Wednesday, June 27, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒ CHÍ MINH I




THỜI THƠ ẤU, TÊN TUỔI, VÀ GIA TỘC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYỄN THIÊN-THỤ


 I. THỜI NIÊN THIẾU


Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam ghi:


Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung  sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.

Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.

Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.

Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.

Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.

Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.

Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).(HCM, I)

Ông Phó bảng đặt tên con trai là Khiêm, Cung rất hay. Nhưng giọng Nghệ An đọc Khiêm thành Khơm, Cung thành Côông , và dân Nghệ An đùa cợt Khơm Côông là KHÔÔNG CƠM ( không cơm). Phải chăng đó là một điềm xấu?

Thuở nhỏ ông tên Cung, giọng địa phương đọc là CÔÔng.  MỘt vài tài liệu ghi tên ông là Cung, tự Tất Thành nhưng các tài liệu đảng ghi rằng Tất Thành là tên mới đặt ra sau 1901. Điều này hợp lý vì tên cha lót chữ Sinh thì tên con cũng là Sinh ( Sinh Khiêm, Sinh Cung), nhưng sau 1901, ông Phó bảng thi đỗ, ông hy vọng tương lai cho nên đổi tên con Sinh Khiêm thành Tất Đạt, và Sinh Cung là  là Tất Thành. Theo tài liệu đảng tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, còn có tên  Nguyễn Sinh Côn (HCM I)


II. VIỆC HỌC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH



Việc học của Nguyễn Tất Thành cũng là đám mây u ám.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901 cha con ông ở số 112 Mai Thúc Loan, Thành Nội, Huế, Năm  1896,  cha con ông về nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, làng Dương Nỗ, cách Huế 6 km. Đây là lúc hai con ông bắt đầu học chữ Hán. Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan mất, Nguyễn Sinh Sắc phải đưa con về quê. . 




Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán.Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học.
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.

Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh.  
 -1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).


 Tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, ông có bị đuổi học không? Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn.Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam.(HCM, I)


Ngày xưa, các ông đồ Nghệ thường đi tha phương cầu thực. Họ thường mang theo con cái vì chủ nhà đã chịu cung đốn y thực cho cả cha con .Nhiều năm, Nguyễn Tất Thành phải theo cha, việc học không được liên tục. Tù 1905, hai anh em ông mới được chính thức học trường công. Học trường Vinh chỉ được một niên khóa (9,1905 -9, 1906},  học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên cũng một niên khóa (9,1906- 9-1907); học Quốc học cũng một niên khóa (9, 1908-9,1909); tại Quy Nhơn cũng một niên khóa (1909- 6, 1910), tổng cộng là bốn năm.

Chương trình giáo dục thời Pháp thuộc gồm ba bậc:gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học.


Bậc Tiểu học : 6 năm


Giáo Dục thời Pháp thuộc - Chương trình 13 năm,  Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp, 6 năm:


 (1) Cấp Sơ học gồm các lớp:
 -Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót,
- Lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư,
-Lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba


 (2) Cấp Tiểu học gồm có:
 -Lớp Nhì Năm thứ nhất  (Cours Moyen Première Année),
-Lớp Nhì Năm thứ hai (Cours Moyen Deusième Année)
-Lớp Nhất (Cours Supérieur).


 Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.


Điều này cho thấy Nguyễn Tất Thành học bốn năm không liên tục thì khó mà hoàn thành cấp tiểu học sáu năm, nhất là lúc bấy giờ thi cử rất khó khăn. it người đỗ bằng Tiểu học ( Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise).




 WIKIPEDIA ghi:


Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Nguyễn Tất Thành học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 lớp nhì, 1907 - 1908 lớp nhất. Trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

Trong khi tài liệu đảng ghi tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học tại trường tiểu học Quy Nhơn thì Wikipedia không biết lấy tài liệu ở đâu mà ghi rằng trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế. 


Trên kia, tôi đã trình bày hệ thống giáo dục cấp tiểu học thời Pháp thuộc, nay xin nói thêm về trung học.


Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp.


Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp của VNCH  sau này, còn cộng sản gọi là cấp hai ) gồm có bốn lớp:


 Năm Thứ Nhất (Première Année), 
Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), 
Năm Thứ Ba (Troisième Année) 
và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). 


Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d'Études Primaire Superieur Indochinois). , Việt Nam cộng hòa gọi là bằng Trung Học đệ nhất cấp.
 Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire.


 Cấp thứ hai là ban Tú Tài  (VNCH gọi là trung học đệ nhị cấp, Cộng sản gọi là cấp ba) gồm các lớp :


Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này),
 Première (như Đệ Nhị hay lớp 11)
 và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12).


 Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie).


. Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.

Wikipedia nói rằng Tất Thành học hệ Thành Chung và năm 1908 đỗ tiểu học, mà năm 1907 học Trung học đệ nhị niên, nghĩa là xuống lớp ư?



Tài liệu cộng đảng viết rằng tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành  tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên,  Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp. Chúng ta không biết thực sự Nguyễn Tất Thành có tham gia biểu tình hay không, vì Nguyễn Tất Thành bỏ trống một niên khóa  1907-1908. Và ông có học Quốc Học hay không cũng là một vấn đề. Nếu học thì cũng không đầy một niên khóa. Tài liệu Cộng đảng nói rằng cha con nhà ông bị theo dõi, bị khiển trách e không đúng vì năm 1908 miền Trung chống thuế mà sau đó, Nguyễn Sinh Sắc đã thăng chức tri huyện Bình Khê, như vậy là có công lao chứ không phải bị trừng phạt.

Wikipedia viết:
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và tìm chính sách để cứu nước.
Học trường Bá Nghệ  cũng phải mất nhiều năm .Tài liệu này cho biết Nguyễn Tất Thành không kiên trì  , học vài tháng thì bỏ. Phải chăng người ta muốn tô vẽ thêm  nào là trường Bá Nghệ, nào là Bason cho có mùi giai cấp công nhân tiên tiến, lãnh đạo. Có  tài liệu ghi rằng Tất Thành đậu bằng Thành Chung. Tài liệu đảng cho biết Tất Thành đỗ bằng Tiểu học năm 1910, phải 1914, ông mới được đi thi bằng Thành Chung, nhưng 1911 ông đã đi làm bồi tàu rồi! Ôi, người ta làm đủ cách để giới thiệu Tất Thành là một trí thức nhưng không biết thực sự Tất Thành có đỗ nổi bằng Tiểu học hay không! 

Chúng tôi chỉ nói sự thật của lịch sử. Những người thời quân chủ, tư bản mới chú trọng việc học và bằng cấp, còn cộng sản trọng vô sản, vô học, ai có học là bị khinh miệt, trù dập và giết hại trong chính sách "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tân rễ". Hơn nữa đó là một chính sách căn bản từ Karl Marx vì Karl Marx bảo chỉ có công nhân là giai cấp tiên phong, còn các giai cấp khác như trí thức, tiểu tư sản, nông dân là thành phần lưng chừng, là phản động. Sau này Lenin, Stalin triển khai mà đuổi trí thức Nga, đưa dân vô sản thất học lên nắm quyền. Và sau này, tại Việt Nam, nhiều ông không đi học ngày nào hoặc chưa học lớp ba trường làng mà làm tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng hay sao. Vì vậy mà Nguyễn Tất Thành đỗ tiểu học hay không chẳng có gì quan trọng trong tiểu sử lãnh tụ và lịch sử đảng!


III. NĂM SINH-TÊN HỌ -BÚT HIỆU
Con người Nguyễn Tất Thành là con người trăm tên nghìn mặt. Trước hết là năm sinh của ông. Nguyễn Thế Anh đã viết:
Năm 1911, HCM ghi mình sinh năm 1892. Một báo cáo khác ghi: sinh năm1894. Trong  chiếu khán thông hành cấp năm 1923 ghi sinh ngày 15-1-1895. Ngày sinh được coi như chính thức là 19-5-1890.

Wikipedia ghi rằng Nguyễn Tất Thành có 5 năm sinh khác nhau.
Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất
  • Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
  • Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
  • Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.
  • Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.

     
    Lịch sử Cộng đảng ghi :
    Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái....

    Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
    Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp.(HCM I)

    Tài liệu trên cũng viết:


    Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.. . Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng:
    “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” (HCM I) 
    Căn cứ vào câu  "“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…" . ta có thể suy rằng năm học Trường Vinh (1905), Nguyễn Tất Thành đã 13 tuổi. Như vậy, ông sinh năm 1892.Hơn nữa, tài liêu năm 1911 là thời học sinh  ghi năm 1892 thì tương đối chính xác hơn thời gian sau 1911ông ra ngoại quốc phải trốn tránh và thay đổi lý lịch. Tuy nhiên chúng ta cũng không loại trừ trường hợp khai sụt tuổi. Như vậy, ta có thể phỏng đoán năm sinh của ông là trong khoảng 1890-1892.

    Ông cũng đội nhiều tên khác nhau. Wikipedia  cho biết ông có khoảng 60  tên và bút hiệu khác nhau.  
    Bút hiệu thường dùng
    • Hồ Chí Minh: Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
      • C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
      • H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
    • Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
      • N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
      • N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
      • NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
      • NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.
    Bút hiệu thân mật
    • Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
    • Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.

    Bút hiệu khác

    (xếp hạng thứ tự theo bảng chữ cái)
    • A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
    • A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
    • Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
    • C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
    • C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
    • Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
    • Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
    • Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
    • Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
    • H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
    • HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
    • Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
    • H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
    • La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
    • Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
    •  
    • Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
    • Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
    • L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
    • Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
    • N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
    • N.A.K.: Dùng 1 lần tại "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928.
    • N.K.: Dùng một lần tại bài "Sự thống trị của đế quóc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
    • Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
    • Nói Thật:
    • Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
    • P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
    • Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
    • Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
    • Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
    • T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
    • T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
    • Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
    • Tân Trào:
    • Thanh Lan:
    • Thu Giang:
    • Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
    • Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
    • Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
    • V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
    • V.K.: Dùng 1 lần trong bài "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960.
    • VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
    • WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
    • X: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
    • X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

    Bút hiệu đang xác định

    • CULIXE: Dùng 1 lần ngày 13 tháng 2 năm 1922 (bản gốc tài liệu tiếng Pháp đề: "CULIXE - Nguyễn Ái Quốc dịch")
    • Lê Thanh Long
    • LOO SHING YAN: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924 (bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp đề: "LOO SHING YAN - Nữ đảng viên Quốc dân Đảng")[1]
    • Trầm Lam:
    • Tuyết Lan:
    • Việt Hồng:

    Biệt danh và bí danh khác

    Chỉ dùng để hoạt động bí mật, không dùng để viết sách báo.
    • Văn Ba: (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911)
    • Paul Tất Thành: 1912
    • Line: 1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc
    • Hồ Quang: 1939-1940, dùng tại Côn Minh và Quế Lâm, Trung Quốc

    Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc

    Nguyễn Ái Quốc là danh hiệu được dùng ký đại diện cho Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite). Văn bản này được gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919 nhân khi các cường quốc đang nhóm họp. Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên mới mà Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tự gọi mình, ít nhất kể từ tháng 9 năm 1919,[2] và sẽ sử dụng trong suốt 23 năm sau đó  (Wikipedia) 

     Nhà văn thường dùng vài bút hiệu, các nhà hoạt động chính trị nhất là người cộng sản thay đổi tên họ, lý lịch thường xuyên. Việc này cũng là đương nhiên trong thời kỳ hoạt động bí mật phải trốn tránh sự theo  dõi của Pháp. Nhưng với Hồ Chí Minh là trường hợp rất đặc biệt vì ông dùng quá nhiều. Ngay cả Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông cũng không thái quá như vậy. Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh,ũng chỉ dùng vài bút hiệu. Có thể ông sai  bộ hạ viết rồi đề bút hiệu của ông. Ông mang nhiều tên họ như vậy cũng có gian ý theo kiểu ném đá giấu tay, là thủ đoạn thiếu quang minh chính đại.

    Việc ông mang tên Nguyễn Ái Quốc là cướp tên tuổi và công phu và uy tín người khác. Đó là sự gian manh. Việc ông đội tên Trần Dân Tiên, T'Lan để quảng cáo cho ông là một hành động gian manh, khoa trương và lừa đảo từ trong ra ngoài. Việc ông xưng Bác và bắt mọi người kêu ông là bác là một thái độ độ vô lễ. Ngay cả Võ NGuyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng phải gọi ông là Bác, không lẽ gọi bằng anh. Ông lúc 45-50 đã xưng là cha già dân tộc thì lại càng hỗn láo, vì trên ông còn có các bậc trưởng thượng 80-90. 

    Ông luôn luôn tự đề cao ông là thánh, là người hy sinh cho dân tộc. Ông nói ông không yêu đương, không vợ con vì muốn   hy sinh bản thân cho dân tộc!  Trong vai Tràn Dân Tiên, ông tỏ ra khiêm tốn nhưng càng lộ rõ cái gian trá của ông vì ông muốn viết tiểu sử ông, tự đề cao ông mà lại làm bộ   "em chả " "em chả" từ chối viết tiểu sử :
     
    Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:

    "Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!"(HCM X)

    IV. GIA TỘC NGUYỄN TẤT THÀNH



Bài viết đầu tiên về gia tộc Hồ Chí Minh có lẽ là Trần Quốc Vượng.  Trong tập Trong Cõi chương XV, Trăm Hoa xuất bản tại California, năm 1993,Trần Quốc Vượng viết:

Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy. Phó bảng là một học vị tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).

Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur (16), như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ. 
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên nôm là làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm thừa biện bộ Lễ ở Huế rồi tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị cách chức quan) cụ phiêu dạt vô Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam. Người ta làm thế là vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng là vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ý thức chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...

Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh. Nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết... .
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: Ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.

Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ), đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi quê ông, bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo Dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng viện Văn Học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.

Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"... "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"...

Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo lấy tứ dân (Sĩ Nông Công Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng "Xướng ca vô loài".

Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân: "Trai tài Gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang" hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, nhà họ Hà phải bù đầu suy tính...

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).

Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".

Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẻ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.

Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông, mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc tiếng chì" hơn trước vì ngoài việc bố chồng "rước của tội của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo: Người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).

Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên 4, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng đi cho "rảnh nợ".

Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ hàng chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.

May có ông Tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng. Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sen "quê nội", "quê cha hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông Cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn* (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê ngoại. Khi ông Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít bên bà ngoại.

Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng học điền, ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm, chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.

Nhờ sự vận động gửi gắm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: Để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898) ông lại trượt.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901), bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.

Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm, rồi trở vào kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã dựng nhà tranh 5 gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan Phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.

Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau), về ở quê nội, nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông Phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.

Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy 3 năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ Phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ. ( Trong Cõi, chương XV)


Truyện kể của Trần Quốc Vượng  có thể đúng, nếu không đúng thì ông đã bị xộ khám!

Trong khoảng 1954, tôi có ra Hà Tĩnh xin học cấp ba, trọ nhà dân chúng, nghe người rất đông nói với nhau rất to về các chuyện thâm cung bí sử nhà Hồ, nào là các bộ trưởng,  các tướng tá, ủy viên trung ương thân mật với nữ nhân này, nữ nhân kia và việc dùng lá đa để thăng anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua. Tính chất công khai  ồn ào này rất khác với tình dè dặt của dân  Bình Trị Thiên, và tính chẳng quan tâm của dân Nam kỳ Lục tỉnh. Không biết trong XHCN, nếp sống tự nhiên và ngay thẳng đó có thay đổi không?

Theo Wikipedia trong bài thảo luận Nguyễn Sinh Sắc,  gia phả, dòng họ Hồ (Nghệ An) là con cháu Hồ Sĩ Tạo chính thức xác nhận Nguyễn Sinh Sắc là con của Hồ Sĩ Tạo.


Như đã nói, Nguyễn Tất Thành là con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Sinh Sắc là con Hồ Sĩ Tạo, thế là mấy đời thuộc dòng phong kiến, thế mà trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên tức Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc  xưng là gia đình nông dân, Thân phụ ông, Nguyễn Sinh Sắc  làm tri huyện  vì say rưọu sai lính đánh chết người nên bị cách.Thế mà  tài liệu lịch sử Đảng Cộng Sản ghi là
 
Sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.(Ho was born on May 19, 1890, in the village of Kimlien, Annam (central Vietnam), the son of an official who had resigned in protest against French domination of his country.Ho Chi Minh, Selected Works (Hanoi, 1960-1962), Vol. 2)


 Trần Quốc Vượng biết mười mươi tội của Nguyễn Sinh Sắc, nhưng không dám phạm thượng nên ỡm ờ viết rằng Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ( Bình Định)... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. 
 
Vũ Ngự Chiêu nói rõ hơn về thân thế của Nguyễn Sinh Cung: Cha ông HCM là Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy, gốc làng Sen (Kim Liên), huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An. (Sắc chỉ là tên gọi ngoài đời) Ðậu Phó Bảng năm 1901, ông Huy không theo học trường Hậu Bổ mà từng làm việc với Bùi Quang Chiêu, rồi bổ làm Thừa Biện Bộ Lại. Sau cuộc nổi dậy mùa Xuân 1908 của dân miền Trung, thăng bổ làm tri huyện Bình Khê (Bình Ðịnh).Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Tri huyện Huy bị ngưng chức vì "nghiện rượu và tàn ác với dân chúng" (đánh chết một nông dân trong cơn say). Ngày 19/5/1910, bị chính thức tống giam vì tội danh trên. Qua tháng 8/1910, được miễn tội, chỉ bị cách chức.(HCM, LXXXIV)

Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã khám phá ra đơn của Nguyễn Tất Thành ghi ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống.. cầu mong Ngài (chỉ khâm sứ Pháp) vui lòng cho cha tôi (cha của Thành tức Nguyễn Sinh Sắc) được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài . Việc này BÙi Tín ” trong . Mặt thật, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tt. 95-96). và  Trần Gia Phụng cũng đã ghi nhận .(HCM, IV)

 Như vậy, hai cha con ông, trong khoảng 1911 vẫn tha thiết làm quan với Pháp chứ không phải là những người có đầu óc cách mạng như lời huyênh hoang của Trần Dân Tiên và đảng Cộng Sản. 




Trong tiết mục này, tôi muốn nêu hai điểm.

(1). Thuở đầu tiên, nhiều nhân vật con nhà quan lại, khoa bảng,  trưởng giả và trí thức Tây học theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ lại kết tội "trí phú địa hào", phong kiến, tay sai thực dân, giết , bỏ tù  và đày đọa người ta  và con cháu họ suốt đời trong chủ nghĩa "lý lịch"! Nguyễn Tất Thành cũng  thuộc thành phần " quan lại phong kiến", cha làm việc cho Pháp thế sao ông có quyền gì mà kết tội và sát hại người ta?  Lại nữa, cha của Nguyễn Tất Thành mang tội rượu chè say sưa và giết người vô tội ( tài liệu cộng sản lại bảo nạn nhân là người có quyền thế- ai có quyền thế thì mình có quyền giết hay sao?) mà lại ca tụng là cách mạng,là có tinh thần chống Pháp, vì chống Pháp mà bị sa thải! Trong khi đó thì cộng sản kết tội toàn thể phong kiến, địa chủ, và tư sản và cướp bóc, tàn sát họ. Như vậy là Hồ Chí Minh và Cộng sản vu khống người mà nói láo về mình, và phạm tội gian dối và tàn ác. Ngày nay, bọn cộng sản thao túng kinh tế, chính trị quốc gia, cướp tài sản công và ruộng đất, nhà cửa nhân dân thì chúng có chính nghĩa hay không và phạm tội gì?

(2).Lai lịch của nhà ông Hồ và bản thân ông Hồ cũng chẳng trong sạch cho lắm, nếu ông cứ im lặng, đừng làm thần thánh thì chẳng ai quan tâm đến  "thâm cung bí sử " gia tộc ông làm gì," đèn nhà ai nấy rạng", hơi sức đâu nói xấu chuyện nhà người ta, nhưng mà lịch sử đòi hỏi sự thật, và cần phải nói ra chỉ vì ông chẳng ra gì  mà lúc nào ông cũng răn dạy  " đạo đức cách mạng" , và bọn đàn em, cùng  lũ con cháu ông hò hét ỏm tỏi về " tư tưởng và đạo đức bác Hồ"! 
Sự thật tự nhiên phát biểu. Không phải người quốc gia xoi mói, mà chính là những con người XHCN, những người Nghê An, và những người cộng sản cao cấp đã tiết lộ.   Ông Hồ cũng thuộc loại " năm cha bảy mẹ" , thuộc loại gió trăng, tham dâm tàn bạo chứ chẳng phải "đạo đức cách mạng" gì cả! 

No comments: