Wednesday, November 16, 2011

TIN VIỆT NAM & THẾ GIỚI



Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) và tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC Honolulu, Hawaii, 13/11/2011
REUTERS/Jason Reed



Anh Vũ

MF cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính của Trung Quốc Anh Vũ

Theo Reuters, trong một báo cáo về tình hệ thống tài chính của Trung Quốc công bố hôm nay, 15/11/2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - đã cảnh báo rằng nước này đang đứng trước nguy cơ bị vỡ bong bóng đầu cơ và các ngân hàng thương mại của họ có thể bị sụp đổ dây chuyền, nếu như cùng lúc phải đối phó với những khó khăn về tín dụng, bất động sản và tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, bản báo cáo nêu trên cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh có thể giảm bớt các nguy cơ bằng cách giải phóng thị trường tài chính, tạo tự chủ nhiều hơn cho các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương.

Báo cáo về tình hình tài chính Trung Quốc được hoàn thành từ hồi tháng 6 vừa qua còn đưa ra 29 khuyến cáo chủ chốt để Bắc Kinh mau chóng hành động tránh những rủi ro có thể xảy ra.

IMF cho biết đã cộng tác với ngân hàng Trung ương và các cơ quan điều tiết tài chính ở Trung Quốc tiến hành những thử nghiệm về sức chịu đựng trước các cơn sốc về tài chính của 17 ngân hàng, chiếm 83% trong hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc.

Các thử nghiệm trên cho thấy, trong trường hợp nền kinh tế phải hứng chịu nhiều khủng hoảng liên tiếp thì có tới 20% các ngân hàng không bảo đảm về vốn tự có theo quy định ở Trung Quốc là 8%.

Đây chỉ là phép thử tính toán dựa trên những tình huống giả định, còn theo IMF, tình hình cũng chưa đến nỗi bi quan vì các ngân hàng Trung Quốc vẫn còn có chỗ dựa là nguồn dự trữ tài chính dồi dào của Nhà nước.

Cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá đồng tiền Trung Quốc, hôm nay, báo chí chính thức Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt tuyên bố của tổng thống Mỹ Barack Obama tại diễn đàn APEC, Hawaii khi ông cho rằng mặc dù tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ có nhích lên chút ít nhưng « chưa đủ ». Chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào đã trả lời ngay tổng thống Mỹ rằng « ngay cả khi đồng nhân dân tệ có tăng nhiều thì cũng không giải quyết được các vấn đề mà nước Mỹ đang phải đối mặt ».

Tờ Global Times thì viết : « Hoa Kỳ định giải quyết các vấn đề kinh tế của mình bằng cách gây sức ép lên Trung Quốc. Mưu đồ như vậy là vô ích , cuối cùng rồi sẽ thất bại ».

Tuy nhiên, không chỉ có Hoa Kỳ, các đối tác thương mại khác từ nhiều năm qua vẫn yêu cầu Bắc Kinh nâng giá đồng nhân dân tệ, mà họ cho rằng Trung Quốc muốn duy trì ở mức thấp để có lợi cho xuất khẩu.



http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111115-quy-tien-te-quoc-te-imf-canh-bao-nguy-co-bat-on-tai-chinh-cua-trung-quoc

Philippines chỉ trích ASEAN thiếu đoàn kết
để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông

Các ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp ngày 15/11/2011, Bali, Indonesia

Các ngoại trưởngASEAN trong cuộc họp
ngày 15/11/2011, Bali, Indonesia

REUTERS
Đức Tâm Vào lúc Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN nhóm họp thượng đỉnh tại Bali, Indonesia, chính quyền Manila đã lên tiếng phê phán một số nước trong Hiệp hội chỉ chú ý đến các tính toán chính trị, kinh tế quốc gia, không tạo được một khối thống nhất đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Theo Reuters, Philippines có những lo ngại là Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với một vài nước ASEAN ngăn chặn khả năng giải quyết các tranh chấp qua con đường đàm phán đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ muốn thương lượng trong khuôn khổ song phương, giữa Trung Quốc với từng nước có liên quan.

Vừa qua, Manila đã đề nghị thành lập một Khu vực Hòa bình, Tự do và Hợp tác trên biển - ZoPFFC, cho phép tiến hành hợp tác, cùng thăm dò, khai thác những vùng đang có tranh chấp chủ quyền. Dự án này đương nhiên không liên quan đến những vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia.

Trong thông cáo công bố ngày hôm nay, 15/11/2011, tại Manila, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói thẳng : « Chúng tôi có cảm giác rằng những tính toán kinh tế, chính trị đã ngăn cản việc đạt được một kết quả hữu hiệu và có thể chấp nhận được bởi các bên trong cuộc thảo luận về dự án lập Khu vực Hòa bình, Tự do và Hợp tác».

Một đại diện của bộ Ngoại giao Philippines đã đọc bản thông cáo trong cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN, ngày hôm nay, tại Bali, Indonesia. Theo quan chức này, thì « đã không có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên ASEAN trong cuộc gặp giữa các chuyên gia luật biển của ASEAN, do vậy, khó đạt được một đồng thuận ».

Trong tháng Chín vừa qua, Philippines đã tổ chức một cuộc gặp giữa các chuyên gia luật pháp, thế nhưng Lào và Cam Bốt đã không cử đại diện tham dự, cho dù trước đó, hai nước này tuyên bố sẽ có mặt. Điều này ngăn cản việc đạt được một lập trường chung trong hồ sơ Biển Đông.

Trong bản thông cáo, Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh là ASEAN cần phải đóng vai trò tích cực và quan trọng, góp phần giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Mặt khác, Manila mong muốn là ASEAN có đủ khả năng hỗ trợ giải quyết những hồ sơ tế nhị mà không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương và đa phương.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111115-philippines-chi-trich-asean-thieu-doan-ket-de-doi-pho-voi-trung-quoc-trong-ho-so-bie

Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam?
Cập nhật: 10:05 GMT - thứ ba, 15 tháng 11, 2011
Trao đổi thông tin du học Mỹ

Nhiều gia đình Việt Nam muốn cho con đi học nước ngoài

Hiện tượng một số trường đại học phải đóng cửa ngành học đã manh nha xuất hiện vào năm 2010 tại các trường đại học khác như Đại học Đông Đô, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Hồng Đức...

Nhưng khi nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào trạng thái đình lạm (hoạt động sản xuất-kinh doanh đình đốn trong bối cảnh lạm phát vẫn tăng cao), hiện tượng đó đã mang tính phong trào – không khác mấy với phong trào “nói Không” của ngành giáo dục được khởi phát từ thời kỳ đảm nhiệm của Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân từ giữa năm 2006.

Cho tới nay, khó ai có thể xác dịnh được phong trào đóng cửa ngành học đã bắt đầu từ đâu, thành phố loại 1 hay các thành phố loại 2,3. Nhưng điều chắc chắn là phong trào này đã lan rộng ở cả ba miền Trung, Nam Bắc, đặc biệt ngay trước thềm khai giảng năm học 2011-2012.

Tại miền Trung là trường hợp của Đại học Đà Nẵng (đóng ngành kinh tế chính trị và thống kê tin học), Đại học Phạm Văn Đồng (đóng ngành tài chính ngân hàng). Tình hình khó khăn tương tự cũng xảy đến với các trường đại học An Giang, Đồng Tháp. Trong khi đó, ngay tại TP. Hồ Chí Minh với số lượng hơn nửa triệu sinh viên và thuộc loại cao nhất nước về sức cầu học tập, cũng có những trường dân lập phải đóng cửa ngành học như Đại học Văn Hiến, Đại học Hùng Vương.

Ngay cả một trường công lập có bề dày truyền thống như Đại học Nông lâm cũng đã tuyên bố có thể phải đóng cửa nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp. Ở khu vực phía Bắc, Đại học Chu Văn An tại Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ.

Hiện tượng đóng cửa ngành học nói lên điều gì? Những trường hợp nêu trên chỉ mang tính minh họa, trong khi còn khá nhiều trường đại học cũng lâm vào tình trạng như thế. Một số chuyên gia giáo dục đã đưa ra những giải thích xác đáng: chỗ học tăng lên trong khi lượng thí sinh tăng không đáng kể, hoặc chủ trương đại học hóa các trường cao đẳng đã dẫn đến tình trạng mạng lưới bị thừa và lẫn lộn…

Cung tăng trong khi cầu không thỏa mãn được cung, một quy luật tự nhiên mà giáo dục đại học không được xem là ngoại lệ. Thậm chí trong những năm tới tình hình tuyển sinh của khối đại học dân lập còn bi đát hơn hiện thời.

Phải coi dạy học như làm dịch vụ

Tháng 10/2011, trong một cuộc họp sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 269/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học, Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục phát ngôn một triết lý mới: “Phải coi dạy học như làm dịch vụ”. Cho đến thời điểm xuất hiện phát ngôn ấy, ông Nhân đã phụ trách ngành giáo dục Việt Nam được đúng 5 năm – ứng với khoảng thời gian để tổng kết những kết quả đạt được của các kế hoạch phát triển trung hạn ở đất nước này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và ông Đới Bỉnh Quốc

Thời kỳ ông Nguyễn Thiện Nhân (trái) làm bộ trưởng giáo dục tạo nên nhiều hy vọng nhất, nhưng cũng gây tranh cãi

Vậy kết quả đạt được ở bậc đại học trong giai đoạn từ giữa năm 2006, khi Nguyễn Thiện Nhân chính thức chấp nhiệm chức vụ Bộ trưởng giáo dục, cho đến nay là gì?

Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Còn trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.

Rất có thể, kết quả của triết lý “Phải coi dạy học như làm dịch vụ” của Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân đang là con số trên 160 trường đại học hiện diện tại hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, trừ tỉnh Đăk Nông do mới tách ra chưa đủ lâu nên chưa có được trường đại học của mình.

“Dịch vụ đại học” không phải là cụm từ được chính thức xác nhận trong các văn bản của ngành giáo dục, nhưng lại đương nhiên được thừa nhận bởi lời bàn tán đầy mỉa mai của những người muốn mở trường. Trong hai năm 2006-2007, khi có đến 40 trường đại học ồ ạt ra đời, “dịch vụ đại học” cũng được “nâng lên tầm cao mới” với sự khởi đầu cho mọi khởi đầu: chi phí.

Rất nhiều người trong ngành giáo dục, giới chuyên môn và giới báo chí đều biết rõ chi phí “chui” để mở trường đại học là không hề nhỏ. Vào những năm 2006-2007, chi phí “trọn gói” để xin giấy phép thành lập trường đại học đã vào khoảng 1-2 tỷ đồng, tùy vào khu vực mở trường và số lượng ngành học của trường. Vị trí của trường càng đắc địa, số lượng ngành học càng nhiều thì chi phí càng lớn.

Bản chất không thay đổi, nhưng hình thái luôn biến dạng theo thời gian. Vài năm gần đây, khoản chi phí mở trường đại học đội lên đến 3-5 tỷ đồng. Vì sao lại có “nghịch lý” ấy? Có lẽ đơn giản nhất là nên thuyết minh theo giá vàng: từ năm 2006 đến năm 2011, giá vàng tại Việt Nam đã tăng gấp 3,5 lần.

"Chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung bình như Thái Lan, đã có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn."

Sẽ không có những khoản chi phí kinh khủng như thế nếu không có sự tồn tại của “đường dây”. Bản thân người viết bài này đã biết tường tận về một hiệu trưởng trường cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Vị này kêu khổ không ngớt khi phải mất đến ba năm, vài chục lần bay ra Hà Nội mà chẳng thể xin được quyết định chuyển từ cao đẳng lên đại học.

Cuối cùng, vị hiệu trưởng theo thuyết khổ hạnh ấy đành phải nhờ đến một cơ quan có chức năng “nghiên cứu phát triển giáo dục” thì mới được toại nguyện. Tất nhiên 2 tỷ đồng của của trường cũng phải đội nón ra đi.

Nói Không với văn bằng ngoài công lập!

Nhưng “dịch vụ đại học” vẫn chưa kết thúc sự hành hạ của nó. Nếu chuyện mở trường khó hiểu và khó khăn như thế nào thì hệ quả đào tạo của trường lại càng làm cho cộng đồng xã hội hết sức khó xử.

Cùng với hiện tượng đóng cửa ngành học của nhiều trường đại học, vào tháng 10/2011, Nam Định đã trở thành tỉnh đầu tiên khi chính quyền của địa phương này công khai thông báo không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Xin lưu ý, tính chất dân lập hay tư thục là như nhau ở Việt Nam, được nhìn nhận chung là trường ngoài công lập.

Đây cũng là lần đầu tiên văn bằng của khối trường ngoài công lập bị xúc phạm đến như vậy. Sự xúc phạm này ngay lập tức đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ phía hội đồng quản trị và ban giám hiệu của nhiều trường đại học dân lập. Hiểu theo nghĩa thông thường, hành động của chính quyền tỉnh Nam Định không khác gì một sự phân biệt đối xử trên phương diện xã hội học.

Nhưng ở một góc cạnh khác, người ta lại nhận ra rằng đã đến lúc gióng lên tiếng “chuông gọi hồn ai” về thực trạng đào tạo tại nhiều trường đại học ngoài công lập. Khởi đầu của “đường dây giáo dục phí” dẫn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là logic cho sự tiếp nối về cách làm ăn ẩu tả của nhiều trường đại học ngoài công lập.

Hoàn toàn không khác với trường ngoài công lập, ngay các trường cao đẳng công lập được “nâng cấp” thành đại học và trường trung cấp phát triển thành cao đẳng, cũng rơi vào tình trạng bình mới rượu cũ. Hiển nhiên, giáo dục là một trong những lĩnh vực được chú trọng về lượng hơn là chất ở Việt Nam trong vài chục năm qua, dẫn đến hậu quả là từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi số lượng trường đại học từ 69 trường tăng đến trên 160 trường, thì lượng giáo viên được chuẩn đào tạo công nhận vẫn chỉ gần như một hằng số.

Còn về chất, có thể lấy sự so sánh giữa hoạt động giáo dục đại học ở Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn 2007-2008 như một bằng chứng. Vào thời gian đó, số trường đại học ở Việt Nam đã vào khoảng 150 trường, so với chỉ 112 trường ở Thái Lan. Tuy nhiên, người Thái lại có đến 14.000 tiến sĩ, 35.000 thạc sĩ, trong khi người Việt chỉ có 5.600 tiến sĩ và 15.000 thạc sĩ.

Hai sinh viên Việt Nam tại Thượng Hải

Sinh viên Việt Nam du học nhiều cả ở Trung Quốc

Thế nhưng tiêu chí so sánh thực chất nhất chính là số bài báo khoa học trên tập san quốc tế giữa hai quốc gia: ngành giáo dục Việt Nam chỉ có 959 bài, trong khi các nhà khoa học Thái có đến 4.527 bài, tức gấp gần 5 lần.

Như vậy, chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung bình như Thái Lan, đã có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn.

Trách nhiệm

Khách quan mà nói, Nguyễn Thiện Nhân là một nhà khoa học có tâm trạng trước hiện tình thoái hóa về chất trong giáo dục Việt. Bởi thế vào năm 2010, trên cương vị phó thủ tướng, ông đã đề xuất một chương trình về đào tạo 20.000 tiến sĩ cho đến năm 2020.

Xét về chiến lược, việc đào tạo tiến sĩ cho dài hạn là hoàn toàn chính xác. Nhưng chương trình này đã gây ra nhiều tranh cãi liên quan chủ yếu đến động cơ của nó, và cả cá nhân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

“Phong trào đào tạo tiến sĩ” đã thiếu may mắn khi ra đời trong bối cảnh nền giáo dục đại học bắt đầu lộ rõ những khuyết nhược quá lớn của nó, cũng là hậu quả của việc chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng từ chính chủ trương của ông Nhân.

Tuy vậy, vẫn theo tiền lệ có tính truyền thống, chẳng có ai là người bị quy trách nhiệm, và càng không có ai tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong công tác quản lý lẫn nạn nhũng nhiễu, tham nhũng tràn ngập trong ngành giáo dục.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, một nhà báo tự do ở thành phố HCM.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/11/111115_vn_universities_comment.shtml

No comments: