Trần Bình Nam
Đó là cách miêu tả của người Anh về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trước chuyến công du Bắc Kinh của tổng thống Obama tháng tới (11/2009). Cách miêu tả này được trình bày trong bài báo “The Odd couple” của tuần báo The Economist số ngày 24-30/10/2009 (*)
Bài báo viết: Các chính trị gia Tây phương khi đọc diễn văn trước một cử tọa người Trung quốc thường muốn tìm dẫn chứng từ nguồn văn học của Trung quốc để tô điểm cho bản văn. Tổng thống Obama nói chuyện với một số giới chức người Trung quốc và Hoa Kỳ tháng 7 vừa qua (TBN: trong buổi trao đổi hằng năm đầu tiên trong chương trình “Strategic and Economic Dialogue” do sáng kiến của tổng thống Obama để tạo điều kiện cho các nhà làm chính sách của Trung quốc và Hoa Kỳ trao đổi ý kiến về những vấn đề hai nước đang phải đương đầu) đã dẫn một thành ngữ của Mạnh Tử (TBN: một triết gia Trung quốc, kế thừa triết lý của đức Khổng Phu Tử, sống vào thế kỷ thứ 3 và thứ 4 trước Công nguyên) và sau này đã được Yao Minh một tay chơi bóng rổ người Trung quốc nổi tiếng thế giới dùng: “Dù anh là thành phần mới hay cũ trong một tập thể anh cũng cần có thời gian để thích ứng với các thành phần khác.”
Trong ý nghĩa đó tổng thống Obama muốn nói, dù Hoa Kỳ và Trung quốc tái thiết lập bang giao với nhau đã 30 năm hai nước vẫn có nhu cầu thích ứng và tìm hiểu nhau. Vấn đề chính là Hoa Kỳ và Trung quốc đều không biết chắc quan hệ của hai nước sẽ dẫn tới đâu, mặc dù hai nước có rất nhiều điểm chung. Trong 10 năm qua kinh tế hai nước gắn chặt hữu cơ với nhau. Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất và Trung quốc là nước chủ nợ lớn nhất. Hoa Kỳ và Trung quốc cũng là hai quốc gia đang hợp tác nhau để giải quyết hai vấn nạn lớn thế giới đang đối diện là (1) sự nóng dần của khí quyển, và (2) khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung quốc đều có một mối lo chung là quan hệ hiện nay có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh dai dẵng hay một cuộc đụng độ vũ trang.
Trung quốc đang có chương trình xây dựng lực lượng quân sự để một mai có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Á châu và bảo vệ Đài Loan. Trung quốc đang âm thầm đóng Hàng không mẫu hạm và các tướng lãnh Trung quốc không hề hé răng với bất cứ ai về vấn đề này. Sau lưng nỗ lực bành trướng này là sức mạnh kinh tế của Trung quốc. Các công ty của Trung quốc đã “mua đứt” nhiều nước tại Phi châu và Nam Mỹ, và kết bạn với các quốc gia mà các nước Tây phương tránh xa (TBN: vì độc tài hoặc vi phạm nhân quyền trắng trợn chẳng hạn). Với nguồn ngoại tệ phong phú và khả năng trời cho trong nghề làm ăn buôn bán, số tiền đầu tư của Trung quốc tại các nước Tây phương càng ngày càng lớn. Và trên hết Hoa Kỳ nợ Trung quốc 800 tỉ mỹ kim là một lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các quan sát viên trên thế giới cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ căng thẳng hơn trong những năm tới vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, năm 2012 có hai cuộc bầu cử quan trọng tại Hoa Kỳ và Đài Loan, và đại hội 18 của đảng cộng sản Trung quốc. Thứ hai hai nước có nhu cầu điều chỉnh chính sách trước tương quan lực lượng mới. Thế giới đang nói tới khối G2 gồm Hoa Kỳ và Trung quốc, cho rằng nền kinh tế hai nước xem như ngang ngữa nhau và Hoa Kỳ và Trung quốc phải hợp tác nhau mới giải quyết được các vấn nạn chính của thế giới (TBN: The Economist cho rằng quan niệm này không sát thực tế nếu không muốn nói là nguy hiểm.)
Nền kinh tế Trung quốc hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ và GDP tính theo đầu người chỉ bằng 1/14 của Hoa Kỳ, và khả năng sáng tạo của Trung quốc còn thua xa Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ hiện lớn gấp 6 lần ngân sách quốc phòng Trung quốc. Vũ khí duy nhất của Trung quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ, nhưng Trung quốc cũng không dễ dàng gì để khai thác (TBN: như bán đổ công khố phiếu của Hoa Kỳ ra thị trường) vì khai thác thì đồng mỹ kim mất giá, kinh tế của Trung quốc cũng bị ảnh hưởng lây. Khi dân chúng Mỹ giảm tiêu thụ, trong khi Trung quốc tung tiền đẩy mạnh sự tiêu thụ trong nước, cán cân thương mãi đang bất lợi cho Hoa Kỳ sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, nếu Trung quốc đẩy mạnh sức ép kinh tế của mình ra các nước khác, thế giới sẽ có khuynh hướng co cụm, nhất là tại Hoa Kỳ chỉ số thất nghiệp đang lên cao làm cho khuynh hướng bảo hộ công nghiệp trong nước (protectionism) càng mạnh. Về phương diện địa chính trị (geopolitics) Trung quốc chưa có sức cũng như chưa có ý định đối đầu với Hoa Kỳ.
Trên mặt quốc tế Trung quốc có nhiều ưu thế và tự tin, nhưng trong nước họ phải đối đầu với sự bất mãn triền miên của dân chúng với hàng chục ngàn vụ biểu tình phản đối hằng năm. Tuy kinh tế phát triển nhưng tình hình trong nước khá căng thẳng về các mặt xã hội, văn hóa, dân số và tôn giáo. Điều này giải thích tại sao chính quyền Bắc Kinh hay nói tới tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ không nhất thiết cần áp dụng một đối sách cứng rắn với Trung quốc vì cho rằng mình đang bị Trung quốc đe dọa. Sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ do lo sợ sự lớn mạnh của Trung quốc mà gắt gao với Trung quốc về mặt kinh tế, đặc biệt là mậu dịch, mà lơ là về mặt nhân quyền.
Việc tổng thống Obama mới đây tăng thuế đối với vỏ bánh xe do Trung quốc chế tạo chẳng có lợi gì nếu không muốn nói chỉ khuyến khích tinh thần bảo hộ công nghiệp tại Hoa Kỳ. Đứng trước chỉ số thất nghiệp xấp xỉ 10%, quốc hội Hoa Kỳ sẽ có khuynh hướng chỉ trích chính sách xuất cảng ồ ạt của Trung quốc và giá trị quá thấp của đồng yuan (TBN: đồng yuan thấp, phẩm vật và hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung quốc với giá bằng đồng yuan cao nên khó bán) và có thể tạo ra một trận chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong trường hợp này cả hai nước đều bị tổn thương.
Trong chuyến công du Bắc Kinh sắp tới, chắc chắn rằng tổng thống Obama không từ bỏ cái giá trị thứ nhất của Hoa Kỳ là tự do mậu dịch thì tổng thống Obama cũng không nên từ bỏ cái giá trị thứ hai là quyền tự do của con người (personal freedom). Hoa Kỳ không thể quan niệm rằng vì Trung quốc đang lớn mạnh nên Trung quốc có quyền độc tài, và Hoa Kỳ chỉ dùng đến vũ khí nhân quyền để áp lực Trung quốc khi có lợi cho mình. Tổng thống Obama cần Trung quốc hợp tác để giải quyết sự khủng hoảng kinh tế thế giới và điều tiết khí hậu địa cầu không có nghĩa ông Obama phải im lặng không dám chỉ trích chế độ chính trị của Trung quốc. Thí dụ như mới đây tổng thống Obama ngần ngại không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng để lấy lòng Trung quốc chuẩn bị cho chuyến đi tới của ông qua Tàu là một sự tránh né không cần thiết.
Đảng cộng sản Trung quốc có nhu cầu tạo uy tín đối với nhân dân Trung quốc nên cũng mong muốn chuyến thăm viếng này là một thành công như tổng thống Obama muốn. (TBN: The Economist lấy tâm lý của Mao Trạch Đông đối với cuộc thăm viếng Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972 để áp dụng vào cuộc thăm viếng này. Nhưng vị thế hai nước đã rất khác xa nhau trong hai trường hợp. Tuy Hoa Kỳ vẫn còn ưu thế đối với Trung quốc nhưng lần này tổng thống Obama lên đường trong một tư thế tương đối yếu hơn lúc tổng thống Nixon đi Trung quốc nhiều).
Tổng thống Obama cần chứng tỏ cho Trung quốc và thế giới thấy rằng chế độ dân chủ vẫn là một chế độ tốt hơn. Lúc này thế giới có vẻ khen Trung quốc về cung cách Trung quốc hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự nóng dần của khí quyển và nỗ lực chống sự lan tràn của dịch cúm heo, nhưng đừng quên rằng Trung quốc vẫn giải quyết các vấn đề trên theo cung cách một nước độc tài. Lấy thí dụ về chính sách trồng cây xanh (greenery) để chống sự nóng dần của khí quyển.
Do chế độ tập quyền không cần thảo luận dân chủ với dân và với các nước khác trên thế giới, Trung quốc thực hiện kế hoạch trồng cây xanh một cách ồ ạt và nhanh chóng, trong khi đáng lẽ cần giáo dục cho dân chúng biết sự quan trọng của kế hoạch (TBN: đối với tương lai của sự sống trên địa cầu để dân chúng hợp tác bảo vệ kế hoạch) và sắp xếp để trao đổi kỹ thuật trồng cây xanh với các nước khác trên thế giới thế nào để các nước có kỹ thuật tân tiến này không ngại sự hiểu biết của mình sẽ bị đánh cắp. Dưới bề mặt hoành tráng của cuộc diễn binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chế độ cộng sản tại Trung quốc hôm 1 tháng 10 vừa qua tại Bắc Kinh là dấu hiệu của sự yếu đuối của chế độ.
Đảng cộng sản Trung quốc đã không cho dân chúng tự do đến xem diễn binh vì ngại các cuộc biểu tình phản đối của dân trước bàng quang thiên hạ. Trung quốc càng giàu mạnh, sự bất ổn trong nước càng lớn. Đảng cộng sản Trung quốc đã bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ, nhưng chính sách này sẽ không hữu hiệu về lâu về dài và sẽ thất bại. Trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh sắp tới tổng thống Obama nên gặp vài nhà đấu tranh dân chủ thì sẽ thấy. Nếu Bắc Kinh có giận dữ thì nên để họ giận dữ cho quen. (TBN: nói dễ hơn làm. Tháng 11 năm 2007 khi tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC ông Bush đã không dám gặp các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam đang bị canh gác và chận cửa ngày đêm thì cũng khó mà tổng thống Obama gặp các nhà đấu tranh Trung quốc đang bị chính quyền Trung quốc giam giữ). Trần Bình Nam Oct. 25, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (*)
Nguyên văn Anh ngữ:
The odd couple
From The Economist print edition October 24th-30th, 2009 America should be much more confident in its dealings with its closest rival IT HAS become a tedious tradition for Westerners dealing with China to garnish their speeches with wisdom from the Chinese classics. Barack Obama, addressing Chinese and American leaders in July, used not just a banal quotation from Mencius, a Confucian sage, but a punchier one from Yao Ming, a Chinese basketball player: “No matter whether you are new or an old team member, you need time to adjust to one another.” Though it is 30 years since the two countries re-established diplomatic ties severed by the Communist takeover, both sides still badly need to adjust. The heart of the problem is a profound uncertainty in both countries about where the relationship may lead. In many respects the two countries are in the same bed. Their economies have become interlocked, especially in the past decade.
America is the world’s biggest debtor and China its biggest creditor. From climate change to the economic recovery, the world faces problems that demand China and America work in concert. Prussian blues, Chinese reds Yet relations are dogged by fears of a new cold war, or even a hot one, breaking out. Some Americans in Washington, DC, talk of China as “the new Prussia”. China has engaged in a rapid military build-up that could challenge America as the defender of Asian peace (and Taiwan’s sovereignty). Unannounced, China is building its first aircraft-carrier, yet its generals often refuse even to talk to their American peers. Underlying the strategic competition is China’s economic rise. Its companies are “colonising” swathes of Africa and Latin America, cosying up to regimes Westerners shun.
Its huge foreign-exchange holdings and its sniffing of bargains mean Chinese investment in the West will grow rapidly in the coming years. And to cap it all, China owns $800 billion of American government debt—enough to give it power of life and death over the American economy. Tensions will get worse in the next few years for two reasons. The first is unavoidable: 2012 witnesses important political transitions in the form of elections in Taiwan and America and a Communist Party Congress in China. Second—and more generally—there has been a recalibration of perceived power.
There is now talk of a G2 of China and America, implying that their global weights are nearly equal. In fact, as our special report argues, this is a misperception, and a dangerous one. China’s economy is still less than a third the size of America’s at market exchange-rates. Its GDP per head is one-fourteenth that of America. The innovation gap between the two countries remains huge. America’s defence budget is still six times China’s. As for the Treasury bills, dumping them is not an option for China: a tumbling dollar would hurt its own economy (see article). And as American consumers spend less, while Chinese stimulus boosts its domestic spending, the huge and politically troublesome trade imbalances are shrinking. In the meantime, the danger of overegging China’s economic expansion abroad is that it will fuel protectionism at a time when American unemployment is painfully high.
In terms of geopolitical power, China has neither the clout nor the inclination to challenge America. Confidently though China’s leaders now strut the world stage, they remain preoccupied by simmering discontent at home: there are tens of thousands of protests each year. For all the economic progress, all sorts of tensions—social, cultural, demographic, even religious—haunt the regime and help explain why it resorts to nationalism so often. So it is odd, and wrong, that America’s approach towards China is driven by its own insecurities. To simplify enormously, the danger is that a frightened United States will be too tough on China over the economy, especially trade; and not tough enough on human rights.
On money matters, Mr Obama’s foolish decision to slap tariffs on Chinese tyres has given dangerous encouragement to protectionists in America. As unemployment there climbs inexorably towards 10%, the pressure will grow for Congress to fuel a self-defeating attack on Chinese exports and the undervalued yuan. This is bad economics: both China and America would lose enormously from a trade war. If economic freedom is one American value that Mr Obama should not sacrifice on his first visit to China next month, the other is personal freedom.
Chinese authoritarianism is not somehow more acceptable because China is a rising power; nor are human rights bargaining chips to be played only when expedient. That Mr Obama needs Chinese help to fix the global economy and on climate-change mitigation does not mean the leader of the free world should stifle criticism of its political system. Avoiding a meeting with the Dalai Lama in Washington this month was an unnecessary sop to his hosts. The Communist Party, keen to bolster its image at home, wants the trip to appear successful as much as Mr Obama does.
Same bed, different dreams—and one is stronger A more confident approach is a bet on whose sort of system of government will prove ultimately stronger. At the moment China’s responses on the climate, the financial crisis and the emerging swine-flu pandemic have won it praise internationally.
But they have also borne the hallmarks of an authoritarian system. For instance, on greenery, it is clear that if China had exposed its response to the rigours of democratic debate, it would have acted more slowly: China’s system enables it to mobilise huge resources and make politically difficult decisions. But an effective long-term response to climate change needs public understanding of the issues and a legal environment that allows foreign owners of green technologies to transfer them without fear of theft.
China lacks both. Behind China’s façade of strength, on stunning display with its parade of tanks and missiles through Beijing on October 1st, lie fretful frailties—also on display that day, when spectators were banned for fear of protests. Social tensions in China are likely to rise, even as it grows richer. Locking up activists, as China has been wont to do recently, is not a lasting solution. Mr Obama should meet some of them in Beijing to find out for himself. If his hosts have a hissy fit, let them./.
**
Trong ý nghĩa đó tổng thống Obama muốn nói, dù Hoa Kỳ và Trung quốc tái thiết lập bang giao với nhau đã 30 năm hai nước vẫn có nhu cầu thích ứng và tìm hiểu nhau. Vấn đề chính là Hoa Kỳ và Trung quốc đều không biết chắc quan hệ của hai nước sẽ dẫn tới đâu, mặc dù hai nước có rất nhiều điểm chung. Trong 10 năm qua kinh tế hai nước gắn chặt hữu cơ với nhau. Hoa Kỳ là nước vay nợ nhiều nhất và Trung quốc là nước chủ nợ lớn nhất. Hoa Kỳ và Trung quốc cũng là hai quốc gia đang hợp tác nhau để giải quyết hai vấn nạn lớn thế giới đang đối diện là (1) sự nóng dần của khí quyển, và (2) khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và Trung quốc đều có một mối lo chung là quan hệ hiện nay có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh dai dẵng hay một cuộc đụng độ vũ trang.
Trung quốc đang có chương trình xây dựng lực lượng quân sự để một mai có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Á châu và bảo vệ Đài Loan. Trung quốc đang âm thầm đóng Hàng không mẫu hạm và các tướng lãnh Trung quốc không hề hé răng với bất cứ ai về vấn đề này. Sau lưng nỗ lực bành trướng này là sức mạnh kinh tế của Trung quốc. Các công ty của Trung quốc đã “mua đứt” nhiều nước tại Phi châu và Nam Mỹ, và kết bạn với các quốc gia mà các nước Tây phương tránh xa (TBN: vì độc tài hoặc vi phạm nhân quyền trắng trợn chẳng hạn). Với nguồn ngoại tệ phong phú và khả năng trời cho trong nghề làm ăn buôn bán, số tiền đầu tư của Trung quốc tại các nước Tây phương càng ngày càng lớn. Và trên hết Hoa Kỳ nợ Trung quốc 800 tỉ mỹ kim là một lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các quan sát viên trên thế giới cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ căng thẳng hơn trong những năm tới vì hai nguyên nhân: Thứ nhất, năm 2012 có hai cuộc bầu cử quan trọng tại Hoa Kỳ và Đài Loan, và đại hội 18 của đảng cộng sản Trung quốc. Thứ hai hai nước có nhu cầu điều chỉnh chính sách trước tương quan lực lượng mới. Thế giới đang nói tới khối G2 gồm Hoa Kỳ và Trung quốc, cho rằng nền kinh tế hai nước xem như ngang ngữa nhau và Hoa Kỳ và Trung quốc phải hợp tác nhau mới giải quyết được các vấn nạn chính của thế giới (TBN: The Economist cho rằng quan niệm này không sát thực tế nếu không muốn nói là nguy hiểm.)
Nền kinh tế Trung quốc hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ và GDP tính theo đầu người chỉ bằng 1/14 của Hoa Kỳ, và khả năng sáng tạo của Trung quốc còn thua xa Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ hiện lớn gấp 6 lần ngân sách quốc phòng Trung quốc. Vũ khí duy nhất của Trung quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ, nhưng Trung quốc cũng không dễ dàng gì để khai thác (TBN: như bán đổ công khố phiếu của Hoa Kỳ ra thị trường) vì khai thác thì đồng mỹ kim mất giá, kinh tế của Trung quốc cũng bị ảnh hưởng lây. Khi dân chúng Mỹ giảm tiêu thụ, trong khi Trung quốc tung tiền đẩy mạnh sự tiêu thụ trong nước, cán cân thương mãi đang bất lợi cho Hoa Kỳ sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, nếu Trung quốc đẩy mạnh sức ép kinh tế của mình ra các nước khác, thế giới sẽ có khuynh hướng co cụm, nhất là tại Hoa Kỳ chỉ số thất nghiệp đang lên cao làm cho khuynh hướng bảo hộ công nghiệp trong nước (protectionism) càng mạnh. Về phương diện địa chính trị (geopolitics) Trung quốc chưa có sức cũng như chưa có ý định đối đầu với Hoa Kỳ.
Trên mặt quốc tế Trung quốc có nhiều ưu thế và tự tin, nhưng trong nước họ phải đối đầu với sự bất mãn triền miên của dân chúng với hàng chục ngàn vụ biểu tình phản đối hằng năm. Tuy kinh tế phát triển nhưng tình hình trong nước khá căng thẳng về các mặt xã hội, văn hóa, dân số và tôn giáo. Điều này giải thích tại sao chính quyền Bắc Kinh hay nói tới tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ không nhất thiết cần áp dụng một đối sách cứng rắn với Trung quốc vì cho rằng mình đang bị Trung quốc đe dọa. Sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ do lo sợ sự lớn mạnh của Trung quốc mà gắt gao với Trung quốc về mặt kinh tế, đặc biệt là mậu dịch, mà lơ là về mặt nhân quyền.
Việc tổng thống Obama mới đây tăng thuế đối với vỏ bánh xe do Trung quốc chế tạo chẳng có lợi gì nếu không muốn nói chỉ khuyến khích tinh thần bảo hộ công nghiệp tại Hoa Kỳ. Đứng trước chỉ số thất nghiệp xấp xỉ 10%, quốc hội Hoa Kỳ sẽ có khuynh hướng chỉ trích chính sách xuất cảng ồ ạt của Trung quốc và giá trị quá thấp của đồng yuan (TBN: đồng yuan thấp, phẩm vật và hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung quốc với giá bằng đồng yuan cao nên khó bán) và có thể tạo ra một trận chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong trường hợp này cả hai nước đều bị tổn thương.
Trong chuyến công du Bắc Kinh sắp tới, chắc chắn rằng tổng thống Obama không từ bỏ cái giá trị thứ nhất của Hoa Kỳ là tự do mậu dịch thì tổng thống Obama cũng không nên từ bỏ cái giá trị thứ hai là quyền tự do của con người (personal freedom). Hoa Kỳ không thể quan niệm rằng vì Trung quốc đang lớn mạnh nên Trung quốc có quyền độc tài, và Hoa Kỳ chỉ dùng đến vũ khí nhân quyền để áp lực Trung quốc khi có lợi cho mình. Tổng thống Obama cần Trung quốc hợp tác để giải quyết sự khủng hoảng kinh tế thế giới và điều tiết khí hậu địa cầu không có nghĩa ông Obama phải im lặng không dám chỉ trích chế độ chính trị của Trung quốc. Thí dụ như mới đây tổng thống Obama ngần ngại không tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng để lấy lòng Trung quốc chuẩn bị cho chuyến đi tới của ông qua Tàu là một sự tránh né không cần thiết.
Đảng cộng sản Trung quốc có nhu cầu tạo uy tín đối với nhân dân Trung quốc nên cũng mong muốn chuyến thăm viếng này là một thành công như tổng thống Obama muốn. (TBN: The Economist lấy tâm lý của Mao Trạch Đông đối với cuộc thăm viếng Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972 để áp dụng vào cuộc thăm viếng này. Nhưng vị thế hai nước đã rất khác xa nhau trong hai trường hợp. Tuy Hoa Kỳ vẫn còn ưu thế đối với Trung quốc nhưng lần này tổng thống Obama lên đường trong một tư thế tương đối yếu hơn lúc tổng thống Nixon đi Trung quốc nhiều).
Tổng thống Obama cần chứng tỏ cho Trung quốc và thế giới thấy rằng chế độ dân chủ vẫn là một chế độ tốt hơn. Lúc này thế giới có vẻ khen Trung quốc về cung cách Trung quốc hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự nóng dần của khí quyển và nỗ lực chống sự lan tràn của dịch cúm heo, nhưng đừng quên rằng Trung quốc vẫn giải quyết các vấn đề trên theo cung cách một nước độc tài. Lấy thí dụ về chính sách trồng cây xanh (greenery) để chống sự nóng dần của khí quyển.
Do chế độ tập quyền không cần thảo luận dân chủ với dân và với các nước khác trên thế giới, Trung quốc thực hiện kế hoạch trồng cây xanh một cách ồ ạt và nhanh chóng, trong khi đáng lẽ cần giáo dục cho dân chúng biết sự quan trọng của kế hoạch (TBN: đối với tương lai của sự sống trên địa cầu để dân chúng hợp tác bảo vệ kế hoạch) và sắp xếp để trao đổi kỹ thuật trồng cây xanh với các nước khác trên thế giới thế nào để các nước có kỹ thuật tân tiến này không ngại sự hiểu biết của mình sẽ bị đánh cắp. Dưới bề mặt hoành tráng của cuộc diễn binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chế độ cộng sản tại Trung quốc hôm 1 tháng 10 vừa qua tại Bắc Kinh là dấu hiệu của sự yếu đuối của chế độ.
Đảng cộng sản Trung quốc đã không cho dân chúng tự do đến xem diễn binh vì ngại các cuộc biểu tình phản đối của dân trước bàng quang thiên hạ. Trung quốc càng giàu mạnh, sự bất ổn trong nước càng lớn. Đảng cộng sản Trung quốc đã bắt giam các nhà đấu tranh dân chủ, nhưng chính sách này sẽ không hữu hiệu về lâu về dài và sẽ thất bại. Trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh sắp tới tổng thống Obama nên gặp vài nhà đấu tranh dân chủ thì sẽ thấy. Nếu Bắc Kinh có giận dữ thì nên để họ giận dữ cho quen. (TBN: nói dễ hơn làm. Tháng 11 năm 2007 khi tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC ông Bush đã không dám gặp các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam đang bị canh gác và chận cửa ngày đêm thì cũng khó mà tổng thống Obama gặp các nhà đấu tranh Trung quốc đang bị chính quyền Trung quốc giam giữ). Trần Bình Nam Oct. 25, 2009 binhnam@sbcglobal.net www.tranbinhnam.com (*)
Nguyên văn Anh ngữ:
The odd couple
From The Economist print edition October 24th-30th, 2009 America should be much more confident in its dealings with its closest rival IT HAS become a tedious tradition for Westerners dealing with China to garnish their speeches with wisdom from the Chinese classics. Barack Obama, addressing Chinese and American leaders in July, used not just a banal quotation from Mencius, a Confucian sage, but a punchier one from Yao Ming, a Chinese basketball player: “No matter whether you are new or an old team member, you need time to adjust to one another.” Though it is 30 years since the two countries re-established diplomatic ties severed by the Communist takeover, both sides still badly need to adjust. The heart of the problem is a profound uncertainty in both countries about where the relationship may lead. In many respects the two countries are in the same bed. Their economies have become interlocked, especially in the past decade.
America is the world’s biggest debtor and China its biggest creditor. From climate change to the economic recovery, the world faces problems that demand China and America work in concert. Prussian blues, Chinese reds Yet relations are dogged by fears of a new cold war, or even a hot one, breaking out. Some Americans in Washington, DC, talk of China as “the new Prussia”. China has engaged in a rapid military build-up that could challenge America as the defender of Asian peace (and Taiwan’s sovereignty). Unannounced, China is building its first aircraft-carrier, yet its generals often refuse even to talk to their American peers. Underlying the strategic competition is China’s economic rise. Its companies are “colonising” swathes of Africa and Latin America, cosying up to regimes Westerners shun.
Its huge foreign-exchange holdings and its sniffing of bargains mean Chinese investment in the West will grow rapidly in the coming years. And to cap it all, China owns $800 billion of American government debt—enough to give it power of life and death over the American economy. Tensions will get worse in the next few years for two reasons. The first is unavoidable: 2012 witnesses important political transitions in the form of elections in Taiwan and America and a Communist Party Congress in China. Second—and more generally—there has been a recalibration of perceived power.
There is now talk of a G2 of China and America, implying that their global weights are nearly equal. In fact, as our special report argues, this is a misperception, and a dangerous one. China’s economy is still less than a third the size of America’s at market exchange-rates. Its GDP per head is one-fourteenth that of America. The innovation gap between the two countries remains huge. America’s defence budget is still six times China’s. As for the Treasury bills, dumping them is not an option for China: a tumbling dollar would hurt its own economy (see article). And as American consumers spend less, while Chinese stimulus boosts its domestic spending, the huge and politically troublesome trade imbalances are shrinking. In the meantime, the danger of overegging China’s economic expansion abroad is that it will fuel protectionism at a time when American unemployment is painfully high.
In terms of geopolitical power, China has neither the clout nor the inclination to challenge America. Confidently though China’s leaders now strut the world stage, they remain preoccupied by simmering discontent at home: there are tens of thousands of protests each year. For all the economic progress, all sorts of tensions—social, cultural, demographic, even religious—haunt the regime and help explain why it resorts to nationalism so often. So it is odd, and wrong, that America’s approach towards China is driven by its own insecurities. To simplify enormously, the danger is that a frightened United States will be too tough on China over the economy, especially trade; and not tough enough on human rights.
On money matters, Mr Obama’s foolish decision to slap tariffs on Chinese tyres has given dangerous encouragement to protectionists in America. As unemployment there climbs inexorably towards 10%, the pressure will grow for Congress to fuel a self-defeating attack on Chinese exports and the undervalued yuan. This is bad economics: both China and America would lose enormously from a trade war. If economic freedom is one American value that Mr Obama should not sacrifice on his first visit to China next month, the other is personal freedom.
Chinese authoritarianism is not somehow more acceptable because China is a rising power; nor are human rights bargaining chips to be played only when expedient. That Mr Obama needs Chinese help to fix the global economy and on climate-change mitigation does not mean the leader of the free world should stifle criticism of its political system. Avoiding a meeting with the Dalai Lama in Washington this month was an unnecessary sop to his hosts. The Communist Party, keen to bolster its image at home, wants the trip to appear successful as much as Mr Obama does.
Same bed, different dreams—and one is stronger A more confident approach is a bet on whose sort of system of government will prove ultimately stronger. At the moment China’s responses on the climate, the financial crisis and the emerging swine-flu pandemic have won it praise internationally.
But they have also borne the hallmarks of an authoritarian system. For instance, on greenery, it is clear that if China had exposed its response to the rigours of democratic debate, it would have acted more slowly: China’s system enables it to mobilise huge resources and make politically difficult decisions. But an effective long-term response to climate change needs public understanding of the issues and a legal environment that allows foreign owners of green technologies to transfer them without fear of theft.
China lacks both. Behind China’s façade of strength, on stunning display with its parade of tanks and missiles through Beijing on October 1st, lie fretful frailties—also on display that day, when spectators were banned for fear of protests. Social tensions in China are likely to rise, even as it grows richer. Locking up activists, as China has been wont to do recently, is not a lasting solution. Mr Obama should meet some of them in Beijing to find out for himself. If his hosts have a hissy fit, let them./.
**
No comments:
Post a Comment