Tuesday, October 27, 2009

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * HÀNG TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

***


HÀNG TRUNG QUỐC “MADE IN VIETNAM”

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

UNICODE: http://viettudan.net

Geneva, 22.10.2009

Từ khi cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế bắt đầu, các nước, nhất là Trung quốc và Nga luôn luôn lo sợ về tình trạng Ce Chở Mậu Dịch (Protectionnisme/Protectionism) lớn mạnh. Ngỏ lời đầu tiên trong WEF Davos 2008 (World Economic Forum Davos), Thủ tướng Nga và Thủ tướng Trung quốc nhấn mạnh đến những nguy cơ Che Chở Mậu Dịch này.

Suốt trong ba cuộc Họp của G20, tình trạng căng thẳng vẫn là vấn đề Che Chơ Mậu Dịch. Trước cuộc Họp G20 tại Pittburgh, Hoa kỳ tăng thuế nhập cảng lốp xe đến từ Trung quốc. Trung quốc phản ứng ngay bằng việc bù trừ về việc nhập gà từ Mỹ. Đồng thời Trung quốc đòi buộc chứng chỉ về trùng cúm heo đến từ Liên Aâu và Mỹ.

Tin tức mới về biện pháp kiểm sóat

Đối với hàng Việt Nam

Vào năm 2010, hàng thủy sản Việt Nam nhập vào Châu Âu sẽ phải tuân thủ quy định IUU, yêu cầu chứng nhận là sản phẩm được đánh bắt và khai thác hợp pháp. Cùng lúc, hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ (và một số sản phẩm khác) cũng phải đạt chuẩn mực do đạo luật CPSIA quy định. Các rào cản kỹ thuật này đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại.

Trong tuần qua, một công văn của Ủy ban Châu Âu được báo chí tiết lộ cho biết là định chế này sẽ đề nghị Liên Hiệp Châu Âu kéo dài thêm 15 tháng thời hạn áp thuế chống phá giá lên giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2006, mức thuế đối với sản phẩm Việt Nam là 10%.

Việc áp đặt thuế chống phá giá này là một trong những khó khăn mà ngành xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh các nước nhập khẩu hàng hoá ngày càng dựng thêm các rào cản để bảo vệ nền sản xuất nội địa. Vấn đề lại càng hệ trọng đối với Việt Nam khi mà các chướng ngại vật này lại được các thị trường chủ yếu của hàng Việt dựng lên, như tại Châu Âu hay Hoa Kỳ.

Quy định của Châu Âu về nguồn gốc hợp pháp của thủy sản

Tại Châu Âu chẳng hạn, trong lúc mặt hàng giày da dự trù sẽ tiếp tục bị áp thuế chống phá giá, thì kể từ tháng giêng năm 2010, đến lượt thủy sản bắt đầu gặp khó khăn về mặt thủ tục khi nhập vào thị trường Liên Hiệp Châu Âu. Vào lúc ấy, Châu Âu bắt đầu áp dụng những quy định gọi tắt là IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing) nhằm chống các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trái phép trên toàn thế giới.

Cá tra và cá ba sa xuất khẩu phải lọc đi toàn bộ phần mỡ.

Theo các quy định này, thì tất cả các lô hải sản từ Việt Nam xuất qua châu Âu đều phải được chứng nhận về tính hợp pháp, có tên tàu đánh bắt, vùng biển khai thác vân vân, những vấn đề khó đáp ứng do phương thức đánh cá còn cá thể, manh múm và thủ công của ngư dân Việt Nam.

Chuẩn mực mới về an toàn do Hoa Kỳ áp dụng

Khó khăn cũng có thể đến từ Mỹ, thị trường quan trọng nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam. Trên nguyên tắc, kể từ tháng 2/2010, chính quyền Mỹ sẽ áp dụng đạo luật có tên là Consumer Product Safety Improvment Act (CPSIA), tạm dịch là Luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Theo đó luật này, các mặt hàng nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải hội đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.

Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thứ hai tuần trước đã nêu bật một ví dụ liên quan đến hàng may mặc, theo đó nhà sản xuất phải cung cấp nhiều loại giấy tờ như giấy kiểm tra về tính an toàn của vải khi bị cháy, kèm theo hàm lượng chì trên vải chẳng hạn. Đạo luật CPSIA đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại vì đã đặt ra nhiều loại tiêu chuẩn cao về chất lượng và tính an toàn, buộc giới sản xuất tại Việt Nam phải cố gắng rất nhiều mới thỏa mãn được.

Cùng trong WTO/OMC, nhưng có thể áp dụng

Những Biện pháp không giá biểu

(Mesures non-tarifaires)

Giá biểu chính thức trong Tổ chức Mậu dịch quốc tế có những Giá biểu độc lập của mỗi nước (Tarifs douaniers autonomes) và Giá biểu quan thuế ký kết (Tarifs douaniers contractuels). Nhưng mỗi nước có thể nại ra những lý do để áp dụng những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires). Những biện pháp này có thể là:

=> Hạn chế về Lượng nhập cảng (Mesure de contingentement)

=> Hạn chế về Ngọai tệ (Mesure de Change)

=> Biện pháp Hành chánh (Mesure administrative)

Tạo ra những chậm trễ hành chánh cho nhập cảng

=> Biện pháp Kỹ thuật (Mesure Technique)

Đòi hỏi những thỏa mãn Kỹ thuật

=> Biện pháp Vệ sinh (Mesure d’Hygiène)

Đây là Biện pháp mà các nước dễ lấy ra nhất để hạn chế nhập cảng. Mỗi nước đặt ra những điều kiện Vệ sinh để bảo vệ Dân tiêu dùng của họ. Khi nói đến vấn đề Vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho Dân, thì những nước khác khó lòng chống lại. Hiện nay, những hàng đồ chơi cho trẻ con đang được đề cập đến nhiều nhất từ những hàng Trung quốc. Thực phẩm đến từ Trung quốc, Thuốc sản xuất từ Tầu, cũng phải được kiểm sóat gắt gao về vệ sinh.

Cách đây hai tuần, khi đề cập đến câu hỏi của Đài RFI xem có cách nào chống hàng Trung quốc đang lan tràn ở Việt Nam, chúng tôi đã đề nghị những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires), nhưng đã phải thất vọng nói rằng:”CSVN sợ hãi Tầu, làm sao có thể cứng rắn áp dụng những Biện pháp này !”

Hoa kỳ và Liên Aâu ngăn cản hàng

Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc

Những nhà chuyên môn Quan Thuế rất tinh ý về sự liên hệ giữa Việt Nam và Trung quốc. Hai nước có những điểm giống hệt nhau:

=> Cùng một Cơ Chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế

=> Bộ máy hành chánh đầy tham nhũng, bưng bít

=> Chỉ có thông tin một chiều của Nhà nước. Cấm cản mọi thông tin, báo chí có thể phanh phui sự thật.

=> Đàn áp tất cả những ai dám động chạm đến những sai trái, xậm xụi, tham nhũng của độc đảng Cộng sản.

=> Luật pháp do Nhà Nước tùy nghi xét định

Những khắng khít che đậy cho nhau giữa hai nước là công khai.

Chính vì vậy, nếu muốn ngăn cản hàng Trung quốc, mà thả lỏng Việt Nam, thì không thể có hiệu quả mong muốn, bởi vì Việt Nam sẽ gian giảo biến những hàng độc hại của Trung quốc thành “Made in Vietnam” để xuất cảng cho Trung quốc.

Hoa kỳ và Liên Aâu tuyên bố kiểm sóat chặt chẽ hàng hóa Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc:

=> Lần thứ nhất năm năm 2006về hàng bằng da đến từ Trung quốc và Việt Nam

=> Lần này mới được tuyên bố cũng cho Trung quốc và Việt Nam về thực phẩm

Những cơ quan chuyên môn về Quan Thuế rất hiểu những quan hệ gian giảo giữa hai nước. Những hàng phế thải, mang độc chất của Trung quốc, khi bị cấm trực tiếp xuất cảng, đang tràn ngập vào Việt Nam. Những hàng này không những diệt Kinh tế Việt Nam, mà còn làm hại sức khỏe những thế hệ sau này. Đây là một cách diệt chủng.

Trước đây, khi Trung quốc chưa vào WTO/OMC (Tổ chức Mậu dịch Thế giới), giới Quan Thuế phải rất vất vả kiểm sóat nguồn gốc hàng hóa của Trung quốc. Hồi ấy, Hồng Kông vẫn thuộc Anh quốc và có quyền xuất cảng hàng hóa sang Thị trường Chung Aâu châu. Vì vậy, một số hàng hóa sản xuất ở Trung quốc, tại những khu vực quanh Hồng Kông, đã gian lận đề là “Made in HongKong”.

Giới Quan Thuế hiểu rằng ngày nay, với những liên hệ không kiểm sóat nổi, những hàng bị cấm xuất cảng trực tiếp từ Trung quốc, có thể được chuyển qua Việt Nam và đề là “Made in Vietnam”. Những gian thương hay ngay cả Nhà Nước Việt Nam, vì lợi lộc mà quên tương lai thiệt hại cho Dân tộc, có thể chấp nhận làm công việc gian lận này cho Trung quốc. Thương hiệu “Made in China” đang xuống dốc trầm trọng. Việt Nam chấp nhận làm công việc gian lận sẽ kéo theo sự xuống dốc của Thương hiệu “Made in Vietnam”. Việc phá Thương hiệu này sẽ tạo thiệt hai lâu dài.

Khi Quốc tế kiểm sóat hàng hóa xuất cảng của Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc, đó là họ đã hiểu sự gian lận này của hai nước cấu kết với nhau như Anh Em hay như Thầy Tớ.

Giáo sư Kinh tế NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 22.10.2009

No comments: