Tuesday, November 22, 2011

VIÊT NAM & QUỐC TẾ


Việt Nam tuần qua

Mờ ám ban đêm

Tường thuật trên Đài Á Châu Tự Do, blogger Người Buôn Gió, có mặt tại hiện trường, mô tả không khí căng thẳng vào thời điểm đó:

“Cảnh sát và công an đang tiến hành xây dựng công trình trên những phần đất của tu viện Thái Hà. Bà con giáo dân tập trung ở trong nhà thờ để chứng kiến việc chính quyền đang xây dựng trên những phần đất của họ và chính họ là những chủ nhân hợp pháp của phần đất này.

Chính quyền đang xây và họ có rất nhiều xe ủi, xe cần cẩu, đồng thời rất nhiều công an, cảnh sát mặc nhiều loại sắc phục.

Blogger Người Buôn Gió

Chính quyền tổ chức xây dựng và không hỏi ý kiến và sự đồng ý của họ. Chính quyền đang xây và họ có rất nhiều xe ủi, xe cần cẩu, đồng thời rất nhiều công an, cảnh sát mặc nhiều loại sắc phục.”

Cũng ngay trong đêm 16 tháng 11, trả lời Khánh An của Đài Á Châu Tự Do, một giáo dân Thái Hà cho biết:

"Tôi thưa chị là bây giờ tôi không thể trả lời được là bởi vì tôi đang ở hiện trường chỗ họ thi công. Ở đây có rất nhiều công an, rất nhiều cơ động và bây giờ xung quanh tôi có rất nhiều người, toàn cấp ủy của quận Đống Đa, bởi vì Thái Hà là thuộc quận Đống Đa mà, toàn là bí thư, chủ tịch gì gì đây. Công an cơ động vây quanh tôi rất nhiều. Bây giờ tôi không thể trả lời được gì đâu. Họ đang thi công đây này. Bây giờ ở Việt Nam là 1:15 phút sáng (17/11), máy đang chạy ầm ầm đây."

Được biết, ngày trong đêm chính quyền huy động lực lượng hùng hậu vào cho khởi công dự án xử lý nước thải của Bệnh viện Đống Đa, thì bên trong Nhà thờ cũng đang có hàng trăm giáo dân đang cầu nguyện. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Nhà thờ Thái Hà xác nhận điều này với phóng viên Khánh An của Đài Á Châu Tự Do:

congdoanvinh.com-250.jpg
Giáo dân tập trung cầu nguyện ở nhà thờ Thái Hà đêm 16 rạng 17/11/2011. Photo courtesy of congdoanvinh.com

"Bắt đầu từ lúc 23 giờ thì cảnh sát các loại, dân quân tự vệ, chiều nay thì một số người từ các phường được huy động đến, mỗi phường vài chục người. Chúng tôi cũng sợ là họ đến quấy rối tu viện nhưng cho đến giờ này thì chưa. Họ chỉ tập trung ở chỗ vườn hoa 1-6 thôi để hợp tác thi công công trình đó. Hiện nay thì chúng tôi cũng không ra được, giáo dân cũng không ai ra. Giáo dân đến rất đông, khoảng 300 – 400 người. Họ đang nằm tất cả dưới sân của tu viện đây.

Thật ra thì vào ban đêm chúng tôi không nghĩ rằng đó là biện pháp tốt. Việc đấu tranh cho công bằng còn dài. Chúng tôi cũng nghĩ rằng không nên đưa giáo dân ra trong lúc đêm hôm thế này vì chúng tôi đã có kinh nghiệm về những chuyện đó. Nhà nước họ cũng lắm phép lắm. Họ có thể gây rối, tạo những cớ không tốt có thể gây những xung đột không cần thiết. Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh này tránh được xung đột bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Chúng tôi vẫn nghĩ cầu nguyện là điều trước tiên chúng tôi phải làm."

Mượn nhưng không trả

Về nguyên nhân của vụ tranh chấp này, trả lời RFA ngay sau khi sự việc bùng phát, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội cho biết:

“Dòng Chúa Cứu Thế của Hà Nội đóng trên phía đất của GX Thái Hà đã được thành lập từ năm 1928. Đến năm 1959 đến 1970 nhà nước mượn một số vị trí, một số cơ sở lúc đầu để làm chỗ ở. Sau đó rồi thì năm 70, 71, 73 thì mượn để làm bệnh viện Đống Đa.

Và cho đến nay việc nâng cấp lên đó là điều người ta không chấp nhận được tạo nên bức xúc trong giáo dân.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh

Giáo dân đã đưa đơn và yêu cầu trả lại Tu Viện Đại Chúng Thái Hà. Ngày 27 đã có một đoàn lên tận UBND quận để đưa đơn yêu cầu trả lại và đồng thời dựng bảng điện tử để yêu cầu trả lại đất đó.

Gần đây trên báo chí người ta có nhận được một thông tin là nhà nước đã duyệt chi 75 tỷ cho nâng cấp bệnh viện này. Và cho đến nay việc nâng cấp lên đó là điều người ta không chấp nhận được tạo nên bức xúc trong giáo dân. Chính vì vậy giáo dân đã đưa ra những phản ứng. Nhưng thực chất ra là dự án 75 tỷ đồng Việt Nam để nâng cấp và sửa chửa bệnh viện. Do đó mà giáo dân phản ứng rất quyết liệt.”

Kính thưa quý vị, đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Hà Nội sử dụng sức mạnh của lực lượng an ninh đối với Giáo dân Thái Hà. Hồi cuối năm 2007, một vụ trấn áp vào ban đêm tương tự cũng đã xảy ra với Giáo xứ Thái Hà.

Lúc đó nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã bị đông đảo lực lượng công an và cảnh sát cơ động ập vào khống chế, bắt giữ, thậm chí đánh đập.

thai-ha-bieu-tinh-nov182011-250.jpg
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng. RFA PHOTO.
Một số giáo dân sau đó còn bị truy tố và đưa ra tòa xét xử về tội “gây mất trật tự nơi công cộng” và “phá hoại tài sản công”.

Kính thưa quý khán thính giả, những gì đang diễn ra tại Nhà thờ Thái Hà – Hà Nội, dường như một lần nữa lập lại các sự việc của cách nay gần 3 năm. Và điều này cũng một lần nữa cho thấy, những tranh chấp dai dẳng giữa Nhà nước và Nhà thờ về các cơ sở, tài sản của Giáo hội vẫn còn là một vấn đề nan giải.

Tưởng cũng xin được nhắc lại, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng tín đồ Công giáo đông đảo nhất tại khu vực Đông Nam Á với 6 triệu giáo dân, chỉ sau Philippines.

Trong khi đó Tòa thánh Vatican hiện vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.

Tuy nhiên quan hệ hai bên đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây qua các chuyến viếng thăm Vatican của lãnh đạo Việt Nam, cũng như việc Đức Giáo Hoàng hồi năm ngoái đã bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú đặc trách các quan hệ với Việt Nam.


Theo dòng thời sự:

7 tổ chức quốc tế gởi tuyên bố chung cho Bộ Ngoại Giao VN
2011-11-19

Bảy tổ chức quốc tế chuyên tranh đấu và bảo vệ nhân quyền hôm ngày 9 tháng 11 gởi một bản tuyên bố chung đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

AFP PHOTO

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng ngay trong phiên tòa tại Huế hôm 30-3-2006.

Bản tuyên bố chung bày tỏ mối quan ngại trước tình trạng thiếu tự do ngôn luận và thông tin, nhắc nhở chính quyền trong nước về sự việc các phóng viên, blogger hay những nhà bất đồng chính kiến vẫn bị sách nhiễu và bị giam giữ lâu nay.

Thanh Trúc có bài chi tiết.

Bức thư ngỏ ngày 9 tháng Mười Một, còn gọi là bản tuyên bố chung của bảy tổ chức quốc tế, gởi đến ông Hoàng Chí Trung, vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đồng thời gởi cho trợ lý ngoại trưởng Mỹ Michael Postner và thứ trưởng ngoại giao Mỹ Bill Burns.

Trong bảy tổ chức soạn thảo bản tuyên bố chung gởi đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam có những tổ chức lâu nay được nhiều người biết đến như Phóng Viên Không Biên Giới - Reporteurs Sans Frontières, Tổ chức Quốc Tế Về Quyền tự do Ngôn luận, Công Giáo Hành Động Chống Sự Hành Hạ - Actions Des Chrétiens Pour L’ Abolition De La Torture, vân vân…

Thiếu tự do ngôn luận

christine-laroque-200.jpg
Bà Christine Laroque, chuyên trách phân ban Châu Á của Công Giáo Hành Động Chống Sự Hành Hạ. Photo courtesy of Christine Laroque.
Mở đầu, bản tuyên bố chung nhắc chuyện ông vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế Hoàng Chí Trung cùng phái đoàn Việt Nam đến Washington để đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ, trong lúc ở Việt Nam đang có khoảng hai mươi người gồm nhà báo, bloggers và những người bất đồng chính kiến đang bị tù tội vì dám lên tiếng về những quyền căn bản của con người.

Bức thư có đoạn nhấn mạnh với ông Hoàng Chí Trung rằng: “Trong lần thảo luận vừa qua với giới chức Hoa Kỳ, ngài đã đồng ý và ghi nhận rằng nếu truyền thông không được tự do và độc lập, nếu không có một xã hội dân sự thì sẽ rất khó cho Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề mà đất nước của ngài đang phải đối mặt. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc chính phủ nước ngài gia tăng kiểm soát báo chí và hạn chế Internet từ tháng Giêng năm 2011, điều này có thể làm quý ngài thiếu tin tức về tình hình đất nước của mình, vì thế sẽ thiếu sự trang bị để điều hành đất nước”.

Bà Christine Laroque, chuyên trách phân ban Châu Á của Action Des Chrétiens Pour L’Abolition De La Torture, tức Công Giáo Hành Động Chống Sự Hành Hạ, một trong bảy tổ chức ký tên vào bức thư gởi cho Việt Nam, phát biểu:

Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc trước những hành động ngược đãi điển hình của chính phủ Việt Nam đối với người dân qua việc thiếu tự do ngôn luận, ngược đãi và hành hạ người bị bắt giữ tại quốc gia đó.

Bà Christine Laroque

“Quyết định ký tên vào bản tuyên bố chung cùng sáu tổ chức bạn đến từ sự kiện phái đoàn Việt Nam qua Hoa Kỳ dự cuộc đối thoại về nhân quyền với phía Mỹ. Chúng tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc trước những hành động ngược đãi điển hình của chính phủ Việt Nam đối với người dân qua việc thiếu tự do ngôn luận, ngược đãi và hành hạ người bị bắt giữ tại quốc gia đó.

Tính đến lúc này khoảng hai chục người gồm nhà báo, bloggers, người bất đồng chính kiến, hầu hết đã ở trong tù chỉ vì dám nói hoặc dám viết rằng chính phủ Việt Nam phủ nhận những quyền căn bản của con người.

Trong tất cả những trường hợp tù tội thì linh mục Nguyễn Văn Lý được chúng tôi quan tâm nhất bởi tính cách vi phạm nhân quyền cao độ. Ông bị sách nhiễu bị giam giữ liên tục, thậm chí bị đưa trở lại trại tù trong tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng. Đó là lý do chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam nên tôn trọng nhân quyền, nên trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như những người đối kháng đang bị giam giữ.”

Nhân quyền chưa được tôn trọng

benjamin-ismail-250.jpg
Ông Benjamin Ismail phụ trách Châu Á của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Photo courtesy of Benjamin Ismail.
Cũng từ Paris, ông Benjamin Ismail phụ trách Châu Á của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới Reporteurs Sans Frontières, giải thích ý nghĩa của bản tuyên bố chung mà Phóng Viên Không Biên Giới cùng soạn thảo và cùng ký với các tổ chức khác:

“Việc hưởng ứng sự khởi xướng và ký tên vào bản tuyên bố chung với các tổ chức khác, để kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền cũng như phóng thích người bất đồng chính kiến, diễn ra sau cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ Việt ở Hoa Kỳ, đã chứng tỏ một điều là dù như chúng tôi ở trong những tổ chức mang tên khác nhau, có tiêu chí và đường lối hoạt động ít nhiều có khác nhau, nhưng quan điểm chung và đồng nhất vẫn là phải bảo vệ quyền con người cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong trường hợp như vậy, chúng tôi đồng ý ký tên cùng với nhau vì đều nhận thấy mặc dù trong cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ vừa qua Việt Nam đã công nhận những quyền căn bản của con người, nói rằng hiến pháp Việt Nam ưu tiên bảo vệ nhân quyền, nhưng trên thực tế ở Việt Nam nhân quyền không được tôn trọng, Việt Nam không có tự do báo chí, tự do phát biểu và tự do thông tin.

Các tổ chức chúng tôi đã nhân cơ hội cùng ra bản tuyên bố chung để nêu lên hoàn cảnh tù tội bất công đối với trí thức hay bloggers ở Việt Nam, thí dụ Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, vân vân. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt và bị kết án tù từ năm ngoái chỉ vì viết blog dưới một bút danh khác để truyền bá những tư tưởng tự do dân chủ. Chẳng những thế , ông còn dám viết về Hoàng Sa và Trường Sa đang là những vấn đề nhạy cảm mà nhà nước Việt Nam cố tránh.

Việt Nam đã công nhận những quyền căn bản của con người, nói rằng hiến pháp Việt Nam ưu tiên bảo vệ nhân quyền, nhưng trên thực tế ở Việt Nam nhân quyền không được tôn trọng, Việt Nam không có tự do báo chí, tự do phát biểu và tự do thông tin.

Ông Benjamin Ismail

Theo đúng tôn chỉ bênh vực và bảo vệ quyền làm người, chúng tôi mong Việt Nam suy xét lại, cải thiện và đối xử với những người có ý kiến khác biệt, những người muốn xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và tốt đẹp, đúng theo các điều khoản đã được qui định trong hiến pháp Việt Nam.”

Trong bản tuyên bố chung, bảy tổ chức quốc tế đồng ký tên nhấn mạnh “Việt Nam chưa có một nền truyền thông độc lập, nhà báo hay người viết blog phải chấp nhận rủi ro khi đưa tin hay viết về những thực trạng tiêu cực trong xã hội dân sự. Trước khi gia nhập WTO Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, Việt Nam đã thừa nhận hồ sơ nhân quyền của một quốc gia liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó”.

Những điều khoản trong hiến pháp Việt Nam được bản tuyên bố chung của bảy tổ chức quốc tế nhắc đến trong thư gồm Điều 53 qui định những quyền căn bản của công dân Việt Nam như tham gia, thảo luận, kiến nghị về các vấn đề chung của đất nước; Điều 69 qui định công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp và biểu tình theo qui định pháp luật; Điều 71 qui định quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với công dân Việt Nam, được pháp luật bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm, không bị bắt nếu không có quyết định của Toà Án Nhân Dân hay Viện Kiểm Sát Nhân Dân.

Từ những qui định này trong hiến pháp Việt Nam, bức thư chung của bảy tổ chức quốc tế kết luận là có quá nhiều bằng chứng mâu thuẩn với hiến pháp về tình trạng sách nhiễu hành hạ, bắt bớ, giam cầm ở Việt Nam, nghĩa là đi ngược hoàn toàn với điều khoản 71 qua những hành động tra tấn, khủng bố thể xác cũng như tinh thần trên những người bất đồng chính kiến chẳng may lâm vào vòng lao lý trong các trại tù khắp nước.


Theo dòng thời sự:

HRW tố cáo Việt Nam vi phạm quyềN

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/world-rights-org-sent-ltr-to-vn-ttruc-11192011143114.html

Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình
phản đối chính sách tịch thu đất đai


Biểu tình tại thành phố Lục Phong
Biểu tình tại thành phố Lục Phong
DR / Weibo

Thanh Hà

Ngày 21/11/2011, hàng ngàn người tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc biểu tình với các biểu ngữ chống « chế độ độc tài » và « tham nhũng » để phản đối chính quyền trưng thu đất đai của người dân mà không đền bù thỏa đáng.

Các nhân chứng tại chỗ cho AFP biết vào hôm nay,21/11, hàng ngàn người ở thành phố Lục Phong, thuộc tỉnh Quảng Đông đã tham gia một cuộc tuần hành ôn hòa, khác hẳn với cuộc biểu dương lực lượng cách nay hai tháng. Khi đó người biểu tình đã tấn công trụ sở công an và phá hủy xe cộ.

Một nguồn tin xin được giấu tên, qua điện thoại tiết lộ với AFP : hôm qua (20/11/2011) 4500 người đã ký tên vào một bản kiến nghị để ủng hộ cuộc tuần hành hôm nay và hơn một nửa trong số những người ký tên đã xuống đường biểu tình. Một nguồn tin khác cho hay có khoảng 4000 người tham dự cuộc biểu dương lực lượng hôm nay và đoàn người biểu tình dương cao các biểu ngữ « đả đảo chế độ độc tài », đòi « trừng phạt tham nhũng »và « trả lại quyền cho người dân » tại Trung Quốc.

Dư luận tại chỗ bất mãn vì chính quyền đã cam kết giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng từ đó tới nay mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Nguồn tin trên cảnh báo là nếu tình trạng này tiếp diễn, cuộc tuần hành đợt tới sẽ không diễn ra một cách ôn hòa như hôm nay.

Người biểu tình bất mãn vì các vụ tịch thu đất đai tại làng Ô Khảm, thuộc thành phố Lục Phong. Người dân tại đây cho rằng họ bị cướp đất. Trong lúc chính quyền địa phương thì khẳng định đây là một việc làm hợp pháp.

Các vụ tịch thu đất đai tại Trung Quốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các xung đột trên phương diện xã hội. Các lãnh đạo ở cấp địa phương bị tố cáo đồng lõa với các tay nhà thầu để tịch thu đất chuộc lợi.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111121-hang-ngan-nguoi-trung-quoc-bieu-tinh-phan-doi-chinh-sach-tich-thu-dat-dai

TQ dịu giọng trước áp lực của Mỹ
liên quan tới tranh chấp Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (phải) nhấn mạnh Bắc Kinh cam kết giữ an ninh cho các thủy lộ
Hình: Reuters
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (phải) nhấn mạnh Bắc Kinh cam kết giữ an ninh cho các thủy lộ
Theo bài nhận định đăng tải trên Bloomberg ngày 21/11, Trung Quốc đã hạ giảm những căng thẳng với Hoa Kỳ và đề nghị tài trợ để củng cố sự hợp tác hàng hải tại khu vực Đông Nam Á sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thách thức các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông nhân cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo Châu Á diễn ra ở Bali, Indonesia.

Ngày 19/11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhấn mạnh Bắc Kinh cam kết giữ an ninh cho các thủy lộ, đồng thời gọi Hoa Kỳ là nước đóng vai trò quan trọng tại Châu Á kể từ sau đệ nhị thế chiến.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ với Australia hầu củng cố sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực.

Vẫn theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận với các nước ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý.

Các nước Đông Nam Á có thể sẽ có bản dự thảo quy tắc ứng xử trên biển trước tháng 7 năm sau, theo loan báo của Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, đưa ra từ Manila hôm nay.

Giới phân tích cho rằng thái độ ‘dịu giọng’ của Bắc Kinh nhằm tránh không để có thêm các nước thành viên trong khối ASEAN tham gia vào chính sách do Washington dẫn đầu để ngăn chặn sự bánh trướng của Trung Quốc.

Trong 9 ngày công du Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 11/11 tại Hawaii, Tổng thống Obama đã công bố các kế hoạch thăng tiến các cuộc đàm phán thương mại trong khu vực nhưng không bao gồm Trung Quốc, đồng thời Tổng thống Obama cũng kêu gọi giới lãnh đạo Bắc Kinh phải tuân thủ luật lệ.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-obama-challenge-11-21-2011-134234518.html

No comments: