Tuesday, May 17, 2011

TIN VIỆT NAM & TRUNG QUỐC




LTS:

Tuồng cũ diễn lại trong bao năm. Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh cá, Trung Quốc tịch thu tàu và bắt ngư dân. Cảc quan chức vĩ đại, nhất là bọn anh hùng mày râu ngậm miệng hết, chỉ có bà Phương Nga là thều thào mấy tiếng mà thôi!
Mặc cho tàu Trung Quốc đi lại dọc ngang, không lẽ im lặng, trong bờ đảng, chính phủ lâu lâu cũng giả bộ chống đối nhưng phần nhiều coi như không nhìn thấy nghe thấy. Lên tiếng thì lên nhưng ký giấy nhượng đất thì cứ ký, và sang triều bái lạy lục thì cứ sang! Thế là an toàn, là thượng sách! Năm nay có gì lạ không? Có người bảo Việt Nam anh hùng! Chuyện Trần Bình Trọng xưa rồi, con cháu Hồ Chí Minh có ông nào dám ra chận tàu Trung Quốc không? Chờ xem!
Sơn Trung



TQ cấm biển thuộc chủ quyền VN
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-05-17

Mới đây Trung Quốc lại ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Đông bao gồm lãnh hải các quần đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.


RFA file

Lãnh hải Việt Nam.

Quyết định vô lý này đã bị Việt Nam chống đối mạnh mẽ và tuyên bố sẽ không chấp nhận vì vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như làm thiệt hại nghề đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn ông Chu Tiến Vĩnh, Tổng cục phó Tổng cục Thủy sản Việt Nam để biết thêm chi tiết.

VN phản đối mạnh mẽ

Mặc Lâm: Thưa ông, với cương vị là Tổng cục phó của Tổng cục Thủy sản Việt Nam xin ông cho biết chính quyền và các cơ quan liên hệ có phản ứng thế nào khi nghe Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong những tháng sắp tới tại khu vực biển Đông thưa ông?

Ông Chu Tiến Vĩnh: Trước nhất việc Trung Quốc đưa ra cái lệnh đơn phương như vậy thì chúng ta phải phản đối. Bởi vì nếu như họ chỉ cấm biển thuộc quyền quản lý của họ thì không có gì cả nhưng họ lại cấm vào cái phần chủ quyền của Việt Nam thì không được. Cho nên chúng ta phản đối cái lệnh bắt đánh cá này của Trung Quốc là điều trước tiên. Về vấn đề này thì cũng đã có nhiều cơ quan đã gửi phản đối rồi. Bộ ngoại giao đã lên tiếng, và báo chí đã nói tới.

Thứ hai là Hội nghề cá Việt Nam cũng đã gửi công hàm cho đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối lệnh cấm này. Nhiều dư luận phản đối về quyết định này cho thấy dân mình không đồng tình với lệnh của Trung Quốc.

Mặc Lâm: Riêng về Tổng cục Thủy Sản đã có những hoạt động gì nhằm hướng dẫn cho ngư dân trước thông báo này của Trung Quốc, cụ thể là có giải thích việc này cho ngư dân để họ an tâm hay không?

Ông Chu Tiến Vĩnh: Chúng tôi cũng chỉ đạo về phía Việt Nam thì ngư dân của chúng ta vẫn cứ khai thác bình thường không có vần đề gì cả. Các lực lượng Việt Nam sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ. Thế còn những phần nào về phía Trung Quốc thì dứt khoát là ngư dân của chúng ta không nên khai thác để tránh tình trạng bị họ bắt giữ.

Nếu như họ chỉ cấm biển thuộc quyền quản lý của họ thì không có gì cả nhưng họ lại cấm vào cái phần chủ quyền của Việt Nam thì không được.

Ông Chu Tiến Vĩnh

Mặc Lâm: Trong quá khứ nhiều tàu thuyền Việt Nam đã lạc vào vùng biển của Trung Quốc cũng như Indonesia và bị hai nước này bắt giữ gây thiệt hại rất nhiều cho tài sản của họ, Tổng cục Thủy sản đã có biện pháp gì khắc phục tình trạng này thưa ông? Chẳng hạn như huấn luyện cho ngư dân dùng hải đồ hay cung cấp các phương tiện định vị cho tàu thuyền của họ?

Ông Chu Tiến Vĩnh: Có. Việc tuyên truyền giáo dục ngư dân Việt Nam không xâm phạm vào vùng lãnh hải của nước khác rất được Tổng cục Thủy sản quan tâm. Tổng cục cũng đã cung cấp những bản đồ khai thác trên biển cho ngư dân Việt Nam để biết được vùng biển nào thuộc chủ quyền của Việt Nam và vùng biển nào thuộc chủ quyền của nước khác.

Chúng tôi tuyên truyền giáo dục rất nhiều và thường xuyên cung cấp thông tin cho ngư dân trên biển.

Hỗ trợ cho ngư dân

Mặc Lâm: Bên cạnh việc hỗ trợ phương tiện định vị cũng như cung cấp thông tin như ông vừa nói, các lực lượng hay cơ quan có trách nhiệm về biển có hỗ trợ nào thêm cho ngư dân hay không?

24731263-250.jpg


Ông Chu Tiến Vĩnh: Về nguyên tắc tất cả các lực lượng chức năng của Việt Nam phải cố gắng hỗ trợ cho ngư dân trong tình trạng hiện nay. Tuy nhiên đôi lúc không chủ ý nhưng do vô tình vi phạm thì lực lượng của mình yêu cầu rút ngay. Những lực lượng như là Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng hay Kiểm ngư…tất cả các lực lượng này sẵn sàng hỗ trợ bà con ngư dân khai thác trên biển. Sẽ can thiệp kịp thời nếu có những hành vi của Trung Quốc đối xử với bà con không đúng theo quy luật quốc tế.

Mặc Lâm: Từ trước tới nay rất nhiều vụ tàu thuyền đơn lẻ của ngư dân bị Trung Quốc bắt cóc, đòi tiền chuộc, song song với gió bão gây mất tích mà không có tàu thuyền bên cạnh để thông báo hay cứu giúp kịp thời....trước tình cảnh này thì chính phủ có đưa ra một mô hình nào để tập trung từng nhóm nhỏ các tàu thuyền đánh cá nhằm hỗ trợ cho nhau một cách trực tiếp hay không thưa ông?

Ông Chu Tiến Vĩnh: Đúng đấy, tức là bên chính phủ rất là khuyến khích ngư dân thành lập những nhóm tàu từ năm tới bảy tàu, hoạt động theo mô hình tổ đoàn kết trên biển. Thứ nhất là hỗ trợ lẫn nhau khi gặp tai biến, sự cố như gió mùa, thời tiết, bão tố…và nói chung khi tàu bị hỏng thì lai dắt lẫn nhau. Ngoài ra còn có thể tiết kiệm được nhiên liệu vì họ có thể chuyển khai thác của họ sang các tàu chở vào bờ còn họ tiếp tục bám biển

Chính phủ hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích ngư dân thành lập các đội tàu này. Bây giờ ngư dân người ta cũng thấy được tầm quan trọng của việc hoạt động trên biển theo đội để sản xuất như vậy.

Dân quân tự vệ biển

Mặc Lâm: Riêng về hình thức Dân quân tự vệ biển mới xuất hiện hồi gần đây đã làm cho nhiều người quan ngại vì những người này được trang bị vũ khí quá thô sơ so với tàu bè hiện đại của Trung Quốc, nó giống như trứng chọi với đá và rất nguy hiểm cho chính bản thân họ hơn là có lợi trong quá trình tự vệ. Ông có ý kiến gì thêm hay không?

Những lực lượng như là Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng hay Kiểm ngư… sẵn sàng hỗ trợ bà con ngư dân, sẽ can thiệp kịp thời nếu Trung Quốc đối xử không đúng theo quy luật quốc tế.

Ông Chu Tiến Vĩnh

Ông Chu Tiến Vĩnh: Hôm vừa rồi báo chí có đăng đây là những người tại Quảng Ngãi thành lập trung đội Dân quân tự vệ biển. Những người này là những người đầu tàu gương mẫu trong sản xuất và được chọn lựa và huấn luyện kỹ càng về tất cả những luật pháp trên biển. Thế nên rất an tâm họ không có hành động gì gọi là manh động. Trong trường hợp bất khả kháng thì mới hành động thôi, còn thì không được manh động trong bất cứ trường hợp nào trong hoạt động khai thác nghề cá trên biển.

Mặc Lâm: Trước việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá sắp tới thì hiệp ước đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc có bị trực tiếp ảnh hưởng gì hay không?

Ông Chu Tiến Vĩnh: Mình hoạt động ở phía Tây của đường phân định thì không sao cả vì là phía biển của Việt Nam. Phần trong hiệp định nằm về phía Đông thì nằm về phía Trung Quốc cho nên trong vùng đánh cá chung cho nên họ cấm trong vùng chủ quyền của họ thôi. Mình vẫn hoạt động trong vùng của mình không có vấn đề gì.




Việt Nam không chấp nhận
lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông


Hải quân Trung Quốc từng nhiều lần chận bắt tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi (DR)
Hải quân Trung Quốc từng nhiều lần chận bắt tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi (DR)

Tuần trước, Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá tại biển Đông của Việt Nam với hiệu lực kể từ hôm nay 16/05/2011 đến đầu tháng 8. Hà Nội lên tiếng phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và lên án lệnh cấm là « bất hợp pháp ». Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam tuyên bố ngư dân không nản chí và họ sẽ ra khơi như bình thường.

Chính quyền Việt Nam và ngành công nghiệp cá cho biết là Việt Nam không tôn trọng lệnh của Trung Quốc cấm đánh cá tại vùng biển hai bên tranh chấp.

Tuần trước, phía Trung Quốc thông báo cấm đánh cá trong vùng biển phía nam Trung Quốc từ ngày 16/05 cho đến 01/08 với lý do là để nguồn cá tái tạo.

Theo hãng tin Đức DPA, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng, hôm nay 16/05/2011, tuyên bố rằng ngư dân Việt Nam không lo sợ và sẽ ra khơi như bình thường.

Hôm thứ năm tuần trước, Hà Nội cho rằng lệnh cấm của Trung Quốc là « bất hợp pháp » và « vi phạm chủ quyền Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, các viên chức bộ ngoại giao đã gặp đồng sự Trung Quốc để phản đối lệnh cấm này.

Đây là lần thứ ba trong ba năm liên tiếp mà Bắc Kinh ban lệnh cấm đánh cá tại vùng Biển Đông, đúng vào mùa cá của ngư dân Việt Nam. Trong hai năm trước, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc chận bắt và hàng chục chiếc bị phạt tiền.

Theo nhận định của một số báo chí Việt Nam, ngư dân chờ đợi chính quyền Việt Nam phải có biện pháp hỗ trợ tích cực.

tags: Biển Đông - Trung Quốc - Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110516-viet-nam-bat-chap-lenh-cam-danh-ca-cua-trung-quoc-tai-bien-dong

Việt Nam thách thức lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
Thứ Hai, 16 tháng 5 2011

Hình: VOA - Nguyễn Trung Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Việt Nam thách thức lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trong ngày đầu tiên lệnh có hiệu lực.

Bản tin của DPA loan đi từ Hà Nội hôm nay, thứ Hai, tường thuật rằng các giới chức chính phủ và công nghiệp Việt Nam cho biết rằng ngư phủ Việt Nam không có ý định tuân thủ lệnh cấm của Trung Quốc, không cho họ đánh bắt hải sản trong các vùng biển mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Tuần trước, Trung Quốc loan báo lệnh cấm đánh cá tại một phần Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, có hiệu lực từ ngày hôm nay, Thứ Hai 16 tháng 5 cho tới ngày 1 tháng 8.
Bắc Kinh viện lý do rằng thời gian nghỉ đánh cá là điều cần thiết để cá có thể sinh sôi trở lại.

DPA trích lời ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ Tịch của Hội Nghề Cá Việt Nam, bày tỏ thái độ thách thức của ngư dân Việt Nam. Ông Thắng nói: “Dân đánh cá của chúng tôi không lấy làm nản lòng, và sẽ ra khơi như thường lệ”.

Lệnh cấm có hiệu lực trên các vùng biển mà Bắc Kinh coi là thuộc lãnh hải của họ, tuy nhiên khu vực này bao gồm các vùng biển mà Việt Nam và các quốc gia khác tuyên bố có chủ quyền.

Hôm thứ Sáu, Hà nội tuyên bố lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc là không chính đáng và là một sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.”

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã viện Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, bà nói: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình”.

Bà Nguyễn Phương Nga cho hay rằng các giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp các giới chức tương nhiệm Trung Quốc để phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.

Trong quá khứ, ngư dân Việt Nam cũng đã thách thức các lệnh cấm do Trung Quốc ban hành hồi năm 2009 và 2010, đưa đến việc Trung Quốc bắt giữ hàng trăm ngư phủ, và tịch thu hàng chục ghe đánh cá.

Việt Nam, Trung Quốc và các nước kế cận tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển rộng lớn trong Biển Đông, đặc biệt là các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hãng thông tấn DPA nói rằng quần đảo Hoàng Sa trực thuộc miền Nam Việt Nam trước đây cho tới năm 1974, khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo này sau một trận hải chiến ngắn ngủi.

Các vùng biển quanh quần đảo này được coi là giàu tài nguyên cá, và có thể chứa nhiều tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-chinese-fishing-ban-05-16-2011-121887029.html

Đối với ngư dân Quảng Ngãi, lệnh cấm đánh cá của Bắc Kinh
là hành vi của "xã hội đen"



Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi neo đậu tại cảng Dung Quất.
Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi neo đậu tại cảng Dung Quất.
Ảnh: Reuters
Tú Anh

Từ năm 2009, mỗi năm vào khoảng thời gia từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8, Trung Quốc ra thông cáo cấm đánh cá trong vùng biển họ gọi là Nam Trung Hoa. Tuy nhiên lệnh cấm này bao trùm cả vùng Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là ngư trường ngàn đời của dân chài miền Trung, đặc biệt là ngư dân Quãng Ngãi mà trong những năm gần đây thường xuyên bị Trung Quốc tấn công sát hại , bắt cóc, đòi tiền chuộc mạng.


Nhà báoThanhThảo tại Quảng Ngãi
16/05/2011
by Tú Anh

No comments: