Wednesday, June 27, 2012

TIN TRUNG ĐÔNG



LTS:
Syria (Ả Rập: سوريةsūriyya or سوريا sūryā), tên chính thức Cộng hoà Ả Rập Syria (Ả Rập: الجمهورية العربية السورية‎), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.
Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.
Trước thế chiến 2 thuộc Pháp. Năm 2012, cách mạng hoa lài Châu Phi lan sang Syria, dân chúng đòi tổng thống Bashar al-Assad thực hiện nhân quyền nhưng chính quyền ra tay khủng bố. Syria chia thành hai phe. Phe chính phủ được Nga, Trung Quốc, Iran ủng hộ, còn phe nhân quyền do Âu Mỹ ủng hộ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang kêu gọi can thiệp quân sự vào Syria nhằm ngăn chặn các hành động bạo lực, sau khi diễn ra liên tiếp 2 cuộc thảm sát đẫm máu, mà phía bị buộc tội là chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.


 

Bạo động ở Syria cản trở công việc của các giám sát viên LHQ

Người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc ở Syria, Thiếu tướng Robert Mood

Người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc ở Syria cho biết ông đã tạm ngưng các hoạt động tuần tra của 300 giám sát viên không vũ trang hồi cuối tuần qua vì những mối quan tâm về an ninh của các giám sát viên, nhưng những nhân viên này sẽ tiếp tục ở lại Syria. Thiếu tướng Robert Mood, người Na Uy, báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ ba rằng các giám sát viên của ông đã nhiều lần bị nhắm làm mục tiêu tấn công trong vài tuần qua, khiến họ khó lòng chu toàn nhiệm vụ của mình. Từ trụ sở Liên hiệp quốc, thông tín viên VOA Margaret Besheer gởi về bài tường thuật sau đây.

Tại cuộc họp kín hôm thứ ba, Thiếu tướng Robert Mood đã thuyết trình cho các thành viên Hội đồng Bảo an trong hai giờ đồng hồ. Ông cho biết như sau về một số yếu tố làm cho ông quyết định tạm ngưng sứ mạng của phái bộ ở Syria thường được gọi tắt là UNSMIS.

Tướng Mood cho biết: "Tôi đã ngưng các hoạt động của UNSMIS vì mức độ rủi ro của bạo động và vì khó lòng thực hiện những công tác được phó thác trong những tình huống như vậy. Điều này tự nó là một thông điệp. Chúng tôi muốn thấy có một sự thay đổi ngõ hầu những hoạt động của phái bộ này với cấu hình và quyền hạn như hiện nay tiếp tục là những hoạt động có ý nghĩa.

Ông Mood nói rằng phải có một sự giảm thiểu đáng kể của bạo động và sự cam kết của cả chính phủ lẫn phe chống đối về sự an toàn của các giám sát viên thì các cuộc tuần tra mới có thể được thực hiện trở lại. Ông cho biết cho tới nay ông chỉ nhận được cam kết như vậy từ phía chính phủ.

Hồi tháng Tư, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đồng thanh chấp thuận kế hoạch bố trí 300 giám sát viên không vũ trang để theo dõi việc chấm dứt các hoạt động thù địch ở Syria và việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc sứ quốc tế Kofi Annan. Sau khi lắng dịu trong một thời gian ngắn, bạo động đã tăng vọt và những vụ thảm sát đã xảy ra ở hai thị trấn al-Houla và Qubair.

Hội đồng Bảo an sẽ phải quyết định trước ngày 20 tháng 7 về việc có triển hạn thời gian công tác 90 ngày của phái bộ này hay không. Theo dự liệu, Tổng thư ký Liên hiệp quốc sẽ nộp một bản báo cáo với các đề nghị liên quan tới các giám sát viên vào ngày 2 tháng 7.

Người đứng đầu công tác gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, ông Hervé Ladsous, cũng đã thuyết trình trước Hội đồng Bảo an. Ông cho báo chí biết rằng Liên hiệp quốc đã quyết định không thay đổi sứ mạng của phái bộ Syria vào lúc này, nhưng sẽ xem xét tới những sự lựa chọn của mình khi sắp tới thời hạn chót trong tháng 7. Mặc dù vậy,  ông Ladsous nhấn mạnh rằng kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan vẫn tiếp tục là trọng tâm của các nỗ lực của Liên hiệp quốc.

Ông Ladsous nói: "Chúng tôi phải nói là không có một kế hoạch nào khác, không hề có một kế hoạch thay thế. Vì vậy kế hoạch 6 điểm của ông Kofi Annan tiếp tục là điểm qui chiếu, là khung sườn của một giải pháp cho vụ khủng hoảng rất nghiêm trọng này."

Đại sứ Trung Quốc Lý Bảo Đông, người giữ chức chủ tịch luân phiên trong tháng này của Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, nói rằng Hội đồng yêu cầu tất cả các bên thực thi kế hoạch của ông Annan ngay tức khắc và vô điều kiện.

Đại sứ Syria tại Liên hiệp quốc, ông Bashar Ja'afari, đã tái khẳng định cam kết đầy đủ của Damascus đối với kế hoạch này và nói thêm rằng chính phủ Syria hy vọng các giám sát viên có thể bắt đầu thực hiện lại công tác của mình trong nay mai.

Liên hiệp quốc cho biết bạo động chính trị ở Syria trong 16 tháng qua đã gây tử vong cho ít nhất 10.000 người và tạo ra một vụ khủng hoảng nhân đạo, khiến cho hơn 1 triệu người Syria cần được cứu trợ và hơn 86.000 người tị nạn ở nước ngoài.
 

Syria có thể trở thành một 'nước Somalia mới'

Toán thanh sát viên LHQ tới thị sát thị trấn al-Haffe trong tỉnh Latakia, ngày 14/6/2012

Giới hoạt động nhân quyền Syria nói làn sóng bạo động trên khắp nước hôm nay đã giết chết ít nhất 53 người, sau khi người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc tuyên bố các  giám sát viên của ông sẽ ở lại Syria.

Nói chuyện với Đài VOA qua điện thoại viễn liên, ông Rami Abdelrahman, người đứng đầu Đài Quan sát Nhân quyền Syria đặt trụ sở tại London, hôm nay nói rằng ông lo sợ Syria sẽ trở thành 'một nước Somalia mới, hay nước Afghanistan mới'.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria có một mạng lưới liên lạc tại Syria, kể cả trong giới phe nổi dậy, giới hoạt động tích cực, và các thành viên của các lực lượng an ninh Syria.

Ông Abdelrahman nói có ít nhất 28 binh sĩ Syria, một binh sĩ đào ngũ và 24 thường dân cùng thành viên phe nổi dậy bị thiệt mạng trong ngày hôm nay.

Ông Abdelrahman nói thêm rằng các vụ chạm trán, pháo kích, đánh bom đã giết nhiều người Syria từ thành phố Aleppo ở phía Bắc tới thành phố Daraa ở miền Nam, cho tới thành phố Deir Ezzor ở phía Đông và tỉnh Latakia ở Tây-Bắc Syria.

Ông Abdelrahman còn tường trình về những ca tử vong trong các cuộc tấn công đánh vào Hama, Idlib và thủ đô Damascus.

Vụ bạo động mới nhất diễn ra vài giờ sau khi người đứng đầu phái bộ giám sát Liên hiệp quốc nói rằng những gian khổ mà nhân dân Syria phải chịu đựng đang ngày càng tệ hại hơn, và những nghi vấn về khả năng hủy bỏ sứ mạng giám sát là quá vội vàng, và ông cam kết phái bộ giám sát sẽ ở lại Syria.

Thiếu tướng Robert Mood nói với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm qua rằng phái bộ giám sát Liên hiệp quốc gồm 300 giám sát viên không vũ trang của ông đã bị nhắm tấn công nhiều lần trong vài tuần qua, ít nhất 9 chiếc xe của Liên hiệp quốc đã bị hư hại.

Tướng Mood và người đứng đầu công tác gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, ông Hervé Ladsous, trước đó nói sứ mạng của Liên hiệp quốc tại Syria đã đình chỉ hôm thứ Bảy vừa rồi, vì bạo động leo thang.

Quyết định đó là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là kế hoạch hòa bình do đặc sứ quốc tế Kofi Annan điều giải, đã tan vỡ.

Trong khi đó ở Los Cabos, Mexico, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Nga và Trung Quốc đã 'không hợp tác' với bất cứ kế hoạch nào để lật đổ Tổng Thống Syria Bashar al-Assad ra khỏi vị thế cầm quyền, tuy nhiên lãnh đạo hai nước thừa nhận nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến toàn diện ở Syria. 
 
Nga, Trung Quốc, Iranđưa quân 
tới Syria tập trận

Cập nhật lúc 9:05 AM, 20/06/2012 Tình hình Syria tiếp tục nóng lên, với thông tin Nga, Trung Quốc, Iran sẽ đến Syria tham gia cuộc tập trận "lớn nhất Trung Đông từ trước tới nay".
Hôm 18/6, hãng tin Fars (Iran) cho biết, Nga, Trung Quốc và Iran sẽ cùng với Syria tổ chức một cuộc tập trận được cho là "lớn nhất Trung Đông từ trước đến nay" tại Syria.

Cuộc tập trận có sự tham gia của 90.000 binh sỹ, 400 máy bay và 1.000 xe tăng, cuộc tập trận này sẽ được thực hiện cả trên biển, trên không và trên bộ dự kiến diễn ra đầu tháng tới.

Cũng theo hãng tin trên, Trung Quốc đã đề nghị Ai Cập cấp phép cho 12 tàu chiến mang theo vũ khí của nước này đi qua kênh đào Suez trong khoảng 2 tuần tới và đích đến có thể là cảng Tartus của Syria, chuẩn bị cho tập trận.
Tàu chiến, tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay của Nga cũng như tàu chiến của Iran cũng sẽ đến Syria trong khoảng thời gian này.
Trong đợt tập trận, Syria sẽ thử nghiệm các hệ thống tên lửa phòng không và đất đối hải. Hiện chưa có chính phủ nào xác nhận cuộc tập trận trên nhưng nếu thông tin là chính xác thì cuộc đối đầu giữa Nga, Trung Quốc, Iran với Mỹ và phương Tây trên đất Syria theo kiểu chiến tranh Lạnh có lẽ chỉ được tính bằng ngày.
Syria sẽ tiến hành các cuộc bắn thử hệ thống phòng không trong cuộc tập trận.
Thông tin về cuộc tập trận trên dường như xuất phát từ kênh truyền thông ShamLife bằng tiếng Arab của Syria dẫn lời một quan chức giấu tên nước này.

Liên quan tình hình Syria, mới đây báo Telegraph (Anh) cho biết tàu chở vũ khí MV Alaed của Nga đã bị hãng bảo hiểm có trụ sở tại Anh rút bảo hiểm con tàu.
Tàu MV Alead chở trong mình các trực thăng vũ trang Mil Mi-25 cùng trang thiết bị khác. Những chiếc trực thăng này được chính quyền Syria gửi sang Nga đại tu bảo dưỡng.
Bộ Ngoại giao Anh đã xác nhận thông tin trên nhưng không cho biết thêm chi tiết. Con tàu này đang hướng tới Eo biển Anh trên đường tới khu vực bờ biển Địa Trung Hải của Syria còn điểm đến tiếp theo chưa rõ ràng, nhiều khả năng là tới Tartus (Syria). 
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cáo buộc Nga đang đưa trực thăng vũ trang tới Syria và đề nghị Anh giúp đỡ ngăn chặn. Tuy nhiên, Moscow khẳng định không chuyển bất kỳ trực thăng vũ trang mới nào tới Syria mà chỉ tiến hành sửa chữa các trực thăng của Syria được đưa tới Nga nhiều năm trước. Nga cũng không nói rõ rằng các trực thăng này có phải đang được đưa tới Syria hay không.


Hà Anh
 http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-Trung-Quoc-Iran-dua-quan-toi-Syria-tap-tran/20126/217804.datviet
 

Hàng trăm lính hải quân đánh bộ Nga tới Syria?
Cập nhật lúc :8:47 AM, 19/06/2012
Interfax dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết, lực lượng này chuẩn bị gửi 2 tàu vận tải đổ bộ tới cảng Tartus (Syria) để "bảo vệ tài sản nước Nga".



Tàu vận tải đổ bộ Nikolai Filchenkov.
(ĐVO) “Hai tàu vận tải đổ bộ mang tên Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov đang chuẩn bị điều động đến Tartus,” Interfax dẫn lời một sĩ quan Hải quân Nga cho biết.

Cũng theo nguồn tin, hai tàu sẽ mang theo một “số lượng lớn” hải quân đánh bộ Nga. Các tàu này có thể sử dụng để sơ tán công dân Nga nếu cần thiết.

“Thủy thủ đoàn tàu Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov và tàu kéo SB-15 cùng lực lượng hải quân đánh bộ để đảm bảo an ninh công dân Nga và sơ tán một phần tài sản tại căn cứ nếu cần thiết,” Interfax dẫn lời nguồn tin cho biết.

Tuy vậy, cho tới thời điểm này, Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga chưa xác nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc gửi tàu cùng binh lính tới Tartus.

Trước đó, kênh truyền hình NBC (Mỹ) đã đưa ra thông tin cho biết, Nga điều tàu vận tải cỡ lớn chở vũ khí và binh lính đến bảo vệ cảng Tartus.

Theo nguồn tin “con tàu ở trong tình trạng sẵn sàng cập bến mà không xin phép chính quyền Syria”.

Ngày 17/6, hãng tin Ria Novosti dẫn nguồn tin từ Hạm đội biển Đen lại cho biết, thông tin tàu đổ bộ Nga chở vũ khí và binh lính đang trên đường đến Syria là sai sự thật.

Tàu vận tải đổ bộ Nikolai Filchenkov (số hiệu 152) thuộc project 1171, tàu có lượng giãn nước 4.700 tấn. Tàu có khả năng chở theo khoảng 300-400 lính thủy và 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép chiến đấu.

Tàu vận tải đổ bộ Tsezar Kunikov (số hiệu 158) thuộc project 775, tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn. Tàu có khả năng chở khoảng 200 lính và 10 xe tăng.
>> Loạn tin đặc nhiệm Nga ở Syria
>> Pháp sắp kêu gọi áp đặt vùng cấm bay lên Syria?

Phượng Hồng (theo Defence News) 

 

Tàu chở trực thăng Nga cho Syria

 bị chặn trên biển

Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25
Trực thăng chiến đấu của Nga MI-25

Tú Anh
Chiếc tàu vận tải MV Alaed của công ty Nga Femco khởi hành từ cảng Kalinigrad đã phải dừng lại ở ngoài khơi Scotlen, Anh Quốc. Lý do là công ty bảo hiểm Anh quyết định xóa hợp đồng sau khi được Hoa Kỳ báo tin chiếc tàu này đang chở trực thăng Mi-25 cho Syria.

Chiều hôm qua 18/06/2012, từ Mêhicô, Tổng thống Mỹ và Nga sau cuộc họp song phương khoảng 2 giờ đồng hồ đã bày tỏ lập trường chung với lời kêu gọi « chấm dứt bạo động » tức khắc tại Syria. Cùng lúc đó ngoài khơi Scotland, một chiếc tàu Nga bị nghi ngờ chở trực thăng võ trang cho Damas đã phải tắt máy nằm chờ vì « không có bảo hiểm lưu hành ».
Trong một bản thông báo chuyển cho AFP, công ty bảo hiểm Anh Standard Club cho biết « đã thông báo cho chủ nhân Nga của tàu MV Alaed là bảo hiểm của họ đã hết hạn vì bản chất của chuyến du hành ». Standard Club nói là đã nhận được thông tin tàu Nga chở đạn dược cho Syria và do vậy hãng bảo hiểm phải tuân thủ theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu rút lại hợp đồng.
Nhật báo Anh Sunday Telegraph cho biết là tàu Nga chở trực thăng Mi-25 mà Syria mua từ thời Liên Xô cũ, nay được Nga sửa chữa và giao lại cho Damas. Cách nay một tuần, đích thân ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton báo động là nhiều trực thăng Nga đang trên đường sang Syria tăng cường cho quân đội chính phủ thảm sát đối lập và dân chúng. Matxcơva nhìn nhận là có sự kiện này nhưng khẳng định là trực thăng cũ được bảo trì chứ không phải là bán vũ khí mới.
Vào hôm nay tại New York, Hội Đồng Bảo An nghe báo cáo của tướng Robert Mood, chỉ huy trưởng phái bộ quan sát viên Liên Hiệp Quốc tại Syria. Bạo lực leo thang ngăn cản hoạt động của các quan sát viên không võ trang. Hội Đồng Bảo An phải xem xét lại kế hoạch vãn hồi hòa bình và tương lai của phái bộ quan sát.
tags: Nga - Quốc tế - Syria
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120619-tau-cho-truc-thang-nga-cho-syria-bi-chan-tren-bien-vi-thieu-bao-hiem


  Xung đột ở Syria đẩy tổ chức 

đồng minh Hezbollah vào thế kẹt

Du khách kéo theo hành lý đi bộ tới phi trường Quốc tế Rafik Hariri sau khi một số thành viên của gia đình 11 người hành hương Li-băng chặn các đường cao tốc dẫn đến sân bay Beirut để phản đối chính phủ Li-băng

CỠ CHỮ
Cuộc xung đột ở Syria đang tác động lan truyền đến nhiều nước láng giềng và đặt một số đồng minh của chính quyền Syria vào tình thế nhạy cảm. Thông tín viên Scott Bobb từ Beirut tường trình về ảnh hưởng của cuộc xung đột này đối với nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li-băng.

Vụ bắt cóc 11 người hành hương Shia trở về Li-băng từ Iran hồi năm ngoái ở Syria cho thấy mối liên hệ nhạy cảm giữa cuộc xung đột Syria và các phe nhóm giáo phái ở nước láng giềng Li-băng.

Liên minh đối lập chính của Syria đã phủ nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc, nhưng một nhóm nổi dậy trước đây chưa từng được biết đến nói họ đang cầm giữ những người hành hương này cho đến khi chính quyền Syria ngưng tấn công thường dân vô tội. Những kẻ bắt cóc nói 5 người trong nhóm người hành hương là thành viên của Hezbollah, tổ chức bị cáo buộc ủng hộ chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Hezbollah là đồng minh lâu năm của chính quyền Syria và được chính quyền này huấn luyện, cung cấp vũ khí và tài lực nhằm chống phá Israel. Nhưng gần đây, lãnh đạo Hezbollah đã lên tiếng chỉ trích tình trạng bạo lực ở Syria và bày tỏ sự ủng hộ đối với cải cách dân chủ ở đó.

Ông Rami Khouri, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc American University ở Beirut, nói Hezbollah đang lâm vào thế khó.

Ông Khouri cho biết: “Đối với Hezbollah, chính quyền Syria có vai trò quan trọng về mặt chính trị và tiếp vận và vì thế cho nên họ không muốn chống đối chính quyền này. Nhưng những gì Syria đang làm khiến họ khó xử và họ đã tìm một lập trường trung dung khi nói đến việc cải cách và giải quyết những vấn đề chính trị ở Syria một cách hòa bình. Nhưng tuyên bố của họ không thuyết phục lắm. Ai cũng biết rằng Hezbollah muốn chế độ Syria tồn tại.”

Mặc dù vậy, chính quyền Syria tỏ ra giận dữ trước lập trường của Hezbollah và quan hệ đôi bên đã nguội lạnh.

Ông Omar Nashabe, biên tập viên tờ Al Akhbar có quan điểm gần với Hezbollah, nói quan hệ giữa Hezbollah và chính quyền Syria dao động theo thời gian.

Ông Nashabe nói: “Mối quan hệ này vốn dĩ mang tính thực dụng. Đó là mối quan hệ liên quan đến năng lực hoạt động. Hezbollah là một tổ chức hoạt động rất hợp lý xét về vai trò và chức năng của nó.”

Các nhà lãnh đạo Hezbollah tuyên bố mục tiêu chính của họ là củng cố Hồi giáo về mặt chính trị và chiến đấu chống lại điều mà họ gọi là sự xâm chiếm lãnh thổ Palestine bởi Israel.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hezbollah, cũng như lãnh đạo của những nhóm Amal, là nhóm chính trị đối thủ người Shia ở Li-băng, kêu gọi nhân dân Li-băng giữ bình tĩnh trước hàng loạt những vụ xung đột phe phái ở Li-băng, gây ra bởi cuộc xung đột ở Syria.

Giáo sư Hillal Khashem thuộc American University ở Beirut nói sở dĩ họ cùng đưa ra lời kêu gọi như vậy là vì hai nhóm này đã đạt được những thành quả chính trị đáng kể từ lúc cuộc nội chiến Li-băng chấm dứt vào hai thập kỷ trước.

Ông Khashem cho biết: “Hezbollah và Amal đều không muốn tạo ra một bầu không khí căng thẳng và gây phương hại đến những thành tựu mà cộng đồng người Shia đã tích lũy được trong hơn 20 năm qua. Vì thế họ có lợi ích trong việc duy trì một bề ngoài yên tĩnh cho đất nước.”

Ông Nashabe cho biết Hezbollah đã lên án việc chính quyền Syria và lực lượng dân quân thân chính phủ sử dụng bạo lực nhắm vào thường dân. Nhưng ông cũng nói mọi người cần nhớ là có một số đông đáng kể dân chúng Syria vẫn ủng hộ chính quyền Assad.

Ông Nashabe nói: “Hezbollah tin rằng chính nhân dân Syria mới định đoạt số phận của họ, nhưng Hezbollah tán đồng với quan điểm của Trung Quốc và Nga rằng một phần dân chúng vẫn ủng hộ ông Assad.”

Ông chỉ trích tuyên bố của phương Tây và chính quyền các nước Ả rập rằng chế độ Assad đã mất hết tính hợp pháp và phải từ bỏ quyền lực.

Ông Nashabe nói thêm: “Việc khăng khăng đòi loại bỏ tổng thống Assad là trái ngược hoàn toàn với tinh thần của hiến chương Liên Hiệp Quốc, trái ngược với bất kỳ sáng kiến hợp lý nào nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình.”

Ông Nashabe nói giải pháp duy nhất là tất cả các bên đình chiến và tiến hành đối thoại.

Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Trước việc hàng ngàn người ủng hộ bị sát hạt trong những đợt biểu tình ôn hòa ban đầu, phe đối lập của Syria nói rằng sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào ngoài việc chế độ Assad phải ra đi. 

  Bạo động giết chết thêm ít nhất 56
 người ở Syria 
Hình chụp từ video nghiệp dư cho thấy khói bốc lên từ các tòa nhà ở Homs sau các vụ pháo kích
CỠ CHỮ
Các nhà tranh đấu ở Syria cho biết các vụ bạo động trên khắp nước trong ngày thứ hai làm thiệt mạng ít nhất 56 người trong khi Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập kêu gọi bố trí một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Syria.

Các nhà tranh đấu cho biết cuộc giao tranh ác liệt nhất và pháo kích diễn ra tại thành phố Homs và nhiều khu vực ở Damascus. Các nhà tranh đấu này nói rằng có trẻ em trong số những người chết ở Douma, một địa điểm mà lực lượng Syria đã dội bom trong nhiều ngày.

Số tử vong vừa kể không thể kiểm chứng một cách độc lập.

Trong khi đó người đứng đầu Liên đoàn Ả rập Nabil El-Araby cho biết trong khi đi thăm Cyprus rằng nên bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Syria để thực thi cuộc ngưng bắn nhưng không can dự vào cuộc giao tranh.

Khi hai phe đã dùng đến biện pháp giao tranh thì chúng ta không thể để cho ai đó đến quan sát trừ phi điều đó được cả hai phía cùng chấp thuận. Vì thế điều chúng ta cần là một thế lực nào có thể áp đặt được một cuộc ngưng bắn, không giao chiến, mà chỉ thực hiện một cuộc ngưng bắn. Và theo tôi chúng ta đã có kinh nghiệm về việc này. Ở Ai cập chúng tôi đã có kinh nghiệm đối với công tác gìn giữ hòa bình. Phái bộ hòa bình đầu tiên hoạt động ở bán đảo Sinai của Ai cập từ năm 1956. Theo tôi đây là phương cách mà cộng đồng quốc tế đã đạt được và phương cách này rất hữu dụng.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong một thông cáo chung tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Mexico rằng hai ông thống nhất với nhau trong niềm tin rằng người dân Syria cần phải có cơ hội để lựa chọn tương lai của mình một cách dân chủ.

Nga là nước đồng minh lâu đời của Syria và đã bảo vệ Tổng thống Bashar al-Assad tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của LHQ được đề nghị bởi các nước phương Tây và các nước Ả rập phản đối 11 năm cai trị của ông Assad.

Bạo động leo thang buộc khoảng 300 quan sát viên LHQ phải ngưng sứ mạng giám sát của họ tại Syria hôm thứ bảy.

Ông Lý Bảo Đông, Đại sứ Trung Quốc, đang giữ chức quyền Chủ Tịch Hội đồng Bảo an LHQ tuyên bố.

Ông Lý cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm về việc các quan sát viên LHQ ngưng hoạt động ở Syria và chúng tôi tin là các phe phái, tất cả các phe phái ở Syria, phải hợp tác đầy đủ với các quan sát viên LHQ tại đó. Và điều rất quan trọng là họ phải thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của Đặc sứ Kofi Annan cũng như các nghị quyết của LHQ."

Người lãnh đạo phái bộ quan sát LHQ, Thiếu tướng Robert Mood, tuyên bố nhân viên của ông sẽ không rời khỏi Syria. LHQ đã đưa các quan sát viên tới nước này để theo dõi việc thi hành một kế hoạch hòa bình và cuộc ngưng bắn do Đặc sứ Annan điều giải. Nhưng lệnh ngưng bắn đã không được tuân hành và một nhóm quan sát viên đã bị tấn công hồi tuần trước khi họ đến thăm thị trấn al-Haffeh ở Latakita. 


 

No comments: