà để tồn tại một Sở có tới 44 ghế lãnh đạo và chỉ 02 nhân viên?
Nói từng Đại biểu hội đồng nhân dân nơi này, là những kẻ ăn hại đái nát thì có gì oan ức không?
Dẫn đến cơ sự này, có khi chính ông Giám đốc Sở lại là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.


Cô giáo và học sinh (ảnh minh họa) 
Image copyright Getty Images
Image caption Cô giáo và học sinh (ảnh minh họa)
Tình trạng kiêm nhiệm giữa người giám sát và người bị giám sát như thế, chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất tác dụng của thiết chế giám sát. Tạo ra khoảng không gian u tối khiến cho những tha hóa của công quyền có môi trường dung dưỡng tồn tại.
Sự kiêm nhiệm vô lý, trái ngược với những nguyên tắc của khoa học chính trị xã hội, trái ngược với nhận thức duy lý nơi con người.
Vì tất cả chúng ta đều tuân theo mẫu số chung là chủ nghĩa duy lý, tính duy lý là phần mềm định sẵn cho mọi hành động của tổ chức, cá nhân. Cho nên những điều phi lý trái lẽ đều được nhận ra và phải bị bác bỏ.
Tuy vậy sự vô lý vẫn tồn tại đầy rẫy trong đời sống xã hội Việt Nam.
Sự kiêm nhiệm giữa người giám sát và người bị giám sát là một sự vô lý.
Một cơ quan mà có tới 44 ghế lãnh đạo trong khi chỉ có 2 nhân viên là vô lý.
Mất hàng 700 tỷ đồng một năm để cắt cây tỉa cỏ là vô lý.
Có tiền cắt cây tỉa cỏ nhưng không có tiền làm việc cấp thiết hơn là cung cấp hệ thống nước sạch cho dân là vô lý.
Một tỉnh miền núi xin tiền xây dựng tượng đài hàng nghìn tỷ, trong khi trường lớp cho học sinh xập xệ, bệnh viện đường xá không xây, không chăm lo đầu tư phát triển kinh tế địa phương, đó là vô lý.



Nông dân ngoại thành 
Image copyright Reuters
Image caption Kinh tế hụt chỉ tiêu ở nhiều lĩnh vực
Mấy chục tỉnh năm nào cũng phải xin trợ cấp ngân sách từ trung ương, thu không đủ chi nhưng vẫn lập ra đủ ban bệ hội đoàn nào là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, hội này ban nọ ở đủ mọi cấp ngành, làm tiêu ngốn ngân sách khiến cho bộ máy công quyền nặng nề đè nặng lên cơ thể xã hội, đó là điều vô lý.
Để cho cơ quan gây ra vụ án kêu oan, được quyền giải quyết xem có oan hay không là điều vô lý. Tử tù kêu oan 11 năm, nhưng nay không được gặp luật sư riêng để trao đổi, luật sư không được sao chụp hồ sơ vụ án để nghiên cứu, đó là một sự thách thức chà đạp lên pháp luật.
Phản ánh những tệ trạng xã hội, những tha hóa thối nát nhưng lại bị quy chụp ám hại là trái đạo lý.
Quản lý yếu kém, khiến mọi mặt đời sống xã hội đều có vấn đề, nhưng chỉ muốn khen, không muốn chê, đó là trái đạo lý.
Còn nhiều điều vô lý trái đạo nữa, ai cũng biết nhưng không làm gì được, vì một nguyên nhân bản chất đó là quyền lực không thuộc về nhân dân.

Nhiều trái ngang

Trong sự việc ở thị xã Hồng Lĩnh, câu hỏi đặt ra là Hội phụ nữ ở đâu, Đoàn thanh niên ở đâu những thiết chế này tại sao không lên tiếng bênh vực quyền lợi cho chị em. Hay đây là những cánh tay nối dài của công quyền là thiết chế đè nén kiềm tỏa áp bức chứ không phải bảo vệ?
Phải thừa nhận rằng lâu nay báo chí cũng đã phản ánh được nhiều sai phạm tiêu cực, nhiều vị lãnh đạo cũng cố công làm sạch bộ máy, nhưng những sai trái bất công vẫn tồn tại, và ngày càng thấy bộc lộ nhiều hơn.


Lý do là mặc dù bị phanh phui, nhưng khâu xử lý trách nhiệm lại quá yếu kém nên không có tác dụng răn đe.
Hình phạt nghiêm khắc có tác dụng răn đe.
Khi xảy ra sai phạm, thay vì thu thập tài liệu bằng chứng để xử lý thì người ta lại ra công văn chỉ đạo và yêu cầu cấp dưới báo cáo.
Vì lối xử lý trách nhiệm nặng về báo cáo như vậy cho nên người ta luôn tìm cách ngụy biện cho bất cứ sai phạm nào.
Thay vì xử lý nghiêm làm gương người ta lại dây dưa kéo dài cái thời hạn giải quyết để nhân dân quên đi, và rồi 'để lâu cứt trâu hóa bùn'.
Vì thế mà sai phạm không bị răn đe phòng ngừa, lại còn nảy nòi ra ở nhiều nơi khác.
Ở các nước theo thể chế đa đảng, các đảng phái đối lập cung cấp một nguồn lực giám sát mạnh đối với công quyền. Ngoài ra là giám sát từ xã hội dân sự, đó là những hội đoàn nhỏ của người dân, những bậc trí thức, những doanh nhân có uy tín, khi họ lên tiếng phản ánh vấn đề của công quyền thì đều có tính chất giám sát.
Ở Việt Nam chỉ có một đảng nên mức độ tính chất giám sát vốn đã ít, nhưng ngay các thiết chế bộ máy nhà nước có chức năng giám sát lại cũng yếu kém mất tác dụng, trong khi xã hội dân sự chưa phát triển.
Những hội đoàn thay vì đại diện và bảo vệ quyền lợi thành viên thì lại kiềm tỏa quản lý đè nén con người.
Tựu chung lại những điều đó đã tạo ra môi trường màu mỡ cho lạm quyền, lộng quyền. Khiến cho xã hội tồn tại nhiều bất công ngang trái.
Và tồn tại điều đó là do bởi quyền lực không thuộc về nhân dân.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của người viết, Giám đốc Công ty Luật Công chính ở Hà Nội.
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum-37990774

Nhiều người bất bình vụ giáo viên nữ bị điều động 'phục vụ quan khách'


Bình luận trên mạng xã hội, nhiều người viết rằng việc điều động các nữ giáo viên 'trẻ đẹp' làm lễ tân, phục vụ quan khách là sự coi thường phụ nữ.
Bình luận trên mạng xã hội, nhiều người viết rằng việc điều động các nữ giáo viên 'trẻ đẹp' làm lễ tân, phục vụ quan khách là sự coi thường phụ nữ.
Đang có một làn sóng bất bình trên mạng xã hội ở Việt Nam sau khi báo chí đưa tin nhiều nữ giáo viên bị điều động “phục vụ” quan khách cho một sự kiện ở Hà Tĩnh.
Tin cho hay người đứng đầu thị xã Hồng Lĩnh hồi tháng 8 đã ra văn bản “phân công” 21 nữ giáo viên “phục vụ lễ tân” cho sự kiện có tên Liên hoan dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh. Sau đó, các giáo viên phản ánh họ phải đi cùng “quan khách” tới một nhà hàng “ăn uống, tiếp bia rượu và hát karaoke”.
Một số giáo viên nói họ cảm thấy "rất phiền hà” và “không được thoải mái". Thậm chí một số giáo việc bức xúc vì việc họ phải đi phục vụ như vậy đã dẫn đến ghen tuông, rạn nứt hạnh phúc gia đình.
Phát biểu trên báo chí, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh cho rằng "không có vấn đề gì” trong việc điều động các nữ giáo viên “phục vụ đại biểu”. Ông cho biết việc này không chỉ diễn ra với “riêng buổi lễ đó”, mà một số hội thảo, hội nghị lớn trên địa bàn của ông “cũng có chủ trương điều động các lực lượng đoàn thể tham gia phục vụ". Ông gọi việc điều động này là “nhiệm vụ chính trị”.
Vụ việc xảy ra cách đây 3 tháng giờ đây được nêu lên trên báo chí chỉ ít ngày trước Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, 20/11, một dịp thường niên để tôn vinh các nhà giáo, nên thu hút sự chú ý đông đảo của công luận.

Bình luận trên mạng xã hội, nhiều người viết rằng việc điều động các nữ giáo viên “trẻ đẹp” làm lễ tân, phục vụ quan khách là sự coi thường phụ nữ. Họ xem việc làm này là “một sự sỉ nhục” cũng như “làm tổn thương” lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm các cô.
Hôm 14/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nêu ý kiến của ông với báo chí về vụ việc. Ông cho rằng “Đây là hành vi … chưa đến mức độ nghiêm trọng, nhưng chắc chắn là không phù hợp, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
Bộ trưởng Nhạ cũng nhận xét rằng “trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô, sau mới tính đến người ép buộc”. Ông nói: “Thầy cô phải tự xem xét lại mình, khi thấy không đúng thì phải kiến nghị, chứ mình thực hiện là vi phạm".
Nữ nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên, 49 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với VOA về cách bà nhìn nhận về vấn đề này:
“Những chuyện như thế này không chỉ xảy ra ở Hồng Lĩnh mà có thể xảy ra ở những nơi khác nhưng mà người ta không phản ánh lên. Cái lỗi ở đây theo tôi là từ nhiều phía. Vì từ phía các cô giáo, các cô đồng ý đứng làm lễ tân, nhưng mà đi vào phòng karaoke các cô có quyền từ chối. Bản thân tôi cũng đã từng có một vài lần được mời đi tương tự như thế, và tôi từ chối, và chẳng ai làm gì tôi hết. Cũng tùy theo vùng miền và tùy theo lãnh đạo địa phương. Tất cả các thầy cô giáo đều có quyền từ chối, nhưng mà có những người họ sợ rằng là khi họ từ chối họ sẽ gặp khó khăn. Tôi cho rằng nếu các cô từ chối không vào phòng karaoke, thì lãnh đạo của họ sẽ không có quyền gì cả, họ không có quyền để bắt buộc được”.
Một số người có ý kiến tương tự như bà Quyên. Họ cho rằng hành xử của các quan chức có thể không phù hợp luật pháp và các giá trị đạo đức, nhưng nếu các giáo viên không có bản lĩnh và không biết bảo vệ nhân phẩm của chính mình thì khó có thể dạy cho học sinh hình thành, phát triển được nhân cách tốt.
Ngược lại, nhiều người bất bình về cách lập luận của Bộ trưởng Nhạ mà họ cho là một dạng ngụy biện đổ lỗi cho nạn nhân.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên tại một trường đại học ở Hà Nội, phân tích với VOA rằng các giáo viên thường rất khó khăn mới xin được việc, nên họ không dám phản đối các mệnh lệnh không hợp lý để phải đứng trước rủi ro bị mất việc.

Bà Ánh cho rằng để ngăn chặn những vụ việc tương tự, cần phải xây dựng những điều khoản cụ thể trong luật. Bà nói:
“Chúng ta nên đưa những chuyện này vào những văn bản có tính chất pháp lý. Luật giáo dục phải quy định rõ ràng các lãnh đạo được làm gì và không được làm gì với nhân viên. Tại vì trong luật thì chỉ bảo vệ quyền của người lãnh đạo. Ví dụ, luật ghi rõ là cán bộ phải theo sự điều động của cấp trên. Và như ông ấy tự quy cái này là nhiệm vụ chính trị thì các cô rất khó từ chối, nhất là những người ông ấy tiếp đều là cấp trên cả”.
Nhiều người trong công chúng cho rằng vụ việc ở Hồng Lĩnh có thể xem là hành vi “hạ nhục” các nữ giáo viên một cách có tổ chức và có dấu hiệu phạm tội hình sự. Họ mong muốn bộ trưởng giáo dục phải mãnh mẽ bênh vực thay vì đổ lỗi cho các giáo viên.





Ngao ngán nhà Sản

Bác Hồ đạo đức nêu gương,

Cô giáo tiếp khách, quan thương quá chời
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Người ta có thể nói rằng trên thế gian này, từ xưa đến nay chẳng có nhà cầm quyền nào hoàn hảo cả, nhưng ai cũng phải “nhất trí đồng ý” công nhận một điều: chỉ có nhà Sản ở Việt Nam mới làm được những trò “tuyệt hảo” về mặt ngao ngán.
Những trò ngao ngán nhà Sản “sáng tạo” ra trong 80 năm qua thì nhiều vô kể. Nói theo giọng điệu quản giáo lên lớp “ngụy quân ngụy quyền” thì, “Lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy cạn nước Biển Đông làm mực cũng không đủ mà diễn tả”. Nhưng có diễn tả được cũng bằng thừa, vì ai cũng dư biết và ngao ngán nhà Sản tận quá lắm rồi. Thế nên, tác giả rán cầm “con” ngao... ngán mà kê ra nơi đây cái “tài tình sáng tạo” ngao ngán mới nhất của đảng “ta”: Điều cô giáo đi tiếp khách (1).
Cô giáo đi tiếp khách! Khách đây không phải là quốc khách. Gỉa như vì nhà nước cần người có trình độ để tiếp quốc khách mà phải “điều” cô giáo đi thì “cũng tốt thôi”. Đàng này khách đây là khách thị xã Hồng Lĩnh tổ chức liên hoan trong đó có mục “Ca ra “là” Ô kê” không kể hay dở, và nữ giáo viên “làm nhiệm vụ” (2) rót rượu cho các quan; đã thế Chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh còn “nâng cấp” việc các cô giáo hầu rượu các quan tỉnh lên hàng “ Đây là nét lịch sự, là vinh dự”
Nhắc đến “Ca ra là Ô kê”, lại nhớ đến chuyện ngao ngán nhà Sản khác cũng mới đây: 12 cán bộ đang theo học tại Học viện Chính trị Cao cấp Hồ Chí Minh bị chết cháy khi đang tụ tập để... hát Ca ra là Ô kê ! 
Mèng đéc, thôi rồ Lượm ơi!, Cu Tèo cứ tưởng 12 nhà lãnh đạo cao cấp tương lai của đảng “ta” đang tụ tập để bàn chuyện nước, chuyện dân Miền đang khốn khó với Formosa xả độc, đang đói khổ vì lụt lội do người “xã lũ đúng quy trình”, ai dè các quan như bầy trẻ chỉ biết ham chơi! Sao mà không ngao ngán, với nhà Sản!
Nguồn: Internet
Nhắc đến “Ca ra là Ô kê”, lại nhớ đến chuyện ngao ngán nhà Sản khác cũng mới đây: 12 cán bộ đang theo học tại Học viện Chính trị Cao cấp Hồ Chí Minh bị chết cháy khi đang tụ tập để... hát Ca ra là Ô kê ! 
Mèng đéc, thôi rồi Lượm ơi!, Cu Tèo cứ tưởng 12 nhà lãnh đạo cao cấp tương lai của đảng “ta” đang tụ tập để bàn chuyện nước, chuyện dân Miền đang khốn khó với Formosa xả độc, đang đói khổ vì lụt lội do người “xã lũ đúng quy trình”, ai dè các quan như bầy trẻ chỉ biết ham chơi! Sao mà không ngao ngán với nhà Sản!
Ngao ngán nhà Sản đủ thứ, có lẽ cũng tại cái gốc đẻ ra chúng là “Đạo đức bác Hồ”: Một tên dâm tặc, bỏ vợ, giết người tình rồi bỏ con; một kẻ phản trắc độc ác, vu khống để giết đại ân nhân của mình; một tên gian manh phản quốc, nhận lệnh ngoại bang về đấu tố sát hại hàng trăm ngàn đồng bào, phá tan hoang đạo lý tổ tiên, lật nhào truyền thống dân tộc; một tên đại khát máu gây nên cuộc chiến tranh 20 năm huynh đệ tương tàn giết chết hàng triệu dân Việt hai miền... Thế mà lại dám nhảy lên bàn thờ Phật ngồi!
Túm gọn một câu: Nếu như “không có gì quý hơn độc lập tự do”, thì cũng chẳng có chi ngao ngán bằng nhà Sản.
Ghi chú:
(2) Trưởng phòng Giáo dục thị xã HL coi đó là “nhiệm vụ cần phải thực hiện”.

Tuesday, November 15, 2016

TRUMP VÀ DI DÂN LẬU

Ông Trump ‘sẽ trục xuất hàng triệu người’


Những người biểu tình chống lại ông Trump ở Philadelphia, ngày 11 tháng 11 năm 2016.
Những người biểu tình chống lại ông Trump ở Philadelphia, ngày 11 tháng 11 năm 2016.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, ông Donald Trump, tuyên bố sẽ giữ vững cam kết trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép khỏi nước Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh CBS của Mỹ, phát sóng hôm 13/11, ông Trump nói rằng khoảng 3 triệu người sẽ bị buộc phải rời khỏi nước Mỹ, sau khi ông tuyên thệ nhậm chức vào tháng Một năm sau, theo hãng AFP.
Ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình “60 Minutes”: “Điều chúng tôi sẽ làm là trục xuất hoặc tống giam những người từng phạm tội hình sự, thành viên các băng đảng, những kẻ buôn lậu ma túy, mà có tới 2 triệu người, thậm chí là 3 triệu người”.
An ninh trên biên giới Mỹ - Mexico là một trong những cương lĩnh tranh cử chính của tỷ phú bất động sản, giúp ông giành thắng lợi nhiều nhà quan sát cho là “đáng kinh ngạc” trước đối thủ Hillary Clinton.
Trả lời kênh CBS trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên sau khi thắng cử, ông Trump còn nói thêm rằng rào cản được dựng lên trên biên giới giữa hai nước sẽ không chỉ xây bằng gạch mà ở một số khu vực sẽ chỉ là hàng rào.

Ông Trump nói thêm: “Một số sẽ chỉ có hàng rào. Nhưng ở một số nơi nhất định, tường thì sẽ phù hợp hơn. Tôi giỏi về chuyện xây dựng này lắm”.
Trong khi đó, Reuters đưa tin, người biểu tình trên khắp nước Mỹ tiếp tục đổ ra đường để phản đối ông Trump trong ngày thứ 5 liên tiếp, kể từ khi ông đắc cử, trong khi tỷ phú này “đối đầu” với một trong những tờ báo lớn nhất nước Mỹ trên mạng xã hội.
Hãng tin Anh đưa tin, các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra chiều 13/11 ở thành phố New York và Oakland ở California.

Kể từ khi tỷ phú bất động sản giành thắng lợi, người biểu tình đổ ra đường phố ở nhiều nơi để phản đối các cương lĩnh tranh cử của ông Trump về vấn đề nhập cư, người Hồi giáo cũng như các cáo buộc về chuyện cựu ngôi sao truyền hình thực tế này lạm dụng tình dục phụ nữ.
Hàng chục người biểu tình, theo Reuters, đã bị bắt giữ, và một số cảnh sát đã bị thương.
Hôm 13/11, tổng thống đắc cử của Mỹ đăng tải một loạt các thông điệp trên Twitter. Một trong số đó công kích việc đưa tin bầu cử của tờ The New York Times là “rất tệ hại” và “hết sức thiếu chính xác”.
 http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-se-truc-xuat-hang-trieu-nguoi/3594289.html

TRUMP VÀ BIỂN ĐÔNG

Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông


Tuần duyên Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, 23/9/2015.
Tuần duyên Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, 23/9/2015.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là trọng điểm trong chiến dịch bầu cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Chính sách Biển Đông của Trump
Những chuyên gia theo dõi chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ dự báo rằng ông Trump sẽ thực hiện một hành động quân sự chóng vánh. Ông Sean King, phó chủ tịch cao cấp của Park Strategies, cơ quan tư vấn các vấn đề chính trị có trụ sở ở New York nói rằng Hoa Kỳ có thể sẽ cho một loạt tàu hải quân tuần tra vào khu vực biển 3,5 triệu km vuông, đây là khu vực mở cửa cho tất cả các quốc gia lưu thông, nhưng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực này.
Các chuyên gia cho rằng một hành động quân sự sẽ hỗ trợ cho chính sách của ông Trump đối với Bắc Kinh như ông đã nêu trong các phát biểu vận động tranh cử, giúp ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn so với tổng thống đương nhiệm Barack Obama của đảng Dân chủ. Một số quan chức trong chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận thấy rằng khi Philippines, một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cũng là một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lại có quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc từ tháng Sáu, sẽ là một tổn thất cho Hoa Kỳ.
Phó giáo sư về chính sách công Eduardo Araral của Đại học quốc gia Singapore cho biết: “Ông Trump sẽ phải phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ, và phải nói với cử tri rằng ông sẽ giành lại Philippines từ tay Trung Quốc. Do đó ông cần phải cho cử tri biết ông chiến thắng, còn ông Obama đã thất bại
Ông Trump chưa đưa ra chính sách nào về vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ cũng không nằm trong các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng ông Obama đã lên tiếng cảnh báo và đã cho thực hiện tuần tra quân sự định kỳ để ngăn chặn Trung Quốc, một quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất trong số các nước có tranh chấp.
Nhà tỷ phú bất động sản New York cho biết trên trang web vận động tranh cử rằng hành động quân sự cứng rắn hơn của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ ngăn chặn sự hung hãn của Trung Quốc khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng. Ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc đã chiếm các hải đảo đang có tranh chấp và giành chủ quyền các hải đảo khác.
Các nhà phân tích nhận định rằng sau khi chứng tỏ sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, chính phủ của ông đương nhiên sẽ giảm bớt hành động quân sự vì lợi ích trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ông Jonathan Spangler, nhà nghiên cứu Biển Đông ở Đài Loan cho rằng các “chi tiết về chính sách Châu Á Thái Bình Dương của ông Trump hiện nay rất ít, và nhiều bài phát biểu không chuẩn bị trước của ông cũng không cho thấy rõ chính phủ của ông sẽ thực thi chính sách này như thế. Nếu như bà Clinton thắng cử thì chắc chắn bà sẽ tiếp tục ưu tiên khu vực châu Á Thái Bình Dương.”
Ông Spangler dự đoán: “Trung Quốc sẽ tìm thấy ở ông Trump, một nhà lãnh đạo kinh doanh, một cách gây ảnh hưởng dễ dàng hơn so với nhà lãnh đạo chuyên về chính trị và tư tưởng như bà Clinton.”
Các nhà phân tích cho biết, ông Trump coi nhẹ tự do mậu dịch, một phần quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Ông gọi Trung Quốc là “không trung thực,” và “thao túng tiền tệ”. Nhưng cốt yếu ông muốn thiết lập quan hệ với nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là vì lợi ích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/a/trump-se-hanh-dong-cung-ran-nhanh-chong-doi-voi-van-de-bien-dong/3595033.html

SÀI GÒN CỦA TÔI




SÀI GÒN CỦA TÔI


Nước mía Vin Đông, Bò Bía, Phá Lấu- Những ai thường' la cà ' Saigon không thể quên. Phải công nhận những bức hình ghi lại thật rõ nét , khu nước mía Viễn Đông cũ , mấy ông tàu bán bò bía , bán phá lấu còn nhớ trong ký ức và đặc biệt những tà áo dài tha thướt của mấy bà khi xưa
Ngay góc này có tiệm hủ tiếu gà cá ngon hết xẩy , có món chè sâm bổ lượng tuyệt cú mèo . Tôi quên tên tiệm rồi .
Tiệm nước mía nổi tiếng là tiệm không bảng hiệu với tấm bạt chìa ra ở bên phải. Tui vẫn nhớ cách làm nước mía của họ rất độc đáo, trước khi đẩy bó mía vào máy ép họ nhét vào giữa 1 trái quýt còn nguyên vỏ, làm nước mía của họ thơm nồng mùi quýt tươi mà những nơi khác không có hay không
dám làm vì thêm quýt thì bán không lời
Nhìn cái bảng hiệu Viễn Đông bên trái thấy 1 chi tiết thú vị, công ty xuất nhập cảng số vốn 5 triệu, bằng 1 bữa ăn tiệm bây giờ. Với hồi đó là khá lớn vì ở thời gian này chỉ cần vài trăm ngàn có thể sang được 1 căn nhà ở khu vực này.
...... mía ép cùng với quýt còn vỏ, nước mía sẽ rất thơm và làm tăng thêm cảm giác ngọt của nước mía, còn ép chung với trái tắc vỏ còn màu xanh cũng thơm nhưng trước khi ép phải vắt nước của trái tắc chứ không nước mía ép ra sẽ bị chua, còn nữa, mía ép cũng phải chọn loại nào để khi ép nước sẽ ngọt , nhiều bọt , có màu trắng sữa và để lâu ( 5 - 10 phút ) sẽ không bị xuống màu.
Ở bên kia đường đối diện tiệm nước mía còn có ông già tàu đứng bán những xâu thịt bằm nướng nhét bánh mì trét tương ớt, ..... vừa rẻ vừa ngon. Kiểu bánh mì thịt của ông già ngộ cái không thấy nơi nào bán.
Bánh mì thịt nướng xỏ que đũa, mỗi lần bán mổ ổ bánh mì , xong kẹp que thịt vô ổ bánh mì rút que ra một cách điệu nghệ, xong cho đồ chua và tương đen hơi ngọt , tương ớt , ăn vô cay lè lưỡi, Cay mà ngon :-
Mời xem thêm comment kể chuyện xưa về góc phố Lê Lợi - Pasteur bên FB
Nam Ròm.
Sài Gòn của tôi


Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen


Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”

Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…

Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.

Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.

Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.

Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hóa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!” Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.

Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:

Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”


Thì không bao giờ còn nữa

Vẫn biết có những sự đổi thay tốt hơn, đôi khi cần thiết, nhưng sao vẫn thấy chạnh lòng. Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”. Bỗng chợt giật mình tự hỏi, có khi nào người ta phù phép để Sài Gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn, một sớm mai thức dậy người Sài Gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…

Ôi! Sài Gòn của tôi!!

Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài Gòn xưa”. Từng tên đường, góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi,những dấu yêu xưa!

Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.

Sài Gòn ơi!

Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên.

Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha, thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy, và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.

Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp, và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh, dù chư tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên…

Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có.

Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ. Dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.

Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông”… Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh, và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.

Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.

Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau, và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó, và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…

Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ!


Lý Thụy Ý

Nguồn: http://newvietart.com/index3.2771.html


CHÀNG TRAI VIỆT TÌM CÁC BẢN ĐỒ

CHÀNG TRAI VIỆT TÌM RA CÁC BẢN ĐỒ HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hut ham cau binh duong lược dịch

Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua.

Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ.
Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010.

Được biết cha ruột của Thắng trước công tác tại đội xe hut ham cau binh duong. Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.
Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.

Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.

Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế  và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng :
Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
 
Trao đổi với PV Đô thị - rut ham cau, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.

“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

Trần Phước Đạt
Bloomington, MN
TM sưu tầm

Anh Chị hãy nhận xét , và chia sẽ đễ bài này phổ biến rộng rãi cho thế giới đề thấy Việt Nam có chứng cứ lịch sử về HS và TS ..Chúng ta yêu nước ., chứ không phải yêu Đảng ..Đảng chỉ là bù nhìn của Đảng CS Tàu

TranslateShow original text
Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - VnExpress
Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - VnExpress

Monday, November 14, 2016

BÙI VĂN PHÚ * VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nhìn lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley


Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, bên trái, cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc và cựu Thứ trưởng Canh nông Trần Quang Minh (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, bên trái, cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc và cựu Thứ trưởng Canh nông Trần Quang Minh (ảnh Bùi Văn Phú)
Sáu mươi năm trước, vào ngày 26/10/1956 ở miền Nam Việt Nam, từ Vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, một bản Hiến pháp được ban hành để khai sinh ra một quốc gia mới là Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Từ tiến trình thành lập, sau khi người Pháp rút ra khỏi Đông Dương qua Hiệp định Geneve 1954, đất nước này đã trải qua nhiều biến động chính trị, chịu đựng chiến tranh nhưng cũng có nhiều nỗ lực xây dựng trong hai thập niên, cho đến ngày 30/41975 thì bị xóa tên, khi xe tăng và bộ đội cộng sản từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến vào Thủ đô Sài Gòn và lãnh đạo cuối cùng của VNCH ra lệnh buông súng đầu hàng.
Sau ngày 30/4/1975 thế giới ít còn ai nhắc đến VNCH với những gì đã được vun trồng trên mảnh đất này.
Hơn bốn mươi năm sau, VNCH được đưa ra xem xét lại tại Đại học Berkeley qua hội thảo chủ đề: Nation-Building in War: The Experience of Republican Vietnam, 1955-1975 – Kiến quốc thời Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 tổ chức trong hai ngày 17 và 18/10/2016 vừa qua.
Cũng cần nhắc lại, tháng 8/1963 bà Ngô Đình Nhu đã đến Đại học Berkeley với mục đích giải độc cho những điều truyền thông Mỹ đưa ra không đúng về chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ giữa thập niên 1960 đến thập niên 1970 đại học này là trung tâm của phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Năm 1970 thủ lãnh sinh viên Đoàn Văn Toại đã đến đây nói lên quyền tự quyết của sinh viên và của người dân miền Nam.
Giáo sư Peter Zinoman, bên trái, và Giáo sư Tường Vũ (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Peter Zinoman, bên trái, và Giáo sư Tường Vũ (ảnh Bùi Văn Phú)

Trong phần khai mạc hội thảo, Giáo sư Tường Vũ cho biết ban tổ chức đã có mời Giáo sư Châu Tâm Luân đại diện cho Thành phần Thứ Ba nhưng ông từ chối; có mời Chánh án Nguyễn Trọng Nho, cựu lãnh đạo sinh viên, và ông đã nhận lời nhưng giờ chót lại rút lui và cũng mời Kỹ sư Võ Long Triều nhưng ông đã qua đời.
Sau đó hội nghị bàn đến lịch sử qua nhiều góc cạnh từ chính trị, kinh tế, giáo dục đến văn hoá, báo chí, xã hội với diễn giả là những cựu giới chức, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ đã sinh sống, đã một thời là những lãnh đạo của VNCH, cùng một số những nhà nghiên cứu trẻ có quan tâm đến một đất nước mà nay đã không còn.
Người tham dự hội thảo đã nghe cựu Bộ trưởng Nội vụ Lâm Lễ Trinh, cựu giám đốc Viện Hối đoái Huỳnh Văn Lang, và cũng là Tổng Thư ký Đảng Cần Lao, nói về những nỗ lực của ông Ngô Đình Diệm để đưa đến sự ra đời quốc gia VNCH, từ thương thuyết, đối đầu với những giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, với Hoàng đế Bảo Đại, và với nhóm Bình Xuyên. Theo hai diễn giả, nhờ có sự yểm trợ của Hoa Kỳ ông Diệm mới có thể đứng vững trong những năm đầu lập quốc.
Ông Huỳnh Văn Lang nói nhiều về những chống đối mà chính phủ của ông Diệm gặp phải, từ Nhóm Tự Do qua bản Tuyên ngôn Caravelle công bố ngày 26/4/1960 phản đối những chính sách đàn áp của chính phủ mà ông Lang cho đó là những điều vu khống, vì ông Ngô Đình Diệm không bao giờ chủ trương tiêu diệt các đảng phái chính trị đối lập hay tôn giáo.
Ông Lang bênh vực chính quyền Ngô Đình Diệm và cho rằng những người bị giam tù là vì tham gia đảo chánh 11/11/1960, trong đó có nhà văn Nhất Linh, một lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã tự tử để phản đối. Ông cũng nhận định phong trào tranh đấu của Phật giáo Ấn Quang không có mục đích tôn giáo mà vì chính trị và có bàn tay của Mỹ nhúng vào.
Nhiều diễn giả nói về nền kinh tế VNCH. Cựu Bộ trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, thay mặt giáo sư Vũ Quốc Thúc từ Pháp, nói về sự thành hình của hệ thống ngân hàng, và sau đó ông nói đến những chính sách phát triển kỹ nghệ tại miền Nam do ông đề xuất. Cựu Thứ trưởng Bộ Canh nông Trần Quang Minh, thay mặt Bộ trưởng Cao Văn Thân đang ở Canada, nói về các chính sách cải cách điền địa, luật “Người Cày Có Ruộng” cấp đất canh tác cho nông dân được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành ngày 26/3/1970.
Cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu Bộ trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc nhìn lại những khó khăn khi đưa ra cải cách kinh tế với thuế trị giá gia tăng (TVA) và chính sách thắt lưng buộc bụng tiến tới tự túc trong giai đoạn 1969-1973 là khi có chính sách Việt Nam hóa để người Mỹ từ từ rút lui. Ông xác nhận những đề xuất của ông vấp phải nhiều chống đối từ giới đối lập trong Quốc hội.
Trong khi đó, những nhà nghiên cứu trẻ lại quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của VNCH.
Kevin Li là sinh viên ban tiến sĩ khoa Sử Đại học Berkeley có bài nghiên cứu về giai đoạn 10 năm của miền Nam, từ 1945 cho đến khi nền Đệ Nhất Cộng hòa ra đời, với hoạt động của Bình Xuyên và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ với những nhân vật không cộng sản như Bảy Viễn, Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường…
Những nhà nghiên cứu trẻ trò chuyện với khách tham dự hội thảo: Ryan Nelson, bên phải, Simon Toner và Kevin Li (ảnh Bùi Văn Phú)
Những nhà nghiên cứu trẻ trò chuyện với khách tham dự hội thảo: Ryan Nelson, bên phải, Simon Toner và Kevin Li (ảnh Bùi Văn Phú)

Ryan Nelson là sinh viên ban tiến sĩ Sử Đông Nam Á tại Đại học Berkeley bàn về ba thất bại của các chương trình cải cách xã hội tại miền Nam trong giai đoạn có quân đội Mỹ tham chiến qua những tranh biếm họa đăng trên các báo Việt ngữ, cũng như báo tiếng Anh xuất bản tại Sài Gòn. Trước đây Ryan Nelson đã viết một tiểu luận về cuộc đời của Dân biểu Trần Văn Văn.
Bài tham luận của Simon Toner, tiến sĩ Quốc tế sử từ Đại học Kinh tế Chính trị London và hiện là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Columbia, thì cho rằng nền kinh tế VNCH không thể tự túc được, nếu không có viện trợ Mỹ sẽ không đứng vững trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ.
Những giáo sư, nhà nghiên cứu trẻ gốc Việt tham gia hội nghị là ba phụ nữ: Nu-Anh Tran, Van Nguyen-Marshall và Nguyen Diu Huong.
Nu-Anh Tran tốt nghiệp ban tiến sĩ Sử Đại học Berkeley năm 2013 và hiện là giáo sư Đại học Connecticut. Bà nghiên cứu về đời sống chính trị, xã hội và về giới trí thức Huế giai đoạn 1954-63.
Tiến sĩ Van Nguyen-Marshall từ Đại học Trent, Canada có bài tham luận về chương trình tìm kiếm xác nạn nhân trên Đại lộ Kinh hoàng sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với hơn 1.800 xác nạn nhân dọc bên quốc lộ được tìm thấy và chôn cất. Đây là một dự án nhân đạo do nhật báo Sóng Thần, với chủ nhiệm là nhà văn Trùng Dương, đứng ra tổ chức nhưng ít được công luận biết đến.
Nguyen Diu Huong hiện là sinh viên ban tiến sĩ Sử tại Đại học Washington. Bài nói chuyện của bà đề cập đến những thay đổi xã hội và văn hóa ở Huế trong thập niên 1950 và 60.
Giáo sư John Schafer, bên trái, và hiền thê Cao Thị Như Quỳnh và Ryan Nelson (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư John Schafer, bên trái, và hiền thê Cao Thị Như Quỳnh và Ryan Nelson (ảnh Bùi Văn Phú)

Cũng liên quan đến Huế, có bài tham luận của giáo sư đã nghỉ hưu John C. Schafer từ California State University, Humbolt, tựa đề “Ngô Kha” là một nhân vật nổi tiếng trong phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế vào thập niên 1960. Theo giáo sư Schafer, nhiều Ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn như “Ta quyết phải sống”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Việt Nam ơi hãy vùng lên” với những ca từ với ý từ hai trường thi của Ngô Kha là “Trường ca Hòa bình” và “Ngụ Ngôn của người đãng trí”. Cái chết mất tung tích của Ngô Kha, sau khi bị cảnh sát VNCH bắt đi, đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Nhà văn Nhã Ca, bên phải, và Giáo sư Van Nguyen-Marshall (ảnh Bùi Văn Phú)
Nhà văn Nhã Ca, bên phải, và Giáo sư Van Nguyen-Marshall (ảnh Bùi Văn Phú)
Bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca gợi lại không khí sinh hoạt văn chương nghệ thuật sống động tại miền Nam trong 20 năm. Nghe Nhã Ca như thấy lại được Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Đình Toàn; nghe lại được thi văn Tao Đàn, nhạc Pham Duy, Trịnh Công Sơn, xem được tranh Đinh Cường, đọc lại Sáng Tạo, Văn mà không sợ bị kiểm duyệt.

Cựu Trung tá Bùi Quyền và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Trung tá Bùi Quyền và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đưa người tham dự đến với điện ảnh miền Nam, từ những phim đầu đời Ánh sáng miền Nam, Chúng tôi muốn sống đến Người tình không chân dung, Hè muộn; từ những hãng phim nhà nước đến phim trường tư nhân của Mỹ Vân, Alpha Phim đã đưa Việt Nam vào dòng sinh hoạt điện ảnh quốc tế mà Kiều Chinh đã nhiều lần đại diện VNCH tham gia.
Nhà báo Vũ Thanh Thủy, bên phải, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và Tiến sĩ Võ Kim Sơn (ảnh Bùi Văn Phú)
Nhà báo Vũ Thanh Thủy, bên phải, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và Tiến sĩ Võ Kim Sơn (ảnh Bùi Văn Phú)
Về giáo dục có Tiến sĩ Võ Kim Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước nói về cách tổ chức và triết lý giáo dục nhân bản và mang tính thực tiễn của miền Nam.
Nhìn về người lính trong chiến tranh có Vũ Thanh Thủy, nguyên là phóng viên chiến trường, đã tham gia nhiều cuộc hành quân để thấy sự dũng cảm của người lính VNCH từ các tướng lãnh như Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh xuống đến hàng binh sĩ. Theo bà, sự dũng cảm đó đã không được truyền thông quốc tế đưa tin một cách trung thực mà nhiều khi còn bị xuyên tạc.
Cựu Trung tá Bùi Quyền có bài nói về phản ánh của một người lính từ chiến trường là những hi sinh vì lý tưởng quốc gia, muốn được người dân tin và thương mến, nghĩa là thắng được “con tim và khối óc” của họ, nhưng đã thất bại trong mặt trận chiến tranh tâm lý vì tuyên truyền của cộng sản.
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên trái, và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên trái, và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Đại tá Trần Minh Công, nguyên Viện trưởng Học viện Cảnh sát Quốc gia nói về việc huấn luyện sĩ quan cảnh sát các cấp theo tôn chỉ luôn luôn trọng luật pháp vì là một quốc gia pháp trị, không phải muốn bắt ai cũng được mà phải có bằng chứng hay có án lệnh từ tòa. Ông cũng đề cập đến tấm hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một cán bộ đặc công Việt Cộng ngay trên đường phố trong cuộc Tổng Tấn công Mậu Thân mà truyền thông thế giới chỉ biết một nửa sự thực. Sau này nhà báo Eddie Adams, người chụp tấm ảnh đó, đã hối hận vì không nói lên toàn bộ sự thật và đã xin lỗi Tướng Loan.
Về trường hợp cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là Huỳnh Văn Trọng bị bắt vì là gián điệp cộng sản, theo Đại tá Công thì tư lệnh cảnh sát cũng rất nhức đầu về vụ này, không thể bắt người không có bằng chứng, cho đến khi người Mỹ đưa bằng chứng ông Trọng là gián điệp cộng sản cho an ninh Việt Nam khi đó ông mới bị bắt.
Nhà báo kỳ cựu Phạm Trần nói chuyện về tự do báo chí qua Skype từ Virginia. Ông nhận định là trong 9 năm Đệ Nhất Cộng hòa không có tự do báo chí theo tiêu chuẩn Tây Phương. Với Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa ban hành ngày 1/4/1967 báo chí miền Nam được tự do nhiều, tuy có hình thức kiểm duyệt là “tự ý đục bỏ” trên những trang báo. Ông cũng cho rằng vì có tự do báo chí nên nhiều tờ báo đã bị cộng sản xâm nhập, như các tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức và Điện Tín của Hồng Sơn Đông.
Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ông David Brown và ông Hoàng Đức Nhã (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ông David Brown và ông Hoàng Đức Nhã (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi và cũng là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã trình bày những nỗ lực xây dựng một nền dân chủ với bản Hiến pháp mới ban hành năm 1967, trong đó các quyền tự do của công dân được bảo đảm và Việt Nam Cộng hòa đang trên đường tiến đến một nền dân chủ pháp trị.
Ông Nhã cũng nhắc lại những phản đối của lãnh đạo VNCH khi bị Hoa Kỳ ép buộc ký kết Hiệp định Paris 1973 để người Mỹ rút lui và bỏ rơi miền Nam.
Trong các bài nói chuyện, Đại tá Trần Minh Công và Cố vấn Hoàng Đức Nhã đều nhấn mạnh đến điểm là vì lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa chủ trương xây dựng một nền dân chủ pháp trị, nên phía cộng sản đã lợi dụng tự do để xâm nhập và phá hoại, trường hợp nhà báo Phạm Xuân Ẩn là cụ thể.
Trò chuyện với ông Hoàng Đức Nhã bên lề hội nghị, khi hỏi về trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có phải là cộng sản hay không, ông Nhã nói rằng vì là một nhà nước pháp trị nên không thể bắt giam vô cớ, hơn nữa Trịnh Công Sơn đâu có hoạt động cho cộng sản, nhạc của ông ấy đâu có vi phạm thuần phong mỹ tục mà phải cấm hay bắt.
Về chuyện Dinh Độc Lập bị người Mỹ cài nghe lén, ông Nhã nói chắc chắn người Mỹ có làm điều đó và cả cộng sản nữa. Họ tinh vi lắm. Ông kể nhiều khi trong buổi họp, muốn nói gì với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ông phải viết ra giấy. Hay khi có chuyện quan trọng, ông và tổng thống thường ra đứng trước hành lang dinh, hay rủ nhau đi câu cá trên sông để bàn về các chiến lược, chính sách.
Chương trình hội thảo kết thúc với phần giới thiệu tác phẩm South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After [Nxb. Praeger 2016] của Giáo sư Nathalie Huynh Chau Nguyen đến từ Đại học Monash, Melbourne, Úc.
Hai ngày hội thảo đã đem đến cho giới thức giả cùng sinh viên nhiều hiểu biết hơn, cũng như còn nhiều thắc mắc về một nền cộng hòa trên quê hương Việt Nam, mà theo Giáo sư Tường Vũ thì tư tưởng cộng hòa đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 1910, trước cả chủ thuyết cộng sản.
Sẽ còn nhiều đề tài liên quan đến VNCH cần được nghiên cứu vì hội thảo tại Đại học Berkeley năm nay, cũng như hội thảo tại Đại học Cornell do Giáo sư Keith Taylor tổ chức năm 2012 cũng mới chỉ nhìn lại những thành tựu và thất bại trong một số lãnh vực ở một nơi đã từng là quốc gia của 15 triệu người dân với đầy đủ các định chế công quyền và pháp lý.
Đề xướng cho hội thảo năm nay là Giáo sư Tường Vũ từ Đại học Oregon, tiến sĩ chính trị học từ Đại học Berkeley, và Giáo sư Peter Zinoman của khoa Sử Đại học Berkeley. Việc tổ chức có sự giúp sức của nhiều người: Giáo sư Nữ-Anh Trần từ Đại học Connecticut, ông Hoàng Đức Nhã, nhà văn Trùng Dương; Trần Hạnh, Nguyễn Nguyệt Cầm là các giảng viên Việt ngữ tại Đại học Berkeley và Alex-Thái D. Võ, sinh viên tiến sĩ khoa Sử Đại học Cornell.
Trong hội thảo, một người tham dự thắc mắc là VNCH có những cơ cấu tổ chức đầy đủ như thế, hội thảo này có nhằm mục đích để bênh vực cho luận điểm của một số người Việt tại Hoa Kỳ khi so sánh với những yếu kém tại Việt Nam ngày nay.
Kevin Li, sinh viên tiến sĩ khoa Sử, trả lời việc nghiên cứu là mang tính học thuật và không có mục đích nào khác.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

KỶ VẬT CHO NGÀI


KỶ VẬT CHO NGÀI

Tổng thống Obama (trước) biểu diễn động tác chiến thắng kiểu Usain Bolt cùng với VĐV nhanh nhất hành tinh khi ông có chuyến thăm Kingston, vào ngày 9-4-2015 - Ảnh: Pete Souza
Trang Nouvel Obs của Pháp đã tổng kết số vật dụng mà Tổng thống Barack Obama sẽ để lại Nhà Trắng khi rời nơi này vào ngày 20-1 năm sau.
Nhìn chung, những đồ vật này thường là các món quà mà Tổng thống Obama được nguyên thủ các quốc gia khác tặng, email, giấy ghi chú, thư từ viết tay, lịch làm việc, hình ảnh, tất cả các dạng tài liệu.
Toàn bộ sẽ được chuyển giao lại cho hệ thống Lưu trữ quốc gia nhằm bảo quản và kiểm soát.
Kể từ ngày 10-11, tức sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống, ban chức năng trong Nhà Trắng sẽ phân loại và gửi hàng triệu tài liệu đến một nơi an toàn trước khi ông Obama rời khỏi đây.
Những tài liệu và đồ vật không thuộc dạng tối mật sẽ được trưng bày cho công chúng xem.
Ngoài ra, một số đồ khác sẽ được gửi thẳng về Chicago (bang Illinois), sau đó trưng bày trong bảo tàng Barack Obama, dự kiến mở cửa vào năm 2021.
Tổng thống Obama vẫn có quyền giữ lại vài món, với điều kiện ông phải bỏ tiền túi ra mua. Theo luật, ông Obama và tất cả các nhân viên chính phủ khác không được quyền nhận quà, trừ phi những món này không đắt tiền.
Về mặt ngoại giao, họ bị cấm từ chối các món có giá trị dưới 375 USD.
Ông Obama đội một chiếc mũ được tặng trong chuyến viếng thăm Ai Cập vào năm 2009 - Ảnh: Pete Souza
Tính đến cuối năm 2015, Bộ Ngoại giao Mỹ thống kê tổng giá trị các món quà của ông Obama và gia đình tại Nhà Trắng đã lên đến 1,5 triệu USD, trong đó có các món như:
- Hai bộ đồ trang sức kim cương và ngọc lục bảo, bao gồm dây chuyền, vòng đeo tay.
- Những chiếc bông tai và nhẫn với tổng trị giá 1,1 triệu USD. Đây là món quà do cố quốc vương Ả rập Saudi Abdullah bin Abdulaziz tặng trong lần gặp gỡ bà Michelle Obama.
- Hai con gái của ông Obama, Sasha và Malia, cũng nhận được các trang sức trị giá khoảng 800.000 USD.
- Bộ đồ dùng nhà bếp có hình động vật do vua Mswati III của Swaziland tặng cho bà Michelle Obama trị giá 2.761 USD.
- Một chiếc đồng hồ cẩn vàng và bạc với dây đeo bằng da trị giá 18.000 USD, một chiếc đồng hồ khác bằng vàng trắng trị giá 67.000 USD do cố quốc vương Ả rập Saudi Abdullah bin Abdulaziz tặng ông Obama.
- Các bộ quần áo vải cashmere trị giá gần 40.000 USD do một người con trai của vua Abdullah là hoàng tử Miteb tặng ông Obama.
- Một chiếc ván lướt sóng do Thủ tướng Úc Tony Abbott tặng trị giá 2.371 USD.
- Một bàn chơi bóng bàn "made in China", trị giá khoảng 700 USD được Thủ tướng Anh David Cameron tặng.
- Một dĩa DVD về biến đổi khí hậu do thủ tướng Ireland Enda Kenny tặng.
- Một ấm pha trà tự động có hình chim cánh cụt, một dĩa phô mai, sách và một bàn chơi cờ vua trị giá tổng cộng 1.277 USD.
- Một bức hình của hoàng tử William của Anh trị giá 888 USD.
- Một huy chương giải Nobel Hòa bình nhưng số tiền thưởng đi kèm 1,4 triệu USD thì ông Obama đã trao tặng cho 10 hiệp hội.
Ngoài ra, các tài khoản Facebook, Twitter, Flickr, Vimeo, Instagram, Snapchat, YouTube… mà ông Obama từng sử dụng cũng đều được lưu giữ tại Nhà Trắng.
Dưới đây là những món quà lý thú mà ông Obama từng nhận:
Abdullah bin Abdul et le président Barack Obama, le 3 juin 2009
Tổng thống Obama nhận dây chuyền vàng từ vu Abdullah bin Abdul của Saudi Arabia trao tặng ngày 3-6-2009 - Ảnh: AFP
Hugo Chavez en avril 2009
Nhận quà là cuốn sách "Những dòng huyết quản mở của châu Mỹ Latin" của nhà văn Uruguay Eduardo Galeano do chính tổng thống Hugo Chavez tặng vào tháng 4-2009 - Ảnh: AFP
"Món quà lý thú nhất mà tôi từng được tặng" - Tổng thống Obama tuyên bố khi nhận được tấm vé đậu xe suốt đời để đi xem các trận đấu hockey trên băng tại TP Chicago quê hương ông - Ảnh: AP


Kỷ vật cho Ngài
Tổng thống Obama (trước) biểu diễn động tác chiến thắng kiểu Usain Bolt cùng với VĐV nhanh nhất hành tinh khi ông có chuyến thăm Kingston, vào ngày 9-4-2015 - Ảnh: Pete Souza
Trang Nouvel Obs của Pháp đã tổng kết số vật dụng mà Tổng thống Barack Obama sẽ để lại Nhà Trắng khi rời nơi này vào ngày 20-1 năm sau.
Nhìn chung, những đồ vật này thường là các món quà mà Tổng thống Obama được nguyên thủ các quốc gia khác tặng, email, giấy ghi chú, thư từ viết tay, lịch làm việc, hình ảnh, tất cả các dạng tài liệu.
Toàn bộ sẽ được chuyển giao lại cho hệ thống Lưu trữ quốc gia nhằm bảo quản và kiểm soát.
Kể từ ngày 10-11, tức sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống, ban chức năng trong Nhà Trắng sẽ phân loại và gửi hàng triệu tài liệu đến một nơi an toàn trước khi ông Obama rời khỏi đây.
Những tài liệu và đồ vật không thuộc dạng tối mật sẽ được trưng bày cho công chúng xem.
Ngoài ra, một số đồ khác sẽ được gửi thẳng về Chicago (bang Illinois), sau đó trưng bày trong bảo tàng Barack Obama, dự kiến mở cửa vào năm 2021.
Tổng thống Obama vẫn có quyền giữ lại vài món, với điều kiện ông phải bỏ tiền túi ra mua. Theo luật, ông Obama và tất cả các nhân viên chính phủ khác không được quyền nhận quà, trừ phi những món này không đắt tiền.
Về mặt ngoại giao, họ bị cấm từ chối các món có giá trị dưới 375 USD.
Ông Obama đội một chiếc mũ được tặng trong chuyến viếng thăm Ai Cập vào năm 2009 - Ảnh: Pete Souza
Tính đến cuối năm 2015, Bộ Ngoại giao Mỹ thống kê tổng giá trị các món quà của ông Obama và gia đình tại Nhà Trắng đã lên đến 1,5 triệu USD, trong đó có các món như:
- Hai bộ đồ trang sức kim cương và ngọc lục bảo, bao gồm dây chuyền, vòng đeo tay.
- Những chiếc bông tai và nhẫn với tổng trị giá 1,1 triệu USD. Đây là món quà do cố quốc vương Ả rập Saudi Abdullah bin Abdulaziz tặng trong lần gặp gỡ bà Michelle Obama.
- Hai con gái của ông Obama, Sasha và Malia, cũng nhận được các trang sức trị giá khoảng 800.000 USD.
- Bộ đồ dùng nhà bếp có hình động vật do vua Mswati III của Swaziland tặng cho bà Michelle Obama trị giá 2.761 USD.
- Một chiếc đồng hồ cẩn vàng và bạc với dây đeo bằng da trị giá 18.000 USD, một chiếc đồng hồ khác bằng vàng trắng trị giá 67.000 USD do cố quốc vương Ả rập Saudi Abdullah bin Abdulaziz tặng ông Obama.
- Các bộ quần áo vải cashmere trị giá gần 40.000 USD do một người con trai của vua Abdullah là hoàng tử Miteb tặng ông Obama.
- Một chiếc ván lướt sóng do Thủ tướng Úc Tony Abbott tặng trị giá 2.371 USD.
- Một bàn chơi bóng bàn "made in China", trị giá khoảng 700 USD được Thủ tướng Anh David Cameron tặng.
- Một dĩa DVD về biến đổi khí hậu do thủ tướng Ireland Enda Kenny tặng.
- Một ấm pha trà tự động có hình chim cánh cụt, một dĩa phô mai, sách và một bàn chơi cờ vua trị giá tổng cộng 1.277 USD.
- Một bức hình của hoàng tử William của Anh trị giá 888 USD.
- Một huy chương giải Nobel Hòa bình nhưng số tiền thưởng đi kèm 1,4 triệu USD thì ông Obama đã trao tặng cho 10 hiệp hội.
Ngoài ra, các tài khoản Facebook, Twitter, Flickr, Vimeo, Instagram, Snapchat, YouTube… mà ông Obama từng sử dụng cũng đều được lưu giữ tại Nhà Trắng.
Dưới đây là những món quà lý thú mà ông Obama từng nhận:
Abdullah bin Abdul et le président Barack Obama, le 3 juin 2009
Tổng thống Obama nhận dây chuyền vàng từ vu Abdullah bin Abdul của Saudi Arabia trao tặng ngày 3-6-2009 - Ảnh: AFP
Hugo Chavez en avril 2009
Nhận quà là cuốn sách "Những dòng huyết quản mở của châu Mỹ Latin" của nhà văn Uruguay Eduardo Galeano do chính tổng thống Hugo Chavez tặng vào tháng 4-2009 - Ảnh: AFP
"Món quà lý thú nhất mà tôi từng được tặng" - Tổng thống Obama tuyên bố khi nhận được tấm vé đậu xe suốt đời để đi xem các trận đấu hockey trên băng tại TP Chicago quê hương ông - Ảnh: AP

TRẤN NHẬT PHONG * TRUMP

TẠI SAO CHÚNG TÔI ỦNG HỘ ÔNG TRUMP VÀ ÔNG ĐÃ THẮNG CỬ.
 
 
Cảm xúc vẫn còn đọng lại cho tới sáng thứ tư, một cuộc tranh cử đầy kịch tính và hồi hộp. Nhiều bạn bè của tôi ủng hộ cho bà Clinton, có niềm tin rằng bà sẽ thắng đã tỏ ra thất vọng não nề, có người thậm chí còn viết vài dòng status trên Facebook bày tỏ sự giận dữ đối kết quả chung cuộc khi ông Trump thắng cử.

Nhiều người bạn bên ngoài nước Mỹ, đặc biệt là khu vực ở Việt Nam inbox cho tôi hỏi rằng, tại sao người Mỹ lại bầu cho một ông “điên” ăn nói không ra gì như ông Trump? Người Mỹ da trắng vẫn còn kỳ thị chủng tộc? Thế giới sẽ đảo lộn nếu ông Trump đắc cử!

Vâng! Thưa các bạn, đứng ở góc cạnh của các bạn, có thể những điều suy nghĩ, nhận định của các bạn chưa chắc đã sai, nhưng đứng ở góc cạnh của tôi thì những gì đã xảy ra đều hợp lý và có nguyên do.

Không phải khơi khơi mà ông Trump đắc cử, mà sự trổi dậy của ông bắt nguồn từ những nổi bực dọc, bất lực vào khao khát muốn thay đổi của hàng triệu người Mỹ, trong đó có tôi.

12 năm trước (2004), tôi cũng nằm trong tâm trạng này, khi đối diện với sự suy giảm uy thế của đất nước Hoa kỳ trước những hành động diều hâu của Tổng Thống Bush trong cuộc chiến tại Iraq, và 4 năm sau đó chúng tôi đã vui mừng đón chào sự thắng cử của tổng thống Obama, người da đen đầu tiên trở thành tổng thống của Hoa Kỳ. Nhưng rồi sau 8 năm dưới sự quản lý của tổng thống Obama, ông có tạo ra một vài di sản tốt cho người nghèo, tuy nhiên về tổng thể rõ ràng ông có những thất bại lớn không thể chối cãi. Nền kinh tế Hoa kỳ đã không thăng hoa được dưới 8 năm của ông, người dân vẫn đối diện với nạn thất nghiệp, việc làm vẫn “chảy máu” ra nước ngoài, liên tục rút quân ra khỏi các bãi chiến trường trên thế giới, khiến cho vị thế số một của Hoa Kỳ về quân sự bị lung lay, tạo cơ hội cho Trung Quốc, Nga Sô trổi dậy trở thành các thế lực quân sự đáng ngại trong khu vực, sự nhu nhược của ông đã tạo cơ hội cho những thế lực tôn giáo cực đoan ra đời như ISIS, ISIL, Boko Haram, họ trở nên tàn khốc và dã man hơn cả những tổ chức Hồi giáo cực đoan truyền thống như Al Qaeda, Hezbollah hay Taliban.

Từ những thất bại này, cộng thêm chính phủ của ông xài ngân khố một cách quá trớn cho các chương trình dành cho người nghèo và lợi tức thấp, đã đẩy nợ công quốc gia lên kỷ lục mới, người dân Hoa Kỳ và cá nhân tôi đã bắt đầu nổi giận với những gì đang xảy ra.

Chúng tôi đã quá ngán ngẩm với những trò thỏa hiệp ở Washington DC của các chính trị gia lão luyện, họ hứa rất nhiều và rồi những thỏa hiệp giữa họ, đã khiến cho những lời hứa trở thành vô giá trị. 
Chúng tôi đã chán những lãnh đạo của đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ, họ nghĩ cho quyền lợi của đảng phái nhiều hơn là cho đất nước, họ đáp ứng cho những tổ hợp “vận động hành lang” nhiều hơn để đổi lại các quyền lợi cho họ, hơn là đáp ứng khát vọng của những cử tri đã tin tưởng bỏ phiếu cho họ.

Và đó chính là lý do tại sao ông Trump vượt qua 17 ứng cử viên của đảng Cộng Hòa để chiếm vị trí số một, ông đánh bại những lãnh đạo sừng sỏ nhất của đảng Cộng Hòa như John Kasich, Ted Cruz, đánh bại gia tộc lừng lẫy như gia đình của ông Bush. Vốn không phải là một người có kinh nghiệm chính trị, nhưng lại là “ông trùm” của ngành truyền thông, nên ông Trump hiểu rõ những gì đang xảy ra ngoài xã hội. Ông bám sát được sự khao khát đòi hỏi của những người dân hàng ngày qua mạng xã hội, qua truyền thông và đưa ra những chiến lược đúng lúc, hợp thời, những điều này đã giúp ông làm nên lịch sử. Ông phát ngôn “bạt mạng”, bất kể “phe ta” hay “phe địch”, và những lời phát biểu của ông được giới truyền thông khai thác, diễn dịch theo ý họ (đa số là thiên tả), đôi khi còn cắt xén lời nói của ông để “bẻ ý” thành một hướng khác gây bất lợi cho ông. Nhưng càng khai thác thì sự ủng hộ của công chúng với ông Trump lại càng gia tăng, cho thấy chiến lược tranh cử của ông bỏ xa những chính trị gia lão luyện nhất của Hoa kỳ. 

Đến chung cuộc, ông chi khoảng 100 triệu Mỹ kim cho toàn bộ công cuộc vận động tranh cử, còn đối thủ của ông bà Hillary Clinton đã chi gấp đôi con số này, nhưng hiệu quả lại không bằng ông, rõ ràng ông Trump đã chứng tỏ bản lãnh lão luyện khi sử dụng giới truyền thông chạy theo những phát ngôn của ông.
Khi đứng trong nước Mỹ, các bạn sẽ nhìn thấy những nổi bực dọc, nổi giận của chúng tôi trước những gì đang xảy ra, và sẽ hiểu được tại sao người Mỹ hay cá nhân tôi ủng hộ cho ông Trump.

Chúng tôi tin rằng, với ít dây dưa, liên hệ chằng chịch với các nhân vật chính trị lão luyện ở Washington DC, ông Trump sẽ có thái độ làm việc dứt khoát hơn, và ít thỏa hiệp hơn đối với những “vận đồng hành lang”.
Chúng tôi tin rằng, với chủ trương cứng rắn về xã hội, sẽ không có những kẻ lười nhát, lách luật để hưởng tiền trợ cấp xã hội, trong khi những người làm việc đóng thuế như chúng tôi phải “nuôi” những người này, tiền trợ cấp xã hội chỉ dành cho những người không có khả năng làm việc.

Chúng tôi tin rằng, với sự cãi tổ về di trú của ông Trump, những luật lệ gay gắt hơn sẽ giảm đi những tệ nạn di dân lậu nhập cư vào Hoa kỳ, gạn lọc hơn các chương trình tị nạn dành cho những quốc gia đang đương đầu với chiến tranh hay thiên tai, nhằm giảm thiểu những tiềm năng nguy hiểm, khi có những kẻ tôn giáo quá khích, cực đoan trà trộn vào để thực hiện những vụ tấn công khủng bố trên mảnh đất chúng tôi đang sinh sống.

Chúng tôi tin rằng, thái độ cứng rắn đối ngoại của ông Trump sẽ là một thông điệp rõ ràng cho những quốc gia nào có âm mưu dành vị trí số một của Hoa kỳ trên thế giới, gây thiệt hại cho quyền lợi đất nước Hoa kỳ, và sẳn sàng dập tắt mầm mống đe dọa hòa bình thế giới của những quốc gia như Bắc Hàn, Iran.

Chúng tôi tin rằng, với sự thắng cử của ông Trump nói riêng, và đảng Cộng Hòa nói chung ở lưỡng viện quốc hội, sẽ ngăn chặn những hành động phá thai, bóp chết những bào thai khi chúng chưa được ra đời, cướp đi quyền sống của những trẻ thơ trong bụng mẹ. 

Và chúng tôi tin rằng, nước Mỹ dưới sự quản trị trong 4 năm tới của ông Trump và nội các của ông, sẽ dành lại tư thế số một của Hoa kỳ trên nhiều lãnh vực từ quân sự,kinh tế, chính trị, văn hóa và đóng góp cho ổn định, trật tự của thế giới một cách công bằng hơn.

Đối với cá nhân tôi, việc thắng cử của ông Trump là một cuộc cách mạng lịch sử, nó đã lật ngược truyền thống chính trị ở đất nước này, mở ra một thông lộ mới cho những người làm chính trị, không phải chỉ mua lòng những đồng nghiệp chính trị ở Washington DC, không phải điều hành quốc gia bằng cách thỏa hiệp với các phe này, phái kia trong quốc hội hay chính phủ, cũng không phải dùng ngôn từ hoa mỹ để mị dân lấy phiếu, mà chính là phải hiểu rõ sự khao khát của đa số các tầng lớp dân chúng, phải sống và thở với dân chúng hàng ngày để hiểu những gì đang xảy ra cho họ, cũng như phải dứt khoát trong các chính sách chứ không phải “ỡm ờ” cho qua khi đắc cử. Và đây chính là những lý do ông Trump tạo nên chiến thắng so với một người đầy kinh nghiệm lão luyện như bà Hillary Clinton, và tại sao người dân Hoa kỳ chọn ông trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên nếu ông Trump không thể thực hiện những lời hứa của ông, nếu ông đi vào vết xe đổ của truyền thống chính trị tại Washington DC, thì 4 năm sau chúng tôi lại chọn người khác, nước Mỹ vĩ đại chính là điều này, 538 đại cử tri đoàn không phải là 538 người, mà chính là đại diện của hàng trăm triệu cử tri trên toàn quốc, chúng tôi có toàn quyền chọn lựa người lãnh đạo, bất kể quá khứ, lý lịch của người đó như thế nào, và chúng tôi không thụ động chờ …ai đó lo giùm chúng tôi, chúng tôi vẫn phải tranh đấu hàng ngày bằng chính những “cái quyền” của đất nước tự do, không chờ ai ban phát “xin,cho”. Và như ông Trump đã nói “Together, We will make America Great Again”.

Trần Nhật Phong

That's why she lost !!!



 

unday, November 13, 2016

KHÁM PHÁ CỦA UNESCO VỀ ĐỨC PHẬT

Khám phá mới của UNESCO về Đức PHẬT.
.Đức Phật đản sinh sớm hơn hai thế kỷ?.

Những dòng ánh sáng từ bên trên tượng Phật chiếu vào chánh điện tại ngôi đền Vihar trong ngày lễ Phật Đản được tổ chức tại vườn Lâm Tỳ Ni, Nepal. Tại di tích này, các nhà khảo cổ vừa khám phá một ngôi đền cổ 600 năm trước Công Nguyên nằm bên dưới ngôi đền hiện nay. (Hình: Paula Bronstein/Getty Images)
LUMBINI, Nepal – Một cuộc nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học cho thấy rằng Đức Phật có thể đã sống sớm hơn hai thế kỷ trước niên đại mà người ta thường nghĩ trước đây.
Theo các nhà khảo cổ cho biết, việc khám phá một cơ cấu kiến trúc bằng gỗ, trước đó chưa được biết ở nơi Đức Phật sinh ra đời, cho thấy rằng có thể nhà hiền triết này đã sống trong thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, tức là sớm hơn mấy thế kỷ so với những gì mà người ta được biết từ bấy lâu nay,
Ông Robin Coningham, nhà khảo cổ cầm đầu cuộc khai quật, nói với hãng thông tấn Al Jazeera đầu tuần này, về sự khám phá đang gây xôn xao trong giới nghiên cứu Phật giáo trong hơn một tuần qua, “Đây là một trong những dịp rất hiếm, khi mà truyền thống, tín ngưỡng, khảo cổ học và khoa học cùng đến với nhau.”

Nhà khảo cổ Robin Coningham tại Lâm Tỳ Ni. (enews.buddhistdoor.com)

Nhóm 40 nhà khảo cổ đã tìm thấy một kiến trúc dường như là một điện thờ bằng gỗ, nằm bên dưới một ngôi đền bằng gạch, ở bên trong ngôi đền thiêng liêng Maya Devi tại Lumbini (Lâm Tỳ Ni), và một nơi thờ phượng cổ được xem là địa điểm Đức Phật đản sinh ở miền nam Nepal, gần biên giới Ấn Độ. Maya Devi là tên của Hoàng Hậu Ma-Da, mẹ của Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
Các dấu vết tìm thấy ở ngôi đền gỗ đã được kiểm nghiệm một cách khoa học và được xác định thời điểm là thế kỷ thứ 6. Điều này có nghĩa là ngôi đền bằng gỗ đã có từ 300 năm trước mọi di tích Phật Giáo khác mà thế giới từng biết, theo trình bày của các nhà khảo cổ.
Được hỗ trợ bởi tạp chí nổi tiếng National Geographic, dự án khảo cổ này đang làm sáng tỏ một cuộc tranh luận đã bắt đầu từ lâu, về vấn đề Đức Phật sinh ra khi nào, và theo đó, giáo pháp của Ngài đã được hoằng dương và bén rễ từ lúc nào, theo ông Conginham cho biết.
Từ bấy lâu nay, theo kinh sách, câu chuyện Đức Phật đản sinh được kể rằng mẹ của Ngài là Hoàng Hậu Ma-Da trên đường từ vương quốc của chồng về thăm cha mẹ mình, thì giữa đường bà dừng chân nghỉ ở Lâm Tỳ Ni, vịn lấy một thân cây và sinh ra Thái Tử Tất Đạt Đa ở dưới gốc cây này. Khi khôn lớn, Thái Tử rời chốn kinh thành, tu hành cho đến khi đạt giác ngộ và trở thành Đức Phật Thích.
Nhà khảo cổ Coningham từ trường Đại Học Durham (Anh) cho biết cơ cấu kiến trúc mới được khám phá này đã có từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, và cung cấp một thời điểm chính xác hơn cho sự khởi đầu của truyền thuyết Lâm Tỳ Ni và những gì diễn ra sau đó.
Ông Coningham nói, “Niên đại này ủng hộ những truyền thống Phật giáo bênh vực cho một biên niên sử lâu dài hơn cho cuộc đời của Đức Phật, khác với những truyền thống cho rằng Ngài ra đời khoảng 400 năm trước công nguyên.”
Ông Coningham cũng giải thích rằng phần lớn những gì được biết về cuộc sống của Đức Phật từ trước đến nay đều có nguồn gốc từ truyền thống truyền khẩu với ít bằng chứng khoa học.
Ông nói, “Các nghiên cứu trước đây về thời sơ khởi của Phật Giáo đều dựa trên những văn bản ký lục và những biên niên sử được biên soạn sau nhiều thế kỷ truyền miệng, vì Đức Phật đã sống cách một thời gian rất lâu trước khi chữ viết xuất hiện ở Nam Á.”
Ông nói thêm rằng khám phá này có nghĩa là “chúng ta thực sự có bằng chứng cụ thể về dáng vẻ của các cấu trúc sớm nhất và về những gì mà các đệ tử đầu tiên của Ngài đã thực sự làm, thay vì biết những gì mà những người viết sách sau này nghĩ rằng các đệ tử đã làm.”
Biết chính xác hơn về thời gian Đức Phật ra đời sẽ giúp các sử gia cũng như những nhà Phật học biết nhiều hơn về bối cảnh xã hội và kinh tế trong thời của Đức Phật, và ảnh hưởng của những yếu tố này trên giáo pháp của Ngài.
“Đây là một giai đoạn tương đối hỗn tạp với những xã hội truyền thống trong vùng sông Hằng đang va chạm với sự phát triển của thành thị hóa, ấn hành tiền cắc, sự thành lập các vương quốc, quân đội, sự phát triển giới trung lưu và giới thương gia,” ông Coningham giải thích. “Đây chính là môi trường đưa đến sự từ bỏ thế dục được giảng dậy bởi nhiều đạo sĩ mà trong đó có Đức Phật. Họ giảng dạy rằng cuộc sống phải có những ý nghĩa cao hơn sự giàu sang, tích lũy tài sản.”
Vùng Lâm Tỳ Ni đã bị che phủ bởi rừng già cho đến khi được khám phá lại vào năm 1896. Nay di tích Phật giáo này được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa của thế giới. Hàng triệu người vẫn đến hành hương nơi đây mỗi năm. Thế giới đang có hơn 500 triệu Phật tử.
Trước khi khám phá khảo cổ mới nhất, bà Irnia Bokova, tổng giám đốc UNESCO kêu gọi thế giới “nên có thêm những cuộc nghiên cứu khảo cổ, gia tăng nỗ lực bảo tồn và củng cố thêm” cho Lâm Tỳ Ni trong lúc di tích này sẽ thu hút thêm du khách đến nơi đây.

TRẦN ĐÌNH NGỌC * CHÚNG NÓ BA THẰNG


CHÚNG NÓ BA THẰNG
BÚT XUÂN TRẦN ĐÌNH NGỌC

Hạnh lái xe ra khỏi hãng với niềm vui dào dạt trong lòng. Hôm nay thứ sáu phát lương và đây là lần thứ hai Hạnh cầm cái check về nhà.


Lương bắt đầu sáu đồng một giờ, tuần bốn mươi giờ, có bảo hiểm sức khỏe sau ba tháng và năm đầu được hai tuần vacation, Hạnh đã thỏa mãn lắm. Không vui sao được khi mà thời gian này người ta thất nghiệp cả lũ, đến nỗi có những người đã làm hàng chục năm liên tục vẫn bị cho nghỉ việc. Bạn Hạnh ở đây, có những cặp vợ chồng đã sang từ năm 75, cả hai đều giỏi tiếng Anh, đều đi làm, mua hai cái nhà, cái ở cái cho mướn, đi xe Mercedes, Lexus, Camry, thành công ngoài sức tưởng tượng, lúc Hạnh mới sang Hạnh thấy người ta mà xót xa cho mình. Bao giờ Hạnh với Tùng mới có được một phần trăm của người ta?


Vậy mà chỉ vài tháng nay thôi, mấy cặp vợ chồng đó liên tiếp bị lay off, hết chồng đến vợ, quýnh quáng cả lên vì không có tiền trả tiền nhà, tiền xe, e nhà băng xiết.
Đang lúc bạn bè chới với như thế thì Hạnh lại được việc làm, dù chỉ một việc nhỏ với hãng may tim ở Irvine. Có phải là Hạnh may mắn quá không?
Hôm đi phỏng vấn, do sự giới thiệu của Kim Anh, bạn Hạnh, đang làm trong hãng, Hạnh lo họ không mướn vì đơn nhiều quá mà chỉ lấy có hai người.

Bà đầm Mỹ phỏng vấn, hỏi Hạnh đi làm bằng gì? Kim Anh đã dặn nhỏ Hạnh rồi nên Hạnh đánh liều trả lời "I have my car" chứ không dám nói Hạnh quá giang bạn hoặc đi xe bus, e không được mướn.
Tuần sau, khi nhận được cú phôn của bà Mỹ, bà Sharon Ladue, nói Hạnh được mướn và sẽ đi làm vào thứ hai tới, Hạnh mừng đến ríu cả lưỡi chỉ nói được tiếng "thank you."

Buổi chiều, Hạnh phải phone ngay cho Kim Anh hỏi ý kiến về vấn đề xe. Kim Anh bảo trong đơn xin việc đã nói có xe thì phải có xe, nói dối e chủ nhân sa thải khi biết được. Hạnh bàn với Tùng. Tùng nói:

"Mình mới sang đây được một năm. Nhờ chương trình H.O., mình có trợ cấp của chính phủ sống qua ngày. Anh đi học, em đi học, hai đứa nhỏ đi học, tiền dư dả đâu mà em tính mua xe?"
Hạnh bàn:
"Em có thể xoay xở được, miễn là anh đồng ý thôi. Nọ nay em cũng góp nhóp được mấy trăm, mình vay chú cô Quyền mấy trăm, Kim Anh mấy trăm, em có việc là từ từ em trả. Em chỉ mua cái xe độ ngàn mấy hai ngàn thôi. Hai vợ chồng, hai đứa con mà không có cái xe thì bất tiện lắm, không đi đâu được, không làm ăn gì được, anh nghĩ thử xem?"

"Anh đồng ý mua xe quá đi chứ. Cái xe là cái chân ở xứ này. Nhưng anh chỉ ngại anh chưa có việc, mình em lo không xuể."
Hạnh quả quyết:
"Anh đừng lo. Em đi làm em trả dần. Thôi để em gọi cho Kim Anh và cô Quyền."
Cô Quyền là cô ruột Hạnh. Chú cô Quyền khá giả và vẫn bảo Hạnh là nếu Hạnh cần một ít mua xe thì chú cô cho mượn đỡ. Kim Anh cũng sẵn sàng giúp Hạnh.


Thế là Hạnh có cái xe Toyota đời 85. Mầu trắng. Một đời chủ. Máy móc đồng sơn còn khá với cái giá hai ngàn năm trăm đồng. Từ tháng sau, Hạnh bắt đầu trả cho Kim Anh và cô Quyền mỗi người tháng một trăm cho đến khi hết.
Trời tháng chạp mau tối, Hạnh chăm chú lái về nhà. Nhưng sực nghĩ trong tủ lạnh hết sữa, Hạnh moi óc xem quãng đường này có còn cái super market nào không.
Lucky qua rồi, Vons qua rồi, Alpha Beta cũng qua rồi. Mình sơ ý quá không nghĩ ra sớm để ghé mua.
A, may quá còn cái 7-Eleven đây. Ghé mua là về liền. Hạnh đã được Tùng dặn nằm lòng rằng:


"Em chớ lang bang ở dọc đường kẻo "gang" đảng, du đãng. Dạo này thất nghiệp nặng, cướp xe xẩy ra nhiều lắm. Coi trên TV đó."
Hạnh rà xe vào parking và cẩn thận hơn, kiếm chỗ đèn sáng đậu. Tay Hạnh không cầm bóp mà chỉ để vài ba đồng tiền lẻ trong túi. Cầm bóp đi lơn tơn ban đêm nguy hiểm lắm, vì vậy lúc ở hãng ra là Hạnh đã bỏ cái bóp ở cóp sau xe.


Hai đồng tám mươi lăm. Ga-lông sữa đắt hơn ở super market dăm chục cents. Hạnh bỏ túi mười lăm cents thối và cầm ga-lông sữa đã bỏ trong cái túi nhựa trở ra parking.
Hạnh vừa mới tra được chìa khóa vào lỗ khóa thì một con dao nhọn dí ngay vao cổ lạnh buốt. Ba thằng con trai mặc jeans, đầu tóc trông gớm, quây lấy Hạnh, điệu bộ rất dữ dằn:
"Đưa chìa khóa đây. Lên xe. La một tiếng là ăn dao. Understand?"
Hạnh mất hồn ríu ríu dạ và gật đầu lia lịa.
Ba thằng Việt Nam, giọng non choẹt nhưng dáng điệu hùng hổ dữ tợn như muốn ăn tươi nuốt sống Hạnh. Hạnh run như cầy sấy mặt không còn hột máu, tim đập thùi thụi trong lồng ngực làm Hạnh muốn xỉu tại chỗ.

Chùm chìa khóa xe chưa kịp đưa thì một thằng trong bọn đã giật phắt lấy và đẩy Hạnh chúi nhủi lên xe. Mắt Hạnh hoa, tay chân luống cuống. Trời sập trên đầu, đất lún dưới chân Hạnh, vạn vật quay cuồng như chong chóng. Một thằng lái còn hai thằng ngồi kèm Hạnh hai bên ở băng dưới. Ba thằng nói bô bô, cãi nhau về việc chúng định đưa Hạnh và cái xe đi làm thịt bằng tiếng lóng, thỉnh thoảng có chêm cả tiếng Anh. Cứ mỗi câu lại có một tiếng Đan Mạch (Đ.M) phụ họa lộn xà ngầu.

Sau cùng, một thằng làm tài xế lái đi. Thằng ngồi bên phải rút ở lưng quần ra một khẩu súng lục. Nó dí mũi súng vào màng tang Hạnh:
"Biết điều nghe. La lối chống cự là về âm phủ nghe không?"
Hạnh co dúm người lại, hai tay ôm lấy mặt, đầu gục xuống. Mùi thuốc lá pha lộn một thứ mùi khét lẹt, hôi hám từ quần áo, hơi thở của ba thằng con trai làm Hạnh lợm giọng muốn nôn mửa.
Thoáng trong trí, Hạnh nhớ đến lời Tùng dặn:
"Chớ đi lang bang buổi tối. Bây giờ thất nghiệp nặng, cướp xe xẩy ra nhiều lắm."

Nào mình có đi lang bang đâu. Chỉ ghé mua một bình sữa vì nhà hết sữa đã hai bữa rồi mà nên cớ sự. Hạnh muốn khóc. Hai hàng nước mắt bỗng nhiên ứa ra. Chưa bao giờ trong đời, Hạnh lại bị một nỗi lo sợ đọa đày như thế này. Mấy lần vượt biên bị bắt ở Nha Trang, Phan Thiết, sợ có sợ thật nhưng còn người này người kia, vào tù mấy tháng, lo lót đút tiền đút bạc là lại được tha, lý lịch trắng phau như chưa vượt biên bị bắt lần nào.

Vậy mà bây giờ! Sa vào tay những tên đầu trộm đuôi cướp, du thủ du thực này, Hạnh chỉ muốn cắn lưỡi chết cho rảnh. Giá có mình Hạnh thì Hạnh cũng làm, làm liền, nhưng khi nghĩ đến chồng đến con, Hạnh thấy chết không nhắm mắt. Con Vân, thằng Toàn. Một đứa mười bảy, một đứa mười lăm. Chết thì đành đoạn quá, đau thương quá. Nước mắt, nước mũi Hạnh chảy ra làm ướt nhẹp một khoảng quần ở hai đầu gối.


Chiếc xe quặt mạnh vào một con đường tối thui làm Hạnh chao người sang thằng bên cạnh. Nó lại chửi thề:
"Đ.M. người như không có xương. Ngả bên này, nghiêng bên kia. Phải con gái ông còn ham. Đàng này già chát kiểu bà nội bà ngoại rồi. Ông cáu sườn ông cho mấy cái bạt tai thấy con đĩ mẹ bây giờ."
Hạnh không dám hé răng, cũng không dám nhìn chúng nhưng Hạnh đoán chúng chỉ trên dưới hai mươi là cùng. Cái tuổi này đang tuổi học hành, mai sau kỹ sư, bác sĩ không sướng sao mà đi làm cái chuyện tồi tệ thế này. Không biết chúng con cái nhà ai? Bố mẹ chúng có phải là người tử tế? Chúng định làm cái gì Hạnh đây? Hạnh lan man nghĩ, cơn sợ lúc đầu cũng đã hơi dịu dần.

Chiếc xe dừng ngay giữa một vườn cam xa nhà cửa. Hạnh không biết nơi đây là đâu.
Đường xá Hạnh cũng không thuộc. Từ hôm mua xe, Hạnh chỉ lái một mạch từ nhà đến sở và từ sở về nhà. Chủ nhật, thứ bảy có đi chợ hoặc đi thăm bè thăm bạn đã có Tùng lái. Hạnh không thích đi đường lạ nhất là lên freeway. Hạnh nghĩ chẳng bao giờ Hạnh dám lái freeway. Xe gì như mắc cửi với tốc độ kinh hồn. Xẩy tay là đụng, là tai nạn, chết chóc. Hạnh xưa nay vốn yếu tim không thích những cảnh ghê rợn, máu me, khủng khiếp. Show TV nào bắn giết là Hạnh đổi đài ngay.


Một thằng mở cửa rồi túm lấy áo Hạnh lôi Hạnh từ trong xe ra:
"Ra đây bà ngoại. Đ. má, ngồi lì trong đó ăn cái giải gì chứ?"
Hạnh bị kéo mạnh ngã chúi sấp xuống đất. Cát, đất đỏ dính tèm lem lên mặt, lên miệng Hạnh, chui cả vào cổ họng. Hạnh ho khan, thấy mằn mặn trong miệng, đưa tay lên quệt môi. Máu chảy từ vết trầy ở môi dưới do cái té sấp vừa rồi. Hạnh khóc mùi, hai tay chắp lại vái:

"Các anh tha cho tôi về. Tôi chân yếu tay mềm lại có chứng đau tim, cơn bệnh lên là tôi chết, tôi bỏ hai đứa con tôi. Tôi lạy các anh tha cho tôi. Tôi mới đi H.O. sang được một năm..."
Thằng lái xe lại sờ vào bàn tay Hạnh:


"Tháo đồng hồ ra, nhẫn ra, bỏ xuống đây. Có tiền bạc gì trong túi bỏ hết ra đây. H.O. nhiều đứa giầu lắm nghe hông? Bán nhà rồi đi không khá sao được?"
Hạnh vừa khóc thút thít vừa tháo đồng hồ.
"Cái nhẫn này là nhẫn kỷ niệm cưới của hai vợ chồng tôi, vàng 14 chẳng có bao nhiêu tiền. Xin các anh tha cho.
Thằng cầm súng vừa nãy quát lên:
"Tháo ngay ra con đĩ ngựa. Mày muốn bố cho mày một báng súng phải không?"
Nói xong nó toan đập báng súng vào đầu Hạnh nhưng thằng kia cản nó:"

"Đừng đánh nặng kẻo mụ lăn quay ra. Để coi, tao thấy hứng, bà ngoại tao cũng thử tí. Con gái chơi mãi chán rồi."
Ba thằng thích chí cười hô hố. Thằng lục cóp sau xe đã thấy ngay cái bóp. Chỉ có giấy tờ với $12.34 vừa tiền cắc vừa tiền một đô - la. Chuyến ăn hàng không đáng.
Thằng lái xe nói:
"Con mụ kia! Còn gì không bỏ hết ra đây. Mầy giấu diếm chúng ông kiếm ra được chúng ông đánh thấy con đĩ mẹ mầy!"


Hạnh sụp xuống lạy chúng nó:
"Lậy các anh. Gia đình tôi mới sang còn thiếu thốn lắm. Cái xe này cũng tiền của bà con, bè bạn bỏ ra mua đặng tôi đi làm nuôi gia đình. Tôi không còn một cái gì trong người hết. Xin các anh tha cho."
Thằng cầm súng giật mạnh tay Hạnh một cái:
"Cái vòng gì đây? Ngọc thạch? Sao không tháo mau ra đi con?"
Hạnh nhăn nhó:
"Cái vòng này không đáng vì nó là đồ giả có mấy đồng bạc. Vả lại phải có xà bông mới kéo ra được."
Thằng cầm súng nhăn nhở:

"Mày không tháo ra thì tao chặt bàn tay mày tao lấy vòng nghe chưa? Muốn đàng nào?"
Hạnh rán hết sức để lấy cái vòng nhưng cái vòng chật quá không chịu ra.
Hồi còn ở Việt Nam, Hạnh gầy hơn, chỉ ngoài chín chục pao, tra vòng vào, lấy vòng ra rất dễ. Sang đây hơn một năm, Hạnh có da có thịt, cổ tay tròn trịa hơn, muốn tháo vòng phải có xà bông và nước.
Tay đau đỏ cả da lên mà vòng không tháo được, Hạnh đứng thở dốc. Thằng tài xế rọi đèn bấm vào cổ tay Hạnh. Nó thấy những vết đỏ ửng lên chứng tỏ Hạnh đã cố sức tháo.

"Kiếm chút xà bông ở đâu bây giờ đây? Đ. má."
Nó soi đèn bấm vào cái đồng hồ và chiếc nhẫn đang nằm trong lòng bàn tay nó:
"Đ. má cái nhẫn này không đủ một bữa cô-kên của bố. Còn cái đồng hồ, Timex hả? Đồ dỏm."
Nó lấy trớn liệng mạnh cái đồng hồ vào vườn cam.
Thằng nói đểu vừa nãy cười cười bước lại:
"Không còn cái gì thì còn cái này. Bà ngoại trông cũng còn mặn mòi lắm đây!"

Nó ôm lấy eo Hạnh, ghì sát người Hạnh vào người nó. Hạnh ưỡn người ra để tránh đôi môi của nó chỉ chực ngoạm vào má vào môi Hạnh. Nó thích chí la lên:
"Hai cái mông còn chắc như bắp và hai trái lê còn ngon lắm tụi bay ơi. Tao xái nhất nghen!"

Nó đưa tay kéo rẹt phẹc-mơ-tuya quần và tính lôi cái của nợ của nó ra. Nhân lúc nó bận một tay, Hạnh xổng ra chạy được vài thước. Hai thằng kia giang tay đón đường:
"Chạy đi đâu hả cục cưng? Mình Việt Nam với nhau cả mà. Còn hơn Mỹ đen, Mỹ trắng với Mễ chán. Hãy ngoan nào cục cưng!"

Thằng kéo phẹc-mơ-tuya đã tụt hết quần xuống tới đầu gối để lộ ra cả cái xì líp trắng nhởn. Được hai đứa bạn hỗ trợ, nó a lại ôm nghiến lấy Hạnh như con hổ đói vồ mồi. Hạnh bị bao vào giữa ba gọng kìm thép không còn cách thoát thân. Giá như Hạnh chỉ mất cái xe và mọi thứ khác, Hạnh sẵn lòng coi như vận rủi. Nhưng con người Hạnh, tiết trinh Hạnh một đời trân trọng, Hạnh nghĩ thà chết còn hơn.
Trong lúc thảng thốt, Hạnh muốn có con dao hoặc vật gì nhọn để đâm vào cổ mình. Là xong. Ai cũng một lần chết. Sống nhục cũng vô ích thôi.

Thằng tụt quần nhăn nhở dùng sức xoay mạnh thân người Hạnh lại vì khi nó nhào tới, nó chỉ ôm được phía sau của Hạnh. Cái lắc mạnh quá làm ruột Hạnh đánh sóng lên, vừa lúc mặt nó và mặt Hạnh chạm nhau, Hạnh nôn thốc nôn tháo ra một đống đồ ăn mới tiêu hóa nửa chừng từ bữa trưa, cả người thằng tụt quần tứ đầu đến chân tắm đẫm cái chất nhờn nhờn, chua chua, hôi hám lẫn những hột cơm trắng và đồ ăn chưa tiêu, ngửi thấy muốn nôn mửa. Quần Hạnh cũng ướt đẫm, từng giọt nhỏ rỉ rỉ xuống bàn chân Hạnh mùi khai xông lên: Hạnh sợ quá vãi đái ra quần. Và Hạnh khuỵu xuống bất tỉnh nhân sự, mang máng bên tai còn nghe mấy tiếng đ. má, đ. mẹ rồi một cái đá thật mạnh vào mạng sườn làm Hạnh mê đi luôn.

*


Hạnh từ từ mở mắt nghe tiếng Mỹ nói xì xào và lờ mờ trước mắt hình dáng cô y tá mặc blouse trắng, đội mũ trắng.
"Are you feeling better, Ms. Pham?"
Hạnh đã nhìn rõ hơn. Cô y tá trẻ đẹp và dễ thương quá. Hạnh gật gật đầu, môi mấp máy:
"Yes, yes."
Cô y tá đút cho Hạnh vài muỗng nước lạnh rồi đi ra ngoài gọi Tùng và hai đứa nhỏ. Có cả mấy người bạn của Hạnh. Tùng mừng rỡ cầm tay Hạnh:
"Em thiếp đi lâu quá làm anh thật lo. Bây giờ em thấy trong người làm sao?"
Hạnh ráng sức:
"Đây là đâu đây anh? Nhà mình hả?"
"Em bị cướp xe và bất tỉnh ở một vườn cam bên Tustin. Cảnh sát tìm được em đem em vào nhà thương này từ đêm qua. Em nhớ ra không?"

Thảm cảnh như khúc phim lần lượt diễn ra trong trí Hạnh. Hạnh mua sữa, bị ba thằng bắt đi, bị làm nhục... Hạnh gật đầu. Nước mắt Hạnh tự nhiên lại ứa ra.
Kim Anh đứng phía bên kia giường, bây giờ mới nói:
"Thôi Hạnh đừng buồn nữa kẻo bệnh thêm. Cảnh sát nói sau khi Hạnh nôn mửa và bất tỉnh thì chúng bỏ đi và cảnh sát đi tuần thấy được. Cái xe chúng lái tới Anaheim bỏ đó, cảnh sát sát tìm lại được cho Hạnh rồi. Có Dung, Linh và cả vợ chồng Thảo vào đây thăm Hạnh nữa.

Hạnh ngước mắt nhìn lên. Chồng, con, bạn bè, ai cũng thương Hạnh, tỏ lòng săn sóc Hạnh nhưng Hạnh nghĩ giá cứ ngủ luôn đi đừng dậy nữa, có lẽ mát mẻ hơn, tránh được cái cuộc đời khốn khổ này mà vì tiền bạc, của cải, con người đối xử tàn nhẫn với con người quá một con thú.

Hạnh thở dài, nhắm mắt lại. Ngủ không sao bây giờ tỉnh, những vết thương và những chỗ bầm tím do sự giằng co, cào cấu và hành hạ của ba thằng du đãng làm Hạnh đau ê ẩm, nhức nhối. Hơi cựa mình là cái cổ và nhất là mạng sườn đau chảy nước mắt. Môi Hạnh sưng vù lên như trái cà chua, má bị cào xước mấy chỗ vì bàn tay có móng sắc của thằng tụt quần, từ hai đùi Hạnh xuống tới mắt cá, vết bầm tím như bị đánh một trận nhừ tử. Từ thuở bé không ai đánh Hạnh, lôi kéo Hạnh. Ba má Hạnh không bao giờ biết đánh con, còn Tùng nâng Hạnh như nâng trứng, hứng như hứng hoa.


Dù sao Hạnh còn may. Nhờ nôn ọe vào mặt thằng tụt quần và vào chính người Hạnh, Hạnh dơ bẩn, hôi hám, xấu xí quá nên thoát nạn.
Cô y tá vào nói mọi người giờ thăm bệnh nhân đã hết. Vân và Toàn cúi xuống hôn Hạnh. Tùng cũng hôn Hạnh dặn dò. Mọi người ra về.

*


Phải ba tuần hơn, Hạnh mới được về nhà,
May là Medi-Cal còn giúp, không thì trả nợ nhà thương đến mãn đời chưa hết. Cái bill nhà thương gửi về nhà cho Hạnh và Tùng chỉ sơ sơ có $96,327.42. Gần 100 ngàn. Ấy là còn phải tái khám và tháo băng. Xương mắt cá bị nứt, xương cổ bị trẹo, xương sườn bị cú đá xuýt gẫy, môi không phải may lại nhưng làm độc phồng lên xẹp xuống cả tháng chưa khỏi, những vết bầm cả hai tháng sau chưa lặn hết.

Hạnh phải nghỉ việc hai tháng không làm việc được. Cái xe bị phá tanh bành: mất bình điện, mất radio cassette, hai cái ghế bị dao rạch toạc ra để kiếm tiền, kim cương hạt xoàn, hai bánh xe còn khá mới bị tháo, một cái cửa trước bên tài xế đang tháo dở nhưng chưa lấy ra được. Giấy tờ xe, thẻ xanh, bằng lái, thẻ an sinh xã hội của Hạnh đều bay theo chiếc xe và chùm chìa khóa.

Lúc còn nằm trong nhà thương, Hạnh đã phải trả lời cảnh sát về vụ cướp xe.
Hạnh phải thuật lại tỉ mỉ những chi tiết về ba thằng ăn cướp. Hạnh nhớ rõ nét mặt từng thằng, điệu bộ, giọng nói, cách ăn mặc nhất là dáng người và chiều cao.
Hạnh không muốn đụng chạm đến chúng nữa sợ bị trả thù nhưng cảnh sát khuyến khích Hạnh kể ra, nói ra, tả ra cho hết những điều Hạnh biết về chúng. Hạnh đành phải làm theo lời cảnh sát.
Một buổi chiều, hai người cảnh sát đến nhà Hạnh. Họ chìa ra năm tấm hình chụp năm thằng con trai, hỏi Hạnh có thằng nào trong ba thằng đã ăn cướp xe Hạnh không. Hạnh sáng mắt lên nhìn thấy hai trong năm đứa và chỉ cho cảnh sát. Xong, hai người cảnh sát đi ngay. Lúc đó Tùng cũng có mặt ở nhà. Tùng rất mừng, bảo Hạnh:

"Phen này ba thằng đó vào tù rồi. Đáng kiếp bọn ăn cướp."
Hạnh rầu rầu:
"Em sợ lúc nó ra nó kiếm em trả thù. Cảnh sát có bảo vệ được mình lúc đó không?"
Tùng trấn an Hạnh:
"Cảnh sát có nhiệm vụ điều tra và thi hành luật pháp. Em có tố giác chúng đâu mà cảnh sát vẫn phải điều tra. Luật lệ mà. Em đừng quá lo."

Vài ngày sau, lúc Tùng vừa đưa Hạnh đi tái khám ở nhà thương về, bà Quyền hớt hơ hớt hải đến gặp Tùng và Hạnh. Bà nói:
"Chị Hạnh ơi! Chị khai làm sao với cảnh sát mà thằng Quảng bị bắt với ba thằng ăn cướp xe chị rồi..."
Quảng là con chú cô Quyền, nó đang học lớp 12 và rất ngoan. Hạnh không ngờ em mình lại dính líu với "gang" đảng cướp. Hạnh tưởng nghe lầm hỏi lại bà Quyền:
"Cô nói sao con chưa hiểu. Em Quảng sao lại bị bắt?"
Bà Quyền mếu máo:
"Chúng nó "gang" đảng với nhau từ bao giờ cô chú đâu có biết. Sau vụ chị bị ba thằng ăn cướp, bây giờ lòi ra cả bọn bị bắt hết rồi."

Hạnh thành thực:
"Con không hề ngờ có em Quảng dính líu với bọn cướp. Khi cảnh sát đưa con năm tấm hình, con chỉ nhận diện được hai thằng trong ba đứa cướp xe con thôi..."
"Bây giờ làm sao hả anh Tùng?" Bà Quyền mặt như đưa đám.

Tùng bàn:
"Con nghĩ chắc chú cũng đã nghĩ đến chuyện mướn luật sư, phải không cô? Ăn thua mấy thằng kia khai cho em Quảng mà ông tòa định tội Quảng nặng hay nhẹ hay vô can..."
"Chú nói chú có nhờ một luật sư danh tiếng rồi nhưng nghe đâu chúng nó khai ra em Quảng đã đi ăn cướp với chúng nó mấy nơi rồi. Một thằng có liên quan vào vào vụ giết người nữa. Thật cô rầu quá."
Hạnh tuy vậy không bị mất việc làm, trái lại hãng còn tăng lương cho Hạnh nữa nhưng Hạnh rầu một nỗi cảnh sát và tòa án đòi Hạnh đi lên đi xuống để khai và làm nhân chứng không biết mấy chục lần.

Ba tháng sau, tòa đòi mọi phía liên hệ ra để xử vụ cướp xe của Hạnh cộng thêm hai ba vụ khác mà cả bọn gồm sáu thằng nhúng tay vào, mới bắt được năm còn một thằng can tội giết người và hiếp dâm còn tại đào. Ba thằng bị kêu án 12 năm tù, một thằng 10 năm, Quảng con ông bà Quyền nhẹ nhất: 6 năm.

Bà Quyền ngồi cạnh Hạnh để nghe xử. Lúc nghe ông tòa kêu án con bà, bà xỉu ngay tại chỗ. Người ta làm hô hấp nhân tạo cho tim đập lại và đưa ngay bà ra xe cấp cứu.

BÚT XUÂN TRẦN ĐÌNH NGỌC
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ HoaKỳ ngày 10.9.2013.

DỖ DUY NGỌC * CÓ MỘT NGƯỜI TÊN HUY



Có một ngươi tên Huy

Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.


Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.


Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.


Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng. Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.


Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa. Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được


mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể là người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!


Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.


Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay. Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?


Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.


Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.


Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..

Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.

Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai


thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?

Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. 
Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.


Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
Hắn viết:
“ Gởi anh.
Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.
Anh ở lại hãy sống vui.

V.Huy


Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.


Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”
Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.


18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.

Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.

Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “

Saigon 11.8.2010


DODUYNGOC

Saturday, November 12, 2016

MỸ VÀ CHÂU Á



Tổng thống đắc cử Donald Trump coi Nhật là đồng minh đối phó Trung Quốc


RFA 11-11-2016


Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn thấy Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn nữa ở Châu Á, để cùng với Hoa Kỳ ngăn chận mức bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực, cũng như chận đứng các hành động mang tính gây rối mà Bắc Hàn thường thể hiện.
Tin này được một cố vấn của ông Trump tiết lộ với hãng thông tấn Reuters, nói thêm rằng trục đồng minh Trump và Abe sẽ gửi thông diệp cho Trung Quốc và những nước đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương hiểu là Washington sẽ tiếp tục hiện diện và giữ vai trò quan trọng trong khu vực.
Cố vấn của ông Trump cũng nhắc lại mới hôm qua khi nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Nhật Bản, vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã giải tỏa những nghi ngại của Tokyo khi ông khẳng định các cam kết được ghi trong các bản hiệp ước an ninh chiến lược song phương mà hai quốc gia đã ký kết và đang thực hiện.
Được biết thứ Năm tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại New York.
Tin từ Tokyo cho hay cuộc gặp này nhằm xây dựng quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo và cùng nhau nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược Nhật-Mỹ.
Việc Thủ tướng Shinzo Abe đích thân sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Tân Cử Donald Trump chứng tỏ mối quan ngại sâu sắc của Tokyo về chính sách ngoại giao của tân chính phủ Hoa Kỳ, vì trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump có nói rằng sẽ cứu xét việc đưa binh sĩ sang trú đóng ở Nhật Bản để bảo vệ an ninh quốc phòng cho Nhật, nếu Tokyo không chia sẻ thêm chi phí mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu.
Hôm nay khi được báo chí hỏi về việc này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada nói hiện giờ Tokyo đã chịu tới 3 phần 4 chi phí, bảo thêm là Nhật đã gánh vác phần mà Nhật phải gánh vác.
12.11.2016 Reuters
Cố vấn an ninh: Trump xem Nhật là đồng minh đẩy lùi TQ

VOA 12-11-2016
Cuộc họp tuần tới giữa Tổng thống tân cử của Mỹ, Donald Trump với Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, có thể đánh dấu bước đầu các cuộc thảo luận để huy động sự hậu thuẫn của Nhật nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á, một cố vấn an ninh của ông Trump cho biết.
Những phát biểu của ông Trump trong chiến dịch tranh cử, trong đó có yêu cầu Nhật chi trả thêm tiền để duy trì lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Nhật, đã khiến Tokyo quan ngại về sự rạn nứt trong đồng minh an ninh với Washington trước một Trung Quốc trỗi dậy và một Bắc Triều Tiên khó lường.
Thủ tướng Nhật sẽ gặp ông Trump tại New York vào thứ năm tuần tới trước khi tham dự thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại Peru. Cố vấn của ông Trump không muốn nêu tên nói với Reuters rằng ông Trump trông đợi Nhật ‘đóng vai trò tích cực hơn tại châu Á.’ Các tư lệnh cao cấp của hải quân Hoa Kỳ đã ngỏ ý hoan nghênh các cuộc tuần tra trên không và trên biển chung với quân đội Nhật tại Biển Đông, trong khi Tokyo tỏ dấu hiệu muốn hỗ trợ các nước trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines.
Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump sẽ đệ trình một ngân sách tài trợ cho việc xây dựng hàng chục tàu chiến mới, vị cố vấn ẩn danh cho biết. Ông nói thêm rằng việc này sẽ gửi thông điệp cho Bắc Kinh và các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc và các nước khác rằng Hoa Kỳ có ý định hiện diện ở châu Á lâu dài.
Ông Abe trong cuộc gặp sắp tới tại New York với tân Tổng thống Mỹ có phần chắc sẽ muốn bắt đầu xây dựng một mối quan hệ có thể đưa tới cái nhìn chung về thế giới, một người thân cận với Thủ tướng Abe cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản sẽ gặp Tổng thống Đắc cử Donald Trump vào tuần tới
RFA
2016-11-10

Cờ Mỹ và cờ Nhật Bản tại New York, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP
Nghe bản tin
00:00/00:00
Tin từ Tokyo cho hay vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ gặp Tổng thống Đắc cử Donald Trump tại New York, với mục đích xây dựng quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo và cùng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược Nhật-Mỹ.
Quyết định đích thân gặp Tổng thống Tân Cử Donald Trump được Tokyo loan báo chỉ một ngày sau khi có tin nói rằng Thủ Tướng Nhật sẽ cử một cố vấn chính trị sang Hoa Kỳ gặp người sẽ lãnh đạo nước Mỹ.
Điều này được cho là chứng tỏ mối quan ngại sâu sắc của Tokyo về chính sách ngoại giao của tân chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh Nhật muốn cùng Washington tiếp tục chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc và những hành động mang tính gây rối mà Bắc Hàn thường làm.
Vẫn theo tin từ Tokyo, cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và ông Trump sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm, trước khi nhà lãnh đạo Nhật Bản đến Peru để dự Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, tức APEC.
Tổng thống Tân cử Donald Trump cam kết bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc
RFA
2016-11-10
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu mừng chiến thắng rạng sáng ngày 9/11/2016 tại New York.
AFP
Nghe bản tin
00:00/00:00
Tại Seoul, Văn phòng Tổng thống Nam Hàn cho biết Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump cam kết sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh quốc phòng cho quốc gia này, theo đúng bản hiệp ước an ninh chiến lược song phương mà hai quốc gia đã ký kết và đang thực hiện.
Cam kết này được ông Trump đưa ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye hồi sáng nay, đảm bảo tiếp tục mối quan hệ vững chắc đã có và sẽ cùng Seoul đương đầu với những bất ổn do Bắc Hàn gây nên.
Ông Trump còn nói là quân đội Hoa Kỳ luôn ở thế sẵn sàng để bảo vệ an ninh quốc phòng cho Nam Hàn.
Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump có nói rằng sẽ tính đến chuyện rút quân khỏi Nam Hàn, nếu Seoul không chia sẻ chi phí mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu.
Hoa Kỳ hiện có 28.500 binh sĩ đồn trú ở Nam Hàn.

THÁCH THỨC ĐỐI NGOAI CỦA TRUMP


Những thách thức đối ngoại của Donald Trump


Posted on 10/11/2016 by The Observer








Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.


Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.


Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó.


Người Mỹ thường hiểu sai về vị thế của họ trên thế giới. Họ dao động giữa tư tưởng chiến thắng và suy thoái. Sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957, họ tin mình đang suy thoái. Trong những năm 1980, họ nghĩ người Nhật Bản đang vượt trội. Sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, nhiều người Mỹ đã lầm tưởng Trung Quốc đã trở nên quyền lực hơn so với Hoa Kỳ.


Bất chấp luận điệu tranh cử của Trump, nước Mỹ đang không suy thoái. Nhờ người nhập cư, Mỹ là nước phát triển lớn duy nhất không phải chịu sự suy giảm dân số đến giữa thế kỷ này; sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Mỹ đang giảm chứ không tăng; Mỹ đi đầu trong các ngành công nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường đại học của Mỹ thống trị các bảng xếp hạng giáo dục thế giới.


Nhiều vấn đề quan trọng sẽ vây quanh nghị trình chính sách đối ngoại của Trump, nhưng một vài vấn đề chủ chốt rất có thể sẽ chiếm ưu thế – cụ thể là quan hệ siêu cường với Trung Quốc và Nga và bất ổn ở Trung Đông. Một quân đội mạnh vẫn là cần thiết nhưng không đủ để giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á là một nguồn ảnh hưởng quan trọng của Mỹ, nhưng Trump đã đúng khi cho rằng việc cố kiểm soát nền chính trị nội bộ của các nhóm người dân tộc chủ nghĩa ở Trung Đông là một công thức dẫn đến thất bại.


Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức tạp bắt nguồn từ những đường biên giới nhân tạo hậu thuộc địa; xung đột giáo phái tôn giáo, và sự hiện đại hóa trì trệ được mô tả trong Báo cáo Phát triển Con người Ả Rập của Liên Hợp Quốc. Sự hỗn loạn kéo theo đó có thể kéo dài hàng thập niên, và nó sẽ tiếp tục dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố thánh chiến cực đoan. Châu Âu vẫn bất ổn trong 25 sau Cách mạng Pháp, và sự can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.


Tuy nhiên, ngay cả khi nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông giảm xuống, Mỹ cũng không thể quay lưng với khu vực này do các lợi ích ở Israel, hay việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, và các quyền con người, bên cạnh nhiều vấn đề khác. Cuộc nội chiến ở Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo, mà còn làm mất ổn định khu vực và châu Âu. Mỹ không thể làm ngơ những sự kiện như vậy, nhưng chính sách của nó phải là chính sách ngăn chặn, ảnh hưởng đến kết cục bằng cách thúc đẩy và củng cố các đồng minh của mình, thay vì cố gắng khẳng định quyền kiểm soát quân sự trực tiếp, vốn vừa tốn kém và phản tác dụng.


Ngược lại, sự cân bằng quyền lực khu vực ở châu Á khiến Mỹ được chào đón ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, và các nước khác. Việc quản lý sự trỗi dậy trên toàn cầu của Trung Quốc là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược “nước đôi” do lưỡng đảng ủng hộ “vừa hội nhập, vừa đảm bảo an ninh” của Mỹ – trong đó Mỹ mời Trung Quốc tham gia trật tự thế giới tự do, trong khi tái khẳng định hiệp ước an ninh của Mỹ với Nhật Bản – sẽ tiếp tục là cách tiếp cận đúng đắn.


Khác với một thế kỷ trước, khi một nước Đức đang lên (vượt qua Anh năm 1900) làm dấy lên những lo ngại giúp dẫn đến thảm họa năm 1914, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ về sức mạnh tổng thể. Thậm chí nền kinh tế Trung Quốc có vượt qua nền kinh tế Mỹ về tổng quy mô vào năm 2030 hay 2040 đi chăng nữa thì thu nhập bình quân đầu người của nó (một thước đo tốt hơn cho sự vận hành của một nền kinh tế) vẫn sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không ngang bằng “quyền lực cứng” về quân sự hay “quyền lực mềm” về sự thu hút với Mỹ. Như Lý Quang Diệu từng nói, chừng nào Mỹ còn mở cửa và thu hút nhân tài trên thế giới, thì Trung Quốc còn “cạnh tranh sát sao,” nhưng sẽ không thay thế được Mỹ.


Vì những lý do đó, Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc. Khi thúc ép những xung đột lãnh thổ với các nước láng giềng, Trung Quốc kiềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến kinh tế ở Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh của nó với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ.


Cuối cùng, còn có Nga, một đất nước đang suy thoái, nhưng có một kho vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt Mỹ – và do vậy vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ và các nước khác. Nga, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ các tài nguyên năng lượng của mình, là một “nền kinh tế đơn canh” với các thể chế suy đồi và những vấn đề về nhân khẩu học và y tế. Sự can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin vào các nước láng giềng và Trung Đông, các cuộc tấn công mạng của ông nhằm vào Mỹ và các nước khác, dù có ý định khiến nước Nga trông có vẻ vĩ đại trở lại, nhưng chỉ đơn thuần làm xấu đi những triển vọng dài hạn của đất nước. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy thoái thường chấp nhận nhiều rủi ro hơn và do đó nguy hiểm hơn – như trường hợp Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.


Điều này tạo ra một thế lưỡng nan về chính sách. Một mặt, điều quan trọng là cần chống lại việc Putin thách thức nghiêm trọng nguyên tắc cấm các nhà nước sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ từ các nước láng giềng trong trật tự tự do sau 1945. Đồng thời, Trump cũng đúng về việc không nên cô lập hoàn toàn một đất nước mà Mỹ có những lợi ích chồng chéo về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống chủ nghĩa khủng bố, Bắc cực, và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện pháp trừng phạt về tài chính và năng lượng là cần thiết để răn đe; nhưng Mỹ cũng có những lợi ích đích thực được thúc đẩy tốt nhất bằng cách thỏa thuận với Nga. Sẽ không ai được hưởng lợi từ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.


Mỹ đang không suy thoái. Nhiệm vụ chính sách đối ngoại trước mắt của Trump là điều chỉnh luận điệu của mình và trấn an các đồng minh và những nước khác về vai trò tiếp tục của Mỹ trong trật tự thế giới tự do.


Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả cuốn Is the American Century Over?


Copyright: Project Syndicate 2016 – Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges

TRẦN TRUNG ĐẠO * NHỮNG NGÀY THÁNG TỚI

Những ngày tháng tới (Trần Trung Đạo )

Những ngày tháng tới (Trần Trung Đạo )
 Dù nói ra hay không hay dù ủng hộ ai, hầu hết người Mỹ gốc Việt khi cầm lá phiếu bầu tổng thống Mỹ đều nghĩ tới Việt Nam và hy vọng qua lá phiếu sẽ đóng góp một chút gì đó, chắc chắn là rất nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Hôm 9 tháng 11, người Mỹ, qua phương pháp cử tri đoàn, đã chọn Donald Trump làm tổng thống (Bà Hillary Clinton thắng phiếu phổ thông nhưng không tính). Sự kiện Donald Trump là tổng thống đã tạo ra nhiều hy vọng nơi những người ủng hộ ông ta, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều lo lắng nơi những người ủng hộ bà Hillary Clinton.
Nhắc lại, Donald Trump ứng cử với khẩu hiệu “Make America great again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa). “Lần nữa” có nghĩa đã từng là một quốc gia vĩ đại trước đây nhưng hiện nay thất bại. Khẩu hiệu này mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn các yếu tố văn hóa, giáo dục.
Donald Trump không phải là người duy nhất dùng khẩu hiệu này mà trước đây TT Ronald Reagan cũng đã dùng để đánh bại TT Jimmy Carter khi các chính sách của ông ta đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thất nghiệp cao, lạm phát cao, tiền lời ngân hàng cao và khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Đó là chưa kể vấn nạn con tin còn đang bị giam giữ tại Iran.
Với hàm ý “lần nữa” cho thấy Donald Trump sẽ nghiêng về chính sách bảo vệ mậu dịch (Protectionism) như đã từng áp dụng trước Thế chiến Thứ Hai. Ông và các nhà kinh tế biện hộ chính sách bảo vệ mậu dịch cho rằng các cường quốc kinh tế như Trung Cộng, Nhật đã làm giàu trên sự thiệt thòi của người dân Mỹ.
Patrick Buchanan, một nhà phân tích chính trị bảo thủ nổi tiếng đã viết trong tác phẩm Where The Right Went Wrong: “Sự giàu có của Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ. Người tiêu thụ Mỹ trách nhiệm cho 100% sự phát triển của Trung Quốc. Nếu hàng hóa Trung Quốc bị loại bỏ tại Mỹ, các nhà máy tại Trung Quốc sẽ đóng cửa, nhiều triệu người sẽ thất nghiệp, đầu tư quốc tế bị cạn kiệt và cái gọi là Trung Quốc bùng lên sẽ thành Trung Quốc xẹp xuống”. 
Chính sách bảo vệ mậu dịch đặt quan hệ mậu dịch quốc tế cũng như giữa hai quốc gia trên cơ sở bình đẳng nhưng không tự do. Chính phủ dùng thuế nhập cảng để bảo vệ và kích thích kinh tế nội địa. Dĩ nhiên các nước khác cũng không để yên cho Mỹ muốn nâng thuế nhập cảng cao thấp tùy tiện mà cũng sẽ giới hạn việc đầu tư vào Mỹ và nếu thuế nhập cảng quá cao, họ sẽ phát động các cuộc chiến mậu dịch (trade wars) chống lại Mỹ. Quốc gia gần nhất và sẽ dễ trở thành thù địch với Mỹ nhất là Mexico không phải vì Donald Trump đe dọa sẽ xây bức tường ngăn hai nước mà vì tổng số xe nhập cảng vào Mỹ qua ngã Mexico năm 2015 trị giá đến 74 tỉ đô la.
Còn quá sớm để hiểu các chính sách kinh tế và đối ngoại của Donald Trump, trong đó rất nhiều vấn đề ông chưa giải thích sáng tỏ. Tuy nhiên điều rõ ràng nhất ông đã đáp ứng được cơn giận của nhiều người dân Mỹ.
Giận ai? Dĩ nhiên là giận dữ trước các thất bại của chính quyền Barack Obama không phục hồi nền kinh tế Mỹ đúng mức, nhân dân Mỹ đang sống trong tình trạng bất an và hệ thống chính trị không phục vụ cho quyền lợi đích thực của người dân mà chỉ phục vụ cho hệ thống. Donald Trump như người ngoài cuộc và người Mỹ đang cần một người ngoài cuộc lãnh đạo họ.
Một lý do tâm lý mà rất ít người dám công khai thừa nhận đó là yếu tố da màu. Bà Hillary Clinton không phải là da đen nhưng bà vẫn được xem là phe cánh của Tổng thống Barack Obama và các chính sách xã hội, giáo dục, y tế của bà chỉ là các chính sách của TT Obama nối dài, không thay đổi trong đó có đạo luật y tế nhiều tranh cãi Affordable Care Act (ACA).
Do đó, không ngạc nhiên khi một Donald Trump ăn nói lung tung, không có kinh nghiệm chính phủ đã đánh bại 16 ứng cử viên Cộng Hòa, trong đó có người giàu quỹ như Jeb Bush, giàu kinh nghiệm như John Kasich hay tài hùng biện như Marco Rubio, một cách dễ dàng trong bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và cuối cùng đánh bại bà Hillary Clinton.
Trong ngày bầu cử tổng thống vừa qua, người Mỹ biết rõ mọi thói hư tật xấu của Donald Trump nhưng vẫn bỏ phiếu cho ông ta. Bởi vì, dù nói gì đi nữa, khi đặt lên bàn cân để cân trước giờ bỏ phiếu, các quan tâm về an ninh, thuế má, phát triển kinh tế, màu da nói chung là thay đổi, đã nặng hơn cá tính và tư cách của Trump.
Việc Hillary Clinton nhắm vào tư cách hay kinh nghiệm của Donald Trump không đủ thuyết phục. Dân chủ Mỹ là một hệ thống pháp trị chứ không phải như dân Đức bầu Hitler trước Thế chiến Thứ hai, muốn làm gì thì làm. Nguyên tắc đối trọng (checks and balances) giữa ba ngành được nhấn mạnh nhiều lần ngay sau khi Donald Trump đắc cử.
Trả lời báo The Guardian, một bà cử tri đã phát biểu “Tôi rời phòng phiếu trong nước mắt vì tôi không thích ông Trump chút nào. Tôi rất buồn vì đã bỏ phiếu cho ông ta. Tư cách, cá tính và việc thiếu kinh nghiệm của ông làm tôi lo lắng. Tôi ước gì có một chọn lựa nào khác ngoài việc ném lá phiếu vào thùng rác. Tôi biết khi đi ra nước ngoài tôi sẽ bị người ta ghét cũng do ông Trump. Tuy nhiên ông ta chỉ là bốn năm đầu tư thôi. Tôi tin tưởng nguyên tắc đối trọng (checks and balances) của quốc gia chúng tôi sẽ giúp ngăn chận các phán đoán vụng về của ông ta và không làm thiệt hại đất nước quá nhiều. Hy vọng là ông Trump sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày của tôi”. 
Với một tổng thống Mỹ không kinh nghiệm lãnh đạo chính quyền và đang cần phải học nhiều, chưa từng công khai bày tỏ cảm tình với lý tưởng dân chủ tại các nước độc tài như Việt Nam, nhiều người đang lo lắng những ngày tháng tới các phong trào dân chủ tại Việt Nam sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói là sẽ bị chính giới Mỹ bỏ rơi. Những phong trào hay tổ chức đang chuẩn bị các đề án hoạt động trong không gian và khuôn khổ của TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) chắc sẽ hủy bỏ vì Trump đã nói nhiều lần ông ta không đồng ý với TPP. Trung Cộng, ông tổ của chủ nghĩa cơ hội, sẽ tiếp tục bành trướng trên Biển Đông mà không bị cản trở mạnh nào. CSVN sẽ thẳng tay đàn áp các phong trào dân chủ nhưng sẽ không được quốc tế quan tâm can thiệp v.v… và v.v…
Những lo lắng đó đều chính đáng nhưng cũng chỉ là những điều lo lắng.
Theo truyền thống, chính sách đối ngoại và nhân quyền của các chính phủ Mỹ dù Cộng hòa hay Dân chủ chỉ thay đổi trong phương pháp áp dụng nhưng không thay đổi về nguyên tắc. Nước Mỹ không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc dân chủ và các giá trị tự do nhân quyền luôn là kim chỉ nam cho các chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Ronald Reagan cứng rắn hơn vị tổng thống tiền nhiệm Jimmy Carter chủ trương đàm phán nhưng cả hai đều theo đuổi lý tưởng bảo vệ nền dân chủ và quyền lợi của Mỹ.
Bảo thủ không đồng nghĩa với tự cô lập để rồi tự diệt. Chính phủ Donald Trump sẽ phải áp dụng một chính sách cứng rắn, và có thể còn cứng rắn hơn cả George W. Bush và Barack Obama để bảo vệ quyền lợi của Mỹ trên Biển Đông. Một số phụ tá thân cận của Trump đã phê bình TT Obama không đủ cứng rắn đối với Trung Cộng.
Các nhà phân tích cho rằng một cuộc chiến tranh mậu dịch có khả năng cao sẽ bùng nổ giữa Mỹ và Trung Cộng. Nếu điều đó xảy ra sẽ có lợi cho các nước nhỏ trong vùng vì Trung Cộng buộc phải thỏa hiệp để tập trung cứu vãn kinh tế và đương đầu với Mỹ.
Không nên quá lo lắng những gì ngoài tầm tay vói. Điều đáng lo lắng nhất là liệu những người Việt quan tâm đến tự do, dân chủ của đất nước có tầm nhìn, nhận thức và khả năng để vận dụng các chính sách của chính phủ Trump tại Á Châu nói chung và đối với Trung Cộng nói riêng có lợi cho cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Năm 1990, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế gieo hạt mầm dân chủ bằng “Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản” tại Sài Gòn. Khi công bố lá thư, bác sĩ Quế chắc không quan tâm tổng thống Mỹ là ai. Hai mươi sáu năm sau, qua bao nhiêu bão táp phong ba, hạt mầm đó chẳng những không chết mà đã thành cây ngày một xanh tươi và cao lớn. Hôm nay, Việt Nam có hàng trăm phong trào xã hội hoạt động rộng khắp. Ngọn đèn chính nghĩa mỗi ngày một sáng thêm và bóng tối độc tài một ngày thêm mờ nhạt. Con đường có thể còn dài nhưng mục tiêu dân chủ và nhân bản chưa bao giờ thấy rõ hơn hôm nay.
Cuộc đấu tranh của dân tộc Miến Điện là một ví dụ. Trong cùng tuần lễ này vào năm ngoái, cuộc bầu cử quốc hội Miến Điện được tổ chức và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn. Kết quả bầu cử tốt đẹp kia chính là những bông hoa được tưới bằng máu của nhiều thế hệ Miến đổ xuống trong suốt mấy mươi năm. Phần lớn trong thời gian đó, các anh hùng dân chủ Miến đấu tranh trong cô đơn, chết trong âm thầm không quốc tế nào để ý.
Việt Nam cũng thế. Dân chủ là một tiến trình chứ không phải là một sản phẩm được đóng thùng gởi từ nước Mỹ. George W. Bush, Barack Obama hay Donald Trump đều không thể mang dân chủ đến cho Việt Nam mà chỉ có người Việt Nam mới có thể tạo nên nền dân chủ cho dân tộc mình.
Bức tường độc tài chuyên chính tại Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ.
Trần Trung Đạo 11.11.2016
(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm

TỔNG THỐNG TRUMP NHẬN XÉT VỀ VIỆT NAM

 Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN  

Đảng Cộng sản Việt Nam ư ?!

Tôi nói thật , Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa Chúng Ta và Trung Quốc.!.!..
Họ kêu gọi Mỹ và các Nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Quốc; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.
Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...
Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả , và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".
Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám Tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn .... cho đất nước Việt nam , và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt nam dám nói về đảng cộng sản VN....

ĐINH PHƯƠNG * TRUMP VÀ THẾ GIỚI


Donald Trump, Mỹ, Thế giới và Tương Lai Việt Nam

Đinh Phương (Danlambao) - Phải đến giờ phút cuối của cuộc bầu cử, hầu như cả thế giới mới nhìn nhận là ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ, trở thành tổng thống thứ 45 của siêu cường “Mỹ Quốc”. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hiện bây giờ không ai có thể đoán trước được tư tưởng và đường đi nước bước của vị nguyên thủ lạ lùng này.
Trong quá khứ, đường lối của tổng thống Mỹ luôn có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, từ chính sách kinh tế đến những quyết định chính trị v.v… Một điều rất chắc chắn là tác động của ông Donald Trump với cương vị là nguyên thủ mới của siêu cường Mỹ ở giai đoạn tới vẫn sẽ tiếp tục - cho dù ông chẳng làm gì cả. Nhưng cụ thể thế nào?
Riêng đối với Việt Nam, vì tình hình bết bát của nền kinh tế, vì những giá trị nhân bản phổ quát đang còn bị hạn chế và cần được tác động từ bên ngoài lãnh thổ, vì tính chất phức tạp tại biển đông và vì Việt Nam đang bị “anh bạn” láng giềng khổng lồ từ phương bắc âm mưu “hán hóa”, nên tiêu chí và động thái của ông Donald Trump bắt đầu từ đây sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình dân chủ, đổi mới chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam. Điều này là không thể tránh khỏi.
Tổng thống Donald Trump sẽ làm gì?
(Hình: trích từ trang mạng soha)
Chưa ai trả lời rõ ràng được câu hỏi này. Người ta chỉ biết ông Trump trong quá khứ và gần nhất là những cuộc vận động bầu cử mới đây, rằng ông là tỷ phú từ chính khả năng của mình, là người yêu nước Mỹ “hết cỡ”, thắm thiết với Chủ nghĩa Dân tộc, muốn làm nước Mỹ cường tráng trở lại (Make America Great Again). Từng sinh hoạt trong showbiz, dáng dấp “playboy”, ăn nói bình dị, thích phát biểu gây sốc, và… coi thường phụ nữ.
Ông căm thù quân IS, đả kích người nước ngoài, nhất là từ Trung Đông và là Hồi giáo, ghét cay ghét đắng láng giềng Mexico, chủ trương bằng mọi giá để phát triển kinh tế nước Mỹ, tự sản xuất tại nội địa, tự tạo công ăn việc làm cho người Mỹ.
Ngoài ra tổng thống mới của Mỹ Donald Trump không đưa ra một chương trình hành động cụ thể nào kể cả đối nội cũng như đối ngoại, vì thế cả thế giới đang bàn, nhưng không biết bàn cái gì về chính sách của ông. Những dự tính quốc tế lại càng không rõ nét. Những “diễn biến hòa bình” nhằm ngăn chặn độc tài và ổn định thế giới sẽ đi về đâu? Ông Trump “Mỹ hóa” thay vì “toàn cầu hóa”?
Giới quan sát nhận định rằng nhóm cử tri bầu cho ông Trump đa số là người da trắng thuần chủng của nước Mỹ, thuộc giới bình dân, có cuộc sống ổn định đến độ… nhàm chán. Tâm lý của họ là muốn có một sự khác lạ nào đó. Và rõ ràng ông Trump là một nhân vật “chính trị” thật khác lạ, ở chỗ nguyên trong quá trình vận động biết… chém gió, rất bình dân. Thế là ông Trump đắc cử.
(Hình: trích từ trang mạng soha)
Hơn thế nữa, ông tuyên bố ra quân bằng logo sẽ “thay đổi tất cả”, vì vậy số đông người Mỹ nhao nhao theo. Họ là những công dân Mỹ, cũng là những người mà ở Việt Nam thường hay gọi là “bọn nước ngoài ất ơ”, là “tây ba-lô dở hơi” lang thang ở Việt Nam, là những người mà Việt Nam thường hay cho là “tốt tính đến lạ lùng” v.v… Một số tâm lý gia thế giới cho rằng hiện tượng này là xu thế tâm lý tất yếu của dân Mỹ (và những nước văn minh) trong giai đoạn hiện nay, khi mà dân chúng cái gì cũng có, từ vật chất đến tinh thần, dư cơm gạo, thừa… nhân quyền, nhưng lại thiếu cái chi “lạ” và cái “action”, chỉ cần có cơ hội là bục phát. Chúng ta có thể tưởng tượng dân chúng Mỹ từ thời cha sinh mẹ đẻ đã ở trong một ngôi nhà khang trang và đầy đủ, thỉnh thoảng chỉ sửa chữa đôi chút vì hư hại, thì nó đơn điệu mức nào?! Ông Trump hên, đến và tuyên bố “update” đúng lúc.
Số còn lại của nước Mỹ, mà đa phần cũng chỉ vì đọc được “vị” của ông Trump, nên ủng hộ bà Clinton, nhưng vì ít hơn, một phần cũng do cơ chế bầu cử của Mỹ, nên thua. Rồi từ đây nước Mỹ phân cực, và chúng ta vừa trải qua một cuộc tranh cử của siêu cường “Mỹ Quốc” đầy “kịch tính”, “hài hước” chưa từng có, mà cũng đời tư “bẩn thỉu” chưa từng có.
Sự thắng cử của Donald Trump mở màn cho sự “Mỹ hóa” thay vì “toàn cầu hóa”?
Từ trước đến nay, nước Mỹ có truyền thống luôn là người anh cả của thế giới, tiên phong mở mang những giá trị nhân bản và dân chủ đến cho các nước khác. Nhưng theo quan điểm của ông Donald Trump, nước Mỹ đã phải chi trả khổng lồ cho nước ngoài và nhận lại là những vụ khủng bố như vụ 11.9 v.v…
(Hình: trích từ trang mạng soha)
Phần số nước Mỹ - và cả thế giới - lúc này thật lênh bênh. Thế giới sẽ bất an và Việt Nam sẽ thụt lùi về mọi mặt nếu không có “bàn tay lông lá” của chế độ dân chủ Mỹ nhúng vào, dù tiêu cực có theo đó mà xảy ra. Chính khách EU đang bối rối với sự “hụt hẫng” này, họ lo lắng và không thể khẳng định được rằng có tự tiếp tục được mưu cầu “diễn biến hòa bình” và “toàn cầu hóa” thế giới hay không nếu không có Mỹ đồng hành. Riêng với Việt Nam, sẽ chịu thêm sự tệ hại của một đất nước vốn đã tự mình làm cho mình thành “nhược tiểu”.
Liệu thế giới có bị cuốn theo dòng chảy của Trump?
Không, người ta tin rằng đây chỉ là sự “bồng bột” của một thời đại. Nếu trong nay mai, Trump làm hỏng nước Mỹ - và cả thế giới - thì người dân Mỹ sẽ quay ngoắt lại với ông ta ngay. Dân Mỹ nhìn thì có vẻ “ất ơ” thật, nhưng thực tế không phải thế nếu cần phải “ăn thua đủ”. Và hy vọng luôn là những bát cơm tươi của những người khốn khổ.
(Hình: trích từ trang mạng soha)
Sau khi đắc cử tổng thống, trong cuộc họp báo đầu tiên, ông Donald Trump xuất hiện với bầu đàn thê tử tuyên bố đại ý “mọi chuyện vẫn như cũ”, chẳng qua chỉ là “show” của bầu cử, xí xóa mọi chuyện, hứa hẹn sẽ là “Tổng thống của TẤT CẢ người Mỹ”. Liệu đây có phải là câu “lỡ lời” giống như năm xưa khi ông đề cập về phụ nữ?!
Người ta đặt ra câu hỏi: “Ông Trump sẽ thay đổi nước Mỹ hay nước Mỹ sẽ thay đổi ông Trump”?! Cả hai câu hỏi đều có câu trả lời mang những giá trị riêng.
Lạy Chúa,
God bless America,
God bless us!
--> --> --> --> -->

Saturday, November 12, 2016

SƠN TRUNG * NGÔN NGỮ CỘNG SẢN




NGÔN NGỮ CỘNG SẢN
SƠN TRUNG



Cộng sản là một thế giới riêng biệt, họ có ngôn ngữ và hành động khác chúng ta. Bài này nêu lên những lời nói của các lãnh đạo cộng sản từ những lời nói văn hoa xảo trá cho đến những lời ngây ngô, dại dột mà được nửa thế giới sùng bái như lời thánh dạy.


I. LỜI NÓI BIỂU LỘ HÀNH ĐỘNG TÀN ÁC

Marx nói rõ chủ trương của ông là gây chém giết, tù đày và chiến tranh (đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính , nghĩa vụ quốc tế, xuất cảng cách mạng...) [1]. Lenin cũng nói rằng chủ nghĩa xã hội phải diệt hết sự bóc lột ở các nước [2].

Lenin không cần che đậy không cần văn hoa, ông nói huỵch tẹc đường lối cộng sản bất nhân của ông. Ông tuyên bố đảng Bolshevik của ông dùng bọn lưu manh chém giết trộm cướp để thi hành các vụ bắn giết phe đối lập [3], chuyên chính vô sản không bị pháp luật hạn chế [4], giết không nương tay những ai không theo cộng sản [5]

II. NGOA NGÔN XẢO NGỮ

Trong triết học cũng như trong chính trị, không ai thường xuyên có những lời hoa mỹ, đường mật với tâm xảo trá, gian ác như các ông cộng sản.

Khổng Tử nói :"巧言令色,鮮矣仁 xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hĩ nhân (Luận Ngữ-Học nhi)
Những người khéo léo,  mặt tỏ ra hiền lành, thì ít có  lòng nhân.
Khổng Tử cũng nói “Xảo ngôn loạn đức"巧言亂德(Luận Ngữ-Vệ Linh Công) Lời giả dối làm rồi loạn tâm thiện.

Trong thế giới ta, có những người hiền lương nói năng lịch sự  nhưng cũng có kẻ gian trá. Người cộng sản là hạng gian trá.

1.Thùng rỗng kêu to

Khởi đầu là Marx. Ông dùng toàn những lời hoa mỹ để quyến rũ lòng người như san bằng bất công xã hội, xã hội vô giai cấp, tranh đấu cho vô sản, chủ nghĩa Marx khoa học, khách quan, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu... Những ngôn ngữ của họ chỉ có một phần ý nghĩa thật, còn phần nhiều là trái ngược. Họ dùng đường mật, và màu sắc để che đậy một âm mưu, một tội ác, một sự lừa dối của một viên thuốc độc. Như tù đày thì gọi là học tập, cải tạo; hòa bình có nghĩa là chiến tranh; dân chủ có nghĩa là phản dân chủ; độc lập có nghĩa là nô lệ; tự do có nghĩa là xiềng xích. Lenin có vẻ thành thực hơn Marx, Lenin, Mao khi dạy đồ đệ ông về nghệ thuật tuyên truyền dối trá. [6]. Điều này cũng giống như truyện Tăng Sâm giết người!" Thành thử ta thấy các ông Việt Cộng dùng loa,đài phát thanh ngày đêm ra rã cốt nhồi sọ nhân dân! Và họ bắt nhân dân, sinh viên học sinh , cán bộ và "ngụy quân" :"ngụy quyền" học tập chính trị.

2. Bốc phét

Marx tuyên bố chủ nghĩa Marx là khoa học, là thực tế bằng hành động, không phải nói suông nhưng những điều ông tuyên bố tiên tri đều sai bét. Khoa học thì chính xác , còn Marx, Lenin, Mao thì  "bói nhầm". Marx bảo chủ nghĩa tư bản sẽ bị chủ nghĩa cộng sản thay thế, rằng vô sản đào mồ chôn tư bản nhưng thực tế công sản đã chết ở cuối thế kỷ XX mà nay Trung Cộng và Việt Cộng đều bỏ kinh tế chỉ huy mà theo kinh tế thị trường và thực tế là họ theo "chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt" và chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

Marx vừa bốc phét vừa hoang tưởng. Ông  cho rằng  xã hội cộng sản tự do đến nổi dân tự trị, không cần chính phủ. Đó là ý tưởng  Nhà nước tự tiêu vong của  Marx. Thực tế cho thấy cộng sản càng ngày dùng cộng an và quân đội để trấn áp dân chúng.  Tại Việt Nam hiện nay có khoảng mấy trăm tưóng lãnh mà đa số là tướng công an cho một quốc gia bé nhỏ như Việt Nam! Tại cơ quan nọ có gần trăm lãnh đạo với hai nhân viên!Thời Stalin, Mao Trạch Đông ông nào cũng bám ghế cho đến chết. Nay lại có hiên tượng cha truyền con nối và gia đình trị mà trươớc đây họ ra rã bài phong phản đế.
Ông Marx bảo theo chủ nghĩa cộng sản thì nhân dân tha hồ ăn chơi (Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu), rằng xã hội cộng sản văn minh, tiến bộ gấp bội tư bản, nhưng thực tế công sản là một chủ nghĩa đói nghèo, bất ổn và khủng bố!Ông quảng cáo cho nhãn hiệu tự do, dân chủ của ông rất xôm tụ :"Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người."(TNCS).
Trong Hệ Tư Tưởng Đức, Marx mơ mộng một xã hội tự do, hạnh phúc dưới cây đũa thần cộng sản:
“Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình.” 

Đây là một điều không tưởng và cũng là một điều mâu thuẫn vì chính Marx trong TNCS đã đề ra việc Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.Khi đã cưỡng bách và khi thi hành vô sản chuyên chính thì sao mà có tự do trong lao động?
Tại Liên Xô, công nhân không được vắng mặt, và kể từ năm 1930, một hệ thống "giấy phép đi đường" được áp dụng theo đó không một người dân một tỉnh này được phép đi qua tỉnh khác nếu không có giấy phép di chuyển của công an. Trong tình trạng này, làm sao công nhân Marx có thể bỏ việc mà đi câu cá?Điều này càng rõ rệt trong chế độ của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Pol Pot. Marx không tưởng và cũng là dối trá.

Nghệ thuật bốc phét của Lenin đã đến bậc thượng thừa. ông là đấng " Vô thượng sư" khi ông tâng ông lên tận trời xanh rằng cộng sản có tự do gấp triệu lần tư bản [7]. Bà Nguyễn Thị Doan [8] chỉ cần học thuộc lòng câu này cũng đủ no ấm một đời!

Lenin vừa bốc phét vừa tự cao, tự tín, cho ông là có tài cải tạo con người ngu dốt, trẻ nít cũng thành con người cộng sản trung kiên ![9].
Nếu ông sống lâu thêm, ông sẽ thấy chiến sĩ cộng sản nhất là những lãnh đạo cộng sản đã được hun đúc trong lò cộng sản và trở thành những tướng lãnh, hoặc đại cán đã bỏ cộng sản mà về với nhân dân như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Độ, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang...Nếu ông sống đến đầu thế kỷ XXI, ông sẽ thấy nhân dân các nước đã đập phá tượng đài ông và kéo lê xác ông trên đường phố!

Lenin cũng như Mao Trạch Đông vừa hoang tưởng vừa bốc phét vì họ cho rằng trong xã hội cộng sản, sản vật thừa mứa không cần tiền, không cần buôn bán, vàng chỉ đem lót cầu tiêu [8b].Gorbachev chống lại , ông viết rằng Thị trường không phải là sáng kiến của tư bản. Nó có từ bao nhiêu thế kỷ trước. Nó là sáng kiến của nền văn minh.“The market is not an invention of capitalism. It has existed for centuries. It is an invention of civilization.”
Thật vậy, Cộng sản tồn tại hơn nửa thế kỷ mà vẫn có cửa hàng mậu dịch, công ty thương nghiệp, bộ ngoại thương và vẫn dùng tiền và vàng, nhất là dô Mỹ.  Rõ hơn hết, Mao đã làm một cú ap-phe lớn khi bán vũ khí cho Việt Nam để đổi biên cương và đảo Việt Nam. Sau này Đặng Tiểu Bỉnh, Giang Trạch Dân sống bằng kinh doanh với tư bản, nhất là Mỹ.Tại sao mấy ông ấy lại suy nghĩ kỳ quái  như thế nhỉ?

Ở nước ta, Lê Duẩn cũng là tay bốc phét, chuyên trò hứa nhăng hứa cuội. Sau 1975, Lê Duẩn hứa “Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh. (Wikipedia ). Bốn mươi năm trôi qua, đến nay chỉ có bọn tư sản đỏ là có tỷ đô, triệu đô, có sổ đỏ còn dân chúng phải bán mình ở Hàn quốc, Đài Loan, Singapore, và một số bị Việt cộng cướp đất, cướp nhà! Tự do, hạnh phúc ở đâu?

Cộng sản chống tư bản, nhất là chống Mỹ thế mà quan chức, triệu phú, tỷ phú và dân chúng Trung Cộng và Việt Cộng cho con du học Mỹ, mua nhà tại Mỹ, gửi tiền vào ngân hàng Mỹ và các nước tư bản là tại sao? Theo một thống kê chưa đầy đủ, thì trong năm 2014 chỉ có 6,418 trường hợp đi định cư ở nước ngoài theo diện đầu tư. Thì trong năm 2015, con số đi định cư bằng tiền đầu tư đã tăng vọt lên tới 17,662 trường hợp.Theo một thống kê, thì trong vòng 5 năm (2008-2013), số tiền từ Việt Nam “đội nón” ra đi là 33 tỷ Mỹ kim. Trong đó có tiền đầu tư để được định cư ở nước ngoài và tiền cho du học sinh một đi không trở lại..Theo một khảo sát mới đây của tổ chức New Economics Foundation, Việt Nam đứng cao thứ 5 về chỉ số hạnh phúc trong số 140 quốc gia, còn Hoa Kỳ đứng thứ 108. Nhưng mỗi năm có gần trăm nghìn người rời Việt Nam đi định cư ở nước khác, đông nhất vẫn là đến Mỹ. http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/07/160729_vietnamese_us_residents


Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-songchi-072616-07262016145234.html

Nhìn chung, hiện tượng “Tháo chạy khỏi quê hương” như thế, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Trung cộng cũng vậy. Năm 2011,Viện Khoa học Xã hội Trung cộng công bố bản báo cáo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2008, có tổng cộng hơn 18.000 quan chức chạy trốn ra nước ngoài, mang theo số tài sản lên tới 800 tỷ tệ (130 tỷ USD).

3. Ốc mưọn hồn 

Cộng sản  là kẻ "treo đầu dê bán thịt chó". Marx nhập nhằng giữa cộng sản và vô sản. Thực lực cộng sản là bọn chuyên môn làm giặc ( cướp chính quyền) cộng với vô sản lưu manh. Từ đầu, cộng sản là trí thức, con cái tư bản và phong kiến. Marx, Stalin, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh , Nguyễn Văn Trấn là gốc phong kiến, điền chủ, còn Đỗ Mười, Võ Chí Công là công nhân trong kinh doanh cá thể, Trần quốc  Hoàn, Nguyễn Chí Thanh là trộm đạo. Không có ai là vô sản. Một số  người được vào cộng đảng nhưng không có ai là công nhân  có tay nghề cao trong các hãng xưởng tư bản.Lúc đầu tư bản và công nhân chưa xuất hiện tại các quốc gia ngoại trừ Anh quốc. Công nhân không phải là giai cấp lãnh đạo mà bị cộng sản cai trị. Thế mà cộng sản cứ xưng là vô sản. Cộng sản chuyên tiếm danh. Nguyễn Tất Thành  chỉ học lớp ba mà cứ xưng là học Quốc học, thầy giáo vài ngày tại trường Dục Thanh, học làm công nhân tại Bason vài ngày để được coi là công nhân, giai cấp lãnh đạo. Ông tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh. Ông cũng tiếm danh Hồ Chí Minh và đảng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của Hồ Học Lãm. Sang Nga,ông làm gì không biết mà xưng là học trường Đông Phương  của Nga, khiến cho bà Sophie Quinn-Judge tìm mấy năm hồ sơ trường mà chẳng thấy một ông mít nào!
Marx tự hào rằng Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số. (TNCS).
Vài ông  thêm vào là cộng sản phục vụ nhân dân, vì dân, cho dân. Có ông còn nói rằng nhân dân là chủ,  cán bộ là đầy tớ nhân dân. Thế nhưng trong TNCS, Marx  chia xã hội thành ba hạng: tư sản, trung đẳng và vô sản, trong đó có cộng sản.,mà trung đẳng chiếm đa số trong đó có nông dân, trí thức, thương gia, tiểu thủ công nghệ... Ông cho rằng trung đẳng là phản động [8c]. Đa số là phản động nghĩa là kẻ thù của cộng sản. Liệu  cộng sản phục vụ phản động hay tiêu diệt phản động?

4.Dối trá

Cộng sản chuyên nói dối. Sự dối trá này là theo đường lối gian manh của Lenin, và do bản tánh của vô sản vô học. Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vận có trối trăn lại một câu cho đời là: "những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối. TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI
Mikhail Sergeyevich Gorbachev đã nói:Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. ( I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.)
Aleksandr Solzhenitsyn tuyên bố:Trong một xứ sở của chúng ta, dối trá không phải là một thứ đạo đức mẫu mực mà là một loại cột trụ cho quốc gia
(In our country the lie has become not just a moral category but a pillar of the State.)
Bà thủ tướng Đức Angela Merkel nói:" Cộng sản làm cho dân chúng nói dối
(The communists make the people deceitful )

Những nhận định trên cho ta thấy dối trá là bản chất quốc tế cộng sản. Dối trá để bịp nhân dân, và dối trá để che đậy sự yếu kém và thất bại của họ. Việc cộng sản lừa bịp thì không kể xiết. Họ dối trá để giết dân, cướp đoạt tài sản và quyền tự do của dân. Stalin lập đệ tam quốc tế cộng sản với chủ trương dân chủ tập trung nghĩa là đảng cộng sản nắm mọi quyền tự do của nhân dân và đảng viên.Hồ Chí Minh ca tụng " mối tình thắm thiết Việt Hoa / vừa là đồng chí vừa là anh em là trò dối trá, vì Trung Cộng muốn Việt Cộng làm tay sai, quan hệ hai bên là quan hệ chủ nô không phải đồng chí, anh em. Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu " Không gì quý hơn độc lập, tự do" là rỗng tuyếch vì Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh đã bán Việt Nam cho Trung quốc, dân ta làm gì có độc lập, tự do!
Ông Hồ  là người Trung Quốc nhưng ông và bọn đàn em vẫn  tuyên bố ông là Nguyễn Tất Thành, là Nguyyễn Ái Quốc. Ông đa dâm, hiếp dâm và giết vợ nhưng vẫn tuyên bố hàng ngàn lần ông độc thân, hy sinh hạnh phúc cá nhân cho Tổ quốc! Tại Việt Nam, chủ trương tam quyền phân lập ( đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ), nhưng thực tế đảng cộng sản nắm tất cả theo chính sách độc tài đảng trị.Và chiêu thức đảng cử dân bầu là một trò dối trá.
Ông Hồ hô hào đoàn kết toàn dân nhưng mặt trái, ông sai Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Giàu giết đệ tứ quốc tế và đảng phái quốc gia,. Sau 1954, nắm được nửa nước, Hồ Chí Minh tuân lệnh Nga Tàu thực thi CCRĐ và Chỉnh đốn đảng để thanh toán các giai cấp trong xã hội. Hồ Chí Minh tuyên bố CCRĐ là chia ruộng cho dân cày nhưng sự thật CCRĐ là cách giết, bỏ tù 5% dân chúng là một cách khủng bố để cúi đầu làm nô lệ cộng sản. Hồ Chí Minh chia ruộng được vài tháng thì tịch thu tất cả để lập nông trường , HTX thành thử đó là một cách lừa dân trắng trợn và tinh vi!
Việt Công lừa đám trí thức ngố miền Nam như Nguyễn Văn Kiết, Lê Văn Hảo, Châu Tâm Luân... rằng họ để cho miền Nam trung lập nhưng sau 1975 vài tháng họ nuốt luôn miền Nam khiến cho Châu Tâm Luân, Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo, Trần Thức Linh...phải bỏ chạy ra nước ngoài. Khiông biết Cộng sản nói sao mà khoảng mấy trăm linh mục biểu tình chống Thiệu tham nhũng để sau 30-4-75, đám Trần Hữu Thanh, Nguyễn Thị Thanh phải tháo chạy , và các đấng tổ sư Judas  đã phải chết  hoặc ngồi tù như Giám mục Nguyễn Văn Thuận, Hoàng Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh..
Ông sư Vô Hạnh nghe công sản hứa hẹn sao đó về Việt Nam  với đám đồ đệ nam nữ hỗn tạp, che lọng vàng vênh vang,  lập đàn cầu siêu, và đem tiền về cung phụng Cộng sản, trong đó có việc bỏ tiền xây  tu viện Bất Nhã tại  Lâm Đồng nhưng rồi bị phản đồ tiếp tay cộng sản lột truồng ông sư phá giới này!Ngày nay, Việt Cộng nhận tiền, vàng Trung Cộng để cho Formosa thi hành thủ đoạn tiêu diệt môi trường và nhân dân Việt Nam, thế nhưng bọn Việt Cộng im lặng hoặc cho bọn tay sai nói nhăng, nói cuội, diễn trò khỉ để lấp liếm bao che cho Trung Cộng. Trung Cộng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa nhưng Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh chỉ lo sợ dân Việt chống Trung Cộng xâm lược, làm sứt mẻ tình hữu nghị Việt Hoa 16 chữ vàng!


4. Nịnh hót

Hồ Chí Minh là người Trung Quốc được cài vào đảng Cộng sản Việt Nam. Ông tự nhận ông là không có tư tưởng gì cả. Ông chỉ là học trò của Marx, Lenin.Trong đại hội tháng 2 năm 1951, Hồ Chi Minh phát biểu: 'Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.'. Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với Hồ Chí Minh rằng: ' Có đồng chí còn nói: hay là ta viết 'tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh'. Ông Hồ trả lời:'Không, tôi không có tư tưởng gì khác ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin. Tôi chỉ có phương pháp giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói “lạt mềm buộc chặt” đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng! Chứ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới xã hội con người thì tôi chỉ là học trò của Mác, Ănghen, Lê-nin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác”'[10]


Một lần khác, có người đã hỏi Hồ Chí Minh vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Đông viết rồi.[11 ] . Câu này nửa sự thật mà một nửa là nịnh hót. Ông bảo "Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không thể sai được"[12] (Nguyễn Minh Cần-"Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế").

Stalin là thần tượng của Mao Hồ thế mà Khrushchev lên tiếng kết tội y. Ông Hồ cũng được đồng bọn ca tụng, nhưng Chế Lan Viên thì khinh bỉ. [13]


Kế tiếp là bọn văn nô chuyên nghề bốc thơm. Tố Hữu ca tụng Stalin, Mao, Hồ:

Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Stalin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hòa bình!


 Sau khi Stalin bị Khrushchev tố cáo tội ác, những bài thơ ca tụng Stalin của y biến mất. Ông xấu hổ ư?
Cái anh Nguyễn Bá Thanh nhà quê và cà chớn, bốc phét và ninh bợ. Ông coi cái đám khán giả như lũ trẻ nhà ông.Ngày 26-2-2013, ông nói chuyện trước 4500 cán bộ Đà Nẵng:" Trung Quốc là nước lớn chứ không phải nhỏ. Nhưng mà Bác Hồ qua, ổng thuyết phục sao đó mà ảnh (tức là Mao Trạch Đông) xách cặp đi cùng với Bác. Lôi xềnh xệch nó đi qua tới Mát-xcơ-va ! Giỏi như thế đó !https://youtu.be/k_-yYnd_-Ng?t=461


Tội nghiệp cho Nguyễn Bá Thanh đã nâng bi ông Hồ trong khi Hoàng Tùng trong hồi ký của ông thì nói năm 1950-1952, Mao Trạch Đông và Stalin "gọi" Bác sang. Gọi nghĩa là sai khiến, coi Hồ như đầy tớ! Nguyễn Bá Thanh cũng phạm tội nói láo. Khi ông Hồ đến Bắc Kinh thì Mao đã đi Nga trước rồi, ông Hồ phải lót tót sang Nga một mình, đến nơi chẳng ai đón tiếp. Ông Hồ xin chụp ảnh với Stalin, xin Stalin cho chụp hình ông Hồ tại sân bay để về khoe với dân chúng và đảng viên nhưng Stalin từ chối. Stalin khinh miệt ông Hồ, giao cho Việt Nam cho Mao.


III. Lạc hậu, hạ đẳng, thô bỉ, dốt nát


Mao Trạch Đông là một hoàng đế dốt, lạc hậu và tàn ác. Các tài liệu nói Mao học trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918và làm giáo viên nhưng e đó là tuyên truyền. E rằng Mao, Hồ, Lê Duẩn cũng chỉ trình độ lớp ba trường làng. Đỗ sư phạm, làm giáo viên thời đó là oai lắm, cần gì đi theo bố vợ cắp cặp làm gì cho hạ thể giá!

Mao tin tưởng đem hai tỷ dân đấu với Mỹ thì Trung Cộng cũng còn nửa triệu người cai trị thế giới! Ông cho rằng ý chí quan trọng hơn vũ khí, và với ý chí dân Trung quốc canh tác theo cổ truyền cũng đủ sản xuất lúa gạo dư thừa, không cần mua dùng máy móc và các kỹ thuật Tây phương. Kết quả Bước Đại Nhảy Vọt của ông làm cho triệu dân Trung Quốc chết đói! Ông học hành hạn chế nên cứ nghĩ chiến thuật biển người, cứ ba hay năm chọi một thì Trung quốc đông dân tất thắng, nhưng đông người làm gì khi địch quân dùng vũ khí tối tân có thể giết hàng trăm ngàn người hoặc hàng triệu người một lúc ! Vì vậy mà Đặng Tiểu Bình phải tìm cách hiện đại hóa, trong bốn hiện đại hóa thì khoa học kỹ thuật là then chốt!

Ông Mao không phải là trí thức, ông chỉ là một chánh tổng hay xã trưởng ở thôn quê . Lý Chí Thỏa kể chuyện như sau:Tôi đề nghị với Mao rằng ít nhất ông ta cũng phải cho phép rửa sạch bộ phận đàn ông của y. Hàng đêm các cán bộ phục vụ vẫn lau người y bằng khăn tẩm nước nóng, Mao chưa hề thật sự tắm rửa. Bộ phận đàn ông của Mao chưa bao giờ được lau cho sạch. Mao bắt bẻ "tôi rửa bộ phận của tôi bên trong cơ thể của đàn bà." Nghe Mao nói tôi muốn ói mửa. Sự khoái lạc xác thịt của Mao vượt khỏi sự chịu đựng của tôi. Mặc dù tôi cố gắng vẫn không làm sao ngăn chận được căn bịnh nơi Mao, ông ta mang căn bịnh nầy cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời.
Mao  là một chủ tịch mà có ngôn ngữ của một tên ma-cô. Khi gặp Nixon, ông nói Trung Hoa có nhiều gái đẹp. [13b].Tháng 6-2007, Nguyễn Minh Triết đi Mỹ cũng nói câu này.[14]

Hồ Chí Minh tỏ ra là người vô sản, ông nói năng thô lỗ thành thử cả bọn cộng sản cũng nhiễm tính ông. Theo Vũ Thư Hiên, Hồ chí Minh thường gọi tất cả kẻ thù là thằng và xác định: “Chính ông Hồ Chí Minh dùng cách gọi này trong những cuộc nói chuyện với cán bộ và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc: Thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Sihanouk, thằng Lý Quang Diệu, thằng Măng-Đét-Phrăng...”(ĐGBN. Ch.38).
Từ đó, trong CCRĐ, con cái, thanh niên gọi ông bà già địa chủ bằng thằng con, tao, mày.Trong nhà tù, tù nhân phải thưa bẩm với cán bộ, còn cán bộ coi tù nhân như súc vật, cũng mày tao chi tớ. Nguyễn Công Hoan xuất thân gia đình nho học, ông làm thầy gíáo, theo Cộng sản rồi cũng thành quỷ. Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Công Hoan theo quỷ, viết một bài thơ gửi Phan Khôi:

Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Ðù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài.
Lô-dích, trước cam làm kiếp chó.
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai!

Rõ nhất là Xuân Diệu , một thằng con đại bất hiếu. Trong đợt cải cách ruộng đất 1953, Xuân Diệu đã viết trong bài Gửi vợ chồng thằng Thu, tức ông bà Ngô Xuân Thu, bố của Ngô Xuân Diệu:


Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù. . .



Nguyễn Chí Thiện đã có một bài thơ rất hiện thực về CCRĐ., cụ thể là vụ Bảy Dần: con đấu mẹ, mẹ thưa bẩm:

Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra. Con – thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội.

 Chính Cộng sản đã bắt dân chúng đi vào đường vô lễ nghĩa, phản đạo đức truyền thống.

Phạm Thị Hoài cũng công nhận có một cuộc "cách mạng văn hóa" tại Hà Nội.

Vài ba năm trước, chúng tôi nói năng lịch sự, tư cách người nào cũng hoàn hảo, cùng gọi nhau là đồng chí. Bây giờ thì mày tao ông tôi con thằng nó chúng nó anh em chú cháu, rồi lại cái mốt ngộ nỉ bắt đầu lấn mốt ma đam mơ xuya nữa[...]. Đoài sẽ mừng rơn nếu tôi tiết lộ rằng dân Hà Nội nói ngọng và chửi bậy nhất nước Việt văn hiến. (Marie Sến, Ch.II)


Lê Duẩn nghe Việt Cộng tô vẽ thì đã đỗ bằng tiểu học. E rằng bọn họ nói láo vì thời đó bằng Tiểu học có giá trị, it nhất cũng làm được thư ký chứ không phải đi bẻ ghi như tài liệu cộng đảng. Ông học hành kém, những mơ làm triết gia vùng. Vũ Thư Hiên cho biết Lê Duẩn nuôi mộng lớn lắm, y mưu toan trở thành một trong những nhà kinh điển mác-xít cấp châu lục trong giai đoạn mới (ĐGBN, XVIII, 319 ).. Ông ta đang rắp ranh trở thành lý thuyết gia mác-xít, nếu không đạt được cỡ quốc tế thì cũng cỡ khu vực. Luận điểm ở các nước không có giai cấp vô sản hoặc giai cấp vô sản chưa hình thành cũng có thể thành lập chính đảng mác-xít - lê-nin-nít ra đời cùng một lúc với các chủ thuyết ba dòng thác cách mạng, làm chủ tập thể là trong giai đoạn này.lý thuyết gia mac-xit không cỡ quốc tế thì cũng khu vực (ĐGBN,XXI, 374).

Không biết là ông điên hay hối hận, nhục nhã thân cộng sản Việt Nam khi ông nói:
Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.Phải chăng Lê Duẩn "hết khôn dồn đến dại"?
Lê Duẩn có nhiều ý tưởng kỳ quặc
+ Ở Việt Nam, khác với Marx, quan hệ sản xuất tiến bộ hơn sức sản xuất. ( ĐC, 184)
+ Thiếu tiền thì in tiền. Lê Duẩn nói:" Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
+ Vô sản chuyên chính là chém giết thẳng tay. Lê Duẩn nói: "Thế nào là chuyên chính vô sản?” Rồi Duẩn cười cười đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ nói: “Là như Jacobins thời Đại Cách Mạng Pháp. Giết, thủ tiêu, bạo lực...” Hai bàn tay xoè ngửa ra hai bên.” Đấy, có thế thôi!” đơn giản, sòng phẳng, dứt khoát.( ĐC, 186)

Ngoài cái mộng làm triết gia thế giới, triết gia vùng, Lê Duẩn còn chứng tỏ ông là một nhà khoa học, chuyên trị khoa dinh dưỡng. Ông làm bộ tỏ ra săn sóc đòi sống nhân dân khi ông hỏi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch rằng một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau muống xào không. (ĐC,128).Việc này đâu có cao siêu gì, người nội trợ và đứa bé nào cũng đều biết vì có dầu, có mỡ tất bổ béo cho dân gầy hơn là rau muống luộc. Trần Đĩnh rất hóm hỉnh khi nhận định về việc này:"Tôi nghĩ ngay việc gì phải Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, cứ bày lên bàn ông Duẩn hai dúm cơm, một rang mỡ, một không là kiến nó cho ý kiến nó ngay không phải chờ Phạm Ngọc Thạch chỉ thị cho ngành y tế.(ĐC,128)


Hành động và ngôn ngữ của Cộng sản trúc Nam sơn không hết tội, trên đây chỉ ghi vài điểm chính để độc giả nhớ lại quảng đường đen tối của Việt Nam.

_____

CHÚ THÍCH

[1]. Trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản 
( Tuyên ngôn Cộng sản)
[2]. Socialists cannot achieve their great aim without fighting against all oppression of nations.
VLADIMIR LENIN, Socialism and War
[3].There are no morals in politics; there is only expedience. A scoundrel may be of use to us just because he is a scoundrel .
[4].Dictatorship is rule based directly upon force and unrestricted by any laws. The revolutionary dictatorship of the proletariat is rule won and maintained by the use of violence by the proletariat against the bourgeoisie, rule that is unrestricted by any laws.(Vladimir Lenin, The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky (1972), p. 11.
[5]. No mercy for these enemies of the people, the enemies of socialism, the enemies of the working people! War to the death against the rich and their hangers-on, the bourgeois intellectuals; war on the rogues, the idlers and the rowdies!
VLADIMIR LENIN, "How to Organise Competition?", December 27,
[6]. A lie told often enough becomes the truth.
VLADIMIR LENIN, attributed, The Words of Power
[7].Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; chính quyền xô-viết so với nước cộng hoà tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần. (Lenin, Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky, sđd., tr. 39)
Soviet power took thousands upon thousands of these best buildings from the exploiters at one stroke, and in this way made the right of assembly#8212;without which democracy is a fraud#8212;a million times more democratic for the people. Indirect elections to non-local Soviets make it easier to hold congresses of Soviets, they make the entire apparatus less costly, more flexible, more accessible to the workers and peasants at a time when life is seething and it is necessary to be able very quickly to recall one’s local deputy or to delegate him to a general congress of Soviets.Proletarian democracy is a million times more democratic than any bourgeois democracy; Soviet power is a million times more democratic than the most democratic bourgeois republic. (Vladimir Lenin The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky.http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/democracy.htm.
[8]. Bà viết trên báo Nhân dân điện tử vào ngày 5/11/2011: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội."
[8b]. When we are victorious on a world scale I think we shall use gold for the purpose of building public lavatories in the streets of some of the largest cities of the world.
"The Importance of Gold Now and After the Complete Victory of Socialism" (5 November 1921), Collected Works, Vol. 33, p. 113.
[8c]. Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. (TNCS)
[9].-Give us the child for 8 years and it will be a Bolshevik forever. Vladimir Lenin
- Give me four years to teach the children and the seed I have sown will never be uprooted. Vladimir Lenin
[10].'Nguyễn Văn Trấn, Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, California, tái bản năm 1996,150-152
[11]. Oliver Todd, "Huyền thoại Hồ Chí Minh", Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 276; Jean Lacouture, Hồ Chí Minh, Seuil, Paris, 1963/1969, tr. 204. (Nhơn Trí - Thời Báo. Tư tưởng Hồ Chí Minh" và chính sách "đổi mới"
http://xoathantuong.tripod.com/nt_tthcmdm.htm
[12]. Nguyễn Minh Cần-"Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế"
[13].Buổi tối, chúng tôi nằm mỗi người một giường gần nhau, vừa vỗ muỗi vừa chuyện vãn. Một hôm tôi hỏi Chế Lan Viên :
- Này, anh Chế, theo anh, thơ và từ của Mao Trạch-đông có hay lắm không mà thiên hạ tán tụng om xòm đến thế ?
Chế Lan Viên cười hức hức:
- Thơ phú gì cái thằng cha ấy ?! Vũ Thư Hiên thấy hay à ?
Anh bao giờ cũng gọi tôi đủ tên họ.
- Thơ phú là chuyện tôi mù tịt, mới phải hỏi anh.
Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn :
- Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt.
Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả của câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao !
"?(DGBN, tr.373)
[13b]. Chúng tôi nghèo – Mao nửa đùa nửa thật – chỉ có phụ nữ là sẵn mà đều là phụ nữ ghê gớm cả. Hỏi Kissinger rằng Mỹ có cần phụ nữ Trung Quốc không, chúng tôi có thể đưa sang nhiều đấy.(Đèn Cù, Ch.35)
[14].Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: Này nhé. Tôi đã đem về cho đất nước hơn mười tỉ đô la của các công ti Mỹ mà không phải tốn nhiều công sức. Chỉ tốn chút nước miếng, đem khoe với các ông chủ tịch công ti là Việt Nam ngày nay có nhiều con gái đẹp lắm, mà giá nhân công rất rẻ. Thế là họ tranh nhau xin kí hợp đồng. Các công ti đối tác của mình kí xong, tôi phải đặt bút phê chuẩn cũng mỏi cả tay. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10455&rb=14

TẠP CHÍ VĂN HÓA VIETNAM 442


 SƠN TRUNG  
Chủ biên
 Lăng Ông Bà Chiểu-Sàigòn


s 442
                Ngày 12 tháng 11 năm 2016

Thursday, November 10, 2016

SƠN TRUNG * VỊ KHÁCH QUÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VỊ KHÁCH QUÝCỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Không khí trường Đại Học Sư Phạm vui nhộn, ồn ào khác hẳn ngày thường. Đồng chí Tân, hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm chạy vô chạy ra, vẻ mặt vô cùng nghiêm trọng. Xung quanh đồng chí Tân, một số cán bộ thân tín cũng vẻ mặt quan trọng, chạy vô chạy ra như gà mắc đẻ. Từ ngoài cổng trường, người ta đã treo cờ đở sao vàng và cờ búa liềm. Những bức ảnh Mac, Lenin cũng được treo khắp giảng đường. Sinh viên các lớp được lệnh phải tề tựu tại giảng đường từ 6 giờ sáng.


Sau ngày 30-4-1975, đồng chí Tân được lệnh cử vào Sài gòn làm phó ban quân quản trường Đại Học Văn Khoa. Ít lâu sau đồng chí Tân được điều sang làm hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trường này, trước kia là một phần của trường Pétrus Ký, đường Cộng Hòa. Sau 1975, bộ giáo dục ngoài bắc vào tiếp thu các viện đại học trong Nam. Đồng chí Văn, hiệu trưởng tiền nhiệm vốn là người khôn lanh đã xin lấy viện đại học Vạn Hạnh làm cơ sở hai của trường đại học Sư Phạm. Đồng chí đã trao đổi cùng ban tổ chức bộ theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Trường Đại Học sẽ có lấy viện đại học Vạn Hạnh, và chịu thu nhận một số người của ban tổ chức bộ vào làm sinh viên, làm thầy giáo, làm cán bộ và làm công tác lặt vặt trong trường. 
Lúc này ngoài bắc thất nghiệp đông, kìếm được một chỗ làm rất khó. Nay giải phóng miền Nam là một cơ hội bằng vàng để đưa những người xã hội chủ nghĩa vào nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghe nói trong nam rất tự do sung sướng, hàng hóa ê hề, gái nam rất đẹp cho nên nhiều chàng đành tốn tiền xin vào nam công tác, hoặc sinh sống, và điều kiện duy nhất là có giấy thu nhận công tác để đăng ký hộ khẩu. Một số được móc nối vào nam theo con đường bộ giáo dục. 
Sau khi vào Nam nhận công tác, muốn được bố trí chỗ ở, các đồng chí này cũng phải biết điều. Lãy cớ rằng đa số cán bộ giảng dạy từ băc vào không có chỗ ở, trường đã lấy cơ sở 2 làm cư xá cho giáo viên trường đại học sư phạm. Vì vậy, viện đại học Vạn Hạnh ở đường Trương Minh Giảng đã trở thành một cư xá hỗn tạp, chỉ một hai năm sau là xuống cấp, sân trường ngập nước, đầy rác, vỏ chai và giấy loại.Các hành lang thì treo đầy aó thun và quần bộ đội.
Thanh thế đồng chí Văn càng ngày càng lớn, uy danh càng ngày càng cao đồn ra đến ngoài bắc. Nhưng thói đời 'trâu cột ghét trâu ăn', có người tố cáo, đồng chí Văn mất chức, ngồi tù, cho nên đồng chí Tân được đổi về thế chỗ.

Đồng chí Tân là người Huế, đẹp trai, nghe nói anh của đồng chí cũng là một nhà văn, sau vụ tích cực đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm đã được vinh thăng làm giáo viên cấp ba! Đồng chí Tân hơn người ở chỗ là hay cười nói vui vẻ. Có người đã gọi Tân là thằng cộng sản biết cười! Nhưng xuất sắc nhất là đồng chí Tân là thuộc thơ Tố Hữu. Bất cứ lúc nào, ngồi ở đâu, có dịp là đồng chí đọc thơ Tố Hữu! Có lẽ các ông Mohamet cũng chưa thuộc kinh Coran bằng đồng chí Tân thuộc thơ Tố Hữu. Tân thường khoe rằng anh là đồ đệ thân tín của giáo sư Hoàng Xuân Nhị. Có lẽ nhờ tả phù hữu bật, nhất là nhờ tài học thuộc thơ Tố Hữu mà đường công danh của Tân lên như diều.


Chả là hai tuần trước, hiệu trưởng Tân được một cú điện thoại của đại diện bộ giáo dục tại Sài gòn báo rằng toà lãnh sự Liên Xô tại Sài gòn cho biết sẽ có một vị khách quý viếng thăm trường đại học sư phạm. Vị đại diện bộ căn dặn Tân phải đón tiếp chu đáo vị khách này. Nghĩ rằng cuộc thăm viếng này rất quan trọng, tương lai nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và đại học Sư Phạm đều nhờ vào cuộc thăm viếng này, Tân liền hội các cán bộ nòng cốt của trường để chuẩn bị đón tiếp. Tất cả đều nhất trí đón tiếp vị quý khách tại cơ sở I, và lấy giảng đường A của ban Khoa Học làm nơi tụ họp. Sau cuộc họp, việc phân chia công tác được tiến hành. Hai ba đồng chí phụ trách treo cờ, treo ảnh, dán khẩu hiệu, chưng hoa, và quét dọn. Một số được giao việc bài trí micro, và sân khấu. Một số được giao công tác văn nghệ.
 Các sinh viên được lệnh gấp rút tổ chức ban nhạc để chào mừng quý khách. Họ sợ ban nhạc nhà trường non yếu cho nên đã mượn theo một vài ca sĩ, nhạc sĩ ngoài. Và nhà trường đã hứa sẽ trả thù lao trọng hậu cho họ.Để vui liên hoan, theo thông lệ, nhà trường đã mua la de đãi đàng khách quý và các cán bộ nhà trường. Trong hơn một tuần, mọi việc chuẩn bị đã gần như hoàn tất. Nhưng còn một việc quan trọng nhất, là ai sẽ đứng ra nói chuyện với vị khách người Nga? 
Đồng chí Tân không biết tiếng Nga. Những giáo sư đã du học Nga cũng không nói được tiếng Nga vì hồi sang Nga, các ông chỉ học qua thông dịch viên người Việt, học xong trả sách lại cho nhà trường , trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng( Việt Nam cũng bắt chước Liên Xô, phát sách cho học sinh, hết niên khóa, trường thu sách lại). Một số giáo sư học cấp tốc tiếng Nga tại Hà Nội vài tháng rồi vào Nam dạy. Dạy xong, lại ra Hà Nội học khóa tiếp, rồi lại vào dạy tiếp. 
Cứ như thế cho nên rất ít người thông thạo tiếng Nga. Vậy thì làm sao? Trường tìm kiếm khắp nơi thì trên bộ đã có người hứa sẽ đến gíúp việc thông dịch.Trong chế độ ta ai cũng phải tỏ ra đỏ hơn trước và đỏ hơn người khác. Trong việc này,từ hiệu trưởng cho đến sinh viên đều phải nhiệt tình nếu không thì sẽ bị những con mắt theo dõi báo cáo, và cuộc đời sẽ đen tối như đêm ba mươi! 
Và đây là một công tác vô cùng quan trọng, liên quan đến tương lai đất nước và tương lai của trường, của cán bộ và sinh viên. Liên Xô đã viện trợ ta kháng chiến thành công và sẽ viện trợ ta tái thiết. Biết đâu, Liên Xô sẽ chú ý đến sinh viên Sư Phạm, xây trường sở, sẽ cho học bổng du học Liên Xô. Ai cũng tính toán và hy vọng. Nếu đón tiếp không chu đáo,Liên Xô sẽ bất bình và viện bộ sẽ trừng phạt trường. Trường sẽ bị đóng cửa, hiệu trưởng và sinh viên sẽ bị gậy ra đường.


Để tăng phần long trọng, Tân gửi giấy mời đến một số bạn bè, và cơ quan liên hệ như đại diện ban quân quản trường Văn Khoa, trường Khoa học. May quá, công việc đã chín phần mỹ mãn, đồng chí Tân vô cùng sung sướng. Mãy mươi năm chống Mỹ cứu nước, dù là đồng chí anh em, chưa bao giờ người Nga đặt chân đến các trường học Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một đồng chí Sô Viết lại hạ cố đến một ngôi trường Việt Nam. Tân rất cảm động. Cái vinh dự lịch sử này lại rơi vào Tân! Có lẽ thần tài đã gõ cửa Tân. Tân mơ màng thấy đồng chí Sô Viết tiến tới bắt tay Tân, ca tụng trường đại học Sư Phạm, ban huy chương Sô Viết cho Tân, mời Tân sang tham quan Liên Bang Xô Viết! Ôi sung sướng biết bao! Trước đây, Tân hằng mơ ước đi học Liên Xô nhưng sức cô thế yếu, Tân không thể đương cự với con cháu của các quan lớn trong triều. Nay nếu được đi Nga thì cũng vớt vát được ít nhiều! Có còn hơn không! Tân có thể đi thăm mộ Lênin, và khi về mang rất nhiều hàng hóa, nào TV, tủ lạnh, xe đạp, xe gắn máy, nào quần bò, áo phong, lớp cho vợ con, lớp đem bán sẽ được khối tiền! Ôi hạnh phúc biết bao ! Và trong bộ giáo dục, khối thằng ghen tức mà chết! Biết đâu sau việc này, Tân chẳng trở thành ngôi sao sáng trong đảng bộ nhà trường, và trở thành lãnh tụ văn giáo thay thế Tố Hữu!

Ngày X đã đến . Trường Đại Học Sư Phạm vui như ngày hội. Tất cả sinh viên đều có mặt tại hội trường từ 6 giờ sáng. Người lo treo cờ, treo ảnh, kẻ lo trang trí hội trường. Tận ngoài cổng, người ta đã chưng bông kết tụ như đám cưới . Trong hội trường, khẩu hiệu lớn nhất được kẻ tiếng Việt lẫn tiếng Nga:
Chào Mừng Quý Khách.

Ban nhạc dã đứng sẵn trên bục, đang tập dượt sôi động. Không khí thật vui vẻ chưa từng thấy. Mười giờ thì quan khách lục tục đến.
Mười một giờ, quý khách vẫn chưa đến.
Mười hai giờ, quý khách vẫn chưa đến. Gọi điện lên đại diện bộ thì người ta bảo cứ chờ. Một giờ, vị thượng khách vẫn vắng bóng.


Kìa! Một chiếc xe chạy từ ngoài cổng vào. Một chiếc xe mui trần treo cờ búa liềm tiến thẳng vào trường đại học sư phạm. Quan khách và sinh viên trong hội trường A reo hò mừng rỡ. Sân trường hẹp, lối vào ngắn. Xe chạy vào một đoạn khoảng nửa đường rồi lui ra đi thẳng. Trên xe, một cô bé người Âu mắt xanh tóc vàng khoảng 10 tuổi nhưng to lớn bằng con gái Việt Nam mười lăm tuổi. ngồi chễm chệ ở băng sau. Đằng trước một tài xế Việt Nam bé nhỏ, khúm núm. Chỉ có vậy. Mọi người chưng hửng. Quan to, quan nhỏ đứng lặng một hồi, không ai bảo nhau đồng lủi thủi ra về.


Mấy ngày hôm sau có người thông thạo kể rằng ái nữ của viên lãnh sự Nga không biết tại sao lại nổi hứng muốn đi thăm trường đại học Sư Phạm. Có thể cô đọc báo Nga thấy khen ngợi ngành sư phạm Việt Nam; có thể trí tưởng tượng của cô cho rằng trường đại học ở đây do Mỹ xây cất rất lớn , hoặc là trường đại học sư phạm Sàigon cũng giống như bên Phi Châu có thể thấy hưou, khỉ, ngựa vằn, sư tử., hoặc nghe ai nói gì đó nên đòi bố cho tài xế lái xe đi thăm một vòng cho biết. Có lẽ khi đến cổng trường nhìn vào thấy trường cổ lổ, nhỏ bé, cũ kỹ , không thấy ngựa vằn, hưou cao cổ và khỉ đột như trong tưởng tượng nên chán nản mà ra lệnh cho tài xế quay về. Câu chuyện đơn giản là vậy, không có gì phải ầm ĩ!

No comments: